Tuesday, November 15, 2022

010 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 23 tháng 4, 2022

 010 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 23 tháng 4, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "010- Paṭṭhāna" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Chúng ta tiếp tục qua lớp học Phát Thú. Tuần trước chúng ta đi qua 13 điều Pháp, hôm nay chúng ta đi tiếp tục, Sư sẽ ôn lại, tại vì khi qua 7 giai đoạn rồi 13 điều Pháp chúng ta hơi đi nhanh, có môt số các Phật tử chưa nắm được chính xác. Hôm nay chúng ta ôn lại một chút.

Trong phần chúng ta đã đi qua có nhiều điểm trọng yếu. Quý Phật tử không đọc kỹ sẽ thắc mắc, thắc mắc về Phát Thú. Sư sẽ  bổ túc.

***

Đại Phát Thú quyển 1. Trang 12.

Có 3 Phương pháp tu học: 

I.  Học tuần tự từng mỗi Chủ Đề của quyển Kinh.

Có ý nghĩa học lần lượt từng mỗi Duyên trong 24 Duyên, đi theo thứ tự mỗi Chủ Đề trong quyển Kinh, dựa theo Chủ Đề của quyển Kinh làm nền tảng để tu học, như sau:

1. Theo phần Pàlì xiển thuật (Paccayuddesa) cùng với lời dịch.

2. Theo phần Pàlì xiển minh (Paccayaniddesa) cùng với lời dịch, luôn cả việc phân tích Câu với nội dung Chi Pháp, và Duyên Hiệp Lực (Ghatanà).

Tóm tắt nội dung ba thể loại, luôn cả việc phân tích theo Trạng Thái, Giống, Thời và Mãnh Lực.

Phân tích Giai Đoạn Vấn Đề.

Chú Giải và lời giải thích.

Ví như việc tu học trong phần Pàlì xiển thuật về “Nhân Duyên” cho đến “Bất Ly Duyên” phải cho đến chấm dứt hết. Rồi đến phần Pàlì xiển minh, tương tự như trên, từ Nhân Duyên cho đến Bất Ly Duyên. Và như thế, tuần tự tu học theo từng phần cho đến phần Chú Giải và lời giải thích, là phần cuối cùng.

Đây là phương pháp tu học thứ nhất (là phương pháp tu học theo thứ tự mỗi Chủ Đề trong quyển Kinh đã có hiện bày).

II. Học từng mỗi Duyên theo thứ tự hạn định của mỗi Chủ Đề mới.

Có ý nghĩa việc tu học từng mỗi một Duyên theo thứ tự mỗi Chủ Đề trong năm Chủ Đề (như điều một của phương pháp thứ nhất) xắp thành việc tu học tuần tự, như sau:

1. Chú Giải và lời giải thích.

2. Theo phần Pàlì xiển thuật và lời dịch.

3. Theo phần Pàlì xiển minh và lời dịch, cùng với việc phân tích Câu và nội dung Chi Pháp (chỉ loại trừ sự việc liên quan với phần Duyên Hiệp Lực).

4. Tóm tắt nội dung ba thể loại, luôn cả việc phân tích theo Trạng Thái, Giống, Thời và Mãnh Lực.

5. Phân tích Giai Đoạn Vấn Đề.

6. Duyên Hiệp Lực (Ghatanà).

     . Tấu Hợp (Sabhàga): (trình bày phần cuối của “Phân tích Giai Đoạn Vấn Đề” trong từng mỗi Duyên).

     . Hiệp Lực (Ghatanà): (trình bày phần cuối của “Duyên xiển minh” trong từng mỗi Duyên).

Việc tu học trường hợp Duyên Hiệp Lực (Tấu Hợp – Hiệp Lực) cũng nên nhìn theo nền tảng của phần Pàlì phụ lục của quyển Kinh này để làm phát sanh sự hiểu biết một cách rõ ràng.

Ví như việc tu học Nhân Duyên theo trường hợp của phần “Chú Giải và lời giải thích” cho chấm dứt hết. Rồi tiếp theo là việc tu học Nhân Duyên theo phần “Duyên xiển thuật” v.v. cho đến việc tu học Nhân Duyên theo phần “Duyên Hiệp Lực” là chấm dứt việc tu học trọn vẹn của phần Nhân Duyên.

Đây là phương pháp tu học theo phương pháp thứ hai.

III. Học từng mỗi Giống (hoặc từng mỗi một nhóm) theo thứ tự hạn định của mỗi Chủ Đề mới.

Có ý nghĩa việc tu học từng mỗi Giống (nhóm) theo thứ tự Chủ Đề trong Kinh sách đã hạn định (như Chủ Đề theo phương pháp thứ hai) tương tự với việc tu học từng mỗi một Duyên trong phương pháp thứ hai vậy. Tuy nhiên sẽ thay đổi việc tu học kể từ Duyên thứ 1 mãi cho đến Duyên thứ 24, với việc bắt đầu tu học kể từ 15 Duyên hiện hữu trong “Giống Câu Sanh” (Sahajàtajàti) cho chấm dứt trước. Rồi tiếp theo là đi đến việc  tu học 8 Duyên hiện hữu trong “Giống Cảnh” (Àrammanajàti) mãi cho đến một Duyên hiện hữu trong Giống cuối cùng là “Giống Dị Thời Nghiệp” (Nànakkhanikammajàti) là chấm dứt việc tu học theo phương pháp thứ ba.

Với tu học theo phương pháp thứ 3 này, sẽ làm phát sanh sự hiểu biết rộng lớn và dễ dàng trong việc suy nghĩ đến Duyên Hiệp Lực.

Lại nữa, việc tu học phương pháp thứ hai là đặc biệt thích hợp cho Học Giả muốn được thấu triệt một cách chi tiết hết tất cả từng mỗi Duyên, sẽ làm phát sanh sự hiểu biết tương quan tiếp nối mà không gián đoạn, và không phát sanh sự lẫn lộn hoặc nghi ngờ trong việc nghĩ đến Duyên Hiệp Lực. Vì lẽ việc tu học cho đến phần cuối cùng từ nơi việc tu học đầy đủ chi tiết ở phần trước đó. Còn việc tu học phương pháp thứ ba, đặc biệt đối với Học Giả nghĩ đến Duyên Hiệp Lực không cần phải nhớ đến tên gọi của cả 24 Duyên, và làm cho nhìn thấy Trạng Thái giống nhau và khác nhau của từng mỗi Duyên một cách rõ ràng và chính xác.

(Hết phần trích dẫn)

***

Cách thứ nhất là I.  Học tuần tự từng mỗi Chủ Đề của quyển Kinh.

Thí dụ như:

Tam đề thứ nhất là Tam Đề Thiện. 

Tam đề thứ hai là Tam Đề Thọ. 

Tam Đề Thứ ba là Tam Đề Quả Dị Thục.

Đó là mỗi chủ đề, và có 22 chủ đề của mỗi Đề Tam. Và 100 Nhị Đề của mỗi Đề Nhị. Thì chúng ta sẽ học hết.

 Hiện bây giờ Sư đã đưa ra Chánh Tạng quyển Phát Thú I chỉ có 1 Tam Đề là Chủ Đề  là Tam Đề Thiện.

Chánh Tạng Quyển II (quyển màu xanh là Chánh Tạng, quyển màu đỏ là Chú Giải của quyển xanh). Qúi Phật tử cần phải coi phần giải thích nội dung của quyển đỏ. Nói mà qúy Phật tử không thấy rõ thì nó mơ hồ. Thì mỗi khi kết thúc một Tam Đề thì có phần Giải Thích Nội Dung.

Thí Dụ qúi Phật tử đọc trang 194, các qúi Phật tử phải đọc, vì cái này là công lao của các nhà Sư Chú Giải nghiên cứu rồi đọc rồi hiểu biết theo trí tuệ của các Ngài siêu xuất lắm, rồi mình mới giải thích lại Chánh Tạng. Ngày hôm nay mình là hạng hậu học mình phải đọc. Qúi Phật tử phải đọc phần Giải Thích Nội Dung này.

Quí Phật tử đọc: 'Ba uẩn làm duyên cho một uẩn, hai uẩn làm duyên hai uẩn". Nếu mình không đọc mình sẽ không biết gì, thành ra qúi Phật tử phải đọc phần giải thích Giải Thích Nội Dung này.

Chẳng hạn qúi Phật tử mở trang 183.

(Trích đoạn trang 183)

Giải Thích Nội Dung Giai Đoạn Câu Sinh

Tiếp theo đây, nên hiểu biết thẩm định trong Giai Đoạn Câu Sinh.

Lời nói rằng “câu sinh với Pháp Thiện” (Kusalaṃ dhammaṃ sahajāto) (Tạng Pāli điều 236) tức là “do bởi nương nhờ Pháp Thiện mới câu sinh với Pháp Thiện”. Nghĩa từ còn lại trong Giai Đoạn Câu Sinh đây, nên hiểu biết theo Phần đã đề cập ở trong Giai Đoạn Liên Quan. Và trong phần kết thúc của Giai Đoạn Liên Quan, Ngài đã nói nghĩa từ này “ý nghĩa trong Giai Đoạn Câu Sinh tương tự ý nghĩa trong Giai Đoạn Liên Quan. Ý nghĩa trong Giai Đoạn Liên Quan tương tự ý nghĩa trong Giai Đoạn Câu Sinh”. Như vậy, nhằm để trình bày cả hai Giai Đoạn này, rằng theo ý nghĩa thì không có điều sai biệt. Quả thực, theo nội dung chủ yếu thì cả hai Giai Đoạn này không hề có điều sai biệt, mặc dù như thế ấy, Ngài cũng đề cập nhằm để nhấn mạnh ý nghĩa hỗ tương nhau. Quả thực, trong lời nói rằng “nương nhờ Nhãn và Sắc” (Cakkhuñca paṭicca rūpe ca) v.v. Ngài đã nói “Pháp Sở Duyên thường khởi sinh do bởi nương nhờ Nhãn và Sắc Pháp (Nhãn Thanh Triệt với Cảnh Sắc) tuy vậy không được câu sinh với nhau. Và Sắc Y Sinh, cho dù câu sinh với nhau cũng không làm duyên đối với Sắc Đại Hiển. Như thế, cả hai Giai Đoạn này, Ngài đề cập nhằm để nhấn mạnh sự việc làm duyên một cách Câu Sinh với Giai Đoạn Liên Quan, và sự việc tác thành Câu Sinh của Duyên mà Ngài đã sử dụng nghĩa từ rằng “Liên Quan” (Paṭicca) với Giai Đoạn Câu Sinh. Hơn nữa, cả hai Giai Đoạn này, Ngài thuyết giáo với mãnh lực của việc trình bày theo phương thức Thuyết Giáo Hoàn Hảo (Desanāvilāsa) (việc thuyết giáo một cách quảng bác) thể theo phẩm cách của Bậc Hữu Tình sẽ trắc tri với trường hợp ấy, vả lại với mãnh lực của sự liễu tri uyên bác trong Từ Vô Ngại Giải (Niruttipaṭisambhidā).

Kết Thúc Giải Thích Nội Dung Giai Đoạn Câu Sinh

(hết phần trích đoạn trang 183)

Mỗi Chú Giải mình phải đọc. Sư cũng không ngoại lệ, Sư cũng phải đọc, nhưng Sư có một may mắn là Sư dịch nữa, và Sư cũng báo cáo cho qúi Phật tử biết là hiện này Sư đang sửa lại, tại vì trong phần Chú Giải cũng như Chánh Tạng, cả hai đều có sự sơ sót. Bên phần Chánh Tạng (quyển xanh) có sót, Sư coi qua phần Chú Giải (quyển đỏ) Sư thấy sót, hai bên Sư bổ túc qua lại. Rồi hai bên đều sót thì Sư phải coi cái đĩa bộ Tam Tạng chính gốc Pali của Miến Điện, bộ đó gồm có Pitaka Chánh Tạng, AAbhidhammattha, tức là 4 phần Sư phải đọc lại . Tuy nhiên giữa hai bộ Chánh Tạng của Miến Điện và Thái cũng có những sự khác biệt về từ ngữ Pali, do đó mình phải suy nghĩ thêm. 

Muốn biết nghiệp lực trong thời quá khứ mình có tạo ra không, bây giờ tại sao mình phải đón nhận những trường hợp như thế này. 

 Xét về Dị Thời Nghiệp Lực của mình có 4 cảnh trạng:

1. Thời gian (Kāla), thời gian hạnh phúc, hay thời gian bất hạnh

2. Sinh thú (Gati), là nơi mình sinh ra. Hạnh phúc hay bất hạnh

3. Kết liên (Upadhi), sự liên kết với nhau. Hạnh phúc hay bất hạnh

4. Hành vi (Payoga). Hạnh phúc hay bất hạnh.

Đại phát thú quyển 3, trang 211.

(Phần trích dẫn)

1. Thời Gian (Kala): là trong thời kỳ nào, vào thời điểm nào, người ở trong quốc độ có Đức Vua trị vì, là người có Chánh Kiến trị vì đất nước, và Phật Giáo vẫn đang còn tồn tại, chưa có hoại diệt đi, trường hợp này gọi là Thời Kỳ Hạnh Phúc (Kalasampati).

 Và nếu trong thời kỳ nào, mà Đức Vua trị vì quốc độ đất nước, là người có Tà Kiến và Phật Giáo cũng đã hoại diệt đi rồi, trường hợp này gọi là Thời Kỳ Bất Hạnh (Kalavipatti).

2. Sanh Thú (Gati): là người nào được sanh ở trong Cõi Thiện Thú, có Nhân Loại, Chư Thiên và Phạm Thiên, trường hợp này gọi là Sanh Thú Hạnh Phúc (Gatisampati).

Nếu người nào đi thọ sanh trong Cõi Khổ Thú, có súc sanh, vv. trường hợp này gọi là Sanh Thú Bất Hạnh (Gativipatti).

3. Kết Liên (Upadhi): là người nào khi đã được sanh ra rồi, có thân hình lớn nhỏ, có mặt tại, vv. hội đủ hoàn toàn trọn vẹn, trường hợp này gọi là Kết Liên Hạnh Phúc (Upadhisampatti).

Khi người nào đã sanh ra rồi, có thân hình lớn nhỏ, nhưng lại khiếm khuyết, không trọn vẹn, trường hợp này gọi là Kết Liên Bất Hạnh (Upadhivipatti).

4. Hành Vi (Payoga): là người nào nương vào Chánh Tinh Tấn và Chánh Kiến, rồi kiến tạo Thân Nghiệp, Ngữ Nghiệp, Ý Nghiệp ở phần Thiện Hạnh, không sai phạm Pháp Luật của nhà nước và không sai trái với Pháp Lõi của Phật Giáo, trường hợp này gọi là Hành Vi Hạnh Phúc (Payogasanpatti).

Và người nào nương vào Tà Tinh Tấn và Tà Kiến, rồi tạo tác Thân Nghiệp, Ngữ Nghiệp, Ý Nghiệp ở phần Ác Hạnh, sai phạm với Pháp Luật của nhà nước và sai trái với Pháp Lõi của Phật Giáo, trường hợp này gọi là Hành Vi Bất Hạnh (Payogavipati).

Khi sát na nào mà người hội đủ với bốn điều hạnh phúc, có Thời Kỳ Hạnh Phúc, vv. thì vào sát na đó, Dị Thời Nghiệp ở phần Thiện có được cơ hội trổ sanh quả tốt đẹp, hiện bày đến người đó, như là việc tiếp xúc với Cảnh, có Cảnh Sắc, vv. ở phần Cảnh Duyệt Ý (Ittharammana), là thành những Cảnh đáng hoan hỷ ưa thích, luôn cả được đón nhận Sắc Nghiệp tương tự như nhau, là cũng ở phần đáng hoan hỷ ưa thích.

(dứt phần trích dẫn)

Muốn biết nghiệp lực của mình trong quá khứ, không biết hỏi ai thì trong phần Dị thời nghiệp lực sẽ trình bày 4 cảnh trạng, tự mình nhận xét ra được. Có nhiều khi mình hỏi người ta mà người ta có sự thiên vị. Thí dụ người ta thương mình người ta nói điều tốt không tại sợ mích lòng, nhất là mấy ông thầy bói phải nói cho tốt để người ta còn tới nữa. Còn nếu ngưòi ta không ưa mình người ta nói chuyện xấu rồi mình buồn phiền. Bây giờ không cần hỏi ai mà đọc trong kinh sách lời Phật dạy.

Có 4 cảnh trạng hiện bày 4 cảnh trạng của mình, nghiệp quá khứ mà mình có tạo ra bây giờ đang trổ. Bây giờ mình đang làm hiện tại là Câu Sinh Nghệp, nhưng mà nghiệp quá khứ, tại sao mình sinh ra người nữ, tại sao mình sinh ra nghèo khổ, tại sao mình sinh ra không có bạn bè thân bằng quyến thuộc, thì tìm trong 4 cảnh trạng này.

 Bốn cảnh trạng này mỗi cái có hai là: Hạnh phúc hay bất hạnh.

1. Thời Gian (Kala): 

Nếu như qúi Phật tử sinh ra trong một quốc độ, trong một đất nước có chánh pháp có vua quan bảo hộ mà vua quan là người có chánh kiến, bảo hộ cho chánh pháp, thì qúi Phật tử được sinh trong thời kỳ hạnh phúc.

 Nhưng nếu mình sinh ra trong một quốc độ một đất nước không có chánh pháp và không bảo vệ chánh pháp, vua quan tà kiến không có ủng hộ không bảo vệ cho Phật Pháp, thì qúi Phật tử đang sinh trong thời kỳ bất hạnh.

Vậy thì mình ngừng ở đây, qúi Phật tử nghiệm lại từ quá khứ cho tới hôm nay, ngồi đây với Sư với các Phật tử ở đây, qúi Phật tử đang ở trong thời gian hạnh phúc.

Qúi Phật tử phải hiểu, mình được sinh ra trong một quốc độ có chánh pháp, vua quan có chánh kiến bảo vệ cho chánh pháp, thì mình sinh ra ở thời gian thời điểm hạnh phúc. Còn sinh ra ở một đất nước không có chánh pháp, vua quan không có chánh kiến để bảo vệ chánh pháp thì thời điểm đó mình sinh ra đó là bất hạnh.

Bây giờ Sư ngừng lại, Sư hỏi qúi Phật tử thì qúi Phật tử ở giai đoạn nào? Qúi Phật tử sinh ra ở một quốc gia có chánh pháp, vua và quan có chánh kiến bảo vệ chánh pháp thì mình sinh ra thời điểm đó là hạnh phúc hay bất hạnh.

Mình phải trả lời là mình sinh ra thời kỳ bất hạnh, mình ở trong đất nước này đâu có chánh pháp, bây giờ vua là tổng thống không có chánh kiến để bảo vệ chánh pháp, như Thái Lan thì có thể, vì Thái Lan còn chánh pháp, vua quan có chánh kiến bảo vệ chánh pháp như vua  Phumiphon Adunyadet.

Qúi Phật tử đây những người sinh vào những năm 1940 thời đó phải biết chánh pháp là chánh tạng mà mình không có chánh tạng, VN mình xưa nay không có, các qúi ngài Bửu Chơn Hộ Tông thì chưa làm được bao nhiêu, rồi HT Minh Châu, Ngài Tịnh Sự làm xong bộ kinh Tạng nhưng vẫn chưa đủ, mà vua quan thời kỳ đó không có bảo hộ cho mình mà là mình tự phát tự tìm ra. Mình phải nói rằng là mình sinh ra thời bất hạnh, qúi Phật tử phải thức tỉnh như vậy, chứ không thể nào nói mình có thời gian hạnh phúc.

Nhưng khi mình nhìn được Tư Tiền, thì bây giờ mình nhìn cái Tư Hiện. Tư Tiền mình không có gieo nên mới sinh ra thời điểm đó là bất hạnh, thời không có chánh pháp, bây giờ mình có rồi nên bây giờ là đang Câu Sinh Nghiệp để tạo Dĩ Thời Nghiệp cho vị lai.

Nên qúi Phật tử thấy đó là những cảnh trạng để cho mình thức tỉnh chứ không lấy chi buồn phiền, mình thấy mình bất hạnh, sinh ra thời không có chánh pháp, không có chánh tạng, vua quan không có chánh kiến, không bảo vệ chánh pháp, bảo vệ chánh tạng để cho mình phải bơi lạc lõng ở giữa biển khơi mà không có một điểm tựa.

Bây giờ mình có rồi mình phải gieo trồng hay là bám giữ để mà gieo nghiệp thiện cho ngày vị lai.

2. Sanh Thú (Gati)

Nếu qúi Phật tử sinh thú  mà hạnh phúc là sanh ra ở cõi thiện thú, sinh ra được làm người, làm Chư Thiên, làm Phạm Thiên, đó là Thiện Sanh Thú, hay là sanh thú hạnh phúc, còn nếu như sanh thú bất hạnh là sinh ra trong khổ thú là địa ngục, ngã quỉ, atula, súc sanh. Được sanh làm người, làm Chư Thiên, Phạm Thiên đó là hạnh phúc, còn những chúng sanh như gà vịt heo bò trâu hay là ngã quỉ atula là những chúng sanh đó sanh ở trong khổ thú.

Khi mình học về Mãnh Lực Duyên con chó con mèo mà đến với mình đều có mối duyên hệ. 

Chúng ta có Phát Thú chỉ trong Tam Đề Thiện thôi, sau này Sư sẽ viết về Tam Đề Thọ. Hồi lúc cô Bảy Vinh Phúc còn sống cô yêu cầu Sư viết, nhưng thật ra Sư không có điều kiện, không có thời gian để viết, lúc đó Sư cần phải nạp vô giống như con bò phải ăn cỏ thật nhiều rồi tối nhơi lại để tiêu hóa.

 Thời điểm này thời điểm của Sư là thời điểm hạnh phúc, là Sư bây giờ bắt đầu là Sư hưởng hết Tam Tạng, bao nhiêu năm qua Sư đi lặng lội, mỗi năm Sư đi đều có tác ý hết, từ năm 2011, 2012 mỗi năm là Sư đi lặng lội 

Khi mình học về Mãnh Lực Duyên, con chó con mèo đến với mình đều có mối duyên hệ. Những con chó con mèo đến với ta có khi là thân bằng quyến thuộc của mình.

Một hôm Đức Phật Ngài đi bát, đi ngang qua nhà của một gia chủ có con chó chạy ra sủa Ngài, Ngài nói: 

- Sủa làm gì, nói cho con ngươi biết đi rồi thoát khỏi cảnh khổ này chứ trong cảnh khổ này khổ lắm. 

Con chó nghe xong nó cụp đuôi chạy vô trong gầm giường nằm luôn. Nói xong Đức Phật Ngài ôm bát đi khất thực, khi người gia chủ về, mỗi khi người gia chủ về  thì con chó chạy ra mừng, mà kỳ này nó cụp đuôi không ra mừng, người gia chủ biết đó là điềm bất tường, ông kêu nó ra nhưng nó không ra nó vẫn nằm dưới gầm giường, ông mới chạy ra hỏi lối xóm sáng nay con chó có chuyện gì không mà hôm nay ta về nó không ra mừng ta, thì người lối xóm mới nói sáng nay ta thấy có Samôn Cồ Đàm đi ngang qua đây, con chó chạy ra sủa, Samôn Cồ Đàm nói cái gì với nó mà nó cụp đuôi tới giờ, nếu ông muốn biết đi lên chùa Kỳ Viên hỏi Samôn Cồ Đàm.

Thì chàng thanh niên đi đến chùa Kỳ Viên hỏi Đức Phật:

- Bạch Đức Thế Tôn, sáng nay Đức Thế Tôn nói gì với con chó của con mà bây giờ con về nó không mừng?

Đức Phật nói:

- Ngươi về nói với nó chỉ ra cái gì nó đang chôn dấu để mà thoát khổ.

Người thanh niên đó nghe xong trở về nhà, kêu nó: ngươi có cái gì ngươi dấu nói cho ta biết thì ngươi hết khổ. Ngài Samôn nói với ta vậy đó.

Con chó vừa nghe xong nó đứng lên rồi nó cào đất dưới gầm giường, ngày xưa nền nhà làm bằng đất, nó cào đất ra thấy có hũ vàng, người gia chủ cầm hũ vàng lên. Còn con chó từ khi chỉ nơi chôn hũ vàng thì nó bỏ ăn 7 ngày sau nó chết sanh thiên. Người gia chủ mới lên hỏi Đức Phật, thì Đức Phật nói:

- Con chó đó là cha của ngươi đó, khi cha ngươi còn sống lo làm lụng kiếm tiền rồi cất giữ để dành, nhưng không may chết đi mà không kịp nói thì mới tục sinh trở lại để giữ hũ vàng này chờ chỉ cho con rồi mới đi được, chứ còn không thì không đi được.

Câu chuyện đó, các qúi Phật tử hiểu không. Mình học Phát Thú xong rồi mà trong Phát Thú Đức Phật Ngài dạy hết rồi Ngài giải thích hết tất cả Duyên nào Duyên nào hay là Mãnh Lực nào Mãnh Lực nào, chút nữa ta sẽ học qua phần Mãnh Lực.

Thì qúi Phật tử thấy, không phải là ngẫu nhiên được. Khi ta học xong về Phát Thú thì từ đây chúng ta sẽ không nói tự nhiên được nữa, tất cả đều có Mãnh Lực hết, Mãnh Lực tới mà chúng ta chưa thấu hiểu hết, chưa học hết, ta chưa phân biệt được Mãnh Lực Duyên nào với Mãnh Lực Duyên nào thì chúng ta sẽ bị mơ hồ trong trạng thái nói một cách buâng quơ không có ý nghĩa. Do đó chúng ta thấy tất cả đều có Mãnh Lực nó đến với nhau là nó có một Duyên Nghiệp nào đó tạo ra.

3. Kết Liên (Upadhi)

Kết Liên (Upadhi) là có người sinh ra thì to lớn, còn có người thì nhỏ bé, rồi có người sinh đầy tháng có người sinh thiếu tháng, người đầy đủ là người đó hạnh phúc, người nào thiếu thốn là bất hạnh.

Người sinh ra đầy đủ các căn là người hạnh phúc, người sinh ra khiếm khuyết là kết liên bất hạnh.

 Đọc tới đây thì, ngay cả Sư cũng là bất hạnh vì nhãn căn Sư yếu, so với qúi Phật tử ở đây. Như ba của Sư cho tới ngày mà ba Sư mất không có đeo kiếng, không cận thị và cũng không viễn thị, đọc báo đọc sách chữ nhỏ không phải đeo kiếng, và không bị lãng tai, tâm sáng suốt, 88 tuổi vẫn minh mẫn, không bao giờ nói nhức đầu gối hay đau lưng, như vậy Sư biết là ba Sư là kết liên hạnh phúc sinh ra được đầy đủ. Sư mới 11 tuổi là cận thị rồi là mình biết là mình kết liên bất hạnh rồi. 

Thì mình nhìn trở lại tại sao mình sinh ra mà kết liên bất hạnh này, là tại vì nghiệp trong quá khứ.

 4. Hành Vi (Payoga)

Hành Vi (Payoga) là: Người nào nương vào sự tinh tấn có Chánh Kiến, có Chánh Tinh Tấn tạo ra những thân nghiệp, ngữ nghiệp, và ý nghiệp thiện hạnh không sai phạm những điều lỗi của nhà nước, cũng như của Phật Pháp, thì người đó có hành vi hạnh phúc.

Còn nếu như họ có những hành vi tạo tác ra những điều bất thiện về thân, ngữ, và ý, phạm vào nhà nước hay là phạm vào Phật Pháp của Đức Phật thì đó là họ có những hành vi bất hạnh 

Mình học mình biết mình và những cảnh trạng chung quanh mình. Từ đó mình phải ý thức được.

Tới thời điểm này qúi Phật tử có Kinh có Chánh Tạng, có Chú Giải, đầy đủ hết là qúi Phật tử có gieo trồng những Thiện nghiệp lực trong thời quá khứ tới bây giờ bắt đầu trổ sinh lên. Và quả quyết qúi Phật tử không có sai trật, khi Thiện Nghiệp Lực về Chánh Pháp về Chánh Tạng qúi Phật tử bắt đầu trổ sanh cho tới ngày nhắm mắt ra đi chứ không ngừng. Tại vì Sư tiếp tục làm với hạnh nguyện của Sư là phải ra Chánh Tạng để phục vụ cho chúng sanh cũng như qúi Phật tử hữu duyên với Chánh Pháp học hỏi có sách để nương tựa để tu tập được thành tựu. Thì đó là phước của qúi Phật tử đang được trổ lên.

Khi qúi Phật tử đọc trong: 

(Phần trích dẫn)

Mahāpaṭṭhāna - Đại Phát Thú 3 Trang 116: 

(B) AKUSALAPADA - CÂU BẤT THIỆN

 “AKUSALAPADĀVASĀNA - PHÂN CUỐI CÂU BẤT THIỆN”

TRONG CÂU BẤT THIỆN

"Akusalo dhammo akusalassa dhammassa Pakatùpanissayapaccayena paccayo"

 - Pháp Bất Thiện làm duyên giúp đỡ ủng hộ đối với Pháp Bất Thiện với mãnh lực Thường Cận Y Duyên.

Pháp Bất Thiện làm Thường Cận Y Năng Duyên, là 12 Tâm Bất Thiện, 27 Tâm Sở phối hợp.

Pháp Bất Thiện làm Thường Cận Y Sở Duyên, là 12 Tâm Bất Thiện, 27 Tâm Sở phối hợp.


ANUVĂDA -CÂU PHỤ

1/ "Ràgam upanissàya pànam hanati, adinnam àdiyati, musà bhanati, pisunam bhanati, pharusam bhanati, sampham palapati, sandhim chindati, nillopam harati, ekàgàrikam karoti, paripanthe titthati, paradàram gacchati, gàmaghàtam karoti, nigamaghàtam karoti, màtaram jìvità voropeti, pitaram jìvità voropeti, arahantam jìvità voropeti, dutthena cittena tathàgatassa lohitam uppàdeti, sangham bhindati". 

Người nương vào Tham Ái một cách kiên cường, rồi thường thực hiện việc sát hại hữu tình, chấp thủ tài sản của mình bất khả thí, vọng ngữ, ly gián ngữ, thô tháo ngữ, hồ ngôn loạn ngữ, cắt chặn nơi giao lộ để cướp đoạt không dư sót, thực hiện việc cướp đoạt trong một nhà, đứng rình chặn tại nơi đường vắng, giao du với vợ người, thực hiện việc sát lược thôn dân, thực hiện việc sát lược thị dân, sát hại mẫu thân, sát hại phụ thân, sát hại  bậc Vô Sinh, chích thân huyết Đức Như Lai với Tâm hãm hại, và phá hòa hợp Tăng chúng.

Tại đây, nương vào Tham Ải một cách kiên cường, có chi pháp là 8 Tâm căn Tham, 22 Tâm Sở phối hợp nương vào Tham đi làm chủ vị, làm Thường Cận Y Năng Duyên.

* Thực hiện việc sát hại hữu tình (Pànam hanati): có chi pháp là 8 Tâm căn Tham và 2 Tâm Si hiện đang sanh, liên quan với việc giết hại chúng sanh.

* Chấp thủ tài sản bất khả thi (Adinnam àdiyati): có chi pháp là 12 Tâm Bất Thiện hiện đang sanh liên quan với việc trộm cắp tài sản. 

Trang 117

* Vọng ngữ (Musà bhanati): có chi pháp là 12 Tâm Bất Thiện hiện đang sanh, liên quan với việc nói dối.

* Ly gián ngữ (Pisusam bhanati): có chi pháp là 12 Tâm Bất Thiện hiện đang sanh, liên quan với việc nói lời đốc thúc, xúi giục.

* Thô tháo ngữ (Pharusam bhanati): có chi pháp là 8 Tâm căn Tham, 2 Tâm căn Sân, liên quan với việc nói lời thô thảo, ác ngữ.

* Hồ ngôn loạn ngữ (Sampham palapati): có chi pháp là 12 Tâm Bất Thiện hiện đang sanh, liên quan với việc nói lời vô ích, lông bông.

* Cắt chặn nơi giao lộ để cướp đoạt không dư sót, thực hiện việc cướp đoạt trong một nhà, đứng rình chặn lại nơi đường vắng, thực hiện việc sát lược thôn dân, thực hiện việc sát lược thị dân (Sandhim chindati, nillopam harati, ekàgàrikam karoti, paripanthe titthati, gàmaghàtam karoti, nigamaghàtam karoti): có chi pháp là 12 Tâm Bất Thiện hiện đang sanh, liên quan với việc khoét vách trộm cắp, v,v,

* Giao du với vợ người (Paradàram gacchati): có chi pháp là 8 Tâm căn Tham, 2 Tâm căn Sân, liên quan với việc ngoại tình.

* Sát hại mẫu thân, sát hại phụ thân, sát hại bậc Vô Sinh, chích thân huyết Đức Như Lai với Tâm hãm hại, và phá hòa hợp Tăng chúng (Màtaram jìvità voropeti, pitaram jìvità voropeti, arahantam jìvità voropeti, dutthena cittena tathàgatassa lohitam uppàdeti, sangham bhindati): có chi pháp là 2 Tâm căn Sân, liên quan với việc sát hại mẫu thân, sát hại phụ thân, vv. làm Thường Cận Y Sở Duyên.

2/ "Dosam upanissàya pànam hanati, adinnam àdiyati, musà bhanati, pisunam bhanati, pharusam bhanati, sampham palapati, sandhim chindati, nillopam harati, ekàgàrikam karoti, paripanthe titthati, paradàram gacchati, gàmaghàtam karoti, nigamaghàtam karoti, màtaram jìvità voropeti, pitaram jìvità voropeti, arahantam jìvità veropeti, dutthena cittena tathàgatassa lohitam uppàdeti, sangham bhindati". Người nương vào Sân Hận một cách kiên cường, rồi thường thực hiện việc sát hại hữu tình, chấp thủ tài sản của mình bất khả thí, vọng ngữ, ly gián ngữ, thô tháo ngữ, hổ ngôn loạn ngữ, cắt chặn nơi giao lộ để cướp đoạt không dư sót, thực hiện việc cướp đoạt trong một nhà, đứng rình chặn tại nơi đường vắng, giao du với vợ người, thực hiện việc sát lược thôn dân, thực hiện việc sát lược thị dân, sát hại mẫu thân, sát hại phụ thân, sát hại bậc Vô Sinh, chích thân huyết Đức Như Lai với Tâm hãm hại, và phá hòa hợp Tăng chúng.

Tại đây, nương vào Sân Hân một cách kiên cường, có chi pháp là 2 Tâm căn Sân, 22 Tâm Sở phối hợp nương vào Sân Hận làm chủ vị, làm Thường Cận Y Năng Duyên.

* Thực hiện việc sát hại hữu tình (Pànam hanati): có chi pháp là 8 Tâm căn Tham và 2 Tâm Si hiện đang sanh, liên quan với việc giết hại chúng sanh.

(Dứt trang 117)

Tất cả nghiệp ác về thập ác nghiệp từ sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói lời vọng ngữ, ly gián ngữ, thô tháo ngữ, hồ ngôn loạn ngữ v.v đều do tâm tạo cả. Từ trang 116 đến  trang 117 qúi Phật tử đọc sẽ thấy kinh khủng.

Khi mình hiểu được dị thời nghiệp trong Hành Vi (Payoga), thì qúi Phật tử phải đọc trang 116 này, do đâu? 

 Không do ai cả, do tâm mình, không kiểm soát, không tu tập để buông thả chạy theo thói quen tập khí, mình tạo tác ra, khi tạo tác ra nó sẽ đi đến 4 điều này: Sanh ra thời điểm bất hạnh, sanh thú bất hạnh, kết liên những điều bất hạnh và mình tiếp tục có những hành vi bất hạnh tạo tác trở lại, nó đi một vòng tròn.

Nếu mình không học Chánh Pháp, không có người chỉ dạy mình thì qúi Phật tử sẽ đi lạc 

Trong Chánh tạng quyển xanh và Chú giải quyển đỏ, đọc phần Thường Cận Y Duyên hay lãnh vực Cận Y Duyên, đức Phật Ngài chỉ nói chứ Ngài không nói cái tâm, ở đây quý Phật tử sẽ thấy cái Tâm. 

Thí dụ, nếu nương vào tâm tham thì làm cái gì? Sát hại hữu tình, Thực hiện việc sát hại hữu tình (Pànam hanati): có chi pháp là 8 Tâm căn Tham và 2 Tâm Si hiện đang sanh, liên quan với việc giết hại chúng sanh.

* Chấp thủ tài sản bất khả thi (Adinnam àdiyati): có chi pháp là 12 Tâm Bất Thiện hiện đang sanh liên quan với việc trộm cắp tài sản. 

Qúi Phật tử chịu khó đọc. Có hết, mà mình không chịu khó đọc, hay mình không có sách mà đọc. Do đó, mình tạo tác không hay biết.

Thì hôm nay Sư muốn nói là qúi Phật tử nhẫn nại, Sư sẽ cố gắng hướng dẫn và trình bày hay chia sẻ những cái gì Sư viết thời gian qua về Phát Thú, Sư sẽ đi từng bước chậm để qúi Phật tử nắm bắt rõ ràng.

Bây giờ chúng ta đi qua 7 giai đoạn.

Khi tới không phận của phi trường chiếc máy bay phải đảo nhiều lần rồi mới đáp xuống phi đạo, là do sự điều khiển của phi trường, khi nào cho phép mới được đáp xuống. Trừ 2 trường hợp thứ nhất là hết xăng, thứ hai là có người bịnh thì mới cho xuống khẩn cấp, ở dưới phi đạo phải bố trí xe chữa lửa và xe cứu thương để trường hợp khi cần. Trường hợp ổn định thì máy bay phải bay đảo vòng trên trời khi có phép mới được đáp xuống phi đạo. Đó là luật.

Thì ở đây, Sư hướng dẫn qúi Phật tử học, Sư cũng phải đi đảo một vòng để qúi Phật tử xây dựng nền tảng kiến thức của mình từ căn bản qúi Phật tử có rồi thì Sư bổ túc thêm để qúi Phật tử tu tập, nên qúi Phật tử chịu khó Sư sẽ đi từng bước.

Sư nhắc lại 7 giai đoạn:

1. Liên quan

2. Câu Sinh.

3. Duyên Sinh

4. Y Chỉ.

5. Hỗn Hòa.

6. Tương Ưng.

7. Vấn Đề.

Thì tất cả nó có là vòng tròn.

1. Liên quan

Giải quyết một vấn đề tất cả trong 22 Tam Đề Matika Timàtikà Mẫu Đề Tam, tất cả đều đi đến giai đoạn vấn đề kết thúc. Tất cả trong 22 Mẫu Đề Tam đều đi đến kết thúc là giải quyết vấn đề, dứt điểm vấn đề đó hay là chấm dứt vấn đề đó, không có còn tồn đọng hay là ứ kẹt điểm nào cả. Thì qúi Phật tử sẽ thấy đó, nên Phát Thú này tất cả mỗi pháp nên đều có kết thúc một vấn đề. 

Thí dụ qúi Phật tử học tạng kinh Nikaya, Trường Bộ hay Trung Bộ, Tăng Chi Bộ v.v... là giải đáp hay là nói những pháp thoại trao đổi với các đối tượng ở thời Đức Phật. Còn cái này là chúng ta sẽ thấy một pháp liên đới nhau một cách rõ ràng. 

Một vấn đề nào xảy ra. Vấn đề Luân Hồi. Một vấn đề nào mà một buổi trời mưa tầm tã cây cối ngã nghiêng rồi phát sinh lên vấn đề khởi lên trong đầu: "Tại sao ta phải sinh tử luân hồi". Hết sinh rồi tử, hết tử rồi sinh, luân chuyển hồi qui, tại sao ta sinh ra, rồi kiếp sau ta có trở lại như vầy nữa không. Nhiều vấn đề hiển bày ra.

Chẳng hạn như một nhà triết gia nói vấn đề sinh tử luân hồi là vấn đề trọng đại, thì lúc bấy giờ ta phải tìm mối liên quan, cái liên quan của vấn đề sinh tử luần hồi này nó có tính chất liên quan của nó, có sự liên đới của nó mà chúng ta tìm không ra, thì liên quan của vấn đề sinh tử luân hồi này là chỉ có hai mối thôi mà qúi Phật tử phải tìm thấy được là Ái Dục và Vô Minh. 

Ái Dục và Vô Minh gọi là mối liên quan.

 Vì Ái Dục mà ta bị sinh tử, sinh ra một chuỗi:

Vì Vô Minh mà ta bị luân hồi:

 1. Vô Minh duyên cho Hành (avijia-paccaya sankhara),

 2. Hành duyên cho Thức (sankhara-paccaya vinnanam), 

3. Thức duyên cho Danh Sắc (vinnanam-paccaya nama-rupam), 

4. Danh Sắc duyên cho Lục Nhập (nama-rupam-paccaya salayatanam), 

5. Lục Nhập duyên cho Xúc (salayatanam-paccaya phasso),

 6. Xúc duyên cho Thọ (phassa-paccaya vedana)

7. Thọ duyên cho Ai (vedana-paccaya tanha)

8. Ai duyên cho Thủ (tanha-paccaya upadanam)

9. Thủ duyên cho Hữu (upadanam-paccaya bhavo)

10. Hữu duyên cho Sanh (bhava-paccaya jati)

11. Sanh duyên cho (jati-paccaya)

12. Lão Tử (jara-maranam)

Thì chúng ta sẽ tìm được mối liên quan của Vấn Đề là cái nào.

2. Câu Sinh.

Thí dụ. Qúi Phật tử đang đi ngoài đường, có người tới mắng chửi qúi Phật tử. Qúi Phật tử nói 'ngẫu nhiên nó tới mắng chửi tôi". Không có sự ngẫu nhiên, không có sự tự nhiên, mà nó có mối liên hệ nào đó, có điểm mấu chốt nào đó mà nó đi tới mắng chửi mình. 

Thì bây giờ nó đang hiện bày một cái gì (4. Hành Vi - Payoga) nó đang chỉ cho mình cái hành vi bất thiện, nó đang tạo tác một hành vi bất hạnh. Rồi nó sẽ có một thời gian bất hạnh và nó sẽ có sinh thú bất hạnh. Nhưng nó có 4 cộng nghiệp, Thiện Nghiệp cũng có mà Bất Thiện Nghiệp cũng có với 4 cảnh trạng, mình có hoan hỉ không, mình có tạo tác chung không. 

Thế thì khi nó tới chửi mắng mình, mình nói "ủa sao mình bị vậy", thế là qúi Phật tử đang đồng ý với cái đó. Tui bị người ta chửi, là qúi Phật tử đồng ý với họ. 

Đứng trước tình trạng bị chửi đó Đức Phật Ngài nói: Mối Liên Quan này mình không Câu Sinh, đứng trước việc đó mình phải giữ Tứ Niệm Xứ

Đức Phật Ngài nói với Ananda: Nương theo 37 Pháp Trợ Đạo. 

37  Bodhipakkhiya dhamma, 37 Phẩm Trợ Ðạo, gồm bảy nhóm là:

1. Tứ Niệm Xứ (4 yếu tố),

2. Tứ Chánh Cần (4 yếu tố),

3. Tứ Như ý Túc, hay căn bản của sự thành công, (4 yếu tố),

4. Ngũ Căn, hay Khả Năng Kiểm Soát (5 yếu tố)

5. Ngũ Lực, hay Năng Lực Tinh Thần (5 yếu tố)

6. Thất Giác Chi, những Yếu Tố của sự Giác Ngộ (7 yếu tố)

7. Bát Chánh Ðạo, những yếu tố của Con Ðường (8 yếu tố)

(Tất cả 37 yếu tố)

3. Duyên Sinh

Nếu biết được Mối Liên Quan mình không Câu Sinh với nó. Nếu là Thiện thì đồng ý chúng ta tiếp tục Câu Sinh, rồi nó làm cho pháp đó Duyên Khởi sinh lên. Duyên gì, Mãnh Lực nào làm cho nó sinh khởi lên, thì lúc bấy giờ chúng ta có mối Duyên Sinh.

4. Y Chỉ.

Y Chỉ có hai chúng ta cần phải biết:

1.  Adhitthànà Kàra - Chỗ nương tựa   

2. Missaya Kàra - Người nương tựa 

Giai đoạn Y Chỉ này. Thí dụ mình nghe một tin là có người ăn cắp một món đồ, người điều tra viên đến hỏi: "Nó cậy vào ai, nó nương vào vấn đề gì mà nó ăn cắp được món đồ này?".  Đó là chúng ta nói về vấn đề Y Chỉ, cậy nhờ, nương tựa. Nương vào cái gì, nương vào điều kiện gì mà nó thực hiện được vấn đề này. Đó là giai đoạn Y Chỉ.

Chỗ Nương Tựa, là nó làm cái gì làm chỗ nương tựa, nó nương tựa vào bóng tối là chỗ nương tựa cho kẻ gian.

Điều Thiện là chỗ nương tựa cho người hữu trí.

Nếu mình không biết thì giai đoạn Y Chỉ này chúng ta bị mất cơ hội, bóng tối là chỗ nương tựa cho kẻ gian. Điều Thiện là chỗ nương tựa cho kẻ hữu trí. Người trí chỉ nương tựa vào Thiện Pháp, chứ không nương tựa vào tập khí.

Do đó mình mới thấy rằng là giai đoạn Y Chỉ có hai vấn đề 

1.  Adhitthànà Kàra - Chỗ nương tựa, là khách quan

2. Nissaya Kàra - Người nương tựa, là chủ quan.

Thì mình là người nương tựa, nếu như mình là người nương tựa thì mình phải làm đúng vị trí của người nương tựa. Giống như học trò nương tựa vào người thầy thì phải làm đúng vị trí của người học trò nương tựa vào thầy. Còn thí dụ mình là người học giả nương tựa vào Chánh Pháp thì mình phải làm đúng chức năng của mình là người học giả nương tựa vào Chánh Pháp, chứ không có tập khí hay là bỏ tánh "tôi ta" những thói quen của mình, thì mình mới làm đủ giai đoạn Y Chỉ này.

Vậy thì giai đoạn Y Chỉ này muốn giải quyết một vấn đề thì mình phải tìm hai cái: Khách Quan và Chủ Quan. 

Bởi vì:

 - Chỗ nương tựa của vấn đề sinh tử luân hồi này là chỗ nương tựa Lậu Hoặc nó trốn trong điểm này.

-  Y Chỉ của người nương tựa là người tạo tác, người nuôi dưỡng và người gầy dựng cái Lậu Hoặc này, tức là bậc Hữu Lậu. 

Thì hai vấn đề này nó hình thành ra vấn đề sinh tử luân hồi mà nó hiện bày. Các qúi Phật tử phải tìm ra. 

5. Hỗn Hòa.

Rồi tính phức tạp, tính hỗn hoà của vấn đề sinh tử luân hồi này là những phiền não những  bất thiện tập khí xen lẫn nhau, hoà trộn nhau mà nó không tách rời được, chính cái đó nó tạo ra vòng sinh tử luân hồi rồi tái lập lại.

6. Tương Ưng.

Tương Ưng là hoà trộn, trong tính chất hòa trộn này có một điểm đặc biệt chúng ta phải biết là nó giống với Câu Sinh, là nó cùng Đồng Sinh củng một lúc, mà cùng một lúc là nó có 2 tính chất là: Năng Duyên và Sở Duyên chung một gọi là Tương Ưng. Năng Duyên và Sở Duyên là chung một. 

Thế thì khi nào Năng Duyên và Sở Duyên chung một, mà nó không có Năng với Sở chung một nhau mà không tách rời ra được, đó là chỉ có Danh Pháp.

 Sắc Pháp không có, Sắc Pháp vô thì nó là Bất Tương Ưng. 

7. Vấn Đề.

Do đó khi chúng ta giải quyết một vấn đề này, ta không bận tâm vấn đề về Sắc Pháp. Sắc Pháp hiện bày trong phần Y Chỉ rồi, 

Y Chỉ của Sắc Pháp là Chỗ Nương Tựa (Nissaya Kàra) , là Tứ Đại (Thủy, Đại), là chỗ nương tựa cho 3 đại còn lại.

Nhưng tới phần Hỗn Hòa và Tương Ưng thì chỉ có phần Danh Pháp mà thôi. 

Do đó, khi giải quyết vấn đề của sinh tử luân hồi này là chúng ta phải nhìn cách toàn diện giải quyết vấn đề.

Khi chúng ta học tới phần Pháp Thú này thì qúi Phật tử sẽ nắm bắt được các Mãnh Lực đưa đến cho Vấn Đề một cách rất mạch lạc.

Trong 22 Mẫu Đề Tam  Timātikà đều có kết cục là Giải Quyết Vấn Đề, tất cả đều có một kết thúc của một Matikā, một Tam Đề hay một Nhị Đề là phải Giải Quyết Vấn Đề.

Tức là Đức Phật Ngài thuyết pháp từ Giai Đoạn Liên Quan, Giai Đoạn Câu Sinh, Giai Đoạn Duyên Sinh, Giai Đoạn Y Chỉ,  Giai Đoạn Hỗn Hòa, Giai Đoạn Tương Ưng. Thì cũng dẫn tới vấn đề kết thúc.

Có hai từ ngữ chúng ta cần biết là:

- Pariyosāna là: hoàn tất, là kết thúc, hoàn mãn hay là hoàn thành. 

- Niṭṭhitā là: Kết Thúc.

Hai từ ngữ này chỉ có hiện hữu ở trong giai đoạn Vấn Đề, vậy thì kết thúc một vấn đề, hoàn tất một vấn đề hay hoàn thành một vấn đề là nó hiện bày hai từ ngữ này PariyosānaNiṭṭhitā.

Có khi Đức Phật Ngài dùng là Niṭṭhitā, có khi Ngài dùng Pariyosāna là hoàn tất, kết thúc một cách hoàn mỹ, hay là kết thúc hoàn hảo.

Khi ta nói đến vấn đề Tam Đề Thiện thì chúng ta sẽ đi tới 3 điểm mà chúng ta cần phải có:

1. Nhân loại.

2. Thiên và Phạm Thiên, cõi trời Sắc Giới và Vô Sắc Giới.

3. Niết-bàn.

Nếu được cả 3 giai đoạn  thì gọi là Pariyosāna. Và nếu được  3 cái này thì gọi là Niṭṭhitā

Như vậy, khi qúi Phật tử đã là người, thì mới là một giai đoạn vấn đề này chưa có Niṭṭhitā, giai đoạn này chưa có Pariyosāna. Do đó qúi Phật tử thấy giải quyết vấn đề này chưa xong. Do đó mình không có được quyền tự mãn để dừng lại. 

Còn khi mình tới giai đoạn sinh Thiên Lục Dục Thiên do mình xả thí, bố thí, trì giới mình được sinh Thiên, nhưng không có hành thiền. Có những người chỉ trì giới, bố thí chứ họ không hành thiền, họ chỉ tu phước không tu tuệ, thì họ được sinh Thiên, thì họ không phải là Pariyosāna là họ chưa hoàn tất, họ chưa có Niṭṭhitā.

Rồi tới cửa Niết-bàn cũng chưa phải là kết thúc, tại vì nó có 2 là:

1. Hữu Dư Y

2. Vô Dư Y

Hữu là có, Vô là không, Dư là dư xót. Y là nương nhờ 

 Lúc nãy mình qua Câu Sinh, Duyên Sinh. Có những cái mình phải dừng lại đừng có Câu Sinh, người ta nói, người ta hành động, mình thấy là Thiện nhưng ta dừng lại, ta không câu sinh, tại vì có thể Câu Sinh này là Câu Sinh Nghiệp Lực. Qúi Phật tử phải cẩn thận. tại vì 4 điều: Thời gian (Kāla), Sinh thú (Gati), Kết liên (Upadhi), Hành vi (Payoga). Mình phải cẩn thận và mình phải cân nhắc.

Chẳng hạn như Ba La Mật chỉ hành động với tự nguyện chứ không có bị tác động, phải cẩn thận, phải tự nguyện, chớ để bị tác động. Người tạo tác hay là người bị tạo tác. 

Do đó, người ở bên ngoài mà họ biết Balamật của qúi Phật tử, một cơ may nào đó mà họ phát hiện được, đương nhiên là khi ta nguyện Balamật thì ta không cho ai biết hết. Nhưng nếu người ta biết người ta sẽ khai thác, người mà khai thác là họ không biết cái key của người hành Balamật là tự nguyện. Khi người đã hành Balamật phải biết cân nhắc khi nào hành động, khi nào không hành động, tại vì người ta sợ nghiệp. Còn người vô minh ở bên ngoài họ đốc thúc vô không ăn thua gì.

Qúi Phật tử phải bình tỉnh đứng trước trạng thái đó nếu không qúi Phật tử rớt trong hiệp thế. Cái đó là key (chìa khoá)  mà qúi Phật tử cần nắm bắt.

Ngày hôm nay Sư muốn chia sẻ với qúi Phật tử, cho dù họ phát hiện được qúi Phật tử đang là người hành Balamật, tại vì con đường Balamật là con đường giải thoát, nếu không qua con đường Balamật thì sự giải thoát của mình chỉ đứng, mình chưa đến Pariyosāna, do đó mình phải cẩn thận.

Tuy nhiên, trong lãnh vực gọi là giai đoạn Duyên Sinh có sự hữu dẫn, chắc chắn, Duyên nào, Mãnh Lực nào làm cho nó phát khởi? Thì phải là hữu dẫn 

Thế nào là Hữu Dẫn

Qúi Phật tử đọc ở trong tâm sasañkhärikaṃ Citta (Tâm Hữu Dẫn) thì những tâm nào nằm ở trong tâm hữu dẫn, rồi tâm nào không hữu dẫn.

Qúi Phật tử phải đọc lại chương I Tổng Hợp Vô Tỷ Pháp, sasañkhärikaṃ citta là tâm hữu dẫn và asañkhärikaṃ citta  là tâm vô dẫn.

Trích dẫn trong:

                             Tổng Hợp Vô Tỳ Pháp - Tập I - Trang 30

Lời dịch trong từ ngữ “Asankhārikaṃ” và “Sasankhārikaṃ” có hai loại là: 

1. Asankhārikaṃ - Vô Dẫn: Tâm sanh khởi một cách không có dẫn dụ.

 2. Sasankhārikaṃ - Hữu Dẫn: Tâm sanh khởi một cách có dẫn dụ.

Chú giải: Lục Nhân sanh Vô Dẫn là:

1/ Tái tục với Tâm Vô Dẫn. 

2/ Thân tâm mạnh mẽ. 

3/ Thường hay nhẫn nại. 

4/ Thông thạo rành rẽ mọi việc, phận sự. 

5/ Thường được nghe thấy các việc làm của bậc thiện trí thức. 

6/ Môi trường sinh sống thích hợp.

(dứt phần trích dẫn)

Thì Duyên Sinh này với Mãnh Lực này mà không có Câu Sinh với 4 điều kiện tại vì 4 điều: Thời gian (Kāla), Sinh thú (Gati), Kết liên (Upadhi), Hành vi (Payoga). Mình phải cẩn thận và mình phải cân nhắc. Thì qúi Phật tử thoát ra cái Balamật. Do đó có những người vô minh họ khai thác. 

Chẳng hạn như qúi Phật tử đọc quyển An Tịnh Thù Thắng Đạo (The Way To Ultimate Calm) của Ngài Webu, Thật ra Ngài không phải tên là Webu mà là Ngài ở làng Webu, tên Ngài là Sư Kumara. Giống như Ngài Mahasi tên Mahasi không phải là tên Ngài mà Ngài tên là Sobhana nhưng vì Ngài đánh chuông báo thức cho người ta thức để hành thiền nên người ta gọi Ngài là Mahasi nghĩa là đánh thức người ta dậy.

Qúi Phật tử mở trang 237, Sư mở cái key cho các qúi Phật tử để biết cách hành Balamật khi mà người vô minh họ dùng cái Balamật của mình để mà khai thác thì qúi Phật tử sẽ hành mà không bị đứt đoạn Balamật.


Trích đoạn từ An Tịnh Thù Thắng Đạo (The Way To Ultimate Calm) của Ngài Webu, Ngài HT Sán Nhiên dịch.

Từ trang 237

Dạ phải, kính bạch Ngài, nó giống như một chiếc thuyền, một chiếc xe lửa, hoặc một chiếc xe thổ mộ hay là một chiếc xe hơi để mà đưa một người đi đến mục tiêu của mình. 

S: Đừng lìa khỏi chiếc xe nầy, các con có hiểu không ? Hãy gìn giữ sự chú tâm của các con một cách kiên định được tập trung tại nơi đây, tại điểm chạm, và không bao giờ lìa khỏi điểm chạm nầy. Trong phương thức nầy, các con sẽ đạt đến mục tiêu của mình. 

Đôi khi các con có thể trở nên thiếu kiên nhẫn việc du hành trên chuyến xe lửa đi đến Mandalay và nghĩ rằng “Tôi muốn đi đến Mandalay, nhưng có thực là chiếc xe lửa nầy đang đi đến đó hay là nó đang đi đến Rangoon ?” Nếu điều nầy xẩy ra, các con sẽ xuống xe không ? Đừng nha ! Hãy tiếp tục trên chuyến du hành của mình và các con sẽ thấy rằng cuối cùng rồi các con đi đến nơi Mandalay. 

Nếu các con có ngán ngẩm và chán chường, đừng lìa khỏi chiếc xe lửa. Khi các con đang cảm thấy vui thích, đừng buớc xuống. Khi các con bị đau yếu, hãy ở lại trên xe lửa, và cũng ở lại khi các con được tráng kiện và khỏe mạnh. Khi các con có đông đảo đoàn thể, hãy ở lại. Khi các con là hoàn toàn cô độc, đừng lìa khỏi. Khi người ta nói những điều bất duyệt hỷ đến các con, cố chấp, và khi họ nói với các con một cách tôn kính, đừng xuống xe lửa của các con. Các con sẽ làm điều chi nếu người ta đã đánh đập các con do bởi họ không ưa thích các con ? 

D: Kính bạch Ngài, con nghĩ rằng con sẽ bỏ chạy. 

S: Chỉ cần gìn giữ sự chú tâm của các con vào điểm chạm. Cho dù là bọn cướp đánh đập các con, chúng không thể nào đánh ngã sự tỉnh giác nầy được. 

D: Chính xác, kính bạch Ngài, tuy nhiên con nghĩ rằng sự tỉnh giác nầy sẽ biến mất nếu như họ đã đánh đập con. 

S: Không nhất thiết vậy ! Bồ Tát (*) của chúng ta, trong một trong những kiếp sống của Ngài, đã trở thành Vua của loài khi (#). Một ngày nọ, Khỉ Chúa đã phát hiện ra một vị bà la môn đã bị rơi xuống bên một vách đá dựng đứng trong khu rừng hoang vắng, và đã bất lực, và chắc chắn rằng sẽ chết dần chết mòn ở nơi đó. Vị bà la môn nầy đã đang than vãn số phận của mình và đang khóc la “Ôi tội nghiệp cho tôi, Tôi đã bị rớt xuống một vực thẳm một trăm thước sâu. Chắc chắn là tôi sẽ chết dần chết mòn ở tại nơi đây. Ôi tội nghiệp cho tôi, ôi, ôi, ôi,.. Những thân bằng quyến thuộc và bạn hữu của tôi, vợ và các con của tôi, không hay biết về điều bất hạnh của tôi. Không có người nào là ở nơi đây để cứu tôi. Ôi, ôi,..” và ông ta đã khóc than. 

Giác Hữu Tình (Bồ Tát): (“Một người mà có sở nguyện cầu sự giác ngộ”), một vị Phật sẽ thành, một cá nhân mà, do cảm hứng bởi một vị Phật, phát một lời thệ nguyện tu tập cho thành đạt Quả vị Phật; “từ đó trở đi, trong từng mỗi kiếp sống, vị Giác Hữu Tình bảo tồn năng lượng tinh thần của một giai cấp tối thượng thông qua việc tu tập về mười Pháp Ba La Mật (hay là Những Đức Hạnh tiến tới Sự Toàn Thiện)”. (Ông Ba Khin, Phật Giáo là chi, [Yangon, năm 1954], trang 6] 

[(#): Chuyện Tiền Thân của Đức Phật số 516 (Tích truyện Khỉ Chúa).] 

Bấy giờ, chúng hữu tình tôn quý đã thường luôn quan tâm đến điều phúc lợi của tất cả chúng hữu tình, chẳng có chi ngoại lệ. Và vì Bồ tát quả thực là một hữu tình tôn quý, ở vào thời đó Ngài đã là Khỉ Chúa tỏ lòng thương xót cho vị bà la môn trong cùng phương thức Ngài đã tỏ lòng trắc ẩn đến chính các con của mình. Và do vậy Ngài đã trèo xuống vách đá dựng đứng và đã đi đến vị bà la môn. “Đừng có sợ hãi, đừng có tuyệt vọng, Tôi không để cho Tôn Ông chết đâu. Tôi sẽ đưa Tôn Ông trở lại nơi Tôn Ông muốn đi”, Ngài đã nói với vị bà la môn để trấn an ông ta và để cổ vũ ông ta. Và quả thật Ngài cũng có chủ ý như thế. Nhưng Ngài đã vẫn chưa có sẵn sàng để đặt ông ta lên trên những đôi vai của mình và mang ông ta lên những tảng đá, vì lẽ Ngài đã lo sợ rằng ông ta có thể rơi xuống và rằng vị bà la môn có thể bị tổn thương. Ngài đã cầm lấy một tảng đá to về trọng lượng gần giống như vị bà la môn, đặt nó lên một vai và đã cố gắng mang nó lên vách đá dựng đứng, bằng cách nhảy từ tảng đá nầy đến tảng đá khác. Chỉ sau khi đã vượt qua được sự thử nghiệm nầy đã được thực hiện, Ngài đặt vị bà la môn lên trên những đôi vai của mình một cách cẩn trọng và đã trèo ngược trở lên bằng cách nhảy từ một tảng đá mòn đến cái kế tiếp. 

Sau sự nỗ lực vĩ đại nầy, Khỉ Chúa đã kiệt sức. Ngài đã vui mừng trong khi đang thực hiện việc thiện sự nầy, nhưng Ngài còn vui sướng hơn nữa khi Ngài đã được hoàn thành việc đó và đã cứu được một sinh mạng. Ngài đã vững tin rằng vị bà la môn ông ta đã được cứu thoát khỏi cái chết đã cầm chắc một cách xác tín, và đã nói rằng “202at u202n mang Tôn Ông lên, Tôi đã có một chút mệt mỏi. Xin vui lòng canh phòng trong một chốc lát để Tôi có thể nghỉ ngơi”, và Ngài đã đặt cái đầu của mình vào trong lòng của vị bà la môn tự nghĩ rằng đã được khéo bảo hộ khỏi tất cả những điều nguy hiểm trong khu rừng hoang vắng. Tuy nhiên trong khi Hầu Vương đã an giấc, vị bà la môn đã nghĩ suy “Ta sẽ đi về nhà ngay, nhưng Ta chẳng có chi để cho vợ và các con của Ta. Ta sẽ giết khỉ to lớn nầy và cho thịt của nó đến chúng như là một món quà. Ông ta đã cầm lấy tảng đá mà Bồ Tát đã mang lên cho việc chạy thử và đã giáng vào đầu của Bồ Tát một đòn chí mạng. Ông ta đã không làm việc nầy một cách ngần ngại, cảm thấy thương tiếc cho vị cứu tinh của mình, trái lại ông ta đã đánh Ngài mạnh mẽ, để mà giết Ngài với cú đánh đầu tiên. 

Khi Bồ Tát đã cảm thọ đau đớn với cú đánh, Ngài đã nhanh chóng trèo lên cây bên cạnh, và Ngài đã chính tự mình vấn hỏi ai hay là cái chi đã tấn công mình. Thế rồi, Ngài đã trông thấy rằng không có kẻ thù xung quanh, trái lại đó chính là vị bà la môn đã cố gắng để sát hại Ngài, và Ngài đã tự nghĩ suy lấy “Phải rồi, cũng có hạng người như thế nầy ở trong thế gian”. Trong khi Bồ Tát đã đang nghĩ suy điều nầy, vị bà la môn đã bắt đầu việc than vãn một lần nữa, đang kêu la ầm ĩ rằng ông ta đã bị lạc trong khu rừng hoang vắng rộng lớn nầy và rằng cuối cùng rồi ông ta sẽ bỏ mạng. Tuy nhiên Khỉ Chúa đã nói với ông ta, phát biểu từ trên cây “Đừng có lo lắng, đừng có sợ hãi. Tôi đã có hứa để đưa Tôn Ông trở về nhà của Tôn Ông và Tôi sẽ không bẻ gãy lời hứa nầy. Tôi sẽ đưa Tôn Ông về nhà. Tôi không thể nào mang Tôn Ông trên vai của tôi được nữa, nhưng vì Tôn Ông đã mở hộp sọ của Tôi, thì có máu đang chảy nhỏ giọt xuống mặt đất một cách liên tục. Chỉ cần nương theo dấu vết của máu mà Tôi sẽ thực hiện cho Tôn Ông từ trên các cây”. 

Đây là cung cách Bồ Tát đã hành động. Chính Ngài đã tự đảm nhiệm tất cả điều nầy, vì mục tiêu của mình là Toàn Giác, Quả vị Phật. Ngài đã thực hiện hết tất cả mười Pháp Ba La Mật. 

S: Bồ Tát có quay lưng lại với việc hoàn thành Thiện Nghiệp mà Ngài đã có thực hiện để được thành tựu, vì lẽ Ngài đã lo sợ rằng người đan ông đã mưu hại để đoạt lấy mạng sống của Ngài, có thể cố gắng một lần nữa để giết Ngài không ? Ngài có bỏ rơi ông ta trong khu rừng hoang vắng không ? 

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, Bồ Tát dắt dẫn vị bà la môn về nhà, với tấm lòng từ ái vô lượng, nhằm mục đích hoàn thành các Pháp Ba La Mật của Ngài. 

S: Các con thấy đấy, nếu một người sở nguyện cầu để toàn tri Quả vị Phật, vị ấy phải hoàn thành viên mãn các Pháp Toàn Thiện, mười Pháp Ba La Mật trong phương thức nầy, mà không bao giờ tạm dừng lại nghỉ ngơi, không bao giờ ngơi nghỉ. Nếu không thì vị ấy không thể nào đạt được Quả vị Phật. Các con có hiểu không ? Vị ấy không bao giờ ngơi nghỉ, vị ấy không bao giờ trở nên sao lãng, vị ấy thường luôn thực hiện mười Pháp Ba La Mật. 

Các con, mới vừa một khoảnh khắc trước đây, đã nói với Sư rằng các con không thể nào gìn giữ sự tỉnh giác của mình nếu bọn cướp đã tấn công các con và đã cố gắng để sát hại các con ? 

D: Cho đến bây giờ con vẫn không thể nào giữ được nó, kính bạch Ngài. 

S: Nhưng các con đang có sở nguyện cầu cho việc giác ngộ, phải không ? 

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, con có. 

S: Nếu các con muốn điều đó, các con có thể thành đạt được điều đó. Nếu các con gìn giữ sự chú tâm của mình được tập trung như là Sư đã giảng dạy các con, các con sẽ thâu đạt điều đó rất nhiều, cho dù là người ta sẽ đánh đập các con, đánh liên tục các con, và giết chết các con. 

(dứt trích đoạn)


Con khỉ chúa có lòng thương trang 236 - 237 trong tích truyện này để mình mới thấy được khi ta hành Balamật. Ông Balamôn bị té xuống vực thẳm. Khi đó Ngài là khỉ chúa Ngài đi ngang qua Ngài nghe tiếng cầu cứu, Balamật là giải cứu. Khi người hành đạo Balamật là phải giải cứu chúng sinh mới thành tực Balamật của mình. Ngài mới đi xuống tìm mối Liên Quan, Duyên Sinh của sự việc đó. Ngài xuống Ngài thấy ông Bàlamôn lọt ở dưới. Ngài khỉ chúa muốn cứu ông Bàlamôn lên, Ngài vác tảng đá cân nặng bằng ông Bàlamôn lên vai và Ngài leo lên vách đá, Ngài phải thực tập trước với một tảng đá bằng trọng lượng người Bàlamôn đó Ngài làm được nên, sau đó Ngài trở xuống vác ông Bàlamôn lên và lên được. Qúi Phật tử biết là giữa tảng đá và con người thì con người nhẹ hơn, vì con người có thở ra thở vô, qúi Phật tử chở bao gạo 100 kg và so với chở con người 100 kg thì người 100 kg nhẹ hơn bao gạo 100 kg. Thì Ngài vác ông Bàlamôn lên tới mặt đất rồi thì Ngài kiệt sức, Ngài thành tựu Balamật rồi, Ngài để ông ta xuống và Ngài ngả nằm trên đùi ông ta, vì Ngài làm xong thành tụ rồi, Ngài là Pariyosāna, Ngài đã Niṭṭhitā. Nhưng ông Bàlamôn này lại có Hành Vi (Payoga) bất hạnh, bất đoan chánh, không có trong sạch, đã nghĩ rằng: "Nếu ta đi về nhà, vợ con ta không có gì ăn." Sẵn có con khỉ chúa đang nằm ở đây ông ta lấy tảng đá đập vào đầu Ngài bể và bị chảy máu, Ngài đã thực hiện tất cả 10 Pháp Balamật (trang 240). 

Ông Bàlamôn đập Ngài một cái máu chảy ra làm Ngài tỉnh dậy nhảy lên cây ngồi và hỏi: "tại sao ta cứu ngươi mà người lại đập ta".

Thì ông Bàlamôn nói ta cần ngươi vì ta cần có bữa ăn cho gia đình ta.

Ngài nói: "Ta không có kết giao với ngươi nữa." Ngài không bị đứt Balamật, vì Ngài đã thành tựu 10 Pháp Balamật do từ việc cứu ông Bàlamôn từ vực thẳm lên đất liền. 

Còn khi ông Bàlamôn đập Ngài một cái thì đó là giai đoạn mới. Rồi ông Bàlamôn lại bắt đầu khai thác một lần nữa:

- Ngươi hứa với ta hồi nãy ở dưới vực thẳm là ngươi dẫn đường ta về tới nhà, bây giờ người phải làm như lời hứa đi. 

Ông ta bắt Ngài vào lời hứa đó. Thì Ngài nói được, đi theo ta, nhưng Ngài đi trên cây còn ông Bàlamôn đi dưới đất, Ngài dùng máu từ trên đầu Ngài do bị ông Bàlamôn đập vào đầu máu nhỏ xuống dẫn đường về tới nhà. 

Do đó, người hành Balamật không phải để bị người ta khai thác mà là tự nguyện, nếu mà xảy ra chuyện gì đó qúi Phật tử phải giữ Balamật của qúi Phật tử trước, không để người ta tác động mình.

Qúi Phật tử phải đọc quyển " An Tịnh Thù Thắng Đạo (The Way To Ultimate Calm)" rất là quan trọng. Quyển này rất hay. 

Điều thứ hai là, khi Sư qua Miến Điện có hai điều Sư học từ Ngài Webu. Thứ nhất là Ngài có hạnh Ngài ở trong rừng trên núi, thì đường lộ là đường ruộng, các Chư Tăng đi hành thiền buổi tối không thấy đường vì không có điện, thì Ngài cắm mấy cây cột đèn dầu lửa, mỗi tối Ngài đi đốt đèn bằng thần thông, Ngài bay đốt hết ngọn đèn, buổi sáng thì Ngài đi thổi tắt. Nên Sư học được ở Ngài. 

 U Ba Khin là học trò của Ngài Webu và là thầy của GoenKa. Thì U Ba Khin tới Ngài Webu xin xuất gia (trang 96). U Ba Khin là Thầy của Ngài Goenka. Ngài Goenka ngày hôm nay trên thế giới mà ta được nghe tới Ngài dạy về thọ Niệm Xứ là học trò của U Ba Khin và U Ba Khin là học trò của Ngài Webu.

Qúi Phật tử có phước là học được các bậc thầy tổ thì cố gắng học. U Ba Khin trang 35 vấn đạo, trang 36.

Thì Sư học điều thứ hai của ngài Webu khi Sư tới Miến Điện là, có một vị trụ trì 76 tuổi người Miến Điện, Ngài ở trong một tu viện rất lớn rồi tu viện đó bị cháy, thì không có cách nào có tiền xây dựng lại tu viện đó được. Thì lúc đó Ngài Webu mới nói với vị Trụ Trì rằng:

-  Ông hãy đọc Paṭṭhāna trang 28 đọc 24 Duyên bằng số tuổi của ông, (Vị trụ trì lúc đó 76 tuổi) thì ông sẽ xây được cái chùa, thì ông đó làm theo, mỗi ngày ông đều đọc 24 Duyên này bằng với số tuổi của ông."

Thì chưa đầy 3 năm ông xây được một ngôi chùa mới. (Qúi Phật tử muốn xây cái nhà của mình thì đọc gấp đôi số tuổi của mình lên).


PACCAYUDDESAVÀRA – CÂU XIỂN THUẬT VỀ 24 DUYÊN (PÀLÌ VÀ LỜI DỊCH)

1/  Hetupaccayo – Nhân Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành Nhân.

2/  Àrammanapaccayo – Cảnh Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành Cảnh.

3/ Adhipatipaccayo – Trưởng Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành Trưởng.

4/  Anantarapaccayo – Vô Gián Duyên:   Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự nối tiếp nhau không gián đoạn.

5/ Samanantarapaccayo – Đẳng Vô Gián Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự nối tiếp nhau không gián đoạn (tương tự như trên).

6/ Sahajàtapaccayo – Câu Sanh Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do cùng sanh với nhau.

7/ Annamannapaccayo – Hổ Tương Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự níu kéo lẫn nhau.

8/ Nissayapaccayo – Y Chỉ Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành chỗ nương nhờ.

9/ Upanissayapaccayo – Cận Y Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành chỗ nương nhờ với năng lực mạnh mẽ (sát cận).

10/  Purejàtapaccayo – Tiền Sinh Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự sanh trước.

11/ Pacchàjàtapaccayo – Hậu Sanh Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự sanh sau.

12/  Àsevanapaccayo – Trùng Dụng Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự năng thụ hưởng.

13/  Kammapaccayo – Nghiệp Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự tạo tác để cho  các sự việc thành tựu một cách sai khác nhau.

14/ Vipàkapaccayo – Dị Thục Quả Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành quả dị thục, là cho đi đến sự chín mùi và cạn kiệt năng lực.

15/ Àhàrapaccayo – Vật Thực Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người dẫn dắt.

16/ Indriyapaccayo – Quyền Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người cai quản.

17/ Jhànapaccayo – Thiền Na Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người thẩm thị lấy Cảnh.

18/ Maggapaccayo – Đồ Đạo Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành con đường. 

19/ Sampayuttapaccayo – Tương Ưng Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người phối hợp.

20/  Vippayuttapaccayo  – Bất Tương Ưng Duyên: Pháp giúp đỡ ủng  hộ  do làm thành người bất phối hợp.

21/ Atthipaccayo – Hiện Hữu Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người  vẫn còn hiện hữu.

22/ Natthipaccayo – Vô Hữu Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người không còn hiện hữu.

23/  Vigatapaccayo – Ly Khứ Duyên:  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người đã ra đi lìa khỏi.

24/  Avigatapaccayo –  Bất Ly Duyên: Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người không ra đi lìa khỏi.

Đó là những điều Sư học được của Ngài Webu, đi một đàng học một sàng khôn. Mình đi tới đâu mình phải học, đừng ngã mạn, đừng cống cao, đừng tự hào hay tự ti mặc cảm, mình phải cúi mình xuống học hỏi người ta.

Balamật phải tự nguyện chứ không để ai tác động mình được.

Sự vô minh của người ngoài mà mình làm theo sự vô minh của người ngoài thì mình là người vô minh luôn. 

Mình phải lấy trí và mình phải biết giải quyết thì mới giải cứu người ta.

 Balamật là giải cứu người mà trước khi giải cứu người mình phải giải cứu mình trước rồi mới giải cứu người được. Mà nếu mình không giải cứu được mình thì làm sao giải cứu được người. 

Do đó, qúi Phật tử phải cẩn thận. Đừng để bị ai nói ra nói vô, và đừng để bị ai tác động, hay là để người nói khích mình. 

 Vậy thì, ta học Phát Thú ta học về vấn đề Thiện thôi, Sư không nói vấn đề sinh tử luân hồi. Chúng ta quy ước rồi, ta không nói chuyện quá khứ, ta không nói chuyện bất thiện, ta nó chuyện thiện thôi, để chi? để lo làm việc thiện, chứ bây giờ ngồi lo chuyện quá khứ những chuyện bất thiện mình đã tạo thì trễ rồi, mình lo làm việc thiện thật nhiều để chạy. Thì Sư tập trung với tuổi thọ qúi Phật tử ngày hôm nay, Sư muốn dồn hết tất cả những việc thiện qúi Phật tử có qúi Phật tử phải khai thác tuyệt đối, tối đa.

Thế thì vấn đề thiện này là chúng ta có 3 giai đoạn, có 3 chặng đường, 3 bước đi 

Để chúng ta thấy là chúng ta có Pariyosāna, hay Niṭṭhitā. 

Ta được làm người thì được làm người. Đó là một. Nhưng ta chưa được thành Thiên. Quí Phật tử có thể ngồi xuống nói sau khi ta bỏ thân mạng này ta được sanh trời không? 

Sư chia sẻ với qúi Phật tử: 

Mỗi tuần,  thứ Bảy qúi Phật tử lên lớp học, thì ngày thứ Sáu Sư phải đi siêu thị mua mấy bình nước về để refill nước được đầy đủ. 

Mà hai lần rồi, ngày hôm qua rồi tuần trước nữa, mà mỗi lần như vậy, đều có người tới hỏi Sư: "May I help you?".  Rồi bà đó khiêng bình nước nặng 5 gallons rất nặng vào bên trong cho Sư. Sư nói: "You are my angel. Angel send you to help me". Bà ta trả lời: Oh right".  

Nhưng điều đó là một vấn đề, Sư phải phản tỉnh liền, tại sao mấy kỳ trước không có, mà hai kỳ liên tục tuần trước và tuần này đều có người tới giúp đỡ mình. Tại sao vậy? Cái Sư mới phát hiện ra được là người ta thấy mình già rồi người ta mới tới giúp, còn mấy lần trước người ta thấy mình còn trẻ còn khỏe. Cái bắt đầu Sư lo cho Sư và lo cho qúi Phật tử. 

Có một vị thiên nữ đi theo vị Thiên Chủ, một trong 32 vị Thiên Chủ ngoài vua trời Đế Thích ra cung trời Đao Lợi Thiên. Đao Lợi Thiên có 33 vị Thiên Chủ và vị Thiên Chủ cai quản là Ngài Saka. Thì một bữa vị Thiên Chủ này dắt một bày Thiên đi ra hái hoa về cúng Phật.

Ở trên cung trời Đao Lợi có tháp thờ Xá Lợi Phật, tóc và răng của Ngài. 

Khi phân chia Xá Lợi Phật,  ông Balamôn có mặt tại đó, ông dấu một miếng xương trong búi tóc, vua trời Đế Thích thấy nên lén lấy miếng xương đó đem về cung trời Đao Lợi làm bảo tháp thờ. Các vị Chư Thiên họ cũng như mình, họ cũng ra hái hoa rồi đem đến cúng Xá Lợi Đức Phật trên bảo tháp. Khi Chư Thiên đang hái hoa, thì một có vị Thiên nữ đang hái hoa chết vì hết tuổi thọ, khi người Thiên nữ này chết rớt xuống cõi nhân loại sinh ra làm một người con gái, khi được 18 tuổi cô có gia đình rồi ở với chồng có 4 con, rồi chồng chết, rồi con lớn thì xin về chùa làm công quả quét lá đa dọn dẹp chùa sạch sẽ. Rồi ở chùa một thời gian thì bà chết, Chư Tăng đến tụng kinh thì bà trở về cõi thiên và vẫn ngồi chỗ mà trước khi chết bà đã đang ngồi hái hoa. Vị Thiên Chủ mới nói:

- Này người kia từ sáng tới giờ ta không thấy ngươi. 

Vị Thiên nữ nói: 

- Dạ con đi về dưới. 

Thiên Chủ hỏi: "Về đâu?"

- "Dạ, về cõi người".  

Rồi vị Thiên nữ kể lại cho vị Thiên Chủ nghe là bà về cõi người sinh ra làm người con gái rồi có chồng, có con, rồi chồng chết, bà về chùa. 

Cái vị Thiên Chủ nói : Cõi nhân loại đời sống quá ngắn, đã 100 năm rồi sao?.

Khi đang hái hoa thì chết xuống cõi người 100 năm trở về thì vẫn là vị Thiên nữ đang hái hoa. Nên vị Thiên Chủ mới hoảng hốt, Ngài mới nói tuổi thọ của nhân loại là quá ngắn. Nhất là tuổi thọ của loài người ở Nam Thiện Bội Châu (Jambudvipa) có 100 tuổi thôi. Mà chưa đủ nữa, đâu có ai sống tới 100 tuổi đâu, 87 tuổi cũng đi, 93 tuổi cũng đi, hay là 26, 27 tuổi cũng đi. Nhưng ở Đông Thắng Thần Châu (Purva-Videha) được 700 tuổi. Tây Ngưu Hóa Châu (Godana) cũng được 500 tuổi, Bắc Cu-Lư Châu (Uttara-kuru) được 1,000 tưổi. Thì vị Thiên Chủ ngao ngán.

Thế thì khi qúi Phật tử đang ở cõi nhân loại này, qúi Phật tử đang ở trong vấn đề Thiện (Nhân, Thiên, Nip-bàn) này, qúi Phật tử phải làm Thiện liên tục không gián đoạn bất đoạn thời - akāliko, tức là làm việc thiện không có gián đoạn mà là làm liên tục trong cõi nhân loại, rồi khi mất qúi Phật tử có thể trở lại người hoặc đi lên Lục Dục Thiên như cõi Trời Đao Lợi. Thì khi qúi Phật tử lên đó thì qúi Phật tử biết là qua đến cõi Trời Thiên rồi, qua cõi Phạm Thiên rồi chưa biết khi chết có trở lại làm người hay rớt xuống cõi khổ thú tại vì các Vấn Đề akāliko qúi Phật tử không nắm chắc được, qúi Phật tử gián đoạn một chút là có xen kẽ liền. Việc thiện của qúi Phật tử mà có gián đoạn thì bất thiện xen kẽ liền, tâm qúi Phật tử không thiện thì tâm bất thiện xen kẽ liền.

Do đó, khi ở cõi người này mà lên cõi Trời càng sợ nữa, tại vì lên cao thì té nặng.

Do đó, vấn đề Thiện rất là vi tế, các qúi Phật tử cần phải nắm bắt cho kỹ với một chuỗi giai đoạn liên đới nhau một cách rất khắn khích.

Hôm nay Sư muốn nhắc qúi Phật tử về 7 giai đoạn là: 1. Liên quan, 2. Câu Sinh, 3. Duyên Sinh, 4. Y Chỉ, 5. Hỗn Hòa, 6. Tương Ưng, 7. Vấn Đề.

Thì qúi Phật tử phải thấy phần Duyên Sinh là phần bị nhiều tác động, bị mầm mống duyên khởi sinh ra có nhiều yếu tố dẫn dắt. Qúi Phật tử phải sáng suốt mà dừng lại để không bị chi phối.

Tới phần Níp-bàn.

Trong Phát Thú trang A2, qúi Phật tử thấy 4 Phàm - 7 Thánh Hữu Học (Sekkhà Puggala). Vấn đề Thiện làm duyên cho Thiện là có 4 Phàm - 7 Thánh Hữu Học, tức là chỉ còn một bậc nữa chưa hết, chưa gọi là Niṭṭhitā là: Kết Thúc, chưa gọi là Pariyosāna là: hoàn tất, là kết thúc. Cái Vấn Đề Thiện này chỉ có 4 Phàm và 7 Thánh Hữu Học, còn một bậc nữa trừ ra là bậc Vô Học (Asekhā Puggala) là bậc Vô Sinh là Alahán (arahanta) đứng ngoài Vấn Đề Thiện. Qúi Phật tử còn Vấn Đề Thiện là còn đang Hữu Học.

- Asekkhà là Vô Học, 

Sekkhà là Hữu Học.

Vậy thì, khi tới bậc Thánh Hữu Học vẫn còn phải học, còn mình đây ở trong 4 Phàm, chưa bước qua bậc Thánh, thì qúi Phật tử cần phải học liên tục không gián đoạn - akāliko và phải hành liên tục không gián đoạn - akāliko

Do đó, vấn đề Thiện (Nhân, Thiên, Níp-bàn)  ở đây cho tới qúi Phật tử tới Níp-bàn mà qúi Phật còn ở Hữu Dư Y Níp-bàn thì chưa gọi là Pariyosāna ( hoàn tất) chưa gọi là Niṭṭhitā (là Kết Thúc). Tới Tâm Tử Alahán mới gọi là Niṭṭhitā là Kết Thúc.

Do đó, mình phải liên tục và không gián đoạn - akāliko, phải học và trau dồi liên tục và không có khinh suất chễnh mãng hay dễ dui được, phải học mãi.

Hôm nay Sư muốn nhắc đến vấn đề mà những giai đoạn này qúi Phật tử phải cẩn thận.

 Bây giờ Sư đi qua tiếp về 13 điều mà tuần trước ta đã học qua.

13 Điều đó là:

1 - Kattupada: trình bày đến người tạo tác (thực hiện).

2 - Kammapada: trình bày đến người bị tạo tác (thực hiện).

3 - Karanapada: trình bày đến nguyên nhân cho thành tựu việc tạo tác (thực hiện).

4 - Sampadànapada: trình bày đến người tiếp dẫn (nhận và trao) việc tạo tác.

5 - Apàdànapada: trình bày đến tình trạng chỗ tách lìa khỏi, trình bày đến việc làm cho (Tam Tướng) hiện bày lên rõ ràng.

6 - Sàmìsambandhapada: trình bày đến người thành chủ nhân.

7 - Kàlàdhàrapada: trình bày đến thời

8 - Kiriyàvisesanapada: trình  bày đến  việc làm cho  (Tam Tướng)  hiện  bày lên rõ ràng.

9 - Kiriyààkhayàtapada: trình bày việc tập hợp vấn đề trong từng Câu để thành mỗi loại (được ví như vị chủ đất nước).

10 - Aniyamapada: trình bày đến việc bất định (không nhất định).

11 - Niyamapada: trình bày đến việc nhất định.

12 - Lakkhanapada: trình bày đến việc nhận xét (hoặc ghi nhớ đánh dấu).

13 - Lakkhanavantakattupada: trình bày đến việc có sự để nhận xét (hoặc để ghi nhớ đánh dấu) thành câu xen kẽ, “Vanta” dịch là “có”.

Thì người tạo tác, người bị tạo tác, nhất định và xác định, hay là bất định, Siêu lý hay chế định, rồi nói tới thời gian. Hôm nay chúng ta đi tiếp qua phần đó. Chúng ta ôn lại, tại vì Sư sẽ bổ khuyết cho qúi Phật tử. Thì khi ta ôn lại.

Trí dẫn từ quyển Mahāpaṭṭhāna - Đại Phát Thú tập V trang 35.


Chẳng hạn như trong việc tiến tu Thiền Quán (Vipassanā ) thì khi hành giả đạt được Tuệ Phân Biệt Danh Sắc (Nāmarūpaparicchedanāna), nếu hành giả là Tịnh Quán Trí Giả (Suddhivipassanānika) thì thường đa phần là thấy Thực Tính của Sắc trước, còn nếu hành giả là Chỉ Quán Trí Giả (Samathavipassanānika) thì thường đa phần là thấy Thực Tính của Danh trước. Khi quán sát tiếp tục cho đến nhìn thấy cả Danh và Sắc, điều này trình bày cho thấy được rằng cả hai Danh Pháp và Sắc Pháp đây, không có khả năng hòa hợp khắn khít với nhau thành chung một khối, tương tự như Tâm và Tâm Sở là phần Danh Pháp với nhau vậy.

Có hai hạng là khi ta làm việc Thiện nói tới Vấn Đề hai hạng đó qúi Phật tử phải phân biệt được hai hạng nào.

Có hai hạng người đang tu tập:

1) Thứ nhất là Tịnh Quán Trí Giả (Suddhivipassanānika).

2) Thứ hai là Chỉ Quán Trí Giả. (Samathavipassanānika).

Mà giai đoạn đầu tiên là giai đoạn phân biệt Danh và Sắc. 

Tịnh Quán Trí Giả (Suddhivipassanānika) là hạng nào.

 Chỉ Quán Trí Giả. (Samathavipassanānika) là hạng nào.

Thì những cái đó khi mà ta làm Thiện ta cũng phải biết. Các vị làm việc Thiện có hai hạng người: người nặng về vật chất, người nặng về tinh thần.

Thí dụ, người nặng về vật chất thì họ cho ra 3 loại thí: nô lệ thí, trung bình thí, hay là thượng thí, 

- Nô lệ thí là, cho những vật xấu không cho vật tốt,

 - Trung bình thí là, cho vật họ đang dùng, 

- Thượng thí là, cho vật qúi giá. 

Thì có người nhìn thấy người cho những vật xấu họ nói:  "cho phải cho thứ tốt, chứ cho đồ xấu hay cho đồ mình đang sài, không nên".

 Qúi Phật tử nghe người đó nói thì qúi Phật tử nghĩ người này là Tịnh Quán Trí Giả thôi.

Nhưng có người nói như vầy: "tôi không có nặng về vật chất, tôi nặng về tinh thần, tác ý của tôi cho là trong sạch, tôi cho một cách trân qúi, một cách cung kính, chứ không phải tôi cho bằng cách quăng thí."  Thì người này là Chỉ Quán Trí Giả

- Do đó khi họ đi hành thiền hay họ đang tu tập cũng có hai hạng người; người nặng về vật chất, là họ về sắc pháp, họ nghiêng về sắc pháp, họ đụng tới sắc pháp của họ, đụng tới thân của họ, hay là những cảm thọ của họ về thân, thì họ bị chi phối mạnh. Người đó là Tịnh Quán Trí Giả.

- Còn người nặng về Danh pháp. Tức là mỗi tâm sinh diệt, nó thay đổi mau lẹ và họ bắt sự thay đổi mau lẹ đó, thì họ không để ý tới phần Sắc pháp này mà họ chỉ để ý thoáng mà họ bắt cái tâm sinh diệt thì họ là người Chỉ Quán Trí Giả.

Có người sống nặng về vật chất, có người sống nặng về mặt tinh thần.

Khi qúi Phật tử nghe về hai loại người đó trong vấn đề Thiện thôi, ta làm việc  không gián đoạn - akāliko, Thiện làm duyên cho Thiện, Thiện ta làm liên tục.

Thì cho dù vật chất hay dù về mặt tinh thần, ta nặng về tinh thần, ta cho vật thí phải trong sạch, ta cho phải tôn kính, ta cho cách trân qúi, hay là cho mà cử chỉ ta rất thánh thiện, ta không nặng về vật thí, ta nặng về Pháp thí.

 Thì trong hai lãnh vực đó các qúi Phật tử không nên có chỉ một vế thôi, cái nào chúng ta cũng phải biết hết, cái nào chúng ta cũng phải thực hiện hết, cái nào chúng ta cũng thật sự có chánh niệm hết

Ta sống theo pháp, có người làm theo tập khí, làm theo thói quên, họ cân nhắc theo Danh Pháp hay Sắc Pháp, thì cái đó Pháp Thí hơn Tài Thí, ta tạm gác qua một bên, sẽ nói tới sau.

 Hôm nay Sư nói cho qúi Phật tử là trong hai lãnh vực vật chất hay tinh thần qúi Phật tử phải biết hết. 

Như vậy thì khi Ngài Upatissa (Xá Lợi Phất)  đến gặp ĐĐ Asajji nói: một pháp sinh lên 9 duyên, chín duyên hiện bày các pháp Ngài là Tịnh Quán, Ngài nhìn thấy không có gì là tôi ta cả. Upatissa là tên của Sariputta.

Sariputta = Putta là con trai

Sari là tên người mẹ.

Sariputta = là con trai của bà Sari

Upatissa sau này Ngài thâu đệ tử Ngài mấy sadi Ngài đặt tên là Tissa. 

Chữ Tissa là trí tuệ

Visuddhisacca = là chân thực 

 Visuddhi là sự trong sạch, sự xán lạn

sacca là chân lý, sự thật.

Khi mình sống, Pháp nào ta cũng phải trải qua, làm sao qúi Phật tử sống trong Pháp là được, chứ đừng sống trong cái tôi cái ta, cái tập khí của mình.

Thì đối với Tuệ Phân Biệt Danh và Sắc thì đối với người Tịnh Quán Trí Giả thì thấy Sắc trước, còn người Chỉ Quán Trí Giả thì thấy Danh trước .

Tịnh Quán Trí Giả (Suddhivipassanànika) - người này thấy Sắc trước

Chỉ Quán Trí Giả. (Samathavipassanànika) - người này thấy Danh trước.

Vậy thì khi qúi Phật tử đang hành thiền với tuệ :

Đối với người Suddhivipassanà họ thấy sắc trước 

 Còn người Samathavipassanà họ thấy danh trước

 Ở điểm này, các qúi Phật tử phải nghiệm lại, nếu qúi Phật tử đã trải qua được Tuệ thứ I- Nàmarùpa paricchedanàna - Tuệ Phân Tách Danh Sắc này thì qúi Phật tử sẽ nghiệm lại được là giai đoạn đó, thời gian đó, hồi lúc mình bắt đầu tu về tuệ thứ nhất là mình vượt qua được thì mình thấy Sắc trước hay Danh trước. Nếu thấy Sắc trước thì mình là hạng Tịnh Quán Trí Giả. Còn mình thấy Danh trước thì mình là hạng Chỉ Quán Trí Giả.

Mình không cần phân biệt, mình không cần phải nói.

Cũng như vậy, khi qúi Phật tử xả thí. Qúi Phật tử cứ làm theo một cái thói quen của mình mà mình không có tu tập. Vấn đề Thiện làm duyên cho Thiện là mình phải tu tập, xả thí, trì giới. 

Do đó, khi qúi Phật tử nói, tui có tiền thì xả thí, thì người đó nặng về vật chất, Sắc Pháp.

Người không có tiền họ nói, tui không có tiền tui không xả thí, họ mặc cảm, người đó nặng về Danh Pháp, về mặt tinh thần, cả hai. Nhưng mà có người không đi bằng hai vấn đề đó, họ sống trạng thái theo Pháp thôi, thì qúi Phật tử phải nghiệm lại mình ở trong vị trí nào, và tính chỗ đó là vấn đề mà qúi Phật tử đang ở đó. Rồi chúng ta mới gỡ ra, còn nếu qúi Phật tử gỡ ra không được thì lúc đó thầy của qúi Phật tử gỡ ra hay là bạn gỡ ra. 

Có 4 loại hình thức giáo giới - Tứ pháp giáo giới:

1. Tự thân giáo giới.

2. Tha nhân giáo giới.

3. Khổ hình, hình phạt giáo giới.

4. Khổ thú giáo giới,  (Địa ngục, Ngạ quỷ, Atula, Súc sanh).

1. Tự thân giáo giới.

Qúi Phật tử đang ở giai đoạn 1 và 2. Người dạy mình cũng học, mà tự mình dạy mình cũng học, mình không bỏ gì hết. Không có điều gì sỉ nhục khi mình hỏi người dưới mình, không có gì sỉ nhục khi mình hỏi mà người ta mắng mình, cái gì cũng học hết, người ta mắng mình tức là người ta dạy mình.

2. Tha nhân giáo giới.

Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật nói: Mình ngu biết mình ngu thành kẻ trí. Mà ngu không biết mình ngu thì là trí ngu.

Người ta mắng mình: 'anh ngu quá.'

Có 7 hạng người đáng bị chửi mắng (BẢY PHÁP SUY THOÁI CỦA NGƯỜI CƯ SĨ - Trích trong Kho Tàng Pháp Học - HT Giác Giới)

Cũng trong bài pháp nói về những điều bất thoái của cư sĩ, Đức Phật đã thuyết bảy sự kiện suy thoái của người cư sĩ.

"Này chư tỳ kheo, có bảy pháp này đưa đến suy thoái cho người cư sĩ ...

Bảy pháp ấy là:

1- Lãng quên việc thăm viếng các tỳ kheo (Bhik-khudassanaṃ hāpeti). Vì thế không được nhắc nhở sách tấn để làm Tăng trưởng đạo tâm, do đó cư sĩ bị suy thoái tu tập.

2- Dể duôi việc nghe diệu pháp (Saddhammas-savanaṃ pamajjati). Vì ít nghe hoặc không thích nghe các tỳ kheo thuyết pháp nên không có chánh kiến, do đó cư sĩ bị suy thoái tu tập.

3- Không tu tập thượng giới (Adhisīle na sikkhati), nghĩa là không tu tập giữ giới như ngũ giới, bát quan trai giới ... để ngăn ngừa ác bất thiện. Do đó, thiện pháp bị suy thoái.

4- Thiếu niềm tin đối với chư tỳ kheo trưởng lão, trung niên, và tân nhập (Appasādabahulo hoti bhik-khūsu theresu ceva navesu ca majjhimesu ca), vì thiếu niềm tin ở Tăng chúng nên người cư sĩ không hoan hỷ cúng dường tạo phước báu, do đó sự tu tập bị suy thoái.

5- Nghe pháp có tâm vấn nạn, tìm kiếm khuyết điểm (Upārambhacitto dhammaṃ suṇāti randhagavesī). Người cư sĩ nghe pháp không với thiện chí học pháp, mà lại muốn tìm khuyết điểm của giáo pháp để công kích. Điều đó làm cho trí tuệ bị suy thoái.

6- Tìm người xứng đáng cúng dường ngoài Tăng chúng (Itobahiddhā dakkhineyyaṃ gavesati), là xem tu sĩ ngoại giáo ngang bằng với Tăng chúng, xem Tăng chúng ngang bằng với tu sĩ ngoại giáo. Điều đó làm cho lập trường qui y bị suy thoái.

7- Ưu tiên cho ngoại giáo (Tattha ca pubbakāraṃ karoti), là bố thí giúp đỡ cho các tu sĩ ngoại đạo trước, rồi sau mới bố thí giúp đỡ Tăng chúng đệ tử Phật. Điều đó làm cho niềm tin bị suy thoái." -- A. IV.25, 26

(dứt phần trích dẫn)

 Tại sao họ chửi mắng 

Người ta nói anh ngu quá thì đó là người ta dạy mình. Đừng lấy tập khí cái "tôi, ta" hay là bản ngã của mình mà mình sân hận oán giận người ta, mình phải quán xét mình trước, qúi Phật tử phải biết tu học như vậy mới được, chứ đừng có "tôi, ta" tranh cãi, người ta mắng mình, mình nhận, cái đó là tha nhân giáo giới. Mà cho thậm trí nữa mình không ngu mà họ nói mình ngu thì mình nói là qúa khứ mình đã mắng người ta bây giờ người ta mắng mình, cũng là học nữa, để mình không có lập lại trong . Hành vi (Payoga) bất hạnh nữa. Cũng là con đường Thiện làm duyên cho Thiện, chứ không bỏ bất cứ cơ hội nào, bất đoạn thời akāliko phải học.

3. Khổ hình

 Là hình phạt tù, hay là roi đòn, hay bị đánh đập tra khảo. Đó là khổ hình

"Trí giả tự xử, ngu giả quan phân" Người trí tự xử lý không để vua quan xét xử mình là tới giai đoạn thứ 3 rồi, tới khổ hình, tới hình phạt. Do đó mình là người trí hay là bậc trí giả thì mình phải tự xử lý với mình, mình sai mình phải tự xử lý, không có lý do gì để mình cãi, và mình lấy cái đó để mình làm điều Hành vi (Payoga) đoan chánh trở lại để mình có Hành vi (Payoga) hạnh phúc lại để không bất hạnh trong đời này và đời sau. 

Đó là con đường về Vấn Đề Thiện, nó có nhiều khía cạnh

Khi qúi Phật tử đi tới vấn đề. Qúi Phật tử nắm bắt được là qúi Phật tử ở trong giai đoạn nào cũng phải học cả, cho dù qúi Phật tử đang thấy cảnh Sắc Pháp đó đến với ta, điển hình, qúi Phật tử đang học về Thập Phúc Hành Tông, về xả thí, qúi Phật tử có một điều kiện là tài thí, vật thí, qúi Phật tử phong phú phì nhiêu hay là tịnh dưỡng, qúi Phật tử cho ra rộng rãi, hay là những nhà bá hộ thời Đức Phật cho ra rộng rãi không ngừng, nhưng mà các qúi Ngài cho dù họ đi vào con đường Suddhivipassanà họ đang đi về sắc pháp đi nữa họ cũng vẫn chiêm nghiệm được hôm nay ta có sự rộng rãi này, ta có sự tịnh dưỡng này, ta có sự phong phú này là cũng do nơi cái Dị Thời Nghiệp của ta đã gieo trồng ra. 

Do đó, bắt đầu họ tiếp tục làm thiện tiếp akāliko không gián đoạn. Thì khi mà họ muốn làm thiện không gián đoạn.

Qúi Phật tử muốn làm việc thiện liên tục không gián đoạn akāliko dù là tài thí qúi Phật tử cũng phải Câu Sinh, rồi phải Câu Sinh Y phải nương vào cái hiện đang có. Mình cứ Câu Sinh Y với cái hiện mình đang có. Nếu qúi Phật tử nghĩ: "Phải chi tôi có nhiều hơn nữa tôi sẽ bố thí nhiều hơn nữa", là qúi Phật tử rớt liền. Mình Câu Sinh Y thôi.

Khi qúi Phật tử muốn làm việc Thiện, cho dù đang làm vật thí không phải là pháp thí, qúi Phật tử cũng phải Câu Sinh.

Câu Sinh với gì?

- Là qúi Phật tử không Câu Sinh với vật thí đó. Qúi Phật tử Câu Sinh với cái vô tham của mình thì mới có Thiện Nghiệp Lực. 

- Còn nếu qúi Phật tử Câu Sinh với vật thí thì qúi Phật tử dính mắc trong đó, qúi Phật tử có thể là Bất Thiện trong việc Thiện này.

Như vậy thì, chỉ có 3 nhân Thiện: Vô Tham, Vô Sân, Vô Si: Hiện bày 7 cách.

Trong quyển An Tịnh Thù Thắng Đạo, trang 200.

Đường bay của một mũi tên.

Việc tu tập nầy chẳng có nghỉ ngơi hay là tạm dừng nghỉ thì được so sánh với điều chi ? Nó thì giống như là đường bay của một mũi tên. Nếu chúng ta bắn một mũi tên với một cây cung, chúng ta thực hiện nhằm mục đích nương tựa theo sự ước vọng của mình. Bây giờ hãy nói cho Sư biết, mũi tên có lúc thì giảm tốc độ và sau đó lại tăng tốc lên sau khi chúng ta bắn nó ? Có lúc thì nó tạm dừng nghỉ và sau đó lại tiếp tục tiến đến tấm bia ? 

Ngài Webu Sayadaw nói: khi ta bắn một mũi tên ra ta có kêu mũi tên đó ngừng lại không? Không, khi bắn ra là nó phải đi tới mục đích của nó liền cái bia mà nó nhắm tới. Cũng như vậy, cũng như ta tu ta không ngừng lại, hễ tu là không gián đoạn - akāliko, ta làm việc thiện ta phải akāliko - không gián đoạn. Cũng như Sư nói Pháp, Sư không akāliko, tại vì Pháp của Sư đang nghĩ tới nó đang trôi chảy ra thì Sư cũng phải liên tục, không được ngừng. Qúi Phật tử học "Đường bay của một mũi tên." Ngài Webu dạy rất hay, qúi Phật tử không cho phép việc tu hành của ta ngày hôm nay, ngày mai, và năm nay và năm sau ta có sự gián đoạn, mà phải đi liên tục.

Trong quyển An Tịnh Thù Thắng Đạo. Pháp thoại thứ sáu là: Tu tập không giao động.

Pháp thoại trước pháp thoại "Đường bay của một mũi tên" là pháp thoại "Một mái nhà không được thấm dột". Nếu một ngôi nhà có mái nhà bị dột nước mưa vô thì nó hư hết đồ đạc trong nhà, do đó qúi Phật tử phải phòng thủ mái nhà là qúi Phật tử phòng thủ về giới, giới hạnh của qúi Phật tử phải trong sạch, giới hạnh mà trong sạch định mới sanh lên, tuệ mới hiện bày (Giới, Định, Tuệ).

Trong quyển An Tịnh Thù Thắng Đạo. Bài pháp thoại thứ VIII: Một niềm hạnh phúc mong sao luôn mãi tăng trưởng. 

Là việc thiện phước mình làm luôn luôn phải được tăng trưởng chứ không được gián đoạn lui sụt.

Trong quyển An Tịnh Thù Thắng Đạo. Trang 384: 

Pháp thoại thứ IX: Năng lực của hạnh nhẫn nại.

Khi ta làm việc Thiện là ta đang tu tập, ta phải nhẫn nại, chứ không bỏ qua được, khó khăn nào ta cũng phải cố gắng vượt qua.

Sư muốn nói với qúi Phật tử, khi qúi Phật tử làm một việc thiện nào qúi Phật tử phải làm liên tục, không được gián đoạn.

Chúng ta tiếp tục. Làm thiện chúng ta chỉ có 3 nhân thiện  : Vô Tham, Vô Sân, Vô Si: Hiện bày 7 cách, chia làm hai:

I. Cách thứ nhất. Người Nhị Nhân làm việc thiện: 

1) Với Vô Tham, họ làm việc Thiện.

2) Với Vô Sân, họ làm việc Thiện.

3) Với Vô Tham, Vô Sân, họ làm Thiện 

Với người Nhị Nhân, họ sinh ra trong đời này họ không có may mắn hơn những người Tam Nhân (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si) những người có trí. Người Nhị nhân chỉ có 2 nhân thôi là nhân Vô Tham họ sẵn lòng xả thí ra  và họ có tâm từ ái từ bi thương chúng sanh đó là Vô Sân, họ xả thí cho ra, nhưng họ không có trí thì họ làm được 3 cách. 

Có khi họ làm với trạng thái Vô Tham, có khi họ làm với trạng thái Vô Sân, có khi họ làm với cả hai Vô Tham và Vô Sân. Đó là một cách.

II. Cách thứ hai. Tâm Thiện Tam Nhân. 

1. Thứ nhất là làm Thiện với Vô Tham

2. Thứ hai là làm Thiện với Vô Sân.

3. Thứ ba là làm Thiện với Vô Si.

4. Thứ tư là làm Thiện với Vô Tham, Vô Sân, và Vô Si.

Do đó, với 3 nhân Thiện Vô Tham, Vô Sân, Vô Si mà ta hiện bày được 7 cách.

Vậy thì, khi đứng trước giữa hai tài thí và pháp thí hay là về mặt vật chất hay là mặt tinh thần về xả thí, qúi Phật tử sẽ có 7 cách để thực hiện chia cho 2 hạng người. 

Nếu qúi Phật tử là người Tam Nhân sinh ra đầy đủ Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, qúi Phật tử sẽ làm một trong 4 cách. 

Còn nếu qúi Phật tử là người Nhị Nhân, qúi Phật tử có 2 nhân là Vô Tham và Vô Sân thì làm được 3 cách.

Thí dụ,  như qúi Phật tử là người Nhị Nhân thì làm 3 cách thôi:

- 1 là Vô Tham, 

- 2 là Vô Sân, 

- 3 là Vô Tham và Vô Sân. 

Nhưng khi thấy người Tam Nhân làm với 3 Nhân là Vô Tham, Vô Sân và Vô Si (tha nhân giáo giới) thì mình sẽ học theo cách người Tam Nhân làm cũng với 3 nhân, đó là akāliko không gián đoạn Thiện làm duyên cho Thiện. Chứ còn mình đứng lại thì mình chỉ là Nhị Nhân. 

Khi ta làm việc Thiện Câu Sinh Hiện Hữu, Câu Sinh Bất Ly, mình phải Câu Sinh với họ. Khi gặp người trí mình phải nương theo, phải Câu Sinh với họ liền. Nhiều khi mình học mình một mà tha nhân mình học 10, tại vì một phần của họ có và một phần họ học thành ra mình học được từ họ là 2 lần

Những cái này là Sư đang làm một cái nền tảng cho qúi Phật tử đắp bồi đầy đủ, 

Chỉ có 3 nhân Thiện thôi mà có thể làm trong 7 cách, thì mình thấy cách nào hoàn thiện nhất mình làm, thì cách thứ 7 là hoàn hảo nhất. Và giai đoạn vấn đề là hoàn hảo nhất trong 7 giai đoạn (1. Liên quan, 2. Câu Sinh.3. Duyên Sinh, 4. Y Chỉ. 5. Hỗn Hòa. 6. Tương Ưng. 7. Vấn Đề.) 

Mình phải nắm bắt liền, không có bỏ qua. Khi chúng ta nắm bắt được những cái đó là chúng ta đang đi tới giai đoạn từng bước mà chúng ta hoàn thành. 

Đó là những điều chúng ta muốn nói hôm nay.

Chúng ta đi tiếp qua phần Thiện làm duyên cho Thiện. Khi qúi Phật tử đọc phần Thiện làm duyên cho Thiện chúng ta nắm bắt được.

Chúng ta qua phần Mãnh Lực 

Khi ta nói tới Thiện làm duyên cho pháp Thiện, thì nó có mãnh lực của nó. 

Chúng ta học 13 điều mà tuần trước chúng ta học qua, nếu chúng ta nói về chế định thì nói chế định, nhưng khi ta nói về Siêu Lý thì ta nói về Siêu Lý. Khi ta nói cái gì nhất định thì ta nói nhất định, khi ta nói cái gì bất định thì ta nói bất định và phải nói liên hệ tới thời gian, thời gian nó có 3 hay có 4 thời, nếu qúi Phật tử không biết được thì qúi Phật tử thật sự chưa phải là bậc trí.

Nói về thời gian ta có: 

1. Quá Khứ

2. Hiện tại

3. Vị lai

4. Quá khứ, chuyển khởi, hiện tại.

5. Hiện tại, chuyển khởi, vị lai.

6. Vị lai, chuyển khởi, vị lai.

Thế thì khi ta nói tới quá khứ, quá khứ gì chúng ta nói và ta tìm Mãnh Lực của nó.

Thí dụ, Thiện làm duyên cho Thiện thời quá khứ. Ta nói Mãnh Lực của Thiện làm duyên cho Thiện thời quá khứ có hay không. Cái đó là ta nói đến thời gian tạo tác Thiện nghiệp thời quá khứ, thời xưa, thời dị thời nghiệp rồi. Có hay không 

Trang A2 tập 1 cho thấy : Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện. Thời gian là Bình Nhựt Pavattikàla

Như vậy thì khi ta nói tới thời gian Mãnh Lực của Thiện làm duyên cho Thiện ở thời gian Bình Nhựt Pavattikàla - Thời Gian Chuyển Khởi. 

Thì thời gian chỉ có 3 giai đoạn (Quá khứ, chuyển khởi, hiện tại) và thời gian nằm ở Chuyển Khởi là đang có Mãnh Lực.

Thiện làm duyên cho Thiện. 

Một bên là Năng Duyên, là Tác Nhân

 Một bên là Sở Duyên, là Hệ Quả.

Nếu không có Chuyển Khởi liên kết, nhân nào là nhân đó, quả nào là quả đó, chứ không liên hệ nhau.

Qúi Phật tử có hạt đậu để vào hộc tủ thì nó không ra củ đậu được, qúi Phật tử phải Chuyển Khởi nó, phải lấy nó ra đem đi trồng rồi tưới nước, cho phân bón, cái đó gọi là Mãnh Lực Duyên

Thí dụ mình có nhân Vô Tham rồi mình mới có Tâm Thiện và Tâm Sở Hợp. Mà mình không Chuyển Khởi thì Vô Tham nó nằm trong đầu mình không có kết nối, gọi là Mãnh Lực Duyên. Thì Mãnh Lực Chuyển khởi là Mãnh Lực Xuất Sinh nó làm cho Vô Tham sinh lên và nó bảo hộ cho Tâm Thiện với Mãnh Lực Nhân Duyên (tác nhân).

 Khi qúi Phật tử không có mãnh lực của nhân duyên thì nhân Vô Tham nó nằm yên ở đó và tâm thiện nằm yên ở đó, nhưng, khi Mãnh Lực Duyên Khởi này nó làm cho nhân Vô Tham này xuất sinh ra và nó Chuyển Khởi Tâm Thiện này được Bảo Hộ hiện bày với Mãnh Lực Nhân Duyên. Mãnh Lực Nhân Duyên nó làm cho tác nhân Vô Tham được xuất sinh lên và nó bảo hộ cho tâm thiện được hiện bày làm một việc thiện với Thập Phúc Hành Tông. Khi Mãnh Lực Nhân Duyên hiện bày dưới tác nhân này nó chuyển khởi rồi trùng trùng duyên khởi không ngừng.

Bữa nay qúi Phật tử nắm trước về Mãnh Lực với thời gian thôi, qúi Phật tử chỉ nắm  mãnh lực của nhân duyên với thời gian thôi là có cái Chuyển Khởi, nó không đứng yên, Vô Tham sinh khởi lên rồi là nó phải Chuyển Khởi liên tục và nó làm cho Tâm Thiện phải hoạt động để hiện bày một pháp Thiện liền hay một hành động Thiện được liền.

Thế thì khi ta nói chuyện quá khứ là chuyện quá khứ. Đức Phật nói quá khứ không truy tầm, tương lai không ước vọng, quá khứ đã đoạn tận, tuơng lai chưa đến, chỉ biết hiện tại thôi, hiện tại là Chuyển Khởi, là luôn luôn thay đổi.

Thế thì 13 điều học trong tuần trước người tạo tác và người bị tạo tác chúng ta ở trong vị trí nào và cái pháp đang ở trong vị trí nào. 

Thế thì học trong Xuất Sinh này là người tạo tác, cái Vô Tham là người bị tạo tác, anh Nhân Duyên kích động anh Vô Tham hiện bày ra rồi mới lấy Mãnh Lực Chuyển Khởi này kết hợp qua tâm Thiện hiện bày ra một pháp Thiện.

Ta nói theo Chế Định.- Mãnh Lực của đồng tiền.

Mãnh Lực đồng tiền sai khiến một nhà Sư, không còn sự trong sạch được. Hay là Mãnh Lực của sắc dục, hay là Mãnh Lực của tham làm biến thái một người đang tu, như tham sân si làm biến thái một người đang hành đạo.

Thế thì, Mãnh Lực của đồng tiền làm biến thái, làm thay đổi, làm biếng chất, nó làm cho xấu đi. Thì ở đây Mãnh Lực đồng tiền không đứng yên. 

Mãnh Lực đồng tiền không có đứng yên, đồng tiền thì đứng yên, nhưng Mãnh Lực của nó thì không đứng yên, nó Chuyển Khởi (chuyển động). Do đó, nếu như mà nói nhân Vô Tham cái Mãnh Lực của nó thúc đẩy nó thôi thúc với tâm Thiện của mình phải xả thí cho ra để diệt cái bỏn xẻn keo kiệt. Người nào có nhân Vô Tham thì người đó có Mãnh Lực đó liền. Mà nếu người không có nhân Vô Tham thì ngồi chơ chơ, ai làm thì làm người đ ngồi kế bên, người ta xả thí ào ào màh ngồi kế bên nhắm mắt lại. Nhưng, khi người đó có nhân Vô Tham thấy người ta đang xả thí thì tâm xả thí của họ thôi thúc họ lên và họ có thể hợp tác và Câu Sinh Nghiệp.

Do đó, mình mới thấy Mãnh Lực Duyên là Tác Nhân chứ không làm ra Năng Duyên Sở Duyên được nếu không có Mãnh Lực Duyên. Năng là Năng, Sở là Sở. Nhưng với Mãnh Lực Duyên đó nó vô. Qúi Phật tử qua khỏi cái Nhân Duyên đi tới phần Trưởng Duyên thì anh Vô Tham này không đủ chức năng làm ra mà lúc đó phải là Vô Si mới đủ chức năng vô. Có Trưởng Duyên là trí tuệ bộc phát lên, nó làm đủ Tam Tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu) làm Thiện Câu Hành Trí, làm với một tâm tư Vô Dẫn, Câu Hành Hỉ, họ làm đầy đủ hết.

Nhưng đối với Nhân Duyên thì chỉ làm với trạng thái Vô Tham, là đủ làm việc thiện rồi, anh có tâm thiện sai bảo để thực hiện việc thiện nào đó. 

Mà tự nhiên muốn bố thí, điều đó không có, mà là anh có Mãnh Lực Nhân Duyên là Vô Tham làm gốc, anh có tâm thiện hành động rồi, anh mới xả thí được chứ không có tự nhiên được.

Cái khó có 3 điều, thí dụ ta nói học cái này khó quá, khó nhớ, khó hiểu. Khó có 3 chi:

1. Khó là vì không biết 

2. Khó là vì không nhớ.

3. Khó vi không cố gắng

Thí dụ qúi Phật tử nghe người nào nói, học cái này khó quá, thì mình nói khó có 3 điều: Thứ nhất là không biết, thứ hai là học rồi mà không nhớ, thứ ba là mình không cố gắng thì làm sao mình vượt qua được. Cứ kêu khó rồi buông không làm nữa thì không thể vượt qua được.

 Thứ hai nữa là: 

Khi mình biết được Mãnh Lực của Chuyển Khởi, nó mạnh lắm, Chuyển Khởi là không đứng yên. 

Vậy thì làm sao có được hiện tại? Chuyển Khởi không có làm đủ, phải có gốc ở quá khứ từ đời trước. Đời trước từng quen xả thí, đời này mới xả thí. Đời trước từng tham, đời này quen tham. Phải có yếu tố thứ hai.

Tâm Đổng Lực có 3 phần:  Tâm tạo tác ra nghiệp 

Javana citta : Đổng lực tâm chia làm 3 phần : 

1. Khởi lập.

2. Tới hạn ,

3. Hạ lạc.

Tâm Đổng Lực là tâm tạo tác nghiệp, tức là thiện nghiệp lực hay bất thiện nghiệp lực, do Javana làm ra dù Lộ Trình Ngũ Môn hay là Lộ Trình Ý Môn. Có 3 giai đoạn, qúi Phật tử phải nắm bắt được.

Đổng Lực Tâm có 7 Đổng Lực (7 sát na).

Đổng Lực Khởi Lập, là Đổng Lực mới bắt đầu bắt trớn, khởi sinh lên nó còn yếu thì:

- Khởi Lập ra từ sát na thứ 1 tới sát na thứ 3

- Hạ Lạc. Phần mạnh nhất và nó vững chắc nhất và kiên cố nhất là  Hạ Lạc từ sát na thứ 4, lúc đó nó đủ chức năng tạo ra.

Với 7 sát na Tâm Sở Biến Hành, anh Tâm Sở Tư (cetanācetasika) là chức năng. (Xúc (phassa) – Thọ (vedanà) – Tưởng (saññā) – Tư (cetanā) . Tâm Sở Tư (cetanācetasika) tạo tác ra nghiệp. Xúc, Thọ, Tưởng thì chưa đủ, có Tư (cetanā) vào thì Nhất Thống rồi tạo tác ra nghiệp.

- Tới Hạ Lạc thì bắt đầu giảm dần, từ Đổng Lực thứ 5 và thứ 7 thì giảm dần xuống. 

Tới sát na thứ 7 của Hạ Lạc + với sát na thứ 1 (của Khởi Lập) là Hiện Báo Nghiệp, rồi Hậu báo nghiệp ngay kiếp thứ 2 này, nhưng nếu như kiếp thứ 2 không trổ nữa thì nó rớt qua sát na 2 và sát na 6

Tâm Đổng Lực (Javana City) ra 4 loại nghiệp:

1. Hiện báo nghiệp lực.

2. Hậu báo nghiệp lực.

3. Hậu hậu báo nghiệp lực.

4. Vô hiệu nghiệp lực 

Đổng Lực Tâm có 7 Đổng Lực (7 sát na).

Đổng Lực Khởi Lập, là Đổng Lực mới bắt đầu bắt trớn, khởi sinh lên nó còn yếu thì khởi lập ra từ sát na 1 tới sát na thứ 3

- Hiện báo nghiệp trổ sinh ngay hiện tại với Mãnh Lực Đổng Lực 1. Ở Đổng Lực thứ 1

- Hậu báo nghiệp là trổ sinh ở vị lai, kiếp thứ 2, Đổng Lực 7

- Hậu hậu báo nghiệp là trổ sinh ở vị lai, từ kiếp thứ 3 trở đi. Đổng lực tứ thứ 2 tới thứ 6

- Vô Hiệu nghiệp lực là những cái của Hiện Báo Nghiệp, Hậu Báo Nghiệp, Hậu Hậu Báo Nghiệp không trổ quả của nghiệp báo, thì nó rớt vô thành Vô Hiệu Nghiệp..

Do đó, khi chúng ta nói tới tâm tạo tác Thiện tức là ta đang làm một cái Thiện Nghiệp Lực.

Vậy thì khi, với Tam Tư: Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu. Thì anh Tư Hiện quyết định mạnh lắm. Mình thiếu Tư Tiền, thiếu Tư Hậu thì được. Nhưng, Tư Hiện mình phải thực hiện được, là có kết quả.

Cái đó qúi Phật tử phải biết, cái Mãnh Lực Duyên là qúi Phật tử phải thấy là ta biết Mãnh Lực đó rồi, ta biết Mãnh Lực Duyên đó rồi, ta biết Năng rồi, biết Sở rồi và chúng ta biết là phải tạo tác Thiện, không được bỏ qua. 

Đối với việc Thiện mà biết được rồi mà qúi Phật tử bỏ qua là qúi Phật tử không thực hiện được việc Thiện. 

Còn biết Mãnh Lực của Thiện, biết kết quả của Mãnh Lực Thiện, qúi Phật tử thực hiện được mà Chuyển Khởi nó, kích động nó, tác động nó mà nó hiện bày ra được thì qúi Phật tử sẽ có kết quả thì lúc bấy giờ chức năng của Tuệ Văn và Tuệ Tư nó làm việc cho Tuệ Tu. 

- Biết không, có Văn, 

- Suy nghĩ không, có Tư, 

- Thực hiện không, có tu. 

- Còn qúi Phật tử nói không biết, là không có văn. 

- Không suy nghĩ thì không có Tư

- Và không thể thực hiện là không Tu. 

Mà cái đó không riêng gì một mình mình mà là rất nhiều, trùng trùng điệp điệp. Ở ngoài có bao nhiêu người biết được Phát Thú, không có. Môn Phát thú còn mới chưa phổ biến. Các qúi Phật tử có duyên mới có cơ hội này.

Thế thì, Mãnh Lực của Nhân Duyên có 2:

Quyển Phát Thú I trang 51

 Mãnh Lực ( Satti): Nhân Duyên có hai loại mãnh lực là :

(1) Janakasatti – Mãnh Lực Xuất Sinh: ý nghĩa là có mãnh lực giúp cho Pháp Sở Duyên được sanh khởi.

(2) Upathambhakasatti – Mãnh Lực Bảo Hộ: ý nghĩa là có mãnh lực giúp ủng hộ cho Pháp Sở Duyên được tồn tại.

Như vậy thì chúng ta có: Mãnh Lực tiếng Pali là Satti - có 2 chữ tt. Còn Sati có 1 chữ t là Niệm                               

-  Xuất Sinh (Janakasatti)

-  Mãnh Lực Bảo Hộ (Upathambhakasatti) Satti có hai chữ tt

Như vậy thì trong Nhân Duyên có những Duyên có 1 Mãnh Lực, chỉ có Xuất Sinh mà không có Bảo Hộ.

Còn có những Duyên có 3 Mãnh Lực; vừa Xuất Sinh, vừa Bảo Hộ thêm Bảo Dưỡng nữa, nó còn nuôi dưỡng đốc thúc lên nữa. Chúng ta học từng bước.

 Như vậy thì Mãnh Lực Duyên có 2 là: Xuất Sinh (Janakasatti) và Bảo Hộ (Upathambhakasatti) 

Thứ Nhất là.

Mãnh Lực của Xuất Sinh của Năng Duyên.

Mãnh Lực của Xuất Sinh của Sở Duyên.

Thứ hai là.

Mãnh Lực của Bảo Hộ là Năng Duyên

Mãnh Lực của Bảo Hộ là Sở Duyên.

Vậy thì trong Mãnh Lực Nhân Duyên này nó Xuất Sinh do Vô Tham và nó nuôi dưỡng Vô Tham hiện bày.

Ta nói tới Mãnh Lực của Nhân Duyên. Xuất Sinh cho Năng Duyên hiện bày, cho Sở Duyên hiện bày./.