Tuesday, January 17, 2023

014 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 22 tháng 5, 2022

  014 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 22 tháng 5, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "014- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Quyển Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp Chương V tập II là tập giải thích, còn tập III là vấn đáp câu hỏi và trả lời, thì có 2 vấn đề nữa hiện bày ra là người Nhị Nhân hay người Tam Nhân có loại thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm, tức là những người đó họ có Tam Tư. Khi  làm việc dù người Nhị Nhân hay người Tam Nhân mình phải có Tam tư mà thiếu Tam Tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu) thì thuộc hạ phẩm, ngay cả người Tam Nhân cũng thuộc loại hạ phẩm chứ không còn là trung phẩm nữa. Nói theo kiểu ngoài đời, người này không có chu đáo, làm việc gì cũng hời hợt, làm việc gì cũng không chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận, ở trong kinh Phật gọi là thiếu Tam Tư. 

Thí dụ, người chu đáo, trước khi làm ta phải suy nghĩ đắn đo cân nhắc thận trọng là người có Tư Tiền. Còn người bắt tay làm liền, không có sự chuẩn bị hay suy nghĩ hay đắn đo cân nhắc thì theo nhà Phật thì gọi là thiếu Tư Tiền, còn ngoài đời thì gọi là thiếu chu đáo, thiếu cẩn thận.

Theo Đức Phật Ngài  và các Ngài Chú Giải cho rằng đó là những người hạ phẩm.

Hiện tại Sư đang hiệu đính quyển này lại, 3 quyển, quyển 1, quyển 2, quyển 3 mỗi một quyển 200 trang và cô Diệu Giác combine (gộp hợp lại) xong rồi Sư còn phải sửa những câu. Tại vi qúi Phật tử chưa quen phần dịch thuật của Sư thì các qúi Phật tử sẽ khó hiểu được cách dịch của Sư.

Thứ nhất, Sư không dịch theo mô đào mô, tức là không dịch từ ngữ này ra từ ngữ kia, không dịch sát văn sát nghĩa sát từ, Sư không dịch như vậy. Một lần Sư qua trường Đại Học Mahamakut có cô Tịnh Nhân, cô Tịnh Nhẫn, cô Mười, ông hiệu trưởng của trường đó 83 tuổi  ngồi nói chuyện với Sư. Ông nói : Tôi biết ông đang dịch những kinh sách của tôi, tôi hoan hỉ, nhưng tôi mong rằng, ông dịch cho sát, sau này nếu bên đây chúng tôi mất, đưa đến trường hợp vô thường nó đến tôi cần quyển sách của mấy ông tôi dịch trở lại nó cũng đúng với văn bản của tôi, đừng có theo cách dịch của ông. 

Thì Sư trả lời: tôi biết, văn của mấy ông là nghĩ sao nói vậy, thì, là, khổ khổ, nói hoài.

Thì ông hiệu trưởng trả lời: đúng, nhưng ông ráng cố gắng giữ cho chúng tôi sau này mình có thể hổ trợ lại nhau.

Trong tủ sách của Sư có sách tiếng Thái, sách tiếng Mỹ, sách tiếng Cambốt, sách tiếng Miến, Sư đọc Sư cân nhắc. Thứ nhất,  mình dịch không phải cho mình, thứ hai nữa dịch giả là kẻ thù của tác giả nếu như mình không hiểu được ý của tác giả nói cái gì mình dịch theo ý nghĩ của mình thì nó sẽ sai trật, thì coi như mình phá một tác phẩm có gía trị của một vị tác giả. Thành ra Sư cân nhắc lắm.

Tuy nhiên ngày hôm nay vì nhu cầu, như hồi nãy Sư mới nói chuyện với cô Diệu Giác là hồi trước mình in chủ quan, thực sự là Sư với tính cách chủ quan là Sư in với số lượng tính chất là nội bộ, hồi đó lớp học của mình đây là riêng biệt một nhóm nhỏ thôi, thành ra Sư không nghĩ là phổ thông hay phổ quát cả trên thế giới, như ngày hôm nay họ có những yêu cầu kinh sách. Đối với Sư yêu cầu kinh sách thì mình hoan hỉ đáp ứng. Tại vì mình học mình hiểu Pháp mình biết nhân với quả.

Thí dụ như ngày nay có người yêu cầu mà mình không đáp ứng thì tới ngày sau mình đi tìm giáo pháp rất khó. Sư ngừa cho lớp học của mình đây thì mình phải gieo trồng, mình phải phổ biến. Khi Sư phổ biến kinh sách ra gọi là Pháp Thí, là Xả Thí Balamật Pháp Thí này là Niết-bàn thí chứ không phải là luân hồi thí.

Có một trở ngại nữa là các qúi Phật tử ở các nơi, ở Mỹ có, ở VN có, họ muốn cúng dường xin gửi tịnh tài, thì Sư lại không muốn. Tại vì, như giới luật của một nhà Sư hay giới luật của một người làm việc cho Phật Pháp thì những phần kinh sách này là do các vị thí chủ hay là đại thí chủ họ cúng dường rồi, Sư không có lý do nào mà Sư nhận nữa thì như là mình ăn hai ba đầu thuộc loại rắn bảy đầu Naga Mucalinda, phạm giới luật. Nhưng các qúi Phật tử họ không hiểu. Họ chỉ hiểu cho họ thôi chứ họ không hiểu cho vị trí của Sư là một người đang giử gìn giáo pháp này phải giữ đúng trong giới luật, Sư cần giới luật hơn là Sư cần sự ủng hộ của các qúi Phật tử, sự sống còn của Sư là phải sống trong giới luật, thì Sư mới làm được chuyện Phật Pháp, chứ không phải vì một chút lợi bên ngoài, cái đó có thể là những móc câu những lưỡi câu mà Sư lại thuộc loại chim bị ná, do đó Sư dè dặt cẩn thận, Sư rút lui với pháp môn con rùa Đức Phật Ngài dạy trong một câu chuyện: Là những gì không thích hợp thì  mình chui rút lại như con rùa và im lặng.

Sư có trao đổi với cô Diệu Giác là bây giờ mình im lặng, sự im lặng của bậc Thánh, không trả lời nữa. Hồi nhỏ ba Sư dạy Sư khi người ta khiêu gợi một cái gì cho mình mà mình trả lời thì analyse (phân tích) rồi thì phân tích ra rồi nó chi tiết ra rồi nó xé ra nữa, cho nên mình im lặng là vàng. Hay trong Pháp Đức Phật nói im lặng là bậc Thánh. Mà khi nói ra là nói đúng Giáo Pháp, mà muốn nói ra đúng theo Giáo Pháp thì phải cùng một cấp bậc (level) cái tâm người trên nhìn người dưới biết, người dưới nhìn người trên không biết, do đó mình làm sao khi họ không có cùng level với mình thì làm sao mình nói được, mình phải im lặng luôn. Và từ trước đến giờ các qúi Phật tử quen theo những sở hành đó, có thể với qúi thầy qúi cô nào đó nhưng đối với Sư là không được, Sư nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác mà Sư đang giữ gìn Giáo Pháp và phải giữ gì giới luật, bắt buột Sư phải im lặng, không có giải thích, vì càng giải thích thì càng analyse  càng phân tích rồi xé mỏng xé manh, rồi con có ý kiến này rồi con có ý kiến nọ.

Trở lại là khi mình làm cái gì mà mình không có Tam Tư thì mình làm hỏng cái đó, mà mình làm đủ Tam Tư là thượng phẩm, tức là ở ngoài mình phải cẩn thận kỹ lưỡng chu đáo cân nhắc.

Khi Sư dịch kinh sách không khi nào Sư dịch khinh xuất, Sư đọc trước, Sư đọc xong Sư mới so lại những gì trong quyển sách này họ trình bày, ngay cả Chánh Tạng Sư đọc trước rồi Sư so lại những chú giải họ trình bày đối chiếu lại xong xuôi Sư mới bắt đầu dịch. Khi dịch là Sư phải thấu hiểu, Sư phải hiểu rõ Pháp của Đức Phật chứ không phải Sư hiểu cái tri thức của Sư biết. Hai cái đó khác, mình phải hiểu Pháp Đức Phật nói chứ không phải cái kiến thức của mình biết, nên qúi Phật tử biết là Sư làm cái gì Sư cân nhắc. 

Bây giờ Sư đang làm quyển này vì do nhiều người trên thế giới yêu cầu. Lúc này Sư mới nói với cô Diệu Giác nơi nào cần mình đáp ứng. Giống như Sư Minh Hạnh sắp sửa về VN, Sư Minh Hạnh xin 3 bộ  tất cả những quyển sách nào ở đây mình có in ra Sư Minh Hạnh lấy cái danh sách in cuốn sách Thực Tiễn Lai Đáo Niết Bàn, đó là cuốn sách cuối cùng của ban tứ thư in ra. Sư gọi điện thoại hoài mà không ai bắt máy, cũng như Sư gọi chị Huệ mà không bắt phone chắc đang đi hành thiền hay đang nhập thất.

 Do đó, các qúi Phật tử phải hiểu là Sư đáp ứng, thì đáp ứng bây giờ làm sao, bây giờ lên kệ sách của mình hết rồi, giờ Sư mới mượn sách của người nhà ở trong lớp này, nhưng kỳ rồi đưa có 3 cuốn, mình dồn hết cho người ở tiền phương, mình đây ở hậu phương, mình ở hậu cần, ở ngoài người ta đang cần thì mình phải đáp ứng.

Bây giờ Sư đang combine lại 3 cuổn vô một là 900 trang nhưng Sư rút lại còn 785 trang, tức là Sư cắt đi những chữ "thì, là". Thứ hai, Sư bớt phần mục lục và phần mở đầu, bớt đi phần phương danh thí chủ gộp vô làm một thôi,  mỗi phần cũng 10 trang giấy. Mà cuốn cũ là bìa mỏng, bây giờ Sư làm bìa dầy, và nó gọn mình có thể cầm cuốn sách lên dễ, chứ cầm 2 , 3 cuốn  không gọn. Sư đang kêu gọi để cho các nơi cần thì có để học,  Sư cũng hoan hỉ. Cho dù các qúi Phật tử có cuốn sách này cũ đi nữa thì mai mốt Sư ra quyển bìa dầy qúi Phật tử cũng nên lấy, cuốn cũ để mình học, mình highlined mình đánh dấu hoặc  mình ghi chú.

Phần thiền sinh hỏi câu hỏi:

Câu hỏi: Sư nói là người Nhị Nhân có 2 nhân là Vô Tham và Vô Sân. Người Tam Nhân có 3 nhân là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. 

Người Nhị Nhân có 3 cách để gây phước báu, người Tam Nhân có 4 cách. 

Nhưng khi Sư chuyển qua trang A của Phát Thú quyển I thì trong đó nói là người Nhị Nhân làm được 6 duyên trừ 3 duyên là Trưởng Duyên, Đồ Đạo Duyên, Tuệ Quyền Duyên. Nhưng 6 duyên kia thì con thấy có 3 nhân đó là Vô Tham, Vô Sân và Vô Si, nhưng người Nhị Nhân không có Vô Si thì làm sao kết nối được?

HT trả lời: 4 cái Duyên  có 3 nhân thì 3 nhân đó nó tính chất là tổng quát. Nhưng ở trong người Nhị Nhân chỉ có 2 nhân thôi, tại vì cái đó là khi nói 4 duyên đó kể cả người Tam Nhân trong đó. Còn xuống 3 Duyên là  Đồ Đạo Duyên, Hổ Tương Duyên, Quyền Lực Duyên thì chỉ dành cho người Tam Nhân chứ người Nhị Nhân không vô được. Còn 6 Duyên kia cả người Nhị Nhân và người Tam Nhân vô luôn. Khi mình đi vô từng mỗi trường hợp thì lúc đó mình mới thấy là người Nhị Nhân vô không được, nhưng họ có duyên đó làm hiệp lực cho họ để họ làm được việc thiện với mãnh lực của 2 nhân thôi. Thành ra 6 duyên mà mình thấy trong phần trình bày là mình phải nói là kể luôn cả hai người Tam Nhân và Nhị Nhân. 

Khi nói tới Tam Nhân thì còn 2 hạng nữa hay 3 hạng nữa là Hạ Phẩm, Trung Phẩm, Thượng Phẩm. Do đó khi đứng dưới góc độ học pháp của Đức Phật thì tâm lý mà Đức Phật Ngài nhận xét hay Ngài dạy là chính chuẩn xác và mình phải kính phục những cái gì mà Đức Phật Ngài dạy và mình phải thẩm thấu, mình phải hiểu.

Câu hỏi của cô Tịnh Nhân: 6 duyên kia, kể là 3 nhân là luôn cả người Nhị Nhân người Tam Nhân. Nhưng mình xét từng trường hợp thì người Nhị Nhân vẫn phải  2 nhân thôi. Trong 6 duyên đó là kể luôn 2 hạng, còn 3 duyên kia chỉ một hạng thôi là Tam Nhân Nhị Nhân không vô được. Mình phải nói vậy đó. 

Tuy nhiên mình phải cẩn thận, khi mình học kỹ lại mình là người thượng phẩm hay người trung phẩm hay người hạ phẩm là phải cẩn thận với Tam Tư, lúc nào làm việc cũng phải có Tam tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu), cẩn thận như vậy đó và từ đó mình mới lo. 

Sư chia sẻ sự học và thực hành của Sư. Khi Sư đọc tới người thượng phẩm, người trung phẩm, người hạ phẩm, bắt đầu quán chiếu mình xem có thiếu xót hay không biết, hay  từ trước tới giờ mình không có thực hành như vầy, bắt đầu lo tu tập, từ trước đến giờ làm việc hời hợt khinh suất, làm việc không kỹ lưỡng, làm việc không cẩn thận, bây giờ mình bắt đầu làm việc cẩn thận lại. Do đó, Sư làm cái gì Sư phải cẩn thận. Tại vì từ trước tới giờ đâu ai chỉ, đâu ai nói, mà không có sách để mình đọc mình học, bây giờ có sách mình đọc, mình phải lo tu tập.

 Do đó, 6 duyên đó là 6 duyên mà cả hai hạng, 3 duyên sau chỉ có 1 hạng người Tam Nhân thôi.

Sư nói những quyển sách này, những bảng đồ trình bày một cách tổng quát, nhưng nếu vào trong phần biệt cách thì nó lại khác nữa. Đối với Đức Phật Ngài dạy đó là tổng quát rồi vô riêng biệt từng mỗi một trường hợp, mình phải hiểu, nếu Sư đưa ra từng chi tiết thì nhiều lắm.

Chúng ta đi qua phần bài học hôm nay. 

Kỳ rồi Sư trình bày 12 Duyên trong phần Nhân Duyên thuộc Giống Câu Sinh. Tuy nhiên, trong Paṭṭhāṇa có 9 Giống.

Qúi Phật tử mở tập V trang 88.

Có 9 Giống (Jàti) trong 24 hoặc 47 Duyên, đó là:

1. Giống Câu Sanh, 

2. Giống Cảnh,

3. Giống Vô Gián,

4. Giống Vật Tiền Sanh, (Vatthu = Căn, thuộc về Thần Kinh, nó sanh trước)

5. Giống Hậu Sanh, (là Giống sinh sau hổ trợ cho cái sinh trước)

6. Giống Vật Thực,

7. Giống Sắc Mạng Quyền,

8. Giống Thường Cận y,

9. Giống Dị Thời Nghiệp

1. Giống Câu Sanh,

Mình mới học Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo Giống Câu Sanh thôi. Mình chưa học hết. Do đó, mình phải nghe và mình phải chịu khó các qúi Phật tử sẽ thấy được nhiều lợi ích cho việc tu học.

2. Giống Cảnh

Giống thứ hai là Giống Cảnh Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện. 

Đó là mình qua phần Giống Thiện. Do đó, mình phải học nhiều.

Thí dụ, khi mình gặp Đức Phật, đó là Cảnh Sắc. Khi gặp ngã quỉ thấy ngã quỉ hiện đến đó là một Cảnh Sắc. 

Lúc đó mình coi Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện là cái gì?

Thấy Đức Phật thì phát lòng tịnh tín, thấy một ngã qủi phát lên được Nhân Quả cũng lo tu tập, nhìn người biết nghiệp của chúng sinh phải nghĩ tới nghiệp của mình. Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, Giống Câu Sinh, thuộc về Ý Hành. thuộc phần Ý Môn, thuộc trong nội tâm của mình, trong ý của mình.

Chưa qua phần Thân Hành và Ngữ Hành 

Mình học có 12 Duyên.

Nhưng qua phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện thuộc Giống Cảnh, bắt đầu là: Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc.

 Như mỗi buổi tối, cứ khoản 9 hay 10 giờ Sư đi kinh hành bên ngoài sân của thiền đường, Sư ngửi mùi hoa lài (Jasmine) thơm tỏa ngạt ngào, Sư hoan hỉ. Tức là những cảnh đó là cảnh khí của hạng Chư Thiên. Còn như mấy ngày nay những con chó hàng xóm qua xả uế ngoài vườn, đó là cảnh khí của bàng sanh, làm mất đi mùi hương thơm của hoa lài. Thì đó là Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện hay là Pháp Bất Thiện làm duyên cho Pháp Bất Thiện thuộc Giống Cảnh.

3. Giống Vô Gián

 Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện Giống Vô Gián là tâm này sinh trước làm duyên cho tâm sinh sau một cách không gián đoạn. 

Mình học về phần Giống Cảnh là mình học về Tổng luôn.

Còn bây giờ mình học Giống Vô Gián là mình học từng sát na tâm. Sát na tâm sanh trước làm duyên cho sát na tâm sanh sau không gián đoạn, nó khít liên tục nhau, thuộc giống Vô Gián 

4. Giống Vật Tiền Sanh (Vatthu = Căn, thuộc về Thần Kinh, nó sanh trước, hổ trợ cho các Tâm Sở sanh theo)

Những thần kinh sinh trước, ý vật là thần kinh tâm (trái tim). Nhãn vật là thần kinh nhãn, thần kinh nhĩ, thần kinh tỉ, tức là vật, thì lúc đó nó sanh trước làm duyên cho các tâm và tâm sở nương sanh để mà có với mãnh lực duyên. 

Khi mình học Giống Vật Tiền Sanh Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện thì lúc đó nhãn vật thần kinh sanh trước làm nền hay là mãnh lực cho các tâm và tâm sở nương vào đó phát sanh, thì mình phải biết có 12 hạng người; có người đủ căn, có người khiếm khuyết căn, có người có đủ các thần kinh, có người thiếu thần kinh. Khi nói tới người thiếu thần kinh hay khiếm khuyết thần kinh hay bị trở ngại về thần kinh thì mình nói tới phần Nghiệp Lực tạo tác ra, đó là Sắc Nghiệp Lực, các thần kinh là thuộc về Sắc Nghiệp Lực đưa tới thiếu căn, thì mình phải nghiệm mới được.

Thì Giống Vật Tiền Sanh Duyên này cho ta nhận thức.  

(Người có 12 hạng:

1) Người Khổ. 2) Người Lạc. 3) Người Nhị Nhân. 4) Người Tam Nhân.

5) Người Sơ Ðạo. 6) Người Nhị Ðạo. 7) Người Tam Ðạo. 8) Người Tứ Ðạo.

9) Người Sơ Quả. 10) Người Nhị Quả.11) Người Tam Quả. 12) Người Tứ Quả.)

5. Giống Hậu Sanh

Giống Hậu Sanh là sinh sau làm duyên cho sinh trước. Như Sư thường hay nói một đứa bé còn nằm trong bào thai của người mẹ, nó là một mãnh lực làm cho người mẹ phải chuẩn bị nào tã lót, khăn lông, quần áo, sửa, chai sữa để chuẩn bị cho nó ra đời, nó là hậu sinh duyên, nó là giống hậu sanh sau  làm mãnh lực cho tiếp nối nhau.

Hồi nãy ta nói về Giống Vật Tiền Sanh, nó sanh trước làm mãnh lực cho tiếp nối nhau. Bây giờ ta nói Giống Hậu Sanh, nó sanh sau làm mãnh lực cho cái mãnh lực hiện đang có.

6. Giống Vật Thực

Giống Vật Thực chia làm 2: Sắc Vật Thực  và Danh Vật Thực.

- Sắc Vật Thực là những món ăn ta ăn vào gọi là đoàn thực là Sắc Vật Thực 

- Danh Vật Thực là những vật thực bổ cho tinh thần thuộc về phần tâm linh 

Danh Vật Thực là món ăn về tinh thần có 3: Xúc Thực, Tư Thực, Thức Thực

1. Xúc  Thực (Phassāhāra). Là căn tiếp xúc với trần. Có nhiều người nhìn cảnh sắc là no rồi. Mấy người lớn tuổi ở nhà con cháu đi làm hết không ai ở nhà với mình mở phim bộ coi là no rồi, khỏi ăn trưa, cái này là thực.

 Chư Thiên ở trên trời, nhất là trên cung trời Đao Lợi, các Chư Thiên hưởng dục lạc đến nỗi quên ăn rồi đói mà chết, hưởng dục lạc, rồi quên ăn. Đó là Xúc Thực là Căn tiếp xúc Trần, nhãn căn tiếp xúc với cảnh trần, nhĩ căn tiếp xúc với thinh trần, cứ như vậy hoài là món ăn tinh thần. 

Giống như người mẹ thương nhớ con xa cách con lâu năm, gặp lại nhìn thấy con mừng quá quên ăn.

 2. Tư Thực  (Manosañcetanāhāra). Là suy tư, những nhà bác học nghiên cứu suy tư những đề án ngày đêm quên ăn. Cũng như các vị thiền sinh thiền giả ngồi thiền suy tư nhìn thấy sự sinh diệt của danh sắc, thấy các pháp hiện bày họ quên những món ăn khác, chỉ nghĩ tới những suy tư của mình 

3. Thức Thực  (Viññāṇāhāra). Là đi qua ngũ căn ngũ thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, mình sống với tâm thức này mình no say rồi. 

Nên phần Giống Vật Thực này cũng là một mãnh lực nên nhìn Danh Vật Thực Duyên là một mãnh lực hay là Sắc Vật Thực Duyên là một mãnh lực để cho các pháp câu sinh mà nó hiện bày ra với mãnh lực duyên đó Xuất Sinh hay Bảo Hộ.

7. Giống Sắc Mạng Quyền.

Mạng Quyền có 2 là Danh Mạng Quyền và Sắc Mạng Quyền. 

Sắc Mạng Quyền là gìn giữ mạng sống của các Pháp. 

Sắc Mạng Quyền chức năng đầu tiên là gìn giữ mạng sống của Sắc Nghiệp Lực mà vừa thọ sinh. Như khi tinh cha huyết mẹ kết hợp nhau với một  thức tái sinh phối hợp với đủ 3 yếu tố là tinh cha, huyết mẹ, và thức tái sinh kết hợp nhau thành ra một chủng tử là một mầm sống, thì ngay khi mầm sống đó vừa kết tụ lại bởi 3 yếu tố đó thì lúc bấy giờ Sắc Mạng Quyền này gìn giữ mạng sống đó liền gọi là Sắc Nghiệp Lực.

Thí dụ như 3 yếu tố: Tinh cha, huyết mẹ và thức tái sinh, 3 yếu tố này tụ nhau tạo ra một chủng tử, một mầm sống, thì ngay lúc đó mầm sống này là có Sắc Mạng Quyền này nuôi dưỡng mầm sống này thì mầm sống này gọi là Sắc Nghiệp Lực, nó có một mãnh lực của nghiệp báo kết tụ lại. Tinh cha và huyết mẹ kết hợp vô nhưng nếu không có thức tái sinh của một chúng sinh đi thụ thai thì không thành tựu một chủng tử, tại vì không có đủ nghiệp lực. Do đó, 3 yếu tố này cùng một lúc mới ra một chủng tử một hạt giống nó bắt đầu hình thành bởi một Sắc Nghiệp Lực. Sắc Nghiệp Lực này tồn tại và được hiện hữu bởi Sắc Mạng Quyền.

8. Giống Thường Cận Y.

Là thói quen thường hay làm. Giống Thường Cận Y này chỉ là 1 trong 3 loại cận y.

 Cận là sát cận nhau, gần gủi.

Y là nương nhờ.

Thường là thường xuyên.

Giống Thường Cận Y là giống này thường luôn gần gủi để nương nhờ. Con người của mình thường luôn gần gủi về mặt sắc pháp (vật chất), gồm những tứ sự như: chỗ ở, y áo, vật thực, thuốc men, nếu thiếu một trong 4 cái đó thì đời sống về mặt vật chất của mình sẽ gặp khó khăn. Con người mà thiếu áo quần thì khó chống chọi với thời tiết khí hậu hay là môi trường môi sinh.

Sắc vật thực nuôi mình có 7 ngày.

Chỗ ở, Sư nói riêng ở nước Mỹ có 2 điều kiện con người cần có là chỗ ở và vật thực. Nhưng chưa có nấm mồ nào ở ngoài nghĩa trang của đất Mỹ này có người chết vì đói. Nhưng có trạng thái là không có vật thực ăn, không có chỗ ở, 2 phần đó rất là khổ cho những người vô gia cư (homeless) nhất là mùa đông trời lạnh giá những người vô gia cư bị chết vì chỗ ở không đủ điều kiện để sống, người nào có đủ điều kiện về ăn và ở, coi như cuộc sống của họ an ổn.

Thuốc men, chúng ta thấy thật sự người VN mình hay người Châu Á thích ăn no bụng chứ không ăn đủ chất dinh dưỡng, do đó những nhà khoa học họ chế tạo ra thuốc bổ, để cho những người chỉ ăn no mà thiếu bổ dưỡng. Chưa kể khi thời tiết thay đổi mình cần những thuốc men. 

Thì những thứ đó thuộc về Sắc Pháp, thuộc về vật chất, mình phải thường luôn gần với nó để nương nhờ nó. Đó là thường cận y, là nghiệp lực, người bịnh nhiều phải dùng thuốc nhiều, đó là nghiệp lực nặng nhiều. Do đó mình phải quán tưởng liền.

Thứ hai là Danh Pháp, nương nhờ về tinh thần. Thì cận y này về tinh thần hay về mặt tâm lý có 3: Cảnh cận y, Vô gián cận y, Thường cận y. 

Con người mình có 2 là vật chất và tinh thần. Về Sắc Pháp thì mình nương vào Tứ Sự (Tứ vật dụng), thiếu một trong 4 cái này, nhà Sư cũng vậy thiếu những vật dụng cần thiết này thì họ sẽ có những khó khăn trong cuộc sống vật chất của họ.

 Nhưng về tinh thần thì một người bình thường nương vào cảnh. Cho dù qúi Phật tử đóng hết 5 căn và không tiếp xúc 5 trần; sắc, thinh, khí, vị, xúc, qúi Phật tử vẫn nuôi dưỡng cảnh pháp trong ý của mình, do đó mình vẫn thường nương. 

Thiếu một trong các cảnh mà mình không nương gần gủi thấy đời sống của mình trống vắng lắm, thấy mình sợ hãi  hoảng hốt. Mà mình thường luôn bắt được cảnh nào rồi đó thì mình muốn vô gián với nó, nó sanh tới sanh lui, do đó mình nghe không rõ mình nghe lại, mình nghe không kỹ mình quay trở lại, là vô gián.

Thường cận y là gần gủi một cách thường xuyên, nó là một mãnh lực duyên, nó tác động mình rất nhiều.

 Do đó, phần Vô Minh duyên Hành, từ trạng thái không biết, bất tri Tứ Đế không biết Tứ Đế, không biết Khổ Đế, không biết Diệt Đế  thì có 2 mãnh lực là thường cận y và dị thời nghiệp, hai mãnh lực duyên đó thúc đẩy chúng sanh đi sanh tử luân hồi không ngừng.

Khi qúi Phật tử học tới phần thường cận y là mình học riêng về phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện mới thấy mãnh lực này thúc đẩy mình làm việc thiện này như thế nào.

Từ bài đầu tiên chúng ta đi vào học lớp Phát Thú này, chúng ta qui ước  mình tạm bớt nói về pháp bất thiện, tạm bớt nói về pháp con người khác, chỉ nói về mình thôi, lo chuyện của mình thôi, tại vì tuổi đời mình lớn rồi sợ tu không kịp vì thời gian ngắn ngủi quá rồi, mình cận địa viễn thiên, sợ mình ra đi, Sư cũng ưu tư cái đó. Thì qúi Phật tử đừng nói tới người ta tốt hay xấu, đàng hoàng không đàng hoàng, không cần bàn tới, mình không có thì giờ, thứ hai nữa mình đừng nghĩ tới những pháp bất thiện. thì giờ của mình tập trung lại vào pháp thiện thôi, qúi Phật tử sẽ thấy là mình phải 3 chân 4 cẳng lo tu

Giống Thường Cận Y là một mãnh lực. Giống như mình ở ngoài biển khơi mà bám được cái phao hay bám được miếng ván là mình phải thường cận y nó để nó đưa mình tới bờ.

9. Giống Dị Thời Nghiệp 

Giống Dị Thời Nghiệp thuộc về một trong hai lãnh vực của nghiệp báo hay là nghiệp duyên.

Nghiệp có 2: Câu Sinh Nghiệp và Dị Thời Nghiệp:

1.  Dị Thời Nghiệp

Giống Dị Thời Nghiệp là quả của qúa khứ đã tạo. Mình học Giống Dị Thời Nghiệp này mình mới biết cái quả của quá khứ của một tác nhân hay nhiều tác nhân  đã tạo ra bây giờ nó là một mãnh lực hiện bày ra.

Pháp tu tập (bhàvanà) có 2: 

- Thứ nhất là An Chỉ (Samadhi).

- Thứ hai là Minh Sát Tuệ  (vipassana)

Khi mình đang đi tu tập là mình đang Câu Sinh Nghiệp, đang tạo ra những nghiệp lực ngay thời hiện tại và thời bình nhựt chuyển khởi. Tuy nhiên nó không đơn giản, cây muốn lặng mà gió không ngừng, mình muốn không có sóng to gió lớn cản trở đường tu của mình, mình muốn yên ổn để tu nhưng nó không cho mình tu. Thì lúc bấy giờ nó cản chừng nào nó chận chừng nào, mình lo tu.

 Giống Dị Thời Nghiệp này là một mãnh lực hiện bày trong hai loại; thứ nhất là lực cản, thứ hai là lực trì kéo.

2. Câu Sinh Nghiệp

Câu Sinh Nghiệp có một lực là lực đẩy. Trong khi mình đang tu (bhàvanà), mình có một mà trọi hai, mà một thì có một sát na tâm, mà hai là đổng lực nghiệp quá khứ có 7 sát na: Hiện Báo Nghiệp,  Hậu Báo Nghiệp, Hậu Hậu Báo Nghiệp. 

Câu Sinh Nghiệp thuộc về Hiện Báo Nghiệp, có một Hiện Báo Nghiệp thôi, quả báo cho trong hiện tại, quả báo nhãn tiền là cho quả báo hiện tại. 

Nhưng Dị Thời Nghiệp có 2: 

1. Một là, Hậu Báo Nghiệp từ kiếp trước xảy ra trong kiếp kế tiếp.

2. Hai là, Hậu Hậu Báo Nghiệp, là nó qua từng sát na, 7 sát na từ sát na thứ hai đến sát na thứ sáu của Hậu Hậu Báo Nghiệp của Đổng Lực mình đã tạo tác trong các thời quá khứ, một Hậu Báo Nghiệp là một sát na thứ 7, rồi Hậu Hậu Báo Nghiệp là sát na 2 đến sát na 6 cộng lại. Trong khi Hậu Báo Nghiệp chỉ có một là sát na thứ nhất, một mà trọi 6. Khi nó có 2 thì qúi Phật tử phải có 2 đánh lại nó, đó là người trí. 

Mình học không có chịu thua nhưng mình biết người biết ta trăm trận trăm thua. 

Sư thường luôn nhắc nhở qúi Phật tử "biết người biết ta trăm trận trăm thua." Nếu mình không biết cái "ta" cái "tôi" 

Khi mình có một mà nó có một hậu báo nghiệp một sát na, một chọi một là chưa đủ, mà kẻm theo hậu báo nghiệp sát na 2 và sát na 6 thì chờ  2 mãnh lực khác. 

Hậu báo nghiệp, nếu là thiện nghiệp lực đang câu sinh nghiệp mà đang làm thiện làm duyên cho pháp thiện làm thiện nghiệp lực, thì qúi Phật tử đang đi trong thập thiện nghiệp lực thì phải có Thập Phúc Hành Tông +  Thập Balamật mới đánh nổi.

Vậy thì khi hậu báo nghiệp thì mình làm Thập Thiện Nghiệp và Thập Phúc Hành Tông, đó là công thức. 

Khi Hậu Báo Nghiệp đến mình, mình biết, qúi Phật tử phải từ từ Sư chỉ dẫn cái nào là Hậu Báo Nghiệp, cái nào là Hậu Hậu Báo Nghiệp mình phải biết, chứ mình không nhận định được cái nào là cái kiếp trước của mình tới mình không biết mà cái từ kiếp kiếp trước nó tới nó hiện bày, thực sự mình là Vô Minh duyên cho Hành. Mình phải biết 

Do đó, Sư sẽ trình bày cho qúi Phật tử, mình phải đánh đúng mục tiêu hay đối tượng thì mới thành công được.

Thế thì mình biết Giống Dị Thời Nghiệp là một mãnh lực, là một trong 9 Giống mà nó có duyên có tạo tác được.

Qúi Phật tử học Dị Thời Nghiệp Duyên là thời của Giống Dị Thời sẽ thấy nó trùng trùng duyên khởi, nhưng mình vẫn bình tỉnh, học Câu Sinh Nghiệp thì mình đang là Thập Thiện Nghiệp; thân hành, ngữ hành, ý hành, trong Thập Thiện Nghiệp: 

- 3 về Thân, 4 về Lời, 3 về Ý + Thập Phúc Hành Tông đấu với Hậu Báo Nghiệp. 

- 3 về Thân, 4 về Lời, 3 về Ý + với Thập Balamật đấu với Hậu Hậu Báo Nghiệp.

Khi nó mạnh mình đánh mạnh, khi nó yếu mình dưỡng sức mình đánh đứa nhỏ 

 Mình không có đủ tại vì nó trùng trùng 2 tới 6, nó quá nhiều, trong quá khứ nữa mà nó là người núp trong bóng tối, nên mình không bao giờ mình được.

Khi ác ma đem binh ma tới đánh với Bồ Tát lần cuối cùng tại nơi cội cây là binh ma tới nó không ngờ Ngài có Balamật, nó nghĩ Ngài chỉ có Thập Phúc Hành Tông thôi và có Thiện Nghiệp thôi, cái Balamật là đồ nghề dấu trong túi. Qúi Phật tử có nghe Sư thường nói dễ như mình lấy đồ trong túi ra, thì lấy những đồ trong túi ra thì qúi Phật tử  đã thuần thục, mà qúi Phật tử lấy đồ trong túi người ta không nhìn thấy được là những cái gì mình đang thủ chắc, qúi Phật tử làm Thập Phúc Hành Tông người ta nhìn người ta biết nhưng người ta không biết qúi Phật tử làm Balamật hay không thì qúi Phật tử mới đối diện với hậu hậu báo nghiệp của mình ở quá khứ của thời dị nghiệp thiện.

Đụng tới pháp mình phải biết pháp, không có gì phải bó tay chỉ trừ khi qúi Phật tử không dùng trí thôi, mà dùng tập khí thì khó đi thoát khỏi những mãnh lực của nó.

Thập Phúc Hành Tông đối diện với Câu Sinh Nghiệp Thiện Nghiệp, rồi Thập Balamật đối diện với hậu hậu báo nghiệp với mãnh lực của Câu Sinh Nghiệp Lực.

Do đó, khi  Hậu Hậu Báo Nghiệp đến thì lúc bấy giờ ta dùng Balamật. 

Khi Hậu Báo Nghiệp ta dùng Thập Phúc Hành Tông.

Lực trì kéo thuộc về Hậu Báo Nghiệp.

Lực cản thuộc Hậu Hậu Báo Nghiệp.

Mình phải định danh được nó và mình xác định được nó và mình phải giải quyết được nó, chứ còn mình mơ hồ không giải đáp được nó.

Do đó, lực trì kéo thuộc hậu báo nghiệp. Lực cản dữ lắm nó cản ác ma tới mình được thì nó thuộc hậu hậu báo nghiệp.

Thí dụ, khi qúi Phật tử ngồi thiền, bắt đầu bị phóng dật hay bị hôn trầm hay trạng thái sân nổi lên, những cái đó chỉ là lực trì kéo thôi.

Nhưng khi ngồi thiền kết quả gần tới, thí dụ như qúi Phật tử đi gần tới kết quả thì bị đổ bịnh đổ nghiệp ra phải đi bệnh viện nằm, đó là lực cản, nó đánh gục công trình tu tập của mình liền.

Cái lực trì kéo chỉ là triền cái (nivaranā

Nhưng kiết sử (saṃyojana) là lực cản đánh gục công trình tu tập của mình.

Trong quyển Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp  chương V có cắt nghĩa khi nào dùng Thập Phúc Hành Tông trực tiếp, khi nào dùng Thập Phúc Hành Tông gián tiếp, qúi Phật tử phải đọc kỹ quyển đó.

Cũng như vậy, khi bất thiện nghiệp đến với mình một cách gián tiếp hay trực tiếp qúi Phật tử phải biết.

Thí dụ, người quen xử dụng ly gián ngữ là lưỡng thiệt, dùng lưỡi bên đây rồi lưỡi bên kia làm chia rẽ hai người đang thương yêu nhau. 

Phần ly gián ngữ . Mở Quyển Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp chương V. Trang 56

(Phần trích đoạn)

52. Hỏi: Ly Giản Ngữ (Pisuṇavācā – Nói lời chia rẽ), khi chiết tự thì có được bao nhiêu từ ngữ ? Là những chi ? Hãy trình bầy Chi Pháp của Ly Gián Ngữ, luôn cả việc phân tích Ly Giản Ngữ (Pisuṇavācā) theo phần Cực Đại Tội (Mahāsāvajja) và Hy Thiếu Tội (Appasāvajja).

Đáp: Ly Giản Ngữ (Pisuṇavācā – Nói lời chia rẽ), khi chiết tự thì có được hai từ ngữ, đó là: “Pisuṇa + Vācā”. “Pisuṇa” dịch nghĩa là “việc nghiền nát nhuyễn”

hoặc “việc thực hiện cho tan rã tản mạn”, “Vācā” dịch nghĩa là “ngôn từ, lời nói". Khi kết hợp vào nhau thì thành “Pisuṇavācā” dịch nghĩa là “lời nói nghiền nát sự đoàn kết, làm cho chia rẽ tản mạn”. Trình bầy câu Chú Giải đã nói rằng: “Pīsati sāmaggīṃ sañcuṇṇetīti = Pisuṇā”- “Ngôn từ nào thường nghiền nát sự đoàn kết, và làm cho tan rã tản mạn đi; như thế ngôn từ ấy gọi là Ly Giản Ngữ”, “Vadanti etāyāti - Vācā”- “Những người thường nói với Tư Tác Ý ấy, như thế Tư Tác Ý làm thành tác nhân của việc nói ấy, gọi là Ngôn Từ”. “Pisuṇa ca sā vācā cāti = Pisuṇavācā”. “Lời nói mà nghiền nát sự đoàn kết, và làm cho tan rã tản mạn đi, cùng với Tư Tác Ý làm thành tác nhân của việc nói ấy, như thế gọi là Ly Gián Ngữ”.

Trình bầy bốn Chi Pháp của Ly Gián Ngữ, ấy là:

1. Phá Liệt (Bhinditabbo): Người bị làm cho chia rẽ với nhau.

2. Hủy Liệt (Bhedapurakkhāro): Có Tư Tác Ý rắp tâm làm cho chia rẽ với

nhau.

3. Nỗ Lực (Payogo – Phấn Đấu): Có sự cố quyết làm cho chia rẽ với nhau. 4. Liễu Tri Nội Dung (Tadattha jānanaṃ): Người nghe hiểu biết nội dung ấy.

Như có câu kệ trình bầy nói rằng:

"Pisuṇāya bhinditabbo              Tappurapiyakamyatā

Vāyāmo jānanaṃ catu               Bhinne kammapatho bhave"


Dịch nghĩa là: “Có bốn Chi Pháp của Ly Giản Ngữ, đó là:

1. Người bị làm cho chia rẽ với nhau.

2. Có Tư Tác Ý rắp tâm làm cho chia rẽ với nhau, và có ý định để cho lân ái mình.

3. Có sự cổ quyết làm cho chia rẽ với nhau.

4. Người nghe hiểu biết nội dung ấy.

Một khi người đã bị xúi xiểm rồi phát sanh chia rẽ với nhau, thì coi như đã Xâm Phạm Nghiệp Đạo. Trong câu kệ trình bầy đến Chi Pháp thứ hai, chỗ nói rằng “Tappurapiyakamyatā” là “có Tư Tác Ý rắp tâm làm cho chia rẽ lẫn nhau, và có ý định để cho lân ái mình”, với việc có Tư Tác Ý rắp tâm làm cho chia rẽ với nhau là điều chánh yếu. Còn việc có ý định làm cho lân ái mình, thì chẳng phải là điều chánh yếu, mà đó chỉ là trình bầy cho biết rằng việc nói lời vọng ngữ của một vài người cũng có chủ tâm như vầy. Đối với Sự Nỗ Lực (Payoga) thì có được hai thể loại, đó là: Thân Nỗ Lực (Kāyapayoga) và Ngữ Nỗ Lực (Vacīpayoga).

Thân Nỗ Lực là việc xúi xiểm theo lộ Thân Môn, có việc biểu lộ cử chỉ điệu bộ làm cho ở phía bên kia biết được chủ ý của mình. Lấy thí dụ như có một đôi vợ chồng, với người chồng ra đi làm việc, và người vợ lại lẻn đi đánh bài ở nhà hàng xóm láng giềng. Khi người chồng về lại nhà, và đã không nhìn thấy người vợ thì đi hỏi thân quyến của mình đang chung sống ở trong nhà. Thân quyến ấy đã sẵn chẳng ưa thích gì người vợ nầy, sẵn lòng mong mỏi sẽ làm cho người chồng phát sanh bất hòa với người vợ, nhưng lại chẳng nói nên lời nào cả, mà chỉ dùng cử chỉ điệu bộ để cho biết rằng người vợ đã đi đánh bài ở nhà cạnh bên. Người chồng biết được và không hài lòng người vợ. Đến khi người vợ về đến thì phát sanh lên cãi cọ bất hòa với nhau. Việc biểu lộ cử chỉ điệu bộ xúi xiểm như vậy, đã được gọi là xúi xiểm theo lộ Thân Môn.

Ngữ Nỗ Lực là việc xúi xiểm theo lộ Ngữ Môn, là việc nói năng làm cho người ở cả hai phía phát sanh chia rẽ với nhau. Việc nói lời Ly Giản Ngữ đây, cho dù sẽ hội đủ cả bốn Chi Pháp đi nữa, thế nhưng, nếu như người đã bị xúi xiểm ấy, lại không có sự chia rẽ với nhau, và vẫn tiếp tục duy trì về Thân hòa hợp, Tâm hòa hợp lẫn nhau, thì không thể liệt người đã nói lời ấy là đã xâm Phạm Nghiệp Đạo.

Như Ngài Đại Chú Giải Sư Buddhaghosa đã có trình bầy để ở trong bộ Chú Giải Aṭṭhasālinī nói rằng: "Pare pana abhinne kammapathabheda natthi bhinneeva”- Dịch nghĩa là: “Cho dù sẽ hội đủ cả bốn Chi Pháp đi nữa, nhưng một khi người ấy vẫn không có sự chia rẽ với nhau, thì vẫn không có việc Xâm Phạm Nghiệp Đạo. Tuy nhiên, nếu như đã có việc chia rẽ với nhau, thì lúc ấy mới coi như đã Xâm Phạm Nghiệp Đạo rồi vậy.”

Việc phân tích Ly Gián Ngữ (Pisuṇavācā) theo phần Cực Đại Tội (Mahāsāvajja) và Hy Thiểu Tội (Appasāvajja), ấy là: Nếu như người bị xúi xiểm cho chia rẽ với nhau là người không có Đức Hạnh, không sống ở trong Giới Pháp (Sīladhamma) thì người đã nói lời nói ấy sẽ có thể loại tội lỗi tác hại thuộc Hy Thiểu Tội, tức là có tội chút ít. Nếu như người đã bị xúi xiểm lại là người có Đức Hạnh, và đã sống ở trong Giới Pháp, thì người đã nói lời ấy sẽ có thể loại tội lỗi tác hại thuộc Cực Đại Tội, tức là có tội nhiều.

(Dứt phần trích đoạn)

Ly gián ngữ trực tiếp là gì? công dụng của ly gián ngữ trực tiếp là làm chia rẽ lẫn nhau.

Ly gián ngữ gián tiếp là gì? Là làm cho họ lân ái mình, làm cho họ thương mình. Mình dùng ly gián ngữ để hai bên chia rẽ, thì người nghe được những lời nói ly gián ngữ của mình họ thương mình. Thì "lân ái" là họ thương mình, họ tri ân mình hay họ phục mình thì đó chỉ là gián tiếp của Ly Gián Ngữ.

Trực tiếp của Ly Giác Ngữ là làm cho hai người đang thương nhau, đang đoàn kết nhau, hai người đang gắn bó nhau, họ tách ly ra.

Khi qúi Phật tử đang tu tập về phần Thập Phúc Hành Tông, qúi Phật tử phải coi kỹ, nó có trực tiếp, nó có gián tiếp.

Chẳng hạn như phần trực tiếp của Xả Thí - Phúc Hành Tông, có trực tiếp Xả Thí là Diệt Tham, mình cứ xả thí là mình diệt cái tham của mình, là pháp nghịch của mình. 

Nhưng gián tiếp là tài sản. Đối với những người cầu giải thoát thì họ muốn diệt tham thôi. Còn có, tài sản nhân, tài sản thiên, của trời của người, thì cái đó có hay không có, mình không màng, coi đó là phương tiện thôi chứ không phải là cứu cánh  được.

Thì gián tiếp của Xả Thí là thuộc về tài sản của người của trời và của sự giải thoát - Nhân, Thiên, Giải Thoát. Cái này là gián tiếp.

Trực tiếp của Xả Thí là Diệt Tham.

Do đó, khi qúi Phật tử tu tập, qúi Phật tử sẽ thấy cái nào là trực tiếp cái nào là gián tiếp.

Thì khi qúi Phật tử tập trung vô phần tu tập sẽ thấy trực tiếp của mình là mình phải giải quyết cái nghiệp báo đang trổ sanh với mình.

Nó hiện bày ra 2 cái; một lực trì kéo, một lực cản. Bây giờ qúi Phật tử không biết cái nào là trì kéo, cái nào là cản thì qúi Phật tử sẽ tu tập cái nào trước tu tập cái nào sau với 2 cái đang hiện bày ra đó.

Thí dụ, qúi Phật tử ngồi thiền bị hôn trầm thụy miên, cái này vừa là trì kéo vừa là lực cản. Ngồi thiền thì buồn ngủ, hay là bị phóng dật. 

Khi mình bị hôn trầm thụy miên hay ngồi thiền bị phóng dật thì bắt đầu niệm. Thì cái đầu tiên là triền cái, thì qúi Phật tử sẽ niệm một cái hai cái là nó biến, nhưng nó lập đi lập lại, thì đó là kiết sử, là đời trước đã thường quen hay là đã tạo ra nhiều lần với nó, mình nuôi dưỡng nó bây giờ nó thành một khối và nó không rời xa mình.

Do đó, bắt đầu mình dùng tới Balamật.

Vậy thì, khi chúng ta nói tới phần tu tập, khi đối với những gì là triền cái, cái gì gọi là lực trì kéo thì ta sử dụng pháp Thất Giác Chi. Nhưng nói tới lực cản thuộc Hậu Hậu Báo Nghiệp ta phải dùng Bát Chánh Đạo trong phần pháp Niệm Xứ.

Trong khi ta tu tập ta có Tứ Niệm Xứ có 5 pháp:

1 - Ngũ triền cái - hậu báo, thuộc lực trì kéo

2 - Ngũ thủ uẩn - hậu hậu báo, thuộc lực cản

3 - Lục Xứ (căn tiếp xúc trần)

4 - Thất Giác Chi - hậu báo

5 - Bát Chánh Đạo - hậu hậu báo

Như vậy, khi căn tiếp xúc với trần. Bây giờ tâm thức của ta tiếp xúc với cảnh trần là hôn trầm thụy miên thì không còn thấy đề mục của mình, khi hôn trầm đến với mình thì nó lấn đề mục của mình rồi, nó mạnh hơn đề mục của mình rồi. Đề mục của mình nãy giờ đang niệm là Sanh Diệt hay đề mục của mình là vô và ra của hơi thở, nhưng cảnh hôn trầm thụy miên này nó tới với trạng thái của căn tiếp xúc với trần của Lục Xứ,  nếu nó là triền cái thì qúi Phật tử dùng Thất Giác Chi. Nếu nó là kiết sử thuộc Upàdàna - thủ, thì qúi Phật tử phải dùng Bát Chánh Đạo. Đó là công thức của mình. 

Như vậy thì khi nói tới Ngũ Triền Cái nó thuộc hậu báo - thuộc lực trì kéo, 

Ngũ Thủ Uẩn thuộc hậu hậu báo - thuộc lực cản.

Lúc bấy giờ qúi Phật tử đi phần lực trì kéo này thì qúi Phật tử đi Thất Giác Chi. Thất Giác Chi thuộc lãnh vực Thập Phúc Hành Tông lo tu tập (Trong Thập Phúc Hành Tông có phần bhàvanà).

Tới phần Ngũ Thủ Uẩn thì mình đi Bát Chánh Đạo, lúc đó Bát Chánh Đạo này thuộc Trí Tuệ Balamật hay thuộc loại hành xả Balamật hay thuộc Tinh Tấn Balamật, lúc đó qúi Phật tử đi qua Tứ Đế.

Vậy thì khi tới Ngũ Thủ Uẩn tức là thuộc Ngũ Triền Cái. 

Tới phần kiết sử qúi Phật tử phải đi trên góc độ của Tứ Đế, hiện tại mình chỉ có 2 đế là Khổ Đế và Tập Đế.

Pháp đang hiện là hôn trầm thuộc Khổ Đế. Qúi Phật tử không đánh nó mình chỉ niệm nó thôi, mình chỉ biết nó thôi nhưng mình đánh Tập Đế.

Do đó, bây giờ mình biết thế nào là lực trì kéo. Lực trì kéo ta dùng Thất Giác Chi:

Thất Giác Chi có:

1. Niệm giác chi (Satisambojjhaṅga), ghi nhận bén nhạy trong đề mục đang tu tập.

2. Trạch pháp giác chi (Dhammavicayasamboj-jhaṅga), trí thẩm sát danh sắc, nhận thức sâu sắc, liễu tri chân thực tính chất pháp là vô thường, khổ v.v...

3. Cần giác chi (Vicayasambojjhaṅga), sự nỗ lực, sự nhiệt tâm, tinh tấn dõng mãnh không lui sụt việc phát huy chánh niệm tỉnh giác trong đề mục.

4. Hỷ giác chi (Pītisambojjhaṅga), sự hưng phấn, phỉ lạc, tâm hân hoan khi an trú trong đề mục.

5. Tịnh giác chi (Passaddhisambojjhaṅga), sự yên tịnh thân tâm, vắng lặng thân tâm, tức là nội tâm không bị xáo trộn bức xúc.

6. Định giác chi (Samādhisambojjhaṅga), sự tập chú trên đề mục, tâm vững trú trên đề mục, không tán loạn, không giao động.

7. Xả giác chi (Upekkhāsambojjhaṅga), sự dung hòa của tâm, trạng thái an nhiên bình thản đối với hiện trạng sanh diệt của pháp hữu vi, không bồn chồn lo âu.

 Lúc đó ta có Niệm Giác Chi, Cần Giác Chi, v.v. Lúc đó mình dùng Cần Giác Chi.

Do đó, với những pháp tu như vậy, những Mãnh Lực Duyên tới như vậy thì mình phài biết pháp tu. 

Đức Phật Ngài nói với Ananda: Sau khi Như Lai ra đi thì lấy giáo pháp mà nương lấy 37 Phẩm Trợ Đạo hay Đẳng Giác Phần Bodhipakkhiya

Do đó, khi qúi Phật tử đến với Giống Thường Cận Y phải biết thế nào là có Mãnh Lực nào? Với Giống Dị Thời Nghiệp Duyên có Mãnh Lực nào? Thì mình phân tích được cái đó mình mới thấy Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo Giống Dị Thời Nghiệp Duyên, lúc bấy giờ mình phải làm cái gì? 

Giống Dị Thời Nghiệp là khác biệt thời gian đã tạo tác mà nghiệp lực đang trổ sanh

 Dị Thời thuộc quá khứ. 

Dị là khác biệt, 

Thời là thời gian tạo tác mà nghiệp lực đang trổ sanh.

Giống Dị Thời Nghiệp là khác biệt thời gian đã tạo tác mà nghiệp lực đang trổ sanh thì mình phải có Câu Sinh Nghiệp với những cái gì mình đang tạo ra những thiện nghiệp lực.

 Như vậy, khi mình có phương pháp đó rồi, mình thấy được pháp rồi, mình hiểu được rồi, mình ở trong hoàn cảnh nào, ở vị trí nào thì bắt đầu mình lo tu tập (bhàvanà), phải là Pháp Tứ Niệm Xứ.

Do đó, Sư nói qua 9 Duyên, mà tuần vừa rồi mình mới học qua một Giống là Thiện làm duyên cho pháp Thiện theo Mãnh Lực Nhân Duyên thuộc Giống Câu Sinh thôi.

Từ từ mình gỡ ra những cái gì của mình, Sư nói qúi Phật tử là mình không có thì giờ gỡ rối cho những người khác. Sư không có một cái ước nguyện để mà gỡ rối hay là chia sẽ với qúi Phật tử những rối của chúng sinh, mà qúi Phật tử phải lo tập trung lại giải cứu mình trước tại vì mình lớn tuổi rồi.

Cũng như hồi nãy Sư có nói với cô Diệu Giác Sư xây cái thiền đường Meditation hall nhờ cô Diệu Tuyết  với chú Minh Quân vẽ giùm Sư họa đồ, Ngài U Sīlānanda là viện chủ của thiền viện Dhammananda Vihara monasteryHalf Moon Bay, California, trước khi Ngài chết Ngài có một ước nguyện xây Meditation hall một cái thiền đường rộng lớn để cho các thiền sinh ở các nơi tới tu, nhưng Ngài đang xây gần xong rồi, còn 56 ngày nữa mới kết thúc công trình đó thì Ngài bị coma, Ngài nằm trong bệnh viện  ở San Francisco hai tháng thì Ngài đi luôn. Sau khi Ngài đi Chư Tăng và các Phật tử tiếp nối công trình dở dang của Ngài làm xong hiền đường được khánh thành sau đó, các Phật tử tới hành thiền tốt lắm. Nhưng Ngài làm có 1 tầng thôi. Tuần vừa rồi chú Minh Quân gửi cho Sư là hai tầng, Sư nói đừng làm 2 tầng phí lắm, thứ hai nữa Sư lúc này lớn tuổi và các qúi Phật tử cũng lớn tuổi, lên lầu xuống đất cũng mệt, làm 1 tầng trệt thôi, bước vô ngồi thiền, bước ra đi về

Qúi Phật tử đừng lo để ý người khác, mình không có thì giờ để  ý người khác, người ta khen người ta chê, hay người ta phê bình hay người chỉ trích, các qúi Phật tử đều chắp tay đảnh lễ cả, quí Phật tử lo tu cho mình.

Khi qúi Phật tử thấy mình mới có học một Giống Câu Sinh, còn 8 Giống nữa chưa có thì giờ để học, qúi Phật tử phải tập trung sức khỏe tâm trí để lo tập trung tu tập. và bắt đầu coi lại những cái gì của mình thì phải biết. 

Vậy thì, với một pháp đến không thuộc về trong tâm của mình mà nó không thuộc về thân của mình thì pháp đó đều thuộc về pháp Niệm Xứ,  thì qúi Phật tử bắt đầu dùng Lục Xứ tiếp xúc và bắt đầu Thất Giác Chi đối với triền cái và Bát Chánh Đạo đối với Ngũ Thủ Uẩn, đối với lực trì kéo, đối với lực cản, đối với hậu báo nghiệp, đối với hậu hậu báo nghiệp, qúi Phật tử phải rõ ràng để  giải quyết trong sự tu tập cho mình.

Do đó, chúng ta tiếc rằng là chúng ta mới đi có một Giống thôi.

Hôm nay Sư có nhận được email của một số Phật tử bận việc không tới học được, tại vì lớp học của mình thường xuyên mở vào ngày thứ Bảy mà họ không đi học được, cái đó thuộc lực trì kéo hay là lực cản, mình không biết được. Lực quá khứ nó đến với ta thì nó không thuộc về thường cận y, mình đâu có nương nó đâu, thì nó thuộc về Dị Thời Nghiệp của mình.

Và một điều qúi Phật tử thấy Giống Hậu Sinh tuy sinh sau mà có Mãnh Lực tác động cho hiện tại của mình. Một căn bịnh tiền nghiệp quá khứ của Bồ Tát cho thuốc lầm mà trong khi hiện tại Đức Phật Ngài thọ bịnh kiết lỵ cũng là một Mãnh Lực. Hậu quá khứ Ngài thấy người ta bệnh, Ngài cho thuốc lầm, nhưng quả là Giống Hậu Sanh, cho tới ngày hôm nay nó mới phát. Ngài lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp Adhidamma cho Chư Thiên nghe được, Ngài lên cung trời Sắc Giới độ Phạm Thiên Baka được, nhưng căn bệnh kiết lỵ đánh gục ngã Ngài trong 3 tháng tới ngày Ngài viên tịch Niết-bàn, nó cũng thuộc Giống Hậu Sinh.

Do đó, mình không biết Giống Hậu Sinh nó thuộc Mãnh Lực nào nó sẽ đến với mình trong cuộc đời của mình từ đây cho tới ngày mình lâm chung.

Qúi Phật tử phải cẩn thận, 70 tuổi chưa biết mình lành, do đó mình luôn luôn phải củng cố, phải luôn luôn trong Chánh Niệm hay trong Niệm Lực để mình nhận định được mỗi trường hợp xảy ra và mình biết cách giải quyết nó chứ không phải đứng khoanh tay bỏ cuộc. 

Giống Hậu Sinh này mai mốt Sư trình bày qúi Phật tử sẽ thấy nó kinh khiếp lắm, nó có Hậu Sinh Bất Tương Ưng, nó không thích hợp với mình, Hậu Sinh Hiện Hữu, Hậu Sinh Bất Ly Hữu Dẫn,

Mỗi Giống Đức Phật Ngài đã nhìn thấy những Giống này có một số duyên đi theo, mỗi Mãnh Lực Duyên có một Mãnh Lực tạo tác và Mãnh Lực tạo tác đó sẽ gây ảnh hưởng cuộc đời tu tập của mình mà không phải là đơn giản, mình là cây muốn lặng mà gió không chịu ngừng.

Mình đang ngồi thiền  mình phát bịnh, bỏ cuộc. Đó là Mãnh Lực.  Do đó, cố gắng lo tu tập.

Ngài Tịnh Sự thường dạy: "Thanh bần lạc đạo, nghèo mà trong sạch, đạo an vui."

Khi mình giàu có thì đạo mình khổ đau, do đó mình sống tri túc hành thường túc, mỗi một pháp mình tu tập mình có pháp tri túc là biết đủ thì mình sẽ được an vui, chứ mình đừng có bôn ba tạo tác mà tần tảo kiếm nữa 

Sư học về logic có 3 công thức: Kỹ thuật sư phạm, tâm lý sư phạm, giáo dục sư phạm. Sư phạm không phải chỉ học đơn thuần về kỹ thuật, mình phải có tâm lý sư phạm và mình có giáo dục sư phạm học để thành tựu cho việc học của họ và truyền đạt cho họ lãnh hội được có kết quả đươc. Đó là kỹ thuật, chắc chắn Sư phải biết. 

 Đức Phật Ngài nói Như Lai là tam bất năng, không xen vào nghiệp của chúng sanh. Nhưng một ông Bàlamôn đang phát vật thực cho các tá điền của mình ra ngoài đồng ruộng thì Đức Phật Ngài đi tới, ông đâu muốn Ngài tới, ông nói Ngài đi cày thì ông cho vật thực. Đức Phật nói: "Như Lai đã cày rồi bây giờ là gặt hái rồi", như vậy có phải là Ngài xen vào nghiệp không, Ngài có đủ hết nhưng Ngài vẫn kêu tỳ khưu tăng đệ tử của Ngài phải tam bất năng.

Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy ta mới học có 1 pháp là pháp thiện làm duyên cho pháp thiện, qúi Phật tử còn học pháp thiện làm duyên cho pháp vô ký, cũng một Giống và 9 Giống 

Khi mỗi pháp đến với ta, ta có pháp Niệm Xứ, chúng ta bắt đầu thực hành qua con đường tu tập (bhàvanà). Pháp Niệm Xứ nào, nó thuộc loại nào thì sẽ lấy cái pháp tu tập nào đối diện với pháp mà mình đang hiện bày với pháp niệm xứ mình đang ghi nhận.

Thì khi Ngũ Triền Cái (5 pháp triền cái  panñcanivaranā là tham dục triền cái, sân hận triền cái, hôn trầm triền cái – thụy miên triền cái, trạo hối triền cái –  hoài nghi triền cái) thì qúi Phật tử sẽ dùng pháp đối nghịch với nó.

Ngũ thủ uẩn (pañcupādānakkhandha): sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn, qúi Phật tử sẽ dùng cái pháp để đối trị nó.

Thì tất cả các pháp Niệm Xứ đó nó đều nằm ở Chương Thứ VIII quyển 1 & 2 Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp.

Thiền Sinh hỏi: Thưa Sư, khi mình nói pháp Niệm Xứ là nói đến Ngũ Triền Cái, Ngũ Thủ Uẩn. Còn trường hợp nói Tứ Niệm Xứ là: Thân, Thọ Tâm Pháp, phải vậy không thưa Sư?

HT trả lời: Đúng vậy. Tứ Niệm Xứ là: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Và không bao giờ nói một Niệm Xứ. 

Ngày hôm nay trên thế giới này có vài trung tâm chỉ dạy một Niệm Xứ thôi, đó không phải là lời của Phật dạy. Chính trong Thiền Viện Mahasi ở Yangon các vi viện chủ đều khẳng định đó là không đúng, nhưng có một vài trung tâm ngày nay trên thế giới họ dạy chỉ Thọ  Niệm Xứ thôi, hay chỉ dạy Tâm Niệm Xứ thôi, cái đó không đúng. Mình phải học Tứ Niệm Xứ.

Hồi xưa Đức Phật Ngài chỉ nói Satipaṭṭhāna về 4 pháp: Thân Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ, Pháp Niệm Xứ. chứ không có một pháp Niệm Xứ là Thọ hay là Tâm là không có

Sư có hỏi Ngài Jatila cũng như Sư coi lại những pháp thoại của Ngài Mahasi và Sư đọc những Chánh Tạng kinh của Đức Phật thì phải nói là Tứ Niệm Xứ. Đó là một.

Thứ hai là bên phái Kinh Tăng phái Mahāyāna (Đại Thừa)  không có pháp Satipaṭṭhāna trong các bài kinh của họ, mà Satipaṭṭhāna chỉ có ở trong phái Theravada, đó là bản Luận Chứng Hoà Thượng Thích Minh Châu trình luận án tại đại học Nalanda, ngày hôm nay bên phái Mahayana hoàn toàn không có pháp Niệm Xứ, không có kinh Niệm Xứ và không có học kinh Niệm Xứ. Tại vì pháp kinh Niệm Xứ là học về tứ pháp; Thân, Thọ, Tâm, Pháp, thì kết quả đưa ra đắc quả Bất Lai và quả Vô Sinh, tức là AnahàmAlahán Vô Sinh. Còn bên phía Mahayana là họ đi về cõi Tây Phương Cực Lạc và họ không có phải lo.

Có một lần Sư giảng ở đường 50 vào ngày thứ Sáu, có cô Phật tử nói học Pháp của Sư, Pháp Đức Phật mà Sư giảng thấy cực quá, con không cần phải học, con chỉ niệm một cái là con về Tây Phương Cực Lạc. Sư mới nói: Cô thiệt có phước, tức là cô có Đức Phật của cô hay là đấng cha lành của cô lo cho cô. Còn Đức Phật bên đây của Sư tu cực lắm, rớt lên rớt xuống chưa có kết quả. Tại vì cô nghe Sư trình bày nhiều quá, như mình học đây chỉ mới có một Giống mà phải học hết 9 Giống. Còn phái kia họ niệm một cái là về Tây Phương Cực Lạc, họ không đi đầu thai hay đi tục sinh, họ không cần tu.

Do đó, bài kinh Satipaṭṭhāna chỉ dành cho người dân xứ Kuru mà những đệ tử của Đức Phật phải lo tu tập mà có tâm nguyện cầu giải thoát. Còn nếu như qúi Phật tử không có tâm nguyện cầu giải thoát khỏi sanh tử luân hồi già đau bịnh chết thì qúi Phật tử muốn vãng sanh về cực lạc sống mãi sống trường tồn thường hành bất biến thì qúi Phật tử không có đi qua pháp Satipaṭṭhāna này và không có kinh Satipaṭṭhāna.

Các qúi Phật tử phải phân biệt, mà cái đó là Hòa Thượng Thích Minh Châu đã trình bày rõ trong các Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi Bộ, là những bản đối chiếu Ngài đưa ra một bên là Nikaya là Bộ Kinh, một bên là Agama là A Hàm Kinh thì không có kinh Niệm Xứ. Do đó, các qúi Phật tử phải cẩn thận.

Cũng như không học Niệm Xứ một Pháp mà phải học 4 Pháp. 

Hôm nay Sư muốn giới thiệu cho qúi Phật tử các pháp để tu tập. 

Qúi Phật tử mở trang 94 - 97 Chương Thứ VIII quyển 1 Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp.

Hữu Thân Kiến Sinh Khởi Bởi Do Nương Vào Sắc Uẩn 

Làm Thành Cảnh Thì Có Được Bốn Thể Loại, đó là: 


1. Rùpaṃ attato samanupassati = Có quan điểm rằng Sắc nầy là Ta, và Ta là Sắc nầy. (Hiểu biết rằng Ta với Sắc Thân là một như nhau; cũng tương tự như trông thấy ngọn lửa với ánh sáng ngọn lửa vậy.) 

2. Rùpavantaṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta có Sắc nầy. (Hiểu biết rằng Ta với Sắc Thân là mỗi người riêng biệt nhau; cũng tương tự như cây với bóng cây vậy.) 

3. Attani và rùpaṃ = Có quan điểm rằng Sắc nầy ở trong Ta. (Hiểu biết rằng Ta với Sắc Thân là mỗi người riêng biệt nhau; cũng tương tự như mùi hương của hoa hiện hữu ở trong bông hoa vậy.) 

4. Rùpasmiṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta ở trong Sắc nầy. (Hiểu biết rằng Ta với Sắc Thân là mỗi người riêng biệt nhau; cũng tương tự ngọc Ma Ni ở trong hộp kim hoàn vậy.) 

Tính về số lượng tròn đủ thì có được 112 thể loại ấy, tức là: 

Bốn thể loại Hữu Thân Kiến có Sắc Uẩn làm thành Cảnh đây, sinh khởi bởi do nương vào Địa Tố Chất cũng có, sinh khởi bởi do nương vào Thủy Tố Chất cũng có, v.v. cho đến Sắc Lão Mại, Sắc Vô Thường cũng có; chính vì thế Tứ Hữu Thân Kiến nhân (x) với 28 Sắc Pháp mới trở thành 112 thể loại, là như vậy. 

Hữu Thân Kiến Sinh Khởi Bởi Do Nương Vào Thọ Uẩn 

Làm Thành Cảnh Thì Có Được Bốn Thể Loại, đó là: 

1. Vedanaṃ attato samanupassati = Có quan điểm rằng Việc thụ hưởng Cảnh là Ta, và Ta là việc thụ hưởng Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng Cảnh là một như nhau) 

2. Vedanàvantaṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta có việc thụ hưởng Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

3. Attani và vedanaṃ = Có quan điểm rằng Việc thụ hưởng Cảnh ở trong Ta. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

4. Vedanàya và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta ở trong việc thụ hưởng Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng là mỗi người riêng biệt nhau.) 

(Điều tỷ dụ hữu quan với cả Tứ Thọ vừa nêu trên thì cũng tương tự như đã trình bầy ở trong Sắc Uẩn vậy.) 

Tính về số lượng tròn đủ thì có được 72 thể loại ấy, tức là: 

Một khi tính theo Môn thì có Lục Thọ, tức là Nhãn Phủ Xúc Thọ v.v. Trong cả sáu thể loại Thọ nầy, được phân tích ra thành 3, tức là Lạc Thọ, Khổ Thọ, Xả Thọ, và kết hợp lại thì có được 18. 

Cả Tứ Hữu Thân Kiến sinh khởi bởi do nương vào Nhãn Phủ Xúc Lạc Thọ cũng có, sinh khởi bởi do nương vào Nhãn Phủ Xúc Khổ Thọ cũng có, sinh khởi bởi do nương vào Nhãn Phủ Xúc Xả Thọ cũng có. Hơn thế nữa, cả Tứ Hữu Thân Kiến sinh khởi bởi do nương vào Lạc, Khổ, Xả mà hữu quan với Nhĩ Phủ Xúc, v.v.  cho đến Ý Phủ Xúc cũng tương tự như nhau; chính vì thế Tứ Hữu Thân Kiến nhân (x) với 18 Thọ mới trở thành 72, là như vậy. 


Hữu Thân Kiến Sinh Khởi Bởi Do Nương Vào Tưởng Uẩn 

Làm Thành Cảnh Thì Có Được Bốn Thể Loại, đó là: 


1. Saññaṃ attato samanupassati = Có quan điểm rằng Việc tưởng nhớ Cảnh là Ta, và Ta là việc tưởng nhớ Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta với việc tưởng nhớ Cảnh là một như nhau) 

2. Saññàvantaṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta có việc tưởng nhớ Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta với việc tưởng nhớ Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

3. Attani và saññaṃ = Có quan điểm rằng việc tưởng nhớ Cảnh ở trong Ta. (Hiểu biết rằng Ta với việc tưởng nhớ Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

4. Saññàya và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta ở trong việc tưởng nhớ Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta với việc tưởng nhớ Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

(Điều tỷ dụ hữu quan với cả Tứ Tưởng vừa nêu trên thì cũng tương tự như đã trình bầy ở trong Sắc Uẩn vậy.) 

Tính về số lượng tròn đủ thì có được 24 thể loại ấy, tức là: 

Một khi tính theo Cảnh thì việc tưởng nhớ Cảnh đây, có được 6 thể loại; tức là Sắc Tưởng, Thinh Tưởng, Khí Tưởng, Vị Tưởng, Xúc Tưởng và Pháp Tưởng. 

Cả Tứ Hữu Thân Kiến sinh khởi bởi do nương vào Sắc Tưởng cũng có, nương vào Thinh Tưởng cũng có, v.v., chính vì thế Tứ Hữu Thân Kiến nhân (x) với Lục Tưởng mới trở thành 24, là như vậy. 


Hữu Thân Kiến Sinh Khởi Bởi Do Nương Vào Hành Uẩn 

Làm Thành Cảnh Thì Có Được Bốn Thể Loại, đó là: 


1. Saṅkhàre attato samanupassati = Có quan điểm rằng Việc tạo tác ở trong Cảnh là Ta, và Ta là việc tạo tác ở trong Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc tạo tác ở trong Cảnh là một như nhau) 

2. Saṅkhàravantaṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta có việc tạo tác ở trong Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc tạo tác ở trong Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

3. Attani và saṅkhàrà = Có quan điểm rằng Việc tạo tác ở trong Cảnh ở trong Ta. (Hiểu biết rằng Ta và việc tạo tác ở trong Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

4. Vedanàya và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta ở trong việc tạo tác ở trong Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc tạo tác ở trong Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau.) 

(Điều tỷ dụ hữu quan với cả Tứ Hành vừa nêu trên thì cũng tương tự như đã trình bầy ở trong Sắc Uẩn vậy.) 

Tính về số lượng tròn đủ thì có được 24 thể loại ấy, tức là: 

Một khi tính theo việc tạo tác ở trong Cảnh đây thì có được 6 thể loại; tức là Sắc Tưởng Tư Tác Ý (Rùpasaññacetanà), Thinh Tưởng Tư Tác Ý (Saddasañña cetanà), Khí Tưởng Tư Tác Ý (Gandhasaññacetanà), Vị Tưởng Tư Tác Ý (Rasasaññacetanà), Xúc Tưởng Tư Tác Ý (Phoṭṭhabbasaññacetanà), Ý Tưởng Tư Tác Ý (Manosaññacetanà). 

Cả Tứ Hữu Thân Kiến sinh khởi bởi do nương vào Sắc Tưởng Tư Tác Ý cũng có, nương vào Thinh Tưởng Tư Tác Ý, v.v. cũng có, chính vì thế Tứ Hữu Thân Kiến nhân (x) với Lục Tư Tác Ý mới trở thành 24, là như vậy. 


Hữu Thân Kiến Sinh Khởi Bởi Do Nương Vào Thức Uẩn 

Làm Thành Cảnh Thì Có Được Bốn Thể Loại, đó là: 


1. Viññàṇaṃ attato samanupassati = Có quan điểm rằng Việc tri thức Cảnh là Ta, và Ta là việc tri thức Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta với việc tri thức Cảnh là một như nhau) 

2. Viññàṇavantaṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta có việc tri thức Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta với việc tri thức Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

3. Attani và viññàṇaṃ = Có quan điểm rằng việc tri thức Cảnh ở trong Ta. (Hiểu biết rằng Ta với việc tri thức Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

4. Viññàṇasmiṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta ở trong việc tri thức Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta với việc tri thức Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

(Điều tỷ dụ hữu quan với cả Tứ Thức vừa nêu trên thì cũng tương tự như đã trình bầy ở trong Sắc Uẩn vậy.) 

Tính về số lượng tròn đủ thì có được 24 thể loại ấy, tức là: 

Một khi tính theo Môn thì việc tri thức Cảnh đây, có được sáu thể loại; tức là Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức và Ý Thức. 

Cả Tứ Hữu Thân Kiến sinh khởi bởi do nương vào Nhãn Thức cũng có, nương vào Nhĩ Thức cũng có, v.v., chính vì thế Tứ Hữu Thân Kiến nhân (x) với Lục Thức mới trở thành 24, là như vậy. 


(dứt phần trích đoạn

------------------------------------

Hôm nay Sư muốn giới thiệu cho qúi Phật tử về phần Hữu Thân Kiến. Đương nhiên là chúng ta còn ở trong lãnh vực của Giống Câu Sinh

Có một số qúi Phật tử gửi thư cho Sư nói là muốn vào dòng Thánh Dự Lưu trong kiếp này. Thánh Dự Lưu tức là vào dòng thứ nhất lần đầu tiên, tức là Thất Lai hay ta gọi là Tư Đà Hườn thì chúng ta phải đi qua 3 phần hạ kiết sử đầu tiên.

3 Hạ Phần Kiết Sử:

1. Hữu Thân Kiến 

2. Giới Cấm Thủ

3. Hoài Nghi.

Người nào muốn đi vào dòng Thánh, nếu qúi Phật tử có tâm nguyện muốn đắc quả Thánh thì lo tu tập. Còn ngoài ra nếu như qúi Phật tử không có cần phải lo tu tập mà qúi Phật tử muốn vãng sanh đi lẹ đi nhanh mà mình có phước của ông cha bà mẹ  mình đi liền thì không cần tu cái này. Còn như Sư và các qúi Phật tử nào có tâm nguyện muốn được giải thoát thì phải tu theo các cấp bậc Đức Phật Ngài chỉ thì mình đi từng bước.

Đầu tiên chúng ta đi 3 phần thấp nhất trong 10 kiết sử, muốn qua giai đoạn đắc quả Thánh thì qúi Phật tử đi 3 phần đầu tiên. 

Sư đi từ dưới lên trên.

3. Hoài Nghi có 2 cách: Hoài Nghi thông thường và Hoài Nghi Kiết Sử

 Hoài Nghi thông thường thì xác định là không có tội thì nhiều. Thí dụ, không biết ngày mai có mưa không, hay ngày mai là trời nắng. Không biết ngày mai Sư có ở chùa không, hay là Sư đi vắng. Đó là hoài nghi thông thường, không có tội.

Hoài Nghi kiết sử là có tội, và có 8 pháp:

1. Hoài nghi Phật Bảo

2. Hoài nghi Pháp Bảo

3. Hoài nghi Tăng Bảo

4. Hoài nghi về Tam Học: Giới, Định, Tuệ

5. Hoài nghi về ta trong quá khứ.

6. Hoài nghi về ta trong hiện tại

7. Hoài nghi về ta trong vị lai.

8. Hoài nghi về liên quan duyên sinh hay là thập nhị nhân duyên (1.Vô Minh duyên hành, 2. hành duyên thức, 3. thức duyên danh sắc, 4. danh sắc duyên lục nhập, 5. lục nhập duyên xúc, 6. xúc duyên thọ, 7. thọ duyên ái. 8. ái duyên thủ. 9. thụ duyên hữu, 10. hữu duyên sanh. 11-12. sanh duyên lão và tử.

8 hoài nghi này là có tội.

Hoài nghi về Phật Bảo là: Có Phật hay là không có Phật. Có thật là có Phật không? Có bậc Chánh Đẳng Giác không? có bậc Giác Ngộ không? Đó là mình hoài nghi, đó là có tội.

Hoài nghi về Pháp Bảo. Có phải Pháp Bảo là có 2 là Pháp Học và Pháp Hành, và Pháp Hành, có 2 là Pháp Thành (4 Đạo + 4 Quả + 1 Niết-bàn)  và Pháp Quả có thật như vậy không? Đó là hoài nghi về Pháp Bảo.

Hoài nghi về Tăng Bảo. Có phải là có phàm tăng và Thánh tăng không?

Hoài nghi về Tam Học. Có phải là giới năng sanh định, định năng sanh không? Những hoài nghi đó là có tội, thí dụ như qúi Phật tử trì giới là tâm của qúi Phật tử bắt đầu được an định an trú, và từ tâm an định an trú phát sanh trí tuệ sáng suốt hiểu biết được các pháp, đó là hoài nghi về Tam Học.

Hoài nghi ta về quá khứ, ta quá khứ như thế nào, ta sanh ra đâu, ta là người nam hay là người nữ, ta giàu hay ta nghèo, ta xấu hay ta đẹp, về quá khứ của ta, ở quá khứ ta đã làm cái chi mà bây giờ ta khổ như thế này. Những cái đó hay là những cái hiện tại, tại sao bây giờ ta nghèo như thế này, tại sao bây giờ ta xấu như thế này. 

Những hoài nghi đó Đức Phật nói là vô ích và tốn hao thời gian. Những hoài nghi đó không lợi ích, thay vào đó mình dành tâm sức đó lo tu tập.

Hoài nghi Liên Quan Duyên Sinh. Có phải do Vô Minh duyên Hành không, hay là khác? Hành có phải duyên Thức không hay là khác? Hay là mình đọc ngược trở lại.

Thì 8 cái hoài nghi này thuộc về kiết sử. Tại vì nó đeo theo ta, ở trong tâm thức ta, có dịp là nó sanh lên. 

Còn hoài nghi thông thường là không bắt buộc, có khi ta hoài nghi một lần rồi ta bỏ qua. Thí dụ ngày mai có mưa không, không mưa, thôi không có sao.

Nhưng, hoài nghi về Phật Pháp Tăng, nó khởi lên trong suy nghĩ của ta, nó cứ đeo đuổi,  nó thuộc về phần hạ phần, và con đường mình đi đến đắc quả Thánh đầu tiên là Sơ đạo sơ quả chúng ta phải diệt tắt cái hoài nghi này. 

Thì trong hoài nghi này, bây giờ chúng ta ngồi nghe đây Sư trình bày đây, thì trong 8 hoài nghi kiết sử này qúi Phật tử không có cái hoài nghi nào thì qúi Phật tử trong sạch về 8 hoài nghi kiết sử này, thì qúi Phật tử cắt được phần hoài nghi kiết sử. 

Ngài Tịnh Sự lúc Ngài còn ở Thái Lan, Ngài kể cho Sư nghe sáng bữa đó Ngài đi bát xong Ngài về dùng thọ với Chư Tăng, chiều thì Ngài học Abhidhamma, thì các Sư Thái nói "hồi tối còn một chút xíu tôi vô tới Niết-bàn rồi nhưng bị kẹt cái cửa". Ngài Tịnh Sự hỏi: "Niết-bàn có cửa hả."

Giờ Sư mới nói 8 hoài nghi kiết sử này qúi Phật tử không dính mắc, tin chắc chắn có Phật, rõ ràng Pháp có 2 là Pháp Học và Pháp Hành, Tăng có 2 bậc là phàm tăng là chư tăng chưa đắc quả Thánh và Thánh Tăng là Ngài Sariputta, Ngài Ananda, Ngài Ca Diếp đó là Thánh Tăng. 

Tam Học là, khi tu phải có giới, có thiền, có minh sát tuệ. Có 3 cái quá khứ, hiện tại, vị lai, là qúi Phật tử có rồi.

Qúi Phật tử không để ý tới mình. Vị văn hào người Pháp, ông La Fontaine nói: con người ta đặt 2 cái giỏ, một cái giỏ đằng trước và một giỏ đằng sau. Giỏ đằng trước nhìn lỗi của người bỏ vô, lỗi của mình bỏ giỏ đằng sau, mà con người ta thường hay nhìn phía trước, tức là nhìn lỗi người chứ không nhìn lỗi mình, lỗi của mình dấu bỏ đằng sau. Do đó người ta thường nói đẹp khoe xấu dấu.

Có khi nào mình để ý tới mình đâu. Nhưng một hôm có người gửi mail tới nói bữa nay trong anh hay chị già đi, thì sáng thức dạy sửa soạn kỹ nhìn vào trong gương.

Chỉ một phút thôi, khi qúi Phật tử phát hiện mình đã già thì lúc bấy giờ qúi Phật tử nói ta trong hiện tại, đó là qúi Phật tử đang thất niệm, nó là kiết sử, chắc chắn là qúi Phật tử chưa qua khỏi cái hoài nghi kiết sử.

Vậy thì khi qúi Phật tử không muốn rớt vô trong 8 kiết sử này dù là mình đã biết đó là Tuệ Văn mình đã có thì Tuệ Tư của mình phải dạy mình phải Tỉnh Giác và Tuệ Tu của mình phải Niệm Lực, không để rớt vô trong kiết sử này thì mình mới vô được vòng Kiến Giải diệt kiết sử và Dự Lưu.

Khi ta nhận thức được ta ngay hiện tại là ta đang thất niệm, cho dù ta đã có tuệ văn về hoài nghi kiết sử này. Chỉ một sát na ta nhận thức ta đã già, ta đã yếu hay là ta đã thay đổi thì lúc đó ta đã thất niệm rồi. Cho dù ta đã có tuệ văn về hoài nghi kiết sử này rành mạch rồi thì bắt đầu chúng ta phải cần có Tỉnh Giác về Tuệ Tư và phải cần có Niệm Lực về Tuệ Tu thì chúng ta mới qua được Dự Lưu về sự kiến giải  để mà ta vào dòng Thất Lai. Chúng ta phải cẩn thận, chỉ cần một thất niệm là qúi Phật tử rớt trở lại kiết sử liền. Thì Tuệ Văn ta có nhưng mà Tư với Tu ta không hoàn chỉnh tại vì ta thiếu Tỉnh Giác và ta thiếu Niệm Lực, do đó ta không kiến giải được cái kiết sử đang cản ngăn ta bước vào dòng Thánh Vức không có kết quả cho dù chúng ta đang muốn tu tập.

Do đó, khi ta thấy hình ta thì ta phải Tỉnh Giác trong pháp tu và Niệm Lực trong sự chuyên chú Niệm Lực để chúng ta thoát khỏi thất niệm của hoài nghi kiết sử và kiến giải đưa ta tới Dự Lưu để ta đạt đến kiến  giải và chúng ta đạt quả Thất Lai.

Chúng ta phải cẩn thận trong 8 pháp của Hoài Nghi Kiết Sử , chỉ một phút thất niệm thôi là chúng ta rớt con đường kiến giải, và con đường kiến giải mà không thành thì con đường quả Dự Lưu của chúng ta không gặt hái được và chúng ta phải làm lại.

Phải Chánh Niệm và Tỉnh Giác, Tuệ Văn ta có nhưng Tuệ Tư ta không sắc bén và Tuệ Tu ta không thuần thục. Tuệ Tư ta cần phải sắc bén và Tuệ Tu ta cần phải thuần thục phải chín mùi.

Như vậy chúng ta đã qua phần Hoài Nghi Kiết Sử. Để Sư mở cái cửa.

Giống như Ngài Tịnh Sự nói các Chư Tăng Thái Lan kẹt cái cửa không vô được Niết-bàn. Tức là ông ta có một Kiến Giải sai lầm là Niết-bàn là một cõi có cửa ra cửa vô. Nên có một số kinh sách ngày hôm nay chưa có sửa đổi, họ vẫn còn ghi là nhập Niết-bàn. Có nhập thì phải có xuất. 

Thật ra Niết-bàn không phải là nhập, cũng không phải là xuất, mà chúng ta viên tịch tĩnh lặng, là một trạng thái chứ không phải là một cõi để mà ta đi vô và đi ra.

Vậy thì ở đây Sư muốn mở cửa nhỏ một chút xíu về Hoài Nghi.

Khi ta nói tới Hoài Nghi, ta phải tách ra Hoài Nghi thông thường, ta ngó qua Hoài Nghi Kiết Sử.

Hoài Nghi Kiết Sử ta phải tu phải tỉnh giác phải có niệm để ta cẩn thận, một phút thất niệm cho dù ta có Tuệ Văn nhưng Niệm không sắc bén Tuệ Tư, và ta không có thuần thục trong Tuệ Tu, thì ta rớt kiến giải này ta không qua dòng Thánh Vức được.

Sư muốn nói chi pháp của Hoài Nghi là Tâm Sở Hoài Nghi. Qúi Phật tử phải cẩn thận, khi nói tới Tâm Sở Hoài Nghi chúng ta phải thấy 2 vấn đề. 

Nhìn vô bắt đầu là phải nhạy bén liền, có 2 vấn đề. 

- Màu xanh là xả thọ nó thuộc về loại bất thiện, thuộc về si phần, tại vì si hoài nghi, si phóng dật. Khi qúi Phật tử có một hoài nghi kiết sử tức là đang câu sinh với tâm si hoài nghi.

Vậy thì, khi ta nói tới chi pháp của si hoài nghi, chúng ta có 2 nhận xét, ta học về chi pháp, nó thuộc về xả thọ và thuộc về si phần.

Khi qúi Phật tử khởi lên Hoài Nghi Phật Bảo, Hoài Nghi Pháp Bảo, Hoài Nghi Tăng Bảo, Hoài Nghi về Tam Học, Hoài Nghi về Ta Quá Khứ, Hoài Nghi Ta Hiện Tại, Hoài Nghi Ta Vị Lai, Hoài Nghi về Liên Quan Tương Sinh, qúi Phật tử là ưu thọ hay là xả thọ? Khi qúi Phật tử Hoài Nghi về Phật Bảo qúi Phật tử có xả không hay là qúi Phật tử có ưu xả, do đó, thấy kinh khiếp một cái sai lầm của mình, đó là đang ưu thọ, đang buồn, đang lo lắng, không có xả được, thì coi chừng ta chưa qua được hoài nghi kiết sử mà qúi Phật tử đang lầm nghĩ rằng đây ở trong xả thọ của hoài nghi kiết sử mà thôi.

Thứ hai, nó thuộc về si phần si, vô tàm vô qúi, phóng dật. Thật ra, ở đây qúi Phật tử đang phóng dật trong Tuệ Văn, Tuệ Tư, Tuệ Tu, chứ không phải đang trong Hoài Nghi Kiết Sử một cách xả thọ bình thản với pháp đang hiện bày. Hoài Nghi không đơn giản để mình coi thường được, mình phải cẩn thận. 

Vậy thì, với Pháp Niệm Xứ, qúi Phật tử thấy có một cảm thọ khởi lên ta phải Niệm liền. Pháp Niệm Xứ phải có cảm thọ, thì pháp này thuộc về xả thọ,  coi niệm thọ của mình ngay khi đang có hoài nghi kiết sử là ưu thọ hay xả thọ, mình bắt đầu phải tu tập pháp này mới ăn khớp vô phần kiết sử để mình diệt trừ nó, không ưu thọ trong này. Mà ưu thọ này nó sân thường quen, nó thuộc kiết sử của quá khứ. Qúi Phật tử học về pháp sân có 5 đến 6 tính sân thường quen đời trước đã từng sân đời này chuyên sân, do đó thuộc sân kiết sử thuộc ưu thọ, qúi Phật tử phải cẩn thận. 

Khi ta học phải chính xác và Niệm phải Niệm cho đúng. Thì hoài nghi thuộc xả thọ mà ta đang hoài nghi thuộc ưu thọ thì cái đó không phải niệm của mình trúng.

Khi ta niệm Phật Bảo có thật không hay không thật ? là ta phải xả thọ trong ưu thọ, mà  mình ngồi tỉnh bơ. Người mà tỉnh bơ là họ giữ trạng thái quân bình về cảm thọ của họ thì họ mới ở trong trạng thái xả thọ, còn mình bị giao động với pháp đang đến với mình hay mình đang đối diện mà giao động ưu thọ hay hỉ thọ thì lúc đó mình ở ngoài pháp của xả thọ, các qúi Phật tử phải cẩn thận tu tập thật kỹ cái đó.

Nó thuộc si phần. Nó thuộc si vô tàm vô quý, phóng dật hay là trạo cử Uddhacca, Vicikicchà là hoài nghi

Sư sẽ trình bày với qúi Phật tử cái kỹ thuật về Hoài Nghi.

Như vậy thì, chúng ta lấy Pháp trị Pháp. Hoài nghi có một thọ là xả. Trí Tuệ có 2 thọ là Xả, Hỉ. Nó có một mà trí tuệ có hai. Minh sanh Vô Minh diệt. Do đó, qúi Phật tử phải cẩn thận, phải biết dùng liền. Muốn diệt Hoài Nghi kiêt Sử, nó là Xả, thì mình phải có trí tuệ thuộc loại Xả Thọ mình diệt nó hay mình có Trí Tuệ vừa Hỉ vừa Xả, qua con đường Tuệ Tu. 

Mình phải đi từng chi tiết, đi một cách chính xác và nắm rõ từng chi pháp thì mới được, chứ còn mình nói Hoài Nghi Kiết Sử này tôi không bao giờ có, nhưng khi ai nói tới pháp bảo đọc tới đâu cũng nghe 84,000 pháp uẩn đó là một qui ướt chứ không xác định không thiệt. Lúc đó mình nói ừ há, tôi cũng nghĩ vậy, lúc đó mình rớt trong trạng thái hoài nghi, nhưng trong hoài nghi đó mình có Xả Thọ hay là trạng thái xả thọ là mình thờ ơ lãnh đạm coi thường, hay là mình ưu tư lo lắng, tại sao vậy, tại sao giờ mình mới biết, cái đó là ưu thọ dù nó là vi tế, thì đó là rớt ra ngoài trạng  thái xả thọ của Hoài Nghi Kiết Sử, qúi Phật tử phải cẩn thận, lúc đó qúi Phật tử đang ở trong phóng dật, qúi Phật tử đang ở trạng thái thất niệm.

Đạo chỉ có một sát na, Sư nhắc nhở qúi Phật tử cẩn thận, một sát na rất nhanh. Ngài Xá Lợi Phất Ngài đếm được từng giọt mưa trong một đám mưa, còn con người ta cho đến ngày nay khoa học đếm được lượng nước mưa 2 feet, 3 feet chứ không đếm được từng giọt mưa, Ngài Xá Lợi Phất đếm được từng giọt mưa, mình chưa, do đó mình phải giữ Niệm Lực rồi Chánh Niệm để mình thấy được sự thật với một sát na mau lẹ mà chúng ta nắm bắt được. 

Đó là phần Hoài Nghi 

Qua phần Giới Cấm Thủ.

Các qúi Phật tử trở lại 

Qúi Phật tử mở trang 93 Chương Thứ VIII quyển 1 Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp.

3. Giới Cấm Chấp Thủ (Sìlabbatupàdàna): 

Việc thực hành sai trật với đường lối chân chánh, chẳng hạn như tự thực hành làm cho giống với con bò (Ngưu Hành Giả) hoặc con chó (Cẩu Hành Giả), bởi do người ấy nghĩ suy cần phải vượt thoát ra khỏi sự khổ đau với biết bao vất vả khổ sở ở trong Vòng Luân Hồi, hoặc cần phải đi tục sinh ở trong Cõi Thiên Giới; thế nhưng lại không có được cơ hội để giao tiếp với tất cả các Bậc Hiền Triết, có Bậc Chánh Đẳng Giác, v.v. và cũng không có được cơ hội để học hỏi Chánh Pháp Học Giáo Truyền. Nhóm người nầy nhận thấy rằng những Bất Thiện đã phát sinh đến với mình rồi, thì không biết là bao nhiêu để mà đếm cho xuể được; và thiết yếu sẽ phải tìm kiếm đạo lộ ngõ hầu tiệt diệt hết những thể loại Bất Thiện nầy. Bởi vì chính những thể loại Bất Thiện nầy đã làm cho mình không thể nào thụ hưởng được sự an lạc ở trong chốn bồng lai tiên cảnh. Khi đã nghĩ suy như vậy, thế rồi đã phát sinh tư duy nhận thức rằng hẳn là ta đã có mắc nợ với Bất Thiện rồi, thì ta cần phải cố gắng để giải quyết nợ cũ Bất Thiện cho được hết sạch đi, còn nợ mới thì quyết sẽ không tạo thêm nữa; và như vậy mới có thể sẽ trả hết sạch nợ trần được. Hơn nữa Bất Thiện cũ, đấy là người chủ nợ đã làm cho ta phải bị khốn khổ vất vả vô cùng, nhất quyết là ta sẽ phải lấy sự vất vả đấy, dùng để trả cho dứt sạch hết nợ trần. Điều nầy cũng được ví như một người đã là con nợ bạc vàng của người ta, vả lại không có khả năng để đi kiếm được bạc vàng ngõ hầu trả cho dứt nợ của người; thế thì cũng phải tự đem thân đem sức đi đến đối diện với sự vất vả khổ sở ấy, có nghĩa là phải cam chịu làm kẻ tôi tớ cho người ta sử dụng để thay thế bạc vàng. Chính sự vất vả khổ sở nầy đã có khả năng sẽ giúp cho bản thân mình vượt thoát ra khỏi và giũ sạch hết cả những nợ trần ấy được. Điều nầy như thế nào, thì bản thân đang mắc nợ Bất Thiện cũng như thế ấy vậy, tất yếu cũng sẽ cần phải lấy sự vất vả khổ sở thuộc loại nhóm Hữu Tình Bàng Sinh có bò và chó v.v. đang được đón nhận đấy, để làm thành phương dụng hỗ trợ cho bản thân được vượt thoát ra khỏi người chủ nợ Bất Thiện, thì đến lúc bấy giờ bản thân mình mới sẽ được thoát ra khỏi Bất Thiện. Khi đã nghĩ suy theo đường lối như vậy, thế rồi đã cùng rủ nhau tiến hành tu tập bản thân cho giống với bò (Ngưu Hành Giả) và chó (Cẩu Hành Giả); có việc ăn, việc ngủ, việc ngồi, việc đứng, việc bài tiết tiêu tiểu, suốt trọn cho đến cả việc bầy trí sắc thân hình thù cũng cho được giống với bò hoặc chó ấy vậy; mà chính ngay điều nầy là đã trái ngược lại việc sinh hoạt của tất cả Nhân Loại. Hơn thế nữa, cũng chính việc thực hành như vầy mới được gọi tên là Giới Cấm Chấp Thủ. 

(dứt phần trích đoạn)

Ở đây qúi Phật tử sẽ có phần Giới Cấm Thủ. Hôm nay Sư đi tới phần đầu tiên, phần Hữu Thân Kiến trước, tại vì Giới Cấm Thủ gồm có 2, nó thuộc về Kiến Chấp diṭṭhi và Chấp Thủ upādāna

 1 - Kiến Chấp diṭṭhi là tà kiến, thấy sai chấp lầm 

2. Chấp Thủ upādāna

Chúng ta sẽ mổ xẻ ở một vị trí khác.

Giới Cấm Thủ chúng ta không nói đơn giản là "giới chấp tiện thị" với những lễ lộc những truyền thống như chúng ta chấp đủ như thời xưa thời Đức Phật có một số các vị Bàlamôn hay là các vị giáo sĩ dạy cho các tín đồ của họ với hình thức cúng tế trai đàn hay những sự cúng bái như đem 100 con bò đực, 100 con bò cái, 100 đồng nam, 100 đồng nữ tế thần,  đó thuộc giới cấm thủ. Mà chúng ta nói Giới Cấm Thủ thuộc về kiến chấp tri kiến của con người mình. Chúng ta sẽ đi qua phần này sau.

Hôm nay chúng ta đi phần Hữu Thân Kiến Sakkàya Diṭṭhi 

Tại vì khi tu tập chúng ta phải định hướng con đường đi của mình để không bị lạc và không để mất thời gian để chúng ta tập trung một điểm một hướng rốt ráo đi cho có kết quả cuối cùng của mình được. Do đó, chúng ta cần phải có sự nhận xét chính xác sự tu tập của mình. 

Trong phần Hữu Thân Kiến trang 100 thì chúng ta thấy  Hữu Thân Kiến Sakkàya Diṭṭhi 

Sa = là có, tiếng Nho là Hữu.

kkàya = sắc thân

Diṭṭhi = là tà kiến, hay là kiến chấp. Tà kiến là thấy sai chấp lầm 

Sakkàya Diṭṭhi nghĩa là thấy sai chấp lầm về xác thân này đang hiện hữu 

Sắc thân này có 5 là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

Tà kiến có một là thấy sai chấp lầm. Có hai là Thường Kiến và Đoạn Kiến.

1. Thứ nhất là Thường Kiến là chấp có.

2. Thứ hai là Đoạn Kiến là chấp không, là bác bỏ

3. Thứ ba là Tà kiến là chúng ta chấp:

                                     1. Vô Hữu Kiến

                                      2.  Vô Hành Kiến

                                      3. Vô Nhân Kiến (không có tác nhân nào) 

Đó là Tà Kiến

Ở đây, nói phần Hữu Thân Kiến là chúng ta nói đang chấp Hữu Vô Hữu Kiến, cái này hiện hữu thôi, ta không nói tới phần Vô Hành Kiến, ta không nói tới phần Vô Nhân Kiến.

Ở phần 3 Hạ Phần Kiết Sử đầu tiên là ta nói Sakkàya Diṭṭhi Đức Phật Ngài nói là Hữu Thân Kiến, là chúng ta vô phần Hữu Thân Kiến này thôi. 

Vô Hành Kiến và Vô Nhân Kiến này là khi chúng ta tu tập về Tứ Đế trong Bát Chánh Đạo thì chúng ta mới vô được phần gọi là Pháp Hành, Pháp Hoại, của Khổ Đế.

Khổ Đế có 3 là: Khổ Khổ, Hành Khổ, Hoại Khổ.

Khổ Khổ, có 8 là: sanh, lão, bịnh, tử, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ngũ thủ uẩn là khổ

Hành Khổ, có 6 là Pháp Hành có trạng thái thân hành, ngữ hành, ý hành, bất động hành, tối thắng hành, và pháp hành hiện bày

Hoại Khổ, có 1.

Trong 3 pháp Khổ Đế  thì các pháp Hành Khổ  là vi tế nhất. Trong 3 pháp hành thì pháp hành khổ là vi tế nhất, nó từ pháp Hoại Khổ đưa lên pháp Khổ Khổ. Từ Hoại Khổ thấy nó đang hoại diệt nó chưa hết, nó đang hoại diệt nó đưa đến cái khổ. 

Thí dụ, ái biệt ly - thương phải xa tức là nó dẫn tới Khổ Khổ, trạng thái đang biệt ly là đang hành, đang di chuyển đang chuyển đổi. 

Ái là từ đang nhiều tới biệt ly là bắt đầu đang giảm bớt dần, cái tình thương của mình bị đánh mất đi, hay tình thương của mình bị cướp mất, hay tình thương của mình bị vụt mất thì bắt đầu mình dẫn tới Khổ.

Thì Hành đi tới trạng thái Hoại của cái Ái của mình, nó hiện bày một cái khổ. Người nào là tội, người nào mang trách nhiệm, anh Hành mới là người gây ra tội lỗi, anh gây ra trách nhiệm gây khổ. Hoại khổ không gây ra, chỉ là chuyển.

Khi nhìn thấy pháp chuyển như vậy mình mới thấy được thực tướng Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Khi qúi Phật tử đi vô trong phần Vô Hành Kiến, Vô Nhân Kiến phải qua con đường tu tập mới có.

Do đó, hai phần của 3 nhân này Vô Hữu Kiến thuộc về kiến giải, Vô Hành Kiến và Vô Nhân Kiến thuộc về bhàvanà - tu tập.

Vô Hữu Kiến Nó thuộc Kiến Giải Đoạn Trừ Dassanena Pahātabba 

Qua cái vô hành và Vô Nhân thuộc về tu tập mình phải Minh Sát Trí tu tập Vipassana

Bữa nay ta nói về Hữu Thân Kiến. Hữu Thân Kiến có 5 x 4 = thành 20.

Ta có sắc thân này, sắc thân này kiến chấp chỗ nào, và chúng ta không có buông bỏ như thế nào? Chúng ta đi tìm những yếu tố đó.

 Hữu Thân Kiến này có 5 là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, hiện bày 4 pháp, do đó 4 x 5 = 20. Như vậy Hữu Thân Kiến có 20.

Ta đi qua phần Hữu Thân Kiến. Khi qúi Phật tử nắm được phần Hữu Thân Kiến này xong thì coi như qúi Phật tử đang đi vào trong phần Kiến Giải Đoạn Trừ Kiến Chấp hay là tà kiến.

Trong phần trang 100

Thứ nhất là Sắc này là của ta, tức là ta đi về phần Sắc Uẩn trước có 4 pháp

Hữu Thân Kiến Sinh Khởi Bởi Do Nương Vào Sắc Uẩn 

Làm Thành Cảnh Thì Có Được Bốn Thể Loại, đó là: 


1. Rùpaṃ attato samanupassati = Có quan điểm rằng Sắc nầy là Ta, và Ta là Sắc nầy. (Hiểu biết rằng Ta với Sắc Thân là một như nhau; cũng tương tự như trông thấy ngọn lửa với ánh sáng ngọn lửa vậy.) 

2. Rùpavantaṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta có Sắc nầy. (Hiểu biết rằng Ta với Sắc Thân là mỗi người riêng biệt nhau; cũng tương tự như cây với bóng cây vậy.) 

3. Attani và rùpaṃ = Có quan điểm rằng Sắc nầy ở trong Ta. (Hiểu biết rằng Ta với Sắc Thân là mỗi người riêng biệt nhau; cũng tương tự như mùi hương của hoa hiện hữu ở trong bông hoa vậy.) 

4. Rùpasmiṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta ở trong Sắc nầy. (Hiểu biết rằng Ta với Sắc Thân là mỗi người riêng biệt nhau; cũng tương tự ngọc Ma Ni ở trong hộp kim hoàn vậy.) 

Tính về số lượng tròn đủ thì có được 112 thể loại ấy, tức là: 

Bốn thể loại Hữu Thân Kiến có Sắc Uẩn làm thành Cảnh đây, sinh khởi bởi do nương vào Địa Tố Chất cũng có, sinh khởi bởi do nương vào Thủy Tố Chất cũng có, v.v. cho đến Sắc Lão Mại, Sắc Vô Thường cũng có; chính vì thế Tứ Hữu Thân Kiến nhân (x) với 28 Sắc Pháp mới trở thành 112 thể loại, là như vậy. 

(Dứt phần trích đoạn)

I. Sắc Uẩn có 4 pháp

1. Sắc này là ta và ta là sắc này. Qúi Phật tử nói "sắc này là của ta và ta là sắc này" là không có trí tuệ. Tại vì khi nói "sắc này là của ta, ta là sắc này" qúi Phật tử không biết nó đang chuyển khởi, ta đang sống trong chế định chứ không sống trong siêu lý. 

Đúng không? 

"Sắc này là của ta hay ta là sắc này" đó là mình đang kiến chấp, chứ nếu thấy mỗi sát na, mỗi giây, mỗi phút nó chuyển biến thay đổi không đứng yên quí Phật tử sẽ không nói nó là "ta" là "của ta" được. 

Như vậy là qúi Phật tử có kiến giải rồi, không cần phải tu tập, mình chỉ cần kiến giải thôi với pháp trong phần học Paṭṭhāṇa. Chúng ta học về thời, nếu qúi Phật tử không học về thời thì không nắm được Mãnh Lực Duyên, mà không nắm được Mãnh Lực Duyên qúi Phật tử không thực hiện được Pháp Niệm Xứ một cách chính xác Niệm Lực của mình. 

Thì bây giờ mình đổi lại mỗi pháp sinh diệt, nó luôn luôn chuyển khởi, nó không đứng yên. Khi người ta hỏi bạn bao nhiêu tuổi, mình trả lời không được, nếu qúi Phật tử trả lời là trả lời theo qúi ướt. Do đó qúi Phật tử phải thấy.

Sắc này là ta, ta là sắc này là chúng ta kiến giải rồi đó, chứ ta không có tà kiến được, nó đâu có đứng yên. 

Cho dù qúi Phật tử nói "sắc này tôi là người nam". Cho dù qúi Phật tử nói "Sắc này là tôi, tôi là người nữ" qúi Phật tử cũng không nói được. Người nữ có 3 loại nữ, nữ trẻ, nữ trung trung, nữ già. Thì bây giờ qúi Phật tử nói là người nữ chỉ là qui ướt thôi. 

Sự thật là vậy, nhưng kiến giải của mình không trình bày được với xã hội này với thế gian này với cái chế định này, tại vì người ta sống trong chế định, còn mình sống trong siêu lý, do đó sự tu tập của mình toàn là kiến giải của mình phải đi ngược lại thế gian, thế gian tham mình tu tập để vô tham, thế gian sân mình tu tập để vô sân, thế gian si mình tu tập để vô si, phải trí tuệ để thấy được là mỗi pháp sanh diệt luôn luôn thay đổi.

2. Ta có sắc này 

 Chữ "Có" này, chính ta có sự tranh chấp và ta có sự đấu tranh, ta có sự chiến tranh, ta có sự hơn thua, ta có sự tranh cãi trong chữ "Có" này. Tại vì ta kiến chấp vô "Có sắc này" , do đó qúi Phật tử bị tranh cãi ở đây.

Đức Phật nói: "Con ta, tài sản ta, người ngu nghĩ như thế. Thân ta còn không có, con đâu, tài sản đâu". (Kinh Pháp Cú - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 62)

Chữ "Có" này là chúng ta kiến chấp. Nếu ta có sắc này thì sắc này phải đứng yên, nếu sắc này của ta thì nó không được thay đổi, sắc này không được biến hoại, sắc này phải tồn tại, sắc này không hoại diệt, nhưng ta có sắc này nó không có đứng yên. Khi ta nói chữ "Có" thì nó đã đi. Còn chữ "Là" thì nó đã đổi rồi.

Người Bắc nói chữ "Là" là ủi, là quần áo cho hết vết nhăn. Thì câu "Sắc này Là ta" nghĩa là ủi cái sai lầm của mình cho hết sai lầm.

3. Sắc này ở trong ta

Sắc này Ở Trong ta, nó không ở ngoài ta mà sao ta không biết. Qúi Phật tử biết cái sắc thân mình có cái gì không? Nếu Sắc này ở trong ta tại sao thời tiết thay đổi ta cũng bị đổi thay, vật thực thay đổi ta cũng bị thay đổi, 

4. Ta ở trong sắc này

Nói "Sắc này ở trong ta" hoặc nói " Ta ở trong sắc này" là cách nói cố định, nhưng thật sự nó không cố định mà là bất định, nó thay đổi.

Qúi Phật tử có ta ở trong sắc này không?  Quí Phật tử nói ta ở trong sắc này, vậy qúi Phật tử có thấy ổn định không hay  nó bất định.

Do đó, 4 pháp này gọi là Kiến Chấp cái hiện hữu của sắc thân này.

Khi qúi Phật tử nhân lên với 28 Sắc Pháp (Rūpa). Lấy 28 Sắc Pháp x 4 Hữu Thân Kiến = 112 Pháp Sắc Uẩn, hay là Sắc Kiến Uẩn (Sắc Thân Kiến).

Khi qúi Phật tử đang ở trong trạng thái Hữu Thân Kiến. Sư chưa nói tới phần Vô Hành Kiến và Vô Nhân Kiến. Mà Vô Hữu Kiến nếu qúi Phật tử kiến giải được là qúi Phật tử vô dòng Thánh vức Dự Lưu rồi. 

Nên những Phật tử nào đang có một tâm nguyện muốn đạt được dòng Thánh vức Dự Lưu ở trong kiếp sống này thì phải có Kiến Giải và Hữu Thân Kiến.

Còn qúi Phật tử muốn đạt được Vô Hành Kiến và Vô Nhân Kiến trong kiếp sống này qúi Phật tử phải tu tập mới được tại vì phải qua con đường Khổ Đế.

khi đi tới Hữu Thân Kiến  chúng ta sẽ thấy sắc thân này sẽ có 5 (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức) thì chúng ta nói tới Sắc Thủ Uẩn hay là Sắc Kiến Uẩn thì có 4 (1. Sắc này là ta , 2. Ta có sắc này, 3. Sắc này ở trong ta, 4. Ta ở trong sắc này) , nó bao gồm trong 28 Sắc Pháp và thành 112 Pháp Uẩn.

Năm sắc thần kinh, nhãn thần kinh này là của ta, ta đang có trong nhãn thần kinh này. Những cái đó tự Kiến Chấp trong đó, mắt này là của ta chứ thực ra nó thuộc Sắc Nghiệp.

Qúi Phật tử phải thấy khi ta nhận thức được thì ta hóa giải được kiến chấp này.

I I. Chúng ta đi qua phần Thọ Uẩn

Thọ uẩn cũng có 4: 1. Thọ này là của ta, 2 Ta là thọ này. 3. Thọ này ở trong ta. 4. Ta ở trong thọ này. Vui buồn sướng khổ hay là không vui không buồn không sướng không khổ. 

Ta đi qua phần thọ thì ta có mấy cái thọ thi ta nắm bắt được. 

Nếu ta nói thọ về thân có 2 là: Thọ Khổ, và Thọ Lạc. 

Nếu ta nói thọ về tâm thì có 3 là: Hỉ, Ưu, Xả

Khi ta nói tới thân thọ ta đang học Hũu Thân Kiến là ta đang nói tới phần Khổ và Lạc. Qúi Phật tử phải nói rõ thì mới xác định được nó. Ta có 2 thọ thôi,  nhưng khi ta vô phần tâm thì có phần thọ Hỉ, Ưu, Xả.

Nếu qúi Phật tử thông suốt được phần Hữu Thân Kiến này thì ta có Kiến Giải rồi ta có thể vô Dự Lưu trong kiếp này. Sư hi vọng là các qúi Phật tử có khả năng đi vào Dự Lưu trong kiếp này 

Thì ở trang 101 nói tới phần thọ uẩn có 4 pháp

(Phần trích đoạn)

Hữu Thân Kiến Sinh Khởi Bởi Do Nương Vào Thọ Uẩn 

Làm Thành Cảnh Thì Có Được Bốn Thể Loại, đó là: 


1. Vedanaṃ attato samanupassati = Có quan điểm rằng Việc thụ hưởng Cảnh là Ta, và Ta là việc thụ hưởng Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng Cảnh là một như nhau) 

2. Vedanàvantaṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta có việc thụ hưởng Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

3. Attani và vedanaṃ = Có quan điểm rằng Việc thụ hưởng Cảnh ở trong Ta. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

4. Vedanàya và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta ở trong việc thụ hưởng Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng là mỗi người riêng biệt nhau.) 


(Điều tỷ dụ hữu quan với cả Tứ Thọ vừa nêu trên thì cũng tương tự như đã trình bầy ở trong Sắc Uẩn vậy.) 

Tính về số lượng tròn đủ thì có được 72 thể loại ấy, tức là: 

Một khi tính theo Môn thì có Lục Thọ, tức là Nhãn Phủ Xúc Thọ v.v. Trong cả sáu thể loại Thọ nầy, được phân tích ra thành 3, tức là Lạc Thọ, Khổ Thọ, Xả Thọ, và kết hợp lại thì có được 18. 

Cả Tứ Hữu Thân Kiến sinh khởi bởi do nương vào Nhãn Phủ Xúc Lạc Thọ cũng có, sinh khởi bởi do nương vào Nhãn Phủ Xúc Khổ Thọ cũng có, sinh khởi bởi do nương vào Nhãn Phủ Xúc Xả Thọ cũng có. Hơn thế nữa, cả Tứ Hữu Thân Kiến sinh khởi bởi do nương vào Lạc, Khổ, Xả mà hữu quan với Nhĩ Phủ Xúc, v.v. 

cho đến Ý Phủ Xúc cũng tương tự như nhau; chính vì thế Tứ Hữu Thân Kiến nhân (x) với 18 Thọ mới trở thành 72, là như vậy. 

(Dứt phần trích đoạn)

Thọ Uẩn

1. Thứ nhất là ta đang thụ hưởng cảnh này

2. Thụ Hưởng cảnh này là ta

Cảnh và Thọ của ta là một.

Khi ta nói như vậy thì Cảnh với Ta là một với nhau, nhưng mà thật ra không phải vậy, Cảnh là Cảnh và cái biết của mình về cảnh này và cảm thọ của mình hoàn toàn khác nhau. 

Do đó hiểu biết rằng ta và cảnh là một như nhau thì đó là Kiến Chấp. Một khi hiểu được cái này là Kiến Giải ./.