Tuesday, October 1, 2024

057 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 06 tháng 5, 2023

 057 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 06 tháng 5, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "057 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Oan trái này là thân bằng quyến thuộc thân thích của mình mới sợ, thân thích này đi qua như vợ chồng, cha con, ông bà, cha mẹ, bạn bè thân thuộc là oan trái. 

"Vô oan trái bất thành phu phụ, vô oan nghiệp bất thành phu tử".

Tức là cha con là oan nghiệp, mà vợ chồng là oan trái, quay cuồng qua lại,  một chuỗi giây là nghiệp báo mà nó là nghiệp chủ, không xa, không phải là vô cớ vô duyên hay không có nhân duyên không có tác nhân, nó đến mình không nhìn ra.

Đọc trong sử, chuyện Vua An Dương Vương, Mỵ Châu thả lông ngỗng cho giặc là Trọng Thủy tới giết cha, cái nỏ thần thì bị tráo mất. Thì đó cũng là oan trái.

Đề Bà Đạt Đa oan trái với Đức Phật, Đề Bà Đạt Đa là anh vợ của Đức Phật, Công Chúa Yasodhara là em của Đề Bà Đạt Đa, con của đức vua  Suppabuddha (Thiện Giác).

 Mình phải sợ, kẻ thù không xa, ngay trong người thân của mình là kẻ thù, mình mới thấy sợ, quí Phật tử đừng có quên, kẻ thù của mình không ở đằng xa ở ngoài chiến trường, mà ngay cả vợ chồng, cha mẹ, anh em của mình là oan trái.

Người trí nhìn thấy pháp Vô Thường, hay pháp Khổ Đau, hay Minh Sát Trí quán thấy pháp này tu tập về tâm thì nó mất, thì nó không tác động, còn không thì oan trái.

Chính chuyện đó là Ba La Mật, chính chuyện đó mới vượt thoát mới giải thoát. 

Trái soài chín mọng gọt vỏ xong đưa cho quí Phật tử ăn vô thấy ngon thì quên Vipassana (quán tưởng) là bắt đầu quí Phật tử tạo tâm tham sinh lên. Không kịp thừa hưởng là mình đã tạo nghiệp liền. Thứ 2 là tâm tham,  thứ nhất là tâm quả rồi tạo tâm tham, rồi 1, 2, 6, 7, đổng lực.

Do đó, mình mới thấy là không có niệm là quí Phật tử không bao giờ ngừng,  mình học qua phần Thân Niệm Xứ thì tại sao trong bài Tứ Niệm Xứ hay bài kinh Niệm Xứ Satipatthàna sutta, Đức Phật nói Thân, Thọ, Tâm, Pháp, mà trong khi đó mình biết Thọ chỉ là Tâm Sở thôi, nó thuộc loại tứ đồng của Tâm mà Thọ này là pháp gì mà Ngài nói đó là pháp Liên Quan Tương Sinh.

 Mình phải đọc lại Thập Nhị Nhân Duyên trong phần Xúc Duyên Thọ, Thọ Duyên Ái, Ái Duyên Thủ. Thọ đó là Thọ Niệm Xứ, chứ không phải Thọ của Tâm Sở. Thọ Thân, Thọ Tâm, mình chưa nói tới, mình nói tới Thân Niệm Xứ.

 Vị hành giả cũng như các vị Thiền Sư không có kiến văn, không có Tuệ Văn, Suta-Mayā paññā là Văn Tu Sở Tuệ, thì hành giả sẽ đi qua Tâm Sở liền và mình lạc hướng, và mình không gặt hái được kết quả.

Thành ra mình mới coi qua phần Paṭiccasamuppannā Liên Quan Tương Sinh cái khâu Xúc Duyên Thọ, Thọ Duyên Ái, Ái Duyên Thủ, Thủ Duyên Hữu, Hữu Duyên Sinh, cái đó mới tìm tới.

Vậy thì khi qua Thân Niệm Xứ. Sư nói hoài mà quí Phật tử không hiểu ý Sư. 

Thân có Thọ thì Tâm có Pháp. Thân có Pháp thì Tâm có Thọ. Nó liên đới nhau, đó là Paṭiccasamuppannā Liên Quan Tương Sinh 

Nằm ở chương 7 của Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, Sư sẽ giải thích phần đó

Nên người không có học không có Tuệ Văn đọc bài kinh Paṭiccasamuppannā Liên Quan Tương Sinh:

- Thứ nhất họ lọng cọng trong phần Thọ, 

- Thứ 2 họ lọng cọng trong phần Pháp, 

- Thứ 3, thân tâm họ có thể nói theo kiến thức chứ không nói theo Pháp.

Thọ Niệm Xứ này là Thọ của Paṭiccasamuppannā Liên Quan Tương Sinh.  Đọc trong phần Liên Quan Tương Sinh về Thọ rất rõ ràng, trong đó có Thọ Uẩn, Thọ Thủ Uẩn, Thọ Tâm, Thọ Thân, Thọ Liên Quan Tương Sinh. Khi nói tới Thọ Liên Quan Tương Sinh mình nói phần Duyên Sinh Duyên Hệ thì mới giải thích được phần Thọ Niệm Xứ của Thọ Liên Quan Tương Sinh, rất là chính xác.

Nếu mình không biết Pháp thì mình không có kết quả, mà mình biết Pháp mình hành không đúng sẽ khó có kết quả, nên những người đó sẽ có Thọ kiết sử của họ, chứ không phải là Thọ của Pháp, Thọ kiết sử của họ là tôi đau, tôi nhức, tôi buồn, tôi vui, mấy cái đó là Thọ kiết sử chứ không phải là Thọ của Pháp.

Mình hành Pháp với kiến văn của mình, Pháp mình biết như trong bàn tay thì mới vận dụng được 

Bữa cơm cuối của Đức Phật thọ với ông thợ săn Cunda, sau khi Ngài ăn không hết Ngài bảo Ananda đem chôn số thực phẩm còn dư xót lại, không được cho ai ăn, phải chôn thật sâu để các con thú không đào lên ăn. 

Trong bài kinh thứ 3 của Trung Bộ Kinh Kinh thừa tự Pháp (Dhammadàyàda sutta) Đức Phật Ngài dạy: 'Đệ tử Như Lai thừa tự Pháp chứ không thừa tự tài vật". Có 2 vị tỳ khưu từ xa tới, Đức Phật vừa xong bữa thọ thực của Ngài thì còn thực phẩm dư, Ngài có đủ điều kiện để cho 2 vị tỳ khưu từ xa tới dùng được, nhưng Ngài không cho thọ thực dư đó, và Ngài nói lên bài Pháp. 

Đức Phật cái gì Ngài cũng nói Pháp được, Ngài cho Ngài cũng nói Pháp, Ngài không cho Ngài cũng nói Pháp để Ngài dạy, tại vì Ngài theo căn cơ mà Ngài nói Pháp chứ không phải Ngài theo kiến tánh, hay là trong sở tri của Ngài mà Ngài nói. Khi Sư đọc bài kinh đó Sư giống như ở trong bối cảnh đó khi Đức Phật Ngài nói Pháp mới được.

Thì vật thực đó Ngài kêu đem chôn, nhưng nếu mình không dịch đúng là ông thợ săn Cunda này đi săn được con heo rừng về ông làm rồi cúng dường Đức Phật, thì HT Thích Minh Châu dịch là nấm chiên đàn hương, phải nói là nấm vì là ăn chay, còn nói con heo là ăn thịt. Thì nếu mình dịch chiên đàn hương là nấm thì lấy gì mà Đức Phật Ngài kêu chôn, thì nghĩa sai liền. 

Thứ hai là, khi đó Chư Thiên là cuối cùng cúng dường vật thực cho Đức Phật chứ không còn cơ hội nào cúng dường nữa, thì vật thực này là vật thực của Chư Thiên bỏ vô. Thì mình mới nghiệm ra là trong sự tu hành của mình đây, trong đời sống Đức Phật và Chư Tăng mình đây luôn luôn có sự giao thoa giữa Chư Thiên và nhân loại cùng nhau tu hành. Cho nên mình cúng ngày Rằm mà sai ngày là không được, thí dụ ngày Rằm là thứ Năm Chư Thiên về mà mình tắt đèn, đến ngày thứ Bảy hay Chủ Nhật mình mới cúng Rằm thì vì sai ngày nên Chư Thiên không về. Đó là mình ích kỷ chỉ lo sống cho thân mình thôi.

Món ăn đó không dùng được tại vì vật thực của Chư Thiên. Một ngày một đêm của Chư Thiên ở Tứ Thiên Vương bằng 50 năm của mình. Một ngày một đêm của Chư Thiên ở Đao Lợi Thiên là 100 năm của mình, một bữa ăn của Chư Thiên có thể no được một tháng, còn của mình một bữa ăn là no được 7 ngày, sắc vật thực được 7 ngày mà Chư Thiên là một tháng. Do đó khi mình ăn vật thực của Chư Thiên không tiêu hóa được, một tháng sau nó mới tiêu hóa thì mình bị bệnh cancer liền, có khối u liền, nó sơ cứng và nó phá những tế bào chung quanh. Thì lúc bấy giờ vật thực đó Đức Phật nói chúng sinh không đủ duyên để thọ, không có khả năng để thọ, mà Ngài thọ Ngài cũng bị kiết lỵ, mà bệnh kiết lỵ nó gồm 2 cơ duyên gộp lại, là trong kiếp quá khứ Ngài cho thuốc lầm bây giờ quả báo, Kammassakatā nghiệp chủ nó rượt tới cái ngày trả trong kiếp chót lúc Ngài sắp sửa viên tịch Níp-bàn phải trả cái bệnh kiết lỵ này suốt 3 tháng trời trên đường Ngài đi tới vườn Kusinara, rồi kèm theo vật thực rồi kèm tuổi già và viên tịch tại đó.

Mình mới nhìn thấy là sắc pháp của Ngài nó tiêu bóp lại , sắc nghiệp có, sắc tâm có, sắc quí tiết có, sắc vật thực có, trong buổi đó, chứ mình không có nhìn đơn thuần chỉ có một pháp thôi. Nói sắc nghiệp nào kể ra, sắc tâm nào kể ra, sắc quí tiết nào kể ra, sắc vật thực nào có ngay trong lúc đó kể ra, mới ra được, mới có ý nghĩa.

Sư hướng dẫn quí Phật tử như vậy thì mới có kiến văn quảng bác được, nếu không thì quí Phật tử nói theo tư kiến của mình, nếu mà dạy người ta sai sau này nhận quả báo, dạy nghề người ta sai thì mình hại người ta ngay trong kiếp này, mà dạy đạo người ta sai là mình hại người ta sai trong nhiều kiếp sinh lên là có tà kiến do sai lầm, khó sửa lắm. Còn mình không có đủ duyên để độ người ta để người ta lạc thì mình mang tội.

Do đó, thân bằng quyến thuộc là oan trái. Ngài biết, nên Ananda có tâm từ, ông nhìn xung quanh thấy cái gì là chạy vô xin với Đức Phật, như bà Gotami xin  với Đức Phật cho nữ giới vào tu, Đức Phật không cho, Ananda xin 3 lần với Đức Phật mới cho. Sinh ra đời cùng thời với Đức Phật có Ananda là quí lắm. Sau này các Đức Phật Chánh Đẳng Giác chưa chắc có thị giả như Ngài Ananda.

Thì Ananda mới chạy vô với Đức Phật: Bạch Đức Thế Tôn, sao không cứu Đề Bà Đạt Đa, Đề Bà Đạt Đa là thân bằng quyến thuộc của mình mà, là anh của bà Công Chúa Yasodhara vợ của Đức Phật. 

Đức Phật nói, Ananda, Như Lai đã cho rồi, đã cứu rồi. Nếu Như Lai không cho, nếu Như Lai không cứu là chiếc xe của Đề Bà Đạt Đa thì xe lao xuống vì không có thắng. Ngài cho Đề Bà Đạt Đa tu, hướng dẫn cho đắc thiền để hiện bày thần thông, là Ngài giảm rồi, nhưng tánh nào tật nấy. Kammassakatā là nghiệp chủ mạnh hơn cái đức cái lực của Đức Phật độ. Nên mình mới thấy lực của bậc Chánh Đẳng Giác còn thua Kammassakatā  nghiệp chủ của mình.

Đức Phật trả lời Ananda.

Ananda đừng có nói vậy, nếu Như Lai không cứu Đề Bà Đạt Đa là xe đổ giốc không thắng là tuộc giốc lâu rồi chứ không đợi ngày hôm nay đâu.

Trong một kiếp Đức Phật Ngài là Bồ Tát cứu con ngỗng bị ông Đề Bà Đạt Đa bắn, Đức Phật chỉ cứu con ngỗng đó nhưng ông Đề Bà Đạt Đa đã trở lại oan trái với Đức Phật. Oan trái này không phải là pháp mà oan trái này là do nghiệp chủ tạo ra, pháp đứng bên ngoài.

Thiền sinh hỏi: Trong Tứ Như Ý Túc: Dục, Cần, Tâm, Thầm. Tiếng Pali của Tác Dục, Tham Dục là gì  ? 

HT trả lời: Trong quyển  Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, trang 101 và 102

6/ Chanda - Dục: Là Pháp có sự mong muốn  Cảnh.

Xuất nguyên từ ngữ căn: "Chad", mong ước, mong muốn. Đặc tính chánh yếu của Chanda là "ước muốn làm", cũng như vói tay nắm lấy một vật.

Có ba loại Chanda - Dục, là:

a. Kāmachanda - Tham Dục: là khát vọng duyên theo lục trần, một trong năm Pháp Triền Cái (Nivarama). Đây là một loại Pháp Bất Thiện.

b. Kattukamyatā - Tác Dục: là "ước muốn làm", gồm cả hai loại, bất thiện và thiện.

c. Dhammachanda - Pháp Dục: là ước muốn chân chánh.

Chính ước muốn chân chánh này, đã thúc giục Thái Tử SIDDHATTHA từ bỏ mọi thú vui dục lạc của đời vương giả.  Người Phật tử luôn có Dhammachanda, với ước muốn chân chánh, để chứng ngộ Níp-bàn. Quả thật đây không là sự tham ái.

Theo chú giải nhận xét như sau: "Sự cố gắng quyết ý, hay ý chí là do Cần (Viriya). Trạng thái thích thú trong đối tượng là do Hỷ (Piti). Có ý định liên quan đến đối tượng là do Dục (Chanda).

---------------------------------

Thí dụ: Có mấy Phật tử vô chùa thấy Sư quét nhà, họ nói "Sư cho con làm", Sư đưa chổi cho họ quét, Sư đi rửa chén, họ lại nói "Sư cho con làm", Sư để họ rửa chén, Sư đi cắm bông, họ lại nói: "Sư cho con làm". Đó là Tác Dục.

Cái gì cũng muốn làm, thiện cũng muốn làm, bất thiện cũng muốn làm, đó là Tác Dục.

Thiền sinh: theo như người hỏi này có tham khảo online là Tác Dục có nghĩa là sự muốn làm của một vị Alahan đối với chúng sinh. Nhưng khi Sư giảng thì Tác Dục có nghĩa là hành động gồm cả hai, Thiện và Bất Thiện, người này xin Sư làm sáng tỏ. 

Sư nói thí dụ, rồi cái quả báo người ta sẽ làm là vua Diêm Vương ở dưới địa ngục 15 ngày, ở cõi Tứ Thiên Vương 15 ngày, cứ như vậy lưng chừng.

Mình ở trong nhà có máy lạnh hay trong chiếc xe mở máy lạnh, khi tới nơi mình tắt máy lạnh mình đi xuống, từ bãi đậu xe mình đi vô văn phòng làm việc hay nhà mình ở là khoảng không gian nắng nóng, rồi vô trong nhà mình mở máy lạnh lại, rồi mình ăn uống ngủ nghỉ xong rồi mình lại đi ra ngoài để đi làm, thì bước ra ngoài trời nóng lên xe mở máy lạnh, thì khó chịu và khổ sở mình không chịu được, thì mình là Diêm Vương liền. 

Đọc lại chương V, tích chuyện của ông Diêm Vương là trong đời quá khứ ông đã từng làm thiện làm bất thiện giờ ông mới có quả báo này, 15 ngày ông ở Tứ Thiên Vương nó mát lạnh, 15 ngày ông xuống ở dưới Diêm Vương nóng bức, ông không phán xét gì đến tội nhân, ông chỉ hỏi về 5 vị Thiên Sứ Devadutas là ngươi có thấy trẻ sơ sinh không, có thấy người già không, có thấy người bệnh không, có thấy tử thi không, có thấy người phạm nhân không, trả lời là thấy, rồi hỏi có sợ không, trả lời sợ, hỏi xong thì đi.

Do đó, quí Phật tử thấy ông không làm gì hết, mà chúng sinh đâu có ít, mà ông phải giải quyết 15 ngày như vậy. Ở dưới địa ngục không có mặt trời mặt trăng nên không có ngày và đêm.

Chỉ vì Tác Dục mình làm mình phải chịu, do đó mình mới né,  Dục, Tham Dục là xấu rồi, Tác Dục là màu xám vừa trắng vừa đen. Ông Diêm Vương không phải ông muốn cái đó nhưng cái khổ là ông đã tạo rồi bây giờ ông phải ở trong cảnh như vậy.

 Nên mình thấy mới giựt mình, mình phải chạy, không đi theo con đường đó.

Thì bằng cách nào ? Là từ đây về sau mình làm việc Thiện, không làm việc Bất Thiện, đừng làm cả 2.

Người ngồi học là Thiện, người tranh thủ để ngủ là Bất Thiện, rồi không ai nhắc, mình ngủ hoài là kiết sử, là tập khí. Khi tâm bắt một cảnh, mình tạo ra rồi thì cảnh đó có rồi thì mình không còn Ba La Mật, không cần tới Alahan

Còn pháp Dục này là ý muốn chân chánh, nhưng mình đam mê trong cái này nó sẽ rớt qua phần Tham Dục chứ không phải Pháp Dục tu hay Pháp Dục thiện. Phải nhìn với trí tuệ.

Dục chia làm 3, nó chỉ là Tâm Sở, nó không quan trọng bằng Tâm mình và Pháp mình nương.

Trong 3 Pháp Hành, Sư nói là một trong 10 bước pháp nguyện mà bậc Chánh Đẳng Giác làm thì mình noi theo để mà một Pháp Hành là Giới, Định, Tuệ, thì cái nào là Giới ?  không phải là Giới để mình làm những phần mà Ngũ Giới, Bát Giới, Thập Giới, mà Giới này là hàng rào nằm trong phần Tàm và Quí với đạo đức của mình ở trong lãnh vực bất thiện và ác, đó là sila. Chứ không phải là Giới mà mình nói tu dưỡng Ngũ Giới, Bát Giới, Thập Giới là Sila là Pháp Hành. Cái này là hàng rào của Tàm và Quí giữ đạo đức của mình ở trong phần tốt và xấu, hổ thẹn và ghê sợ điều xấu ác, là sila, mình phải có Tàm và Quí trong khi suy nghĩ, trong khi hành động, trong khi nói năng. Nó thuộc Giới ngăn ngừa, phải diệt trừ từ trong tâm ý. Tác ý là phải Tàm Quí trong đạo đức của giới hạnh của mình về thân, ngữ, ý của mình nằm trong khuôn khổ của Tàm Quí chứ không phải trạng thái giữ giới suông thì mới thành công.

 Định cũng vậy.

Tâm       ----- >    Cảnh

Động                   Động

Yên                     Yên

Tâm động hay tâm yên

Cảnh động hay cảnh đứng yên.

Đi thi người ta hỏi giữa tâm và cảnh, tâm động hay tâm yên, cảnh động hay cảnh yên, cái nào đúng cái nào sai.

Chính cái đó là một bài toán mà chính cái đó là Pháp Hành, chính cái đó nằm ở trong cái khuôn, người ta gọi là Samādhi là Định An Chỉ, mình phải tu.

Hồi nãy mình nói qua phần Sila rồi, bây giờ mình qua Định. 

Thì  điểm Samādhi là mình phải Định An Chỉ, phải trụ tâm lại. Tại sao có cái đó, là tại vì mình nhìn lên Tâm và Cảnh của mình đây là thuộc loại nào mà Đức Phật kêu mình phải Định An Chỉ. Nếu mình khai thác được Định An Chỉ, mình tu, mình hành được Định An Chỉ thì mình nhìn mới thấy được Pháp Tâm và Cảnh mới được chính xác. Mà mình nhìn được Pháp Tâm và Cảnh chính xác thì mình hành pháp này mới có kết quả được rốt ráo.

Người ta hỏi tâm anh động hay tâm anh yên. Cảnh anh đang thấy qua lục căn hay ngũ căn của anh là động hay là yên, tôi không biết, thế thì anh không có Định An Chỉ.

Tâm mình động hay tâm yên, tâm tôi động, thì mình nói tâm mình động, tâm tôi yên, thì mình nói tâm mình yên.

Ngài kêu là Pháp Hành là mình phải thực hành hay tu hành hay tu tập, phải luyện tập. Định An Chỉ là mình phải làm sao yên đừng có động, hay nó trụ đừng có chạy như tâm viên ý mã, thì mình phải hỏi lại. Đức Phật kêu mình phải Định An Chỉ, phải Hành Giới xong rồi phải Định giữ tâm mình hay là giữ cảnh mình phải tìm ra.

Như thế thì khi mình nhìn thấy 2 cái vế này thì tâm động hay là cảnh động, tâm động hay là cảnh yên, mình có 4 pháp:

1) Tâm động      Cảnh động  --- > Thực Tính thực tướng -> Pháp

2)  Tâm động      Cảnh yên ----->  Kiết sử -> triền cái

3)  Tâm yên         Cảnh động ---> Định An Chỉ -> Kiết sử

4)  Tâm yên         Cảnh yên -----> Minh Sát Trí -> kiết sử

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. 

Tâm bất biến là tâm yên

Đời vạn biến là cảnh động

Tâm yên mà cảnh động là tâm có Định An Chỉ, và Cảnh của nó là Kiết Sử, nó lập đi lập lại, Triền Cái là một lần hai lần thôi.

Tâm Yên / Cảnh Yên là Minh Sát Trí bắt thực tướng, lúc đó là diệt kiết sử.

Tới giai đoạn Định An Chỉ, Sư chưa nói tới Minh Sát, là quí Phật tử đứng giữa giòng.

Tâm yên - Cảnh động là Định An Chỉ. Tâm phải yên để nhìn thấy Cảnh động của kiết sử của mình nó trổ ra. 

Chứ nếu Tâm động mà Cảnh yên hay Cảnh động là mình đang ở trong trạng thái bị Pháp quay tròn, thực tính thực tướng rồi kiết sử triền cái quay tròn.

Rồi tới phần Minh Sát Trí khi qua khỏi phần Phổ Thông Tướng những kiết sử bắt đầu hiện rõ lên thì Minh Sát Trí phải bắt nó.

Thế thì khi ta nói Định An Chỉ, thế nào là Định An Chỉ, là lúc đó Tâm mình phải yên mà Cảnh đang động mới thấy được, còn Tâm mình động, Cảnh động hay Cảnh yên thì mình ở trong kiết sử với triền cái hay trong thực tính thực tướng  nó đang quay Cảnh của mình trong Tâm của mình, mình không bắt gì được hết.

 Ngài Paṇḍita ghi  3 pháp 

Trong quyển 

Sati And The Yogi

Niệm Lực và Hành Giả

Đại Trưởng Lão Giáo Thọ Sư Paṇḍita

Trang 270 

1. Thực Tướng Thực Tính (Sabhāva lakkhaṇa)

2. Thực Tướng Hữu Vi. (Saṅkhata lakkhaṇa)

3. Thực Tướng Phổ Thông (Samañña lakkhaṇa)

Thực Tướng Thực Tính có nghĩa là một tiêu chí hoặc đặc tướng đặc định hoặc đặc biệt của các hiện tượng tinh thần và thể chất.  Ví dụ, sự kiên ngạch hoặc sự nhu nhuyễn (Địa Giới hoặc yếu tố khuếch đại) là tiêu chí hoặc đặc tướng đặc định hoặc đặc biệt của xương và thịt một cách tương ứng.  Tiêu chí hoặc đặc tướng này chỉ thuộc về Địa Giới và không thuộc vê bất luận yếu tố nào trong số ba yếu tố còn lại (sự kết dính, sự nhiệt độ và sự chuyển động).

Thực Tướng Thực Tính khác nữa là Hỏa Giới (yếu tố nóng bức và lạnh ngắt). Thủy Giới (yếu tố của sự kết dính và tính lưu động) và Phong Giới (yếu tố của sự chuyển động) cũng là các Thực Tướng Thực Tính.

Tiêu chí hoặc đặc tướng đặc biệt của tâm thức là tâm ý thức hoặc tài năng ý thức. Tiêu chí hoặc đặc tướng đặc biệt của Xúc là đang sắc diệu tâm thức và dẫn nhập nó đến tiếp xúc với một hiện tượng khác. Tiêu chí hoặc đặc tướng đặc biệt của Thọ là năng lực cảm thọ.

Trang 272

Từng mỗi một tiêu chí hoặc đặc tướng đặc biệt của các hiện tượng tâm sinh lý đều có giai đoạn đầu, giai doạn giữa và giai đoạn kết thúc. Trong ngôn ngữ kinh điển Pãli, những giai đoạn này đã dược định danh là Sinh, Trụ và Diệt. Sinh có nghĩa là giai đoạn đầu hoặc sự khởi sinh lên của một hiện tượng. Trụ là sự trì tục thời gian, hoặc sự trì tục, hoặc sự diễn tiến hướng đến sự phá diệt. Diệt là sự tan vỡ hoặc sự phá diệt. Ba Thực Tướng này (các tiêu chí hoặc những đặc tướng) được gọi là Thực Tướng Hữu Vi (Hữu Vi = hỗn hợp hoặc phụ hữu điều kiện).

Tiêu chí hoặc đặc tướng thứ ba của tất cả các hiện tượng tâm sinh lý được gọi là Phổ Thông (thông thường hoặc phổ thông). Sự không thường tồn, sự bất mãn ý, và sự phi bản ngã của tất cả các hiện tượng phụ hữu điều kiện cấu thành tiêu chí hoặc đặc tướng thông thường hoặc phổ thông của chúng.

------------------------------------

Lúc bấy giờ thấy được vai trò chức năng nó

Lúc trụ rồi diệt, sinh trụ diệt lúc đó Tâm bắt đầu Định An Chỉ, thực tướng hữu vi, thực tướng phổ thông, lúc đó Minh Sát Trí thấy được các pháp kiết sử của mình

Tức là hành giả qua tuệ thứ 3 Phổ Thông Tướng là thực tướng phổ thông lúc đó là Minh Sát Trí nó bắt đầu săn bắt chính xác với các pháp của nó, Minh Sát Trí nắm bắt chính xác các kiết sử chứ nó không còn bắt cảnh nữa thì lúc bấy giờ mà hành giả bắt trật, cứ nhìn vô Cảnh mà bắt bỏ kiết sử phổ thông tướng đang nằm trong đó thì không có kết quả của tiền Minh Sát Tuệ. Chức năng lúc này là sampajañña làm việc nó qua chức năng của sati rồi, sampajañña là Tỉnh Giác. 

Nên người hành giả mà nắm bắt bài kinh Tứ Niệm Xứ Satipatthàna sutta và không nắm bắt được chức năng sampajañña là Tỉnh Giác thì người hành giả quời quạng khó bắt được pháp hành của mình. 

Nên 3 pháp hành Giới, Định, Tuệ, người ta đặt câu hỏi thế nào là Định An Chỉ là Tâm động hay Cảnh động, Tâm yên hay Tâm động, Tâm động Cảnh yên, mình phải biết ở trong giai đoạn đó.

Như vậy thì khi ngồi thiền, Sư ngồi Sư coi Sư nhìn thấy, ngay khi quí Phật tử ngủ gục thì quí Phật tử ưu tư lo lắng rổi cảm thấy mình có lỗi có tội, mình hành thiền mà để bị hôn trầm hay mình ngủ gục hay mình không có kết quả trong pháp hành thì mấy cô đọc lại quyền của Ngài Paṇḍita quyển In This Very Life.

Một hôm Mục Kiền Liên ngồi thiền bị ngủ gục, Đức Phật Ngài nói: "Này Thích tử (Ngài kêu Mục Kiền Liên là con của Ngài) ngươi ngồi thiền có ngủ gục phải không ? Mục Kiền Liên trả lời là có, Mục Kiền Liên đệ nhất thần thông, Trí Thượng Thinh Văn cánh tay trái của Đức Phật mà ngủ gục, thì Đức Phật nói là, ngay khi đang thiền mà ngủ gục thì Định của hành giả rõ ràng có nhưng không có tuệ thôi, chứ không phải điều đó xấu, hành giả đã vô định rồi, có Định nhưng không có Tuệ. 

Vì Ngũ Quyền của mình không có quân bình, mạnh quá nên vào Định luôn. Có Định An Chỉ nhưng chưa có Minh Sát

Tâm yên Cảnh đang động. Cảnh nào ? Không phải Cảnh hơi thở, không phải đối tượng mà Cảnh này là kiết sử nó đang đánh mình, là pháp hữu vi nó đến đánh mình liền, pháp hữu vi là có nhân tạo ra.

Nhưng mình vượt qua được, Tâm yên Cảnh yên là lúc đó là giai đoạn ghê lắm, mình phải có Minh Sát Trí để nhìn thấy rõ kiết sử để mà bám chặt, lúc Tâm yên mà mình để cho Cảnh động kiết sử chi phối mình thì mình mới gục, nhưng khi Tâm yên mà giữ được Cảnh ở trong kiết sử nó hình thành rõ ra thì mới bắt được Minh Sát Trí.

Nên quí Phật tử an tâm vô ngồi học có Định An Chỉ mà có ngủ gục thì không có gì là tội lỗi cả.

Do đó, mình không biết pháp mình giống như đi trong rừng vậy đó.

 Mình ở trong giai đoạn nào mình biết thì mình mới bắt đầu biết pháp đang tới với mình nó thuộc loại nào.

Ngồi thiền Tâm mình động mà Cảnh yên.

Ngồi thiền Tâm mình yên mà Cảnh yên.

Mình phải thấy rõ, còn nếu không thấy thì coi như không có kết quả.

Do đó, qui Phật tử phải ghi nhớ 4 Pháp này. 

1) Tâm động      Cảnh động  --- > Thực Tính thực tướng -> Pháp

2)  Tâm động      Cảnh yên ----->  Kiết sử -> triền cái

3)  Tâm yên         Cảnh động ---> Định An Chỉ -> Kiết sử

4)  Tâm yên         Cảnh yên -----> Minh Sát Trí -> kiết sử

Pháp hữu vi nó tấn công mình mà mình không biết.

Do đó, coi lại đi trang 270

Khi Thực Tính Thực Tướng ở Tâm động Cảnh động.

Rồi tới Thực Tướng Hữu Vi

                               Danh Sắc : 1) Tuệ Phân Biệt Danh Sắc 

                                                 2) Tuệ Phân Biệt Nhân Quả Danh Sắc

nó nằm trong pháp hữu vi.

Qua tuệ thứ 3 là Tuệ Phồ Thông Tướng, Thực Tướng Phổ Thông.

Qua tuệ thứ 4 Minh Sát Trí lúc đó không còn bị giao động, không còn bị pháp hữu vi tác động mình nữa, Tâm yên Cảnh yên bắt chính xác kiết sử liền.

Khi vô Minh Sát Trí cái đầu tiên mình đang tu Ngài Janaka nói qua tới tuệ thứ 2 của Minh Sát Trí, Tuệ Phân Biệt Danh Sắc, Tuệ Phân Biệt Nhân Quả Danh Sắc là đạt đến Cuna Sotāpanna Tiểu Tư Đà Hườn, là Tiểu Thất Lai.

 Là vì khi đi :

1) Tuệ thứ nhất Phân Biệt Danh Sắc (Nāmarūpapariccheda ñāṇa) nó còn nằm trong Pháp Hữu Vi .

2) Tuệ thứ hai, Tuệ Nhân Quả  Danh Sắc (Paccayapariggaha ñāṇa), là 50% Pháp hữu vi

3) Tuệ thứ ba, Phổ Thông Tướng (Sammasana ñāṇa), thì thực tướng hiện bày Vô Thường, Khổ, Vô Ngã.

4) Tuệ thứ tư, Tuệ quán chiếu trạng thái Sanh Diệt (Udayabbaya ñāṇa) --> Danh / Sắc, lúc đó --> Hữu Thân Kiến hiện bày.

qua tuệ thứ tư thì Hữu Thân Kiến hiện bày, và mình chấp Hữu Thân Kiến chứ không theo mấy pháp kia nữa, mới đánh bứt mấy cái đó ra thì mình mới tới được Đạo Quả.

Sakkāya Diṭṭhi là kiến chấp về thân này

Sakkāya Diṭṭhi = Sa + kāya + Diṭṭhi

Sa là hữu là có

 kāya là thân

Diṭṭhi là kiến, kiến chấp

Mình có kiến chấp thủ về sắc thân này Sakkāya Diṭṭhi. Chứ không phải sắc thân này nó làm cho mình chấp thủ.

Khi qua khỏi Phổ Thông Tướng rồi thì kiết sử này cái hữu thân kiến nó lộ ra, còn cái đầu là Tuệ Phân Biệt Danh Sắc thì nhìn thấy pháp hữu vi nó tác động thôi. Qua đến giai đoạn thứ tư là Tuệ Minh Sát Trí lúc bấy giờ là hữu thân kiến nó hiện bày nguyên hình của nó ra và Minh Sát Trí mình phải bắt được nó chứ không còn bắt vô cái pháp nào khác. Giai đoạn này là hết thủ rồi.

Phần giai đoạn Định An Chỉ đi qua tới Tuệ Minh Sát gọi là Pháp Hành, hay gọi là 3 Pháp Hành; Giới, Định, Tuệ, phải đi như vậy mới được.

Vậy thì, Giới người ta trong thân ngữ ý phải có Tàm Quí chứ không phải giữ giới theo giới luật giới nguyện của mình thôi. Thân, ngữ, ý phải có Tàm Quí trong mọi lúc, đó gọi là Giới.

Còn Định là mình phải đi Tâm động Cảnh động, Tâm yên Cảnh động, Tâm động Cảnh yên, theo Paṭṭhāṇa, nên kiết sử lộ ra và mình bắt kiết sử thôi, chứ không chạy nữa.

Các quí Ngài cứ nói theo Danh Sắc chứ không nói kiết sử, mà mục tiêu của ta là Đạo Quả là bắt kiết sử, chứ không phải là Đạo Quả ta bắt Danh Sắc. Hạ phần kiết sử giai đoạn này vượt qua Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ, nhưng mình lại nói Danh Sắc là đi trật, đi lạc hướng.

Khi ta nói Định, tại sao Đức Phật nói mình phải Pháp Hành Định, Pháp Hành Tuệ, mà cái đó là phải hành, phải tu tập mới có, chứ không sẵn có. 

Thì Tâm mình động, Cảnh động. Giai đoạn nào Tâm yên Cảnh yên ? Giai đoạn qua được Định An Chỉ mà Tâm yên Cảnh yên, Minh Sát Trí mới bắt được kiết sử.

Còn Tâm động Cảnh động, Tâm yên Cảnh động, cái đó chưa.

Thiền sinh hỏi: Như vậy trong Pháp Hành, trường hợp như thế nào thì bị lọt vô Thức Thủ Uẩn ?

HT trả lời: Thức Thủ Uẩn là do trường hợp giai đoạn đầu, nó nằm ở trong phần Tuệ Phân Biệt Danh Sắc, Thức Thủ Uẩn nằm trong Danh Uẩn, trong phần phân biệt danh sắc. Nhưng tới phần Thực Tướng lộ ra thì bắt đầu mình mới nhìn thấy được nó chỉ là Thân Kiến là tà kiến của mình chấp thủ trong đó, bắt đầu mình bắt vô kiết sử đó.

Thức Thủ Uẩn nằm trong phần Tuệ Phân Biệt Danh Sắc, tôi thấy được Danh, tôi thấy được Sắc trong cái thủ của tôi thấy, chứ không phải là pháp nó đang có, Pháp không có Danh Sắc, Pháp chỉ sinh diệt hay là của hữu vi thôi.

Lúc đó đi qua phần Pháp Niệm Xứ, trong đó hành giả phải tuyển trạch, Niệm xong rồi thì tuyển trạch thì lúc bấy giờ mới phân là triền cái hay là thủ uẩn làm ra, mà trong phần đó là Danh Sắc lục nhập kết hợp nhau phần đó, đó là Pháp Niệm Xứ. 

Thì lúc đó là Danh Sắc nằm ở giai đoạn 1 phần Phân Biệt Danh và Sắc, Thức Thủ Uẩn ở trong Danh. Sắc Thủ Uẩn nằm ở trong Sắc, lúc đó mình chưa có phân biệt được kiết sử, mình mới bắt đầu phân tách thôi, mình tách nó ra làm 2 khối, trong con người mình có 2 khối là Danh thủ, Sắc thủ

Thì khi đi qua tới phần Thân Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ. Thọ này là paṭicca saṃuppāda một chuỗi tương sinh; Thân, Thọ, Tâm, Pháp. 

Thân có Thọ

Tâm có Pháp 

Thân có Pháp

Tâm có Thọ.

Thân có Pháp (đau)

Thân có Thọ (Ưu)

Thân có Thọ (Khổ)

Tâm có Pháp (Triền Cái - Kiết Sử)

Thân có Thọ Ưu, Thân có Thọ Khổ, là Tâm Quả Dị Thục nó là Triền Cái nó vởn vơ trước mắt Tâm của ta, hay nó là kiết sử lập đi lập lại.

Vậy thì khi đi ngồi thiền mà quí Phật tử trình pháp với các vị Thiền Sư nói ngồi đau nhức hoài không hết thì vị Thiền Sư mới tách ra, cô đang bị thọ Tâm Quả Dị Thục và cô niệm được Pháp kiết sử và triền cái chứ mấy cô không niệm được Minh Sát.

Vô ngồi là đau, đó là ở trong kiết sử chứ không phải triền cái nữa, mà cái này là quả của họ đang có chứ không phải là Tâm Đổng Lực, sống lập đi lập lại ở trong quá khứ.

Nhưng khi mình thấy thân thọ khổ Tâm mình Minh Sát thì lúc bấy giờ mình ra Tâm Đổng Lực mới.

Thân thọ khổ, Tâm có Pháp, mà Pháp này là Pháp Kiết Sử, hay Pháp Triền Cái, hay pháp này là Pháp Minh Sát Trí, nhìn thấy Pháp, nhờ sampajañña là Tỉnh Giác.

Vậy thì, sampajañña là Tỉnh Giác có hữu ích hữu lợi

Trong quyển 

Sati And The Yogi

Niệm Lực và Hành Giả

Đại Trưởng Lão Giáo Thọ Sư Paṇḍita

Trang 290 - 291

1) Hữu Dụng: hữu dụng, phú hữu thành hiệu, hữu ích.

2) Hữu Lợi: minh trí, ủng hữu trị đắc, hữu lợi, hữu ích.

Trang 292

Tỉnh Giác: tính minh xác của tâm ý thức, lý giải minh hiển. thuật ngữ này thường được gặp trong việc phối hợp với sự chú niệm (Niệm Lực).  Theo Bộ Chú Giải, tính minh xác của tâm ý thức là một trong bốn thể loại: hữu quan đến mục đích (Hữu Dụng), tính thích hợp (Hữu Lợi), (sự bao quát trong lĩnh vực thiền định) (Phóng Mục), và khái niệm bất thố ngộ, (bất khổn hoặc, bất si mê, bất thố giác) về hoạt động hữu quan (Vô Si).  Được giải thích một cách tế tiết trong Bộ Chú Giải về Kinh Niệm Xứ (Phương Thức Chú Niệm),

Tỉnh Giác: tính minh xác của tâm ý thức, lý giải minh hiển, khi Niệm Lực sinh lên thì hữu dụng hữu lợi nó phóng mục rồi bắt đầu diệt vô si.

------------------------------------------

Thì giai đoạn đó là giai đoạn sampajañña Tỉnh Giác chứ không còn niệm lực, nếu như mình không vượt qua được sampajañña Tỉnh Giác, mình cứ ôm giữ Niệm Lực thì: 

- Một là hành giả đang đi Định chứ không đi Minh Sát. Niệm giữ hoài một đề mục giữ Niệm vì sợ phóng dật nên mình giữ hoài thì là An Chỉ Định

- Hai là mình đang đi trong trạng thái kiết sử chứ không có Minh Sát sampajañña Tỉnh Giác.

 Mà không có sampajañña Tỉnh Giác là không có đi qua Minh Sát Trí mà đang ở trong Định An Chỉ, cái đó lộ ra kiết sử là sợ phóng dật, nó là triền cái trạo hối nhưng mình ôm thân kiến của mình trong kiết sử, mình không có Minh Sát Trí.

Sợ phóng dật  giữ chú niệm

Sợ phóng dật - trạo hối, triền cái

giữ chú  niệm - kiết sử --> thân kiến.

Tôi, Ta sợ phóng dật, tôi vô ngồi thiền tôi yếu cái này lắm, mình cứ sợ, mình giữ nó nhưng lộ nguyên kiết sử của mình lên chứ không có Minh Sát Trí.

Sợ phóng dật bao nhiêu thì thân kiến lộ bấy nhiêu, thân kiến, cái tôi, cái ta, rồi biện giải, tranh luận đủ thứ hết.

Định An Chỉ mình giữ được rồi thì lòi ra kiết sử của mình 

Thí dụ nói: Ông Sư kỳ lạ.

Ông Sư kỳ lạ là triền cái hay là kiết sử, cái nào quí Phật tử cũng chết hết, cái đó là pháp chứ không có tôi có ta trong đây, vậy mà cũng nắm bắt, nó là pháp chỉ là pháp thôi, không phân biệt, không nhận xét, không đánh giá, không phê bình, chỉ là pháp, tách ra liền. Do đó những cái đó quí Phật tử mà thò tay vô là lộ ra con người của mình. Nó chỉ là pháp thôi.

Khi mình nhìn vô pháp Cảnh động hay Cảnh yên, nó chỉ là pháp thôi, tôi chỉ lo cái Tâm của tôi có kiết sử hay có kiến chấp hay có thủ uẩn trong đó không.

Các pháp mình thấy, oh ông sư này kỳ lạ, đó là kiết sử của mình, mà ông sư ăn chung gì đâu, đó chỉ là pháp thôi, chỉ thấy pháp thôi, tâm mình động lên, kiết sử mình lòi ra.

Muốn tu được Tâm mình phải yên, mà kiết sử phải yên lộ ra mình mới thấy, còn nó động nó núp mình không thấy.

Ngài Paṇḍita nói pháp tu của con cắc kè. Con cắc kè khi ở trên cây thân mình nó màu xanh, khi nó xuống đất thì chuyển qua màu xám. Thì pháp tu của nó là nó chạy, nó đứng, nó chạy, nó đứng. Thì động, yên, động, yên là Cảnh, mà Tâm mình động, yên, động, yên theo nó thì mình lộ kiết sử ra.

Quí Phật tử sợ phóng dật không ?

Sợ phóng dật, không sợ phóng dật.

Khi nói mình sợ phóng dật, tâm mình đang động.

Không sợ phóng dật, tâm mình đang yên 

bây giờ mình ráp vô Cảnh động và Tâm động, Cảnh yên Tâm yên. Mình đừng giải thích đằng sau, giải thích là mình kẹt, mình nhìn lại Tâm mình thôi.

Như vậy thì ở trước một Pháp Hành mình đang có, hay trong đời sống hàng ngày mình đang có, giữa cái sợ và không sợ, mình coi Tâm mình có động và không động và cảnh đó có động hay không động, bắt đầu mình mới nhìn ra được Pháp, rồi bắt đầu mới phân tách ra. Đó gọi là Tuyển Trạch Giác Chi (Trạch Pháp Giác Chi).

Do đó, khi người ta hỏi mà có sợ thì tôi có Tâm động. Không sợ thì Tâm tôi đang yên.

Lúc đó Cảnh đó đang động hay Cảnh đó đang yên, ta bắt đầu phân tích nó được.

Do đó, khi người ta hỏi mình thì mình nói về Tâm của mình thôi.

Khi tôi có sợ phóng dật Tâm tôi đang có động.

Khi Tâm tôi không sợ bị phóng dật, Tâm tôi đang yên. thì lúc bấy giờ cảnh đó là cảnh gì thì mình sẽ giải quyết được nó . Chứ đừng nói là tôi không sợ là mình lòi ra cái kiết sử, lòi ra cái bản ngã của mình, lòi ra thân kiến của mình, mình chỉ coi Tâm của mình và mình nhìn ra Pháp./.


Sunday, September 15, 2024

056 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 23 tháng 4, 2023

 056 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 23 tháng 4, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "056 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Ngũ Ma, Devaputta mãra là một trong Ngũ Ma

Deva = Thiên

putta = Tử (con trai)

Mãra = Ma

Devaputta Mãra là Thiên Tử Ma

Maccu Mãra là Tử Thần Ma

Những Mãra họ có năng lực riêng.

Thí dụ như, mình bị bệnh, mỗi một căn bệnh nó có năng lực riêng của bệnh đó, những con virus nhỏ nó có căn bệnh của nó và nó có chức năng có năng lực của nó để nó tấn công khán thể của mình hay tấn công cơ thể của mình.

Cũng vây, trong khi mình tu tập, hay trong đời sống hành ngày của mình bị Mãra tấn công. Chẳng hạn như Phiền não ma (Kilesamāra) tấn công mình thì lúc đó mình gục ngã liền. Tuy nhiên, tổng quát lại hết thì tất cả Mãra không qua được  Pāramī (Ba La Mật).

Do đó, Ma, Ác Ma, Chư Thiên Ma, Tử Thần Ma, Pháp Hành Ma, Ngũ Uẩn Ma (Khandha Mãra), hay là Phiền Não Ma v.v... không đối chọi được Pāramī (Ba La Mật). của mình.

Do đó, khi Bồ Tát (Bodhisatta) ngồi dưới gốc cây Assattha trên cái bồ đoàn. Khi Ngài chưa đắc đạo thì không gọi là cây Bồ Đề, sau khi Ngài đắc đạo mới gọi là cây Bodhi Tree, chỉ dành cho các vị Phật, Bodhi Tree là cây Giác Ngộ của một vị đã chứng đắc Giác Ngộ dưới cội cây này thì cây này mới được gọi là Bodhi Tree còn không thì mình nói là cây đa, cây cổ thụ.

 Thì khi mà Ác Ma cưỡi voi cùng với binh ma tới tấn công Ngài Bodhisatta (Bồ Tát) Ngài đang ngồi dưới gốc cây, tất cả các vị Chư Thiên Dạ Xoa hay các vị thân bằng quyến thuộc hay những người mến mộ Ngài lúc Ngài ngồi tinh tấn tu hành họ bỏ chạy hết, chỉ có Pāramī của Ngài hành trong 22 tăng kỳ ở bên Ngài để mà sống chết với Ngài thôi, chứ không bỏ đi.

Mình nhìn mới thấy, trong khi nguy khốn, trong khi mình khổ sở vì gặp khó khăn không có ai cứu mình bằng chính mình cứu mình bằng năng lực của mình có tu tập mình mới có kết quả, chứ mình cầu nguyện bên ngoài chỉ có một phần nào thôi, có khi được có khi không. 

Đọc lại trong 10 Balamat.

Mười pháp Ba la mật (Dasapāramī) là:

1. Bố thí Ba la mật (Dānapāramī), Bồ tát xả tài với tâm nguyện giải thoát.

2. Trì giới Ba la mật (Sīlapāramī), Bồ tát thu thúc thân hành, khẩu hành trong sạch với tâm nguyện giải thoát.

3. Xuất ly Ba la mật (Nekkhammapāramī), Bồ tát tâm lìa bỏ sự tham muốn trong trần thế, chỉ hướng tâm đến mục đích giải thoát.

4. Trí tuệ Ba la mật (Paññāpāramī), Bồ tát rèn luyện trí sáng suốt, trau giồi sự hiểu biết đúng chân lý nhân quả, với mục đích chứng đắc quả giải thoát.

5. Tinh tấn Ba la mật (Viriyapāramī), Bồ tát năng nỗ lực trong mọi việc, bỏ tâm lười biếng, với mục đích chứng đắc quả giải thoát.

6. Nhẫn nại Ba la mật (Khantipāramī) Bồ tát kham nhẫn với mọi nghịch cảnh, chịu đựng, không nổi giận oán thù, làm như vậy với mục đích đạt đến giải thoát.

7. Chân thật Ba la mật (Saccapāramī) vì mục đích giải thoát, Bồ tát tôn trọng sự thật, nói lời chân thật không giả dối.

8. Chí nguyện Ba la mật (Adhiṭṭhānapāramī), Bồ tát có ý tưởng giải thoát luôn giữ vững, tâm nguyện giải thoát luôn kiên định, không xao lãng.

9. Từ tâm Ba la mật (Mettāpāramī), với mục đích giải thoát, Bồ tát nhiếp phục sân hận, luôn an trú từ tâm đối với mọi loài.

10. Hành xả Ba la mật (Upekkhāpāramī), Bồ tát với mục đích giải thoát giữ tâm bình thản, không dao động trước sự đời khen, chê, vui, khổ, được, mất, vinh, nhục.

Đọc lại 10 Balamat thì có những lúc Ngài được Mẹ của Ngài là một vị Sơn Thành ở trên núi xuống để độ Ngài, giúp đỡ Ngài, những lúc Ngài hoạn nạn, đó là hy hữu may mắn thôi, còn ngoài ra Pāramī của các vị Bồ Tát, của các vị Hành Pháp có tu tập họ mới cứu họ được.

Để bổ túc lại những tuần trước giảng về Tuệ Tu, Tuệ Văn, Tuệ Tư. Nhưng tới Tuệ Tu, Sư nói  Pāramī (Ba La Mật), thì Sư đọc lại quyển tự điển thấy rõ là chỉ có Pāramī (Ba La Mật) cứu mình thôi.

Do đó, trong đời sống hàng ngày các quí Phật tử gặp 1 trong những Ngũ Ma, thì chỉ có Pāramī (Ba La Mật) để vượt qua thôi, nhưng nó linh hoạt, không có cố định một cách thiên kiến hay định kiến nào về một Pāramī (Ba La Mật)  nào, tuy nhiên nền tảng gốc căn bản của người hành Pāramī (Ba La Mật)  là Trí Tuệ.

Mình phải hành Pāramī (Ba La Mật)  không gián đoạn, Ác Ma không chừa ai hết, nó tấn công hết, nó cai quản cả tam giới, Vô Sắc Giới, Sắc Giới, Dục Giới trong tay của Ác Ma.

Ngũ ma (Māra), sự phá hoại, sự đem lại bất hạnh, sự xấu xa:

1. Phiền não ma (Kilesamāra). Phiền não phá hoại thiện pháp và làm cho chúng sanh bị bất hạnh luân hồi nên gọi là ma.

2. Ngũ uẩn ma (Khandhamāra). Ngũ uẩn có thực tính đổi thay biến hoại, luôn là tính chất khổ đau, đem lại sự suy sụp, nên gọi là ma.

3. Pháp Hành ma (Abhisaṅkhāramāra). Nghiệp thiện ác tạo ra quả luân hồi, kết buộc vào vòng sanh tử khổ đau triền miên, nên gọi là ma.

4. Thiên tử ma (Devaputtamāra). Hạng thiên thần nhiều uy lực trong cõi trời dục giới nhưng có tính đố kỵ, hay quấy phá người tu tập hiền thiện, cản trở sự tu tiến của người tu hành, nên gọi là ma.

5. Tử thần ma (Maccumāra). Sự chết luôn cướp đoạt mạng sống và tạo nên nỗi ám ảnh sợ hãi cho chúng sanh, nên gọi là ma.

Trong Trung Bộ Kinh, bài kinh 50, kinh Hàng Ma Màratajjanìya sutta, nói trong một kiếp quá khứ Ngài Mục Kiền Liên là Ác Ma Dusi phá đệ tử của Đức Phật Kakusandha, Ác Ma Dusi chui vào bụng của Chí Thượng Thinh Văn vị thị giả của Đức Phật Kakusandha, vì thế Ngài Mục Kiền Liên bị đọa nhiều kiếp. 

Do đó, mình phải biết Ác Ma không có chừa ai hết, chỉ có một con đường Ác Ma tha thôi, là sống dưới đời sống Ác Ma là Ác Ma không bắt mình, nếu đi ngược lại với Ác Ma là con đường đó mình bị diệt vong vì Ác Ma không cho.

 Con đường nào đi ngược với Ác Ma ? Là con đường tu, Ác Ma không giải thoát, Ác Ma đắm chìm trong ngũ dục. Còn mình đi ngược lại với Ác Ma, mình ly tham, ly sân, ly si, thoát khỏi lục dục những sự cám dỗ thì Ác Ma tung lưới bắt mình. 

Khi người ta tinh tấn tu tập, họ thắng được Phiền Não Ma, họ tinh tấn tu tập họ thắng được Pháp Hành Ma, họ tinh tấn tu tập họ thoát được Ngũ Uẩn Ma họ không dính mắc vô thân kiến, tuy nhiên lúc bấy giờ Tử Thần Ma bắt người đó đi. Do đó, có những người chết trong khi họ đang tu tập họ cũng còn trẻ, đó là Tử Thần Ma.

Do đó, một là mình không biết được thành quả của mình tu tập Pāramī (Ba La Mật)  của mình có bao nhiêu ? Hai là mình không biết được là tuổi thọ của mình sẽ như thế nào ?

 Còn Phiền Não Ma lúc nào cũng có hết, cái vui cũng là Phiền Não Ma, cái buồn cũng là Phiền Não Ma, cái khổ cũng là Phiền Não Ma, nó là mặt trái và mặt phải mình không để bị lầm, vui buồn sướng khổ là Phiền Não Ma.

Chẳng hạn như bữa cơm mà đầy thức ăn cũng là một Phiền Não Ma, nó sẽ đưa mình vô bẫy sập của nó trong lục dục (sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp).

Mình lo sợ Phiền Não Ma, mình lo sợ Pháp Hành Ma, mình lo sợ Ngũ Uẩn Ma, cái tà kiến về thân của mình trong tâm mình phá mình ghê lắm, nhưng mình không biết Tử Thần Ma gõ cửa lúc nào, cái chết nó đến lúc nào, cái đó mình phải ngừa phòng hết, không giúp gì mình khi mình quay lại nhìn nó, mình chỉ đi tới với Pāramī (Ba La Mật)  của mình thôi, đó là kỹ thuật cao.

Kỹ thuật cao là mình không quay lại dòm ngó coi ai đi với mình hay ai đang theo dõi mình, mình không có thì giờ làm chuyện đó, chỉ có một điểm là đi tới với Pāramī (Ba La Mật)   mình hành, phải trao dồi liên tục, việc thiện nào cũng làm, cho mình cho người, lúc nào mình cũng phải làm với pháp tu tập chân chánh của mình, thì may ra nó sẽ trổ quả thì mới bảo vệ được mình trên con đường tu tập của mình được an toàn thôi, chứ còn không thì không thoát khỏi cái Ngũ Ma, dụ dỗ đủ mọi cách để khống chế mình.

Thế nào là Tối Hành Ma Abhisaṅkhāra Mãra  ?

Abhisaṅkhāra Mãra  là Tối Hành Ma

Abhisaṅkhāra = Tối Hành

Mãra = Ma

Hành có 3:

- Phúc Hành

- Phi Phúc Hành

- Tối Thắng Hành

Hành có 3 nằm ở Vô Minh duyên Hành của Thập Nhị Nhân Duyên hay Liên Quan Duyên Sinh  Avijjã paccaya Saṅkhāra.  

Saṅkhāra (Hành) có 3 mà thành 6

Avijjã paccaya Saṅkhāra

Avijjã = Vô minh 

paccaya = duyên 

Saṅkhāra = hành

Vô Minh duyên Hành.

Vô Minh là bát bất tri (8 điều không biết): 

1) Bất tri khổ đế

2) Bất tri tập đế

3) Bất tri diệt đế

4) Bất tri đạo đế

5) Bất tri nhân đã qua (quá khứ)

6) Bất tri quả hiện tại

7) Bất tri nhân quả liên quan

8) Bất tri Liên Quan Tương Sinh.

Không chỉ là một, mà phải 8 bất tri mới thành một vô minh, 8 điều này mới hình thành một vô minh, chứ không thể nào nói vô minh suông, kể một không đủ mà kể 7 điều cũng không trúng, phải kể đúng 8.

Paccaya là duyên, có 2 duyên làm ra được pháp hành là: Thường Cận Duyên và Dị Thời Nghiệp Duyên. Hai duyên này làm duyên từ Vô Minh ra tới Hành.

Thường Cận Y là cái gì mà nó thường xuyên gần gủi, lân cận, gọi là cận y. Người lân cận gần gủi mình, đó là một mãnh lực, tại vì họ có thể là tác động mình, họ xúi mình mà họ không làm, đó là Thường Cận Y, đó là một mãnh lực duyên, xúc sinh bảo hộ. 

Cái thứ hai là Dị Thời Nghiệp là nghiệp lực quá khứ mình đã gieo trồng  rồi bây giở trổ sinh ra.

Chẳng hạn mình không biết Khổ Đế, rồi mình làm hành động Khổ Đế do bởi Tập Đế thì ra Dị Thời Nghiệp. Dị Thời Nghiệp sẽ đưa ra hành động hôm nay mình có.

Saṅkhāra là Hành động, có 6 pháp hành:

1) Thân hành

2) Ngữ hành

3) Ý hành

Không biết cũng nói, không biết cũng nghĩ, đó là Vô Minh duyên Hành, do đó, mình phải cẩn thận, hành động đó, hành động về thân, hành động về lời, hành động về ý của mình, coi chừng có mãnh lực của Dị Thời Nghiệp bởi Vô Minh tạo ra 

4) Phúc Hành (là làm việc thiện mà mình không biết)

5) Phi Phúc Hành (là làm việc bất thiện mà mình không biết)

6) Tối Thắng Hành (là tu tập Thiền Sắc Giới, Thiền Sắc Giới, Thiền Vô Sắc Giới mà mình không biết)

Họ thao tác ra họ sinh về trời Sắc Giới, Vô Sắc Giới, mà họ không biết những gì mình làm, đó cũng thuộc một pháp hành do bởi Vô Minh tạo tác.

Cái đó, có những người họ sinh về Sắc Giới, họ sinh về Vô Sắc Giới, họ an trú trong đó như Phạm Thiên Baka. Sơ Thiền Sắc Giới chỉ có một Đại Phạm Thiên thôi, và có 1000 Phạm Phụ Thiên và Phạm Chúng Thiên vô số. 

Những người tu tập Thiền Sắc Giới  chứng đắc Sơ Thiền thì có khi là Phạm Chúng Thiên là hàng dân chúng. Phạm Phụ Thiên là hàng quan, Đại Phạm Thiên là hàng vua. Mà cõi Đại Phạm Thiên cõi Sơ Thiền Sắc Giới chỉ có một Đại Phạm Thiên thôi.

Thì Baka là Đại Phạm Thiên cõi Sơ Thiền Sắc Giới, Ngài ở đó rất lâu, các vị Phạm Thiên kia đi tục sinh hết rồi, thì Đức Phật Ngài phải lên độ vị Đại Phạm Thiên Baka, Đức Phật Ngài dùng trí tuệ (trong bài kệ Cảm Thắng Ma Vương ở câu thứ 8, Ác Ma cũng đi theo phá.

 Quí Phật tử coi lại bài kinh 49 quyển Giáo Án Trung Bộ Kinh. Kinh Phạm Thiên Thỉnh Cầu. 

Phạm Thiên Baka khởi sinh ác tà kiến

Bài kinh 50 trang 267 là kinh Quở Trách Ác Ma.

 HT Minh Châu gọi là Kinh Hàng Ma, không có hàng ma, Đức Phật Ngài không có hàng phục ma mà Ngài chỉ quở trách, anh làm sai tôi quở trách anh, lúc đó là Ngài Mục Kiền Liên là Ác Ma trong bài kinh này, quí Phật tử đọc bài kinh này rất là hay, hay hơn kinh Nhật Tụng.

Bài kinh 49 là Phạm Thiên Baka khởi sinh ác tà kiến là ông thấy ông sống lâu, thì bắt đầu ông nghĩ ông đắc Nip-bàn rồi, ông đắc đạo quả rồi, Đức Phật nói không, Phạm Thiên Baka chưa có Níp-bàn, chưa đắc đạo quả, vẫn còn là phàm chưa là thánh.

Ở đây, không sanh không già không chết, ông sống lâu, ông nghĩ.

Trong phần Chánh Kinh trang 261.

I. Đức Phật liễu tri Phạm Thiên Baka khởi sanh Ác Tà Kiến.

Khi Đức Phật trú ngụ tại gốc cây Tàla trong rừng Subhagavana, ở tại Ukkatthà, với tự Tâm của Ngài biết được Tâm của Phạm Thiên Baka khởi lên Ác Tà Kiến (ditthigata) như sau "Cái này (Idam) là thường hằng, là thường tại, là toàn diện, không biến hoại, không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, và ngoài cái nầy ra thì không có sự giải thoát (Nissarana) nào khác hơn".

Phần II Ác Ma hiện bày việc ngăn cản với Đức Phật. (trang 262)

Ác Ma lên tới Sắc Giới luôn để ngăn cản Đức Phật không cho Đức Phật đi độ, nhưng Ngài có tâm từ.

Phần III. Đức Phật thuyết giảng cho Ác Ma: (trang 262)

- Nầy Ác Ma, ta biết ngươi. Chớ có nghĩ rằng ta không biết ngươi. Ngươi là Ác Ma.

- Nầy Ác Ma, phàm là Phạm Thiên, Phạm Thiên Chúng, Phạm Thiên quyến thuộc, tất cả đều nằm trong tay của ngươi, tất cả đều nằm trong quyền lực của ngươi.

- Nầy Ác Ma, và ngươi không nên nghĩ rằng Ta nằm trong tay của ngươi, không nên nghĩ rằng Ta nằm trong quyền lực của ngươi.

Đức Phật giảng cho Ác Ma làm những điều đó, đó là Phi Phúc Hành, anh làm những điều đó không có phước đâu.

Ông Baka nằm ở trong Tối Thắng Hành bởi vô minh, ông hưởng mà ông không biết. Còn Ác Ma cản Đức Phật đừng có độ Phạm Thiên Baka là Phi Phúc Hành. Những cái đó mình phải biết, đừng có bao giờ lọt vô cái sai lầm đó, đó gọi là ác tà kiến.

Một người nằm trong Tối Thắng Hành thì họ cũng lọt hết vô trong Bát Bất Tri không hiểu nhân quả, họ ở trong đó thì tà kiến sinh lên, ông khởi sinh tà kiến, ông nói ông không già không chết, ông không thấy được Khổ Đế, ông đang ở trong Tập Đế mà không biết, ông không thấy con đường ra Diệt Đế, ông chưa có Níp-bàn, và ông không biết Bát Chánh Đạo, ông ngồi với Pháp Hành của Sắc Giới mà ông lên cõi Phạm Thiên thôi.

 Rồi Ngài thuyết pháp độ Phạm Thiên Baka, rồi Baka nêu lên quan điểm tà kiến của mình. Rồi Đức Phật thể hiện thần thông. Rồi Ngài nói nếu như Baka là Alahan rồi Níp-bàn rồi thì biến mất đi, Như Lai biến mất, ngươi cũng biến mất, và Đức Phật biến mất ông chỉ nghe âm thanh của Đức Phật thôi, ông tìm Đức Phật không thấy, Đức Phật nói: "này Baka thấy Như Lai không ?".  Ông tìm không thấy, tại vì Alahan có lục thần thông, mà cái đó là iddhi-vidha thần túc thông, chỉ vị Alahan mới hiện bày ra iddhi-vidha thần túc thông được, mới biến mất được, khi đó Baka mới biết mình sai rồi.

Đức Phật muốn độ Baka Ngài phải dùng trí toàn giác của Ngài. Trí toàn giác mới dẹp được vô minh mới chỉ ra được Pháp Hành của họ sai, tức là bẻ gãy được Vô Minh thì Hành mới gẫy. 

Vô Minh diệt, Hành diệt, Hành diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt.

Rồi Ác Ma thuyết phục Đức Phật đừng độ Baka. Đức Phật bác bỏ sự thuyết phục của Ác Ma.

Phần Kết Luận trang 266. Ác Ma thất bại không thể thuyết phục được Đức Phật.

Như vậy, vì Ác Ma đã thất bại không thể thuyết phục được Đức Phật, và vì có lời thỉnh cẩu của Phạm Thiên, Do đó Pháp Thoại này cũng được gọi là Phạm Thiên Thỉnh Cầu.

Thì bài kinh đó, như có Phật tử hỏi thế nào là Tối Thắng Hành ? 

- Là người về chỗ Sắc Giới, họ tưởng là họ Níp-bàn rồi, nhưng cái đó là Tối Thắng Hành của Vô Minh, họ chưa giải thoát, họ hiểu lầm, do đó, cái con đường đi về cõi trời Sắc Giới, Vô Sắc Giới là con đường đó còn trong luân hồi, vẫn còn ở trong cõi phàm phu, chưa là Thánh, chưa diệt được kiết sử mà lọt trong bẫy sập của Liên Quan Tương Sinh.

Trong kinh Quở Trách Ác Ma.

Thì lúc bấy giờ Bài kinh này thuật lại câu chuyện ác nghiệp mà tiền thân Moggallana đã tạo ra 

Trang 267

B. Duyên Khởi:

Pháp Thoại nầy là Đại Trưởng Lão MahaMoggallana thuật lại câu chuyện quả Ác Nghiệp mà tiền thân của Ngài đã tạo ra khi còn là Ác Ma, để giải thích Ác Ma đang tạo Ác Nghiệp trong người của Đại Trưởng Lão.

Lúc có một kiếp Ngài Mục Kiền Liên là Ác Ma chui vô bụng của thị giả của Đức Phật Kakusandha Sau đó Ngài bị rớt xuống địa ngục. 

Đức Phật Kakusandha  là Phật Câu Lưu Tôn là một trong 5 vị Phật ở trong địa cầu này.

3. Đức Phật Kakusandha khuyên giáo Chư Tỳ Khưu thoát khỏi phiền nhiễu bởi Ác Ma Dùsi  (trong quá khứ Mục Kiền Liên là Ác Ma Dùsi ).

 Đức Phật Ngài nói có 2 hạng Phật tử đến với chùa, 2 hạng Phật tử này là Ác Ma Dùsi là tiền thân của Mục Kiền Liên đã làm ra, một hạng Phật tử tới chùa họ kich thích Ác Ma Dùsi nhập vô trong các Phật tử, họ kích thích tới cúng dường tán thán khen ngợi Chư Tăng, để Chư Tăng quên đường tu tập mà tự mãn sinh lên.

 Thứ hai, hạng người thứ 2 tới chùa để chửi mắng, công kích, phỉ báng Chư Tăng, để Chư Tăng phiền não lui sụt tu tập. 

Hai hạng người đó, Đức Phật Ngài trong Buddhavamsa Biên Niên Sử Chư Phật giải bày cho Chư Tăng thoát khỏi cái lưới của Ác Ma nhập vô trong các Phật tử để chinh phục phá quấy đời sống tu tập của Chư Tăng. Họ tới cúng dường, người tu phải chánh niệm tỉnh giác để không lọt vô, họ tới phỉ báng chửi mắng mình, nhà Sư cũng phải chánh niệm tỉnh giác đừng để rơi vô âm mưu của họ.

Trang 269 

4. Ác Ma lại tạo ra Ác Nghiệp với đệ tử của Đức Phật.

a. Ác Ma Dùsi lại khởi lên suy nghĩ như sau "Ta không biết chỗ đến và chỗ đi của các vị Tỳ Khưu có giới hạnh và Thiện tánh nầy. Vậy ta hãy nhập vào hàng Bà La Môn gia chủ và xúi giục để đi đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ và cúng dường các vị Tỳ Khưu có giới hạnh và Thiện tánh. Do xúi giục đi đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ và cúng dường các vị Tỳ Khưu có giới hạnh và Thiện tánh, thì các vị Tỳ Khưu nầy đổi tâm và như thế Ta mới có dịp để chi phối chúng".

b. Ác Ma Dùsi nhập vào hàng gia chủ Bà La Môn và đi đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ và cúng dường các vị Tỳ Khưu.

5. Đức Phật Kakusandha khuyến giáo Chư Tỳ Khưu thoát khỏi phiền nhiễu bởi Ác Ma Dùsi.

- Nầy Chư Tỳ Khưu, những vị gia chủ Bà La Môn đã bị Ác Ma Dùsi nhập vào và tạo ra Ác Nghiệp phiền nhiễu đến các người. Vậy các người hãy sống quán tưởng bất tịnh trên Thân, quán tưởng vì nghịch với vật thực, quán tưởng bất khả lạc với tất cả thế gian, quán tưởng Vô Thường đối với tất cả Hành.

Đức Phật Ngài chỉ các Pháp Hành để Phật tử ngừa, nhưng Ác Ma nhập vô người Phật tử để quấy rồi thì nhà Sư được Đức Phật Ngài dạy để mà tránh, khen cũng không được, phỉ báng cũng không được, cả hai lãnh vực đó tốt nhất đóng cửa chùa tịnh cư thiền định. Nên ngày xưa Ngài Tịnh Sự đóng cửa chùa ngày đêm, Ngài không cho ai vô để Ngài dạy Sư, nghèo khổ cũng được để sống thanh bình lạc đạo, vậy mà thoát khỏi bẫy sập này. Họ tới cúng dường cũng là một cái lưới, mà họ tới chửi mắng cũng là một cái lưới, hai cái đó mình phải giữ tâm không để bị chi phối, không để bị tác động. Khi được cúng dường nhiều quá mình lấy cũng tạo ra tội, khi bị chửi mắng buồn phiền nghĩ quẩn cũng tạo ra tội.

 Hai cái đó Đức Phật Ngài không quở trách các vị Tỳ Khưu, nhưng Ngài quở trách tâm Ác Ma phá đệ tử Đức Phật cho không có con đường giải thoát được.

Sau khi học hết Paṭṭhāṇa xong Sư giảng xen kẽ qua kinh Nikaya. Trung Bộ Kinh có 152 bài, Trường Bộ Kinh có 34 bài. Mỗi bài có ý nghĩa Pháp Hành để mình tu tập.

Trong đời sống mình không biết, chính cái đó mình chỉ còn cái tốt nhất là giữ Tâm, tại vì Ác Ma nhập vô nếu mình không giữ Tâm mình, nhất là mình tu hành mà có một số thành quả rồi dễ bị tấn công, phải cẩn thận không được khinh xuất, không thể nào dễ dui được.

Câu di huấn tối hậu trước khi Đức Phật Ngài viên tịch: "Này Chư Tỳ Khưu, các Pháp là Vô Thường chớ nên phóng dật dễ dui mà phải tinh cần nỗ lực tu tập."

Phải cố gắng nỗ lực cho tới ngày mình viên tịch hay mình đạo quả mới thôi. Ngài Paṇdita nói ít nhất Sotàpatti Thất Lai chứ đừng để rớt xuống 4 đường ác đạo. 

Mình đi trên đường giống như đi qua một cái cầu khỉ bên dưới là hầm hố, thú dữ rồi sóng to gió lớn mà cái cầu đi rất bấp bênh nếu không đi cẩn thận lọt xuống thì mạng vong. Do đó, mình phải ráng lo tu tập. Mà cái tu tập này không có gì bằng Pāramī (Ba La Mật) chứ mình không đi thông thường được.

Trong quyển Chính Thị Kim Sinh, Ngài Paṇdita dẫn chứng trường hợp  Sumedha là người dâng thân này nằm xuống cho Đức Phật Dipankara Phật Nhiên Đăng đi ngang qua, tại vì Ngài không làm kịp con lộ đó thì phải hiến thân luôn thì Sư dẫn chứng lại trong bài kinh. 

Trường hợp Subhadda rất là hy hữu, Ngài Subhadda là một vị Bà La Môn ở một đẳng cấp cao quí trong xã hội thời đó, ông ở ngay tại Kusinara. Khi Đức Phật Ngài về Kusinara viên tịch, ông nghe được ông tới để thỉnh cầu Đức Phật thuyết pháp, thì Ngài Ananda là thị giả của Đức Phật từ chối nói là không được vì Đức Thế Tôn mệt lắm rồi. Thì ông xin lần thứ 2, lần thứ 3, Ngài Ananda đuổi ông đi về. Lúc đó Đức Phật nằm nghỉ trên tảng đá nghe được Ngài gọi cho Subhadda vào, 

Subhadda vào và hỏi: Có giáo pháp nào ngoài giáo pháp của Đức Thế Tôn ra mà đưa đến đạo quả Thánh nhân không ?

Đức Phật nói 2 câu: "Như Lai không còn thì giờ để giải thích, nhưng Như Lai tuyên bố ngoài Giáo Pháp của Như Lai ra không có đệ nhất Sa Môn, đệ nhị Sa Môn, đệ tam Sa Môn, đệ tứ Sa Môn, Ngài khẳng định chỉ có con đường Bát Chánh Đạo của Giáo Pháp của Đức Phật mới có con đường của Thánh nhân".

Đệ nhất Sa Môn là Thất Lai, đệ nhị Sa Môn là Nhất Lai, đệ tam Sa Môn là Bất Lai, đệ tứ Sa Môn là Vô Sinh. 

Thì Subhadda xin xuất gia, Đức Phật Ngài mới phá lệ, tại vì người ngoại đạo hay người ngoài giáo pháp thì phải qua 6 tháng thử thách làm giới tử, Nhưng Ngài ngoại lệ cho Subhadda xuất gia. 

Ananda mới đem ra ngoài cạo râu cạo tóc rồi truyền Pháp Vô Thường rồi dắt trở vô Đức Phật cho đề mục, thì Subhadda lấy đề mục đó đi kinh hành ngay ngày hôm đó đắc quả Alahan và viên tịch ngày hôm đó.

Khi một người xuất gia với Đức Phật đểu được Ngài cho đề mục của tập khí của mình để mà tu tập. Bà Pajapati Gotami dì mẫu của Đức Phật cũng được Đức Phật cho đề mục để tu tập mang đến đạo quả.

Sư có ghi lại hết tích chuyện đó trong quyển Chính Thị Kim Sinh. Thì bà Mẹ Kế Mẫu Gotami sau khi Hoàng Hậu Maya mất sinh về cung trời Tusita thì người dì mẫu Gotami đem về nuôi, mà cùng một ngày sinh ra với Hoàng Hậu Maya sinh Siddhattha (Sĩ Đạt Ta) thì dì mẫu Gotami sinh Nanda. Khi Hoàng Hậu Maya mất thì bà dì mẫu đem về nuôi với bầu sữa của di mẫu để dành cho Siddhattha (Sĩ Đạt Ta) thôi, còn con ruột của mình là Nanda phải mượn bà vú nuôi cho uống sữa, bà dành hết tình thương cho Siddhattha (Sĩ Đạt Ta) nên Đức Phật Ngài mới thương, sau khi vua Tịnh Phạn mất thì trong hoàng cung buồn lắm, tại vì khi vua Tịnh Phạn mất 3 điều xảy ra; Đức Phật đi, cháu nội là Rahula (La Hầu La)  cũng đi, rồi tới vua Tịnh Phạn cũng mất, trong hoàng cung chỉ còn phụ nữ, những người đàn ông đi hết, luôn cả người thợ cắt tóc là Upali cũng bỏ đi tu theo Đức Phật. 

Thì mấy người phụ nữ cũng rủ nhau đi xuất gia nhưng bị Đức Phật Ngài từ chối, tại vì người nữ mà đi tu thì Giáo Pháp Như Lai sẽ bị cắt thành nửa, Ngài Ananda xin Đức Phật Ngài cho nữ giới vô tu. Đức Phật nói người nữ phải thọ 8 điều (bát kinh pháp) thì mới cho. Bà Dì Mẫu được nhận vào tu.

Bát Kỉnh Pháp

1 Một Tỳ kheo ni, dầu có trăm tuổi hạ khi gặp thầy Tỳ kheo mới thọ giới Cụ túc cũng phải chào hỏi, đảnh lễ và thực hành tất cả những bổn phận thích nghi đối với vị Tỳ kheo.

2- Một Tỳ kheo ni không được khiển trách hay nặng lời đối với một vị Tỳ kheo trong bất kỳ trường hợp nào.

3- Tỳ kheo ni không được ngăn Tỳ kheo xét tội, thuyết giới, tự tứ hay nói lỗi của Tỳ kheo. Trái lại, Tỳ kheo được quyền cử tội Tỳ kheo ni.

4- Muốn thọ trì Cụ túc giới phải thông qua hai bộ Tăng: Tỳ kheo ni và Tỳ kheo

5- Nếu Tỳ kheo ni phạm tội hữu dư (Tăng tàn) thì phải đến trước hai bộ Tăng thực hành pháp Ý hỷ (Ma na đỏa) trong thời gian nửa tháng.

6- Nửa tháng phải đến bên Tỳ kheo tăng cần cầu dạy bảo.

7- Không được an cư kiết hạ ở địa phương nào không có Tỳ kheo ở.

8- Khi an cư xong, phải đến Tỳ kheo tăng cầu ba sự tự tứ: thấy, nghe và nghi.

Thì vô tu bà làm bộ y cúng dường Đức Phật, Đức Phật Ngài không nhận và nói cúng dường cho Chư Tăng.

Trong tiền kiếp quá khứ bà Dì Mẫu Gotami đã từng cúng dường 5 vị Độc Giác Phật y áo. Tức là khi bà ra đời sống bà đều cúng dường y cho các vị Độc Giác Phật, do chủng tử đó bà mới được làm Dì Mẫu của bậc Chánh Đẳng Giác kiếp chót. Rồi kiếp chót này bà cũng làm bộ y nhưng Đức Phật không nhận lời mà kêu cúng dường cho Chư Tăng thì phước lớn hơn, đó là tác ý. 

Mới đầu khi nghe như vậy thì bà buồn. Đức Phật mới dạy cho Ananda để nói lại cho Dì Mẫu Gotami là khi cúng dường cho Đức Phật đó là cá nhân tuyển thí, Tăng đoàn tuyển thí phước lớn hơn.

Do đó, Ngài muốn phá sai lầm của tập khí mà mình tu hay mình ở ngoài đời cũng vậy, mình sống cái gì cũng làm theo tập khí của mình, không bao giờ mình nhìn thấy pháp hết. 

Khi Tăng đoàn xả thí thì lúc đó mình mới diệt thân kiến, diệt cố chấp hay tập khí của mình, tôi thương tôi thích thì mới cũng, còn không thương không thích tôi không cúng, cái đó là cá nhân tuyển thí mà trong tập khí của mình đã lựa chọn là sai.

Tăng đoàn tuyển thí là mình sống trong trạng thái Pāramī (Ba La Mật) . Còn quả báo của họ, họ cần, còn chuyện mình quả phước mình có, nhiều khi mình mượn họ để mình làm được. Đừng có đắn đo, chắc chiu suy nghĩ. Mình đi một cách rất an lạc.

Bài kinh Phạm Thiên Baka suy nghĩ tà kiến, suy nghĩ sai, ông nghĩ ông đắc đạo quả, thật ra không có. Thì lúc bấy giờ ông đang ở trong Tối Thắng Hành của sắc giới mà ông Baka đang có đang hưởng quả vị Đại Phạm Thiên cai quản cõi trời Sắc Giới, thì cái đó là Vô Minh duyên Hành ở trong phần Abhisaṅkhāra Mãra  là Tối Hành Ma.

Năng lực của Mãra kinh khiếp, ở đâu họ cũng có mặt, và ngay cả vị đại đệ tử của Đức Phật Kakusandha đang đi theo Đức Phật.

Trang 267 

C. Chánh Kinh: 

1. Ác Ma tạo ra Ác Nghiệp với Đại Trưởng Lão MahàMoggallàna.

Đại Trưởng Lão MahàMoggallàna đang đi kinh hành ngoài trời, và Ác Ma đi vào bụng và ở trong bao tử của Ngài. Đại Trưởng Lão khởi Tâm suy nghĩ "nay sao bụng của Ta lại nặng nặng như có cái chi chất chồng quá đầy". Thế rồi, Đại Trưởng Lão từ chỗ kinh hành bước xuống, đi vào Tự Viện, và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Đại Trưởng Lão tự chánh tư niệm và thấy được Ác Ma, liền thốt lên lời "Hãy đi ra, Ác Ma ! Hãy đi ra, Ác Ma ! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài".

Nhưng Ác Ma lại nghĩ rằng Đại Trưởng Lão MahàMoggallàna không thấy và không biết. Như vậy, Đại Trưởng Lão lại nói với Ác Ma "Nầy Ác Ma, ta biết ngươi. Chớ có nghĩ rằng Ta không biết ngươi. Ngươi là Ác Ma. Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài".

Khi rõ biết rằng Đại Trưởng Lão liễu tri sự việc, Ác Ma đã từ miệng của Đại Trưởng Lão MahàMoggallàna bước ra.

Rồi Trưởng Lão Mục Kiền Liên mới kể lại chuyện thời gian Ác Ma hiện bày phá đệ tử Đức Phật.

Trong bài kinh này Đức Phật dạy cách ngự phòng Ác Ma chinh phục mình, không riêng cho người xuất gia, người tại gia cũng có, nên mình phải cẩn thận, lúc mình vui mình buồn mình khổ, mình bất toại nguyện, cái đó đang là Ác Ma nhập vô, có cơ hội là nhảy vô liền.

Do đó, mình phải cẩn thận, cái đó đều là Vô Minh duyên Hành bởi 2 duyên Thường Cận Y và Dị Thời Nghiệp Lực, 2 mãnh lực này đứng giữa làm duyên cho hành, mình không biết mình vẫn hành, đó là mãnh lực của Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y, 2 cái đó thường xuyên.

Có 3 điều, 3 điều này là một vị Giáo Thọ hay một vị Thiền Sư chỉ dạy cho người ta về vấn đề tâm linh về mặt tinh thần tu tập thì phải có 3 điều mình có rồi mình mới nói được người ta, không có không được.

1) Thứ nhất là mình phải linh xảo, tức là mình thuần thục trong vấn đề mình biết, mình phải linh xảo, sắc bén, khôn khéo trong mọi vấn đề mà người ta đang đề cập tới, mình có vấn đề đó trong việc mà kiến văn của mình linh xảo.

2) Thứ hai là mình phải có tri thức, lý luận phù hợp với kinh điển, phải kiên cố và xác thực chính xác với kinh điển, phải có một tri thức, kiến thức. Theorical là lý luận chứ không phải là lý thuyết, là lý luận là những cái mà mình biện luận một cách hợp lý và kiên cố (solid) mà xác thực đúng theo văn bản kinh điển, chứ không phải nói theo tư kiến của mình thì mới làm được.

Solid  <---- Sound theorical knowledge of the scriptures (kiến thức lý thuyết vững chắc về kinh điển)

3) Điều thứ Ba, mình phải có lòng từ bi và lòng trắc ẩn (loving kindness và compassion) thì mình mới làm được điều đó. Lòng từ bi và lòng trắc ẩn phải chân thật.

Tóm tắt 3 điều: 

- Thứ nhất, việc làm của mình, sự tu tập của mình hay là sự tu hành của mình phải thật sự hết sức linh xảo, khéo léo mình mới có. 

- Thứ hai, tri thức, lý luận của mình phải kiên cố và xác thực, chứ không hư ngụy giả tạo, lời nói của mình có điểm chính logic chứ không uống nắn như con lươn theo kiểu như là ngụy biện kiến, người ta đụng chỗ này mình né, người ta đụng chỗ kia mình né, để mình nói ta đây mình biết kiến thức, nhưng mà sai lầm, mình đang Vô Minh duyên Hành ở trong ngữ hành bởi vô minh, và phải nằm ở trên góc độ Kinh Điển, chứ không phải ngoài kiến thức của mình, căn bản Phật có dạy, kinh có nói và có sách lưu lại thì cái đó mới an toàn

- Thứ ba, phải có lòng từ bi và lòng trắc ẩn

Bài 3 điều này là Ngài Paṇdita  Ngài kiến nghị các vị Giáo Thọ.

Những người nào có khát vọng để trở thành vị giáo thọ thì họ phải luyện tập 3 điều, nếu có đủ 3 điều này.

1) cái sự tu tập của mình phải linh xảo

2) Cái tri thức phải kiên cố và xác thực.

3) Phải có lòng từ bi và lòng trắc ẩn

Thì mình mới trở thành một vị Giáo Thọ

Khi một vị Giáo Thọ tôn giáo (a teacher spiritual),  đặc trách về vấn đề giáo nghĩa giáo học, hay một vị Thiền Sư thì người ta phải đủ 3 điều kiện này, nếu mình chưa đủ 3 điều kiện này, nhất là điều kiện thứ 2, kiến thức mình không có đầy đủ trong văn bản Kinh Điển thì mình sẽ rớt trong tư kiến là biên kiến hay là định kiến hay là một cái tà kiến trong lời lẽ của mình nói ra, thứ hai nữa mình phải có lòng từ bi và lòng trắc ẩn loving kindness và compassion).

Ngài Paṇdita nói trước tiên tối trọng yếu (First and foremost) là mình phải thực hành có kết quả thì mình mới dạy người ta được, cũng như những bài kinh hồi đầu giờ Sư chia xẻ với quí Phật tử ráng đọc để cầu nguyện thì Sư trải nghiệm rồi là có kết quả, Sư có nghiệm rồi so với các văn bản kinh điển thời Đức Phật có xảy ra thì Sư mới chia xẻ với quí Phật tử được, với tâm từ và bi của Sư mới chia xẻ ra được, giờ quí Phật tử chỉ lấy đó áp dụng mới có kết quả, rồi từ đó mình cũng có, giờ mình áp dụng rồi mình chuyền cho thân bằng quyến thuộc của mình.

Ác Ma không buông tha ai hết, mà không phải chỉ Thiên Tử Ma mà Phiền Não Ma, Ngũ Uẩn Ma, Tử Thần Ma cũng tấn công mình được. Mình đang có bao nhiêu dự án cần thực hiện thì Tử Thần tới rước mình đi, coi như bỏ hết tất cả lại, sự nghiệp hay kế hoạch của mình buông bỏ lại hết. Do đó mình mới tìm ra 2 chủ đề.

Đây là Pháp Hành của mình để mình tiếp nối bài học tuần trước.

Trong Ngũ Ma:

1. Ngũ Uẩn Ma

2. Phiền Não Ma

3. Tối Thắng Ma hay Pháp Hành Ma 

4. Tử Thần Ma 

5. Thiên Ma

Cái nào là hiện hữu, cái nào không hiện hữu. Cái nào hiển lộ, cái nào ẩn tàng. Cái nào mình thấy, cái nào mình không thấy.

Trong đời sống hàng ngày của mình 5 loại ma này cái nào thường hiển lộ ?

Ngũ Uẩn Ma là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Phiền Não Ma là tham, sân, si. Thiên Tử Ma là có hiện tượng ma hiện bày.

Khi đã gọi là Ma (māra) là mình không biết được. Mình nói là mình biết Phiền Não Ma là có, tham sân si mình thấy rõ, nhưng mà thật ra mình đã biết rõ rồi mà tại sao mình còn tham, sân, si, mình vẫn tham, sân, si, mình vẫn sống trong trạng thái Māra của mình chi phối.

Do đó, đối với Ngũ Ma mình không biết được, rồi người ta nói mình mới thức tỉnh nhẩy ra. Thấy nó hiển lộ chứ thực ra không phải, cái đó là cái tập khí của mình chứ không phải là māra. Mình đang sống trong tập khí của mình chứ không phải bị māra chinh phục, chứ không phải māra đang ở trong  tâm mình.

Māra không ai biết được, còn cái biết của mình là do tập khí, là cái kiến chấp của mình, và mình phải thận trọng. Lúc mà nó hiển lộ ra mình tỉnh, mình trí mình có biết thì mình nhận diện được nó, còn không là mình ở trong nó, mình sập bẫy nó rồi, không thoát ra được.

Cái bẫy của māra, vô phương, đệ tử của Đức Phật Kakusandha  vị thị giả của Đức Phật Kakusandha mà còn bị Ác Ma chui vào bụng, và ngay cả Ngài Mục Kiền Liên có thần thông mà còn bị Ác Ma chui vào bụng, tại sao Ngài bị Ác Ma chui vào bụng ? không biết được, thì cỡ như mình là chịu thua.

Mình không xác định được tính chất của māra. Phiền Não Ma là chính cái phiền não là māra đang nhiếp phục cái tâm mình, mình không thấy trong khi đó hay là mình đang nuôi dưỡng tập khí của mình lâu dài cái Dị Thời Nghiệp của Vô Minh duyên Hành đang hiện bày ra, mình không biết, phải cẩn thận.

Hai điều mà quí Phật tử cần nhớ, trong bài kinh Māra mà Sư viết ra, Sư để trong quyển Chính Thị Kim Sinh (in this very life) thì

 3 cái; Ngũ Uẩn Ma, Phiền Não Ma, Pháp Hành Ma là chủ quan trong quan điểm của mình cố chấp dữ lắm, và 

2 cái; Tử Thần Ma và Thiên Tử Ma là khách quan.

Người có kiến thức trên lý luận của văn bản Kinh Điển họ mới gỡ kiến chấp của mình thì mình mới bẻ gãy được cái đó ra.

Vậy thì: 

- Khi nói tới Ngũ Uẩn Ma: Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, mình không biết, Sắc hoại diệt theo Pháp chứ không phải theo của Māra hay là theo của mình, mình không biết được.

- Khi nói tới Phiền Não Ma: Tham, Sân, Si, nó đi theo Pháp hay là Māra, mình không biết được

- Khi nói tới Pháp Hành Ma: Thân Hành, Ngữ Hành, Ý Hành, mình không có bao giờ mình ngờ, nghĩ, và mình không biết được hành động của mình tạo ra cho tới khi mình thức tỉnh ra "ủa, tôi như vầy mà tôi làm như vậy sao" thì việc đã xảy ra rồi, Thân Ngữ Ý rồi, phải cẩn thận.

- Khi nói tới Tử Thần Ma: Quí Phật tử không bao giờ nói rằng khi cái chết nó đến thì quí Phật tử mới thấy được Tử Thần Ma đối diện. Đức Phật nói "Hơi thở vô, hơi thở ra, là một Tử Thần Ma, đó là người có Chánh Niệm." Chứ không nói tới trạng thái sự chết đến với người đó, người đó mới có Tử Thần Ma hiện hữu. Trong hành động thân, ngữ, ý mà thiếu chánh niệm mình đã chết một lần với Tử Thần Ma. 

Mình chết một lần với Thiên Ma, bẫy sập.

Do đó, phải cẩn thận với sở hành của mình, trong hành động của mình, Thân, Ngữ, Ý của mình.

Như vậy thì, trong phần Hành:

-  8 bất tri duyên Thân Hành, trong Thân Hành có 3: Phúc Hành, Phi Phúc Hành, Tối Thắng Hành.

- 8 bất tri duyên Ngữ Hành: Phúc Hành, Phi Phúc Hành, Tối Thắng Hành

- 8 bất tri duyên Ý Hành: Phúc Hành, Phi Phúc Hành, Tối Thắng Hành.

Do đó, 3 cái Thân Hành, Ngữ Hành, Ý Hành = 9 cái Phúc Hành, Phi Phúc Hành, Tối Thắng Hành, phải nắm bắt được, đường nào mình cũng bị lọt vô trong đó hết.

Trong 8 cái bất tri này, trong 9 cái với 3 Pháp Hành; Thân, Ngữ, Ý mà nó nằm ở trong cái Pháp Hành, trong Ngũ Uẩn Ma thì nhân ra được.

8 Bất Tri, trong 9 Pháp Hành Thân, Ngữ, Ý, nằm trong Phúc Hành, Phi Phúc Hành, trong Ngũ Uẩn Ma thì nhân ra được.

Phúc Hành có 5

Phi Phúc Hành có 5

Tối Thắng Hành có 5.

Mình ở trong một cái lưới. Một câu hỏi của một Phật tử về Tối Hành Ma, mà nó ra một cái lưới như vậy.

Trước một cái lưới đan chặc chẽ như vậy mà còn ma quái mù mịt mình không biết được, mình ưu tư, mình lo lắng sợ hãi thì mình đang sống trong bẫy sập của Phiền Não Ma, mình đang sống trong bẫy sập của Pháp Hành Ma tung lưới ra mình lọt vô trong đó, rồi mình chết đi sống lại trong Tử Thần Ma, rồi Thiên Ma đang sai khiến Tâm của mình làm mình mất đi cái hướng của mình. Không có để nó xảy ra như vậy, mình ở trong Pāramī (Ba La Mật) của mình, đừng để cho nó chi phối, đừng để cho nó tác động, đừng để cho nó dẫn dắt mình.

Như vậy thì mình nói cho ta cho người.

Ta                                        Người

Thân                                    Thân

Ngữ                                      Ngữ

Ý                                          Ý

2 loại này gọi là Sasaṅkhāra là hữu dẫn, hữu trợ. Cái này là Sasaṅkhāra thân, ngữ, ý ta, trợ dẫn ta, Sasaṅkhāra thân, ngữ, ý ta, trợ dẫn người. 

Tâm đó là Tâm gì ? Tâm thứ hai, thứ tư, thứ sáu, thứ 8 là những tâm Sasaṅkhāra, mà những cái Tâm trước đó là asaṅkhāra tức là không có hữu dẫn. Do đó, với 2 cái đó nó có pháp nghịch lại. Về Pháp thì mình sài Đại Thiện Tương Ưng Trí vô dẫn, vô trợ, chứ không sài trạng thái hữu trợ, trạng thái đó sẽ bị dễ Sasaṅkhāra

Sasaṅkhāra là hữu dẫn, hữu trợ

asaṅkhāra là không hữu dẫn, không hữu trợ

Trong đời sống hàng ngày của mình sài Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí Vô Trợ, chứ không để asaṅkhāra để bị chinh phục bởi saṅkhāra (Hành) ./.

 

------------------------------------

Vô Minh là bát bất tri (8 điều không biết): 

1) Bất tri khổ đế

2) Bất tri tập đế

3) Bất tri diệt đế

4) Bất tri đạo đế

5) Bất tri nhân đã qua (quá khứ)

6) Bất tri quả hiện tại

7) Bất tri nhân quả liên quan

8) Bất tri Liên Quan Tương Sinh.

----------------------------------------------------

[104] Ba thắng hành (Abhisaṅkhāra), pháp hành tạo tác, pháp làm nhân tạo quả dị thục:

1. Phúc hành (Puññābhisaṅkhāra), hành vi thiện tạo quả tốt làm thành thức tục sinh cõi vui hữu sắc. Ở đây chi pháp là Tư tâm sở tương ưng thiện dục giới và sắc giới.

2. Phi phúc hành (Apuññābhisaṅkhāra), hành vi bất thiện tạo quả xấu làm thành thức tục sinh cõi khổ. Ở đây chi pháp là Tư tâm sở tương ưng tâm bất thiện.

3. Bất động hành (Āneñjābhisaṅkhāra), hành vi thiện vi tế tạo quả thức tục sinh cõi vô sắc. Ở đây chi pháp là tư tâm sở tương ưng thiện vô sắc.

Ba loại hành này là nghiệp luân quá khứ hình thành do duyên vô minh, là chi Hành (Saṅkhāra) trong y tương sinh (Paṭiccasamuppāda).

----------------------------

Bát Kỉnh Pháp

1 Một Tỳ kheo ni, dầu có trăm tuổi hạ khi gặp thầy Tỳ kheo mới thọ giới Cụ túc cũng phải chào hỏi, đảnh lễ và thực hành tất cả những bổn phận thích nghi đối với vị Tỳ kheo.

2- Một Tỳ kheo ni không được khiển trách hay nặng lời đối với một vị Tỳ kheo trong bất kỳ trường hợp nào.

3- Tỳ kheo ni không được ngăn Tỳ kheo xét tội, thuyết giới, tự tứ hay nói lỗi của Tỳ kheo. Trái lại, Tỳ kheo được quyền cử tội Tỳ kheo ni.

4- Muốn thọ trì Cụ túc giới phải thông qua hai bộ Tăng: Tỳ kheo ni và Tỳ kheo

5- Nếu Tỳ kheo ni phạm tội hữu dư (Tăng tàn) thì phải đến trước hai bộ Tăng thực hành pháp Ý hỷ (Ma na đỏa) trong thời gian nửa tháng.

6- Nửa tháng phải đến bên Tỳ kheo tăng cần cầu dạy bảo.

7- Không được an cư kiết hạ ở địa phương nào không có Tỳ kheo ở.

8- Khi an cư xong, phải đến Tỳ kheo tăng cầu ba sự tự tứ: thấy, nghe và nghi.

------------------------------------------------------

Năm thứ ma (Māra), sự phá hoại, sự đem lại bất hạnh, sự xấu xa:

1. Phiền não ma (Kilesamāra). Phiền não phá hoại thiện pháp và làm cho chúng sanh bị bất hạnh luân hồi nên gọi là ma.

2. Ngũ uẩn ma (Khandhamāra). Ngũ uẩn có thực tính đổi thay biến hoại, luôn là tính chất khổ đau, đem lại sự suy sụp, nên gọi là ma.

3. Pháp Hành (Abhisaṅkhāramāra). Nghiệp thiện ác tạo ra quả luân hồi, kết buộc vào vòng sanh tử khổ đau triền miên, nên gọi là ma.

4. Thiên tử ma (Devaputtamāra). Hạng thiên thần nhiều uy lực trong cõi trời dục giới nhưng có tính đố kỵ, hay quấy phá người tu tập hiền thiện, cản trở sự tu tiến của người tu hành, nên gọi là ma.

5. Tử thần ma (Maccumāra). Sự chết luôn cướp đoạt mạng sống và tạo nên nỗi ám ảnh sợ hãi cho chúng sanh, nên gọi là ma.