Câu hỏi: Thiền diệt khác với trạng thái niết bàn như thế nào
Minh Hạnh chuyển biên
HT Chánh Minh: Trạng thái Niết-bàn thì có hai là:
- Thứ nhất là phiền não Niết-bàn tức là diệt tận mọi phiền não, công năng của Niết-bàn là diệt phiền não đây là một loại Niết-bàn thứ nhất.
- Niết-bàn thứ hai là diệt đi danh sắc gọi là ngũ uẩn Niết-bàn.
Phiền não Niết-bàn còn gọi là Hữu-dư-y Niết-bàn tức là những phiền não sạch hết rồi nhưng còn dư sót quả luân hồi. Nhân luân hồi được diệt tận hết, nhân để sinh tử luân hồi đều diệt tận hết còn sót một quả luân hồi. Quả luân hồi chính là ngũ uẩn như trường hợp Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên, Đức Phật Chánh Đẳng Giác tất cả trong tâm của các Ngài không còn một phiền não nào hết, nhưng các Ngài còn dư sót quả luân hồi tức là ngũ uẩn nên gọi là Hữu dư y Niết-bàn. Hữu là có, còn dư sót lại sự nương tựa vào luân hồi, tức là quả luân hồi, nhưng nhân để tái sanh trong sinh tử luân hồi không còn nữa. Đây là loại Niết-bàn thứ nhất.
Loại Niết-bàn thứ hai gọi là ngũ uẩn Niết-bàn, gọi là vô dư Niết-bàn tức là diệt luôn cả danh sắc không còn danh sắc nào để tái sanh trong tương lai nữa. Đó là sự viên tịch của Đức Phật, sự viên tịch của Đức Xá Lợi Phất, hay sự viên tịch của Đức Mục Kiền Liên v.v… hay là của vị thánh A La Hán.
Như vậy thì trạng thái thiền diệt là trạng thái các Ngài không còn tâm. Tại sao gọi là diệt thọ tưởng định, định này diệt luôn thọ tưởng mà thọ tưởng chính là ý hành. Trong bài kinh Hữu Minh Tiểu Kinh thì tỳ kheo ni Dhammadinna trả lời cho ông Visakha nam cư sĩ chứng quả A Na Hàm: thân hành là hơi thở, ngữ hành là tầm tứ, ý hành là thọ tưởng, ở giai đoạn nhị thiền thì người này diệt được ngữ hành, tức là diệt được tầm tứ, chúng ta nói là nhị thiền theo Tạng Kinh, nếu Tạng Diệu Pháp là tam thiền.
Ở giai đoạn tứ thiền hoặc ngũ thiền theo Tạng Diệu Pháp, người hành giả này đã diệt được thân hành bởi vì hơi thở không còn nhưng mãi cho đến diệt thọ tưởng định mới diệt luôn cả ý hành. Thì bây giờ thân hành, ý hành đều bị diệt hết, và thiền này lấy chủ yếu là ý hành cho nên diệt thọ tưởng định là chấm dứt đi ý hành, thì trường hợp này các Ngài dậy đó là Vô dư Niết-bàn tạm thời, tức là tạm thời không còn tâm ý gì hết nhưng sau 7 ngày phải xuất gia, mà xuất gia nên vẫn còn ngũ uẩn nên trạng thái Niết-bàn diệt thọ tưởng định đó không giống nhau mà cũng không khác nhau mấy, tức là không giống nhau trường hợp diệt tận ngũ uẩn, vô dư Niết bàn. Nhưng trạng thái giống nhau còn tâm ý nữa và diệt thọ tưởng định là ngũ uẩn Niết-bàn tạm thời trong vòng 7 ngày đó là ở cõi nhân loại còn cõi phạm thiên theo bộ chú giải "Người và cõi" của TT Thiện Phúc ở cõi phạm thiên thì không hạn định thời gian.
Câu trả lời là như vậy
No comments:
Post a Comment