Friday, April 14, 2023

020 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 2 tháng 7, 2022

 020 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 2 tháng 7, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "020- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Sau khi mình chứng đắc tầng Thiền Chỉ mình được sinh về cõi Phạm Thiên.

Tâm Đại Thiện làm được 3 chức năng: tu tập Phúc Hành Tông, tu tập Thập Thiện Nghiệp (3 thân, 4 lời, 3 ý), và Toàn Thiện Balamật.

Hành giả tu tập Thiền Sắc Giới hay Thiền Vô Sắc Giới  khi tới lúc cận tử lâm chung phải nhớ một điều là không được hoại thiền thì mới được sinh thiên cõi trời Sắc Giới, cõi trời Vô Sắc Giới. Chỉ một điều là, nếu để có tâm sân sẽ làm hoại thiền coi như đứt hết.

Đức Phật Ngài dạy một thời gian ngắn Đề Bà Đạt Đa chứng đắc ngũ thiền, đắc ngũ Thánh Trí là; Thần Thông Trí, Tha Tâm Thông, Thiên Nhĩ Thông, Túc Mạng Thông, Sanh Tử Thông. 

Nhưng ông ganh tị với Đức Phật, ganh tị với Xá Lợi Phất, ganh tị với Chư Tăng, tâm sân nổi lên ông ta hãm hại Đức Phật ông mất hết thiền, bao nhiêu công đức tu của ông ta mất hết, thiền và thần thông mất hết, ông ta trở lại con số 0.

Mình biết người ta có tu Thiền Chỉ có đắc chứng các tầng Thiền Chỉ, mình cố gắng tránh đừng để cho các vị đó có tâm sân, tội nghiệp họ hoại hết tất cả thiền của họ.

Trong kinh ghi câu chuyện của du sĩ Asita là bậc hiền triết, người VN âm là A Tư Đà tu ở trên núi Hy Mã Lạp Sơn đắc Phi Tưởng Phi Tưởng Xứ, ông đi xuống xin với vua Tịnh Phạn cho coi tướng Sĩ Đạt Đa vừa mới hạ sinh. Đem Sĩ Đạt Đa ra vừa đặt xuống nôi, du sĩ Asita cúi đầu nhìn thì hai chân của Sĩ Đạt Đa để vào đầu du sĩ Asita, Asita qùy xuống đảnh lễ liền. Du sĩ Asita cười rồi khóc. 

Vua Tịnh Phạn hỏi tại sao cười, tại sao khóc?

Ông nói: cười cho nhân loại là có bậc vĩ nhân ra đời để cứu nhân độ thế, mà khóc là khóc cho bần đạo Asita này hết tuổi thọ rồi không được đón nhận giáo pháp của Ngài để có giáo pháp của Ngài, mà phải ra đi.

Thì lúc bấy giờ vua Tịnh Phạn không nói gì hết. Chứ gặp mấy cô chọc ông giận để cho ông ở lại nghe pháp của Đức Phật.

Sư nghiên cứu các kỹ thuật về thiền, tâm sân phá hết tất cả. Khi mình hành thiền cũng vậy, đang tu thiền An Chỉ, mình cũng phải dè dặt, cố gắng tránh xa môi trường nghịch, môi trường không thuận cho mình thì tránh xa, chứ không dễ khởi tâm sân lên thì vô ngồi thiền không được, tâm sân sôi sùng sục lên mình không bắt vô được đề mục thiền. Giống như nước sôi lên thì mình không thấy được vật thể của nó được.

 Nhất là qua đề mục Vô Sắc Giới thuộc Danh Pháp không có kasina, nó không có đề mục đối tượng trước mặt mình, nó thuộc về Danh:

- Mình niệm "Không vô biên (ākāso anaṭo) là  "hư không vô cùng vô tận",  như là mình tưởng tượng vậy. 

- Hoặc niệm "Thức vô biên" (viññāṇa ananṭa) thức vô biên, cái này nghĩa là mình nói tâm mình vô cùng vô tận.

- Hoặc là niệm  naṭṭhi kiñci là "không có cái chi là vô cùng vô tận", tức là Vô sở-hữu xứ, luôn cả hư không, luôn cả tâm thức cũng không có (naṭṭhi kiñci).

-  Tới tầng thiền thứ tư là Phi Tưởng Nevasaññā là bác bỏ naṭṭhi kiñci Vô sở-hữu xứ rồi bác bỏ luôn phi tưởng phi phi tưởng (Nevasaññānāsaññāyaṭana )là nơi niệm tưởng rằng: "Không (có) tưởng" cũng không "không (có) tưởng" . 

Do đó, không phép cho người hành giả đó hay người thiền giả đó có đắc chứng rồi mà bị tâm sân 

Lúc bấy giờ mình đang ngồi thiền mà Vimaṅgalā tâm sân khởi lên là đứt thiền

Thứ hai là: 20 tâm Thiện Siêu Thế là dành cho các bậc Thánh Nhân đã chứng đắc đạo quả muốn tu thiền An Chỉ mới có.

Còn Sukha-vipassakà là lạc quán, ta dùng danh từ là Thiền Khô, người này không tu Thiền Chỉ, họ tự trực chỉ con đường Minh Sát trí của họ mà đắc đạo quả, họ không hành thiền. Giống như Upatisaa tới gặp ĐĐ Assaji nói là đắc Sơ Đạo Sơ Quả, đó là Sukha-vipassakà là lạc quán.

Sukha-vipassakà là người nữ thiền giả lạc quán, họ trực chỉ vô Tam Tướng, họ đắc đạo quả mà chưa từng qua thiền. Thì sau khi đắc đạo, họ là bậc Thánh Nhân rồi, Sơ Đạo, Nhị Đạo, Tam Đạo, Tứ Đạo, Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả, Tứ Quả rồi, họ mới nghĩ tới Thiền Chỉ, họ mới tu thiền, Thiền Sắc Giới, Thiền Vô Sắc Giới.

Người lạc quán, người đắc chứng đạo quả mà không có thiền, họ sài 8 tâm (màu đỏ từ trên xuống dưới) hay 40, hay 4 tâm màu đỏ từ trên xuống dưới)hay 20 (mình nói ngắn hay nói đủ). 

Còn nếu như đắc Sơ Đạo rồi, họ bắt đầu tu tập thiền An Chỉ thì có 5 chi, họ cũng đi như mình, cũng Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Thống. Rồi bỏ Tầm còn Tứ, bắt đầu đi lên tới đây, thì họ có hàng thứ nhất, hàng của hàng sơ đạo.

 Người Sơ Quả họ đi hàng thứ tư.

Vậy thì, người đắc sơ đạo như Upatissa (sau này là Xá Lợi Phất) vừa đắc Sơ Đạo, nghe Assaji nói xong Upatissa nhập thiền luôn, thì ông có tâm Sơ Đạo ở hàng thứ nhất của (40 Tâm Siêu Thế). Do đó Tâm Sơ Đạo này có 2 chức năng, vừa đắc xong ông ta đắc luôn 5 chi thiền luôn. Tại vì không trở lại với Tâm Sơ Đạo, nếu như sau này thành Sơ Quả rồi, mà muốn hành thiền thì phải đi tâm này.

Do đó, tâm sơ đạo mà có 5 chi thiền là ngay chỗ đó vừa đắc đạo vừa đắc 5 chi thiền luôn, đắc Sơ Thiền luôn.

Ngài Xá Lợi Phất về trí tuệ, Ngài không qua thiền, nhưng Niêm Luật của bậc Trí Thượng Thanh Văn là phải biết hết, thì Ngài mới bắt đầu vô lại, Ngài luyện tập lại. Ngài phải đi tâm Tứ Đạo Tứ Quả. Tứ Quả Sơ Thiền, Tứ Quả Nhị Thiền, Tứ Quả Tam Thiền, Tứ Quả Ngũ Thiền.

Đức Phật Ngài đắc Tha Tâm Thông hay đắc Thần Túc Thông, Ngài hìện song thân trên bầu trời là Ngài dùng tâm Tứ Quả.

Như Ngài Mục Kiền Liên, một hôm đi bát khất thực, Ngài đi ngang qua nhà cô kỹ nữ là người buôn hương bán phấn ở trên lầu đang chải tóc nhìn thấy Ngài Moggallāna đi ngang qua cô đem lòng mê. cô bỏ cái lượt rồi đi xuống đi theo sau lưng. Ngài Mục Kiền Liên biết cô kỹ nữa đang đi sau lưng, Ngài đứng lại nhập định và dùng Tha Tâm Thông biết tâm cô đó, Ngài nói: "nhìn vào thân này ở ngoài chỉ là lớp da, bên trong chứa đầy mủ máu tanh hôi, không gì thơm tho tốt lành", cô kỹ nữ thức tỉnh.

Do đó, qúi cô biết 20 Tâm Thiện trong 37 Tâm Thiện trong Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện chỉ dành cho các bậc đắc đạo quả tu tập Thiền An Chỉ. 

Còn đời sống các vị bậc Thánh Nhân còn ở cõi người, thí dụ như; Sơ Đạo Sơ Quả, Nhị Đạo Nhị Quả thì họ sài tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí.

Còn các vị Alahán ở cõi người như Đức Phật, các vị Thánh Tăng Alahán họ sài tâm Duy Tác.

Còn Tâm Đạo chỉ dành cho những người đắc quả Thánh có tu tập về Thiền Chỉ: Sơ, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ.

Thứ hai, ở trong cõi trời Sắc Giới chỉ có Tứ Thiền Sắc Giới thôi. 

Cõi thì có 4 thôi. Nhưng Tâm Thiền có 5: Sơ, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ. (Phải nhớ kỹ).

Tâm Thiện Sắc Giới chỉ dành cho người độn căn. 

Còn người lợi căn thì có 4 Tâm Thiện Sắc Giới là họ không qua phần tâm Chuẩn Bị, họ vô đắc chứng liền, họ không qua chi Tầm, họ từ Tứ trở đi rất nhanh, hay họ không qua trạng thái Hỉ Lạc, họ có thể qua Xả.

Do đó với 4 Tâm Thiện Sắc Giới cho người lợi căn và 5 Tâm Thiện Sắc Giới dành cho người độn căn. Chúng ta phải nhớ sự phân biệt để định rõ.

 Như vậy, Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo Nhân Duyên, thì với 3 nhân thiện (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si) làm được 37 Tâm Thiện.

Còn với 3 nhân bất thiện (Tham, Sân, Si) chỉ làm được 12 Tâm Bất Thiện. Với 3 nhân bất thiện (Tham, Sân, Si) nó cho 7 Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân.

Tâm Bất Thiện tạo tác ra bất thiện nghiệp, phi bất phúc hành tông, balamật cũng không có. 12 Tâm Bất Thiện: 8 Tham, 2 Sân, 2 Si, cho ra 7 Tâm Quả, rồi nó trở lại.

Còn 8 Tâm Đại Thiện cho ra 16 Tâm Quả: 8 quả thiện vô nhân + 8 đại quả.

Một trong 8 Tâm Đại Thiện làm ra được 16 Tâm Quả.

Còn 12 Tâm Bất Thiện này chỉ làm 7 Tâm Quả thôi.

Khi ta làm việc bất thiện thì chưa hưởng được quả bất thiện này thì tâm bất thiện trở lại liền.

Khi làm việc bất thiện bị rớt xuống địa ngục, thí dụ rớt xuống chảo dầu xôi chết rồi sống lại với tâm sân, thân thức thọ khổ, đụng vô chảo dầu xôi, thân thức thọ khổ trở lại tâm sân. Do đó nó có 7 tâm quả, 12 tâm bất thiện có 7 tâm quả.

Còn 1 trong 8 tâm Đại Thiện được 16 tâm quả. Do đó, mình cộng trừ nhân chia, như thế thì cho dù có làm bao nhiêu điều bất thiện quá khứ đi nữa, bây giờ mình nhanh chân chạy theo việc thiện thì quả trổ hoài có khi mình vượt qua khỏi những bất thiện rượt đuổi, mình phải có một niềm tin với nó và mình phải quyết tâm tu tập cho có kết quả để không có những bất thiện đến với mình nữa.

Sư muốn nhắc một điều quan trọng mà điều này dễ xảy ra với các qúi Phật tử là không được kể lại cho người khác nghe những việc bất thiện của mình, vì người ta sẽ Câu Sinh Nghiệp với mình, cái đó tội lắm. Cái bất thiện của mình đừng nói với ai, mình lo chạy chưa kịp mà còn than còn kể cho người khác là mình kéo người ta đi theo mình. Thiện mình có thể kể được còn bất thiện thì mình phải che đậy lại mà chạy.

Cái đó là Sư muốn nhắc các qúi Phật tử nhớ như vậy, đừng tội nghiệp chúng sanh, nhất người thương của mình mà họ thương mình họ lắng nghe mình kể thì vô tình họ tròng vô quả khổ hay cảnh khổ của mình đang gieo cho họ mà mình không hay biết. Mình thương họ bao nhiêu thì những bất thiện của mình tạo ra mà mình nhớ lại thì không kể ra được và mình phải cố gắng quên nó để nó tan biến đi. Việc đó hết sức nhạy cảm, mình phải có tinh thần sáng suốt đừng có gây ra cho người khác khổ. Đó là điều quan trọng.

Nhìn qua phần 7 tâm thiện và 3 nhân thiện (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si)  làm được 37 tâm thiện này, 38 tâm sở tức là 25 tâm Sở Tịnh Hảo và 13 tâm Sở Tợ Tha rồi trừ 14 Tâm Sở Bất Thiện. 

Mỗi chức năng về Tâm Sở cũng cần biết cách dùng.

Tham, Tà Kiến, Ngã Mạn, ngó lên, ngó xuống, nhìn qua nhìn lại, chức năng của Tâm Sở là như vậy, chứ không đơn độc và nó không riêng lẻ. Phải biết ảnh hưởng của nó là như vậy, chứ còn không mình không biết tầng hoạt động của nó. Giống như sau trận động đất thì nó có hậu chấn, những hậu chấn đó nó lại gây ra xung quanh, những ảnh hưởng xung quanh là nó có gốc rễ.

Sư có nói một bài về tâm Sở Bất Thiện, tầm hoạt động của nó cũng như là bom Napalm rơi xuống nổ, nổ tiếp, nổ cho tới khi nào hết sức hoạt động của nó, mà ai biết khi nào sức hoạt động hết.

Do đó, mình hết sức thận trọng và cẩn thận, không có coi thường bất thiện này. Như thiện ta tạo ra, thiện nào mạnh thi nó đi, còn thiện nào yếu thì mất. Thí dụ ta đắc được đạo và đắc thiền thì con đường đắc đạo đó đi về các cõi trời của bậc Thánh Nhân và các tầng thiền mà ta chứng đắc coi như mất. 

Nhưng khi làm điều bất thiện quả trổ sanh bất thiện từ lớn tới nhỏ nó trổ hết không mất cái nào. Thí dụ ta xuống địa ngục thì ta trả quả lớn, còn quả nhỏ là đau khổ nó bắt đầu trổ ra một lượt, nó hùa nhau trổ ra hết, không mất một cái nào hết, khó thoát ra lắm, giống như cuộn chỉ rối.

Thiền sinh: Thưa Sư, nếu một người mà chứng đắc đạo quả, nhưng trong khi đó họ vẫn giữ tầng thiền ví dụ Vô Sắc Giới lúc cận tử vị đó muốn đi vào trời Dục Giới?

HT trả lời: Không được, vì đó là Niêm Luật. Như Ngài Mục Kiền Liên, như Đức Phật, như Ngài Rasutara vừa đắc đạo tứ quả mà đắc được các cõi trời Sắc Giới, Vô Sắc Giới, nhưng các Ngài không về cõi trợ Dục Giới, Các Ngài Vô Sinh Níp-Bàn. Nếu tam quả họ về Ngũ Tịnh Cư Thiên.

Theo Niêm Luật là vừa đắc quả Thánh vừa đắc quả Thiền thì Niêm Luật là đi quả Thánh chứ quả Thiền coi như rớt

Các bậc Thánh về Tusita, Nhất Lai và Thất Lai, hai tầng sơ đạo sơ quả, nhị đạo nhị quả về Tusita.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, tất cả tâm 40 tâm đạo tâm quả nếu nói ngắn, nếu nói dài là 80. Tâm quả có phận sự của nó đi tái sinh, nếu một người đắc tầng thiền bao giờ họ sẽ chọn cái quả cao nhất trong những tâm quả?

HT trả lời: Nếu các vị Thánh Sơ Đạo Sơ Quả, Nhị Đạo Nhị Quả, Tam Đạo Tam Quả, họ đi trong các tầng thiền Vô Sắc Giới nếu họ có tu Thiền mà họ đắc quả tu Thiền. Còn mấy người đi trong đạo quả Níp-bàn. Mấy người sau khi họ là Thất Lai, Nhất Lai, Bất Lai có đắc thiền họ hiện bày những Thắng Trí Thần Thông, nhưng trong khi họ đi tục sinh trở lại cung trời Tusita thì họ đi với tâm Đại Thiện chứ họ không đi với tâm Duy Tác và không đi với tâm Đại Tố và không đi tới vô sắc giới. Họ với tâm Đại Thiện đi tục sinh. Đắc Thiền và đắc Đạo Quả thì họ vẫn đi với tâm Đại Thiện đi lên cung trời Tusita, và họ đi với tâm Đại Quả tái sinh về cung trời Tusita.

 Thiền sinh hỏi: Trong 16 tầng Thiền Sắc Giới, thì 5 tầng cao nhất Ngũ Tịnh Cư là cho những người Bất Lai chứ họ không về Tusita?

HT trả lời: Đó là Niêm Luật, tại vì Bất Lai không về cõi Tu si ta. Tu si ta chỉ dành cho Thất Lai và Nhất Lai thôi, 2 tầng trời Dục Giới thôi, người Sơ Quả, Nhị Quả họ chỉ về cõi trời Dục Giới thôi. chứ họ không được lên Vô Sắc Giới.

Còn người Bất Lai thì không về Dục Giới, họ về Sắc Giới cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên: (1. Vô phiền thiên (Avihā), 2. Vô nhiệt thiên (Atappā), 3. Thiện hiện thiên (Sudassā), 4. Thiện kiến thiên (Sudassì), 5. Sắc cứu cánh thiên (Akaniṭṭhā).) Chứ không ở cõi nào khác. Cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên là tột cùng của sự thanh tịnh.

Thiền sinh: Vị Bất Lai phải đắc 8 quả thiền?

HT trả lời: Không bắt buột, khi có khi không. 

Như Sư đã trình bày là trong Buddhavamsa (Phật Sử) Niêm Luật là không ai bẻ gãy được. Trong Niêm Luật, các vị nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác từ nguyện trong tâm, nói ra lời, thành Phật, 3 giai đoạn đó mỗi kiếp sống của các vị đó, nếu là người, họ đắc Bát Định. Như Sư nguyện Chánh Đẳng Giác, Sư phải đắc Bát Định (aṭṭhasamāpattiyo), không bỏ qua được. Sư phải đi qua tầng 4 Sắc Giới Vô Sắc Giới, đó là bắt buộc, không biết lúc nào. Thí dụ Sư sắp xếp đủ duyên Sư vô Bát Định (aṭṭhasamāpattiyo), thì người đó  thành tựu đầu tiên là Balamat về sự tu tập  Bhāvanā , đó là Niêm Luật. Bây giờ Sư chọn, bây giờ còn trẻ, còn khỏe, còn thời gian hay có điều kiện, tất cả quí Phật tử tạo điều kiện cho Sư thuận, Sư đắc Bát Định (aṭṭhasamāpattiyo) Sư xong, bắt đầu trở ra cũng sinh hoạt, rồi bắt đầu giữ tâm không sân để cho định được vuông tròn, balamat mình được vuông tròn, đó là Niêm Luật của bậc Chánh Đẳng Giác

 Ngoài ra các vị Lạc Quán (Sukha-vipassakà) họ không nghĩ tới Thiền An Chỉ, họ muốn con đường Đạo Quả, họ muốn giải thoát, họ không muốn qua các cõi trời, hay họ muốn qua Thiền An Chỉ là họ muốn đi tìm, thứ nhất là các cảnh cõi trời, thứ hai là họ muốn tìm thần thông Thắng Trí ngũ  thông như: Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông, Thần Túc Thông, Túc Mệnh Thông,  họ không lên tới Lục Thông. 

 Chẳng hạn Sư đắc Bát Định (aṭṭhasamāpattiyo) Sư chưa có đạo quả nhưng đắc được bát định xong ngày nào vui Sư mở Tha Tâm Thông. Đó là niêm luật

-------------------------------------------

*** đắc Bát Định (aṭṭhasamāpattiyo)

Sau khi đắc sơ thiền, hành giả có thể tiếp tục đạt đến các bậc thiền cao hơn. Công việc này được thực hiện bằng cách diệt những chi thiền thô ở mỗi bậc thiền. Những thiền chi còn lại sẽ là những yếu tố rõ rệt của các bậc thiền kế tiếp. Bằng cách này hành giả có thể đi từ sơ thiền lên đến tứ thiền. Vượt qua bốn thiền còn có một hệ thống thiền bốn loại khác cao hơn làm sâu lắng thêm yếu tố tịnh chỉ đã được phát triển trong các bậc thiền (sắc giới) trước. Những thiền chứng này gọi là vô sắc (arūpa) vì, về bản thể, chúng tương ứng với các cảnh giới vô sắc gồm Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Trong các bản chú giải kinh điển Pāḷi, hệ thống này được gọi là bốn thiền vô sắc (arūpajjhāna), còn bốn bậc thiền trước được đặt tên lại là bốn thiền hữu sắc (rūpajjhāna) cho dễ hiểu. Thường thường hai hệ thống này được ghép lại với nhau dưới tên gọi chung là bát thiền hay bát định chứng (aṭṭhasamāpattiyo). 

trích trong CON ĐƯỜNG THIỀN CHỈ VÀ THIỀN QUÁN - MAHĀTHERA HENEPOLA GUṆARATANA

Tỳ khưu PHÁP THÔNG dịch

-------------------------------

Thiền sinh: Thưa Sư, mình có thể nói trong cõi Vô Sắc không có Thánh Nhân?

HT trả lời: Có, nhưng ít vì tuổi thọ lâu các vị Thánh ở trên đó lâu họ không chịu.

Thành ra nói tới cõi trời Vô Sắc Giới người ta sợ, tại vì tuổi thọ là 16 ngàn tuổi, cõi Phi Tưởng Xứ là 16 ngàn tuổi, nhất là những vị Thánh họ không cần tuổi thọ lớn, họ muốn tuổi thọ ngắn để hoàn thành Balamật sớm giải thoát.

Do đó, các cõi trời Sắc Giới và Vô Sắc Giới có bậc Thánh nhưng họ muốn đi xong balamật của họ giải thoát

Còn mình ở đây mình muốn mà không được.

Bữa nay Sư muốn nói tiếp, nếu nói theo cõi thì có tứ uẩn và ngũ uẩn, Pháp Thiện làm duyên cho pháp Thiện làm nhân duyên có 2 cõi ngũ uẩn và tứ uẩn.

Chúng ta có 3 cõi:

- Cõi Nhất Uẩn - Phạm Thiên Vô Tưởng --> Sắc Uẩn duy nhất (không có Danh Uẩn)

- Cõi Tứ Uẩn là 4 Vô Sắc Giới - Cõi Trời Vô Sắc Giới --> Tứ Danh Uẩn.

Họ chỉ có Danh Uẩn thôi là Thọ, Tưởng, Hành, Thức, họ không có Sắc Pháp. Cõi này là cõi Danh Pháp thôi, những vị Đại Phạm Thiên ở cõi này không đụng nhau vì họ ngồi không đi, các vị Phạm Thiên ở cõi trời Vô Sắc Giới họ vô Định, vô tới đó họ ngồi thiền tiếp  lại vô Định tiếp. 

Còn cõi trời Sắc Giới, Phạm Thiên Sắc Giới, Sơ Thiền, hay Nhị Thiền Phạm Thiên hay Tam Thiền Phạm Thiên có 2 căn là nhãn và nhĩ. Chức năng nhãn của các vị Phạm Thiên là chỉ nhìn thấy Đức Phật chứ không nhìn thấy chúng sinh mình, đó là thứ nhất. Thứ hai, nhĩ chỉ nghe pháp Đức Phật, hay là pháp của những vị Phạm Thiên khác, hay pháp của các vị Thánh khác, ngoài ra các Ngài không làm chuyện gì thừa. Do đó, ở trên cõi trời sắc giới nhãn với nhĩ chức năng họ hoạt động, còn thân họ đương nhiên là có nhưng họ không hoạt động.

 Còn các cõi Vô Sắc Giới chỉ ngồi thiền, không sinh hoạt gì khác, họ ngồi yên một chỗ không đụng nhau. Đó là cõi Tứ Danh Uẩn.

- Cõi Ngũ Uẩn có: 

1. Cõi 4 khổ thú: Địa ngục, ngã quỉ, atula, xúc sinh 

2. Cõi người, 

3. Cõi Lục Dục Thiên - 6 cõi trời Dục Giới

4. 15 cõi trời Sắc Giới Thiên

Những cõi đó gọi Ngũ Uẩn.

Như vậy thì khi quí Phật tử đang tu Thiền An Chỉ có 2 bước, một là đề mục có sắc pháp, mỗi bước phải có đề mục của sắc pháp, mỗi bước đi phải có đề mục của danh pháp thôi chớ không có sắc pháp nữa.

Bước đi của Sắc Pháp là bước đi từ thấp lên cao. Còn bước đi của Danh Pháp là hoàn toàn ở trên Ngũ Thiền Sắc Giới trở lên mới có.

Như vậy, tức là từ Sơ Nhị Tam Tứ họ không qua được Vô Sắc Giới được, đắc Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền chưa qua được Vô Sắc Giới, ít nhất họ phải tới chi xả và chi nhất thống, còn chi lạc chưa được, chi hỉ cũng chưa được. Chi xả mới bắt đầu đi qua Không Vô Biên Xứ. Từ Ngũ Thiền Sắc Giới với 2 chi Xả và Nhất Thống mới bắt qua được Không Vô Biên Xứ. 

Như vậy, đối với người tu Vô Sắt Giới chi thiền của họ là chi Xả không còn hỉ không còn lạc, và giữ tâm quân bình không trồi sụt, từ đó bắt qua Vô Sắc Giới (Không Vô Biên Xứ).

Vậy thì, khi ngồi Thiền tu tập Bhāvanā Samadhi đi qua Vipassana mà tâm người hành giả còn Hỉ còn Ưu không có chi Xả thì không có kết quả. Danh Pháp muốn có là chỉ có những người huân tập, phải tu, cái thọ của mình phải là Xả mới được, mới vô được Danh Pháp, còn nếu không thì nó không cân bằng, vẫn trồi sụt, phải như vậy mới được, phải giữ tâm bình thản. Nên phải biết, mình thấy, mình coi kỹ mấy chi pháp mình mới tu tập và mình đo, minh chưa có danh pháp được.

Thế thì, khi qua 4 cái trí, qua khỏi sinh diệt, rồi diệt, lúc đó chỉ Xả thôi, mà còn Hỉ còn Ưu thì không vô được. Do đó cảm thọ là yếu tố rất nhạy bén vi tế. Mình phải cẩn thận, phải biết, phải tu tập, mình phải điều khiển hay phải huấn luyện cảm thọ của mình, vui buồn mình bắt đầu tiết chế giảm lại, thì mới có nền tảng đi suôi mới được, chứ không tự nhiên có.

Khi Sư đọc mấy cái đó Sư bắt đầu nghiên cứu tới giai đoạn này tâm lý của một hành giả tu tập phải như thế này và cảm thọ của người hành giả lúc đó phải có như thế này, rồi mình trắc nghiệm lại thì người này chưa có, hỏi giai đoạn nào, thì bắt đầu mình coi lại giai đoạn trước đây. Nó nằm ở bản đồ.

Khi học tới câu thứ hai Thiện làm duyên cho Vô Ký mà Vô Ký này thuộc về sắc tâm, là tâm tạo ra sắc. Lúc ngồi thiền hay đi đứng nói năng sắc tâm tạo ra. Phần Thiện Vô Ký nó hay lắm, nó diễn tả chính xác luôn, tâm nào sắc đó, sắc nào tâm đó nó liên kết nhau là không che dấu được.

Thì ở pháp Thiện làm duyên cho pháp Thiện này chỉ có 2 cõi; Tứ Uẩn và Ngũ Uẩn.

Pháp Thiện làm duyên cho pháp Thiện không có cõi Nhất Uẩn (vô tưởng) vì cõi này không có tâm nó chỉ có sắc pháp thôi.

Do đó cõi Tứ Uẩn và Ngũ Uẩn này còn có tâm.

Cõi Nhất Uẩn là cõi Phạm Thiên Hữu Tình Vô Tưởng không có tâm chỉ có sắc pháp thôi, mà họ là người đắc chứng Tứ Thiền Sắc Giới, nhưng họ nguyện, người hành giả đắc tứ thiền sắc giới họ nguyện sau khi đắc chứng thiền xong trước khi họ xả thiền họ nguyện: tâm là phiền não biết nhiều càng khổ nhiều không có gì an vui nguyện cho công đức đắc chứng thiền này quả phước báo sinh lên xin cho tôi sinh trong cõi giới nào không có tâm phiền não". Thì quả đó khắn khích vô liền. khi họ vừa mất họ tục sinh vào cõi trời Vô Tưởng như một cục bột không còn tâm thức, sống 500 tuổi, không làm gì hết, vì không có tâm, Họ chán cái tâm càng biết càng phiền não, không có gì an vui hết, họ muốn cắt đứt hết. Nhớ công đức tu thiền, tới tứ thiền sắc giới họ có năng lực phước báu này họ mới cắt được, còn Sơ, Nhị, Tam, chưa đủ để lời nguyện này thành tựu được.

Do đó, niêm luật của người sanh về cõi Phạm Thiên Hữu Tình Vô Tưởng phải đắc chứng Tứ Thiền Sắc Giới và sau đó họ phát nguyện đừng cho sinh ra có tâm, mới có cơ hội để sinh về cõi trời Phạm Thiên Vô Tưởng. 

Tuổi của Phạm Thiên Vô Tưởng là 500 tuổi.

 Thí dụ, ngày tận thế là quả địa cầu này mất, Lục Dục Thiên mất, lửa đốt cháy hết, hỏa thiêu hết, lên tới Sơ Thiền Sắc Giới thì mới dừng lại ở Nhị Thiền. Rồi từ Tam Thiền, Tứ Thiền là các vị đó còn sống còn tồn tại. Chứ còn ngoài ra coi như Sơ Thiền cũng mất luôn.

Hiện bây giờ vua trời Đế Thích ngài đắc Sơ Quả, thì bây giớ Ngài đắc được Phạm Thiên Sơ Thiền Sắc Giới, tầng thứ nhất của Ngài nhưng còn phải đi lên nữa tầng Nhị Thiền. Thì vị Phạm Thiên Hửu Tình Vô Tưởng là ở Tứ Thiền Sắc Giới không bị ảnh hưởng gì với vấn đề động đất hay quả địa cầu bị hỏa thiêu.

Những tin tức từ khoa học nói tận thế, chuyện đó không xảy ra khi Đức Phật Di Lặc Maitreya chưa xuất hiện thì coi như quả địa cầu này vẫn còn, đó là Niêm Luật. Quả địa cầu này Đức Phật có 4 vị đã đến, còn một vị chưa tới thì quả địa cầu này giữ nguyên, nó chỉ có giảm xuống trở thành thời đồ đá lại, thời thô sơ nguyên thủy lại chứ chưa bể quả địa cầu.

Ngày hôm qua ở bên Trung Quốc họ chụp hình được 3 mặt trời hiện hửu trên bầu trời. Sư nói không phải, đó là khúc xạ của ánh sáng làm cho thấy như vậy, chứ không có. Tới sau khi giáo pháp của Đức Phật Di Lặc  Maitreya hoại diệt thì bắt đầu mặt trời mới lên tới 7 thì mặt trời mới nổ tung, núi Tu Di nổ tung, các cõi Châu nổ hết thì lúc bấy giờ lên tới Lục Dục Thiên nổ luôn, lên tới Sơ Thiền Sắc Giới nổ luôn, thì lúc đó nó thành trống không, rồi bụi loang ra vần vũ vấn vũ rồi mới tụ lại thành ra một quả địa cầu mới mà chất bổ còn nguyên trong đất không mất gì hết thì lúc bấy giờ sự sống trở lại, thì các vị ở Phạm Thiên Sắc Giới lúc đó mới hết tuổi thọ họ mới đi xuống tục sinh làm người ở cõi người, nhưng họ không có giới tính là vì lúc đó họ không tham không sân không si, sau thời gian họ sống trên quả địa cầu này khi bắt đầu có tính tham thì bắt đầu sinh ra giới tính nam hay nữ, bắt đầu mới bắt đầu sinh ra bộ lạc, rồi có người chỉ huy, có người cai quản, rồi có triều đại.

Bây giờ thì chưa xảy ra, bây giờ mình chỉ lo tu và mình có 2 điều mà mình phải nguyện: 

1. Nếu như bỏ thân này mà trong đạo quả thì mình đi về các cõi trời mà mình đắc chứng.

2. Thứ hai, mình nguyện sinh trở lại làm người có gặp giáo pháp, còn được tu hành, gặp môi trường tu tập, mình cứ đi tiếp tục chứ đừng bận tâm lo các việc khác.

Do đó, Sư giải đáp ở đây phần Tứ Uẩn và Ngũ Uẩn là vì sao gọi Nhất Uẩn Hữu Tình Vô Tưởng là vì không có tâm nơi đó không làm việc thiện được.

Khi nào không có Tâm? 

Không có Tâm ----> thì không có cảnh.

Có cảnh --->  mới có Tâm, do đó mình mới thấy.

Vậy thì khi có Tâm có Cảnh (tức cảnh sinh tình - tình là tâm) 

Như vậy thì Tâm và Cảnh liên đới chặc chẽ. Vậy thì muốn có tâm thiện thì phải là cảnh thiện. Mà có cảnh thiện thì mới có tâm thiện được. Thiện làm duyên cho thiện là mình ở trong môi trường thiện, môi trường xấu không thể nào có thiện, rất khó, ở trong vùng lửa đỏ mà mình tu đó là cao quí lắm là phi thường, mình không có khả năng đó nên mình ở trong môi trường tốt môi trường thuận thôi.

Khi nào không có tâm là không có cảnh, mà có tâm thì có cảnh, có cảnh thì có tâm, muốn có pháp thiện làm duyên cho pháp thiện phải tâm thiện và cảnh thiện, muốn có được cả hai cái này là phước lắm, có khi có một không có hai.

Đức Phật Ngài hiện hữu ở chùa Kỳ Viên 19 năm, là cảnh thiện, nhưng đồ tể Cunda ở cuối làng không hề bước tới chùa Kỳ Viên một ngày cho nên khi ông ta chết ông ta kêu như con heo bị thọc tiết. Ông có cảnh thiện nhưng ông không có tâm thiện, không có câu sinh y, không hiện hữu bất ly với Đức Phật, do đó khi ông chết ông đi vào cảnh bất thiện.

Do đó, bây giờ mình phải coi, Sư tạo điều kiện cho mấy cô, mấy cô có tâm thiện, có Phật, có kinh sách, có cảnh thiện, tới ngày lâm chung với tay là kinh sách, rờ tay lá sâu chuỗi. Mình phải tạo điều kiện, tâm thiện làm duyên cho cảnh thiện, cảnh thiện làm duyên cho tâm thiện bởi nhân duyên.

Bốn phàm, bảy Thánh hữu học. 

Hữu Học có 2 từ ngữ là Sekkha hay Sekha, một vài nơi chỉ có một chữ k.

Sekkha là Hữu Học là bậc còn phải đi học 

Asekkha là bậc Vô Học, hay Asekha

Câu chuyện Ngài Xá Lợi Phất Sariputa dạy 500 vị đệ tử của mình tu những người này đã từng có duyên với Ngài trong quá khứ nhiều kiếp đã là thầy trò với nhau. Có một kiếp Ngài là một vị tỳ khưu Ngài đọc Abhidhamma, có 500 con dơi ở chung quanh hàng hiên tịnh thất của Ngài, nó nghe nó hoan hỉ quá buông tay rớt xuống sàn nhà đập đầu chết tái sinh lên cõi trời làm vị Thiên tử. Sau đó khi Xá Lợi Phất thành tựu quả vị thì 500 vị Thiên tử đó xuống xuất gia làm 500 đệ tử của Ngài, thì Ngài có duyên với mấy vị đệ tử này, họ là những người có trí tuệ vì ảnh hưởng của Ngài Xá Lợi Phất. Ngài nói con đường tốt nhất để dạy cho học trò của mình được nhiều may mắn nhất hay kết quả nhất Ngài nói chỉ có quán Asubha là quán bất tịnh, nhưng quán bất tịnh (Asubha - quán tử thi, xác chết) này chỉ đi với người có tâm tham dục người tham ái nhiều, thì mới diệt dục bởi cái bất tịnh. Bất tịnh nằm trong các tử thi sình thúi mình quán để diệt dục để không còn ham muốn gì, thì các vị tỳ khưu quán bất tịnh 4 tháng không có kết quả. Ngài Xá Lợi Phất trình lên Đức Phật, Đức Phật nói mang 500 vị tỳ khưu lại gặp Đức Phật, Đức Phật thị hiện một bông sen màu hồng liên giơ lên, thì 500 vị tỳ kheo trú tâm nhìn. Thì Ngài vừa đưa lên mấy vị tỳ khưu nhìn vô thấy thích vì bông sen đẹp, rồi bắt đầu héo từ từ rồi tàn rồi các vị đắc chứng đạo quả.

Quí thầy nói "hoa sen vi tiếu" là Ngài Kassapa mỉm cười với hoa sen. Không phải vậy, mà là Ngài Sariputa với 500 vị ở giai đoạn đó. Bây giờ ở VN chỗ nào cũng có hình tượng Đức Phật cầm hoa sen lên, câu chuyện đó có nhưng người trong câu chuyện đó không đúng.

Do đó, các quí Phật tử biết rằng là chí đến Asekkha là bậc Vô Học chỉ dành cho các bậc Alahan hay là bậc Vô Sinh nếu là Thinh Văn Giác cũng còn dưới bậc Chánh Đẳng Giác, chưa kể các bậc Sekkha là Hữu Học. 

Sekkha là Hữu Học. Từ đắc Sơ Đạo Sơ Quả trước 7 quả Hữu Học tức là Tam Quả Bất Lai còn gọi là Sekkha là còn phải học. 

Học cái gì?

 Chẳng hạn như Anuruddha Ngài đắc tam quả Ngài không đắc được Alahan, Ngài là bậc Thánh thứ 7 còn có một bậc nữa là Alahan thôi mà học không vô, chưa tới Alahan, Ngài Anuruddha đi tới hỏi Ngài Sariputa: 

- vì sao thưa tôn giả tôi không đắc được Alahan?

Ngài Xá Lợi Phất Ngài là bậc Lậu Tận (Khīnāsava).  Bậc Lậu Tận là họ thấu suốt được tất cả mọi lậu hoặc, các Ngài đã đoạn tận lậu hoặc Khīnā. Họ nhìn thấy bậc nào còn lậu hoặc. Cũng như cây non mới nhú mầm mọc nhưng bị cái lá che, thì bậc Khīnāsava chỉ cần gỡ chiếc lá ra khỏi cây cái cây non đó thì cái cây đó mọc lên.

Bậc Vô Học Lậu Tận (Khīnāsava)  Sariputa nói:

-  vì ngã mạn (māna) mà hiền giả không đắc chứng được. 

Thì Ngài Anuruddha hoan hỉ đảnh lễ Ngài Xá Lợi Phất trở về tịnh thất mình, đêm đó Ngài tu đắc đạo quả, Ngài từ Hữu Học Sekkha qua Asekkha là bậc Vô Học.

Thì ở đây là 7 Thánh Hữu Học (4 Đạo + 3 Quả) cho tới bậc Bất Lai còn làm việc thiện, tuy nhiên tới bậc Alahan Vô Sinh không làm việc thiện nữa. Thì lúc bấy giờ phải hỏi bậc Lậu Tận (Khīnāsava).

Bậc Lậu Tận (Khīnāsava) là người phải đắc lậu thần thông. 

Có 6 thần thông (lục thần thông) đối với bậc lậu thần thông là có 6 thắng trí abhiññā gồm 2 từ là abhi +  ñañā, gom lại thành abhiññā gọi là thắng trí. Ta dịch là thần thông không đúng nghĩa.

abhi là cùng tội trí tuệ, sáng suốt, họ mới trình bày được những điều phi thường.

Thì abhiññā thắng trí có 6, đối với bậc đắc lậu thần thông thì có 6, còn đối với phàm phu như Đề Bà Đạt Đa thì có 5:

1. Thiên nhãn thông (Cutūpapātañāṇa)

2. Thiên nhĩ thông (Dibbasota)

3. Tha tâm thông (Cetopariyañāṇa)

4. Túc mạng thông (Pubbenivāsānussatiñāṇa)

5. Thần túc thông (Cutāpapataññāna).

Tất cả là thắng trí 

Nhưng đối với bậc Lậu Tận (Khīnāsava) thì họ thêm Lậu tận thông. Họ thuyết pháp cho các vị bậc hữu học hay các phàm phu để diệt tận các lậu hoặc thì họ phải vô Lậu Tận Thông Asavakkhayañāṇa. Vô lậu tận thông họ mới nhìn thấy được lậu hoặc của chúng sinh rồi họ mới chỉ con đường diệt tận qua trải nghiệm họ có, do vậy Lậu Tận Thần Thông còn gọi là Giáo Hóa Thần Thông, như Đức Phật Ngài giáo hóa thần thông cho chúng sanh với trạng thái là mỗi pháp thoại của Ngài, những Phật ngôn, những lời thuyết giảng của Ngài là nhắm tới diệt trừ các lậu hoặc của chúng sinh.

 Ở đây ta có 7 Thánh Hữu Học tức là 4 đạo 3 quả thấp trừ bậc Alahan quả.

Qua phần nhân duyên chúng ta sẻ thấy con đường ta đi, trong con đường ta đang đi đây chúng ta có 2 hướng đi. 

Tham có 4 tương ưng kiến, 4 bất tương ưng kiến, các vị phàm còn đủ 8, còn các vị thánh sơ đạo họ diệt thân kiến rồi thì họ chỉ còn 4 tâm tham, qua tới Bất Lai họ mới hoàn toàn hết tham sân. Lúc bấy giờ họ vẫn còn 4 tham nhưng tham của họ bất tương ưng kiến (đôi thứ 2 và đôi thứ tư). Do đó, họ đi về trong cõi nào thi họ hoàn toàn không có tà kiến hay hữu thân kiến. 

Tuy nhiên, với những người tu tập về Sắc Giới, Vô Sắc Giới họ ly hữu ái, họ cắt ái sắc và ái dục, chỉ có vô sắc ái thôi, lúc đó họ còn tu tập độ cao tức là sắc pháp không còn ảnh hưởng, họ không còn luyến ái trong đó, lúc đó chỉ còn danh pháp thôi, mà danh pháp họ luyến ái trong đề mục của họ không rời, họ coi đề mục thiền như hơi thở như mạng sống sự sống của họ, họ đeo níu vào đó. Khi mà ly hữu ái là họ không còn dính trong sắc của giới của dục giới nữa, nhưng họ còn có ái vô sắc giới. 

Do đó, tới khi là Alahan bậc vô sinh diệt 5 thượng phần kiết sử; hữu ái, hữu vô sắc ái rồi bắt đầu qua, tà kiến, ngã mạn, rồi phóng dật,  rồi vô minh, thì họ mới qua được mấy cái đó.

 5 thượng phần kiết sử  là:

- Ái Sắc Giới

- Ái Vô Sắc Giới

- Ngã Mạn

- Phóng Dật - là Kiết Sử

- Vô Minh

Nó thuộc thành phần kiết sử Phóng Dật. Các quí Phật tử coi chừng phần Phóng Dật này nó khác với Phóng Dật Triền Cái, 2 cái này quí Phật tử phải nhớ.

Phóng Dật thuộc kiết sử khác với phóng dật triền cái.

Khi quí Phật tử ngồi thiền bị động tâm thì lúc đó phóng dật khởi sinh thì phóng dật đó là phóng dật triền cái, chứ không phải phóng dật kiết sử.

Còn phóng dật kiết sử này là. Hồi đó mình phát nguyện tu để tới đạo quả, nhưng những hương vị pháp vị mà mình chứng đắc được làm cho mình bị phóng dật mình hết còn hướng tâm tới làm mình đi lạc. Cũng như các vi pháp sư thuyết pháp một hồi đi lạc đề, họ không có triền cái nhưng họ lạc đề, nói một hồi cái bắt đầu đi qua để tài khác. Như trường hợp pháp sư mà đang nói cái họ ngưng, đó là họ đang bị phóng dật kiết sử.

Ở cõi giới nào mấy có trải qua mới biết được

Hai cái đó phải cẩn thận. ta phóng dật đề mục khác với phóng dật kiết sử, nên khi vị hành giả lên nói chuyện với các vị thiền sư: 

-  Con ngồi thiền con bị phóng dật quá.

-  Không sao, quí cô nên tập trung 3 kiết sử đầu tiên thôi là: thân kiến, hoài nghi và, giới cấm thủ thôi, còn chuyện phóng dật mình lên Tứ Quả mới lo.  

do đó, hành giả phải biết cái nào trước cái nào sau, cái nào cần diệt trước mình diệt, còn cái nào chưa cần diệt mình phải tập trung lấy hết năng lực diệt cái cần giải quyết trước.

Còn phóng dật kiết sử này tới Tứ Quả mới lo. Mình đi từ từ từng bước.

Nên hai cái đó là Phóng Dật Kiết Sử là đi lạc hướng. Con đường đi tới đạo quả thì chuyển hướng qua cõi trời Sắc Giới, đó là đi lạc hướng là phóng dật rồi.

Không phải phóng dật triền cái, cái tu nào cũng được, cũng định được, cũng an trú được, cũng có niệm lực được hết. 

Nhưng phóng dật kiết sử này nó lệch hướng, họ đã phát nguyện, họ không đi đúng trọn vẹn con đường họ đã lập nguyện đi, họ đang bị phóng dật kiết sử lôi. 

Mà cái phóng dật này cũng cho chúng ta thấy ngã mạn và vô minh. Phóng dật đó nằm ở Si, Vô Tàm, Vo Quí, Trạo Cử thuộc về Si Phần. Do đó, si phần là Vô Minh, còn ngã mạn, tham, tà kiến, ngã mạn cộng thêm vào.

Vậy thì trong con người chúng ta đang tu đây, ta có 2 loại đó. Có khi ta bị phóng dật triền cái, ta bị một cảnh nào đó mạnh hơn đề mục của ta đang theo dõi hay đang niệm, cảnh đó lôi ta, ta giật mình, ta sực nhớ, ta niệm trở lại đề mục liền, đó là triền cái, niệm trở lại nó có lại liền, cái đề mục mình có lại, tâm mình có niệm lại, mình an trú lại không có giao động phóng dật nữa thì cái đó là triền cái. 

Nhưng con đường tu của họ vẫn tu nhưng họ bắt đầu phóng dật trong kiết sử, họ đi lệch lệch mà họ không hay, cái đó là phóng dật kiết sử. Mà trong phóng dật kiết sử là do vô minh và ngã mạn dẫn đi 2 cái kèm phóng dật kiết sử ở giữa. Hành giả không có thể sai cái này được. Ngã mạn phóng dật và vô minh, mình phải để ý và không quên.

Bậc A Na hàm là họ đang đi về cõi Ngụ Tịnh Cư Thiên, họ còn hữu sắc giới, tham sân của họ hết rồi nhưng họ còn ái sắc.

Thiền sinh hỏi: Ở trong cõi Vô Sắc Giới không có Thánh nhân?

HT trả lời: Các bậc Thánh có đi nữa nhưng các bậc Thánh không muốn lên đó. Họ cắt ái, họ vẫn còn nhưng mà họ cắt được.

Thì Ái Sắc Giới và Ái Vô Sắc Giới  là họ không muốn về 2 cõi trời sắc giới và Vô Sắc Giới, họ phải diệt Ái Sắc Giới và Ái Vô Sắc Giới là bậc Alahan. 

Còn bậc Bất Lai vẩn còn Ái Sắc Giới và Ái Vô Sắc Giới nhưng không đi vô trong cái tham của cái tham kiết sử. 

Nhưng bậc Alahan vô sinh họ cắt được cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc giới, họ không có muốn 2 cõi đó, 2 thượng phần kiết sử này họ cắt ngay khi họ đắc chứng vô sinh.

Ái có 3 là Ái Dục Giới, Ái Sắc Giới, Ái Vô Sắc Giới. Cái ái này gọi là Taṇhā

Còn tham là Lobha

Taṇhā là ái đeo níu bởi duyên của Liên Quan Tương Sinh, mình phải bẻ

Còn tham là Lobha. Còn tham đeo níu bởi tâm thức. Còn cái tâm thì phải đoạn trừ.

Có tâm là phải có Cảnh.

Còn ái là phải có Duyên mới diệt trừ được.

Còn lobha (tham), tâm lobha là tâm tham thì phải có cảnh, cảnh ưa thích hay là Cảnh Trưởng, Cảnh tham đắm, thì nó mới có, thì cái này khi ta bẻ được cảnh thì tâm tham không có. 

Nhưng Taṇhā - Ái mà muốn cắt nó phải có Mãnh Lực Duyên mới được. Cái Mãnh Lực Duyên đó  đầu tiên là Mãnh Lực Đồ Đạo, nhưng thật ra gốc của đồ đạo này chỉ là bề nổi thôi, nhưng nếu nói bề chìm hay bề quan trọng khúc nổi là Vô Gián Cận Y phải tu tập liên tục và không gián đoạn với con đường đạo quả này, họ phải cận y và liên tục vô gián vô gián, không rời.

Thí dụ mình gần với thầy phải liên tục bên thầy để thầy nhắc nhở rồi mình vô gián liên tục, vô gián cận y không rời. Tại vì khi rời ra một cái duyên này không bảo hộ mình thì kiết sử hay tập khí đảo lộn lại. Đồ Đạo Duyên đi như đi hành đạo, nhưng nếu không có vô gián cận y hổ trợ cho mình vừa là Đồ Đạo Duyên vừa Câu Sinh. Vô Gián Cận Y này nó thuộc về  Dẫn Vô Gián hai cái phải kết hợp nhau cho người tu tập, nó mới hiệu quả.

Còn thí dụ như mình Đồ Đạo mình có tu rồi mình gián đoạn, không có vô gián và không cận y, không có kết quả.

Với  Ái Taṇhā là mình phải dùng Mãnh Lực Duyên, Vô Gián Cận Y với Đồ Đạo Duyên, Quyền Lực Duyên, Thiền Na Duyên mấy cái đó mình mới có cắt được.

Còn tâm thì mình thu thúc căn không tiếp xúc cảnh thì tâm mình không tham.

Vậy thì khi Bất Lai các Ngài không còn ái sắc giới, họ còn ái sắc giới vì họ còn về cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên, còn ái vô sắc giới họ không cần.

Thiền sinh: Trong quyển I Chương 3 trong phần vấn đáp về địa giới câu 2 phần C câu hỏi là: Các bậc Thánh nhân không có sinh trong vô tưởng hữu tình thiên giới và những thống khổ địa giới các bậc Thánh hay không phải bậc Thánh xin được trong những địa giới còn lại. Tức là 8 bậc Thánh nhân không còn sinh ở trong Vô Tưởng hữu tình thiên giới và tứ thống khổ địa giới. Vậy thì trong 31 cõi trừ đi 7 thì còn 24 là lục dục thiên và cõi nhân loại, 10 hữu sắc thiên giới và tứ hữu sắc thiên giới

HT trả lời: Nhưng các quí Ngài không đi, con đường đã có sẵn, dọc lại trong cõi người, còn cái này là tâm với cõi, còn người thì các quí ngài không đi. Trong bộ Budhavamsa các bậc Thánh nhân hay là các vị Bồ Tát  họ không muốn đi vô mấy cõi sống lâu như vậy, tại vì họ muốn giải thoát, cái này chỉ nói Tâm và cõi thôi.

Người ta phát nguyện con đường người ta đi, dù có nhưng họ không dùng.

Câu đó là câu Sư dịch Tâm và cõi, với những người có tâm này ở bậc Thánh này thì họ sẽ được đi về trong các cõi này trừ 4 cõi khổ này, trừ bậc vô tưởng thì còn những cảnh cõi giới kia họ có thể đi nhưng họ không đi nếu như họ đã xác định con đường giải thoát.  

Còn phần Ái Vô Sắc Giới là ly hữu ái tức là họ phải tu tập Bhāvanā họ cắt những cõi sắc giới vô sắc giới này, họ cắt bởi mãnh lực duyên, chứ không phải cảnh,  tại vì họ đã có cảnh, mãnh lực duyên của họ, tức là họ phải dùng  Đồ Đạo Duyên kết hợp với Vô Gián Cận Y liên tục  với sự tu tập này và họ không có gián đoạn thì họ mới đi qua con đường đó.

 Thì 5 thượng phần kiết sử này (Ái Sắc Giới, Ái Vô Sắc Giới, Ngã Mạn, Phóng Dật, Vô Minh) nó không có đến với các bậc Alahan khi các vị đắc Alahan thì 5 thượng phần kiết sử này được cắt đứt.

Thì đầu tiên là 2 ái (Ái Sắc Giới và Ái Vô Sắc Giới) là bắt đầu họ cắt được, 2 cái ái này thuộc về cái cùng tột của Tập Đế, cái cuối cùng, cái thứ hai nữa là Ngã Mạn này thuộc về Tham phần . Phóng Dật thuộc về Si phần, Vô Minh thuộc về Si phần. Như vậy thì khi nói tới si phần thì người phóng dật và vô minh mới có vô tàm vô quí nhưng họ không nói tới. Tại vì bọn si phần là bọn bất thiện biến hành.

Người đắc Alahan họ diệt được Vô Minh, diệt trạo cử, diệt phóng dật, tất nhiên trong đây có 2 Vô Tàm Vô Úy cũng đoạn diệt, họ không nói cái đó. Như vậy thì diệt được  cái đầu (Si)  cái cuối (Trạo Cử) thì 2 cái giữa mất (Vô Tàm, Vô Úy) chúng mất một lượt, nhưng không cần phải nói, nhưng thật ra khi một cái bất thiện nào sinh lên thì 4 cái si phần này (Si, Vô tàm, Vô Úy, Trạo Cử) luôn luôn có mặt và phối hợp luôn với tâm bất thiện đó. Như tâm tham, tâm sân, tâm si, 4 si phần này luôn luôn có.

Thiền sinh: Nhị Đạo Nhị quả, trừ các tham sân thô, còn  tam đạo tam quả trừ tham sân vi tế. Thì khi trừ như vậy thì nó hết rồi mà tại sao Bất Lai là Tam Đạo Tam Quả khi trừ tham sân vi tế rồi tại sao lên Tứ Đạo Tứ Quả rồi mình mới trừ được hai cái ái sắc và vô ái sắc giới với ngã mạn?

HT trả lời:

Nhị Quả  -->  Tham + Sân --Thô (1 + 3 = Đôi thứ 1 và đôi thứ 3 Tham Tương Ưng Kiến )

Tam Quả --> Tham + Sân -- Tế (2 + 4 = Đôi thứ 2 và đôi thứ 4 )

Khi ta nói tới tham sân thô này, thí dụ: 8 tâm tham, thì đắc Sơ Đạo Sơ Quả thì còn có 4, trừ đi 4 tham tương ưng kiến, 2 đôi thứ nhất 2 đôi thứ ba, 2 cái đó là khi đắc sơ đạo sơ quả là đôi thứ nhất và đôi ba tương ưng kiến của tham coi như đứt, họ còn tham bất tương ưng kiến. Tham bất tương ưng kiến này đi luôn tới Nhị Quả đến Tam Quả, không có rời. Thì cái đó là 2 cái này vẫn còn đôi thứ hai và đôi thứ tư nó vẫn còn. Tới khi 2 đôi này đắc tới tứ Quả  thì Tham, Sân vi tế mới bắt đầu diệt tắt hết cộng thêm các Ái các cõi trời Sắc Giới Vô Sắc Giới. Ái này thuộc Taṇhā của Tập Đế.

Tới hết Tam Quả mới vừa bước qua Sơ Quả Sơ Đạo thì mới cắt được cái Ái Sắc Giới Ái Vô Sắc Giới, không muốn đi nữa.

Do đó, khi các bậc Thánh Alahan các Ngài không còn muốn về cõi nào hết, họ chỉ trực chỉ vô Níp-bàn thôi. Ngay cả Đức Phật Ngài cũng vậy, Ngài cũng chỉ đi vô tới Níp-bàn Ngài tịch diệt vô y Níp-bàn, họ có đường đi, họ đi được hết nhưng họ cắt cái ái của họ. 

Thí dụ, mình có thể đi trên thế gian này được hết, nhưng mình nói chỗ nào không phải là quốc giáo mình không đi, đến chỗ nào có chiến tranh mình không đi, nhưng mình có quyền đi, với thẻ Passport thông hành mình bây giờ đi chỗ nào cũng được, nhưng mình có quyền quyết định là không đi đến những nơi mình không thích. Những nơi quốc giáo mình đi để học hỏi hay tham quan, còn không phải quốc giáo mình không đi. Các bậc Thánh cũng vậy, họ không muốn đi là họ đang cắt ái chứ còn người thường thì có ái họ hưởng hết.

Tới bậc Alahan họ mới cắt đoạn tuyệt. Tham Sân vi tế còn, họ vừa mới dứt một cái ái để sanh về mấy cái kia họ cắt luôn tới Tứ Quả mới đi được.

Cái thứ hai nữa, phần Ái Hữu Ái Vô tức là người chấp vô thường kiến và đoạn kiến. Người chấp vô thường kiến là Ái Hữu. Còn Ái Vô là người chấp vô đoạn kiến chết là hết. 

Thì Ái hữu Ái Vô này chỉ có Sơ Đạo Sơ Quả mới hết, mới chấm dứt được  thường kiến và đoạn kiến.

Qua tới phần thứ hai, Nhị Quả nhị Đạo, Tam Quả Tam Đạo thì lúc đó họ chỉ có các cõi của họ đi thôi, không bao giờ các bậc Alahan muốn đi tới các cõi đó. Trong bộ Buddhavamsa đó là Niêm Luật thì lúc đó họ quyết định tử vong nếu mà sinh về, nhưng mà nếu chỉ 1% thôi về đó cũng quyết định tử vong để đi tục sinh nơi khác chứ không trở lại.

Khi ta đi tới 5 thượng phần kiết sử này, thì Ái Sắc, Ái Vô Sắc, Ngã Mạn, Phóng Dật, Vô Minh, chỉ có bậc Vô Sinh Đạo và Quả, vậy thì khi người Tứ Đạo. Ngay khi họ Tứ Đạo họ đắc được Tam Tướng thì ngay trước mắt họ diệt một lượt luôn 5 thượng phần kiết sử. Họ vừa đắc Tam Tướng họ diệt luôn 5 thượng phần kiết sử này liền cùng một tâm sát na Tứ Đạo.

Bắt đầu họ qua Tứ Quả, thì Tứ Quả này ra khỏi phạm vi của pháp thiện làm duyên cho pháp thiện, nó sẽ rớt xuống câu thứ 7 là pháp vô ký làm duyên cho pháp vô ký (trang A4). Thì lúc bấy giờ pháp Vô Ký làm duyên cho pháp Vô Ký này thì 3 phàm và 4 quả, lúc đó Tứ Quả mới có pháp Vô Ký là sài tâm Duy Tác. Còn Tứ Đạo cũng vẫn còn ở trong pháp thiện này chứ chưa qua được pháp Vô Ký.

Như vậy thì khi các quí Phật tử biết 

Con đường tu tập  phải qua 3 giai đoạn:

Trước tiên là diṭṭhi (Thấy)  chia làm 2:

1. Micchā là Tà, Micchādiṭṭhi là Tà Kiến

2. Sammā là Chánh.  Sammādiṭṭhi  là Chánh Kiến

Muốn diệt được tà kiến cần 4 pháp.

Tà Kiến có:

1. Tà kiến là thấy sai chấp lầm.

2. Tà Kiến là thường kiến và đoạn kiến

3. Tà Kiến là vô hữu, vô nhân, vô hành

Nói tổng quát, có 62 tà kiến, trong kinh Phạm Võng.

Khi chúng ta kết hợp lại có 4 thì gọi là Chuẩn Xác Tà Kiến, không còn thay đổi được nữa. Tới Chuẩn Xác Tà Kiến là bất di bất dịch không thay đổi được nữa.

Sammādiṭṭhi  là Chánh Kiến có 3 điều kiện để tu tập. Phần Sammādiṭṭhi  chúng ta muốn có con đường tu tập để ra con đường Chánh Kiến có 3:

1. Chánh Kiến 

2. Tri Kiến Tịnh

3. Tri Kiến Giải Thoát.

Nằm trong pháp thanh tịnh. 

 Chánh Kiến là khi đi tới con đường nhìn thấy được Tứ Đế, nhưng trên con đường Tứ Đế này thì Chánh Kiến chỉ thấy con đường Chân Đế, nó loại bỏ Tục Đế thì nó mới xuống được Tứ Đế 

Tri Kiến Tịnh là con đường bấy giờ họ đang đi tới phần Chuyển Tộc Gotrabhù của bậc Thánh.

Tri Kiến Giải Thoát  là Đạo và Quả của họ nhận xét được, tới giải thoát là 3 bước.

Do đó, có Chánh Kiến thì mình nhìn được con đường là Chân Đế rồi bỏ Tục Đế nhìn thấy con đường của Tứ Đế hiện ra.

Tri Kiến Tịnh là chỉ có những bậc đi tới phần Chuyển Tộc Gotrabhù thì nó bắt đầu có tri kiến của họ chỉ còn là giải thoát, rồi đi tới Tri Kiến Giải Thoát là họ bắt đầu hướng tới Đạo và Quả thôi. Tri Kiến Giải Thoát cần 3 bước.

Như vậy, khi chúng ta đi qua con đường Tà Kiến tuần trước đã hướng dẫn thì chúng ta qua phần Dassanena Pahàtabba Kiến Giải Đoạn Trừ. 

Dassanena Pahàtabba ta có Phóng Khí trong trạng thái Kiến Giải Phóng Khí, ta áp dụng trong Paṭṭhāṇa mới ra được, mở phần kiến giải, mở tam đề thứ 8 của Paṭṭhāṇa giải đáp Tam Đề thứ 8 . 

--------------------------------------------------------

 Paṭṭhāṇa - Phát Thú

BHĀGA II - Quyển II

Quyển Thứ  86-87/91

Trang 335

 Tam Đề Kiến Giải Đoạn Trừ, Tam Đề thứ 8 

Dassanena Pahātabba Tatika

rồi qua Tam Đề thứ 9 mở trang 377

9. TAM ĐỀ KIẾN GIẢI ĐOẠN TRỪ TÁC NHÂN

 (DASSANENAPAHĀTABBAHETUKATIKA)

GIAI ĐOẠN LIÊN QUAN (PATICCAVĀRA

PHẦN THUẬN TÙNG DUYÊN (ANULOMANAYA

1. NHÂN DUYÊN (HETUPACCAYA)

[767] 1. Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân (Dassanena Pahātabbahetuka Dhammã) [Pháp có tác nhân cần phải đoạn trừ với Thất Lai Đạo (Sotāpattimagga)] nương nhờ Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn nương ; nhờ một Uẩn Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân v.v. hai Uẩn v.v.

2. Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân (Nevadassanena Nabhāvanāya Pahātabbahetuka Dhammā) [Pháp có tác nhân không cần phải đoạn trừ với Thất Lai Đạo và ba thượng tằng Đạo] nương nhờ Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ nương nhờ các Uẩn Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân.

3. Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân và Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân nương nhờ Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn và Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ nương nhờ một Uẩn Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân v.v. hai Uẩn nương nhờ hai Uẩn.

[768] 4. Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân (Bhāvanā Pahātabbahetukā Dhammã) [Pháp có tác nhân cần phải đoạn trừ với ba thượng tằng Đạo] nương nhờ Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn nương nhờ một Uẩn Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân v.v. hai Uẩn v.v.

5. Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân nương nhờ Pháp Tu tập Đoạn Trừ Tác Nhân khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ nương nhờ các Uẩn Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân.

6. Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân và Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân nương nhờ Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn và Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ nương nhờ một Uẩn Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân v.v. hai Uẩn v.v.

Dứt trích đoạn

-------------------------------------------

Câu 767, câu 1 

 1. Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân (Dassanena Pahātabbahetuka Dhammã) [Pháp có tác nhân cần phải đoạn trừ với Thất Lai Đạo (Sotāpattimagga)] nương nhờ Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên. Cái này là nhân duyên Paṭṭhāṇa

thì nó 3 Uẩn nương ; nhờ một Uẩn Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân v.v. hai Uẩn v.v.

2. Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân (Nevadassanena Nabhāvanāya Pahātabbahetuka Dhammā) [Pháp có tác nhân không cần phải đoạn trừ với Thất Lai Đạo và ba thượng tằng Đạo] Tức là 3 tầng đạo cao hơn 

Câu số 4. Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân (Bhāvanā Pahātabbahetukā Dhammã) . 

Pháp này cần phải tu tập, còn cái kia cần thấy thôi, cần kiến giải mà liễu tri mà chứng đắc tri kiến của mình thôi là kiến giải, còn thứ 4 mới là tu tập. 

Cái này tu tập do bởi nhân duyên. Thì phần tu tập này là 3 đạo cao mới có.

Vô phần duyên trong phần tu tập:

1. Nhân Duyên (Hetupaccaya)

2. Cảnh Duyên (Ārammaṇapaccaya)

3. Trưởng Duyên (Adhipatipaccaya)

4. Vô Gián Duyên (Anantarapaccaya)

5. Đẳng Vô Gián Duyên (Samanantarapaccaya)

6. Câu Sinh Duyên (Sahajātapaccaya)

7. Hổ Tương Duyên (Aññamaññapaccaya)

23. Bất Ly Duyên (Avigatapaccaya)

Thì trong phần Hổ Tương và Bất Ly này là coi như giống nhau. 

-----------------------------

Trích đoạn trang 381 ghi là 

Hổ Tương Duyên v.v.... tới Bất Ly Duyên

7. HỖ TƯƠNG DUYÊN

 (AÑÑAMAÑÑAPACCAYA) v.v. 

23. BẤT LY DUYÊN 

(AVIGATAPACCAYA)

[786] Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân nương nhờ Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân khởi sinh lên do bởi Hỗ Tương Duyên. Do bởi Y Chỉ Duyên. Do bởi Cận Y Duyên. Do bởi Tiền Sinh Duyên. Do bởi Trùng Dụng Duyên. Do bởi Nghiệp Lực Duyên. Do bởi Dị Thục Quả Duyên. Do bởi Vật Thực Duyên. Do bởi Quyền Lực Duyên. Do bởi Thiền Na Duyên. Do bởi Đồ Đạo Duyên. Do bởi Tương Ưng Duyên. Do bởi Bất Tương Ưng Duyên. Do bởi Hiện Hữu Duyên. Do bởi Vô Hữu Duyên. Do bởi Ly Khứ Duyên, Do bởi Bất Ly Duyên.

Dứt trích đoạn

------------------------------------------

Thì mấy cái đó là con đường đi ra khỏi kiết sử để giải thoát.

Bây giờ mình qua giai đoạn vấn đề. trang 413 

---------------------------------------------------

trang 413 

9. CẬN Y DUYÊN 

(UPANISSAYAPACCAYA)

[921] 1. Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân làm duyên đối với Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân theo phương thức Cận Y Duyên, có ba thể loại đó là Cảnh Cận Y, Vô Gián Cận Y và Thường Cận Y.

v.v. Về phần Thường Cận Y Duyên tức là người cứ nương vào tham ái Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân rồi sát tử hữu tình (Pānātipāta) v.v. thực hiện việc phá hòa hợp Tăng Đoàn cho bất đoàn kết. Người cứ nương vào sân hận...si mê...tà kiến...sự dục vọng Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân rồi sát tử hữu tình (Pānātipāta) v.v. thực hiện việc phá hòa hợp Tăng Đoàn cho bất đoàn kết. Tham ái, sân hận, si mê, tà kiến, sự dục vọng Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân làm duyên đối với tham ái...đối với sự dục vọng Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân theo phương thức Cận Y Duyên.

[922] 2. Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân làm duyên đối với Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân theo phương thức Cận Y Duyên, có hai thể loại đó là Vô Gián Cận Y và Thường Cận Y.

v.v. Về phần Thường Cận Y Duyên tức là người cứ nương vào tham ái Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân rồi xả thí v.v. thực hiện việc Nhập Thiền Định. Người cứ nương vào sân hận...si mê...tà kiến...sự dục vọng Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân rồi xả thí v.v. thực hiện việc Nhập Thiền Định. Tham ái....sự dục vọng Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân làm duyên đối với Tín v.v. đối với Tuệ, đối với Thân Thọ Lạc, đối với Thân Thọ Khổ, đối với việc Nhập Thiền Quả và đối với si mê theo phương thức Cận Y Duyên.

[923] 3. Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân làm duyên đối với Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân và Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân theo phương thức Cận Y Duyên, có hai thể loại đó là Vô Gián Cận Y và Thường Cận Y

v.v. Về phần Thường Cận Y Duyên tức là tham ái, sân hận, si mê, tả kiến....sự dục vọng Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân làm duyên đối với các Uẩn câu hành hoài nghi và đối với si mê theo phương thức Cận Y Duyên.

Trang 414

[924] 4. Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân làm duyên đối với Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân theo phương thức Cận Y Duyên, có ba thể loại đó là Cảnh Cận V, Vô Gián Cận Y và Thường Cận Y.

v.v. Về phần Thường Cận Y Duyên tức là tham ái, sân hận, si mê, ngã mạn...sự dục vọng Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân làm duyên đối với tham ái, đối với sân hận, đối với si mê, đối với ngã mạn, đối với sự dục vọng Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân theo phương thức Cận Y Duyên.

[925] 5. Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân làm duyên đối với Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân theo phương thức Cận Y Duyên, có ba thể loại đó là Cảnh Cận Y, Vô Gián Cận Y và Thường Cận Y.

v.v. Về phần Thường Cận Y Duyên tức là người cứ nương vào tham ái Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân rồi sát tử hữu tình (Pānātipāta) v.v. thực hiện việc phá hòa hợp Tăng Đoàn cho bất đoàn kết. Người cứ nương vào sân hận, si mê, ngã mạn, sự dục vọng Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân rồi sát tử hữu tình (Pānātipāta) v.v. thực hiện việc phá hòa hợp Tăng Đoàn cho bất đoàn kết. Tham ái...sự dục vọng Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân làm duyễn đối với tham ái, đối với sân hận, đối với si mê, đối với tà kiến, đối với sự dục vọng Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân theo phương thức Cận Y Duyên.

Sự hỷ duyệt với mãnh lực sự mãn ý trong vật phẩm của mình (Chandarāga sakabhanda – Tham dục vật phẩm bản thân) làm duyên đối với sự hỷ duyệt với mãnh lực sự mãn ý trong vật phẩm của tha nhân theo phương thức Cận Y Duyên. Sự hỷ duyệt với mãnh lực sự mãn ý trong vật phẩm trân ái (Chandarāga parabhanda – Tham dục vật phẩm trân ái) của mình làm duyên đối với sự hỷ duyệt với mãnh lực sự mãn ý trong vật phẩm trân ái của tha nhân theo phương thức Cận Y Duyên.

Dứt trích đoạn

------------------------------------------

 [923] Câu 3.  Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân làm duyên đối với Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân và Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân theo phương thức Cận Y Duyên, có hai thể loại đó là Vô Gián Cận Y và Thường Cận Y

Vô Gián Cận Y và Thường Cận Y. 

Qua [924] 4. Với Thường Cận Y Duyên tức là tham ái, sân hận, si mê, ngã mạn...phải Tu Tập Đoạn Trừ.

Như hồi sáng Sư nói, còn cái kia là Kiến là thấy thôi, còn cái này mình phải tu. Cái tánh nết mình phải tu. Còn cái nhận thức là do mình nhận thức cho đúng thôi chứ chưa nói tới tu.

Do đó, tham sân si ngã mạn dục vọng mình phải tu. Trang 414 đoạn 924. Tất cả chỗ này đều là 2 Duyên thôi, là Vô Gián Cận Y và Thường Cận Y.

Trong câu [925] 5. Hai cái dính mắc của con người mình là Tham dục vật phẩm bản thân Chandarāga sakabhanda, rồi Tham dục vật phẩm trân ái Chandarāga parabhanda. 

Suốt từ tu tập này chỉ có 2 cái là Vô Gián Cận Y và Thường Cận Y, không có con đường nào khác hơn.

Quí Phật tử coi trang 416 Câu [939] 19

--------------------------------

Trang 416 Câu [939] 19

[939] 19. Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân và Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân làm duyên đối với Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân theo phương thức Cận Y Duyên, có hai thể loại đó là Vô Gián Cận Y và Thường Cận Y.

v.v. Về phần Thường Cận Y Duyên tức là các Uẩn câu hành trạo cử và si mê làm duyên đối với Tín v.v. đối với việc Nhập Thiền Quả và đối với si mê theo phương thức Cận Y Duyên.

dứt trích đoạn

---------------------------------

Trong câu 939:  đối với việc Nhập Thiền Quả và diệt trừ si mê. Thường Cận Y Duyên diệt trừ trạo cử và si mê là bốn si phần, rồi nhập thiền quả và đối trừ si mê bởi mãnh lực thường cận y mà chỉ có vô gián cận y và thường cận y.

Như vậy thì ở đây chúng ta đi qua phần Kiến Giải Phóng Khí Dassanena Pahàtabba

Vậy thì khi quí Phật tử đi tới con đường đưa tới đạo quả Sơ Đạo Sơ Quả là phải đi với Tam Đề thứ 8 rồi mới tu tập Tam Đề thứ 9.

Trang 694, Phát Thú 2 Chú Giải.

8. DASSANENAPAHĀTABBATATIKA: TAM ĐỀ KIẾN GIẢI ĐOẠN TRỪ

 Dassanenapahātabbā Dhammã: Chư Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ, Chư Pháp Thực Tính cần phải Thất Lai Đạo đoạn trừ.

Bhāvanāyapahātabbā Dhammā: Chư Pháp Tu Tập Đoạn Trừ, Chư Pháp Thực Tính cần phải ba thượng tằng Đạo đoạn trừ.

Nevadassanenanabhāvanāyapahātabba Dhammā: Chư Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ, Chư Pháp Thực Tính không cần phải Thất Lai Đạo và ba thượng tầng Đạo đoạn trừ.

9. DASSANENAPAHĀTABBATAHETUTIKA: TAM ĐỀ KIẾN GIẢI ĐOẠN TRỪ TÁC NHÂN

Dassanenapahātabbahetukā Dhammã: Chư Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân, Chư Pháp Thực Tính có tác nhân cần phải Thất Lai Đạo đoạn trừ.

Bhāvanāyapahātabbahetukā Dhammā: Chư Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân, Chư Pháp Thực Tính có tác nhân cần phải ba thượng tằng Đạo đoạn trừ.

Nevadassanenanabhāvanāyapahātabbahetuka Dhammā: Chư Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân, Chư Pháp Thực Tính có tác nhân không cần phải Thất Lai Đạo và ba thượng tầng Đạo đoạn trừ.

Dứt trích đoạn

----------------------------------------------------

Tam Đề 8: Tam Đề Kiến Giải Đoạn Trừ.

Tam Đề 9: Tam Đề Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân. Mình đánh tác nhân đó 

Thế thì khi thấy Minh Sát Trí, một là phải biết Danh Sắc Kiến Giải. Minh Sát Trí, 2 là nguyên nhân của Danh Sắc. Tam Đề thứ 9.

Trang 694

Tam Đề thứ 8 Tam Đề Kiến Giải Đoạn Trừ là Minh Sát Trí thứ nhất là Kiến Giải Danh Sắc.

Tam Đề thứ 9; Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân là Minh Sát Trí thứ 2, Minh Sát Trí nguyên nhân Danh và Sắc.

Rồi bắt đầu mới tìm ra được cái tạo thành tích lũy là Phổ Thông Trí

Tới phần Sinh Diệt Trí Tam Đề Hữu Học 11 Tiểu Tư Đà Hườn.

Sư nói lại.

Tam Đề thứ 8: Tam Đề Kiến Giải Đoạn Trừ, Minh Sát Trí thứ nhất Kiến Giải Danh và Sắt.

Tam Đề thứ 9: Tam Đề Kiến Giải Đoạn Trừ, Tác Nhân Minh Sát Trí thứ hai nguyên nhân của Danh Sắt.

Tam Đề tạo thành tích lũy là Phổ Thông Trí, Minh Sát Trí thứ ba Phổ Thông Tướng.

Tam Đề thứ 11 là Tam Đề bậc Hữu Học Minh Sát, Trí thư tư Sinh Diệt tiểu Tư Đà Hườn bậc hữu học.

Bắt đầu Hi Thiểu, là tham và sân bắt đầu giảm Tam Đề Hi Thiểu, cảnh Hi Thiểu bắt đầu giảm dần, tâm giảm dần, cảnh bắt đầu giảm dần, những hạ tiện bắt đầu rớt.

Tam Đề thứ 14 các hạ tiện rớt.

Tam Đề thứ 15, Tam Đề Thố Ngộ Tất Định Quả Báo, những hiểu lầm sai trật của mình, tà kiến của mình Tất Định cho quả báo mình thấy rõ liền.

Tam Đề thứ 16, Chư Pháp Đạo Cảnh, có Đồ Đạo làm cảnh, có Đồ Đạo làm nhân, có Đồ Đạo làm trưởng,  bỏ con đường đi tới Minh Sát Trí bắt đầu đưa tới  Chuyển Tộc. Tam Đề Đạo Cảnh, Cảnh Đạo Quả Nip-bàn.

Tam Đề thứ 22, Hữu Kiến Giải Hữu Đối Chiếu, paccavekkhana ñāṇa Minh Sát Trí.

Đức Phật Ngài giải đáp 22 Tam Đề này đi vô con đường Đạo Quả. Hai cái duyên mình thấy vô tới con đường kiến giải này là chỉ có Vô Gián Cận Y và Thường Cận Y, cứ cọ qua cọ lại.

Nếu Thường Cận Y mà mình nương vào Chánh Pháp nó sẽ rớt qua Vô Gián Cận Y. 

Nếu thường cận y mà mình không nương vào chánh pháp nó sẽ trở thành thường cận y của tập khí với kiết sử.

Do đó, khi nhìn pháp phải nhìn 2 mặt, tại vì đây là lộ trình lộ đạo Ngài đã sắp đặt cho mình. 

Những bước đi tu tập là Sư uốn nắn theo Tam Đề, phải có con đường Đức Phật Ngài đi, Ngài nói, và giải quyết vấn đề bởi mãnh lực duyên Paṭṭhāṇa nào thì Sư mới đi theo con đường đó. 

Mình có cái này như là một đạo lộ hay lộ trình kim chỉ nam để mình đi, do đó, không cần phải lo.

Con đương tu của chính mình Dassanena mình phải kiến giải chứ không ai cho mình thấy được, và mình không có gì thắc mắc nữa. Ngay Sơ Đạo đã diệt trừ hoài nghi không còn có gì thắc mắc nữa. Kiến giải đoạn trừ ngay cả Sơ Đạo hoài nghi cắt, và con đường tiến tới mình chỉ lao tới đường trực chỉ tới con đường mình nhắm tới thôi. 

Qua Tam Đề 22 này coi như là hoàn toàn. Nó nằm trong 16 Minh Sát Trí, nó rõ ràng và mình cứ tuần tự mình đi.

 Như vậy thì từ Tam Đề 1 đến Tam Đề 7 là mình đang đi qua con đường diṭṭhi Dassanena này là Nhân Duyên, Cảnh Duyên, Trưởng Duyên, Vô Gián Duyên, Đẳng Vô Gián Duyên, rồi bắt đầu đi vô đường Tam Đề Thiện. Đó là những bước mà mình làm căn bản để mình tiến lên từ những cái này.

Do đó, mình phải học Nhân Duyên này rồi qua Cảnh Duyên rồi bắt đầu bắt qua cái này mình mới có đối chiếu để mình đi được.

Phần này là phước của các quí Phật tử mình, Sư gom lại trong Chánh Tạng trong Chú Giải họ không để, từ trang 693 tới 697 là Sư đưa vô, Sư hệ thống hóa lại 22 Tam Đề là bước đi cho mình noi theo, mình đọc, cho mình ghi note, cái này trong Chánh Tạng bộ Chú Giải không có.

Thì bấy giờ mình bắt đầu đọc Tam Đề Thiện trang 693.

Tam Đề Thiện là đang tu Tứ Niệm Xứ.

Tam Đề Thọ đi vô phần chi tiết Thọ Niệm Xứ.

Những cái này nó hiện bày ra thì Tam Đề Dị Thục Quả này là, nếu qua phần Tâm Niệm Xứ những Tâm Dị Thục Quả hiện bày trong Thân Thọ thì mình bắt đầu có. 

Rồi Tam Đề Y Luyến Thủ là những pháp Niệm Xứ. 

Rồi Tam Đề Sầu Muộn Âm Trầm. 

Tam Đề Tầm là đang đi vào An Chỉ. 

Tam Đề Hỷ mình đang an lạc trong An Chỉ

Tam Đề 8 là Vipassana.

Phải kiên trì nhẫn nại 

Những cái này là Duyên hiện bày, giải quyết từ giai đoạn liên quan đến giai đoạn vấn đề đều rõ từng giai đoạn, mình ở giai đoạn nào, ở trong Tam Đề nào có duyên nó phối hợp hiện bày kết nối nhau.

Mình phải có cái hệ thống này mới được và phải ghi xuống. Xưa nay mình nói không có mình than được, nhưng bây giờ mình có không than được và mình phải lập hướng đi của mình

Do đó, những quyển này là kim chỉ nam và đó là lộ trình đạo lộ cho các quí cô đi.

 Tam Đề 13 Tam Đề Cảnh Hi Thiểu. Lúc đi tới con đường đạo quả, những cảnh bắt đầu giảm hết, những cảnh hạ tiện ti liệt, nó bắt đầu cắt đứt, nó trở thành tinh lương thanh tịnh trong sạch. Nó có hệ thống đi nếu tu tập đúng, bước đi nó rõ lắm, và nó trải nghiệm một cách chính xác và nó cho người hành giả đó cảm thọ được hay là cảm nhận được trải nghiệm này, không có mơ màng.

 Mình đi Tam Đề này là kiềng 3 chân: 

Tam Đề Thiện,      Tam Đề Bất Thiện,     Tam Đề Vô Ký. 

Ta qua ngược trở lại,

 Tam Đề Thiện      Tam Đề Bất Thiện     Tam Đề Vô Ký

         Giới                      Định                       Tuệ

         Niệm                     Định                        Tuệ

     Vô Thường             Khổ Đau               Vô Ngã

     Vô Tướng            Vô Nguyện             Rỗng Không

Nó quay tròn, mình vô khuôn nào nó ra khôn đó. Tam Đề có ý nghĩa như vậy đó, thế chân vạc 3 chân.

Nhưng tới phần Nhị Đề thứ I

Tam Đề Hữu Nhân,  Tam Đề Vô Nhân, hai Tam Đề này chỉ còn 2 chân thôi nó kết hợp nhau.

Rồi tới Tam Đề Hữu Nhân và Vô Nhân thì chúng ta bắt đầu nhìn ra An Chỉ và Minh Sát (Vipassana)

Tam Đề Hữu Nhân có 2 chân là:

An Chỉ           Minh Sát 

An Chỉ có hữu nhân là nhân thiên

Minh Sát đi tới đạo quả giải thoát.

(Quí Phật tử hình dung kiềng 3 chân, hai chân nhập vào nhau thành ra 2 chân)

Bàn tay của mình nắm hết càng khôn vũ trụ coi như là mình nắm chắc hết Paṭṭhāṇa 

Quyển 3 nói đến Nhị Đề nói sát đường tu của mình

Đức Phật Ngài chỉ hết, mình chỉ tu tập, duyên nào bỏ vô  duyên nào có hết 

Tam Đề Thọ. Khi nói pháp môn Thọ Niệm Xứ, như Ngài Gorkom nói người dạy về Thọ Niệm Xứ, để cho người đó dạy cái mình lật Tam Đề Thọ coi họ đi đúng, rớt liền. 

Cái này Phật nói, còn cái kia là họ sáng tác ra

Giờ ta bắt đầu đi vào chi tiết.

Khi ta nói tới Kiến Giải Phóng Khí qua Kiến Giải Sammādiṭṭhi  là Chánh Kiến và Micchādiṭṭhi là Tà Kiến, thì phải nhận thức là chỉ có con đường là phải đoạn trừ tất cả những cái kiết sử chứ không nói tới đoạn trừ cái nào khác hơn. Thì nằm ở Kiến Giải Phóng Khí.

Qua phần giải thoát thì nó qua phần tri kiến giải thoát lúc đó chúng ta phải đi qua phần tri kiến này 

Đọc Đạo Hành Thực Tiễn Lai Đáo Níp Bàn từ trang 193 cho đến trang 219

Cách thức chứng tri được Níp-Bàn. Con đường đạo lộ và quả vị  ngài nói trong trang 196, Dasana và Bhāvanā được nói tới, trang 197 nói tới Đạo Quả Thất Lai được nói tới, rồi từ đó tới khi họ tu tập Đạo Lộ Dự Lưu họ thấy 4 pháp Chân Lý, chỗ Tứ Đế, Thất Lai Đạo (4 hàng chót) Tự hồ lữ hành.

Đọc tới trang 219

=========================================

PHỤ LỤC

22 MẪU ĐỀ TAM (TIKAMĀTIKĀ 22)

1. KUSALATIKA: TAM ĐỀ THIỆN

Kusalä Dhammã: Chư Pháp Thiện. 

Akusalā Dhammã: Chư Pháp Bất Thiện.

Abyākatā Dhammã: Chư Pháp Vô Ký.

2. VEDANĀTIKA: TAM ĐỀ THỌ

Sukhāya Vedanāya Sampayuttā Dhammā: Chư Pháp Tương Ưng Lạc Thọ. 

Dukkāya Vedanāya Sampayuttā Dhammã: Chư Pháp Tương Ưng Khổ Thọ.

 Adukkhamasukhāya Vedanāya Sampayuttā Dhammā: Chư Pháp Tương Ưng Phi Khổ Phi Lạc Thọ.

3. VIPĀKATIKA: TAM ĐỀ DỊ THỤC QUẢ

Vipākā Dhammã: Chư Pháp Dị Thục Quả.

Vipākadhammā Dhammā: Chư Pháp Dị Thục Nhân, Pháp Thực Tính Tác Nhân (Hetu) cho sinh Dị Thục Quả.

Nevavipākanavipākadhammā Dhammã: Chư Pháp Phi Dị Thục Quả Phi Dị Thục Nhân, Pháp Thực Tính không là Dị Thục Quả (Vipāka) và không là Tác Nhân (Hetu) cho sinh Dị Thục Quả.

4. UPĀDINNATIKA: TAM ĐÈ Y LUYẾN THỦ

Upādinnupādāniyā Dhammā: Chư Pháp Thực Tính Nghiệp Lực phối hợp với Ái Dục (Tanhā) và chấp thủ Tà Kiến (Diţthi) và tác thành Cảnh Thủ (Upādāna).

Anupādinnapādāniyā Dhammā: Chư Pháp Thực Tính Nghiệp Lực phối hợp với Ái Dục và bất chấp thủ Tà Kiến nhưng tác thành Cảnh Thủ.

Anupādinnaanupādāniyā Dhammā: Chư Pháp Thực Tính Nghiệp Lực phối hợp với Ái Dục và bất chấp thủ Tà Kiến và bất tác thành Cảnh Thủ.

5. SAṄKILIṬṬHATIKA: TAM ĐÈ SẦU MUỘN ÂM TRẦM

Saṅkiliṭṭhasaṅkilesikā Dhammā: Chư Pháp Thực Tính dẫn khởi Phiền Não làm cho sầu muộn âm trầm và tác thành Cảnh Phiền Não.

Asaṅkiliṭṭhasaṅkilesikā Dhammā: Chư Pháp Thực Tính dẫn khởi Phiền Não không làm cho sầu muộn âm trầm nhưng tác thành Cảnh Phiền Não.

Asaṅkiliṭṭhaasaṅkilesikā Dhammā: Chư Pháp Thực Tính dẫn khởi Phiền Não không làm cho sầu muộn âm trầm và bất tác thành Cảnh Phiền Não.

693

6. VITAKKATIKA: TAM ĐỀ TẦM

Savitakkavicārā Dhammā: Chư Pháp Hữu Tầm Hữu Tứ, Chư Pháp Thực Tính có cả Tầm và Tứ.

Avitakkavicāramattā Dhammā: Chư Pháp Vô Tầm Hữu Tứ, Chư Pháp Thực Tính không có Tầm chỉ có Tứ.

Avitakkaavicārā Dhammã: Chư Pháp Vô Tầm Vô Tứ, Chư Pháp Thực Tính không có cả Tầm và Tứ.

7. PĪTITIKA: TAM ĐỀ HỶ

Pītisahagatā Dhammã: Chư Pháp Câu Hành Hỷ. 

Sukhasahagata Dhammā: Chư Pháp Câu Hành Lạc. 

Upekkhāsahagatā Dhammā: Chư Pháp Câu Hành Xả.

8. DASSANENAPAHĀTABBATATIKA: TAM ĐỀ KIẾN GIẢI ĐOẠN TRỪ 

Dassanenapahātabbā Dhammã: Chư Pháp Kiến Giải Đoạn Trừ, Chư Pháp Thực Tính cần phải Thất Lai Đạo đoạn trừ.

Bhāvanāyapahātabbā Dhammã: Chư Pháp Tu Tập Đoạn Trừ, Chư Pháp Thực Tính cần phải ba thượng tằng Đạo đoạn trừ.

Nevadassanenanabhāvanāyapahātabbā Dhammã: Chư Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ, Chư Pháp Thực Tính không cần phải Thất Lai Đạo và ba thượng tầng Đạo đoạn trừ.

9. DASSANENAPAHĀTABBATAHETUTIKA: TAM ĐỀ KIẾN GIẢI ĐOẠN TRỪ TÁC NHÂN

Dassanenapahātabbahetukā Dhammã: Chư Pháp Kiến Giai Đoạn Trừ Tác Nhân, Chư Pháp Thực Tính có tác nhân cần phải Thất Lai Đạo đoạn trừ.

Bhāvanāyapahātabbahetukā Dhammã: Chư Pháp Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân, Chư Pháp Thực Tính có tác nhân cần phải ba thượng tầng Đạo đoạn trừ.

Nevadassanenanabhāvanāyapahātabbahetukā Dhammā: Chư Pháp Phi Kiến Giải Phi Tu Tập Đoạn Trừ Tác Nhân, Chư Pháp Thực Tính có tác nhân không cần phải Thất Lai Đạo và ba thượng tầng Đạo đoạn trừ.

10. ĀCAYAGĀMITIKA: TAM ĐỀ TẠO THÀNH TÍCH LŨY

Acayagāmino Dhammã: Chư Pháp Tạo Thành Tích Lũy, Chư Pháp dẫn đến sự tích lũy phiền não, Chư Pháp Thực Tính làm tác nhân cho đi đến Tái Tục và Tử Vong.

Apacayagāmino Dhammã: Chư Pháp Tạo Thành Giảm Thiểu, Chư Pháp không dẫn đến sự tích lũy phiền não, Chư Pháp Thực Tính làm tác nhân cho đi đến Níp Bàn.

694

Nevācayagāmināpacayagāmino Dhammã: Chư Pháp Phi Tạo Thành Tích Lũy Phi Tạo Thành Giảm Thiểu, Chư Pháp cũng chẳng phải dẫn đến sự tích lũy phiền não cũng chẳng phải không dẫn đến sự tích lũy phiền não, Chư Pháp Thực Tính không làm tác nhân cho đi đến Tái Tục, Tử Vong và Níp Bàn.

11. SEKKHATIKA: TAM ĐỀ BẬC HỮU HỌC

Sekkhā Dhammā: Chư Pháp Bậc Hữu Học, Chư Pháp Thực Tính của Bậc Hữu Học. 

Asekkhā Dhammã: Chư Pháp Bậc Vô Học, Chư Pháp Thực Tính của Bậc Vô Học. 

Nevasekkhānāsekkhā Dhammā: Chư Pháp Phi Hữu Học Phi Vô Học, Chư Pháp Thực Tính không là của Bậc Hữu Học và Bậc Vô Học.

12. PARITTATIKA: TAM ĐỀ HY THIỀU

Parittā Dhammā: Chư Pháp Hy Thiểu, Chư Pháp Thực Tính Hy Thiểu. Mahaggatā Dhammã: Chư Pháp Đáo Đại, Chư Pháp Thực Tính Đáo Đại. Appamāṇā Dhammã: Chư Pháp Vô Lượng, Chư Pháp Thực Tính Vô Lượng.

13. PARITTĀRAMMAṆATIKA: TAM ĐÈ CẢNH HY THIẾU

Parittārammaṇā dhammā: Chư Pháp Cảnh Hy Thiểu, Chư Pháp có cảnh thiểu lượng. 

Mahaggatārammaṇā dhammā: Chư Pháp Cảnh Đáo Đại, Chư Pháp có cảnh bàng đại. 

Appamāṇārammaṇā dhammā: Chư Pháp Cảnh Vô Lượng, Chư Pháp có cảnh bất cô

lượng.

14. HĪNATIKA: TAM ĐỀ TẰNG HẠ TIỆN

Hīnā dhammã: Chư Pháp Tằng Hạ Tiện [Chư Pháp tầng ty liệt, ty tiện, ty bỉ, hạ tiện =

 Akusala Dhammā: Pháp Bất Thiện], Chư Pháp Thực Tính tầng hạ tiện.

Majjhimā dhammã: Chư Pháp Tằng Trung Bình [Chư Pháp trung đẳng, thích trung; là Pháp Thiện (Kusalā Dhammā) và Pháp Vô Ký (Abyākatā Dhammā) vẫn còn Lậu Hoặc (Āsava)], Chư Pháp Thực Tính tằng trung bình.

Paṇītā dhammã: Chư Pháp Tằng Tinh Lương [Chư Pháp tằng tinh lương, tinh mỹ, tinh trí; là Pháp Siêu Thế (Lokuttarā Dhammā)], Chư Pháp Thực Tính tằng tinh lương.

15. MICCHATTANIYATATIKA: TAM ĐỂ THỐ NGỘ TẤT ĐỊNH QUẢ BÁO 

Micchattaniyatā Dhammã: Chư Pháp Thố Ngộ Tất Định Quả Báo, Chư Pháp Thực Tính phía sai lầm và cho quả báo nhất định.

Sammattaniyatā Dhammã: Chư Pháp Tỉnh Ngộ Tất Định Quả Báo, Chư Pháp Thực Tính phía chính xác và cho quả báo nhất định.

Aniyatā Dhammã: Chư Pháp Bất Định, Chư Pháp Thực Tính bất định ở cả hai tình huống, Chư Pháp cho quả báo không nhất định.

695

16. MAGGĀRAMMAṆATIKA: TAM ĐỀ ĐẠO CẢNH

Maggārammaṇā Dhammã: Chư Pháp Đạo Cảnh, Chư Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh.

Maggahetukā Dhammã: Chư Pháp Đạo Nhân, Chư Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân. 

Maggādhipatino Dhammã: Chư Pháp Đạo Trưởng, Chư Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Truong.

17. UPPANNATIKA: TAM ĐỀ KHỞI SINH

Uppannā Dhammã: Chư Pháp Đã Khởi Sinh, Chư Pháp Thực Tính đã khởi sinh lên 

Anuppannā Dhammã: Chư Pháp Vẫn Chưa Khởi Sinh, Chư Pháp Thực Tính vẫn chưa khởi sinh lên.

Uppādino Dhammã: Chư Pháp Sẽ Khởi Sinh, Chư Pháp Thực Tính nhất định sẽ khởi sinh lên.

18. ATĪTATIKA: TAM ĐỀ QUÁ KHỨ

Atītā Dhammã: Chư Pháp Quá Khứ, Chư Pháp Thực Tính ở thời quá khứ.

Anāgatā Dhammã: Chư Pháp Vị Lai, Chư Pháp Thực Tính ở thời vị lai. Paccuppannā Dhammã: Chư Pháp Hiện Tại, Chư Pháp Thực Tính ở thời hiện tại.

19. ATĪTĀRAMMAṆATIKA: TAM ĐÈ CẢNH QUÁ KHỨ

Atītārammaṇā Dhammã: Chư Pháp Cảnh Quá Khứ, Chư Pháp Thực Tính ở cảnh quá khứ. 

Anāgatārammaṇā Dhammā: Chư Pháp Cảnh Vị Lai, Chư Pháp Thực Tính ở cảnh vị lai. 

Paccuppannārammaṇā Dhammã: Chư Pháp Cảnh Hiện Tại, Chư Pháp Thực Tính ở cảnh hiện tại.

20. AJJHATTATIKA: TAM ĐỀ NỘI BỘ

Ajjhattā Dhammã: Chư Pháp Nội Bộ, Chư Pháp Thực Tính nội bộ, nội biên, nội diện, lý diện.

Bahiddhā Dhammã: Chư Pháp Ngoại Bộ, Chư Pháp Thực Tính ngoại bộ, ngoại biên, ngoại diện, biểu diện.

Ajjhattabahiddhā Dhammã: Chư Pháp Nội Bộ - Ngoại Bộ, Chư Pháp Thực Tính nội bộ bản thân và ngoại bộ bản thân.

21. AJJHATTĀRAMMAṆATIKA: TAM ĐẺ CẢNH NỘI BỘ

Ajjhattārammaṇā Dhammã: Chư Pháp Cảnh Nội Bộ, Chư Pháp Thực Tính cảnh nội bộ bản thân.

Bahiddhārammaṇā Dhammã: Chư Pháp Cảnh Ngoại Bộ, Chư Pháp Thực Tính cảnh ngoại bộ bản thân.

696

Ajjhattabahiddhārammaṇā Dhammā: Chư Pháp Cảnh Nội Bộ - Ngoại Bộ, Chư Pháp Thực Tính cảnh nội bộ bản thân và ngoại bộ bản thân.

22. SANIDASSANASAPPAṬIGHATIKA: TAM ĐỀ HỮU KIẾN GIẢI HỮU ĐỐI CHIẾU

Sanidassanasappaţighā Dhammā: Chư Pháp Hữu Kiến Giải Hữu Đối Chiếu, Chư Pháp Thực Tính thấy được và tiếp xúc được.

Anidassanasappaţighā Dhammā: Chư Pháp Vô Kiến Giải Hữu Đối Chiếu, Chư Pháp Thực Tính không thấy được nhưng tiếp xúc được.

Anidassanaappaţighā Dhammā: Chư Pháp Vô Kiến Giải Vô Đối Chiếu, Chư Pháp Thực Tính không thấy được và không tiếp xúc được.