Friday, March 15, 2024

043 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 22 tháng 1, 2023

 043 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 22 tháng 1, 2023 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "043 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Tâm có 10  loại, nhưng cô đọng lại chỉ còn có 3 là Tâm, Ý, Thức. Tại vì 3 Tâm này nằm trên đối tượng:  Tâm biết cảnh, Ý biết đối tượng, Thức biết Pháp.

Trong quyển I 

ABHIDHAMMAṬṬHA SAṄGAHA

TỔNG HỢP NỘI DUNG VÔ TỶ PHÁP

TẬP I - CHƯƠNG I-IV

trang 118

Trong Bộ Chú Giải Atthasãlinī Atthakathã giải thích rằng:


1. Pháp chủng nào thường tư khảo, Pháp chủng ấy gọi tên là Tâm (Cittaṃ).

2. Pháp chủng nào thường dẫn đi tìm Cảnh, Pháp chủng ấy gọi tên là Ý (Mano).

3. Chính thị Tâm ấy thu thập Cảnh để bên trong, như thế mới gọi tên là Ý Vật (Hadayṃ).

4. Pháp chủng là Dục (Chanda) có trong chính Tâm ấy, gọi tên là Tâm Lý (Mãnasaṃ - Tâm Địa)

5. Tâm là Pháp chủng thuần tịnh, Tâm được gọi tên là Trì Thức (Paṇḍaraṃ).

6. Chính thị Ý thành Xứ (Ãyatana: cảm giác khí quan) là vật tiếp nối mới gọi tên là Ý Xứ (Manäyatanaṃ).

7. Chính thị Ý thành Quyền Lực (Indriya) là thành trị lý chủ yếu mới gọi tên là Ý Quyền (Manindriyaṃ).

8. Pháp chủng nào lý giải Cảnh, Pháp chủng ấy gọi tên là Thức (Viññãṇaṃ).

9. Chính thị Thức ấy thành Uẫn (thành khối) mới gọi tên là Thức Uẩn (Viññãṇa khandho).

10. Chính thị Ý ấy thành một chủng loại Giới (Dhãtu) lý giải Cảnh mới gọi tên là Ý Thức Giới (Manoviññaṇadhãtu).


-----------------------------------------------

1. Pháp chủng nào thường tư khảo thường tư duy suy nghĩ, pháp chủng ấy được gọi là Tâm (Cittaṃ).

2. Pháp chủng nào thường dẫn tới tìm cảnh thì pháp đó thuộc Ý (Mano).

3. Chính thị tâm nào mà thu thập cảnh thì gọi là Ý Vật (Hadayṃ).

4. Pháp chủng nào là dục có trong tâm đó gọi là Tâm Lý, cái tâm lý của con người là có cái dục ở trong đó. gọi tên là Tâm Lý (Mãnasaṃ - Tâm Địa)

5. Pháp chủng nào thuần tịnh cái đó gọi là Trì Thức (Paṇḍaraṃ). Sự thuần tịnh không có phức tạp, không có uế nhiễm gọi là Tri Thức, sự hiểu biết của mình là Tri Thức cũng được, là Trí Thức cũng được. Sau này Sư dùng Tri Thức, còn kiến thức dùng cho văn học, còn Tri Thức dùng trong đạo trong từ ngữ Phật Học.

6. Chính thị ý là cảm giác khí quan chỗ mà cảnh tiếp xúc với tâm là xứ, vật tiếp nối gọi là Ý Xứ (Manäyatanaṃ).

7. Chính thị Ý thành quyền lực gọi là thành trị lý, nó là trị lý, cái chỗ mà nó trị lý chủ yếu của nó, cái quyền lực của nó có sự lý, điều chỉnh, nó là trị lý, chủ yếu chính gọi là Ý Quyền (Manindriyaṃ)..

 8. Lý giải cảnh, lý giải tức là hiểu biết, hiểu biết cảnh gọi là Thức (Viññãṇaṃ).

9. Thành Uẩn, tức là thành khối gọi là Thức Uẩn (Viññãṇak khandho).

10. Thành chủng loại là Dhãtu gọi là Ý Thức Giới (Manoviññaṇadhãtu).

 Thì bây giờ nếu như mình nói 10 danh xưng, nhưng nhìn chung thì có 3 thôi; Tâm, Ý, Thức.

- Tâm là (Citta) ---> thuộc về Cảnh

- Ý là (Mano).----> thuộc về đối tượng

- Thức là (Viññãṇa) ----> thuộc về pháp

Tâm nói chung là biết cảnh, cái nào là Tâm thì thường tư khảo (suy nghĩ), thường tư duy.

Thí dụ: vô hoa viên (vườn hoa) có đủ sắc hoa, nó thuộc về cảnh, mình đi dạo thấy đủ sắc hoa. Trong khi mình đi dạo xong rồi, người ta hỏi: "Trong các loại hoa trong hoa viên này bạn thích loại nào ?"

Thì mình nói: "Trong các loại hoa tôi thích hoa hồng"

Thì hoa hồng thuộc về đối tượng của người chọn. Khi đối tượng của mình chạy vào trong ý của mình rồi thì nó thuộc về Ý Quyền (Manindriyaṃ), nó trị lý chủ yếu của nó, thì không tác động hay sửa hay nói vô nói ra được.

Nên quí Phật tử biết nếu mình hiểu được cái pháp này mình mới thấy rằng có 2, nó như con dao 2 lưỡi.

Dạy tâm khó lắm, mà khi dạy được tâm thuần thục thật là một kỳ công. 

Nên Đức Phật Ngài mới nói câu : "Thắng ngàn muôn quân giặc ngoài bãi chiến trường, không bằng thắng giặc lòng của mình, đó là thắng vinh quang."

Mình ra trận đánh thắng giặc nhưng giặc trong mình, giặc tham, giặc sân, giặc si, ông tà bản thân nổi lên thì khó mà kiểm soát, khó mà trị nó được, thì cái đó thuộc Ý Quyền, thuộc Ý Xứ của nó, thuộc trú xứ của nó. Nên nó thuộc về đối tượng.

Rồi người ta hỏi: "Tại sao bà thích hoa hồng ?" . Bản chất của nó là Pháp, thuộc về Thức. Thì Thức có 6 (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức)

Như vậy thì, Tâm, Nhãn, Thức:

Tâm có Cảnh

Nhãn có Quyền

Thức có Pháp, Xứ

Tâm, Nhãn, Thức, nó có Cảnh, nó có Nhãn Quyền của nó. Nhãn Quyền của nó chỉ bắt cảnh sắc, mình muốn nó bắt âm thanh không được và nó không làm, cái quyền của nó là vậy. Và Xứ của nằm tại Nhãn Xứ của nó ở Cảnh Sắc, nó không đi chỗ khác.

 Do đó, chung lại 10 tên, nhưng thật ra nó chỉ có 3, và 3 này mình phải biết dùng chính xác.

Mình đang nói về Pháp Học.

Pháp Học thì có 21 Cảnh. Trong 21 Cảnh mình học trong Chương thứ VII thứ VIII, nói về Cảnh thì có cảnh nội, cảnh ngoại, cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh siêu lý, cảnh chế định, cảnh hiệp thế, cảnh siêu thế.

Đó là Pháp Học.

Bây giờ mình nói về Pháp Hành.

Pháp Hành cảnh luôn luôn là cảnh của đối tượng, cảnh của cảnh Pháp, chỉ 2 cái đó thôi, đừng đi ra xa. 

Khi đi qua Pháp Hành thì không đi 21 Cảnh. Nhưng khi vô Pháp Hành đối tượng của mình là Danh và Sắc.

Cảnh là chế định và siêu lý 

Pháp là Tục Đế, Siêu Lý Đế (Thánh đế) 

Đi vào Pháp Hành thì:

- Thứ nhất, phải gạn lọc lại, không học mông lung nhiều như cảnh sắc cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc. Mình lọc lại, mình chỉ đi Chế Định và Siêu Lý,

- Thứ hai nữa là Danh và Sắc.

- Thứ ba là Tục Đế, Siêu Lý Đế hay là Thánh Đế.

Như Đức Phật Ngài nói 84 ngàn Pháp Uẩn, nhưng tới khi Ngài tới vườn Kusinara nằm trên tảng đá ĐĐ Ananda hỏi Đức Phật: 

- Lấy Pháp gì con nương sau khi Đức Thế Tôn ra đi.

 Đức Phật nói Đẳng Giác Phần  Bodhipakkhiyadhamma là 37 phẩm trợ đạo đưa đến giác ngộ giải thoát. Tất cả gom lại chỉ có 37 phẩm, mà trong 37 phẩm đó hay là 37 chi pháp cộng lại chỉ có 14 là: Tấn, Tín, Tuệ, Định, Niệm cộng vô trong 37 chi pháp của phẩm trợ đạo. Do đó, mình phải biết cách dùng còn không là sẽ thối trí. 

( Pháp Bodhipakkhiya dhamma, Phẩm Trợ Ðạo, gồm bảy nhóm là:

1. Satipatthàna, Niệm Xứ (4 yếu tố),

2. Sammappadhàna, Chánh Cần (4 yếu tố),

3. Iddhipàda, Như ý Túc, hay căn bản của sự thành công, (4 yếu tố),

4. Indriya, Căn, hay Khả Năng Kiểm Soát (5 yếu tố)

5. Bala, Lực, hay Năng Lực Tinh Thần (5 yếu tố)

6. Bojjhanga, Giác Chi, những Yếu Tố của sự Giác Ngộ (7 yếu tố)

7. Magganga, Ðạo, những yếu tố của Con Ðường (8 yếu tố)

Tất cả 37 yếu tố )

Vậy thì khi học Pháp Học thì phải biết hết tất cả các pháp mình sẽ trở thành uyên bác hay hiểu biết hết. Còn Pháp Hành thì mình chỉ biết đối tượng trước mặt mình thôi.


 Cảnh Pháp Hành          -- Đi / Đứng / Nằm / Ngồi


  Đối Tượng Pháp Hành        -- Thân / Thọ / Tâm / Pháp


                                         -- Uẩn / Thủ

Pháp của Pháp Hành           -- Triền Cái  / Giác Chi

                                          --  Bát Chánh Đạo


Nếu ai hỏi Cảnh Pháp Hành của bạn nằm ở đâu ?

- Như vậy thì vô Cảnh của Pháp Hành nằm trong các oai nghi; Cảnh Đi của mình, Cảnh Đứng của mình, Cảnh Nằm của mình, Cảnh Ngồi của mình.

Đối tượng Pháp Hành của bạn lúc đang trong cảnh đó ở đâu ?

- Thân, Thọ, Tâm, Pháp

Như vậy thì khi đang đi, đối tượng của đi nó có trong Thân, trong Thọ, trong Pháp

Đối tượng của bạn đang đứng là gì ? Trong Thân, trong Thọ, trong Pháp

Pháp chủ yếu của Pháp Hành nằm ở đâu ?

Như thế thì khi vô tới Pháp Hành.

Thức có Pháp 

- Cái gì nó thường tư khảo? 

- Cái gì đi tìm cảnh ?

 - Cái gì thu thập cảnh ?

- Cái gì là thường uẩn ? 

- Cái gì là thường giới ?

Đọc trong TỔNG HỢP NỘI DUNG VÔ TỶ PHÁP TẬP I - CHƯƠNG I-IV trang 118

1. Pháp chủng nào thường tư khảo, Pháp chủng ấy gọi tên là Tâm (Cittaṃ).

2. Pháp chủng nào thường dẫn đi tìm Cảnh, Pháp chủng ấy ấy gọi tên là Ý (Mano).

3. Chính thị Tâm ấy thu thập Cảnh để bên trong, như thế mới gọi tên là Ý Vật (Hadayṃ).

9. Chính thị Thức ấy thành Uẫn (thành khối) mới gọi tên là Thức Uẩn (Viññãṇa khandho).

10. Chính thị Ý ấy thành một chủng loại Giới (Dhãtu) lý giải Cảnh mới gọi tên là Ý Thức Giới (Manoviññaṇadhãtu).

Khi vị Thiền Sư hỏi Pháp Hành của bạn ở đâu ? 

Thì Pháp của Pháp Hành của bạn nằm ở  :

                                          -- Uẩn / Thủ

Pháp của Pháp Hành           -- Triền Cái  / Giác Chi

                                          --  Bát Chánh Đạo

Tâm biết Cảnh Pháp Hành:

Khi người ta hỏi Cảnh Pháp Hành của bạn ở đâu ? Thì trả lời trong 4 oai nghi, hay 4 tư thế: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi.

Cảnh của Pháp Hành trong Đi có Cảnh. Cảnh của Pháp Hành trong Đứng có Cảnh. Cảnh của Pháp Hành trong Nằm có Cảnh. Cảnh của Pháp Hành trong Ngồi có Cảnh.

Thì trong Cảnh của Pháp Hành là Đi thì nó có đối tượng của nó là Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Cảnh của Pháp Hành là Đứng có có đối tượng của nó là Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Không đi sai, không đi ra ngoài nó, mình phải đi đúng mới ra được Pháp Hành, nếu đi ra ngoài nó là không có Pháp Hành và không có Pháp Học.

Thì khi Đứng lại đối tượng của bạn là gì ? Đối tượng của tôi khi Đứng lại là Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Như vậy thì khi đối tượng có Thân rồi thì Pháp (Pháp của Pháp Hành) của nó là ngũ Uẩn, là 4 Thủ, 5 Triền Cái, 7 Giác Chi, 8 Chánh Đạo. 

Pháp của Pháp Hành chỉ như vậy, không đi ra ngoài những chi Pháp này. Nếu đi ra ngoài những chi Pháp này coi như không có Pháp. Mình phải đi cho đúng.

Giờ mình ráp chi pháp vào:

Cảnh thì Tâm biết

Đối tượng thì Ý biết

Pháp thì Thức biết Pháp

Tâm biết Cảnh (Đi) Pháp Hành. Tâm biết Cảnh Chế Định. --> dở, duỗi, đạp (Tâm biết cảnh dở, biết cảnh duỗi, biết cảnh đạp). Đó là Chế Định.

Tâm biết Cảnh (Đi) Pháp Hành. Tâm biết Cảnh Siêu Lý ---> Tác Ý (Danh), dở là Sắc

Tâm biết cảnh dở, thuộc về chế định. Khi hành giả đọc lên: Thân, dở, duỗi, đạp là hành giả đang sống trong cảnh của Pháp Hành thuộc về Chế Định. Nhưng trước đó mình có Tác Ý, rồi hành động Dở mình phân biệt được về Danh và Sắc rồi hành giả mới đưa qua phần Siêu Lý.

Khi thấy được Siêu Lý thì mình phải bỏ Chế Định để lấy được Đối Tượng của mình.

Vô vườn hoa thấy nhiều Cảnh, nhưng khi chọn được Đối Tượng rồi, Đối Tượng của Pháp Hành là Siêu Lý Giải Thoát, mình bắt đầu lấy rồi bỏ đi và chọn lại đối tượng thì mới ra được Đối Tượng Pháp Hành, còn không đi theo Chế Định hoài, hay Siêu Lý hoài.

Ý biết đối tượng Pháp Hành: Có 4 là Thân, Thọ, Tâm, Pháp

Đầu tiên là Thân.

Thì đối tượng của Ý là Thân, thì đầu tiên mình nhìn vô Thân. Đối tượng của mình, ý  mình bắt đầu nhìn vô Thân. Khi mình nhìn vô Thân là mình chỉ chú ý về Thân thôi, nó là đối tượng của mình rồi thì nó không cho mình nhìn những cái khác.

Như vậy thì, đối tượng của Thân về Chế Định và nó có Siêu Lý. 

Ý biết đối tượng Pháp Hành: Đối tượng của Thân mà Ý biết: --> Chế Định là 6 Pháp : 4 oai nghi, hơi thở, biết mình, đều thuộc về Chế Định, 32 thể trược cũng thuộc về Chế Định.

Đối tượng của Pháp Hành nếu ta nói về Thân thì có 6 pháp.

Khi Ý đặt vô đối tượng rồi thì đối tượng đó chính nó là cảnh Trường của mình hay cảnh chủ yếu của mình. Mình đang nói về Hơi Thở thì mình đi vào Hơi Thở mà nhảy ra ngoài là bị phóng dật là rời khỏi đối tượng của mình, không có Pháp Hành, mình đang sống trong trạng thái tâm phóng dật.

Nhưng  khi nói tới hơi thở. Hơi thở vô, hơi thở ra, đó chỉ là Chế Định thôi.

Về Siêu Lý là Danh và Sắc của 6 pháp này, đó là đối tượng của mình.

Vậy thì, thí dụ: 

- Hơi thở (thuộc về Chế Định)

- Danh và Sắc của hơi thở (thuộc về Siêu Lý). Cái Biết hơi thở là Danh. Cái Thở vô và thở ra là Sắc. Đối tượng của mình, Ý của mình phải tập trung vô cái đó, không đi ra ngoài.

Vậy thì khi nắm bắt được hơi thở thì chuyển qua Siêu Lý liền, chứ mình không niệm hoài nó.

Từ 10 tên của Tâm, ráp lại ngắn gọn còn 3 là Tâm, Ý, Thức.

Khi nói Cảnh của Pháp Hành là Đi, Đứng, Nằm, Ngồi. Thì khi Cảnh của Pháp Hành Đi, Đứng, Nằm, Ngồi, thì mình nói Siêu Lý và Chế Định.

Khi nói Cảnh Pháp: dở, duỗi, giẫm, thì quay qua Tác Ý liền là Danh, Sắc. Chứ không nói dở, duỗi, giẫm hoài.

Khi mình vừa dở, duỗi, giẫm một cái thôi, thì mình qua Siêu Lý liền (thấy Danh và Sắc), mình tập như vậy đó, vì mình đang trong Pháp Hành, đó là Siêu Lý, còn Chế Định thì niệm hoài

Nếu đi suốt Chế Định thì quả báo hay kết quả của Chế Định là đưa hành giả đến định của thiền An Chỉ, đó là kết quả của người đi về pháp thiền An Chỉ.

Còn đi xuyên suốt phần Siêu Lý thì thành quả kết cuộc của Siêu Lý đưa tới giác ngộ giải thoát. Không đi hoài thiền An Chỉ Samadhi. Không đi hoài Chế Định, vừa biết Chế Định thì qua Siêu Lý liền.

Bây giờ mình nói thì mình tìm ra sự thực của nó. 

Thí dụ, vô hoa viên mình không đi hoài trong cảnh, mà trong oai nghi này mình đi tìm đối tượng. Khi có đối tượng rồi mình nhận thức được pháp nào mà mình chọn đối tượng này, rồi mình giải thoát và mình ra khỏi cảnh hoa viên này. Chứ còn không mình đi vòng vòng hoa viên này hoài, không thấy đối tượng và cũng không thấy pháp vì trong đó là thiền An Chỉ.

Thì Pháp Hành giống như vậy. Nều hành giả vô Pháp Hành là mình phải thực hành đạt được kết quả mục đích của mình thì phải đi như vậy, chứ không đi vòng vòng một Pháp Hành hoài, mà đi vòng vòng một Pháp Hành là đang học Pháp Hành thôi chứ chưa phải học để mà đạt được Pháp Hành đâu.

1. Học về Pháp Hành là Nhân, Quả là An Chỉ

2. Hành về Pháp Hành là Nhân, Quả là Giải Thoát

Người học về Pháp Hành, trong khi họ đang hành họ cũng đang học, họ không biết là họ Hành

Học về Pháp Hành, ngay khi họ đang Hành là họ cũng đang học chứ không phải Hành.

Sư nhớ Ngài Tịnh Sự dạy, Ngài nói: Học là phải nhớ, phải khắc cốt ghi tâm, phải nhớ không quên, không bỏ nó được, phải giữ.

Thì khi học mà nhớ rồi thì tâm mình an vui, học đâu nhớ đó, học đâu nhớ đó tâm mình an vui, gặp cảnh biết trả lời.

Thì khi mình đi Pháp Hành niệm cái nào nhớ cái đó là mình an vui an chỉ.

Do đó, mình Học về Pháp Hành mà không biết được cái quả của sự học thì sẽ không thành công việc học này. 

Mà Hành về Pháp Hành mà không biết cái quả của Pháp Hành này thì Hành không được.

Vậy thì khi hành giả Dở, Duỗi, Giẫm, hoặc hơi thở Vô à, Ra à. Giữ hoài không buông vì kẹt trong đó không có đường ra, người hành giả không thấy mình ra, và cũng không thấy mình đang kẹt trong đó.

 Khi người ta học về Pháp Học và Pháp Hành mà ta hành đúng, ta học về Pháp Hành mà ta hành cho đúng thì sẽ có được sự an chỉ. Nhân bất học bất tri lý, ngọc bất giác bất tri lý. Người mà có học thì họ bình tỉnh, người ta có tri thức, người ta có kiến thức, người ta có sự hiểu biết thì người ta bình thản lắm. Còn người không biết thường hay lo lắng.

Còn Hành về Pháp Hành đi tới kết quả giải thoát là không cất giữ, và họ ngộ được chân lý Vô Thường, Khổ Đau và Vô Ngã. Pháp Hành hành được tới đâu thấy được thực tướng tới đó.

Làm sao thấy được thực tướng ? Chỉ có pháp Siêu Lý mới thấy. Còn Chế Định nó lấp hết. 

Thật ra hành giả học về Pháp Hành thì đi tới Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, cái An Chỉ đưa tới trạng thái an trú, không thấy gì Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. 

Tại cái niệm hành giả giữ chính xác thì nó thường có trong đầu mình, thường có trong Pháp Học của mình, thường có trong lúc mình đang hành thì không thấy sự gì vô thường, nên hành giả không xả được, không giải thoát được, không buông được, tại vì không thấy gì khổ đau vô ngã.

Mình ngồi mình biết mình phóng dật, mình niệm trở lại và biết vô thường !

Cái này là học Pháp Hành, chứ không phải hành Pháp Hành. Tại vì mấy cô đi Chế Định, không có gì là Siêu Lý 

Khi thấy mình phóng dật thì mình không biết Siêu Lý, mình vẫn còn ở trong Chế Định của mình.

Khi đi, đứng, nằm, ngồi, đó là pháp Chế Định. Khi muốn biết được pháp đi, đứng, nằm, ngồi này nó là pháp Siêu Lý thì lúc bấy giờ phải tìm ra được pháp Siêu Lý của cái đi, đứng, nằm, ngồi, trong Chế Định có Siêu Lý tìm ra cái đó mới thấy ra được.

Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã này không phải là Chế Định mà là Siêu Lý. Thì dựa trên Siêu Lý của Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã là trên Danh và Sắc, trên Sinh và Diệt.

Như vậy thì 

Mình ngồi mình biết mình phóng dật, mình niệm trở lại và biết vô thường !

Thì Mình cũng có Danh và Sắc, cũng Sinh và Diệt, và phóng dật này cũng có Danh và Sắc, và có Sinh Diệt. Mình niệm ngay, mình ngồi thấy sinh diệt thấy vô thường, mình không làm chủ được nó chứ không phải làm chủ phóng dật.

Không đi theo pháp, trở lại mình, tới đây mình giác ngộ giải thoát rồi.

Ngay đó, chính đó, sinh diệt đó, và Chế Định và Siêu Lý ngay đó chứ Pháp chỉ là một cảnh hay đối tượng thôi và mình ý thức rồi thì mình giác ngộ ngay tại nơi mình.

Tất cả mình giữ lấy và mình biết hết thì mình an trú. Mình ngồi thiền xong mình ra thấy bữa nay 1 giờ thật là phước báu.

Đi Chế Định thì đi vô An Chỉ trong Chế Định thoải mái an vui tự tại. Còn đi Pháp Hành thì phải thoát ra Chế Định, thoát ra khỏi An Chỉ, thấy được cái gì nó thoát ra, cái gì làm mình thoát ra, làm cho mình thức tỉnh để thoát ra, cái đó là Siêu Lý. Siêu Lý là bất di bất dịch, nó không thay đổi đặc tính của nó, đặc tính của Siêu Lý là không thay đổi. Còn cái nào bữa nay nói thế này mai nói khác thì không phải là Siêu Lý, cái đó là chế định.

Vậy thì chữ Vô Thường, bữa nay nói thấy được cái pháp này, thấy được  cảnh này, thấy được cái hiểu này thì mình nói là Vô Thường, ngày mai mình thấy vô thường khác

Mình không làm chủ được mình, là vô ngã.

Mình ngồi mình biết mình phóng dật, mình niệm trở lại và biết vô thường !

Vậy thì Vô Thường này tại nó phóng dật, nó đi rồi nó trở lại mình nói Vô Thường, hay là mình Vô Thường.

Mình không làm chủ mình được, pháp đi pháp đến là của nó, mình không làm chủ được nó.

Thí dụ, cái nhà của mình, thì mình có thể không cho người tới, không cho người đi, mình làm chủ nó, quyết định là do mình. 

Nhưng mình nhận thức là cái nhà này mình không làm chủ nó được, ai tới cũng được, ai đi cũng được, mình nói người ta không nghe, người ta nói mình, mình cũng không nghe được, thành ra mình không phải là chủ nó. 

Nếu căn nhà mình làm chủ thì mình quyết định người ra người vô là do mình, mình không cho vô, không cho ra.

Còn nếu như căn nhà này mình không làm chủ, người muốn vô thì vô, người muốn ra thì ra mình có muốn quyết định cũng không được, vì cái đó mình mới nhận thức là nhà này mình không làm chủ.

Do đó, khi mình nói nó muốn bệnh, nó muốn, nó là pháp, nó không có gì trong đó.

Cái muốn này là cái Dục của Pháp, không phải của mình, không phải của nó. Mình nhìn vô Pháp Dục nó sinh và diệt, nó vô thường, khổ đau, vô ngã, không có chủ thể trong đó thì mới ra. Nếu mình niệm về nó mình sẽ có một ý niệm về nó, mình giữ trong đó, trong cái ta khư khư giữ luôn, nó sẽ đưa đến  Thủ. 

Và khi mình hành thiền về Pháp Hành nó sẽ có triền cái lấp tâm mình lại, và lúc bấy giờ Giác Chi này mở cửa không nổi, và Bát Chánh Đạo không thông suốt được, nó dính trong Thủ. Mình phải hành cho chính xác.

 Do đó, mình phải tìm ra được mình đang học về Pháp Hành, mà học chưa chính xác. Do đó, khi hành Pháp Hành mình không đạt được kết quả mình trở lại.

Như vậy thì khi ta đi về Cảnh Pháp Hành, ta đi về Cảnh nào thì ta biết Cảnh đó. Mà ta biết đối tượng nào thì ta phải biết đối tượng đó. Và ta biết Pháp nào thì ta phải biết Pháp đó, cả Siêu Lý cả Chế Định mới ra được.

Vậy thì Pháp Hành có 2: Chỉ (Samadhi) và Quán (Minh Sát - Vipassana).

Cảnh của pháp An Chỉ: Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Thống. Cảnh của pháp An Chỉ, đem tâm tới cảnh, quán sát cảnh, hoan hỉ với cảnh, an vui với cảnh, và nhất tâm nhất thống với cảnh. Đó là Cảnh.

Đối tượng của pháp An Chỉ: Thô Tướng, Cận Tướng và Quang Tướng.

Pháp của Pháp An Chỉ, là Định An Chỉ một giờ, 2 giờ, một ngày, 2 ngày

ABHIDHAMMAṬṬHA SAṄGAHA

TỔNG HỢP NỘI DUNG VÔ TỶ PHÁP

TẬP I - CHƯƠNG I-IV

trang 139 Cảnh Nghiệp Xứ (Kammaṭhānāramaṇa), Cảnh Nip-bàn (Nibbānāramaṇa), Cảnh An Chỉ (Samathāramaṇa), Cảnh có Biến Xứ (Kasiṇa), Cảnh có Thiền Định (Jhāna)

Trang 140 

Có những cái chúng ta cần nắm bắt được.

Trang 158  khi người ta đi Thiền An Chỉ Sơ Thiền Sắc Giới có những cảnh Chế Định

Rằng khi theo Cảnh hành sử chú thị để cho phát sinh Tâm Thiền có như vầy:

+ 3 Tâm Sơ Thiền Sắc Giới có 25 Cảnh Chế Định (Ärammaṇapaññatti), đó là: 10 Hoàn Tịnh Chế Định (Kasiṇapaññatti), 10 Bắt Tịnh Chế Định (Asubhapaññatti), 1 Sổ Tức Chế Định (Änãpãnapaññatti)), 1 Thân Hành Tùy Niệm (Kãyagatäsati), 3 Hữu Tình Chế Định [Sattapaññatti: Sở Ái Hoan Hỷ Hữu Tình Chế Định (Piyamanäpasattapaññatti), Khổ Đau Hữu Tình Chế Định (Dukkhitasattapaññatti) An Lạc Hữu Tình Chế Định (Sukhitasattapaññatti)].

-------------------------------

Những cái này đưa đến trạng thái quả báo của Thiền An Chỉ này được sinh về cõi trời Sắc Giới. Nhưng trước mắt là mình đạt được trạng thái Định An Chỉ trong lúc đang hành thiền An Chỉ.

 Giờ mình qua Pháp Hành, cho dù hành giả đang Đi, Đứng, Nằm, Ngồi. Nhưng hành theo công thức của Pháp An Chỉ. Chi Pháp của nó là Niệm và Tỉnh Giác.

 Đi Pháp Hành mình có 2 chi Pháp, dù là An Chỉ Samadhi, dù là Thiền Quán Vipassana mình cũng dùng Niệm và Tỉnh Giác.

Niệm với pháp An Chỉ. Ở trong Cảnh pháp An Chỉ, là mình niệm tâm có Tầm đến với Cảnh. Niệm tâm có Tứ đến với Cảnh, mình đang đi là thiền An Chỉ.

Tỉnh Giác là Tầm đưa tâm tới Cảnh. Tâm đến với Cảnh do Tầm đem tới thì Tỉnh Giác biết. Tứ quan sát Cảnh Tỉnh Giác biết có quan sát. Có quan sát là Tỉnh Giác. Còn Niệm là đem tâm tới, đem tâm tới quan sát, đem tâm tới cảnh có Tầm, Tỉnh Giác mới Tầm.

Tứ là quan sát cảnh, thì Niệm tứ, tới đó tâm mình quan sát cảnh đó, dở, duỗi, giẫm, tâm quan sát nó thì có Tứ. Mà tâm mình an trú trong Tầm với Tứ này mình thấy mình vui, và mình có trạng thái tâm mình an trụ là Lạc, và mình không để tâm vào tiếng động bên ngoài, mình có nhiếp tâm trong đây. Đó là Tỉnh Giác của Thiền Chỉ, chứ mình không thấy cái gì Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. 

Mình khắn khích Tâm với Cảnh. Mình để Tâm bắt Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Thống, dở, duỗi, giẫm và Tỉnh Giác bắt hết, và không bị chi phối, không bị phóng dật, không bị hôn trầm thụy miên, không có trạng thái tham sân triền cái. Mình có Thiền An Chỉ, mình đang đi Thiền An Chỉ, không đi Thiền Quán, mình sợ phóng dật, sợ thất niệm, mình giữ Niệm và Tỉnh Giác như tài sản của mình.

 Cũng là Pháp Hành, nhưng mà Pháp Hành này là Cảnh Pháp Hành mình đang đi là Cảnh của Thiền An Chỉ. Cho dù mình đang đi 4 oai nghi: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi.  Hành giả đang đi Thiền An Chỉ, Niệm và Tỉnh Giác luôn luôn biết với Niệm và Tỉnh Giác hành giả đang có, chứ không có phóng dật, nên không thấy cái gì Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Và sẽ đi tới quả báo là Định An Chỉ, tới mức độ mà tâm tập trung vô chân dở lên, người ta đi ngang qua, người ta đi tới mình không biết có người đi tới tại vì mình Tỉnh Giác trong Niệm này và mình Định vô trong Định An Chỉ và không có một trạng thái phóng dật và hôn trầm thụy miên mà mình tập trung vô Định, và mình không thấy Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Mình lập đi lập lại một giờ cũng vậy.

Cái yếu của mình là hay buồn ngủ, nên trước khi mình vô Pháp Hành mình yếu mình uống cafe đen để giữ tỉnh táo không buồn ngủ. rồi ngồi thiền một tiếng hai tiếng an trú mà không bị buồn ngủ.

Tại vì sợ buồn ngủ, sợ hôn trầm thụy miên nên mới dùng cafe để áp chế cơn buồn ngủ. Nhưng Vipassana cho mình thấy để mình mới thức tỉnh, mình không làm chủ được nó. Còn mình lấy cafe để ngồi tập trung thiền thì là Thiền Chỉ.

Mình chạy hết, mình biết mình hết và mình chống cự được nhưng thật ra Vipassana nó không kêu mình chống cự. Ngài Paṇdita nói không có  cho phép bạn chạy trốn cái khổ đau nào, bạn phải đối diện, bạn chạy trốn khổ đau này là thiền An Chỉ Samadhi chứ không phải là thiền Vipassana.

Thí dụ, khi mình ngồi yên thì ngồi được, nhưng khi đau tới cái tê thì mình bắt đầu muốn thay đổi oai nghi, chứ mình không thấy là mình không làm chủ được nó.

Người trí nhìn vô Vô Ngã, người thường nhìn Vô Thường.

Thế thì khi mình không tìm ra được sự Vô Ngã này mà chỉ thấy nó là Vô Thường là mình dùng cái trí của mình chạy cái Vô Thường này mình tính nó, nếu mình thấy được Vô Ngã mình không chạy được đâu hết và mình đối diện nó, còn nếu chỉ thấy Vô Thường mình chạy nó để mình tính nó để giải quyết nó thì mình thay đổi oai nghi, nó qua được trạng thái đau này, nó rượt đuổi theo luôn tới cho mình gục ngã luôn, mà mình vẫn không thấy Vô Ngã, mình thấy Vô Thường thì mình bắt đầu tính nữa.

Do đó, Đức Phật Ngài chỉ cho mình khi bạn có trí bạn thấy được Vô Ngã thì Vô Thường, Khổ Đau không đánh mình được, mình đã là Vô Ngã rồi thì không còn gì để đấu nữa. Còn mình thấy mình thua tức là mình còn bản ngã thì mình còn đấu nó.

                        ----> Vô Ngã

Cái Đau nhức

                        ----> Vô Thường 

Thì khi ngồi thiền mà đau nhức nó đến thì minh niệm Vô Ngã hay niệm Vô Thường, mình biết Vô Ngã hay biết Vô Thường.

Khi đau đến mình niệm cái này là Vô Ngã mình không làm chủ nó được, hoặc mình nói lúc nãy mình ngồi nó không đau và bây giờ nó đau thì nó là Vô Thường.

Khi đau đến mình thấy Vô Ngã là mình đã giải thoát rồi, mà  không có trạng thái lập lại, kỳ sau mà đau tới nữa là mình thấy được Vô Ngã nữa, đau chỉ thấy một lần thôi, sau đó nhận quả luôn. Mà cái quả của Đạo là Níp-bàn chứ không phải cái quả mà cái đau nó làm để mà chứng đắc.

Khi đau đến mình thấy được Pháp, chính Pháp nó mới ra, còn nếu mình thấy không bao giờ thấy Vô Ngã, Khổ Đau cũng nằm trong Chế Định làm sao thấy được chân lý. 

Mình thấy Pháp cái đã, Pháp tới mình bắt đầu niệm cái Pháp đó, cái Pháp cho mình thấy được chân lý.

Cái đau là Chế Định thì không qua đường Siêu Lý được (thấy Vô Ngã), mình phải đi ra được Siêu Lý đã (thấy Pháp) rồi từ Siêu Lý mới ra Pháp Siêu Lý. Pháp Siêu Lý là pháp Sinh Diệt, Pháp đó là trạng thái của Danh và Sắc đang hiện bày từ đó mình ra được Pháp Vô Thường, Khổ Đau và Vô Ngã.

Mình phải thấy Pháp trước, Pháp đó nếu mình An Chỉ. Nếu Pháp đó mình thấy được sự giải thoát là mình phải thấy được Pháp Thực Tướng.

Cái đau là Cảnh hay là Đối Tượng hay là Pháp, mình phải xác định nó. Nếu  mình đi không đúng thì mình không tìm ra chi pháp của nó được là cái đau hay là Cảnh đau, đối tượng đau hay là Pháp đau.

Thế thì khi cái đau là đi tới Pháp của Pháp Hành rồi, nó không phải là Uẩn, hay là không phải Thủ, không là Triền Cái, không là Thất Giác Chi, không là Bát Chánh Đạo. Vậy thấy Pháp gì?

Vậy mình thấy được Pháp rồi, vậy Pháp này là Pháp gì ? Là Pháp Uẩn, hay Pháp Thủ, hay Pháp Triền Cái, hay Pháp Kiết Sử, thấy Pháp gì ?

Người ta hỏi khi đau tới hành giả thấy Pháp gì, hành giả không nói là Pháp Vô Ngã, không Pháp Vô Thường, phải nói là thấy cái Pháp Uẩn, Pháp Thủ, Pháp Triền Cái, Pháp Kiết Sử, mà mình không làm chủ được nó mình mới bắt đầu đi qua cái Pháp Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Chứ không nói Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, ngay khi nói có Pháp. Từ trên mỗi cơ sở kiết sử hoặc lậu hoặc thì mới ra được Pháp Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Vậy thì khi bị đau, tê, nhức, mỏi, một trong 4 pháp tê, nhức, mỏi, đau, của người hành giả đang đi Pháp Hành dù là An Chỉ hay dù là pháp Minh Sát. Hành giả nhìn thấy Pháp trước, rồi trên Pháp đó hành giả nhìn thấy với trạng thái của Thiền An Chỉ thì Tâm của hành giả khắn khích với cái đau, hành giả không rời khỏi cái đau thì hành giả có Định An Chỉ của cái Pháp Đau đó.

Khi cái đau mà hành giả khắn khích với nó, không có một pháp nào khác chen vô. Cái Đau đó là Cảnh Trưởng mà hành giả khắn khích với nó không có pháp nào chen vô thì mới thấy sát na Định, cận Định, Định, đau hoài, mình không ra cái khác, không có cái gì khác chen vô thì đang là sát na định, cận định, định.

Hành giả khắn khích trong 3 cái sát na định, cận định, định, không rời, thì hành giả đang ở trong trạng thái Định của An Chỉ.

Do đó, khi  người Thầy, người Thiền Sư hỏi: Khi cái đau đến bạn có bị phóng tâm không ? trả lời: Không. 

- Khi cái đau tới bạn có khắn khích với cái đau không ? Trả Lời: có,

- Khắn khích lâu không ? Lâu

- Khắn khích nhiều không ? Nhiều

- Thấy cái đau này càng lúc càng tăng lên từng chút từng chút, tăng lên mỗi phút mỗi phút, tăng với thời gian dài không bớt và không ngừng. Người hành giả trả lời vị Thiền Sư.

Thì cái đó họ nói toàn là Chế Định.

Nhưng vị Thiền Sư biết là vị này đang ở trong trạng thái Định An Chỉ, không có cái gì chi phối họ, họ không có một thời giờ nào, họ không có kinh nghiệm nào về cái pháp Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã hết. Hay là họ không có kinh nghiệm nào về pháp Uẩn, Thủ, Triền Cái, Kiết Sử hết. Họ bị cái đau dính trong đó, họ khắn khích trong đó, họ ở trong đó, họ giữ trong đó.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, khi mà cơn đau mình khởi lên thì mình xét cái tâm mình lúc đó thì tâm mình là tâm sân thì lúc đó mình không nhìn qua cái đau nữa mà mình đi theo cái sân để mình thấy sự sinh diệt của cái sân đó.

HT trả lời: Nếu đó là Cảnh Trường của mình, đó là Đối Tượng của mình.

Đau là Cảnh.

Mà Sân là Đối Tượng của mình

Thì mình đi qua cái Pháp Bất Thiện

Đau            ---->    Sân            --------> Pháp Bất Thiện

là Cảnh                  là Đối Tượng

Mình ráp vô đầy đủ hết. 

Cái Đau là Cảnh, nhưng cái Sân mình nổi lên thì mất cái Cảnh rồi, cái Đối Tượng mình đang hiện bày với Tâm mình đang biết. Cái Ý là Tâm biết rồi, cái Ý là đang biết rồi, và cái Thức mình sẽ biết Pháp Bất Thiện. 

Pháp Bất Thiện này mình biết rồi nó thuộc về pháp Triền Cái. 

Nếu nó chỉ có trong một phút giây thôi là sân độc triền cái. 

Nếu như nó kéo dài lập đi lập lại, ngày hôm nay, ngày mai cũng lập lại là sân kiết sử, nó thuộc về kiết sử.

Những cái đó mình phải xác định được vị trí của Pháp, mình không đi theo cái Sân, mà nếu đi theo cái Sân hoài thì trở thành An Chỉ lại.

Sân là Đối Tượng của mình, nó không phải là Đau. Giữa  Đau và  Sân.  Đau và  tâm Sân thì lấy cái nào làm đối tượng.

Khi đau nó đến và tâm sân khởi lên thì hành giả thấy tâm sân mình làm chủ nó, cái đau mình không làm chủ nó được.

Giữa  Đau và tâm Sân, mình không lo được  Đau. Khi Sân khởi lên mình niệm: "tu hành thì Sân làm chi" và mình diệt nó được, còn cái Đau dù mình có niệm: "đau à, đau à" nhưng nó không hết. Còn tâm sân khởi lên mình biết nó là bất thiện, mình diệt nó được.

 Sân nằm trong Tâm, đau nằm trong Thân. Có khi Thân đau quá mình chịu không nổi đôi khi làm người ta khóc. Chính những cái đó cho ta một bài học, mình không chủ quan được, mình học, mình tu, mình phải có bài học và bài học đó sẽ trở thành một trải nghiệm, một kinh nghiệm và kinh nghiệm đó sống đời với mình và nó không bao giờ biến mất được.

Khi Đau mà nó để một ấn tượng mạnh rồi thì không bao giờ mình quên nó. Nhưng tâm Sân, bữa nay, ngày mơi, năm tới, năm sau, mỗi cái mỗi khác, nó theo cảnh nó sinh ra, sân thô, sân vi tế, sân ngủ ngầm, sân hiện lộ. Còn cái đau thì nó hiện lộ cái đau của thân.

 Tâm Đạo và Tâm Quả.

Tâm Đạo là chứng đắc thực tướng Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, diệt trừ phiền não.

Tâm Quả hưởng Níp-bàn. Nó không trở lại. Khi qua tâm Sơ Quả người đắc Thất Lai Đạo qua Thất Lai Quả nó không trở lại thực tướng Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Mà họ hưởng Níp-bàn.

Do đó, khi họ ngồi Thiền Chỉ là họ nhập Thiền Quả, lấy Níp-bàn làm đối tượng, làm Cảnh. 

Còn nếu như họ đi tới trạng thái không muốn đi nhập Thiền Quả thì họ vô nhập Thiền Diệt là họ không xử dụng tâm nữa, tâm họ cắt đứt, tới Phi Phi Tưởng Xứ hai tâm đó rồi ngưng luôn 7 ngày không có tâm nữa.

Cái đó chỉ có những người bậc Thánh, họ không trở lại Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, họ không trở lại quán tưởng, suy xét lại, họ đi qua rồi đi luôn.

Do đó, khi cơn Đau đến mà nó mạnh hơn Sân thì làm sao mà hành giả niệm được tâm Sân, làm sao mà buông được cơn Đau, làm sao mà có được tâm Đạo. Cái đó là vấn đề của người hành pháp, phải đi tới, và cái này không có người nào giống người nào hết, ekayano-maggo Độc Đạo Một Mình Ra Đi, một người chứng đắc thôi, không có 2 người cùng chứng đắc cùng một lúc hay là cùng giống nhau.

Do đó, thì khi cơn Đau đến, tâm Sân có. Tâm Sân là sinh diệt nó thuộc về tâm nên nó sinh diệt, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh. Cái Đau này đi tới mất và hết. 

Cái Đau không có sinh diệt, nó đi tới tận cùng của cái đau là cái đau nó mất, nó hết. Mà khi cái đau mất là khi không còn biết cái đau, mà còn biết cái đau thì đau còn. Cái Đau mất thì mình mới hưởng Níp-bàn, chứ mà nó còn thì không phải là Quả.

Tâm Sân này Sinh Diệt, nó sinh rồi nó diệt rồi nó sinh rồi nó diệt. Thí dụ như bây giờ nó sinh lên mình niệm nó thì nó diệt, rồi nó trở lại mà cái đau thì không hết. 

Cái Sân mình niệm nó được thì nó mất liền, niệm được nó thì nó mất liền, mình làm chủ nó được thì nó mất liền, nó không cho hiện hữu trong tâm người đang tu hành không có Sân thì nó hết Sân liền.

Nhưng cái Đau này giờ đang tu không tu mình nói nó không nghe, nó cứ lên lên. Khi mà nó lên lên tới tột cùng của nó thì nó sẽ hết.

Thí dụ, trái cây khi sinh ra tới khi nó chín rồi nó hư rồi nó hoại rồi nó hết, liệng.

Thì cái Đau này nó đi tới hết cho nó hết. Nhưng mình không có đủ khả năng chờ nó hết, mình không có sức để chịu đựng cái hết của nó, tại vì mình còn đang chống cự nó, mình diệt được tâm Sân nhưng mình không diệt được cái Đau, cho tới nó và cái biết đau của mình 2 cái cùng mất thì nó mới hết.

Phiền não mất, thực tướng có, 2 cái cùng một lúc gọi là Tâm Đạo thì mới hưởng được Níp-bàn, một sát na thôi, không phải là buông, không phải là bỏ, nhưng nó ăn khớp vô. Hai cái cùng bắt thì mới hưởng được, thì mới hưởng được sự trống không, nếu còn một trong hai cái này thì vẫn còn sự vấn vương, không đi tới cái Đạo được, mình còn nằm trong lộ trình Đạo thôi.

Lộ trình giải thoát. Khi mình dồn nó tới cùng của cái sắc rồi, tâm mình không cho nó cộng hưởng với cái sắc thì nó cùng mất chung với tâm của mình.

Tâm mình tu tập, nên trong 10 ý nghĩa của tâm nó có trị lý chủ yếu chủ quyền của nó.

Thực tướng cùng một lúc diệt phiền não, cùng một lúc cả 2 tắt hết thì Quả mới là trống không, và nó không trở lại thực tướng mà đi luôn Đạo Quả.

Do đó, từ trước đến giờ mình chỉ học thôi chưa hành tới mức, nên các vị Thiền Sư nói về tu tiếp đi, Ngài cứ chờ cho mình tới trạng thái chín rục của một trái cây, của một Sắc Pháp và phiền não mình không bị vương vấn với nó và ở trong nó để mình cộng nghiệp cộng hưởng với nó thì mình mới là giải thoát. Và cái Đau này nó sẽ hết, cái Đau này sẽ mất khi tâm biết phiền não không cộng hưởng với nó thì cái Đau này nó sẽ hết, còn tâm mình còn biết cộng hưởng với cái Đau thì tâm mình còn cột trói mình lại chưa có đi giải thoát.

Tại sao Đau mà nổi Sân ? Tại vì mình đang tính xử lý nó, Sân là bất toại nguyện, mình không có đồng ý với cảnh này mình phải xử lý nó để cho nó phải thua mình hay là nó phải mất với mình, mình phải dứt được nó, mình cứ xoay xở hoài.

Còn mình không cộng hưởng nó, nó rút lui và nó tự diệt trong trạng thái mình không có biết về nó, thì lúc bấy giờ mình mới ra giải thoát được.

Thiền sinh hỏi:như vậy, thí dụ một vị nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác lúc nào cũng gánh phiền não vô? 

HT trả lời: Không gánh phiền não vô, nhưng biết phiền não Sư không cộng hưởng với nó, chuyện Sư làm Sư biết. Khi mình hành Ba La Mật là pháp toàn thiện là không có cái "Tôi" thì hành được pháp Ba La Mật. Nếu như hành Ba La Mật mình có đối tượng để mình hành mà mình vướng mắc vô đó mình có cái pháp Thiện và pháp Bất Thiện chứ không phải pháp toàn thiện.

Thiền sinh hỏi: Nếu như mình chưa có tâm đạo cái "Tôi" chưa rớt ra.

HT trả lời: Phải tu, lấy pháp toàn thiện mới làm được, chứ nếu lấy pháp Thiện với pháp Bất Thiện mình không làm được với pháp rớt trong phiền não này. Tâm nào cũng có phiền não của nó, chỉ có pháp toàn thiện là không có phiền não.

Thí dụ, như Đau mà ta dùng trí nguyện chú nguyện Ba La Mật cái Đau đó không đủ phản ứng với mình. Với cái Đau mà ta dùng trí tuệ Ba La Mật, cái Đau không đủ để mà quật ngã mình. 

Khi Đau mà ta không dùng nhẫn nại ba la mật thì cái Đau không đủ chinh phục mình.

Chức năng Tâm Đạo là chứng đắc được thực tướng và diệt tắt phiền não cùng một lúc.

Do đó, cái Đau là một pháp phiền não và nó là một pháp thực tướng đang ẩn hiện. Một cái Đau nó có pháp phiền não mà cái Đau này có pháp thực tướng trong nó, nó có cả 2. 

Mà tâm chứng đắc thực tướng của cái Đau, tâm chứng đắc được phiền não của cái Đau, tâm đó là tâm nào ?

Cái Đau có phiền não, cái Đau có thực tướng. Một pháp mà nó có 2 cái nghĩa.

Thiền sinh: Như vậy, trong cái Đau này nó có 2 Pháp thực tướng và phiền não nhưng người hành thực sự mà hành mình phải nhìn thấy thực tướng của nó, từ cái thực tướng nếu mà chứng đắc cái thực tướng thì diệt luôn cái phiền não ? Đạo có 2 cái nhưng người ta không cùng một lúc nhìn cái phiền não và nhìn cái thực tướng, khi người ta chứng tri cái thực tướng thì nó rớt phiền não xuống, cái pháp xảy ra cùng một lúc, tâm bắt một cảnh, thì mình chỉ đi theo sát thực tướng thôi, mình thấy pháp sinh diệt để mà chứng tri thực tướng Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, khi nào họ chứng tri thực tướng thì phiền não cũng rớt xuống luôn.

HT trả lời: 

Đau                                 Đau                                      Đau

Niệm        --đau--->          Niệm        ---đau--->              Niệm   --đau-->

Sát na Định                      Sát na Định                           Sát na Định


Đau ----> có 2: 1 là không làm chủ được, 2 là phiền não biết liền, Không tách rời được, niệm Đau mình biết liền 2 cái. Còn mình muốn tách ra thì mình tách và mình sẽ không nắm được hết. Đau là phiền não, đó là cái khó chịu, không tách ra, còn mình tách ra là cái kiến thức của mình, cái kiết sử của mình. Mình đừng đưa nó vô kiết sử, đưa triền cái là mình Giác Chi rồi là mình qua Bát Chánh Đạo rồi

Niệm Tới Niệm thì vào sâu bên trong, đi 2 cái vừa niệm đau thì phiền não làm chủ, niệm Đau thì phiền não làm chủ, cho tới khi nào mà mất đau thì ra tâm đạo và khi nó qua rồi an trú.

Đau phiền não không làm chủ, không tách rời 2 cái này được, muốn tách rời 2 cái này là do kiết sử của mình. Đau mà không làm chủ được thì đó là phiền não rồi, phiền não nó tới mình không làm chủ được cái đau này. Nhìn thấy biết liền. 

Cái gì làm biết đó ? Cái trí tuệ Ba La Mật biết đó. 

Chứ không phải là cái trí tuệ tâm thiện Tương Ưng Trí biết đó. Cái trí tuệ Ba La Mật làm, mình mới bắt đầu thẩm thấu tam tướng trên cái phiền não mình đang nhận thức, chứ không phải làm chủ cái đau này. 

Thẩm thấu tam tướng trên cái phiền não thì cái Đau mất, thì tâm đạo hiện bày.

Thí dụ, cô Tịnh Từ đang đối diện với một phiền não trong cuộc sống hàng ngày.

Bây giờ mình lấy cái thực hành của cô Tịnh Từ.

Khi phiền não đến cô nói: "Thiệt là phiền não, mình không làm chủ được nó"

Sư tới thăm hay ai tới thăm hỏi: "Cô có an vui không ?" 

Cô trả lời: "Phiền não mà cái phiền não này mình không làm chủ được nó." 

Cô tự tách ra, người trí như Sư nghe người đang phiền não nói không làm chủ được cái pháp đó rồi, ra rồi, Sư không có tách ra.

Đây là pháp của cô Tịnh Từ, khi cô thấy phiền não đến, cái phiền não này mình không có làm chủ nó, đó là người trí.

Còn người cứ ngồi suy nghĩ phiền não có phải là không làm chủ mình không phải không sư. Một người bạn của Sư, Sư giải đề tài xong hết rồi quăng cửa sổ vô, nó cầm lên hỏi thầy chữ này viết cái gì vậy. Khi cô hỏi cái phiền não nó không làm chủ phải không sư, thì giống như bạn Sư giải đề thi hết rồi tại Sư viết rối viết lẹ, nó cầm lên hỏi ông giám thị chữ này là chữ gì vậy.

 Khi mình nói là người trí thấy phiền não không làm chủ, phiền não không làm chủ, không phải là "Tôi", không phải là "Ta" trong đây. 

Từ đây trở về sau mình phải hành với pháp đó, cái pháp đó là con đường đến sự giải thoát, do đó mình không có tách đôi ra và mình không có niệm 2 chỉ niệm một thôi, vô dính liền, vô dính liền. Cái giây điện âm dương cột lại với nhau chứ không tách ra, nếu tách ra thì không có kết quả. Nó dính liền nhau và càng ngày càng dầy hơn, càng mạnh hơn, càng kết quả hơn, và khi tới nó là một thì nó chỉ có Tâm Đạo mới có được 2 pháp một lượt.

Còn nếu như sài theo cách của mình cứ 2 hoài. Phiền não không phải làm chủ, không có "Tôi Ta" trong này, mình chỉ biết đó là thực tướng và bản chất của pháp.

Bản chất của pháp phiền não là mình không làm chủ được nó.

Bản chất của phiền não là khó chịu, bất tương ưng, không hoan hỉ, 

Bản chất của phiền não là thay đổi, vô thường.

Thì bắt đầu mình mới có sự Hành chứ không phải là Học.

Hôm nay Sư nói về Cảnh Pháp An Chỉ. Và Sư bắt đầu đưa qua Pháp Hành của Pháp Hành, thì mới thấy Niệm của mình một mà thành hai, hai vô là một, lúc đầu mình có một Niệm có 2 nhưng giờ nó hết ./.


Friday, March 1, 2024

042 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 10 tháng 12, 2022

                                                               042 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 10 tháng 12, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "042 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Bài giảng do câu hỏi của một Phật tử về sự tái sinh của một người,  và sự hồi hướng đến thân nhân quá vãng

Bộ Sách Chú Giải

MAṄGALA SUTTĀ

KINH KIẾT TƯỜNG

Tác Giả: Guttacitta Mahathera

Dịch Giả: Bhikkhu Pasado

Trong trang 134 Kinh Kiết Tường có nói:

Có 4 hạng chúng sinh không đón nhận quả phước báu; 

1. Chúng sanh thác đọa vào trong Địa Ngục.

2. Hạng ngạ quỷ thọ lãnh quả Ác Nghiệp quá nặng.

3. Hạng A Tu La thọ lãnh quả Ác Nghiệp quá nặng.

4. Chúng sanh có tâm tà kiến, với kiến chấp sai lầm

Thứ 1, chúng sinh rớt trong địa ngục không nhận được phước báu của mình hồi hướng. 

Thứ 2, ngạ quỉ thọ ác nghiệp không nhận được phước báu, thí dụ ông bà cha mẹ của mình mà rớt xuống hạng ngã quỉ đó thì mình hồi hướng không được. 

Thứ 3, hạng A Tu La thọ lãnh quả ác nghiệp quá nặng không nhận được phước báu hồi hướng. A Tu La có 3 loại; A Tu La Thiên, A Tu La Địa, A Tu La Địa Ngục.

Thứ 4, chúng sanh có tâm tà kiến không đón nhận phước báu hồi hướng.

Bây giờ mình chia ra 2 vế: Vế thứ nhất là người hồi hướng, vế thứ hai là người thọ phước. Mình đứng vế thứ nhất, thân bằng quyến thuộc đứng vế thứ hai.

Thì ở vế thứ 2, có 4 hạng người không nhận được phước báu hồi hướng là:

1. Chúng sanh thác đọa vào trong Địa Ngục.

2. Hạng ngạ quỷ thọ lãnh quả Ác Nghiệp quá nặng.

3. Hạng A Tu La thọ lãnh quả Ác Nghiệp quá nặng.

4. Chúng sanh có tâm tà kiến, với kiến chấp sai lầm

Câu hỏi của Phật tử như sau :

Thưa Sư, con có một bạn đạo mất cách đây không lâu, người bạn này lúc sinh thời, cũng tu tập, và làm nhiều công đức phước thiện. Nhất là gần cuối đời thì vị này làm nhiều công đức phước thiện. Nên con nghĩ chốn đi về của anh ta không tệ lắm.

Vậy nếu như, giả dụ anh ta sinh lại làm người, giờ đây là một đứa bé oa oa 3 tháng tuổi, thì những điều con hồi hướng anh ta có nhận được không ? Và giả sử một lý do nào đó đứa bé ấy không sống được lâu chẳng hạn lại đi đầu thai thành một người khác.

Tức là vừa tục sinh thì hết tuổi thọ rồi đi đầu thai thành một người khác nữa, hoặc không may tái sinh thành một con chó nhà giàu được sung sướng, thì những lời hồi hướng của người thân hồi hướng cho anh ấy sẽ đi về đâu?

Đứa bé mới có 3 tháng ấy, hay con chó nhà giàu đó có biết gì hay không, có xáo động trong hiện tại hay không?

Câu hỏi thứ hai. Thỉnh thoảng con thoát được tai nạn nào đó hay một may mắn nào đó mà con nghĩ có ai đó đồng thời với mình từ kiếp trước còn đang sống và đang hồi hướng cho mình, không biết có gì sai không?

Mong được Sư giải đáp thắc mắc này.

HT giảng 2 câu hỏi trên như sau:

 Mình phải coi câu hỏi này. Vị đó có tu tập làm nhiều  thiện công đức rồi tạo ra nhiều phước báu.

Như vậy là quá tốt. 

Tức là người tiếp xúc với anh này biết là anh này làm nhiều thiện công đức cho tới cuối đời anh ta còn rốt ráo làm thiện công đức. Tức là người này hoàn thiện, mình chưa chắc mình được như vậy. 

Cô Phật tử này nghĩ rằng như vậy tốt quá rồi, chỗ đi tái sinh của người bạn đạo này chắc không tệ, chắc tái sinh vào chỗ an vui.

Bắt đầu Sư qua vế bên tích truyện.

Tích truyện 1) 

Bà hoàng hậu Mallikā là vợ của Đức Vua Pāsenadi, cuộc đời của hoàng hậu Mallikā thường xả thí vô cùng, bà kêu mở kho xuất tiền chuẩn tế người nghèo, cho đến nỗi ông quan giữ kho phải nóng mặt, ông phải nói với vua chận lại đừng cho làm quá. Nhưng tới cuối đời, lúc cận tử lâm chung bà bị chỉ nhớ một câu nói đùa với đức vua, chỉ nói giỡn thôi, nói xí gạt, biết là nói giỡn mà chưa sám hối thì bà mất, bà bị rớt xuống vô gián địa ngục là tầng thứ 8, ở đó thời gian 7 ngày của con người, sau đó bà mới trở ra khỏi vô gián địa ngục, mà một đời bà làm việc thiện phước. Bà xả thí, trì giới, đi nghe thuyết pháp, thập phúc hành tông, thiện sự bà chuyên tu, mà sinh cùng thời Đức Phật.

Còn mình đây là sinh sau đã là vô phước rồi nên quí Phật tử phải cẩn thận, mình không dám quả quyết là mình chắc chắn là mình quá tốt.

Tích truyện 2) 

Có một ông Balamon tướng số thời Đức Phật, ông nói đem đầu người chết đến ông gõ là ông biết người chết đó đi tục sinh cõi giới nào, Đức Phật đem đầu của một vị Alahan, ông gõ bốp bốp bốp, không nghe, ông nói ông không biết sinh thú của vị này đi đâu. Đức Phật nói ngươi không tìm ra đâu. Ông Balamon hỏi sao vậy. Đức Phật trả lời: Đây là vị Alahan, ông Balamon giật mình, vì là vô sinh, thì vị Alahan tịch diệt rồi thì vô sinh, họ không đi tục sinh ở trong 6 cõi này nữa, do đó ông tìm không ra.

Tích truyện 3) 

 Có một ông Phật tử của Đức Phật đi nghe pháp Đức Phật, về nhà hành thiền niệm Phật, nhưng ông có chôn dưới gầm giường một hũ vàng, tới ngày ông chết ông chưa kịp nói cho đứa cho con trai biết là ông chôn hũ vàng, nên sau khi ông chết ông trở lại làm con chó canh giữ hũ vàng, Đức Phật đi ngang qua nó chạy ra sủa. 

Đức Phật nói: "sủa gì, chỉ cho con rồi đi chứ cảnh khổ không tốt đâu".

Con chó cụp đuôi chạy vô nhà chui xuống gầm giường núp. Người con trai đi về bây giờ là người chủ của con chó. Thì thường mỗi khi người chủ về con chó chạy ra mừng, bữa nay nó không chạy ra mừng mà nằm dưới gầm giường, người chủ kêu nó ra nó cũng không chạy ra, người chủ hỏi người lối xóm nói: "buổi sáng thấy Sa Môn Cồ Đàm đi ngang qua nói gì với nó nên nó buồn tới giờ luôn, muốn biết thì đến chùa hỏi Đức Thế Tôn".

Thì người chủ con chó mới đến hỏi Đức Phật sáng Đức Phật đi ngang qua nói gì với con chó của con vậy.

Đức Phật nói: "Ta nói với con chó là có chôn hũ vàng, giờ chỉ cho con rồi đi cho khỏi khổ".

Người con về nhà nói với con chó: "ngươi có gì chỉ cho ta biết", con chó đứng lên cào cào dưới gầm giường hũ vàng ló lên, người chủ bốc hũ vàng lên, từ đó con chó không ăn nó nhịn đói 7 ngày sau nó chết thì nó siêu thoát sinh thiên chứ không phải nó giải thoát chấm dứt sinh tử.

Tích truyện 4) 

Matthakunddali trong kinh Pháp Cú kệ thứ 2, Sư Pháp Minh dịch là Cựu Kim Hoàn, cha mẹ là người giàu có, người này là người Balamon không biết gì về Phật giáo, khi 17 tuổi lâm bịnh nặng, người cha bỏn xẻn ích kỷ không muốn tốn tiền, ông đi hỏi mấy ông thầy thuốc nếu bịnh như vậy thì hốt thuốc làm sao. Thì mấy ông thầy thuốc chỉ, về ông thực hiện mà không hết, ông qua hỏi thầy thuốc khác. Ông thầy thuốc nói ông này thiệt là tệ, không dám mời thầy thuốc về chữa bệnh cho con vì sợ tốn tiền. Rồi lúc sau ông sợ người ta tới thăm con ông, ông đem con ra ngoài vỉa hè ai muốn tới thăm thì thăm tại vỉa hè, không cho ai vào nhà vì vào nhà nhìn thấy đồ vật kê trong nhà thì biết là nhà giàu. Thì một buổi sáng Đức Phật lúc gần sáng Ngài dùng Phật nhãn tìm xem chúng sinh nào hữu duyên với Ngài để Ngài độ, thì Matthakunddali lọt vô Phật nhãn của Ngài, Ngài đi tới để độ, Ngài đi tới ngoài hàng rào thì Matthakunddali nằm ở ngoài hàng hiên, Đức Phật đứng ngoài hàng rào cái bóng của Ngài hiện rõ vô trong vách, vì Matthakunddali nằm nghiên người nhìn vô vách, lúc đó gần chết rồi, Matthakunddali nhìn thấy bóng Đức Phật thì sự cảm xúc khởi lên, ông mới quay ra ngoài nhìn Đức Phật đi tới ông chắp tay đảnh lễ Đức Phật. 

Đức Phật nói: "Đủ rồi, đủ rồi, Matthakunddali, đủ rồi, Matthakunddali

Đức Phật Ngài nói nhỏ, âm thanh của Đức Phật là phạm âm Brahmassara là tiếng nói của cõi Chư Thiên Phạm Thiên, nói xong thì Ngài đi, Matthakunddali nằm trên giường ngó theo và đảnh lễ, khi Đức Phật đi khuất tầm nhìn của Matthakunddali thì ông ta trút hơi thở và sinh lên cõi trời. 

Người cha thấy con chết thì đem chôn cất và khi chôn xong thì ngồi ôm cái mả của con khóc. 

Khi đó Matthakunddali là vị thiên tử nói: Đây là Matthakunddali 

Ông ngó lên nhìn thấy một vị thiên tử và hỏi: Ai.

Vị thiên tử nói rằng: Đây là Matthakunddali xuống để nhắc cho cha biết ráng lo tu chứ không khó có con đường sinh thiên. Nói xong Matthakunddali trở về cõi trời. Người cha hết khóc và trở về lo tu.

Thì quí Phật tử thấy Matthakunddali không làm công đức, không tạo phước và cũng không tu tập, sinh ra là người Balamon và bị bệnh cho tới 17 tuổi thì chết, nhưng nhờ Đức Phật độ được sinh lên trời.

Thì quí Phật tử phải biết là không dám quả quyết được.

Trở lại 4 hạng người ở trang 134 kinh Kiết Tường 

1. Chúng sanh thác đọa vào trong Địa Ngục

2. Hạng ngạ quỷ thọ lãnh quả Ác Nghiệp quá nặng.

3. Hạng A Tu La thọ lãnh quả Ác Nghiệp quá nặng.

4. Chúng sanh có tâm tà kiến, với kiến chấp sai lầm

Thứ 1, nếu rớt xuống địa ngục thì vô phương.

Thứ 2, nếu là ngạ quỉ ác nghiệp nặng. Trong cuốn sách chương V nói về 31 cõi 12 hạng người, quí Phật tử coi lại về ngạ quỉ.

Thứ 3, hạng A Tu La Ác Nghiệp nặng.

Thứ 4, tâm tà kiến, không tin nhân quả phước báu thì mình hồi hướng họ không nhận.

Bốn điều này quí Phật tử phải nhớ. Mình coi lại trong gia đình mình, cha mẹ, anh em, hay bà con họ hàng của mình mà có những hành động Thân, Ngự, Ý, sinh tiền mà họ đang tạo ra những ác nghiệp, khi họ mất xuống rơi vào 4 điều này thì mình hồi hướng họ không nhận được, không có kết quả.

 Do đó, trong bài giảng hôm nay nói về hồi hướng có thể đến với người quá vãng hay không. thì có 4 hạng người này khó mà có được, phần trăm rất là ít. Nên Đức Phật Ngài nói trong Tăng Chi Bộ Kinh có 2 hạng người không bao giờ trả ơn được trả không xong là người mẹ và người cha, cõng vai phải người mẹ, cõng vai trái người cha đi hết quả địa cầu trong 100 năm không bằng đưa cha mẹ vô trong Tam Bảo, có đức tin vô Tam Bảo, có qui y Tam Bảo, đó là con đường người con trả hiếu cho cha mẹ.

Nếu cha mẹ rớt vào tà kiến thì vô phương. Nên mình thấy Ngài Xá Lợi Phất, mẹ của Ngài là người Balamon, mà Ngài là người trí tuệ nhưng không độ được mẹ, mỗi lần Ngài Xá Lợi Phất về nhà cùng với đệ tử đều bị mẹ mắng la  cằn nhằn mà Ngài chỉ im lặng, chỉ đến phút cuối lúc Ngài sắp sửa viên tịch sắp vô dư y Níp-bàn thì Chư Thiên Phạm Thiên xuống đảnh lễ Ngài trong phòng của Ngài, người mẹ Ngài mới thấy thì mẹ Ngài quay về chánh kiến có đức tin và hoan hỉ với Tam Bảo, sau đó Ngài Xá Lợi Phất đi.

Khi thân bằng quyến thuộc cha mẹ anh em của mình không có đi vào con đường có đức tin nơi Tam Bảo mình lo lắm, đừng có để tới khi chết rồi mình mới bắt đầu hồi hướng quả phước báu, điều đó có xác xuất rất yếu.

Tích truyện 5) 

Người nổi tiếng mà ai cũng biết là Devadatta Đề Bà Đạt Đa, khi Đức Phật Ngài trở về hoàng thành Tỳ La Vệ thì Đề Bà Đạt Đa là một trong thân bằng quyến thuộc của Ngài, Đề Bà Đạt Đa là em của bà Yasodhara (Da Du Đà La) và là con Vua Suppabuddha và Hoàng Hậu Pamita, ông ta đi theo Đức Phật 4 A Tăng Kỳ, từ khi Ngài là Bồ Tát Sumedha được Đức Phật Dipankara (Đức Phật Nhiên Đăng) thọ ký cho tới ngày thành Phật Gotama. Thì Đề Bà Đạt Đa đi theo Ngài phá trong 500 tích truyện Jàtaka thì phần lớn là Đề Bà Đạt Đa có trong đó. Nhưng tới khi gặp Đức Phật xin xuất gia, Đức Phật Ngài vẫn độ. Còn mình bây giờ mà gặp oan gia trái chủ mình không cho gặp, trong khi Đức Phật Ngài vẫn độ cho làm tỳ khưu mà ông ta vẫn tiếp tục phá nữa, nào là nói xấu, nói xuyên tạc, nói lời ly gián, phá hòa hợp Tăng, Đề Bà Đạt Đa đắc thần thông hiện ra con rắn ngồi trên đùi A Xà Thế để mà quyến rủ A Xà Thế cướp ngôi vua cha là Bình Sa Vương. Nhưng tới khi ông ta lăn đá làm chảy máu chân Phật, rồi phá hòa hợp Tăng xong, ông ta chia rẽ Tăng đoàn xong thì ông ta phải gặp quả báo là bị rơi vào vô gián địa ngục. 

Thì Ananda chạy vô nói với Đức Phật: Bạch Đức Thế Tôn, sao Đức Thế Tôn không cứu Đề Bà Đạt Đa, ông ta là anh em gia đình mình.

Đức Phật nói: Ananda, Như Lai đã làm hết tất cả rồi và không còn cách nào khác hơn

Đề Bà Đạt Đa đã không ngừng phá, nếu có nhận thức thì ông đã ngưng rồi, nhưng vẫn làm, tánh nào tật nấy vẫn cứ làm cho tới khi quả khổ ông bước xuống cái cán ở chùa Kỳ Viên thì đất hút thì bắt đầu ông ta mới hiến thân để Tam Bảo thì ông đã rớt xuống vô gián địa ngục. Mà xuống vô gián địa ngục thì Đức Phật Ngài kể Đề Bà Đạt Đa thì một cái cọc đâm từ dưới hậu môn xuyên qua óc, thêm một cọc đâm ngang bên hông, thêm một cái cọc đâm chéo qua và một cái cọc đâm chéo lại căn người ra, mà không chết. 

Hết giáo Pháp Đức Phật 5000 năm này đến thời kỳ Đức Phật Độc Giác, Đề Bà Đạt Đa mới đi ra tu thành Độc Giác Phật rồi giải thoát luôn chứ không độ chúng sinh.

Thì Ananda xin Đức Phật cứu, bà Yasodhara (Da Du Đà La) là Alahan còn anh của bà là Đề Bà Đạt Đa vì rớt vô gián địa ngục. 

Những người sinh cùng thời Đức Phật là thượng căn.

Mình phải học, mình phải biết và mình phải hết sức là cẩn thẩn.

Kinh Paritta Sutta là kinh cầu an siêu, và tụng khi hồi hướng phước báu.

Trong bài kinh Milinda'S Pañhā Sutta, tức là vua Vua Milinda Sở Vấn Kinh, những câu hỏi của vua Milinda hỏi.

Pañha là vấn đề hay câu hỏi.

Tích truyện 6)

Kinh Milinda'S Pañhā Sutta là thời ĐĐ Nāgasena sau khi Đức Phật viên tịch, bộ này là bộ Chú Giải. Vua Milinda hỏi ĐĐ Nāgasena là vị Alahan 2 vị này có oan trái với nhau trong đời quá khứ.

Trong đời quá khứ một người là vị thầy, một người là học trò, vị thầy đánh học trò, kêu học trò quét sân, người học trò quét sân xong ra sông tắm và nguyện: Nguyện phước này sau này trí tuệ dũng mạnh, người thầy nguyện làm 2 bờ bên giòng sông để ngăn giòng nước lại.  Tức là có những khắc kỵ rồi, từ quá khứ 2 bên đã có oan trái với nhau. 

Trong hai người thì vị sa di trở thành vua của thành phố Sāgala ở Ấn Độ, tên là Milinda. Cho tới đời này Nāgasena đang ở trên trời, các vị Alahan bị vua Milinda hỏi riết không dám ra phố đi bát nên họp nhau lại hỏi: Ai là người khắc kỵ được vua Milinda này ông ta diễn thuyết rất là sâu sắc, mà không ai trả lời nổi? 

Một người trả lời: Chỉ có ĐĐ Nāgasena đang ở cung trời Tusita lên thỉnh Ngài xuống.

Ngài đầu thai thành một đứa trẻ 7 tuổi xuất gia rồi thọ tỳ khưu rồi đắc Alahan liền.

Thì lúc đó vua Milinda thấy Chư Tăng xuất hiện lại, lúc chưa có Nāgasena không ai dám đi bát ngoài phố sợ vua Milinda hỏi thì không biết trả lời. giờ lại thấy Chư Tăng xuất hiện chắc có điềm lành để ta có cơ hội ta hỏi, thì thỉnh 50,000 Tăng vô hoàng cung để bát. Chư Tăng chia làm 2 và ĐĐ Nāgasena ngồi chính giữa.

Vua Milinda ngồi trên ngai vàng nhìn xuống thấy ĐĐ Nāgasena ngồi chính giữa vua mời lên ngồi trước, sau khi để bát Chư Tăng thọ thực xong thì vua Milinda hỏi Pháp liền. 

Vua Milinda hỏi câu nào Ngài Nāgasena đều trả lời, những câu hỏi thành 3 tập và Sư có luôn bộ Chú Giải giải đáp từng câu.

vua Milinda hỏi ĐĐ Nāgasena: kinh Paritta có thành tựu kết quả không ?

ĐĐ Nāgasena trả lời là có 3 điều không thành:

1. Thứ nhất đọc như con vẹt, tức là đọc không hiểu nghĩa, đọc như con vẹt là không có kết quả.

Khi mình đọc kinh Paritta như con vẹt thì không có kết quả.

2. Thứ 2, khi đọc kinh Paritta mà tâm mình đang bị phiền não như là tham, sân, si, thì không có kết quả.

3. Thứ 3, khi đọc kinh Paritta hồi hướng cho người có ác nghiệp nặng thì người đó không có kết quả, giống như tạc nước vào tảng đá nó không thấm được nước trôi hết. 

Đó là 3 điều Ngài Nāgasena nói với Đức vua Milinda.

Một trong 9 hồng ân Đức Phật là Purisadhammasarathi Satthadevamanussanam Thiên Nhân Sư, Ngài là Thầy của Chư Thiên, Thiên và nhân loại, không có người nào hơn Ngài. Satthadevamanussanam tức là Ngài là Thiên Nhân Sư, Thầy của Chư Thiên của tất cả Chư Thiên trong tam giới, không ai hơn được Đức Phật, dù là Thánh Thiên hay phàm Thiên không qua được Đức Phật, Ngài là bậc Thầy, Thiên Nhân Sư, một trong 9 hồng ân của Đức Phật là Thiên Nhân Sư, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiện Thệ, những hồng ân của Đức Phật mình phải biết.

Thì  khi muốn cầu an, chưa nói tới cầu siêu thì mình phải cẩn thận, nhất là các quí Thầy, quí Sư, quí Tăng. Hồi xưa thời Đức Phật Ngài không có cầu an cầu siêu. Ngài chỉ có cho quán Asubhakammatthana Thiền định Quán Tử Thi, tức là Đức Phật cho một vị tỳ khưu tới một nghĩa địa nơi đó những tử thi giàu có thì quấn vải những tử thi nghèo thì không quấn vải bị vứt bỏ trong nghĩa địa một thời gian thì sình thúi những thú vật tới cắn ăn moi ruột moi gan ra ăn, cho những vị tỳ khưu nào tính ái nhiều tới để quán tưởng sự bất tịnh gọi là Asubhā đề diệt dục. Chứ còn nếu như người có tính sân thì Đức Phật không cho tới, tại vì tính sân mà tới thấy thì hãi hùng họ có thể phát lên trạng thái điên khùng, do đó Ngài không cho, chỉ những người nào tính ái nhiều raga carita tánh ái nhiều thì Ngài mới cho đến nghĩa địa để quán tử thi để diệt dục. Người Cam Bốt hay người Thái Lan các vị Chư Tăng hồi đó Ngài Tịnh Sự cũng dạy Sư không có cầu siêu cho ai.

Hồi xưa Đức Phật không có cầu siêu cho ai. 

Mà là: "Ta đi với nghiệp của ta, dù cho tốt xấu tạo ra tự mình, theo ta như bóng theo hình, ta thọ quả báo tự mình kết thành." Tự nơi mình.

Nên tự mình mới thấy đối với một bậc trí như Đức Phật Ngài là đại trí tuệ, không có tha lực, đối với Đức Phật Ngài phải là tự nỗ lực chứ không sống vào tha lực sống nương đổ nhờ cậy người ta. Chính mình tự đốt đuốt lên đi, tự mình lo gần gủi với bậc hiền trí họ chỉ mình con đường đi, sửa soạn ngay lúc mình còn đang sinh tiền, tới khi vuột mất rồi thì khó lắm, mâm cao cổ đầy rồi nhờ Tăng tế tụng thì rất ít kết quả. Mà nếu như người tụng cho mình mà đang phiền não thì người quá vãng họ không hưởng được. Hay người tụng mình nhờ mấy ông thầy tới tụng mà vị đó đọc như con vẹt thì ông bà cha mẹ của mình không thọ được. Cái lúc mà người quá vãng thời sinh tiền làm những điều ác nghiệp rồi bây giờ mình nhờ Tăng tụng kinh không có kết quả được, nên mình phải cẩn thận, mình không nên tin một cách tuyệt đối.

Hồi xưa Ngài Hộ Tông viết quyển kinh tụng thì phần cầu siêu mà Chư Tăng tụng, Ngài đề là Kệ Động Tâm, tức là những câu kệ mà người quá vãng nghe tâm họ động làm họ thức tỉnh. Chẳng hạn cha mẹ của mình khi còn sinh tiền dính mắc với đứa con này dính mắc đứa con kia, chết không đi được, cứ lãng vãng đi tìm gần gủi nó không có rời. Thì khi Chư Tăng, hay người nhà của mình đọc mấy bài kinh Kệ Động Tâm này làm cho họ thức tỉnh:

Aniccā vata saṅkhārā,

Uppādavayadhammino,

Uppajjitvā nirujjhanti,

Tesaṃ vūpasamo sukho.

Chư hành vô thường

Hi sinh diệt pháp

Sinh diệt diệt dĩ

Tịch diệt di lạc

nghĩa là:

Pháp hành vốn vô thường

Sanh diệt là tự tánh

Có sanh hẳn phải diệt

Tịch tịnh là an lạc.

Các pháp hữu vi thật không bền vững, nó có tính sinh diệt là thường, nhân sinh rồi diệt, diệt rồi sinh.

Những câu kệ động tâm đó thì người quá vãng còn đang vương vấn níu kéo tài sản, người thân, người thương, thì họ nghe họ động tâm, họ biết đó là sự vô thường, không có gì mà đeo níu bám víu được, lúc đó họ thức tỉnh họ buông họ đi. Chứ không phải do các quí Sư tụng họ thức tỉnh rồi họ siêu thoát.

Do đó, các Ngài nói là Kệ Động Tâm là người quá vãng động tâm, còn người đọc chỉ là trùng tuyên lại thôi.

Câu kệ động tâm:

Aniccā vata saṅkhārā,

Uppādavayadhammino,

Uppajjitvā nirujjhanti,

Tesaṃ vūpasamo sukho.

Chư hành vô thường

Hi sinh diệt pháp

Sinh diệt diệt dĩ

Tịch diệt di lạc

nghĩa là:

Pháp hành vốn vô thường

Sanh diệt là tự tánh

Có sanh hẳn phải diệt

Tịch tịnh là an lạc.

Là do vua Trời Đế Thích xuống đảnh lễ lần cuối khi Đức Phật Ngài viên tịch Níp-bàn, vua Trời Đế Thích đọc tiễn đưa Đức Phật lúc Ngài đang viên tịch Níp-bàn. Thì câu đó được chép lại trong bài Kinh Đại Bát Niết Bàn - Maha-parinibbàna Sutta mà ngày hôm nay Chư Tăng lấy trong đó làm câu kệ động tâm cho chính mình khi mà tới quán tưởng ở các nghĩa trang nghĩa địa của người chết.

Thứ hai nữa, đọc bài Kệ Động Tâm cho người quá vãng mà còn vướng mắc người và tài sản, người thân, người thương và tài sản ưa quí của mình thì họ thức tỉnh mà bỏ đi chứ không ở lại mà níu kéo nữa.

Kinh Năm Điều Quán Tưởng

Thế Tôn lời dạy tỏ tường, 

năm điều quán tưởng phải thường xét ra: 

1) Ta đây phải có sự già

Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn.

2) Ta đây bệnh tật phải mang

Thế nào tránh thoát đặng an mạnh lành

3) Ta đây sự chết sẳn dành

Thế nào tránh thoát tử sanh đến kỳ.

4) Ta đây phải chịu phân ly

Nhân vật quí mến ta đi biệt mà

5) Ta đi với nghiệp của ta

Dầu cho tốt xấu tạo ra tự mình.

Theo ta như bóng theo hình

Ta thọ quả báo phân minh kết thành.

Nhân vật = nhân là người, vật là của cả, nhân vật là người và của cải.

Sư đi qua Thái Lan, qua Miến, Sư thấy một cái đám tang người chết, người Phật tử Miến họ tu, Chư Tăng tụng 7 ngày, một ngày 24 giờ Chư Tăng thay phiên nhau tụng Paṭṭhāṇa, đọc liền không ngừng không gián đoạn 24/24 và suốt 7 ngày như vậy. Sư nghe họ đọc kusalatika -Thiện, kusalādhammā -các pháp thiện, akusalā dhammā - các pháp bất thiện, Abyākatā dhammā - các pháp vô ký, họ đọc Dhammasangani - Bộ Pháp Tụ với 22 mẫu đề, 100 nhị đề, là cho người quá vãng nghe được pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký, pháp nhân, pháp hữu nhân. Người quá vãng nghe pháp họ thức tỉnh mà ra đi. 

Do đó, khi Đức Phật Ngài muốn độ mẹ của Ngài, Ngài không tụng Nikaya, Nikaya là ở cõi người, Ngài lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp 7 bộ Abhidhamma cho mẹ của Ngài nghe gồm:

1- Dhammasaṅgaṇi (Bộ Pháp Tụ)

2- Vibhaṅga (Bộ Phân Tích)

3- Dhātukathā (Bộ Chất Ngữ)

4- Puggalapaññatti (Bộ Nhơn Chế Ðịnh)

5- Kathāvatthu (Bộ Ngữ Tông)

6- Yamaka (Bộ Song Ðối)

7- Paṭṭhāna (Bộ Vị Trí)

Ngài thuyết  kusalatika -Thiện, kusalādhammā -các pháp thiện, akusalā dhammā - các pháp bất thiện, Abyākatā dhammā

Thì lúc bấy giờ tâm của người nghe có 3 điều xảy ra:

1. Nghe Pháp

2. Liễu Kinh (hiểu kinh)

3. Giác Ngộ

Đó là Chư Thiên, tâm của họ lúc đó họ lắng tâm nghe từng câu kinh họ hiểu và giác ngộ thức tỉnh.

Ngài không nói: "Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā.... Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn ngự tài chùa Kỳ Viên, lúc bấy giờ có một vị Bà La Môn..... lúc bấy giờ có một vị Thiên tử tới .v.v...". Đức Phật không đem lên nói pháp cho các vị Chư Thiên, nhất là mẹ của Ngài nghe.

Nếu như trong cõi người này Đức Phật Ngài dạy Chư Tăng muốn tới tụng kinh cho người bệnh thì đọc Bojjhaṅga parittaṃ là kinh Thất Giác Chi; Niệm Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi. Thì lúc bấy giờ người bệnh nghe pháp đó. Pháp Giác Chi liễu kinh và giác ngộ từng mỗi giác chi phần. Ngoài ra không đọc bài kinh nào khác.

Chính Ngài khi bệnh Chư Tăng tới cũng tụng Bojjhaṅga parittaṃ .

Vậy thì khi mình hồi hướng là phải lấy pháp, nghĩa kinh và đưa đến sự giác ngộ này thì lúc bấy giờ họ mới siêu. 

Mình không có khả năng làm gì khác hơn, mình phải làm theo Đức Phật.

Trong các Ngài mà Sư trải qua, Ngài Tịnh Sự nói: Đa thọ đa nhục, nghĩa là sống lâu nhục nhiều, sống vừa phải thôi, thì Ngài 74 tuổi Ngài đi tỉnh táo sáng suốt, không bịnh, không đau, Ngài nói pháp xong Ngài đi, không có một cái gì hành hạ tác động tới Ngài. Ngài Bửu Chơn tử nạn, Ngài Giới Nghiêm tử nạn, Ngài Siêu Việt tử nạn, tất cả đều là tử nạn chết trong đau đớn, dù hình thức nào cũng đều là tử nạn. Ngài Giới Nghiêm 63 tuổi, Ngài Siêu Việt 63 tuổi. Minh mới thấy rằng là cái tu mình phải sợ.

Đức Phật nói giới luật không phải do đồn đãi mà biết, phải sống bên nhau, ở bên nhau mới biết được họ có giới, còn cái này mình đồn thôi.

Tâm của họ khi họ làm việc thiện họ có tâm cầu mong danh thơm tiếng tốt, người xuất gia cũng có nữa, làm vừa lòng hội chúng, vừa lòng đạo tràng, sợ mích lòng, sợ buồn phiền, sợ chê bai, nên nói suôi theo đại chúng cho đại chúng hài lòng, do đó dẫn đại chúng đi sai lạc, như vậy là không có thiện, mà có thể đó là ác vì chỉ dạy sai, dẫn đường đi trật, mà họ cúng dường mình thì mình thọ hết.

Có 2 điều không bao giờ trả được: 

1 là lấy tài sản của nhà nước, 

2 là lấy của Tam Bảo

Khi Sư qua Cam Bốt, Thái Lan, Miến Điện họ tụng Paṭṭhāṇa 24/7 để cầu siêu cho người nhà của họ, hay Chư Tăng được người ta thỉnh mời để tụng kinh cho thân bằng quyến thuộc của họ Sư mới thấy là người VN mình không có Paṭṭhāṇa, không có Abhidhamma để đọc, đọc phải hiểu mới có kết quả. Chư Tăng phải tụng Paṭṭhāṇa cho người nhà của người ta. 

Khi đọc một pháp liễu kinh và giác ngộ cho người ta thì mình hồi hướng.

Thứ hai nữa là mình làm với Tam Tư: tư tiền, tư hiện, tư hậu, và kết hợp với Tương Ưng Trí.

Buổi sáng Chư Tăng trong chùa khoảng 200 vị, Thầy Cả là người trong ban trị sự, chia người đến nhà Phật Tử những người đã cầu thỉnh đến nhà để trai tăng hoặc cầu siêu, thì không có tư tiền, tư hiện, tư hậu, họ không biết cái việc làm này, vì ở trên lịnh xuống do Thầy Cả xếp đặt.

Trở lại như Ngài Xá Lợi Phất, có một ông Bà La Môn thương Ngài Xá Lợi Phất, lúc gần cận tử thỉnh Ngài tới nói pháp sắc giới, Đức Phật nói "không, chỉ dẫn giải thoát luôn", chứ để ông đi vòng tội nghiệp ông. Ngay cả Ngài Xá Lợi Phất Ngài cũng đâu có bắt kịp những cái gì của Đức Phật.

Mình trách những người đảm nhiệm việc cầu siêu hay hồi hướng cho người thân quá vãng của người ta.

Quí Phật tử đọc Kinh Nhật Tụng trang 59 và 60 

kinh Nhật Tụng

THERAVĀDA - PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Dịch giả: Bhikkhu VAṄSARAKKHITA

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG

Kệ Hồi Hướng

Do phước báu mà con đã trong sạch làm đây để làm nhân đến đạo quả Níp-bàn, nguyện xin hồi hướng đến Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, Chư Thiên khắp mọi nơi, nhất là Chư Thiên trong nhà của con, Chư Thiên khắp mọi phương hướng, Xin Chư Thiên hoan hỉ, hoan hỉ, hoan hỉ với quả phước báu này, được tăng phước, tăng thọ, trong cảnh quả trời các qúi Ngài đang trú ngụ. 

Xin thành kính hồi hướng quả phước báu này đến Cửu Huyền Thất Tổ được hay biết mà hưởng quả phước, nếu trong cảnh khổ xin được hết khổ, được tăng phước tăng thọ, hưởng cảnh quả phước như ý nguyện.

Xin thành kính chia quả phước báu này đến thân bằng quyến thuộc đặng hưởng quả phước như ý nguyện.

Xin thành kính hồi hướng quả phước báu này đến chư Diêm Vương, đến thân bằng quyến thuộc tại tiền, đến tất cả chúng sanh trong ba giới bốn loài và cho tất cả chúng con sớm mau được hưởng cảnh quả phước như ý nguyện mong cầu đều nhau cả thảy.

Đây là bài kinh hồi hướng cho thân bằng quyến thuộc quá vãng của mình.

Trong phần Kệ Hồi Hướng

 Phước căn con đã tạo thành,

Do thân khẩu ý tu hành gieo nên.

Đều là phước báu vững bền,

Có thể tiếp chúng độ lên thiên đàng.

Cung trời Đạo Lợi thọ nhàn,

Chúng sanh hữu tưởng nhân gian xa bà.

Chư Thiên Phạm Thiên cùng là,

Bậc trời vô tưởng được mà hưởng an.

Phước con hồi hướng dâng ban,

Chúng sanh hay biết hoàn toàn lãnh thâu.

Bằng ai chưa rõ lời cầu,

Xin cùng Thiên chúng đến hầu mách ngay.

Có người làm phước được rày,

Lại đem hồi hướng hiện nay khắp cùng.

Chúng sanh hoan hỷ lãnh chung,

Hưởng được phước quí ung dung thanh nhàn.

Chúng sanh thế giới các hàng,

Bởi nhờ thọ thực sanh an mạng trường.

Xin thâu phước báu cúng dường,

Hóa thành thực phẩm mùi hương thỏa lòng.

Đoạn này có nghĩa là: Nếu chúng sanh nào không hay biết xin Chư Thiên mách bảo cho những người đó. Mình phải hồi hướng đến Chư Thiên trước.

có 3 quyển kinh quí Phật tử đọc gồm: 

1. Kinh Kiết Tường

2. Kinh Nhật Tụng

3. Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp

Sư bước qua giai đoạn thứ 2.

Khi người nhà của mình làm điều ác như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, ngũ giới bất trì triệt lộ nhân thiên, nghĩa là năm giới không gìn giữ là không có đường trở lại người và trời thì họ đi 4 cõi thú.

Trong Kinh Kiết Tường nói rõ là có 4 hạng chúng sinh không hồi hướng phước báu được

1. Chúng sanh thác đọa vào trong Địa Ngục

2. Hạng ngạ quỷ thọ lãnh quả Ác Nghiệp quá nặng.

3. Hạng A Tu La thọ lãnh quả Ác Nghiệp quá nặng.

4. Chúng sanh có tâm tà kiến, với kiến chấp sai lầm

Nhưng mình vẫn làm được.

Trong Chương V, trang 32, trong 16 nghiệp chia làm 4, trổ sinh vào cõi sắc giới, cõi vô sắc giới, cõi 4 bậc khổ có giải đáp hết.

Thì khi mình biết được người nhà của mình thời sinh tiền mình hóa giải khuyên nhủ không thì khi chết họ sinh vào cảnh khổ. Chẳng hạn như ông đồ tể Cunda giết heo suốt thời gian ở kế bên chùa Kỳ Viên của Đức Phật mà ông không tới, mà giết heo suốt, tới khi ông chết ông khóc thét la như con heo bị thọc tiết. Rồi tới khi ông chết sinh vào địa ngục, tại vì lúc sinh tiền ông sát sinh. 

Xuống địa ngục, trong bài kinh ghi có 5 vị hữu Thiên Sứ:

1. Thiên xứ thứ nhất là sự sinh ra đời của một đứa bé.

2. Thiên xứ thứ hai là một người già nua lớn tuổi cao niên bệnh hoạn.

3. Thiên xứ thứ ba là sự ốm đau.

4. Thiên xứ thứ tư là bị tù tội hình phạt theo của vua quan.

5. Thiên xứ thứ năm là sự chết.

----------------------------------------------------------

(trích đoạn kinh)

Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp - Tập 2, Chương V.

Trang 34 và trang 35

LỜI VẤN HỎI CỦA NGÀI DIÊM VƯƠNG BAO GỒM VỀ NGŨ THIÊN SỨ:

+ Thiên Sứ thứ nhất: đó là sự sản sinh, tức là trẻ sơ sinh vừa mới chào đời.

+ Thiên Sứ thứ hai: đó là sự lão mại, tức là người già nua.

+ Thiên Sứ thứ ba: đó là sự ốm đau, tức là người m đau bệnh hoạn.

+ Thiên Sứ thứ tư: đó là người bị trừng phạt bởi theo Pháp Luật, tức là người bị thi hành án lệnh của Vua Quan.

+ Thiên Sử thứ năm: đó là sự tử vong, tức là tử thi.

Khi Ngài Diêm Vương đã nhìn thấy hạng người ấy rồi, mới đề cập đền rằng: “Này người kia ! Bây giờ Ta sẽ hỏi người rằng, khi người vẫn còn ở trong Cõi Nhân Loại Ấy, có từng được thấy trẻ sơ sinh vừa mới chào đời hay không ?”

'Hữu Tình Địa Ngục trả lời rằng:

~ Tôi đã từng nhìn thấy.

Ngài Diêm Vương mới vấn hỏi tiếp rằng:

~ Trong sát na đã được nhìn thấy trẻ sơ sinh ấy, tự bản thân người có nghĩ tưởng đến rằng “tự bản thân này cũng sẽ phải bị tái sinh lại nữa như vậy, và đã từng có được nỗ lực kiến tạo Xã Thí (Dãna), Trì Giới (SIla), Tu Tập (Bhãvanã), và khi sẽ làm thành được đạo lộ thì sẽ giúp đỡ bản thân mình cho được thoát khỏi khổ đau từ sự sinh mà làm thành chủng tử khởi sinh hay không ?

Hữu Tình Địa Ngục khi đã được nghe lời vấn hỏi của Ngài Diêm Vương như vậy rồi, nếu trong sát na ấy có được sự nghĩ tưởng truy niệm đến Thiện Sự thì ngay tức thì sẽ được thoát khỏi Địa Ngục, và được đi tái sinh Cõi Nhân Loại hoặc Thiên Giới. Nếu như trong sát na ấy không có sự nghĩ tưởng truy niệm đến Thiện Sự được, thì trả lời rằng:

~ Quả thật là Tôi từng có được nhìn thấy trẻ sơ sinh, nhưng lại không có nghĩ tưởng đến điều chỉ cả, mà chỉ có sự vui mừng, hân hoan duyệt ý, và cứ mãi khắn khít chạy theo thường tình của thế gian mà thôi.

'Ngài Diêm Vương mới đề cập tiếp theo rằng:

~ Nếu như thế, đó là sự để duôi của người, đó là lòng tham ái của người đã có tạo ra rồi. Sự để duôi lòng tham ái mà có khởi sinh đều do chính từ nơi tự bản thân người cả thảy, không phải do bởi người Mẹ người Cha, Vợ Con, Bạn Hữu, Bậc Thầy Tỏ, hay là do tất cả Chư Thiên đến mà tạo ra cho người. Do đó, người sẽ phải bị thụ lãnh quả báo điều mà người đã có tạo ra với tự bản thân mình, không có người nào sẽ phải thụ lãnh khổ đau thế cho người được. Tự người đã có tạo ra thể loại nào rồi, người sẽ phải là người thụ lãnh quả báo của thể loại ấy vậy.

Rồi thì Ngài Diêm Vương lại tiếp tục vấn hỏi nữa rằng:

- Nếu như thế, người đã có từng nhìn thấy người già nua, người ốm đau bệnh hoạn, người phải bị thỉ hành án lệnh của Vua Quan và một tử thi, hay hông ?”

'Hữu Tình Địa Ngục trả lời rằng:

~ Tôi đã từng nhìn thấy.

Ngài Diêm Vương mới vấn hỏi tiếp theo rằng:

- Trong sát na mà người đã có nhìn thấy người già nua, người ốm đau bệnh hoạn, và người phải bị thì hành án lệnh của Vua Quan hoặc là một tử thỉ ấy, tự bản thân người có từng nghĩ tưởng đến rằng “tự bản thân này cũng sẽ có sự già nua, sự ốm đau bệnh hoạn, sẽ phải bị thi hành án lệnh của Vua Quan và có sự tử vong là lẽ thường nhiên, cùng một thể loại với người mà ngươi đã có được nhìn thấy đó. Và rồi, trong khi người vẫn còn hiện hữu sinh mạng ở trong Cõi Nhân Loại, đã nỗ lực tỉnh cần kiến tạo Xả Thí (Dãna), Trì Giới (Sila), Tu Tập (Bhãvanã), tạo tác Thiện Nghiệp Lực (Kusalakamma) để làm thành chỗ nương tựa cho chính bản thân mình, và có khả năng giúp đỡ cho mình được thoát khỏi những khổ đau, hay không ?"

Khi Hữu Tình Địa Ngục đã được nghe lời vấn hỏi, lần thứ nhì, lần thứ ba, lần thứ tư và lần thứ năm. Nếu như nghĩ tưởng truy niệm đến Thiện Sự thì thường là được thoát khỏi Địa Ngục. Nếu như không nghĩ tưởng truy niệm đến Thiện Sự được thì trả lời đến Ngài Diêm Vương cùng một thể loại như đã có đề cập ở trong phần Thiên Sứ thứ nhất.

Khi là như vậy, Ngài Diêm Vương sẽ có gắng giúp đỡ cho được nghĩ tưởng đến rằng, Hữu Tình Địa Ngục này là người đã có được kiến tạo việc Thiện chỉ, bởi do theo lẽ thường nhiên người mà đã kiến tạo Thiện Sự đó, lại thường hồi hướng việc Thiện Sự đó cho đến Ngài Diêm Vương. Do đó, nếu như người nào kiến tạo Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập, rồi lại hồi hướng phần Phước Báu ấy cho đến Ngài Diêm Vương thì Ngài Diêm Vương sẽ thường nghĩ tưởng đến Thiện Sự ấy bởi do Ngài đã từng được đón nhận phần Phước Báu từ ở người ấy. Nếu như người nào kiến tạo Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập rồi, lại không có hồi hướng phần Phước Báu cho đến Ngài Diêm Vương, Ngài Diêm Vương sẽ không có khả năng để sẽ nghĩ tưởng đến Thiện Sự của người ấy được. Nếu như Ngài Diêm Vương giúp đỡ cho được nghĩ tưởng đến mà không được, lại ngồi lặng thỉnh; khi là như vậy, tất cả các Chúa Ngục sẽ dẫn dắt Hữu Tình Địa Ngục ấy ra ngoài trừng phạt vừa theo với Bất Thiện Nghiệp của chúng sinh Địa Ngục ấy đã có tạo tác ra. Giả sử như là Ngài Diêm Vương đã nghĩ tưởng được Thiện Nghiệp Lực của Hữu Tình Địa Ngục ấy thì cũng thường nói cho được biết đến.

Khi Hữu Tình Địa Ngục ấy có được nghe lời kể đến của Ngài Diêm Vương rồi, cũng sẽ nghĩ tưởng được rằng:

- Ta đây cũng đã từng có kiến tạo Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập ở th loại này, như vậy, như vậy..

Khi nghĩ tưởng đến được Thiện Nghiệp Lực của mình như vậy, ngay trong sát na ấy cũng thoát khỏi Địa Ngục. Do đó, việc giúp đỡ trợ niệm vào trong Thiện Nghiệp Lực của Ngài Diêm Vương mới làm thành Tác Nhân, và việc nghĩ tưởng đến trong Thiện Nghiệp Lực của chính chúng sinh Địa Ngục mới làm thành Hệ Quả; và việc có được nghĩ tưởng đến Thiện Nghiệp Lực của mình mới làm thành Tác Nhân và việc thoát ra khỏi nơi Địa Ngục làm thành Hệ Quả.

(dứt trích đoạn)

---------------------------------------------------

Năm vị Thiên xứ Panca Devadutas là: Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Hình phạt. Năm vị Thiên Sứ này vua Diêm Vương và mẹ Tứ Thiên Vương xuống 15 ngày dưới địa ngục hỏi khi xuống gặp người tội nhân:

- Này người kia sống trong đời ngươi thấy một đứa bé ra đời không? ngươi vui hay ngươi sợ? 

Vị tội nhân trả lời Diêm Vương: Thấy đứa bé ra đời vui quá.

Diêm Vương nói: Chính cái đó ngươi mới xuống đây.

Diêm Vương hỏi: Này người kia sống trong đời ngươi thấy một người già không? Ngươi có sợ không?

Vị tội nhân trả lời: Thấy người già nhưng không sợ.

Diêm Vương nói: Chính cái đó ngươi phóng dật mới xuống đây.

Diêm Vương hỏi: Này người kia sống trong đời ngươi thấy một người bệnh không? Ngươi có sợ không?

Vị tội nhân trả lời: Thấy người bệnh nhưng không sợ.

Diêm Vương nói: Chính cái đó ngươi phóng dật mới xuống đây

Đức Phật nói có 4 loại giáo giới: 

1. Tự thân giáo giới

2. Tha nhân giáo giới

3. Hình phạt giáo giới

4. Khổ thú giáo giới

Nếu mình không chịu tự thân mình giáo giới đợi người ngoài chỉ trích mình rồi nhiều khi bị hình phạt.

Do đó, mình phải lo trước với trường hợp địa ngục, hay mình thấy người nhà mình đang đi trên đường ngũ giới bất trì triệt lộ nhân thiên. Có những người làm việc xả thí rất nhiều, chỗ nào kêu bố thí họ cũng bố thí nhưng xin họ giữ giới tam qui họ không làm, họ chỉ xả thí thôi thì chắc chắn không có con đường trở lại làm người.

Do đó, mình phải biết. Khi sống trong đời cha mẹ của mình, anh em của mình thân bằng quyến thuộc của mình, những người mình quen mình biết mình thấy, mà họ không giữ giới tam qui thì mình giải thích cho họ hiểu về Năm vị Thiên xứ Panca Devadutas Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Hình Phạt tù tội , để họ ngừa và cũng cho chính mình, mình phải lo chạy cho mình trước.

Đừng có quên, chức năng như quí Phật tử rất khổ, nào là vai bà, vai ông, rồi vai mẹ vai cha, mà cứ con cái cháu chắc mình thương mình thích mình mừng hoan hỉ, vướng liền.

Trong bài kinh Diêm Vương dạy: "Vì ngươi không tu tập, không tạo thiện nghiệp, do đó ngươi xuống đây".

Xong phần vấn hỏi mà không thông thì hình phạt tới liền, dắt đi thọ hình phạt liền.

Thì lúc đó mình ở đây hồi hướng phước xuống không có cửa lên.

Diêm Vương nhẫn nại hỏi mình từng câu và hỏi hết 5 câu. 

Trong phần giải thích ở trang 35. Lúc Diêm Vương hỏi Hữu Tình Địa Ngục không nhớ lại, rồi Ngài hỏi tiếp Ngài sẽ cố gắng giúp đỡ nhưng mình quên hết. 

Khi là như vậy, Ngài Diêm Vương sẽ có gắng giúp đỡ cho được nghĩ tưởng đến rằng, Hữu Tình Địa Ngục này là người đã có được kiến tạo việc Thiện chỉ, bởi do theo lẽ thường nhiên người mà đã kiến tạo Thiện Sự đó, lại thường hồi hướng việc Thiện Sự đó cho đến Ngài Diêm Vương. Do đó, nếu như người nào kiến tạo Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập, rồi lại hồi hướng phần Phước Báu ấy cho đến Ngài Diêm Vương thì Ngài Diêm Vương sẽ thường nghĩ tưởng đến Thiện Sự ấy bởi do Ngài đã từng được đón nhận phần Phước Báu từ ở người ấy. 

Nếu mình từng làm như vậy thì sẽ thoát.

Tới đây kết thúc câu chuyện về 5 vị Thiên Sứ.

Rồi khi qua tới 16 nghiệp cũng ở trong Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp - Tập 2, Chương V. rồi tới phần cuối là cận tử lâm chung, phần đó là phần thứ 3 trong 3 tập của Chương V. 

Đức Phật Ngài dạy không có cầu siêu, ngay khi họ cận tử đến phút cuối lên hay xuống là phút quyết định một chiều dài của họ coi như họ tạo xong rồi thì phút cuối mình chữa.

Tích truyện 7) 

Người mẹ cả đời làm việc ác mắng chửi hết lối xóm, nhưng bà có một đứa con xuất gia đi tu, bà thương đứa con này, bà mua vải trắng về nhuộm nâu miếng vải rồi đem giặt phơi khô rồi bà may y đem dâng cho ông Sư con của mình, thì đến giờ cận tử lâm chung những cái ác mà bà đã làm một đời, nhưng mà lửa lên rồi, khi mà lửa lên những cảnh thú tướng.

Khi cận tử lâm chung có 3 cảnh:

1. Cảnh nghiệp 

2. Cảnh nghiệp tướng

3. Cảnh thú tướng

Lúc đó cảnh lên tâm đón nhận là Tâm Hữu Phần.

Thì lúc cảnh thú tướng, là cảnh đi tái sinh, nhưng chưa đi mà là trong 1 hay 2 ngày chia ra làm 5 cảnh: 

1. Thấy lửa đỏ ---> đó là địa ngục

2. Thấy hang đen thẩm, tối hù  ---> là sinh làm ngạ quỉ đói khát

Cảnh trong lúc cận tử lâm chung diễn ra trong vòng 7 ngày cuối, lúc nằm thiêm thiếm thì thấy cảnh đi tái sinh.

3. Cảnh chém nhau ----> là cảnh A Tu La

4. Cảnh gà vịt chạy, heo bò kêu  ----> là cảnh súc sinh.

5. Cảnh người nắm tay nhau đi, hay thấy thân bằng quyến thuộc, cảnh quê cũ của mình ---> là mình sinh trở lại làm người.

6. Cảnh nhà cao cửa rộng, lâu đài -----> là cảnh thiên giới.

Thì những cảnh này là thấy ở cuối đời.

Thì bà làm ác tới lúc cuối bà thấy lửa đỏ là bà sắp sửa đi vô địa ngục, nhưng trong lúc đó bà nhớ lại vết màu nhuộm khi bà nhuộm y áo cho ông Sư con của mình thì bà được sinh thiên.

Cũng như bà hoàng hậu Mallikā bà nhớ lại câu nói dối giỡn với ông vua chồng mình mà bà rớt xuống địa ngục.

Tích truyện thứ 8) 

Có vị tỳ khưu trong sạch giới trên đường ông về ông bứt một ngọn cỏ thôi, ông là vị tỳ khưu giữ giới trong sạch, thì trên đương về ông thấy một ngọn cỏ quấn trên cổ ông, ông bứt ngọn cỏ đó thôi mà bị rớt xuống địa ngục.

Tích truyện thứ 9) 

Có một vị tỳ khưu trong sạch giới, mới vừa làm lễ dâng y được người ta cho một bộ y mới, ông mừng vui, ông chưa mặc thì tối đó ông chết, Đức Phật kêu đóng cửa niêm phong 7 ngày không cho ai vô trong, đến ngày thứ 8 Đức Phật kêu mở ra thì y áo đem cho tỳ khưu khác, Chư Tăng hỏi tại sao chờ 7 ngày, Đức Phật nói vị tỳ khưu đó chết mà vẫn còn dính mắc trong bộ y đó và trở thành con rệp nằm chờ trong bộ y đó ai mà mặc vào sẽ bị con rệp cắn hút máu. Thì trong 7 ngày không ai mặc bộ y đó con rệp đói và chết và đi tục sinh. Và nhờ Đức Phật chặn lại, còn không lại gây oan trái nữa.

Do đó, những phút giây cận tử lâm chung đi tái sinh (cảnh thú tướng) mình phải cẩn thận.

Ba của Sư thường hay nói: "Trường đời tri mã lực" đường dài mới biết sức ngựa, chưa chắc là họ chạy trước chạy hay chạy giỏi, giờ phút cuối là cái cửa quyết định của họ. Như người mẹ qua được ngọn lửa của địa ngục và sinh thiên.

Thứ hai là sinh làm ngạ quỉ. Tích truyện thân bằng quyến thuộc của vua Bình Sa Vương trong 3 đời Đức Phật làm ngạ quỉ ; Đức Phật Kakusandho (Câu Na Lưu), Đức Phật Konaguna, Đức Phật Kassapa, và đến đời Đức Phật Gotama.

Trong quả địa cầu của mình, trong thế gian này mình có phước, nếu đọc quyển Biên Niên Sử Chư Phật sẽ thấy có 5 loại quả địa cầu. Có một loại có một vị Phật tới, một loại 2 vị Phật tới, một loại 3 vị Phật tới, 1 loại 4 vị Phật tởi, loại hi hữu phước nhiều nhất là 5 vị Phật. Mình đây ở trong thời gian quả địa cầu có 5 vị Phật ra đời. Có thể là hết hoại địa cầu sau khi Đức Phật Di Lặc Ngài đi thì 7 mặt trời xuất hiện làm quả địa cầu này nổ tung thì lúc bấy giờ trở lại quả địa cầu mới có khi chỉ có một vị Phật.

1. Kakusandha

2. Koṇāgamana

3. Kassapa

4. Gotama

5. và Đức Phật Metteyya vào thời vị lai.

Trong 5 vị Phật này thì 3 vị là Phật quá khứ, một vị Phật hiện tại và một vị Phật tương lai. 

Ba vị Phật quá khứ là Kakusandha, Koṇāgamana, Kassapa. Một vị Phật hiện tại là Gotama. Một vị Phật vị lai là Metteyya.

Người VN đốt 3 cây nhang, khi qua Cam Bốt người Phật tử Cam Bốt đốt 5 cây nhang, bên Thái Lan người Phật tử đốt 1 cây nhang.

 Sư hỏi tại sao đốt 3 cây nhang, thì người VN mình nói đốt 3 cây nhang tượng trưng cho Tam Bảo là Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo.

 Nhưng người Cam Bốt từ miền bắc tới miền nam mọi người đều đốt 5 cây nhang. Họ đọc là 5 âm là Na-mo Bud-dha-ya (Namo Buddhaya) họ đốt 5 cây nhang là họ đảnh lễ 5 vị Phật. Người Cam Bốt họ hành lễ như vậy "đáo xứ tùy gia, đáo gia tùy tục" mỗi nơi có luật địa phương của họ, mình học mình hỏi thôi, không có ý kiến gì hết. Họ đảnh lễ Na-mo Bud-dha-ya (Namo Buddhaya) 5 vị Phật, quá khứ, hiện tại, vị lai. 

Còn người Thái Lan đốt một cây nhang, một vị Phật hiện tại.

Thì khi nói tới ngạ quỉ thì thân bằng quyến thuộc của vua Bình Sa Vương Bimbisara phạm vô luật thời xưa thời Phật Kakusandha quá Khứ, thỉnh Đức Phật và Chư Tăng về trai tăng họ lấy thực phẩm cho con cháu ăn trước khi Chư Tăng thọ mà phạm, rớt xuống ngạ quỉ, qua mấy đời Phật xin cầu cứu, thì các vị Phật nói:

-  không, các ngươi chưa ra khỏi cái nghiệp này. Tới vị Phật Gotama lúc bấy giờ thân bằng quyến thuộc của ngươi là một vị vua sẽ giải cứu ngươi ra khỏi cái khổ này.

Thì phần đó, trong trang 134 - 135 kinh Kiết Tường nói tới phần vua Bình Sa Vương, trang 135 giải đáp những hồi hướng quả phước báu này. 

(Trích đoạn kinh)

Bộ Sách Chú Giải

MAṄGALA SUTTĀ

KINH KIẾT TƯỜNG

Tác Giả: Guttacitta Mahathera

Dịch Giả: Bhikkhu Pasado

9 Hỏi: Sự hồi hướng quả phước báu có thể đến người quá vãng hay không ?

Đáp: Có bốn hạng chúng sanh không thể đón nhận quả. phước báu, đó là:


1. Chúng sanh thác đọa vào trong Địa Ngục.

2. Hạng ngạ quỷ thọ lãnh quả Ác Nghiệp quá nặng,

3. Hạng A Tu La thọ lãnh quả Ác Nghiệp quá nặng.

4. Chúng sanh có tâm tà kiến, với kiến chấp sai lầm.


Hành động tạo tác việc Thiện lại đem hồi hướng phước báu đến cho Mẹ Cha và thân tộc thường sẽ thành tựu được ước nguyện mong ước của Mẹ Cha và thân tộc đang phải bị thọ sanh trong Cảnh giới của Ngạ Quỹ, gọi là Paradattūpajīvì (sống do nương nhờ vào sự xả thí của người) lấy mẫu điển hình qua tích truyện của Vua Bimbisãra (Bình Sa Vương) với nội dung như sau:

“Tất cả thân tộc của Bình Sa Vương trở thành hàng ngạ quỷ, do sự tạo tác của ba vị hoàng tử, từ thời Giáo Pháp của Đức Chánh Đẳng Giác tên gọi là Pussa, vì lẽ những vật thực của những cận sự nam lập tâm xả thí cúng dường lại đi ăn trước khi được cúng dường đến Chư Tăng. Sau khi thân hoại mạng chung, những thân quyền này bị đọa xuống địa ngục thọ khổ rất lâu dài. Về sau đi tục sanh vào hàng ngạ quỷ phải chịu đói khát trải qua nhiều thời kỳ Giáo Pháp Đức Phật (Buddhantara), từ thời Đức Chánh Đẳng Giác Kakusandho thọ sanh được sáng tỏ với đức tính giác ngộ cao quý, tới thời Đức Chánh Đẳng Giác Konägamana và Đức Chánh Đẳng Giác Kassapa được sáng tỏ với sự khai mở tuệ giác ngộ cao quý (Abhisekasambodhinana), tất cả hàng ngạ quỷ này đều đi đến đành lễ và tác bạch hỏi Chư Phật:

Kismiṃ kãle” vào thời gian nào, hàng chúng con được thọ dụng vật thực? "

Tất cả Chư Phật, có Đức Chánh Đẳng Giác Kakusandho là vị thượng thủ khải ngôn dạy bảo:

“Tất cả các ngươi vẫn chưa được thọ dụng vật thực trong thời Giáo Pháp của Như Lai”.

Tuy nhiên, Đức Chánh Đẳng Giác Kassapa khải ngôn đạy bảo xác định thời gian: "Vào thời của Đức Chánh Đẳng Giác hiệu Gotama Thích Ca Mâu Ni đến thọ sanh và làm sáng tỏ Chánh Pháp trong thể gian này, cũng trong thời đó sẽ có một vị Vua cao quý tên gọi là Bình Sa Vương sẽ dâng cúng Tứ Vật Dụng đến Đức Thế Tôn và chư tỳ khưu Tăng, và sẽ hồi hướng quả phước báu đến cho tất cả các ngươi thì tất cả sẽ được thọ dụng vật thực trong thời Giáo Pháp của Đức Chánh Đẳng Giác Gotama ".

Chúng ngạ quỷ khi được nghe như thế thì rất hoan hỷ thỏa thích tương tự như sẽ được thọ thực vào ngày mai vậy.

Amhakãṃ Buddiassa kãle” khi hết thời Giáo Pháp của Đức Chánh Đằng Giác Kassapa thì đến thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật chúng ta. Bình Sa Vương xả thí cúng đường đến Chư tăng và có Đức Phật làm vị thượng thủ, nhưng lại không hồi hướng quả phước báu đến cho hàng ngạ qủy. Do đó, khi chúng ngạ quỷ không được thọ lãnh phần quả phước báu qua việc cúng dường của Bình Sa Vương, nên vào lúc màn đêm buông xuống, thì đồng phát lên những âm thanh vô cùng kỳ quái, khóc la rên thảm, khiến Đức Bình Sa Vương giựi mình kinh hãi ở nội tâm.

Arunuggamane” vào sáng ngay mai, Bình Sa Vương tức tốc du hành đến nơi trú ngụ của bậc Thầy Giáo Chủ cao quý, bày tỏ sự tôn kính qua việc đảnh lễ rồi ngồi xuống nơi thích hợp, và tác bạch vấn hỏi:

“Kính bạch Đức Thế Tôn, vào đêm hôm qua, khi thời gian gần đến rạng đông, Trẫm được nghe âm thanh rất kỳ quái, nhân quả như thế nào hay là sẽ có bố úy tử phát sanh đến Trẫm, hay là sẽ phát sanh đến quốc dân ở vùng biên cương, ảnh hưởng đến tài sản và Vương Quốc? ”.

Tiếp theo đó, Đức Thế Tôn có lời giải thích.

Mahãrãja” Này Đại Vương, người được nghe âm thanh, đó là âm thanh của tất cả hàng ngạ quỷ, là thân tộc của Đại Vương đã trông đợi để sẽ được hoan hỷ thọ lãnh việc Thiện mà Đại Vương sẽ hồi hướng quả phước báu, nhưng khi Đại Vương thực hiện việc cúng dường được hoàn mãn, lại không hồi hướng truyền rải quả phước báu cho tất cả. Khi tất cả hàng ngạ quỷ không được thành tựu sự ước nguyện, mới tạo ra các âm thanh vô cùng kỳ quái cho hiện bày đến Đại Vương. Như vậy, không có điều nguy hại nào sẽ xảy đến cho Đại Vương cũng như là tài sản và Vương vị".

Sau khi được nghe lời giải thích tường tận làm tiêu tan bao điều kinh hãi ở nội tâm, Bình Sa Vương tiếp tục vấn hỏi Đức Thế Tôn:

“Kính bạch Đức Thế Tôn, bậc có ân đức thanh cao, khi Trẫm thực hiện sự cúng dường và hồi hướng quả phước báu đến cho tất cả hàng ngạ qnỷ thì tắt cả những chúng sanh đó có được thọ lãnh quả phước Thiện đó hay là có trường hợp nào khác? ”.

Đức Phật có lời giải thích:

“Khi Đại Vương làm cho thành tựu viên mãn việc cúng dường, lại đem hồi hướng quả phước báu đến cho tắt cả hàng nga quỷ thì chúng ngạ quỷ đó đều được đón nhận tất cả ".

Qua lời giải thích mọi vấn đề một cách rõ ràng của Đức Phật, Bình Sa Vương diệt trừ hoài nghỉ, phát tâm cúng dường to lớn, là dâng cúng Tứ Vật Dụng đến Đức Phật và Chư Tăng, đào hồ ao, xây dựng liêu cốc, lại đem hồi hướng quả Phước Thiện đến cho thân quyền đang làm hàng ngạ quỷ. Khi việc cúng dường vật thực để bát hoàn mãn, tức thời hồi hướng quả phước báu đến chúng ngạ quỷ thì tất cả đều được ăn mặc vận phục và trang sức Thiên Giới. Khi đào ao hồ xong, tức thời hồi hướng quả phước báu đến hàng ngạ quỷ thì hồ hoa sen phát sanh đến chúng ngạ quỷ. Khi xây dựng liêu cốc lại đem hồi hướng quả phước báu đến hàng ngạ quỷ thì tức thời tất cả đều được hưởng cung điện Thiên Giới”.

Với nhân như thế, tất cả bậc trí tuệ nên có tác ý thẩm định duy trì trong Tâm qua việc thực hiện tạo tác việc Thiện lại đem hồi hướng quả phước báu đến cho tất cả thân bằng quyến thuộc đang là hàng ngạ quỷ thì sẽ được thọ lãnh quả Phước Thiện an vui lâu dài, tương tự như tích truyện của thân bằng quyến thuộc của Bình Sa Vương thọ sanh làm hàng ngạ quỷ, vừa dẫn chứng ở phần trên.

(dứt phần trích dẫn)

------------------------------------------

Trong Tập 2, Chương V  Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp  có nói tới tích truyện đức vua Bimbisara Bình Sa Vương.

Do đó, khi thân bằng quyến thuộc của mình rớt xuống rồi cảnh ngã quỷ. 

Có 2 trường hợp: 

1. Có người rớt xuống trả hết kiếp địa ngục, dư xót nghiệp ác còn lên ngạ quỷ, trả hết kiếp ngạ quỷ lên làm A Tu La, trả hết kiếp A Tu La lên làm súc sinh, hết súc sinh lên làm người vô nhân, sinh ra bị khuyết tật, cái nghiệp nặng lắm.

Tích truyện thứ 10

Chẳng hạn ông thợ săn gặp vị Phật Độc Giác từ chân núi Himalaya đi xuống làng đi bát, ông thợ săn nói bữa nay đi săn gặp ông samon trọc đầu là sui, ông đi một ngày không có săn được con thú nào ông trở ra, gặp vị Phật Độc Giác đi bát xong trở về, ông lại nói: Sáng ta gặp ngươi ta không có vật thực nào", ông tới đập bể bát của vị Phật Độc Giác, thì vị Phật Độc Giác bị đập bể bát Ngài đi về chân núi Himalaya. Nhưng ông thợ săn người đập bể bình bát rớt xuống địa ngục kiếp chót làm ngạ quỷ đói khát.

Ngạ quỷ là quỷ đói khát không có vật thực ăn, dù mình cho hay hồi hướng đều không có hiệu quả. Mình phải cẩn thận không phải chỉ cho thân bằng quyến thuộc của mình mà ngay cả cho chính mình.

Nên quí Phật tử nhớ câu: "Trời đánh tránh bữa ăn", dù cho người ta có 9 xe 10 vàng làm gì giận, mình ráng nhịn cho họ ăn xong rồi mình nói, chứ đừng rày la lúc người ta đang ăn, hay là mắng nhiếc người ta không cho người ta ăn. Đừng bao giờ phá lúc người ta đang ăn có khi mình kẹt vào ngạ quỷ.

Nếu như rớt xuống ngạ quỷ rồi, có 2 trường hợp. Trong bài kinh Tirokuḍḍakaṇḍagāthā Kệ hồi hướng Ngạ quỷ bên vách nhà, có những thân bằng quyến thuộc của mình mà họ đi đầu thai không được. 

Trong Tập 2, Chương V  Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp , ở phần cận tử lâm chung có nói tới những chúng sinh đi đầu thai không được, họ sống xung quanh người thân của họ, họ vô nhà không được, tại nhà người thân của họ thờ Phật hay có thờ Tam Bảo hay có trì giới, nên gọi là ngạ quỷ bên vách nhà Tirokuḍḍakaṇ

Thì lúc bấy giờ mình hồi hướng phước họ đang ở trong dạng ngạ quỷ nên họ không ra hưởng được, phải nhờ Chư Tăng, mà Chư Tăng chỉ trong thời gian An Cư Kiết Vũ 45 ngày trong cảnh của họ thì họ mới chuyển được. 

Khi tới ngạ quỷ, chúng sinh thân bằng quyến thuộc hay mình vào trong Vassā 3 tháng An Cư Kiết Vũ, đến ngày thứ 45 ngày mới có cơ hội, 3 tháng Vassā là sưu tầm pháp.

Vassā nghĩa là mùa An Cư Kiết Vũ hay còn gọi là An Cư Kiết Hạ, thường được tổ chức trong mùa mưa. 

3 tháng Vassā chia làm 3:

1. Tháng thứ nhất 30 ngày, từ 16 tháng 6 đến 15 tháng 7 không có kết quả cho thân bằng quyến thuộc sinh làm ngạ quỷ.

2. Tháng thứ hai 30 ngày, từ 16 tháng 7 đến 30 tháng 8, trong khoảng thời gian này 45 ngày thì bắt đầu mình phải cúng dường hồi hướng cho Chư Tăng, các mọi nơi Chư Tăng đang an cư tụ hội lại một nơi An Cư Kiết Vủ, mình cúng dường hồi hướng cho thân bằng quyến thuộc của mình, Chư Tăng cầu nguyện hồi hướng phước thân bằng quyến thuộc  mới có cơ hội cho siêu bạt, lễ đó gọi là lễ Dontā Jujā  Bạt Tiến (giống như lế Vu Lan). Bạt Tiến là siêu bạt khỏi cảnh khổ thăng tiến về cõi an vui, thì mình mới chữa được kiếp ngạ quỷ này, chứ một mình thì vô phương. 

Lễ Dontā Jujā  Bạt Tiến. Lễ có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ "Xá tội vong nhân", còn gọi là lễ báo hiếu. Là để Tri Ân (Kataññu) và Báo Ân (Kataññūveditā) thường được tổ chức từ Rằm Tháng Bảy cho đến ngày 30 Tháng Tám Âm Lịch.

Khi mình rớt trong ngạ quỷ rồi thì mình phải biết.

Chúng sinh ở trong hàng súc sinh,  họ tới thân bằng quyến thuộc của họ. Sư nói với cô Tịnh Nhẫn hoài, con mèo con chó con chim tới với mình không phải ngẫu nhiên, nó có cái duyên, mà có khi nó là thân bằng quyến thuộc của mình, mình sua đuổi hắt hủi tội lắm. Mấy con chó ở trong chùa thích nghe kinh, mà tắt kinh chúng không chịu phải mở ra cho chúng nghe, bây giờ tới mấy con mèo, Sư mở kinh ở thiền đường suốt 24 tiếng thì mấy con mèo lên nằm đó nghe kinh. Do đó, mình phải biết mà độ.

Tích truyện thứ 11

Hai vợ chồng ông Bà La Môn, ông có một chén cơm, nếu một người ăn thì no một người, nếu chia hai thì phân nửa, không người nào no hết, người vợ với người chồng bàn tính, người vợ nhường cho người chồng ăn phần của mình, ông chồng ăn hết phần cơm của mình và ăn hết phần cơm của người vợ thì bị bội thực và chết. Khi ông chết ông thương nhớ người vợ hy sinh phần cơm cho mình mà mình chết ông tục sinh thành con chó ngoài đầu làng, bà này chồng chết rồi thì buồn, bà ra ngoài đầu làng thấy con chó con chạy tới chân bà, bà ẵm về nuôi, nó đeo theo bà đi đâu nó cũng theo, thì bà bị người ta đàm tiếu, bà mắc cở, bà cho nó bữa cơm thật ngon rồi cột nó vào cục đá quăng xuống giòng sông cho nó chết. Nó chết nó tục sinh trở lại làm ông thuyền trưởng, còn bà này khi chết rồi tục sinh thành người vợ ông thuyền trưởng, tàu đang đi 7 ngày thì tắt máy, trên thuyền mới bốc thăm ai trúng thì phải thả xuống biển, bắt thăm 3 lần thì trúng người vợ ông thuyền trưởng, cuối cùng phải thả bà vợ ông thuyền trưởng xuống biển, cắt sợi dây cột bà vợ ông thuyền trường trôi đi thì máy thuyền khởi chạy được. Thì như vậy mình không biết được.

Do đó, những cái này: Nghe Pháp, Liễu tri, và Giác ngộ. Là mình cầu siêu cho họ, bởi pháp Đức Phật Ngài dạy, chứ không có pháp Nikaya mà chúng ta nói suông được.

Thứ hai nữa là khi mình làm đầy đủ Tam Tư và phải có Tương Ưng Trí, và những phương pháp Năm vị Thiên xứ Panca Devadutas  Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Hình phạt này đối với những chúng sinh khác từng mỗi thể loại mình phải biết.

Thì có một loại là.

Nếu như mình muốn cầu siêu hay muốn độ thân bằng quyến thuộc mình quá vãng một cách rốt ráo mình phải hành thiền mình mới có cái huệ hay đắc Túc Mạng Thông, hay Thần Túc Thông, hay Thiên Nhãn Thông mình mới thấy được. 

Những người nào tu Thiền, họ có Huệ, chứ còn cảm tính suông không có. Khi mình tụng kinh với trạng thái 2 trường hợp xảy ra:

1. Muốn cầu siêu hồi hướng. nếu người thân của mình mình có cảm tính, mình có cảm xúc, giống như mình cho thuốc, cho nặng người bệnh chết, cho nhẹ không hết bệnh dây dưa kéo dài, đó là người thân.

2. Còn tha nhân, mình không biết làm sao, mình cứ làm theo máy móc.

Do đó, phải cẩn thận, khi mình nhận lời một người nào mà muốn cầu an hay cầu siêu mình phải cẩn thận cân nhắc, cho dù người đó là thân nhân của mình hay là tha nhân người ta nhờ mình, phải cẩn thận một cách trân quí trân trọng và mình sẽ làm một cách rất là cẩn thận, chứ không khinh suất được. Nếu như làm mà không có sự cẩn thận, không biết pháp, không có sự chu đáo thì nó sẽ trở ngại trong con đường người ta đặt niềm tin cho mình hay người thân của mình.

Trong tiếng Anh chữ precisely dịch là chuẩn xác. Nhưng trong tự điển Oxford  dịch là nghiêm cẩn chu mật, chứ không phải là chuẩn xác không.

Do đó, khi mình hồi hướng cho người ta, hay mình săn sóc người ta, hay mình lo lắng cho người ta một cách precisely là một cách chuẩn xác một cách chính xác, một cách xác thiết, nhưng không có sự nghiêm cẩn mà chu mật là rất tập trung để mà lo thì mình không đủ với chức năng ý nghĩa của chữ precisely này. 

Mình học từng mỗi chữ, từng mỗi từ, từng mỗi ý nghĩa mà Đức Phật dạy mình ngồi nghiền ngẫm mình thấy mình còn tơ lơ mơ lắm, nhất là người VN mình rất là yếu và thiếu xót.

Khi mà người mất rồi, mình hỏi họ đi đâu? Ai trả lời mình câu đó.

Khi một đám tang, trước quan tài là cái bàn thờ để hình người quá vãng có lư hương đèn cầy, rồi cách đó là bàn thờ Phật tế độ, Phật dẫn dắt.

Thì người khách đến viếng lạy trước bàn thờ người quá vãng, người khách lạy một thì người chủ nhà lạy trả lại một.

Như vậy là sai. Không đúng, tại sao mình lạy người ta rồi người ta lạy lại mình. Đức Phật Ngài nói trong bài kinh Quán Tưởng Động Tâm, khi ta chết như khúc gỗ khô không còn lợi ích gì hết. 

Tam Bảo bị hoại có 2 điều:

1. Người có Tam Bảo, người quy y, người xuất gia người tại gia quy y xong rồi có Tam Bảo 

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Nhưng hoại 2 điều:

-  Thứ nhất là sang qua đạo khác thì đứt Tam Bảo, người đó còn sống. Giống như người cậu của Sư quy y ở Trà Vinh, nhưng khi qua Mỹ vì mưu sinh vì đời sống đã chuyển qua đạo Tin Lành để được bảo lãnh qua Mỹ.

- Thứ hai là khi họ chết. Khi họ vừa tắt thở, thì người đó, ông Sư hay người cư sĩ tại gia đứt Tam Bảo liền.

Mà mình đang có Tam Bảo mình có tam quy mà mình lạy họ thì họ chịu không nổi. 

Do đó, mình phải dặt bàn thờ Phật nơi bàn thờ người chết nhưng đặt cao hơn bàn thờ người chết. Người ta vô người ta đảnh lễ Phật rồi mới hồi hướng cho người quá vãng.

Do đó, mình làm một cái bàn thờ Phật thôi, người ta vô lạy Phật người ta hồi hướng cho người chết. Rồi có phần đi tới viếng người mất, họ đi qua nhìn vào quan tài nhìn người chết họ niệm rồi họ mới đi ra 

Nên Sư xếp đặt như vậy cho những người tới nhìn thấy người chết. 

"Người chết ta xót xa, chẳng phải vì thương tiếc, tu hành chưa đạt đạo, lần lượt tới phiên ta"

Mình có thương tiếc họ cũng không sống lại, do đó mình thấy mình thức tỉnh, mình lo tu.

 Do đó, họ không biết họ chỉ làm máy móc rồi cho thầy cô tới làm lễ rồi tưởng là có phước, thật ra không có phước, mà quí thầy quí cô làm mà nhận đồng tiền của họ là mắc nợ.

Khi nói tới chức năng hồi hướng mình phải có 2: 

- Nếu là tha nhân thì mình tính sao ? 

- Nếu là thân nhân thì mình tính sao ? 

Mình phải tu thiền, mình phải có trí tuệ, mình phải tìm hiểu rồi mình giúp người ta.

Hồi xưa Đức Phật Ngài không cho Chư Tăng đi tụng kinh cầu siêu, bệnh thì Ngài cho tụng kinh Bojjhaṅga Thất Giác Chi.

Do đó, khi quí cô muốn làm chức năng hồi hướng cho người quá vãng phải cẩn thận. 

- Thứ nhất là phải biết Pháp. Thứ hai nghĩa kinh. Thứ ba con đường giác ngộ. Mình mới độ cho người quá vãng.

- Và mình phải làm đủ Tam Tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu) với Tương Ưng Trí Đại Thiện.

- Và những pháp Ngũ Thiên Sứ; Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Hình phạt này dành cho những đối tượng ở Địa Ngục. 

Chúng sinh sinh về địa ngục mình biết, sinh về ngạ quỉ mình biết thì mình mới làm, còn không thì mình không nên làm. Bình Sa Vương làm hồi hướng cho thân bằng quyến thuộc mà vẫn không có kết quả, tối vua Bình Sa Vương ngủ bị lung lay ông giật mình tỉnh dậy thấy ngạ quỷ. Sáng đến hỏi Đức Phật, Đức Phật nói thân bằng quyến thuộc của Đại Vương là ngạ quỷ, 3 đời Phật Kakusandha,  Koṇāgamana,  Kassapa không siêu thoát, đến đời Phật hiện tại là Đức Phật Gotama sẽ hết nếu biết cách làm và Ngài chỉ cách làm.

Do đó, khi sinh vào hàng ngạ quỷ, nhất là quỷ đói ở bên ngoài vách nhà, họ khổ lắm. Mà VN mình còn có cái độc nữa là sợ rồi đi kiếm thầy ém họ, tội lỗi ghê lắm. Khi mà họ như vậy thì mình thực hành lễ vassā 3 tháng An Cư Kiết Vũ và lễ Dontā Jujā  Bạt Tiến (lễ Tri Ân và Báo Ân - giống như lễ Vu Lan còn gọi là lễ báo hiếu) để hồi hướng đến hàng ngạ quỷ đói khát ở bên ngoài vách nhà

Kinh Niệm Xứ Satipatthana sutta không có ở trong các kinh của Mahāyāna Bắc Tông, khi các Phật tử đi theo Phật Di Đà thì không cần phải lo. Một lần Sư giảng có một cô Phật tử trẻ nghe Sư giảng từ 6:30 giờ đến 9:00 giờ trong nhiều tuần, rồi lần chót sau đó cô không tới nữa, 

Cô nói: Con không tu theo Sư mệt quá. 

Sư hỏi: vậy cô tu làm sao ?

Cô nói: Con tu theo Phật của con nhất tâm bất loạn con về cõi Di Đà hưởng phước, con không cần tu, đọc A Di Đà là được rướt liền.

Sư mới nói: Được như vậy là quá tốt. Chứ như Sư đây cực lắm, Đức Phật dạy tu trầy da tróc vẩy, nào là Pháp Thiện, nào là Pháp Bất Thiện, Pháp Toàn Thiện, Pháp Ba La Mật, rồi Pháp Thập Độ, Lục Độ, mà từ kiếp này qua kiếp kia chưa xong. Còn cô có Phật lo hết rồi giống như người cha lo hết rồi, khỏi cần tu.

Họ không có kinh Niệm Xứ Satipatthana sutta. Tại vì trong kinh Niệm Xứ Satipatthana sutta là phải tu Bhāvanā, trong 4 Pháp Thân Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ, Pháp Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ, phải tu 7 ngày, 7 tháng, 7 năm, phải tu rốt ráo liên tục không gián đoạn mới có cơ hội được làm Bất Lai Vô Sinh, còn không thì không có kết quả. Do đó, họ không có.

Thứ hai là qua phần kinh Địa Tạng, Ngài nguyện khi nào chúng sinh hết ở cõi địa ngục Ngài mới chịu đi, còn dưới địa ngục còn chúng sinh thì Ngài không chịu đi, Ngài xuống cứu lên cho tới khi nào không còn chúng sinh. Thì điều đó quá hay. Bây giờ mình thấy mấy trại tù ở trên đất Mỹ này người nào bị vào tù mình vào đem họ ra, tiểu bang này mới bắt vô 3 người, mình tới xin cho họ ra, tiểu bang kia mới bắt vô 7 người, mình đến xin họ ra, mình cứ đi hoài khắp mọi tiểu bang cho tới khi nào hết tù nhân, rồi lúc đó mới tới phiên mình.

Do đó họ không dùng Trí mà họ sống nương vào tha lực.

 Mà Đức Phật Ngài không có tha lực, mình phải tự mình tự nỗ lực, không có ai ban bố, không ai cho mình hết.

Nếu như mình mong quả phước này mà mình không có tạo ra một Thiện nghiệp nào ở trong nền tảng cuộc sống của mình lương thiện đạo đức, thì người hồi hướng chưa chắc Siêu Bạt (giải cứu ) mình ra khỏi cảnh khổ thăng tiến về cõi an vui được.

Đức Phật Ngài là Toàn Tri Diệu Giác, nhưng Ngài đâu có độ hết chúng sinh ở Ấn Độ giải thoát, mà bây giờ dân số Ấn Độ nhiều hơn của Trung Quốc. Mà Giáo Pháp của Đức Phật còn bị hoại diệt, triệt phá luôn, chặt cây Bồ Đề luôn.

Đọc trong kinh Đức Phật một ngày Ngài độ có một người, độ xong người đó Ngài trở về núi Linh Thứu, Ngài ngồi suốt ngày trên đó. Còn các Chư Tăng Thinh Văn Giác đệ tử còn đi chứ Đức Phật Ngài một ngày chỉ độ một người thôi. 

Ngay cả khoa học một bác sĩ giải phẩu một tháng 30 ngày ông chỉ có 18 trường hợp giải phẩu thôi, chứ không phải mổ mỗi ngày, ông phải có thì giờ tỉnh táo, có thì giờ nghiên cứu xong rồi mới thực hiện.

Mấy cô chỉ dẫn hay cầu nguyện cho người ta mà mấy cô thực hành cho người ta mà trật một cái đâu có hốt lại được. Mà ví dụ người ta tin mình, mình giao cho họ hết, có nhiều người Phật tử họ nói Sư đừng bỏ con nha, đến ngày con 100 tuổi Sư đừng bỏ con nha. Sư nói ráng lo tu đi, ráng lo giữ giới. Chứ Sư đâu dám nói yên tâm Sư lo hết cho.

Khi mình nói tới người quá vãng và việc hồi hướng của người đang tại tiền cẩn thận vô cùng.

Qua tới Nghiệp, mình nói tới Lộ Trình Tâm. 

Một Lộ Trình Tâm có 7 sát na tâm Đổng Lực: 

- Sát na tâm Đổng Lực thứ nhất  là Hiện Báo Nghiệp.

- Sát na tâm Đổng Lực thứ 7 là Hậu Báo Nghiệp

- Sát na tâm Đổng Lực thứ 2 đến thứ 6 là Hậu Hậu Báo Nghiệp

Một Lộ Trình Tâm có 3 thởi gian trổ sinh nghiệp, 1 cái trổ ngay hiện tại kiếp này, cái sát na tâm Đổng Lực thứ 7 trong cái suy nghĩ của mình nó trổ cho kiếp thứ 2. Rồi cái thứ 2 đến cái thứ 6 nó trổ kiếp thứ 3 cho tới ngày Vô Sinh Níp-bàn. 

(Trong 7 sát na này, 

sát na thứ nhất tạo nghiệp, kết quả trong đời hiện tại, gọi là Hiện báo nghiệp; 

sát na thứ bảy, tạo nghiệp, kết quả trong đời sau, gọi là Hậu báo nghiệp còn gọi là Sanh Báo Nghiệp; 

năm sát na còn lại từ sát na thứ 2 đến thứ 6 tạo nghiệp, kết quả từ đời kế tiếp cho tới lúc chứng Vô dư Niết-Bàn, gọi là Hậu Hậu báo nghiệp.)

Một Lộ Trình Tâm xuyên qua Thân, Ngự, Ý, 3 nơi tạo tác ra nghiệp lực, mỗi một cái ý nghĩ, lời nói, và hành động sẽ trổ quả 3 thời gian Hiện Báo Nghiệp, Hậu Báo Nghiệp và Hậu Hậu Báo Nghiệp. Vừa trả cái một, thì cái 2 - 6 của kiếp trước nó nhảy vô. Nên Đức Phật Ngài nói Acinteyya Bất khả tư nghì khi nói tới nghiệp lực, khó bàn, khó giải thích, khó liễu tri. Do đó mình khó nói, mà chỉ có khuyên và nhắc nhở những người thân của mình khi còn đang tại tiền thôi. Còn khi họ vuột rồi, họ rời khỏi mình rồi, họ tử vong tục sinh rồi thì khó lắm. Bây giờ mình nói họ đang sống, họ đang sinh tiền, mình kêu họ tu họ không tu, tới khi họ mất rồi mình hồi hướng phước họ nhận được không ? Chưa chắc nữa. Họ còn đang sống mình đưa kinh sách, mình nhắc nhở giữ giới. Cái nghiệp của họ đang dẫn họ đi, cái nghiệp của họ đang trả, cái phước của mình chen vô chưa đủ mạnh.

Đức Phật và các vị A La Hán Vô Sinh không bao giờ khóc, mà trong một số kinh nói rằng là khi thấy đống xương Đức Phật khóc, không có, tâm vị Bất Lai tới A Na Hàm là họ hết sân rồi, khóc là tâm sân, vậy mà vẫn có sách nói Đức Phật Ngài nhìn thấy đống xương Ngài khóc. Ngài Mục Kiền Liên khóc khi thấy mẹ ngồi trên bàn chông ôm chén lửa, không có, mình nói là mình phạm ngữ nghiệp. Đức Phật và các vị A La Hán là tâm không còn sân, tâm bậc Bất Lai A Na Hàm là hết sân rồi, Thất Lai và Nhất Lai còn sân thô, sân tế, tâm của họ an vui an ổn rồi. 

Như vậy thì khi mình cầu nguyện cho người nhà của mình, tâm tham, tâm sân, tâm si có còn không, hay là mình làm với tâm thiện tương ưng trí có trí tuệ mình cầu nguyện. 

Do đó, khi nhận lời hay là mình chịu trách nhiệm một lời hứa hay một lời gì đó mình phải cẩn thận thực hiện cho đúng cho chính xác và nghiêm cẩn chu mật thực hiện cho chuẩn xác và có kết quả thành tựu. 

Với nghiệp lực khó đánh bạt lắm, trùng trùng duyên khởi, nghiệp nghiệp báo báo sinh khởi liên tục khó mà qua được lắm. Do đó, sự tu tập của mình phải công phu và dầy luyện nhiều.

Khi mình nói tới người thọ quả phước, mình phải nói tới mình. Và nói tới người thọ quả phước ở trong vị trí nào, chứ không quả quyết được với những trường hợp mà mình biết ở bên ngoài, đi vô sâu, đi tới gần, hay tu tập gần gủi bên họ, sống bên họ, còn chưa biết, đồng sàng dị mộng, nằm chung nhau mà tâm nghĩ khác chưa chắc họ chung cùng ý nghĩ với mình.

Có 4 hạng người này không bao giờ mình hồi hướng phước được: 1. Chúng sanh thác đọa vào trong Địa Ngục. 2. Hạng ngạ quỷ thọ lãnh quả Ác Nghiệp quá nặng. 3. Hạng A Tu La thọ lãnh quả Ác Nghiệp quá nặng. 4. Chúng sanh có tâm tà kiến, với kiến chấp sai lầm. Và muốn hồi hướng phước mình phải có cách, và mình phải biết, và mình phải làm được, thì mới có phước đến người quá vãng nếu họ ở trong 4 trường hợp này.

Người có tâm tà kiến, chuẩn xác tà kiến niyatadiṭthi nặng hơn ngũ nghịch đại tội. Người tà kiến mình đem phước lại cho họ không nhận được, Chư Thiên cũng vậy.

Khi mà không còn cách nào hết, mình bình tỉnh, mình bắt đầu nhớ Chư Thiên mách bảo. Mình nói: 

- Do quả phước báu này xin hồi hướng đến Chư Thiên. Rồi xin hồi hướng đến Cửu Huyền, hồi hướng đến thân nhân đã quá vãng, bằng như không hay biết xin Chư Thiên hoan hỉ giúp với hồi hướng phước này mách bảo cho người quá vãng của con ở phương giới nào họ hay biết được đặng được hưởng quả phước.

Thì lúc bấy giờ họ mới sinh vô trong đó để hưởng được.

Trong thời gian nào mà họ hưởng ? Họ được hưởng trong 2 tháng đi tục sinh, mà mình gọi là 7 tuần thất, 49 ngày, trong 2 tháng họ đi tục sinh, thì mình mới làm cái đó được.

Thì khi một người đi tục sinh trong thai bào người mẹ, thành một người khác, thì trong 2 tháng đó.

Do đó, tại sao mà trong Tập 2, Chương V  Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp , ở phần cận tử lâm chung có nói Thức Trung Ấm và Thân Trung Ấm và Kiếp Trung Ấm là trong khoản thời gian 49 ngày, 7 tuần lễ, họ không đi tục sinh được, họ ở trong trạng thái chưa đi tục sinh được, một là họ vương vấn, hai là nghiệp của họ chận lại.

Thì lúc bấy giờ trong 2 tháng tức là 8 tuần lễ mình phải hồi hướng, mình phải làm việc Thiện rồi hồi hướng, ngày nào cũng hồi hướng liên tục.

 Chứ không phải như ở VN làm 7 tuần thất tức là 7 ngày Chủ Nhật thôi hay 7 ngày thứ Bảy thôi, hay 7 ngày thứ Hai thôi, còn 6 ngày kia không có làm. Hồi lúc cha mẹ của mình còn sống cho mình ăn mỗi ngày nhưng bây giờ tới phiên mình làm phước mình hồi hướng một tuần cho một ngày thôi.

Kỳ Sư đi giảng ở Massachusetts các quý Thầy chặn Sư liền họ nói: 

- Mấy Sư Nam Tông không có vụ 49 ngày, mấy Sư bày đặt ra để kiếm tiền người ta cúng dường. 

Sư nói: Ai nói không có 49 ngày là bậy, kinh sách có nói rõ.

Nhưng mình không học rồi đổ thừa là họ làm ra vẻ để moi tiền của Phật tử.

Quí Phật tử đọc kỹ trong Tập 2, Chương V  Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, quyển 3 , ở phần cận tử lâm chung có nói đến Thức Trung Ấm và Thân Trung Ấm và Kiếp Trung Ấm, trong 2 tháng. Mình phải làm phước và hồi hướng mỗi ngày.

Thì khi họ vô bào thai người mẹ một đứa bé thì nó sống hay chết ở trong vòng 2 tháng đầu, người mẹ bị té sảy thai, mẹ uống thuốc lầm sảy thai. Lúc qua 2 tháng thì mẹ tròn con vuông nó lớn cho đến 9 tháng 10 ngày là cái phước 2 - 6 của nó (Hậu Hậu Báo Nghiệp) và cái của mình hồi hướng phước cho người nhà của mình thì nó ra đời, còn không thì sảy thai trong vòng 2 tháng đầu.

Còn nếu như phá thai, cái đó là cái nghiệp oan trái giữa người mẹ và người con hay là thuộc lãnh vực y khoa oan trái với thai bào, mình vô phương cứu, mình hồi hướng không được. Tại vì khi nó bị mất tâm nó sân nó oan trái với người mà giết nó, thì bây giờ mình hồi hướng phước nó không đón nhận được, vì tâm nó sân nên nó là A Tu La không đón nhận được quả báo. Do đó mình không có cách nào làm được hết.

Thứ hai, Đức Phật nói có 4 hạng người đi vào thai bào. 

1. Có hạng người vô ra biết.

2. Có hạng người vô không biết, ra biết.

3. Có hạng người vô không biết, ra không biết

4. Có hạng người không biết.

Hạng người mà vô ra biết là hạng người Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót, như Ngài Sĩ Đạt Đa, Ngài trên cung trời Tusita, vô Ngài trong thai bào người mẹ Hoàng Hậu Maha Maya, Ngài vô Ngài biết, Ngài  ra Ngài biết, mà Ngài vô trong thai bào Mẹ Ngài ngồi thiền, đó là trường hợp cuối duy nhất của một vị.

Còn hạng người vô biết, ra không biết, là các bậc Thánh Thất Lai, Nhất Lai.

Còn ở đây, vô không biết, ra không biết, làm sao mà mình hồi hướng. Do đó, mình qua phần hên sui may rủi. Rớt vô Khinh Tiểu Nghiệp. Khi mà trong đời sống làm mà không tác ý nhưng có để lại cái nhân nó sẽ ra cái quả, cái đó rất là quan trọng. Nên học tới 16 loại nghiệp này ở Chương V Sư cắt nghĩa kinh thiên động địa Acinteyya Bất khả tư nghì. Do đó, mình không có chủ quan với việc hồi hướng cho người quá vãng, mình không có một cái xác thực được là người quá vãng họ thọ hưởng quả phước được hay không nếu mà mình không biết họ rớt trong những hạng người nào.

Còn những trường hợp khi còn sống làm nhiều công đức phước thiện và có tu tập thì mình mường tượng là tốt, nhưng có thể là mình nhìn sai. Do đó, mấy cô phải hết sức là cẩn thận. Mình chỉ giúp khi người ta còn đang tại tiền, khi nọ mất cái xác xuất rất là cao để mà hồi hướng phước cho họ, mình không dám chủ quan và mình cũng không dám nói mạnh dạn là mình sẽ độ người ta, hay là nói mạnh là mình hồi hướng cầu siêu cho người ta được hết, đừng nói như vậy, mình phải dè dặt.

Đức Phật nói nghiệp báo chúng sinh là Acinteyya Bất khả tư nghì./.

-------------------------------------------

Trong một khóa tu thiền tĩnh tâm, vị hành giả phải chọn một trong 3 điều sau đây để thực hiện nội quy cho tốt cho hoàn hảo trong một khóa tu để lợi ích cho tất cả mọi hành giả 

Retreat meditaion practice

             - absence of sound (tịch tịnh)

Silence  - absence of speaking ( trầm mặc)

             - absence of communication - Không nói chuyện không giao tiếp (giam mặc - cách ly)

Mình phải tuân thủ, tôi chỉ giữ cái thứ nhất im lặng (tịch tịch). Tôi tuân thủ cái thứ hai, không nói chuyện (trầm mặc). Cái thứ ba tôi không giao tiếp (giảm mặc). Khi đánh dấu vào điều nào thì phải tuân thủ.

Các vị Saydow kêu mình phải chọn điều thứ 3 absence of communication (giảm mặc), chứ không được chọn 2 cái trên. Tức là từ hành lang hay từ ngoài cổng đi vào thiền đường mình không được nói chuyện hay giao tiếp.

Chữ "Silence" mình không thề dịch là "sự im lặng", mà trong một khóa tu mình phải trầm mặc hay mình tịch tịnh hay là giam mặc cách ly, không tiếp xúc.

Vị hành giả phải tuân thủ những điều kiện để tạo lợi ích cho mình và cho tập thể trong khóa tu thiền mọi người đều an lạc thì mình phải tuân thủ những điều nội quy.

Thì khi Ngài dịch Ngài nói phải silence thì mấy cô để chữ im lặng, thì các vị sẽ hỏi: Như thế nào gọi là im lặng?

 Im lặng có 3 điều là - absence of sound (tịch tịnh),  absence of speaking ( trầm mặc),  absence of communication - Không nói chuyện không giao tiếp (giam mặc - cách ly).

Khi mấy cô vô công sở đi làm thì mình không nói chuyện nhưng trao đổi việc làm hay là trao đổi những đề tài việc làm thì mình mới qua communication.

Do đó, khi dịch im lặng mình sẽ bị rớt vô trạng thái người đọc bị confuse. Nó có 3 chức năng 3 yếu tố mình phải biết, nên khi Sư dịch Sư đắn đo cân nhắc. Minh cầm quyển kinh sách phải cẩn thận, quyển sách của Sư làm ra Sư cân nhắc các từ, và cái đó thực hiện trong môi trường, trong hoàn cảnh, trong điều kiện, trong yếu tố đó, chứ không phải phổ thông, nên phải cẩn thận.

Hồi đó Ngài Tịnh Sự dạy Sư kỹ từng chút Sư mới nắm bắt chính xác được.

Cũng như, hồi đó Ngài không dùng chữ Vi Diệu Pháp. Vi Diệu đồng nghĩa với huyền diệu. Chữ Abhi là thù thắng tột cùng là vô tỷ, nên sau này Ngài dịch là Vô Tỷ Pháp. 

Thì khi mà mấy Phật tử ở bên ngoài gửi thư về Sư xin sách Vi Diệu Pháp, Sư nói mình không có, mà mình chỉ có sách Vô Tỷ Pháp. Mà các quí Sư có sách Vi Diệu Pháp như Sư Bửu Chánh, Sư Giác Chánh, Sư Giác Nguyên có thì mình chỉ cho người ta biết, chứ ở đây mình không có. Mình chỉ trả lời là mình có sách Vi Diệu Pháp hay mình không có thôi, chứ không thể nói mình có Vô Tỷ Pháp được, mình phải cẩn thận.

Trong khóa tu mình phải giữ sự im lặng một cách trầm mặc, một cách giam mặc, hay một cách tịch tịnh, là do nơi các khóa tu ở trong nội quy người ta dặn dò mình như vậy mình phải tuân thủ./.