Tuesday, December 28, 2021

Vi Diệu Pháp 13 - Tâm Vô Nhân (tiếp theo) - TT Sán Nhiên

 Tâm Vô Nhân (tiếp theo) - Vi Diệu Pháp 13 - TT Sán Nhiên

Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 13" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

TT Sán NhiênHọc vô trong lộ trình tâm qúi Phật tử sẽ thấy sự nhiệm màu của dòng tâm thức mình lạ lùng chính Đức Phật Ngài tìm thấy được sự sanh diệt trong tâm thức của mình có một hệ thống rõ ràng như vậy, qúi Phật tử mới thấy được pháp môn Abhidhamma ngày hôm nay trên thế giới gọi là Tâm Lý Học Phật Giáo, môn học mà chưa có một nhà tâm lý học hiện đại nào tìm ra cấu trúc chặc chẽ như tiến trình tâm thức của lộ trình tâm 17 sát na rõ ràng như bộ môn này.

Vẽ một lộ trình tâm không được vẽ khoảng hở phải vẽ sát liền với nhau, một vòng tròn là một sát na tâm, mà một sát na tâm này là một sát na đại, ở trong một sát na đại có 3 sát na tiểu (sanh, trụ, diệt). Nếu nhìn góc độ đó chúng ta mới thấy sự vi tế của tâm thức của mình nó có 3 sát na tiểu ở trong đó (sanh, trụ, diệt) mà từng cái Tâm Khai Ngũ Môn tiếp qua là Tâm Nhận Thức rồi tâm tiếp thâu tâm thẩm tấn, tâm đoán định, và 7 tâm đổng lực, có những cảnh mà nó đến mạnh quá qúi Phật tử còn chạn lại được còn giữ lại được thì nó thêm 2 sát na tâm nữa là tâm na cảnh là, hưởng cảnh dư. 

Giống như có người bạn hay thân bằng quyến thuộc của qúi Phật tử tới nhà thăm sau bao nhiêu năm xa cách, khi họ ra về sự tiếc nuối hay luyến tiếc của mình vẫn còn níu kéo họ, giữ lại một lần, hai lần rồi họ mới ra về, đó gọi là cảnh dư, là tâm na cảnh.

Cũng như ăn một trái soài, sau khi thưởng thức vị ngọt của trái soài qúi Phật tử thoả mãn nhưng khi tới hột soài mà còn tiếc qúi Phật tử cạp một lần nữa cạp một lần nữa mới bỏ hột soài đó đi, đó là tâm na cảnh, nó hưởng cảnh tâm đổng lực trước đó chưa đủ mà còn hưởng tiếp.

Có những người không sài cảnh dư, thí dụ khách ra về thì cho ra về liền không níu kéo bịn rịn không có nhắn nhủ, do đó không có tâm na cảnh.

Chúng ta sẽ qua phần Lộ Trình Tâm Thức. Khi học tới đó qúi Phật tử sẽ thấy rõ từng chi tiết. Tuy nhiên, hôm nay qua phần 7 Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân, Sư muốn trình bày để qúi Phật tử có một nhận xét về tên gọi của 7 Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân, chúng ta biết đó là thừa hưởng từ tâm bất thiện tạo ra, những tâm quả đưa đến chúng ta đón lấy với những cảnh quả mà chúng ta đang có.

Khi qúi Phật tử nói "tôi nhận thấy một cảnh sắc xấu", qúi Phật tử phải niệm liền "quả bất thiện từ nhân bất thiện, nghiệp bất thiện tạo ra nó", qúi Phật tử niệm liền. 

Khi qúi Phật tử nghe một âm thanh không hài lòng, không thích hợp hay không vừa ý, qúi Phật tử niệm:

-  "Nhĩ thức lấy một cảnh thinh quả bất thiện từ một nhân bất thiện hay một nghiệp bất thiện tạo ra âm thanh đó", qúi Phật tử niệm liền.

Tỷ thức cũng vậy, qúi Phật tử ngửi mùi hôi không thích, qúi Phật tử niệm (nói) là:

- Tỳ thức lấy cảnh hơi quả bất thiện, tâm tỳ thức đón nhận từ một nghiệp bất thiện trong quá khứ đã tạo cảnh hơi này ta có".

Qúi Phật tử nếm một vị không hài lòng, đắng quá, cay quá, mặn quá, chát quá, chua quá, v.v... Qúi Phật tử nói là:

-Tâm Thiệt Thức nhận cảnh vị không hài lòng do quả bất thiện từ quá khứ đã tạo ra mình phải đón nhận".

Qúi Phật tử nằm xuống ở trạng thái không được êm ái, cái giường hay nơi qúi Phật tử ngả lưng ê ẩm người mệt mỏi đau nhức, hay nơi đó gai góc, hay là những cái gì làm qúi Phật tử khó chịu, thì qúi Phật tử không trách nơi thân, quí Phật tử phải nhìn nơi Quả Bất Thiện sanh trổ ra, qúi Phật tử đang nhận lấy từ nơi một cái nghiệp bất thiện quá khứ đã gieo ra nên qúi Phật tử có thân thức cảm thọ khổ.

Do đó, khi một người được mẹ cha sinh ra tay chân lành lặn, nhưng qua một tai nạn tay chân họ bị mất hay mất một phần nào trong cơ thể của họ, đó là họ thọ nhận quả bất thiện đã tạo ra, không phải do người mẹ người cha tạo ra, sinh ra họ được lành lặn tứ chi có đủ, nhưng hôm nay họ bị thiếu, đó là quả bất thiện nó tới, nghiệp bất thiện đang trổ quả cho họ phải trả những phần họ bị mất, cái đó phải thấy rõ như vậy đó.

Mình nhìn vô những trường hợp đó, chúng ta tiếp tục nhìn lại, nào là nhân, nào là quả, yếu tố nào là tốt, yếu tố nào xấu, thanh lọc tại nơi đó giải quyết được tâm của ta. Trí tuệ tại nơi đó tâm ta hiểu biết sáng suốt hơn.

Khi đem cảnh nào vô qúi Phật tử nói đó là "Quả" qúi Phật tử đón nhận, qúi Phật tử muốn đem vô, muốn đón nhận, muốn tạo tác, cái đó qúi Phật tử phải ghi lại.

 Như vậy thì, qúi Phật tử đang nhắm mắt ngồi thiền mà cái gì đó thôi thúc bắt qúi Phật tử phải mở mắt, thì Tâm Tiếp Thâu đã đưa tới Tâm Thẩm Tấn mở mắt ra quyết định để lấy đem vô để đưa cho Tâm Đổng Lực đón lấy cảnh sắc đó. Thì lúc đó qúi Phật tử thấy mình không cự lại được, nó đẩy lùa tới mình phải nhận luôn, cái đó qúi Phật tử thấy. Thế thì bao nhiêu lần ta cố tạo nghiệp mà chúng ta không dừng lại. Mình không chặn lại được, nghiệp đang rượt đuổi mình nhanh quá, hay là lúc qúi Phật tử không nghĩ là lúc mình đang tạo nó với tốt độ nhanh quá giờ đây nó trổ sanh, và mình đã được nhận quả.

Khi ta quăng một trái banh vô trong tường, quăng nhẹ quá trái banh dội lại mình không thể nào mạnh được, nhưng nếu ta quăng trái banh vô tường thật là mạnh, trái banh dội ngược lại với tốc độ mà ta đã quăng một cách tương xứng.

Vậy thì, khi đang ngồi thiền nghe một âm thanh, qúi Phật tử niệm cắt được âm thanh là qúi Phật tử chặn được nghiệp báo, mà nghiệp báo qúi Phật tử đã tạo ra với trạng thái có sự tác ý, mà qúi Phật tử có chuẩn bị cắt được mình sẽ sửa được nghiệp báo.

 Còn nếu như đang ngồi thiền mà nghe một âm thanh mà qúi Phật tử không chặn được âm thanh đó, và âm thanh đó vẫn đưa vô mình nghe tiếp tục âm thanh đó là, qúi Phật tử không chặn được nghiệp báo thì mình không sửa được nghiệp báo và qúi Phật tử còn tiếp tục thọ lãnh nghiệp báo.

Do đó, với góc độ ở đây ta sẽ thấy, nếu nó là quả không có nhân, cái quả không có hột thì chẳng còn trổ sanh nữa mà qúi Phật tử đang tiếp tục tạo ra chứ không phải là nó đang tạo ra. Thí du, khi ta ăn một trái cây mà không có hột rồi qúi Phật tử thích ăn trái cây này nữa qúi Phật tử nghĩ ra chiết nhánh chiết cành của nó để tạo có cây mới đem về trồng nữa sẽ có. Chính cái đó qúi Phật tử sẽ thấy rõ ràng là chúng ta tự tạo ra quả mới.

Khi chúng ta học về sinh vật học có nói hệ F1, F2,

 khi ta nói F1 là con thỏ trắng và con thỏ đen sẽ cho ra con thỏ vá trắng và đen, còn tiếp tục sẽ có con thỏ xám. Nhưng mà nếu như một con thỏ trắng con thỏ đen kết hợp với nhau ra con thỏ vá, nhưng tới thế hệ thứ 2, F2, có khi nó trở lại màu trắng, có khi nó trở lại màu đen, và có khi nó không còn vá. 

Qúi Phật tử phải cẩn thận khi ta học sinh vật. Khi ta học sinh vật học thế hệ F1 là chúng ta đang trả, thế hệ F2 là chúng ta gieo tiếp ra cái chủng mới.

Như vậy thì khi ta nghe một âm thanh rồi ta trả mà ta thụ lý cảnh đó ta làm ra cảnh đó qúi Phật tử tạo ra một cái F2 qúi Phật tử sẽ có một thế hệ tiếp tục. Chúng ta học về sinh vật ta hiểu về hệ thống sinh vật nó truyền giống nó ra cái quả.

Ngày hôm nay học về cái quả, ta ngừa nhân không đón quả, chúng ta không sợ quả mà  chúng ta sợ nhân, vậy thì khi những lúc trong đời sống hàng ngày những cảnh mà 5 cửa giác quan đem vô chúng ta phải thận trọng vì đó là quả chúng ta đang đón nhận, vui và không vui, thích và không thích đều là quả và chúng ta còn hành tiếp tục thụ lý với cái đó với tâm đổng lực mà chúng ta không ngừng lại chặn đứng phía trước thì ta cho ra một quả tiếp nữa, do cái đổng lực này đang làm với cái quả khổ mà chúng ta đã tạo từ nhân trước, rồi từ đó dòng sanh diệt liên tục và từ nơi đó nó trôi chảy liên tục không gián đoạn ta thọ lãnh liên tục, do đó ta có trạng thái sanh tử liên tục không gián đoạn, chừng đó chúng ta ngừng lại từ cái sanh thì không có trạng thái tử, nếu như qúi Phật tử không ngừng lại cái sanh, chúng ta phải có cái tử nối tiếp liền với nhau, có sanh thì có tử.

Bây giờ, qua những tâm thức khác yếu tố nào sanh ra nó để chúng ta hiểu thêm.

Tâm Nhận Thức

Tâm Nhận Thức có 4 nhân sanh ra nó:

1) Yếu tố thứ nhất, phải có Thần Kinh Nhãn (không có Thần Kinh Nhãn sẽ không thấy được)

2) Yếu tố thứ hai, phải có cảnh sắc.

3) Yếu tố thứ ba, phải có ánh sáng.

4) Yếu tố thứ tư, có tác ý muốn nhìn đối tượng (nếu không có tác ý nhìn thì không có tâm nhận thức).

Ngồi trên xe kế bên người lái, là một người khách đi chung với người lái xe, người lái xe luôn luôn nhìn phía trước luôn luôn thấy trước, người khách có khi thấy, có khi không thấy, người lái xe nói đằng trước có con nai bị xe đụng chết, người khách ngồi kế người lái nói: "đâu" và bắt đầu tác ý nhìn thấy nó, còn nếu qúi Phật tử nói: "ghê quá tôi không nhìn", qúi Phật tử quay mặt đi và xe chạy qua qúi Phật tử không thấy con nai chết, đó là có tác ý. 

Người lái xe báo cho qúi Phật tử thấy, qúi Phật tử hỏi "đâu" rồi qúi Phật tử đưa mắt nhìn thì thấy con nai chết, thì lúc bấy giờ qúi Phật tử  nói:

-  "Tội nghiệp nó quá", thì đó là qúi Phật tử đang tạo cái nghiệp tiếp, chỉ cần nói câu đó thôi qúi Phật tử tạo cái nghiệp tiếp, 

- Còn qúi Phật tử chỉ nói: "thấy như thấy" mà không nghĩ gì không nói gì là qúi Phật tử cắt đứt cái quả qúi Phật tử đang nhận.

- Nếu qúi Phật tử nói "Hồi hướng phước báu cho nó", là qúi Phật tử tạo cái nghiệp tiếp.

- Còn nếu qúi Phật tử nói: "Thấy như thấy" là qúi Phật tử cắt đứt cái quả.

Hồi còn ở VN, một lần Sư đi với một nhóm Phật tử đến một nơi thấy có bán một con trăn bự nằm trong chuồng, vừa xuống xe nhìn chung quanh bối cảnh đó, người Phật tử nói Thưa Sư đằng kia có người bán con trăn. Sư nói đừng có tới, nhưng một số Phật tử không nghe lời Sư nói họ vẫn đi xem xong khi trở lại họ nói với Sư

- "Con trăn đó ghê lắm, nó bự nó mập, nó màu xanh màu đỏ tùm lum."

 Sư nói.

- "Lúc nãy Sư nói qúi Phật tử đừng tới. Tại vì khi qúi Phật tử tới mà qúi Phật tử không thả nó ra được, nhìn thấy nó như vậy đó, cảnh đó nó đang bị giam cầm đó qúi Phật tử không thả được, qúi Phật tử đang tạo ra một cái nghiệp + thêm với nghiệp người đang giam cầm nó."

Qúi Phật tử đâu cứu nó được thì đừng đến gần để thấy, còn qúi Phật tử tới qúi Phật tử phải cứu nó được, qúi Phật tử tới qúi Phật tử phải bỏ tiền ra mua nó ra và thả nó ra, mà qúi Phật tử thả nó ra cũng không hẳn là nó ra được, cái đó là hoàn cảnh gọi là tiến thoái lưỡng nan trước bối cảnh đó, qúi Phật tử đừng nên tới nhìn. Do đó, qúi Phật tử luôn luôn là bị như vậy, và lúc đó qúi Phật tử đang tạo ra cái nghiệp, tại vì cái nghiệp duyên nó đẩy tới như vậy, đó là Phổ Thông Nhân nó đẩy số Phật tử tới nhìn thấy cảnh đó rồi kế tiếp nữa lúc đó Chí Thượng Nhân với cái nghiệp bất thiện nó lôi kéo để nhìn thấy cảnh giam cầm tù tội trong chuồng, Chí Thượng Nhân dẫn chúng sanh đi tới, lại tiếp tục nữa lại lúc đó là một cái nhân kết hợp vô đó, tham sân si nhìn cái đó đau khổ nữa. 

Qúi Phật tử phải thu thúc các căn lại, qúi Phật tử giảm bớt nghiệp và không tạo ra cái nghiệp và cắt bớt cái nghiệp cũ không tạo cái nghiệp mới, qúi Phật tử chỉ đón nhận một cái quả vô nhân cho nó qua một cách nhẹ nhàng. 

Qúi Phật tử không thấy qua cái quả Tâm Nhận Thức, qúi Phật tử phải nghe qúi Phật tử đang trả cái tâm nhĩ thức mà thôi.

Do đó, có hai trường hợp qúi Phật tử còn làm tiếp tục, vừa nghe vừa thấy, qúi Phật tử vừa có Tâm Nhĩ Thức vừa có Tâm Nhận Thức quả hiện bày, chắc chắn là qúi Phật tử nhìn cảnh xúc động là có, mà khi xúc động ánh mắt tội nghiệp là Tâm Sân thọ lãnh cảnh nhận thức cảnh sắc đó không vừa ý, qúi Phật tử cẩn thận.

Có thẩn kinh nhãn, có cảnh sắc, có ánh sáng, 3  yếu tố này  + tác ý của mình  mới ra được cảnh. Nếu không có tác ý, cảnh là cảnh, ta là ta, ta và cảnh không là một, nhưng có tác ý, cảnh với ta là một, ta biết cảnh, cảnh đang tạo cho ta một cái quả, ta đang tạo một cái nhân.

Tâm Nhĩ Thức.

Chúng ta qua nhĩ thức cũng như vậy, có 4 nhân:

1) Thứ nhất là thần kinh nhĩ.

2) Thứ hai là cảnh thinh.

3) Thứ ba là hư không, phải có khoảng trống, nếu không có khoảng trống âm thanh không vô tai của ta. 

Hư không là khoảng trống, qúi Phật tử lấy 2 miếng bông gòn bịt kín lỗ tai thì âm thanh không vô được, do đó lỗ tai mình nghe được âm thanh là tại lỗ tai mình trống.

4) Thứ tư là tác ý.

Tâm Tỷ Thức.

1) Thứ nhất là thần kinh tỷ.

2) Thứ hai là cảnh khí.

3) Thứ ba là gió đưa tới.

4) Thứ tư là tác ý.

Gió đưa mùi hơi tới mình ngửi vào, còn nếu trên gió và dưới gió lại khác, đứng dưới gió sẽ nhận lãnh đủ, còn đứng trên gió thì không nhận gì hết, khi có người hỏi muốn đứng trên gió hay đứng dưới gió thì qúi Phật tử trả lời là: "tôi không muốn gì hết" như vậy là cắt cái quả vì lúc đó không có tác ý thì không nghe mùi hơi vô.

Tâm Thiệt Thức là đón cảnh vị.

1) Thần kinh thiệt.

2) Cảnh vị.

3) Nước tuông ra.

4) Tác ý.

Thân Thức

1) Thần kinh thân

2) Cảnh xúc

3) Cương kiện (độ cứng rắn)

4) Tác ý.

 Với cương kiện phải ở độ cứng rắn mới cảm nhận được cảnh xúc, như bông gòn độ mềm không cảm nhận được cảnh xúc. Như búa với đe thì có cảnh xúc, do đó tính cương kiện hay tính rắn là một nhân hay là một yếu tố làm cho Tâm Thân Thức sanh khởi biết cảnh xúc. Khi gặp cái gì nó mềm không có cảm xúc được, như một lớp bông gòn thật mỏng rớt trên nền nhà qúi Phật tử đạp lên không có cảm xúc, nhưng qúi Phật tử đi ngang qua một cái đinh hay một hòn sỏi bén nhọn đụng vô chân qúi Phật tử sẽ có cảm xúc, cái đó là cứng rắn hay là cương kiện làm cho qúi Phật tử có cảm xúc và Tâm Thân Thức biết được.

Đây là những yếu tố hình thành ra những Tâm Ngũ Quan hay là Ngũ Môn. Khi ngồi thiền, ta nhìn trở lại những cái này đều là do góc độ tác ý ta muốn có, và ta muốn có được, còn nếu không có tác ý muốn có qúi Phật tử sẽ không có, không có tác ý thì không có đem vô được. Vậy thì những cảnh đến tâm thức của ta, một là nghiệp quả trổ sanh, hai là tác ý chúng ta tạo ra nghiệp nó có sanh ra, thứ ba là duyên đưa tới yếu tố hình thành ta có 3 yếu tố. Như vậy thì khi chúng ta muốn nói ngũ thức, 5 tâm thức này nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân,  5 tâm thức này mà nó đến với qúi Phật tử là qúi Phật tử sẽ thấy: 

1) Một là nghiệp quả nó đã đến.

2) Hai là duyên đưa đến.

3) Ba là nghiệp nhân muốn tạo.

Ba yếu tố đó là duyên qúi Phật tử phải có để trở lại, nếu như không có một trong ba yếu tố đó qúi Phật tử không có tái tạo lại. 

Như vậy thì khi qúi Phật tử có Tâm Nhận Thức là chắc chắn qúi Phật tử có cảnh sắc, có tác ý qúi Phật tử muốn nhận ra là nghiệp quả, rồi khi qúi Phật tử có nghiệp quả đây là hai nữa là duyên đưa đến, chẳng hạn qúi Phật tử không muốn nhìn mà có người kêu qúi Phật tử nhìn hay một yếu tố nào thúc đẩy qúi Phật tử phải nhìn đó là cái duyên, thứ ba nữa chính qúi Phật tử muốn tạo ra cái nghiệp này để đón nhận cảnh này đó là nghiệp nhân.

Như vậy thì ba yếu tố đó qúi Phật tử thấy cái nào là chính, cái nào qúi Phật tử thấy nặng nề, cái nào qúi Phật tử đáng lo sợ? 

Còn Sư không lo 3 cái này mà Sư chỉ lo giữ cái tâm mình thôi. 

- khi nghiệp quá tới mình giữ cái tâm không lo nghiệp quả, lo cái tâm mình có hay không, không có thì cắt. 

- Khi duyên đưa đến, đừng nghĩ cái duyên, lo cái tâm mình. 

- Nghiệp nhân muốn tạo cũng không có, cái này coi như là xong rồi, đời này vô minh biết rồi không tạo nữa, cái gì cắt thì cắt liền, tâm mình biết. 

Đừng nói tôi sợ nghiệp quả vì nó vẫn tới, đừng nói tôi sợ duyên đưa đến vì nó vẫn tới, đừng nói là sợ nghiệp nhân muốn tạo, nó cũng muốn hình thành. Mà phải lo giữ cái tâm. 

 Qúi Phật tử chỉ cần giữ tâm mà thôi, không lo nghiệp quả, không lo nghiệp nhân, không màng duyên đưa đến như thế nào, chỉ lo giữ tâm của mình thôi. Còn với người vô văn phàm phu, người không có ý thức, lúc nào họ cũng sợ tại vì họ không giữ được tâm họ vững vàng kiên cố, do đó họ dễ bị lung lay trước những cảnh đến với họ, với những người mà giữ được tâm thì họ không bị ảnh hưởng và họ không sợ, còn với người không giữ được tâm thì cái nào họ cũng phải sợ và cái nào cũng đáng lo hết và, chính họ là người đang tạo ra tất cả chứ không phải không, những người họ nói là những người họ có, những người không nói là những người không có, do đó mình phải coi lại tâm của mình, khi người ta hỏi cái này bạn có sợ không? trả lời là "tôi coi cái tâm cái đã", điều này bạn có nghĩ tới không? "Tôi coi cái tâm cái đã".

Đó là pháp hành, qúi Phật tử ngồi đó nhìn thấy cảnh đến, nó thúc đẩy, nó lôi cuốn, nó cám dỗ, thì qúi Phật tử coi tâm của mình không để cảnh thúc đẩy lôi cuốn mình, qúi Phật tử cắt được nơi đó, còn không qúi Phật tử bị lôi cuốn, qúi Phật tử mất cái tâm chứ không phải bị cảnh lôi cuốn mình, mình bị mất cái tâm chứ không phải bị cảnh lôi cuốn. Qúi Phật tử đi ra đường vì cái hoa mà gặp trời mưa ướt người mình qúi Phật tử không nói được cái đó, vì nhìn cái hoa mà qúi Phật tử phải ra khỏi nhà để bị trời mưa ướt người mình thì cái đó mình không nói được, không ra thì không bị ướt mưa thì không bị ảnh hưởng trạng thái bị chi phối cái cảnh của nó. Như vậy đó, nếu người mà tu là chỗ đó khác với người không tu, người có pháp hành nó khác với người có pháp học mà không có pháp hành.

Một người có kiến thức họ trả lời mau lẹ nhưng họ không có hành, do đó họ không đắn đo, không cân nhắc, không chuẩn bị chu đáo trước khi họ hành động, đó là không có pháp hành, qúi Phật tử thấy khi mình hỏi họ nói liền không đắn đo, đó là trạng thái họ không có pháp hành, họ chỉ theo cái kiến thức họ có họ trả lời một cách máy móc với tâm thức họ đang chạy theo cảnh, chứ không giữ được chính mình.  

Pháp là như vậy đó, pháp đứng ở giữa hai, mình thấy được người có học và người có hành. Người có học điều đó là vi diệu là tốt rồi, nhưng tốt hơn nữa là vừa có học và vừa có hành thực dụng trên thực nghiệm  ta mới có được kết quả. 

Do đó, trước bối cảnh đó, nhìn trở lại các cảnh là như vậy, đằng sau cái đó vẫn là cái tác ý của chính mình tạo ra và, mình không nói được vì lý do bởi tác nhân nào cả, lúc nào cũng đổ thừa nghiệp quả do ai tạo, đổ thừa như thế đủ để nó đưa ta có, chúng ta không nói là cái tâm muốn tạo ra bởi một nhân chính con người mình không có nữa. Nhìn trở lại mỗi tâm thức đó đều có tác ý đằng sau đó hình thành ra con người mình tại nơi đó chứ thật ra không có cái gì "tôi" "ta" trong này. 

Thần kinh nhãn không phải là của Phật tử,  nó chỉ là một trạng thái của một cái tâm thức mà chúng ta biết được mới nương tựa nó. Khi nói đến thần kinh nhãn là cái gì trong đó, hồi nãy chúng ta học 4 nhân: Nhân Nhân, Nhân Duyên, Chí Thượng Nhân, Phổ Thông Nhân. 

Do đó, khi ta nói Thần Kinh Nhãn chỉ là một Nhân Duyên do tứ đại tạo ra sắc uẩn này, tại vì khi nó là sắc nó cũng là như vậy, nó cũng là một cái Nhân Duyên tạo ra cho mình có, ánh sáng này cũng là một cái Nhân Duyên tạo ra nó có, tác ý  là một Phổ Thông Nhân tạo cho qúi Phật tử.

- Thần kinh nhãn là Nhân Duyên tạo ra

- Cảnh sắc là Nhân Duyên tạo ra

- Ánh sáng là Nhân Duyên tạo ra.

- Tác ý là Phổ Thông Nhân tạo ra qúi Phật tử.

vì vô minh nên có cái thân sắc này chạy vô đó, đó chỉ là cảnh quả mình có đón nhận trong quá khứ, có qúa khứ tạo ra rồi bây giờ qúi Phật tử cũng vậy tạo ra nữa thì hình thành là Phổ Thông Nhân nó tới tạo ra qúi Phật tử thì chắc chắn qúi Phật tử sẽ có Chí Thượng Nhân, mà Chí Thượng Nhân đó qúi Phật tử đón nhận được là nghiệp quả hay là nghiệp nhân là duyên đưa đến bởi Nhân Duyên.

Thiền sinh: Thưa Sư, ví dụ là người ta gọi tới muốn kể mình chuyện gì thị phi mà mình không muốn nghe và mình trả lời là tôi không muốn nghe, thì hành động đó nó vô trường hợp mình chấm dứt không tạo nghiệp nữa, mình phải tác ý như vậy là đúng, nhưng đôi khi bên kia họ nói là mình không lịch sự nhưng mình vẫn phải giữ thái độ dứt khoát của mình phải không?.

TT trả lời: Mình phải đi theo từng lộ trình tâm mới ra được chứ nói suông thì khó nói lắm.

Một câu chuyện thị phi đến với qúi Phật tử, mình giải thích đó là "thinh", thì khi mà thinh qua Tâm Nhĩ Thức rồi Tâm Nhĩ Thức đó hình thành ra Tâm Thẩm Tấn  đến Tâm Đoán Định, rồi ra Tâm Đổng Lực của cái thị phi này. Vậy thì, khi qúi Phật tử nghe, qúi Phật tử không muốn tới Tâm Đổng Lực thì qúi phật tử nghe "thinh" qúi Phật tử cắt đứt ngay tại đó nó lại ra "bất lịch sự", nó trở thành một sự chỉ trích nữa mà qúi Phật tử sẽ được nghe, nó lại một cái nữa là chỉ trích nữa, rồi qúi Phật tử lại tiếp tục ra một Tâm Tiếp Thâu, Tâm Thẩm Tấn, Tâm Đoán Định và một cái Tâm Đổng Lực nữa.

Như vậy đó, vừa chỉ trích vừa thị phi qúi Phật tử làm hai dòng tâm thức, tại nơi đây qúi Phật tử đang tạo ra, còn ở đây (người gọi đến để nói chuyện thị phi) là qúi Phật tử đã đón một cái quả, thì ở đây quả chấm dứt hay là đổng lực tạo tiếp . 

Tại sao mình tiếp tục nghe là một bất lịch sự nữa, một cái thị phi đã đủ để cho ta cắt đứt Tâm Nhĩ Thức đón cảnh thinh rồi nó cho một cái bất lịch sự nữa, rồi cái bất lịch sự nó cho một cái vô lễ nữa, rồi tiếp tục nữa, oan trái nữa, qúi Phật tử tiếp tục đi nữa, vì cảnh lôi ta đi hay tâm ta dừng lại trước cảnh, một cái đầu của dòng tâm thức, hay ra cuối cùng của dòng tâm thức mà họ tạo ra cho ta một chuỗi dài của nghiệp báo chúng ta đang trồng chất cái đó vừa quả vừa nhân

---------------------

Còn tiếp phần trình pháp


Thursday, December 16, 2021

Vi Diệu Pháp 13 - Tâm Vô Nhân - TT Sán Nhiên

 Tâm Vô Nhân - Vi Diệu Pháp 13 (tiếp theo) - TT Sán Nhiên

Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 13" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

TT Sán Nhiên: Định nghĩa Tâm Vô Nhân là gì?

Trong Phật Giáo, người ta thường nói Giáo lý của Đức Phật dựa trên nền tảng căn bản của một nguyên lý vĩnh hằng không thay đổi đó là Luật Nhân Quả. Có Nhân thì có Quả, tương hợp với nhau chặt chẽ và xác định và không có gì sai trật, nhân nào quả đó. 

Tuy nhiên, khi ta tìm hiểu được nhân thì có sai biệt, người có kiến thức hay bậc trí tuệ mới thấy rằng không phải tất cả nhân đều cho quả hết. 

Khi chúng ta nói được như vậy, ta phải tìm ra được thế nào gọi là "Nhân" thế nào gọi là "Quả".

Thế nào gọi là nhân, và nhân nó như thế nào? chúng ta phải tìm ra được thì mới nói chính xác được. 

Có 4 loại nhân, 4 loại nhân này tiếng Pali gọi là hetu là nguồn gốc, nhân khởi sanh hay là nguyên nhân. Chúng ta có 4 loại hetu:

1) Hetu Hetu là Nhân Nhân

2) Paccaya Hetu  là Nhân Duyên 

3) Uttama Hetu là Chí Thượng Nhân

4) Sadhāraṇahetu là Phổ Thông Nhân là có mặt khắp mọi nơi ở đâu cũng có mặt.

Bây giờ chúng ta giải thích từng loại hetu.

1) Hetu Hetu (Nhân Nhân)

Hetu hetu gọi là nhân nhân, có 6 loại nhân nhân là: tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si. Từ 6 nguyên nhân này tạo ra biết bao nhiêu là hành động trên thế gian này, 

Có người thì tham, có người thì sân, có người thì si. Có người vừa có si và sân. Có người vừa có si và tham, 

Cũng như vậy, người thì vô tham, người thì vô sân, người thì vô si. Nhưng cũng có người vô sân và vô si, cũng có người vô si và vô tham.

Do đó, nó cũng tạo ra biết bao nhiêu hành động, qua sự hiện bày của thân, lời, ý. Vậy thì 6 loại nhân này tái tạo tác động trên thế gian này không biết bao nhiêu. Đó là thứ nhất.

2) Paccaya Hetu (Nhân Duyên) = Tứ Đại làm duyên, Tứ Đại làm nhân tạo ra sắc uẩn nên gọi là Paccaya Hetu hay là Nhân Duyên.

Thứ hai là Paccaya Hetu còn gọi là Nhân Duyên. Khi ta nói Paccaya Hetu là những nhân làm duyên hiện bày ra pháp nên gọi là Nhân Duyên. 

Qúi Phật tử không lộn với bộ Paṭṭhāna cũng chữ Hetu Paccaya nó lại khác, ở bộ Paṭṭhāna thì bài duyên đầu tiên gọi là Hetu Paccaya cũng dịch là Nhân Duyên, nhưng từ ngữ Pali đảo chữ, một chữ là Paccaya hetu, và một chữ là Hetu Paccaya hai chữ này đảo nhau và nghĩa khác nhau. 

Nhân duyên Hetu Paccaya ở bộ Paṭṭhāna bộ thứ 7 của Abhidhamma thì bộ thứ 7 này nói 6 nhân Hetu Hetu liên quan đến : tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si. đó là bộ Paṭṭhāna, Duyên đầu tiên ta được học qua với phần Phát Thú là Hetu Paccaya là nhân duyên

Còn ở đây, Sư đang trình bày có 4 loại nhân hiện hữu bao trùm trong Tam Giới  luôn luôn bị chi phối, thì Duyên làm Nhân còn gọi là Nhân Duyên.

Như vậy, định nghĩa Paccaya Hetu (Nhân Duyên) hay ta gọi là Tứ Đại làm duyên làm nhân tạo ra sắc uẩn, hay gọi là Paccaya Hetu.

Nói tới Tứ Đại, chúng ta nói bao trùm hết tất cả sắc pháp, sắc hữu sinh mạng, và sắc phi sinh mạng.

Hetupaccaya - Nhân Duyên (Paṭṭhāna) là sắc phi sinh mạng là không có mạng sống là vô tri vô giác, đây là sắc vô sinh mạng. Còn mạng của ta là sắc hữu sinh mạng có sự sống, sự sinh hoạt của nó có nên gọi là hữu sinh mạng, nó có mạng sống của nó.

Thì dù cho phi sinh mạng hay là hữu sinh mạng đều là nền tảng sinh ra sắc pháp này bởi Tứ Đại (đất, nước, lửa, gió). Bao trùm hết tất cả sắc pháp ở trên thế gian này trừ cõi trời Vô Sắc Giới, thì cõi trời Dục Giới và cõi trời Sắc Giới thìtất cả các sắc pháp có dù thô hay tế, dù hiện hay ẩn nó lộ ra hay là biến đi đều nằm trong góc độ do Tứ Đại làm duyên, làm nhân tạo ra tất cả. Chính do đó ta gọi là Nhân Duyên. 

Khi ta nhìn thấy được góc độ đó, chính đó ta là người trí, ta có được sự nhận thức rõ là Nhân Duyên (Paccaya Hetu) này hình thành ra sắc pháp (là thân của ta) chứ không phải ai làm ra cả. Nếu ta nhìn thấy được cái đó thì ta mới liễu tri mình có một bước tiến tu để mà diệt bớt thân kiến hay là cái ngã mạn trách lầm trong ngũ uẩn này hay nó là sắc uẩn này của "tôi" của "ta". Đó là Paccaya Hetu.

3) Uttama Hetu là Chí Thượng Nhân

Nói đến Chí Thượng Nhân, nó quyết định tất cả mọi tạo tác, nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, là nhân tạo ra các dị thục quả thiện và quả bất thiện.

Như vậy, ở trong đời này, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, hay là, xả thí, bố thí, trì giới, tham thiền, là những loại nghiệp thiện và bất thiện này  tạo ra bao nhiêu  quả dị thục  sanh trở lại cho chúng sanh đó bởi cấp độ Chí Thượng Nhân làm ra.

Khi qúi Phật tử sống trong đời, qúi Phật tử xả thí, trì giới và tham thiền, ba cái đó là qúi Phật tử bị tác động hay là có sự tác động bởi một nghiệp thiện, mà nghiệp thiện này làm cho qúi Phật tử được quả an vui. Nhưng bù lại, với nghiệp bất thiện như, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, thì nhân tạo ra với những tác động của nghiệp bất thiện cho quả khổ đau. Đó là Chí Thượng Nhân, là mãnh lực tác động hay tái tạo hay hình thành chúng sanh ở trong đời này, cái đó là nhân tố. 

Đức Phật Ngài nhìn thấy chúng sanh trôi lăn trong Tam Giới, Đức Phật nói khi tâm chúng sanh nghĩ đến chuyện bất thiện mà không nghĩ đến việc thiện thì tâm chúng sanh tạo ra bao nhiêu là chuyện bất thiện, lúc đó là Chí Thượng Nhân đang tác động đến.

Với một người chưa từng xả thí và bây giờ họ xả thí, mãnh lực đó gọi là Chí Thượng Nhân. Có những người rất keo kiệt bỏn xẻn không cho ra bất cứ một vật nhỏ vật to trong cuộc đời, thì lúc họ cho ra một chén cháo hay một chén cơm cúng dường một vị sư đi bát, đó là một Chí Thượng Nhân, họ qua được con đường an vui rồi. Thứ hai, trong cuộc đời một người chưa từng bao giờ làm việc ác việc xấu nhưng hôm nay họ phải làm một điều xấu điều ác, đó là một Chí Thượng Nhân đẩy họ vào con đường khổ thú để gặt hái sự khổ đau với mãnh lực họ đang tạo ra mà lúc đó là Chí Thượng Nhân tác động cho một nguyên nhân.

Một người Phật tử thuần thành dễ thương không làm gì sai trật nhưng vì một nhà sư làm việc gì đó khiến họ tức giận, họ có thể làm một việc xấu đối với nhà sư, đó là Chí Thượng Nhân tác động họ.

4) Sadhāraṇahetu là Phổ Thông Nhân là có mặt khắp mọi nơi ở đâu cũng có mặt.

Nếu chúng ta còn ở trong Tam Giới thì Phổ Thông Nhân này là một mãnh lực là nhân tố hình thành ra chúng sanh ở trong Tam Giới. 

Vô Minh là Phổ Thông Nhân làm hình thành ra tất cả các pháp hữu vi hay gọi là pháp thành, do đó gọi là Phổ Thông Nhân. Còn trong Tam Giới chúng ta chưa được giải thoát vẫn còn bị chi phối bởi tính chất phổ thông này là vô minh.

Sư và qúi Phật tử không ngoại lệ, ngày nào chúng ta chưa đắc quả thánh, chưa giải thoát Niết-bàn, ngày nào ta còn sanh tử luân hồi ngày đó chúng ta còn bị Phổ Thông Nhân chi phối, tác động ta mãnh liệt và, theo ta như bóng với hình trong từng sát na, trong hành động vô minh chúng ta tạo ra biết bao hành động sai trái.

Có khi chúng ta làm việc thiện nhưng mà qúi Phật tử không biết được chuyện đó làm với một nhân tố nào, cái đó qúi Phật tử đang làm với Phổ Thông Nhân đang chi phối qúi Phật tử.

Một đứa bé cho một trái chuối cho một vị Sư, một việc thiện được nhìn thấy nhưng tác ý của đứa bé đó không biết việc làm đó ý nghĩa là gì chỉ nghe người mẹ kêu nó ra đặt trái chuối vô bình bát, như vậy nó làm với một Phổ Thông Nhân. Khi ta hiểu được ý nghĩa đó qúi Phật tử đang làm qúi Phật tử nên giữ. Còn những gì qúi Phật tử sẽ làm qúi Phật tử nên giữ cái sẽ làm qúi Phật tử có bị chi phối bởi Phổ Thông Nhân này không, lúc đó qúi Phật tử phải coi góc độ đó, như vậy thì ở góc độ qúi Phật tử sẽ thấy rằng bốn loại nhân này thì chúng ta ở đâu và chúng ta sẽ sống với loại nhân nào.

Thiền sinh: Thưa Sư, cái Phổ Thông Nhân có trong bậc Thánh không?

TT trả lời: Trừ khi là Đức Phật hay là vị Alahán không còn bị vô minh, còn tam quả vẫn còn bị vô minh.

Như vậy, ở đây khi chúng ta học xong 4 loại nhân này, qúi Phật tử không có non nớt và yếu đuối mà gom hết 4 cái vào trong người mình, qúi Phật tử chỉ làm một nhân thôi, qúi Phật tử cố gắng giữ cái HetuHetu (nhân nhân), chúng ta không cần đi tìm tứ đại để tạo ra sắc uẩn làm chi mà tìm cái đó là cái nhân duyên này thuộc loại nào, qúi Phật tử không phải lo, qúi Phật tử cũng không cần phải lo nghiệp thiện hay bất thiện, qúi Phật tử phải giữ tâm mình theo loại nhân nhân (HetuHetu) này kết hợp đánh ra được cái Chí Thượng Nhân, và nếu trên con đường mà chúng ta tìm được nhân nhân này là hai yếu tố đang có qúi Phật tử có thể đánh ra được con đường Phổ Thông Nhân có tác động đến mình thật sự hiểu biết mình có thể tránh được.

Tâm Vô Nhân

Hôm nay chúng ta học Tâm Vô Nhân là những loại tâm không có nhân tương ưng với nó, không có nhân tố tạo ra nó, nó thừa hưởng quả thôi chứ không tạo nghiệp ra nữa, không tạo ra một cái sanh nữa, nên gọi là tâm vô nhân, nó không có những nhân tác động. 

Ngày hôm nay trên thế gian, riêng ở tại nước Mỹ này chúng ta đang sống có những loại trái cây không có hột, thí dụ như nho không có hột hay còn nhiều loại trái cây không có hột khác, qúi Phật tử ăn những trái cây đó là những trái cây vô nhân, nó không có mầm mống để tạo ra cây đó nữa, ghép cây thì không nói tới, chúng ta đang nói quả của cây trái ăn không có hột.

Như vậy, có những loại tâm không tạo ra nghiệp mà chính bản thân nó là quả rồi không còn trổ sanh nghiệp nữa nên gọi là tâm vô nhân. Thì tâm vô nhân là những loại tâm quả bản chất là quả rồi  và nó không tạo ra nhân nữa, chính cái đó ta gọi là tâm vô nhân. 

Sư nhắc lại lần nữa, tâm vô nhân là những loại tâm bản chất của nó là tâm quả do đó nó không tạo ra một nhân tố hình thành ra một cái gì quả báo nữa nên gọi là tâm vô nhân.

Đầu tiên chúng ta định nghĩa 18 tâm vô nhân là, những tâm sinh ra và không có những nhân tương ưng với nó hoà trộn hay kết hợp với nó hiện bày tâm lý của tâm biết đối tượng đó gọi là tâm vô nhân.

 Khi tâm sinh ra có sự tương ưng với tà kiến, tương ưng với ngã mạn, tương ưng với khuể phẫn, tương ưng với hoài nghi hay tương ưng với phóng dật hay tương ưng với tham, với sân, với si, những tâm đó là tâm hữu nhân, còn những tâm sinh ra không có trạng thái như vậy đó nên gọi là tâm vô nhân, chúng  hiện bày máy móc mà thôi và sau khi nó làm tính chất máy móc xong nó không để lại một hậu quả việc làm của nó nên gọi là tâm quả vô nhân, tâm các vị Alahán dùng là tâm quả thiện vô nhân.

Đầu tiên là 7 tâm quả bất thiện vô nhân, kế tiếp là 8 tâm quả thiện vô nhân. Với các vị Thánh nhân có thể dùng những loại tâm này hay dùng những tâm đại quả phần dục giới này. Còn đây chúng ta sẽ thấy rõ những tính chất này trước với hình thức là tâm quả vô nhân.

Bây giờ chúng ta đi qua chi tiết mỗi lãnh vực của nó. 

1) Đầu tiên, chúng ta sẽ thấy tâm vô nhân là những tâm sanh ra không có nhân tương ưng, không có nhân tương ưng là không có một trong 6 nhân.

2) Thứ hai, nó là tâm quả dị thục hoặc tâm duy tác, chỉ tạo tác ra và không để lại quả báo của hành động tạo tác, nên gọi là tâm vô nhân.

Như vậy, khi ta nói tâm vô nhân là đặc trưng hai tính chất đó để chúng ta biết rõ nó. Thì khi chúng ta nhận thức được nó là tâm vô nhân   thì ngoài những tâm này ra thì ta gọi là: 

Tâm hữu nhân, nó có ít nhất là một nhân tương ưng với nó, hay có hai nhân tương ưng với nó, hay có ba nhân tương ưng với nó.

Như vậy, chúng ta nhìn trở lại sau khi học được 6 nhân tương ưng đó chúng ta thấy với 12 tâm bất thiện ta gọi là tâm hữu nhân. Như vậy thì:

- 8 tâm tham có 2 nhân là tham và si (tâm tham không có sân)

- 2 tâm sân có 2 nhân là sân và si

- 2 tâm si có 1 nhân duy nhất là chính nó là si

Những tâm này gọi là tâm hữu nhân, từ một nhân tới 2 nhân. 

Hôm nay chúng ta đi qua lãnh vực tâm vô nhân, chúng ta sẽ học những tâm này không có những nhân tương ưng với nó như là tham, sân, là si, hay là, vô tham, vô sân, vô si, nên gọi là tâm vô nhân.

Trong Bảng Nêu Chi Pháp, hàng thứ tư có 7 tâm vô nhân.

7 tâm quả bất thiện vô nhân:

1) Tâm nhận thức câu hành xả

2) Tâm nhĩ thức câu hành xả

3) Tâm tỷ thức câu hành xả

4) Tâm thiệt thức câu hành xả

5) Tâm thân thức câu hành khổ (là tâm quả đón nhận lại quả bất thiện của nhân bất thiện tạo ra, do đó tâm thân thức này thọ lãnh khổ thọ)

6) Tâm tiếp thâu câu hành xả

7) Tâm thẩm tấn câu hành xả

(Ngoại trừ Tâm Thân Thức là câu hành khổ, 6 tâm còn lại là xả thọ với một trạng thái máy móc thâu lấy cảnh và không hưởng cảnh, nó chỉ thâu mà không hưởng nên gọi là máy móc).

Người gác cửa một cơ quan thấy khách tới thì mở cửa cho khách vô chứ không có phận sự tiếp khách, là người nhận khách vô do đó không hưởng cảnh của khách. Thí dụ một cơ quan y tế hay văn phòng của bác sĩ, khi bệnh nhân tới thì người gác cửa mở cửa ra cho bệnh nhân đi vô gặp người tiếp viên, người tiếp viên mới vô sổ rồi giao cho bộ phận chuyên môn, người cuối cùng nhận lấy khách đó là bác sĩ. Thì những khâu từ mở cửa cho tới tiếp viên rồi qua những khâu chuyên môn làm giấy tờ phụ thuộc trước khi đưa tới bác sĩ, những khâu đó làm việc máy móc mà thôi, họ không biết gì khác hơn khi bệnh nhân vô tới bác sĩ rồi thì bác sĩ mới quyết định là khám coi bệnh gì thì lúc đó như là tâm đang hưởng cảnh, còn những khâu đầu tiên họ chỉ đón và truyền đưa thôi chứ không làm gì cả.

Chính do đó là nó mang tính chất là "câu hành xả" thản nhiên không có hưởng cảnh, cái đó không vui cũng không có gì buồn, làm việc một cách máy móc thâu lấy cảnh mà không hưởng cảnh.

Bây giờ chúng ta đi qua định nghĩa từng tâm để hiểu tại sao nó gọi như vậy.

1) Tâm nhận thức câu hành xả

Tâm Nhận Thức là trạng thái biết cảnh sắc nhưng nó không hưởng cảnh sắc, chúng ta nhìn vô chúng ta thấy con mắt ta thâu cảnh sắc vô thôi, nhưng đằng sau cảnh sắc đó là một Tâm Ý Thức hưởng cảnh sắc đó chứ con mắt không có hưởng. 

Giống như cái máy chụp hình khi được người ta bấm nút cảnh sắc chui vô còn nếu không ai bấm núi thì cảnh sắc bên ngoài nó không chui vô, nhưng khi được chui vô thì cảnh sắc được đem vô trong máy rồi thì người mà hưởng lấy cảnh đó là người biết bấm và thâu cảnh đó, còn máy chụp hình này không có một cảm xúc. Qúi Phật tử hỏi cái máy này có thích không, nó không trả lời, hỏi nó có vui không, nó không trả lời, nó chỉ làm theo mệnh lệnh của người chủ nó ra lệnh thâu cảnh đó vô máy đó, nó làm xong là hết nhiệm vụ của nó.

Thì cũng vậy, lúc Tâm Nhận Thức (hôm nay ta học) là chúng ta chỉ thâu lấy cảnh sắc vô một cách máy móc, vậy là sau cái cảnh quyết định cảnh sắc đó một chuỗi dài Ý Thức, Tâm Ý Thức đó nó mới quyết định, thích không thích, ghét không ghét thì lúc bấy giờ là những tâm đó, chứ Tâm Nhận Thức nó làm xong rồi, đây là một tâm quả mà nó thâu lấy cảnh sắc như vậy tâm ta đang nói đây là tâm quả bất thiện do đó tâm Nhận Thức này thâu lấy cảnh sắc bất toại nguyện không tốt.

Trên đường ta đi thấy cảnh xe đụng, đó là Tâm Nhận Thức quả bất thiện thâu cảnh sắc xấu.

Mà trên đường ta đi đó cũng có nhiều người, ta nhìn thấy cảnh đụng xe đó nhưng có nhiều người họ không thấy, hoặc người ta nhìn thấy cảnh đụng xe còn mình thì không thấy. Tại vì mỗi người có nhân quả liên hệ không giống nhau. Ngồi chung một xe mà cũng không có trường hợp người thấy người không thấy. Chẳng hạn giờ Sư ngồi lái xe, Sư chở qúi Phật tử đi Sư lái, còn qúi Phật tử ngồi trên xe an nhàn quá ngủ gục. thì lúc đó Sư hỏi: 

- " Có thấy không?", 

Trả lời: "không thấy tại vì ngủ". 

Nhưng mà tại sao Sư thấy? Tại vì Nhân quá khứ và Quả hiện tại Sư nhìn thấy được cảnh xấu đó, còn qúi Phật tử không gieo nhân nên khiến qúi Phật tử ngủ, do đó qúi Phật tử không thấy." 

Đó là trạng thái như vậy mỗi người sai biệt nhau.

Thứ hai nữa, có khi ngồi chung xe hai người củng mở mắt nhìn cảnh, nhưng người thấy cảnh này người thấy cảnh kia, hai cái có nhân quả khác biệt nhau, chung xe mà nhìn không chung cảnh. 

Do đó mỗi một cái như vậy là những đặc tính riêng của nghiệp báo mà hình thành cái nhân có ngày hôm nay, tâm quả mà ngày hôm nay chúng ta sẽ đón nhận. Tuy nhiên qúi Phật tử không thể nào nói được với một quan kiến của mình những tâm thức này của mỗi đối tượng chúng sanh khác nhau.

Chẳng hạn, với Tâm Thiệt Thức là tâm biết cảnh vị. Một người thích ăn ớt thì trạng thái cay là cảnh vị ngon của họ, nhưng với người không thích ăn ớt mà ăn trúng miếng ớt thì trở thành cay quá không còn ngon nữa. Qúi Phật tử phải thấy như vậy, qúi Phật tử không thể phán quyết người ăn ớt là Tâm Thiệt Thức quả bất thiện, tại vì mình lấy tâm của mình mà nói về tâm của người ta, mình không được nói. 

Khi qúi Phật tử học xong loại Tâm Vô Nhân này qúi vị không thể trở thành một vị quan toà để lên án và xét xử nghiệp báo của chúng sanh khác, càng học càng hiểu qúi Phật tử càng thu thúc lại và không được nhận xét người khác. 

Cũng như vậy, với những trạng thái phải nhìn thấy chúng sanh khổ lắm, mình ăn ớt mình sợ người ta ăn ớt người ta vui, con người ăn thịt tươi tốt trong khi con quạ ăn thịt đã bị thúi rữa, cái đó là cái ngon của nó,  như vậy thì lúc đó mình nói tâm thiệt thức đó là ngon của nó, nghiệp của nó dẫn đến nó ăn cái đó, cũng như những con dòi nằm trong phân nó ăn phân nhưng mình nhìn thấy mình sợ, cái đó là sự khác biệt của chúng sanh là như vậy.

Tỷ thức ngửi mùi khí hôi khó chịu, người ở trong cảnh bất thiện và họ không thấy đó là khó chịu, còn khi con người ở trong quả phước báu họ không bao giờ đón nhận mùi hôi khó chịu, chúng ta đừng có nói "ở gì mà hôi hám" chúng ta không nên nói với họ như vậy, họ đang thấy hạnh phúc mà mình nói là không được mà còn mang nghiệp vào mình.

Cũng vậy, người chiến sĩ ở ngoài trận chiến sống với Tâm Nhận Thức của họ bình thường, nhưng con người mình mà thấy cảnh giết người máu chảy ra, mình nói đó là Tâm Nhận Thức quả bất thiện, mình không nói được.

Thì đây là tất cả 7 tâm quả bất thiện này là vô nhân, nó không đặc trưng cho một trạng thái: tham, sân, si, nó chỉ là quả trổ sanh ra mà thôi, chính nó đang thừa hưởng, chúng sanh đó đang có đó và họ biết chính họ thôi mà mình không lên án được.

Thứ hai, về Tâm Nhận Thức, với những người Phật tử nghe giáo pháp của Đức Phật hay gặp Đức Phật nói pháp, tâm họ hoan hỷ, họ cúi xuống đảnh lễ giáo pháp của Đức Phật, Tâm Nhận Thức của họ là quả thiện, thâu cảnh sắc Đức Phật mình hoan hỷ. Nhưng với người ngoại đạo, người theo tôn giáo khác họ nhìn thấy Đức Phật họ bất mãn, oan trái, không hoan hỷ, Tâm Nhận Thức của họ là quả bất thiện, nhìn thấy Đức Phật là họ nói không hoan hỉ, qúi Phật tử nhìn thấy Đức Phật mình hoan hỉ, nhưng mình không thể nói là họ sai mình đúng đứng trên quan kiến của mình, mình nói vậy cũng là không đúng. Đó là nhận thức khác nhau với quả của nó và nhân của nó, do nghiệp đưa đẩy đến như vậy mình không được nói điều đó, người ngoại đạo thì thấy Đức Phật không hoan hỷ, người Phật tử thì thấy Đức Phật với Tâm Nhận Thức hoan hỷ.

Lại nữa, người ngoại đạo nghe giáo Pháp Đức Phật, Tâm Nhĩ Thức của họ không hoan hỉ, nhưng người Phật tử nghe giáo pháp Đức Phật hoan hỉ Tâm Nhĩ Thức là quả thiện, còn người kia quả bất thiện mình nghĩ như vậy là sai lầm, mình đứng trên quan kiến của mình mà nói như vậy là không đúng. Đó là nhận thức khác nhau với quả của nó và nhân của nó, do nghiệp đưa đẩy đến như vậy mình không được nói điều đó

Người Việt Nam mở cửa ra khỏi nhà sáng sớm gặp người đàn ông đi ngang qua là hên gặp người đàn bà là sui vô đóng cửa lại, đó là quan kiến, kiến chấp, kiến thủ, cố chấp. Người Việt Nam mở cửa ra thấy đám cưới thì sui, thấy đám tang thì hên, đó là quan kiến. Rồi mở cửa hàng mà thấy vậy thì đốt phong lông, cái đó là tội lỗi, là giới cấm thủ, tà kiến, kiến chấp, sai lầm một cách rất là vô minh.

 Những điều đó khi mình học nhãn thức là quả, nhĩ thức là quả, mình thừa hưởng cái đó với cái nghiệp quả, nghiệp của quá khứ mình đã tạo ra mình cứ theo đó mà nó đâu có hưởng cảnh, nó chỉ là máy móc thâu cảnh mà thôi và nó không hưởng cảnh, nó chỉ biết cảnh sắc thôi, đẹp, xấu, tốt, hay, dở, nó không phân biệt nó chỉ thâu như cái máy chụp hình thôi.  Nhưng, mình đặt cái đó một cái tôi thân kiến của mình tại đó hay một cái ngã mạn của mình tại đó, lúc đó mình đang tạo ra một cái nhân. Còn nếu qúi Phật tử biết như vậy, quả thật qúi Phật tử đang cắt cái nhân, cắt cái nghiệp, qúi Phật tử thấy như thấy, nghe như nghe, nếm như nếm, đó là Vipassana chúng ta đã học qua.

Còn không thì cái duyên theo đó chúng ta tạo ra nữa, duyên theo đó chúng ta có nữa và chúng ta sẽ gặp lại nữa. 

Do đó, ở đây, cũng vậy, 

với Tâm Nhĩ Thức chúng ta nghe, nhưng mà cái nghe này là cái biết cảnh nghe mà thôi, 

Tâm Thiệt Thức biết cảnh vị mà thôi.

Tâm Thân Thức biết cảnh xúc mà thôi. (Ở đây Sư sẽ  giải thích thêm phần khổ).

Với những tâm này tại sao gọi là xả, tại sao gọi là khổ.

Với trạng thái nhãn tiếp xúc với cảnh sắc.

Với Nhĩ tiếp xúc với cảnh thinh.

Tỷ tiếp xúc với cảnh hơi.

Thiệt tiếp xúc với cảnh vị.

Là qúi Phật tử không đụng trực tiếp. Nhãn mà nhìn sắc phải có khoảng cách mới nhìn được, nếu qúi Phật tử để con mắt mình đụng vào cảnh sắc một cái "bốp" một cái sẽ không thấy gì, lúc đó là thân thức cảm thọ đau vì cú đụng mạnh chứ không còn là nhãn thức nữa, đó là Tâm Thân Thức thọ lãnh cảnh xúc khổ thọ, còn nhãn, nhĩ tỷ thiệt là thọ xả vì nó không có đụng chạm khi thâu lấy cảnh.

Thí dụ như người ta mắng mình âm thanh chỉ như gió đưa vào tai mình nghe thôi chứ đâu đụng vô cái "bốp" một cái làm choáng váng, mà chỉ là lời nói như gió đưa vào tai mình.

Do đó tất cả cảm xúc đó những sự tiếp xúc của, nhãn, nhĩ, tỷ,Thiệt, không có sự đụng trực tiếp nên là xả, nhưng thân ta thọ khổ là bắt cảnh xấu, do đó nó khác biệt nhau một chút đó thôi. Do đó, nhìn trong bảng nêu tất cả đều màu xanh nhưng mà tới thọ khổ thì nó màu đen, do đó nó khác nhau một chút thôi, còn dưới này là thọ lạc nó màu vàng, khi xưa Ngài Tịnh Sự để màu trắng nhưng bây giờ thành màu vàng.

Bảng nêu chi pháp 


Vì có sự va chạm mạnh do đó có thọ khổ từ nơi quả bất thiện. Đức Phật Ngài cũng thọ khổ, trong Tương Ưng Bộ ghi Ngài đi trì bình khất thực đạp vào một viên đá làm rách chân của Ngài chảy máu, Ngài bước đến tảng đá ngồi xuống nói với Ananda "chân Như Lai nhức lắm", đó là Ngài thọ khổ, không có gì khác biệt Ngài với chúng ta về thọ khổ. Đã là Thân Thức mà quả bất thiện thì là cảnh khổ, không có riêng biệt. Trong 3 tháng cuối cùng Ngài sắp viên tịch Niết-bàn tại vườn Kusinara Ngài bị bịnh kiết lỵ, thân thức của Ngài thọ khổ, Ngài khát nước Ngài thọ khổ trạng thái khó chịu về thân đòi hỏi cái gì về nhu cầu cái đó qúi Phật tử sẽ thấy rõ như vậy không khác biệt, người ta bị bịnh kiết lỵ và Ngài bị bịnh kiết lỵ, hai cái đều giống nhau, nhưng mà khác nhau giữa tâm của Ngài và tâm của ta, tâm ta dính mắc cột trói vô đó phiền não khởi lên, còn tâm của Ngài buông bỏ do nhận thức Ngài nhận thấy điều đó. Còn mình đây không có mình tạo ra tiếp, khóc, la, cầu cứu, ta tạo ra tiếp, còn Ngài làm thinh Ngài quán xét thấy nhân nào quả đó, Ngài trả những gì Ngài có, cái đó khác nhau chỗ đó, còn khi thọ giống nhau cả.

Khi qúi Phật tử uống nước trạng thái uống nước của mình và các Thánh nhân uống nước đều giống nhau nhưng tâm của các vị đó với mình khác nhau. Qúi Phật tử uống nước với trạng thái thích thú thưởng thức, còn các Ngài uống nước với trạng thái giải khát với tâm binh thản, điều đó khác biệt nhau.

Thiền sinh: Thưa Sư, con thắc mắc lâu lắm rồi là bịnh kiết lỵ con không nói về tâm, con nói trường hợp mình bị kiết lỵ thì nếu mình đi bác sĩ, hoặc mình bị bịnh bao tử mình nghĩ nó là nghiệp thì mình có nên đi bác sĩ hay không, không đi bác sĩ thì sao mà đi bác sĩ thì có phải là mình tạo một nghiệp nữa?

TT trả lời: Nếu Sư bịnh  Sư sẽ đi bác sĩ nhờ chữa bịnh để giữ thân này mà truyền bá đạo. Không phải đi bác sĩ là mình tạo nghiệp mới, mỗi tác ý là quan trọng, cho nên với trạng thái bây giờ mình bị bịnh và mình là người Phật tử thuần thành có chánh tín và chánh kiến, khi bịnh mình nói cái thân này qúi lắm khó tìm được Phật Pháp mà giờ có bịnh phải lo chữa trị để hoàng pháp, chứ không chữa mình chết thì mất cơ hội, nghĩ như vậy mình phải lo đi bác sĩ chữa cho hết bịnh, chứ không bỏ qua mất thân này khó trở lại kiếm được, khó có dịp gặp Phật Pháp được khó tu tập được cái đó phải cố gắng đi liên tục. 

Đức Phật Ngài có một vị bác sĩ danh y tên Jivaka nổi tiếng chữa bịnh thời đó giống như Hoa Đà của bên Trung Hoa, một lần Ngài bị mủ trong xương vai tay của Ngài, Chư Tăng kiếm Ngài Jivaka đến chữa bịnh cho Ngài, lúc đó mủ đang lan qua thịt ăn vô xương của Ngài. vị lương y Jivaka đãnh lễ Đức Phật: 

- "Bạch rằng Ngài cho phép con dám mới làm", 

Đức Phật Ngài nói:

- "Nên làm những gì cần làm cho Như Lai". 

- "Bạch Đức Thế Tôn mủ đã ăn vào xương bây giờ phải cạo ra". 

Đức Thế Tôn nói: 

- "Ngươi cứ làm cái gì cần cho Như Lai". 

Lương Y Jivaka đảnh lễ vì không dám xúc phạm thân Phật, nhưng Đức Phật cho phép rồi. Lương Y Jivaka cạo mủ từ xương vai của Đức Phật, không có thuốc tê hay thuốc mê Ngài cũng phải chữa.

Ngày hôm nay mà Sư được biết có rất ít trên thế giới những Chư Tăng từ chối sự săn sóc và lo lắng của bác sĩ, điển hình là các Ngài cao tăng hiện nay ở bên Miến Điện không đón nhận bất cứ một người bác sĩ nào tới săn sóc khi bị bịnh, các Ngài cứ lấy Pháp, quán Pháp, hành Pháp, đối diện Pháp, nhìn tới nhân quả của nghiệp báo tiếp tục lo tu hành không gặp bác sĩ. Điểnn hình như Ngài Kudana. Ngài đã từ chối sự săn sóc của bác sĩ mấy năm trước rồi và Ngài vẫn tiếp tục sống cho đến ngày Ngài 93 tuổi mới mất năm ngoái tháng 12, Ngài không cần đến sự chăm sóc của bác sĩ. Đó là tâm của các vị đã đi tới một tầng đạo quả rồi Ngài mới dám đối diện với sự thật. Còn như mình thì không có, mình còn phải đi bác sĩ vì mình phải giữ thân này để hành đạo, vì thân này cao qúi khó được, gặp được Phật Pháp là khó do đó mình phải giữ gìn thân này. 

Chúng ta đi tiếp qua tâm thứ 6 Tâm Tiếp Thâu lấy cảnh, tâm này bắt đầu đem vô.

Tâm Tiếp Thâu nằm kế sau Tâm Thân Thức thọ khổ, thâu lấy cảnh như người chuyển giao, ví dụ, qúi Phật tử đứng ở một vị trí trước mặt có một người rồi đằng sau qúi Phật tử có một người kế đó, người trước mặt truyền qua qúi Phật tử rồi qúi Phật tử truyền cho người đứng kế, qúi Phật tử là người tiếp thâu.

Tâm nhận thức thâu lấy cảnh sắc đưa qua Tâm Tiếp Thâu truyền qua tâm kế nó, thì tâm này là tâm trung gian. 

Như vậy, Tâm Nhĩ Thức thâu cảnh thinh rồi truyền xuống Tâm Tiếp Thâu đưa qua một lộ trình tâm.

Tâm Tỷ Thức thâu cảnh hơi rồi truyền xuống Tâm Tiếp Thâu đưa qua một lộ trình tâm khác nữa.

Tâm Thiệt Thức nhận cảnh vị đưa qua Tâm Tiếp Thâu đưa qua một lộ trình tâm khác nữa. 

Tâm Thân Thức thọ cảnh khổ đưa qua Tâm Tiếp Thâu nhận lấy sự cảm xúc đó rồi đưa qua một tâm nối tiếp nữa.

Do đó Tâm Tiếp Thâu là một tâm trung gian nằm với nhiệm vụ của nó là tiếp thâu lấy cảnh và truyền giao tâm nối tiếp, do đó nó là "Xả Thọ", nó không vui không buồn, làm một cách máy móc đến và đi, không phải của nó, nó chỉ là trạng thái chuyển giao, giống như một người đưa thơ, người ta gửi thơ hay gửi quà, người phát thơ nhận được đem giao cho qúi Phật tử, còn phần coi thơ hay coi món quà mà người ta gửi đến mình, mình vui mình buồn, thích hay không thích là cảm thọ của mình, nhưng người phát thơ chỉ làm nhiệm vụ giao hàng thôi, không vui không buồn trong đó. 

Tâm thứ 7 là Tâm Thẩm Tấn là tâm xét soi, dòm ngó, nhận xét, thấy cảnh thì soi xét, nhưng không quyết định, cái này tốt hay xấu nó không soi xét nên gọi là Tâm Thẩm Tấn. Nó chưa đến trạng thái tâm đoán định mới là tâm nhận lấy cảnh

Mình học lộ trình tâm qúi Phật tử mới thấy được 

 hình Lộ Trình Tâm 


Thứ Nhất là Tâm Khai Ngũ Môn là tâm mở cửa lộ ngũ nhãn nhĩ tỷ thiệt.

Thứ hai là Tâm Nhận Thức. 

Thứ ba là Tâm Tiếp Thâu. là tâm chuyển qua.

Thứ tư là Tâm Thẩm Tấn tức là nhận xét cảnh.

Thứ năm là Tâm Đoán Định, tâm này là tâm quyết định giao lại cho ai, 

Lúc đó 7 tâm tiếp theo là Tâm Đổng Lực là những tâm này thọ hưởng cảnh.

Thí dụ: 

1) Người gác cửa là Tâm Khai Ngũ Môn (thứ nhất), bệnh nhân tới bệnh viện hay tới văn phòng bác sĩ gặp người gác cửa (Tâm Khai Ngũ Môn), 

2) Rồi vô Tâm Nhận Thức (thứ hai) là người nhận vô là thấy người bệnh nhân, 

3) Làm thủ tục giấy tờ là qua bộ môn chuyên môn người đó tiếp thâu bệnh nhân vô (Tâm Tiếp Thâu) (thứ ba),

 4) Đến phần định bệnh là (thứ tư) Tâm Thẩm Tấn

5) Rồi chuyền qua người đoán định (Tâm Đoán Định) (thứ năm) gửi người bệnh nhân đó đến khâu chuyên nghiệp

6) Là 7 Tâm Đổng Lực là khâu chuyên nghiệp (Tâm Đổng Lực).

Thì tâm thứ ba chỉ là Tiếp Thâu, đến cái thứ tư là Thẩm Tấn (xem xét), đến cái thứ năm là Đoán Định, rồi mới đến 7 tâm Đổng Lực là giải quyết bệnh nhân.

Phải thấy rõ Tâm Thẩm Tấn là tâm lúc đó đang dòm ngó xem xét cảnh thôi chứ chưa quyết định được, rồi qua Tâm Đoán Định biết rằng là bịnh nặng, bịnh nhẹ, tốt hay xấu, bệnh nhiều hay ít, hay bệnh này là bệnh gì rồi mới đưa qua khâu chuyên môn để chữa bệnh đó, thì lúc đó Tâm Đoán Định là phần cuối cùng cắt đứt lộ trình đang thâu cảnh vô và bắt đầu qua Tâm Đổng Lực này là tâm thụ hưởng cảnh, giải quyết cảnh, lúc đó tham sân si hiện bày lên, còn những trạng thái từ tâm Khai Ngũ Môn cho đến Tâm Đoán Định chỉ là trạng thái máy móc thấy cảnh đưa cảnh vô.

Khi học qua lộ trình tâm thì chúng ta sẽ thấy được chức năng tại 7 Tâm Đổng Lực:

-  Với sát na thứ nhất là hiện báo nghiệp tạo ra, 

- Với sát na thứ bảy là hậu báo nghiệp. 

- Với sát na thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm và thứ sáu là hậu hậu báo nghiệp từ nay cho tới ngày đắc đạo quả Vô Sanh Niết-bàn vẫn còn trả nghiệp. Giống như thân bệnh kiết lỵ của Đức Phật rượt đuổi Ngài cho tới ngày Ngài Vô Sanh Niết-bàn gọi là hậu hậu báo nghiệp.

Do đó, lúc bấy giờ tâm mình tạo ra nghiệp và lúc bấy giờ 7 Tâm Đổng Lực này là tâm thụ hưởng cảnh gọi là Javana (Tâm Đổng Lực hay còn gọi là Tâm Tốc Hành) nó hiện bày tham, sân, si hay là vô tham, vô sân, vô si, lúc đó là nó đang có những tính chất của những nhân tác động. 

Còn những phần từ Tâm Khai Ngũ Môn, Tâm Nhận Thức, Tâm Tiếp Thâu, Tâm Thẩm Tấn, Tâm Đoán Định là Tâm Vô Nhân

Tâm Khai Ngũ Môn, Tâm Đoán Định là Tâm Khai Ngũ Môn thưộc tâm vô nhân chỉ do cảnh còn vô phần đổng lực từ 1 cho tới 7 sát na tâm đổng lực này vừa là tâm thiện vừa là tâm bất thiện tại nơi đây hiện bày một cái Chí Thượng Nhân. Chí Thượng Nhân tạo ra nghiệp bất thiện, tạo ra nghiệp thiện bởi chi phối bởi một Phổ Thông Nhân. Phổ Thông Nhân do bởi vô minh lúc bấy giờ tâm thức chạy theo cảnh, hay là lúc đó chúng ta bị tác động bởi nhân nhân vậy tâm này là tâm hữu nhân.

Bữa nay chúng ta học được 7 tâm này là 7 tâm quả bất thiện vô nhân.

Tâm Nhận Thức đây là kết quả từ một loại tâm tạo tác nghiệp báo, do đó hôm nay qúi Phật tử có con mắt nhìn thấy cảnh sắc.

Tâm Nhĩ Thức là tâm kết quả do hành động nghiệp báo mà qúi Phật tử đã tạo ra trong quá khứ hôm nay qúi Phật tử có tâm nhĩ thức thâu âm thanh này.

Từ đó những cái mà qúi Phật tử nhận thức như vậy được đó qúi Phật tử sẽ cắt bớt những cái hệ lụy tâm thức qúi Phật tử dựa theo đó mà vui hay buồn, nó chỉ là thâu cảnh sắc mà thôi, nó chỉ là nghe âm thanh mà thôi, còn sau đó là qúi Phật tử mới nói đến Tâm Đổng Lực. 

Nhưng, nếu qúi Phật tử biết là như vậy, nghe như nghe, thấy như thấy, ngửi như ngửi, nếm như nếm.

Qua cái học hôm nay qúi Phật tử có một Pháp Hành rồi. Qúi Phật tử đang ngồi thiền mà qúi Phật tử còn mở mắt ra nhìn cái gì đó là quả. Qúi Phật tử đang ngồi thiền mà đúng luật ngồi thiền là phải nhắm mắt nhưng cái gì đó khiến qúi Phật tử mở mắt ra tâm qúi Phật tử giữ không được, mắt nhìn thấy là quả từ một tác nhân có thúc đẩy (Sư chưa nói tốt hay xấu) là qúi Phật tử phải mở mắt ra với cái quả gì đó đang hiện bày.

Qúi Phật tử đang ngồi thiền mà qúi Phật tử nghe, qúi Phật tử phải lắng tai để nghe ai nói gì đây, cái đó là cái quả làm qúi Phật tử phải tiếp tục lắng nghe nó lại tạo ra một nghiệp báo nữa.

Còn nếu qúi Phật tử nói ngồi thiền mà không nghe thì đó là cắt bớt nghiệp, còn nếu mà ngồi thiền mà phải nghe qúi Phật tử tạo ra nghiệp thâu vào. 

Tỷ thức cũng vậy ngồi thiền không có ngửi mùi, mà mình ngửi được mùi là cái nghiệp của mình đang đến.

Vị thức cũng vậy, ngồi thiền không nếm vị, mà mình ngồi thiền mình nếm vị là khỏi ngồi thiền.

----------------------------

Còn tiếp phần I I


Monday, December 6, 2021

Vi Diệu Pháp 13 - Đúc Kết 12 Tâm Bất Thiện - TT Sán Nhiên

  Đúc Kết Phần Tâm Bất Thiện - Vi Diệu Pháp 13 - TT Sán Nhiên

Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 13" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

TT Sán Nhiên: Chúng ta đã học xong 12 tâm bất thiện, hôm nay ôn lại trước khi qua phần mới. Trong 12 tâm bất thiện có:  8 tâm tham,  2 tâm sân,  2 tâm si. Nền tảng của tâm bất thiện gồm 3 gốc là: gốc tham, gốc sân, gốc si nên gọi là bất thiện. Khi ta nói tâm bất thiện là tâm kết hợp với thành phần tham, thành phần sân, thành phần si, nó ra bất thiện. 

Tâm bất thiện cho, quả không tốt đẹp, quả không an vui, nó chỉ cho quả khổ đau mà thôi. Do đó 12 tâm bất thiện chúng ta đã học qua thấy nó chia ra những loại: 

- Tâm Tham có câu hành hỷ và xả

- Tâm Sân thì có ưu 

- Tâm Si thì chỉ có xả thọ. 

Giải Thích về Câu Hành

Trong tâm tham có khi ta thản nhiên, thí dụ, lần đầu tiên ăn cắp được thì ta mừng, nhưng ăn cắp hoài quen rồi thì thấy thường, tâm lý lúc đó là thản nhiên chứ không còn háo hức hay hăm hở vui vẻ vui thích nữa, vì ta quen rồi, lúc đó là "Tâm Tham có câu hành xả".

Còn tâm sân thì cảm thọ của mình lúc nào cũng bất toại nguyện buồn phiền không vui thích được, đó là "Tâm sân có câu hành ưu".

Tâm si là không có sự sáng suốt, trạng thái mê mờ, do đó tâm vị đó thản nhiên giống như nguội lạnh gọi là "Tâm si câu hành xả".

Với góc độ người có tu tập thì "xả" này khác với góc độ người không tu tập. 

Một người mới bắt đầu tu tập với năng lực tu họ có trạng thái vui thích thoải mái. Nhưng khi tu tập tới trình độ cao "hỷ" của họ bắt đầu hết, họ chỉ giữ tâm quân bình, bình lặng với pháp đến, họ không có trạng thái trồi sụt lên xuống nữa, nên ở góc độ đó trạng thái "hỷ" là thô thiển, trạng thái "xả" lúc bấy giờ là trạng thái cao siêu. Đối với Đức Phật nhìn pháp lúc nào Ngài cũng giữ tâm "xả" quân bình, Ngài không dùng tâm "hỷ" với các pháp, đối với chúng ta, thí dụ như qúi Phật tử tu mà đắc được đạo quả hay đắc thiền, tâm qúi Phật tử phút giây đó mừng lắm, nhưng sau khi qúi Phật tử được hưởng nhiều lần như vậy tâm qúi Phật tử bắt đầu đi tới trạng thái vi tế "xả thọ", hình thức đó cao qúi. 

Những hạng phàm phu không tu tập, tâm họ si mê không có trạng thái "hỷ thọ", họ chỉ có "xả thọ", lúc đó tâm họ muội lượt yếu đuối không có hưng phấn, họ ở trong trạng thái như không hay biết gì cả, thì đó là "xả thọ" của hàng phàm phu thô thiển. 

Chúng ta không thể nào so sánh cảm "thọ xả" của người cao qúi họ tu tập ở trình độ cao mà họ đạt đến và, trạng thái thô thiển của người phàm phu với góc độ tâm si mê không biết gì hết, vì nó khác nhau hoàn toàn. 

Một người đãng trí hay người mất trí, những việc đến với họ, họ không có gì vui, họ ở trạng thái lờ đờ không suy nghĩ sáng suốt, họ không phán quyết, không sắp xếp được, tâm của họ là tâm "xả thọ" mà mình không thể nói trạng thái đó như "xả thọ" của Đức Phật, hoàn toàn khác. 

Do đó, ở đây Sư nhấn mạnh ở điểm này để các qúi Phật tử hiểu những trạng thái "xả" cao qúi là một quá trình tu tập tinh vi các vị cao siêu mới đạt được. Còn trạng thái "xả" thuộc về tâm si là trạng thái thô thiển thiếu lý trí và không hiểu biết. Như vậy 2 trạng thái "xả" khác nhau, qúi Phật tử đừng đem cảm thọ này so sánh với cảm thọ kia, hai cái khác nhau cùng mang tên là "xả thọ" nhưng cảm giác khác biệt nhau.

Đó là chúng ta nói về Câu Hành.

Bây giờ nói trạng thái Tương Ưng.

Trạng thái Tương Ưng, chúng ta thấy là tâm tham có trạng thái Tương Ưng Tà Kiến là thấy sai, trách lầm và, còn không thì lúc bấy giờ nếu họ không có tà kiến thì trạng thái của họ là ngã mạn. Hai pháp này như hai con sư tử không ở chung một cánh rừng, tà kiến không đi đôi với ngã mạn và ngã mạn không đi đôi với tà kiến. 

Tà kiến là nhìn ra ngoài.

Ngã mạn là nhìn vô chính mình.

Khi qúi Phật tử nhìn ra ngoài thấy; anh đẹp, tôi xấu, chị cao, tôi thấp, đó là tà kiến, lúc nào cũng nhìn ra trạng thái so sánh như vậy, rồi, anh đúng, tôi sai, nhìn như vậy là tà kiến. 

Thường kiến và đoạn kiến. Có những người cố chấp nghĩ rằng sau khi chết họ không có tục sinh, họ cho rằng sau khi chết là hết không có gì cả, kiếp sống này họ tận hưởng những gì họ làm được thì họ làm và, họ nghĩ rằng không có hậu quả của kiếp sống sau đi tục sinh, họ hái cái quả báo đó, gọi là đoạn kiến. Nhưng, nếu lúc đó mình nói với họ là họ đã sai, là họ cố chấp và sai lầm, chánh kiến họ có thể sửa được nhưng ngã mạn họ chưa bỏ được, cái "tôi" cái "ta" của họ vẫn còn.

Có hai hình thức: Khi ta nói tâm tham nếu như tâm tương ưng với ta kiến, như trường hợp Tâm Tham Câu Hành Hỷ Tương Ưng Kiến, lúc đó là họ có tà kiến và ngã mạn.

Còn khi nói, Tâm Tham Câu Hành Hỷ Bất Tương Ưng Kiến là, lúc đó họ không có tà kiến mà họ có ngã mạn. 

Do đó khi mình nói tâm tham hai trường hợp đó xảy ra, họ biết họ ăn cắp là sai là xấu là không tốt đó là họ bất tương ưng kiến. 

Có những người ăn cắp họ không thấy đó là tội lỗi, đó là tà kiến, họ thấy sai họ không muốn sửa. Chẳng hạn, thấy một cây viết rớt không biết của ai, thì mình muốn lấy thì phải hỏi xung quanh coi ai là người chủ cây viết này nhưng mà mình không có hỏi, mình cứ lấy mà mình nghĩ cái vật rơi không có chủ thành ra lấy không có tội, mình lấy cây viết đó là mình nghĩ đó là sai, vật nào cũng có chủ nhưng bị đánh rơi hay họ làm mất, chúng ta phải hỏi chứ không thể nào nói đó là vật không chủ. Một người làm sai mình nói "anh sai rồi phải sửa lại", thì họ nói "tôi không sai gì cả kệ tui", lúc đó là họ không có tà kiến mà họ đưa bản ngã của họ lên "Iôi không sai gì cả, anh đừng sửa lưng tôi, đừng có sửa sai tôi, anh như vậy là không đúng" lúc đó họ không có tà kiến, như mình lượm cây viết cho rằng không lỗi mà lúc đó là ngã mạn với người đang đối thoại với họ. Hai hình thức đó khác biệt nhau.

Tâm tham luôn luôn có khuể phẫn, chúng ta gọi là bất toại nguyện, tiếng Pali là paṭigha, Ngài Tịnh Sự dịch là khuể phẫn, chúng ta gọi là bất toại nguyện, trái ý nghịch lòng. Khi có tâm sân cảm thọ là ưu là buồn phiền không hoan hỉ, nhưng lúc đó tâm qúi Phật tử đang thể hiện một trạng thái trái ý nghịch lòng rồi mới sân. Chẳng hạn như bây giờ mình muốn đi chơi mà thấy trời mưa đổ xuống mình bất toại nguyện vì đi chơi như vậy mất vui thì lúc đó tâm cảm thọ buồn, xui quá đi ra gặp trời mưa, nói vậy, thì ưu thọ nó có nhưng tâm của mình đang gắng bó với một trạng thái tâm ý bất toại nguyện không thích cái đó, với ta thì trời phải nắng tốt thì đi chơi mới vui vẻ, đó là khuể phẫn bất toại nguyện

Qua tâm si, thì si kết hợp với hoài nghi, với phóng dật.

Si mê, si là mê mờ tối tăm, mù mịt không sáng suốt, con người luôn luôn có trạng thái lưỡng lự, hoài nghi, thắc mắc, không tin tưởng. Trạng thái si mê lúc nào họ cũng có trạng thái nghi ngờ lưỡng lự. Người chồng với người vợ sống với nhau mà không có niềm tin, hay một trong hai người mà bước ra người kia có sự nghi ngờ. Nghi ngờ là tại vì si mê không sáng suốt không biết người ta đi đâu, cứ đi ra là nghi, đó là trạng thái hoài nghi, gốc của họ là mê mờ, họ không biết pháp gì đang hiện bày, chính cái đó họ đang ở góc độ mê mờ tối tăm kết hợp với trạng thái nghi ngờ lưỡng lự phân vân thắc mắc. 

Trạng thái si mê kết hợp với trạng thái phóng dật, giống như người đi trong ban đêm tối thấy khúc gỗ nằm ngang đường nhìn không thấy rõ tưởng đó là con rắn, thì đó là si mê, tại không thấy đường, nếu có ánh đèn hay có ánh sáng họ nhìn xuống thấy đó là cây gỗ chứ không phải con rằn thì họ không bị giựt mình phóng dật, trạng thái phóng dật là giựt mình lo lắng.

Cũng như vậy, ở góc độ vi tế hơn, qúi Phật tử ngồi tại nhà nghe một tin gì bất thường, tin không lành đến với thân quyến của mình thì tâm qúi Phật tử bị phóng dật lo lắng không biết người đó ra sao, tim mình đánh loạn xạ, đó là tâm qúi Phật tử đang ở trạng thái si phóng dật, tại vì qúi Phật tử không biết nó ra sao, trạng thái của si, tâm của qúi Phật tử lúc đó phóng dật hồi hộp lo lắng, như vậy cũng là trạng thái si phóng dật.

Cũng như vậy, với góc độ của người hành giả ngồi thiền mà trạng thái; tê, nhức, mỏi, đau, đến mà qúi Phật tử không kềm chế được, tâm qúi Phật tử bấn loạn lên không biết vì sao. Lúc đó tâm qúi vị đang bị phóng dật, tâm không ở trạng thái theo dõi hiện tượng của pháp, hay theo dõi hiện tượng của sắc, hay hiện tượng của danh, nhưng lúc đó tâm qúi Phật tử hoảng hốt vì đau quá vì tê quá mỏi quá làm tâm qúi Phật tử phóng dật, lo sợ đó cũng là trạng thái vì không biết con đường mình đi có đúng hay sai. Hành thiền như vậy có trúng hay sai, do đó lúc đó tâm mình có những hiện tượng đó và cũng chưa có kinh nghiệm thì tâm của hành giả lúc đó dễ dàng phóng dật, phóng dật đó cũng đồng nghĩa với trạng thái của một người si mê không hiểu biết sáng suốt với đối tượng hay không hiểu biết mọi sự việc. Cũng như vậy với người hành giả mà chưa có kinh nghiệm mà thấy những trường hợp bất thường đến với ta mà không có liễu tri và không sáng suốt được, tâm của vị hành giả cũng phóng dật lúc đó với trạng thái của sự si mê.

Vậy thì, khi qúi Phật tử đang ngồi thiền mà tâm phóng dật là qúi Phật tử đang có một bất thiện, qúi Phật tử kết hợp cái đó một góc độ với một sự si mê tác động, và khi đó qúi Phật tử không hiểu được thì qúi Phật tử mất đi điểm tựa, qúi Phật tử khởi lên tham muốn xả thiền và "sân" vì không muốn thiền. Thì trạng thái đó cho qúi Phật tử quả không an vui, trạng thái mờ mịt không được tốt đẹp, chỉ có sự khổ đau khó chịu mà thôi.

Trạng thái hiện bày của những tâm bất thiện, có tâm hiện bày Vô Dẫn, có tâm hiện bày Hữu Dẫn, như: 

- Tâm tham vừa có Vô Dẫn và vừa có Hữu Dẫn. 

- Tâm Sân cũng giống như vậy cũng có Vô Dẫn và Hữu Dẫn. 

- Tâm Si không nói tới trạng thái Hữu Dẫn, và nó chỉ có trạng thái một cách rất mau lẹ, pháp hiện bày liền. 

Do đó, 12 tâm bất thiện này thì có 5 tâm Hữu Dẫn và 7 tâm Vô Dẫn để hiện bày những trạng thái không được trong sạch hay là bất thiện không được an vui.

Chúng ta đã học qua 12 tâm bất thiện, có những kinh Tạng hay trong những bài kinh điển chúng ta được nghe khi Đức Phật nói người này chỉ sài những tâm bất thiện, qúi Phật tử lắng nghe lúc đó qúi Phật tử sẽ thấy họ đang sài những loại tâm nào trong 12 tâm bất thiện này, và chúng ta cũng còn biết được không có sai trật khi ta nắm vững là tâm bất thiện căn gốc của nó là từ si, do si sinh ra tham, do si sanh ra sân.

 Chúng ta nhìn vô góc độ tham, khi qúi Phật tử dính vô tham căn gốc của nó trạng thái si này có tác động hay không, chúng ta thấy thế gian này không thường tồn, có sanh có diệt, có đó rồi mất đó, con người sinh ra rồi phải ra đi theo định luật Vô Thường, không sai trật đó là thường duyên. 

Nhưng con người muốn thấy điều đó chúng ta cứ dính vô mỗi một việc ta theo nó, bản chất của con người sinh ra từ đứa bé rồi lớn lên được hình thành sự cấu trúc kết tạo do tâm thức con người phải gìn giữ. Một đứa bé cái gì nó cũng muốn hết, những cái muốn của nó được đáp ứng từ những người thân của nó, thì nó nuôi dưỡng đó bởi tính chất là sự đeo níu bám giữ lấy có tham có sân, và khi nó không được như ý thì tâm lý của nó hiện bày trạng thái bất toại nguyện, chống phá rồi đập đổ, phá hủy, sự sân hiện bày, tại nơi đó nó không thấy được thực tướng bản chất của tam tướng Vô Thường, Khổ, Vô Ngã chi phối, bởi đó mà nó hiện bày cái tâm tham hoặc tâm sân, lúc đó là nó đang có trạng thái "Si" dẫn dắt dính mắc vào trong tâm tham.

Dính mắc trong chiếc xe thì khổ vì xe, dính mắc việc nhà là khổ vì nhà, dính vào một người thân chúng ta khổ vì người thân, khổ do chính mình chứ không phải người thân làm cho mình khổ, tại vì đeo níu. 

Vậy thì, khi qúi Phật tử thấy được tất cả sự vật theo như thực tướng của nó đang có, thí dụ như qúi Phật tử thấy cứ đeo níu người mẹ người cha, nhưng người mẹ người cha cũng phải ra đi, nhưng mình cứ đeo níu người mẹ người cha phải sống với mình, vì tham ta đeo níu nhưng thật ra vì cái si của mình đang có phóng dật sợ hãi người cha người mẹ bỏ mình, lúc đó là tâm ta đang si phóng dật.

Thứ hai nữa là, mình có một sự nghi ngờ là thế gian này không được đáp ứng như ý mình đòi hỏi đó là Si hoài nghi, qúi Phật tử sống ở trong thế gian này những cái gì qúi Phật tử đang có, qúi Phật tử không bao giờ có một niềm tin về con đường chúng ta thoát ra được hay là chúng ta phải ở trong đó là lúc đó qúi Phật tử đang ở trong trạng thái si. Khi chúng ta nói trạng thái si phóng dật là lúc nào chúng ta cũng phóng dật lo sợ, khi thấy một người thân ra đi ở trong tâm ta bắt đầu si phóng dật sanh lên và chúng ta đau khổ đeo níu, lúc đó si hoài nghi tiếp nối theo đó chúng ta nói rằng "Thế thì ở đời ai cũng bỏ ta đi hết, như vậy tất cả mọi điều đều sụp đổ không có gì bền vững sao?" Họ không thấy được sự thật chính đó họ đang bị che lấp bởi si, đeo níu bởi cái tham, và họ bất toại nguyện với những cái gì đang đeo níu.

Do đó, tâm bất thiện nó được hình thành từ trạng thái si đeo níu hình thành tham rồi sân. 

Chúng ta học tâm bất thiện chúng ta sẽ thấy căn bản và tội lỗi và rất nhiều khổ đau của người có tâm si, từ tâm si hiện bày ra tất cả. Những người có tâm sáng suốt không còn tham không còn sân nữa, còn những người không sáng suốt cái gì họ cũng đeo níu bám giữ lấy để họ nghĩ rằng là cái "tôi", họ có, họ bám víu không để mất. Thì đó là họ bị si. 

Do đó. Trong 12 tâm bất thiện này, tâm nào tội nhất, tâm nào nặng nhất, tâm nào xấu nhất, tâm nào chịu khổ đau nhất, đó là hai tâm si. Rồi tâm nào tham nặng nhất, tâm sân nào nặng nhất, thì tùy theo mọi hành động nữa lúc đó ta mới nói ra được.

Khi ta hiểu được như vậy là ta qua được 12 tâm bất thiện.