2. Tại sao Đức Thế Tôn phải thuyết bộ Vi Diệu Pháp ròng rã ba tháng mà không thuyết từ từ?
Nhị Tường ghi chép
Thứ nhất, đó là vào mùa An cư mùa mưa, tức vào hạ thứ 7. Vào ngày rằm tháng 6, Ngài dùng song thông lực để nhiếp phục ngoại đạo xong Ngài suy quán rằng: Sau khi dùng song thông lực để nhiếp phục ngoại đạo xong thì chư Phật quá khứ ngự về đâu, Ngài quán xét và thấy rằng chư Phật quá khứ sẽ ngự lên cung trời Đạo Lợi để thuyết tạng Thắng Pháp, hay nói cách khác là sẽ ngự trên cung trời Đạo Lợi để tế độ thân mẫu của mình trước khi Ngài thành Phật, tức người mẹ sanh ra Bồ tát kiếp chót. Đó cũng là vào lúc an cư mùa mưa.
Thứ hai, khi chư thiên tề tựu lại mục đích nghe pháp mà thời gian trên đó, ba tháng ròng rã cõi nhân loại, nhưng Đức Thế Tôn thuyết giảng trong Tăng Chi Kinh, Pháp 3 Chi, ngày trai giới giảng cho bà Visākhā về ân đức niệm Thiên, Đức Thế Tôn dạy: Này Visākhā một ngày một đêm ở cõi Đao Lợi tương đương bằng một trăm năm ở cõi nhân loại. Chúng ta thấy rằng như vậy ba tháng cõi Nhân loại tương đương trên đó độ khoảng vài phút. Giống như một trăm đồng (đô) của người Mỹ tương đương với một triệu tám trăm ngàn của VN chẳng hạn. Giá trị cũng tương đương vậy thôi nhưng đơn vị thì khác nhau. Mỗi lần chư thiên tụ họp trên đó, quí vị cứ nghĩ rằng, khi tới khoảng chừng năm ba phút mà mới vừa hai phút thì nghỉ, thời giảng này nửa tiếng đồng hồ mà mới có năm phút thì nghỉ, rồi ba phút sau thuyết tiếp như vậy theo dõi sẽ ngắt đoạn ngắt đoạn. Nếu như nửa tiếng đồng hồ mà cứ liên tục liên tục theo dõi từ đoạn đầu đến đoạn cuối không hề bỏ được thì trí tuệ phát triển nhanh và tốt đẹp hơn. Vì vậy tạng Thắng Pháp này Đức Phật không thuyết từ từ được, bởi chư thiên trên đó thì khoảng vài phút thôi. Đức Thế Tôn thuyết giảng kiểu này từ từ không ròng rã ba tháng thì chư thiên bỏ đi hết, cũng không theo dõi cho hết bài pháp để chứng đắc được đạo quả, do đó Đức Thế Tôn thuyết ròng rã, và dứt thời pháp đó thì thiên tử Māyā chứng quả Dự lưu.
No comments:
Post a Comment