Friday, March 17, 2023

018 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 18 tháng 6, 2022

 018 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 18 tháng 6, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "018- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Khi ngồi Thiền mình không có Kiến, Hành Đạo mới có Kiến.

Khi  Thiền thấythấy, nghenghe, chứ  nghĩ là khác liền. Khi  mình nghĩ là có tư tưởng của mình trong đó nên không thấy được Chân Như Thực Tính.

Giở chân lên mình thấy, chứ không nghĩ

Sư có soạn ra để giảng cho qúi Phật tử hiểu cho chính xác.

Bây giờ, đọc trang 166 nó thuộc về Tổng Hợp Tập Yếu có 3 phần thì trong phần này nó thuộc về Bất Thiện, trước mình học về 9 phần Bất Thiện bắt đầu bằng Lậu Hoặc Āsāva

TỔNG HỢP NỘI DUNG VÔ TỶ PHÁP

TẬP IV - CHƯƠNG THỨ VII

SAMUCCAYASAṄGAHA – TỔNG HỢP TẬP YẾU

Ngó qua trang 166 nó thuộc về Tổng Hợp Tập Yếu có 3 phần thì trong phần này nó thuộc về Bất Thiện, trước mình học về 9 phần Bất Thiện bắt đầu bằng Lậu Hoặc Āsāva

Để khởi đầu, về Tổng Hợp Bất Thiện thì gồm có:

1. Tứ Lậu Hoặc Cattàro àsavà : Dục Lậu Hoặc, Hữu Lậu Hoặc, Kiến Lậu Hoặc, và Vô Minh Lậu Hoặc.

2. Tứ Bộc Lưu Cattaro oghà  : Dục Bộc Lưu, Hữu Bộc Lưu, Kiến Bộc Lưu, và Vô Minh Bộc Lưu.

3. Tứ Ách Phược Cattàro yoga : Dục Ách Phược, Hữu Ách Phược, Kiến Ách Phược, và Vô Minh Ách Phược.

4. Tứ Hệ Phược Cattàro ganthà : Tham Thân Hệ Phược, Sân Thân Hệ Phược, Giới Cấm Thủ Thân Hệ Phược, và Thử Thực Chấp Thân Hệ Phược.

5. Tứ Chấp Thủ Cattàro upàdànà : Dục Chấp Thủ, Kiến Chấp Thủ, Giới Cấm Thủ, và Ngã Luận Thủ.

6. Lục Triền Cái Cha nìvaraṇàni : Tham Dục Triền Cái, Sân Độc Triền Cái, Hôn Thùy Triền Cái, Trạo Hối Triền Cái, Hoài Nghi Triền Cái, và Vô Minh Triền Cái.

7. Thất Tùy Miên Sattànusayà : Dục Ái Tùy Miên, Hữu Ái Tùy Miên, Khuể Phẫn Tùy Miên, Ngã Mạn Tùy Miên, Tà Kiến Tùy Miên, Hoài Nghi Tùy Miên, và Vô Minh Tùy Miên.

Theo Kinh Tạng thì có (8)Thập Kiết Sử Dasa saṃyojanàni như sau: Dục Ái Kiết Sử, Sắc Ái Kiết Sử, Vô Sắc Ái Kiết Sử, Khuể Phẫn Kiết Sử, Ngã Mạn Kiết Sử, Tà Kiến Kiết Sử, Giới Cấm Thủ Kiết Sử, Hoài Nghi Kiết Sử, Trạo Cử Kiết Cử, và Vô Minh Kiết Sử.

Theo Vô Tỷ Pháp Tạng thì có Thập Kiết Sử như sau: Dục Ái Kiết Sử, Hữu Ái Kiết Sử, Khuể Phẫn Kiết Sử, Ngã Mạn Kiết Sử, Tà Kiến Kiết Sử, Giới Cấm Thủ Kiết Sử, Hoài Nghi Kiết Sử, Tật Đố Kiết Sử, Lận Sắc Kiết Sử, và Vô Minh Kiết Sử.

9. Thập Phiền Não Dasa kilesà : Tham Ái, Sân Hận, Si Mê, Ngã Mạn, Tà Kiến, Hoài Nghi, Hôn Trầm, Trạo Cử, Vô Tàm, và Vô Quý.

Nơi đây, đối với các phân loại Ác Pháp như Lậu Hoặc, Hữu Ái, v.v. hàm xúc lòng Tham Ái y cứ ở trên các Pháp ấy. Cùng thế ấy, Giới Cấm Thủ, Thử Thực Chấp Thân Hệ Phược, và Ngã Luận Thủ đã hàm ý liên hệ với Tà Kiến.

Theo căn bản, thì chỉ có Tam Lậu Hoặc, Tam Bộc Lưu, Tam Ách Phược, và Tam Hệ Phược. Chấp Thủ chỉ có hai, và Triền Cái thì có tám. Tùy Miên thì có sáu, và phải được hiểu Kiết Sử chỉ có chín. Phiền Não có mười. Như vậy, Tổng Hợp các Ác Pháp có được chín phân loại.

-------------------------00000----------------

Trong 9 pháp bất thiện này có 7 pháp là Tà Kiến,  trừ Hệ Phược và Triền Cái là không có Tà Kiến

Triền cái là khi ta An Chỉ Thiền mới có triền cái. Khi ngồi thiền ta có pháp triền cái. Do đó, Kiến không có trong thiền An Chỉ.

Bây giờ mình coi Lậu Hoặc có gì? Có Kiến Lậu.

Bộc Lưu có gì? Có Kiến Bộc

Ách có gì? Có Kiến Ách

Hệ có gì? Hệ Phược không có kiến

Thủ có gì? Có Kiến Chấp Thủ

Triền Cái không có kiến.

Tùy Miên có gì? Có Tà Kiến Tùy Miên

Kiết Sử có gì? Có Tà Kiến Kiết Sử

Phiền Não có gì? Có Tà Kiến Phiền Não

Pháp Bất Thiện có 9 pháp thì Tà Kiến chiếm hết 7 rồi. Mà 2 cái không vô được hay không có là do Thiền Na không có, là Hệ Phược và Triền Cái không có Tà Kiến

Khi hành Thiền Chỉ ta không có Tà Kiến, nó không thể nào vô chi phối việc hành thiền của mình được, trừ khi qúi Phật tử hành đạo thì mới có tà kiến, tà kiến của hành đạo của Đồ Đạo Duyên.

 Hôm nay chúng ta đi qua tiếp.

Tuần trước ta nói qua vấn đề Chánh Kiến Đạo Samma-diṭṭhi-magga trên con đường đi tới đạo quả vẫn còn nằm trong Phát Thiện làm duyên cho Pháp Thiện trong Mãnh Lực của Nhân Duyên.

Ta đi tiếp, hôm nay chúng ta học 3 lãnh vực:

diṭṭhi      là Thấy                    

Dassanena Pahàtabba:   

Dassanena =  Kiến Giải, Pahàtabba = Phóng Khí hay đoạn trừ (người tu phải đi 3 bước như vậy

Dassanena  động từ của nó là Dassati là chúng ta thấy  seeing hay looking, chúng ta sẽ từ từ mổ xẻ.

Dassanena Phahàtabba nằm ở trong 22 Tam Đề chúng ta sẽ được đọc qua hay được biết tới 

 Vimutti là giải thoát

 Diṭṭhi là Thấy là Kiến,  chia làm 2:

 - Sammādiṭṭhi  là Chánh Kiến: Sammā là Chánh, diṭṭhi là Kiến

- Micchādiṭṭhi là Tà Kiến:  Micchā là Tà, diṭṭhi là Kiến

Trong phần chia làm 2 này có một điểm chúng ta nghiên cứu phần Tà Kiến trước rồi sẽ qua phần Chánh Kiến sau để thấy điểm yếu hay khiếm khuyết của mình cần phải tu.

Tà Kiến Micchādiṭṭhi có 3:

1. Một là thấy sai chấp lầm 

2. Hai là Thường Kiến là chấp có và, Đoạn Kiến là chấp không.

3. Thứ ba là Vô Nhân Kiến, Vô Hữu Kiến, Vô Hành Kiến

Qúi Phật tử nghe một hành giả hay bạn đạo của mình nói: "ngồi thiền tôi đau lắm hay là tê hay là nhức, mà ngồi hoài, ngày nào cũng ngồi"   là họ đang ở trong Thường Kiến và họ không thấy được pháp Vô Thường. Nếu mà họ nói là họ đau hoài mà không có thay đổi thì đó là họ Thường Kiến.

Còn nói chết là hết không có đi tục sinh, không sanh lại, không tái tục nữa, đó là chấp Đoạn Kiến, chấp không có.

Trong Nikaya Kinh Tạng có nói: Có hai vị tỳ khưu chơi thân với nhau, người ở đầu rừng bên này người ở đầu rừng bên kia, họ nói tới ngày rằm trăng tròn bên đây nổi lửa lên bên kia nhìn qua thấy khói thì biết ông kia còn sống, bên kia nhóm lửa lên thấy khói thì bên đây biết còn sống. Rồi một hôm ngày rằm ông bên đây nhìn qua bên kia không thấy khói thì ông nghĩ rằng ông bên kia đã chết rồi, mà đã dặn là chết đi về đâu thì báo cho tôi biết, thì không thấy ông báo. Còn vị đã chết được sinh lên cung trời Đao Lợi, ở trên cung trời Đao Lợi một ngày bằng 100 năm ở cõi người, do đó khi ông bạn lên trên cung Trời Đao Lợi rồi ông báo cho ông bạn kia ở dưới cõi người biết thì ông bạn kia đã mất rồi. Thì trong thời gian ông bạn còn ở cõi người không nhận được tin báo là đã chết rồi thì ông nghĩ rằng chết là hết, vì nếu còn đi tái sinh thì sinh ở đâu đã báo cho ông biết, nhưng chờ mà không thấy báo thì ông dưới cõi người nghĩ là: "Chết là hết, không có đi tái sinh". Thì cái chấp này là Đoạn Kiến.

3. Thứ ba là Vô Nhân Kiến, Vô Hữu Kiến, Vô Hành Kiến. 

Vô Nhân Kiến là không tin có tác nhân và có quả báo, không tin có nguyên nhân và có hệ quả.

Vô Hữu Kiến là không tin có người cha sinh ra mình, không có tin có người mẹ sinh ra mình. Chẳng hạn đứa bé sinh ra là con cô nhi cha mẹ nó không nuôi mà bỏ cho xã hội nuôi, thì nó lớn lên không có cha có mẹ thì nó nói nó không có cha mẹ là Vô Hữu Kiến. Nhưng thật ra kiến chấp của nó như vậy là không đúng, tại vì nó không biết thôi. Mình nói Vô Hữu, không có tội, không có phước, họ không tin, tại vì thấy tại sao có những người họ làm ác mà họ sống sung sướng, họ sống lâu hơn nữa, mấy người làm thiện họ làm việc đàng hoàng đạo đức mà họ nghèo khổ, đời sống vất vả và lại chết sớm. Đó là họ không tin có tội phước trên đời này, không tin nhân quả, không tin có tội phước không có quả báo.

Vô Hành Kiến là không có sự thay đổi, nhất là người chấp vào có một linh hồn bất biến, kiếp này có linh hồn, kiếp kia cũng có linh hồn, bỏ thân xác này nhưng không thay đổi linh hồn.

 Những cái đó ở trong phần Kiến này gọi là antagāhikā Micchādiṭṭhi nó thuộc một trong những tương phản nhau mâu thuẫn nhau, tiếng Anh là antinomy 

Chẳng hạn có một quan điểm nói rằng thể xác và linh hồn đồng dạng nhau (body and soul are identical) nhưng có người nói thể xác và linh hồn dị biệt nhau (body and soul are different) những cái này thể xác và linh hồn mâu thuẫn nhau, nó không nhận thức được thì họ nói tinh thần và thể xác giống hệt nhau không gì thay đổi. Hay có người nhận xét rằng tinh thần và thể xác là dị biệt, có sự thay đổi.

Vậy thì, khi chúng ta qua phần Tà Kiến có 7 trên 9, chúng ta coi nó có những gì, nếu ta tu mà lọt qua những cái này thì biết cách gỡ ra hay cách tu chữa trị hay sửa đổi nó.

Đầu tiên trong Lậu Hoặc Āsāva có Kiến Lậu Hoặc

1. Kiến Lậu Hoặc

Có một Phật tử họ nhận xét cho ý kiến với Sư là mấy bài giảng trước đây Sư nói nhanh quá các qúi cô đó ghi chép không kịp và yêu cầu Sư nói chậm lại để họ ghi, mà nếu Sư không chịu nói chậm lại thì họ nản họ bỏ học luôn. 

Có khi pháp đến trong đầu Sư chảy ra thì Sư cứ thao thao bất tuyệt thì lúc đó Sư quên nhiều khi Sư nghĩ tới pháp cứ tuông chảy ra 

 Āsavā là trạng thái chìm đắm ở dưới, tiếng Anh là cankers, khi làm rượu nó chìm đắm ngâm trong đó lâu ngày dài tháng ra vị ngọt làm cho mình say mê cái đó gọi là Lậu Hoặc. Thì Tà Kiến này là trầm ngâm chìm đắm lâu ngày, kiếp này qua kiếp kia, nhiều lần nhiều tháng, cứ lập đi lập lại hoài, cứ nghĩ tới, không ai nhắc mình, không ai sửa mình, không ai dạy mình, do đó mình cứ cất giữ, đó gọi là Kiến Lậu Hoặc. Mình cứ nghĩ người chết không đi tục sinh mà người ta giải thích mình không nghe tại vì ta ở trong kiến chấp này lâu quá rồi 

"Chúng sanh già chết khổ sầu, bởi do pháp lậu dẫn đầu là vô minh."

Ngài Tịnh Sự dạy là pháp đầu tiên làm cho chúng sanh sinh đi tử lại, luân hồi sinh tử hoài là do bởi pháp Lậu Hoặc Āsavā - Kiến Lậu Hoặc.

2. Thứ hai là Kiến Bộc Lưu - Oghà nó lôi mình giống như sóng vỗ, nó nhận chìm con người ta ở trong sóng ngầm, giống như ở ngoài nhân gian nói:

 "Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách, sắc bất ba đào dĩ nịch nhân."  

"Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách" là mưa không kiềm tỏa nhưng nó có khả năng giữ người khách ở lại, muốn ra về thì trời mưa xuống phải chờ tạnh mưa mới đi về, "kiềm tỏa năng lưu khách" là nó có gọng kiềm giữ người khách đó ở lại không đi được.

"Nịch" là chìm đắm trong đó. "Sắc bất ba đào dĩ nịch nhân",  sắc đẹp không giống như sóng vỗ ngoài biển cả nhưng nó làm đắm chìm biết bao chàng trai quân tử anh hùng chết trong sắc đẹp.

Thì "dĩ nịch nhân" là chìm đắm trong đó như trong "Bộc Lưu". Mà cái Kiến này mình đắm chìm trong đó lâu ngày cũng như Lậu Hoặc làm cho mình không thay đổi cái thấy biết của mình.

3. Ách Phược  yoga 

Ách  Phược giống như con bò bô, qúi Phật tử về đồng quê thấy mấy con bò bô có 2 cái bướu trên lưng, loài bò bô thường thường được nhập từ bên Ấn Độ về, nó có 2 cái bướu cao trên lưng, người ta đặt cái ách xuống lưng nó và bắt nó kéo cày, nó không tháo gỡ ra được. Thì ách phược đặt trên người của mình như là cột trói mình lại không có đi đâu được hết. Như con bò bô bị cái ách đặt lên cổ của nó, lôi nó đi thì nó đi trong trạng thái khốn khổ. Thì mình đây, Tà Kiến như cái ách phược cột mình lại mà trong đó làm cho con người mình không hay biết gì nữa, đó là ách phược.

4. Hệ Phược ganthà Rồi hệ phược này làm ảnh hưởng thôi, hệ phược không có kiến.

5.  Chấp Thủ Upàdànà 

Chấp Thủ là Kiến Chấp Thủ. Con người chúng ta có kiến chấp này, tôi đúng, anh sai, khư khư như vậy không thay đổi, có người khuyên giải mình không thay đổi ý kiến của mình, con cò trắng con quạ đen mà người ta nói mà mình không thay đổi, thì đó là chấp thủ. 

Kiến chấp thủ là cái tri kiến của mình, cái hiểu biết của mình chấp vô và không ai sửa đổi hay hoán cải được mình, mình không chịu thay đổi, gọi là Kiến Chấp Thủ.

6.  Triền Cái nìvaraṇàni : Không có kiến.

7. Tùy Miên anusayà là ngủ ngầm. Cái ngủ ngầm này không hiển lộ ra nhưng gặp cảnh thích hợp nó hiển lộ ra. Người Phật tử mình nhiều khi không hiển lộ ra cái thấy sai chấp lầm nhưng gặp cảnh thì bắt đầu hiển lộ ra, nhất là những người có thân nhân chết rồi có kiến chấp thủ nên đốt giấy tiền vàng bạc rồi cầu siêu cầu nguyện, đó là tùy miên kiến.

Niraya là cảnh khổ địa ngục, là không an vui, rớt xuống địa ngục dù đại địa ngục hay địa ngục thông thường hay tiểu địa ngục đi nữa cũng không an vui, xuống đó là khổ.

Một hôm ĐĐ Mục Kiền Liên đi dạo xuống các cảnh ngục ngài coi hết tất cả các cửa địa ngục, Ngài lấy một viên lửa nhỏ xíu ở cửa địa ngục bỏ vào chéo y  của Ngài để lên trên trần gian chứng minh là Ngài có xuống địa ngục, nhưng Ngài đi lên cung trời trước rồi Ngài mới trở lại với Đức Phật tại chùa Kỳ Viên sau, thì Ngài lên trên cung trời bao nhiêu Chư Thiên tới đảnh lễ Ngài, có học trò của Ngài những vị tỳ khưu bây giờ thành Chư Thiên, thì Ngài đứng xa lắm, Ngài vẫy lại gần, nhưng họ nói hôm nay con không dám đến gần Ngài, Ngài hỏi tại sao thì Chư Thiên nói người của Ngài nóng quá, ngài nói ta có gì nóng đâu, sau Ngài nhớ có một chút xíu lửa ở chéo áo mà Chư Thiên chịu không nổi, Ngài tính trả cục lửa xuống địa ngục, nhưng Ngài nghĩ nếu ta quăng cục lửa này xuống quả địa cầu là nổ tung quả địa cầu, qúi cô nghe thiên thạch nào va chạm quả địa cầu là nó sẽ nổ liền, do vậy Ngài không dám liệng xuống, và Ngài phải đi xuống cõi địa ngục và thả cục lửa lại rồi Ngài đi lên kể cho Đức Phật và Chư Tăng nghe. Thì qúi Phật tử thấy là một cục lửa chút xíu mà Chư Thiên sợ mà ngày hôm nay người nhà mình chết, mình mua xe Mercedes gửi xuống, rồi mua nhà gửi xuống cho họ sống dưới đó lâu hơn, khỏi lên, đó là Kiến Chấp Thủ và Kiến Tùy Miên. Bình thường mình không thấy họ nói như khi người thân  mất rồi thấy họ lộ ra cái tùy miên của họ liền, họ kiến chấp, họ thấy sai chấp lầm. Đa phần mấy cô chưa đi mấy đám tang mấy cô không thấy, 10 người chết 10 hả miệng ra họ ngậm miệng lại không được, quai hàm của họ hả miệng ra người nhà bỏ gạo vào xuống dưới đó có cơm ăn. Tùy miên của họ ngủ ngầm gặp cảnh đủ rồi thì nó hiển lộ ra nên gọi là  Tà Kiến Tùy Miên anusayà.

8. Kiết Sử saṃyojanàni 

Tà Kiến Kiết Sử. là sợt giây cột trói mình, nó cột chân cột tay mình lại.

Người muốn đắc đạo quả, sơ đạo sơ quả thì họ phải tháo gỡ cái Tà Kiến Kiết Sử này đầu tiên.

9. Phiền Não kilesà 

 Phiền não làm cho mình khổ sở, khổ tâm, khổ trí, không được an vui.  10 pháp phiền não: Tham Ái, Sân Hận, Si Mê, Ngã Mạn, Tà Kiến, Hoài Nghi, Hôn Trầm, Trạo Cử, Vô Tàm, và Vô Quý.

Do đó, cái này là tu tập về Tà Kiến. Còn lớn hơn nữa thì chúng ta đi qua 62 Tà Kiến.

Thiền sinh: Thưa Sư chữ "Tùy Miên" có giống như "Hôn trầm thùy miên" không?

HT trả lời: không giống.

- Hôn Trầm Thùy Miên là Hôn-trầm (ṭhīna) Thụy-miên (middha) là trạng thái giải đãi buồn ngủ mệt mỏi. 

- Tùy Miên anusayà là ngủ ngầm, giống như tiềm thủy đỉnh tàu lặn lặn ở dưới nước lâu lâu nó nổi lên rồi lại chìm xuống. 

Do đó chữ ṭhīna - middha là hôn trầm và thụy miên là khác, là trạng thái buồn ngủ mệt mỏi dã dượi hay trạng thái uể oải lui sụt không có sự sách tấn.

Còn anusayà là ngủ ngầm trong tâm thức của ta.

 Sư muốn bổ túc cho các qúi Phật tử nắm bắt được 7 trên 9 tà kiến này nó sẽ làm cho con người hành giả, người mà học giả hay  người nghiên cứu học hỏi về giáo pháp Đức Phật sẽ rớt vô trong Vipallassa gọi là Kiến Điên Đảo Diṭṭhi Vipallassa

Điên đảo Vipallassa có 3 là: 

 Tâm tư của mình bị điên đảo không có sáng suốt.

1. Kiến điên đảo   diṭṭhi  vipallassa       

2. Tưởng điên đảo saññā vipallassa      

3. Thức điên đảo vinnàna vipallassa

Ba cái này làm cho con người ta điên đảo không còn sáng suốt nữa tâm trí quay cuồng không còn tỉnh táo nữa.

 Riêng về bộ Chú Giải của Ngài Narada, Ngài nói 4 pháp là: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh điên đảo. 

Thường điên đảo Nicca vipallassa,

 Lạc điên đảo Sukha vipallassa

Ngã điên đảo Atta vipallassa, 

Tịnh điên đảo Santi hay Subha vipallassa.

 Ngược lại là: Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, Bất Tịnh (asubha).

Nhưng người kiến chấp thấy cuộc đời là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, không có trạng thái sáng suốt là vipallassa.

vipallassa thuộc về Kiến Điên Đảo, do đó, ngoài 7 trên 9 ta còn thấy phần Kiến Điên Đảo.

Thiền sinh: Thưa Sư, con hỏi về kiến chấp thủ tùy miên là khi có kiến thủ thì kiến tùy miên nổi lên?

HT trả lời: Không, mà tùy giai đoạn tùy đối tượng. Khi kiến chấp thủ đã có sẵn, còn tùy miên là ngủ ngầm, là ẩn dấu, không hiện lộ ra, hai cái đó khác nhau, đối tượng mới hiện bày. Thí dụ, Kiến Chấp Thủ ẩn tàng hay hiển hiện đều có, dù có người nói chuyện hay không nói chuyện họ cũng khư khư giữ cái đó là đúng, đó là Kiến Chấp Thủ. Tới khi họ nói chuyện với nhau họ trao đổi với mình, mình mới nghe được, mình hiểu được, thấy được rồi, họ nhất định là vậy, Kiến Chấp Thủ là vậy đó. 

 Sư nói thí dụ thôi chứ Sư không quả quyết. Đối với Đức Phật thì cái gì cũng do mình suy nghĩ thôi.

Thí dụ, người ta nói ăn thực vật tức là ăn rau cải mới là tịnh dục, tức là nó không có động dục mình, còn ăn động vật ăn thịt cá thì nó làm động dục làm kích động mình, nhưng thực ra con bò ăn cỏ cũng sinh con, con khỉ ăn trái cây mà cũng đẻ nhiều.

Sư nói thí dụ thôi, mình nói ra tự nhiên giận hờn rồi nói mình mất công, mình phải có tuệ mà nhìn

Đó là những cái hiển hiện và ẩn tàng

Trong quyển Buddhist Dictionary của Ngài Nyanatiloka, Ngài nói ông Makkhali Gosaleiputta cãi với Đức Phật cái tà kiến này, ông Purana Kassapa ông cãi cái tà kiến này, tức là hồi đó có 6 phe luật sư ngoại đạo luôn luôn công kích Đức Phật, ông Makkhali Gosaleiputta  nói không có nhân kiến (Vô nhân kiến). Ông Purana Kassapa nói không có quả báo của nghiệp báo là Vô hữu. Hai vị này kình cãi với Đức Phật. Đức Phật hiển thị thần thông độ hết 6 vị sư ngoại đạo cũng không được, cuối cùng Ngài trở lại chùa Kỳ Viên.

 Ông Ajita Kesakmabala là một trong 6 vị ngoại đạo cãi là làm tốt làm xấu cũng không có quả báo, cả hai đều không có quả báo. 

Thì ở đây, Ngài Nyanatiloka đơn cử cho mình thấy là hồi xưa đã có rồi, ngày nay cũng vậy thôi.

Cái hay nhất là Sư luôn luôn khuyến khích mấy thầy trò của Sư ở trong chùa là im lặng, im lặng là vàng, nói năng là bạc, mà nói thì phải nói theo pháp, im lặng là của bậc Thánh, do đó qúi cô mà hỏi những người trong chùa người ta không trả lời đâu vì là Thánh hết.

Qúi cô mình học mình biết thôi, điều đó là Sư khuyên trăm ngàn lần rồi, không nên kình cãi, không nên hơn thua. Ngài Chuon-Natch vua Sãi Cambốt nói với ông Sihaơuk: "họ muốn điều đó vua cho họ điều đó thì vua không phiền não, mà họ muốn điều đó mà vua không cho điều đó họ kình cãi với vua thì vua phiền não hoài, do đó cứ cho." 

Điều thứ hai, khi họ kình cãi với mình, trong khi họ đang công kích mình hay họ xỉa xói mình họ mất thời gian tu, mình ở đây lo tu.

Thứ ba, trong khi mình đang tụng kinh mà họ xỉ vả mình, như Đức Phật với Ngài Ananda ngày xưa, thì lúc đó họ đang tạo ra cái nghiệp và chính cái nghiệp đó giữ chân họ lại không giải thoát được, mình đi thung dung mình đi giải thoát. Một mình ta sống khỏe ru dại chi ta sống với người ngu mà thoát trần. Mà mình nói lại mình tạo ra khẩu nghiệp nữa.

Trong pháp bất thiện nào cũng vậy, nó có nguyên nhân và nó có gốc rễ của nó, nó có thời gian chìm đắm ngâm sâu vô trong nó, mình học cái này mình ngồi nghiền ngẫm lại có hay không mình chỉ ráng lo tu sửa thôi chứ đừng kình cãi, hay nhòm người này người kia nữa, không có thì giờ cứ để cái pháp bên ngoài còn mình lo tu thôi, đó là người có trí, bậc trí tuệ ta đi theo con đường đó.

Khi nói tới Sammādiṭṭhi Chánh Kiến Sư chưa nói tới phần Dassanena Giải Trừ là một lãnh vực duyên khác nữa. Hôm nay ta nói tới phần diṭṭhi.

Đầu tiên nhất là chúng ta nói tới Chánh Kiến là chúng ta nói tới phần Chánh Kiến của Bát Chánh Đạo.

Đầu tiên, Chánh Kiến chỉ có trong Bát Chánh Đạo thuộc phần Tuệ Đạo, không phải phần Giới Đạo và Tịnh Đạo. Chánh Kiến còn gọi Bát Thánh Đạo. Bát Thánh Đạo này là phải thấy Tứ Đế Ariya Sacca chúng ta phải dịch cho đúng,  Ariya Sacca là Thánh Đế không dịch là Diệu Đế. Có một số kinh sách họ dịch là Tứ Diệu Đế.

Chữ  Sacca nghĩa là Chân Lý hay là Sự Thật thì chúng ta sẽ biết bậc Thánh liễu tri hay là chứng đắc hay là tỏ ngộ được chứ còn phàm phu như chúng ta chỉ học cho có kiến thức thôi chứ không chứng đắc được.

 Do đó, Sacca có 2: 1. là Paramattha Sacca và 2. là Sammuti Sacca

1. Paramattha Sacca thuộc về Siêu Lý Đế. Siêu Lý Đế có 3 nghĩa; quá khứ, hiện tại, vị lai, thời gian thay đổi nhưng nội dung không thay đổi, bất biến gọi là Siêu Lý Đế. Quá khứ nó như vậy, vị lai nó như vậy, hiện tại nó cũng như vậy, nó không thay đổi tính chất của nó, gọi là Siêu Lý Đế, đặc tính của nó là 3 thời không thay đổi.

Thí dụ, Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp và Niết-bàn. Quá khứ tâm là biết cảnh, hiện tại tâm cũng biết cảnh và vị lai tâm cũng biết cảnh, do đó gọi là Siêu Lý Đế.

Quá khứ hiện tại vị lai 3 thời đặc tính của nó, bản chất của nó, thực chất của nó, thực tính của nó không thay đổi, gọi là Siêu Lý Đế.

Như vậy thì, tâm vô Siêu Lý Đế có 4 pháp Siêu Lý, Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp.

Tâm quá khứ biết cảnh, hiện tại biết cảnh, vị lai cũng biết cảnh. Tâm nhận thức quá khứ biết cảnh sắc, tâm nhận thức hiện tại biết cảnh sắc, tâm nhận thức vị lai biết cảnh sắc, giờ mình thay đổi tính chất nó mình thay đổi không được, và không ai có khả năng thay đổi được đặc tính của nó nên nó gọi là Paramattha Sacca.

Do đó, Siêu Lý Đế này có đặc tính của nó là không thay đổi. Thứ hai nó là chủ của mọi Chế Định, tất cả mọi pháp thế gian mà chúng ta nói chuyện với nhau trong đời này nó là cốt lõi, cái bàn, cái ghế, cái xe, người, ông, tôi, bạn, hay là người đàn ông đó, người đàn bà nọ v.v... nó là chủ hết tất cả, tại vì Danh và Sắc hiện hữu ở trong những danh từ chúng ta đang nói chuyện với nhau. Nó là chủ mọi chế định.

Nó là thuộc về trí tuệ cao siêu. Nó là người có trí họ mới hiểu được mấy cái đặc tính này. 

Cảnh của trí tuệ cao siêu hay nó là đối tượng của trí tuệ cao siêu, chứ không phải người thông thường biết được.

Đó là 3 đặc tính của Siêu Lý Đế Paramattha Sacca

2. Sammuti Sacca là Tục Đế.

1. Thứ nhất. Đầu tiên là không vọng ngữ, nói chân thật, như là hôm qua tôi đi chợ, đó là lời nói chân thật, nhưng cái đó là phàm phu tục tử hay là thông thường thế gian, ai cũng nói được hết.

2. Thứ hai. Trong Nikaya Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi, đều xử dụng phương pháp tục đế, như khi Đức Phật Ngài nói pháp hay các qúi Ngài nói pháp hay là các Phật tử đến nghe pháp đều nằm trong bộ Nikaya thì thuộc về tục đế.

Thì Sacca này theo chúng ta phân tách ra nó có hai; phàm có Thánh có, tuy nhiên Ariya Sacca chỉ Thánh có, phàm phu tục tử không có Ariya Sacca 

Thứ nhất là Tứ Đế; Khổ, Tập, Diệt, Đạo, thuộc Ariya Sacca, chỉ có bậc Thánh biết và chứng tri, họ liễu tri và thấu triệt, họ thẩm thấu được đặc tính này.

Sư đơn cử cho các qúi Phật tử nghe

Thí dụ. Khổ dukkha từ ngữ căn là du. Cái khổ này mà chúng ta nói ai cũng biết, đau răng là khổ, nhức đầu là khổ, xa con là khổ, nhớ thương người thân người yêu mình là khổ. Chữ Khổ dukkha đúng nhưng nó mới chỉ là Sammuti Sacca là Tục Đế chưa Ariya, tới bậc Thánh Ariya thấy cái khổ này phải nằm ở trên Tam Tướng từ SuññataAnimittaAppaṇihita,  Vô Tướng, Vô Nguyện, Rỗng Không trên cái khổ này, chứ không nói trên cái khổ mình trao đổi mình biết được. Nhức đầu là khổ, đau răng là khổ, xa con, nhớ thương cha mẹ khổ lằm, cái khổ này mới là Sammuti Sacca là Tục Đế, mình chưa tới mức thấy được Rỗng Không hay Vô Nguyện, Vô Tướng của trạng thái khổ này, cái khổ này là mình quy ướt với nhau thôi và mình có thể thông cảm nhau thôi.

Khi một người tâm sự với mình, con khổ lắm, Sư biết rồi, con khổ lắm, Sư biết rồi, lần sau bà đến Sư nói trước là Sư khổ lắm, là bà im không than nữa.

Ở bên VN có bà đó nói: "Con khổ lắm Sư." Cái Sư nói: "Sư khổ hơn cô nữa." Cái bà nói: Con chưa kể cái khổ của con mà sao Sư nói Sư khổ hơn con?" Sư nói: Cô khổ cô trút ra Sư nghe, còn Sư khổ Sư đâu trút ra được cho ai, tức là Sư khổ hơn 2 lần."

Có một người con trong gia đình, cô đến gặp Sư cô nói: "Sư con khổ lắm."

 Sư nói:  "tại cô chứ."

Cô nói: "tại sao tại con, tại ba má con chứ đâu phải tại con."

Sư nói: "không, tại cô đi làm việc thiện cô không rủ ai nên bây giờ cô sống một mình."

Qúi Phật tử nhớ bài Chư Thiên cô đơn không? Làm việc thiện phước không rủ ai, nên khi chết lên trên cung trời ở toà nhà thiên cung to lớn mà có một mình thôi. Ông xuống hỏi Đức Phật tại sao những thiên cung kia có thiên nữ múa hát còn con chỉ có một mình ở đây. Đức Phật nói: khi ngươi ở cõi nhân loại ngươi đi làm phước có mình ên không mời ai hết, ngươi hưởng thụ không kêu ai giờ ngươi lên trên trời người hưởng trọn một mình, giờ than khổ.

Thì cái khổ của họ là khổ nào? Khổ trong ái dục, còn cái khổ của Ariya Sacca cái khổ rỗng không, vô nguyện, vô tướng, chứ không phải khổ trong ái dục chưa được thoả mãn.

Những than khổ, đau răng nhức đầu, là khổ của ái dục chứ không phải ngộ chứng tri của Tam Tướng. Hai đó với cái nhìn của Ariya bậc Thánh với bậc phàm phu hoàn toàn khác biệt.

Khổ này là khổ của ái dục, vì mình không được thỏa mãn ái dục này, dù trong cảnh huống nào nó ngủ ngầm trong đó chính là ái dục, chính đó khổ tục đế. 

Khổ dukkha có 3 là: Rỗng Không, Vô Nguyện, Vô Tướng

 Mình mới thấy khổ Sammuti  Tục Đế với khổ của Ariya hai cái đó khác biệt. 

Do đó, từ nay qúi Phật tử muốn tìm ra được cái khổ rỗng không, cái khổ vô nguyện, khổ vô tướng.

 khổ Dukkha Ariya Sacca Sư sẽ nói sau, 

còn bây giờ Sư đang nói cái khổ Dukkha Sammuti Sacca khổ tục đế, nó ngấm ngầm ẩn chứa trong ái dục, mình không được thỏa mãn.

 Chánh Kiến (trong Bát Chánh Đạo) là Ariya Sacca, Tứ Đế là Ariya Sacca 

Dukkha mình khổ là Dukkha Sammuti Sacca nằm trong ái dục

Còn Dukkha Ariya Sacca nằm trong rỗng không, vô nguyện vô tướng.

 Vimutti (Giải Thoát)  Sư sẽ nói Suññata Rỗng Không,  Animitta Vô Nguyện,  Appaṇihita Vô Tướng.

Khi qúi Phật tử thấy tan rã của Danh Sắc, lúc bấy giờ mới thấy cái đó là Vô Tướng, hay là thấy được Rỗng Không, hay là trạng thái Vô Nguyện, mình thấy nó tan rã biến mất. Mà mình ngồi đây, kiến thức mình sáng suốt mình nhìn vô thấy nó rã tất cả.

Thứ hai, phần Chánh Kiến cũng có điều chúng ta cần biết.

Qua phần Sammādiṭṭhi Chánh Kiến là qua phần hành Bát Chánh Đạo chúng ta phải có Chánh Kiến trong đường tu tập của Bát Chánh Đạo.

 Khổ Đế (ta nói từng bước Ariya Sacca của Chánh Kiến) 

Dukkha Ariya Sacca Khổ Đế. Nhưng mà ta nói khổ đế này trên nền tảng nào mà chúng ta thấy được?  Thì trên Dukkha này trên nền tảng của Ngũ Uẩn, chứ không nói trên nền tảng khác. Dukkha chúng ta phải nằm trên nền tảng của Ngũ Uẩn.

Tất nhiên, chúng ta biết phần bên đây là Micchādiṭṭhi là Tà Kiến này ta trong ngũ thủ uẩn là thuộc Tùy Miên anusayà là tà kiến, là chấp thủ

Thì ở đây, ngũ uẩn này Sắc là Ariya Sacca, Thọ là Ariya Sacca, Tưởng là Ariya Sacca, Hành là Ariya Sacca, Thức là Ariya Sacca trên nền tảng của Dukkha thì mới gọi là Khổ Thánh Đế, khi ta có Chánh Kiến thấy được Ngũ Uẩn này là dukkha

để hình 1.10.10 


Như vậy thì, khi chúng ta muốn nói tới phần này chúng ta mới hiểu được là đặt trên điểm nào mà họ nói được.

Khi xúc trong cảnh sắc. Xúc có 3 là: 

1. Thần kinh. Thuộc về Sắc Pháp

2. Cảnh (Cảnh Duyên). Thuộc về Sắc Pháp

 3. Thức. Thuộc Danh Pháp

Xúc với cảnh sắc này. Cảnh Sắc thuộc về Sắc Pháp.

Ta bắt đầu ráp vô.

Xúc này là Danh Pháp là Nhân Duyên, Câu Sinh Duyên. Cảnh này là Cảnh Duyên. Sắc này, thần kinh này là Vật Tiền Sinh Duyên. Tất cả là Vô Ngã, ta bỏ Paṭṭhāṇa thì mới được. Còn cái "Tôi" "Ta" là Sammuti tục đế 

Thức là Nhân Duyên là Câu Sinh Duyên, Hiện Hữu Duyên, Bất Ly Duyên. 

Cảnh là Cảnh Duyên.

Thần Kinh là Vật Tiền Sinh Duyên.

Tất cả đều là pháp Vô Ngã.

Nhìn Duyên mà thấy rỗng không đắc chứng được Thánh Đế, bậc Thánh liễu tri Tứ Đế.

Qua Thọ. 

Xúc phải qua 3 yếu tố mới thành Xúc: Thần Kinh, có Cảnh đối tượng, có Tâm Thức. 3 cái hợp thành một xúc. Thì ta có Xúc vô Cảnh Sắc. Ba yếu tố này đều là Duyên. Không có Duyên nó không hiện bày. Và Cảnh Sắc này cũng gọi là Duyên, không có Duyên không có hiện bày, thuộc về Cảnh Duyên. 

Cảnh Sắc là một trong các cảnh của thuộc Cảnh Duyên. Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc thuộc trong Cảnh Duyên. Mà mình quan sát nó ta gọi là Cảnh Sát (tức là người đang quan sát cảnh).

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, trong cái Tâm Thức. Khi có nhân duyên trong cảnh này khi mà tiếp xúc với cảnh mà cái nhân duyên này có là do cảnh duyên thì cái duyên này nếu trường hợp thiện mới thấy được cái rỗng không còn nếu là bất thiện thì sao. 

HT trả lời, mình phải thấy được chi pháp mới được. Lý đo sao mà Ariya Sacca, nói phải có cơ sở, nói Thánh Đế, bậc Thánh thấy, thì thấy trên cơ sở nào? Thấy trên lý của Duyên Sinh, chứ họ không thấy trên lý của tập khí kiết sử và tri kiến của tri tục đế của mình.

Thiền sinh hỏi tiếp: cái này nó liên quan đến Liên Quan Tương Sinh?

HT trả lời: Phải, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái. Bẻ gãy móc xích liền

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, thí dụ hành giả niệm qua khúc này có phải là Tuệ Sợ Hãi, Tuệ Chán Nản?

HT trả lời: Chưa chán nản đâu, còn đang nghe mà, chưa chán nản, Sư đưa tới Tuệ Chán Nản là anh hết nghe luôn. Mình còn đang trong Tuệ Phân Biệt Danh và Sắc, và các Duyên Sinh Duyên Hệ kết hợp vô trong lúc tuệ phân biệt liễu tri được Thực Tính Thực Tướng của nó. Chưa tới Tuệ Chán Nản (Tuệ thứ 6), Tuệ Chán Nản nó khác

Ariya Sacca các vị Thánh Đế mà họ nhìn thấy trên cơ sở Duyên Sinh Duyên Hệ họ mới thấy được tướng Vô Ngã và họ bắt đầu họ mới nhìn thẩm thấu được Thực Tướng của Pháp. 

Còn Sammuti Sacca là mình cứ giữ lấy cái "Tôi" của mình để mình giải đáp mà không phạm vô vọng ngữ "con khổ lắm" chữ khổ đó có không sai nhưng không nằm trên lý Duyên Sinh Duyên Hệ mà  nằm trên lý Ái Dục và Vô Minh, mình bộc phát ra tiếng nói khổ chứ không thấy trên Tam Tướng.

Khi mình hiểu được Ariya Sacca họ thấy cái gì mình mới bắt đầu nhìn trên cái đó mình thẩm thấu thì mình rút ra được sự nhận thức chính xác hơn, gọi là Yathābhūtaṃ pajānāti Chân Như Thực Tính nằm trong Dassanena Phahàtabba Kiến Giải Phóng Khí Sư sẽ nói tới phần đó, bây giờ chúng ta vẫn còn trong phần Chánh Kiến, mổ sẻ về Ariya Sacca Tứ Đế hay là Thánh Đế.

Yathābhūtaṃ = đúng y bản chất của nó, Chân Như

pajānāti là biết rõ, Thực Tính

 Yathābhūtaṃ pajānāti = Chân Như Thực Tính 

Vậy thì khi Thọ cũng vậy. Thọ duyên từ nơi tâm, thọ duyên từ nơi thân, mà thọ hiện bày.

Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái. Thọ từ 2 nơi mà nó có. Từ Thân có thọ, từ Tâm có thọ.

Ta đi từ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

Thế thì Thọ duyên từ nơi Thân hay từ nơi Tâm ta có:

Thân gọi là Thân Môn --> nó chia ra gọi là Thân Thức + Sắc Thân

Tâm gọi là Thân Môn hay Ý Môn.

Thọ là duyên từ Thân Môn là từ nơi Tâm Thân Thức (Dị Thục Quả Duyên) và Sắc Thân - Sắc Nghiệp - Dị Thời Nghiệp Duyên trên Mãnh Lực Duyên Sinh Duyên Hệ.

Nói tới Paṭṭhāṇa thì Tâm Thân Thức là Dị Thục Quả nó thuộc về Dị Thục Quả Duyên Vipākapaccayo. 

Sắc Thân này thuộc về nghiệp báo là Dị Thời Nghiệp, đứng ở trên trạng thái này nhìn trở ngược lại Thọ qua 2 cửa ngõ Dị Thục Quả Duyên và Dị Thời Nghiệp Duyên này ta nhận thức được cửa Thân Môn ta đang đón nhận cái Thọ này đó chỉ là một mảnh Duyên Sinh Duyên Hệ mà thôi Ariya Sacca với Tam Tướng.

Còn Ý Môn nó cũng là Thọ mà thuộc về Ý, nó nằm ở trong Ý.

 Ý Môn ---> Thì ta mới thấy Thường Cận Y Duyên. Đụng vô cái Thọ mình biết là, cái này tôi thường gặp hoài, đụng hoài, tiếp xúc hoài là Thường Cận Y Duyên. Trên Lý Duyên Sinh Duyên Hệ của Paṭṭhāṇa 

Qúi Phật tử phản ứng là Sammuti tục đế, còn qúi Phật tử Thường Cận Y thấy Tam Tướng.

Cái Thọ này tôi thấy hoài đó là Sammuti Tục Đế

Còn nếu Thọ trên Thường Cận Y Duyên ta thấy Thực Tướng là ta thấy Ariya Thánh Đế

Năng Duyên và Sở Duyên kết hợp nhau hình thành ra một Duyên Sinh. Duyên Sinh đó qua Ý mà mình nắm bắt được nó hợp và tan mãnh lực của duyên

Do đó Thọ này thuộc về Ý Môn hay Tâm Môn

Như vậy thì, khi qúi Phật tử ngồi thiền có một cảm thọ, trong khi qúi Phật tử đang thấy được nó thì qúi Phật tử nói thọ này từ đâu có? Thọ này qua từ Thân. Thọ này từ đâu có? Thọ này qua từ Ý. 

Thì lúc đó qúi Phật tử bắt đầu qua phần Duyên Sinh, thấy Duyên Sinh sanh lên với Mãnh Lực Duyên. Nhìn vô Mãnh Lực Duyên đó chúng ta sẽ thấy nó hợp rồi tan, kết hợp sinh và hệ, nó liên hệ nhau trong trạng thái mình Vô Nguyện.

Thí dụ như:

-  Thọ Ý này là Thọ Ưu, Thọ Thân là Thọ Khổ.

-  Thọ Ý này là Thọ Hỉ , Thọ Thân là Thọ Lạc.

Trong Mãnh Lực của Dị Thục Quả và và Dị Thời Nghiệp trong Mãnh Lực của Thường Cận Y Duyên mà Tâm mình đang hiện bày với cái cảm Thọ mình đang có.

 Thì lúc bấy giờ người ta nhìn vô Thọ này với Mãnh Lực của Thường Cận Y Duyên thì Thọ này hiện bày Tam Tướng.

Còn nếu ta nói Thọ với trạng thái Sammuti Sacca này thì chúng ta sẽ có cái thói quen của mình hay tập khí của mình, lúc bấy giờ nó sẽ có một Kiến Kiết Sử hay Kiến Tùy Miên.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, trong Ngũ Uẩn, đứng đầu là sắc pháp, 4 uẩn còn lại là thì pháp đồng sinh, ở đây thì có Mãnh Lực Câu Sinh Duyên 

HT trả lời: Nó là Tâm Sở, nó tứ đồng, có Câu Sinh Duyên nhưng Sư chưa nói, cái này là trực tiếp trước, cái thường cận y Sư thường gần lắm 

Còn thí dụ nó đang hiện hữu với mình mà nó chưa rời là Câu Sinh Hiện Hữu Bất Ly, nói tiếp nữa. Đầu tiên là Nhân Duyên Cận Lân, nhân duyên mà sát cận mình nhất là Thường Cận Y hay là Dị Thời Nghiệp do đó mình làm cho có cảm thọ này, còn nó đang hiện hữu.

Thiền Sinh hỏi: Thường Cận Y Duyên mình phân tích ra là cái gì nó đến Thường Cận Y Duyên thì Năng Duyên của nó là cái gì?

HT trả lời: là trạng thái Tư nắm bắt cái Thọ này. Thường Cận Y này do từ nơi cái Tư, do suy tư của mình, cái tác ý của Dị Thời Nghiệp nó với Thường Cận Y nó liên kết với nhau là Tư Tâm Sở, mình sống với nó. Phần Thường Cận Y Duyên chúng ta mở Paṭṭhāṇa ra có Năng Duyên Sở Duyên của Thường Cận Y Duyên

 Ariya Sacca này ở trên Tam Tướng; Rỗng Không, Vô Tướng, Vô Nguyện, còn nếu như khổ này chúng ta thấy được thì khổ này thuộc về Sammuti Sacca  là khổ phổ thông, khổ tục đế, khổ dựa trên kiến thức nhân gian 


PAṬṬHĀNA - PHÁT THÚ BHĀGA I – PHẦN I (Quyển Thứ 40)

Trang 39 Cận Y Duyên 

CẬN Y DUYÊN (UPANISSĀYAPACCAYA)

            Lời nói rằng Cận Y Duyên (Upanissāyapaccaya) dịch nghĩa là “Pháp Thực Tính giúp đỡ phù trợ bằng cách tác thành chỗ nương tựa có thực lực”; như Ngài đã nêu lên ví dụ rằng mưa là tác duyên vô cùng quan trọng trong việc tư nhuận hạt giống lương thực như thế nào thì Cận Y Duyên cũng là tác duyên vô cùng quan trọng trong việc làm cho Pháp Sở Duyên khởi sinh lên như thế ấy.  Có ý nghĩa là tất cả Pháp Thực Tính nương nhờ vào Pháp Thực Tính nào làm căn duyên trong việc khởi sinh lên hoặc tồn tại thì Ngài gọi Pháp Thực Tính ấy là Cận Y Duyên.

Cận Y Duyên chia ra làm ba thể loại, đó là:

Cảnh Cận Y Duyên (Ārammaṇūpanissāyapaccaya),

Vô Gián Cận Y Duyên (Anantarūpanissāyapaccaya),

Thường Cận Y Duyên (Pakatūpanissāyapaccaya).

Trong cả ba thể loại Duyên này, Cảnh Cận Y Duyên tương tự Cảnh Trưởng Duyên (có ý lấy Chi Pháp giống nhau, thế nhưng trạng thái của việc hỗ tương của Duyên ấy khác biệt nhau). 

Còn Vô Gián Cận Y Duyên cũng tương tự với Vô Gián Duyên. Chính thực ra cũng sẽ có sự khác biệt là Vô Gián Duyên ấy chỉ có khả năng hỗ tương đặc biệt đối với Pháp mà đồng dạng với mình và sinh khít liền với mình, còn Vô Gián Cận Y Duyên có khả năng làm thành tác duyên hỗ tương trong nền tảng có năng lực kiên cường trổ sinh tương đối sẽ khá mãnh liệt. 

Còn Thường Cận Y Duyên là Duyên trái lại khởi sinh theo tình huống của mình, không hòa lẫn với Vô Gián Duyên và Cảnh Duyên; tức là Pháp Thực Tính sinh ở nội phần có Tín (Saddhā), Giới (Sīla), v.v. và Pháp ngoại phần có Quý Tiết (Utu), Vật Thực (Bhojana), Nhân Loại (Puggala), Trú Xứ (Senāsana), v.v.

Cận Y Duyên có tố thành bộ phận như sau:

Năng Duyên có ý nghĩa đến 89 Tâm, 52 Tâm Sở, 28 Sắc và một vài thể loại Chế Định làm Năng Duyên Hữu Lực (Balavapaccaya). Các Ngài Chú Giải Sư giải thích rằng theo Phần của Đại Phát Thú (Mahāpaṭṭhāna) thì 28 Sắc không là Thường Cận Y Duyên. Thế nhưng nếu theo Phần của Kinh Tạng (Suttanta) thì ngay đến Sắc cũng làm được Thường Cận Y Duyên.

Sở Duyên có ý nghĩa đến hết tất cả các Tâm, Tâm Sở hiện hành trong thời kỳ Bình Nhựt và thời kỳ Tái Tục.

Địch Duyên có ý nghĩa đến Sắc Tâm, Sắc Nghiệp Tái Tục, Sắc Ngoại, Sắc Vật Thực, Sắc Quý Tiết, Sắc Nghiệp Hữu Tình Vô Tưởng và Sắc Nghiệp Bình Nhựt.

 Thường Cận Y Duyên có phạm vi rất rộng lớn, như Ngài đã có đề cập rằng “Pháp Thực Tính nào không có khả năng được tính vào trong các Duyên khác thì coi như là Pháp Thực Tính ấy làm thành Thường Cận Y Duyên.”  Với lý do này, tất cả Giáo Thọ Sư mới chỉ định gọi Duyên này là “Đại Vị Trí Duyên” (Mahāpadesapaccaya) có ý nghĩa “Duyên có rất nhiều sự rộng lớn.”

Cận Y Duyên này hiện hành được cả trong thời kỳ Tái Tục và thời kỳ Bình Nhựt, và vẫn có hiện hành trong cả ba thời kỳ là Hiện Tại, Quá Khứ, Vị Lai cũng có; và vượt thoát ra khỏi cả ba thời kỳ cũng có; do vậy Ngài mới gọi là “Tam Thời Kỳ Duyên” (Tekālikapaccaya) hoặc “Ngoại Thời Duyên” (Kālavimuttapaccaya).

(dứt trích đoạn)

--------------------------------------------

Nó có 3 thể loại: Cảnh cận y, Vô Gián Cận Y, Thường Cận Y.

Cảnh Cận Y tương đương với Cảnh Trưởng Duyên.

Vô Gián Cận Y tương đương với trạng thái Vô Gián Duyên.

Thường Cận Y  ở trong phần mà ta tiếp xúc thường xuyên thì Cận Duyên có Năng Duyên có ý nghĩa đến 89 Tâm, 52 Tâm Sở hiện hành trong thời kỳ Bình Nhựt và thời kỳ Tái Tục.

 Qúi Phật tử đọc chỗ Thường Cận Y Duyên có phạm vi rộng lớn hơn “Pháp Thực Tính nào không có khả năng được tính vào trong các Duyên khác thì coi như là Pháp Thực Tính ấy làm thành Thường Cận Y Duyên.”  Mãnh lực nó mạnh hơn, tại vì mình gần gủi. Cận là gần. Y là nương nhờ Ta gần gủi nương nhờ nó, Ý của ta cũng gắng bó gần gủi với nó, Thân của ta gắng bó gần gủi với nó thường quen như vậy, thường cận y hoài vậy đó, thường cận y coi như thói quen của mình, nên gọi là thường cận y nó gần gủi thường xuyên, nương nhờ gần gủi. 

 Duyên có rất nhiều sự rộng lớn, nó thuộc là Đại Vị Trí Duyên (Mahāpadesapaccaya) nó rộng lớn, nhưng nó cũng không qua khỏi Dị Thời Nghiệp Duyên với Thường Cận Y, hai mãnh lực đó thường xuyên tác động với Thân, Ngữ, Ý, của mình

Chúng ta đi tiếp qua phần Cận Y Duyên, 

PAṬṬHĀNA - PHÁT THÚ BHĀGA I – PHẦN I (Quyển Thứ 40)

Trang  296 

Saddham upanissāya mānam jappeti ditthim ganhāti: Người nương vào Đức Tin rồi sinh ngã mạn, chấp thủ tà kiến.

Sīlam sutam cagam paññam upanissāya mānam jappeti ditthim ganhāti: Người nương vào Giới, Văn, Thí, Tuệ rồi sinh ngã mạn, chấp thủ tà kiến.

1/ Cảnh Cận Y Duyên, tức là:

Arahā maggă vuṭṭhahitvā maggam garum katva paccavekkhati: Bậc Vô Sinh khi xuất khỏi Đạo rồi tư khảo lại Đạo cho thành Cảnh một cách kiên định.

2/ Vô Gián Cận Y Duyên, tức là:

Kusalam vutthānassa: Tâm Đổng Lực Thiện cuối cùng làm duyên đối với Quả trổ sinh. Maggo phalassa: Tâm Đạo làm duyên đối với Tâm Quả.

Anulomam sekkhāya phalasampattiyā: Tâm Thuận Tùng của bậc Hữu Học làm duyên đối với việc Nhập Thiền Quả.

Nirodha vuṭṭhahantassa Nevasaññānāsaññāyatanakusalam phalasamāpattiyā Upanissāyapaccayena paccayo: Thiện Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ của bậc ngay khi xuất khỏi Thiền Diệt làm duyên đối với việc Nhập Thiền Quả theo phương thức Vô Gián Duyên.

3/ Thường Cận Y Duyên, tức là:

Saddham upanissāya attānam ātāpeti paritapeti pariyeṭṭhi mūlakaṁ dukkham paccanubhoti: Người tự nương vào Đức Tin rồi làm cho bản thân phải khốn khổ, làm cho tâm cấp hỏa liêu, cảm thọ khổ có sự tầm cầu làm khởi nhân.

(dứt trích đoạn)

--------------------------

Là do tư tâm sở mình làm ra thường cận y này. qúi Phật tử đọc thấy.

Do đó, khi ta thấy Năng và Sở, gốc của Thường Cận Y cũng như Dị Thời Nghiệp là Tư Tâm Sở tác động mình nhiều.

Bảy tâm sở biến hành này anh nào là chủ động nhất, Đức Phật nói Cetanā Kamma Tư là Nghiệp, Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, là manasikāra  tác ý hiện bày ra một hành động qua Thân, Ngữ, Ý, và nó là Mãnh Lực Thường Cận Y Duyên, và nó thường quen nương tựa sống vào đó.

Qúi Phật tử biết Thường Cận Y Duyên mãnh lực Thiện cũng có mà Bất Thiện cũng có, nhưng mình coi mãnh lực của nó, nó là Đại Vị Trí Duyên (Mahāpadesapaccaya) duyên có ảnh hưởng rất lớn là ngay cả khi nó ở bên thầy của nó nhưng thường cận y của nó cũng làm theo tập khí của nó, khó mà sửa đổi. Ngay cả khi nó ở bên người xấu nó cũng làm theo tập khí, ngay cả ở bên người tốt nó cũng làm theo tập khí của bản thân của mình, cận y duyên là vậy đó. Nên người VN mới có câu là: "Đánh chết  không chừa cái nết." Nó giữ khư khư như vậy đó, là Thường Cận Y.

Vậy thì, định nghĩa Sammuti Sacca  đánh cho chêt không chừa cái nết là định nghĩa theo Sammuti Sacca  là tục đế. Nhưng kết cuộc mình rớt trong thường kiến là bất di bất dịch không thay đổi, mình phải lọt qua Paṭṭhāṇa mình mới qua được Ariya Sacca chứ không thì rớt trong thường kiến.

Nên Thường Cận Y Duyên này mà ta đi tới mức không thấu rõ được cái duyên đó thì chúng ta rớt trong Thường Kiến Chấp Thủ Tà Kiến và Ngã Mạn. Nó là Mãnh Lực Duyên, nhưng phải cẩn thận. Học phải cẩn thận với Paṭṭhāṇa, nhưng học Paṭṭhāṇa mình thấy duyên tốt cũng có xấu cũng có, cẩn thận cái Thường Cận Y.

Do đó, mãnh lực duyên lớn, nó lớn hơn các mãnh lực khác, khi ráp mấy cái này vô thấy nó chưa ảnh hưởng. Qúi Phật tử đọc riêng về phần Cận Y Duyên Upanissāyapaccaya nằm hầu hết trong các Tam Đề và nó hầu hết nằm trong các mãnh lực của 24 Duyên, nó chi phối hết Thường Cận Y Duyên này, và ngó trở lại phần Liên Quan Tương Sinh Paṭiccasamuppāda thì đầu mối khởi đầu Vô Minh duyên Hành là 2 duyên; Dị Thời Nghiệp Duyên và Thường Cận Y Duyên, chưa nói Nhân Duyên, Câu Sinh Duyên, Cảnh Duyên, 2 duyên đó là đầu mối dẫn đi vào trong cuộc đời sinh tử luân hồi.

Thì khi thọ mình đang có chắc chắn nằm trong 3 Duyên, một là Dị Thục Quả Duyên, hai là Dị Thời Nghiệp Duyên, ba là Thường Cận Y Duyên chi phối thọ này, mà nếu ta không thấy được Paṭṭhāṇa này thì chúng ta sẽ có Sammuti Sacca  tục đế.

Thiền Sinh: Thưa Sư, Sư nói thêm về Thọ duyên Ái, nếu chỗ đó có Bát Chánh Đạo.

HT trả lời: Thọ duyên Ái. Khi tác động vô Thọ mà nó là Năng

Thọ   --->   Ái

Thọ là Năng Duyên

Ái là Sở Duyên

Thì khi mà Thọ này là chúng ta nói mãnh lực của nó là Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y

Còn Ái  Sở Duyên đang Hiện Hữu Bất Ly.

Ái có 3 chúng ta nắm bắt là: Dục Ái, Hữu Ái và Ly Hữu Ái. Cái này gọi là Siêu Lý Đế Paramattha Sacca.

 Còn Sammuti Sacca  là Tục Đế có: Tình ái, luyến ái và từ ái

Tình ái là nam nữ thương yêu nhau

Luyến ái là cha mẹ thương con cháu, anh em thương nhau

Từ ái là chúng sanh, rải tâm từ ái bao la đến tất cả chúng sanh.

Như vậy, khi chúng ta nói tới phần Sở Duyên thì Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên của mãnh lực ái này nó bị tác động bởi Dị Thời Nghiệp quá khứ với Thường Cận Y mà nó làm ra Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên trong phần Câu Sinh với Thọ.

Không phải là  Ái mà cái Tình Ái này mà chúng ta hiện hữu hôm nay là nó có trước rồi. Nếu không có Dị Thời Nghiệp thì nó không sinh ra ta ngày hôm nay mà có cái Ái này được. Năng đẩy qua Sở ra Hữu, và Bất Ly khắn khích nhau buông không được, nhả không ra, chặt không đứt. 

Cháu thương bà, bà thương cháu đó là Dị Thời Nghiệp rồi, bà mà thương cháu đó là Dị Thời Nghiệp.

Mình làm quen rồi, gặp là dính liền, đó là Thường Cận Y Duyên.

Và mình ôm cái này là Hiện Hữu và Bất Ly, buông không được.

Thọ duyên Ái.

Mổ xẻ nữa trong Thập Nhị Nhân Duyên hay Liên Quan Tương Sinh qúi Phật tử thấy Ái này ra một sự kinh khiếp nữa trong phần chương 8 Sư mới làm xong và mới vừa cho in.

Trong phần Hiện Hữu Bất Ly là nó Câu Sinh. Nếu như Cảnh với Cảnh. Câu Sinh là về Tâm và Ý thôi, mà Cảnh với Cảnh là trùng trùng duyên, nó lập đi lập lại hoài không có rời, và Vô Gián Duyên nó liên tục như vậy nó không có rời, nó trùng trùng điệp điệp. Thọ sanh --> Ái.

Thí dụ: Khổ Thọ làm duyên Ái.

Người mẹ sinh con đau lắm mà vẫn thương con. Đó là Khổ Thọ duyên Ái. Đó là Nghiệp Báo, là Thường Cận Y, nó Câu Sinh với mình và mình Hiện Hữu Bất Ly không rời, xa không được.

Có nhiều người mẹ, như mẹ của Sư, đẻ con bao nhiêu thì đẻ mà còn dặn bà đỡ đẻ là cắt rốn giữ lại cho tôi, đẻ 10 đứa cắt rốn hết 10 đứa rồi chôn vào một chỗ để các con không xa rời nhau, vậy mà bây giờ mỗi người mỗi nơi. 

Khổ Thọ duyên Ái, mình tạo tác gieo trồng quá nhiều rồi và bây giờ nó bắt đầu trổ hoài không ngừng và không có cách nào cắt đứt ra được, nó cứ trổ mãi cho đến khi nào mình chết thôi.

Thọ duyên Ái là do mình, mãnh lực duyên này  Sammuti Sacca  là do mình, nhưng thật ra nó là Ariya Sacca là Rỗng Không, Vô Nguyện, Vô Tướng, nhưng nó bị che lấp đi do đó bậc Thánh thấy khổ này là Khổ Thánh Đế, còn mình đây thấy khổ này là Khổ Tục Đế, và mình có thuốc để bào chữa nó được chứ mình không có tránh nó, mình càng nói mình càng bào chữa nó, không sao cái này là nghiệp của tôi mang mà, tôi tạo ra giờ tôi ráng gánh hết đời này thôi, kiếp này tôi sinh ra trả hết nợ cho xong.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, thọ hay dị thời nghiệp hay thường cận y, tất cả những cái đó nó vẫn là khổ, nhưng bậc thánh thì nhìn thấy tam tướng mà người phàm phu họ nhìn thấy tục đế phải không?

HT trả lời: cái đó là sự thật nhưng là qui ướt của nhân gian qui ướt với nhau để đồng nhìn nhận cảnh này. Tại vì nhân gian nhìn theo cách của tục đế chứ thật ra nó là siêu lý đế.

Chẳng hạn nó thuộc về sắc pháp nó thuộc về sắc siêu lý nhưng con người mình không thấy nên đưa ra tục đế, mình qui ướt nhau là mình không nói dối thôi mình nói sự thật, nhưng cái đó là qui ướt của thế gian.

Nãy giờ Sư nói Paṭṭhāṇa là mình nhìn được Ariya Sacca là đối với bậc Thánh nhìn mãnh lực duyên sinh duyên hệ, như Paṭiccasamuppāda Liên Quan Tương Sinh, khi Ananda ngồi niệm thấy được, Đức Phật nói không, cái này bậc Chánh Đẳng Giác mới ra được, mà Ngài nhìn trên mãnh lực Duyên Sinh Duyên Hệ:  Vô Minh duyên Hành duyên gì, Hành duyên Thức duyên gì, chứ Ngài đâu có nói là Vô Minh duyên Hành suốt. Cấu trúc của Paṭṭhāṇa để giải thích trong 12 móc xích này chứ không phải để mình nói suông. 

Do đó khi mình nói tới 12 vòng khoen móc xich này để đưa đến sự luân hồi này mà nếu ta không mổ xẻ qua Paṭṭhāṇa Mãnh Lực Duyên thì cái đó là chưa đủ chưa đúng, mình nói trong Sammuti Sacca Tục Đế  chưa nói Ariya Sacca Thánh Đế được.

Các qúi Phật tử phải học Ariya Sacca trong Paṭiccasamuppāda Liên Quan Tương Sinh mới nhìn thấy được Duyên Sinh Duyên Hệ của 12 móc xích này mới ra Tam Tướng.

Trong phần Thường Cận Y Duyên: Tín, Giới, Văn, Thí, Tuệ, nó cũng là thường cận y duyên . Đó mình mới thấy rằng là nếu như mình hành đến Giới, Văn, Thí, Tuệ, làm theo mãnh lực của Thường Cận Y Duyên mình vẫn nằm ở trong vòng sanh tử, chưa có giải thoát được.

Tín, Giới, Văn, Thí, Tuệ, nó vẫn còn Sammutti Sacca vẫn còn ở Mãnh Lực của Thường Cận Y Duyên, và nó vẫn còn nằm trong phần làm cho mình đau khổ, sinh ra Ngã, Mạn, Tà Kiến.

Mình có Tín, có Giới, có Văn, có Thí, có Tuệ, nhưng mình không có tri kiến của bậc Thánh thì mình vẫn ở trong vòng sinh tử, vẫn sinh ra Ngã Mạn, Tà Kiến.

 Như vậy thì những cái này, khi qúi Phật tử nắm vô cái này rồi, khi Sư ghi xuống là Sư có tác ý.

Khi mà anh biết được một xúc là anh có nhân duyên, ngay sát na mà tâm mình nhìn thấy được nhân duyên này là có được cảnh xúc này nó phá vỡ cái Vô Nhân Kiến này. Nó phải có cái đối chiếu chứ đâu phải mình nói, vậy thì cái anh Vô Nhân Kiến làm gì, anh không biết mãnh lực của nhân duyên, do đó anh cứ bác hết, không có nhân nào hết, nhưng mà thật ra là có nhân. 

không có ai là mẹ tôi hết, nhưng mà có người sinh ra nó, ngay cả người con cô nhi viện.

Khi nói tới Câu Sinh Duyên, Hiện Hữu Duyên, Bất Ly Duyên đang hiện bày thì anh này giết anh Vô Hữu Kiến. Hiện Hữu Duyên nó đánh chết anh Vô Hữu Kiến. Mãnh Lực của Hiện Hữu Duyên với Bất Ly Duyên luôn đi đôi nó sẽ đánh bể cái kiến chấp sai lầm của Vô Hữu Kiến.

Vô Hành này không diễn tiến, không hiện hành, không hiện bày, thì Hậu Sinh Duyên này đánh Vô Hành Kiến, có trước có sau có diễn tiến mà anh không thấy. Mãnh Lực Duyên này phối hợp với Tri Kiến mà kiến thức của mình biết được thì mới ra tháo gỡ được Tà Kiến.

Vậy thì trở lại:

-  anh Nhân Duyên giết được Vô Nhân Kiến.

- Anh Hiện Hữu Bất Ly giết được Vô Hữu Kiến

- Anh Tiền Sinh và Hậu Sinh giết được Vô Hành Kiến.

Đó là  Paṭṭhāṇa và cái đó là mình phải tu tập phải thấy được.

Cái mình đang có hiện hữu đây mình đang có ở đây mình chưa có rời đi là Bất Ly thì nói là mình không có là không được. Và khi mình có hiện hữu đây, Thân, Ngữ, Ý, mình đang hiện hữu đây, bất ly mình đang sinh diệt đây đang thay đổi đây thì mình phải thấy rằng Hiện Hữu Bất Ly này phá vỡ Vô Nhân Kiến.

Những cái này là chúng ta tìm cách mà chúng ta tu tập để mà chúng ta phá vỡ những tà kiến thấy sai chấp lầm của mình.

Chúng ta chỉ đưa ra 2 vế mà chúng ta thấy một phần cần thiết của Chánh Kiến thôi, còn nếu Sư muốn đi sâu vô nữa thì các qúi Phật tử sẽ có một dịp thấy rõ.

Giờ chúng ta qua phần thứ 2 rồi chúng ta sẽ trở lại lần nữa, đảo tới đảo lui nhiều lần chúng ta mới thẩm thấu được chứ không thể nghe qua một lần mà dễ thẩm thấu.

Giờ Sư qua phần Kiến Giải Phóng Khí Dassanena Phahàtabba 

Dassanena động từ là Dassati danh từ là Dassana  = Seeing, looking là nhìn thấy, noticing là chú ý.

Dassanena -->Dassana: seeing, looking, noticing - thấy, nhìn, chú niệm chứ không nghĩ (không có chữ thingking)

Thì khi nói tới Dassana Dassanena Phahàtabba nó là biến cách từ Dassana qua Dassanena qua Phahàtabba. Nó là một biến cách một cái cấu trúc để mà ra một pháp chúng ta cần biết.

Thì Dassanena này nó liên tưởng tới ñāṇa-dassana  dịch nghĩa là knowing & seeing dịch là Tri Kiến, cái biết và cái thấy 

ñāṇa-dassana  : Knowing & seeing

Nhưng khi được giải thích tới ñāṇa rồi nó kéo theo dassana. 

ñāṇa-dassana  từ ngữ nó là The insight arising from knowledge - tuệ giác đang khởi sinh lên từ tri kiến của mình.

or perfect knowledge- hay từ nơi hoàn hảo của sự nhận thức của mình, ta gọi là toàn tri.

or realization of the truth, wisdom hay sự liễu tri chân lý ta gọi là Sacca.

Khi ta nói tới Dassanena hay Dassanena Phahàtabba thì chúng ta được giải đáp để mình đi vào vòng Dự Lưu hay bậc Thất Lai hay bậc Tu Đà Hườn, họ có những diễn tiến như vậy. Khi tri kiến của họ được phát sinh lên từ một nhận thức hoàn hảo viên mãn và chứng tri được chân lý hay chân đế chân thật của nó, thì gọi là Dassanena ta gọi là tri kiến.

Nó từ nơi Yathābhūtaṃ pajānāti Chân Như Thực Tính, passati là tôi đang thấy, từ ngữ in its real essence - nó sống chân thật trong thực tính của nó.

Passati là tôi đang thấy tôi đang quan sát, passati nghĩa của nó là Vipassana. 

Thì ngay lúc đó người đó đang có một absolutes knowledges - tri kiến tuyệt đối.

Người mà có Yathābhūtaṃ pajānāti Chân Như Thực Tính nếu như họ đang thấy 

Ta đi vào chi pháp.

Dassanena anh phải có seeing, phải có looking, phải nhìn thấy, phải knowing & seeing  nhìn đúng vô Chân Như Thực Tính của nó, chân đế của nó. Đó là định nghĩa.

Cái này là Sư muốn nói với qúi Phật tử hôm nay, Sư trình bày bài pháp này mấy cô phải lượm bài pháp này để tuần tới chuẩn bị vô Dự Lưu, trừ mấy người đi về thì thôi, nhưng mấy cô ở lại tu tập phải lượm.

Sư đi từ từ phần mãnh lực duyên để có một khái niệm là có chánh kiến với mãnh lực của Paṭṭhāṇa mình mới đánh được tà kiến bằng cách lấy pháp trị pháp chứ không lấy thói quen của tập khí của mình. Lấy pháp chánh kiến mà diệt tà kiến, lấy chánh kiến trên cái gì mà diệt tà kiến, lấy chánh kiến trên Ariya Sacca của mãnh lực Paṭṭhāṇa mới diệt được tà kiến, chứ không đơn giản.

Tà kiến nó thâm sâu nó lâu đời lâu kiếp bây giờ mình muốn Ariya Sacca để mình có mình phải dùng mãnh lực nhiều duyên, trùng trùng duyên để mình mới phá được nó.

Trong 9  bất thiện thì có 7 tà kiến rồi mà nó làm cho mình điên đảo, Kiến điên đảo diṭṭhi  vipallassa, Tưởng điên đảo saññā vipallassa và Thức điên đảo vinnàna vipallassa. Thường, lạc, ngã, tịnh, nó đánh bạt vô thường, khổ đau, vô ngã, bất tịnh, của cái Niết-bàn đó, Nip-bàn nằm trên 4 tướng đó, trong khi đó anh điên đảo với thường, lạc, ngã, tịnh.

Qúi Phật tử ngồi yên, sự yên tịnh của mình, qúi Phật tử đạt đến trạng thái đại oai nghi, giữa 2 cái oai nghi, tiểu oai nghi và đại oai nghi là giữa cái trạng thái sát na định và cận định là đang tiểu oai nghi nó đến giai đoạn gọi là nhập định hay đại định thì mình ở trạng thái đại oai nghi, lúc đó không nhúc nhích,  giai đoạn đó mà Sư trải qua là toàn thân Sư cứng, giờ qúi Phật tử xô đẩy Sư không lay chuyển, chính cái đó là định lực của nó nằm trong một khối mà dạ xoa quất cái đầu của Ngài Sariputa không bể, các qúi Phật tử phải đạt cái đó.

 Do đó khi mình đang ở trong trạng thái tiểu oai nghi là đang ngồi còn nhúc nhích còn lay động, lâu lâu thấy còn động, thì đó là đang trong tiểu oai nghi.

Qúi Phật tử phải tới cái đại oai nghi (toàn thân cứng, không nhúc nhích, cứng đơ) cái đại oai nghi lúc đó nó cứng, mà cái cứng đó qúi Phật tử vẫn tỉnh táo, mà nếu không có Paṭṭhāṇa thì qúi Phật tử sẽ thấy Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, nó là điên đảo vipallassa nó gạt mình

Khi mình ra khỏi cái định cái yên tịnh đó thì còn tham sân si. Do đó, tại sao khi mình ăn mà vừa thấy là múc lia lịa rồi, phải mời thầy dùng, mời cô dùng, phải từ từ chậm chậm để giảm cái tham lại. Sư tập cho qúi Phật tử bớt cái thường cận y của mình, và cái Dị Thời Nghiệp nó đánh mình, mình thấy ăn là không còn biết thầy cô gì hết.

Minh phải giảm chứ không được tăng, như tóc mình dài, giảm từ từ rồi cắt ngắn luôn

Sư đang uốn nắn tập khí của mấy cô lại, mỗi cái là Sư muốn gọt dũa thói quen của mấy cô lại để mấy cô bớt đi, it nói một chút, mình có một cái miệng mà có 2 cái tai, thì nghe nhiều mà ít nói đi.

cái này mới định nghĩa thôi.

Bây giờ bắt đầu vô.

Cái tri kiến (knowing & seeing) con người của ta ở Sacca, the truth là sacca là đế là ở trạng thái Ariya Sacca hay là Siêu Lý Đế Paramattha Sacca hay gọi là Sammuti Sacca , ta đặt chỗ đó, mới là ñāṇa-dassana  tri kiến thôi.

Ở đây người ta đặt realization of the truth, wisdom hay sự liễu tri chân lý ta gọi là Sacca. Truth - Sacca dịch sự thật, chứng tri lý tứ đế hay là chân lý. 

Thì bắt đầu ta mới mổ xẻ chỗ này, ta kết hợp Sacca này mà ta đã nói qua phần Chánh Kiến.

Yathābhūtaṃ pajānāti Chân Như Thực Tính là đặc tính như thật của nó, 

do đó qúi Phật tử coi lại:

 Dassanena -->Dassana: seeing, looking, noticing - thấy, nhìn, chú niệm chứ không nghĩ (không có chữ thingking)

ñāṇa-dassana  : Knowing & seeing

Bây giờ ta ngồi thiền, thấy cái tê lên, hay thấy cái đau lên, thấy còn mình nghĩ cái đau thì nó khác. Thấy cái đau, nghĩ cái đau, 2 vế khác nhau hoàn toàn.

Như vậy, khi mình đang hành, như hồi sáng bài pháp mà Sư gợi ý là Thiền An Chỉ là chỉ có Tầm đem Tâm đến đối tượng. Tứ là đem Tâm đến quán sát đối tượng, chứ không nghĩ đối tượng. Và Tầm và Tứ thuộc Tâm Sở nó gắng liền với Tâm. Tâm với Tâm Sở thống nhất với nhau thì nó mới thành một.  Và cảnh là bên ngoài ta, chứ không là một với ta được. 

Chúng ta chỉ có Tâm và Tâm Sở thôi, không tách rời được. Tại vì ta nghĩ tới cảnh ta bỏ tâm sở này. Tâm bắt cảnh này bỏ Tâm Sở này, Tâm và Cảnh không nhất thống. 

 Nếu ta nói Wisdom - Tuệ thuộc pañña có 3 là: 

1. suttanta là Văn, 

2. Cinta là Tư, 

3. bhàvanà là Tu

Nếu như insight thì là ñāṇa, 2 cái nó khác

ñāṇa (trí tuệ, tuệ giác) có 16.

Nếu ta nói pañña -Tuệ có 3.

Nếu ta nói insight Tuệ Giác có 16. Nó xuất phát từ knowledge thì insight này gọi là Vipassanā ñāṇa

(The insight arising from knowledge - tuệ giác đang khởi sinh lên từ cái tri kiến của mình)

pañña -  Wisdom một mình ên nó thì gọi là suttanta là Văn, cinta Tư, bhàvanà Tu

Nếu nó pañña nó có 3, nếu nói insight wisdom  thì ta có 16 Vipassanā ñāṇa có  16.  

Ta bỏ chi pháp vô

Bắt đầu ta bỏ chi pháp. bắt đầu là Pháp Tụ rồi mình mới phân tích, rồi bỏ Chất Ngữ vô, bỏ Pháp vô.

Như vậy thì, pañña có 3:

- Văn

- Tư

- Tu

ñāṇa (trí tuệ, tuệ giác) có 16, gọi là Vipassanā ñāṇa gọi là Minh Sát Trí.

Vipassanā - Minh Sát Tuệ

Thì Vipassanā hay trong đoạn kinh này, hay người Thiền Sư nói Vipassana này là chúng ta phải hiểu được 3 (pañña có 3)

Khi ta nói Vipassanā ñāṇa thì ta nói tới Minh Sát Trí là ta nói Dassanena Kiến Giải

Khi ta nói Vipassanā. Thí dụ: Samadhi, Vipassanā thuộc về Bhāvanā nó thuộc về tu tập, nó có 2 pháp là pháp An Chỉ Samadhi và Minh Sát Tuệ Vipassanā

Từ ngữ của Vipassana Vi + passanā, passanā động từ là passati

Yathābhūtaṃ pajānāti <----------- passati

Thấy như thực của nó đang hiện bày, gọi là Chân Như Thực Tính

Yathābhūtaṃ =  Chân Như

pajānāti = Thực Tính

 Yathābhūtaṃ pajānāti = Chân Như Thực Tính.

Do đó, khi ta nói  Vipassana - Minh Sát Tuệ,  Vi  nghĩa là một cách đặc biệt. Vậy thì ta quan sát một cách đặc biệt thì dưới trí Tuệ pañña Văn, Tư, Tu --> là Minh Sát Tuệ đối tượng. 

- Tuệ Văn minh sát đối tượng, 

- Tuệ Tư minh sát đối tượng

- Tuệ Tu minh sát đối tượng

Ta có Minh Sát Trí.

Thì đối tượng này là Sammuti Sacca, Minh Sát Trí là Ariya Sacca nó sẽ hiện bày.

Bắt đầu ta nói: 

 Tâm Đạo Magga Citta có 2 chức năng: Vừa Sát trừ phiền não và vừa Chứng đắc Nip-bàn.

Với trạng thái Sát trừ phiền não và Chứng đắc Níp-bàn --> Tam Tướng

Diệt Thân Kiến trên Sammuti Sacca của một Danh và Sắc 

Khi đối tượng Sammuti Sacca là đối tượng qui ướt, nhưng Minh Sát Trí Ariya Sacca mình phải nhìn ra trạng thái Sát trừ phiền não của một Thân Kiến. Nên Dassanena Phahàtabba (Kiến Giải Phóng Khí) này khi qúi Phật tử đi tới Tâm Đạo Magga Citta là qúi Phật tử phải nhìn thấy nó ở trên Ariya Sacca của  Tam Tướng chứ không có đưa Sammuti Sacca Tục Đế lấy knowledge Tri Kiến của mình để giải đáp.

Do đó, khi đi đúng tuệ giác ñāṇa  khởi sinh lên từ  tri kiến, thì tri kiến này thuộc về pañña, thì tuệ giác này thuộc về Minh Sát Trí Vipassana thì  mới thấy được Ariya Sacca Thánh Đế chứ không thấy Sammuti Sacca Tục Đế.

Sát trừ phiền não: Kiến Lậu Hoặc, Kiến Bộc Lưu, Kiến Chấp Thủ, Kiến Tùy Miên, Kiến này ở trong trạng thái Hữu Thân Kiến thuộc về Kiết Sử. chỉ có Vipassanā ñāṇa Tuệ Minh Sát mới diệt Hữu Thân Kiến, gọi là   Dassanena Kiến Giải. 

Chân Như Thực Tính của Hữu Thân Kiến mà chúng ta đang nói nó là Sammuti Sacca. Chân Như Thực Tính của nó chỉ là Danh và Sắc và Thực Tính của nó là Sanh và Diệt hay nó chỉ hoại diệt mà không sinh, 2 cái thực tính của nó.

Chân Như Thực Tính của nó là Danh và Săc, và Thực Tính của nó là? Danh thì có sinh diệt, Sắc của nó là hoại diệt, rồi trong 3 cái Tam Tướng.

Bây giờ áp dụng pháp hành. 

Thí dụ; Ngọa Thiền (nằm trên giường để thiền). 

Ta đang ngoạ thiền, Sư không nói tọa thiền, Sư không nói thiền đi. Sư nói ngoạ Thiền, qúi Phật tử đang sống với Thường Cận Y Duyên hay đang sống với Dị Thời Nghiệp.  

Vừa đặt lưng xuống thì không có Dassanena Kiến giải, mà mình lại có Thường Cận Y và Dị Thời Nghiệp. Ngọa thiền là một pháp phiền não mà qúi Phật tử phải sát trừ nó để mà thấy được cái Rỗng Không ở trong Danh Sắc này. Khó lắm, ta ngồi thiền được, ta hành thiền (đi thiền) được, ta trụ thiền được, chứ ngọa thiền là một thứ thuốc ngủ, là thuốc gây mê, Dassanena Kiến Giải không kiến giải được, không có phóng khí được, không đoạn trừ được, và lúc đó Thường cận y, Dị Thời Nghiệp nó cuồng cuộn tấn công mình (giấc ngủ tấn công mình).

Thí dụ thứ hai, khỏe và yếu, 2 cái này qúi Phật tử Dassanena Kiến Giải

Nếu mà khỏe thì --> Ái dục

Nếu mà yếu thì -->  Dục Ái

Hai cái này nằm trong Ái Dục. Tại mình thương mình thích tất cả khó mà Dassanena Kiến Giải nó. Mình khỏe, mình bị chi phối với sức khỏe của mình, mình vui qúa, thích quá, mình đâu thấy gì phiền não. Mình vui quá, mình thích quá, mình mừng quá, không thấy gì phiền não hết.

Cái phiền não là Danh, Sắc, Sinh, Diệt, cái hoại diệt, mình không thấy, mình không Kiến Giải Dassanena vì mình không có thấy nó.

Do đó, Minh Sát Trí này đòi hỏi chúng ta phải thật sự có Văn, Tư, Tu, mình mới có kiến thức này mình mới nhìn thấy được mình mới liễu tri được rồi mình tu tập được rồi mình mới diệt trừ được và mình mới chứng đắc được.

Như vậy thì, khi chúng ta đi qua phần Dassanena Phahàtabba (Kiến Giải Phóng Khí) chúng ta mới thấy một điểm mà Sư muốn chia sẻ với các qúi Phật tử.

Hồi nãy chúng ta qua phần antagāhikā Micchādiṭṭhi  là tương phản mâu thuẫn tà kiến, câu số 3 

Đạo Hành Thực Tiến Níp Bàn

trang 291 

(1): Sātthaka: useful, profitable

(1): Hữu Dụng: hữu dụng, phú hữu thành hiệu, hữu ích


(2): Sappāya: desirable, advantageous, beneficial.

(2): Hữu Lợi: minh trí, ủng hữu trị đắc, hữu lợi, hữu ích.


(3): Tadaṅga Pahāna: One of the Pahānas is called Tadaṅga pahānaṃ, which Vijesinha Mudliar explains as "the removal of false views and disturbing qualities of the mind, by means of the opposite views and qualities derived from Vipassanā Ñāņa”.

(3): Tương Phản Phóng Khí: một trong các Pháp Phóng Khí được gọi là Tương Phản Phóng Khí, mà Vijesinha Mudliar giải thích là: “sự tiêu trừ những quan điểm thố ngộ và việc nhiễu loạn những ưu chất của tâm thức, bằng những quan điểm tương phản và những ưu chất được xuất phát từ Minh Sát Trí”.

(4): Vikkhambhana Pahāna: Vijesinha Mudliar says "the removal of the Nīvaraṇas, etc. by Samādhi, as by striking a pot on the surface of the water to free it (the water) from moss floating upon it".

(4): Áp Ức Phóng Khí: Vijesinha Mudliar nói rằng “sự tiêu trừ các Pháp Triều Cái (các Pháp chướng ngại tinh thần), v.v., bằng cách Nhập Định, ví như bằng cách đả động một cái chậu lên trên mặt nước để cho nó (nước) thoát khỏi rong rêu đang nổi trội trên nó”.

* Sampajañña: Clarity of consciousness, clear comprehension. This term is frequently met in combination with mindfulness (Sati). According to the Commentary, clarity of consciousness is of four kind: regarding the purpose (Sätthaka), the suitability (Sappāya), (inclusion in the meditative) domain (Gocara), and the undeluded, (unbewilderment,

(dứt trích đoạn)

----------------------------------

 Điều thứ 3 Tadaṅga Pahāna - Tương Phản Phóng Khí.

Pahāna là động từ của Pahātabbā là diệt đoạn trừ, Tương Phản, còn  antagāhikā là mâu thuẫn và tương phản.

Vậy thì khi qúi Phật tử đi được phần Tương Phản của Pahātabbā thì qúi Phật tử diệt được antagāhikā Micchādiṭṭhi Tà Kiến đó.

antagāhikā Micchādiṭṭhi là Tương Phản Tà Kiến

antagāhikā là mâu thuẫn và tương phản

Micchādiṭṭhi là Tà Kiến 

Qúi Phật tử đọc trang 291 

(3): Tương Phản Phóng Khí -  Tadaṅga Pahāna: một trong các Pháp Phóng Khí được gọi là Tương Phản Phóng Khí, nhà chú giải  Vijesinha Mudliar giải thích là: “sự tiêu trừ những quan điểm thố ngộ là những hiểu sai chấp lầm và việc nhiễu loạn những ưu chất của tâm thức, bằng những quan điểm tương phản và những ưu chất được xuất phát từ Minh Sát Trí”.

thố ngộ là những hiểu sai chấp lầm 

Thiền Sinh hỏi: Thưa Sư, 4 pháp này là của Tỉnh Giác?

HT trả lời: của Tỉnh Giác, mình đang là Niệm và Tỉnh Giác.

 Tại vì ở trong Micchādiṭṭhi Tà Kiến mà Qúi Phật tử không nắm được cái tương phản đó thì vô trong phần Phóng Khí này thì không biết áp dụng. Làm sao mà ta có tương phản phóng khí này được, là vì trong con người ta đã có Tà Kiến Tương Phản mâu thuẫn antagāhikā Micchādiṭṭhi rồi.

Do đó, đọc trang 291 :

Tương Phản Phóng Khí này chỉ có khi ta hành minh sát trí rồi chúng ta mới diệt cái Tà Kiến Tương Phản này thì ta mới có được Tương Phản Phóng Khí.

Nên qúi Phật tử thấy Áp Ức Phóng Khí Vikkhambhana Pahāna là chỉ có khi nào chúng ta nhập định và diệt triền cái.  

Vikkhambhana là Áp Ức 

4): Áp Ức Phóng Khí - Vikkhambhana : Vijesinha Mudliar nói rằng “sự tiêu trừ các Pháp Triều Cái (các Pháp chướng ngại tinh thần), v.v., bằng cách Nhập Định, ví như bằng cách đả động một cái chậu lên trên mặt nước để cho nó (nước) thoát khỏi rong rêu đang nổi trội trên nó”.

Câu thứ tư. Chỉ khi nào chúng ta nhập định thì mới diệt được triền cái, còn ngoài ra chúng ta không có diệt được triền cái.

 Như vậy thì, Tương Phản Phóng Khí -Tadaṅga Pahāna  tà kiến chỉ có khi nào chúng ta có Minh Sát Trí. Minh Sát Trí mới có được cái phóng khí này. Mà Minh Sát Trí đó là cái cửa ngõ đi đến chứng đắc được Niết-bàn.

Giờ chúng ta áp dụng vào.

Ngũ thân kiến là một kiết sử, thấy sai chấp lầm (thố ngộ) thấy sai chấp lầm là tà kiến, mà tà kiến này thuộc tương phản.

Như vậy thì ta nói: sắc này là ta. Có 20 pháp tà kiến, trong Ngũ Thân Kiến. 

(  Sắc-uẩn là ta.   – Ta có sắc-uẩn.  Sắc-uẩn trong ta. – Ta trong sắc-uẩn.

 Thọ-uẩn là ta.   – Ta có thọ-uẩn.  Thọ-uẩn trong ta. – Ta trong thọ-uẩn.

Tưởng-uẩn là ta.   – Ta có tưởng-uẩn.  Tưởng-uẩn trong ta. – Ta trong tưởng-uẩn.

 Hành-uẩn là ta.   – Ta có hành-uẩn.   Hành-uẩn trong ta. – Ta trong hành-uẩn.

 Thức-uẩn là ta.   – Ta có thức-uẩn.   Thức-uẩn trong ta. – Ta trong thức-uẩn.)

"Sắc này là ta." Nhưng thật ra Sắc này có phải là của ta không?  Sắc có 2 thành phần là Danh và Sắc (Sắc thân).

Sắc gồm có 4 ta liệt kê ra: 

1. Sắc thuộc về nghiệp

2. Sắc thuộc về tâm

3. Sắc thuộc về qúy tiết

4. Sắc thuộc về vật thực.

Thì khi ta ngồi thiền, hay đang đi kinh hành, ta nhìn vô sắc thân này thấy nó đang hiện bày; tê, nhức, mỏi, đau. 

ví dụ, qúi Phật tử đang đi mà cảm thấy bị chao đảo thì lúc bấy giờ ta nói nó vì vật thực hay vì qúy tiết, hay vì tâm, hay vì nghiệp. 

Nếu bị chao đảo, qúi Phật tử nói vì trời lạnh mình bị rung thì đó là thuộc về qúy tiết, nên sắc thân bị chao đảo. Hay tại vì mệt, tại lạnh  qúi Phật tử rung nên đi bị chao đảo. Nhưng khi mở nhiệt độ ôn hòa mà đi vẫn bị chao đảo thì là do nghiệp do Dị Thời Nghiệp chứ không phải do tâm tạo ra.

Minh Sát mình thấy, vậy thì mình minh sát trên Dị Thời Nghiệp Duyên, chứ không phải mình minh sát trên sắc nghiệp lực.

Sắc Nghiệp Lực nó chỉ là Paramattha Sacca nó là Siêu Lý Đế, còn qua lãnh vực Dị Thời Nghiệp Duyên của Paṭṭhāṇa thì mình mới chứng tri được một cái duyên sinh thấy được cái thực tướng của nó, lúc bấy giờ chúng ta thấy được cái Rỗng Không. Hay Sư nhìn vô cô Hồng Liên, Sư thấy sự chao đảo của cô Sư thấy một cái Rỗng Không, Vô Ngã. Nhưng mà cổ đang thọ lãnh trạng thái khổ đau của sắc thân này không làm chủ của nó cô là Vô Nguyện tướng bởi mãnh lực Dị Thời Nghiệp Duyên.

Thân chao đảo --> tri kiến, ngộ chứng Vô Ngã Tướng.

Nhìn cái thân một người đang chao đảo mình có tri kiến là mình chứng đắc được là mình ngộ chứng được Vô Ngã Tướng.  Bởi vì Dị Thời Nghiệp Lực Duyên

Thọ thân chao đảo ---> tri kiến, ngộ chứng Vô Nguyện Tướng

(Còn tự mình thân chao đảo, mình có tri kiến là mình ngộ chứng Vô Ngã Tướng)

 Do đó, chiều nay mấy cô hành thiền mà thấy cô Hồng Liên đi là đối tượng cho ta. Không phải mình nhìn thấy mình trở lại cái thường cận y của mình trong cái sammuti, lúc đó qúi cô có một cái ngộ tri quán cái phiền não này để mà mình ngộ chứng.

Khi mình nhìn thấy một người bệnh thì chúng ta có một cái ngộ tri. Chứ không phải chúng ta Sammuti Sacca, cái đó gọi là Ariya Sacca 

Cái mà mình nhìn đó chỉ là Ariya Sacca mà thôi

Bồ Tát đi ra ngoài thấy một người già người bệnh, Ngài chưa có biết Paṭṭhāṇa mà Ngài đã ngộ chứng rồi, Ngài đã thấy cái đó là một sự phiền não rồi. 

Sát trừ phiền não mà qúi Phật tử thấy mà bỏ qua, thấy mà chúng ta không ngộ chứng, chúng ta không có liễu tri, thì chúng ta đang sống trong Tục Đế Sammuti Sacca chứ không sống trong Thánh Đế Ariya Sacca,  cho mình có cơ hội, nếu mà qúi Phật tử không thấy Chư Thiên còn xuống cho mình thấy, dạy cho mình biết để cho mình thức tỉnh, nhưng mà mình coi thường, đó là Thường Cận Y.

Giữa Dị Thời Nghiệp Duyên nhìn thân chao đảo một cái tướng Vô Ngã hiện bày 

Không có cái gì là chủ, không có gì là ta, không có gì là của mình. Do đó gọi là  ñāṇa-dassana  -  Knowing & seeing tức là ta vừa thấy ta liễu tri liền gọi là Tri Kiến với mãnh lực Câu Sinh Hiện Hữu Duyên.

Cô Hồng Liên là vế thứ 2 . Còn các qúi Phật tử là vế thứ 1. Cô Hồng Liên thọ cái thân này cô đang đi cái thân chao đảo, Minh thấy được là, cái này không phải là mình mong muốn, một cái hiện bày của một sự khổ đau, nhưng mà cổ không chịu nhìn thấy cái Vô Nguyện Tướng này cổ lại chuốt cái khổ đế của cái tục đế vô, cô sinh lên phiền não là kiến chấp thủ hay là hữu thân kiến.

--> Nếu mà không nhận thức được ---> thì mình chuốt lấy khổ đau bởi một kiến chấp thủ hay là một cái hữu thân kiến  kiết sử.

Hôm qua cô Hồng Liên cúng dường Sư một cái bao thơ, Sư nói Sư không lấy, cô nói: Sư lấy đi, con sắp sửa đi xa.  Sư hỏi đi đâu? Cô nói đi xa, Sư hỏi đi đâu, cô nói: đi chết.

Cái đó là cô đang kiến chấp, chấp hữu với thân kiến này.

Sư nghe Sư nói "không", mình lấy pháp trị pháp, mình không lấy cái "Tôi" "Ta", Sư không lấy cái tôi ta mà Sư lấy cái pháp. 

Do đó, khi tâm lực mà thấy được sự tan rã này thì mình mới nhìn vô mãnh lực gì mà nó tan rã này, mãnh lực Vô Hữu Ly Khứ, nó không có nữa và nó tan biến rồi. 

Vô hữu là không có

Ly Khứ là nó đi mất rồi

Vô Hữu Duyên đối diện với Hiện Hữu Duyên

 Ly Khứ Duyên  đối diện Bất Ly Duyên

Nếu ta không nắm được 2 cái này thì sẽ có "Tôi" "Ta"

Duyên sinh hiện hữu, Duyên hiển bất ly mà không thấy vô hữu và ly khứ không có "Tôi" "Ta" với mãnh lực duyên.

Như vậy thì khi mà hít vô và thở ra, hiện hữu bất ly duyên, không có vô hữu ly khứ  

Do đó tất cả đều là Paṭṭhāṇa nếu mà qúi Phật tử nhìn được quí Phật tử sẽ thấy được.

Chúng ta thấy được Dassanena Pahātabbā Kiến Giải Phóng Khí này là chúng ta nằm ở Tương Phản Phóng Khí -Tadaṅga Pahāna, pháp thứ 3. Sự thấy sai chấp lầm là thố ngộ ở Hữu Thân Kiến mà nó đang nhiễu loạn cái chấp của mình là cái kiến chấp của mình đang giữ trong tâm thức này là kiến chấp thủ, đây là mình là Tương Phản Tà Kiến. Nằm trong tâm thức của mình là Kiến Chấp Thủ bởi cái Tương Phản  Phóng Khí -Tadaṅga Pahāna mà do con đường đạo Minh Sát Trí mới diệt được.

Chúng ta đi tới phần Minh Sát Trí.

Khi qúi Phật tử quan sát passati chúng ta thấy:  Vô  và Ra của hơi thở là Sammuti Sacca Tục Đế. Qúi Phật tử thấy sinh và diệt là Paramattha Sacca  Siêu Lý Đế

Vô Hữu, Ly Khứ Ariya Sacca của Paṭicca giai đoạn  liên quan, thuộc 7 giai đoạn của Paṭṭhāṇa :

 1) Paticcavàra – Giai đoạn Liên Quan

2) Sahajàtavàra – Giai đoạn Câu Sanh, 

3) Paccayavàra – Giai đoạn Duyên Sinh, 

4) Nissayavàra – Giai đoạn Y Chỉ, 

5) Sansatthavàra – Giai đoạn Tương Tạp, hay là hỗn hòa, 

6) Sampayuttavàra – Giai đoạn Tương Ưng, 

7) Panhàvàra – Giai đoạn Vấn Đề.  

Hơi thở Vô và Ra là Sammuti Sacca nó là tục đế. Qúi cô đi trình pháp thấy vô thấy ra là Sammuti Sacca Tục Đế, nhưng thấy sinh và diệt đó là Siêu Lý Đế Paramattha Sacca, Sắc đang sinh và Sắc đang diệt. Tâm đang thấy, tâm đang biết, tâm thắc mắc là Paramattha Sacca, nhưng mà Vô Hữu là Có và Mất với Mãnh Lực Duyên, qúi Phật tử bắt đầu qua trạng thái Suññata Rỗng Không - Ariya Sacca

Chiều hôm nay ta ngồi thiền, ta đi 3 bước:

- hít vô, thở ra, nói Sammuti Sacca.

- Sinh và Diệt nói  Paramattha Sacca

- Vô Hữu, Ly Khứ, có đó mất đó Ariya Sacca ./.