Monday, May 31, 2021

Những điều kiện để đắc đạo ngay trong hiện tại - TT Pháp Chất

 Những điều kiện để đắc đạo ngay trong hiện tại

Bảy nhân để đắc đạo

Được nghe để học và ghi chép theo sự hiểu của Minh Hạnh qua băng giảng "Những Điều Kiện Để Đắc Đạo Ngay Trong Hiện Tại" do TT Pháp Chất giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ cùng các Thiện Tri Thức.

TT Pháp Chất: Namo Buddhaya. Kính thưa tất cả qúi vị thiền sinh, hôm nay sở dĩ có thời thuyết pháp này là vì chúng tôi ban tổ chức trong khóa vừa qua công việc rất nhiều bận rộn nên không có thời gian để nói pháp sách tấn qúi vị, khoá này chúng tôi nghĩ rằng có thể thu xếp một số công việc để có thể dành ra một chút thì giờ có một buổi nói pháp để sách tấn thêm cho qúi vị trên con đường tu tập, nhất là vấn đề tu tập hành thiền. Ngoài ra sau thời nói pháp có thể có thêm một vài phần nhỏ nào đó trong quá trình quý vị tu tập, chúng tôi có thể góp ý thêm cho qúy vị. Và vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ nói trong vòng nửa tiếng đồng hồ là vừa đủ, còn để nhường lời lại cho thiền sư hướng dẫn qúi vị trên con đường tu tập. Và chúng tôi cũng có ý muốn nữa là nếu điều kiện cho phép có thể từ đây về sau trong những buổi thuyết pháp này hoặc trong những buổi thiền, nếu được truyền trực tiếp lên Internet cho các Phật tử bốn phương tham dự thì rất là hoan hỉ. Hôm nay cũng báo tin cho qúi vị biết là chùa vô thêm một đường Net nữa, và đường Net này nếu được có thể dùng vào trong công việc này, nếu không thì sẽ dùng đường Net cũ của chùa cũng được, trong hai đường Net thì tùy đường Net nào thuận tiện thì chúng tôi sẽ tận dụng trong những ngày sắp tới.

Và hôm nay thời giảng đầu tiên chúng tôi lấy đề tài (ngày xưa chúng tôi lấy đề tài là "Dự thi trường thánh") bây giờ chúng tôi đổi lại là "Những điều kiện để đắc đạo quả ngay trong hiện tại." Như đã nói trong phần khai mạc ngày hôm qua, chúng tôi cũng mong muốn rằng thiền sư hướng dẫn qúi vị về pháp hành đúng theo chánh tạng mà Đức Phật đã dạy để qúi vị có thể tu tập được. Biết đâu trong số qúi vị có thể; chư tăng cũng có, tu nữ cũng có, thiện nam tín nữ cũng có, nếu người nào đầy đủ duyên lành thì người đó cũng có thể đắc được thiền định và đắc được đạo quả.

Và thiền định đạo quả ở đây thì chúng tôi muốn đạt được đỉnh cao hơn, chứ không phải đắc đạo quả theo thông thường, mà là đắc đạo quả có thiền. Có thiền ở đây tức là đắc được tứ thiền bát định, và nếu được nữa thì đắc cả ngũ thông. Và nếu đắc được cả tứ thiền bát định ngũ thông rồi, thì bên pháp thiền quán qúi vị có đắc chứng đạo quả để giải thoát. Nhưng đắc chứng đạo quả giải thoát nếu qúi vị có thiền thì khả năng tu tập của qúi vị, khả năng nhập thiền thì bây giờ mình không phải nhập thiền hiệp thế nữa, mà có thể nhập cả thiền siêu thế. Thiền siêu thế cũng không phải là thiền siêu thế theo thông thường, mà chúng ta gọi là nhập thiền diệt tức là diệt thọ tưởng định, một loại thiền định của bậc thánh cao cấp mà hạng thánh thinh văn thông thường không thể đắc chứng được, hay không thể tu luyện được.

Có bảy điều kiện muốn đắc được hay muốn nhập được thiền diệt này trước hết hành giả phải đắc được bát định là: sơ định, nhị định, tam định, tứ định, không vô biên xứ định, thức vô biên xứ định, vô sở hữu định và phi phi tưởng xứ định, đó là điều kiện đắc về bát định trước. Về đạo quả thì đắc cả tứ đạo tứ quả, tối thiểu lắm là cũng là tam đạo tam quả, thì mới có thể có khả năng nhập được thiền diệt. Và nếu tứ đạo tứ quả thì có thể nhập thiền diệt một cách dễ dàng. Thời buổi này hiện nay chúng ta có khả năng đắc tứ đạo tứ quả cộng với bát định thì không còn hạng đó, bậc thánh Alahán không còn trên thế gian này, dù cho chư tăng có tu tập cỡ nào đi nữa chứ đừng nói chi hàng Phật tử, không thể đắc chứng được, bởi ngàn năm thứ Ba này không còn bậc thánh A-la-hán đắc nhập thiền diệt nữa, mà chỉ có bậc thánh A-na-hàm nhập thiền diệt, và bậc thánh A-na-hàm này có thể trong chư tăng cũng có, tu nữ cũng có, thiện nam tín nữ cũng có, nếu người nào đủ duyên lành thì cũng có thể đắc được tam quả và nhập được thiền diệt. Còn riêng về tứ đạo tứ quả thì không hẳn, thời này chúng ta cũng có thể dễ dàng đắc tứ đạo tứ quả, nhưng muốn nhập thiền diệt thì chỉ có hạng tam quả có thể nhập được thôi, chứ hạng tứ qủa chỉ đắc tứ quả, chứ không thể nào đắc cả bát định mà lẫn tứ đạo tứ quả. Có thể trong hai thì chọn một chứ không thể nào chọn cả hai được, bởi vì duyên lành của chúng ta ngày hôm nay không đủ để có điều kiện đạt được cả hai phần, chỉ đạt được một trong hai mà thôi.

Trước hết chúng ta kiểm soát coi điều kiện để có thể đắc chứng đạo quả trước cái đã rồi mới nói chuyện đắc thiền sau. Đắc chứng đạo quả trong chú giải và Tam Tạng ghi lại thứ nhất là nói về bảy nhân đắc đạo hiện thế. Bảy nhân đắc đạo này thì phải nói rằng chúng ta là những người con Phật trong quá khứ đã từng tu tập balamật đầy đủ, người nào balamật đầy đủ thì đời này sẽ sanh lên cho họ bảy nhân này, còn người nào balamật chưa đầy đủ thì bảy nhân này không thể sanh được, chỉ có một trong bảy nhân hay là một phần nào thôi chứ không thể nào chọn đủ bảy nhân. Do đó trong một đề tài khác chúng tôi nói về "Dự thi trường thánh" là chúng tôi muốn nói rằng giống như trường đời chúng ta thi đại học thì trước hết phải có đủ tiêu chuẩn đi thi, trong nhà trường người ta đòi hỏi tiêu chuẩn nào đó chẳng hạn phải học hết lớp 12 v.v... thì mới có thể đi thi đại học. Thì cũng vậy balamật đầy đủ chúng ta có đủ điều kiện để thành thánh thì bảy tiêu chuẩn này hiện ra và báo cho chúng ta biết rằng balamật đầy đủ để có tiêu chuẩn thành thánh.

Vậy bảy tiêu chuẩn đó hay bảy nhân đó là gì? Thì ở đây chúng tôi lấy theo văn vần mà Ngài HT Tịnh Sự đã phổ và chúng tôi nằm lòng về bảy nhân này, có thể dựa trên bảy nhân này chúng ta tự mình kiểm soát xem mình có đủ duyên lành đắc đạo quả hay không, và nếu là thiền sư dạy cho đệ tử thì cũng kiểm tra lại coi đệ tử mình đủ nhân đắc đạo hiện đời hay không, để có thể thúc đẩy cho người đệ tử này đắc chứng đạo quả ngay trong đòi hiện tại, dù cho ông thầy không đắc đạo quả ngay trong hiện tại - qúi vị nên nhớ chỗ này - Ông thầy có thể không đắc chứng đạo quả nhưng có khả năng có thể dạy cho chúng ta đắc chứng đạo quả - điều này qúi vị nên lưu ý - chứ không phải qúi vị đòi hỏi là ông thầy phải đắc chứng đạo quả mới dạy cho chúng ta đắc chứng đạo quả.

Ở đây chúng tôi dẫn chứng một vài trường hợp để qúi vị thấy được. Câu chuyện của bà tín nữ Mata. Lúc bấy giờ có 60 vị tỳ khưu đi đến làng của bà, bà như là người chủ làng, đất đai rộng lớn, tiền của rất nhiều. Khi 60 vị tỳ kheo đến bà hộ độ cho các vị đầy đủ, rồi sau này bà biết rằng có mấy vị đang tu thiền, bà cũng thích tu thiền, bà thỉnh mấy vị dạy cho bà một thiền pháp nào đó, tức là một đề mục hay một nghiệp xứ nào để tu tập, thì chư tăng mới dạy cho bà một đề mục để tu tập, nhưng rốt cuộc bà là đệ tử mà bà tu tập đắc trước ông thầy, tức là bà đắc được tứ thiền bát định ngũ thông luôn cả tam quả. Sau khi bà đắc được tam quả, ngũ thông, rồi có thần thông, bà xét lại và kiểm tra chư tăng từng vị, thì trong 60 vị này hoàn toàn không có vị nào đắc thiền định được chứ đừng nói đắc chứng đạo quả. Bà quán xem vì lý do nào, và bà thấy rằng các vị này còn thiếu, ở trong pháp thích hợp của người tu thiền là thiếu pháp vật thực thích hợp.

Trong pháp thích hợp thì có bốn pháp và thường thì cổ đức nói là bốn pháp gọi là" pháp tài lữ địa", nếu qúi vị có học về Bắc Tông thâm sâu thì sẽ hiểu được nghĩa "pháp tài lữ địa" nhưng ở đây thì theo Phật Giáo Nguyên Thủy thì có lẽ là "pháp tài lữ địa" đó chưa sâu sắc và có thể đổi cái khác là "pháp thực lữ địa".

Giải về "pháp tài lữ địa" như thế nào thì họ nói:

Pháp có nghĩa là đề mục thích hợp hay không cho tánh của hành giả.

Tài thì thường thường người ta nói gọi là tài vật, thì tài vật không biết là bên theo truyền thống Bắc Tông người ta giải thích như thế nào.

Theo "Pháp thực lữ địa" thì thực chúng ta giải là vật thực.

Lữ tức là bạn bè tu, trong chư tăng thì nói về chư tăng với nhau, còn Phật tử với nhau là thiện tín với nhau bạn đạo với nhau, đó là có bạn đạo thích hợp trong vấn đề tu tập. Chúng tôi giải về bạn trước rồi tiếp theo giải về địa.

Địa ở đây tức là địa điểm trú xứ thích hợp.

Bà mới thấy rằng pháp thích hợp là Đức Thế Tôn cho đề mục vị nào cũng hợp với tánh hết, và bạn bè các vị đều tu với nhau hết thì dễ. Bởi nếu giống như trong chùa một người tu một người không tu cũng rất là khó, mình cứ tu mà ông tới ông quậy phá hoài tu cũng không được, ông làm phiền hoài không cần ông quậy phá mà ông làm phiền ồn ào mình cũng không tu được, hay là mình thích tu thiền mà ông thích tu pháp học hai bên chống đối nhau cũng khó mà tu. Đó là nói bạn tu thì đồng với nhau đồng tu thiền hết. Còn địa điểm trú xứ thì bà chọn rất là thích hợp. Bây giờ chỉ còn có vật thực thôi thì bà mới thấy rằng vật thực bà sắp đặt chưa thích hợp, đối với hành giả tu thiền thì món ăn rất quan trọng, quan trọng ở đây chúng ta không phải lựa cái ngon cái dở. Cái ngon thì chúng ta sanh tham mà cái dở chúng ta sanh sân. Do đó chúng ta phải chịu khó khắc phục về cái ngon và cái dở này. Nhưng chúng ta ăn như thế nào mà vật thực phù hợp với thể tạng để nó dễ dàng tiêu hoá, để tăng cường thêm sức lực, để dễ dàng tu tập. Do đó món ăn phải là món ăn phù hợp với cơ thể chúng ta chứ không phải để ngon dở theo cái miệng chúng ta. Nếu chúng ta ăn mà chọn ngon hay chê dở thì giữ cái tâm này chúng ta tu không tiến tới đâu hết. Chúng ta phải khắc phục cái ngon cái dở, khi ăn chúng ta chọn làm sao chẳng hạn người thích hợp đồ chua, hay người thích đồ ngọt, hay sợ đồ chua, hay sợ đồ ngọt, đồ mặn gì đó thì chúng ta phải gia giảm mà kiên cử cho phù hợp v.v... thì bà sắp đặt các vật thực thích hợp. Cuối cùng 60 vị mới đắc thiền định và đắc đạo quả được.

Đó là một câu chuyện thứ nhất chúng tôi minh chứng, bởi vì chúng tôi nói thầy không đắc đạo quả mà dạy cho qúi vị, thì cũng có người hiểu không tới thì họ có thể nghi ngờ, hay là họ nói tại sao ông thầy không đắc chứng được mà ông lại chỉ cho mình đắc chứng. Bởi vì trong Phật giáo rất quan trọng về pháp học, người học pháp học thâm sâu với khả năng pháp học thâm sâu có thể chỉ cho người khác mặc dù người đó không hành, nhưng có thể chỉ cho người khác hành chính xác và đắc chứng đạo quả. Chúng ta nhớ chuyện Ngài Na Tiên, Ngài Na Tiên trên đường học vấn của Ngài khi học pháp tinh thông bộ A Tỳ Đàm tức là bộ Thắng Pháp cũng là bộ Vi Diệu Pháp. Ngài trên đường đến chùa để hiểu học thêm về Phật pháp thì gặp một người thiện nam cho quá giang, người thiện nam và Ngài bắt đầu trò chuyện bàn đạo, nhưng vì Ngài giỏi hơn do đó Ngài chỉ dạy cho học, thì trên đường đến chùa người thiện nam này đắc chứng Tu Đà Hườn mà Ngài chưa đắc gì hết, còn là phàm nhân. Rồi đi vào chùa thì có bà tín nữ nghe tin Ngài học Vi Diệu Pháp thâm sâu bà mới đến gặp hỏi đạo, bà học pháp thì Ngài cũng y theo pháp đó Ngài giảng dạy cuối cùng bà đắc Tu Đà Hườn, mà Ngài chưa đắc được cái gì hết. Thì quý vị có thể coi đó là chính xác hơn. Đây là chúng tôi chưa nói có được trí tuệ trong Phật giáo mà học hỏi về pháp học rất là quan trọng, với trí tuệ đó nếu có thì không phải chỉ có người mới có thể thuyết đạo quả được, thậm trí thú cũng có thể thuyết cho mình đắc chứng đạo quả. Và thậm trí nếu thuyết pháp Phật pháp đúng lý pháp thâm sâu, chúng ta thâu vào băng phát ra người ta nghe người ta có thể chứng đắc đạo quả. Trong kinh có ghi lại một câu chuyện là có một con công thuyết pháp cho ông thợ săn nghe đắc quả Độc Giác, đây là chúng tôi nói tóm tắt.

Bây giờ chúng tôi trở lại trong cái điều kiện để qúi vị kiểm tra về bảy nhân đắc đạo của qúi vị.

Bảy nhân đắc đạo hiện đời,

Bởi do quá khứ tạo thời đủ căn.

Căn đây tức là căn lành balamật chúng ta tạo đầy đủ thì có bảy nhân này:

1) Một là người phải tam nhân,

Vô tham, không giận với nhân chẳng mờ

Trước hết điều kiện để chúng ta đắc chứng đạo quả thì phải có vốn quá khứ, và do vốn quá khứ sanh trong đời này chúng ta phải là người tam nhân. Điều kiện đắc chứng thiền định, đắc chứng đạo quả phải là người tam nhân. Thế nào là người tam nhân? tức là người do đời quá khứ tạo phước đầy đủ, đủ tam tư, đầy đủ trí tuệ cho quả có trí để sanh lại làm người. Chúng ta sanh lại làm người có khi là quả không có trí, hoặc quả vô trí, và có khi là quả có trí hay quả ly trí. Chúng ta chia ba loại: loại vô trí, loại ly trí, loại có trí. Loại vô trí gọi là tâm quả vô nhân. Loại ly trí là tâm quả nhị nhân. Và loại có trí là tâm quả tam nhân. Thì có quả tam nhân này chúng ta tu thì giòng ngũ phần của chúng ta nền tảng tam nhân là trí quá khứ, thì chúng ta tu có trí hiện tại, hai cái này kết hợp chúng ta mới đắc chứng đạo quả. Do đó đòi hỏi nền tảng của hữu phần của chúng ta là phải tâm tam nhân. Một là phải là người tam nhân vô tham không giận với nhân chẳng mờ.

2) Hai là Trí độ trước kia

Liên quan pháp Quán sẵn bề Huệ tu.

Trong thời quá khứ chúng ta tu tập đầy đủ có balamật rồi, nhưng chúng ta bắt đầu trong thời quá khứ đã có từng hành thiền quán tức là có từng thiền hành minh sát, từng xử dụng trí để quán vô thường, khổ não, vô ngã. Nhờ trí đó thì đời này chúng ta tu lại, ông thầy dạy nhắc cho chúng ta hay chỉ cho chúng ta cách dùng trí để quán, để tu tập, thì chúng ta tu tập một cách dễ dàng trong đề mục tứ niệm xứ hay minh sát tuệ v.v... Hai là trí độ trước kia liên quan pháp quán sẵn bề huệ tu.

3) Ba là tinh tấn công phu

Nương theo giải thoát mặc dù trở ngăn.

Thì phải quá khứ chúng ta đã từng tinh tấn balamật, mà tinh tấn balamật chúng ta đầy đủ duyên lành để cho đời này mới sanh được tinh tấn đó. Đó là tinh tấn công phu, chúng ta có thể ngồi thiền, có thể hành đạo, có thể trên đường tu tập không ai có thể cản được chúng ta. Tinh tấn này phải đi với mức độ nghĩa là không có còn sợ mệt, sợ mỏi, sợ đói, sợ no, sợ khát, sợ này, sợ nọ, không còn sợ cái gì nữa thì nhờ tinh tấn đó chúng ta mới đạt được yêu cầu. Thì thứ ba là tinh tấn công phu nương theo giải thoát mặc dù trở ngăn.

4) Bốn là hành đúng ý chân,

Chánh tạng chú giải khỏi phân sai lầm.

Thì nếu chúng ta đã có căn lành rồi, chúng ta gieo duyên chấp pháp nhiều rồi, thì đương nhiên chúng ta sẽ gặp chánh pháp, mà gặp chánh pháp rồi mà chúng ta muốn gặp thầy dạy đúng chánh pháp cả một vấn đề, gặp chánh pháp là một lẽ, chúng ta có thể gặp Phật pháp nhưng gặp thầy để mà dạy được chánh pháp cho chúng ta là chúng ta phải nói là có duyên lành chúng ta mới gặp thầy được, nếu không gặp thầy thì đời này chúng ta không đắc chứng đạo quả được, qúi vị nên lưu ý chỗ đó. Trong kinh Đức Phật mới nói rằng "Này Ananda, toàn bộ phạm hạnh này, toàn bộ con đường tu tập này, toàn bộ sự tu tập này đều do nhờ thiện bạn hữu." Danh từ gọi là thiện bạn hữu, thiện bạn hữu là trên chúng ta gọi là thầy, ngang chúng ta gọi là bạn, nhỏ hơn chúng ta có thể gọi là đệ tử hay là đàn em cũng được, thì trong số đó có thể nhỏ hơn chúng ta, có thể ngang hàng, có thể trên chúng ta mà người đó có thể nhắc nhở chúng ta được, hay người đó có thể chỉ dạy chúng ta được, người đó có thể hướng dẫn cho chúng ta tu tập được thì trong kinh chúng ta cũng có thấy rõ ràng như vậy. Nhiều khi ông sadi mà có thể dạy các Hoà Thượng đắc chứng đạo quả được, thì điều đó chúng ta muốn nói là thiện bạn hữu chúng ta có thể không phải là người thường, chẳng hạn như con công mà nó thuyết pháp cho ông thợ săn đắc chứng quả Alahán nó cũng có thể kể là thiện bạn hữu được. Tức là người có thể hướng dẫn cho chúng ta về thời pháp để chúng ta tu tập để giải thoát gọi là thiện bạn hữu. Thì đương nhiên nhờ thiện bạn hữu đó nắm rõ được chánh tạng, nắm được rõ chú giải. Nếu mà có chánh tạng mà không có chú giải thì chúng ta không hiểu được Phật pháp, và nếu mà có chú giải mà không có chánh tạng thì coi chừng chú giải ma.

Qúi vị nên nhớ điều này là chú giải phải phù hợp với chánh tạng, phải làm sao để hướng dẫn chúng ta đúng và nhờ vào chú giải chúng ta có thể tu tập đúng chú giải đó. Không thì chúng ta coi chánh tạng, chẳng hạn như có người nói 16 bước của hơi thở hay 16 giai đoạn của hơi thở, từ khi hơi thở vô dài ra dài, vô ngắn ra ngắn v.v... thì người ta dạy đệ tử tu cả 16 bước đó trong một thời khoá tu tập thì điều này sai lầm, 16 bước đó là 16 lớp, 16 giai đoạn tiến hóa, 16 giai đoạn qúi vị phải bước từ giai đoạn thứ nhất hơi thở dài, giai đoạn thứ hai hơi thở ngắn, giai đoạn thứ ba là phải biết được cả ba giai đoạn của hơi thở nghĩa là mũi tim rún ba chặng hơi thở biết rõ, có cảm giác toàn thân hơi thở, thở vô thở ra, rồi sau đó mới tới cái an tịnh của hơi thở, cũng giống như từ thân rồi bắt đầu qua thọ, qua tâm, qua pháp, là mỗi bước tiến, bởi vì đi được đủ 16 bước đó là qúi vị sẽ có hơn 200 trí, trí cả phàm lẫn cả thánh, trí cả thiền chỉ lẫn thiền quán, sau này chúng tôi sẽ cung ứng trí đó cho qúi vị coi Đức Phật dạy hơn hai trăm hai mươi mấy trí như thế nào trong đề mục nhập tứ xuất niệm thôi, tức là 16 bước của hơi thở. Thì qúi vị thấy rõ ràng là người ta dạy cũng căn cứ vào trong kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật nói các vị Tỳ Kheo khi thở ra dài biết thở ra dài, khi thở vô ngắn biết thở vô ngắn, khi thở ra ngắn biết thở ra ngắn, người ta căn cứ dạy một lần niệm lần 16 đề mục, 16 bước hơi thở thì qúi vị thấy rõ ràng chánh tạng mà không có chú giải là không hiểu được, vì chú giải mới giải tại sao bước thứ nhất phải tu tập làm sao, bước thứ hai làm sao, bước thứ ba làm sao, bước thứ tư, thứ năm tiến hóa của hơi thở làm sao. Có thể có một người tu đi rẹt một cái đi nhiều, có thể đi tuần tự, mà có người phải đi từng bước từng bước giống như học xong lớp một thì phải lên lớp hai, xong lớp hai thì lên lớp ba, 16 lớp như vậy, đó là chúng tôi nói cái quan trọng là như vậy. Bốn là hành đúng ý chân, chánh tạng chú giải khỏi phân sai lầm

5) Năm là nơi chỗ vừa tâm

Hành đạo thích hợp trọn trăm đủ đầy.

Pháp thứ năm rất quan trọng, là trong quá khứ thứ nhất qúi vị có phước bố thí balamật rất nhiều, nhờ phước bố thí đó qúi vị đi đâu cũng có được vật thực thích hợp để cho qúi vị tu tập, và nhờ phước balamật có được thì đi tu tập ở đâu cũng được an vui không bị người quấy pháp, "năm là nơi chỗ vừa tâm hành đạo thích hợp trọn trăm đủ đầy." Thì đây nói đơn giản về vật thực thôi, qúi vị thấy rõ nếu mà thiếu phước này qúi vị ở thành phố kiếm vật thực cũng không thích hợp chứ đừng nói lên rừng, còn người có balamật có phước này rồi lên rừng cũng có người này người nọ cúng dường những món thích hợp để ăn uống rồi tu. Có thể nói một cách khác hơn phước này hồi xưa của những người hộ giới, người ta hộ trì cho những người tu, nhất là những người tu thiền, người ta phải tìm hiểu người tu thiền này cần phải ăn cái gì uống cái gì cho thích hợp để tu tập, chứ không phải ăn cái gì ngon, hay ăn cái gì dở, mà phải coi món ăn đó thích hợp cho người tu như thế nào thì người ta lo cúng dường cho. Người Phật tử nếu có phước này mà đối với chư tăng chẳng hạn, bởi thường thường người ta cúng dường cho chư tăng, nếu được phước này sau này người ta trở thành chư tăng trở thành người tu sẽ có những người khác hộ độ, nghĩa là cho mình được như ý về vật thực.

Còn phước tâm từ là như thế nào? là trú xứ đó tuy là trú xứ đầy đủ vật thực, có thể là đầy đủ cho chúng ta sống, nhưng ở đó nghịch với bạn bè, còn nếu không nghịch bạn bè thì chung quanh quấy phá, bởi vì thiếu đức, thiếu từ balamật, thiếu đức này thì qủi thần cũng phá, loài người cũng phá, bởi vì oan trái nhiều quá thành ra loài người cũng phá, mà trong chùa cũng phá, mà ngoài đời nó cũng phá, ở đâu cũng phá hết, qúi vị muốn ngồi yên ngồi không được. Do đó "năm là nơi chỗ vừa tâm hành đạo thích hợp trọn trăm đủ đầy" thì trong đó hai pháp quan trọng nhất là "bố thí balamật" và "từ balamật" chúng ta phải đầy đủ nhiều thì chúng ta mới được có nơi chỗ đầy đủ vật thực và nơi chỗ yên vui, chúng ta tới đó là thầy yêu bạn mến, mọi người hoan hỉ thọ thức chúng ta, không ai ganh tỵ, không ai trì triết, không ai nói nặng nói nhẹ chúng ta, thì chúng ta mới yên vui và tu tập được.

6) Sáu là oái niệm không vây

Chẳng chi bận bịu đó đây chút nào.

Thì oái niệm này là Barilobha tức là những điều bận tâm, những điều bận lo gì? bận lo bịnh hoạn, bận lo đệ tử, bận lo nhà, bận lo cái này, bận lo cái kia, tâm chúng ta bị bận chỗ này thì chúng ta ngồi không thể tập trung tư tưởng để tu tập. Bận lo này sở dĩ chúng ta có nhiều, chúng ta không dứt khoát được là bởi xả balamật chúng ta còn kém quá chưa đủ sức thành thánh, bởi chuyện đời, chuyện bên ngoài chúng ta chưa xả được làm sao chúng ta từ bỏ thân ngũ uẩn chấp thủ của chúng ta được, chúng ta phải tập bỏ tài sản, bỏ vợ con, bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ này bỏ nọ bỏ cả người thân luôn, bỏ cha bỏ mẹ luôn nữa, rồi chúng ta mới bỏ cái thân chúng ta được. Chưa ly gia, chưa cắt ái, chưa bỏ những cái này được thì phải nói rằng chúng ta chưa thể giải thoát được. Nhưng điều này không có nghĩa là qúi vị bỏ theo kiểu là dứt bỏ nghĩa là không còn cái gì hết, nhưng trong giai đoạn tu tập qúi vị phải cắt hết, có những nhân duyên nào thì phải cắt hết đừng để nhân duyên đó phá việc tu tập. Nên chính vì trong giai đoạn tu tập của các hành giả phải tu tập cho đắc chứng đạo quả trước rồi nếu gọi là muốn về độ vợ độ con, hay độ cha độ mẹ, hay là giúp đỡ người nào thì đắc đạo quả xong rồi mới tính, chứ chưa đắc đạo quả thì chưa tính, phải lo thân mình trước. Do đó sáu là oái niệm không vây, chẳng chi bận bịu đó đây chút nào.

7) Bảy là đặng rảnh làm sao

Siêng tu chẳng có việc nào xen vô.

Thì nếu 10 balamật chúng ta đầy đủ hợp thời để nó trổ trong giai đoạn chúng ta đắc chứng đạo quả, sẽ khiến cho chúng ta có được thì giờ đầy đủ, không bị cái gì quấy phá chúng ta, chứ nếu không thì chúng ta không có thời giờ. Chẳng hạn như sáng chúng ta muốn tu tập rồi có công chuyện khởi lên chúng ta phải lo công chuyện đó. Trưa chúng ta muốn tu tập lại có công chuyện khởi lên chúng ta không tu tập. Chiều có công chuyện khởi lên v.v... Thì phải nói là ngay trong chùa thôi có thể nhiều khi mình tính hành thiền thì khách tăng ở phương xa tới, hay là ban ngày hữu sự nào đó tới, có nhiều việc tới quá chúng ta không còn thời gian để tu tập. Chúng ta cũng nhớ cái chuyện mà sadi Sukha, đơn cử một đơn giản nhỏ là nhiều khi phận sự hầu thầy cũng bị bận rộn, nhưng khi Sadi Sukha xin thầy cho con về con hành thiền, thì Ngài Xá Lợi Phất biết rằng duyên của người đệ tử mình đủ rồi

"Thôi ngươi cứ việc về đi."

"Bạch Ngài nhưng bây giờ con thèm ăn cá chép Ngài đi kiếm giùm cho con món đó."

"Thì được, ngươi thích ăn thứ đó ta đi kiếm cho, ngươi về cố gắng tu tập đi."

Ngài cũng chìu, bởi vì ông thầy mà, nên nhớ ông thầy lo cho đệ tử như thế đó cũng đặc biệt lắm. Thì Ngài mới đi xin món đồ đó từ nơi vua rồi đem về, nhưng khi đem về cho thì lúc đó đệ tử đang hạ thủ công phu để chuẩn bị đắc chứng đạo quả, giai đoạn đắc chứng đạo quả rất quan trọng, cái thời đó mà qua rồi kiếm thời thứ hai khó lắm, trong kinh trong chú giải nói về kinh nghiệm đó, nên do đó mà Đức Phật thấy cái thời của sadi Sukha hội đủ để đắc chứng đạo quả trong thời này rồi, giống như thời này là thời rảnh chứ không chút nữa nó bận, thành ra Đức Phật mới nghĩ là nếu Ngài Xá Lợi Phất về thì sadi Sukha đang tu tập thì với phận sự hầu thầy phải đứng ra tiếp thầy, có nghĩa là tâm bị động rồi, hơn nữa không thể đắc chứng đạo quả nữa, nên Đức Phật mới ra ngoài trước cổng chùa đứng đó chờ để chận Ngài Xá Lợi Phất để vấn nạn và hỏi pháp đâu đó, xong rồi dứt thời pháp Đức Phật dùng tha tâm thông kiểm tra sadi Sukha biết là đã đắc chứng đạo quả rồi, thì Đức Phật mới nói "Thôi đem bát đồ ăn vào cho đệ tử ngươi đi." Thì qúi vị thấy đây là giai đoạn quan trọng, khi chúng ta hành chúng ta nên nhớ thời điểm và chúng ta kiểm tra bảy nhân mà chúng ta có rồi, thời gian rảnh tới rồi, thì chúng ta phải miệt mài tu tập để làm sao đạt được kết quả thâm sâu, đặc biệt nhất, bởi vì hiện tại bây giờ qúi vị rảnh đến chùa có thể ngày mai có việc nhà khởi lên qúi vị bận, qúi vị lo về giải quyết không tu tập được, thành ra thời gian rảnh này tất cả những nhân duyên nào bên ngoài chúng ta cắt hết.

Không phải là ngẫu nhiên nhưng bang tổ chức đề nghị qúi vị nộp điện thoại, điện thoại là cái giây đời, nó rất là nặng nề, giựt qúy vị đủ các chuyện tâm qúi vị bận rộn lo, sự hành thiền qúi vị không có kết quả. Nếu chúng ta chuẩn bị 10 ngày vào đây tu tập, chuyện nhà nếu tài sản còn của ta thì vẫn là của ta, nếu ta còn sống thì ta sẽ về, còn nếu ta chết thì xong 10 ngày chúng ta chết cũng được, có thể trong 10 ngày này gia đình chúng ta mà có người chết đi nữa thì giả xử chúng ta ly gia cắt ái dứt bỏ đàng hoàng thì cái đó chúng ta không cần biết nữa, sau 10 ngày chúng ta về rồi tính, thì lúc đó chúng ta mới đạt được kết quả thâm sâu, nếu không có mà chúng ta bận rộn chỗ đó thì khó đắc chứng đạo quả.

Trong kinh cũng nhớ lại bà mẹ của bà Sona Kudikana, thì lúc bấy giờ bà về bà nghe rằng Đức Phật tán thán con bà con bà tụng kinh hay. Lúc bấy giờ gần sáng Ngài Sona Kudikana bắt đầu đi kiếm Đức Phật, Đức Phật mới kêu Ngài Ananda sắp cái giường vào trong phòng của Đức Phật để ngủ chung với Đức Phật. Rồi sáng sớm khoảng 4 giờ sáng thì bắt đầu tụng kinh. Tụng kinh như thời xưa không giống như chúng ta tụng kinh tức là ôn lại những bài kinh mà Đức Phật đã dạy học cho thuộc lòng để nằm lòng pháp của Đức Phật dạy. Thì Đức Phật kêu : "này Sona Kudikana, ngươi ở trong chùa người học thuộc mấy bài kinh rồi."

"Dạ con học thuộc bài Barayana."

"Người tụng cho ta nghe coi."

Tụng lên Đức Phật kêu sadhu lành thay, Đức Phật tán thán, thì chư thiên ở nhà của bà mẹ cũng "sadhu lành thay." Bà mẹ nghe thì hỏi

"Tại sao tán thán ta, hồi nào tới giờ ta đi chùa bố thí cúng dường phước nhiều qúa có gì đâu mà khen."

Chư thiên trả lời: "Tôi không khen bà, tôi khen con bà kìa, con bà tụng kinh hay qúa, giống như thuộc lòng, giống như thuyết pháp, đến Đức Phật còn tán thán con bà."

Bà nghe mà hoan hỉ: "vậy khi nào con ta về chùa gần nhà ta sẽ đến nghe pháp." Thì lúc bấy giờ nghe con bà về tới , tối đó bà làm xong công việc nhà, bà đến nghe pháp, khi đang nghe pháp có người nhà tới nói: "ăn cướp vô nhà bà, ăn cướp nó đang lấy đồ bà." Bà trả lời: "ngươi hãy yên lặng để ta nghe pháp đừng có quấy nhiễu ta."

Nghe pháp lúc đó tu bằng trí chứ không phải tu bằng thân giống như chúng ta vậy, nghe tới đâu thì dùng trí tu đến đó. Do đó suy nghĩ là nếu cái đó còn của ta thì vẫn là của ta thôi. Trong khi đó chúa đảng cho đệ tử đàn em chui vào nhà ăn cắp để nó canh bà đi ra khỏi nhà thì nó vô đột nhập uy hiếp người nhà bởi có lẽ nó cũng sợ uy lực của bà phước của bà, nên nó biết bà tiếc của mà về thì nó núp ở ngoài chánh điện chờ sẵn bà bước ra ngoài là nó lụi bà vài dao chết liền, bà không có thể nào về tới nhà. Bà thấy rõ ràng chỗ này Đức Phật Ngài nói là "Pháp hằng hộ trì người thực hành pháp" tức là chúng ta tu tự nhiên có phước của chúng ta nó chuyển. Thì bà nghe nói vậy bà không có cần tài sản. Thằng ăn cướp đó nó nghe nó cũng sợ bà này luôn. Quả thật bà chú tâm nghe trong khi con bà thuyết pháp dứt rồi thì bà đắc chứng đạo quả Tu Đà Hườn, thì bắt đầu bà mới đi về. Thằng ăn cướp thấy bà là người tu, lấy của người tu thì coi như là tàn mạt mà chết nên nó hoảng hồn hoảng vía, bà bước ra nó qùi sám hối xin lỗi bà, rồi bắt đầu nó mới kêu người em dọn đồ trả lại như cũ. Thì chuyện đó có lẽ là ít nhiều qúi vị nghe rồi.

Điều thứ bảy rất là quan trọng. Bảy là đặng rảnh làm sao siêng tu chẳng có việc nào xen vô. Thì ngoài cái oái niệm thì qúi vị cắt hết trơn đi không còn bận rộn cái gì trong tâm của qúi vị. Có thể nói là phát nguyện trong 10 ngày này nếu không đắc được cái gì, nghĩa là trong thời gian này không cho ai phá quấy ta trong 10 ngày này để ta tu tập, nhất định phải đắc được cái gì trong 10 ngày này, đắc thiền cũng được đắc đạo quả cũng được, thì tùy theo qúi vị quyết định, quyết định được thì nghĩa là sao? Ngài mai chúng tôi lại nói tiếp 5 điều để qúi vị coi được bảy điều chúng ta kiểm tra mà có rồi, ngày mai chúng ta nói năm điều này quyết trí trong đời hiện tại đắc chứng đạo quả được. Thời pháp đến đây cũng phải lẽ, nói về những điều kiện để đắc chứng đạo quả bằng thời pháp đầu tiên là "bảy nhân đắc đạo hiện đời", thời pháp đến đây cũng vừa phải lẽ, chúng tôi trước khi dứt lời chúng tôi xin hồi hướng phước lành đến tất cả chư thiên, nhất là chư thiên hộ pháp Đức Trời Đế Thích .....

Friday, May 28, 2021

Ba Pháp Cao Thượng (tiếp theo)

                                                     Ba Pháp Cao Thượng (tiếp theo)

Được nghe để học và ghi chép theo sự hiểu của Minh Hạnh qua băng giảng "Ba Pháp Cao Thượng" do HT Chánh Minh giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ cùng các Thiện Tri Thức.

2) Hành Cao Thượng

2. Chi pháp thứ hai là hành cao thượng. Trước tiên chúng ta thực hành như thế nào được gọi là cao thượng. Thì một câu trả lời theo như ý kinh mà không thể bắt bỏ được đó là thực hành giới định tuệ, thực hành những lý duyên khởi, thực hành đời sống đạo đức v.v... Dĩ nhiên với những câu trả lời này thì không có gì bắt bẻ vì thật sự làm như vậy nhưng ở đây chúng tôi muốn nói thêm thực hành giới định tuệ để làm gì? Thực hành những pháp thiện bố thí trì giới cung kỉnh phục vụ v.v... để làm gì? để hưởng những quả hữu vi để kiếp sau được làm vua, để kiếp sau được làm một giai nhân tuyệt sắc, để kiếp sau thọ hưởng cảnh trời, để kiếp sau trở thành những vị Phạm Thiên v.v... thì cách thực hành đó chưa hẳn đã gọi là cao thượng cho dầu cách thực hành nằm ở trong mô thức giới định tuệ. Cũng tựa hồ giống người đi tìm vàng sau khi gặp được vàng rồi không biết dùng vàng để làm cái gì? mang những thỏi vàng đó về treo lủng lẳng trong nhà chơi, nó không mang đến một lợi ích gì. Như thế nào cũng vậy, khi trả lời rằng con thực hành giới định, con thực hành những thiện pháp, chúng tôi không dám bác bỏ những câu trả lời của qúi vị, nhưng phải nói thêm rằng thực hành những thiện pháp để làm gì, thực hành giới định tuệ để làm gì, đó mới là điều đáng nói. Giống như chúng ta tựa như người đi tìm bảo vật gặp được những bảo vật rồi, có những bảo vật đó để làm gì? Cũng giống như một kiếm khách đi tìm thanh bảo kiếm, có được thanh bảo kiếm để ngắm nghĩa hay để làm gì? Cái vấn đề còn nằm ở chỗ đó. Chúng ta đi tìm những quyển sách qúi, tìm được rồi đem lên trang thờ để trong một phòng như vật gia bảo thì tìm quyển sách qúi đó nó không có tác dụng gì. Chẳng qua người có những quyển sách qúi mà người khác không có nhưng bản thân quyển sách qúi đó không giúp đỡ gì người có nó. Quyển sách qúi phải biết đọc, phải biết nắm lấy những lợi ích của quyển sách qúi đó để đem tới một cái gì tốt đẹp, qúi vị thử nghĩ một người thầy thuốc có một quyển sách trong đó liệt kê tất cả những môn thuốc hoặc những vị thuốc để trừ đi những cái bịnh nan y chẳng hạn, tìm được quyển sách đó đem về thờ thì quyển sách đó không có tác dụng, mà những người biết được quyển sách qúi và phải tìm quyển sách qúi đó, phải học quyển sách qúi đó để rồi bào chế loại thuốc dược chất tốt đẹp để trị những chứng bịnh nan y của những người khác hay của chính mình, bấy giờ mới là thực hành đúng, mới gọi là tốt đẹp nhất. Như thế nào cũng vậy, chúng ta thực hành những thiện pháp, chúng ta thực hành giới định tuệ, chúng ta thực hành quán lý thập nhị duyên khởi để thoát ly ra khỏi sinh tử luân hồi, nếu chúng ta không có một tác ý như vậy thì dù thực hành giới định tuệ ở mức độ gần như là trọn vẹn nó cũng chẳng có tác dụng lợi ích, bởi vì sao, bởi vì mình không có tác ý thoát ra khỏi sự sinh tử luân hồi.

Vấn đề còn lại chính Đức Phật Ngài dạy rằng:

Tất cả các Pháp lấy dục làm căn bản.

Tất cả các pháp lấy tác ý làm sanh khởi.

Tất cả các pháp lấy phước làm tập khởi, lấy ước muốn để làm nền tảng, lấy ý để sanh khởi. Cái ước muốn mình thực hành giới định tuệ đó là một cái nền tảng nhưng chưa có ý muốn thoát ly ra khỏi sanh tử luân hồi thì sự thoát ly ra khỏi sanh tử luân hồi không có được, bởi vì nó không sanh khởi.

Cho nên ý chúng tôi muốn nói rằng hành cao thượng ở đây khi hỏi qúi vị sẽ trả lời con thực hành những thiện pháp, con lánh xa các ác pháp, con không làm tất cả các việc ác dù nhỏ, mà con làm tất cả các việc thiện dù nhỏ. Xin thưa, chúng tôi không thể bác bỏ cái gì, nhưng điều qúi vị muốn nói là từ bỏ các việc ác nhỏ không làm, những việc thiện nhỏ không hề bỏ để làm gì?

Nếu như không có tác ý thoát ly ra khỏi sanh tử luân hồi thì chẳng khác nào con kiến cứ bò mãi trong miệng chén, nó không thể ra khỏi miệng chén.

Cho nên hành cao thượng ở đây Đức Phật Ngài dạy: chúng ta thực hành đường lối tốt đẹp với mục đích là chứng đắc được đạo quả thoát ly khỏi sinh tử luân hồi. Nó cũng từa tựa như một người có cây cung tốt, có sức mạnh, có dây căng của cây cung tốt và mũi tên bén, người đó đưa cung lên rồi kéo dây cung ra, nhưng để làm gì, nếu như không có mục tiêu hay là nhắm mục tiêu sai lệch, thì sự kéo cung đó với sức mạnh đó, một cây cung tốt một mũi tên bén nhưng nó không mang tới một tác dụng lớn, mà người đó phải nhắm vào mục tiêu nào đó để bắn mũi tên, để cắt đứt những cái gì bị trói buột, và nhắm đúng mục tiêu đó, trúng vào mục tiêu mà mình muốn bắn vào thì người cung thủ đó được tán thán là đệ nhất về cung thủ là tay thiện xạ tài giỏi. Như thế nào cũng vậy, chúng ta thực hành giới định tuệ với mục đích phải thoát ly khỏi sinh tử luân hồi. Như vậy thực hành cao thượng ở đây, Đức Phật Ngài dạy rằng: ngoài những mảnh lực tránh xa các việc ác thực hiện những việc lành thực hành giới định tuệ thực hành tuệ quán với mục đích là cắt đứt đi phiền não với mục đích tận diệt phiền não với mục đích diệt trừ mọi ô nhiễm để chứng đạt Niết-bàn, cái hành đó mới gọi là cao thượng.

Dĩ nhiên Phật tử chúng ta thực hành giới. Ngày Uposatha là ngày Bố Tát, Phật tử cũng thọ trì Bát Quan Trai Giới, nhưng khi thọ trì Bát Quan Trai Giới thì ao ước rằng: với giới hạnh này xin cho con có được một người chồng sang giàu, một người chồng tốt đẹp, một người chồng chung thủy. Bà mẹ thì thọ trì Bát Quan Trai Giới với sự mong ước rằng: do giới hạnh này để có được những đứa con ngoan, những đứa con thảo, những đứa con có hiếu. Điều này nằm trong chú giải kinh Pháp Cú. Một lần nọ bà Visakha hỏi những người nữ tùy tùng của mình: "Các bà các cô thọ trì Bát Quan Trai Giới để làm gì?" Họ trả lời: để cho tôi có được người chồng xứng đôi vừa lứa, có giai cấp tương xứng, môn đăng hộ đối. Hỏi những người trung niên thì họ mong có những người con xinh đẹp như kim đồng ngọc nữ vừa hiền thiện vừa thông minh vừa hiếu thảo. Không giống như những người già thực hành Bát Quan Trai Giới để mong mỏi tái sanh lên nơi cao sang tốt đẹp. Thì thực hành giới cũng là một điều tốt, tránh xa điều tội lỗi cũng là điều tốt. Nhưng điều đó không phải là hành cao thượng mà hành để bị trói buột. Cái gì trói buột? Chính là cái dục lạc thế gian trói buột, mà những dục lạc thế gian luôn thay đổi nó không phải là mãi mãi là như vậy. Có những lúc là Phạm Thiên tái sanh xuống làm người nhân loại, cũng có những lúc làm người nhân loại tái sanh xuống làm những con thú mặc dù là vua của loài thú, như Bồ Tát chúng ta có những lúc tái sanh làm chúa đàn voi, có những lúc làm chúa đàn kên kên v.v... nhưng cái đó không phải là mục tiêu mà thực hành những thiện pháp, thực hành những giới định tuệ, thực hành tuệ quán để giải thoát ra khỏi luân hồi. Trí tuệ thực hành được thiền định, thực hành được sơ định, tam định, tứ định chứ không phải ở trong định lực chỗ đó để mà thụ hưởng. Đức Phật Ngài dạy các vị tỳ khưu khi thực hành được sơ định, nhị định, tam định, tứ định tới mức độ đầy đủ rồi triển tuệ quán để chứng được thiên nhãn, thiên nhỉ, thần túc, tha tâm, túc mạng thông, nhưng tới đó chưa hết, từ tuệ quán dẫn xuất để chấm dứt những ô nhiễm để trở thành bậc lậu tận, tất cả những ô nhiễm bị diệt trừ bấy giờ vị đó mới hân hoan nói lên rằng ba minh ta đạt được lời Phật dạy, từ nay ta không còn việc gì để làm nữa hết, mục tiêu của cứu cánh mà Đức Phật Ngài dạy giảng pháp cho chúng ta thực hành mục đích của Ngài là muốn tế độ chúng ta ra khỏi những giòng khổ cảnh, phẩm vị cao nhất là không còn bị nạn sinh tử luân hồi chi phối, đó là mục tiêu của Đức Phật. Sở dĩ Ngài 45 năm hoằng dương giáo pháp, thậm chí lúc Ngài sắp sửa trở về với định luật vô thường mệt nhọc mà phải vượt đoạn đường dài khoảng 12 cây số phải nghỉ 25 lần do bịnh kiết lị với mục đích tế độ người Phật tử cuối cùng là Subhadda để thoát ly khỏi giòng sinh tử luân hồi, mục tiêu của Đức Phật dạy pháp cho chúng ta là lìa bỏ khổ nạn sinh tử luân hồi để thoát ly ra bốn cõi khổ đã đành nhưng phải chấm dứt luân hồi ô nhiễm. Hành cao thượng là hành như vậy, hành với mục tiêu với một tác ý là hoà nhập vào cảnh giới bất tử đi vào cảnh giới bất tử không bị sanh tử luân hồi chi phối nữa, hành đó là hành cao thượng, nếu chỉ hành thiện pháp, hành giới định tuệ hành, hành tuệ quán, hành thập nhị duyên khởi mà chưa có yếu tố này thì cái hành đó chỉ tốt ở bậc trung chứ chưa phải cao thượng tột cùng.

3. Giải thoát cao thượng

3. Chi pháp thứ ba Đức Phật dạy rằng: Chi pháp cao thượng cuối cùng đó là giải thoát cao thượng (vibhàveti anuttariya), giải pháp này giúp chúng ta rất nhiều. Không phải giải thoát nào cũng là giải thoát cao thượng hết. Một người nuôi dưỡng tâm từ bi ngay lúc đó giải thoát được tâm sân, người nào nuôi dưỡng tâm hoan hỉ thì ngay lúc đó giải thoát được tâm ganh tỵ, hoan hỉ với hạnh phúc người khác thì không có tâm ganh tỵ lúc đó giải thoát khỏi tâm ganh tỵ , người nào giữ được năm giới người đó giải thoát được tâm sân tạm thời, người nào nói lời chân thật không bao giờ nói lời sai ngoa hư ngụy thì người đó tạm thời giải thoát được sự giả dối lừa mị người khác. Tất cả cái đó là giải thoát. Chúng ta bố thí thì giải thoát được tâm bỏn xẻn tham lam, chúng ta cung kỉnh thì giải thoát được tâm ngã mạn, chúng ta biết lắng tai nghe diệu pháp thì ngay lúc đó chúng ta giải thoát được tâm cứng rắn, tâm của chúng ta trở nên nhu nhuyễn. Chứng đắc được sơ thiền chúng ta giải thoát được năm triền cái năm pháp trói buột, áp chế được hôn trầm, áp chế được hoài nghi, áp chế được sân hận, áp chế được tham dục, ngay lúc đó thoát được năm triền cái. Tất cả đều giải thoát.

Nhưng Đức Phật Ngài nói giải thoát cao thượng là giải thoát nào mà thoát ly vĩnh viễn không còn phải quay trở lại. Mức độ đầu tiên của thoát ly vĩnh viễn mà không còn quay trở lại là thoát ly khỏi bốn khổ cảnh, đó là không còn quay trở lại cảnh giới súc sanh, cảnh giới địa ngục, cảnh giới ma đói, cảnh giới thần quỉ, mà muốn không quay lại một cách kiên cố thì giải thoát trước tiên là chứng đạt được sơ quả tức là dự lưu quả mà trên bước đường chứng đạt được dự lưu quả biết bao nhiêu khê, biết bao là chặng đường đầy gai chong chứ không có trơn tru, nó tựa hồ giống như chúng ta đi tới một hang động chứa đầy bảo vật mà trên đường đi đó cây cỏ bít bùng không định hướng được, thì chúng ta đốn phá mở một con đường làm sạch sẽ dọn một con đường, con đường đó không ai dọn sẵn cho mình để mình thong dong đi nó thầm chỉ cho chúng ta giới định tuệ. Con đường giới định tuệ chúng ta tự mình đi có nhiều chông gai không ai dọn sẵn cho mình đi. Đừng bảo rằng tôi thực hành giới định tuệ trơn tru nó được thuận lợi nó được tốt đẹp, khó lắm, chưa ai nói rằng con đường giới định tuệ tôi đi một cách thong dong, không có, mà nó nhiều trắc trở nhiều chướng ngại vô cùng, nó tựa như giây leo chằng chịt, những bụi gai đan vào nhau chận bít lại không khéo bị trầy da, không khéo bị rách thịt, không khéo đổ máu. Ngay cả hàng thượng thủ thinh văn cánh tay trái của Đức Phật là Ngài Mục Kiền Liên tạo biết bao nhiêu phước cách đây một a tăng kỳ một trăm ngàn kiếp đã tạo vô số phước báu vậy mà xuất gia rồi bị chứng bịnh hôn trầm sanh khởi luôn quấy nhiễu, Đức Phật Ngài đi tới dạy cho pháp môn diệt trừ hôn trầm, nỗ lực tinh tấn mới vượt lên mới chứng đắt được đạo quả A La hán. Ngay cả bậc thượng thủ thinh văn cánh tay trái của Đức Phật mà còn như vậy nói chi chúng ta.

Mô thức giới định tuệ là mô thức chung mà đi trên đó mỗi người có mang vũ khí khác nhau, cũng là con đường phải đi nhưng chông gai của từng con đường khác nhau, người thì mang rìu mang búa, người thì mang kiếm, người thì mang đá, để dọn dẹp con đường đó, cho nên Đức Phật Ngài vặch ra con đường giới định tuệ con đường đó chúng ta phải hiểu đó là mô thức tổng quát, và đi trên con đường đó mỗi người phải tự dọn dẹp những gai góc những chướng ngại để có những bước bằng phẳng cho chính bản thân mình, không ai dọn dẹp cho mình cả, không ai ủi san lấp để cho mình thong dong cả, nó không phải là đại lộ để mình phóng xe chạy ào ào, chúng ta phải nỗ lực chúng ta phải làm để rồi khi chúng ta chứng đắc được sơ quả, cắt đứt bốn khổ cảnh, cắt đứt vĩnh viễn để không còn sanh trở lại nữa, thà rằng chúng ta đi một bước mà chắc một bước để không quay lại. Trước tiên đó là chúng ta đừng bao giờ quay lại những cái gì mà chúng ta biết rõ nó là ô nhiễm, biết rõ nó là chướng ngại, biết rõ nó là những bất thiện pháp, đừng bao giờ quay lại. Chúng ta dọn một con đường đi cứ đi tới chứ không hề bước lui, biết rõ nó ô nhiễm thì không bao giờ quay lại. Còn nếu quay lại thì bị vướng vào ô nhiễm rồi phải mất công tắm rửa. Nó tựa như một người biết đây là cái hầm phẩn may mắn được lên khỏi hầm phẩn rồi thì không quay trở lại hầm phẩn, mà lỡ sa chân xuống hầm phẩn rồi thì phải cố gắng trèo lên rồi phải tắm rửa cho sạch sẽ, nó mắc công, nó phiền, nó mệt nhọc, nó nhiều chướng ngại. Và khi đã biết được đây giới này là sát sanh, biết rõ sát sanh mang những điều khổ lụy, biết rõ như vậy thì không quay lại sát sanh, biết rõ là dùng gậy đao trượng để làm khổ chúng sanh khác thì sẽ bị khổ lụy về bịnh biết rõ như vậy thì sẽ không bao giờ quay lại. Nó tựa hồ như khi chúng ta dọn xong đường bằng phẳng chúng ta cứ đi tới chứ không hề quay lại cho dù quãng đường trước đây chúng ta dọn nó đã được bằng phẳng cũng không quay lại, cứ đi tới.

Từ bỏ những ác bất thiện pháp đã đành, ngay cả thiện pháp chúng ta cũng phải biết quên nó đi, biết là chúng ta tạo những việc lành như là bố thí, cung kỉnh, phục vụ, trì giới v.v... vẫn cứ quên đi bởi vì công việc nó đã xong rồi không cần phải quay lại, không cần quay lại ở đây có nghĩa là không giữ nó, không hồi tưởng là tôi đã có bố thí như vậy, không hồi tưởng là tôi đã có trì giới như vậy, không hồi tưởng là tôi đã có cung kỉnh như vậy, mà cứ tiếp tục làm những thiện nghiệp đó, dùng giới thanh gươm trí tuệ để cắt đứt đi những chướng ngại đó, nếu còn nghĩ rằng tôi đã từng có bố thí, tôi từng có trì giới, tôi đã từng có phục vụ, thì vẫn còn bị trói buột, chưa phải là giải thoát. Hồi tưởng nhưng để rồi biết quên, mà con người biết quên khó lắm, con người biết quên rất là khó, người đó nhớ biết rõ nhưng mà lại biết quên, nó khó. Còn cái mà chúng ta quên một cách thường tình thì nó quá dễ. Biết mình làm một cái gì đó tốt đẹp là biết quên đi không hề nhắc nhở đến nó, nó thoáng qua hiểu biết rồi quên, cái đó khó. Mà có quên thì chúng ta mới đi tới còn nếu không thì chúng ta giống như cái ly đầy nước không thể chứa thêm nước khác, hất đi cái ly đầy nước thì sẽ có ly nước mới, và giải thoát cứ đi tới và đi tới. Nếu không. Mà quay lại nhớ những thiện nghiệp là đang bị trói buột chứ không phải là được giải thoát, còn nếu nghĩ rằng tôi đã từng bố thí, tôi đã trì giới, tôi đã tạo những thiện nghiệp thì còn bị trói buột chứ chưa phải là giải thoát.

Và cứ đi tới, đi tới lúc nào đó mới giác ngộ được và cái giác ngộ đó trông càng trống rỗng bao nhiêu thì cái giác ngộ bực sáng, lên còn nếu tâm của chúng ta còn đầy ấp những gì đó thì sự giác ngộ đó không thể bực sáng lên được, cần phải để tâm của chúng ta sống động, sống động ở đây là biết bỏ, biết quên và một khi chúng ta cắt đứt được bốn khổ cảnh cắt đứt luôn cả dục giới không bao giờ xa xuống dục giới nữa tức là ám chỉ trạng thái A Na Hàm, không còn bị quay trở lại, và cuối cùng giải thoát cao thượng nhất là chứng quả không còn rơi vào tam giới như lò lửa này nữa. Đức Phật Ngài dạy rằng:

"Này chư tỳ khưu, ví như phân dù chút ít cũng như hôi, như thế nào cũng vậy, Như Lai tán thán một sinh hữu nào dù chỉ nhỏ chút ít mà ra được khỏi ba lò lửa này, lò lửa của dục giới, lò lửa của sắc giới, lò lửa của vô sắc giới, tam giới như hỏa trạch và không bao giờ muốn rơi vào cái lò lửa đó nữa thì bấy giờ gọi là giải thoát cao thượng, giải thoát tột cùng, không có giải thoát nào sánh bằng, và vị đó thong dong tự tại có thể tuyên bố lên từ nay ta không còn việc gì phải làm nữa, phạm hạnh đã thành. Đời sống samon mục đích gì, lý do nào xuất gia trong giáo pháp này, dấn thân vào vòm trời giới định tuệ này, cái mục đích đó đã thành đạt được, cái ước vọng đó đã được toại nguyện, không cần phải làm gì nữa hết đời sống phạm hạnh đã thành như vậy thì giải thoát cao thượng. "

Đức Phật Ngài dạy theo từng bước lià bỏ những ác bất thiện pháp, biết rõ ác thiện pháp rồi không hề quay lại nó, ngay cả thiện pháp tạo rồi không để nó trói buột, biết quên đi và cứ dấn thân đi mãi và mỗi chặng đường đều có chướng ngại riêng và vượt phá đi những chướng ngại đó để còn đi tới một hang chứa bảo vật, và khi đó không còn phải đi tìm kiếm đâu nữa, không còn phải làm việc gì nữa, chỉ nhận lấy những bảo vật, nhận lấy những thánh sản đó để rồi tiêu dao tự tại, dù thân còn ở trong tam giới, lúc nào đó duyên đã hết nhân đã cạn vị ấy thong dong viên tịch thế rồi không còn quay trở lại tam giới này nữa, thì đó gọi là giải thoát cao thượng nhất.

Đúc Kết:

Trong bài giảng về ba pháp cao thuợng:

1. Thứ nhất là thấy cao thượng tức là thấy thành nhân là thấy cao thượng, và thấy thánh nhân là thấy trong nội tâm của mình.

2. Thứ hai là thực hành cao thượng, thực hành giới định tuệ, thực hành những thiện pháp với mục đích thoát ly khỏi tam giới.

3. Thứ ba là giải thoát cao thượng, tức là đối với những ác bất thiện pháp đã biết rõ không hề quay lại, với những thiện pháp đã tạo không hề một chút tự hào một chút luyến tiếc, không một chút nhớ tưởng, bởi vì nó sẽ là sợi giây trói buột, nhớ tưởng rồi biết quên đi và cứ tiếp tục mà đi, đi đến khi cắt đứt đầu tiên là bốn khổ cảnh, không hề quay trở lại bốn khổ cảnh, thứ hai là cắt đứt dục giới không hề quay trở lại và thứ ba cắt đứt luôn cả ba lò lửa tam giới này, thong dong tự tại tiêu dao để rồi một lúc nào đó viên tịch./

Vì đã có người ở bên Việt Nam đã copy các bài do Minh Hạnh chuyển biên in thành sách bán với mục đích thương mại kiếm tiền làm lợi nhuận mà không ghi nguồn gốc, cũng như không ghi tên người chuyển biên, thì đó là hành vi trộm cắp và đã phạm giới cấm trộm cắp của nhà Phật cho nên, mọi sự copy, phát tán, in ấn nếu không được sự đồng ý của Minh Hạnh là bất hợp pháp, là phạm giới lấy của không cho.

Wednesday, May 26, 2021

Ba Pháp Cao Thượng - HT Chánh Minh

 Ba Pháp Cao Thượng

Được nghe để học và ghi chép theo sự hiểu của Minh Hạnh qua băng giảng "Ba Pháp Cao Thượng" do HT Chánh Minh giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ cùng các Thiện Tri Thức.

TT Chánh Minh:Đề tài hôm nay chúng tôi xin trích giảng ba chi pháp được ghi nhận trong Trường Bộ bốn cũng như là trong kinh Trung Bộ. Những chi pháp này Đức Thế Tôn Ngài dạy cho Chư Tỳ Khưu là ở trên đời người ta quan niệm sự thấy, sự nghe, hay sự gặp, những điều được gọi là tốt đẹp. Nhưng thấy như thế nào là tốt đẹp và cách thực hành như thế nào gọi là tốt đẹp. Nhân đó Đức Thế Tôn Ngài dạy những chi phần gọi là anuttarariya.

Anuttara là không thể sánh được,

uttara là cao tột,

nhưng chữ anuttarariya nghĩa là điều không thể so sánh được,

riya nghĩa là điều đó.


Tạm dịch là ba pháp cao thượng, ba pháp cao thượng đó Đức Thế Tôn Ngài dạy:

Thứ nhất là thấy cao thượng,

Thứ hai là thực hành cao thượng,

Và thứ ba là giải thoát cao thượng.

1) Thấy Cao Thượng

Chúng ta sẽ đi vào chi pháp thứ nhất đó là "Thấy cao thượng." Trong đời này có những người quan niệm thấy những điều kỳ diệu mà người khác không thể thấy được là hạnh phúc. Trước mắt thì chúng ta thấy những điều hạnh phúc thì an )  những điều hạnh phúc đó, hoặc thấy những cảnh sắc đẹp, hoặc thấy những thiên cung, hoặc thấy cõi trời, nhưng điều thấy đó chưa hẳn gọi là cao tột. Vì sao vậy? Vì trong những mảnh lực một người khéo tu tập thì người đó có thể nhìn thấy được những điều mà những người khác không thể thấy, là do có một năng lực kỳ diệu, nhưng điều đó chưa hẳn đem lại sự lợi ích, bởi vì sự thấy này chỉ ích lợi cho người đó mà thôi. Đại khái như có những chúng sanh do năng lực thiền tập cũng có, do phước riêng cũng có, hoặc là do một cái biến đổi nào đó khiến người đó có thể nhìn thấy được những loại sắc pháp mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy, như nhìn thấy được những cảnh giới của Chư Thiên, hoặc thấy được những hàng phi nhân, nói chung thì đó là những hàng ngã qủi, nhưng thấy những điều này không mang lại lợi ích tốt đẹp bởi vì thấy những hình ảnh ghê rợn của hàng ngã qủi đó đôi khi chúng ta kinh tâm tán đởm, hoặc giả là thấy những cảnh thù diệu của cõi thiên cung, chẳng hạn vậy.

Thì đôi khi chúng ta lại có hướng sai lầm vì thích thú những cảnh đó để rồi tạo những việc phước nhưng lại tái sanh vào những cảnh giới mà mình không hiểu biết rằng cảnh giới đó không an lạc lắm. Điển hình trong bản sớ giải kinh Bổn Sanh, Ngài Bồ Tát của chúng ta có một thời Ngài sinh làm Bồ Tát có tên là Vidhurapandita, vị này luôn luôn giữ lời nói chân thật và trong suốt cuộc đời hành trình của vị Bồ Tát có tên gọi là Vidhurapandita không bao giờ nói sai lời tức là nói theo đúng với chân pháp.

Thì tương truyền là trong một quá khứ có bốn gia chủ, bốn gia chủ này lại là những người hộ độ cho bốn vị ẩn sĩ, bốn vị ẩn sĩ là những người tu tập được những thắng trí. Một người thường dạo chơi ở cõi rồng, một người thì thường dạo chơi ở cảnh giới thiên cung, một người thì thường dạo chơi ở cảnh giới của loài chim thần gọi là chim Sí Điểu, một người khác thì thường thích vào dạo chơi ở vườn ngự uyển của Đức Vua.

Và vì mỗi người có một khuynh hướng riêng như vậy cho nên được những người gia chủ hộ độ mình, những vị ẩn sĩ này tường thuật lại những điều mình thấy, một vị thường đi xuống dạo ở long cung để hưỡng những cảnh vui ở cõi rồng thì mô tả những cảnh rồng thật là xin đẹp. Người thường đi tới những lâu đài của loài chim thần chim Sí Điểu lại mô tả những cảnh thù diệu ở cõi đó. Người đi đến thiên cung Đạo Lợi lại mô tả những cảnh thù diệu cõi thiên cung Đạo Lợi, một vị nữa thì thường mô tả sự an lạc của Đức Vua. Nghe được như vậy cho nên những gia chủ này mới tạo những việc phước và ước nguyện sau khi thân hoại mệnh chung sẽ tái sanh về cảnh giới mà thầy của mình đã mô tả, và chẳng những được thầy của mình mô tả mà có những lần thì những vị ẩn sĩ này dùng thần lực riêng của mình để đưa người đệ tử của mình ngắm nhìn những cảnh đẹp đó, và do mảnh lực của những sắc đẹp thù diệu đó quyến rủ cho tâm tham mặc dù làm những việc phước nhưng tái sinh vào những cảnh giới tốt đẹp đó, cho nên khi mệnh chung cả bốn gia chủ tùy theo hạnh nguyện hay ước nguyện của mình. Và do cộng với phước của mình đã tạo nên một gia chủ tái sinh làm rồng chúa ở cõi rồng, một vị thì đã tái sinh làm Kim Sí Điểu Vương tức là một loài chim thần rất đặc biệt, một vị tái sinh làm vua trời Đế Thích, một vị tái sinh làm Đức Vua ở kinh thành và Bồ Tát chúng ta tái sinh làm dân kinh thành đó. Với sự thông minh tài trí cho nên Bồ Tát chúng ta được Đức Vua đó mời làm vị cố vấn đại thần tương tự giống như chức vụ quân sư của người Trung Hoa vậy, những ý kiến của vị cố vấn đại thần này luôn luôn được Đức Vua tôn trọng, bởi vì quân sư có nghĩa là thầy của vua.

Một ngày nọ vào ngày Bát Quan Trai Giới, do thói quen ở quá khứ những gia chủ ngày xưa cũng thường vào ngày lễ Bố Tát thọ trì quan trai giới thì đức vua cảm thấy khó chịu vì các cung nữ luôn luôn vây quanh cho nên đức vua đến vườn thượng uyển tìm nơi thanh vắng để thọ trì giới hạnh của mình.

Và tình cờ thì vua trời Đế Thích trong ngày Bát Quan Trai giới cũng cảm thấy cần nơi yên tịnh nên đi vào vườn ngự uyển của Đức Vua.

Tương tựa như vậy thì một vị cõi rồng cũng vào ngày Bát Quan Trai Giới thọ Bát Quan Trai Giới rồi cũng thấy là những long nữ những long hậu quấy rối mình, cảm thấy mình không được an tịnh nên cũng đi tìm một nơi thanh vắng và hội ngộ ở vườn ngự uyển.

Chúa của loài chim thần kim sí vào ngày đó cũng thọ trì Bát Quan Trai Giới cũng bị quấy nhiễu bởi đoàn chim thần mái thấy không được yên tịnh lại hội ngộ ngay tại đó.

Thì bấy giờ cả bốn vị họp nhau hỏi giới của ai cao thượng nhất.

Đức Vua mới nói là giới của tôi thì cao thượng hơn các Ngài bởi vì tôi có hàng ngàn vương phi nhưng tôi từ khước dục lạc đó để sống đời sống phạm hạnh trong trọn ngày nay, thì tôi cảm thấy giới của tôi cao thượng nhất.

Vua trời Đế Thích nói là giới ta cao thượng hơn bởi vì ta sống ở giữa những nàng thiên nữ rất sinh đẹp mà ta từ khướt dục lạc của thiên giới đã đi về cõi nhân giới để thọ trì giới hạnh thì giới hạnh của ta tốt đẹp hơn.

Long Vương nói rằng giới hạnh của tôi mới thật sự tốt đẹp, các Ngài mới chỉ từ khướt dục lạc thôi nhưng mà riêng cá nhân tôi từ khướt được sự sợ hãi bởi vì loài rồng chúng tôi rất căm ghét kim sí điểu bởi vì kim sí điều thường thường bắt loài rồng chúng tôi để ăn thịt, sự hận thù của loài rồng đối với kim sí điểu dường như nó là mối thù truyền kiếp nhưng khi tôi đối diện với kim sí điểu vương tôi không hề sợ sệt và tôi từ bỏ cái hận thù thì xem ra giới của tôi được trong sạch nhất.

Ngược lại chim thần kim sí điểu trả lời là giới của tôi mới là trong sạch nhất bởi vì thường thường khi gặp loài rồng là món vật thực của chúng tôi, chúng tôi ăn những con rồng đó rất là ngon nhưng hôm nay tôi từ khướt được sự thèm khát của món ăn khoái khẩu này và tôi xem chúa rồng này cũng giống như người bạn, tôi không hành hạ, tôi không gây thương tổn đến loài rồng này vậy thì tôi thấy giới hạnh của tôi mới là cao thượng nhất.

Cả bốn vị đều tự xưng mình có hạnh cao tột nhất không ai nhường ai. Bấy giờ Đức Vua nói là ta có một bậc hiền trí tên là Vidhura, vị này hiểu được các pháp và có trí tuệ, vị này không bao giờ nói sai lệch, chúng ta hãy mời vị hiền trí Vidhura tới để giải quyết. Thì Ngài Vidhura tới mới trả lời rằng "cả bốn vị giới hạnh đều tốt đẹp" bốn vị đại vương đều hân hoan với lời phát biểu đó vì xét ở khía cạnh nào đó thì luôn áp chế được tham dục, áp chế được sân hận và hiểu rõ được giới hạnh đó là bằng trí tuệ. Một người vô tham tức là không còn tham đắm, một người từ bỏ hận thù tức là vô sân, một người hiểu rõ được trí tuệ thì ở một góc độ nào đó lấy cái này bù đắp cái kia thì cả bốn đều tốt đẹp như nhau.

Điều này nằm trong kinh Bổn Sanh nói về vị Bồ Tát Vidhura tu hành chơn thật như ở đây chúng tôi dẫn ra một đoạn nhỏ của câu chuyện này để nói rằng khi chúng ta thấy những điều kỳ diệu và thông thường thì chúng ta ưa thích nhưng đó không phải là thấy cao thượng.

Vậy thì thế nào là thấy cao thượng?

Thấy cao thượng ở đây Đức Phật Ngài dạy là thấy được thánh nhân, đó là sự thấy cao thượng. Nhưng thông thường thì thánh nhân thật tình mà nói chúng ta có duyên may gặp thánh nhân đi nữa thì chúng ta cũng không biết được rằng vị này là thánh hay không phải là thánh mà chúng ta sẽ nghĩ rằng đây là vị samon bình thường. Bởi vì Đức Phật Ngài dạy rằng với người không phải là bậc chân nhân thì không thể nào biết được bậc chân nhân, nhưng người chân nhân thì có thể biết đây là bậc chân nhân hoặc đây không phải là bậc chân nhân. Một lần nọ Đức Thế Tôn Ngài trả lời với vị đại thần Vassakara, là vị phục vụ cho hai chiều vua là vua Bình Sa Vương và vua A Xà Thế, cũng chính ông đại thần Vassakara đã giúp vua A Xà Thế thôn tính xứ Vajjis rất dễ dàng và tự hào với tài trí của mình cho nên đại thần Vassakara hỏi Đức Thế Tôn là

"Bạch Đức Thế Tôn, một người không trí có thể biết được người không trí chăng"

Đức Thế Tôn mới dạy rằng:

"Này đại thần Vassakara, điều này không thể xảy ra."

"Bạch Đức Thế Tôn, một người không có trí có thể biết được người có trí không?"

"Này đại thần Vassakara, điều này không thể xảy ra."

Đức Thế Tôn khẳng định là người không có trí thì không thể biết được người không có trí lẫn người có trí. Vì sao vậy? Vì khi biết người này không trí thì ngay lúc đó mình đã có trí, mà biết được người này có trí thì lúc đó mình đã có trí. Nhưng người không có trí thì không thể biết được người khác có trí hay không có trí. Đây là một điều mà chúng ta phải suy ngẫm.

Vị đại thần Vassakara hỏi tiếp.

"Bạch Đức Thế Tôn, người có trí có thể biết người không có trí chăng?"

Đức Thế Tôn dạy rằng: "Này đại thần Vassakara, điều này có thể xảy ra."

Tức là Đức Thế Tôn dạy rằng; "người có trí có thể hiểu biết người không có trí, và người có trí có thể hiểu biết người này có trí". Điều này cho chúng ta biết rằng mặc dầu đôi khi gặp bậc thánh nhưng với hình tướng samon chúng ta cũng chỉ nghĩ là một vị samon bình thường mà thôi và không thể nghĩ rằng đây là vị đã có một ân đức cao trọng. Chúng tôi dẫn chứng trong kinh điển qua một sớ giải ghi tương truyền rằng có một vị mà trong một tiền kiếp là người vận động những người khác cùng ông bỏ tiền ra để làm bảo tháp thờ xá lợi Đức Phật Ca Diếp nhưng do một lời nói bất cẩn cho nên vị này vào Đức Phật tái sinh làm người có giọng nói rất du dương êm dịu, người nghe phát sinh cảm mến, nhưng Ngài là một người lùn cho nên có tên là Lakumlaka. Khi mới xuất gia là sadi, thì bấy giờ có ba mươi tỳ khưu đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn và nhận thấy duyên lành của ba mươi vị tỳ khưu này thì bấy giờ Ngài Lakumlaka là thị giả đang phục vụ cho Đức Thế Tôn và Ngài sadi Lakumlaka mang những vật dụng của Đức Thế Tôn ra ngoài thì Đức Thế Tôn mới hỏi ba mươi vị tỳ khưu

"Này các thầy tỳ khưu, các vị có thấy một vị trưởng lão mới vừa đi ra không?"

" Bạch Thế Tôn, con không thấy vị trưởng lão nào cả."

"Vậy này các thầy tỳ khưu, các thầy đã nhìn thấy ai."

"Bạch Đức Thế Tôn, con nhìn thấy một vị sadi lùn mang những vật dụng của Đức Thế Tôn ra ngoài."

Đức Thế Tôn mới dạy rằng:

"Này các tỳ khưu, Như Lai không gọi người có hình tướng bên ngoài là trưởng lão mà Như Lai gọi những vị là trưởng lão đó là những người đã thành tựu được những ân đức cao thượng của Pháp."

Tiếp theo thì Ngài nói lên câu kệ ngôn trong phẩm balamon và nghe xong câu kệ ngôn này thì ba mươi vị tỳ khưu đã chứng đạo quả.

Như vậy, thì hình tướng bên ngoài không nói lên một điều gì, mà là do nội tâm ở bên trong của vị đó có đầy đủ hoặc là có ẩn chứa những ân đức cao thượng hay không. Đó là vấn đề. Nhưng thường thường nhìn bên ngoài thì chúng ta không thể thấy được. Cho nên khi Đức Phật Ngài dạy là "thấy được bậc thánh là cái thấy cao thượng" thì cho chúng ta một hiểu ngầm như vầy; là bề ngoài chúng ta thấy vị samon bình thường nhưng hãy xem thân hành của vị đó không thô tháo và đồng thời không rơi vào những ác nghiệp như là sát sanh, lấy của không cho, hoặc là những tà hạnh trong việc làm, vị đó lánh xa những ác nghiệp về thân, xem ngữ hành của vị đó không rơi vào các ác thiện pháp, từ bỏ ác nghiệp về ngữ, thì ở một góc độ nào chúng ta có thể hình dung được đó là những bậc cao thượng dầu rằng chưa biết vị đó thuộc dạng nào. Bởi vì muốn biết bậc thánh thì chúng ta phải là bậc thánh mới biết được, nếu chúng ta chưa thành tựu bậc thánh thì rất là khó. Thậm chí ngay cả những bậc chứng đắc thiền định chúng ta chưa phải là người kinh qua được những giai đoạn chứng đắc thiền thì chúng ta chỉ nhìn hình ảnh bên ngoài rồi cho là vị này tu thiền có khả năng chứng đắc thiền, cái đó chưa hẳn là chính xác 100% nó cũng có thể là do một ảo tưởng nào hoặc là một cái ý nghĩ nào đó mà thôi.

Như trường hợp chúng ta thấy trong kinh điển, trong thời Đức Phật có những tôn chủ dị giáo họ với những sở hành rất kỳ lạ, hoặc loả thể đi ngoài đường, hoặc đắp y bằng vỏ cây hoặc thực hành mỗi ngày tắm dưới nước sông Hằng ba lần. Vào thời điểm Đức Phật, một số người lại cho đây là những bậc thánh cực kỳ khổ hạnh. Bây giờ chúng ta hiểu biết rằng đó là một điều sai lạc nhưng mà thời đó thì chưa chắc hiểu biết đó là điều sai lạc, nhưng với một cái nét bên ngoài như vậy những người đương thời cứ cho đó là những bậc thánh. Cho nên khi gặp được bậc thánh không phải là điều dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta y cứ vào những điều Đức Phật dạy qua pháp học; thân người này không rơi vào ác hạnh, từ bỏ ác hạnh. Ngữ của người này đã từ bỏ ác ngữ và không rơi vào ác ngữ. Với thời gian cộng trú thì chúng ta có thể hiểu biết được ý của người này thanh tịnh hay không thanh tịnh, nó đòi hỏi thời gian cộng trú rất lâu mới có thể nắm bắt được.

Đức Phật Ngài dạy rằng thấy được bậc thánh là một điều cao thượng, trước tiên với niềm tin vào ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng, và với những biểu tượng cũng giống như là môn đệ của Đức Thế Tôn. Như trong thời hiện tại của chúng ta, chúng ta y cứ vào giới, tức là thân và ngữ, thì chúng ta cũng có phần nào loại trừ một số tư tưởng sai lầm, nhưng mà như vậy thì chúng ta có tỏ một sự cung kỉnh thì cũng là có hạnh phúc rồi.

Cho nên trong bài kinh Cúng Dường Phân Biệt Đức Phật Ngài dạy rằng:

Nếu cho một loài súc sanh 100 lần thì chỉ bằng một lần cho một người ác giới.

Cho người ác giới 100 lần, chỉ bằng một lần cho người có giới.

Cho một người có giới ngoài Phật giáo 100 lần thì chỉ bằng một lần cho một người có giới ở trong Phật giáo

Điều này tại sao vậy? Xin thưa với những người Phật tử chúng ta luôn cả những vị chư tăng và qúi sư cô, cái giới mà người Phật tử chúng ta thọ trì năm giới, giới đó hình dung như là thường giới bởi vì những vị đạo sĩ vẫn thọ được năm giới đó hoặc là những người không phải là Phật giáo cũng có thể thọ trì được năm giới đó, như ngày xưa khi chưa có giáo pháp Đức Phật xuất hiện thì những samon balamon khác vẫn thọ trì năm giới tức là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong dục lạc, từ bỏ nói dối, hoặc từ bỏ những chất men say, đó là thường giới. Nhưng sự khác biệt ở đây cho chúng ta thấy là sở dĩ mà cho riêng người có giới ngoài Phật giáo 100 lần hay 10 lần chỉ bằng người có giới trong Phật giáo một lần là bởi vì người có giới trong Phật giáo còn được cái rất đặc biệt mà ở ngoại giáo không hề có đó chính là ba ân đức Phật, Pháp, Tăng. Dù sao nữa những người Phật tử chúng ta luôn luôn có niềm tin nơi ân đức Phật, Pháp, Tăng. Nói một cách khác có thể là vì những người Phật tử chúng ta có được tam qui mà chính tam qui đó là một chất liệu làm tăng trưởng phước báu của năm giới mà người ta gọi thường giới, đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai nữa khi chúng ta thọ trì năm giới đó mặc dù hình thức là thường giới nhưng nó lại xuất phát từ lời dạy của Đức Phật, đó là chúng ta thọ trì năm giới đó từ nơi Tam Bảo chứ không phải là từ nơi nào khác. Do mãnh lực đó làm tăng trưởng phước của chúng ta.

Điều này nằm trong bài kinh Cúng Dường Phân Biệt kinh của Trung Bộ Kinh, từ đó chúng ta thấy rằng:

Nếu mà đảnh lễ những con thú những con linh vật 100 lần như vậy đó không bằng đảnh lễ một người ác giới.

Đảnh lễ 100 lần người ác giới không bằng một lần đảnh lễ người có giới.

Đảnh lễ 10 lần một người có giới ngoài Phật giáo không bằng một lần đảnh lễ người có giới ở trong Phật giáo.

Bởi vì Đức Phật chỉ nói rằng bố thí không thôi nhưng chúng ta phải hiểu rộng rãi vấn đề, tất cả những việc lành nào đó sẽ tùy theo cấp bậc. Thí dụ như người Phật tử đảnh lễ những con rồng những con phượng hay những con linh thú như sư tử hoặc kỳ lân v.v.... có nhiều người van vái cầu khẩn những con linh vật đó nhưng mà không biết rằng cho dù là 100 lần lạy con linh vật đó không bằng một lần lạy một người ác giới. Tương tự như vậy. Cho nên nếu chúng ta thấy hình bóng của vị samon chưa biết rằng vị đó có giữ giới hay không giữ giới nhưng mà với phẩm phục này với hình thức ly trần của nhà Phật dù ít hay nhiều gì chăng nữa trong lúc xuất gia thì người này cũng có khuynh hướng là ly trần để rồi tùy theo duyên nghiệp có ly được hay không ly được đó là chuyện cá nhân của từng người. Nhưng ngay lúc xuất gia luôn luôn có mãnh lực ly trần. Cũng giống như người Phật tử chúng ta khi được xin qui y có sự hiểu biết thì ít ra ngay lúc đó chúng ta cũng muốn trở thành những vị thánh, sở dĩ mà chúng ta qui y ngay lúc đó chúng ta hi vọng rằng hoặc là chúng ta ước muốn rằng sau buổi qui y này xong mình sẽ gieo duyên lành để trở thành vị thánh, một khi đã trở thành vị thánh chính là mãnh lực ly trần thì nói chi đến bậc xuất gia ngay cả giây phút mà dám từ khướt đi những cái gì thuộc về thế gian để khoát lên mình một phẩm phục của sự ly trần, dám từ bỏ mái tóc đẹp cạo bỏ đi thì lúc đó cũng ao ước được trở thành một vị thánh thiện một hiền nhân rồi theo giòng thời gian tùy theo nghiệp duyên mà nó biến chuyển thì đó là chuyện về sau này, nhưng mà chúng tôi muốn nói ngay thời điểm đó nó tốt đẹp vô cùng, rất là tốt đẹp, cho nên chúng ta giữ được niềm tin đó và tốt nhất khi gặp những gì mà có phẩm phục samon thì chúng ta đừng có nghĩ rằng là vị A, vị C và không nghĩ vị này là Hoà Thượng, không nghĩ vị này là Thượng Toạ, không nghĩ vị này là Đại Đức mà nghĩ đây là sứ giả của Như Lai hoặc đây là hình bóng của những người con Phật thật sự là con Phật. Cho dù rằng như thế nào đi nữa thì chúng ta hướng tâm tới một góc độ là ân đức Phật Pháp Tăng, tâm trí chúng ta hướng về nơi đó thì lúc đó chúng ta gặp được thánh nhân mặc dù rằng cái hiện thể thánh nhân này chưa biết có phải là thánh nhân hay không nhưng bấy giờ tâm hướng của chúng ta sẽ hướng về thứ đó.

Chúng tôi điển hình cho qúi vị nghe, kim thân Phật chúng ta thường đảnh lễ ở trong chùa, hay chúng ta thường đảnh lễ tại nhà, những kim thân Phật đó chưa hẳn là Đức Phật, vì Đức Phật Ngài không phải là như vậy, bản chất của Đức Phật không phải là bằng đá, bằng cát, bằng sỏi, bằng thạch cao, bằng gỗ, bằng giấy. Không phải. Nhưng tại sao chúng ta đảnh lễ? Bởi vì khi chúng ta đảnh lễ là chúng ta hướng tâm về ân đức Phật, ân đức bi, ân đức tuệ, chúng ta hướng tâm về ấn đức pháp, thoát ly ra khỏi triền phược, thoát ly ra khỏi những trói buột, thoát ly ra khỏi những ô nhiễm. Chúng ta đảnh lễ đó là chúng ta hướng tâm tới những đạo quả, sơ quả, nhị quả, tam quả hay tứ quả, để thoát ly ra khỏi sanh tử luân hồi, mà cái đảnh lễ đó có phước rất lớn. Người ta có thể phá bỏ tượng Phật này xây dựng một tượng Phật khác, người ta có thể không sử dụng pho tượng Phật bằng đá, người ta có thể có tượng Phật bằng gỗ trầm hương, người ta có thể dẹp bỏ đi cái tượng Phật bằng gỗ trầm hương để có một tượng Phật bằng ngọc bích, người ta dẹp bỏ pho tượng bằng ngọc bích này để thành lập pho tượng ngọc bích khác v.v.... Tức là nói cách khác người ta có thể bỏ một kim thân Phật bằng giấy để có kim thân Phật bằng gỗ, người ta có thể thay đổi được nhưng ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng không bao giờ thay đổi, dù bằng hình thức nào, dù kim thân Phật bằng giấy, dù kim thân Phật bằng gỗ, hoặc kim thân Phật bằng đá, hay kim thân Phật bằng ngọc đi chăng nữa thì ân đức Phật đó không bao giờ dựa vào cái vật thể hay là cái chất để làm nên kim thân Phật mà thay đổi. Một khi chúng ta hướng tâm như vậy thì phước của chúng ta lớn do sự tín tâm đó hướng dẫn chúng ta xuyên suốt cả đoạn đường dài dằn dặt để đi tới nơi cứu cánh vô sinh bất tử.

Như thế nào cũng vậy, thì khi Đức Phật Ngài dạy rằng cái thấy cao thượng là cái thấy bậc thánh. Bậc thánh bên ngoài mà chúng ta mới vừa tìm hiểu với trí tuệ của một phàm nhân chúng ta không thể nào xác định được đây có phải là vị thánh hay không phải là vị thánh. Nhưng Đức Phật Ngài dạy rằng cái thấy cao thượng là cái thấy bậc thánh là Ngài muốn ám chỉ tự tìm trong tự tánh của chúng ta một cái thánh thiện nhất, tìm từ trong nội tâm của chúng ta sự thánh thiện nhất, tìm thấy trước tiên một cái thánh thiện trong nội tâm của chúng ta, một cái không ô nhiễm trong nội tâm của chúng ta, một cái không có tham lam, không có sân hận, không có si mê ở trong nội tâm của chúng ta. Đây là việc đầu tiên, nói cách khác là mình tìm thấy sự thánh thiện qua những phát hiện của mình ở trong nội tâm.

Điểm thứ hai, thấy như vậy chưa đủ, nó chỉ là một tiền đề rồi mình sẽ dẫn xuất làm cách nào đó để tâm tư chúng ta diệt đi những trói buột, dập tắt và vượt khỏi những chướng ngại. Đây là điểm thứ hai. Không bị những cám dỗ của cuộc đời, không bị những cái gì của cuộc đời làm ô nhiễm tâm, mặc dầu thân ở trong cuộc đời nhưng tâm đã muốn lià bỏ cuộc đời "cư trần bất nhiễm trần, nhập thế nhưng không lụy thế", xuống nước, đồng ý xuống nước là bị ướt nhưng đừng bao giờ để bị thấm lạnh, cuộc đời này như là bãi nước, cuộc đời này giống như là một giòng sông mà chúng ta phải du nhập suốt cuộc đời, chúng ta du nhập suốt giòng sông đó, phải chấp nhận ướt. Không ai nói rằng tôi xuống nước mà người tôi khô. Nhưng xuống nước có người run lập cập để rồi bị giòng nước cuốn trôi nhưng có người thì vẫn mạnh khỏe và người đó có thể vượt qua giòng nước xoáy, hạng người này là hạng người tốt qúi, chứ không phải là xuống nước rồi mặc cho giòng nước trôi thì người này thất bại vô cùng, xuống nước chấp nhận ướt nhưng mà đừng để lạnh, chấp nhận ướt nhưng đừng để nước cuốn trôi và vượt qua những giòng nước xoáy đó. Đó là điều mà cần nói tới và như vậy thì bước thứ hai, gọi là bậc thánh là người có nghị lực vượt qua những chướng ngại để đi tới mục tiêu mà người đó muốn.

Bước thứ ba là thẩm thấu được để diệt trừ đi những ô nhiễm, một ô nhiễm nào đó sinh ra thì bị diệt trừ đi, trước đây sân nhiều bây giờ làm sao đừng có sân, trước đây tham đắm nhiều bây giờ làm sao bớt thăm đắm để có an nhiên tự tại. Được tròn, đó là chuyện của thế gian không phải là của bậc thánh. Thế gian này luôn luôn bị mãnh lực vô thường, bậc thánh nhìn thấy mãnh lực vô thường. Còn, mất, được, thua, thắng, bại, tất cả thứ đó là của thế gian không phải là của bậc thánh, mà chúng ta tìm được bậc thánh đó có nghĩa là đối với cuộc thế này thăng trầm biến đổi, mình an nhiên tự tại, được cũng không vì đó mà vui, mất cũng không vì đó mà buồn phiền không vì đó đau khổ, vượt được những điểm đó là gần bước thân cận tới bậc thánh để rồi cuối cùng mình thâm nhập giòng trời của bậc thánh để thành tựu bậc thánh tức là muốn nói tới bậc tự mình chứng đắc được sơ quả, tức là dự lưu quả v.v....

như vậy Đức Phật Ngài dạy rằng cái thấy cao thượng đây là cái thấy của bậc thánh muốn ám chỉ trong nội tâm của chúng ta chứ bậc thánh ở bên ngoài chúng ta thấy nhiều khi không biết, nhưng bậc thánh trong nội tâm chúng ta thấy được chúng ta biết liền, tâm chúng ta có tham chúng ta biết có tham, tâm không tham biết tâm không tham, tâm có sân biết rõ là tâm có sân, tâm không sân biết rõ là tâm không sân chứ bậc thánh bên ngoài đôi khi chúng ta không biết.

Trong Thanh Tịnh Đạo, Ngài buddhaghosa giải thích có một vị trưởng lão cùng đi với một vị tỳ khưu học trò, bất ngờ Ngài bị chứng bị đau bụng trên đường đi bát khất thực, thì đi tới nhà người Phật tử đầu tiên thì người Phật tử này biết rằng buổi sáng các Ngài mới vừa từ tự viện đi tới đây cho nên người Phật tử này mới cúng dường vị trưởng lão một bát cháo nóng và vị trưởng lão mới nghĩ rằng đây là bát cháo nóng rất lợi ích đối với chứng bịnh ta đang có bởi vì Ngài đang mang chứng bịnh đau bụng và ngay lập tức Ngài bảo người hộ độ đó:

"Này gia chủ hãy cho sư mượn một cái ghế"

Và người gia chủ mang cái ghế ra Ngài ngồi trên ghế cháo còn đang nóng Ngài uống vội vào để nó tiêu trừ đi chứng bịnh đau bụng gió của Ngài thì bây giờ một vị tỳ khưu học trò của Ngài đi theo Ngài mới suy ngẫm:

"vị trưởng lão này thật tình mà nói tại sao Ngài không áp chế được cơn đói mà Ngài dùng một cách thô tháo như vậy không hợp lý chút nào với thân phận trưởng lão của mình." Thì người trưởng lão biết được tư tưởng của người học trò của mình, Ngài thản nhiên đứng dạy trả cái bát cho gia chủ rồi tiếp tục đi bát, khi trở về tự viện thì vị trưởng lão hỏi vị tỳ khưu đệ tử:

"Này hiền giả, hiền giả có cái chân đứng ở trong giáo pháp này chưa"

"Bạch Ngài, con là bậc dự lưu ở trong giáo pháp này."

Vị trưởng lão mới nói rằng: Vậy thì này hiền giả, ông sẽ phải đứng ở chỗ đó luôn và chướng ngại của ông sẽ khởi lên rất nhiều bởi vì hồi sáng tư tưởng của ông đã xúc phạm đến vị vô nhiễm."

Nghe vậy vị tỳ khưu kinh hoàng: "ý nghĩ của ta hồi sáng như vậy mà thầy ta cũng biết được thì vị này không phải là tầm thường." Cho nên xin sám hối với vị trưởng lão và vị trưởng lão tha thứ, tha thứ là tha thứ, chướng ngại vẫn có chướng ngại và vị đó phải lỗ lực cuối cùng vượt qua được chướng ngại và thành tựu được bậc thánh về sau. Nhưng trong quá trình thực hành pháp vị đó bị nhiều chướng ngại sanh khởi, cho nên từ chỗ này cho chúng ta thấy sám hối không phải là hết tội mà nó làm giảm thiểu phần nào, và chướng ngại đó vẫn còn, tựa như người lỡ đạp phẩn sau đó rửa cho sạch và người đó nghĩ là hết phẩn, nhưng thật ra mùi phẩn vẫn còn vương vấn ở đó một ít, cũng vậy, sám hối không có nghĩa là xóa bảo mà nó lại tạo một chướng ngại. Cho nên Đức Phật Ngài dạy chúng ta thấy cao thượng là thấy được bản tâm của mình thấy được nội tâm của mình, thấy được sự sinh diệt, và thấy được sự không ô nhiễm trong nội tâm và cuối cùng chấm dứt những ô nhiễm, đó là cái thấy cao thượng. Một khi trở thành bậc thánh, trở thành bậc cao thượng và thấy rõ những đạo quả, những ô nhiễm bị diệt đó là cái thấy cao thượng nhất. Đó là chi pháp thứ nhất.

Còn tiếp - Hành Cao Thượng và Giải Thoát Cao Thượng

Vì đã có người ở bên Việt Nam đã copy các bài do Minh Hạnh chuyển biên in thành sách bán với mục đích thương mại kiếm tiền làm lợi nhuận mà không có sự đồng ý của Minh Hạnh cũng như không ghi rõ nguồn gốc, thì đó là hành vi trộm cắp và đã phạm giới cấm trộm cắp của nhà Phật cho nên, mọi sự copy, phát tán, in ấn nếu không được sự đồng ý của Minh Hạnh là bất hợp pháp, là phạm giới lấy của không cho

Monday, May 24, 2021

Đời sống chỉ xoay quanh những ý niệm về "Ngã" và "Ngã Sở" - TT Giác Nguyên

 Đời sống chỉ xoay quanh những ý niệm về "Ngã" và "Ngã Sở"

Trích đoạn được Minh Hạnh chuyển biên bài pháp kinh Pháp Cú bài Kệ Ngôn 62 do TT Giác Nguyên giảng

TT Giác Nguyên: Người không có trí tuệ trong chánh pháp thì thường hay trăn trở âu lo, tất cả những ưu tư trong đời sống chỉ xoay quanh những ý niệm về "Ngã", "Ngã Sở". Chúng tôi cũng đã từng nói rằng tùy vào sở hữu của mình, tùy vào ý niệm chấp thủ của mình mà cái khổ của chúng ta lớn hay nhỏ, một người chỉ có một thân một mình thôi, không có thân nhân bè bạn thì cái âu lo của chúng ta trong đời sống chỉ xoay quanh về bản thân mình, nhưng nếu một người có thân nhân bè bạn con cái quyến thuộc tài sản càng nhiều thì cái khổ của người đó càng lớn .

Đối diện trước tất cả đau khổ khốn đốn đó thì mỗi người tìm đến một biện pháp để  giải quyết  đau khổ, thoả mãn lý tưởng trốn khổ tìm vui của mình. Và mỗi người có cách đầu tư riêng, người đầu tư tức là đi tìm kiếm tiền bạc, người đi tìm kiếm tài sản, người đi tìm kiếm những trò chơi khoái lạc, và khi chúng ta tìm kiếm cái gì nếu thủ đắc được cái đó thì chúng ta khư khư giữ cái đó như là tài sản của mình.

Cho nên chữ tài sản ở đây chúng ta phải hiểu rộng là rộng như vậy đó, rộng ở đây có nghĩa là ai mà đi tìm hướng giải quyết đau khổ bằng cách chiếm hữu dục lạc thì họ xem dục lạc là tài sản của họ. 

Ai mà đi giải quyết đau khổ bằng cách là tích lũy tài sản tiền bạc châu báu thì châu báu đó chính là tài sản của họ. 

Ai giải quyết đau khổ bằng cách là tu tạo các phước báu để cầu vọng các cảnh giới tái sanh nhân thiên thì các phước báu đó chính là tài sản của họ.

 Ai mà tha thiết tích lũy kiến thức Phật Pháp rồi khi thủ đắc được ít nhiều kiến thức đó thì kiến thức đó cũng là tài sản của họ. 

Ai đó giải quyết đau khổ bằng cách tu tập các tầng thiền định Sắc Giới, Vô Sắc Giới rồi đam mê chấp thủ trong đó khi mình đã chứng đạt được trong đó, chứng đạt được một hay nhiều hoặc tất cả các tầng thiền đó, thì tất cả các tầng thiền mà mình thủ đắc là tài sản của mình.

Trong Trung Bộ kinh viết thí dụ về "Lõi cây",  Đức Phật cũng dạy,  có những người buổi đầu  mang tâm nguyện lý tưởng đi tìm cứu cánh giác ngộ giải thoát nhưng khi có được cứu cánh, khi đi xuất gia trong Phật Pháp này rồi thì họ lại được thiên hạ cúng dường lễ bái với các hình thức trọng vọng, hoặc là họ được những danh lợi trong đời tu thì họ xem danh lợi đó là mục đích cứu cánh sau cùng của lý tưởng tu hành, thì người này cũng giống như người đi vào rừng tìm lõi cây nhưng gặp cành lá rồi họ ôm ấp cành lá, họ chấp thủ cành lá đó, họ xem đó là lõi cây không đi xa hơn nữa. Rồi có những người đi tìm lõi cây mà họ chỉ gặp vỏ cây rồi họ xem vỏ cây cho đó là lõi cây. Có người thì xem giác cây là lõi cây. Có người khôn ngoan hơn khi họ tìm đúng lõi cây thì họ mới chịu dừng lại.

Đức Thế Tôn Ngài thuyết giảng trong thí dụ lõi cây rằng: Ngày nào chưa đạt đến cốt lõi cái lõi cây để giải thoát thì tất cả những thứ mà chúng ta có được trước đó hoàn toàn chỉ là cái bè dùng để qua sông mà thôi, ngày nào chưa được qua bên kia bờ giác ngộ thì chúng ta vẫn chỉ xem mọi thứ chỉ là từng cọng cỏ từng cái bè cây từng thân chuối mà chúng ta tạm dùng như một phương tiện trên con đường giải thoát.

Chúng tôi xin nhắc lời dạy của Đức Phật là, đối với một người có trí tuệ ở trong chánh pháp thì cần phải hiễu rằng tất cả những gì  chúng ta thủ đắc được trong cuộc đời này từ những tài sản tinh thần cho đến những tài sản vật chất thì tất cả đều cần phải được từ bỏ, ít nhất cũng về mặt tinh thần như chúng ta đã từng học qua về bốn hạnh viễn ly là:

Thân viễn ly mà tâm không viễn ly.

Tâm viễn ly mà thân không viễn ly,

Thân viễn ly mà tâm cũng viễn ly

Thân tâm đều không viễn ly.

Thì ít nhất nếu mình vẫn là một người đang còn là một người chồng, một người cha, một người vợ, hoặc là một người mẹ, là một người cư sĩ sống ở ngoài nếp sống thế tục thì không thể từ bỏ tài sản không thể từ bỏ tình cảm gia đình trước mắt được, ít nhất chúng ta cũng nên có một nội tâm chuẩn bị như Đức Phật đã dạy mỗi ngày người xuất gia cũng nên suy tư rằng tất cả những gì người hay vật mà chúng ta thương mến nó cũng sẽ bỏ chúng ta mà đi. 

Điều đó không riêng gì samôn mà ngay ở trong năm điều mà trong kinh gọi là 5 pháp thường quán, hoặc 10 điều tâm niệm của bậc xuất gia thì cũng có điều mà chúng tôi vừa nói đó là thường xuyên quán xét khả năng sinh ly tử biệt, mất mát đổ vỡ đã đành mà đối với năm pháp thường quán áp dụng cho cả hàng xuất gia lẫn tại gia, Đức Phật cũng có nhắc lại điều này tức là người Phật tử dầu tăng hay tục nên thường xuyên suy niệm rằng rồi đây tất cả những người, những vật, hoặc là những gì mà ta đang có đây nó cũng sẽ bỏ ta mà đi.

Thursday, May 20, 2021

Ứng dụng Pháp Siêu Lý vào Thiền - TT Sán Nhiên

 Ứng dụng Pháp Siêu Lý vào Thiền  - Vi Diệu Pháp 02 - TT Sán Nhiên

 Minh Hạnh đã nghe, để học và ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình  từ video giảng "Vi Diệu Pháp 02" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Và cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center

TT Sán Nhiên: Hôm nay chúng ta học tiếp phần Siêu Lý Abhidhamma. Tuần trước chúng ta học bộ môn này thuộc Tạng Vi Diệu Pháp, do Ngài Trưởng Lão Anruddha biên soạn bộ chú giải Abhidhammattha Saṅgaha dịch là Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, có tất cả là 9 chương và là 7 bộ Abhidhamma qúi Phật tử học từ đây sắp tới chúng ta sẽ đi vô phần chi tiết của phần tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết-bàn. 

Tuy nhiên trong phần tâm Sư sẽ kết hợp với bộ Pháp Tụ (Dhammasangani) để giới thiệu qua mẫu đề thứ nhất và Mātikās là mẫu đề thiện, mẫu đề thiện gồm có 3 chi tiết trong phần đó pháp thiện, pháp bất thiện và, pháp vô ký, chúng ta sẽ được học qua 89 tâm hay là 121 tâm. 

Thứ nhứt, Sư sẽ phố hợp để qúi Phật tử học và ứng dụng trong pháp hành, trong lớp học này Sư yêu cầu qúi Phật tử học đây là pháp học phải đi qua pháp hành, do đó những bài Sư đánh tiếp tục qua những bài học, thật ra qúi Phật tử phải coi để khi áp dụng vô để chúng ta biết ứng dụng, đó là điều thứ nhất.

Điều thứ hai, qúi Phật tử sẽ dùng được Abhidhamma trong phần tâm theo dõi được trong đề mục thiền quán.

Điều thứ ba, qúi Phật tử sẽ được gỡ những khúc mắc hay những thắc mắc hay những trở ngại khi ta ngồi thiền, tại vì, học và hiểu về Abhidhamma chúng ta sẽ giải đáp được những vấn đề đó, chính do mục đích này Sư mới đáp ứng cho việc học Abhidhamma, qúi Phật tử phải theo dõi kỹ, như tuần trước chúng ta đã nắm bắt được khi ngồi thiền; cái gì trong ta, cái gì ngoài ta, cái gì ta muốn thành đạt. 

Hôm nay, Sư sẽ chỉ qúi Phật tử bước vào bước thứ hai là sẽ vô phần Siêu Lý (Paramattha), Pháp Siêu Lý là Pháp có nội dung cao siêu, nó có ba ý nghĩa:

- Thứ nhất, Đặc biệt nó không thay đổi.

- Thứ hai, cảnh của trí tuệ cao siêu.

- Thứ ba, chủ của mọi chế định

Qúi Phật tử sẽ ứng dụng nó vào pháp hành.

Bây giờ chúng ta trở lại, từ vựng Paramattha gồm hai từ ngữ:

 Parama nghĩa là Cao Siêu

 Atha nghĩa là Nội Dung còn có nghĩa là Lý Lẽ.

Do đó Ngài Tịnh Sự dịch là Pháp Siêu Lý.

Khi chúng ta học phần này chúng ta sẽ thấy ý nghĩa của Pháp Siêu Lý, chúng ta mổ sẻ từng phần:

Đặc biệt không thay đổi 

Đặc biệt không thay đổi, thực tính của nó không thay đổi, dù quá khứ, hiện tại và vị lai 3 thời như vậy không thay đổi thực tính của nó, nên được gọi là Pháp Siêu Lý.

Pháp Siêu Lý có 4 Pháp là:  Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp và, Niết-bàn.

Vậy thì, khi nói đến thực tính của Pháp Tâm ở quá khứ, hiện tại và vị lai nó luôn luôn biết cảnh, do đó thực tính của nó không thay đổi, nên gọi là Siêu Lý

- Pháp Tâm Sở là thành phần phụ thuộc của Tâm, đặc biệt thực tính nó không thay đổi, có tâm thì phải có tâm sở, không khi nào Tâm là đơn vị độc nhất, luôn luôn có thành phần phụ thuộc phối hợp với nó. Tâm sở luôn luôn có tứ đồng với tâm là: 

1. Đồng sanh với tâm, 

2. Đồng diệt với tâm, 

3. Đồng biết một cảnh với tâm

4. Đồng nương một thần kinh với tâm, 

Nó luôn luôn như vậy không thay đổi. Qúi Phật tử ngồi thiền sẽ thấy điều này 

Đặc biệt không thay đổi của Sắc Pháp là, luôn luôn hoại diệt.

Đặc biệt của Niết-bàn là, an vui tuyệt đối. 

Như vậy, khi qúi Phật tử ngồi thiền qua được giai đoạn đau, qua giai đoạn tê, qua giai đoạn nhức mỏi, vừa khoảng sát na mà qúi Phật tử thấy được, đó là Niết-bàn sự an vui tuyệt đối.

Sư nhắc lại, vừa qua giai đoạn tê như thế nào, có thể 5 phút, 7 phút, 25 phút, qúi Phật tử để ý vừa qua giai đoạn tê thì trạng thái nhẹ của thân, qúi Phật tử bắt liền cái đó. 

- Nếu qúi Phật tử niệm "tôi hết tê" là qúi Phật tử bị dính mắc vào thân kiến. 

- Nếu quí Phật tử thấy nó là trạng thái hoại diệt, vừa thấy sự hoại diệt của Sắc Pháp thì mình thấy sự "an vui tuyệt đối" tại đó liền, do đó qúi Phật tử bắt được Niết-bàn. 

Nhưng đa phần qúi Phật tử không chịu nhìn cái đó, qúi Phật tử bị chi phối mạnh quá chỗ đó. Thí dụ, qúi Phật tử bị một cái đinh đâm vào tay, nhổ đinh ra một cái qúi Phật tử hết hồn, nó khỏe rồi, thì trạng thái đó còn dính vào thân, qúi Phật tử không ra khỏi trạng thái bỏ xác thân, qúi Phật tử không bắt được Niết-bàn 1 phút thôi, qúi Phật tử mất cơ hội.

Sư nhắc lại, chính đó là cơ hội mình bắt được và không bắt được ở đó, và nó không trở lại lần thứ hai. Rồi bắt đầu mình ngồi xuống mình tìm nữa, cái nhức nó đến, nhức như thế nào không cần biết, 1 phút, 7 phút, 1 tiếng, nhưng nó qua khỏi cái nhức một cái vừa dứt cái nhức liền thì cái an vui tuyệt đối nó đến liền, nhưng mình lại không bắt cái đó mình lại nói "Oh khỏe rồi" thì cái khỏe đó là Phật tử lại dính vào thân kiến.

Đó là Pháp Siêu Lý dạy chúng ta như vậy, học Pháp Siêu Lý từng mỗi một phần, mỗi một bài ta dùng được hết, qúi Phật tử không dùng nó qúi Phật tử đi tìm lại nữa, giống như qúi Phật tử đi câu cá, con cá vừa lên nó ăn mồi Phật tử hắc hơi một cái thì con cá lặn xuống liền.

Như vậy, vừa hết giai đoạn tê nhức thì một là thân kiến dính vô, hai là bắt được Niết-bàn. Sát na đầu tiên của hết tê thì bắt liền, nếu không thì trở lại là thân kiến. 

Khi qúi Phật tử biết thân đang tê, đang nhức, đang mỏi, hoặc đang đau, qúi Phật tử chịu đựng được là qúi Phật tử có Balamật. Người nào ngồi không chịu được cái tê, nhức, mỏi, đau, thì người đó không có Balamật.

- Balamật là, chí nguyện.

- Tê, nhức, mỏi, đau là, nghiệp. 

Mình lấy Balamật chịu đựng thì hết các giai đoạn tê, nhức, mỏi, đau là mình đạt được Niết-bàn trạng thái an vui tuyệt đối. Nếu mình không bắt được sát na đó thì mình trở lại thân kiến.

Tóm lại:

Tê là nghiệp - chịu đựng được tê là Balamật - hết tê ngay đó là Niết-bàn - nếu không bắt được thì trở lại thân kiến. 

Hỏi: Vậy khi mình ngồi trên ghế chân không bị tê thì có đúng không?, 

Trả lời - Khó có cơ hội, tại vì không phát triển được Balamật (sự chịu đựng), mình phải dùng công sức (công sức là Balamật) của mình để chịu đựng trong giai đoạn tê, nhức, đau, mỏi, khi qua khỏi cơn tê, nhức, đau, mỏi mình bắt được Niết-bàn ngay khi đó.

Xưa nay qúi Phật tử đã từng ngồi thiền nhưng không biết cách dùng Balamật (sự chịu đựng bền bỉ), qúi Phật tử phải chịu đựng cơn tê, nhức, đau, mỏi, đó là qúi Phật tử hành trì Balamật. Có Balamật thì mới có Niết-bàn, mà qua giai đoạn chịu đựng tê, nhức, đau, mỏi, mà không bắt được Niết-bàn là qúi vị trở lại thân kiến.

Vậy thì khi tâm biết cảnh, tâm sở phụ thuộc tâm dẫn tới cảnh mình thấy sắc hoại diệt thì phải đạt được an vui Niết-bàn.

Hỏi: Vậy lúc ngồi bị tê thì mình để tâm ngay chỗ tê hay để tâm theo dõi hơi thở?

Trả lời - Mình theo dõi hơi thở và theo dõi thân đang bị tê. Mục đích của mình là trạng thái chân (thân) bị tê, nhức, mỏi, đau, hơi thở chỉ là phương tiện giữ tâm mình không bị phóng dật, khi tâm không phóng dật thì tâm mới sáng suốt mới thấy rõ sự việc, còn vấn đề, tê, nhức, mỏi, đau đó là mình phải theo dõi, còn tâm mình theo dõi hơi thở chỉ là phương tiện để không bị phóng dật mà thôi.

Do đó, khi mình không có đối tượng để giữ tâm thì tâm sẽ bị phóng dật, hơi thở là để giữ tâm lại. Nhưng trong việc giữ tâm không bị phóng dật, tâm mình sáng suốt theo dõi được có 4 kẻ thù sẽ tới mình phải bắt được nó, đó là tê, nhức, mỏi, đau. Thì mình giữ tâm mình không phóng dật bằng sự theo dõi hơi thở. Lúc hiện tượng, tê, nhức, mỏi, đau, xuất hiện, qúi Phật tử phải tập trung vào nó để thấy sự hoại diệt của sắc pháp. 

Khi bắt được cái tê, nhức, mỏi, đau thì nó là cái nghiệp của mình, mình chịu đựng cái tê là Balamật, tê , nhức, mỏi, đau, dứt mình bắt được Niết-bàn ngay đó.

Hỏi: Khi mình bắt được giây phút dứt sự tê rồi thì mình niệm ngay đó là Niết-bàn, sau đó mình làm gì?

Trả lời - Sau khi bắt được giây phút dứt sự, tê, nhức, mỏi, đau, là mình bắt được Niết-bàn (sự an vui tuyệt đối) thì mình trở lại tiếp tục theo dõi hơi thở. Đạo quả đó chỉ là một sát na thôi, có 2 sát na tâm quả, nhưng khi mình bắt nó thì tâm thiện của mình phải có trí tuệ là bắt ngay liền. Bắt được hiện tượng đến và đi của sắc pháp (sanh và diệt) là đạo quả Niết-bàn.

Người Tu Đà Hườn diệt thân kiến xong qua tới Tư Đà Hàm vẫn còn tham sân, bắt đầu phải diệt tham sân.

Hỏi: Làm sao mình biết được sát na đó là sát na Niết-bàn?

Trả lời: - Mình phải chánh niệm tỉnh giác theo dõi sát theo dõi kỹ để bắt được sát na đầu là Niết-bàn, nếu không thấy thì là trở về thân kiến. Và, thứ nhất là mình không biết Niết-bàn là gì, nếu mình nói đó là Niết-bàn là do qúi Phật tử chế định nó. Còn cái này là không biết, cái đạo quả là từ đó tới giờ mình chưa hưởng, lần đầu tiên mình hưởng thì nó biến, nên không ai nói được.

 Mình theo dõi hiện tượng tê, nhức, mỏi, đau, mình cố gắng chịu đựng là Balamật chịu đựng cái tê, đau, nhức, mỏi. khi hiện tượng tê, đau, nhức, mỏi, vừa dứt mình bắt liền sát na đầu tiên của cái dứt đó là mình bắt được Niết-bàn.

Thí dụ, qúi Phật tử ngồi canh lúa, mà qúi Phật tử ngủ thì chim sẻ tới ăn hết lúa, thứ hai nữa bỏ đi chỗ khác là chim xuống ăn hết lúa, qúi Phật tử phải ngồi canh, có một bãi lúa người ta giữ, một bãi lúa người ta thử, bãi lúa thử mình giăng lưới có hai cây chống hai đầu, bãi thử khi chim vừa tới mình giựt giây cho hai cây chống sụp lưới xuống chụp bắt được bầy chim, xong xuôi thì lúa không còn chim tới ăn nữa. Qúi Phật tử sẽ thấy khi ngồi có thể qúi Phật tử bị mất cơ hội thì lúc đó là lúa thử, thì qúi Phật tử ngồi canh để bắt sát na đầu.

Trường hợp thứ nhất là người độn căn, họ đi từng bước, bỏ miếng mồi này, rồi mới bắt được, 

Còn người lợi căn, cái này là chưa từng có, bắt liền, hiểu biết liền, lúc đó tâm phải biết cảnh này là cảnh nào, hiệp thế hay cảnh siêu thế, cảnh lập đi lập lại là cảnh ta quen biết là cảnh hiệp thế.

Mình phải làm sao phút giây đó, đầu tiên phải nghe ngóng trong thân mình dù thế nào cũng có hơi thở của mình, thứ hai bắt cái sát na đầu khi dứt tê, đó là đạo quả Sơ Quả.

Tâm biết cảnh, tâm sở là những tâm phụ thuộc của tâm luôn luôn hổ trợ cho tâm. 

Tâm sở và tâm có tứ đồng là:

- Đồng nương một cảnh.

- Đồng sanh.

- Đồng diệt.

- Đồng nương thần kinh.

Giặc thì chỉ có bốn là: tê, nhức, mỏi, đau. Có người không có tê, có người không có mỏi, có người không có đau, mà chỉ có  4 tên giặc đó thôi. Bốn đạo quả là Sơ, Nhị, Tam, Tứ đạo.

Mà mình thấy được cái hoại diệt của sắc pháp, bắt được nó là mình thấy đạo quả an vui (Niết-bàn).

Hỏi:  Tê, nhức, mỏi, đau, chấm dứt thì Niết-bàn chỉ có một sát na ngay đó, nếu mình không bắt được thì sao?

Trả Lời:  Tê, nhức, mỏi, đau, chấm dứt thì Niết-bàn chỉ có một sát na ngay đó, nếu mình không bắt được là mình mất cơ hội đó, và mình phải ngồi nhìn cơ hội cái tê, nhức, mỏi ,đau, khác.

Niết-bàn là sự an vui tuyệt đối ngay lúc đó, cái phút giây sau đó là nó không có an vui tuyệt đối nữa vì nó có cảm tính của mình vô, có cái "tôi" cái "ta" trong đó.

Hỏi: Trạng thái Niết-bàn là chưa tới trạng thái chứng quả?

Trả lời: Đó là trạng thái chứng quả, đó không phải là trạng thái an vui của thế gian. Qúi Phật tử làm được tại vì qúi Phật tử có Balamật.

Sư giảng trở lại trạng thái đặc biệt không thay đổi của Pháp Siêu Lý là, quá khứ, hiện tại, vị lai, tính chất của nó luôn luôn là như vậy: 

- Tâm luôn luôn biết cảnh,

- Tâm sở là luôn luôn phụ thuộc của tâm, đồng sanh, đồng diệt, đồng biết một cảnh, đồng nương một thần kinh với tâm, 

- Sắc pháp luôn luôn hoại diệt (sinh rồi diệt), 

- Niết-bàn có một thực tính là an vui tuyệt đối không thay đổi. 

Niết-bàn của qúa khứ, hiện tại, vị lai, Niết-bàn của Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả, Tứ Quả đều giống nhau là trạng thái an vui tuyệt đối không thay đổi, mùi vị nó không thay đổi, giống như giọt nước biển ở Thái Bình Dương và giọt nước biển ở Đại Tây Dương vị mặn giống nhau, không sai biệt. Do đó Niết-bàn là an vui tuyệt đối, là sự giải thoát, thực tính của nó không thay đổi.

Hỏi: Khi mình đi qua sát na Niết-bàn rồi qua thân kiến rồi mình tiếp tục ngồi nữa.

Trả lời: đúng vậy, tiếp tục mình ngồi nữa, khi nào diệt được thân kiến mới đắc đạo quả, khi đắc đạo quả thì không còn thân kiến.

Khi mà tâm đạo đã bắt được ba kiết sử thì nó trở lại 2 tâm quả cho mình hưởng tâm quả, nhưng khi hết tâm quả nó trở lại tâm ngũ phan, tâm bình thường là tâm bắt cảnh tiếp là bắt đầu đi tới. Tại vì khi đi vào dòng Dự Lưu dòng Thánh Vức mình không lui lại, mình đi tới nữa. Giống như mình ở trong dòng sông thấy cái phao nổi lên cuồn cuộn mình thấy hoan hỉ, mình thích rồi thế là mình vượt qua giai đoạn một, cái phao nó lên mình không thấy pháp dục lúc đó mình lại khởi lên tham dục mình tận hưởng cái đó. Như có người đắc thần thông rồi người thiểu trí họ dừng lại để hưởng thần thông, họ bỏ cơ hội đi tới để đạt cứu cánh của Niết-bàn, do đó thần thông là trạng thái bỏ để đi tiếp. Thì cũng vậy khi qúi Phật tử diệt được thân kiến  thấy Sơ Quả là cái tham nổi lên, tham này là lúc đó mình hoan hỉ lắm mà cái tham này khó tả hơn tham thông thường của tham ăn tham uống, còn cái tham này là mình muốn mau tới nữa, giống như Ngài Ananda còn một đêm nay ngày mơi là ngày kết tập Tam Tạng nên Ngài bị tham muốn đạt tới Ngài không thấy pháp dục nên Ngài bị dính tham dục, tại Ngài chưa tới Nhị Đạo Nhị Quả Ngài chưa diệt được tham sân thô và còn tham sân vi tế cả hai, do đó Ngài mới xả ra thì không còn là tham dục nữa Ngài điều tiết lại là pháp dục đi tới Đạo Quả luôn, qúi Phật tử cũng vậy thôi, như vậy mình tu tới mức được cái đó mình khởi lên một cách "tôi, ta" trong đó là ngã mạn.

Cái ngã mạn khác với thân kiến. Thân kiến là mình thấy sai, chấp lầm về cái thân. Còn ngã mạn là chấp vào cái ngã này là "tôi, ta", "ta" là số một không ai hơn "ta" đó là ngã mạn. 

Thí dụ, qúi Phật tử nói:

- "Con người của tôi không thấy già", đó là thân kiến.

- "Con người tôi là nhất trên đời, không ai hơn tôi", đó là ngã mạn

- "Tôi thấy tôi trẻ mãi không già, ai nói gì thì nói tôi không đồng ý", đó là thân kiến. Ai nói mình là sanh, già, bịnh, mình nói cái đó tôi không có, đó là thân kiến.

Còn đối với người là mình có sự so sánh tôi, ta, hơn, thua. 

Do đó khi qúi Phật tử qua được thân kiến này thì sẽ đối diện với cái tham của ngã mạn mà bỏ được ngã mạn đạt được Tứ Quả, tạo được cái quả đó sẽ qua được ngã mạn này. Diệt được thân kiến là Sơ Quả, diệt tham thô là Nhị Quả, diệt tham tế là Tam Quả, lúc đó ngã mạn bừng lên, diệt được ngã mạn là Tứ Quả.

Cho thí dụ về tham dục.

Tham dục là lúc đó mình mừng quá, mình là số 1 rồi nhìn qua hội chúng này còn phàm phu ta là Thánh nhân rồi, lúc đó tham dục khởi lên. Còn pháp dục là mình là như vậy vẫn tiếp tục tại vì chưa đến Đạo Quả, Tứ Đạo Tứ quả còn pháp dục nên mình tiếp tục.

Nếu vừa dứt, tê, nhức, mỏi, đau, mình niệm hết đau hết nhức rồi thì đó là tâm biết cảnh, nếu đau dứt mình biết cái này là Vô Thường là mình chứng ngộ, không niệm gì hết.

Ngồi để mà thấy, đó là cơ hội, nếu không bắt được, thì chịu khó tiếp tục cho tới khi chứng đắc Đạo Quả 

Hỏi: Thấy tê là tâm mình biết cảnh tê phải không?

Trả lời: Đây là Pháp Siêu Lý, vấn đề tê là khi tâm mình biết cảnh là tê thì tâm sở theo liền nó không rời tâm một sát na, vì nó đồng sanh đồng diệt với tâm, khi Sắc Pháp Diệt là mình thấy Niết-bàn.

Và điều nữa, Phật tử phải nhớ tâm sở này nó có hai mặt; một là bạn ta, hai là kẻ thù ta. Một là bạn ta đưa ta đến cái thiện, hai là kẻ thù ta đưa ta đến bất thiện.

Tâm sở là phụ thuộc của tâm nó lái tâm mình đi. 

Khi mình ngồi thiền mà êm ái đừng nghĩ đó là tâm thiện, có thể là tâm bất thiện là vì tâm tham, tâm hưởng thụ, hưởng sự sung sướng, nhưng cái đó là bất thiện.

Ngồi thiền thấy êm ái là không được, điều này không đúng với thiền  Vipassana. Với Thiền Chỉ, ngồi thiền cảm thấy êm ái được vô đề mục nhập định vào đó giữ trong 1 tiếng, 2 tiếng êm ái, dù sấm chớp trời mưa cũng không hay biết gì hết, đó là Thiền Chỉ. 

Do đó Sư thường hay tắt phone bời vì sẽ bị phóng tâm khi có người gọi, tại vì đang trú trong định của mình, thường bây giờ qúi Phật tử đang là Thiền Chỉ chứ chưa vào Thiền Quán được, khi mà ngồi thiền thoải mái thì đó là Thiền Chỉ, mình phải cho nó thấy được sự thật là tâm thiện, khi mà tâm thiện của mình lên là mình phải nhìn thấy được sự thật thực tính của nó với cảnh thì mình có tâm thiện, tâm thiện của mình lại có kẻ thù nuôi dưỡng trong đó, thấy tê mình chờ nãy giờ bây giờ nó tới mình nổi tâm sân lên, kẻ thù nằm trong tâm thiện, trong bất thiện không cần nói nhưng phải cẩn thận trong cái thiện nó có kẻ thù. 

Thí dụ nãy giờ ngồi cảm thấy tê mình khó chịu đó là tâm bất thiện, còn nói trong thiện là nãy giờ mình ngồi êm ái thoái mái là mình có tâm thiện vì mình thích, nhưng khi tê vừa nổi lên mình khó chịu đó là tâm bất thiện nổi lên, không nhìn thấy thực tính của cái tê này là việc thiện để mình sử dụng Balamật là chịu đựng để bắt được Niết-bàn, nếu sân nổi lên là mình mất cơ hội, mình phải diệt cái sân cái bất thiện đó đi. Nên mình phải sàng lọc, tiến trình tu của Thiền Quán là tâm thanh tịnh là tâm đã sàng lọc, tâm sàng lọc như người thợ đãi vàng thì còn vàng nguyên.

Cái bình nước sạch hơn nước máy, vì nước máy còn có những chất từ ống tiết ra, còn bình nước lọc tối tắt đèn con chuột bò lên, sáng mình không biết cứ vậy mở nắp ra uống thì vi trùng từ miệng nắp bình dính vào nước mình uống vào, mình không biết để lau miệng bình, tức là thấy thiện nhưng nằm trong đó có bất thiện, phải canh chừng.

Khi, tê, nhức, mỏi, đau, xuất hiện, qúi Phật tử dùng Balamật chịu đựng giai đoạn đó tiếp tục giữ cái thiện, nếu tê, nhức, mỏi, đau tới qúi Phật tử khởi sanh sân là qúi Phật tử trở lại cái bất thiện trong cái thiện, lúc đó qúi Phật tử không có cơ hội đi tới được.

Đôi khi ngồi thiền, có giai đoạn là sợ hãi quá gọi là tuệ cuốn chiếu, tại vì không muốn ngồi nữa cuốn cái chiếu lại thì vừa chạy ra ngoài cửa Thiền Sư kêu vô ngồi lại, vì cái mình thấy trong thiền chỉ là giả cảnh thôi, đừng có sợ, đi tiếp sẽ bắt được, nếu không có Thiền Sư giữ mình ngoài cửa là mình chạy về và về mình không trở lại nữa, gọi là tuệ run sợ, hãi hùng. Tại vì mình không dám giết mình, thành ra chính cái đó là sự thật nó đến với mình mà qúi Phật tử vượt qua được cái đó rồi là mình đạt được, nghĩa là bỏ xác phàm giữ được tâm Thánh nhân, còn không là vừa xác và tâm là phàm.

Tâm của mình bất thiện mình cắt được, nhưng thiện mình khó thấy cái bất thiện nằm trong đó. Khi thân tê, nhức, mỏi, đau là qúi Phật tử nhìn cái tâm mình trước, khi mình nhìn cái pháp đang hiện bày, Thiền Sư Goenka nói:

 "Xin vui lòng nhìn tác ý mình, trước khi mình niệm cái pháp đang hiện bày"

Nghĩa là khi Phật tử thấy thân trong trạng thái tê, nhức, mỏi, đau, đến thì tâm Phật tử là niệm tác ý (tâm) mình trước  là đang chú tâm vào thân để chờ đón trạng thái tê, nhức, mỏi, đau, khi nắm được tác ý của mình thì khi cảnh tới là qúi Phật tử nắm bắt được. Nếu không làm chủ được tác ý của mình thì khi trạng thái, tê, nhức, mỏi, đau, dứt qúi Phật tử không nắm bắt được nó mà lại nghe tiếng sột soạt trên lá, tiếng động chung quanh. Phải bắt đầu coi cái tâm mình, chứ nếu sợ là bỏ chạy là bỏ cuộc. Thiền này cũng vậy là phải niệm tác ý mình trước khi mình niệm cái tê, nhức, đau, mỏi, nếu không niệm tác ý trước mà niệm tê tê thì tê là cảnh thì lúc đó qúi Phật tử đang làm việc thiện nhưng tác động của tê hành động của tê nó sẽ xen kẽ vô một cái gì khó chịu lúc đó tâm thiện bị mất đi cái gốc khởi nguyên nó xen kẽ một cái gì khiến ta khó chịu tác động vô là lúc đó qúi Phật tử bị khó chịu đó là sân thì không lấy được sự hoại diệt của sắc pháp.

Phải cẩn thận cái bất thiện nằm trong cái thiện hơn là cái bất thiện thật sự là bất thiện, ngay khi mỗi một chuyện gì sắp xảy ra, bất cứ trường hợp nào xảy ra, tê, nhức, mỏi, đau, thì ngay lúc đó phải niệm tác ý mình trước (tác ý là mình ngồi thiền để làm gì) trước khi mình niệm, tê, nhức, mỏi, đau, phải coi tác ý (tâm) mình, chứ không mau mau niệm, tê, nhức, mỏi, đau, trước, tại vì khi mình nhìn tác ý trước thì mình mới thấy thiện thuần túy hay là thiện còn xen kẽ bất thiện. Thiện thuần túy thì mình niệm, tê, nhức, mỏi, đau, tiếp để theo Sắc Pháp và bắt Sắc Pháp, thì an vui hiện bày, còn nếu mà để thiện + bất thiện này khởi lên mình phải lọc bất thiện liền khi hết bất thiện thì mới niệm tê, nhức, đau, mỏi. 

Hỏi: Khi tâm không thấy đối tượng tê, nhức, đau, mỏi, thì có phải để tâm trống không, không nghĩ gì hết không?

Trả lời: Không để tâm trống rỗng, tâm phải có đối tượng và đối tượng đó là hơi thở rồi từ đó mình mới thấy được cái tê, nhức, mỏi, đau khởi lên mình theo dõi cái tê, nhức, mỏi, đau, song song đó mình theo dõi cái tâm mình thay đổi như thế nào.

 Khi qúi Phật tử đặt tâm mình nhiều vào cái thân đang bị tê, nhức, mỏi, đau, thì cái tâm qúi Phật tử đang thay đổi, qúi Phật tử không theo dõi thì chính tâm đó dắt qúi Phật tử đi ra khỏi cái tê hết mà không biết. Do đó cửa nào cũng phải nắm, nếu coi thường cửa này thì cửa kia bị hở thì qúi Phật tử mất hết cả hai.

Như vậy, khi ta nói Pháp Siêu Lý đặc biệt không thay đổi của thực tính không thay đổi,  còn pháp chế định mình không cần lo. Thí dụ, trạng thái tê, nhức, mỏi, đau là chế định do người Việt mình nói để thông cảm với nhau thôi, nhưng người Mỹ không hiểu tê nhức là gì nên phải dịch qua tiếng Anh, người Pháp thì nói bằng tiếng Pháp thì họ mới hiểu được chữ tê nhức mỏi đau, qua Đức thì phải nói tiếng Đức thì người Đức mới hiểu được chữ tê nhức mỏi đau đó, thì tiếng tê, nhức, mỏi, đau là do con người mình chế định ra để mình hiểu nhau thông cảm nhau, nhưng bản chất cốt lõi của cái tê, nhức, mỏi, đau, là sắc pháp đang hoại diệt, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp cũng nằm trong đó thôi, nó không còn tồn tại như ban đầu, đó là điểm thứ nhất,

Điểm thứ hai, tê, nhức, mỏi, đau, từ mỗi giai đoạn đều là sắc pháp đang hoại diệt, tê là hoại diệt từ không tê, từ tê qua trạng thái mỏi là hoại diệt từ tê qua trạng thái mỏi, mỏi qua tới nhức là trạng thái hoại diệt mỏi qua trạng thái nhức, trạng thái nhức qua tới đau thì hoại diệt cái nhức qua trạng thái đau, đó là vì sắc pháp luôn hoại diệt.

Dù qúi Phật tử nói tôi bị tê quá, mình phải nhìn thấy thực tính là sắc pháp đang hoại diệt, hình thức tê mình nói chỉ để thông cảm để hiểu, bây giờ mình không nhìn thấy nó nhưng mà nó đang hoại diệt trong ta, nó không tồn tại vĩnh viễn, bây giờ mình ngồi thiền mình thấy nó nhưng bình thường mình không thấy là vì mình không chú ý tới nó, vì sắc pháp thực tính của nó là hoại diệt, từ trẻ tới già, từ khỏe tới mạnh, từ sống cho tới chết, nó không qua con đường nào khác. Đó là đặc biệt không thay đổi của pháp Siêu Lý.

Một khi qúi Phật tử biết cái này rồi qúi Phật tử không còn giữ cái ngã, mà  buông bỏ để đi tìm sự giải thoát, tìm Niết-bàn, lúc đó không còn bị chi phối sanh già đau chết, không còn bị hoại diệt, diệt sanh

Đức Phật nói Niết-bàn này không phải là an vui do sự đói mà được ăn no, không phải là khát nước mà được uống nước, không phải là sự an vui sau giấc ngủ mình được khỏe mạnh. Mà Niết-bàn này không có "tôi ta" trong đó mà trong trạng thái hưởng sự an vui nhẹ nhàng không thể so sánh.

Thì tâm biết cảnh gì qúi Phật tử biết hết, thì điều kiện của một thiền sinh phải nói lời chung thực, tốt nói tốt, xấu nói xấu, tâm bất thiện phải nói bất thiện, tâm mình có thiện mình nói thiện, đừng che đậy sự chung thực đó, thì khi đó không nói với ai hết mà nói với chính mình.

Khi nói tới an vui tuyệt đối (Niết-bàn)

Khi qúi Phật tử qua khỏi Niết-bàn hay đi tới Niết-bàn thì qúi Phật tử nhớ 

Ni + Vàna

Ni = là không có

Vàna = phiền não.

Phiền não căn bản là tham sân si, tham có phụ thuộc của tham, sân có phụ thuộc của sân, si có phụ thuộc của si. 

Thế thì khi có được Niết-bàn là mình không còn tham, không còn sân, không còn si.

Phụ tùng của tham là tà kiến, ngã mạn.

Phụ tùng của sân là tật đố, bỏn xẻn, hối hận

Phụ tùng của si là phóng dật, hoài nghi.

Thế thì, khi qúi Phật tử có phiền não cho dù ở trong góc độ nào là qúi Phật tử chưa có Niết-bàn, người có Niết-bàn là người không có phiền não

Tóm lại: Niệm tâm trước khi mọi hiện tượng của sắc pháp lên từ thân này lên thì phải niệm tâm, niệm tác ý trước, xem tâm đang khó chịu hay đang sợ hãi thì diệt trừ cái khó chịu và sợ hãi rồi sau đó niệm thân mới niệm cái tê, nhức, mỏi, đau, mới niệm sắc pháp (đó là 3 bước).

Qúi Phật tử phải nhìn thực tính để bắt được thực tướng Vô Thường, Khổ, Vô Ngã./.

đến đây hết bài giảng Vi Diệu Pháp 02

Vì đã có người ở bên Việt Nam đã copy các bài do Minh Hạnh chuyển biên in thành sách bán với mục đích thương mại kiếm tiền làm lợi nhuận mà không có sự đồng ý của Minh Hạnh cũng như không ghi rõ nguồn gốc, thì đó là hành vi trộm cắp và đã phạm giới cấm trộm cắp của nhà Phật cho nên, mọi sự copy, phát tán, in ấn nếu không được sự đồng ý của Minh Hạnh là bất hợp pháp, là phạm giới lấy của không cho.