Monday, November 22, 2021

Vi Diệu Pháp 12 - Hai Tâm Si - TT Sán Nhiên

 Hai Tâm Si - Vi Diệu Pháp 12 (tiếp theo) - TT Sán Nhiên

Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 12" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Tâm Si có hai phần là:
1) Câu hành xả tương ưng hoài nghi 
2) Câu hành xả tương ưng trạo cử hay là phóng dật.
Không nói Vô Dẫn hay Hữu Dẫn. Như vậy chúng ta sẽ nói một cách tự động nó Vô Dẫn, không phải Hữu Dẫn. Do đó, khi qúi Phật tử hoài nghi nó phát sanh lên nghi liền, không cần phải ngồi đắn đo suy nghĩ là có đáng nghi không, còn khi phóng dật là phóng dật liền.
Với Tham còn có Vô Dẫn và Hữu Dẫn, với Sân còn Vô Dẫn và Hữu Dẫn, nhưng đối với Si là trạng thái muội lượt mê mờ luôn luôn theo bản năng của nó.

1) Câu hành xả tương ưng hoài nghi 

Hoài nghi là nghi ngờ hay lưỡng lự phân vân, không quyết đoán được, còn đang thắc mắc.
Nhưng trong hoài nghi này có hai loại đúng và sai, nghi ngờ không tội và nghi ngờ có tội. 
Nghi ngờ không tội là khi nào qúi Phật tử nói "không biết chiều nay Sư có ở trên chùa không?" thì câu hỏi đó là không có tội, "không biết hôm nay con muốn lên chùa để viếng thăm chùa để gặp Sư, không biết Sư có ở chùa không?" câu hỏi nghi này không tội lỗi hay là qúi Phật tử nói là "đừng mua món hàng đó không biết ra chợ có bán món hàng đó không?" thì câu hỏi này không có tội. 

Người VN mình có một câu: "một cái nghi là 10 cái ngờ, và một cái ngờ là 10 cái tội, do đó một cái nghi thành 100 cái tội", câu nói này không dựa trên một cơ sở nào để nói được, do đó không nên nói như vậy, nếu mình nói mà không dựa trên một cơ sở nào thì mình mang ngữ nghiệp, và nếu mình có ý nghĩ đó trong đầu là mình mang ý nghiệp.

 Đức Phật nói 8 pháp nghi dưới đây là tội lỗi.
1) Hoài nghi về Phật 
2) Hoài nghi về Pháp
3) Hoài nghi về Tăng
4) Hoài nghi về Tam Học: Giới, Định, Tuệ
5) Hoài nghi về ta trong quá khứ
6) Hoài nghi về ta trong hiện tại
7) Hoài nghi về ta trong vị lai
8) Hoài nghi về Thập Nhị Nhân Duyên.

Thí dụ, qúi Phật tử vừa để một mâm trái cây lên bàn thờ Phật rồi đi xuống nhà bếp chuẩn bị lo cơm nước cho Chư Tăng, khi trở lại bàn thờ Phật thấy mất một trái cam, ngó qua ngó lại coi ai đã lấy một trái cam, bây giờ nhìn ai mình cũng có tâm hoài nghi, tới chiều phát hiện trái cam rớt trong góc sàn nhà, tại vì khi mình để đĩa trái cây lên bàn thờ Phật mạnh tay trái cam rớt xuống sàn mình không hay biết, từ sáng tới giờ nghi hết người này người kia. 

Qúi Phật tử nhớ lại tánh hoài nghi này là không thể nói hữu dẫn hay là vô dẫn nên trong kinh Abhidhammattha Sangaha không nói tới, nhưng qúi Phật tử phải cẩn thận, thường thường vô dẫn hơn là hữu dẫn, tánh nghi của mình thông thường, hoài nghi không có tội lỗi, hoài nghi không nằm trong 8 hoài nghi tội lỗi, không có ghi trong 8 trường hợp này.

Hoài nghi ta trong quá khứ

 - Hoài nghi ta trong quá khứ, quá khứ ta ra sao mà bây giờ có thân hình xấu xí này, đó là thứ nhất, hai là có nhiều người họ học hành không vô nghi quá khứ mình cãi người tu hay ngăn việc học của người ta nên bây giờ mình học cái gì cũng chậm không sáng suốt không nhớ được bài chắc là qúa khứ mình tội lỗi lắm, những cái đó cản con đường tiến tu không được phát triển an lạc, tại vì mình cứ nghi về quá khứ.

Qúa khứ mình không thấy, 10 năm về trước không nhớ được bao nhiêu đừng nói tới một kiếp nữa. Đức Phật nói khi con người chui ra từ bụng của người mẹ, chúng sanh đi vào trong thai bào người mẹ là đi vào trong bóng tối và quên hết tất cả, chỉ trừ bậc Chánh Đẳng Chánh Giác khi đi vào trong bụng người mẹ trong trạng thái có sự hiểu biết, Ngài đi vô rồi Ngài đi ra có sự hiểu biết, còn ngoài ra các bậc Thánh nhân, bậc Nhứt Lai, hay bậc Thất Lai đi vô có khi biết và đi khi ra không biết.

Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy như mình thì vô và ra không biết, do đó mình còn nghi nữa nghĩ nữa quá khứ mình làm bao nhiêu tội sao giờ mình khổ vậy, cái hoài nghi đó là không đáng, đó là hoài nghi tội lỗi.

Hoài nghi ta trong hiện tại 

- Hoài nghi ta trong hiện tại là, "không biết mình có đắc đạo quả trong kiếp này không?" nếu qúi Phật tử có sự hoài nghi hiện tại này như vậy thì đó là sự  hoài nghi tội lỗi. 

Hoài nghi ta trong vị lai 

- Hoài nghi ta trong vị lai không biết mình ra sao, đó cũng là hoài nghi tội lỗi.

Xả là tâm mình thản nhiên bình thản không vui không buồn, tâm của mình thản nhiên để mà trôi theo đối tượng nghi ngờ rất dễ dàng, đó gọi là xả.

Nghi thì không có hỉ được.

Nghi thì không có ưu.

Nghi thì không có hỉ và ưu, mình không có hai trường hợp hỉ và ưu chỉ có một trạng thái thản nhiên, một cách thản nhiên.

Đức Phật Ngài nói ngay tại đó vì không có trí tuệ mình nghi ngờ một cách dễ dàng. Không có trí tuệ mình thản nhiên nghi, nghĩ tới mình, mình nghi hiện nay kiếp này mình tu không được, nói như vậy không đúng, dòng sông có dơ đi nữa con người quyết tâm gạn lọc rửa dòng sông trở nên thanh tịnh trong sạch, huống chi tâm của mình, con người mình cũng vậy, do đó Sư muốn nói qúi Phật tử phải cắt bỏ tư tưởng hoài nghi mình kiếp này không tu không thành đạo kiếp này, con đường này không có hi vọng đợi nhiều kiếp sau nữa.

Qúi Phật tử phải nắm rõ hoài nghi của mình, có những hoài nghi thông thường không đáng tội. Hoài nghi chỉ nằm trong 8 pháp hoài nghi tội lỗi và mình phải thanh lọc những trường hợp nếu có tại nơi mình.

Còn hoài nghi không biết ngày mai có mưa không? không biết ngoài chợ có bán món hàng đó không? Thì những hoài nghi này không có tội. Phải phân biệt hai loại hoài nghi đó chứ không được lẫn lộn tội nghiệp cho tâm của mình để chuốc lấy phiền não trong đó.

Khi hoài nghi mà không thông thì chỉ cần có một phút giây khởi lên một sự bực mình bất toại nguyện là qúi Phật tử đang có tâm sân. Chẳng hạn như qúi Phật tử nói "kiếp này không biết mình có đắc đạo quả không?" " có duyên may để đưa mình đến giải thoát không?" Chỉ cần buồn vì ý nghĩ đó là qúi Phật tử có Tâm Sân Vô Dẫn Tương Ung Khuể Phẫn liền. 

Còn qúi Phật tử nản chán tức giận cũng là tâm sân. Qúi Phật tử đang là người tu hành, thấy một cái nghi không sáng suốt, thấy sai không thấy đúng, thấy tội lỗi không, thấy không tội lỗi, là qúi Phật tử khổ trong hai cái, phải cẩn thận vô cùng trong cái nghi được giải đáp với kiến thức. Những người có kiến thức giải đáp tất cả mọi nghi ngờ, người không có kiến thức luôn luôn sống trong trạng thái nghi ngờ.

2) Câu hành xả tương ưng trạo cử hay là phóng dật.

Trong chú giải nói tâm phóng dật giống như chúng ta lấy cục đá thảy vào đống tro, bụi bắn lên. Tâm ta phóng dật là chúng ta không nắm rõ được vấn đề, tâm bị tán loạn, tâm giao động, tâm run sợ, tâm bị tán loạn lao chao hay tâm không thấy việc lợi ích.

Thí dụ, nghe một tiếng trời gầm, người mà biết thì không sợ còn người không biết thì hoảng hốt la lên là vì không nắm rõ vấn đề. Như vậy, khi tâm phóng dật là vấn đề đang có đối tượng tại đó, không nắm biết được đối tượng là tâm si + phóng dật. 

Tâm si là mê mờ tối tăm mà cộng với trạng thái phóng dật không nắm rõ được vấn đề, hai cái kết hợp lại nhau thì không biết được sự việc.

Khi một người có tâm si phóng dật, người đang có sự hồi hộp, họ đang run sợ chuyện gì đó, tâm họ không yên, tâm đó là tâm phóng dật. 

Qúi Phật tử đi xin một việc làm mà chờ hãng xưởng mướn, trong thời gian chờ được mướn tâm qúi Phật tử hồi hộp là tâm đang bị phóng dật. Cũng như khi đi thi quốc tịch, ngồi chờ vô thi quốc tịch tâm lo sợ hồi hộp tâm đó là tâm đang bị phóng dật. Khi tâm đang bị phóng dật thì không thấy được lợi ích của sự sáng suốt, lúc đó qúi Phật tử hiện bày si mê và không rõ được vấn đề, không thấy sự lợi ích của sự sáng suốt.

Như vậy, khi ngồi thiền tâm bị phóng dật qúi Phật tử niệm "phóng à phóng à" lúc đó tâm qúi Phật tử đang không rõ được vấn đề, không có sự lợi ích của ngay lúc tâm ta đang ngồi thiền. Người hành giả ngồi thiền bao lâu không biết nhưng tâm phóng dật miết họ không nắm được một đối tượng hay vấn đề thì lúc đó họ không có lợi ích, họ đang ngồi không có lợi ích, không nên ngồi tại vì tâm họ không yên. 

Với người có bối cảnh lo nghĩ trong đầu họ không cách nào họ ngồi yên tâm họ được 10 phút, tâm lo chuyện này lo chuyện kia lo chính cái đó họ mất cả hai, mất chuyện họ phải lo và mất lợi ích khi ngồi thiền, mình lo chuyện đang lo xong rồi mình vào ngồi thiền thì cả hai được lợi ích có sự sáng suốt, nhưng ở đây mình nghĩ là mình vô ngồi thiền để tịnh tâm để tâm mình sáng suốt để nghĩ chuyện đang lo đó, có thể có sáng kiến hay sáng chế ra nó, thì thực ra có khi được có khi không.

Từ phàm phu cho tới vị Thánh A Na Hàm vẫn có tâm phóng dật, chỉ có bậc vô sinh A La Hán  mới diệt được tâm phóng dật. Cuộc đời qúi Phật tử đang có ở đây cho dù qúi Phật tử an trú trong chánh niệm lúc đó, nhưng khi qúi Phật tử trở lại bình thường không có chánh niệm, không an trú tâm mình được, tâm lúc nào cũng phóng dật, qúi Phật tử khi đang lái xe phải nhìn thẳng phía trước, nghe tiếng còi phát ra từ xe sau, qúi Phật tử quay qua ngó, đó là phóng dật.

Cũng như qúi Phật tử đang ngồi thiền, thúc liễm thân tâm lại, tay và chân bó lại hết, nhắm mắt và chăm chú vào hơi thở vô và ra, nghe tiếng mở cửa qúi Phật tử mở mắt ra nhìn, đó là phóng dật. Khi qúi Phật tử ngồi tại đó nhắm mắt không có một tiếng động nào cả, tâm qúi Phật tử vẫn phóng dật vì suy nghĩ, tâm ta quen nghĩ này nghĩ kia, lo chuyện này lo chuyện kia do đó tâm bắt đầu chạy nữa, có câu "tâm Viên ý mã". 

Do đó, đối với những trường hợp những hành giả mới tu lên trình pháp với Thiền Sư: 

- "Bạch Sư, tâm con còn phóng dật lắm

Thì các vị Thiền Sư nói:

- " không gì phải lo, cố gắng thôi, tới Alahán mới hết phóng dật, cố gắng giữ tâm mình diệt thân kiến đã"

Qúi Phật tử phải thấy con đường mình tu có 4 giai đoạn, mình phải chú tâm vô những giai đoạn nào cần thiết ngay đó mình giải quyết ngay đó chứ đừng đi mênh mang mất thời gian, cái đó ta phải biết. Đối với những người muốn đắc đạo quả trong kiếp này Bốn Đạo Bốn Quả thì chúng ta giải quyết luôn một lược.

Còn đối với người nào muốn đắc Sơ Đạo trước rồi Sơ Quả rồi xong phần này thì mình tính tới cái khác, thì lúc đó người nào muốn giải quyết Sơ Đạo Sơ Quả chấm dứt 4 đường ác đạo không trở lại kiếp sau, họ muốn giải quyết liền trong kiếp này, không còn lo rớt trong 4 đường ác đạo trong kiếp vị lai thì họ phải :

1) Thứ nhất là Sơ Đạo Sơ Quả họ phải làm 3 điều: 

- Diệt thân kiến, là diệt ngũ thủ uẩn là không chấp về cái tôi ta này.
- Diệt hoài nghi, là diệt 8 hoài nghi tội lỗi (ghi ở trên).
- Diệt giới cấm thủ, không thọ những giới của ngoại đạo, chỉ thọ những giới do Đức Phật ban hành như người cư sĩ thọ 5 giới hay 8 giới, người tu sĩ thọ giới sadi hay giới tỳ khưu mà thôi. 

Có những người Phật tử hỏi Sư chỉ con để con không còn phóng dật. Qúi Phật tử hãy lo diệt cái "tôi" mình đang có, đừng lo tâm mình phóng dật, đừng nghĩ tới diệt phóng dật khi cái "ta" cái "tôi" mình đang có.

Ở đây, ba điều này qúi Phật tử diệt được 2 là hoài nghi và giới cấm thủ, chỉ còn có thân kiến phải tu tập để dệt trừ. 

Đối với một người Phật tử thuần thành Phật Pháp rồi thì không lo 8 cái hoài nghi tội lỗi. 

Qúi Phật tử không thọ những giới không phải do Đức Phật Ngài cho giữ, qúi Phật tử chi thọ những giới mà Đức Phật Ngài cho giữ mà thôi, do đó những điều đó qúi Phật tử sẽ thấy là qúi Phật tử sẽ không có những giới cấm thủ. Giới cấm thủ như là tế lễ thần linh, hay là những loại như cúng sao hạn là vì mình tin vào cái nghiệp có nhân có quả chứ không phải là sao hạn đặt ra đó là định mệnh, chúng ta không tin vào những điều đó thì chúng ta không bị giới cấm thủ. 

Những cái đó là qúi Phật tử đã bớt đi 3 thì chỉ còn 2 là:

Thân kiến là, có sắc là tôi, thọ của tôi, tưởng này là của tôi, hành này là của tôi, thức này là của tôi, đó là thân kiến, qúi Phật tử làm sao thanh lọc từ đây cho đến ngày cuối cùng cuộc đời qúi Phật tử ra khỏi thân kiến này thì qúi Phật tử đạt được Sơ Đạo Sơ Quả.

Thân kiến này luôn luôn khó sửa, khó xoá, khó tẩy, khó diệt, khó bỏ cái thân kiến này, thân kiến gồm sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

2) Thứ hai, giai đoạn thứ hai là Nhị Đạo Nhị Quả là qúi Phật tử phải diệt hay giảm tham, giảm sân. Nhưng giảm tham giảm sân là loại thô, còn tham vi tế và sân vi tế vẫn còn qúi Phật tử không lo. 

Qúi Phật tử không còn tham thô thiển, sân không thô thiển, sân vi tế tham vi tế vẫn còn, đó là qúi Phật tử đắc được Nhị Đạo Nhị Quả. 

Mình tu mình còn sân nhiều nhưng đừng lo, làm sao qúi Phật tử thanh lọc được là tốt, còn không qúi Phật tử tập trung diệt 3 cái là thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ là được.

 - Khi tâm khởi sân lên đừng nhìn tâm mình sân, mà nhìn tâm mình đang bảo vệ thân kiến của mình. 

 - Khi tâm mình tham lên đừng nói trạng thái tham là xấu, mình coi thân kiến mình đang dính vô cái tham này, mình coi cái thân kiến đó, cái đó mới đáng lo. 

Do đó, có hai vế nó khác, người Phật tử lúc nào cũng nhìn cái tham nhiều hơn thân kiến đang có, người Phật tử nhìn cái sân của mình nhiều hơn thấy cái thân kiến mình đang có. "Tôi" đang sân mà không thấy cái "tôi" chỉ thấy mình đang sân là xấu, cái thân kiến mình mới đáng lo, cái đó hai cái vế nó hoàn toàn khác, cái nhìn của mình không đúng, do đó mình nhìn cái không đúng mình nhìn cái không đáng nhìn, hoàn toàn sai. 

Như vậy, giữa trạng thái một hiện tượng sân lên qúi Phật tử luôn luôn coi đây là một thọ uẩn của tôi, đây là một tưởng uẩn của tôi, đây là một hành uẩn của tôi, đây là một thức uẩn của tôi, tôi phải diệt cái thức uẩn này, diệt cái thọ uẩn này, diệt cái tưởng uẩn này. 

Qúi Phật tử đừng diệt cái sân, cái sân là cái đối tượng bên ngoài đem vô trong tâm qúi Phật tử khởi lên, qúi Phật tử diệt cái thân kiến qúi Phật tử mới đắc được sơ đạo sơ quả. 

Còn qúi Phật tử chưa qua được thân kiến thì làm sao lên được Nhị Đạo Nhị Quả, Tam Đạo Tam Quả.

Sư cho thí dụ diệt thân kiến về tham:

Thân kiến qua ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn
 Qúi Phật tử thấy khi tham lên thân kiến. Tham là, có đối tượng dính mắt 
Thân kiến là: 
Thọ - khởi lên hỷ, 
 Tưởng - nhớ tới không buông, 
 Hành - muốn nắm bắt nắm giữ, 
 Thức - nghĩ tưởng đối tượng dính mắc 

Qúi Phật tử dính mắc thì thân kiến qúi Phật tử phải diệt thân kiến như sau:

Thọ khởi lên hỷ nhìn thấy cái hỷ phải diệt,
 Tưởng là nhớ tới dính mắc mà không buông, cắt tưởng "tưởng à tưởng à".
Hành muốn bắt lấy, cắt hành "muốn à muốn à"
Thức - nghĩ tưởng đến đối tượng, diệt thức "nghĩ à nghĩ à".

Đừng nghĩ tới đối tượng, đừng nghĩ tới tham là qúi Phật tử đang diệt thân kiến.

Đó là qúi Phật tử đứng hai bên, qúi Phật tử chạy ra đòi nhắm mắt.

Câu chuyện vị Thiền Sư đi đò gặp cô lái đò bán vé, Thiền Sư nhắm mắt cô lái đò bán vé đòi lấy tiền mắc hơn. Câu chuyện cô lái đò đưa khách qua sông
Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cậρ bến cô lái thu tiền từng ngườì, sau hết đến nhà sư.
– Cô lái đò đòi tiền “gấρ đôi”.
– Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
Cô lái mỉm cười:
– Vì Thầγ nhìn em…
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầγ cô lái đòi tiền “gấρ ba.”
– Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái cười bảo:
– Lần nầγ Thầγ nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền мắᴛ lại đi vào thiền định. Đò cậρ bến cô lái đò thu tiền “gấρ năm” lần.
– Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái đáρ:
– Thầγ không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.
Nhà sư trả tiền và lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầγ nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò… Đò cậρ bến, nhà sư cười hỏi lần nầγ ρhải trả bao nhiêu?
Cô lái đáρ:
– Em xin đưa Thầγ qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi:
– Vì sao vậγ?
Cô lái cười đáρ:
– Thầγ nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa…
Do vậγ em xin đưa Thầγ qua sông mà thôi…

Qúi Phật tử thấy không, đứng dưới một cái vấn đề mình diệt cái thân kiến, mình diệt ở đâu? Mình diệt ở thân, thọ, ở ngũ uẩn của mình: sắc, thọ, tưởng, hành thức của mình (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn sắc)  mà lại không tìm, không nhìn lại mà cứ nhìn đối tượng dính mắc để mình diệt nó.

Cành hoa trước mặt mình là một đối tượng dính mắc, qúi Phật tử muốn tới hái cành hoa. 
Tại sao qúi Phật tử muốn hái cành hoa?
Tại thân kiến của qúi Phật tử đòi hỏi.

 Do đó qúi Phật tử phải nhìn chính mình chứ không nhìn đối tượng cành hoa. Đối tượng không làm gì ta, nhưng ta nuôi thân kiến này từ lâu nay rồi, đói là ăn, khát là uống, không có không được, cái đó là thân kiến được nuôi dưỡng từ lúc nào rồi, chứ không phải vì đối tượng.

Tiếp theo chúng ta qua thí dụ diệt thân kiến về sân.

Qua sân như thế nào gọi là thân kiến, đối tượng ghét bỏ, hủy diệt đối tượng.
Thọ - ưu.
Tưởng - nhớ tới, muốn hủy diệt 
Hành - thực hiện sự hủy diệt qua thân, lời, ý
Thức - nghĩ tới để hủy diệt.

Vậy là qúi Phật tử xong, thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, mà hoài nghi không có, giới cấm thủ không có chỉ còn thân kiến thôi, bây giờ qúi Phật tử có cái key (chìa khoá) để diệt thân kiến rồi, hết sức dễ dàng.

Như vậy thì ở đây là qúi Phật tử diệt cái thân kiến là qúi Phật tử đang trên con đường đến đạo quả Thất Lai, qúi Phật tử phải đi con đường đó.

Khi qúi Phật tử có tâm sân, hay là có đối tượng không vừa lòng, bất toại nguyện, thì lúc đó qúi Phật tử phải coi lại con người của mình loại nào. 

Thọ là thọ ưu 
Tưởng là nhớ tới muốn diệt, nghĩ trong đầu mình, tưởng trong sự hủy diệt.
Hành là phải thực hiện cho được sự hủy diệt này qua thân và ý, hành thôi thúc ta.
Thức là nghĩ tới thực hiện sự hủy diệt qua cái hành nó thúc đẩy.

Qúi Phật tử đang thực hiện một tâm sân hay đang thực hiện cái thân kiến đang đòi hỏi qúi Phật tử phải thực hiện cho thoả lòng của mình, thân kiến là thân kiến của mình.

Như thế thì giữa hai cái đó, thân kiến là con người của mình và, cái đối tượng của thân kiến là cái "Thức" hay là, cái tác động để thân kiến được "Tôi" lớn lên được diệt tắt xuống.

Đó là cách diệt thân kiến. Có những thọ tưởng hành thức, qúi Phật tử phải diệt thọ tưởng hành thức, qúi Phật tử diệt ngay tận gốc là cội rễ của thân kiến này chứ không cần phải diệt cái tham cái sân. Khi nó khởi lên ở đâu qúi Phật tử nắm bắt tại đó diệt trừ nó, nó khởi tại nơi đâu qúi Phật tử hiểu được thân kiến của mình ở chỗ nào, tất cả ở nơi con người mình nuôi dưỡng thân kiến này và thân kiến này được mình nuôi dưỡng nó hình thành ra con người mình, mình mới thấy cái "tôi" mình có, cái "ta" mình có, thì cái "tôi ta" mình đang có không ai được đụng tới mình, thân kiến này lôi qua ngã mạn.

Thiền sinh: Thưa Sư, con cảm thấy cái khó nhất là làm sao mình biết được tình trạng đó là tham, là sân. Bởi vì khi mình không biết là mình dính mắc thì lúc đó mình không biết mình dính mắc, không biết mình tham, mình không biết cái si 

TT trả lời: Khi nói tham là cái gì dính mắc, còn sân là cái gì bất toại nguyện, si là mê mờ đối tượng. Khi mình biết mình si mê, lúc mình biết hay khi mình tỉnh thức mình biết, mà sợ nhất là mình đang si mê mà mình không biết là mình nói là mình đang tỉnh thức, còn mình đang tỉnh thức mình không biết mà mình nói là mình đang si mê, cái đó mới là si mê, Đức Phật Ngài nói "Người ngu biết mình ngu thành kẻ trí, người ngu mà không biết mình ngu là kẻ trí ngu". Trong đó có hai vấn đề.

Thì ở đây qúi Phật tử sẽ thấy là qúi Phật tử đang tham, qúi Phật tử đang sân, đang si, hay là qúi Phật tử đang có thân kiến này để có tham, sân và si.

Cảnh có hay là tại ta có mới thấy có cảnh, còn không có ta thì không có cảnh.
Tham là ta thấy đối tượng ta dính mắt làm ta khởi tâm tham.
Sân là ta có đối tượng bất toại nguyện với đối tượng đó ta khởi tâm sân.
Si là chúng ta mê mờ đối tượng ta mới có trạng thái si.

Nhưng thân kiến ở đây là ta thấy, ta có kiến chấp, ta có tà kiến, ta dính mắc vô tà kiến đó giữ lấy cái đó ta gọi là thân kiến.

Vậy thì khi đang dính mắc đối tượng qúi Phật tử sẽ thấy có hai lãnh vực rõ ràng:

- Đây là đối tượng dính mắc, kiến chấp của mình vào cái thân này để được có sự dính mắc.  
- Kiến chấp vào thân này vào con người mình để có được sự hủy diệt đối tượng bất toại nguyện. Kiến chấp vào thân này vào con người mình, dính mắc trong trạng thái mê mờ, không sáng suốt, không sửa sai, không thấy rõ. 

Chính đó hai cái tách ra rõ ràng.

Vậy thì ở đây trạng thái tham, sân, si, đứng bên ngoài của trạng thái kiến chấp của mình đang đưa ra. 

Vậy thì khi tham nó đến với ta, chúng ta sẽ thấy hai trường hợp, một người nông dân ưa thích xe máy cầy, người thành thị ưa thích xe hơi, khi xe máy cày đến với người thành phố, người thành phố không tham, không có thọ hỷ. 

- Tại sao chiếc máy cày không làm cho người thành phố ưa thích, tại vì thân kiến của nguời này là "tôi là người thành phố, tôi không thích máy cày".
- Còn người nông dân thích máy cày, khi nhìn thấy xe hơi không thích vì thân kiến người này là "Tôi là người nông dân, tôi thích máy cày, tôi không thích xe hơi".
Rồi lúc đó chiếc máy cày đến với người nông dân thì người nông dân có:
- thọ - hỷ
- hành - nhớ tới không buông, dính mắc liền.

Thì xe máy cày đó là đối tượng hay là người nông dân có thân kiến là đối tượng để mà có cái chuyện nghĩ tới cái máy cày tại có thân kiến.

Người thành phố ai mà đem cho cái máy cày, người thành phố thọ ưu (tôi mà đi lấy máy cày hả) đó là thân kiến mình khởi lên trước mới  thấy máy cày sau đó, cho chiếc xe hơi thì ok mà chiếc máy cày thì nói tôi mà đi lấy chiếc máy cày, đó là thân kiến.

Khi qúi Phật tử ngồi thiền bị, tê, nhức, mỏi, đau, thân kiến cũng tới liền "tôi mà chịu nổi cái tê này, tôi không thích cái tê này, tôi ghét cái tê này" cái tê đâu có gì đâu mà cái thân kiến mình đang nói tới.

Qúi Phật tử ngồi qúi Phật tử phải diệt cái thân kiến đã, mình dính vô kiến chấp, dính vô thân kiến ghê gớm lắm, ngay đó mình thấy rất vi tế hay thô thiển cũng ra được thân kiến có tôi trong đó, nghĩ tới cái của mình, trong cái vừa lòng nghĩ tới cái mình hài lòng, còn cái không vừa lòng nghĩ tới mình bất toại nguyện, sân hận, qúi Phật tử thấy đó là cái thân kiến chứ không phải nơi cái đối tượng tham sân si.

Thiền sinh: Thưa Sư, bây giờ mình cắt cái thân kiến thì mình còn thấy tham không?

TT trả lời: Khi mình cắt thân kiến thì không còn thấy tham nữa, khi mình diệt được tham sân là mình vượt qua được thân kiến.

Thiền sinh: Thưa Sư, thân kiến nhiều khi mình nhận ra nó nhưng diệt nó là khó, thí dụ như ai đó chửi mình mình biết người ta chửi thân kiến của mình, mình biết người ta chửi mình giữa hai người với nhau, nhưng người ta chửi mình trước rất nhiều người, thì mình không thể cắt thân kiến của mình được.

TT trả lời: Cái đó là ngã mạn. Vậy thì khi ta diệt thân kiến này là diệt cái kiến chấp mình trước, rồi khi muốn diệt ngã mạn này mới diệt cái tham cái sân cái si, thì tầng thứ hai tới tầng thứ tư Sơ Đạo Nhị Đạo Nhị Quả Tam Đạo Tam Quả và Tứ Đạo Tứ Quả là diệt được ngã mạn.

Bây gìờ qua vế thứ hai.

Vậy là thân kiến nó nhẹ, ngã mạn mới là nặng.

Ngã mạn có 3: hơn, bằng, thua. 

Thân kiến của mình là kiến chấp mà thôi, do đó, cái kiến chấp của mình, mình nhìn thấy mình ở trong đó, còn ngã mạn là mình dính mắc mình trong đó, mình ở trong đó, qúi Phật tử nhớ Ngã mạn nó dính trong đó một cái nặng nhất là ái dục. Diệt tham được, diệt sân được nhưng qúi Phật tử không diệt được ái dục, chỉ có bậc Alahán vô sinh Tứ Quả mới diệt được.
Vậy thì, muốn tham, muốn sân, muốn si, cái muốn này là ái dục, muốn thương, muốn ghét, muốn mê mờ, cái muốn này là ái dục, cái đó mới khổ. Ghét người ta, muốn giết người ta chết, là ái dục đang làm sân lên. Do đó, chữ ái dục này nó lớn hơn cái tham, tham thì đối tượng thích nó mới dính, mà đối tượng không thích nó không dính, còn ái dục nó bao trùm 3 mặt; tham, sân, si. Cái sân cũng muốn nữa là ái dục, cái si cũng muốn nữa nó là ái dục, một người làm sai mình lại nói họ làm sai rồi phải sửa đi bỏ đi, họ vẫn nói "kệ tôi". Họ không muốn bỏ tánh cố chấp sự si sự mê của họ, đó là ái dục, ái trong si, ái trong sân, ái trong tham. Còn tham chỉ có đối tượng thích, nếu đối tượng không thích thì không có tham, tham không có đối tượng ghét, nhưng ái dục có đối tượng ghét, đối tượng thích cũng có, hai cái đó qúi Phật tử phải nhìn thấy rõ chứ không là sai, mình diệt không được.

Như vậy trở lại là, lên tầng Đạo Quả Thứ Hai bắt đầu mình nhìn cái ngã mạn mình chứ không nhìn cái thân kiến nữa. Cái ngã mạn mình tu lên cao thì bắt đầu bớt thô còn tế, từ thô bớt qua tế lọc luôn tế thì hết. 

Khi còn đang học là học sinh thì qúi Phật tử chạy đua làm sao học cho thật giỏi cho ra trường tốt, nhưng ra trường có địa vị có chức phận trong xã hội thì thân kiến lúc còn là học sinh sẽ khác với thân kiến với người có địa vị trong xã hội. Học sinh chỉ có thân kiến thôi nhưng người có địa vị còn có ngã mạn, thế thì tại sao khi ta ngồi thiền ta có thân kiến mà không có ngã mạn, thân kiến ta diệt được ngã mạn khó diệt.

Qúi Phật tử không có hoài nghi Phật Pháp Tăng qúi Phật tử tin Tam Bảo, không hoài nghi giới định và tuệ, không có hoài nghi tôi ta trong quá khứ hiện tại vị lai, cũng không thắc mắc thập nhị nhân duyên. Điều mà Sư muốn nói một cuộc đời của qúi Phật tử có thân kiến thôi, qúi Phật tử thấy không 3 ngày mà không tắm là có thân kiến liền làm sao có ngã mạn được, nhưng khi qúi Phật tử đi ra khỏi nhà ai mà đụng tới là ngã mạn nổi lên liền, tự trong người mình thì có thân kiến, mình đi ra ngoài người ta nói cái gì là ngã mạn nổi lên liền "kệ tôi" ở trong nhà mình có thân kiến đi ra đường tiếp xúc với người ta là có ngã mạn. 

Khi được hỏi thân kiến qúi Phật tử ở đâu, qúi Phật tử nói không phải trong tham, không phải trong sân, không phải trong si, mà thân kiến có trong: thọ của tôi, tưởng của tôi, hành của tôi, thức của tôi, không phải ở trong tham, không trong sân, không trong si, đánh đúng đối tượng chứ không đánh trật. 

Thì khi người ta hỏi thân kiến của bạn ở đâu trả lời là thân kiến của tôi không ở trong tham, không ở trong sân, không ở trong si, thân kiến tôi nằm trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
 
Khi nào qúi Phật tử có tham, có sân, có si lúc đó qúi Phật tử có ngã mạn.

Còn qúi Phật tử chỉ có, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chỉ có thân kiến mà thôi.

Nếu đánh đúng thì ta diệt được đối tượng, qúi Phật tử không đúng khi tối ngày chỉ lo diệt, tham, sân, si.

Tờ giấy $10 rớt dưới đất, qúi Phật tử đi ngang qua thấy mà không lượm, "tôi diệt tham rồi đó", vậy là qúi Phật tử đắc Tam Quả hả, đâu có phải, qúi Phật tử bỏ cái $10 đồng, cái người ta nói ngu quá $10 cũng sài được vậy, cái qúi Phật tử cãi lại $10 tôi không lượm nhưng $100 tôi sẽ lượm, đó là ngã mạn lên. Qúi Phật tử đâu có Tam Quả đâu, dễ dàng bị người ta nói một cái là nổi lên ngã mạn liền, đầu tiên qúi Phật tử chưa diệt cái thân kiến. 

Vậy Sư hỏi qúi Phật tử thân kiến của bạn ở đâu, trả lời: trong sắc này là của tôi, trong thọ này là của tôi, tưởng này là của tôi, hành này là của tôi, thức này là của tôi, tôi đang nghe, tôi đang đi, tôi đang nói, thân lời và ý của năm uẩn, tôi đang nghĩ, tôi đang nhớ lại, tưởng, uẩn, tôi đang có cảm thọ vui buồn này của tôi, tôi biết hết đó thức, cái đó qúi Phật tử đánh đúng.

Vậy ở đây qúi Phật tử cẩn thận. 

Qúi Phật tử muốn thương là qúi Phật tử có ái dục chứ không phải là tham. 
Qúi Phật tử muốn ghét người đó không chơi với người đó nữa là qúi Phật tử có ái và có sân, rồi mới hiện bày tánh sân.
 Ái dục trong cái thương cái thích mới hiện bày tánh tham. 
Ái dục trong cái mê mờ muội lượt mới hiện bày tánh si.
Ái dục là ngã mạn, ái dục được hiện bày một tánh ngã mạn. Tánh ngã mạn hiện bày có ái dục.
Đối tượng tham sân si là nuôi dưỡng một thân kiến. Chớ thân kiến không có, khi có đối tượng thân kiến lên.
Ái dục nuôi dưỡng ngã mạn
Ngã mạn hình thành tham sân si
Làm cho mình có thân kiến.

Như vậy thì, khi có tham, có sân, có si, hiện ra thân kiến mình, còn muốn hiện bày rõ cái đối tượng đó có ngã mạn hình thành, 

Qúi Phật tử vẽ một vòng tròn, điểm khởi đầu là ngã mạn được nuôi dưỡng ái dục, hình thức ngã mạn tạo ra một thân kiến. Rồi thân kiến nô lệ của ái dục chạy đuổi theo.



 Ái dục hình thành ra ngã mạn, ngã mạn nuôi dưỡng thân kiến, rồi thân kiến nô lệ của ái dục. Ái dục nuôi dưỡng  ngã mạn và ngã mạn hình thành thân kiến và thân kiến nô lệ ái dục (nhìn thấy nhân quả ở đây)



Qúi Phật tử ở trong thân kiến rồi qúi Phật tử lệ thuộc vào ái dục và ái dục tạo ra qúi Phật tử có tính ngã mạn không thay đổi. Lo diệt ái dục trước, diệt từ thấp lên cao.

Như vậy thì Đạo Quả, Sơ Đạo, Sơ Quả, Sư thấy không có gì trở ngại đối với qúi Phật tử chỉ có cái là qúi Phật tử bắt tay vào thực hành mà thôi.

Thực hành, thí dụ thấy $10 rớt dưới đất.

Lúc thấy $10 thì mình diệt thân kiến như sau:
- Mình coi cái thọ mình có hỷ hay không là mình diệt thân kiến, 
- Tưởng này có dính vô trong $10 này không, nhớ lại coi, dính vô trong đó là thân kiến.
- Hành này có nên lấy hay không nên lấy, có thân kiến
- Thức này nghĩ suy về hành động này đúng hay sai , là có thân kiến.
$10 để mình thấy thọ, $10 để thấy tưởng, $10 để thấy hành, $10 thấy thức, để mình diệt của mình chứ không phải $10

 Vậy thì tờ giấy $10 là nhân, là phương tiện để cho ta nhìn coi lại thân kiến của mình với nó.
 Tờ giấy $10 cho thấy thọ của mình, tờ giấy $10 cho thấy tưởng của mình, tờ giấy $10 để thấy hành của mình, tờ giấy $10 để thấy thức của mình, chứ không thấy $10. 

Do đó muốn diệt thân kiến hay muốn coi thân kiến là có đối tượng đó là, thọ, tưởng, hành, thức, của mình là thân kiến thì diệt thân kiến. 

Vậy thì, khi qúi Phật tử thấy, tê, nhức, mỏi, đau, khởi lên là qúi Phật tử coi thọ của mình, tuởng của mình, hành của mình, thức của mình về đối tượng đó chứ đừng nói "tôi" có trong đau, "tôi" có trong tê, "tôi" có trong nhức, "tôi" có trong mỏi, là qúi Phật tử ra khỏi để qúi Phật tử không thấy, để diệt cái thân kiến qúi Phật tử bị lệ thuộc trong ái dục.

 Qúi Phật tử cứ nhìn vô trong đó là có "tôi" trong đó để mà "tôi" dính trong tê, dính trong tham, dính trong mỏi, qúi Phật tử dính trong sân, qúi Phật tử phải chịu trong đau, dính trong si, lúc đó qúi Phật tử không thấy thân kiến qúi Phật tử diệt, qúi Phật tử lo đi diệt cái đối tượng của qúi Phật tử, phải diệt trong gốc của mình (gốc là ái dục) phải coi thọ của mình ra sao, tưởng của mình ra sao, hành của mình ra sao, thức của mình ra sao, đó mới gọi là cái tâm của mình đang tu trước cái nghịch cảnh thử thách. Cái đó gọi là mình đang tu coi cái tâm mình trước thử thách lúc đó tâm mình đi theo thử thách  thành nô lệ của thử thách hay là vượt ra ngoài sự thử thách, chinh phục tâm mình không bị kẹt trong ái dục của thử thách, lúc đó ra khỏi thân kiến.

Với đối tượng đau coi cái thọ của mình, thọ của mình khi gặp đối tượng là đau thì thọ khổ về thân, thọ ưu về tâm.

Nói tới thọ ưu về tâm, thọ khổ về thân, như vậy thì qúi Phật tử mới thấy cái tưởng của mình nhớ lại cái thọ hay nhớ lại cái đau cũ cái thọ cũ, hai cái đó khác nhau, hành giả không thực hành chỗ này, khi cái tê đến hay cái đau đến hành giả nhìn thấy thọ khổ về thân thọ ưu về tâm, thì giai đoạn kế là tưởng nhớ lại, cái nhớ lại cái đau này lập lại hay là qúi Phật tử nhớ lại cái thọ này được lập lại, hay là nhớ lại tâm thức mình biết cái thọ này đã có lại, cái đó là tưởng nó đang hành động. Hành đi theo tưởng liền ngay đó, lúc đó ý tưởng ta nghĩ lại, mà nếu qúi Phật tử nghĩ cái này là cái thọ đau thọ khổ thân này đã có thì cái hành đó sống trong quá khứ cái tưởng nó cho có, còn nếu như cái thức mình nó biết được cái đau này cho thấy cái thân này đang có tách rời ra thì thức đó không dính vô trong cái hành của cái tưởng đang có, thì lúc đó ra khỏi thân kiến.

Thiền sinh: Khi mình đau mình nói "đau à, đau à" tức là mình đang diệt cái thọ phải không thưa Sư? Khi mình nói "đau à, đau à" tức là mình dùng cái niệm để diệt cái thọ.

TT trả lời: Không phải đang diệt mà là đang niệm cái thọ, chưa diệt cái thọ, tại vì khi diệt thọ thì nó mới hết, còn đang niệm là nó đang còn. 

Thọ
Đau đến, đau là thân, lúc đó qúi Phật tử có cái hiểu biết đó là cái tôi (sắc uẩn) có cái thân này thì mới đau. Nếu qúi Phật tử nói có thân này thì qúi Phật tử bỏ cái thân này vô, còn qúi Phật tử không nói thì nó chỉ là sắc thì qúi Phật tử lấy cái "thủ" này ra, 2 cái nó rõ ràng. Với Đức Phật thì Ngài nói đây là sắc đau chứ Như Lai không đau, Ngài không bỏ "thủ" vô, còn qúi Phật tử nói qúi Phật tử đang đau là qúi Phật tử bỏ "thủ" vô thì sắc này là của qúi Phật tử .
Cái đau qúi Phật tử thấy nó như vậy nó khởi lên một cái ưu là khổ thì qúi Phật tử đang có một cái cảm thọ biết đang ưu đang khổ, nhưng qúi Phật tử nói cái này là của tôi (thọ thủ uẩn) tôi đang đau, tôi đang buồn khổ qúi Phật tử bỏ cái thọ này vô thì là "thủ". 

Tưởng

Lúc bấy giờ qúi Phật tử nhớ lại cái ưu này tiếp tục làm qúi Phật tử khổ thì lúc đó tưởng đi theo hai hướng, nhớ cái tưởng thọ ưu này của cảnh cũ, nhớ cái tưởng thọ ưu này đang hành hạ tôi. 

và cảnh đang hành hạ tôi ra hai hướng.

Cái tưởng cũ cái tưởng mới giống nhau hay không giống nhau thường đoạn của một thân kiến.

Thì khi nói tới cảnh cũ nó ra hai hướng, 1 là thường, 2 là đoạn của thân kiến (thường hay đoạn kiến) chấp của cũ cái lập lại cái ngày hôm qua nên có thường kiến, cái tưởng cũ này nhưng nay nó khác rồi là đoạn kiến của một cái thân kiến của cái tưởng mình đang có thủ vào nó. 

Tôi có cái tưởng này thì lúc đó là thọ đánh xuống cái tưởng khi mình đang tưởng, trong thọ mình đang có cái tưởng, thọ thủ uẩn đang có cái tôi lúc đó tôi đang tưởng nhớ lại.

Hành

Rồi đi tới hành, hành chi phối bởi tưởng, hành chi phối bởi cái tôi. Hành chi phối bởi tôi lúc đó thức tỉnh hay không thức tỉnh để đi tới hành động. Còn tưởng chi phối để ra hành, tưởng tạo ra hành lúc đó qúi Phật tử sẽ có hành thủ uẩn.

Thức

Thức chia làm hai là : không dính mắc và dính mắc, cắt đứt và không cắt đứt. 

Thức mà không dính mắc là cắt khỏi hành, cắt khỏi tưởng, chỉ có quán tới thọ.

Còn dính mắc, thức này được lập lại từ nơi thọ tưởng và hành có một cái thân kiến, diệt thân kiến, lập lại một thân kiến.

Còn thức mà nó đi chỉ quán về khổ, quán nơi thọ mà thôi thì diệt thân kiến.

Ưu thọ khổ, ưu thọ tưởng, lập lại lúc đó mình không thấy ưu thọ khổ nữa mà chỉ có hành động quyết định.

Thiền sinh: Thưa Sư, khi mà tưởng mình qua tâm tham mình nghĩ tới lúc mình hết cái đau khi cái đau mình nổi lên có tâm sân, sau khi tâm sân đến cái tưởng và tưởng nghĩ tới khi mà hết đau mà mình nổi tâm tham mình muốn ngừng cái đau, thì có phải là có tâm tham mình muốn hết cơn đau nghĩ tới lúc mình không còn ngồi thiền nữa.

TT trả lời: Không phải, lúc đó là mình đang có ái dục để hình thành cái tham, mình nhìn ái dục để mình có ái dục để hình thành cái sân chứ không phải là tham, nếu mình nhìn được lúc đó hành giả nhìn thấy được điều đó, thấy được ái dục của mình bản ngã đang sanh lên muốn hình thành cái tham này, ái dục hình thành bản ngã sanh lên để hình thành cái sân này quyết định tại đó bởi ái dục nuôi dưỡng ngã mạn cho ra thân kiến, mình phải nhìn cái đó.
Khi qúi Phật tử thấy đau sanh lên, cái khổ sanh lên qúi Phật tử phải nhìn cái thọ trước xong qúi Phật tử nhìn tiếp cái tưởng, nhìn tiếp cái hành, nhìn tiếp cái thức, rồi mới diệt thân kiến, chứ đừng diệt tham sân.
------------------------------
Phật tử ngồi thiền 1 tiếng sau hỏi pháp

Thiền sinh: Thưa Sư, trong đời sống hàng ngày khi làm việc thì con có thể quán tưởng sự việc mình đang làm 

TT trả lời: Trong đời sống hàng ngày khi mình làm việc thì mình niệm thức uẩn nhiều, mình thấy mình biết mình hiểu gọi là thức uẩn, còn hành uẩn là còn đang trong tư tưởng của ý tưởng hành tưởng do đó ý đang đi qua hành động còn ra cái thức mình là thức, thì khi mình đang làm việc thức mình nhiều hơn, quán thấy thức mình nhiều hơn là hành. Thứ hai nữa là thọ mình nhiều hơn, thức và thọ nhiều hơn, khi thọ thức nhiều hơn thì mình thấy rằng hiện tại khi mình thấy thọ nhiều hơn mình bắt qua mình thấy tưởng nhiều tôi nhiều hơn lúc đó qúi Phật tử mất đi cái quá khứ.
Khi qúi Phật tử thấy cơn đau nó đến, khi nó đau chỗ này khi nó đau chỗ kia qúi Phật tử thấy thật sự nó vô thường, qúi Phật tử thấy nó là khó trong khi sự suy tưởng đang bị theo đó, cái tưởng ở đây là khổ đau thì thấy ra là dễ có.
Qúi Phật tử đang đau đó là một trong ba cái tướng Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, qúi Phật tử còn chạy đi tìm cái vô thường nữa, qúi Phật tử niệm chỗ đau đau vô thực tướng đau trong khi đây dễ có dễ bắt.

Saturday, November 13, 2021

Vi Diệu Pháp 12 - Hai Tâm Sân - TT Sán Nhiên

 Hai Tâm Sân - Vi Diệu Pháp 12 - TT Sán Nhiên

Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video "Vi Diệu Pháp 12" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

TT Sán Nhiên: Hôm này chúng ta học hai tâm sân gồm:

1) Tâm sân câu hành ưu tương-ưng Khuể-phẫn vô-dẫn.

2) Tâm sân câu hành ưu tương-ưng Khuể-phẫn hữu-dẫn

Tâm sân câu hành ưu tương-ưng Khuể-phẫn vô-dẫn

1) Thứ nhất, Tâm Sân Câu Hành Ưu Tương-Ưng Khuể-Phẫn Vô-Dẫn, có ba phần chúng ta thường nhìn tới tâm. 

Kỳ trước chúng ta học 8 tâm tham, có câu hành hỉ hay là câu hành xả tương ưng kiến hay bất tương ưng kiến vô dẫn và hữu dẫn. 

Ở đây chúng ta sẽ qua phần câu hành ưu khác với câu hành hỉ, câu hành xả. 

Câu hành ưu là, với tâm sân không bao giờ ta vui được, và với tâm sân thì không bao giờ chúng ta có trạng thái thản nhiên được, luôn luôn có trạng thái không có vui vẻ, mà buồn phiền hay là không hài lòng, do đó gọi là ưu thọ, đây là một loại ưu thọ. 

 Phẫn Nộ là tiếng Nho tiếng Hán, và Ngài Tịnh Sự dịch là Khuể.

Pali là paṭigha có nhiều nghĩa: Khuể, phẫn, ghét bỏ, căm ghét, hay một tánh chất bất toại nguyện, không hài lòng, không vừa ý, bất mãn, không thích hợp nên được gọi là paṭigha.

 Những người có tánh khó chịu, tâm trạng đó là bất toại nguyện, thí dụ như không ưa những thời tiết thay đổi, đó là của thiên nhiên nhưng con người tánh khó chịu do đó không hài lòng sự thay đổi của thời tiết, những người dó thuộc về paṭigha.

Bất toại nguyện, là những người khi tiếp xúc ta thấy họ lúc nào cũng khó khăn, cau có xét nét, sửa lưng người ta, những trường hợp đó gọi là paṭigha.

Chữ vô dẫn và hữu dẫn là có sự trợ giúp của ta hay của người. Vô dẫn hay hữu dẫn có 3 loại là; thân, lời, và ý của ta hay của người, trong 8 tâm tham mà ta học rồi, với hữu dẫn có khi là thân ta trợ giúp ta. 

Cũng như vậy, ở đây chúng ta sẽ thấy thân ta trợ giúp ta sanh lên tâm sân. Thí dụ, qúi Phật tử nằm lâu trên giường trạng thái người làm biếng hay mệt mỏi uể oải và không siêng năng nằm lâu cũng khó chịu cau có bực bội. Mình  tự nằm không ai bắt mình nằm, nhưng nằm một hồi cũng cau có khó chịu, đó là sân hữu dẫn của mình, chứ không phải ai làm, không ai bắt mình hết, mà mình nằm một hồi cũng cau có khó chịu. Hay là qúi Phật tử thấy khi tập thể dục cho mình khỏe nhưng tập một hồi thân mình mệt cũng bực mình, đó là thân của ta chứ không phải của người.

Người ta đánh mình, người ta hành hạ mình, lúc đó là từ người làm ta sân. 

Lời cũng vậy, một cô ca sĩ hát hay nhưng rồi một buổi sáng cô thử giọng hát thấy giọng mình khàn thì cô bực mình, thì đó là lời của họ, âm thanh của họ làm họ sân lên.

Ý của ta, chẳng hạn như qúi Phật tử nghĩ cái gì mà nghĩ không ra, mình ngồi muốn nhớ lại chuyện đời xưa cũ mà nhớ mãi không ra, hay là qúi Phật tử nhớ người nào đó mượn tiền qúi Phật tử mà ngồi lâu nhớ mãi không ra tên người đó thì tâm mình nổi sân lên, đó là ý của ta làm cho ta sân, chứ không phải ý của người.

Đó là thân, lời, ý của ta sân. 

 Có câu chuyện cô gái bán sữa trong ngụ ngôn của  La Fontaine, cô gái đeo bình sữa, cô vừa đi vừa nhẩm tính số tiền bán sữa và định dùng tiền ấy mua một trăm quả trứng, đem về ấp gà con, rồi đem bán số gà bán đi để mua một con lợn. Nuôi béo lợn bán đi lấy tiền mua một con bò, rồi con bò đẻ ra bò con mình bán mua được nông trại. Nghĩ đến đó, cô vui quá, cô nhảy nhót  đụng vào tảng đá, làm bình sữa rớt xuống đất vỡ tan tành. Nào gà, nào lợn, nào bò, nào bê trong phút chốc biến đâu mất hết.

 Câu chuyện là ý mình làm cho mình tham. 

Thì, ở đây tâm sân thứ nhất là: Tâm Sân Câu Hành Ưu Tương Ưng Khuể-Phẫn Bất Toại Nguyện và Vô Dẫn.

Tâm sân thứ hai là: Tâm Sân Câu Hành Ưu Tương Ưng Khuể-phẫn Bất Toại Nguyện và Hữu Dẫn là của ta của người, đó là hai tâm sân.

Hai tâm sân này thường xảy ra nơi con người của chúng ta, còn là người phàm còn có tâm sân.

Tâm Sân tiếng Pali là Dosa, 

Ngữ căn là "Du" nghĩa là hủy diệt, tàn phá đối tượng, chữ "Du" này tính chất của nó là hủy diệt đối tượng, tàn phá đối tượng, sát hại đối tượng, không muốn đối tượng tồn tại trước mắt mình.

Sân là hủy diệt tàn phá đối tượng, không muốn giữ đối tượng. Khi tâm sân qúi Phật tử khởi lên, chắc chắn trong tâm đó qúi Phật tử đã có đối tượng ở trong tâm có cái gì đó qúi Phật tử muốn tàn phá muốn hủy diệt, muốn xua đuổi nó đi chứ không muốn giữ trong tâm, thì lúc đó sân đang hiện bày, bất cứ loại đối tượng nào trong tâm thức qúi Phật tử. 

Một người sợ ma, người đó khởi tâm sân, tại vì bất toại nguyện với con ma, không thích nhìn thấy ma, nói tới ma là sợ ma nhát mình hù mình làm mình sợ thì lúc đó là tâm sân. Tâm sân là tâm bất thiện, ma quái thí dụ như vậy luôn luôn nó đến với bất thiện, bất thiện gặp bất thiện, mình càng sợ nó càng hù nhát mình, đừng sợ nó mà chào nó và hỏi nó muốn gì mình giúp đỡ cho nó, nó hoan hỉ trình bày thì mình giúp nó, thì mình không sợ nó.

Vậy thì, với những người có tâm sân là những người có tâm nhìn đối tượng nào cũng không có hài lòng, bất toại nguyện. Ngay cả qúi Phật tử khóc rơi nước mắt xuống mặt mình đó là trạng thái không vừa lòng là tâm sân, họ khóc người thân chết đó là trạng thái họ không muốn người đó chết, đó là bất toại nguyện. Người mẹ người cha của mình mất là mình đang bất toại nguyện, không muốn xa người mẹ người cha, trong lúc đó người mẹ người cha cần mình phải có tâm thiện để cầu nguyện tiễn đưa hương linh đi an lành mà lúc đó qúi Phật tử khóc thì không có phần phước nào để cho người mẹ người cha qúi Phật tử ra đi an lạc được.

 Người chết cần có tư lương vốn liếng, nhưng đối với người không học hiểu về tâm Đức Phật Ngài dạy thì lúc đó ngồi khóc không đọc kinh cầu nguyện hay là mình ngồi thiền tập trung năng lực hồi hướng chia phước cho người quá vãng đi đến cảnh giới an lành, mà chỉ có tâm bất thiện khóc, thì lúc đó tội nghiệp cho người quá vãng, mình nói mình thương nhưng mình không cho cái gì đem theo cứ ngồi khóc miết.

 Nhiều lần Phật tử mời Sư tới đám tang tụng kinh cho người quá vãng thấy họ khóc, Sư nói với qúi Phật tử là không nên khóc, ở đây cùng với Sư với Chư Tăng tụng kinh cho người quá vãng, qúi Phật tử mà ngồi khóc như vậy là tâm bất thiện tâm đang buồn phiền mà qúi Phật tử đâu có muốn có tâm bất thiện trong lúc này cần tâm thiện để tìm phước báu để hồi hướng cho họ đi mà qúi Phật tử ngồi đây khóc, bây giờ Sư có cách là đừng khóc nữa Sư đọc kinh cho họ sống dậy chịu không? Thì không có người nào chịu để Sư đọc kinh cho người chết sống dậy, mà Sư có đọc được đâu. 

Do đó qúi Phật tử thấy rõ trước cảnh đó đa phần là vậy, mình không có phải, có nhiều người họ nói với Sư là khóc để tỏ lòng thương mến, khóc để mình nói lên lòng xúc động mình yêu thương người ta chứ còn mình ngồi yên thì giống như mình ghét người đó. Thật sự khóc không làm được cái gì, trong khi lúc đó tâm mình không có tỉnh táo để mình làm việc năng lực phước báu việc thiện mình làm cho họ một cách thiết thực hơn, thì điều đó mình phải suy nghĩ lại cho chính xác đúng đường.

Bậc A-na-hàm là tâm quả bậc bất lai diệt trừ tham và sân, không còn tham vi tế, không còn sân vi tế. 

Lên tới bậc A-la-hán là bậc vô sinh thì không có tham và sân. Do đó những bài kinh nào mà nói về Đức Phật Ngài đứng khóc tại một đống xương thì đó là một sự kinh ngạc đối với những người học hiểu biết về tâm Abhidhamma. Đức Phật Ngài đứng khóc tại một đống xương khô, Ngài qúi xuống Ngài lạy đây là cha là mẹ ta bỏ xương tại đây, đó là họ không hiểu về vấn đề tâm của chúng sanh. Đức Phật không thể nào khóc, Đức Phật đã dạy cho chúng ta tâm sân là tâm bất thiện với hình thức của hiện tượng khóc đó là hiện bày của tâm sân bất thiện, thì không thể nào Đức Phật khóc được với cảnh tượng nào hết, Đức Phật Ngài chỉ nhìn với trí tuệ để Ngài làm việc chứ không phải Ngài hiện bày với cảm xúc phàm phu để nói lên cảnh phải khóc lóc qúi lạy. Sau khi Đức Phật thành đạo quả ngồi dưới cội cây Ngài quán xét hết tất cả nơi nào để Ngài tôn kính thì Ngài nói chỉ có Pháp Bảo là Ngài tôn kính, chính Pháp Bảo làm cho Ngài đắc đạo quả, ngoài ra trong Tam Giới này không có một nhân vật nào để Ngài tôn kính và đảnh lễ nữa.

Do đó thì qúi Phật tử sẽ thấy Đức Phật Ngài đưa Pháp Bảo lên hàng hai, Chư Tăng là Tăng Bảo đứng hàng thứ ba, Chư Tăng còn phải nương vào Pháp Bảo để tu tập và hành đạo để có kết quả thành đạo và giải thoát. Do đó Tăng Bảo phải nương vào Pháp Bảo để có kết quả thành tựu bậc Thánh nhân.

 Nói đến tâm sân này là bậc A-na-hàm đã cắt đứt không còn hiện bày trạng thái khóc lóc than thở hay bất toại nguyện sân hận dù là vi tế.

 Có những người là nhị quả thất lai hay nhất lai, sơ quả và nhị quả thì có những lúc còn tham, có những lúc còn sân, nhưng đối với những vị bậc nhất lai là bậc Tư-đà-hàm thì những vị đó còn sân nhưng sân vi tế, họ chỉ cau mày một chút xíu, họ chỉ nhăn mặt một chút xíu thôi, họ cảm thấy một cái gì khó chịu một thoáng qua thôi chứ không giận dữ đỏ mặt lên với trạng thái của bậc thất lai là Tư-đà-hườn là bậc sơ đạo sơ quả. Những vị đó thanh lọc tâm của họ, khi họ thấy tâm sân khởi lên một chút xíu một cái gì bất toại nguyện, chẳng hạn như đang ngồi thiền bị muỗi đốt và họ cảm thấy ngứa khó chịu, họ nhìn tâm họ chứ không nhìn cái ngứa nơi da của họ đang cảm xúc, nhìn tâm thấy tâm đang khó chịu bất toại nguyện và đang khởi lên một cái gì vi tế của tâm sân chứ không phải nhìn vô ngứa để trong đó họ nghĩ tới sự oan trái với con muỗi chích làm họ bị ngứa.

 Đối với người không tu hay người tu không khéo huấn luyện tâm thì khi bị muỗi cắn ngứa thì nói "khổ ghê, ngồi nơi đây bực mình, chỗ này muỗi nhiều quá, muỗi oan trái với mình tu không được", họ nhìn cái chỗ muỗi đốt, tâm của họ đang bị cuốn theo cái đối tượng muỗi đối lôi cuốn họ tâm không chế ngự được hay tu tập được.

 Những người đang tu phải biết huấn luyện tâm họ, những bậc  Thánh nhân cao hơn nữa thì tâm họ thanh tịnh. 

Hôm nay qúi Phật tử sẽ học tới phần Thất Tịnh là Bẩy Thanh Tịnh Tâm, Citta visuddhi, thanh lọc tâm, xoá hết tất cả những cái gì bất thiện tham sân si để được an vui, đó là để tiến tu, tâm thanh tịnh.

Thất tịnh, bẩy thanh tịnh tâm gồm:

1. Thanh lọc giới đức (Giới tịnh).

2. Thanh lọc tâm (Tâm tịnh).

3. Thanh lọc quan kiến (Kiến tịnh).

4. Thanh lọc bằng cách khắc phục hoài nghi (Ðoạn nghi tịnh).

5. Thanh lọc bằng cách thấu hiểu và nhận thấy thế nào là Con Ðường, thế nào không phải là Con Ðường (Ðạo Phi-đạo tri kiến tịnh).

6. Thanh lọc bằng cách thấu hiểu và nhận thấy Con Ðường (Ðạo tri kiến tịnh).

7. Thanh lọc bằng cách thấu hiểu và nhận thấy (Tri kiến tịnh).

Như vậy, trong phần Tâm Thanh Tịnh là phải thanh lọc tâm tham sân si bất thiện, giống như nước người ta lọc cho tinh khiết, lúc đó tâm mới bắt đầu tiến tới độ cao qúi hơn.

Do đó, ở đây chúng ta học tâm sân, có hai loại tâm. Tâm thứ nhất là tâm câu hành ưu thọ, nói tới tâm ưu thọ là trạng thái buồn phiền, hay là trạng thái khó chịu, hay là trạng thái khóc than, những trạng thái đó là trạng thái ưu thọ, song song với cái gì bất toại nguyện, như vậy thì hai cái này kết hợp với nhau dùng chữ tương ưng là hoà trộn như nước với sữa, nước sôi bỏ sữa đặc vô khuấy lên hoà trộn thành một khối không phân biệt thành hai.

Như vậy, Câu Hành Ưu Thọ từ nơi tâm chúng ta vốn có mà tương ưng khuể phẫn bất toại nguyện với đối tượng bên ngoài ta đem vào. Câu Hành Ưu Thọ với tâm ta hiện có thường do thói quen và tương ưng khuể phẫn là với đối tượng bên ngoài ta đem vào, khi ta thấy đối tượng bên ngoài bất toại nguyện ta đem tâm đó kết hợp với ưu thọ của mình hiện bày tâm sân gọi là tương ưng.

Tương ưng thường thường là phải có hai khối hai bên kết hợp nhau mới được.

Khi đến với những trường hợp này tâm qúi Phật tử khởi sanh lên nhìn thấy rõ bản chất tâm thức mình liền, vậy thì lúc đó ta nhìn vô ta sẽ thấy; một là tâm ta có sân sẵn, hai là đối tượng làm tâm ta khởi sanh sân. Hai trường hợp đó chúng ta một là có sẵn, hai là đối tượng làm tác động tâm ta khởi tâm sân. 

- "Hai cái đó qúi Phật tử thấy cái nào?" 

Và Phật tử trả lời "thấy đối tượng". 

Ông La Fontaine nói con người ta có hai cái giỏ, giỏ đằng trước và giỏ đằng sau, giỏ đằng trước chứa những thứ của con người, giò đằng sau chứa những thứ của mình, mà người ta luôn nhìn đằng trước không bao giờ nhìn đằng sau, do đó, nếu qúi Phật tử thấy đối tượng làm cho tâm ta sân, nhưng khi  nhắm mắt lại ta vẫn còn sân.

Qúi Phật tử ngồi thiền nhắm mắt không thấy gì hết, rồi cảm thấy ngứa như con muỗi cắn ngứa thì tâm sân nổi lên nhưng thật ra không phải, không có con muỗi nào hết, không có con kiến nào hết, mà mình ngứa nó là một tâm thức làm cho mình một đối tượng của tâm thức, làm cho mình dính trong đó thôi chứ không có cái gì làm cho ta ngứa hết, nó lôi tâm mình lên, đó là nghiệp, mà mình không thấy thì mình lại nghĩ đó là một chúng sanh đang oan trái với mình, đang ngồi tu mà bị muỗi cắn kiến bò đổ thừa thiền đường này dơ nên có kiến, đổ thừa cửa không đóng nên muỗi vào.

Sư muốn nói là qúi Phật tử luôn luôn đưa tâm mình nhìn đối tượng mà không nhìn tâm mình đang sanh diệt với cái tâm thọ mình đang có mà mình nuôi dưỡng mấy lâu nay, cái người khó chịu thì dù cho không có đối tượng cũng khó chịu, không có đối tượng thì con người khó chịu vẫn khó chịu. 

Do đó, yếu tố sanh ra tâm sân, tánh sân thường quen. 

Yếu tố nhân sanh sân:

- Yếu tố đầu tiên là tánh thường quen sân, là người tánh khó chịu, tánh này khó chữa

- Gặp cảnh bất toại nguyện, gặp cảnh xấu.

- Thiếu sự tế nhị.

- Ở môi trường không thích hợp (người hay vật)

- Thiếu lập trường chân chánh thì hiển bày sân, nếu mình có lập trường chân chánh thì tâm mình không hiển bày tánh sân.

Thì những yếu tố hay những nhân sanh ra tâm sân này, hay có thể nói là nghiệp quá khứ đã tạo ra ta có tâm sân. Có những đứa bé sanh ra đời nó an vui nhẹ nhàng không làm phiền ba mẹ, không khóc, lúc nào cũng cười vui, có những đứa bé vừa sanh ra đời đã khóc từ khi lọt lòng cho tới khi lớn,  đó là cái nghiệp đến với nó như vậy, đó là sự oan trái giữa nó và ba mẹ của nó, thành ra nó làm khổ ba má nó. Tánh thường quen sân là đã có trong những kiếp quá khứ.

Gặp cảnh xấu, cảnh nội cảnh ngoại cũng là xấu, chưa nói tới môi trường ở, môi trường mình ở rất quan trọng, chẳng hạn mình ở nơi có thời tiết xấu cũng sanh ra tâm sân, mình ở gần người xấu bị nhiễm tánh xấu của họ cũng sanh ra sân, hoặc ở nơi không thích không hợp cũng có tâm sân. Người khó ngủ họ đòi hỏi những điều kiện mà họ thích hợp họ mới ngủ được, vô trường hợp họ không được như ý họ sân liền, cái giường không êm, giường để nơi không thích hợp, với tánh khó chịu là họ khởi sân liền. Với những người dễ thì ở đâu cũng được nhưng với những người khó chịu gặp bất ý nghịch lòng còn khó chịu nữa, nên người ta gọi là môi trường không thích hợp, có những chỗ gặp môi trường không thích hợp ngủ không được. Tâm mình khó huấn luyện. Ngày xưa Đức Phật Ngài ở cung vàng điện ngọc chăn êm nệm ấm ở toà lâu đài, cắt ái đi xuất gia vào rừng ở 6 năm không ở trong điều kiện của con người bình thường chứ đừng nói con người vương giả nữa.

Đó là những yếu tố làm cho tâm mình sân. 

- Đối với sự thiếu tế nhị, 

Là mình phải nhẹ nhàng, mình phải buông xả, mình không cột trói. Sự thiếu tế nhị này, cái hình ảnh của người Việt Nam là mẹ chồng nàng dâu, cảnh đó là thiếu sự tế nhị, cảnh đó khó lắm, hay là học trò với người giám thị, đó là trạng thái thiếu sự tế nhị với nhau thôi.

Hồi Sư học ở trường trung học, dạo đó có mắt kiếng đổi màu, ở ngoài sân thì kiếng màu nâu sậm, vô trong lớp thì kiếng đổi qua màu trắng, ba của Sư thấy mắt Sư lên độ nhanh quá, ba Sư mua mắt kiếng đổi màu cho con đỡ hư mắt, ba Sư xuống đường Catinal mua mắt kiếng đó cho Sư, mắt kiếng đó mắc tiền lắm, hồi đó vào năm 1969 - 1970  thì nó có hai loại, độ mạnh và độ nhẹ, độ mạnh thì xuống màu đậm, độ nhẹ thì màu nâu sáng vô trong thì nó xuống màu trắng liền, ba Sư mua độ mạnh, thì khi Sư vừa bước vô lớp mắt kiếng Sư mang còn màu nâu chưa đổi qua màu trắng, ông tổng giám thị đi ngang thấy, ông lại tát Sư một bạt tai nổ đom đóm liền, lúc đó Sư học lớp 9, ông nói: 

- "Vô lễ, vô lớp mà còn mang kính mát". 

Sư không còn biết trời trăng mây nước gì hết, Sư đứng một hồi rồi mở mắt ra nói:

-  "Thưa thầy, cái này mắt kiếng đổi màu, ba con mua để con giữ mắt không bị lên độ." 

Tại ông thầy không biết có loại kiếng đổi màu. Ông nói "không cãi", rồi lôi Sư lên văn phòng làm kiểm điểm, cái ngày hôm sau ba Sư vô đem giấy tờ bác sĩ ra nói mắt kiếng này là loại gì.

Cái đó là vị thầy đó không có sự tế nhị, không có đứa học trò nào vô lễ hết mà là vì chưa hiểu người học trò đeo mắt kiếng đó với lý do gì, mình lại hỏi đầu đuôi ngõ nguồn rồi nghe giải thích rồi mình thông cảm, chứ sao lại vừa thấy là tát tai người học trò liền. Người mẹ cũng vậy, đi làm về mà thấy thức ăn để trên bàn mà mất đi một phần tát con la con, như vậy là không đúng, phải tìm hiểu lý do gì mà mất đi một phần, hỏi han lý do trao đổi để tìm lý do hợp lý, cái đó là sự tế nhị, chứ không ỷ lớn la người nhỏ, ỷ người mạnh la người yếu, lấy cái quyền mà la người không có quyền, tội dữ lắm. Cái đó là tánh của mình thường hay sân người không có sự tế nhị. 

 Thiếu lập trường chân chánh 

Là tâm mình không ngay thẳng, mình để tâm mình sanh bất thiện, đó là tu tập của mình mất hướng đi. Theo chú giải sự thiếu lập trường chân chánh là tác ý không khôn khéo, do đó mình  mới bị tác động bởi môi trường làm cho mình thay đổi lập trường của mình, và mình ở môi trường này sẽ sanh tâm sân. Người có tâm sân dễ bị ảnh hưởng tới sức khỏe của họ, Những nhà khoa học những nhà y khoa nói khi tâm sân nổi lên máu trong người đang đỏ trở thành máu đen đưa đến tim đưa độc tố vào người mình. 

Phải giữ tâm quân bình hay là giữ tâm mình ngay thẳng đừng bị tác động, nó bị tác động với đối tượng là một yếu tố nhưng tâm mình không giữ được là yếu tố chính yếu, còn đối tượng thì khi có khi không có đối tượng, nhưng cái gốc của ta cũng có sân nó tác hợp hai cái đó hoà trộn tương ưng sanh ra tâm sân bất thiện.

Tâm sân câu hành ưu tương-ưng Khuể-phẫn hữu-dẫn

Người làm cho tâm ta sân hay tại tâm ta sân, đó là hữu dẫn, như vậy thì khi qúi Phật tử có tâm sân người tác động qúi Phật tử làm qúi Phật tử khởi tâm sân thì qúi Phật tử nói là tại người làm cho ta tâm sân, qúi Phật tử thấy hữu dẫn này là tâm mình sau khi suy nghĩ tại sao mình sân, vậy thì đối tượng làm mình sân do đó tâm khởi lên sân, chẳng hạn như con của ta ta dạy nó mà nó không nghe lời ta tâm ta sân, chiếc xe chạy không như ý mình mình sân cái xe, cái nhà này mình không thích hợp nên mình bực với cái nhà này. 

Do đó hữu dẫn với giữa cái vô dẫn này thì vô dẫn đáng lo hơn, tạo tội hơn hữu dẫn. 

Như vậy, ở đây vô dẫn là trạng thái tức thời khởi sanh, còn hữu dẫn là đắn đo rồi sau đó khởi sanh. 

Đối với những người sân mau lẹ là sân vô dẫn. Người sân hữu dẫn là người sau một thời gian đắn đo mới khởi sân lên là hữu dẫn, người đó sân chậm còn người vô dẫn là sân mau lẹ nhạy bén sân dễ bị kích thích, hai cái này thì cái sân này nặng tội hơn.

Như vậy, tâm sân có 2, một vô dẫn và một hữu dẫn, những tâm hữu dẫn nhẹ tội hơn tâm vô dẫn. 

Những người ở trạng thái vô dẫn họ dễ nóng dễ sân, còn người một thời gian đầu họ không sân nhưng sau đó họ sân dần dần lên, sân mà ngấm ngầm người ta gọi là giận ngầm, giận mà không nói ra người đó là hữu dẫn. Mình còn là phàm phu thì có cả hai hữu dẫn và vô dẫn.

Tâm sân như trạng thái đúng trước một cảnh đau lòng của một con thú mắc bịnh nan y không thể khỏi được, nó sẽ phải đau khổ với căn bịnh này kéo dài cho tới chết và nó không thể nào sống được an lành. Thì sự xúc động của  mình là một người có tâm từ thương chúng sanh thì qúi Phật tử mới thấy lời đề nghị của người bác sĩ là để nó ra đi nhẹ nhàng, chứ để cho nó ở trong hoàn cảnh bệnh tật dằn vặt đau khổ lắm, lúc đó qúi Phật tử phải thực hiện một sự quyết định, ông bác sĩ kêu qúi Phật tử phải dứt điểm một mũi thuốc là con chó sẽ ra đi, qúi Phật tử sẽ thấy dằn co giữa hai trường hợp đó thì cái gì sẽ đến nếu chọn theo đề nghị của bác sĩ, đó là:

1)  Thứ nhất qúi Phật tử đồng ý với vị bác sĩ cho chích mũi thuốc vào con chó bệnh nan y  không thể cứu được là qúi Phật tử cộng nghiệp với vị bác sĩ đó là sát sanh tại vì mạng sống nó đang còn, qúi Phật tử cắt đứt mạng sống nó là qúi Phật tử bị cộng nghiệp là sát sanh, kiếp sau qúi Phật tử sanh lên bị tổn thọ, đó là điều thứ nhất.

2) Thứ hai, sau nữa là qúi Phật tử sẽ bị những trường hợp người ta cũng dùng một mũi thuốc đoạn mạng mình, đó là cái quả nó đến.

3) Thứ ba là qúi Phật tử sẽ có cái quả là qúi Phật tử không có người thân người thương tại qúi Phật tử có tâm sân bất toại nguyện, lúc đó không có người nào tới gần qúi Phật tử, tâm từ mới hút người ta lại như nam châm, tâm sân như lửa đốt làm người bỏ chạy không ai lại gần, cái đó qúi Phật tử thấy rõ.

Vậy thì khi qúi Phật tử tác ý một hành động đồng ý chích một mũi cho con chó ra đi là qúi Phật tử cộng liền 3 quả ra liền; nghiệp sát sanh, tổn thọ, không có người thân gần gủi. Ba cái đó qúi Phật tử tính ra trạng thái khó xử nhất là tâm từ qúi Phật tử đang có, thì qúi Phật tử làm sao, ngay khi đó mà qúi Phật tử không giải quyết được thì qúi Phật tử đang ở trạng thái tâm sân tại vì bất toại nguyện qúi Phật tử đã nuôi dưỡng một cái bất toại nguyện, cũng như bữa trước Sư nói con muỗi lọt vô mạng lưới của con nhện, đứng trước bối cảnh đó nếu qúi Phật tử thò tay kéo con muỗi đó ra con nhện sẽ đói mà làm lơ thì con nhện sẽ ăn con muỗi, tâm từ qúi Phật tử đứng trước cảnh đó không giải quyết được, qúi Phật tử đang có ở chỗ đó là tâm sân, phút giây ngay đó là qúi Phật tử có tâm sân.

Cũng vậy, một người ngồi thiền với trạng thái lúc đó khởi lên: đau, tê, nhức, mỏi, của thân mình mà qúi Phật tử khởi lên trạng thái sân bực bội với: tê, nhức, mỏi, đau, là qúi Phật tử đang tạo ra một trạng thái không thương thân mình không thương con người mình tại mình sân, thân của mình mà mình sân, tại vì mình đang khó chịu là mình đang hiện bày một trạng thái sân, như vậy thì lúc đó mình thấy đối với con chó bị bịnh nan y mình không thể nào sân với nó được, đối với con muỗi mình không thể nào sân với nó được khi nghĩ tới cảnh khổ nó đến, vậy thì cũng như vậy, tê, nhức, mỏi, đau, đến với Phật tử đang ngồi thiền, qúi Phật tử khởi lên tâm sân là qúi Phật tử không thương chính mình.

Do đó, lúc bấy giờ thiền sinh hay người hành giả nhìn tâm của mình để xem mình có thương thân này không, nếu mình thương thân mình thì giữ tâm mình đừng sân, mình phải giữ tâm mình để sáng suốt mình niệm hay mình tìm cách để mà làm sao đừng hại thân này nữa hay là hại cuộc sống mình nữa cuộc đời của mình nữa thì qúi Phật tử mới làm ra được, ở trước bối cảnh mà qúi Phật tử nhìn thấy con chó bị bịnh nan y mà qúi Phật tử thương nó mà chích cho nó một mũi là chuyện đó dễ lắm, ở trong nền y khoa của người Mỹ có nói một câu: "đối với người bác sĩ giỏi là chữa chứ không phải nhổ bỏ hay là cắt bỏ", đưa ra cái gì cũng cắt hết chuyện đó dễ nhưng mà ngồi chịu khó chữa sửa cái đó giống như người thợ máy sửa máy cũ thì khó nhưng thay phụ tùng mới thì dễ. Con người chúng ta cũng vậy, đưa vô bác sĩ cái này hư cắt bỏ, bác sĩ mà chịu khó ngồi suy nghĩ để chữa bịnh này bác sĩ đó là người có tâm nhẫn nại, có lòng thương chúng sanh, chịu khó làm ra cái khác để cố gắng giữ cái đó, chứ còn nếu như mà giờ qúi Phật tử thấy có hai trái thận hư cắt bỏ, cái chuyện đó dễ lắm, mình là bệnh nhân vô tay của họ họ làm dễ dàng lúc đó mình mới thấy bác sĩ ngồi suy nghĩ mất ăn mất ngủ, cũng như người cơ khí ngồi suy nghĩ tìm ra một phương pháp để giải quyết căn bịnh của xe mất ăn mất ngủ, do đó giữa thiện bất thiện, nghĩ ra là thiện, nghĩ không ra mình bất toại nguyện sanh tâm sân người đó sống trong trạng thái tâm sân.

Thiền sinh: Thưa Sư, những tin tức gần đây là nhiều trường hợp mà người Sư Tây Tạng tự thiêu để họ chống đối lại vấn đề người Trung Hoa đàn áp, lúc họ chết thì họ có tâm sân không? 

TT trả lời: Mình không nói được, tại vì đối với một nhà Sư để thể hiện mục đích tôn giáo, nếu như một người thanh niên tự thiêu thể hiện tính cách xã hội thể hiện chính trị, đối với một nhà Sư thể hiện hành động đó là tự thiêu, họ đang đưa ra một trạng thái không là tôn giáo mà đang làm chính trị thì cái đó mình phải phân biệt mới bình luận được. Còn họ có tâm bất toại nguyện là tâm sân chắc chắn là có. 

Ngay khi bác sĩ đưa mũi kim chích vào con chó là sân với tâm bất toại nguyện thể hiện mình đau khổ trong đó mình phải cắt đứt để nó đi mình phải chịu cái nghiệp sát hại nó, tâm sân hiện bày ngay sát na đưa kim vô nó. 

Hai năm liên tục, 2010 Sư qua tới đây 2011 Sư vẫn còn ở đây là 2 năm liên tục Sư có 2 con chó một người Phật tử nuôi dùm Sư, tại Sư qua bên đây, người Phật tử gọi điện thoại liên tục hỏi Sư có nên chích thuốc nó không, một con 16 năm, một con mới có 2 tuổi, bác sĩ nói nó bịnh dữ lắm, phải thay máu mà tốn hết $7000 rồi mà bây giờ còn tiếp tục nữa, có nên chích thuốc cho nó chết không, Sư nói không chích thuốc mà tiếp tục chữa cho nó, Sư vẫn gửi tiền qua trả tiền phí cho nó, vì ngay khi đó Sư không muốn bác sĩ có một tâm sân, và chính đó Sư không muốn cộng nghiệp với trạng thái là quyết định của Sư đưa ra, bởi vị Phật tử đó không dám quyết định mà phải chờ sự quyết định của Sư, Sư nói không, vẫn tiếp tục nuôi, vô nước biển trợ giúp nó, đó là một chúng sanh, và Sư không muốn tạo ra nghiệp.

Thiền sinh: Thưa Sư, nếu người bác sĩ có nhiều trường hợp mà trong quá khứ mà họ đã biết rằng khi họ tiếp tục cứu con chó đó nhưng nó sẽ sống trong một trạng thái đau khổ, nó chỉ sống bằng hơi thở thôi, thì lúc đó mình phải làm như thế nào khi mình đã biết là trường hợp sẽ đi đến 

TT trả lời: Mình bắt buộc phải nương theo nó, săn sóc cho nó cho đến khi nó chết mà thôi, không chích thuốc để nó chết, nó cần vô nước biển thì vô nước biển, nó cần vô máu thì vô máu, hai cái máy hai bên, một cái bơm máu ra và một cái bơm máu mới vô, Sư phải chịu trả tiền đó cho tới khi nào nó ra đi, lương tâm của vị y khoa bác sĩ là bịnh nhân từ bỏ mình chứ mình không bỏ bệnh nhân. Lúc đó qúi Phật tử coi tâm qúi Phật tử lúc đó đang sân hay là bất toại nguyện đang hiện bày. Nên qúi Phật tử phải cẩn thận trước khi quyết định với người thân trường hợp đó mà người thân yêu cầu mình qúi Phật tử phải cẩn thận chứ đừng có nhận lời một cách mau lẹ vì sau này qúi Phật tử cũng bị ảnh hưởng chính mình với trường hợp tương tự.

Thiền sinh: Thưa Sư, như trường hợp con làm di chúc nói rằng nếu con nằm bịnh từ một tháng đến ba tháng mà không chữa được thì rút ống thở để con ra đi, như vậy có ảnh hưởng gì không?

TT trả lời: Như vậy là cô làm khó người nhà của cô lắm. Như Ngài Thiền Sư U Sīlānanda, Ngài bị coma vô bệnh viện nằm 2 tháng trên giường bịnh, không cử động gì và không nói gì, nhắm mắt nằm im ai vô thăm cũng không biết mà người nhìn vô thấy Ngài nằm đó không nhúc nhích, không có một vị Sư nào dám ra lệnh bác sĩ cắt mạng sống của Ngài U Sīlānand, lúc 2005 Ngài vô bệnh viện bị coma bị ngất xỉu vô trong bệnh viện luôn tới ngày Ngài ra đi chứ không có một phút giây nào Ngài nói từ giả người đệ tử. Thì đối với Chư Tăng, đối với quan niệm của một vị Sư cũng như Chư Tăng là không ai dám quyết định việc đó, Chư Tăng cầu nguyện rồi chia phước làm hết sức mình rồi năn nỉ bác sĩ cố gắng giúp giùm chứ không dám quyết định để xen vào nghiệp của chúng sanh đó, đối với nhà Sư thì không được làm cái đó. Do đó qúi Sư khác, còn qúi Phật tử có thể nhắm mắt đưa chân qúi Phật tử muốn làm nghĩ là được an lạc hơn thì đó là quyết định của qúi Phật tử, còn hỏi qúi Sư thì Sư chỉ nói theo chiều hướng độc đạo vậy thôi chứ không có đường hai chiều, có thể qúi Phật tử khó nghe khó chịu nhưng mà trường hợp của qúi Sư phải chịu như vậy.

Đối diện với nghiệp báo là qúi Sư sợ nhiều hơn nên có câu: "Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả". Đối với những trường hợp như một vị Bồ Tát qúi Sư còn sợ nhân này còn qúi Phật tử không có hạnh nguyện Bồ Tát thì có thể nghĩ mình vậy là mình cứu nó không để nó khổ, thì họ có quyền nói như vậy nhưng đối với Sư thì câu trả lời của Sư chỉ là có một chiều, qúi Phật tử có thể khó chịu nhưng trường hợp đó qúi Sư không dám làm. Như là một nhà Sư vì một lý do gì mà tự sát không được, vì một lý do gì mà tự thiêu cũng không được, vì lý do gì mà cắt mạng sống mình cũng không được tại vì cái đó coi như phạm vô giới luật đầu tiên nhưng đối với người bên ngoài nhìn đó là chính nghĩa đó là cao thượng.

Thiền sinh: Thưa Sư, năm 1963 ĐĐ Thích Quảng Đức khi Ngài tự thiêu ra đi thì có bị gọi là phạm giới sát sanh không?

TT trả lời: Đứng ở góc độ khi Đức Phật Ngài còn là Bồ Tát là vị thái tử thứ ba của vị vua có 3 người con trai, nhìn thấy con cọp với bốn cọp con đói khát sắp chết, cọp mẹ sắp sửa ăn bốn cọp con thì vị thái tử này gieo mình xuống để quyên sinh cái mạng này cho con cọp mẹ ăn rồi sức lực nuôi con chứ không con đói, thì lúc đó Ngài phạm giới sát sanh vì là Ngài tự sát để lấy thân mạng này cho con cọp, thì cũng giống như trường hợp này, đó gọi là vị Bồ Tát. Sư chỉ trả lời được như vậy thôi chứ không nói qua những vấn đề khác.

------------------------

Còn tiếp phần ÌI, Tâm Si