Monday, March 29, 2021

Câu hỏi. giây phút lâm chung quan trọng như thế nào? - HT Giới Đức giảng

 Câu hỏi: giây phút lâm chung quan trọng như thế nào?

Trích đoạn trong bài giảng "Chữ nghiệp trong đạo Phật" HT Giới Đức giảng.

Minh Hạnh chuyển biên

HT Giới Đức: Giây phút lâm chung quan trọng dường bao, Thầy nhớ thời kỳ ở nơi chùa Phật Bảo năm 1973 có một vị Sư Miên già bệnh sắp lâm chung, ông xin mọi người đưa tượng Phật nhỏ để ông cầm và ông nói Buddho, Buddho, Buddho, Buddho.......lần lần rồi ra đi, chắc chắn là cảnh trời, nếu khi nói Buddho, Buddho, Buddho mà cận định thì lên cõi trời Đâu Xuất. 

Người thứ hai là Ngài HT Hộ Tông, vị Sư thị giả ở chùa Hương Đạo ở bên Mỹ, thị giả của Ngài mười mấy năm trường kể lại giây phút Ngài lâm chung và Thầy có kể lại giai đoạn đó trong Tháp Lửa Tâm Linh về cuộc đời của Ngài Hộ Tông, giây phút trước đó thì Ngài đi toilet xong thì ra nói với Sư Bửu Đức: "Bao nhiêu cái khổ não cái phiền não trần ai sổ ra hết rồi" sau đó Ngài vô nằm rồi một số Chư Tăng một số Phật tử đến thăm viếng bên cạnh Ngài giảng Tứ Niệm Xứ, Ngài giảng Niệm Xứ một hồi thì Ngài mệt, Ngài bảo Sư Bửu Đức đọc nguyên đoạn kinh văn Tứ Niệm Xứ cho Ngài nghe, rồi sau đó Ngài ra đi, việc này là bất khả tư nghị, ra đi mà lắng nghe kinh pháp trước đó mấy phút thôi dạy Tứ Niệm Xứ cho mấy Sư và mấy người cư sĩ. 

Còn hình ảnh vị khác Thầy thấy rõ ràng hình ảnh Ngài Hộ Nhẫn tăng trưởng của hình ảnh Nam Tông ở Huế, Thầy viết tiểu sử cuộc đời của Ngài, thì buổi sáng ôm bát đi trì bình Ngài nói với người quét lá trong chùa: 

- "Sáng nay 9 giờ mà Sư không về thì đừng đi tìm."

 Trước đó một ngày, một người sinh viên có vấn đề phiền não, lên gặp Ngài, Ngài dạy vài lời rồi nói: 

- "Không biết là con còn gặp được Sư nữa hay không". 

Thì sáng hôm sau Ngài ra đi trì bát, đang đi trên đường, có cậu thanh niên đi chiếc honda tông Ngài làm Ngài té xuống đường, đầu bị đụng mạnh xuống đường, bị tổn thương sọ não máu chảy, khi đó Ngài quay lại nói với cậu thanh niên: 

- "Con đi đi, không có chi mô ." 

Ngài nói vậy để mọi người để cho cậu thanh niên đi không thì cậu thanh niên sẽ bị Chư Tăng và Phật tử quanh vùng làm phiền bắt lại và nói tội này tội kia tội giết người v.v... Nói vậy xong Ngài quay lưng lại Ngài nằm trong tư thế Đức Phật Niết-bàn, khi đó có một Thầy ở chùa kế bên chạy ra và lấy cái khăn lau máu cho Ngài, và một Sư bà cầm y lớn quàng cho Ngài, sau đó Ngài mới ra đi trong tư thế nằm nghiên. Vị Thầy đó kể lại cái khăn lau máu đó đem cất trong tủ, ông nói 3, 4 ngày sau, 5, 7 ngày sau máu đó còn thơm, và tấm y phủ cho Ngài người ta cũng cắt từng mảnh để kỷ niệm, các vị đó cho biết là Ngài mỉm cười ra đi an lành, mặc dầu bị nghiệp dữ, đó gọi là nghiệp bất đắc kỳ tử, cái nghiệp đó dễ bị đoạ tức khắc.

 Vậy thì, nếu người sắp chết còn thấy được thì nên chưng bày chung quanh đó những hình ảnh tốt đẹp để người đó thấy, chẳng hạn như tượng Phật, khi thấy tượng Phật người đó tự nhiên liên tưởng đến Đức Phật, đến sự tu tập của mình thì tự nhiên chuyển qua tâm của mình. Hoặc người đó đôi nhắm mắt không thấy được thì còn nghe ở tai, mình có thể để một băng thuyết pháp, băng kinh, hoặc tiếng chuông, hoặc tiếng mõ vọng vào tai người đó tuần tự hóa nghiệp cho mình. Hoặc là mùi trầm mùi hương cũng được, quan trọng nhất là khi chết nếu như người đó còn thấy biết, thời kỳ Đức Phật cũng vậy, Ngài tụng những bài kinh Vô Thường, Khổ Não và Vô Ngã để người sắp chết thấy được sự vô thường của đời người, thấy được sự vô ngã của thân này, sự vô thường vô ngã của sự tử sinh để nhiếp tâm vào chánh pháp.

Nói là mình giúp đỡ cận tử nghiệp thì nếu như cận tử nghiệp tốt, người đó là người làm việc tốt những việc xấu ác nào trong đời này không chạy theo kịp, nhưng khi hết phước mà nghiệp thiện dẫn dắt đó hết rồi thì cái quả đi sau mình thọ nhận, nghiệp chạy theo như bóng như hình, không chóng thì chày thôi, không thay đổi được dù hang sâu, dù hư không, ngoài biển cả cũng không thay đổi nghiệp, thần chết vẫn tìm đến nơi.

Như vậy chúng ta ý thức được nghiệp như vậy là không thay đổi được, 


No comments:

Post a Comment