Câu hỏi: Thân trung ấm 49 ngày có phải là ngụy tạo không?
Minh Hạnh chuyển biên
HT Giới Đức:Việc bây giờ có các bộ phái quan niệm có một thân trung ấm lang thang 49 ngày tìm cảnh giới tái sanh. Cho nên, khi người chết thân nhân bắt đầu tụng kinh siêu độ ma chay cúng dường làm lễ 7 ngày một tuần thất, 7 ngày thứ hai, 7 ngày thứ ba, cho đến 7 ngày thứ bảy, 49 ngày.
Xin thưa, đây là quan điểm phát triển của các bộ phái, tuyệt đối không có từ thời Đức Phật và, tuyệt đối không có từ khi Đức Phật nhập diệt đến khoản đầu thế kỷ thứ ba hoàn toàn không có tư tưởng này. Tư tưởng 49 ngày và thân trung ấm được tìm thấy sớm nhất ở trong bộ phái gọi là Kinh Lượng bộ, Hóa lượng bộ và Tuyết Sơn Bộ, ba bộ phái được tách ra từ phái Theravada. Sau này người ta tìm thấy trong Đại Tỳ Bà Sa Luận của Long Thọ có nói 49 ngày và, sau này 49 ngày tồn tại trong các tông phái của Mật Tông, hiện giờ tồn tại rõ ràng nhất trong kinh Địa Tạng, mà kinh Địa Tạng được sáng tác vào thế kỷ 13, kinh Địa Tạng hoàn toàn là kinh ngụy tạo của Đại Thừa, chúng ta phải để ý như vậy. Trong Đại Tạng Kinh của Đại Thừa có rất nhiều kinh ngụy tạo.
Một nhà nghiên cứu Nhật Bổn đã tìm thấy trong Đại Tạng kinh tối thiểu từ 450 đến 550 kinh ngụy tạo do người Trung Hoa chế tác, mượn văn phong, ngôn ngữ, bối cảnh, khí hậu, của Ấn Độ.
Theo quan niệm Nguyên Thủy và không phải riêng đây mà các nước Tích Lan, Thái Lan, Cao Miên, Lào, không bao giờ thấy bóng dáng của 49 ngày đó, đây điểm thứ nhất.
Điểm thứ hai, qúi vị để ý cho ở trong mình có thân và tâm, thân tâm này luôn luôn nương tựa nhau, nó không rời nhau được, không có cái tâm đi lang thang bên ngoài, trong Abidhamma (Thắng Pháp) gọi là danh và sắc. Danh nương tựa sắc, sắc nương tựa danh, danh sắc cùng kết hợp nhau mới gọi là một chúng sanh. Chúng ta thấy, ở cõi địa ngục, có danh, có sắc, có thân, có tâm, nhưng, danh sắc thân tâm có địa ngục là nhờ chịu quả báo suốt ngàn năm, suốt nhiều ngàn năm nhận chịu quả báo đau khổ cho đến bao giờ hết nghiệp, không làm thêm được việc gì mới tốt, không tạo tác được nghiệp mới tốt hay là nghiệp xấu thì nhận chịu đau khổ suốt kiếp này sang kiếp này sang kiếp khác cho đến khi hết nghiệp, sống để trả quả khổ, nạp đầy đủ danh sắc.
Cõi ngã qủi cũng đầy đủ danh sắc, nhưng thân của ngã qủi là luôn luôn đói khát, luôn luôn lạnh, nhận chịu quả khổ cho đến khi hết nghiệp.
Cõi a-tu-la cũng đầy đủ danh sắc nhưng thân xác nó rất tế vi chúng ta không thấy.
Tất cả loài ngã qủi, hoặc dạ xoa, hoặc thổ thần, địa thần, lăng thần, đều mang thân xác tế vi chúng ta không thấy được, chúng ta không biết.
Nhưng các loài a tu la thì có thần lực do nghiệp tạo đầy đủ danh sắc. Còn các loài động vật có thức tánh có nghĩa là có danh và sắc. Người thì có danh sắc, cõi trời dục giới cũng có danh sắc, riêng cõi trời sắc giới thì có sắc tế vi và danh cũng rất tế vi, mà cõi sắc giới bởi vì họ tu tập đề mục thiền định sắc pháp ở cõi sắc giới, chỉ riêng cõi trời sắc giới thứ 16 cõi trời sắc giới thứ 11 có một cõi gọi là cõi trời vô tưởng, cõi trời vô tưởng là không có tưởng tất nhiên không có danh chỉ tồn tại sắc. Nói không có sắc có tưởng là vô lý, bởi vì nó tiềm miên nằm trong dạng tiềm miên chỉ còn sắc pháp sinh diệt biến chuyển thay đổi của sắc pháp nhưng danh ở dạng tiềm miên (ẩn), như vậy vẫn có danh sắc.
Bốn cõi trời vô sắc giới, không có sắc, chỉ tồn tại danh tồn tại ý niệm, tồn tại những khái niệm trừu tượng, nhưng sắc ẩn dạng tiềm miên, như vậy là ba cõi ngoại trừ vô tưởng và cõi trời vô sắc thì do năng lực thiền định tạm thời tách danh sắc ra, hoặc là do năng lực thiền định làm cho sắc ẩn, do năng lực thiền định làm cho danh ẩn, còn tất cả đều có danh sắc.
Vậy thì chúng, ta không thể quan niệm được rằng có một danh có một thần thức, có một cái tâm lang thang bất tại như vậy, chúng ta phải hiểu tư tưởng ngụy tạo 49 ngày.
Chữ thân trung ấm thì chữ ấm này hầu như trật, hầu như vô nghĩa, bởi vì chữ ấm hoặc là uẩn từ tiếng Phạn là khandha, Ngài Cưu-ma-la-thập dịch là ấm, Ngài Huyền Trang dịch là uẩn,
Ấm là che lấp, che mờ thực tại.
Uẩn là chồng chất, chồng chất lên thực tại.
Vì ấm, vì uẩn, bị che mờ che khuất chúng ta không thấy được thực tại, không thấy được cái thực, cho nên thân trung ấm rất khó giải thích và, cũng không biết nghĩa thực sự như thế nào.
Theo Từ Nguyên, thân trung ấm là có một thần thức sống giữa cõi lưng chừng, cõi trung gian, cõi không có điểm tựa, mà nếu nói vậy thì mình cũng chẳng hiểu là cõi nào, bởi vì trong 3 cõi chúng ta vừa đề cập không có cõi nào tương tự như vậy.
Tuy nhiên, biết đâu đây là dụng tâm của các nhà Sư Phật giáo, bởi vì khi người mất thì, cha mẹ, con cái, bà con quyến thuộc, tưởng nhớ ân đức của cha mẹ, tưởng nhớ người đã khuất, cho nên mình đặt ra như vậy, 7 ngày này, 7 ngày kia để con cháu tưởng nhớ ân đức mà làm việc phước, mà làm lễ này lễ kia để hồi hướng cho người đã khuất, đó là cái hay cái tốt.
Nhưng cái tốt đó chẳng khác gì con dao hai lưỡi, bởi vì rất nhiều người lợi dụng 49 ngày đó làm phiền thiện nam tín nữ, đồng thời thiện nam tín nữ cũng mất công của thì giờ tiền bạc để lo những việc mà chẳng có giá trị gì.
Bởi vì, khi đầu thai tái sanh tức khắc rồi, đôi khi tái sanh ngay bên cạnh mà chúng ta không thấy không biết. Đôi khi giảng rằng hồn hiện vô người này nhập vô người kia, ba phần là do tưởng của con cái hoặc cháu con tưởng nhớ mà tưởng thì nó hiện hình.
Cho nên, có chánh kiến rất quan trọng. Nếu như đã từng làm rồi thì chúng ta cũng biết đây chỉ là phương tiện để bà con gặp gỡ tưởng nhớ hương linh của người đã khuất, làm việc tốt này, làm việc tốt kia để hồi hướng cho hương linh.
Tuy nhiên, để hồi hướng cũng không có hiệu quả, ví dụ, người đó đặt vào thai bào là tái sanh rồi thì làm sao hồi hướng được, vì người đó làm người làm trời rồi hồi hướng làm sao được, người đó đã sinh vào cõi A-tu-la rồi thì hồi hướng làm sao được, người đó xuống địa ngục rồi hồi hướng làm sao được, chỉ có một chúng sanh thọ nhận phần phước hồi hướng là một loại ngã qủi đói khát và lạnh thì thọ nhận được do sự hồi hướng của con cái chẳng hạn thân quyến,
Thầy dựa theo tích thời Phật còn tại thế, trong mùa an cư năm thứ hai tại rừng kè ở quốc độ Magahda (Ma Kiệt Đà), đức vua Bimbisāra (Bình Sa Vương) tối hôm đó nằm mộng thấy ở trong một cái hố đen ngòm xuất hiện lố nhố những xác người vật vờ không rõ hình bóng, hét lên những ngôn ngữ rất lạ lùng, đức vua ngạc nhiên, không hiểu, sáng ngày bạch Phật, Đức Phật mới nói
- Đó là bà con quyến thuộc của ông, bà con quyến thuộc rất nhiều đời của ông họ sinh làm ngạ qủi, những chúng sanh đó biết hiện giờ đại vương là người có quyền lực có tiền bạc giàu sang của cải, có khả năng cúng dường Đức Phật và Tăng chúng, để hồi hướng phước báu, cho nên kêu réo để ông tìm cách hồi hướng phước báu đến những ngã qủi đó.
Sau đó Đức Phật bày như thế này, Đức Phật và Tăng chúng hiện còn thể giác ông đặt bát cúng dường hoặc là tứ xứ cúng dường cho Đức Phật và Tăng chúng, rồi Đức Phật và Tăng chúng mới hồi hướng phần phước đó đến ngã qủi. Ngã qủi đó thực phẩm ăn không được, y áo mặt không được nhưng mà cái phước nó có quyền biến hóa biến thành người đó tự no đủ, nó biến thành người đó tự có y phục mà không còn lạnh không còn đói nữa, thậm chí rất nhiều ngã qủi được sanh thiên. Từ tích đó cho nên bây giờ Chư Tăng cũng hay tụng kinh chú nguyện hồi hướng, Chư Tăng cũng chỉ là người giống như nhận bì thư phước rồi trao đến Ngã qủi thọ dụng. Chúng ta nên nhớ rằng chỉ có một loại ngã qủi đói khát và lạnh mới nhận được phước báu hồi hướng.
No comments:
Post a Comment