Wednesday, March 31, 2021

Câu hỏi: khi mình đắc quả rồi thì có thể vô hiệu cái nghiệp hay không? - HT Giới Đức

 Câu hỏi: khi mình đắc quả rồi thì có thể vô hiệu cái nghiệp hay không?

Minh Hạnh chuyển biên

HT Giới Đức: Xin thưa, nó có thể thay đổi, có thể làm nhẹ đi, chứ không chấm dứt nghiệp được, không chấm dứt nghiệp ác mà mình đã tạo ra.

Đơn cử, thời Đức Phật tại thế có tên tướng cướp Angulimala, theo kinh văn truyền thống thì ông đã giết 999 người, nhưng sau khi ông đắc quả cái nghiệp sát 999 người đó trả quả rất nhẹ vì nó chạy theo không kịp thiện tâm đắc quả, cho nên ông bị mọi người đánh đổ máu làm rách áo v.v... thế thôi, như vậy là nghiệp có trả quả nhưng rất nhẹ, do nghiệp thánh đạo năng lực quá tối thượng làm cho nghiệp kia chạy tới để trả quả không kịp, đó là trường hợp của Angulimala.

Còn trường hợp khác, Ngài Mục Kiền Liên một vị trưởng tử của Đức Phật, đại đệ tử của Đức Phật trong một kiếp quá khứ tìm cách giết cha giết mẹ cho nên kiếp này phải trả quả rất nặng nề, bọn tướng cướp tới giết Ngài, Ngài dùng thần thông để tránh ba lần nhưng nghĩ lui nghĩ tới cái nghiệp nó đến rồi tránh không được thôi để cho nó làm và, Ngài ngồi yên cho bọn tướng cướp  chặt chém giết, vậy thì Thánh Tăng Alahán nghiệp quá khứ quá nặng vẫn bị trả quả, nhưng từ khi đắc quả Thánh, tâm ngài vô vi vô lậu hoàn toàn không còn tạo tác thêm nghiệp hữu vi nào nữa, nhưng cái dư nghiệp quá khứ chạy theo đòi trả quả cho bằng được.

 Đức Phật cũng vậy, Ngài bị Devadatta cho ám sát 3 lần, bị quăng đá chảy máu, bị vu khống, bị phỉ báng, Ngài cũng bị bệnh kiết lị .v.v... Và quả quá khứ có 3 tháng an cư Ngài ăn thực phẩm của ngựa v.v... vẫn chịu trả quả, dù là bậc Chánh Đẳng Giác.

Vậy chúng ta thấy kinh khiếp của nghiệp như vậy cho nên phải chọn những nghiệp thanh lương nhẹ nhàng trong sáng để ra đi trong an lành.

Thầy đã chứng kiến có nhiều vị HT, có vị quằn quại suốt 2 năm, có nhiều vị 5, 7 tháng sống đời thực vật, chứng tỏ là các vị ấy trả quả. Có vị cư sĩ hoặc phu quét rác hoặc người bán hoa, hoặc người làm nghề thủ công hoặc một ông nông dân chẳng hạn, ra đi nhẹ nhàng thanh thản thì biết là trong quá khứ họ làm việc lành tốt không làm việc xấu ác quá nặng đến đỗi bị hoằn thân hoại thể trước khi chấm dứt hơi thở.


Tuesday, March 30, 2021

Tại sao Phạm Thiên trong cõi sắc giới không có thần kinh mũi, thần kinh lưỡi, thần kinh thân? - HT Chánh Minh

 Tại sao Phạm Thiên trong cõi sắc giới không có thần kinh mũi, thần kinh lưỡi, thần kinh thân, mà lại có thần kinh nhãn và có thần kinh nhĩ?

HT Chánh Minh giảng trong bài Thắng Pháp 3. Minh Hạnh chuyển biên

 HT Chánh Minh: Chúng ta nên lưu ý, trong kinh văn dạy rằng Đức Thế Tôn Ngài dạy trong kinh điển:

"Vị Tỳ khưu ly ác bất thiện pháp, chứng và trú sơ thiền, một trạng thái hỉ lạc do ly dục sanh"

Dục ở đây chỉ cho; sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Ly dục là lìa bỏ; sắc, thinh, hương, vị, xúc, không còn tham đắm hay dính mắc trong; sắc, thinh, hương, vị, xúc. Có lìa bỏ được; sắc, thinh, hương, vị, xúc, vị đó mới có thể chứng đắc được sơ thiền. 

Dĩ nhiên trước đó phải lìa bỏ ác bất thiện pháp, không còn làm những ác nghiệp, không còn tạo những bất thiện nghiệp, tâm hân hoan sanh lên thì bấy giờ diệt trừ hoặc là tạm thời áp chế đè nén không cho sự ham muốn về; sắc, thinh, hương, vị, xúc, sanh lên thì vị đó mới chứng đắc được sơ thiền. 

Và để bảo dưỡng năng lực đặc biệt của sơ thiền đó, vị đó luôn luôn tâm niệm không bao giờ ước muốn có được; sắc, thinh, hương, vị, xúc. 

Do năng lực thiền như vậy cho nên dù cho cõi sắc giới thấp nhất là cõi sơ thiền đi chăng nữa, vị đó sẽ không có thần kinh tỉ, thần kinh thiệt, thần kinh thân.

Nhưng tại sao Ngài có thần kinh nhãn và thần kinh nhĩ? 

Bởi vì sở dĩ các Ngài có thần kinh nhãn, thần kinh nhĩ, vì đây là ước muốn của các vị Phạm Thiên đó hay là ước muốn của vị hành giả đó, vị đó muốn có con mắt để thấy được hình ảnh của Đức Thế Tôn, được diện kiến với thân tướng của Đức Thế Tôn, thứ hai là vị ấy muốn có thần kinh nhĩ để nghe được giáo pháp của Đức Thế Tôn, do năng lực thiền, do ước muốn đó cho nên các Ngài có thần kinh nhãn và thần kinh nhĩ.


Monday, March 29, 2021

Câu hỏi. giây phút lâm chung quan trọng như thế nào? - HT Giới Đức giảng

 Câu hỏi: giây phút lâm chung quan trọng như thế nào?

Trích đoạn trong bài giảng "Chữ nghiệp trong đạo Phật" HT Giới Đức giảng.

Minh Hạnh chuyển biên

HT Giới Đức: Giây phút lâm chung quan trọng dường bao, Thầy nhớ thời kỳ ở nơi chùa Phật Bảo năm 1973 có một vị Sư Miên già bệnh sắp lâm chung, ông xin mọi người đưa tượng Phật nhỏ để ông cầm và ông nói Buddho, Buddho, Buddho, Buddho.......lần lần rồi ra đi, chắc chắn là cảnh trời, nếu khi nói Buddho, Buddho, Buddho mà cận định thì lên cõi trời Đâu Xuất. 

Người thứ hai là Ngài HT Hộ Tông, vị Sư thị giả ở chùa Hương Đạo ở bên Mỹ, thị giả của Ngài mười mấy năm trường kể lại giây phút Ngài lâm chung và Thầy có kể lại giai đoạn đó trong Tháp Lửa Tâm Linh về cuộc đời của Ngài Hộ Tông, giây phút trước đó thì Ngài đi toilet xong thì ra nói với Sư Bửu Đức: "Bao nhiêu cái khổ não cái phiền não trần ai sổ ra hết rồi" sau đó Ngài vô nằm rồi một số Chư Tăng một số Phật tử đến thăm viếng bên cạnh Ngài giảng Tứ Niệm Xứ, Ngài giảng Niệm Xứ một hồi thì Ngài mệt, Ngài bảo Sư Bửu Đức đọc nguyên đoạn kinh văn Tứ Niệm Xứ cho Ngài nghe, rồi sau đó Ngài ra đi, việc này là bất khả tư nghị, ra đi mà lắng nghe kinh pháp trước đó mấy phút thôi dạy Tứ Niệm Xứ cho mấy Sư và mấy người cư sĩ. 

Còn hình ảnh vị khác Thầy thấy rõ ràng hình ảnh Ngài Hộ Nhẫn tăng trưởng của hình ảnh Nam Tông ở Huế, Thầy viết tiểu sử cuộc đời của Ngài, thì buổi sáng ôm bát đi trì bình Ngài nói với người quét lá trong chùa: 

- "Sáng nay 9 giờ mà Sư không về thì đừng đi tìm."

 Trước đó một ngày, một người sinh viên có vấn đề phiền não, lên gặp Ngài, Ngài dạy vài lời rồi nói: 

- "Không biết là con còn gặp được Sư nữa hay không". 

Thì sáng hôm sau Ngài ra đi trì bát, đang đi trên đường, có cậu thanh niên đi chiếc honda tông Ngài làm Ngài té xuống đường, đầu bị đụng mạnh xuống đường, bị tổn thương sọ não máu chảy, khi đó Ngài quay lại nói với cậu thanh niên: 

- "Con đi đi, không có chi mô ." 

Ngài nói vậy để mọi người để cho cậu thanh niên đi không thì cậu thanh niên sẽ bị Chư Tăng và Phật tử quanh vùng làm phiền bắt lại và nói tội này tội kia tội giết người v.v... Nói vậy xong Ngài quay lưng lại Ngài nằm trong tư thế Đức Phật Niết-bàn, khi đó có một Thầy ở chùa kế bên chạy ra và lấy cái khăn lau máu cho Ngài, và một Sư bà cầm y lớn quàng cho Ngài, sau đó Ngài mới ra đi trong tư thế nằm nghiên. Vị Thầy đó kể lại cái khăn lau máu đó đem cất trong tủ, ông nói 3, 4 ngày sau, 5, 7 ngày sau máu đó còn thơm, và tấm y phủ cho Ngài người ta cũng cắt từng mảnh để kỷ niệm, các vị đó cho biết là Ngài mỉm cười ra đi an lành, mặc dầu bị nghiệp dữ, đó gọi là nghiệp bất đắc kỳ tử, cái nghiệp đó dễ bị đoạ tức khắc.

 Vậy thì, nếu người sắp chết còn thấy được thì nên chưng bày chung quanh đó những hình ảnh tốt đẹp để người đó thấy, chẳng hạn như tượng Phật, khi thấy tượng Phật người đó tự nhiên liên tưởng đến Đức Phật, đến sự tu tập của mình thì tự nhiên chuyển qua tâm của mình. Hoặc người đó đôi nhắm mắt không thấy được thì còn nghe ở tai, mình có thể để một băng thuyết pháp, băng kinh, hoặc tiếng chuông, hoặc tiếng mõ vọng vào tai người đó tuần tự hóa nghiệp cho mình. Hoặc là mùi trầm mùi hương cũng được, quan trọng nhất là khi chết nếu như người đó còn thấy biết, thời kỳ Đức Phật cũng vậy, Ngài tụng những bài kinh Vô Thường, Khổ Não và Vô Ngã để người sắp chết thấy được sự vô thường của đời người, thấy được sự vô ngã của thân này, sự vô thường vô ngã của sự tử sinh để nhiếp tâm vào chánh pháp.

Nói là mình giúp đỡ cận tử nghiệp thì nếu như cận tử nghiệp tốt, người đó là người làm việc tốt những việc xấu ác nào trong đời này không chạy theo kịp, nhưng khi hết phước mà nghiệp thiện dẫn dắt đó hết rồi thì cái quả đi sau mình thọ nhận, nghiệp chạy theo như bóng như hình, không chóng thì chày thôi, không thay đổi được dù hang sâu, dù hư không, ngoài biển cả cũng không thay đổi nghiệp, thần chết vẫn tìm đến nơi.

Như vậy chúng ta ý thức được nghiệp như vậy là không thay đổi được, 


Sunday, March 28, 2021

Câu hỏi: Mỗi một tâm gồm ba giai đoạn sanh-trụ-diệt hay chỉ gồm hai giai đoạn sanh-diệt? - TT Giác Nguyên

 Câu hỏi: Mỗi một tâm gồm ba giai đoạn sanh-trụ-diệt hay chỉ gồm hai giai đoạn sanh-diệt?

Chánh Hạnh chuyển biên

TT Giác Nguyên: Hỏi rằng bản thân trong một sát-na đại tâm có đủ  ba sát-na tiểu sanh-trụ-diệt hay không? Ba cái sanh-trụ-diệt là ba giai đoạn đó có thật trong thực tính pháp của A-tỳ-đàm hay nó chỉ là một phương tiện trình bày bản chất vô thường của các pháp?

Theo chỗ UM được biết khái niệm sát-na đại và sát-na tiểu, vốn chưa được nhắc đến trong buổi sơ kỳ của Phật giáo. Nói như vậy không có nghĩa là không có.Trong kinh tạng Đức Phật Ngài từng xác định mức độ sanh diệt chớp nhoáng và thần tốc của tâm,

“Ta không  thấy một cái gì trong đời này có một tốc độ nhanh hơn là tâm”

Còn chuyện trong thời gian một khảy móng tay, một nháy mắt tâm sanh diệt bao nhiêu triệu triệu sát-na, chúng ta chỉ thấy được trong kinh điển hậu thời Phật giáo, tức là sau ngày Phật viên tịch. Nhân tiện chúng tôi cũng xin thưa một chuyện, từ xưa đến nay chúng ta vẫn nghĩ rằng 121 tâm hay 89 tâm hoặc 52 sở hữu hoặc 28 sắc pháp, đó là cách trình bày các pháp theo giáo lý A-tỳ-đàm, tức là đề cập đến sự hiện hữu của các pháp theo mức độ rốt ráo nhất. Thay vì trong kinh tạng luật tạng gồm có người có thú, có chư thiên, có phàm có thánh có nam có nữ, có đẹp có xấu, nhưng trong giáo lý A-tỳ-đàm chỉ có tâm, sở hữu và sắc pháp mà thôi. Có một điều ngay trong bản thân con số 28 đó, chúng ta phải xét lại tức là trong thực tính chân đế pháp paramattha dhamma con số đó chỉ có 18 sắc pháp chân đế tức là 18 thành phần tinh tuý của cái gọi là  vật chất, cái gọi là sắc pháp. Còn 10 sắc còn lại chỉ là phương tiện diễn dịch, giải thích sự vừa sinh diệt và cũng vừa sinh diễn của các sắc pháp. Thí dụ chúng ta thấy trong 28 sắc pháp có nhóm sắc gọi là sắc tứ tướng là sanh-tiến-dị-diệt. Trong chân đế pháp vốn không có bốn cái này, đây chỉ là bốn giai đoạn của sắc pháp.Ví dụ bản thân sắc nam tính và sắc nữ tính có bốn giai đoạn, xuất hiện- tiến triển- già cỗi- biến mất. Đó chỉ là phương tiện trình bày chứ trong chân đế pháp, vốn không có bốn giai đoạn này của sắc pháp. Chứ không phải là những sắc pháp riêng biệt như sắc đất nước lửa gió.

Vấn đề sanh-trụ-diệt của tâm cũng vậy. Trong chân đế pháp chỉ có tâm, có sở hữu. Chính sở hữu tâm hay các tâm sở đã kết hợp lại để làm nên cái gọi là tâm, còn chuyện sanh- trụ- diệt ở đây là sự phân tích của đời sau. Bởi vì rõ ràng tâm sanh lên thì nó phải biến mất. Nếu nó không biến mất thì làm sao chúng ta có thể ghi nhận được cái nghiệp trần bên ngoài một cách linh hoạt và sinh động được. Thí dụ như có lúc chúng ta ngủ, có lúc chúng ta thức, có lúc con mắt làm việc, có lúc lỗ tai làm việc, có lúc cái lưỡi, cái mũi chúng ta làm việc, có lúc thần kinh xúc giác làm việc. Cho nên bắt buộc các tâm không thể nào chỉ là một. Chúng ta sống trong thế giới nào cũng phải có một tâm thức tương ứng. Cho nên đó là lý do tại sao các dòng tâm thức phải luôn sanh diệt. Các dòng tâm thức, các chuỗi lộ tâm sinh diệt đã đành rồi mà bản thân mỗi sát-na trong dòng tâm thức đó cũng sanh diệt. Các Ngài trình bày cho chúng ta  thấy rõ rằng, trong mỗi sự sanh diệt đó có ba giai đoạn là sanh-trụ-diệt. Đó là cách phân tích cho các hành giả thấy rõ mỗi sát-na tâm là một đơn vị cực vi, một đơn vị bất khả phân của tâm pháp vậy mà trong đó nó cũng tiếp tục có sự kết hợp combination của ba giai đoạn cực vi khác. Vốn đã cực vi mà lại có thêm ba cực vi nữa đó là sanh-trụ-diệt. Đó chỉ là phương tiện của đời sau mà thôi. Chứ còn trong A-tỳ-đàm  nguyên thuỷ thời  Đức Phật không chia chẻ sâu rộng như vậy, mà chỉ nói vắn tắt rằng tất cả sát-na tâm, đã sanh ra thì phải biến diệt.

Và nếu có ai hỏi rằng, “Nếu phân tích tâm sanh diệt nhanh như vậy dựa vào đâu để nói rằng cách trình bày sát- na tâm đã được đức Phật nói đến?”. Xin thưa có một chứng minh rất hùng hồn đó chính là sát-na thánh đạo. Bởi vì chúng ta biết rằng có một loại tâm duy nhất trong cuộc đời này chỉ xuất hiện một lần từ vô thuỷ luân hồi cho đến vô chung, chỉ xuất hiện một lần là các tâm thánh đạo. Còn tâm tái tục hay tâm tử, mỗi kiếp sống nó chỉ xuất hiện một lần nhưng ở kiếp sống khác lại tiếp tục tái hiện. Riêng tâm thánh đạo chỉ xuất hiện có một sat-na và chỉ xuất hiện một lần mà thôi cho mỗi cá nhân chúng sinh.

Chúng ta dựa vào tâm thánh đạo này để có một niềm tin xác chứng rằng Đức Phật từng nói đến sự tồn tại của một sát-na của chứ không phải chuyện sát-na mới chỉ có đời sau nêu lên. Tuy nhiên riêng về cái sanh-trụ-diệt theo UM được biết đó là sự phân tích của đời sau, sự phân tích này không có gì chống tráivới giáo lý A-tỳ-đàm nguyên thuỷ. Nghiã là một sát-na khi nó xuất hiện thì nó phải có sự biến mất. Khái niệm thời gian từ xưa đến nay bị gò bó trong năm tháng, trong bốn mùa xuân hạ thu đông, trong ngày đêm, trong giờ phút giây sao. Chúng ta không ngờ cách đây  25 thế kỷ Đức Phật  từng nói đến một loại thời gian khác vượt khỏi thời gian chúng ta có thể suy lượng bằng các phương tiện vật lý. Đó là không một loại đồng hồ nào, kể cả đồng hồ thể thao có thể ghi nhận được tốc độ vận hành sinh diễn của sắc pháp và danh pháp theo như hệ thống A-tỳ-đàm đã trình bày.

Tóm lại:

- Từ thời Đức Phật, Ngài đã nói đến bản chất của tâm pháp vốn dĩ chỉ là sự kết nối của vô số sát-na tâm

-Đức Phật đã từng nói đến đơn vị nhỏ nhất của tâm pháp và sắc pháp, đó là sát-na.

-Cái gọi là sanh-trụ-diệt chỉ là sự phân tích của đời sau, nhưng cách phân tích này hoàn toàn không có gì là chống trái với lý tưởng của A-tỳ-đàm nguyên thuỷ.

Còn chuyện chúng ta phân tích sự sanh diệt của sát-na tâm hay sát-na sắc gồm ba giai đoạn  (sanh-trụ-diệt) hay hai giai đoạn (sanh-diệt) đều không sai, miễn là luôn luôn    không quên rằng có sanh ắt phải có diệt.

Chúng tôi xin ngừng tại đây.

Namo Buddhaya


Saturday, March 27, 2021

Câu hỏi. Người chết thì danh mất trước hay sắc mạng quyền diệt trước hay cả hai cùng diệt một lượt? - HT Chánh Minh giảng

Câu hỏi. Người chết thì danh mất trước hay sắc mạng quyền diệt trước hay cả hai cùng diệt một lượt?

Câu hỏi trong bài giảng Thắng Pháp 3. Minh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh: Người chết nếu cõi nhân loại này hoặc cõi hữu sắc thì, không phải chỉ sắc mạng quyền diệt cùng với tâm, mà nói chung là toàn bộ sắc nghiệp, sắc mạng quyền chỉ là một trong 9 loại sắc nghiệp mà thôi. 

Chúng tôi nói là, toàn bộ sắc nghiệp và tâm tử xuất hiện cả hai cùng diệt. 

Nếu nói về sắc pháp thì chúng ta có 9 loại sắc nghiệp; thần kinh nhãn, thần kinh nhĩ, thần kinh tỉ, thần kinh thiệt, thần kinh thân (5 loại thần kinh),  sắc mạng quyền là 6, sắc ý vật là 7 là chỗ nương cho tâm, sắc nam tính, sắc nữ tính là 9. 

Thì khi mệnh chung toàn bộ sắc nghiệp cùng diệt với tâm tử, chứ không phải riêng sắc mạng quyền không thôi./.


Friday, March 26, 2021

Câu hỏi: chúng sanh ở cõi sắc giới không có thần kinh thiệt thì làm sao tồn tại bằng cách nào? - HT Chánh Minh giảng

Câu hỏi. Đức Phật dạy chúng sanh duy tồn do vật thực, vậy chúng sanh ở cõi sắc giới không có thần kinh thiệt thì làm sao tồn tại bằng cách nào?

Minh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh: Nói về vật thực, Đức Phật dạy chúng ta có 4 loại vật thực: 

- Thứ nhất là đoàn thực, tức là những thức ăn thức uống chúng ta thường dùng hàng ngày. Nhưng nên lưu ý, những chất bổ dưỡng này chỉ để duy trì sắc pháp mà thôi, để cho sắc pháp được tồn tại mà thôi.

- Thứ hai là xúc thực, tức là sự tiếp xúc cảnh làm nảy sinh ra một sự duy trì của sự sống tinh thần, điển hình như chúng ta thấy, nếu như một người tiếp xúc cảnh đẹp, vui thích cảnh đẹp có thể quên ăn vì không thấy đói, hoặc người tiếp xúc với cảnh buồn nhiều khi cũng quên ăn, không thiết tha ăn. Khi tâm tiếp xúc với cảnh thì nảy sinh ra một cảm thọ, cảm thọ đó sẽ là vật thực nuôi dưỡng đời sống tâm thần. Trong bộ Nhị Thập Duyên Khởi, Đức Phật dạy rằng "Xúc duyên cho thọ" vui quá nhiều khi cũng bỏ ăn được, mà buồn quá nhiều khi cũng không thiết ăn gì hết, đó là loại vật thực duy trì cho đời sống tinh thần hay đời sống của tâm.

- Thứ ba là tâm thực hay thức thực, một sự tìm hiểu, sự say mê nào đó, cũng phát sinh ra loại vật thực để duy trì sự sống của danh pháp, ví dụ, giống như nhà bác học say mê nghiên cứu hay gặp vấn đề gì hóc búa suy tư nhiều khi quên ăn, đó thuộc về thức thực, chính thức được gọi là thực bởi vì nó tạo ra danh sắc, trong bộ Thập Nhị Duyên Khởi, Đức Phật dạy rằng: "Thức duyên cho danh sắc".

- Thứ tư là tư niệm thực, là sự chú ý, sự cố ý, một người quá chú ý tới cái gì đó, ăn thì cứ ăn nhưng không cảm giác được vị chất của nó, có nhiều người chú ý vấn đề gì đó đến giờ ăn thì ăn thôi, chẳng hạn như một số người ham mê bóng đá, ăn thì ăn nhưng cứ chú ý vào màn ảnh, họ ăn mà không biết được vị chất của nó như thế nào, đó là tư niệm thực. 

Nói về vật thực tức là nói về sự nuôi dưỡng thì chúng ta có hai loại vật thực để nuôi dưỡng, một là loại vật thực nuôi dưỡng về sắc pháp tức là thể xác của chúng ta, hai là loại vật thực nuôi dưỡng về tinh thần của chúng ta, thì đoàn thực là những miếng ăn khi đưa vào miệng hai hàm răng chúng ta nghiền nát, rồi trộn lẫn với nước bọt ở đầu lưỡi hay ở cuống họng và, lưỡi cuộn tròn thành viên tròn tròn gọi là đoàn thực rồi đưa vào trong thực quản. Thì loại chất bổ dưỡng này chỉ nuôi dưỡng sắc pháp mà thôi.

Còn tâm pháp thì có loại vật thực khác, đó là xúc thực, tâm thực và tư niệm thực là sự cố ý. 

Một lần nọ Đức Thế Tôn Ngài đi bát trong làng của Bàlamôn Pancasala, bấy giờ Ma vương gia nhập vào dân làng cho nên khiến cho dân làng không ai để bát dâng Ngài, Đức Phật trở ra bìa làng với bát trống rỗng, Ma vương tới đảnh lễ Đức Thế Tôn: "Bạch Ngài, Ngài không được vật thực chắc Ngài đói bụng lắm.

Đức Phật Ngài nói rằng: "Này ma vương kẻ ác xấu kia đây là việc làm của ngươi. Nhưng Như Lai lúc nào cũng vui, Như Lai sống bằng hỉ lạc như vị trời đang hành thiền".

 Điều này nằm ở trong kinh Pháp Cú. Như vậy hỉ lạc chính là vật thực cho những vị Phạm Thiên ở cõi trời sắc giới, dù các Ngài không dùng, mà chinh hỉ lạc đó tạo ra vật thực để duy trì mạng sống của Ngài. 

Khi nãy chúng tôi trình bày với qúi vị là những vị Phạm Thiên ở cõi sắc giới buồn là bị chết liền bởi vì buồn tâm sân mà hễ tâm sân thì nó phá hủy hỉ lạc, đã không còn hỉ lạc thì vị đó chết, tức là không còn vật thực thì vị đó chết, đời sống tâm thức bị chết.

Cho nên, những vị Phạm Thiên ở cõi sắc giới thì sống nhờ hỉ lạc. Còn những vị Phạm Thiên ở cõi vô sắc thì các Ngài sống bằng tư niệm của các Ngài, gọi là tư niệm thực hoặc xúc thực, mặc dù các Ngài không dùng vật thực, nhưng hỉ lạc đó đã đủ sức nuôi dưỡng, không bị héo mòn. Đặc biệt, những vị Phạm Thiên ở cõi sắc giới tái sanh bằng cách hóa sanh ra đầy đủ trọn vẹn với một năng lực thiền duy trì được xác thân Ngài và, Ngài sống bằng hỉ lạc cho nên Ngài tồn tại suốt một kiếp của mình ở cõi Phạm Thiên./.

 

Thursday, March 25, 2021

Câu hỏi: Tâm siêu thế là hữu vi hay vô vi? - HT Chánh Minh giảng

 Câu hỏi: Tâm siêu thế là hữu vi hay vô vi?

Trích đoạn trong bài giảng Thắng Pháp, bài 3 Tâm phan theo giới vức, HT Chánh Minh giảng

Minh Hạnh chuyển biên

Tâm siêu thế là những tâm nào bắt cảnh Niết-bàn, những tâm dục giới, tâm sắc giới hay tâm vô sắc giới còn có khả năng dẫn tới phiền não, nhưng những tâm siêu thế thì không dẫn tới phiền não, vì rằng Niết-bàn có công năng là sát trừ phiền não, hay là tâm đạo có công năng sát trừ phiền não. Niết-bàn là cảnh thanh lương tốt đẹp, tâm siêu thế là một loại tâm tốt đẹp cho nên nó không hề dẫn tới phiền não, khác với tâm hiệp thế. 

Và người ta hỏi rằng: Tâm siêu thế đó là hữu vi hay là vô vi? Xin thưa, tâm siêu thế nó vẫn là hữu vi, vì tâm siêu thế này sinh lên do thọ đủ bốn nhân:

- Thứ nhất là gặp được bậc chân nhân hay là bậc thiện tri thức.

- Thứ hai được nghe diệu pháp.

- Thứ ba thực hành đúng đắn Bát Chánh Đạo một cách rốt ráo.

- Thứ tư là có túc duyên đầy đủ. Phước báu balamật mình tích lũy tạo gìn giữ đầy đủ. 

Bởi vì tâm siêu thế còn có nhân sinh lên như vậy cho nên tâm siêu thế này là pháp hữu vi, ngoại trừ Niết-bàn là pháp vô vi tức là không do nhân để phát sanh lên như vậy. Chứ còn toàn bộ những pháp khác như tâm, tâm sở, sắc pháp đều là pháp hữu vi, ngoại trừ Niết-bàn là vô vi.


Wednesday, March 24, 2021

Câu Hỏi : Kệ cầu tài lộc theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thuỷ - HT Pháp Chất giảng

 Câu Hỏi : Kệ cầu tài lộc theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thuỷ

. Chánh Hạnh chuyển biên

HT Pháp Chất : Theo truyền thống Phật giáo nguyên thuỷ không khuyến khích nhưng theo thông lệ ở đời và theo pháp lệ hàng Phật tử ai cũng vậy kể cả chư Tăng đều mong muốn có được tài lộc dồi dào trước là để sống đời đạo đức sau là để cúng dường cho Tăng chúng hoặc để xây dựng chùa chiền, phát triển Phật Pháp. Do đó thời pháp hôm nay chúng tôi sẽ đề cập vấn đề cầu tài lộc theo truyền thống Phật giáo nguyên thuỷ và chúng tôi sẽ dựa theo một bài kinh mà chúng tôi mới vừa dịch ra theo nguyên bản Pali Thái Lan, đã được đăng trong Tập Văn Nguyên Thuỷ số 9. Nếu quý vị nào có thấy được bài kinh đó, bài văn đó quý vị thực hành theo thì có lẽ quý vị sẽ dễ dàng có được tài lộc nếu quý vị tin tưởng. Nhưng vì trong tập Văn Nguyên Thuỷ, đất tức là trang in kinh ít ỏi nên Đại Đức Siêu Minh chỉ cho in phần văn tiếng Việt mà thôi, cũng như không biết được bài kinh văn bằng tiếng Pali Thái, hoặc là cách tụng. Trước khi chúng tôi đi sâu vào mổ xẻ vấn đề cầu tài lộc nhân dịp đầu xuân, hiến cho Phật tử một pháp thoại đặc biệt rất cần thiết trong năm mới nhất là trên con đường tu tập. Chúng tôi xin tụng trước bài văn Pali Thái rồi chúng tôi sẽ tụng bài văn tiếng Việt.

Bu ra pha rás sa mĩn, phrá phút thá khú năng;

Bu ra pha rás sa mĩn, phrá thăm mê tăng;

Bu ra pha rás sa mĩn, phrá săng kha năng;

Đúc khá rô khá phá dăng, wí wanh chây dê;

Sặp ba thúc, sặp ba sộc, sặp ba rốc, sặp ba phây, sặp ba khró,

sa nịt chanh rây, wí wanh chây dê.

Sặp bá tha năng, sặp bá la phăng, phá wanh tú mê, rắc khanh tú, su rắc khanh tú.


A khá nây rás sa mĩn, phrá phút thá khú năng;

A khá nây rás sa mĩn, phrá thăm mê tăng;

A khá nây rás sa mĩn, phrá săng kha năng;

Đúc khá rô khá phá dăng, wí wanh chây dê;

Sặp ba thúc, sặp ba sộc, sặp ba rốc, sặp ba phây, sặp ba khró,

sa nịt chanh rây, wí wanh chây dê.

Sặp bá tha năng, sặp bá la phăng, phá wanh tú mê, rắc khanh tú, su rắc khanh tú.


Thăc sỉn rás sa mĩn, phrá phút thá khú năng;

Thăc sỉn rás sa mĩn, phrá thăm mê tăng;

Thăc sỉn rás sa mĩn, phrá săng kha năng;

Đúc khá rô khá phá dăng, wí wanh chây dê;

Sặp ba thúc, sặp ba sộc, sặp ba rốc, sặp ba phây, sặp ba khró,

sa nịt chanh rây, wí wanh chây dê.

Sặp bá tha năng, sặp bá la phăng, phá wanh tú mê, rắc khanh tú, su rắc khanh tú.


Hô rá đi rás sa mĩn, phrá phút thá khú năng;

Hô rá đi rás sa mĩn, phrá thăm mê tăng;

Hô rá đi rás sa mĩn, phrá săng kha năng;

Đúc khá rô khá phá dăng, wí wanh chây dê;

Sặp ba thúc, sặp ba sộc, sặp ba rốc, sặp ba phây, sặp ba khró,

sa nịt chanh rây, wí wanh chây dê.

Sặp bá tha năng, sặp bá la phăng, phá wanh tú mê, rắc khanh tú, su rắc khanh tú.


Pạch chim rás sa mĩn, phrá phút thá khú năng;

Pạch chim rás sa mĩn, phrá thăm mê tăng;

Pạch chim rás sa mĩn, phrá săng kha năng;

Đúc khá rô khá phá dăng, wí wanh chây dê;

Sặp ba thúc, sặp ba sộc, sặp ba rốc, sặp ba phây, sặp ba khró,

sa nịt chanh rây, wí wanh chây dê.

Sặp bá tha năng, sặp bá la phăng, phá wanh tú mê, rắc khanh tú, su rắc khanh tú.


Ba dắp rás sa mĩn, phrá phút thá khú năng;

Ba dắp rás sa mĩn, phrá thăm mê tăng;

Ba dắp rás sa mĩn, phrá săng kha năng;

Đúc khá rô khá phá dăng, wí wanh chây dê;

Sặp ba thúc, sặp ba sộc, sặp ba rốc, sặp ba phây, sặp ba khró,

sa nịt chanh rây, wí wanh chây dê.

Sặp bá tha năng, sặp bá la phăng, phá wanh tú mê, rắc khanh tú, su rắc khanh tú.


Ụ đoon rás sa mĩn, phrá phút thá khú năng;

Ụ đoon rás sa mĩn, phrá thăm mê tăng;

Ụ đoon rás sa mĩn, phrá săng kha năng;

Đúc khá rô khá phá dăng, wí wanh chây dê;

Sặp ba thúc, sặp ba sộc, sặp ba rốc, sặp ba phây, sặp ba khró,

sa nịt chanh rây, wí wanh chây dê.

Sặp bá tha năng, sặp bá la phăng, phá wanh tú mê, rắc khanh tú, su rắc khanh tú.


I sãn rás sa mĩn, phrá phút thá khú năng;

I sãn rás sa mĩn, phrá thăm mê tăng;

I sãn pha rás sa mĩn, phrá săng kha năng;

Đúc khá rô khá phá dăng, wí wanh chây dê;

Sặp ba thúc, sặp ba sộc, sặp ba rốc, sặp ba phây, sặp ba khró,

sa nịt chanh rây, wí wanh chây dê.

Sặp bá tha năng, sặp bá la phăng, phá wanh tú mê, rắc khanh tú, su rắc khanh tú.


A kạt rás sa mĩn, phrá phút thá khú năng;

A kạt rás sa mĩn, phrá thăm mê tăng;

A kạt rás sa mĩn, phrá săng kha năng;

Đúc khá rô khá phá dăng, wí wanh chây dê;

Sặp ba thúc, sặp ba sộc, sặp ba rốc, sặp ba phây, sặp ba khró,

sa nịt chanh rây, wí wanh chây dê.

Sặp bá tha năng, sặp bá la phăng, phá wanh tú mê, rắc khanh tú, su rắc khanh tú.


Pạ thạ wi rás sa mĩn, phrá phút thá khú năng;

Pạ thạ wi rás sa mĩn, phrá thăm mê tăng;

Pạ thạ wi rás sa mĩn, phrá săng kha năng;

Đúc khá rô khá phá dăng, wí wanh chây dê;

Sặp ba thúc, sặp ba sộc, sặp ba rốc, sặp ba phây, sặp ba khró,

sa nịt chanh rây, wí wanh chây dê.

Sặp bá tha năng, sặp bá la phăng, phá wanh tú mê, rắc khanh tú, su rắc khanh tú.

(Nguyên thủy tự, 09-01-2008)


Đó là bài tụng bằng tiếng Pali Thái , bài này được gọi là bài “ Cầu mười phương Tam bảo gia hộ” tức là cầu Tam Bảo ở mười hướng để gia hộ, phù hộ cho mình. Vậy Tam bảo mười hướng độ cho mình như thế nào, quý vị xem bản dịch dựa theo bài kinh Pali Thái này mà chúng tôi mới vừa dịch xong:


Xin ân đức Phật có trong hướng đông,

Xin ân đức Pháp có trong hướng đông,

Xin ân đức Tăng có trong hướng đông,

Hãy độ cho con tránh khỏi tai nạn, bệnh hoạn, khổ sầu.

Hãy độ cho con tránh khỏi tất cả sao xung, hạn xấu, khổ, sầu, bệnh, tai.

Hãy độ cho con có lộc có tài.

Hãy hằng gia hộ độ hoài cho con!


Xin ân đức Phật trong hướng đông-nam,

Xin ân đức Pháp trong hướng đông-nam,

Xin ân đức Tăng trong hướng đông-nam,

Hãy độ cho con tránh khỏi tai nạn, bệnh hoạn, khổ sầu.

Hãy độ cho con tránh khỏi tất cả sao xung, hạn xấu, khổ, sầu, bệnh, tai.

Hãy độ cho con có lộc có tài.

Hãy hằng gia hộ độ hoài cho con!


Xin ân đức Phật có trong hướng nam,

Xin ân đức Pháp có trong hướng nam,

Xin ân đức Tăng có trong hướng nam,

Hãy độ cho con tránh khỏi tai nạn, bệnh hoạn, khổ sầu.

Hãy độ cho con tránh khỏi tất cả sao xung, hạn xấu, khổ, sầu, bệnh, tai.

Hãy độ cho con có lộc có tài.

Hãy hằng gia hộ độ hoài cho con!


Xin ân đức Phật trong hướng tây-nam,

Xin ân đức Pháp trong hướng tây-nam,

Xin ân đức Tăng trong hướng tây-nam,

Hãy độ cho con tránh khỏi tai nạn, bệnh hoạn, khổ sầu.

Hãy độ cho con tránh khỏi tất cả sao xung, hạn xấu, khổ, sầu, bệnh, tai.

Hãy độ cho con có lộc có tài.

Hãy hằng gia hộ độ hoài cho con!


Xin ân đức Phật có trong hướng tây,

Xin ân đức Pháp có trong hướng tây,

Xin ân đức Tăng có trong hướng tây,

Hãy độ cho con tránh khỏi tai nạn, bệnh hoạn, khổ sầu.

Hãy độ cho con tránh khỏi tất cả sao xung, hạn xấu, khổ, sầu, bệnh, tai.

Hãy độ cho con có lộc có tài.

Hãy hằng gia hộ độ hoài cho con!


Xin ân đức Phật trong hướng tây-bắc,

Xin ân đức Pháp trong hướng tây-bắc,

Xin ân đức Tăng trong hướng tây-bắc,

Hãy độ cho con tránh khỏi tai nạn, bệnh hoạn, khổ sầu.

Hãy độ cho con tránh khỏi tất cả sao xung, hạn xấu, khổ, sầu, bệnh, tai.

Hãy độ cho con có lộc có tài.

Hãy hằng gia hộ độ hoài cho con!


Xin ân đức Phật có trong hướng bắc,

Xin ân đức Pháp có trong hướng bắc,

Xin ân đức Tăng có trong hướng bắc,

Hãy độ cho con tránh khỏi tai nạn, bệnh hoạn, khổ sầu.

Hãy độ cho con tránh khỏi tất cả sao xung, hạn xấu, khổ, sầu, bệnh, tai.

Hãy độ cho con có lộc có tài.

Hãy hằng gia hộ độ hoài cho con!


Xin ân đức Phật trong hướng Đông-bắc,

Xin ân đức Pháp trong hướng Đông-bắc,

Xin ân đức Tăng trong hướng Đông-bắc,

Hãy độ cho con tránh khỏi tai nạn, bệnh hoạn, khổ sầu.

Hãy độ cho con tránh khỏi tất cả sao xung, hạn xấu, khổ, sầu, bệnh, tai.

Hãy độ cho con có lộc có tài.

Hãy hằng gia hộ độ hoài cho con!


Xin ân đức Phật có trong hướng trên,

Xin ân đức Pháp có trong hướng trên,

Xin ân đức Tăng có trong hướng trên,

Hãy độ cho con tránh khỏi tai nạn, bệnh hoạn, khổ sầu.

Hãy độ cho con tránh khỏi tất cả sao xung, hạn xấu, khổ, sầu, bệnh, tai.

Hãy độ cho con có lộc có tài.

Hãy hằng gia hộ độ hoài cho con!


Xin ân đức Phật có trong hướng dưới,

Xin ân đức Pháp có trong hướng dưới,

Xin ân đức Tăng có trong hướng dưới,

Hãy độ cho con tránh khỏi tai nạn, bệnh hoạn, khổ sầu.

Hãy độ cho con tránh khỏi tất cả sao xung, hạn xấu, khổ, sầu, bệnh, tai.

Hãy độ cho con có lộc có tài.

Hãy hằng gia hộ độ hoài cho con!

Đó là bài “Cầu mười phương Tam Bảo gia hộ cho mình và nếu người nào tụng theo, an trú tâm bắt đầu cầu từng hướng, hướng đông, đông-nam, hướng nam, tây-nam, hướng tây, hướng tây-bắc, hướng bắc, hướng đông- bắc, hướng trên, hướng dưới cũng giống như chúng ta rãi lòng từ vậy. Nhưng bài này là cầu tất cả những ân đức Phật nào có trong hướng đông chẳng hạn, hoặc ân đức Pháp nào có trong hướng đông hay ân đức Tăng nào có trong hướng đông thì nhờ ân đức đó, nhờ oai lực đó độ cho mình tránh khỏi những tai nạn, những bệnh hoạn, những khổ sầu, tránh khỏi những sao xung, hạn xấu, khổ, sầu, bệnh, tai. Mặt khác tất cả những tài lợi trong hướng đó, hãy độ cho con có lộc có tài và cầu xin oai lực Tam Bảo hãy độ hoài cho mình, độ luôn luôn, độ thường xuyên. Nếu tụng thường xuyên thì phước của họ sẽ nương theo cầu xin Tam bảo mười phương gia hộ cho mình. Trong tập Văn Nguyên Thuỷ có lẽ cũng đã upload lên mạng, quý vị nào muốn lấy bài văn tiếng Việt để tụng hoặc tụng bằng tiếng Pali Thái cũng được.

Chúng tôi sang Thái Lan, thấy người Thái Lan, chư Tăng, Phật tử tài lợi rất dồi dào. Phần lớn người ta có những bài kinh Parita, những bài kinh cầu tài , lộc để trì tụng, nhất là bài này trong khoá lễ nhật tụng hằng ngày, hay lễ bái Tam Bảo nhất định họ phải tụng bài này. Và không phải tụng bài này mới là cầu cho mình, mình được hưởng phần rồi. Nếu tụng cầu cho Phật tử người ta cũng cầu xin oai lực Tam bảo ở các hướng để độ cho người Phật tử. Người ta tụng nghe rất hùng hồn, rất mạnh. Chúng tôi không có được giọng hay nhưng cũng lấy âm giọng na ná tụng cho quý vị nghe, tụng theo. Nếu quý vị có dịp đi Thái Lan hay gặp chư Tăng Thái Lan tụng kinh Paritta có âm lực nghe như có sự đẩy tới.

Chúng tôi xin tụng lại một đoạn

Bu ra pha rás sa mĩn, phrá phút thá khú năng;

Bu ra pha rás sa mĩn, phrá thăm mê tăng;

Bu ra pha rás sa mĩn, phrá săng kha năng;

Đúc khá rô khá phá dăng, wí wanh chây dê;

Sặp ba thúc, sặp ba sộc, sặp ba rốc, sặp ba phây, sặp ba khró,

sa nịt chanh rây, wí wanh chây dê.

Sặp bá tha năng, sặp bá la phăng, phá wanh tú mê, rắc khanh tú, su rắc khanh tú.

Mê là cho mình và tê là cho người

Có lẽ bài kinh này lạ đối với Phật tử Việt-Nam nhưng vì chúng tôi thấy bài này hay, có giá trị nhiều. Có giá trị ở chỗ nhờ ân đức Phật che chở cho chúng ta tránh khỏi tất cả những tai nạn, bệnh hoạn khổ sầu. Đây là những điều chúng ta cần nhất trong cuộc sống, chúng ta có đai ân đại phước hưởng được sự che chở của Tam Bảo, và còn thêm một điều nữa là nhờ uy lực Tam Bảo để đưa đến những lợi lộc,

Sặp bá tha năng ( tất cả tài sản),

sặp bá la phăng (tất cả tài lộc),

phá wanh tú mê ( hãy có đến cho con) ,

rắc khanh tú, su rắc khanh tú. (Hãy độ cho con có lộc có tài.

Hãy hằng gia hộ độ hoài cho con)

Tụng theo âm giọng Pali Thái nghe rất hay. Khi đọc tụng tiếng Việt vẫn có giá trị tương đương. Đọc tụng theo tiếng Pali Thái có cái hùng hồn của tiếng Thái và như có lực đẩy tới để tránh những tai bay hoạ gửi và để phước báu sanh lên. Quý vị nào tin tưởng chắc chắn sẽ đạt được.

Bài cầu tài lộc thứ hai hầu như Phật tử Việt Nam đều thích, tức là bài cầu tài lộc của Ngài Sivali. Có lẽ Ngài Sivali đối với hàng chư Tăng, đối với hàng Phật tử ai cũng thấy được sự linh thiêng, thấy được sự linh nghiệm khi thờ Ngài Sivali hay tụng kinh cầu tài lộc từ Ngài Sivali. Quý vị để ý khi bắt đầu từ khi mình tin tưởng, đeo tượng Ngài Sivali, thờ Ngài Sivali, tụng cầu ân đức Ngài Sivali thì tài lợi càng ngày càng phát sanh. Không kể riêng hàng cư sĩ mà Chư Tăng nào đọc tụng cũng có uy lực có lợi ích đó. Riêng bài cầu tài lợi Ngài Sivali có rất nhiều bài, có nhiều dị bản. Cách đây hơn 20 năm về trước chúng tôi học được bài này, thật ra chúng tôi cũng không mặn mà gì đối với bài cầu tài lộc này nhưng sau này thấy mọi người tụng cầu có kết quả nên cũng bắt chước cầu theo, chúng tôi cảm thấy mỗi ngày tài lộc tăng tiến, còn bài cầu 10 phương Tam Bảo độ mình chúng tôi chỉ mới học hai ba năm nay thôi. Chúng tôi tụng âm giọng có thể không chính xác 100% nhớ đến đâu chúng tôi tụng đến đó và chúng tôi sẽ giải nghĩa.

Sivali ca mahathero ( Ngài đại trưởng lão có tên Sivali)

Devata nara pujito (Đã được sự cúng dường của Chư Thiên, nhân loại)

Soraho paccayadimhi (Đã nhận được sựcúng dường đặc biệt từ nơi các vị đó)

Aham. Vandami tam. Sada ( Tôi xin luôn luôn đảnh lễ Ngài Sivali)

Sivali ca mahathero ( Ngài đại trưởng lão có tên Sivali)

Yakkha davabhipujito (Đã được Chư Thiên và Dạ Xoa cúng dường)

Soraho paccayadimhi (Đã nhận được sựcúng dường đặc biệt từ nơi các vị đó)

Aham. Vandami tam. Sada ( Tôi xin luôn luôn đảnh lễ Ngài Sivali)

Sivali ca mahatherassa etam.( Ân đức đặc biệt của Ngài Sivali đó)

Gunam. Sotthi labham. Bhavantu me ( Xin tài lộc đó hãy phát sanh đến cho tôi)

Sotthi là tài Labham. là lộc. Bhavantu me là xin tài lộc đó hãy phát sanh cho tôi. Ngài Sivali có ân đức tài lộc nào phát sanh đến cho Ngài trong ngày xưa trong đời sống của Ngài đã hưởng và được Đức Phật công nhận và tuyên bố trước mặt chư Tăng là “Đệ nhất về tài lộc” như thế nào thì ân đức tài lộc đó ngày hôm nay. Ngày xưa Ngài đi đến đâu ai cũng hưởng được sự Chư Thiên cúng dường thì ngày hôm nay tôi cầu ân đức đó xuất hiện hay hiện diện nơi tôi, để ân đức đó đưa đến tài lộc cho tôi. Đó là bài cầu tài lộc của Ngài Sivali

Có nhiều bản, bản này bên Thái Lan xem như là bản chính còn có nhiều bản phụ bên Miến Điện hay của những thiền sư Việt Nam sáng tác ra. Bài đó chỉ cần lấy ý ai sáng tác cũng được nhưng có lẽ bài này linh ứng nhất. Chúng ta thấy rõ ràng tại xứ Thái Lan chư tăng Phật tử ai cũng phải thuộc bài Sivali này hết. Xứ Thái Lan được giàu có, ngoài phước báu đời quá khứ ngoài phước báu theo Phật giáo, ngoài vấn đề làm ăn trong xã hội phải nói ít nhiều cũng có ảnh hưởng bài kệ tài lộc này đối với Phật giáo đồ. Không biết bài tụng Sivali bên Miến Điện có linh ứng không nhưng nói chung người Miến Điện vẫn khổ hơn nguời Thái. Do đó bài cầu tài lộc Thái này có lẽ do lâu đời hiển linh và có thể đạt được như ý, và quý vị hãy trì tụng.

Tôi xin chấm dứt thời pháp tại đây.

Tuesday, March 23, 2021

Câu hỏi: Thế nào là chuyên tu về hình thức? - TT Giác Nguyên giảng

 Câu hỏi:Thế nào là chuyên tu về hình thức? 

Minh Hạnh chuyển biên 

TT Giác Nguyên:Tu và không tu là khác nhau và trong cách tu cũng có người chuộng về hình thức, có người chuộng về tinh thần, nội dung, thì cũng đã có sự khác biệt rồi. Đời sống của người tu và không tu là khác nhau. Giữa những người chuyên tu về hình thức cũng khác với những người chuyên tu về tinh thần.

Thế nào là chuyên tu về hình thức? Ví dụ người cư sĩ, bàn thờ lúc nào cũng đẹp, mua sắm những cốt Phật thật là đắc tiền. Cái lư hương, chân đèn cũng là đồ tốt, đồ đắt tiền, đồ đẹp. Nhang thì không xài nhang thường mà xài nhang trầm. Hoa chưng là hoa quí như hoa lan, trái cây là lọai đắc tiền v.v. Mình có bàn thờ ngon lành như vậy nhưng trong nội tâm mình không có Phật. Như vậy mình chỉ thờ Phật bên ngòai, thờ Phật bằng mắt, chứ mình không thờ Phật bằng tâm. Mà nếu như vậy thì đến giờ phút lâm chung, phút tắt thở ra đi thì mình cũng chỉ mang theo tượng Phật đã thờ bằng mắt thôi chứ mình không có tượng Phật trong tâm. Mà cái mình cần chính là một tượng Phật trong tâm.

Người xuất gia cũng vậy. Y áo chỉnh tề. Đi đứng đường bệ, đỉnh đạc trang nghiêm nhưng nếu nội tâm không có gì thì cái mình đạt nhiều lắm chỉ là lời ngợi khen của Phật tử, lòng tín mộ, kính mến của Phật tử. Nhưng nội tâm của mình ra sao thì chính mình biết rất là rõ. Cũng tham, cũng sân, cũng si, cũng trời ơi đất hỡi, cũng bất tịnh, không trong sạch ở nội tâm. Thì chính cái mình mang theo vào quan tài chính là cái nội dung, tâm hồn mình, chứ những dáng vẻ bên ngòai thì lúc bấy giờ nằm ngòai quan tài hết. Những cái đó nó không đi theo mình vào quan tài, đi vào cuộc sinh tử luân hồi. Cái gì là hình thức thì muôn thuở nó thuộc về hình thức. Mà cái gì là tinh thần thì nó thuộc về tinh thần. Cái gì là nội dung thì muôn thuở nó là nội dung. Chúng ta thường lẫn lộn những thứ đó.

Giống như một chiếc xe bò không chạy thì mình đánh con bò, chứ mình không đánh thùng xe, bánh xe. Mình phải kiểm tra lại phép tu của mình, cách tụng niệm của mình. Coi cách làm phước cúng dường của mình. Coi cách đi chùa của mình. Coi cách mình đi nghe pháp. Coi cách mình xem kinh thuộc về hình thức hay nội dung. 

Nếu mình xét thấy thuộc về nội dung thì tốt. Còn nếu những việc làm của mình, việc tu hành của mình mà nặng về hình thức hơn là nội dung thì có lẽ ta nên điều chỉnh lại. Vì sao? Vì cái mà ta cần thiết chính là nội dung chứ không phải là hình thức. 

Một người không có nội tâm trong sạch thanh tịnh thì không xứng đáng khóac lên người lá y vốn được xem là lá cờ của vị A La hán, được xem là biểu tượng phước điền của chư thiên và nhân lọai. 

Nhưng hiểu sâu, hiểu xa hơn thì nội dung quan trọng hơn hình thức. Nếu hình thức mà thiếu nội dung thì mình bị rơi vào trường hợp mà ông bà Việt Nam mình nói là "Tốt mã rả đám" hoặc một câu khác cũng có nội dung giống tương tự như vậy, đó là "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Ngay trong đời sống này chúng tôi vẫn thường nhớ, sư phụ của chúng tôi cũng thường hay nói mình tu làm sao từ trong nếp sống thường nhật cho đến những lễ nghi mình phải nhớ lấy hoa tô điểm Phật, chứ đừng lấy Phật tô điểm hoa, tức lấy cái phụ mà tô điểm cái chính, chứ đừng lấy cái chính mà tô điểm cái phụ. Mình tu thì mình theo luật, chứ mình không theo lệ. Người thời này thường theo lệ chứ không theo luật. Luật là điều đức Phật dạy để lại cho mình, mình không để ý.

Tu theo lệ là sao? Tức là tu theo thị hiếu, coi đại chúng cần gì. Rốt cuộc mình tu một hồi mình không ngó tới Phật nữa, không nhớ tới Phật nữa mà ngó tới đại chúng, coi đại chúng cần cái gì, họ khóai cái gì, họ thích cái gì thì mình theo cái đó. Rốt cuộc cả đời mình chỉ làm mọi không công cho thiên hạ, tức là mình làm sao cho thiên hạ vui thì thôi. Còn mình làm cho thiên hạ buồn thì dù điều đó có đúng với pháp, với luật mình cũng không dám làm. Mình cứ làm cho thiên hạ vui, thiên hạ hoan hỉ là được rồi.

Trong Tăng Chi Bộ kinh, khi nói về đức tánh của một vị pháp sư, Đức Phật có nói thế nào là pháp sư không chân chánh, vị tỳ kheo với ác dục suy nghĩ rằng với tấm thân pháp thọai này ta sẽ làm cho tứ chúng hoan hỉ. Sau khi ta làm cho họ hoan hỉ thì họ sẽ làm điều gì đó ngược lại để cho ta hoan hỉ. Đức Phật dạy rằng một vị pháp sư khi thuyết giảng chánh pháp mà với tâm suy nghĩ như vậy thì được coi là một vị pháp sư không có nội tâm thanh tịnh. Đó là pháp thọai có động cơ không thanh tịnh mong rằng ta thuyết pháp làm cho đại chúng hoan hỉ và sau khi họ hoan hỉ họ sẽ làm cho ta được hoan hỉ. Hoan hỉ bằng những cái gì? Hoan hỉ bằng những cái danh, cái lợi, đắc cung kính, lợi dưỡng, hoặc cúng dường, không thanh tịnh. Như vậy rõ ràng lúc bấy giờ mình tu cho người ta chứ không phải là tu cho mình. Nếu nói một cách nôm na thì đó là tu theo tinh thần vụ lợi, tu vì đại chúng. Nhưng thực sự không phải như vậy vì trong Tiểu Bộ Kinh đức Phật ngài dạy rằng: “Một người mà còn bị kẹt, bị lún trong sình thì đừng có hy vọng cứu ai đó thóat khỏi bùn lầy”. Bởi vì chính mình còn đang kẹt trong bùn lầy mà. Cho nên nếu bản thân mình dù chưa phải là thánh nhân đi nữa nhưng mình không có hướng tâm, không quan trọng vấn đề nội dung chỉ sống về hình thức thì mình không thể nào làm gương mẫu để mà mình giúp cho ai đó tu tập một cách đúng mức theo lời Phật dạy được đâu.

Thời buổi này có máy computer, có máy in, có máy scan. Trong vòng năm phút là có hết, có hết, không thiếu gì hết đâu. Nhưng cái khó là làm sao là một vị xuất gia cho đúng nghĩa, làm sao là một người cư sĩ cho đúng nghĩa. Vì sao? Vì cái mà ta mang đi theo người của mình sau khi mình tắt thở không phải là những hình thức mà chính là những giá trị nội tại, nội hàm, nội dung là những giá trị tinh thần mà chúng ta có được dù ít, dù nhiều, dù sâu, dù cạn, dù rộng, dù hẹp mà chúng ta đã hàm dưỡng, đã huân tập trong thuở bình sinh của mình. Bây giờ mình còn khỏe, còn trẻ, mình còn giàu có, mình còn xinh đẹp, mình còn có địa vị thì mình chưa thấy ra điều đó. Nhưng một ngày nào đó, một ngày gần là hơi xa, chứ mình chưa biết rõ là khi nào đâu. Bây giờ nói theo Việt Nam là tai biến mạch máu não, còn nói theo Mỹ là stroke thì mau lắm. Nháy mắt cái là mình xụi một bên, mình không đi đứng được, mình ngồi xe lăn. Khi mình ngồi xe lăn thì chức vụ mà mình đang giữ đâu có tiếp tục giữ nữa. Rồi những tình cảm nam nữ, khả năng thu nhập của mình v.v , những thứ đó có thể là đi theo chiếc xe lăn của mình luôn, chứ đừng có tưởng là mình chỉ ngồi xe lăn rồi mỗi thứ nó còn nguyên. Không hẳn đâu./.


Sunday, March 21, 2021

Câu hỏi: Tại sao một việc xấu con người dễ lập đi lập lại hơn một việc thiện? ghi chép

 Câu hỏi: Tại sao một việc xấu con người dễ lập đi lập lại hơn một việc thiện?

Minh Hạnh ghi chép

Quí vị cứ tưởng tượng như một ngày nào đó chúng ta bỗng dưng quên mình và,  làm ai đó buồn lòng, khi trở về chúng ta thường có thói quen nhớ đi nhớ lại điều đó trong lòng mình, để làm gì? Để tự tìm xem có một phần nào, một chỗ nào mình có thể nghĩ có lý do chánh đáng để mình hành xử như vậy hay không? Thái độ tự biện hộ và thái độ tự vuốt ve bản ngã, tự cứu vớt mặc cảm của mình là nguyên nhân khiến cho rất nhiều hành vi bất thiện lập đi lập lại. Và một điều còn tệ hại hơn nữa về phương diện tâm lý, nhiều lúc trong sự cố gắng biện minh cho chính mình thì mình tìm thấy được một ý nghĩa mới và ý nghĩa mới làm chúng ta ưa thích cảm thấy việc làm đó có lý. Đối với Đức Phật Ngài rất đơn giản, Ngài khuyên đừng ưa thích những chuyện đó như vậy nữa vì chứa ác thì tất khổ.

Ngày xưa khi Đức Bồ Tát là một vị vua. Một hôm Ngài đi ra khỏi bờ thành, trên đường Ngài nhìn thấy trên cây xoài có rất nhiều trái, gần đến độ chín. Một cây xoài tốt như vậy, tươi như vậy, ngon lành như vậy, nhưng Ngài chỉ nhìn rồi tiếp tục đi. Chiều hôm đó Ngài trở về Hoàng cung, khi đi ngang cây xoài, nhìn thấy cây xoài đó xơ xác hết, không còn được nguyên trạng như lúc sáng. Lúc bấy giờ Ngài hiểu  đã có một nhóm người đi ngang đây nhìn thấy cây xoài và bởi vì cây xoài có trái ngon nên họ đã bẻ và phá hại cây xoài.

 Ý nghĩ khởi lên đầu óc của Ngài rằng, “Ở đâu có danh và ở đó có lợi thì ở đó có lòng tham, ở đâu có mật ở đó có ruồi, ở đâu có lòng tham thì ở đó có phiền não và, người nào có những thứ đó giống như cây xoài có trái vậy, sẽ gặp muôn vàn bất hạnh”.

Trong bài kinh Khởi Thế Nhân Bổn, Đức Phật Ngài đưa ra một hiện tượng về xã hội, hiện tượng này cho chúng ta thấy một việc rất rõ là một khi xã hội đã có khuynh hướng bị chi phối bởi phiền não, bởi những ác quấy, những ác hạnh rồi thì những ác hạnh này lại kéo theo những ác hạnh khác và dần dà ở trong xã hội đầy dẫy loạn lạc nhân tâm ly tán.

Đức Phật dạy: "Ở đâu có đao trượng thì ở đó có sát sinh. Sát sinh sanh khởi thì trộm cắp sanh khởi thì nhiều thứ khác cũng sanh khởi". Nó là thế cờ domino nghĩa là cái này sụp đổ thì cái kia cũng sụp đổ. Hiện tượng xã hội, hiện tượng tâm lý và bất cứ việc gì phạm tội chúng ta được biết trong xã hội này chung qui có thể hết 50% cơ sở nằm lên trên điều chúng ta đang nói ở đây. Bởi vì một vị khi vào tu thì mong mỏi đời sống của mình hoàn hảo, một đời sống hoàn thiện, và khi mình đã làm điều lầm lỗi rồi thì cảm nhận thất vọng với chính mình, bất mãn với chính mình, và trong sự thất vọng bất mãn đó thì nghĩ rằng mình có làm gì đi nữa thì mình cũng không hoàn hảo được, mình có làm gì đi nữa thì mình cũng vậy thôi và mình tiếp tục lầm lỗi.

Đây là tâm trạng đã dẫn con người đi từ sai lầm này sang sai lầm khác, đi từ đọa lạc này sang đọa lạc khác. Lời dạy của Đức Phật như một lời kêu gọi và lời kêu gọi này không phải là một lời kêu gọi đơn thuần mà là một sự cảnh tỉnh lay động rất lớn.

Một khi chúng ta làm một điều sai lầm thì điều lầm đó không phải chỉ để hậu quả trực tiếp như chúng ta nói là sát sanh thì bị chết yểu hoặc giả trộm cắp thì bị mất của, những quả báo đó thấy lớn nhưng thật sự nó không lớn so với những thói quen mà nó tạo nên.

Đơn giản là mỗi chúng ta đều có một ngã tính riêng của mình và khi mình làm việc gì sai lầm thì thông thường chúng ta phải tìm một cái gì đó để biện hộ, ít nhất cho mình cảm thấy yên lòng không mặc cảm về điều này và, sự vuốt ve xoa dịu đó lâu ngày cho chúng ta một thứ dễ chịu giả tạo, do sự giả tạo này lập đi lập lại một trạng thái có khuynh hướng dễ dàng để chúng ta lập đi lập lại./.


Saturday, March 20, 2021

Câu hỏi: Thân trung ấm 49 ngày có phải là ngụy tạo không? - HT Giới Đức giảng

 Câu hỏi: Thân trung ấm 49 ngày có phải là ngụy tạo không?

Minh Hạnh chuyển biên

HT Giới Đức:Việc bây giờ có các bộ phái quan niệm có một thân trung ấm lang thang 49 ngày tìm cảnh giới tái sanh. Cho nên, khi người chết thân nhân bắt đầu tụng kinh siêu độ ma chay cúng dường làm lễ 7 ngày một tuần thất, 7 ngày thứ hai, 7 ngày thứ ba, cho đến 7 ngày thứ bảy, 49 ngày.

Xin thưa, đây là quan điểm phát triển của các bộ phái, tuyệt đối không có từ thời Đức Phật và, tuyệt đối không có từ khi Đức Phật nhập diệt đến khoản đầu thế kỷ thứ ba hoàn toàn không có tư tưởng này. Tư tưởng 49 ngày và thân trung ấm được tìm thấy sớm nhất ở trong bộ phái gọi là Kinh Lượng bộ, Hóa lượng bộ và Tuyết Sơn Bộ, ba bộ phái được tách ra từ phái Theravada. Sau này người ta tìm thấy trong Đại Tỳ Bà Sa Luận của Long Thọ có nói 49 ngày và, sau này 49 ngày tồn tại trong các tông phái của Mật Tông, hiện giờ tồn tại rõ ràng nhất trong kinh Địa Tạng, mà kinh Địa Tạng được sáng tác vào thế kỷ 13, kinh Địa Tạng hoàn toàn là kinh ngụy tạo của Đại Thừa, chúng ta phải để ý như vậy. Trong Đại Tạng Kinh của Đại Thừa có rất nhiều kinh ngụy tạo. 

Một nhà nghiên cứu Nhật Bổn đã tìm thấy trong Đại Tạng kinh tối thiểu từ 450 đến 550 kinh ngụy tạo do người Trung Hoa chế tác, mượn văn phong, ngôn ngữ, bối cảnh, khí hậu, của Ấn Độ. 

Theo quan niệm Nguyên Thủy và không phải riêng đây mà các nước Tích Lan, Thái Lan, Cao Miên, Lào, không bao giờ thấy bóng dáng của 49 ngày đó, đây điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai, qúi vị để ý cho ở trong mình có thân và tâm, thân tâm này luôn luôn nương tựa nhau, nó không rời nhau được, không có cái tâm đi lang thang bên ngoài, trong Abidhamma (Thắng Pháp) gọi là danh và sắc. Danh nương tựa sắc, sắc nương tựa danh, danh sắc cùng kết hợp nhau mới gọi là một chúng sanh. Chúng ta thấy, ở cõi địa ngục, có danh, có sắc, có thân, có tâm, nhưng, danh sắc thân tâm có địa ngục là nhờ chịu quả báo suốt ngàn năm, suốt nhiều ngàn năm nhận chịu quả báo đau khổ cho đến bao giờ hết nghiệp, không làm thêm được việc gì mới tốt, không tạo tác được nghiệp mới tốt hay là nghiệp xấu thì nhận chịu đau khổ suốt kiếp này sang kiếp này sang kiếp khác cho đến khi hết nghiệp, sống để trả quả khổ, nạp đầy đủ danh sắc.

Cõi ngã qủi cũng đầy đủ danh sắc, nhưng thân của ngã qủi là luôn luôn đói khát, luôn luôn lạnh, nhận chịu quả khổ cho đến khi hết nghiệp.

Cõi a-tu-la cũng đầy đủ danh sắc nhưng thân xác nó rất tế vi chúng ta không thấy. 

Tất cả loài ngã qủi, hoặc dạ xoa, hoặc thổ thần, địa thần, lăng thần, đều mang thân xác tế vi chúng ta không thấy được, chúng ta không biết.

Nhưng các loài a tu la thì có thần lực do nghiệp tạo đầy đủ danh sắc. Còn các loài động vật có thức tánh có nghĩa là có danh và sắc. Người thì có danh sắc, cõi trời dục giới cũng có danh sắc, riêng cõi trời sắc giới thì có sắc tế vi và danh cũng rất tế vi, mà cõi sắc giới bởi vì họ tu tập đề mục thiền định sắc pháp ở cõi sắc giới, chỉ riêng cõi trời sắc giới thứ 16 cõi trời sắc giới thứ 11 có một cõi gọi là cõi trời vô tưởng, cõi trời vô tưởng là không có tưởng tất nhiên không có danh chỉ tồn tại sắc. Nói không có sắc có tưởng là vô lý, bởi vì nó tiềm miên nằm trong dạng tiềm miên chỉ còn sắc pháp  sinh diệt biến chuyển thay đổi của sắc pháp nhưng danh ở dạng tiềm miên (ẩn), như vậy vẫn có danh sắc. 

Bốn cõi trời vô sắc giới, không có sắc, chỉ tồn tại danh tồn tại ý niệm, tồn tại những khái niệm trừu tượng, nhưng sắc ẩn dạng tiềm miên, như vậy là ba cõi ngoại trừ vô tưởng và cõi trời vô sắc thì do năng lực thiền định tạm thời tách danh sắc ra, hoặc là do năng lực thiền định làm cho sắc ẩn, do năng lực thiền định làm cho danh ẩn, còn tất cả đều có danh sắc.

Vậy thì chúng, ta không thể quan niệm được rằng có một danh có một thần thức, có một cái tâm lang thang bất tại như vậy, chúng ta phải hiểu tư tưởng ngụy tạo 49 ngày.

Chữ thân trung ấm thì chữ ấm này hầu như trật, hầu như vô nghĩa, bởi vì chữ ấm hoặc là uẩn từ tiếng Phạn là  khandha, Ngài Cưu-ma-la-thập dịch là ấm, Ngài Huyền Trang dịch là uẩn,

Ấm là che lấp, che mờ thực tại. 

Uẩn là chồng chất, chồng chất lên thực tại.

Vì ấm, vì uẩn, bị che mờ che khuất chúng ta không thấy được thực tại, không thấy được cái thực, cho nên thân trung ấm rất khó giải thích và, cũng không biết nghĩa thực sự như thế nào. 

Theo Từ Nguyên, thân trung ấm là có một thần thức sống giữa cõi lưng chừng, cõi trung gian, cõi không có điểm tựa, mà nếu nói vậy thì mình cũng chẳng hiểu là cõi nào, bởi vì trong 3 cõi chúng ta vừa đề cập không có cõi nào tương tự như vậy.

Tuy nhiên, biết đâu đây là dụng tâm của các nhà Sư Phật giáo, bởi vì khi người mất thì, cha mẹ, con cái, bà con quyến thuộc, tưởng nhớ ân đức của cha mẹ, tưởng nhớ người đã khuất, cho nên mình đặt ra như vậy, 7 ngày này, 7 ngày kia để con cháu tưởng nhớ ân đức mà làm việc phước, mà làm lễ này lễ kia để hồi hướng cho người đã khuất, đó là cái hay cái tốt.

Nhưng cái tốt đó chẳng khác gì con dao hai lưỡi, bởi vì rất nhiều người lợi dụng 49 ngày đó làm phiền thiện nam tín nữ, đồng thời thiện nam tín nữ cũng mất công của thì giờ tiền bạc để lo những việc mà chẳng có giá trị gì.

Bởi vì, khi đầu thai tái sanh tức khắc rồi, đôi khi tái sanh ngay bên cạnh mà chúng ta không thấy không biết. Đôi khi giảng rằng hồn hiện vô người này nhập vô người kia, ba phần là do tưởng của con cái hoặc cháu con tưởng nhớ mà tưởng thì nó hiện hình. 

Cho nên, có chánh kiến rất quan trọng. Nếu như đã từng làm rồi thì chúng ta cũng biết đây chỉ là phương tiện để bà con gặp gỡ tưởng nhớ hương linh của người đã khuất, làm việc tốt này, làm việc tốt kia để hồi hướng cho hương linh. 

Tuy nhiên, để hồi hướng cũng không có hiệu quả, ví dụ, người đó đặt vào thai bào là tái sanh rồi thì làm sao hồi hướng được, vì người đó làm người làm trời rồi hồi hướng làm sao được, người đó đã sinh vào cõi A-tu-la rồi thì hồi hướng làm sao được, người đó xuống địa ngục rồi hồi hướng làm sao được, chỉ có một chúng sanh thọ nhận phần phước hồi hướng là một loại ngã qủi đói khát và lạnh thì thọ nhận được do sự hồi hướng của con cái chẳng hạn thân quyến, 

Thầy dựa theo tích thời Phật còn tại thế, trong mùa an cư năm thứ hai tại rừng kè ở quốc độ Magahda (Ma Kiệt Đà), đức vua Bimbisāra (Bình Sa Vương) tối hôm đó nằm mộng thấy ở trong một cái hố đen ngòm xuất hiện lố nhố những xác người vật vờ không rõ hình bóng, hét lên những ngôn ngữ rất lạ lùng, đức vua ngạc nhiên, không hiểu, sáng ngày bạch Phật, Đức Phật mới nói 

- Đó là bà con quyến thuộc của ông, bà con quyến thuộc rất nhiều đời của ông họ sinh làm ngạ qủi, những chúng sanh đó biết hiện giờ đại vương là người có quyền lực có tiền bạc giàu sang của cải, có khả năng cúng dường Đức Phật và Tăng chúng, để hồi hướng phước báu, cho nên kêu réo để ông tìm cách hồi hướng phước báu đến những ngã qủi đó.

Sau đó Đức Phật bày như thế này, Đức Phật và Tăng chúng hiện còn thể giác ông đặt bát cúng dường hoặc là tứ xứ cúng dường cho Đức Phật và Tăng chúng, rồi Đức Phật và Tăng chúng mới hồi hướng phần phước đó đến ngã qủi. Ngã qủi đó thực phẩm ăn không được, y áo mặt không được nhưng mà cái phước nó có quyền biến hóa biến thành người đó tự no đủ, nó biến thành người đó tự có y phục mà không còn lạnh không còn đói nữa, thậm chí rất nhiều ngã qủi được sanh thiên. Từ tích đó cho nên bây giờ Chư Tăng cũng hay tụng kinh chú nguyện hồi hướng, Chư Tăng cũng chỉ là người giống như nhận bì thư phước rồi trao đến Ngã qủi thọ dụng. Chúng ta nên nhớ rằng chỉ có một loại ngã qủi đói khát và lạnh mới nhận được phước báu hồi hướng.


Friday, March 19, 2021

Câu hỏi: Khi có nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc ..... TT Giác Nguyên giảng

 Câu Hỏi : Câu nói khi có nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc v.v…nghĩa là cũng có thân xúc. Câu này nên hiểu như thế nào cho chính xác, không bị nhầm lẫn

Chánh Hạnh chuyển biên

TT Giác Nguyên: Chúng ta có thể đọc trong Kinh Thập Thượng hay kinh Phúng tụng, hay bài kinh cuối của Trường bộ kinh, để thấy rằng trong nhiều trường hợp Ngài có vô số cách thức trình bày về các Pháp. Thí dụ đối với Thọ hoặc Xúc.
-Có lúc Thọ chỉ kể là một, đó là thọ uẩn là tất cả những gì thuộc về cảm giác, cảm thọ dầu thân hay tâm Ngài chỉ  kể chung vào trong thọ uẩn.
-Có những trường hợp Đức Phật kể Thọ thành hai, tức là thân thọ và tâm thọ.Một cái là cetasika vedanā tức la những cảm giác gì thuộc về tâm. Một cái là kāya vedanā tất cả những cảm giác thuộc về thân.
-Có những lúc thọ kể làm ba thọ khổ, thọ lạc và thọ phi khổ phi lạc( thọ xả).
-Có lúc thọ được kể thành sáu tức là những thọ khởi sanh từ giây phút biết cảnh của mắt, của tai, của lưỡi, của mũi của thân và của ý.
-Cho đến tận cùng có thể chia Thọ  ra thành 108.

Đối với Xúc cũng vậy.
-Nói Xúc là một, đó là sở hữu Xúc, tức là tâm sở Xúc trong 52 tâm sở của A-Tỳ-Đàm
-Có trường hợp Xúc được kể thành sáu, tức là Xúc trong lúc con mắt thấy cảnh sắc, xúc trong lúc lỗ tai nghe cảnh thinh v.v...
-Chúng ta cũng biết rằng, Xúc là chỗ hội tụ hay chỗ gặp gỡ của ba món căn-cảnh- thức.

Tiếng Pali chỉ có chữ Phassa nhưng bên tiếng sanskrit có chữ rất hay trong bộ viniscaya, người ta có dùng một chữ là trisannipapta. Chữ Xúc trong tiếng Pali là Phassa, nhưng bên tiếng Sanskrit Phật học có chỗ người ta cũng gọi là phassa, nhưng có một chỗ người ta gọi là trisannipata. Có nghĩa là sao? Người ta giải thích chữ phassa là chỗ gặp nhau, nơi hội tụ của ba món là căn ( thần kinh nhãn nhĩ, v.v…) cảnh ( cảnh sắc, cảnh thinh , cảnh khí v.v..) thức( nhãn thức, nhĩ thức v.v..). Ba món này gặp nhau thời điểm nào thì sự gặp gỡ đó được gọi là Xúc. Và chính cái Xúc này dẫn đến Thọ. Phải có ba cái căn- cảnh- thức gặp nhau mới đi đến cảm giác của chúng ta là vui hay buồn hay lãnh đạm. Trong trường hợp Xúc được kể là sáu mình phải hiểu ngầm rằng Xúc ở đây được kể rộng ra trong sáu trường hợp, khi con mắt mình nhìn thấy một cảnh gì đó dầu cảnh đó tốt hay xấu, có nghĩa là cảnh đó có vừa ý hay không vừa ý, thì đằng sau cái biết cuả mắt sẽ là tham thọ hỷ hay sân thọ ưu hoặc đại thiện thọ hỷ hay đại thiện thọ xả.

Chúng ta học A-Tỳ- đàm biết rằng bản thân “cái biết” của mắt, của tai v.v… không phải là thiện,  không phải là ác. Và bao giờ cái biết cuả mắt, của tai v.v…cũng chỉ là thọ xả. Bản thân cái biết đó cũng giống như là ống kính chụp hình để thâu hình vào, còn cái chuyện bên ttrong hình ảnh đó, những đường nét những ánh sáng những màu sắc được xử lý ra sao nằm bên trong cái máy. Còn cái biết của ngũ song thức chỉ là cái biết, cái ghi nhận của ống kính chụp hình mà thôi. Chúng ta biết đằng sau ống kính có một màn, tiếng Việt Nam kêu là cái màn “trập”, màn đó có khi làm bằng nhựa, có khi làm bằng kim loại chẳng hạn bằng thalium. Sau màn trập đó tất cả nghững gì được xem là nội dung của tấm ảnh được xử lý sau màng trập. Còn từ màn trập trở ra bên ngoài phần gọi là zoom hay là cái lens của máy ảnh. Phần đó có thể được hiểu như cái giai đoạn biết của sáu thức.

Ở đây hỏi rằng, tại sao có chỗ nói là sáu xúc, trong sáu Xúc đó thân Xúc là cái biết là chỗ gặp nhau của thần kinh xúc giác của tâm thân thức và của cảnh xúc. Cảnh xúc ở đây là đất lửa gió. Trong A-Tỳ-Đàm nói rõ chỉ có đất lửa gió mới là cảnh xúc mà thôi. Còn nước tuy nó là vật chất, nhưng nó chỉ là một khái niệm. Khái niệm là sao? Trong A-tỳ -đàm định nghĩa, nước chỉ là một tính chất tan ra hoặc quến tụ của các phân tử vật chất hay các nhóm sắc pháp. Chúng ta cũng được biết rằng nước là một loại sắc vi tế, chúng ta chỉ có thể cảm nhận được bằng sự suy lượng. Trong thế giới vật chất hôm nay, chẳng hạn như trong thế giới vật lý có những vấn đề thuộc về vật chất nhưng người ta chỉ có thể cảm nhận nó bằng sự suy diễn. Thí dụ cái  hành trình, hoạt mô của các quark hay những phân tử cực vi của các nguyên tử, người ta chỉ biết được nó bằng sự suy luận mà thôi.

Ngày hôm qua, chúng tôi có đưa lên trang www.luylau.com một tập giáo trình rất quan trọng có nội dung số lượng là 267 trang. Trong đó trình bày đại lược nội dung A-tỳ-Đàm qua lăng kính của vật lý học, tâm lý học, hoá học, sinh vật học và nhiều ngành khoa học chuyên môn khác ở một cách trình bày rất, rất cần thiết (chúng tôi nhấn mạnh hai lần chữ rất,) cho những ai có ít nhiều kiến thức tân học. Nên vào trong đó để có thể thấy rằng, có một tương quan rất lớn giữa cái gọi là lộ tâm, đặc biệt là lộ sắc, lộ sắc có nghĩa là tiến trình sinh diễn của cái gọi là sắc pháp hay thế giới vật chất được đề cập đến trong A-tỳ-đàm. Ngay trong thế kỷ này chúng ta hiểu sao về thế giới đó thông qua những cửa ngõ khoa học hiện đại. Không phải chúng tôi giới thiệu trang web của mình, nhưng muốn giới thiệu đặc biệt tập giáo trình đó. Chúng tôi xin trân trọng và chân thành đề nghị tất cả các vị trong room ai dịch được thì đó là một công đức vô lượng. Ai có thể đọc, rồi lấy đó làm giáo tài trao đổi chia xẻ trong những buổi học như thế này, công đức đó cũng vô lượng.

Chúng tôi xin được trở lại câu hỏi.
-Đôi khi Xúc được chia thành sáu tức là sự gặp gỡ của sáu căn- sáu cảnh- sáu thức
- Có trường hợp Xúc được kể là hai thân xúc và tâm xúc. Thân xúc là tất cả những cái biết của năm giác quan thuộc về vật chất. Cái biết của mắt tai mũi lưỡi thân đều được gọi chung là cái biết của thân. Có dịp chúng ta đọc giáo tài A-tỳ-đàm của vị sáng lập ra trường đại học Ghositārāma (Abhidhamman mahāvijjālaya) bên Thái, trong đó Ngài phân tích rất rõ cho chúng ta thấy rằng vị trí của các căn trong thân thể chúng sinh, đặc biệt trong cõi nhân loại như thế nào. Vị trí của nhãn căn nằm ở mắt, vị trí nhĩ căn nằm ở thần kinh thính giác, vị trí tỷ căn nằm ở thần kinh khứu giác, vị trí của thiệt căn là những sợi dây thần kinh nằm trên lưỡi, vị trí của thân căn trải khắp châu thân. Cho nên khi ăn khi cắn mhầm lưỡi, lúc  bấy giờ không phải là cái biết của vị giác mà lúc bấy giờ đó là cái biết của thân, cái biết của xúc giác. Trong trưòng hợp này khi Đức Phật kể xúc thành sáu có nghĩa là Ngài muốn chẻ cho mình thấy, trong trường hợp chia làm sáu là dựa vào sáu cái function, sáu cái chức năng làm việc của thân. Toàn bộ cái gọi là ngũ uẩn, cái gọi là chúng sinh là một khối tổng hợp của sáu giác quan.

Nhưng có trường hợp Ngài chỉ chẻ thành hai, ví dụ có những lúc Uyên Minh không muốn chia chẻ nhiều nên chỉ ghi nhận đây là thân thọ, đây là thân xúc, đây là problem cùa thân , đây là problem của tâm, chỉ đơn giản vậy thôi. Nếu hôm nay chúng ta có dịp đọc chú giải Vibhanga, trong đó có giải thích tại sao có lúc Thế Tôn chia chúng sanh ra làm hai Danh-Sắc ( thân-tâm), có lúc chia làm năm uẩn, tại sao có lúc chia thành sáu xứ, chia thành 12 xứ ( 12 nhập), chia thành 18 giới. Tại sao vậy? Bởi vì tuỳ thuộc vào căn tính của chúng sinh. Có những người tà kiến nhiều nhưng trí nhanh. Có những người tà kiến nhiều nhưng trí chậm. Có những người tham nhiều nhưng trí nhanh. Có những người tham nhiều nhưng trí chậm. Có những người nhiều  nghi hoặc nhưng  trí nhanh. Có những người nhiều nghi hoặc nhưng trí chậm. Đức Thế Tôn đã tuỳ vào căn cơ của họ để chia sự hiện hữu của các chúng sanh.

Nếu quý vị tạm thời không có bản chú giải đó trong tay, có thể vào bản dịch của chúng tôi thực hiện năm 2000 tại Houston có tựa đề là “ Dòng giáo lý A-Tỳ- đàm tại Miến Điện” trong trang Buddha Sasana  của Tiến sĩ Bình An Sơn http://zencomp.com/greatwisdom/index.htm hay trong trang www.luylau.com của chúng tôi, các vị sẽ có dịp đọc qua điều mà chúng tôi vừa trình bày.

Chúng tôi xin tóm tắt  khi Đức Phật chia chẻ sự hiện hữu của chúng sinh thành sáu, Ngài cũng có chủ ý vì có những người họ cần như vậy. Có trường hợp chỉ chia thành hai thân xúc và tâm xúc. Thân xúc ở đây bao gồm sự hội tụ của căn -cảnh- thức từ nhãn…cho đến thân.

Chúng tôi xin ngừng tại đây
Namo Buddhaya

Thursday, March 18, 2021

Câu hỏi: Không làm ác không làm thiện, giờ phút cận tử ráng nghỉ cảnh giới lành để được sanh về cõi lành, có được không? - HT Chí Tâm

 Câu Hỏi: Nếu nói rằng làm thiện không sanh cõi thiên, làm ác không sanh địa ngục, mà sanh địa ngục hay cõi thiên là do giờ phút cận tử. Con xin có câu hỏi là nếu có người nghĩ như vậy nên không làm thiện mà đợi đến giờ phút cận tử ráng nghĩ cảnh giới lành để được sanh về cõi lành được không?

Minh Hạnh chuyển biên

HT Chí Tâm: Với câu hỏi này thì quí vị thử liên hệ đến cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta còn nhỏ thì sự hiểu biết của chúng ta còn kém, đến khi chúng ta có sự trưởng thành rồi thì lúc đó sức khỏe chúng ta có và trí tuệ của chúng ta cũng phát triển theo, đến khi già thì mắt tai mũi lưỡi thân và ý, những thứ này chúng ta sẽ thấy rằng mắt chúng ta mờ, tai chúng ta điếc, lưỡi chúng ta nếm vị không ngon, thân của chúng ta lại bịnh hoạn nhức mỏi, và thậm chí đến ý của chúng ta không còn nhạy bén nữa. 

Thì ở đây pháp số đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập đến là làm như thế nào chúng ta phải cố gắng huân tập thường xuyên. Giống như chúng tôi đã trình bày danh từ "Thường cận y duyên" tức là thường xuyên, thì chính cái thường xuyên này giờ phút lâm chung tâm của chúng ta mới mạnh mẽ, chứ nếu chúng ta không thường xuyên, hằng ngày cuộc sống bình nhựt ta lo làm những bất thiện pháp thì chắc chắn trong giờ phút lâm chung tâm của chúng ta rất yếu, chắc chắn sẽ bị đoạ xứ. 

Bởi vậy câu chuyện này Đức Thế Tôn dư biết rằng ông Bàlamôn đề cập đến và hỏi khẳng định rằng nếu người làm phước sau khi chết sanh lên thiên giới, và nếu Đức Thế Tôn khẳng định thì ông Bàlamôn sẽ đưa ra vấn đề là tại sao người làm phước vẫn sanh xuống địa ngục như đức vua A Dục. Đó là một vấn đề để cho chúng ta thấy. 

Nhưng Đức Thế Tôn cũng vẫn đề cập đến vấn đề người làm phước sau khi thân hoại mệnh chung sanh lên thiên giới, cũng như Sư đã trình bày câu chuyện ông Dhammikha là thậm chí đến giờ phút chưa hấp hối tức là chưa chết vẫn có sáu vị trời ở sáu từng trời đem xe đến rước ông và mong cầu ông tái sanh lên cõi của mình. 

Đó là điều rõ ràng, và khẳng định rằng chúng ta làm như thế nào cố gắng duy trì thường xuyên trong thiện pháp, thường xuyên trong chánh niệm thì giờ phút lâm chung chắc chắn tâm của chúng ta mạnh mẽ hơn và sáng suốt hơn, nhiều khi nhãn nhĩ tỷ thiệt thân chúng ta bị tê liệt, nhãn chúng ta không thấy, lưỡi chúng ta không được nếm vị ngon, và thân chúng ta v.v... không cảm giác được, nhưng tâm của chúng ta vẫn sáng suốt, chúng ta nằm đó chúng ta vẫn nắm bắt được sự tu tập. Đó là cái điều mà Sư giải đáp hơi ngắn gọn.

Wednesday, March 17, 2021

Câu Hỏi : Nếu người Phật tử không tiện xin - HT Chánh Minh giảng

 Câu Hỏi : Nếu người Phật tử không tiện xin giới, nhưng không phạm một trong những giới luật Phật thì người đó có được lợi ích không?

Minh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh: Xin thưa, dù rằng mình không vi phạm giới nhưng vẫn xin giới thì rất có lợi ích. Lợi ích như thế nào? Thứ nhất mặc dù mình biết là mình không phạm giới nhưng khi mà mình xin giới thì đó là sự nhắc nhở cho mình, và một khi nhắc nhở thì tâm thiện sanh khởi lên và khi mình xin giới và quán xét lại tất cả những giới mình không vi phạm thì tâm hân hoan sinh khởi, mà hễ tâm hân hoan sinh khởi thì nó sẽ dễ dàng dẫn chứng tới những gì mình cần dẫn chứng. Trường hợp này có một vị tỳ khưu giữ giới rất trong sạch, vị thọ thần (vị chư thiên) ở đó không hài lòng cho nên nhập vào đứa bé làm cho nó sôi bọt mép, cả nhà lo sợ. Vị thọ thần này mới nhập vào người khác nói rằng:

"Muốn trị bịnh hết thì ta chỉ cho, ngày mai có một ông Sư đi bát tới nhà thì xin ông thuốc trị bịnh ông sẽ cho thuốc thì đứa bé sẽ hết, mà nếu ông sư này nói không biết thuốc trị bịnh thì xin nước rửa bát của ông cho đứa bé uống thì cũng hết."

Qua ngày hôm sau vị tỳ khưu đi bát tới người nhà mới mừng quá vì thấy vị cứu tinh tới, đứa bé nằm mê mang bởi vì nó bị thần lực của vị Chư Thiên hành hạ nó, người nha xin trị bịnh, thì Ngài mới nói là:

"Ta đâu biết làm thầy thuốc."

Người nhà mới nói:

"Xin Ngài cho nước rửa bát của Ngài để cho đứa bé uống."

Thì Ngài cũng nghĩ nước rửa bát đâu có phạm giới gì, đâu phải là trị bịnh, bèn cho nước rửa bát đứa bé uống hết bịnh. Ngài thọ thực xong thì đi về. Chư Thiên hiện ra nói với Ngài rằng:

"Này ông tỳ khưu ông đã phá giới."

Ngài Trưởng Lão mới nói "Ta đâu có phá giới gì."

Vị thọ thần bèn nói:

"Ông mới vừa cho thuốc trị bịnh cho đứa bé, ông phạm vào giới của nhà Phật."

Vị tỳ khưu này ngồi quán xét lại thấy mình không phạm giới gì hết nên hoan hỷ vô cùng và phát triển thiền quán chứng đắc quả A La Hán.

Chúng tôi mới vừa trình bày như vậy để cho thấy rằng mình không phạm giới nhưng vẫn nên xin giới một hình thức để nhắc nhở mình, thứ hai nữa khi đó tâm thiện của mình sinh khởi lên, và khi quán xét mình xin giới mình mới không được vi phạm, không bị đứt sự trong sạch, tâm hân hoan tâm hỉ lạc phát sanh lên làm tăng trưởng phước báu chứ không phải không.

Trường hợp nói rằng "Tôi không phạm giới tôi không cần xin giới", như anh Nhân nói "Phàm nhân làm gì mà không phạm giới". Chúng tôi xin điển hình là vào thời vua A Xà Thế, bà hoàng hậu vợ vua A Xà Thế cứ mỗi nữa tháng mời Chư Tỳ khưu đến giảng đường để tụng giới bổn, thì bấy giờ Ngài Mahakhatina là một vị thánh tăng A La Hán mới suy nghĩ rằng: "Ta là người trong sạch, ta giữ giới rất trong sạch, thôi ta khỏi đi tụng giới bổn." Thì Đức Phật Ngài mới phóng hào quang xuất hiện trước mặt Ngài Mahakhatina, Ngài mới dạy rằng "Này Mahakhatina, một vị trưởng lão như thầy mà không đi tụng giới bổn thì ai là người đi tụng giới bổn, Ngài hãy làm gương cho hậu thế." Cho nên dù mình có trong sạch chăng nữa thì mình cũng làm gương cho những người khác, những người không được trong sạch, chứ không phải nói là tôi trong sạch rồi tôi khỏi cần xin giới.

Đó là những điều lợi ích, thứ nhất là mình mang tới sự lợi ích cho người chưa được trong sạch giới để họ cùng nhau xin giới, thứ hai nữa mình tự nhắc nhở tâm mình, thứ ba nữa mình quán xét giới hạnh của mình, đó là một điều rất lợi ích chứ không phải là không lợi ích./.




Tuesday, March 16, 2021

Câu hỏi: Người trí có cái nhìn về hiện tại lẩn kiếp sau như thế nào ? - TT Giác Nguyên giảng

 Câu hỏi: Người trí có cái nhìn về hiện tại lẩn kiếp sau như thế nào ?

Minh Hạnh chuyển biên

 TT Giác Nguyên: trong quá trình tu chứng hành giả luôn luôn đối diện rất nhiều thử thách đã đành, còn phải đối diện với rất nhiều cám dỗ trên đường đi. 

Có những hành giả khi tu về Tứ niệm xứ, theo kinh điển Nam tông, trước khi chứng đắc được một tầng Thánh nào đó, hành giả có thể cảm nhận rất nhiều hiện tượng kỳ lạ và hấp dẫn. Có người thấy cả thân người như được bao phủ bởi một vầng hào quang. Có người thấy toàn thân bỗng nhẹ nhàng, mát mẻ an lạc đến mức không thể mô tả bằng bút mực, bằng ngôn ngữ được. Có người nhận ra tâm trí của mình thoát nhiên sáng suốt, chợt nhận ra những điều trước đây mình chưa bao giờ nghĩ đến. Trong những trường hợp đó, nếu hành giả không tiếp tục chánh niệm tỉnh giác sẽ bị rơi vào, sẽ bị vướng kẹt trong những thành tựu nho nhỏ đó.

Thí dụ, trước đây hành thiền trước đây, mỗi lần xếp chân lại ngồi khá khá khoảng nửa tiếng, có người khá hơn ngồi một giờ, hai giờ, chúng ta cảm thấy nhức đầu gối đau lưng, có người cảm nhận như có một bầy kiến đang cắn đang đốt toàn thân của mình, nhưng từ từ đến một lúc nào đó hành giả sẽ cảm thấy rằng tất cả những cảm giác khó chịu này không còn nữa, cảm thấy thân nhẹ nhàng giống như một làn khói, hành giả cảm giác được sự mát lạnh đang bao phủ toàn thân. Có người không biết cho rằng đó là sự chứng ngộ, đặc biệt có người thấy vầng sáng phủ toàn thân mình, họ nghĩ đó là các hào quang dành cho Thánh nhân. Trong trường hợp ngộ nhận như vậy, hành giả sẽ không thể nào đi xa hơn được nữa.

Cho nên điều quan trọng trong cuộc tu là từ một người thường xuyên tu hạnh bố thí, cho đến người thường xuyên tu hạnh trì giới. Cao hơn nữa đến hạnh của một vị hành giả tu tập thiền chỉ, thiền quán. Thiền chỉ là tu tập trên 40 đề mục của thiền chỉ tịnh, thiền quán là tu tập theo tứ niệm xứ. Cho dầu đang tu tập ở pháp môn nào, hành giả luôn luôn nhận ra được chỗ khiếm khuyết của mình, luôn nhận ra được mục đích mình cần phải đạt đến và luôn hiểu rõ những gì chỉ là hoa cỏ bên đường trên hành trình mình đi đến cứu cánh giải thoát. Ngày nào chưa là Thánh nhân thì tất cả mọi thứ bắt gặp được trên đường vẫn chỉ là hoa cỏ trên lối đi mà thôi. Đã là hoa cỏ thì chúng ta có muốn lắm lắm, cũng chỉ lấy mắt mà nhìn một chút, dừng chân lại ngắm nghía một chút rồi lại tiếp tục lên đường. Bởi vì hành trình của chúng ta vẫn còn dài lắm và cứu cánh đích đến của chúng ta không phải chỉ là có chừng đó,

Ngày nào còn bị vướng kẹt trong những hoa cỏ bên đường, chúng ta không thể đi xa được, nói gì là những người không biết đạo, những người chưa từng học hỏi qua chánh pháp. Một sự thành tựu ngoài xã hội cũng rất có thể cho chúng ta ngộ nhận rằng mình là một người khôn ngoan. 

Trong bộ Puggalapannatti tức là bộ thứ tư của tạng Vi-diệu-pháp Đức Phật dạy rằng, trong đời này có những người mù mắt, có những người chột mắt và có những người sáng mắt. Người mù mắt bản thân hoàn toàn không có sự hiểu biết nào về đời về đạo. Họ không thể nào có sự hiểu biết để xây dựng một đời sống vật chất, đời sống nội tâm. Nhưng nếu một người chỉ có khả năng xây dựng đời sống vật chất hạnh phúc xem ra có lẽ  an toàn,  đầy đủ hấp dẫn, nhưng họ không biết được con đường trau dồi tâm linh của mình, không biết được hướng đi trong tương lai tức là sau khi xuôi tay nhắm mắt tắt thở rồi mình sẽ như thế nào. Họ không nghĩ đến, quan tâm lưu ý đến. Trong trường hợp đó, cho dù chúng ta có là một người thành tựu mỹ mãn trên đường đời, có được chỗ đứng trong xã hội, có khá lắm chúng ta chỉ là người hoàn tất được chặng đường trước mắt mà thôi, còn chặng đường tương lai xa xôi thật sự chỉ là chỗ đến mù mịt.

Cho nên dầu có kiếp sau hay không có kiếp sau một người sống thiện vẫn an lạc. Trong cuộc tu này trong lời dạy của Đức Phật người trí có cái nhìn về hiện tại lẩn kiếp sau nên được gọi là người sáng cả hai mắt. Những vấn đề trong Phật Pháp, cho dầu là người xuất gia hay cư sĩ, người giàu hay người nghèo, có thành đạt hay không thành đạt, lúc nào hễ còn là phàm phu dứt khoát chúng ta có vô số vấn đề phải giải quyết. Ở đây chúng tôi cố tránh chữ ngu và chữ trí chỉ dùng chữ vấn đề. Còn có vấn đề thì chúng ta phải có trách nhiệm cần thiết nhìn thấy vấn đó ngay trong bản thân của mình./.