Monday, February 28, 2022

Vi Diệu Pháp 16 - Tâm Tịnh Hảo - TT Sán Nhiên

 Tâm Tịnh Hảo - Vi Diệu Pháp 16 - TT Sán Nhiên

Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 16" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

TT Sán Nhiên: Hôm nay chúng ta học qua phần Tâm Đại Thiện Tịnh Hảo.  Trong bảng nêu chi pháp, bắt đầu hàng thứ 7 trở xuống là những tâm tịnh hảo, những tâm trong sạch, tốt đẹp, khỏe mạnh, lợi ích và khôn khéo, những tâm này cho quả an vui. 

Tâm tịnh hảo, hay cũng gọi là tâm Sobhana, có 5 ý nghĩa:

- Tốt đẹp

- Khỏe mạnh

- Khôn khéo

- Lợi ích

- Quả an vui.

Khi ta nói ngược lại là những tâm vô tịnh hảo, cũng có 5 ý nghĩa:

- Xấu xa

- Bệnh hoạn

- Làm vụng về

- Bất lợi

- Cho quả khổ đau

Như vậy, Tâm Vô Tịnh Hảo tiếng Pali là Asobhaṇa còn gọi là Tâm Bất Hảo có 5 ý nghĩa là những gì xấu xa.

 Tâm Tịnh Hảo có 5 ý nghĩa ngược lại là có những gì là tốt đẹp. Đó là 5 ý nghĩa sai biệt nhau. 

Bây giờ ta đi vào chi tiết, Tâm Tịnh Hảo có 3 chức năng là: 

- Tâm thiện, có 8

- Tâm quả, có 8

- Tâm duy tác, có 8.

Ở đây ta đi qua 24 tâm tịnh hảo nhưng chỉ biết về dục giới nên gọi là Tâm Dục Giới Tịnh Hảo. Cõi dục giới là những cõi liên hệ với vấn đề lục dục.

Lục dục chúng ta được biết có 6:

- Sắc,

- Thinh,

- Khí, 

- Vị,

- Xúc,

- Pháp.

Đó là những gì liên quan đến lục dục, những gì thuộc về cõi dục giới là còn liên quan tới 1 trong 6 cảnh dục này. 

Khi qúi Phật tử lên cõi trời sắc giới, những lục dục này được cắt bỏ. Các vị Phạm Thiên sắc giới và vô sắc giới sống trong an trú thiền định, họ hưởng phước báu từ thiền định mà họ tu tập từ cõi người sau khi chết không bị hoại thiền họ được sanh về cõi trời sắc giới những phước báu của họ vẫn được hưởng.  Họ chỉ dùng hai loại duy nhất là sắc và thinh, còn khí, vị và xúc thì họ không dùng tới. Các vị Phạm Thiên ở cõi trời sắc giới, vô sắc giới không nghĩ tới vấn đề ăn uống, họ không còn nghĩ tới vấn đề vui chơi lạc thú như ở những cõi trời chư thiên ở dục giới. 

Ở các cõi trời Chư Thiên dục giới như Tứ Thiên Vương lên tới, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Xuất Đà, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại, là 6 cõi trời an vui của dục giới, họ còn hưởng đầy đủ dục lạc như cõi người của mình, nhưng những trạng thái dục lạc đó một cách vi tế không có thô thiển như cõi nhân loại của mình, nhưng họ vẫn còn có hưởng, họ vẫn còn ăn uống như thường chứ họ không có khác biệt với con người chúng ta. 

Nhưng ở cõi trời Sắc Giới, Vô Sắc Giới các vị Phạm Thiên hưởng những phước báu của Chư Thiên ở tại nơi đó, họ hưởng phước báu của thiền định, họ được an lạc không lo nghĩ về ăn uống sinh hoạt nữa, và có tuổi thọ lâu dài.

Do đó, gọi là cõi dục giới là những cõi còn liên hệ đến lục dục. Nhưng qúi Phật tử sẽ đi tới cõi Sắc Giới, cõi Vô Sắc Giới, xa rời tất cả các dục lạc đó, bắt đầu bỏ dục lạc con người. Như chúng ta cũng vậy, khi chúng ta còn sống trong cõi người, chúng ta cũng còn lo ăn, lo sinh hoạt, vui chơi thoả thích, cái thường quen của con người, thì cái đó sẽ cho chúng ta có chủng tử  trở lại kiếp người dễ dàng.

Qúi Phật tử muốn ra khỏi cõi trời, ra khỏi cõi nhân loại, thì bắt đầu không sinh hoạt giống như cõi người, những gì vui chơi cõi người, ta nhàm chán, hoặc ta không thấy hoan hỉ, không thấy gì đáng thích thú, thì tâm tánh qúi Phật tử bắt đầu chuyển. 

Khi tâm tánh qúi Phật tử chuyển như vậy thì qúi Phật tử bắt đầu có chủng tử hướng qúi Phật tử đi về đâu? 

Như bây giờ qúi Phật tử muốn về các cõi trời dục giới như cõi Tứ Thiên Vương hay Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Xuất Đà, thì những cõi đó là những phước lạc thiện, những phước báu họ đã tạo, thì những cái họ muốn được hưởng ở cõi nhân loại cõi người này, họ bắt đầu làm những việc thiện để được phước báu đó.

Thí dụ, như họ thích; xả thí, trì giới, tham thiền, họ không còn muốn đờn ca xướng hát hay những vui chơi thoả thích ở cõi thế gian này nữa, bắt đầu họ đi ra lên cõi trời đó hưởng các phước báu của; bố thí, trì giới, tham thiền, họ bắt đầu đi tiếp, họ hưởng những cảnh đó, nhưng cảnh đó họ hưởng với trạng thái vi tế an lạc không có trạng thái thô thiển như cõi nhân loại. Nhưng tâm của họ vẫn còn đi tới con đường an lạc của các cõi trời mà ở cõi nhân loại này họ đã vun trồng cái chủng tử họ đã có tạo ra.

 Khi đó cách sống của họ ở cõi nhân loại bắt đầu thay đổi, họ không thích ăn uống thô thiển như con người, họ sống về tinh thần nhiều hơn, thì lúc đó bắt đầu họ tách ra cái gì mà nó thô thiển của thế gian này, vì sắc thân này, bắt đầu bớt, bớt lo, những cái đó giống như họ dọn mình  trong trạng  thái trong sạch, trong suốt nhẹ nhàng, và thảnh thơi thoải mái, họ đi tới cảnh an lạc hơn.

 Còn những người mà từ trẻ tới già không thay đổi, sống theo kiểu tập khí ăn uống thường quen và cũng đòi hỏi những nhu cầu của con người, thì họ đi từ người trở lại người, có thể là người trở xuống thấp hơn, ở bốn cõi khổ thú là như vậy đó.

Thì khi con người quyết định do nơi tâm lý của họ, thí dụ như một ngày nào đó họ cảm thấy không còn thấy thích hợp sinh hoạt gì nữa, bắt đầu muốn lánh xa dần sự phức tạp thường ngày và muốn đến thế giới riêng của mình, trong sinh hoạt hàng ngày mà họ không tiếp xúc nữa là họ đã có hướng đi của mình rồi, và bắt đầu đi, đi theo hướng nào? Họ đi theo cái hướng của họ đã chọn lựa một trong hai hướng đi như ta biết, hướng đi không muốn giống loài người thì họ sẽ đi trong thiền,  họ muốn đi giải thoát. 

Chúng ta thấy có 5 điều ở đây:  Lợi ích, tốt đẹp, khôn khéo, khỏe mạnh, quả an vui.

- Họ đi tìm cái gì lợi ích cho họ, và không đi tìm cái gì bất lợi cho họ, là họ hướng ra đi của họ. Cái gì mà có lợi ích họ đi tìm tới, còn cái gì họ thấy bất lợi không lợi ích, họ tách ra, họ lánh xa từ từ.

- Còn cái gì thấy tốt đẹp họ đi tới, họ không đi tới cái gì gọi là xấu xa thường quen của nhân loại, họ bắt đầu tách ra.

- Họ đi với trạng thái khôn khéo của họ chứ họ không đi với trạng thái vụng về tâm lý của họ. Sư không nói vụng về về tay chân nhưng họ vụng về tâm lý của họ, họ không khôn khéo, họ tính cho có lợi ích thì cách đó họ trở lại là người. Người có khi vụng về, có khi cũng có sai lỗi, có những thiếu xót thì bắt đầu đi theo chủng tử đó cho người đó. Nhưng mà đối với người khôn khéo họ bắt đầu tách ra, họ làm việc khôn ngoan cho chính họ, họ khéo léo vun tròn những hành động của họ để cho họ bắt đầu hoàn chỉnh. 

- Khi mình có những năng lực của mình khỏe mạnh, không có bệnh hoạn mệt mỏi, không có ham thích vui trong đó.

- Rồi từ đó con người ta thấy được an vui, còn nhìn thấy con người ta mà bí xị buồn thì người này quá người rồi không có cơ hội làm trời cơ hội giải thoát đâu. 

Chính vì vậy mình phải dọn đường đi, qúi Phật tử phải chuẩn bị. Sư muốn nói mình càng học giáo lý của Đức Phật qua những lời dạy của Đức Phật mình có được quyền chọn lựa con đường mình đi chứ không có ai bắt buột mình, mình không nên để mất cơ hội quyền lựa chọn đó một cách thù thắng riêng của mình. 

Như trong quan hôn tang tế đời sống xã hội ngoài đời, qúi Phật tử có thể phải tham dự vào các việc như quan hôn tang tế, vấn đề ma chay, đám cưới lễ hỏi, qúi Phật tử bị chi phối đủ thứ vấn đề. 

Nhưng, ta phải có sự khôn khéo dành riêng cho mình một góc kẽ nhỏ trong đời sống của mình, con đường đi của mình, thì đó gọi là khôn khéo. 

Chứ đừng chi phối cả cuộc đời của mình đắm chìm trong trạng thái cho hết vào việc quan hôn tang tế của xã hội này, mình sẽ trở lại làm người. Mà phút giây không thanh lọc được tâm mình tốt đẹp, mình có khi xấu xa buồn phiền trong đó thì tuột xuống bốn cõi khổ thì uổng lắm.

 Mình ráng nhìn lên thì ta đi tới thiên rồi ta mới đi tới giải thoát. Ta phải đi từng bước như vậy đó. 

Tác ý phải khôn khéo, phải mạnh, phải khỏe, phải dứt khoát để mình đi tiếp chứ không để bị lui sụt hay chễnh mãng. Phải có trạng thái khôn khéo để  có lợi cho chính mình, từng phút giây trôi qua mất đi chúng ta không lấy lại được nữa, từng phút giây trôi qua rất mau. Mình phải có góc nhỏ riêng của mình, góc nhỏ đó là góc nhỏ tâm linh mà tâm linh khôn khéo sáng suốt để mình được hưởng lấy sự thanh lọc tâm của mình để mình lên cõi trời, đi đến giải thoát. 

Khi biết được Phật Pháp, hiểu được giáo lý, và hiểu được điều đạo đức, hay biết được phước báu để mình đón nhận nắm bắt được thời cơ đó chứ không bỏ qua cơ hội được. Trong khi đời sống hàng ngày mình còn bị dính qua 6 cảnh; sắc, thinh, khí, vị, xúc, nhưng mình phải có một góc riêng của mình, sắc cũng có, thinh cũng có, khí cũng có, vị cũng có, xúc cũng có, pháp cũng có, đã sống trong thế gian này thì "cư trần bất nhiễm trần", còn trong thế gian này thì còn dính bụi, do đó mình dính bụi nhưng trong trạng thái mình phải có góc nhỏ khôn khéo của mình, phải có hướng đi riêng của mình, đừng bỏ mất, làm cái gì cũng phải có một góc nhỏ khôn khéo tâm linh của mình để thanh lọc điều lợi ích con đường đi của mình có ý nghĩa và có giá trị và hữu ích cho quả an vui cho chính mình.

Con người mình có hai hướng đi rõ ràng. Đức Phật Ngài nói: "Tâm không hướng về thiện thì tâm hướng về bất thiện ngay" tâm ta không nghĩ điều lành thì tâm ta nghĩ điều xấu liền, không cách nào bỏ trống tâm tư mình dễ dàng cho qua đi, chúng ta còn sống trong dục giới.

 Ở cõi Trời Sắc Giới, cõi Trời Vô Sắc Giới, họ không có điều kiện đi tìm cái gì xấu để nghĩ tới để mà hại người khác, không có thì giờ, không có cảnh đó để mà nghĩ ra nữa, họ chỉ có những pháp thiện trong con người họ tu để mà họ đi tới thôi. Tuy nhiên, họ không tránh được con đường suy nghĩ sai lệch hay còn gọi là tà kiến, như Phạm Thiên Baka đã cho rằng ông ta sống lâu trên cõi Trời Sắc Giới, ông nghĩ ông đã đạt Niết-bàn tại nơi đó, nhưng Đức Phật nhìn thấy ông có tà kiến, tại vì tuổi thọ lâu chứ không phải là giải thoát. Đức Phật Ngài lên độ vị Phạm Thiên Baka. Đức Phật Ngài giải đáp được tà kiến của ông ta, tuy nhiên các vị Phạm Thiên không có một cái gì mà gọi là hại ai hết.

Các chư Thiên Dục Giới thì khác. Câu chuyện 30 vị tỳ khưu nghe lời Đức Phật tu tập thiền định đi vào trong rừng già tu, nhưng vì các vị tỳ khưu không nghĩ tưởng tới những vị mộc thần.

Các vị mộc thần sống trên cây cảm thấy bất tiện nên tìm cách làm cho chư tỳ khưu không còn ở được và phải ra đi. Đêm đêm các vị thọ thần làm đủ cách để phá khuấy không cho chư tăng ở yên hành thiền.

Chư vị tỳ khưu thấy khó an trụ tâm trong tình trạng như vậy nên trở về chùa bạch lại tự sự với Đức Thế Tôn.

Đức Phật dạy chư Tăng bài Kinh Karaṇīyamettasutta - Kinh từ bi để đảnh lễ chào hỏi tất cả chúng sanh ở đâu thì nghĩ tới chúng sanh đó, và khuyên 30 vị tỳ khưu này trở lại ngay địa điểm trước rồi cùng đọc lên bài Kinh này khi vào rừng. Chư Tăng làm theo lời dạy.

Những tư tưởng Từ Ái an lành được ban rải ra, thấm nhuần bầu không khí trong toàn khu rừng. Các vị thọ thần ở khắp nơi trong rừng nghe Kinh cảm thấy thanh bình an lạc, phát tâm kính mộ chư Tăng, và kể từ đó thay vì khuấy nhiễu làm trở ngại, tận tình hộ trì và nâng đỡ chư Tăng.

Do đó những vị chư thiên dục giới cũng chưa thanh tịnh, trừ khi các chư thiên bồ tát đắc chứng đạo quả Sơ Nhị quả người ta gọi là Thất Lai hay Nhất Lai ở cung trời Tusita Đâu Suất Đà, những vị đó an trú trong sự thanh tịnh của đạo quả của bậc Thánh nhân bây giờ trở thành chư thiên ở trong trạng thái lo tu tập họ không nghĩ tới chuyện hù nhát ai thì hàng chư thiên đó mới đặc biệt thôi mà còn ở trong Dục Giới Thiên còn ở các cõi trời khác Đao Lợi, Tứ Thiên Vương, hay là Dạ Ma, hay Hóa Lạc Thiên, Hóa Tự Tại, họ có đầy đủ hết lục dục mà họ đang hưởng.

Những gì mình đang hành động, tâm mình đang nghĩ tới nó sẽ chạn lại nơi cảnh giới mình sẽ đi. Thí dụ như qúi Phật tử thấy mình thường hay chọc ghẹo phá người nào đó thì qúi Phật tử sẽ gặp lại y chang như vậy. Những cái đó là những gì mình đang tạo ra, mình có chủng tử từ nơi tâm mình nghĩ tới, do tâm mình tạo ra hết.

Tâm mình tạo ra 3 hướng đi, và tâm có đối tượng của nó:

- Tâm tạo ra hướng về thân. Lúc đó, thân đi đến đối tượng của thân.

- Tâm tạo ra hướng về lời. Lời đi đến đối tượng của lời, nó tương xứng với lời.

- Tâm tạo ra hướng về ý. Ý đi đến đối tượng của ý nó hiện bày ra.

Từ nơi tâm mình đang nghĩ về đối tượng thì nó hình thành ra thân, lời, ý. Rồi từ đó thì mình cũng đi, mình đi từ nơi đối tượng của mình có 3 hướng là nhân, thiên, và giải thoát, Sư không nói tới 4 con đường ác đạo, tuy nhiên tâm mình vẫn có những đối tượng mình hướng tới đó. Tâm của mình khi nghĩ tới cái gì xấu xa không có lợi thì tâm minh xa rời cõi người, nghĩ cái gì xấu xa mà không có lợi là tâm mình bắt đầu ra khỏi vị trí con người. 

 Đức Phật nói con người có 2 hướng vừa xấu vừa tốt. Nếu một ngày mà tâm qúi Phật tử chỉ nghĩ cái gì toàn là xấu, không có một lời nói nào  hành động thân lành mạnh trong sạch tốt, đó là chủng tử đưa mình đi 4 đường ác đạo, ngày đó, phút giây đó, mình đã tạo chủng tử xấu. 

Thí dụ, buổi sáng mình làm việc tốt, chiều làm việc không tốt, hay sáng mình làm việc không tốt, chiều mình làm việc tốt, tức là có phút giây đó, giờ đó, mình tạo chủng tử người, vừa tốt vừa xấu là chủng tử người. 

Nhưng, ngày qúi Phật tử làm từ sáng tới tối đều làm việc tốt, điều lành, điều thiện, điều lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho tất cả chúng sanh, lợi cho tất cả thế gian, thì ngày đó mình có chủng tử của thiên. 

Khi qúi Phật tử đang đi tới con đường thiện đó nhưng không muốn hưởng, qúi Phật tử nói"tôi làm việc tốt  tâm tôi muốn ra đi giải thoát" lúc đó chủng tử bắt đầu ra khỏi nhân thiên và đi tới giải thoát.

Giải thoát đi đến góc độ nào? Giải thoát đi đến góc độ phải là ẩn sĩ. Giái thoát lúc đó là phải thu thúc lại, giải thoát lúc đó là phải tránh chứ không có ra ngoài nữa, lúc đó trạng thái của người đó là muốn giải thoát ra, là ẩn sĩ rồi. 

Họ làm việc thiện mà họ còn ở trong đời lúc đó là được sanh thiên. 

Nhưng khi họ làm việc thiện họ muốn là ẩn sĩ, là họ muốn giải thoát. 

Thí dụ, vị Sư đi khất thực ngang qua qúi Phật tử để bát cúng dường thực phẩm để vị Sư thọ thực xong thì qúi Phật tử vô ngồi thiền tu tập tâm linh liền. Nhưng khi qúi Phật tử vô ngồi thiền liền, thì mình đã làm việc thiện, xả thí, rồi mình trở vô tu thiền về tâm linh, đó là ẩn sĩ liền. Chứ còn trạng thái nhìn thấy Sư đến mình để bát, rồi coi Sư đi ra sao, đi tới đâu, rồi nghĩ đời sống Sư đó ra sao, đứng nghĩ miên man là mình trở lại người. Còn mình hoan hỉ với phước mình hồi nãy để bát ông Sư chắc Sư dùng chắc vui lắm, đó là sanh cõi trời. 

Những việc làm đó là mình có chủng tử thiện, qúi Phật tử ngồi nghiệm lại nhìn lại mình có biết bao nhiêu cái chủng tử trong đời mình đã tạo ra rồi mình quên mất. Giờ mình biết rồi mình không tạo nữa, cái gì đáng làm thì mình tạo, cái không đáng làm không tạo nữa gọi là khôn khéo, mình làm như vậy đó là mình có nhiều lợi ích, mà lợi ích đó là từng ngày từng phút giây. 

Năm ý nghĩa: Tốt đẹp, Khỏe mạnh, Khôn khéo, Lợi ích, Quả an vui,  này do tâm mà có, cái tốt đẹp là đối tượng, khỏe mạnh là tối tượng, khôn khéo là đối tượng của tâm, lợi ích là đối tượng của tâm, quả an vui tầm cầu nghĩ tới là đối tượng của tâm, lúc đó mình mới ra thân, lời và ý. Đó gọi là 5 đối tượng của tâm. 

Trong 5 đối tượng bắt ngược lại: xấu xa, bệnh hoạn, vụng về, bất lợi, quả khổ đau, mình sẽ đi tới con đường đó. Thí dụ 

Mình đi chợ mua thực phẩm xong muốn về nhanh để còn đi lo chuyện khác, nhưng có người lái xe trước xe mình họ chạy chậm thì mình khó chịu tâm mình sân. Tại sao mình phải sân, mình không giữ được tâm mình, mình đang chạy theo đối tượng vụng về và bất lợi, khi mình thấy thì mình ngừng lại, còn không mình sân lên, mình phát ra từ thân, lời và ý, mình bung ra thì con đường mình đi là đi xuống quả khổ.

Thiền sinh: Thưa Sư, theo Sư nói muốn giải thoát thì ẩn sĩ, thì trong việc đóng góp làm viêc thiện mình để ẩn danh được không?

TT trả lời: Để ẩn danh không được. Chữ "ẩn sĩ" không phải là mình phải ẩn danh, khi mình đóng góp tiền làm từ thiện mình không cần ẩn danh.  Ngày Đức Phật Ngài, và các Sư bây giờ cũng vậy, sau khi nhận thọ thực của ai thì Ngài phải chú nguyện cho người đó, Ngài chia phước cho, một người cúng dường mà đề là ẩn danh thì không được, mình không muốn nhận là chuyện của mình, nhưng phải có tên có tuổi để nhà Sư chú nguyện và chia phước tới. 

Nếu một người làm phước cúng dường mà để ẩn danh, thì nhà Sư đó đang bị là ẩn khuất, bị bức xúc, họ không có nhu cầu đi tìm nhưng họ bị búc xúc là họ đang thiếu nợ, không biết làm sao chia phước cho người đã cúng dường đến mình.

 Qúi Phật tử làm phải có s khôn khéo, có lợi ích cho ta và lợi ích cho người, chứ qúi Phật tử không làm trong trạng thái vụng về mà bất lợi cho ta và bất lợi cho người, như vậy mới làm cho người được quả an vui không bị quả khổ đau. 

Có người còn đề là vô danh, thì khi Sư chia phước gặp những người đề vô danh thì Sư đọc là Nguyễn văn A, Nguyễn văn Soài, Nguyễn văn Mít liền thì làm sao Sư thiếu nợ người đó, mà gặp lúc đó người đó là người đàn bà mà Sư đọc là Nguyễn văn A, như vậy là lộn tên rồi, thì ông Nguyễn Văn A ông hưởng mà cái bà làm việc thiện đó không hưởng, rồi bà nói "tôi làm việc thiện cả đời làm phước mà tôi ẩn mà sao tôi khổ hoài vậy?" Tại vì cái phước bà làm nhưng bà không nhận được mà ông Nguyễn văn A ông nhận hết rồi. Giống như cô cho Sư một cái thùng quà cái Sư hồi âm cho người đã cho nhưng mà đi lộn địa chỉ.

Nên qúi Phật tử phải có sự suy nghĩ khôn khéo mà lợi ích cho ta cho người, nhất là đối với nhà Sư, đối với những vị mà người ta chăm chỉ người ta lo tu tập, người ta tìm thấy pháp chứ người ta không lo bận rộn nhiều chuyện thế gian, người ta cầm tờ ẩn danh phải đi tìm cái tên ẩn danh này, lúc đó rớt vô trạng thái một người "không chân dung". Qúi Phật tử phải tránh né những trường hợp đó.

Thiền sinh: Thưa Sư, khi Sư đi khất thực, người Phật tử cúng dường thì Sư có chú nguyện liền không?

TT trả lời: Qúi Phật tử có quyền lắm, Chư Phật Độc Giác các Ngài không có thuyết pháp, không độ ai hết, không có đệ tử, các Ngài tự tu tự chứng tự đắc đạo quả tự giải thoát, không có hàng đệ tử như là Đức Phật toàn giác hay là Thinh Văn Giác, tuy nhiên với thân giáo của Ngài các vị đó làm cho mình một điều lợi ích nhưng khi mình để bát cho các Ngài, mình đều được qúi Ngài chúc phúc, mà qúi Phật tử không dùng phút giây đó để mình nguyện thì cũng được, cái đó là mình muốn bỏ, nhưng mà mình muốn tiến tu thì mình cần, tại vì nếu như kiếp đó mình chưa đắc đạo quả mình phải nguyện, nguyện đến đạo quả Niết-bàn, các Ngài sẽ chúc phúc cho mình, thì mình phải có lời nguyện ở đó nếu không mình không có cơ hội. 

"Tất cả con đường nước đều chảy từ sông ra biển" thì cũng như tất cả từ nơi thân, lời, ý của người đang làm ra được chảy đều về cho người có phước báu đón nhận được điều đó có, qúi Phật tử phải nguyện liền đừng để mất cơ hội. Những cái đó là tác ý khôn khéo. Qúi Phật tử phải có những cái tác ý khôn khéo. Bố tát phải có tác ý khôn khéo, nếu không tác ý khôn khéo sẽ bị trôi lăn liền, tại vì bồ tát là nghĩ tới chúng sanh, nhưng vị bồ tát phải có góc nhỏ cho chính tâm linh cho mình để mình được giải thoát, rồi sau đó họ đòi lại của chúng sanh, phải tính cả hai chiều, đối với những người bồ tát tính cả hai chiều, qúi Phật tử tính có một chiều thôi cho chính mình mà thôi, nhưng mà đối với vị bồ tát tính hai chiều cho chúng sanh là cho hết nhưng mà cho chính mình thì cho tất cả, phải lấy hết tất cả con đường đạo quả giải thoát cái đó người bồ tát phải làm hai chiều hướng đi mà không khôn khéo là rớt ra ngoài liền. 

Những cái đó gọi là tâm biết đối tượng, mà cái đối tượng này khôn ngoan tại nơi đây, mà vụng về thiểu trí cũng tại nơi đây để, hiện bày ra thân đi theo đối tượng đó, hiện bày ra lời đi theo đối tượng đó nói lên, để hiện bày theo ý nghĩ suy theo con đường vụng về hay khôn khéo từ nơi tâm hướng tới nhắm tới và đạt tới, qúi Phật tử sẽ thấy điều đó.

Hôm nay chúng ta học qua bài Tâm Tịnh Hảo.

Sư muốn qúi Phật tử nhìn thấy góc độ bỏ qua những gì gọi là bất thiện, tham, sân, si, để qúi Phật tử không còn phải bận tâm lo nghĩ những điều mình đã từng có tham, từng có sân, từng có si, đó đã là quá khứ. Quí Phật tử chỉ nhìn tới những cái tịnh hảo, nhìn tới những gì là thiện hảo, những gì trong sạch tốt đẹp ngay bây giờ Phật tử bắt đầu làm nên cái tâm mình hướng tới đó. Còn những gì mà đã qua thì chúng ta vì vô minh hay không hiểu biết, giờ ta đã biết ta hiểu, không có ngồi nhớ lại những điều đó, chúng ta phải đi tới tiếp tục nữa với những tâm tịnh hảo cho lợi ích cho chính mình.

Khi ta còn tâm dục giới thì còn ảnh hưởng trong lục dục: sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp.

 Khi ta nhìn thấy một con người thì ta nhìn qua lăng kính đang nhìn thấy đây là sắc, thì lúc bấy giờ qúi Phật tử sẽ không có hiện bày lên trạng thái thiện và bất thiện. 

Nhưng khi nhìn thấy con người mà không nhìn qua lăng kính đây không là sắc mà đây là người thì qúi Phật tử sẽ thấy thiện và bất thiện.

 Khi qúi Phật tử nhìn thấy đây là con người thì qúi Phật tử đang nhìn thấy ở góc độ của thế gian hiệp thế. Nhưng khi qúi Phật tử nhìn thấy một con người với góc độ là sắc là nhìn ở góc độ siêu thế. 

Khi qúi Phật tử thấy người là sắc thì qúi Phật tử chỉ thấy là sắc, như nhìn một cành hoa nó chỉ là sắc, nhưng đằng sau cảnh sắc đó là cành hoa đó qúi Phật tử thích muốn hái, thì qúi Phật tử đang thấy sắc này là ở trong trạng thái của thiện trong cái bất thiện của mình. Sắc này là sắc hiệp thế do con người ở trong cõi dục giới ta có nghĩ tới.

Khi mình nghe được âm thanh để hiểu ý nghĩa, qúi Phật tử làm theo ý nghĩa đó hay qúi Phật tử hưởng ý nghĩa đó (nghe thuyết Pháp), hay qúi Phật tử nghe một âm thanh đó ở trạng thái thích và không thích  hai cái ý nghĩa nó khác. 

Qúi Phật tử trả lời cho Sư nghe, qúi Phật tử nghe âm thanh trong trạng thái hiểu nghĩa thuần túy để mà biết, còn qúi Phật tử nghe âm thanh để mà thích, cái nào qúi Phật tử chọn. 

Qúi Phật tử nghe Sư hỏi câu hỏi đó thì qúi Phật tử sẽ ra được con đường mình đang nghĩ tới.

Nghe âm thanh của Sư nói để hiểu, còn nghe nhạc thì bài thích bài không thích. Thế thì nghe nhạc thích là mình có tâm thích nghe nhạc thì mình mới có trạng thái thích nghe nhạc. 

Như vậy thì, khi qúi Phật tử nghe một âm thanh để thích và không thích thì âm thanh không còn trạng thái để hiểu nghĩa, qúi Phật tử đi sâu hơn nữa do chính mình đang đặt trong âm thanh đó rồi. Còn mình nghe để hiểu nghĩa thì mình không đi vô sâu.

 Sắc cũng vậy, khi qúi Phật tử nhìn thấy sắc để hiểu được nghĩa nhưng mà là trạng thái dừng lại. Qúi Phật tử ở trạng thái nhìn thấy sắc mà còn thích hoặc không thích trong cái sắc đó nữa là qúi Phật tử bắt đầu đi vô sâu trong lãnh vực của mình vào cảnh sắc đó, cảnh sắc đó làm cho mình đi vô sâu cảnh sắc đó. Đi vô sâu là hiệp thế, còn nghe để mình  hiểu nghĩa là siêu thế.

Thiền sinh: Thưa Sư, nếu nghe để hiểu nghĩa thì cái đó đã là đi sâu rồi?

TT trả lời: Nghe để hiểu nghĩa thì đâu có gì là đi sâu đâu, như Đức Phật nói pháp: "Thế gian là vô thường" mình nghe là mình hiểu rồi, đâu có gì là sâu đâu, còn ví dụ, "thế gian là vô thường" mà mình nghe mình thấy thích ghê nha, thì là có chuyện gì sai sai.

Sư trở lại nói với qúi Phật tử. Khi qúi Phật tử ăn thì qúi Phật tử muốn ăn ngon hay ăn để chỉ biết là ăn thôi, ăn để có sức khỏe để tu tập. Thực tế thì những cái đó là tâm qúi Phật tử đang đi vô trong cảnh của mình qua; thân, lời, ý. 

Nhìn qua góc độ hành thiền cũng vậy, khi nhìn vô sâu thì thấy tất cả đều là sự không hợp tác giữa thân và tâm, hai khối đó không hợp tác trong con người của ta. Khi người tu ngồi thiền nhìn cho sâu vào thân tâm, thân ta muốn cái này tâm ta muốn cái kia, có khi thân muốn cái kia mà tâm ta muốn cái này, làm cho thân tâm không hợp tác với nhau. Ta nhìn thấy hai góc độ đó khi ta ngồi thiền. 

Nhưng thật ra thân và tâm lúc nào cũng vậy khi mình vô sâu. Mình muốn nhìn vô sâu hơn cái thân này nó không hợp tác với tâm của mình. Mình thấy tâm này khó chịu khi nó không hợp tác với thân này, rồi mình đi sâu đi sâu một hồi mình ở trong đó luôn, mình ở trong cái khó chịu không hợp tác của thân và tâm của mình.

Con đường mình sẽ đi, nó sẽ đưa mình đi tới chỗ mình đã chọn, còn con đường nào mình quyết định đi mà không đi theo trạng thái mình sẽ đi theo quyết định mình đã chọn nó sẽ ra con đường nó dắt mình tới chỗ mình sẽ đi tới, hai cái đó hoàn toàn khác.

 Qúi Phật tử đi với trạng thái cho thấy cảnh được biết thì qúi Phật tử sẽ đến với trạng thái mình đã biết, qúi Phật tử đi với trạng thái không biết thì nó sẽ đến đón nhận với trạng thái khách quan của chính nó đang có.

Như vậy thì lục dục, ở cõi Dục Giới khác với cõi Trời Sắc Giới, khác với cõi Vô Sắc Giới không có trạng thái vô sâu trong cái thấy. Còn ở cõi Dục Giới thấy mà còn vô sâu trong đó để mà thấy để mà hưởng lấy cái thấy của mình bỏ qua uống lắm, mình đi sâu vô nữa gọi là dục giới. 

Dục là gì? là đeo níu, bám níu, khao khát muốn hưởng lấy gọi là dục, còn sắc giới chỉ thấy sắc thôi chứ không có dục ở trong đó gọi là sắc giới. 

Còn đi đến trạng thái Vô Sắc Giới là không còn muốn nhìn thấy gì nữa, vậy thì ở đây, trong một ngày qúi Phật tử chia làm ba giai đoạn có khi buổi sáng muốn có dục giới, buổi trưa muốn sắc giới, chiều tối muốn vô sắc giới, tối ngủ mà nằm mơ thì trở lại dục giới, còn ngủ không có mơ là đã đến Niết-bàn. Một ngày qúi Phật tử đi qua những giai đoạn mà không kiểm soát được tâm của ta, thì qúi Phật tử thấy con đường nó đi như vậy đó, nhưng mình kiểm soát tâm thấy mình đi vòng vo trong Tam Giới, mà đừng có phải đi qua tam giới 31 cõi trời hay 31 cõi thế gian này qúi Phật tử nhìn lại tâm mình đã đi trong vòng đó một ngày như vậy đó, một ngày qúi Phật tử đã đi trong 31 cõi như vậy.

Như vậy, qúi Phật tử đi tới thân, lời, ý, sau khi hiểu đối tượng. Hay là qúi Phật tử đi tới đối tượng mà không tới thân, lời, ý, là do qúi Phật tử quyết định mà thôi, không ai làm cho qúi Phật tử hết. 

Nếu qúi Phật tử đi tới thân, lời, ý, là do đối tượng yếu mà thân, lời, ý nó mạnh, còn nếu qúi Phật tử đi tới đối tượng thôi mà không đi tới thân, lời, ý, thì do thân lời ý chưa đủ mạnh lôi qúi Phật tử ra, thì qúi Phật tử đang ra với góc độ vô sắc giới và giải thoát, qúi Phật tử không đi tới trạng thái dục giới hay gọi là sắc giới còn đang có những hình ảnh tác động mình lôi cuốn theo nó.

Có một vị tỳ khưu đi theo 500 vị tỳ khưu trên con đường Đức Phật về Kushinagar. Đức Phật Ngài sắp sửa viên tịch Niết-bàn, các vị tỳ khưu đi trong tâm trạng ảo não buồn phiền, có một số vị tỳ khưu thanh tịnh trong sáng nhìn thấy các pháp đang hiện bày Đức Phật sắp sửa viên tịch Niết-bàn tại Kushinagar. Những vị tỳ khưu trong sạch thanh tịnh đó là những vị Thánh Tăng, nhưng con số phàm Tăng thì buồn, trong đó có một vị tỳ khưu không đi theo đoàn mà tách ra đi riêng vào ngồi trong một cái lều. Câu chuyện đó 500 vị tỳ khưu thưa với Đức Phật là: 

-  Có một vị tỳ khưu tách ra khỏi đoàn không đi theo Đức Phật tiễn đưa Ngài ra đi Niết-bàn về Kushinagar, vị tỳ khưu đó không có tôn kính Đức Thế Tôn. 

Đức Phật nói:

- Như Lai không phải là đối tượng của vị tỳ khưu đó, mà tâm của vị tỳ khưu đó đang muốn thanh lọc, đó là đối tượng của vị tỳ khưu đó phải đi tìm, Như Lai không phải là đối tượng mà vị tỳ khưu đó đi tìm.

Đức Phật nói rõ cho chư tỳ khưu như vậy. Có những người đi theo để nhìn thấy Đức Phật, trạng thái đó là đối tượng của mình, và đánh mất đi đối tượng chính thức của mình là tâm thức mình đang cần có, mà những cái gì mình chạy theo là trạng thái theo đối tượng của bên ngoài, chứ không phải là đối tượng tâm linh mình đang cần có.

Do đó, đối với 500 vị tỳ khưu trình lên Đức Phật thì Đức Phật nói đối tượng của Như Lai chưa phải là đối tượng tâm thức mà vị tỳ khưu đó đang chọn, người đó muốn Niết-bàn là đối tượng vị tỳ khưu đó đang đi tới, nên người đó tách đoàn đi riêng. 

Nếu như, qúi Phật tử đi theo đoàn 500 vị tỳ khưu đến Kushinagar để chứng kiến Đức Phật Niết-bàn trong khi qúi Phật tử vẫn còn là phàm tăng, vì đối tượng là Đức Phật lớn hơn của mình, chính mình không coi trạng thái giải thoát của mình lớn để mình nhìn thấy Đức Phật Ngài ra đi, mà Ngài đã xong rồi, Ngài ra đi là cái chuyện Ngài Phải có, thì có mặt mình hay không có mặt mình Ngài cũng phải đi tới đó, nhưng mình lại lo cho chính Ngài mà không lo chính mình, cái đó đối tượng đó thân ta hành động theo Ngài, lời ta nói theo Ngài, ý ta nghĩ về Ngài mà ta quên tâm ta là đối tượng của mình.

Khi qúi Phật tử nhìn thấy sắc, sắc đã có, qúi Phật tử muốn sắc đó là của mình qúi Phật tử đang đi theo cái sắc đó, sắc của nó mà giờ qúi Phật tử muốn hay không muốn, của nó mà, cũng như Đức Phật vậy thôi, qúi Phật tử tiếp tục đi tiếp với nó thì sắc nó lôi qúi Phật tử đi theo, mình thích cái đó.

Hết bài nhạc mình buồn, thinh là thinh của nó mà, nhưng qúi Phật tử muốn cái đó của mình, mình ở trong đó thì qúi Phật tử bắt đầu đi theo đó đi ra cái quyết định của mình. 

Do đó, mình đang ở trong dục giới là bị bám giữ níu lấy, mình bám nó, nó bám mình, nhện bám lấy lưới nhện, mà lưới nhện bám con nhện không buông bỏ, hai cái đó kết hợp với nhau, mình ở trong đó. Qúi Phật tử sẽ nói cái nhà giữ chân qúi Phật tử hay là qúi Phật tử cũng dính mắc vào trong căn nhà này qúi Phật tử không ra.

 Đó là dục giới rất là thông cảm, mình không chấp, nhưng mình hiểu được, do đó một ngày qúi Phật tử sẽ có Dục Giới, một ngày mình thấy Sắc Giới, một ngày Vô Sắc Giới, có khi một ngày mình chia làm 3 thời; Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới, con người mình một ngày như vậy cho vui, nhưng khi qúi Phật tử sẽ thấy 3 cái đó mình có đi nữa cũng không bằng giải thoát, ngày đó mình an tịnh, mình buông nó ra, không giữ lại những cái đó, qúi Phật tử giữ cái gì của ta có? nó là của nó mà.

Sư kể qúi Phật tử nghe một câu chuyện là có một anh chàng thanh niên đó 15 tuổi ở Biên Hòa là người Thiên Chúa giáo nhưng anh ta có một trạng thái ma nhập. Một buổi tối lúc 12 giờ khuya anh giựt sập cái tủ trang trí đồ pha lê của cha mẹ rồi anh ta dẫm lên những mảnh kiếng đó, chân bị mảnh kiếng cắt máu chảy đầm đìa. Gia đình đi mời ông cha ở nhà thờ gần đó đến đọc kinh Thánh, nhưng anh ta cứ ngồi cười cười. Gia đình mới nói đi mời Sư, Sư lúc đó còn trẻ lắm (cách đây cũng 20 năm rồi). Sư bắt ghế ngồi nhìn thấy nó là sắc thôi, nếu qúi Phật tử nhìn vô sâu nữa sẽ bị nó lôi đi theo nó. Nghe thinh là thinh thôi chứ không đi vô sâu nữa. Nó bắt đầu cười giỡn la hét, Sư làm như không biết, Sư ngồi im ru, cha mẹ nó nói sao Sư ngồi im ru vậy, Sư nói: 

- "Đâu cần làm gì đâu, nó muốn làm gì để cho nó làm nhưng tới sáng nó không được về, nó phải  ở đây với anh chàng này".  

Tại vì Sư đọc kinh siết  nó ở trong đó rồi, Sư ngồi im ru, nó thì cười cười, nó cười thì kệ nó, mình thấy sắc thôi, tới 4:30 sáng nó đi không được, nó nói cho nó về, Sư không trả lời, nó năn nỉ cho nó về, Sư không trả lời, nó nói không cho nó về là đánh chết đó, Sư không trả lời, muốn đánh thì đánh, tới 5 giờ sáng mặt trời mọc rồi cái nó hoảng kinh, vì nó có bè bọn nó phải về chỗ của nó, ở đây không phải của nó nên nó phải về. Tới phiên Sư hỏi nó: 

- "Giờ có muốn về không?"

Nó nói "muốn về", 

Sư hỏi: "từ bỏ chưa?"

Nó trả lời: "từ bỏ"

Sư hỏi: "muốn trở lại tối mai không?"

Nó trả lời: "không?"

- "Tại sao?

- Tại mai Sư còn ở đây đâu dám trở lại"

- "Hứa không?"

- "Hứa"

Thế là  Sư cởi ra cho nó về. Mình đâu có giữ nó, mình tháo ra cho nó đi về với bọn của nó. Còn chàng thanh niên đó ở lại với cha mẹ, băng bó vết thương và chàng thanh niên trở lại bình thường.

Qúi Phật tử sẽ thấy, nếu qúi Phật tử đi vô sâu thì nó không có gì của mình hết cả, của nó, mình thấy pháp mình mới chữa được nó, mình trị được nó, mình giải quyết được nó, chứ mình đem cái đó vô mình thì không phải của mình làm chi, nó có nhóm bọn của nó, ngay cả con người đó nó cũng phải có nữa mình cần chi mà giữ, những cái đó mình nhìn pháp là như vậy đó.

Tê, nhức, mỏi, đau, nó có bè bọn của nó mình không cần đi tìm nó, và nó đi về với bè bọn của nó mình nhìn thấy nó thôi, nhưng mình nhìn vô sâu trong nó, nó dắt mình theo bè bọn của nó, mình đi vô trong đó nó đánh mình chết, mình ở trong vị trí của mình và, của nó là của nó không đem về làm của mình, mình không muốn nó vô của mình nữa hai bên biệt lập hoàn toàn. không đi chung đường với nó được.

Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy cái pháp đi như vậy đó. Những cái đó là pháp hành, những cái đó mình biết mình nhìn thấy được thì mình mới giải quyết được còn không thì mình chỉ trên lý thuyết về pháp học chơi vậy thôi.

Qúi Phật tử không thể nào sống hết cả cuộc đời, một cái hoa hồng đem vô mình cắm trên bàn thờ Phật xong mình nhìn vô đó, bông hồng đẹp quá, mình không thể sống cùng nó được, nó là của nó và nó sẽ ra đi với chính nó và tính chất của nó đang có, mình không giữ được của nó, nó đi theo nó.

Âm thanh cũng vậy, nghe thích hay không thích là do mình đặt vô và của nó chính của nó. Khi trời mưa phát âm thanh ra tiếng sấm sét gầm thét rú hét lên của nó qúi Phật tử muốn giữ nó hay hoảng hốt sợ hãi cũng không làm được gì, của nó là của nó.

Do đó những cái mình phải hiểu được nắm bắt chỗ đó chính xác.

Mùi hơi, vị, xúc, của nó, những cái đó mình muốn làm thêm nữa cũng không được, chính nó có nhiêu đó, nó cho mình nhiêu đó, mình có duyên với nó và nó có duyên với mình, chứ nó không có cho, qúi Phật tử đừng có nói là nó cho, không có, có duyên với nó mình gặp nó và nó gặp mình, chứ trạng thái duyên của nó là cái duyên của chính cái duyên đó nó cho mình, hết rồi thôi không có nói gì khác hơn.

Những cái đó gọi là Tâm Tịnh Hảo, còn những cái ngoài Tâm Tịnh Hảo thì gọi là Tâm Vô Tịnh Hảo.

Thiền sinh: Thưa Sư, nếu như vậy thì những người có nghề nghiệp họ vui thích trong việc làm của họ, họ để tâm vào việc làm, thì cái đó có phải là trở thành tâm bất thiện không? bởi vì mình thích mà mình để tâm vô, nó vẫn là nó, nhưng khi mình làm với đam mê thì có phải là dích mắc không?

TT trả lời: Dục có ba:

1) Tham dục (ái dục Taṇhāchanda) tức là sự mong muốn dính mắc, sự mong muốn thuộc về tham ái.

2) Tác dục (Kattukamyatāchanda) tức là sự mong muốn thuộc duy tác, sự muốn không thiện, không bất thiện, như vị A-la-hán muốn đi, muốn đứng, muốn nằm, muốn ngồi, muốn thuyết pháp v.v..

3) Pháp dục (Dhammachanda) tức là sự mong muốn thuộc thiện pháp, sự mong mỏi làm điều lành, mong mỏng việc tu tập.

Qúi Phật tử sẽ thấy đối với công ăn việc làm hay tại công sở mình đang làm là qúi Phật tử làm với trạng thái tác dục chứ không thể làm trong trạng thái tham dục trong công việc làm tại công sở mình được. 

Con đường tu của mình không phải sống với Tác Dục, mà phải sống với Pháp Dục của mình, không phải là sống với Tham Dục và Tác Dục, hai cái đó rõ ràng. 

Công việc trong công sở mình làm không có trạng thái nào mà có Tham Dục trong đó hết, mà là trạng thái Tác Dục, mình đi làm để mình sống, cái đó không gọi là đam mê được, bổn phận trách nhiệm làm với Tác Dục, không dính mắc trong Tham Dục.

Mình phải hiểu là dục có 3, mình phải hiểu được cái dục đó để xem khi mình làm việc gì thì nó thuộc loại dục nào. 

Không ai đi làm việc nghề nghiệp trong Tham Dục hết mà là làm trong Tác Dục, sống để mà làm, làm để mà sống, đó là Tác dục chứ không có Tham dục trong đó.

Còn tu là mình phải Pháp dục, tại vì mình cầu pháp để mình được giải thoát khỏi khổ trong đời này, mình chỉ đi theo pháp thôi, đó không phải là đam mê trong Pháp, không phải là tham trong Pháp. 

Do đó quí Phật tử sẽ thấy có những tác ý khôn khéo, nếu không có khôn khéo mình sẽ vụng về trong sự tác ý của mình, trước đối tượng không có khôn khéo thì mình sẽ đi theo thân, lời, và ý của nó, qúi Phật tử không có đối tượng là tâm thì qúi Phật tử sẽ đi theo thân, lời, và ý, con người mình không chịu thiếu và không bao giờ thấy là đủ do đó mình cứ chạy đi tìm những gì của mình có và chưa có, cái đó là mình đang đi ngoài Tâm, chứ không phải trong tâm.

Sư nói nó đơn giản như vậy qúi Phật tử thấy không. Qúi Phật tử phải nhìn thấy cái đó gọi là pháp, mà Pháp chứ không phải là Ý, nếu qúi Phật  tử đi xa vô là Ý là có "tôi", còn pháp nó chỉ là nó thì đó là "cảnh".

Thiền sinh: Thưa Sư, mình đi làm mình thích việc làm thì theo con hiểu ý Sư nói rằng là mình làm để sống, mình không để cảm xúc mình vô đó giống như mình cứ đơ đơ, còn nếu mình thích quá thì mình chặt ngay đó phải không?.

TT trả lời: Pháp thì có Pháp thiện và pháp bất thiện, còn tác dục là muốn làm chứ không có trạng thái đeo níu để làm, việc thiện mình muốn làm để được trọn vẹn thì đó là tác dục, còn mình làm việc thiện này để mình dính vô được thưởng, được khen, được hưởng gì trong đó thì từ tác dục rớt vào tham dục. 

Qui Phật tử đi làm việc công sở, đi giúp đỡ một người, làm bất cứ việc gì trong bệnh viện như y tá, bác sĩ, kỹ sư, công nhân, làm trong trạng thái tác dục, cuộc đời này cho chúng sanh trong việc thiện mình đang làm, chứ không phải cho chúng sanh để mình được hưởng, để có mình trong đó, đó là tham dục. Qúi Phật tử phải cẩn thận, qúi Phật tử muốn làm việc thiện nhưng việc thiện này cho nó vun tròn phát triển đó là việc thiện đang làm, nhưng không để mình dính mắc trong đó không ra được, mình còn phải đi nữa. Bác sĩ có một tác ý giúp bệnh nhân một ngày 24 tiếng đồng hồ sống trong bệnh viện không về nhà, sáng mở mắt ra là vô trong bệnh viện làm việc suốt tới tối rồi không muốn về nhà hết bệnh nhân này đến bệnh nhân kia làm hoài thì đó là tác dục.

Ở đây, Sư muốn trở lại; sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, là của nó, không phải của mình, vì nó là lục dục, nó có chất dính, chất bám, chất lôi kéo, chất giữ lấy, nên nó mới là dục, qúi Phật tử phải nhớ như vậy, khi qúi Phật tử đụng vô chất keo nó có chất dính, không thể nào qúi Phật tử nói keo đụng vô không dính tay qúi Phật tử được, khi nào không có chất dính nó chỉ là sắc thôi, còn nó dính là dục.

Cuốn phim qúi Phật tử đang coi chỉ là sắc thôi, hết phim đứng lên ra về, nhưng mà còn quay lại coi nữa, coi nữa, thì đó không phải là sắc nữa mà là dục.

Khi Sư còn ở VN, một lần trong chuyến đi hành hương từ Sàigòn ra Hà Nội, trên xe anh tài xế có cuốn băng casset nhạc trong đó có bài "chiếc áo bà ba". Sư ngồi ngay cái ghế đằng trước, kế bác tài xế. Bài hát "Chiếc áo bà ba" cứ hát xong bài đó Sư quay băng lại để nghe lại, và cứ như vậy, không cho chạy qua bài hát khác. Có bà ni sư nói: "Thưa Sư, chiếc áo bà ba rách nát rồi mà Sư cứ quay băng trở lại" cứ chiếc áo bà ba và bến Ninh Kiều mà nghe tới nghe lui không chán, nghe từ Sàigòn đến Hà Nội có mỗi một bài, nghe hoài nhưng không thuộc vì nó chỉ là thinh thôi, không đem vào thì làm sao thuộc được, cái bà Ni Sư: "Con lạy Sư, Sư cho qua bài khác được không?" Sư nói: "Không, chỉ một bài này thôi, không qua bài khác". Anh tài xế nghe hoài một bài muốn khùng luôn, giờ chỉ có tắt là hết nghe, chứ không qua bài  khác. 

Nên qúi Phật tử thấy là cắt như vậy mới hết được, còn không cứ để nó hát mà Sư ngồi ngay đó là Sư bị tra tấn. 

Đó qúi Phật tử thấy không, nó không phải của nó nhưng mà nó muốn cho của nó do đó nó đòi, còn mình không cho thì nó phải buông là "tâm phục khẩu phục", nhớ đời luôn, biết là đi với Sư là không được nghe nhạc.

Do đó, qúi Phật tử nhìn thấy cái bảng viết là sắc, tay Sư để vô tay rớt xuống, còn nếu đây là dục tay Sư để tay vô là dính, nếu Sư níu vào cái bảng khi mỏi tay thì cái tay cũng rớt, đó là tịnh hảo (tâm tịnh hảo là tâm không bám víu vào; sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp).

-----------------------------
Còn tiếp phần ÌI

Wednesday, February 16, 2022

Vi Diệu Pháp 15 - Tâm Duy Tác (tiếp theo) Tâm Vô Nhân - TT Sán Nhiên

 Tâm Duy Tác (tiếp theo) - Tâm Vô Nhân - Vi Diệu Pháp 15 - TT Sán Nhiên

Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 15" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

TT Sán Nhiên: Thường thường làm việc gì mình luôn luôn có tác nhân tạo tác, thì tác nhân đó sẽ làm cho chúng ta có mãnh lực tạo tác nghiệp, tuy rằng làm với nguyện Balamật chúng ta cũng có tác nhân, đó là tác nhân cầu giải thoát.

Phải cẩn thận, không khéo qúi Phật tử đứng trên một lần ranh giới giữa bên đây là hiệp thế, bên kia là siêu thế, điều đó hết sức là vi tế, bên đây là ranh giới của hiệp thế, bên kia là ranh giới của siêu thế, ở đó qúi Phật tử phải có sự sáng suốt.

Chính đó là vô si, khi ta làm một hành động gì đừng có si mê, phải sáng suốt và rõ biết và khi chúng ta làm được điều đó chúng ta phải gạn lọc lại tri kiến, một cái kiến thức, một cái kiến chấp, những sự suy nghĩ của mình được gắng bó tại đó quyết định theo đó làm, cái đó là mình bị si mê. 

Chính tại: cái thói quen, cái tri thức, cái kiến chấp, hay là một mãnh lực gì nó tạo ra mà mình nghĩ là mình đang làm một việc làm Balamật. Qúi Phật tử phải cẩn thận. 

Qúi Phật tử có ý thức giác ngộ trên con đường cầu được giác ngộ và giải thoát, thì qúi Phật tử đã là bồ tát rồi. Có những người nghĩ bồ tát phải là cái gì cao siêu, cái gì xa vời với trạng thái ngoài tầm tay mà con người chúng ta không thể làm được, chỉ dành cho một cá biệt một người, một nhóm người nào đó họ mới làm được. Không phải vậy. Ý thức giác ngộ, ý thức sự thức tỉnh, ý thức sự giải thoát thì lúc đó ta đang là vị bồ tát. 

Chữ "Bodhisattva" Đức Phật Ngài nói rõ nghĩa là "Giác hữu tình" là chúng sanh có ý thức giác ngộ mong cầu được giải thoát, người đó là bồ tát. Chứ bồ tát không là một danh từ để định nghĩa một cá nhân, nhưng bồ tát đó là để mình nói rõ hành động của một chúng sanh có sự ý thức giác ngộ. 

Do đó có một số người suy nghĩ là chữ bồ tát đó để dành cho một cá nhân người nào, đó hay một đối tượng nào đó, một chúng sanh nào đó, có tánh cách siêu phàm hơn trạng thái ta đang có mà ta đang làm được. Không định nghĩa như vậy được.

Qúi Phật tử có lòng thương người, thấy chúng sanh đang lầm than đau khổ, qúi Phật tử giúp chúng sanh đang đau khổ lầm than đó là qúi Phật tử đang có ý thức của vị bồ tát cứu khổ cứu nạn cứu chúng sanh đang bị đau khổ lầm than đang cầu xin sự cứu khổ. Một con chó ra đường bị xe cán gãy 2 chân đang nằm rên la, qúi Phật tử ẵm nó vô săn sóc băng bó  lo lắng, đó là qúi Phật tử đang làm việc của vị bồ tát. Chứ không có gì gọi là xa xôi diệu vợi của một đối tượng nào đến, qúi Phật tử không làm được điều đó mà qúi Phật tử làm được. 

 Như thế, khi ta làm biết là làm, qúi Phật tử làm những cái gì qúi Phật tử biết làm như: bố thí, trì giới, tham thiền, cung kính, hoan hỉ trong thập thiện, làm trong trạng thái biết vì tạo ra phước báu, đó là thập phúc hành tông (Puññakiriyāvatthu), qúi Phật tử làm 10 điều đó có nhiều phước báu. 

Phước báu đó là phước báu gì; Phước báu nhân thiên, phước báu giải thoát. Không có hạn chế trong vấn đề phước báu mà không có nói ranh giới của phước báu ở đâu, từ vựng Puññakiriyāvatthu định nghĩa là nhân sanh ra phước báu hay con đường tạo ra phước báu chứ không nói phước báu gì, trong từ ngữ Đức Phật Ngài nói rõ như vậy, không có nói rõ đó là phước báu của nhân thiên hay phước báu giải thoát.

 Vậy thì khi chúng ta nói nhân sanh ra phước báu là chúng ta đã biết 10 pháp thiện, nhưng tác ý ta muốn có phước báu loại gì thì ta đã biết 3 loại phước báu là; người, trời, giải thoát. Thì qúi Phật tử phải nắm cái ý nghĩa đó, từ đó ta gọi là tác ý vô si tỉnh giác, trước khi ta hành động, đang gọi là tu tập tạo ra hành động.  

Có 3 loại bố thí, bố thí những gì trong ta, bố thí những gì ngoài ta, và bố thí những gì cao qúi.

- Bố thí những gì trong ta, ta có ta cho ra, đó là một cách bố thí.

- Bố thí những gì ngoài ta, ta có ta cho ra, đó là loại bố thí thứ hai.

- Bố thí những gì cao qúi.

Qúi Phật tử thấy bố thí 3 loại như vậy là 3 bậc thượng, bậc trung, bậc hạ. Thì cái gì trong ta, cái gì ngoài ta, 2 trường hợp đó làm qúi Phật tử suy nghĩ. Bố thí những gì trong ta làm ta vui thích, bố thí gì ngoài ta làm ta được khen ngợi tán tụng, bố thí ngoài 2 cái đó là bố thí cao thượng cao qúi.

Những cái đó là những cái trạng thái Vô Si Tỉnh Giác, qúi Phật tử có tỉnh giác trong việc làm chuyện đó, không làm gì bất thiện, qúi Phật tử có sự sáng suốt chánh niệm, biết làm việc đó không làm trong trạng thái bất thiện  sẽ có Hữu Lý Tỉnh Giác, Thích Nghi Tỉnh Giác, Thông Hành Tỉnh Giác. 

Nhưng qúi Phật tử không có Vô Si Tỉnh Giác là qúi Phật tử rớt trong trạng thái một là vị kỷ, hai là vị tha, trong khi qúi Phật tử đang làm việc thiện đó.

Chúng ta đi tiếp, chúng ta đang học về Duy Tác, thì qúi Phật tử phải khai thác chữ Duy Tác này, chúng ta đi tới trạng thái Duy Tác này là qúi Phật tử coi chữ Duy Tác là những hành động thôi.

Như vậy thì duy nhất hành động bởi một tác ý tác động, không vì cho tôi, không vì cho ta, không cho người, không cho ai cả, chỉ có pháp mà thôi, ta làm được điều này ta có duy tác, không vì cho tôi, không vì cho người, tôi chỉ làm vì pháp. 

Trong bộ Chú Giải giải thích, trong lời dạy của Đức Phật, Ngài nói Đức Phật Ngài là Toàn Tri Diệu Giác biết hết tất cả mọi việc trên thế gian này, và Đức Phật Ngài nói trong con người chúng ta có một vị Phật Toàn Tri Diệu Giác đó là Tâm Khai Ý Môn. Phật đã thành, Phật chưa thành, Ngài nói là Ngài là "Phật đã thành". Mình khai thác Tâm Khai Ý Môn mình sẽ là "Phật sẽ thành".

 Nên Đức Phật nói Ngài là Phật Toàn Tri Diệu Giác, Ngài biết tất cả trong mọi chúng sanh trong con người chúng ta cũng có một vị Phật Toàn Tri Diệu Giác là Tâm Khai Ý Môn. Khai thác được cái đó, tác ý trong đó, lộ ý môn ta hiểu, lộ ngũ môn ta hiểu, tác ý tại đó.

Tâm Khai Ý Môn, chúng ta không bỏ qua một cơ hội, một viên ngọc qúi nhất của con người chúng ta ở Tâm Khai Ý Môn là được, ta mở cửa lộ nào cũng phải có Tâm Khai Ý Môn hết, mở cửa lộ ý cũng phải Tâm Khai Ý Môn, lộ cửa Đổng Lực của tâm Lộ Ngũ Môn cũng phải Khai Ý Môn mở cửa cho Tâm Đổng Lực là Khai Ngũ Môn làm việc, thì chúng ta làm trật một cái là hư hết cả hai ý môn và ngũ môn, giác hay là mê, tỉnh hay là mê đều do Tâm Khai Ý Môn, mà ta làm được là Duy Tác Phàm Phu, nếu tu được thì thánh tại nơi đó.

Chúng ta hiểu một cách sơ sài thì uổng phí lắm, chúng ta phải khai thác Khai Ý Môn của mình, Khai Ý Môn là cái Ý của mình rất là quan trọng (thiện hay ác là do cái ý) nó mở được lộ ngũ nó mở được lộ ý, nó tạo ra nghiệp ngũ môn, nó tạo luôn nghiệp của ý môn, giác hay không giác, tỉnh hay là mê tại nơi đây, giác ngộ là duy tác phàm phu còn không là chúng ta ở phàm phu tục tử.

Khai Ý Môn là mở cửa Lộ Ngũ Tâm Đổng Lực, Khai Ý Môn mở cửa Lộ Ý cũng của Tâm Đổng Lực.

Trong lộ trình Tâm Lộ Ý Môn là Khai Ý Môn xong là tới Tâm Đổng Lực liền, nó không qua Tâm tiếp thâu, Tâm thẩm tấn. 

Còn Lộ Ngũ Môn thì Tâm Đổng Lực là Tâm Đoán Định xong là qua Tâm Đổng Lực liền. Tâm Đổng Lực có là bởi Tâm Đoán Định. Đoán Định là Khai Ý Môn, nó đứng trước của ngõ của mỗi dòng tâm thức đổng lực, mà mình làm sai việc gì là tại đó hay đánh giá thấp kém vì cái đó, hay ta vun bồi duy tác phàm phu cũng tại nơi đó, Tâm Khai Ý Môn làm hành động phàm phu tục tử liền.

Thiền sinh: Thưa Sư, là con người bình thường thì ai cũng có một lúc thì tâm sẽ nghĩ đúng tâm mình rất thiện, nhưng mà đôi khi vì môi trường sống nó khác, khi mà nó khác thì tự nhiên tâm thiện của mình nó không trổi dậy ngay lập tức, thì có một thời gian thí dụ như mình suy nghĩ lại thấy là mình không nên nghĩ như vậy, thì lúc đó mình có làm ra nghiệp không?

TT trả lời: Làm ra nghiệp rồi, đó là nghiệp cũ mình đã làm rồi, sau đó mình nhớ lại thì mình có trạng thái hối tiếc hay hối hận hay là buồn lo, thì cái đó bỏ qua một bên, nhớ lại rồi hối hận là tốt rồi, thức tỉnh rồi, giác ngộ rồi, hiểu biết rồi, nhưng đừng để nó chi phối mình nữa mà mình phải đi tiếp, đi tiếp, không nghĩ lại chuyện đã xảy ra, gọi là câu sanh nghiệp chứ không làm tạo thêm nghiệp nữa. "quá khứ không truy tầm, tương lai không ước vọng, chỉ sống trong hiện tại mà thôi". 

Qúi Phật tử đừng có lo, với góc độ đó là qúi Phật tử đang làm vì pháp, còn nếu qúi Phật tử nói quá khứ mà qúi Phật tử truy tầm thì qúi Phật tử có cái tôi trong quá khứ, và tôi ở trong vị lai thì qúi Phật tử không sống trong pháp, qúi Phật tử đánh mất cái pháp đang hiện tại cần phải nắm bắt chứ không phải là "tôi" có mặt trong đó. 

Qúi Phật tử phải nhớ:

- Tôi cần phải nắm pháp, chứ không phải là tôi cần có mà tôi có pháp đó.

 Hai cái đó khác.

- Khi việc thiện đến, thấy việc thiện đến Phật tử làm, chứ không cần nói là "tôi phải làm". 

Thì qúi Phật tử ra khỏi pháp "tôi" mà qúi Phật tử chỉ thấy "pháp" mà thôi.

Như hồi nãy Sư nói qúi Phật tử không cần phải nhắc mới làm, tại khi nhắc thì là có "tôi" trong đó, còn qúi Phật tử thấy "pháp" mà, đứng lên là làm liền thấy là làm liền thì cái đó là "pháp" chứ không phải là "tôi" mà cũng không phải vì "người", đó là Duy Tác Phàm Phu với Tâm Khai Ý Môn mở cửa Đổng Lực của Ngũ Môn hay là Ý Môn cũng y như vậy. Chúng ta ra được chữ Duy Tác, tính cái đó có chủng tử rồi đó, thì trong cái Đổng Lực đó là qúi Phật tử đang là "pháp" chứ không phải "tôi ta" trong đó, từ đó tiếp tục đẩy cái dòng chủng tử đó trôi qua góc độ của một Duy Tác, đi tiếp nữa, chứ Phật tử không có trạng thái để mà đón nhận nữa, ra khỏi cửa ngõ, ở lại thì kẹt ở trong đó.

 lộ trình tâm  



Lộ Ngũ Môn:

- Đầu tiên là, Tâm Khai Ngũ Môn.

- Kế đến là, Tâm Nhãn Thức.

- Kế đến là, Tâm Tiếp Thâu.

- Kế đến là, Tâm Thẩm Tấn.

- Kế đến là, Tâm Đoán Định là Tâm Khai Ý Môn.

- Kế đến là, 7 Tâm Đổng Lực.

Tâm Đoán Định là Tâm Khai Ý Môn, nó nằm ngay cửa ngõ vô Tâm Đổng Lực, để nó quyết định cái Đổng Lực này làm theo sự quyết định của nó xong rồi mới đưa qua nó, Đổng Lực làm theo nó.

Cô thư ký hay là cô y tá cầm vô đưa ông bác sĩ nói người này bị bịnh này thì ông bác sĩ cứ theo hồ sơ đó mà làm, ông bác sĩ không có đi theo người bệnh nhân nữa, tại vì sau khi kiểm tra xét xong đủ thứ các bệnh lý như thử máu, thử nước tiểu v.v..  rồi thì ông bác sĩ chỉ coi hồ sơ đó mà cho thuốc chứ không cần thử lại bệnh lý nữa, nếu như hồ sơ bệnh lý ghi nhầm của người khác thì bác sĩ không biết vì chỉ coi theo hồ sơ bệnh lý chứ không coi người bệnh, thấy cái đó là pháp.

Lộ Ý Môn:

- Đầu tiên là, Tâm Khai Ý Môn.

- Kế đến vô 7 Tâm Đổng Lực. Không có tiếp thâu, thẩm tấn, đoán định, mà vô trực tiếp ngay đó.



Tâm Khai Ý Môn bắt ngay vô Đổng Lực, không cần đợi tiếp thâu, thẩm tấn, đoán định, qúi Phật tử phải nhận xét đó, mà khi mình nhận xét mình phải ý thức đó gọi là Ý Thức Giới  nắm bắt tại đó.

Qua lộ trình tâm thì chức năng Khai Ý Môn quan trọng, đứng ở hai cửa ngõ đều là đổng lực cả mà hai cửa ngõ đó đều tạo tác nghiệp cả, 

vậy thì nghiệp nào chúng ta đang nói, thân nào chúng ta đang có, lời nói nào chúng ta đang hiện bày đều cẩn thận bởi Tâm Khai Ý Môn đưa tới tất cả. Đức Phật nói:

- "nghiệp chính mình tạo ra, chính đó là tài sản của mình, chính đó là nơi nương tựa của mình, chính đó là thân bằng thân quyến của mình." 

Hãy biết nhận lãnh trách nhiệm trong từ mỗi suy nghĩ và hành động của mình, ngay lúc đó qúi Phật tử giác ngộ rồi, có tỉnh giác rồi, và hiểu Vô Si Tỉnh Giác ở nơi đó. 

Ở đây Sư muốn nói điểm lộ trình tâm. Trước khi vô Tâm Đổng Lực, Tâm Khai Ý Môn của Lộ Ngũ hay Lộ Ý, hai cửa đó đều quan trọng cả. Chính điểm đó chúng ta cần suy nghĩ? Khai ý môn ở đâu? Khai ý môn như thế nào? Khai ý môn trong ta và đó là duy tác phàm phu, mà nói duy tác phàm phu bởi cái gì? Duy tác phàm phu vô nhân là nó là vô tham, vô sân, vô si.

Khi ta nói Duy Tác Vô Nhân là: không tham, không sân, không si, không có nhân tương ưng với nói, nhưng nó có nhân sanh ra nó. 

Như vậy thì, ở nơi Khai Ý Môn là Tâm Duy Tác Phàm Phu mà ta có, tại sao vừa vô đến Tâm Đổng Lực ta lại: có tham, có sân, có si, hay là ta, có vô tham, vô sân, vô si? 

Có một sát na thôi, nó là Duy Tác Phàm Phu mà vô đây là Đổng Lực tạo ra nghiệp, có tham, có sân, có si, có vô tham, vô sân, vô si, nhân tương ưng liền ngay đó, mà nó còn là dị nghiệp, hậu nghiệp, hậu hậu báu nghiệp, mà Tâm Khai Ý Môn trước cửa ngõ là vô nhân mà sau lại là Tâm Hữu Nhân? Tại vì bị mất chánh niệm, bị thất niệm

Thí dụ, đứa bé vừa sinh ra đời cha mẹ bỏ nó vô chùa, từ trong chùa nó học với các vị thầy vị sư nó không có chuyện gì phải tiếp xúc với đời, vậy mà nó vừa ra ngoài đời có một chút thì nó tham, sân, si, chửi tục, làm việc xấu.

Một tâm Duy Tác Vô Nhân mà kế bên một Tâm Đổng Lực Hữu Nhân, nó không có kẻ hở sát na mà nó liền khít nhau.

Là khi qúi Phật tử làm việc thường ngày qúi Phật tử bị thất niệm, có tỉnh có mê. Thì đó là đang trạng thái biết rồi trạng thái mê.

Như vậy, ở đây nó đó mình theo đó, cửa ngõ Khai Ý Môn chưa tạo nghiệp, qua đến Đổng Lực thì tạo nghiệp, vậy thì nghiệp duyên làm cho mình làm ra nghiệp báo trở lại. Như vậy thì ở tại đây qúi Phật tử biết nó có nghiệp duyên nó lôi qúi Phật tử trở lại "tôi" với "người". nghiệp duyên là dị thời nghiệp "tôi" và "người". Trước mắt là con người của mình hay là pháp , khi nó ở trong chùa thì nó là pháp, nó ra ngoài đời thì nó là có "tôi" nó đem chuyện đó vô trong chùa "người dạy nó".

Do đó ở đây là mình bị dính chỗ này (Tâm Đổng Lực), qúi Phật tử không có đứng lại được ở đây (Tâm Khai Ý Môn) qúi Phật tử đi vô trong mãnh lực của nghiệp duyên (Tâm Đổng Lực) thì qúi Phật tử trở lại thân kiến, ngã mạn, vô minh, ái dục, mất Duy Tác Phàm Phu Vô Nhân của mình, qúi Phật tử trở lại Tâm Đổng Lực Hữu Nhân tạo tác nghiệp báo.

Khi qúi Phật tử ngồi thiền, pháp đến, lúc bấy giờ qúi Phật tử nhìn thấy pháp và qúi Phật tử thấy pháp của pháp (không có "tôi" trong đó) thì qúi Phật tử sẽ đi tiếp theo Duy Tác Phàm Phu của Tâm Khai Ý Môn mở cửa Đổng Lực đi tiếp luôn. Còn nếu như qúi Phật tử đứng tại nơi đó qúi Phật tử suy nghĩ pháp này thì qúi Phật tử bị giao động bởi pháp này như; tê, nhức, mỏi, đau, thì qúi Phật tử bị theo cái; tê, nhức, mỏi, đau, qúi Phật tử không thấy được Vô Thường, Khổ, Vô Ngã không thấy pháp mà thấy "tôi" trong đó, thấy người mình trong đó.

Khi qúi Phật tử ngồi thiền hay qúi Phật tử đang đi thiền hành, quí Phật tử phải cẩn thận, khi pháp nó đến nó không phải là "người" không phải "tôi" không phải "ta" không phải là pháp thuần thôi, không phải của "người" không phải của "tôi", vô thường không phải của "tôi", vô thường không phải của người mà chỉ là "pháp" thôi, nhưng qúi Phật tử nói cái này là của "tôi" thì lúc đó qúi Phật tử không thấy được pháp Vô Thường.

Qúi Phật tử đang ngồi thiền bình thường rồi đi tới tê, bình thường này là tôi đang bình thường. Rồi tới tê, tôi đang thấy tôi đang bị tê, sau giai đoạn này là vô thường, qúi Phật tử đi xuống ra đổng lực, qúi Phật tử thấy pháp. Qúi Phật tử thấy bình thường này cái tâm qúi Phật tử đang thấy bình thường, đang ngồi thấy êm ái thích hợp khỏe, mà thấy nó tê là qúi Phật tử đang đi ra khỏi  chứ qúi Phật tử không thấy sự vô thường nó đang hiện ra.

Thiền sinh: Thưa Sư, tức là khi thân mình bắt đầu chuyển qua tê là mình biết nó vô thường, tức là mình nhận biết cái thực tính của nó thì lúc đó mình bỏ đi theo pháp không theo người.

TT trả lời: Đúng vậy, khi thấy tê hiện bày biết nó là Vô Thường, mình bỏ tê mình đi theo pháp (theo dõi hơi thở vào ra)

Tâm Duy Tác đến một cách máy móc không để tạo tác quả báo mà mình chỉ nhận thức thấy nó. Cái tê nó tạo tác quả báo, khó chịu sân si, giận hờn, tức tối là quả báo của tê, không kiểm soát cái tâm, còn vô thường không để lại quả báo, pháp không để quả báo, đó là Duy Tác mà mình không bắt lấy cái pháp để mình có Duy Tác thế thì mình có Đổng Lực của trạng thái Hữu Nhân, nhìn thấy Vô Thường là pháp, không nhìn lại mình.

Nếu nhìn lại mình, tôi thấy nó tê là qúi Phật tử thấy cái tôi. Lúc bấy giờ quí Phật tử không nhìn thấy pháp bởi Khai Ý Môn mà qúi Phật tử muốn hành động theo của mình tại Đổng Lực, qúi Phật tử không có nhìn pháp của Khai Ý Môn thấy mà quí Phật tử muốn hành động của đổng lực qúi Phật tử tạo ra cái nghiệp báo của mình và mình mang theo mình hưởng. Thấy Đức Phật mà không theo Đức Phật mà mình đi theo con người của mình nên Đức Phật nói Như Lai là Toàn Tri Diệu Giác, mỗi chúng sanh đều có Phật Giác ở trong con người của chính chúng sanh là Tâm Khai Ý Môn.

Qúi Phật tử ăn được một buổi trưa xong thì nghĩ tới buổi chiều, ăn bữa nay lại nghĩ tới ăn ngày mai, qúi Phật tử không ăn nữa bắt đầu nó ra cái pháp chứ không thấy con người mình đang muốn đòi hỏi tiếp, còn mong muốn cái gì đang còn nó ra cái pháp mà qúi Phật tử không thấy cái đó là cái pháp, qúi Phật tử chìu nó là qúi Phật tử theo cái chiều của nó đang đi. 

Nên Đức Phật Ngài nói là luân hồi chuyển xoay, mình không vẽ được cái vòng tròn này được, cái vòng tròn khép kín, luân hồi chuyển xoay, nếu vẽ nó được thì nó cắt ngang mà qúi Phật tử không đi đường tròn mà đi đường thẳng, tại vì cái vòng tròn qúi Phật tử bẻ ra thì nó ra thẳng.

Thiền sinh: Thưa Sư, cái tâm, khi mình ngồi thiền thì lúc tình trạng như là tê mình nhận thức được tê, nhức, mỏi, đau, tức là khi mình để ý đến thọ của mình thì mình thấy hết tê, xong rồi thức giữa đó thì tâm mình để đâu? 

TT trả lời: Thức đi theo pháp, chứ không phải là thức đi theo tưởng, tưởng dắt qua hành, ở đó cái thức lầm lẫn ở trong tưởng. 

Thiền sinh: Thưa Sư, Sư nói là Tâm Khai Ý Môn ngay sau đó là Tâm Đổng Lực có thể là Hữu Nhân, làm sao mình làm được Tâm Đổng Lực Vô Nhân?

TT trả lời: Không có Tâm Đổng Lực Vô Nhân. Khi bắt được cảnh ngõ thì phải ra Đổng Lực liền còn không thì nó trở về Hữu Phần.

---------------------

Sau một giờ hành thiền, Phật tử trình pháp

Thiền sinh: Thưa Sư, gần đến cuối giờ ngồi thiền chân bị đau con thấy thân con nghiên về phía trước như vậy có phải là nó làm tăng lên cơn đau? 

TT trả lời: Cơn đau tới thân của mình nương theo đó làm giảm bớt cơn đau hơn làm tăng thêm cơn đau. Thí dụ như qúi Phật tử thấy nhiều người hành giả thiền sinh họ ngồi chút xíu bị đau thì họ nghiên qua một bên để cho nhẹ bớt đi, họ nghĩ nghiên qua bên đây thì bên kia bớt nặng thì họ sẽ nhẹ bớt đau bên đây, nhưng mà họ càng nghiên qua một bên thì một chút xíu bên đây sẽ bị đau. Do đó, trạng thái mình đổi oai nghi mình không giữ được oai nghi mình chìu ý cái thân mình để cho giảm bớt chứ không tăng thêm, nhưng nó sẽ cộng lại với hai cái oai nghi đó mà ta đã chịu, do đó bây giờ mình nói giảm bớt bên này nhưng mà chút nữa nó cộng thêm bên kia rồi chút xíu nó cũng trở lại với trạng thái đau nữa, thì mình thêm cái này với cái này đó là mình không giữ thân mình cân bằng, đó là thứ nhất.

Thứ hai là câu hỏi các qúi Phật tử hỏi Sư nghe thì Sư theo cái đó Sư đặt lại câu hỏi chứ Sư không trả lời, cứ mỗi lần tới cuối giờ làm sao mình biết đó là cuối giờ như vậy là mình theo dõi giờ là mình bị vướng cái đó, mình buông cái đó đi, đừng gần cuối giờ, mà chỉ thấy từ tê qua cái đau là mình đang đi theo cái chờ đợi đó là nó cho mình thấy, mình đừng nói một giờ, hôm nay mình ngồi 6 tiếng không có giờ nào hết thì lúc đó qúi Phật tử đâu thấy cuối giờ đâu, tâm lý của mình bị tại đó nó làm cho mình có liền.

Thiền sinh: Thưa Sư, bây giờ con ngồi bán kiết già cho nó đau sẵn trước đi, thì lúc đó con không cảm thấy sự đau lên xuống nữa, tức là cơn đau nó cứ đều như vậy thôi nhưng mà biết nó đau, thì không còn cảm thấy cơn đau lên xuống nữa, thì như vậy có đúng không?

TT trả lời: Cái đó là Sư muốn nói cái đó trở lại trạng thái mình ngồi trong tiểu oai nghi, đại oai nghi, hồi nãy mình ngồi chưa có chuẩn trong cái oai nghi để mình theo dõi được thì cái đó nó mới đổ ngã mình, tại vì khi ngồi trong tư thế đại oai nghi thì mình không bị đổ ngã được. Còn cái này mình đã chuẩn bị sẵn thì là mình ở vị trí đại oai nghi không bị đổ ngã mình cứ theo dõi pháp bình thường trở lại. Do đó mình phải ngồi tìm một cái oai nghi mà đúng nhất gọi là đại oai nghi, gọi là kiên cố, gọi là đại oai nghi, thì từ đó mình chỉ thấy pháp thôi chứ mình không phải chuẩn bị lo nữa, khi mình còn đang tiểu oai nghi rồi qua đại oai nghi, mình đang sửa soạn, mình chỉnh thì lúc nào mình cũng còn có trạng thái xen kẽ vô nó làm, còn mình lại lo cái đó nữa phải giải quyết nó nữa nên Sư muốn Phật tử làm cái gì nó đơn giản thì nó dễ hơn, mình cứ làm cái khó một chút xíu mình gặp cái khó mình làm sao sửa được, như trường hợp thì mình ngồi sẵn cái khó đi ngồi đại oai nghi thì cái chuyện đó dễ dàng, còn bây giờ mình đang tiểu oai nghi đang ngồi bán kiết già rồi bây giờ mình sửa lại ngồi kiết già, tại vì mình còn đang đi tìm hiểu nó còn cái đó mình không cần tìm hiểu mình đã có sẵn rồi công thức nó như vậy mình làm đúng như vậy rồi pháp hiện bày ra mình giải quyết nó giải quyết pháp đó thôi mình không cần phải lo sửa soạn cái nào khác.

Thành ra những pháp hành này, những pháp tu này chúng ta chỉ tìm qua những kinh nghiệm mà thôi, chứ thực ra nó không có chỗ nào nó thoát ở đâu hết nó nằm ở đó thôi, mà tại vì mình không có kinh nghiệm thành ra giữa cái đó cố gắng mình tìm ra của mình sự kinh nghiệm mà mình dày dặn, kinh nghiệm mình có kiến thức, kinh nghiệm giải quyết kinh nghiệm này Phật tử sẽ đi tới.

Hồi nãy Sư nói cái cuối cùng đó là khi ta nói từ bình thường đến tê thì không thấy cái tôi này mà qúi Phật tử thấy pháp Vô Thường là qúi Phật tử sẽ thấy Nhân và Quả, cái tê bình thường là qúi Phật tử sẽ tìm được cái nào nhân cái nào là quả, cái nào là sanh cái nào là diệt, phổ thông tướng tại đó vô thường khổ đau, khi mà qúi Phật tử bắt vô được vô thường đó là qúi Phật tử đi tới phổ thông tướng, thì qúi Phật tử đâu còn thấy cái sanh nữa, lúc đó chỉ thấy diệt thôi, mà cái đó là mình đang ở trong cái góc độ đó, mà cái đó là Duy Tác Vô Nhân, vì mình đâu còn tham muốn sân si trong đó nữa, cái đó đi ra luôn nên Sư nói chữ cửa ngõ ở Duy Tác Phàm Phu là cửa ngõ để đi qua Duy Tác Thánh Nhân từ nơi tác ý, tác ý của mình là Vô Si Tỉnh Giác là mình phải thấy đi tới ra luôn còn không có đi trạng thái "tôi tôi tôi", "tôi nhức", "tôi đau", "tôi mỏi" "tôi tê", không có nữa mà mình thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Vô thường đâu nói tê, vô thường đâu nói đau, vô thường đâu có nhức, vô thường đâu có mỏi, nhưng tôi có nhức có mỏi có đau.

Bữa trước tuệ phân biệt danh sắc, tuệ phân biệt nhân quả, tuệ phân biệt được sanh diệt, phổ thông tướng rồi tới diệt diệt diệt. Bữa nay tới tâm Khai Ý Môn, mà Khai Ý Môn là cửa giác ngộ, cửa đó là Duy Tác Vô Nhân nhanh nhất, cửa đó mở vô Lộ Ngũ Ý nhanh nhất của tâm Đổng Lực tạo ra nghiệp báo hay không tạo nghiệp báo, mình xong rồi, mình chỉ còn Tâm Tiếu Sinh thôi, nụ cười suông của bậc Alahán thôi.

Bài pháp Khai Ngũ Môn, Khai Ý Môn, Tâm Tiéu Sinh, 3 pháp Duy Tác Vô nhân, nhưng Sư đưa lăng kính của pháp hành vô với kinh nghiệm Sư bỏ vô trong bài pháp đó cũng là một cái tác ý khôn khéo, thì cũng vậy khi qúi Phật tử biết dùng cái tác khỏn khéo từ một bài pháp được thuần 3 tâm thức đó qúi Phật tử dùng được.

Thiền sinh: Thưa Sư, Sư có nói là lúc thiền thì mình có tác ý khôn khéo cũng như mình vừa vô thiền thì mình đặt hướng đi của thiền của mình, nhưng trong lúc thiền mình cũng phải có khái niệm thời gian thiền của mình, chẳng hạn như hôm nay mình nói một tiếng, mặc dù mình không theo được một tiếng nhưng con nhớ là Sư dặn là mình chia làm 3 giai đoạn, khi mới đầu thì mình nhắm mục đích của mình, trong lúc thiền thì mình niệm pháp và khi mà gần xong thì mình rút tỉa kinh nghiệm thì con nghĩ mình cũng có khái niệm thời gian mình. 

Thứ hai nữa là con thấy mỗi lần con ngồi thiền con không có cảm giác tê nhức mỏi đau có lẽ là mình phải ngồi lâu hơn thành ra cái đối tượng tê nhức mỏi đau đối với con không thấy hiện bày, mặc dù con có đổi tư thế để xem chỗ nào nó tê nhưng con không có cảm thấy, thì cái đối tượng của con lúc đó chỉ có hơi thở mà thôi, vậy con có phải ngồi lâu hơn hay là tìm cái đối tượng nào khác?

TT trả lời: Điều tối kỵ nhất của vị thiền sinh đi vào con đường tu tập là tìm cầu, nó không bao giờ có, tự nhiên nó tới, đó là cái pháp của nó. Thí dụ, mình ngồi không thấy tê nhức mỏi đau, giờ mình ngồi thêm nữa, ngồi thêm nữa cũng không có, lúc đó mình mới thấy là sự thật nó là pháp chứ không phải mình quyết định nó để mình có pháp, nó là pháp chứ không phải mình quyết định nó để mình mới có pháp. 

ĐĐ Ananda biết ngày mai là kết tập Tam Tạng và rất cần ngài có đắc Alahán nhưng Ngài vẫn còn sơ quả, nguyên một ngày hôm đó Ngài tìm pháp nhưng Ngài không tìm ra, Ngài bỏ cuộc trở về giường ngã người xuống đắc quả liền.

Những người đó là những người đang bị cái ái, cái lòng khao khát, họ đi tìm nó, làm sao họ thấy được, mà đạo quả Alahán là phải diệt ái dục thuộc về 5 phần kiết xử nhưng Ngài Ananda vẫn đi tìm, nắm 84,000 pháp môn, kết tập Tam Tạng ngày mai là ngày sẽ đọc nhưng ngày hôm nay Ngài chưa diệt được ái dục của Ngài đang đi tìm pháp mà Ngài không tìm được, Ngài tìm không có, bỏ không tìm nữa đi về giường ngã xuống nằm lúc đó pháp tới bắt kịp còn không qua luôn rồi.

 Nên qúi Phật tử sẽ thấy cái đầu tiên nhất là nó không có là nó không có và, khi nó có là nó có liền, và nó có qúi Phật tử bắt không kịp lúc đó mình mới nói chứ không thể nào qúi Phật tử ngồi thêm giờ để tìm, đó là không phải. 

Qúi Phật tử tới một dòng sông người ta nói nơi đó có cá là câu được cá sao, không có, cứ thả câu xuống có cá thì nó cắn, nó không cắn thì thôi, rồi mình đi, qúi Phật tử ngồi lâu hơn nữa thì có cá sao, không có, ngày khác mình lại đến ngồi câu cá, có khi câu được, đó là là chân lý. Nên tối kỵ nhất khi hành giả ngồi thiền để nhìn thấy những cái gì nó có chứ không đi tìm, mình phải cắt ái dục đó trước, cái đó thứ nhất.

Thứ hai, trạng thái tỉnh táo là diệt cái vô minh, coi sự sáng suốt mình thấy vấn đề, từ đó nó sẽ đến lặng lẽ, lặng lẽ pháp nó lên, có khi bữa nay không có thì mình không cần đi tìm, ngày mai có thể nó có và lúc đó mình chuẩn bị chưa, đó là cái quan trọng không ai nói được, như đi câu cá dòng sông đó có cá đâu, đi câu cá đâu phải lúc nào cũng câu được cá đâu.

Do đó Sư cũng nói với qúi Phật tử điều tối thượng điều cả quyết như vậy đó là không đi tìm, pháp tự đến và tự hiện bày, chính mình chuẩn bị để mình bắt được, mình giác ngộ tại đó hay là mình chứng đắc nơi đó, từ từ thôi nhưng mình phải hành động. 

Thành ra, Sư muốn nói với qúi Phật tử nghe là mình có cơ may, trong quá khứ mình không đánh đập chúng sanh do đó kiếp này mình không bị tê, nhức, mỏi, đau, còn chúng sanh kia trong quá khứ có đánh đập chúng sanh nên bây giờ họ ngồi bị tê, nhức, mỏi, đau.

Nhưng, tâm mình có an trú không? tâm mình có phóng dật không? lúc đó mình nhìn vào danh pháp đâu phải chỉ đi tìm sắc pháp không. Nhìn danh (nhìn vào tâm) thấy pháp bắt đầu nó lên thì mình khỏe cái thân rồi đó, sắc pháp yên rồi thì danh pháp nó lên, lúc đó tham lên, sân lên, hoài nghi nó lên, phóng dật nó lên, hối hận nó lên, hôn trầm thụy miên nó lên, nhìn cái pháp đó, nó cũng là pháp, mình bắt vô, tại sao vừa hôn trầm lại đi tới phóng tâm, vô thường, tâm mình sinh diệt thật là mau, diễn biến thật là mau, sanh diệt quá lẹ, nhìn vào danh (nhìn vào tâm), không cần phải đi tìm sắc pháp, không cần phải đi theo chiều hướng đó. 

Qúi Phật tử phải nhìn hai chiều là danh (tâm) và sắc (thân), mình coi cả hai bên là mình nắm bắt được, cách nào qúi Phật tử cũng tìm ra được, chứ không phải qúi Phật tử đòi hỏi tìm cầu, pháp tự nó đến, quan trọng nhất là mình đủ kiến thức để mình giải quyết được là mình mừng.

Một vị dạy võ xuất chiêu ra rồi nói tôi không thấy ai đánh tôi hết trơn giờ tôi đi tìm người ta đánh tôi nha, không có, nhưng mà cái hay là người nào mà đánh mình mình biết giải quyết được hay không, chứ còn bây giờ mình cứ đi tìm có ai đánh tui không tôi đang đi tìm nè, cái đó không có, sống bình yên, tự nhiên bình thản, cứ đi tới khi gặp pháp giải quyết được là xong, còn không là mình bỏ chạy, thời cơ nó đến một lần một sát na giây phút hiện tại bắt được lúc đó đạo quả, nó không cho hai lần, nên Sư nói với qúi Phật tử cái đó là một kinh nghiệm, không tìm thời gian dài, nó không cho mình biết thời gian nào đến, nó không cho mình biết thời gian dài nào mình chờ nó đến 

Thiền sinh: Thưa Sư, thường thường khi con thiền thì con gặp 2 trạng thái, 1 trạng thái là tâm rất là yên lặng thật là êm, lúc đầu thì con theo dõi hơi thở thì nó hơi nặng, sau khi đến trạng thái đó thì hơi thở rất nhẹ trong một thời gian ngắn từ từ nó trở lại, trong khi đó con vẫn nhận thức được hơi thở và theo dõi hơi thở.

Trường hợp nữa là con vô một tình trạng gọi là một cái rớt rất là nhanh như là mình rớt vào một cái gì rất là yên lặng mà dần dần cũng trở lại bình thường?

TT trả lời: cái chỗ nói rớt xuống rất nhanh mà tĩnh lặng mà đi vô luôn là mình tới luôn, lúc đó đã đi tới trạng thái mọi pháp đang sanh lên buông bỏ hết đi qua trạng thái tĩnh lặng như vậy là qúi Phật tử đã đi gần tới không diệu. Đọc lại bài con đường thứ tư con đường Niết bàn, còn đường thù thắng đạo của Ngài Jatila Ngài giải thích bài Niết-bàn như thế nào, lúc bấy giờ qúi Phật tử sẽ đọc lại sẽ thấy Niết-bàn tại nơi đó. có 3 trường hợp nó đến là Niết-bàn như một người biết về Niết-bàn, đặc tướng của nó tĩnh lặng hoàn toàn không có một chuyện gì cả hoàn toàn tĩnh lặng trong đại oai nghi, không nhìn thấy cái ngã, không có trạng thái giựt người, không có trạng thái hoảng hốt, ngồi yên tĩnh thản nhiên, đó là trạng thái biểu tri của nó là trạng thái rất an lạc, hạnh phúc nhẹ nhàng, đó là sự biểu tri của nó, mà lúc đó mình không thấy "tôi ta" trong đó chỉ thấy mình hưởng nó cái pháp của nó đến.

Giữa trạng thái được lon coke uống vô sẽ có trạng thái suy nghĩ cái uống này để mình làm cái gì không, cái đó khi qúi Phật tử uống vô một ngụm coke vô thì qúi Phật tử sẽ có một cảm giác gì của nó hay là của mình, nếu của nó là pháp, nếu của mình là của mình, mình thích quá là của mình, còn của nó làm cho mình thấy mát dịu, ngụm coke đi tới đâu mình thấy mát lạnh tới đó, êm ái tới đó, giải hết những nỗi khát nước mình đang mệt mỏi, đó là pháp, lúc đó qúi Phật tử uống nước coke vô để làm gì, qúi Phật tử ngậm nó "oh cái này thích quá" thì là của tôi, còn cái này nó đi tới đâu mình hưởng tới đó là pháp.

Thiền sinh: Thưa Sư, những kinh nghiệm của con qua những lúc mà nó vô định tự dưng người con cũng như vậy nhưng theo định nghĩa thì cũng chưa là Niết-bàn.

 TT trả lời: Qúi Phật tử muốn nó là Niết-bàn, trở lại 4 bài viết của Ngài Jatila, nó muốn trở lại nó sẽ trở lại, muốn nó dài lâu nó sẽ dài lâu, bất chợt nó sẽ tới , cái đó nó đã có, ngày mai qúi Phật tử trở lại kêu nó trở lại nó trở lại là của mình có còn không có thì mình trở lại không được, như vậy là phản kháng đạo quả Niết-bàn . 

Nên qúi Phật tử phải đọc lại trong các bài đó, Sư nói cái phước của qúi Phật tử mình là được Ngài Jatila viết hết ra xưa nay không có ai nói, giờ Sư đưa ra qúi Phật tử đọc lại rồi mình nghiệm lại của mình, thấy pháp như vậy mình phản kháng lại mình coi nó có hay không, nó ra hết như vậy.

Gọi là nhập thiền quả chứ lúc đó không còn là thiền quán, quí Phật tử sẽ trở lại nhanh. Thí dụ qúi Phật tử đang đi thiền quán để mà thấy, khi mà qúi Phật tử có đạo quả Niết-bàn rồi thì nó sẽ trở lại như là mình đang có, qúi Phật tử muốn nó trở lại nó sẽ trở lại một giờ đồng hồ chứ không phải nó xuống một giây rồi nó đi, nó trở lại một giờ đồng hồ ta hưởng an lạc với nó, nếu qúi Phật tử thấy còn đau còn nhức còn tê nó không phải là Niết-bàn, qúi Phật tử ngồi thiền thấy gần hết giờ thì tê nhức mỏi đau lên thì cái đó không phải là Niết-bàn. 

Có những trạng thái đó, nó giữa hai trạng thái, trạng thái đó là Khinh An Giác Chi của Thất Giác Chi, rồi lúc đó qúi Phật tử còn phải đi đến Tịnh Giác Chi tới Hành Xả Giác Chi thì lúc đó mới qua con đường chuyển tập rồi đi tới con đường Đạo Quả.

Do đó, giữa trạng thái Khinh An Giác Chi qua Phỉ Giác Chi thì lúc đó trạng thái nhẹ nhàng vi tế và an lạc, nó chỉ là Khinh An Giác Chi mà thôi, không phải là Niết-bàn. Giữa hai cái đó qúi Phật tử phải coi chừng cận thận đừng để nhầm lẫn.

Thiền sinh: con tưởng là con bị phóng dật.

TT trả lời: Phóng dật hay là thất niệm là khi nào mình không có hiểu biết còn cái này mình đang có hiểu biết, mình đang ở trạng thái tỉnh giác và có sự ghi nhớ, do đó không phải là phóng dật thất niệm. Nhưng trạng thái Hỉ Giác Chi, Khinh An Giác Chi là mình đi đến giai đoạn đó là mình đã vượt qua những gian khổ khó khăn sắp tới nơi được an vui rồi thì lúc đó người mình thấy thoải mái mẻ khỏe khắn đó là những trạng thái đó thôi nó chưa tới trạng thái chuyển tập của nó, do đó mình vẫn đi tiếp. Nhưng trong cái đó Sư chỉ cho qúi Phật tử thêm một kinh nghiệm nữa là khi mà trạng thái Khinh An Giác Chi mà mình đang có mình coi lại cái tâm mình nhìn thấy pháp, thứ hai là mình coi lại cái thân mình, vừa nghĩ tới thân mình là lúc đó trở lại liền, mình phải coi cái đó lúc đó pháp đến mình đang đi tới mình hưởng không, phải coi lại thân mình nữa đó, nhin không kịp, không cần phải nhìn thấy nữa, lúc đó nó lôi cuốn giống như dòng suối lôi mình đi, không còn nhìn thấy trước, không nhìn thấy sau, mình thấy nó đang lôi mình đi thôi, lúc đó qúi Phật tử sẽ đi tới luôn ./.