Monday, March 15, 2021

Có phải Thắng Pháp, Duy Thức Học, Tâm Lý học và Phân Tâm học là những môn học tương đồng không? - HT Chánh Minh giảng

 Câu hỏi 3: Có phải Thắng Pháp, Duy Thức Học, Tâm Lý học và Phân Tâm học là những môn học tương đồng không?

Câu hỏi trong bài giảng Thắng Pháp, bài 2 Bốn Pháp Siêu Ly

Minh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh: Nhìn bề ngoài thì tương đồng với nhau, tức là nói lên cái sự diễn tiến của phần tinh thần, tức là Duy Thức Học cũng nói về phần tinh thần, tâm lý học nói về phần tinh thần.

Nhưng xin thưa rằng; tâm lý học không đề cập tới sắc pháp, chỉ nói về diễn tiến của tinh thần, như vậy tâm lý học chúng tôi chưa nói cái tiến trình hình thành tâm lý học, cái thời gian mà phân tâm học hay tâm lý học xuất hiện nó cách thời gian Thắng Pháp xuất hiện trên dưới gần 2 ngàn năm nhưng hình dung thì cũng giống vậy nhưng có những cái khác nhau.

 Duy Thức Học xuất phát sau Abhidhamma, Duy Thức Học là bộ môn học của Ngài Thế Thân và Ngài Vô Trước lập ra. Ngài Thế Thân và Ngài Vô Trước nếu chúng tôi nhớ không lầm thì vào thế kỷ thứ 4 sau Tây Lịch, tức là cũng nương vào Tạng Abhidhamma tức là tạng Thắng Pháp để thành lập ra.

Nói một cách khác dễ hiểu hơn thì, nhìn có vẻ tương đồng nhau nhưng mà có những cái khác biệt nhau tùy theo sự hiểu biết của mỗi người, còn Tâm Lý học thuộc về Tây Phương của những triết gia. 

Trước mắt là chúng ta cứ tạm cho rằng giống nhau ở những nét đại cương, còn những nét dị biệt chúng ta sẽ tìm hiểu sau, cho nên có một số tác phẩm dịch từ bảng luận Abhidhamma ra họ nói tâm lý học là không đúng. Tâm Lý học chỉ phân tích được buồn, vui, không vui, không buồn, chỉ là khía cạnh nhỏ của trạng thái tâm lý, còn trong tạng Thắng Pháp này thì bao la rất nhiều. Nhưng tạm thời chúng ta chấp nhận như vậy 

Duy Thức cũng vậy, nói về Duy Thức, "vạn pháp duy tâm tạo", hay là "nhất thiết duy tâm tạo", tất cả đều do tâm tạo.

 Nhưng xin thưa rằng; nếu "nhất thiết duy tâm tạo" thì chính tâm cũng vẫn bị tạo. Chúng ta nhìn lại chúng ta mới thấy, tâm tạo ra tất cả thì chính tâm cũng bị tạo luôn. 

Chúng tôi giải thích qúi vị là, nhân sinh tâm có bốn; thứ nhất là nghiệp quá khứ, thứ hai có cảnh, thứ ba có tâm sở, và nếu ở cõi dục giới này thì phải có sắc nương, tức là phải có sắc ý vật, tâm không phải tạo tất cả mà chính bản thân tâm cũng bị tạo.

 Có những nét khác biệt như vậy, cho nên nhìn chung thì nói về diễn tiến của những trạng thái tâm, nhìn đại thể thì giống nhau nhưng những chi tiết đó, những điều đặc biệt đó thì, chúng ta mới có thể phân tích ra có rất nhiều khác biệt mà, chỉ cần khác một chút thôi thì vấn đề lại sang một cái ngõ khác, giống như ông xạ thủ chỉ nhắm sai một ly thôi thì mũi tên sẽ không trúng mục tiêu, 

Chúng tôi xác nhận rằng; Tâm Lý học, Duy Thức học, ngay cả Phân Tâm học của Freud và tạng Thắng Pháp tất cả đều hao hao giống nhau có nét tương đồng giống nhau nhưng, chúng ta không nên vì một khía cạnh giống nhau đó mà chúng ta kết luận là như nhau. 

Chúng tôi ví dụ, trong bình hoa có những cánh hoa, trong vườn hoa cũng có những cánh hoa giống giống nhau. Nhưng ở vườn hoa nó có những cánh hoa khác nữa và nó có khác với những cánh hoa ở trong bình, khác chổ nào, hoa trong bình sống không thọ không lâu, còn hoa ở vườn có thể sống thọ sống lâu, đó là một điểm. Điểm thứ hai, hoa ở trong bình có thể bị cắt đứt rễ, hoa trong vườn không bị đứt rễ, chẳng hạn như vậy, mà nhìn chung chung thì giống nhau nhưng coi chừng những nét khác biệt, đó là điều quan trọng, chúng ta mới thấy được những cái đặc biệt. Dĩ nhiên, chúng tôi không bài bác là khác nhau hoàn toàn nhưng chúng ta phải lưu ý những điều khác biệt vậy.

Một ví dụ khác, chúng ta thấy; sắc, thép, đồng, vàng, chì, kẽm, nói chung là kim loại, ai bảo sắc không phải là kim loại, ai bảo thép không phải là kim loại, ai bảo vàng không phải là kim loại, nhưng mà mỗi cái nó khác nhau và chúng ta cần tìm hiểu những nét khác nhau như thế nào và, cũng nên nhớ một điều nữa qua ví dụ này, chúng ta thấy thủy ngân cũng là kim loại mà nó ở thể lỏng, nhưng nó cũng thuộc về kim loại.

Đó là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi này ./.

No comments:

Post a Comment