Monday, March 1, 2021

Câu hỏi: Sự cúng dường như thế nào thì có phước?

 Câu hỏi: Sự cúng dường như thế nào thì có phước?

Minh Hạnh chuyển biên 

HT Bửu Chánh: sự cúng dường bằng cách giết thú để tế thần điều đó không mang lại kết quả lợi ích nào trong khi chỉ cần đảnh lễ một vị đă đắc Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán phước báu vô cùng to lớn. Như vậy ở đây sự so sánh giữa một người tin theo thần quyền phải dùng tới những lễ vật như thú vật và những lễ vật này mang tính phải giết hại với niềm tin như vậy chúng ta tạo thêm tội không giữ giới sát sanh.

Trong 5 giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, và không dùng các chất say. Thì giới đầu tiên là sát sanh . Và nếu như một người dùng lễ vật bằng hành động sát sanh giết hại chúng sanh để tế thần như vậy không những không có phước mà lại có tội và mang cái nghiệp sát sanh. Và nếu người nào mong cầu phước báu thì chỉ cần đảnh lễ bậc Thánh nhân bậc đã thành tựu giải thoát đã đắc Tu Đà Hoàn đã diệt trừ phiền não, Tư Đà Hàm đã làm giảm nhẹ dục ái và sân đắc. A Na Hàm đã dứt trừ dục ái và sân. Và đắc A La Hán là đã diệt tận ái sắc ái vô sắc ngã mạn phóng dật và vô minh.

Thì đãnh lễ cúng dường suốt năm cúng tế thú vật để cầu phước cả đời cũng không bằng 1/4 kính lễ bậc chánh trực. Bậc chánh trực ở đây hay là bậc chánh hạnh, là các vị Thánh nhân Tư Đà Hàm hay A Na Hàm, A La Hán.

Đề cập đến vấn đề cúng dường trong Trung Bộ kinh, bài kinh Cúng Dường Phân Biệt (Dakkhinàvibhanga sutta) Đức Phật Ngài dạy: Bố thí cho các loại bàng sanh, cúng dường này có trăm phần công đức. Bố thí cho những phàm phu theo ác giới, cúng dường này có ngàn phần công đức. Bố thí cho các phàm phu gìn giữ giới luật, cúng dường này có đem lại trăm ngàn lần công đức. Bố thí cho các người ngoại học đã ly tham trong các dục vọng, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn ức lần công đức. Bố thí cho các vị trên con đường chứng quả Dự lưu, cúng dường này có đem lại vô số vô lượng công đức. Và bố thí cho một vị trên đường để chứng Tu Đà Hườn to lớn nhưng cũng không bằng bố thí cúng dường cho vị đã đắc Tư Đà Hàm. Vị đã đắc Tu Đà Hườn phước báu to lớn rồi nhưng cũng không bằng bố thí cho vị trên đường đắc Tu Đà hàm. Bố thí cho người trên đường đắc Tư Đà Hàm phước báu to lớn không bằng Tư Đà hàm. Bố thí cho người trên đường đắc Tư Đà Hàm phước báu không bằng bố thí cho người trên đường đắc A Na Hàm. Bố thí cho người trên đường đắc A Na Hàm phước báu to lớn cũng không bằng người đã đắc A Na Hàm. Bố thí cho người đắc A Na Hàm phước báu đó to lớn rồi cũng không bằng cho người trên đường đắc A La Hán. Bố thí cho người trên đường đắc A La Hán cũng không bằng bố thí cho các bậc A La Hán phước lớn không bằng bố thí cho Phật Độc Giác Bích Chi Phật. Bố thí cho vị Phật Độc Giác phước báu to lớn rồi cũng không bằng bố thí cho cúng dường đến Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác. Cúng dường đến Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác to lớn rồi nhưng cũng không bằng cúng dường đến Tăng Chúng.

Như vậy phước báu chúng ta cúng dường chúng tôi đã nhắc lại kinh Trung Bộ Đức Phật Ngài theo thứ tự 14 đối tượng để cúng dường và theo thứ tự từ thấp lên cao.

Đảnh lễ đến các vị bậc Thánh nhân, các bậc Alahán Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác. Bậc chánh hạnh hay bậc chánh trực hay bậc Thánh nhân ở đây ám chỉ các vị đắc các quả Thánh. Ví như mình gieo một hạt giống trên một mảnh đất màu mỡ đầy chất phân chất nước trên một mảnh đất tươi tốt thì quả phúc vô cùng to lớn. Còn nếu mình gieo trên mảnh đất khô cằn chắc chắn nó không lên được nhiều khi nó chết. Muốn có sự phước báu thì mình phải gieo trên một mảnh đất màu mở tươi tốt thì chúng ta sẽ gặt hái được.

Đức Phật Ngài dạy trong kinh Đại Bát Niết Bàn trên cõi trời có nhiều vị Chư Thiên dâng hoa trời cúng dường Ngài, cũng có nhiều người đến đảnh lễ Ngài nhưng Đức Phật Ngài nói sự cúng dường đó không bằng giới hạnh của sự tu tập của chính mình. Như vậy một vấn đề khác chúng tôi muốn nói sự cúng dường bằng tâm của mình, bằng tâm định. Sự cúng dường đến một cách cao thượng đó là sự cúng dường bằng sự tu tập giới định tuệ của mỗi người chúng ta./.

No comments:

Post a Comment