Thursday, September 15, 2022

006 Paṭṭhāna - Tấu Hợp và Hiệp Lực - HT Sán Nhiên giảng ngày 19 tháng 3, 2022

                                                                     006 Paṭṭhāna

Tấu Hợp và Hiệp Lực - HT Sán Nhiên giảng ngày 19 tháng 3, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "006 Patthana" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Tấu Hợp và Hiệp Lực.

Ngài Ledi Sayadaw Ngài chia ra phần tấu hợp là:

- Paccaya Sabhàga - Tấu Hợp Duyên Hệ tiếng Anh là The Synthesis of Relation

- Paccaya Ghatanā là Hiệp Lực Duyên Hệ tiếng Anh là The Synchrony of Relation.

Khi học về Ghatanā (Hiệp Lực) sẽ học những cách các Duyên vô Hiệp Lực làm pháp. Khi ta học về Hiệp Lực chẳng hạn như 8 Duyên 9 Duyên hợp lực vô Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, thì qúi Phật tử sẽ thấy các Hiệp Lực càng vô thì các Duyên càng ít, mà các Duyên càng vô thì các chi pháp càng giảm. 

Tuy nhiên về phần Tấu Hợp khi chúng ta nói cách biến hành này hay là cách Hổ Tương Ưng thì số duyên càng vô thì chi pháp càng giảm, qúi Phật tử sẽ học tuần tự trong thời gian sắp tới. 

Điều thứ hai, học Paṭṭhāna này rất là khó, giống như qúi Phật tử ngồi nghe, Sư hỏi qúi Phật tử nghe được không, qúi Phật tử trả lời nghe được, Sư nghe Sư mừng Sư cảm động lắm, nhưng mà hiểu hay không hiểu là chuyện của con, cái đó nó là 'eko' dội ngược lại cho Sư, nghe thì nghe được hết nhưng hiểu hay không hiểu còn xét lại, làm cho Sư phải động não nữa.

Trong phần Tổng Hợp Nội Dung Phát Thú trong phần mở đầu Ngài Jotika Ngài nói cái này hết sức là khó "Thậm thâm vi diệu thù thắng" nội dung Paṭṭhāna này khó lắm, Sư mong rằng các qúi Phật tử cố gắng nhẫn nại và Sư cũng cố gắng để Sư truyền đạt chia sẻ với qúi Phật tử để chúng ta lãnh hội được những kỹ thuật về patthana này để chúng ta vừa học vừa hành đem lại kết quả cho đường tu tập của mình về mặt tâm linh chúng ta được thành tựu mọi điều an lạc.

Do đó, Sư muốn chia sẻ. Trong phần The Manual of Dhamma Ngài Ledi Sayadaw nói về Pháp không. Thì cũng như đầu tiên Sư nói ta học Phát Thú là chúng ta học Pháp không có học về con người. Và thứ hai nữa học Phát Thú là chúng ta hiểu được trong ta, ngoài ta, và những gì ta muốn đạt. Ta không đụng chạm hay mích lòng hay là va chạm bất cứ một người nào khác. Bộ môn Paṭṭhāna này chuyên sâu cho việc tu tập của các cá nhân mà thôi. Những ai có tâm huyết muốn lo tu tập gột rửa thân tâm của mình cho được thanh tịnh an vui đời này và đời sau hay cho chính kiếp sống này giải thoát thì bộ môn này thích hợp, và không đụng chạm hay soi mói hay tìm hiểu những gì bên ngoài của đối tượng nào khác, chỉ trong ta thôi.

Sư cố gắng chia sẻ cho qúi Phật tử những gì mà nội dung chính yếu Paṭṭhāna nói tới. Sư sẽ hiệu đính lại tất cả 9 chương của bộ Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp Abhidhammattha Sangaha trong năm nay và Sư phát hành ra lại đầy đủ với hình thức bề dầy để qúi Phật tử gói giấy kiến để trưng trong tủ đó là Kinh Thánh Kinh Điển.

Còn quyển màu cam là Chú Giải thì dùng, những quyển bìa cứng màu xanh là Chánh Kinh thì đừng highline mà để trong tủ thờ.

Chúng ta đi tiếp qua phần Paṭṭhāna, Sư muốn chia sẻ. Hôm nay sự thật là Sư mừng là trong lớp học ở zơom ở các nơi đã có sách.

Quyển 1 mở trang 9 lời mở đầu, Sư muốn nói trọng tâm của Paṭṭhāna chúng ta sẽ giải thích trước. 

MAHĀPAṬṬHĀNA -ĐẠI PHÁT THÚ - TẬP I - VOLUME I

trang 9

Bộ Kinh Đại Phát Thú có nội dung kỳ diệu đặc thù hơn cả sáu bộ trong Tạng Vô Tỷ Pháp, trình bày mối tương quan nối tiếp nhau giữa sáu nhóm Pháp:

1) Lục Phát Thú (6 Paṭṭhāna)

2) Tứ Phần Pháp (4 Dhammanaya)

3) Thất Giai Đoạn (7 Mahāvāra)

4) Nhị Thập Tứ Duyên (24 Duyên)

5) Nhị Giai Đoạn Chỉ Số,

6) Tứ Duyên Phần (4 Paccayanaya)

Chúng ta học Pháp Thú này chúng ta học theo cách của Đức Phật Ngài chỉ dạy là người đi trước chia sẻ cho người đi sau, qúi Phật tử phải nhớ như vậy, nên người đi trước là bhante, người đi sau là avuso, họ biết gì thì chia sẻ lại chứ không gọi là giảng dạy hay là dạy bảo ai.

Do đó, ở đây Sư không có ý nghĩ là giảng dạy mà Sư muốn nói là Sư có phước duyên được học hay là được nghiên cứu do nơi truyền thừa của Ngài Tịnh Sự thì Sư nay chia sẻ cho qúi Phật tử, rồi qúi Phật tử biết được thì chia sẻ cho các qúi Phật tử khác những người hữu duyên hay những người có tâm tầm cầu muốn hiểu biết thì chúng ta nên chia sẻ với nhau, để mà nhắc nhở hay là dìu dắt nhau trên con đường trau dồi tâm linh, haylà trên con đường thoát khổ.

Sư muốn chia sẻ cách viết từ ngữ; Cam Bốt, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan ch viết họ không viết hoa, họ viết chữ thường như nhau hết, các qúi Phật tử cũng vậy. Nhưng người Anh, người Pháp có viết ch hoa (capital letters) họ dạy cho mình viết hoa, cho có sự cách biệt, tôn kính, hay cái gì đó.

Khi đọc, Sư dịch Aư phải đọc kỹ, Aư mới bold lên, do đó sẽ có những phần in hoa lên.

Đối với đức Phật, Tam Bảo, mình phải có trí kính lễ, đặt hàng đầu, với sự tôn kính, lễ phép với các bậc tôn túc, Tam Bảo.

Nên đức Phật Ngài nói “tôn kính bậc đáng tôn kính, cúng dường bậc đáng cúng dường”

MAHĀPAṬṬHĀNA -ĐẠI PHÁT THÚ - TẬP I - VOLUME I 

 (Trang 19)

1) Lục Phát Thú (6 Patthàna). Có 6 nhóm Pháp là:

             1. Tam Đề Phát Thú (Tikapatthàna): có ý  nghĩa là lậy ý đưa 22 Tam Đề lên trình bày thành chủ vị theo thứ tự, rồi phân tích theo 24 Duyên, gọi là Tam Đề Phát Thú.

             2. Nhị Đề Phát Thú (Dukapatthàna): có ý nghĩa là lập ý đưa 100 Nhị Đề lên trình bày làm thành chủ vị theo thứ tự, rồi phân tích theo 24 Duyên, gọi là Nhị đề Phát Thú.

             3. Nhị Đề Tam Đề Phát Thú.(Dukatikapatthàna): có ý nghĩa là lập ý đưa 22 Tam Đề gom vào trong 100 Nhị Đề lên trình bày làm thành chủ vị theo thứ tự, rồi phân tích teo 24 Duyên, do vậy Nhị Đề Tam Đề Phát Thú.

             4. Tam Đề Nhị Đề Phát Thú (Tikadukapatthàna): có ý nghĩa là lập ý đưa 22 Tam Đề gom vào trong 100 Nhị Đề lên trình bày làm thành chủ vị theo thứ tự, rồi phân tích theo 24 Duyên, do vậy là Nhị Đề Tam Đề Phát thú.

             5. Tam Đề Tam Đề Phát Thú. (Tikatikapatthàna): có ý nghĩa là lập ý đưa 22 Tam Đề gom vào trong Tam Đề lên trình bày làm thành chủ vị theo thứ tự, rồi phân tích theo 24 Duyên, do vậy là Tam Đề Tam Đề Pháp Thú

             6. Nhị Đề Nhị Đề Phát Thú. (Dukadukapatthàna) có ý nghĩa là lập ý đưa 100 Nhị Đề gom vào trong Nhị Đề lên trình bày làm thành chủ vị theo thứ tự, rồi phân tích theo 24 Duyên, do vậy là Nhị Đề Nhị Đề Phát Thú.

Đó là Lục Phát Thú chúng ta sẽ nói tới phần này. 

2) Tứ Phần Pháp (4 Dhammanaya) - trang 20

    1. Phầp Thuận Duyên (Dhammanuloma): có ý nghĩa là Đức Phật lập ý trình bày Đầu và phần cuối của Câu (Pada-Padàvasàna) hoặc Gốc - Ngọn (Mùlamùlì) hoặc Câu Trạng Từ và Câu Chủ Từ (Kammapada - Kuttupada) hoặc Câu Trước và Câu Sau không có từ ngữ "Na - Phi" đó là lời phủ định.

Như có kiểu mẫu sau đây:

"Siyà kusalam dhammam paticca, kusalo dhammo uppajjeỳa Hetpaccayà"

Pháp Thiện liên quan Pháp Thiện sanh khởi với mãnh lực Nhân Duyên như thế nào?

"Pháp Thiện nào nương sanh khởi bởi do nương nhờ Pháp Thiện, Pháp Thiện đó có được hoặc không được nương sanh khởi bởi do Nhân Duyên? Như vậy chẳng hạn.

* Dịch nghĩa ở phần (1):  "Do mãnh lực Nhân Duyên" - Pháp Thiện sẽ được sanh  khởi bởi do nương vào Pháp Thiện phải chăng?

    2. Pháp Đối Nghịch Duyên (Dhammapaccanika): ý nghĩa là Đức Phật lập ý trình bày Đầu và phần cuối của Câu bằng lời phủ định với từ ngữ Na - Phi.

    Như có kiểu mẫu sau đây:

"Siyà na kusalam dhammam paticca na kusalo dhammo uppajjeyya Hetupaccayà

Pháp Phi Thiện liên quan Pháp Phi Thiện sanh khởi với mãnh lực Nhân Duyên như thế nào?

"Pháp chẳng phải Thiện nào nương sanh khởi bởi do nương nhờ Pháp chẳng phải Thiện, Pháp chẳng phải Thiện đó có dược hoặc không được nương sanh khởi bởi do Nhân Duyên?" như vậy chẳng hạn.

*Dịch nghĩa ở phần (2):  "Do mãnh lực Nhân Duyên" - Pháp không phải Thiện sẽ được sanh khởi bởi do nương vào Pháp chẳng phải Thiện phải chăng?

      3. Pháp Thuận Nghịch Duyên (Dhammaanulomapaccanika): có ý nghĩa là Đức Phật lập ý trình bày Pháp không có lời phủ định ở phần câu đầu, nhưng Pháp có lời phủ định ở câu sau.

Như có kiểu mẫu sau đây:

"Siyà kusalam dhammam paticca na kusalo dhammo uppajjeyya Hetupaccayà"

Pháp Thiện liên quan Pháp Phi Thiện sanh khởi với mãnh lực Nhân Duyên như thế nào? - "Pháp chẳng phải Thiện nào nương sanh khởi bởi do nương nhờ Pháp Thiện, Pháp chẳng phải Thiện đó có được hoặc không được nương sanh khởi bởi do Nhân Duyên?" như vậy chẳng hạn.

*Dịch nghĩa ở phần (3): "Do mãnh lực Nhân Duyên" - Pháp chẳng phải Thiện sẽ được sanh khởi bởi do nương vào Pháp Thiện phải chăng?

    4) Pháp Nghịch Thuận Duyên (Dhammapaccaniyànuloma): có ý nghĩa là Đức Phật lập ý trình bày Pháp với lời phủ định ở phần câu đầu, nhưng Pháp không có lời phủ định ở câu sau.

Như có kiểu mẫu sau đây:

"Siyà na kusalam dhammam paticca kusalo dhammo uppajjeyya Hetupa-ccayà"

Pháp Phi Thiện liên quan Pháp Thiện sanh khởi với mãnh lực Nhân Duyên như thế nào? 

"Pháp Thiện nào nương sanh khởi bởi do nương nhờ Pháp chẳng phải Thiện, Pháp Thiện đó có được hoặc không được nương sanh khởi bởi do Nhân Duyên? Như vậy chẳng hạn.

          *Dịch nghĩa ở phần (4): "Do mãnh lực Nhân Duyên" - Pháp Thiện sẽ được sanh khởi bởi do nương vào Pháp chẳng phải Thiện phải chăng?

Thì chúng ta sẽ đọc  ở trang 9 hồi nãy 4 phần pháp đó thì phần thứ nhỉ là tứ phần pháp ở trang 9, 20, 21 khi qúi Phật tử coi quen rồi thì vào phần kinh tạng qúi Phật tử sẽ nắm bắt được 

3) Thất Giai Đoạn ở trang 25.

Có 7 giai đoạn, qúi Phật tử sẽ thấy trí tuệ của Đức Phật Ngài thù thắng. Trong phần định nghĩa của Patthana chúng ta được nghe có 3 phần, thế nào là Paṭṭhāna có 3 phần: 

1. phần Duyên Sinh Duyên Hệ, 

2. Phần Phân Tích mổ xẻ phần Duyên Sinh Duyên Hệ.

3. Chỗ tiến hành hay chỗ đi lại của bậc toàn giác trí.

Thì ở đây chúng ta sẽ thấy 7 giai đoạn.

1) Paticcavàra – Giai đoạn Liên Quan,

2) Sahajàtavàra – Giai đoạn Câu Sanh,

3) Paccayavàra – Giai đoạn Duyên Sinh,

4) Nissayavàra – Giai đoạn Y Chỉ,

5) Sansatthavàra – Giai đoạn Tương Tạp, hay là hỗn hòa

6) Sampayuttavàra – Giai đoạn Tương Ưng,

7) Panhàvàra – Giai đoạn Vấn Đề.

 Khi học Abhidhamma ta có 7 bộ Vô Tỷ Pháp

1.  Pháp Tụ (Dhammasanganì) là quy tụ các Pháp lại hay là tập hợp các pháp lại đầy đủ, là bộ trình bày hết tất cả các pháp, thí dụ như 22 Tam Đề, 100 Nhị Đề.

2. Phân Tích (Vibhanga). Rồi từ bộ Pháp Tụ được phân tích ra chia chẻ ra từ mỗi các pháp đó theo đúng ý nghĩa của nó, trạng thái, phận sự, sự thành tựu, và tất cả nhân cần thiết. Mỗi pháp phải phân tích ra phải nắm rõ ý nghĩa của nó. 

3. Nguyên Chất Ngữ (Dhàtukathà) là những yếu tố hình thành ra chi pháp đó

4. Nhân Chế Định (Puggalapannati) là cho những thí dụ dẫn chứng hay là những thí dụ để làm minh họa pháp đó lên một cách rõ ràng, 

5. Ngữ Tông (Kathàvatthu) là những điều đối chứng tranh luận 

6. Song Đối (Yamaka) là  có cả hai thuận và nghịch, là Pháp có cả hai chiều, chiều thuận thì trình bày như thế này và chiều nghịch thì trình bày như thế kia.

7. Phát Thú (Paṭṭhāna) là nói đến Duyên Sinh Duyên Hệ, hay chúng ta nói tới hệ Pháp Nhân và hệ Pháp Quả.

Bộ Pháp Thú (Paṭṭhāna) chúng ta đang học đây là bộ thứ 7 của Tạng Abhidhamma, là bộ cuối và là bộ nhiều pháp nhất.

Như vậy thì trong khi mà qúi Phật tử thấy 7 bộ đi tuần tự như vậy.

 Thì trong 7 bộ Abhidhamma Đức Phật Ngài thấy ra được như vậy.

Vậy thì khi một vị Pháp Sư mà lên thuyết pháp họ phải đi 7 Pháp như vậy đó. Thí dụ như vị Pháp Sư hôm nay lên thuyết pháp giữa một hội chúng đề tài "7 Pháp Hiền Triết" tức là 7 nhân sanh ra bậc hiền triềt. 

Thì vị đó nói về đề tài đem lại sự an vui trong đời sống của chúng sanh Chư Thiên và Nhân Loại hay là cảnh khổ, theo lời dạy của Đức Phật. Thì vị đó nói về đề tài này từ  số 1 là Pháp Tụ cho đến số 7 là Phát thú, phải nói 7 Pháp. Thì:

Thứ nhất,  Pháp gì 

Thứ hai, rồi phân tích Pháp đó

Thứ ba,  Pháp đó có chi pháp nào, yếu tố gì hình thành ra 

Thứ Tư, Cho thí dụ dẫn chứng

Thứ Năm, đối chiếu tranh luận

Thứ Sáu, Pháp có thuận và nghịch

Thứ 7, nói về Duyên Sinh Duyên Hệ

Thì như vậy bài thuyết pháp mới hoàn hảo.

 Một vị Pháp Sư muốn thành tựu trong việc truyền đạt hay là chia sẻ về Pháp lý hay là Giáo Pháp của Đức Phật thường thường phải đi theo tuần tự 7 Pháp này. Họ đưa ra một quy tụ các Pháp trước, rồi họ phân tích các Pháp đó, sau đó những yếu tố những chi pháp hình thành ra các pháp đó gồm có những gì, sau đó họ cho thí dụ hay cho một minh dụ dẫn chứng để cho thấy rõ Pháp đó hơn. Thì những cái đó là tuần tự Pháp.

Hay mình thấy Abhidhamma mà chúng ta đang học đây đi tuần tự có cái gì. 

Hôm nay chúng ta đi qua 7 giai đoạn chúng ta sẽ thấy Đức Phật Ngài làm cho chúng ta thấy giải quyết một vấn đề thì phải có 7 bước, 

1.Thứ nhất là vấn đề đó có tính chất liên quan ở góc độ nào

 Thí dụ một người bịnh, một bác sĩ muốn khám bịnh thì đầu tiên người bác sĩ hỏi "Ngày hôm qua bạn ăn gì, uống gì?" hay là "Sinh hoạt ra sao?", những gì liên quan đến bịnh này. Hay là người đó bị té thì hỏi: té ở đâu, hay té như thế nào, té lúc nào, té ra sao? Đó là giai đoạn liên quan phải hỏi của vấn đề đang giải quyết. Qúi Phật tử đi đúng như vậy thì sẽ thấy.

2. Rồi vấn đề đó Câu Sinh ở đâu.

3. Rồi Duyên nào sanh ra, Duyên Sinh Duyên Hệ của nó thế nào

4. Rồi nó hiện bày ra ở góc độ nào

5. Rồi nó hỗn tạp ở mức độ nào.

6. Rồi nó có tánh chất tương ưng hoà trộn ở trong pháp nào, 

7. và giải quyết được vấn đề.

Đó là 7 giai đoạn.

Như vậy, vấn đề của chúng ta muốn nói đây. thí dụ như ta muốn xả thí, hay tu tập, hay bất cứ một vấn đề nào, Thiện, Bất Thiện, hay Dị Thục Quả, hay là Duy Tác, cũng phải có 7 giai đoạn tuần tự như vậy. Đức Phật Ngài nhìn vô cái đó, 

Tại sao giai đoạn thứ 7 gọi là giai đoạn giải đáp vấn đề?.

Từ Liên Quan đi đến Câu Sinh dẫn tới giai đoạn 7 Giải Đáp Vấn Đề phải có một cái mối liên hệ với nhau.

 Nên khi Sư học tới đó Ngài đặt câu hỏi Sư: Tại sao giai đoạn thứ 7 là vấn đề? Là A; giải đáp vấn đề có 7 bước. 

Bữa nay Sư muốn chia sẻ với qúi Phật tử là giải quyết vấn đề nào chẳng hạn như kiện thưa, vấn đề bịnh hoạn, thì vấn đề lo lắng gì thì phải có 7 bước.

Không có tự nhiên, mình học Phát Thú xong rồi qúi Phật tử sẽ thấy không có cái gì là tự nhiên được hết, tự nhiên gặp thấy thương, tự nhiên gặp thấy ghét, mà nó phải có 7 giai đoạn và 7 yếu tố hình thành ra Pháp đó gọi là Mãnh Lực Duyên và mỗi cái đều có Pháp và mỗi cái đều có yếu tố hình thành ra nó.

Ngay cả muốn hình thành xả thí từ trong đầu qúi Phật tử nghĩ tới xả thí, thì liên quan đến mình trước là mình có điều kiện để xả thí không, thấy người ta xả thí mình nghĩ tới mình xem có liên quan đến việc xả thí này không, mình không có tiền để xả thí, mình cũng không có pháp thí, cũng không có vật thí và mình không có thời gian thí, thì như vậy mình không có mối liên quan.

Rồi mình có Câu Sinh được không, người ta cho nhiều mình cho ít, người ta có nhiều mình có ít, mình có Câu Sinh với họ được không với xả thí này mình đắn đo, mình có Duyên Sinh với họ không, bây giờ mình không Câu Sinh được thậm chí là Hợp Duyên thôi mình tùy duyên thôi mình có bao nhiêu mình xả thí bấy nhiêu đó là Duyên Sinh. Qúi Phật tử thấy những tâm lý nó sanh khởi trong nội tâm của qúi Phật tử từng giai đoạn.

Rồi mình nương vào đâu, mình nương vào cái mình có thôi chứ không nương theo người được, thí theo khả năng theo hoàn cảnh chứ không phải mình nương đổ theo người ta mình với tay không được mình đổ, do đó mình đi giai đoạn Y Chỉ, Y Chỉ ở đâu, Y Chỉ ở nơi mình, Y Chỉ mình có chứ không phải Y Chỉ nơi người đang có hay là người có đầy đủ mà mình Y Chỉ.

5) Sansatthavàra – Giai đoạn Tương Tạp, hay là hỗn hòa

Giai đoạn Tương Tạp (Sampayuttavàra – Giai đoạn Tương Ưng) là đấu tranh tâm lý nhiều, tâm lý mình phải đấu tranh; cho, không cho, rút lui, thực hiện hay là tiến tới hay thục lui cái đó hỗn tạp lúc đó mình đang bị giao động, lúc đó mình phải hoà trộn vô bắt đầu xả ra 

Do đó qúi Phật tử thấy cái tâm lý của người nghèo hai vợ chồng có một cái áo hai vợ chồng thay nhau mặt để đi chùa, họ qua 7 giai đoạn, tới cuối cùng ông người nghèo nói: "ta đã chiến thắng" tại vì ông đã giải quyết được vấn đề, Tư Tiền với Tư Hiện mà ông bị dằn co là lúc này, qúi Phật tử nắm bắt được cái này từ nay về sau khi chúng ta giải quyết vấn đề qúi Phật tử phải đi 7 giai đoạn, không cắt giai đoạn nào được.

Ngài Tịnh Sự hỏi Sư tại sao phần thứ 7 là giai đoạn giải quyết vấn đề? Sư trả lời là 7 bước để giải quyết 1 vấn đề dù là thiện hay là bất thiện hay là phước hay là tội, chúng ta cũng phải đi 7 bước. Ngay cả tu tập Tứ Niệm Xứ cũng vậy, khi ta đi Thân Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ, Pháp Niệm Xứ, qúi Phật tử cũng phải đi 7 bước.

Các vấn đề liên quan Niệm Xứ là 6 Pháp của Thân Niệm Xứ: 

- Niệm hơi thở.

- Bốn oai nghi.

- 32 Thể trược

- Phần bất tịnh.

Rồi Câu Sinh mình chỉ đi được 3 pháp thôi, mình không đi được Câu Sinh cả 6 Pháp, tại vì 3 pháp kia không còn nữa, qúi Phật tử ra được phần Câu Sinh. Ba phần Pháp mà mình Câu Sinh nó có duyên sinh nào để liên hệ với nhau ta có phần Dưyên Sinh

 Rồi Y Chỉ nào, Pháp nào? Hơi thở là sở tức quan hay là do oai nghi ta nắm bắt.

Rồi lúc bấy giờ tâm chúng ta đang hỗn hoà với nó pháp triền cái, pháp kiết sử đang dằn có với pháp niệm của niệm xứ.

 Sau đó chúng ta hòa trộn trong niệm mà bỏ pháp hỗn hoà 

Mình giải quyết được vấn đề là Thân Niệm Xứ hoàn thành.

Như vậy 7 giai đoạn là 1 Pháp, tức là 1 Pháp mình phải đi qua 7 giai đoạn mình mới giải quyết được vấn đề

 Do đó, mình mới thấy là trí tuệ Đức Phật Ngài muốn nói giải quyết một vấn đề gồm có 7 bước. Những nhà điều tra, những nhà nghiên cứu họ cũng phải đi 7 giai đoạn như vậy, về khoa học, về kỹ thuật họ cũng phải đi như vậy.

Tâm lý muốn xét soi một vấn đề về tâm lý của một bịnh nhân hay là một người mà chúng ta muốn có lời khuyên nhủ cho họ mình phải đi 7 bước. Mối liên quan phát sanh lên từ đâu mà nó xảy ra vấn đề này và Câu Sinh của nó ở chỗ nào và Duyên Sinh nào đã hình thành ra  hiện tượng này, giai đoạn này qúi Phật tử sẽ đi một cách tuần tự,

 Đặt theo 7 bộ Pháp Abidhamma này  thì vấn đề nó thuộc phần Pháp Tụ, mình phân tích vấn đề đó ra theo 7 giai đoạn này theo của 7 bộ Abidhamma cuối cùng tìm ra được mối duyên sinh Duyên Hệ nhân nào quả nấy liên quan phát hiện ra sinh ra vấn đề này.

 Hôm nay Sư giải thích cho qúi Phật tử nghe 7 giai đoạn là có ý nghĩa đó.

Từ khi chúng ta nắm được Phát Thú này, hôm nay Sư giải thích điều này thì qúi Phật tử sẽ thấy từ đây chúng ta đi tiếp tục mà Sư chia sẻ với các qúi Phật tử từng pháp từng pháp từng nhân duyên. Nhân Duyên không có THIỀN NA DUYÊN (JHĀNAPACCAYA) Coi trong phần Hiệp Lực Duyên, Nhân Duyên không có Thiền Na Duyên, nó chỉ có Đồ Đạo Duyên mà thôi, như thế thì Thiền Na Duyên không nằm trong lãnh vực của Nhân Duyên, mà  nhân duyên này là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Than, Sân, Si. Nhưng mà Thiền Na Duyên này ở trong Tầm Tứ Hỉ Lạc Định là các chi thiền các chi pháp không vô được, hiệp lực không tấu hợp vô được. Qúi Phật tử thấy là khi ta hành thiền không là nhân đưa đến đạo quả mà hành thiền đưa đến chánh định thôi. 

Do đó chúng ta qua Nhân Duyên mới có được Đồ Đạo Duyên, Nhân Duyên có Hiệp Lực, nó có Đồ Đạo, nhưng Nhân Duyên không có Thiền Na Duyên. Chúng ta coi lại sẽ thấy, giải quyết mọi vấn đề chúng ta phải cẩn thận và chúng ta soi xét từng mỗi vấn đề đó một cách cẩn thận và chi tiết thì chúng ta mới nắm bắt được cái kết quả của cái mình muốn mong cầu giải quyết nó.

Phần thứ tư là 24 Duyên 

4) Nhị Thập Tứ Duyên (24 Duyên)

Trang 28/29 Gồm có 24 Duyên Gốc : 

1/  Hetupaccayo – Nhân Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành Nhân.

2/  Àrammanapaccayo – Cảnh Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành Cảnh.

3/ Adhipatipaccayo – Trưởng Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành Trưởng.

4/  Anantarapaccayo – Vô Gián Duyên:   Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự nối tiếp nhau không gián đoạn.

5/ Samanantarapaccayo – Đẳng Vô Gián Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự nối tiếp nhau không gián đoạn (tương tự như trên).

6/ Sahajàtapaccayo – Câu Sanh Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do cùng sanh với nhau.

7/ Annamannapaccayo – Hổ Tương Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự níu kéo lẫn nhau.

8/ Nissayapaccayo – Y Chỉ Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành chỗ nương nhờ.

9/ Upanissayapaccayo – Cận Y Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành chỗ nương nhờ với năng lực mạnh mẽ (sát cận).

10/  Purejàtapaccayo – Tiền Sinh Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự sanh trước.

11/ Pacchàjàtapaccayo – Hậu Sanh Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự sanh sau.

12/  Àsevanapaccayo – Trùng Dụng Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự năng thụ hưởng.

13/  Kammapaccayo – Nghiệp Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự tạo tác để cho  các sự việc thành tựu một cách sai khác nhau.

14/ Vipàkapaccayo – Dị Thục Quả Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành quả dị thục, là cho đi đến sự chín mùi và cạn kiệt năng lực.

15/ Àhàrapaccayo – Vật Thực Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người dẫn dắt.

16/ Indriyapaccayo – Quyền Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người cai quản.

17/ Jhànapaccayo – Thiền Na Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người thẩm thị lấy Cảnh.

18/ Maggapaccayo – Đồ Đạo Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành con đường. 

19/ Sampayuttapaccayo – Tương Ưng Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người phối hợp.

20/  Vippayuttapaccayo  – Bất Tương Ưng Duyên: Pháp giúp đỡ ủng  hộ  do làm thành người bất phối hợp.

21/ Atthipaccayo – Hiện Hữu Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người  vẫn còn hiện hữu.

22/ Natthipaccayo – Vô Hữu Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người không còn hiện hữu.

23/  Vigatapaccayo – Ly Khứ Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người đã ra đi lìa khỏi.

24/  Avigatapaccayo –  Bất Ly Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người không ra đi lìa khỏi.

Sư sẽ giải thích 24 Duyên này, chúng ta sẽ đi từng bước. 

Từ đây về sau chúng ta đi một cách trí tuệ chứ không phải một cách máy móc. Khi người ta nói giải quyết vấn đề này ra sao, vấn đề này khó, vấn đề này phức tạp, vấn đề này cần phải mổ xẻ. Qúi Phật tử phải từ từ mổ xẻ chứ không thể làm theo tư kiến, hay là làm mà không có khoa học, hay làm có trí tuệ của Đức Phật mình đã học được 

Bất cứ từ đây về sau, khi qúi Phật tử đến với Sư trao đổi với Sư một vấn đề gì, thì Sư nói đây là vấn đề, thì bắt đầu cái trí Sư bắt đầu làm việc, việc gì liên quan đến vấn đề này, vấn đề này có gì có tính chất liên quan. Một người bịnh thì Sư phải tìm cái liên quan đến phát sanh ra bịnh đó, như một người bác sĩ họ đặt ống nghe chuẩn mạch cho đi chụp hình quang tuyến để mà chuẩn bịnh vấn đề người bịnh, như một người đông y họ cũng xem mạch người bịnh. Khoa học kỹ thuật cũng vậy, thay vì giải quyết một vấn đề chiến tranh cũng phải có 7 giai đoạn. Hay vấn đề kinh tế giàu và nghèo cũng có 7 giai đoạn. 

Tất cả từ đây về sau qúi Phật tử mới nói tới vấn đề gì phải đi qua 7 giai đoạn. Mà giai đoạn khó nhất qúi Phật tử phải vượt qua đó là giai đoạn giữa là giai đoạn hỗn hoà (5. Sansatthavàra – Giai đoạn Tương Tạp, hay là hỗn hòa) giai đoạn này rất phức tạp, nó trì kéo, cản ngăn hay là nó làm thục lùi mình lại, cái này là qúi Phật tử phải đấu tranh tư tưởng, đấu tranh tâm lý, thắng hay thua, những phần từ giai đoạn một tới giai đoạn 7 là pháp hiện bày trừ giai đoạn 5 là giai đoạn hỗn hoà hay là tương tạp là giai đoạn đấu tranh tâm lý dằn co, nó vi tế lắm. Tại vì có thể mình tu tập là mình theo pháp được nhưng mình diệt cái tôi cái ta cái kiến chấp của mình khó lắm, vì cái đó có sự kiên trì kéo hay có sự cản trở. Sau khi qúi Phật tử vượt qua được cái này qúi Phật tử mới tương ưng mới suôi theo cái đó. Nên phấn tương ưng (6. Sampayuttavàra – Giai đoạn Tương Ưng,) là ở giai đoạn Tâm Thuận Tùng, qua phần hành xả rồi mới qua Thuận Tùng là Chuyển Tập. Chứ trong 7 giai đoạn này là trong 10 hay là 9 Minh Sát Trí (Minh Sát Tuệ) mà chúng ta trải qua.

2. Bộ Phân Tích (Vibhanga). 

Nên mình học về Paṭṭhāna thì ở đây Sư đang bộ Phân Tách, bộ thứ hai, nói tới 24 Duyên các Duyên Sinh Duyên Hệ thì chúng ta đi qua phần phân tích, phần trí tuệ của Đức Phật, đây là những cái gì mà trí tuệ Đức Phật Ngài đi xuyên suốt qua hết, Ngài thấy được các Pháp và Ngài truyền lại Ngài chỉ lại hay là Ngài nói lại cho hậu bối hay cho hàng đệ tử của Ngài nắm bắt được thì hôm nay chúng ta phải biết.

Qúi Phật tử phải nhớ giải quyết vấn đề thì phải làm sao qúi Phật tử bỏ công thức vô, phải đi 7 bộ này, cái nào là Pháp Tụ, Phân Tích pháp đó sau đó mình đi những yếu tố của pháp đó để chúng ta thực hiện, đi từng bước.

Đọc về 24 Duyên ở  trang 28/29. Qúi Phật tử sẽ thấy 24 Duyên này chỉ là giải thích sơ lượt thôi (xiển thuật là giải thích sơ qua là xiển thuật), tỉ mỉ rõ ràng là xiển minh. 

Qúi Phật tử đọc 24 Duyên này.

Phần thứ 5 là giai đoạn chỉ số ở trang  2 3/ 24 ở phần đầu.

Trong từng mỗi Giai Đoạn, cũng vẫn lập ý trình bày phân tách ra làm bốn Phần Duyên, là:

1. Paccayaanuloma – Thuận Duyên,

2. Paccayapaccanìya – Nghịch Duyên,

3. Paccayaanulomapaccanìya – Thuận Nghịch Duyên,

4. Paccayapaccaniyànuloma – Nghịch Thuận Duyên.

Trong số lượng bốn Phần Duyên này, ở phần Thuận Duyên và Nghịch Duyên lại được phân tách ra làm hai loại  Sankhayàvàra – Giai đoạn chỉ số, là:

a) Suddhasankhayàvàra – Giai đoạn đơn thuần chỉ số,

b) Dukàdisankhayàvàra – Giai đoạn nhị thức chỉ số.

Đối với phần Thuận Duyên, Nghịch Duyên và Nghịch Thuận Duyên lập ý trình bày chỉ có một loại“Giai đoạn nhị thức chỉ số”.

Việc trình bày 24 Duyên, như có Tam Đề Mẫu Đề Tam và Nhị Đề Mẫu Đề Tam làm chủ vị theo từng mỗi Giai đoạn như đã được đề cập đến đây, cũng nên hiểu biết rằng có sự kỳ diệu và vô cùng quảng bác.

Nếu tính thành số lượng thì số lượng sẽ lên đến hàng chục triệu và sẽ làm cho các học giả không có khả năng học hỏi tròn đủ một cách vi tế toàn hảo được.

Do   đó,   kinh  Phát   Thú  này  được   các   bậc   Chú  Giải   Sư   đặt  tên   gọi   là:

ANANTANAYASAMANTA MAHÀPAKARANA – VÔ GIÁN ĐẲNG VÔ GIÁN ĐẠI KINH”  một bộ kinh lớn có rất nhiều phân loại, kỳ diệu và vô cùng trọng yếu.

  Khi qúi Phật tử đi qua giai đoạn chỉ số có ý nghĩa là. 

Khi qúi Phật tử có Chánh tạng này, tại vì cuốn này là Chú Giải được viết ra cho chúng ta được học được hiểu, nhưng đi vô Chánh Tạng thì qúi Phật tử sẽ thấy những phần mà đầu tiên trang 114 trong cuốn Chánh Tạng quyển 1

b. Giai Đoạn Toán Thuật (Sankhayàvàra) (nói về Pháp Số):

+ Toán Thuật Phần Phi Căn Nguyên (NaMulakanaya) tức là phần này là thuần tịnh.

Trong Chánh Tạng cho qúi Phật tử thấy rõ suka sankhayvara

Nó là một Pháp vòng tròn, giải quyết vấn đề là một pháp vòng tròn từ Liên Quan, Câu Sinh, Duyên Sinh, Y Chỉ, Hỗn Hoà, Tương Ưng và Dứt Điểm giải quyết được vấn đề.

 Qua phần Chỉ Số. Chỉ Số này là qúi Phật tử sẽ thấy (Sankhayàvàra) gồm có hai giai đoạn:

vàra = giai đoạn hay thời kỳ

Sankhayàvàra là thời lượng hay là thời kỳ, có hai là:

1) Giai đoạn thứ nhất, Suddhasankhayàvàra, là thuần tịnh, là giai đoạn một. Tức là mỗi duyên một thôi, Nhân Duyên có 7 thời kỳ, Cảnh Duyên có 9 thời kỳ, đó là giai đoạn Thuần Tịnh.

2) Giải đoạn thứ hai là giai đoạn Nhị Thức Dukàdisankhayàvàra – Giai đoạn nhị thức chỉ số, tức là nó tăng lên bắt đầu là Nhân Duyên đi với Cảnh Duyên thì nó có bao nhiêu thời kỳ, Nhân Duyên đi với Trưởng Duyên nó có bao nhiêu  thời kỳ,  tức là Duyên này đi đến Duyên kia thì gọi là Nhị Thức trở lên cái đó gọi là Căn Nguyên cũng được.

 Mūla = Căn Nguyên. 

Thí dụ như ở trong phần đầu tiên là Hetumūla là Nhân Căn Nguyên tức là Căn Nguyên về yếu tố về Nhân Tương Ưng. Thì có trình bày trong phần chúng ta sẽ thấy trong Chánh Tạng sẽ trình bày rõ phần đó qúi Phật tử sẽ nắm bắt được cái phần Chỉ Số, 

Trang 183 quyển màu xanh, phải học vì nó quan trọng.

ABHIDHAMMAPITAKA - ATTHAKATHA - VÔ TỶ PHÁP TẠNG PĀLI - CHÚ GIẢI

PATTHÃNA - PHÁT THÚ - BHÃGAI - PHẦN 1 (Quyển Thứ 40)

+ Phần Thuận (Anulomavāra)- Hiện Hữu Duyên (Atthipaccaya), vv.

[268]. Pháp Thực Tính Thiện tác hành Pháp Thực Tính Thiện cho thành Duyên khởi sinh do bởi Hiện Hữu Duyên, vv. (Hiện Hữu Duyên nên pha chia tương tự Câu Sinh Duyên. Vô Hữu Duyên và Ly Khứ Duyên nên phân chia tương tự Cảnh Duyên. Bất Ly Duyên nên phân chia tương tự Câu Sinh Duyên).

1. Giai Đoạn Thuận Duyên (Paccayānulomavāra)

 b. Giai Đoạn Toán Thuật (Sakhayāyāra) 

[269]. Nhân Duyên có 17 thời kỳ. 
Cảnh Duyên có 7 thời kỳ. 
Trưởng Duyên có 17 thời kỳ. 
Vô Gián Duyên có 7 thời kỳ. 
Đẳng Vô Gián Duyên có 7 thời kỳ.
 Câu Sinh Duyên có 17 thời kỳ.
 Hỗ Tương Duyên có 7 thời kỳ. 
Y Chỉ Duyên có 17 thời kỳ. 
Cận Y Duyên có 7 thời kỳ. 
Tiền Sinh Duyên có 7 thời kỳ.
 Trùng Dụng Duyên có 7 thời kỳ.
 Nghiệp Lực Duyên có 17 thời kỳ.
 Dị Thục Quả Duyên có 1 thời kỳ.
 Vật Thực Duyên có 17 thời kỳ. 
Quyền Lực Duyên có 17 thời kỳ.
 Thiền Na Duyên có 17 thời kỳ. 
Đồ Đạo Duyên có 17 thời kỳ. 
Tương Ưng Duyên có 7 thời kỳ. 
Bất Tương Ưng Duyên có 17 thời kỳ. 
Hiện Hữu Duyên có 17 thời kỳ. 
Vô Hữu Duyên có 7 thời kỳ. 
Ly Khứ Duyên có 7 thời kỳ. 
Bất Ly Duyên có 17 thời kỳ.

Nhưng qua phần Suddha tới phần Nhị Thức tức là phối hợp với căn nguyên khác thì qúi Phật tử sẽ thấy trang 184.

Phần Nhị Căn Nguyên Với Nhân Duyên

(Hetudukanaya) 

[270]. Cảnh Duyên với Nhân Duyên có 7 thời kỳ. 

Trưởng Duyển với Nhân Duyên có 17 thời kỳ. 

Vô Gián Duyên với Nhân Duyên có 7 thời kỳ. 

Đẳng Vô Gián Duyên với Nhân Duyên có 7 thời kỳ.

 Câu Sinh Duyên với Nhân Duyên có 17 thời kỳ, vv 

Bất Ly Duyên với Nhân Duyên có 17 thời kỳ.

Phần Tam Căn Nguyên (Tikanaya) 

Trưởng Duyên với Nhân Duyên và Cảnh Duyên có 7 thời kỳ. 

(Từng mỗi Duyên có 7 thời kỳ) 

Dị Thục Quả Duyên với Nhân Duyên và Cảnh Duyên có 1 thời kỳ. 

Bất Ly Duyên với Nhân Duyên và Cảnh Duyên có 7 thời kỳ, vv.

Phần Thập Nhị Căn Nguyên (Dvādasakanaya - Sāsevana) 

Nghiệp Lực Duyên với Nhân Duyên, Cảnh Duyên, Trưởng Duyên, Vô Gián Duyên, Đẳng Vô Gián Duyên, Câu Sinh Duyên, Hỗ Tương Duyên, Y Chỉ Duyên, Cận Y Duyên, Tiền Sinh Duyên và Trùng Dụng Duyên có 7 thời kỳ.

Vật Thực Duyên với Nhân Duyên, Cảnh Duyên, Trưởng Duyên, Vô Gián Duyên, Đằng Vô Gián Duyên, Câu Sinh Duyên, Hỗ Tương Duyên, Y Chỉ Duyên, Cận Y Duyên, Tiền Sinh Duyên và Trùng Dụng Duyên có 7 thời kỳ, v.v.

Bất Ly Duyên với Nhân Duyên, Cảnh Duyên, Trưởng Duyên, Vô Gián Duyên, Đẳng Vô Gián Duyên, Câu Sinh Duyên, Hỗ Tương Duyên, Y Chỉ Duyên, Cận Y Duyên, Tiền Sinh Duyên và Trùng Dụng Duyên có 7 thời kỳ, v..

| Phần Nhị Thập Nhị Căn Nguyên (Bāvīsakanaya) 

Bất Ly Duyên với Nhân Duyên, Cảnh Duyên, Trưởng Duyên, Vô Gián Duyên, Đăng Vô Gián Duyên, Cầu Sinh Duyên, Hỗ Tương Duyên, Y Chỉ Duyên, Cận Y Duyên, Tiền Sinh Duyên, Trùng Dụng Duyên, Nghiệp Lực Duyên, Vật Thực Duyên, vv., Ly Khứ Duyên có 7 thời kỳ.

Phần Thập Tam Căn Nguyên (Terasakanaya)

(Hữu Dị Thục Quả - Savipāka) 

Vật Thực Duyên với Nhân Duyên, Cảnh Duyên, vv. Tiền Sinh Duyên, Nghiệp Lực Duyên và Dị Thục Quả Duyên có 1 thời kỳ, V.V.

| Bất Ly Duyên với Nhân Duyên, Cảnh Duyên, vv. Tiền Sinh Duyên Nghiệp Lực Duyên và Dị Thục Quả Duyên có 1 thời kỳ, vv.

Phần Nhị Thập Nhị Căn Nguyên (Bāvīsakanaya)

(Hữu Dị Thục Quả - Savipāka)

Bất Ly Duyên với Nhân Duyên, Cảnh Duên, v.v. Tiền Sinh Duyên, Nghiệp Lực Duyên, Dị Thục Quả Duyên, Vật Thực Duyên, v.v. Ly Khứ Duyên có 1 thời kỳ.

Kết Thúc Phần Nhân Căn Duyên (Hetumūlakanaya)

Coi phần Nhị Căn Nguyên. Căn này đối với Căn kia nó có mãnh lực và nó có sự tạo tác. Qúi Phật tử phải học

 Rồi Nhị Căn Nguyên đến Tam Căn Nguyên, rồi Thập Nhị Căn Nguyên, rồi Thập Nhị Căn Căn Nguyên nó đi hết. Những con số này phải học nhưng không nhớ thì phải coi sách, giống như vị dược sĩ muốn bào chế một vị thuốc có bao nhiêu yếu tố để hình thành, bao nhiêu dược phẩm để bỏ vô để bào chế được viên thuốc vị đó phải học thuộc những công thức mà yếu tố đó để làm cho một viên thuốc đó có ghi trong sách hướng dẫn, đầu tiên là người dược sĩ học thuộc lòng sau đó một thời gian sẽ bị quên thì phải mở sách ra coi. Cũng như người đông y cuốn sách thang thuốc có bao nhiêu dược phẩm bỏ vô; cam thảo, trần bì, bỏ vô nhưng khi già sẽ quên thì phải coi sách.

 Sư yêu cầu qúi Phật tử cần có sách để cùng với Sư mình chia sẻ nhau, nói tới đâu mình mở ra coi để mình nhớ ghi trang.

Qúi Phật tử thấy phần Nhị Thập Tứ Duyên.

Qua đến giai đoạn thứ năm là 2 Giai Đoạn Chỉ Số từ một Căn Nguyên là Căn Thuần Tịnh, rồi Nhị Căn Nguyên, Tam Căn Nguyên bắt đầu phối hợp vô, đó là thứ 5, mình học 6 nhóm pháp của Paṭṭhāna.

6) tới phần Sáu Duyên Pháp. Tứ Duyên Pháp thì phần này thì Sư bắt buộc qúi Phật tử đi lấy quyển Chánh Tạng màu xanh tới phần Tứ Duyên Phần trang 17, 

 Tứ Duyên Phần. Ở trong Chánh Tạng phần I trang 17

Khi đem các Phần khác của Phương Thức kết cấu như đã đề cập đến kết cấu Quy Tắc Ngữ Pháp Pāḷi để trình bày đến các Phần Phát Thú khác thì Quy Tắc Ngữ Pháp Pāḷi sẽ có được năm điều Pháp phối hợp, đó là:

1. Pháp Năng Duyên (Paccayadhamma): Là Pháp Thực Tính ở phần Tác Duyên hoặc Tác Nhân.

2. Pháp Sở Duyên (Paccayuppannadhamma): Là Pháp Thực Tính ở phần Hệ Quả.

3. Pháp Thục Duyên (Paccayasattatidhamma): Là Pháp Thực Tính ở phần Thục Luyện của Duyên.

4. Pháp Địch Duyên (Paccanīkadhamma): Là Pháp Thực Tính ở phần chẳng là Pháp Sở Duyên để trình bày với các Pháp Năng Duyên.

Kiểu mẫu Quy Tắc Ngữ Pháp Pāli của Tam Đề Phát Thú Thuận Nghịch, Giai Đoạn Liên Quan, Nhân Duyên có như sau:

Kusala dhamma pațicca kusalo dhammo uppajjati Hetu paccayā": Pháp Thực Tính Thiện nương nhờ (liên quan) Pháp Thực Tính Thiện khởi sinh do bởi Nhân Duyên.

Câu nói rằng Kusala dhamma là cầu trình bày Pháp Năng Duyên. 

Câu nói rằng Kusalo dhammo là câu trình bày Pháp Sở Duyên. 

Câu nói rằng Hetupaccayā là câu trình bày Pháp Thục Duyên.

Còn Pháp Địch Duyên ở trong Quy Tắc Ngữ Pháp này, tức là các Pháp Thực Tính khác mà chẳng ở phần Kusalo dhammo (Pháp Thiện), có thể là Akusalo dhammo (Pháp Bất Thiện) hoặc Abyākato dhammo (Pháp Vô Ký) cũng được.

 Qúi Phật tử sẽ thấy trong trang 17 này, ở đây Chánh Tạng có nói, nhưng trong phần Chú Giải của Ngài Jotika thì Ngài nói có 3 Duyên thôi, Năng Duyên, Sở Duyên và Địch Duyên, không có Thục Duyên. 

Vậy đặt câu hỏi là: Tại sao như vậy và có sự việc này?

Câu trả lời là: Thật ra đó là sự thật. Nếu qúi Phật tử không có Chánh Tạng, hồi xưa Đức Phật Ngài giảng tới đời sau là mất đi một, rồi tới thế hệ của mình xong rồi tới thế hệ con cháu của mình thì bắt đầu còn 2, chỉ còn Năng Duyên với Sở Duyên thôi, sẽ đi tới giai đoạn đó, rồi tới giai đoạn cuối tới khi hoại Abhidhamma tức là 400 năm nữa thì chỉ có một là tác nhân hai là hệ quả thôi, chứ không nói Nhân Quả Liên Quan. chỉ còn 1 Pháp thôi.

Mình có phước lắm, mình còn có Chánh Pháp, mình còn có nguồn gốc chính của Phật dạy đề mình còn học được, chứ tới thế hệ sau học toàn là Chú Giải các Ngài viết, mình học đâu nhớ đó, mình học đâu hiểu đó thì cắt dần nó chưa kể là tam sao thất bổn, sai một ly đi một dặm, còn nếu học sai thì mình đi nhiều kiếp lắm. Thứ hai, nếu mình lọt vô tà kiến thì đi tàu suốt luôn không có con đường đi ra.

 Do đó, chỗ này Sư muốn nhắn với qúi Phật tử học Paṭṭhāna là chúng ta phải học đủ. 

 Thục Duyên là gì? Qúi Phật tử sẽ thấy Năng Duyên là Tác Nhân. Sở Duyên là Hệ Quả.

Thục Duyên là giai đoạn  Năng chín muồi, Thục Duyên là giải đoạn của Sở chín muồi bắt đầu nó trổ sanh. Chứ mình đọc cái Năng ở giai đoạn đó là qúi Phật tử sẽ dính vô thời kỳ Chế Định , còn nếu mà đọc Thục Duyên là thời kỳ của Chuyển Khởi.

Thục Duyên là tới giai đoạn Chuyển Khởi đến chín muồi của Tác Nhân. Thục Duyên là giai đoạn chín muồi của Sở Duyên quả đang trổ sanh chín muồi.

Do đó chúng ta cần phải nắm bằt được 4 Duyên Phần, chứ không phải 3 Duyên Phần, 3 Duyên Phần không đủ. 

Thì giai đoạn thứ 4 là giai đoạn Địch Duyên là ngoài tác nhân, ngoài hệ quả thì cái đó chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp. 

 Thì ở đây qúi Phật tử sẽ thấy là ở trong phần 3 phần Năng Sở thì ở trong bộ Chú Giải của ngài Jotika Ngài chỉ nói Năng Duyên, Sở Duyên, Địch Duyên, Ngài Jotika nói rằng Thục  Duyên không cần thiết, mình phải hiểu thôi, nếu có Chánh Tạng thì các Ngài chỉ lướt qua thôi, nếu mình không có bám vô Chánh Tạng này thì sẽ mất đi sự đầy đủ của 4 Duyên Phần. 

 Nó có thời gian chín muồi, rồi thời gian chín muồi đó của tác nhân, chín muồi của hệ quả nó cụ thể rõ ràng mới ra được thời chuyển khởi, thời gian đó nó luôn luôn chuyển động.

 Do đó, thì chúng ta sẽ thấy ở đây nếu chúng ta học về phần Nhân Duyên thì các chú giải sẽ nói tới 3 pháp Duyên Phần chứ không có 4 Pháp Duyên Phần.

Điều thứ hai, Sư muốn nói qúi Phật tử thấy trước khi chúng ta đi vào vấn đế Paṭṭhāna thì mở trang 29, Bộ Sách Chú Giải MahāPaṭṭhāna - Tập I

ANUSANDHI – TIẾP NỐI

Sau khi Đức Phật đã trình bày xong phần Duyên xiển thuật, thì tiếp nối theo, Ngài lập ý trình bày phần Duyên xiển minh.

Trong phần Duyên xiển minh, cũng vẫn hiện bày 24 Duyên, như là Nhân Duyên xiển minh, Cảnh Duyên xiển minh, v.v.

Trong từng mỗi Duyên của phần Duyên xiển minh, Đức Phật lập ý trình bày hai thể loại, là:

Niddisitabba – Giải Thích (Pàlì),

Nidassanàkàra – Giải Ngộ (Pàlì).

Đức Phật lập ý trình bày phần Giải Thích trước, và tiếp nối theo sau, sẽ trình bày phần Giải Ngộ.

khi chúng ta học về Phần TIẾP NỐI - ANUSANDHI chúng ta từng mỗi duyên mà phần xiển minh là phần chi tiết kỹ càng và đầy đủ nội dung thì Đức Phật Ngài có hai thể loại Ngài giảng: Thứ nhất là giải thích thứ hai là giải ngộ, mình học cái nào mà Ngài giải thích rồi là mình phải giác ngộ hay là mình chứng ngộ hay là mình tỏ ngộ chứ không có bỏ qua được.

 Khi ta học Phát Thú là ta được giải thích và được giải ngộ chứ không có bỏ qua, đó là yếu chỉ của Paṭṭhāna. Tức là khi ta nắm bắt được thì ta giác ngộ liền hay ta chứng ngộ liền hay là ta tỏ ngộ liền, thì ta đáp ứng được liền mưu cầu của họ hay là cầu pháp của họ được. 

 Vậy thì khi chúng ta áp dụng qua phần Liên Quan Duyên Sinh (Paṭiccavāra) hay là 12 nhân duyên; Vô minh duyên hành, thì mình phải giải thích phần vô minh rồi phần hành rồi phần duyên kết hợp vô duyên minh, rồi qua hành thì làm cho chúng ta giải ngộ được, hay là giác ngộ được cái chức năng của duyên này nó tạo ra được cái vô minh chức năng, cái duyên này làm vô minh tạo ra được pháp hành này, mỗi cái minh bạch và rõ ràng, rồi từ đó con đường tu tập của ta mới xác định có kết quả được.

 Vậy thì khi chúng ta áp dụng vô trong cái phần Paṭṭhāna thì qúi Phật tử sẽ thấy nó có một mối liên hệ nhưng sự thật là hai bên khác biệt nhau.

 Qúi Phật tử sẽ thấy khi chúng ta đọc vô phần Paṭṭhāna này trang 9 tập 1 ở 6 nhóm pháp 

Do đó, từ ngữ Phát Thú trong bộ kinh thứ bảy này mới có nội dung khác biệt với từ ngữ Phát Thú trong phần Satipatthàna – Niệm Phát Thú (trong Chương thứ 7, nhóm Bodhipakkhiyadhamma – Giác Chi Pháp).

Bộ Kinh Đại Phát Thú có nội dung kỳ diệu đặc thù hơn cả sáu bộ trong Tạng Vô Tỷ Pháp, trình bày mối tương quan nối tiếp nhau giữa sáu nhóm Pháp:

1. Lục Phát Thú (6 Patthàna),

2. Tứ Phần Pháp (4 Dhammanaya),

3. Thất Giai Đoạn (7 Mahàvàra),

4. Nhị Thập Tứ Duyên (24 Duyên),

5. Nhị Giai Đoạn Chỉ Số,

6. Tứ Duyên Phần (4 Paccayanaya)

Kinh Satipatthànakinh Niệm Xứ trong Trung Bộ hay trong Trường Bộ khác biệt nhau, qúi Phật tử phải, mà Patthana này Niệm Phát Thú này Satipatthàna này chỉ nằm ở trong bộ Đẳng Giác Phần thôi (37 Phẩm Trợ Đạo) trong đó có phần Niệm Xứ.

Còn Paṭṭhāna này là đủ lớn, Satipatthàna không đủ giải đáp nổi chức năng của Paṭṭhāna, mà Paṭṭhāna bộ này đủ giải đáp đầy đủ yếu tố thành hình của Satipatthàna.

 Nên bộ kinh này được gọi là bộ kinh có nội dung to mà ta gọi là đại kinh điển Phát Thú.  

Bộ Paṭṭhāna lớn hơn bộ Satipatthàna trong kinh Trường Bộ hay Trung Bộ 

 Trang 24 dưới phần giai đoạn chỉ số 

Ta lấy bộ Paṭṭhāna này ta giải quyết được hết các Pháp ở trong thế gian và Hiệp Thế và Siêu Thế, còn Satipatthàna là một pháp trong 37 Đẳng Giác Phần (37 Phẩm Trợ Đạo) để mà con đường tu tập chúng ta có sự giác ngộ hay là giải thoát. Nên các nhà chú giải xác định 2 phần đó chúng ta không nhằm lẫn được chúng ta không thể nào nói Satipatthàna là Paṭṭhāna mà chúng ta nói Satipatthàna là một yếu tố nhỏ trong 37 Đẳng Giác Phần và nó nằm ở trong các Duyên Sinh Duyên Hệ của cái Phần của bộ Paṭṭhāna này đáp ứng.

 Do đó, hôm nay Sư giải thích cho qúi Phật tử được 5 cái của nhóm 6 Pháp một cách rất là đầy đủ.

Bây giờ, chúng ta nói tới phần tu tập.

 Khi nói tới giải quyết vấn đề thì qua phần xả thí. 

Qúi Phật tử sẽ thấy nói tới xả thí nó có  Câu Sinh Duyên, Y Chỉ Duyên làm thành chỗ  nương tựa mình có bao nhiêu mình sài bấy nhiêu, mình xả thí theo khả năng theo hoàn cảnh, theo điều kiện, và theo duyên mình có, mình không có dằn co, mình phải đấu tranh trong tư duy của mình. Mình lúc nào cũng sống hoà trộn với Pháp, tương ưng với Pháp, và thực hiện được Pháp, và mình hành được Pháp, thì vấn đề nào chúng ta cũng giải đáp được.

Như vậy thì, trong tuần vừa rồi chúng ta đi qua phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện.

Ngày hôm nay Sư giải đáp thêm về Paṭṭhāna qúi Phật tử sẽ hiểu rõ thêm ý nghĩa về Paṭṭhāna qua 6 nhóm Pháp, mà 6 nhóm Pháp này Sư sẽ nói nữa, mỗi tuần Sư phải lập đi lập lại với một khía cạnh khác cho qúi Phật tử nắm bắt thêm.

 Chẳng hạn như hôm nay Sư không nói tới và không đá động tới phần này qúi Phật tử không phải lo, có thể tuần sau Sư mới nói tới trang 23 tập I 

TÓM LƯỢC SỐ LƯỢNG PHÁT THÚ TRONG KINH PHÁT THÚ

Trong 24 Phát Thú, đặc biệt ở hai Pháp đầu tiên là, Pháp Thuận Tam Đề Phát Thú, Pháp Nghịch Tam Đề Phát Thú.

Có 22 Pháp Thuận Tam Đề Phát Thú.

Có 100 Pháp Thuận Nhị Đề Phát Thú.

Có 6,600 Pháp Thuận Nhị Đề Tam Đề Phát Thú.

Có 4,400 Pháp Thuận Tam Đề Nhị Đề Phát Thú.

Có 1,386 Pháp Thuận Tam Đề Tam Đề Phát Thú.

Có 19,800 Pháp Thuận Nhị Đề Nhị Đề Phát Thú.

Cộng lại có 32,308 x 4 Pháp = 129,232 Nhưng  thiệt ra còn nhiều hơn. Thì ở đây ở trang 24 giải thích

Tập hợp sáu Phát Thú lại có 32,308 Phát Thú trong Pháp Thuận. Và như thế trong Pháp Nghịch, Pháp Thuận Nghịch và Pháp Nghịch Thuận cũng có 32,308 Phát Thú  tương tự với phần Pháp Thuận.

 có 1386 ở trang 25 tập I Chú Giải có nói:

5/ Tikatikapatthàna – Tam Đề Tam Đề Phát Thú: 1 Tam Đề x câu Tam Đề (của 21 Tam Đề còn lại) tính thành 1 Phát Thú.

Trong Tam Đề Tam Đề Phát Thú lập ý trình bày 63 câu Tam Đề (21 Tam Đề còn lại   x 3 câu Tam Đề) gom vào với 22 Tam Đề, do đó mới có tổng số lượng là 1,386 Phát Thú (22 Tam Đề x 63 câu Tam Đề).

Nó chỉ một phần thôi, tuần sau Sư sẽ nói tới đề tài đó. Càng ngày càng khó hơn, nhiều yếu tố hơn thì số học viên bắt đầu giảm dần, bài càng ngày càng nhiều lên, càng khó lên thì số học viên tham dự lớp giảm dần.

Thiền sinh: Thưa Sư, khi mình có 6 nhóm pháp này, thì khi mình nói tới một Pháp thì mình phải đi hết 6 nhóm pháp này?

 HT trả lời: Không đi hết 6 nhóm Pháp này mà chỉ đi một Pháp thôi. Thí dụ như một Pháp Thiện thì phải đi 7 giai đoạn (Thì ở đây chúng ta sẽ thấy 7 giai đoạn.)

1) Paticcavàra – Giai đoạn Liên Quan,

2) Sahajàtavàra – Giai đoạn Câu Sanh,

3) Paccayavàra – Giai đoạn Duyên Sinh,

4) Nissayavàra – Giai đoạn Y Chỉ,

5) Sansatthavàra – Giai đoạn Tương Tạp, hay là hỗn hòa

6) Sampayuttavàra – Giai đoạn Tương Ưng,

7) Panhàvàra – Giai đoạn Vấn Đề.)

Một Pháp chỉ cần đi qua 7 giai đoạn này thôi, chứ không cần phải qua Nhị Đề Tam Đề v.v..

Thiền Sinh: Ý con nói là một cái Nhị Đề, thí dụ mình thấy một pháp của Tam Đề mình phải đi.

HT trả lời: Thí dụ mình đi vào:

Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện (Nhân Duyên) , qúi Phật tử muốn nói phần Nhân Duyên trong 24 Duyên, ta tách ra nói 1 Duyên thôi, mà Pháp Thiện làm Duyên cho Pháp Thiện mà Cảnh Duyên nó khác, mà Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiên mà Trưởng Duyên nó khác , mà Vô Gián Duyên nó khác nữa.

 thì qúi Phật tử sẽ đi phần này như sau:

- Đi Thuận Tùng trước rồi đi qua 7 giai đoạn sau đây:

1) Paticcavàra – Giai đoạn Liên Quan,

2) Sahajàtavàra – Giai đoạn Câu Sanh,

3) Paccayavàra – Giai đoạn Duyên Sinh,

4) Nissayavàra – Giai đoạn Y Chỉ,

5) Sansatthavàra – Giai đoạn Tương Tạp, hay là hỗn hòa

6) Sampayuttavàra – Giai đoạn Tương Ưng,

7) Panhàvàra – Giai đoạn Vấn Đề.

Sau 7 giai đoạn này xong thì đi qua phần

- Đi phần đối nghịch. Phần đối nghịch cũng nằm trong Nhân Duyên nhưng là phần Phi Nhân Duyên.

 Nó nhiều chi tiết lắm, khi mình nói tới cái đó là qúi Phật tử sẽ bỏ học.

Do đó, qúi Phật tử đi theo 7 giai đoạn, Sư sẽ trình bày cho qúi Phật tử, tại vì trong Chánh Tạng:  1 Uẩn làm duyên cho 3 Uẩn, 3 Uẩn làm duyên cho 1 Uẩn, chúng ta sẽ đi qua phần chi tiết đó. 

 Nhưng có mấy điểm mà Sư muốn cắt nghĩa cho qúi Phật tử nghe, qúi Phật tử phải lưu ý chứ học suông không được, Sư muốn chia sẻ với qúi Phật tử một vài điểm mà qúi Phật tử nắm bắt được qúi Phật tử sẽ hiểu 

Trong phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện Sư muốn nói với qúi Phật tử một điểm mà qúi Phật tử có suy nghĩ không.

Khi ta nói Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện thêm Nhân Duyên, chúng ta sẽ thấy Thiện thì chúng ta nói đến 3 nhân thôi là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si.

Tuy nhiên khi mà chúng ta nói tới phần này chúng ta có quyền đặt câu hỏi, ta học pháp ta phải đặt câu hỏi để mà giải quyết được vấn đề chứ không phải chúng ta học suông được.

 Khi ta nói đến Vô Tham, Vô Sân, hai đối tượng này, hai chi pháp này nó thuộc 19 Tịnh Hảo Biến Hành Tâm Sở. Thế thì khi chúng ta học tới phần 19 Tâm Sở Biến Hành tức là khi mà nó có thì nó có một lượt và nó có một lúc và nó cùng sanh ra một cái 19 Tâm Sở luôn. Như là 7 Tâm Sở Tịnh Hảo Biến Hành lúc nào nó cũng có một lượt, không tách rời được.

Sư muốn cho qúi Phật tử thấy, có những cái yếu tố mình phải đối chiếu và mình phải trắc nghiệm.

Như vậy thì khi qúi Phật tử đọc trong cái phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện (trang A2) là Nhân, 3 Nhân Thiện 1 Nhân Trí thì qúi Phật tử sẽ thấy 3 Nhân Thiện tức là nó có Vô Tham, Vô Sân, Vô Si.

Tới phần Đồ Đạo hay Trưởng Duyên có 1 Nhân thôi là Trí, Trí, nó tách ra 2 cái Vô Tham Vô Sân.

Như vậy thì khi chúng ta thực hiện một Pháp Thiện, khi ta thực hiện một Pháp Thiện nó có 2 vấn đề mà chúng ta tìm ra được. Qúi Phật tử đọc Phần Duyên này thì 2 vấn đề ta tìm ra được là.

 Có khi ta là Tâm Thiện Tương Ưng Trí, và có khi Tâm Thiện ta là Bất Tương Ưng Trí.

 Như vậy thì khi nào là Bất Thiện Tương Ưng Trí hay khi nào là Tương Ưng Trí thôi và không có Bất Tương Ưng Trí. Thì qúi Phật tử sẽ thấy, đối với Câu Sanh Trưởng, Câu Sanh Quyền, Đồ Đạo, cái đó bắt buộc nào cũng phải là Tương Ưng Trí. Đối với con đường đến đạo quả hay đối với con đường Câu Sanh Trưởng là cái Thẩm Trưởng là lúc nào chúng ta cũng phải dùng trí tuệ để mà giải đáp thì lúc đó tâm đó đòi hỏi chúng ta phải Đại Thiện Tương Ưng Trí, đó là một điều.

Điều thứ hai là, khi ta đang làm việc Thiện làm duyên với Pháp Thiện này mà ta nói là 3 Nhân Thiện thì không thể nào chúng ta tách rời ra Có Trí và Không Trí, không thể nào tách rời ra.

 Trong Đại Thiện ta có hai, đôi thứ nhất đôi thứ hai là Đại Thiện Tương Ưng Trí Hỉ Thọ. Đôi thứ ba là Đại Thiện Tương Ưng Trí Xả Thọ. Đôi thứ tư Đại Thiện Bất Tương Ưng Trí Xả Thọ. Do đó, khi ta làm việc Thiện chúng ta sẽ thấy Tâm Đại Thiện có hai là Tương Ưng Trí và Bất Tương Ưng Trí.

Nhưng mà đây, khi ta làm việc Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo Nhân Duyên là chúng ta phải có 3 Nhân Thiện, hay là chúng ta cần phải có 1 Nhân Vô Si (Trí), không thể thiếu được.

 Vậy thì khi qúi Phật tử làm việc Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập, Cung Kỉnh, Phụng Thị, chúng ta không thể làm theo máy móc, không phải làm theo tập khí, không phải làm theo kiết sử, không phải làm theo thói quen mà chúng ta phải làm theo 3 Nhân Thiện.

 Sư muốn chia sẻ cho qúi Phật tử thấy. Khi 19 Tâm Sở Tịnh Hảo này:

 1) Tín (Saddha)

2) Niệm (Sati):

3) Tàm (Hiri)

4) Úy (Ottappa)

5) Vô Tham (Alobha)

6) Vô Sân (Adosa)

7) Hành Xã hay là Trung Gian (Tatra Majjhattatā) 

 Tiếp theo là 6 đôi kế tiếp là 

8) Tịnh Thân và 9)Tịnh Tâm (Kāyapassaddhi – Cittapassaddhi)

10) Khinh Thân và 11) Khinh Tâm (Kāyalahutā – Cittalahutā)

12) Nhu Thân và 13) Nhu Tâm (Kāyamuditā – Cittamuditā)

14) Thích Thân và 15) Thích Tâm (Kāyakammaññatā – Cittakammaññatā)

16) Thuần Thân và 17) Thuần Tâm (Kāyapaguññatā – Cittapaguññatā):

18) Chánh Thân và 19) Chánh Tâm (Kāyujjukatā – Cittujjukatā)

 Ngài Kuṇḍala nói trong bài Pháp Thoại là chỉ có khi ta đạt đến Sinh Diệt Trí (Udayabbaya ñāna)trang 145. Khi tới Sinh Diệt Trí thì thân khinh nhu tâm khinh nhu, thân thuần thích, tâm thuần thích. Tới giai đoạn Sanh Diệt Trí Ngài Kundala nói muốn có được 6 đôi tâm sở biến hành này. Thế thì nếu trong 6 đôi tâm Tịnh Hảo Biến Hành này nó là 19 Tâm Sở đi đôi một lượt. 

Khi chúng ta đi qua pháp hành mình phải có kim chỉ nam những quyển sách để mà hướng dẫn ta thực hành thì những cuốn sách đó là của các Ngài Thiền Sư hay là những người đi trước họ viết ra họ đã trải nghiệm qua họ để lại, nhưng nếu như ta không học Abidhamma chúng ta lãnh hội bằng những trải nghiệm của họ cái trình bày của họ các vị Thiền Sư. Sáu đôi Tâm Sở Biến Hành này chi có tới Sanh Diệt Trí mới có, nhưng mà mình biết là 6 đôi Tâm Sở Tịnh Hảo Biến Hành này nó là một bộ của 19 Tâm Sở Tịnh Hảo Biến Hành một lượt và không có tách rời được. Nếu muốn có 6 đôi tâm Sở này thì phải đi qua 7 Tâm Sở trên nó. Vậy thì khi tới giai đoạn Sanh Diệt Trí lúc bấy giờ qúi Phật tử thấy được Danh và Sắc đang sanh diệt thì lúc bấy giờ phải có Tín và Niệm, rồi Tàm Qúi bắt đầu họ mới thấy được cái tội hay là cái lỗi hay là sự bất tịnh của Danh Sắc mình phải thanh lọc, lúc bấy giờ mình Vô Tham, Vô Sân với Danh Sắc và lúc bấy giờ mình đứng khách quan với pháp này 6 đôi này mới hiện bày vô Sanh Diệt Trí này mới nắm bắt được cái Minh Sát Trí này, không thể nào chúng ta nói suông.

 Do đó cẩn thận rất là quan trọng. Thì khi qúi Phật tử đi tới phần Pháp Hành Vipassana qua phần tu tập mà chúng ta lấy phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện này 3 Nhân Thiện này có trong Biến Hành và có cái riêng biệt. Cái Biến Hành Vô Tham Vô Sân nó có Biến Hành trong nhóm 19 Tâm Sở Biến Hành. Nhưng mà có riêng biệt là có khi chỉ có 1 Trí thôi chứ nó không có 2 nhân kia (Vô Tham, Vô Sân). Khi nó có khi không, tuy nhiên đứng trong Pháp Hành thì khi đến giai đoạn Minh Sát Trí mà qúi Phật tử lọc thì cái giai đoạn nào chúng ta sẽ trải qua và qúi Phật tử phải nắm bắt được và lấy chi pháp đó đúng theo của bộ Pháp Tụ (Dhammasanganì) tiếp theo bộ Abhidhamma này qúi Phật tử thấy Phân Tích (Vibhanga) rồi bỏ Nguyên Chất Ngữ (Dhàtukathà)  thì nó kết hợp đúng chi pháp đó thì nó mới ra được cái hệ quả Duyên Sinh và Duyên Hệ chính xác được qua cái phần Minh Sát Trí đó mình mới tỏ ngộ được, chỉ có Patthana giải thích và giải ngộ được yếu tố của Minh Sát Trí trong đường tu Thập Phúc Hành Tông./.