Câu hỏi: khi mình đắc quả rồi thì có thể vô hiệu cái nghiệp hay không?
Minh Hạnh chuyển biên
HT Giới Đức: Xin thưa, nó có thể thay đổi, có thể làm nhẹ đi, chứ không chấm dứt nghiệp được, không chấm dứt nghiệp ác mà mình đã tạo ra.
Đơn cử, thời Đức Phật tại thế có tên tướng cướp Angulimala, theo kinh văn truyền thống thì ông đã giết 999 người, nhưng sau khi ông đắc quả cái nghiệp sát 999 người đó trả quả rất nhẹ vì nó chạy theo không kịp thiện tâm đắc quả, cho nên ông bị mọi người đánh đổ máu làm rách áo v.v... thế thôi, như vậy là nghiệp có trả quả nhưng rất nhẹ, do nghiệp thánh đạo năng lực quá tối thượng làm cho nghiệp kia chạy tới để trả quả không kịp, đó là trường hợp của Angulimala.
Còn trường hợp khác, Ngài Mục Kiền Liên một vị trưởng tử của Đức Phật, đại đệ tử của Đức Phật trong một kiếp quá khứ tìm cách giết cha giết mẹ cho nên kiếp này phải trả quả rất nặng nề, bọn tướng cướp tới giết Ngài, Ngài dùng thần thông để tránh ba lần nhưng nghĩ lui nghĩ tới cái nghiệp nó đến rồi tránh không được thôi để cho nó làm và, Ngài ngồi yên cho bọn tướng cướp chặt chém giết, vậy thì Thánh Tăng Alahán nghiệp quá khứ quá nặng vẫn bị trả quả, nhưng từ khi đắc quả Thánh, tâm ngài vô vi vô lậu hoàn toàn không còn tạo tác thêm nghiệp hữu vi nào nữa, nhưng cái dư nghiệp quá khứ chạy theo đòi trả quả cho bằng được.
Đức Phật cũng vậy, Ngài bị Devadatta cho ám sát 3 lần, bị quăng đá chảy máu, bị vu khống, bị phỉ báng, Ngài cũng bị bệnh kiết lị .v.v... Và quả quá khứ có 3 tháng an cư Ngài ăn thực phẩm của ngựa v.v... vẫn chịu trả quả, dù là bậc Chánh Đẳng Giác.
Vậy chúng ta thấy kinh khiếp của nghiệp như vậy cho nên phải chọn những nghiệp thanh lương nhẹ nhàng trong sáng để ra đi trong an lành.
Thầy đã chứng kiến có nhiều vị HT, có vị quằn quại suốt 2 năm, có nhiều vị 5, 7 tháng sống đời thực vật, chứng tỏ là các vị ấy trả quả. Có vị cư sĩ hoặc phu quét rác hoặc người bán hoa, hoặc người làm nghề thủ công hoặc một ông nông dân chẳng hạn, ra đi nhẹ nhàng thanh thản thì biết là trong quá khứ họ làm việc lành tốt không làm việc xấu ác quá nặng đến đỗi bị hoằn thân hoại thể trước khi chấm dứt hơi thở.
No comments:
Post a Comment