Tuesday, May 16, 2023

022 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 17 tháng 7, 2022

                                           022 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 17 tháng 7, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "022- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Dasa-kiriya-puñña-vatthu là Thập Phúc Hành Tông

Dasa là 10

kiriya là hành động

puñña là phước báu

vatthu là phương thức hay là tông chỉ

Ngài Tịnh Sự đã dịch là Thập Phúc Hành Tông. Mười phương pháp hay mười tông chỉ tạo ra quả phước gồm: bố thí, trì giới, tu thiền, cung kỉnh, phụng thị, thính pháp, thuyết pháp, hồi hướng, tùy hỉ phước, chân tri chước kiến 

Nhưng bây giờ trong bộ Chú Giải Phật Học Ngữ dịch là Thập Phúc Nghiệp Sự, tức là những sự vụ công việc mà mình có nhiều phước báu. 

Trong bộ sách mới Sư vừa hiệu đính lại có viết luôn 2 từ, bên đây  là Thập Phúc Hành Tông, bên đây là Thập Phúc Nghiệp Sự, tức là con đường mình tạo tác ra quả phước báu này. Từ từ Sư hiệu đính lại để đi sát vô các từ ngữ  khi mình học mới thấy việc tu tập của mình chính xác.

Sư muốn đổi lớp học qua Chủ Nhật để quí cô nhỏ có thể tham dự, nhưng giờ Sư biết thì quí cô nhỏ cũng đi làm luôn ngày Chủ Nhật. 

Đức Phật cho các nhà Sư đi trì bình khất thực có 4 điều:

1. Thứ nhất vì bản ngã, ngồi mát ăn bát vàng làm tăng thượng mạn sanh lên, thấy người Phật tử cung kính cúng dường làm nhà Sư sinh lên tính ngã mạn, nhưng khi ôm bình bát đi khất thực mình mới diệt bản ngã của mình, vì mình đi xin ăn thì đâu có ngã mạn được, do đó Ngài buộc các nhà Sư phải đi khất thực. 

Hóa duyên phận sự phải hành

dù không vật thực tâm lành vẫn vui.

 Đó là ý nghĩa đầu tiên để diệt ngã 

2. Thứ hai, nhà Sư phải đi bát để xã hội nhìn ra là còn Phật giáo, có một số nơi người ta không thấy bóng dáng nhà Sư, người ta nói Phật giáo bây giờ suy đồi hoại diệt rồi, hay là Phật giáo không còn nữa. Đó là ý nghĩa thứ hai nhà Sư phải đi bát để cho biết là Phật giáo còn hiện hữu.

3. Thứ ba người Sư đi bát mới hiểu được đời sống của người dân. Tại vì tới từng nhà nghèo khổ mà họ cũng sớt một giá cơm, một cục kẹo hay một trái chuối, thì khi mình trở về trú xứ của mình để thọ thực mình quán tưởng lại để tri ơn để trân quí tấm lòng của họ cho dù họ nghèo, nhất là người Miến Điện họ nghèo khổ lắm nhưng không bao giờ họ từ chối bố thí cúng dường nhà Sư. Mình tới nhà người dân mình mới thấy được tình cảnh gia đình họ hay hoàn cảnh của họ hay đời sống của họ mình mới biết trân quí.

4. Thứ tư, nhà Sư phải đi bát để tập cho chúng sanh biết xả thí, còn không có dịp xả thí thì họ không biết xả thí, họ không biết làm phước.

Đó là 4 điều về việc đi khất thực của nhà Sư.

Câu hỏi: Tâm của tha nhân tế toàn, nghĩa là gì?

Tâm của tha nhân tề toàn. Tề toàn là hoàn toàn. Tâm của tha nhân có sự hoàn toàn ở trong pháp đó nên gọi là tề toàn. Tề là tề chỉnh, là hoàn toàn nghiêm túc.

Khi mình làm một việc gì mà có sự chu đáo, tỉ mỉ, tinh vi, kỹ lưỡng, thì có mấy từ ngữ như vầy:

Chu mật, là người làm có tinh vi kỹ lưỡng, chu đáo mà miên mật

Người chu tường là họ tường tận thấu rõ hết thì gọi là chu tường, là chu đáo và tường tận.

Tâm tha nhân là tâm người khác.

Sư hiệu đính sách lại dùng toàn chữ Nho, mà quí Phật tử không am tường chữ Nho nên viết xong phải hiệu đính để quí Phật tử hiểu.

Trong chữ Kammassakatā paññā.

paññā là trí tuệ

Kamm là nghiệp lực

assa là chủ nhân

Chữ Kammassakatā paññā dịch tắt là Nghiệp chủ trí.

Nếu dịch đầy đủ từ ngữ là Nghiệp lực chủ nhân trí tuệ tức là nghiệp lực này là chủ nhân của con người mình. Mỗi con người chúng ta sống trong đời này, bất cứ loại chúng sinh nào trong Tam Giới đều có nghiệp lực làm chủ, mình là chủ của nghiệp lực và nghiệp lực làm chủ mình, và người có sự hiểu biết đó là người có trí tuệ nhìn thấy được nghiệp lực của mình, nghiệp lực đang làm chủ mình hay nó đang dẫn dắt mình đi.

Khi học tới Kammassakatā paññā liên hệ tới Diṭṭhujukamma thì nhớ tới Chân Tri Chước Kiến là phần thứ 10 trong Thập Phúc Hành Tông.

Diṭṭhujukamma = Chân Tri Chước Kiến 

Chân là chân thật

Tri là biết

Trước là đúng 

Kiến là thấy

Chân Tri Chước Kiến là biết thật và thấy đúng.

Chân Tri Chước Kiến là phần phước chính gốc của nguyên một khối Thập Phúc Hành Tông, được nằm trong Nghiệp lực chủ nhân trí tuệ (Kammassakatā paññā). Người có Chân Tri Trước Kiến là người đó phải có  Kammassakatā paññā Nghiệp lực chủ nhân trí tuệ họ biết được nghiệp lực là chủ của mình.

Thí dụ, thân người nữ hay là nữ tính. nữ giới thì nghiệp lực đó đang là chủ của mình, của người nữ đó. Người nam thì nghiệp lực đó là nam giới tính đang là chủ người đó. Có hướng đi riêng của người nữ giới, người nam giới 

Thí dụ, giàu với nghèo, đẹp và xấu, đều có nghiệp lực chủ của nó hết, chứ không ngẫu nhiên, mà không phải người cha người mẹ tạo ra được.

Do đó, hạnh phúc và khổ đau cũng là nghiệp lực chủ tạo ra và mình thấy và hiểu điều đó thì gọi là Chân Tri Trước Kiến, là mình có phước rồi mình tạo thêm nhiều thiện nghiệp để mình hưởng tiếp tục. Còn không thì mình đổ thừa hay mình oán trách hay mình tự mãn hay tự hào, tự ngã v.v... thì mình mất phần Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước Kiến này.

Do đó, khi mình biết được mình có pháp Chân Tri Chước Kiến trong Thập Phúc Hành Tông và mình biết được Nghiệp lực chủ nhân trí tuệ (Kammassakatā paññā) thì mình nhìn mình, nhìn người, nhìn chúng sinh, mình biết được, do đó mình có tri kiến. 

Tri Kiến là đúng đắn và chân thật chứ không lệch lạc và sai trật được, nhìn đâu biết đó, với trí tuệ nhìn với nghiệp lực chủ, mình không có đoán, không có tưởng, và không nghĩ suy gì hết. 

Cái này bổ túc trong Thập Phúc Hành Tông phần thực hành. Cũng như khi mình đi qua phần xả thí của Thập Phúc Hành Tông hay tri giới thập phúc hành tông cũng nằm trong Kammassakatā paññā

Thí dụ mình đang đi qua phần xả thí Thập Phúc Hành Tông, nhưng Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước Kiến với Kammassakatā paññā Nghiệp lực chủ nhân trí tuệ.

Thí dụ như bây giờ mình đang đi qua phần Xả Thí Thập Phúc Hành Tông, nhưng đã có Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước Kiến bổ túc vô hay dẫn dắt, thì trong dẫn dắt đó mình phải bỏ trí tuệ Nghiệp Lực chủ nhân Kammassakatā paññā phần Đại Thiện Tương Ưng Trí mà nó làm việc xả thí Thập Phúc Hành Tông là Trí Đại Thiện Tương Ưng Trí là Kammassakatā paññā đang làm.

Người ta hỏi Đại Thiện Tương Ưng Trí cái trí nào hợp với tâm Đại Thiện này để nó làm việc xả thí Thập Phúc Hành Tông này thì mình nói là cái trí mình đang làm với Tâm Đại Thiện để mà làm sao Thập Phúc Hành Tông là Kammassakatā paññā Nghiệp lực chủ nhân trí tuệ. Trong khi đó mình không phải làm một Phúc Hành Tông mà là 2 Phúc Hành Tông là vừa xả thí kèm theo là Chân Tri Chước Kiến Diṭṭhujukamma Phúc Hành Tông để mà hổ trợ xả thí Phúc Hành Tông nó đầy đủ, có thể nói là đầy đủ Tam Tư, chứ còn không mình thiếu Tư do đó mình làm việc không có hoàn chỉnh. Thì từ đó mình mới thấy rằng là mình làm cái gì nó rõ ràng nó không có còn cái gì mà nó thiếu xót hết, do đó mình phải đi tới chính xác.

Thì khi ta làm việc xả thí, khi ta trì giới hay khi ta tu tập Bhāvanā thì cũng nằm trong Kammassakatā paññā Nghiệp lực chủ nhân trí tuệ của Chân Tri Chước Kiến Diṭṭhujukamma.

Trong Thập Phúc Hành Tông hay trong Thập Phúc Nghiệp Sự này gom 3 phần thôi. Ba phần đó nằm trong cối lõi mà mình biết.

3 Cốt lõi là:

1. Dānamaya - Thí Nghiệp Sự

2. Sīlāmaya - Trì Giới Nghiệp Sự

3. Bhāvanāmaya - Tu Tập Nghiệp Sự

Trong Thập Phúc Hành Tông chỉ có 3 phần là cốt lõi và chính yếu thôi: thí Dāna, giới Sīlā, và tu tập Bhāvanā

Thí dụ: xả thí thuộc Dāna, trì giới là Sīlā, tu tập là Bhāvanā

Tùy hỉ công đức "Anumodanà" thuộc về xả thí. 

Thuyết pháp thuộc về xả thí. Thuyết pháp trong phần Đức Phật nói là;

 “Pháp thí thù thắng hơn tất cả các sự bố thí khác”. Sabbadanam dhammadanam jinati thuộc về Dānamaya là phần Thí Nghiệp Sự

Trong hệ thống Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp Sư đã cho in ra sau khi hiệu đính, thì những quyển sách trước đây mình có Sư gom lại và Sư gửi đi mọi nơi mà các quí Phật tử hay là các quí thầy, thì điều đó xong. Bây giờ hiệu đính lại toàn bộ Nội Dung Vô Tỷ Pháp mới này được in lại chi tiết hơn. 

 Kỳ này mình biên tập lại. Trong tự điển Oxford, chữ edit hồi đó mình gọi là hiệu đính, thật ra không phải, nó đề là biên tập, là sưu tập cải biên lại nên gọi là biên tập nên sau này Sư đề là "lời phát nguyện của biên tập viên".

Chương trình học Paṭṭhāṇa, chỉ có những người có tâm nguyện học Pháp Giải Thoát mà con đường đi của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Chứ còn mình học chỉ gieo duyên để mở mang trí tuệ thì không thích hợp trong phần nghiên cứu về Paṭṭhāṇa này.

Thời của Ngài Tịnh Sự cũng vậy, chư tăng coi như rớt hầu hết, Ngài dạy không có ai học hết. Ngày hôm nay trên thế giới này còn có 3 người còn cầm cự giữ riềng mối của Paṭṭhāṇa. Thứ nhất là Ngài Sayadaw Bamaw Tăng Thống của Phật Giáo Miền Điện, thứ hai là Ngài Yesagyo, thứ ba là Sư chứ không có chư tăng khác, không đủ cơ duyên, điều quan trọng là Sư và các vị kia cùng nhau nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác thì họ mới đi trên con đường của bậc Chánh Đẳng Giác Được, tại vì bộ Paṭṭhāṇa là Đức Phật Ngài quán sát và Ngài tư khảo hay thẩm sát Ngài mới phún hào quang. 

Trong 6 bộ đầu của Abhidhamma từ bộ Pháp Tụ (Dhammasangani) cho tới bộ Song Đối (Yamaka) Ngài không phún hào quang. Nhưng qua tới Paṭṭhāṇa thì trong lỗ chân lông của Ngài phún hào quang ra lên tới Phi Phi Tưởng Xứ  xuống tới vô gián địa ngục. Do đó, chỉ có bậc Chánh Đẳng Giác họ có một bổn phận hay điều tuyệt đối phải đi. Tại vì Sư nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác nói ra lời rồi, Sư đã qua giai đoạn nguyện trong tâm thì Sư phải đi xuyên suốt.

Tất cả 10 cuốn; 5 Chánh Tạng 5 Chú Giải

Abhiññā = Thắng Trí

ñāṇa là trí tuệ

Abhi là thù thắng hay là cao siêu 

Nên Abhiññā dịch là Thắng Trí mà xưa nay bên Việt Nam các quyển sách cũ gọi là Thần Thông. Chữ Thần Thông này không lột tả được nghĩa chữ Pali Abhiññā, tại vì chữ Thần mang tính chất trừu tượng một phạm trù thôi. Còn chữ Abhi là thù thắng cao siêu kiệt xuất, cũng như chữ Abhidhamma là Thù Thắng Pháp.

 Còn chữ ññā là viết tắt của từ ngữ ñāṇa, viết đủ là Abhiññā Thắng Trí. Chữ ñā là một từ ngữ, nhưng nó ghép vô giữa một nguyên âm đi với một  phụ âm thì phải độn thêm một phụ âm ñ vô.

 Giống như từ ngữ Nibbana, nhưng thật ra không có từ ngữ Nibbāna, mà có từ ngữ Ni + Vāna.

Ni = nghĩa là không có, không còn

Vāna -  nghĩa là rừng già, rừng phiền não 

Ni v vāna  = nghĩa là không còn rừng phiền não 

Nhưng Ni là nguyên âm, chữ V là phụ âm nên nó cộng thêm chữ Ni v vāna không được nên đổi qua chữ bb thành Nibbāna đây là tiếng Pali. Còn tiếng Sanskrit tiếng Bắc Phạn thì thêm chữ r làm độn giữa nguyên âm giữa phụ âm vào thành Nirvāna 

Tiếng Pali Nibbāna = không còn rừng phiền não

Tiếng Sanskrit là tiếng Bắc Phạn là Nirvāna = không còn rừng phiền não

Bên Việt Nam đọc âm thành Niết bàn, trong một số kinh sách hồi xưa viết thành Nát bàn, còn số sách dịch là Nê Hoàn.

Những từ ngữ Nê Hoàn, Niết bàn, Nát bàn đều từ chữ Nibbāna. Rồi sau Ngài Tịnh Sự Ngài mới nói mình đọc chữ Niết qua tử ngữ Nirvāna không rõ  phát âm, nên Ngài nói đọc là Níp Bàn, nên từ đó mới có chữ Níp Bàn. Mình đọc thì hiểu xuất xứ của nó tại sao có từ ngữ này.

Thì chữ Ni + Vāna là không còn hay không có rừng phiền não.

Còn chữ Abhiññā, bây giờ người ta nói tắt 

Qua phần Abhiññā có 6 Lục Thắng Trí mà chia làm 2.

1. Thiên Nhãn Thắng Trí

2. Thiên Nhĩ Thắng Trí

3. Tha Tâm Thắng Trí

4. Túc Mạng Thắng Trí

5. Thần Túc Thắng Trí

6. Lậu Tận Thắng Trí.

Ngày xưa dịch là 

1. Thiên Nhãn Thông

2. Thiên Nhĩ Thông

3. Tha Tâm Thông

4. Túc Mạng Thông

5. Thần Túc Thông

6. Lậu Tận Thông.

Thì Abhiññā có 6 Lục Thắng Trí mà chia làm 2 từ 1 đến 5 là phàm tam nhân là hạng tu tập có sự tiến hóa dễ dàng về trí tuệ họ có họ mới vô được,  thứ hai là 3 quả Hữu Học (tới Bất Lai) thì có 5 thần thông này, như Đề Bà Đạt Đa có 5 thần thông, ông có thần túc thông hiện ra con rắn trên đùi của thái tử Ājātasattu (A xà thế) để cám dỗ xúi dục A Xà Thế chiếm đoạt ngôi vua cha là Bình Xa Vương. 

Thần thông thứ 6 là  Lậu Tận Thông chỉ dành cho các bậc vô học là bậc vô sinh là bậc Alahan. Chữ Arahatta là bậc vô sinh, bậc vô học (asekkha). Sekkha là Hữu Học.

Sekkha có 2 từ, có một số kinh ghi một chữ k Sekha. Tại vì Sekha có 1 k là tiếng địa phương viết, như tiếng Thái Lan viết một chữ k, nhưng chữ k này ở trong từ điển phải đủ từ ngữ hay tiêu chuẩn của tiếng Pali.

Sekkha là bậc hữu học là bậc 3 quả, từ Sơ, Nhị, Tam.

Asekkha là bậc vô học là Tứ Quả, là bậc không cần học nữa. Tuy nhiên, nói trên nguyên tắc họ không học nhưng phải hàng Thinh Văn Giác trong thời sinh cùng với Chánh Đẳng Giác thì các Ngài cũng còn phải học, những thắc mắc vẫn phải hỏi Đức Phật. Tại vì trí tuệ bậc Chánh Đẳng Giác là Sabbannuta Ñāṇa là toàn giác trí, Ngài biết những cái biết có khi Ngài không phải nói ra, nhưng nắm lá trên tay, những bậc Thinh Văn Giác khi nghe được khi biết được những gì Ngài nói chỉ bằng nắm lá trên tay của Ngài thôi, còn cái Ngài biết bằng số lá cây trong rừng Sabbannuta Ñāṇa. Chính do đó có những cái vượt qua bất khả tư nghì (Acinteyya) thì lúc đó Sabbannuta Ñāṇa vẫn còn phải chỉ bậc hữu học và bậc vô học. 

Như Ngài Xá Lợi Phất là bậc trí tuệ trí thượng Thinh Văn, Ngài là bậc trí tuệ siêu tuyệt, nhưng Ngài cũng hỏi: 

- Bạch Đức Thế Tôn, trong các Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai thì thời kỳ Phật độ, thời kỳ của Chư Phật nào dài nhất, lâu dài nhất?

Đức Phật nói đời quá khứ, đời vị lai, Phật quá khứ, Phật vị lai, thời các vị Phật đó đều lâu dài, chỉ có thời của Như Lai đây là ngắn nhất.

Thì khi Ngài Xá Lợi Phất hỏi tức là Ngài không biết mới hỏi, còn Đức Phật Ngài nhìn thấy 89 đời Phật quá khứ. Cũng như trong quả địa cầu này, Đức Phật Ngài nhìn thấy 5 vị Phật ở trong quả địa cầu này là:

1. Kakusandha (Phật Cù Lưu Tôn),

2. Konāgamana (Câu Na Hàm Mâu Ni),

3. Kassapa (Phật Ca Diếp),

4. Sakiyamuni Gotama (Phật Thích Ca Mâu Ni),

5. Metteyya (Đức Phật Di Lạc). 

Bốn vị đó đã qua khỏi quả địa cầu này rồi, các Ngài tịch diệt rồi, một vị Phật còn lại là Metteyya (Đức Phật Di Lạc). 

Lậu Tận Thông chức năng chỉ làm cho nhiệm vụ là các vị có Lậu Tận Thông nhìn vô chúng sinh biết lậu hoặc của vị đó còn chỗ nào, chỉ lậu hoặc thôi, các Ngài chỉ coi lậu hoặc thôi. Thí dụ như Ngài Anuruddha đắc Tam Quả, đắc Thiên Nhãn Thông nhưng Ngài không tới được Alahan, Ngài đến hỏi Ngài Xá Lợi Phất: Do nhân nào do duyên nào tôi không đến được Alahan, thì Ngài Xá Lợi Phất nói: Do sự ngã mạn của hiền giả mà hiền giả không đắc Alahan được". Do tự hào với Thiên Nhãn của mình mà không đi tới được thì Ngài Anuruddha trở về cốc của mình để diệt ngã mạn, thì đêm đó Ngài đắc được đạo quả.

Nhờ nhìn ngã mạn là vô minh lậu hoặc, hay là ái dục. 

Nhìn thấy được lậu hoặc Asava của người khác thì chỉ người đó, chứ không xía vô phần khác.

Nói ngắn gọn lại tức là cái Lậu Tận Thông này là chức năng chỉ cho người đắc đạo quả bằng cách gỡ lậu hoặc của họ. Nhiều khi mình tu mình nhìn không thấy được kiết sử lậu hoặc của mình, chỉ có vị thầy có Lậu Tận Thông Asava mới thấy được.

Trong bộ Liên Quan Tương Sinh chương 8. ĐĐ Sảriputa Ngài dạy 500 đệ tử với đề mục asubha đề mục bất tịnh trong 4 tháng không đắc đạo quả, Ngài Sariputa dẫn các vị đệ tử qua gặp Đức Phật, thì Đức Phật chỉ hiện bày ra một đóa sen hồng liên với thần thông Đức Phật từ từ làm đóa sen héo tàn rớt xuống, các vị đắc đạo quả, đó là quán tưởng về vô thường chứ không phải quán tưởng về bất tịnh sự ô uế.

Đề mục asubha 10 đề mục bất tịnh là 10 đề mục tử thi chỉ dành cho những người có tánh ái, tánh tham dục thì mới quán được. Họ nhìn những tử thi sinh tâm sợ hãi để diệt dục.

Còn người có tánh sân hay tánh giác nhìn tử thi là bị sốc liền vì sợ, họ bị kinh hoàng, thì như vậy là phản đề mục hay là phản tác dụng.  

Nhưng có những người có tánh sân mà đưa đề mục vô thường hay đề mục sinh diệt thì họ bắt được, nên Đức Phật Ngài đưa một hoa sen từ từ héo tàn thì các đệ tử của Ngài Sariputa đắc đạo quả, thì đó cũng là Đức Phật dùng Lậu Tận Thông nhìn các đệ tử của Ngài Sariputa biết được lậu tận của họ.

Câu hỏi là mấy thần thông này nằm ở trong các phần của Lậu Tận, Túc Mạng, Tha Tâm, và Thần Túc, Vị Lai Thiên Giác Trí tức là họ biết thời gian tới vị đó sẽ đắc đạo quả, mà đắc đạo quả trong thực tướng nào, thì Vị Lai Thiên Giác Trí đó thuộc loại lậu tận thông. Akata là vị lai, thiên giác là tiên đoán hay họ xác định được con đường họ đi đến đạo quả được.

Do đó, khi người tu tới một trình độ có thể phát huệ được thì họ có thể nhìn được các vị hành giả mà dưới con mắt lưới nhãn của họ nhìn thấy họ hướng dẫn được, cái đó thuộc Vị Lai Thiên Giác Trí, nó thuộc trong phần lậu tận thông. Và nó có một phần trong Túc Mạng Thắng Trí là biết được hết mạng sống đầy đủ trong quá khứ họ đã trải qua cái gì cái gì.

Thí dụ, có một bà đắc Tam Quả chỉ cho ông sư muốn đắc đạo quả trong một mùa an cư, bà ta dùng Tha Tâm Thông nhìn qua Túc Mạng Thông ông sư đó rồi bắt đầu nhíp tâm trong ông sư đó bằng Tha Tâm Thông cho ông sư đó thấy dược túc mạng của mình trong 89 kiếp 99 kiếp, thì vị sư đó bắt đầu đi theo tâm bà ta hướng dẫn. Bà ta dùng Tha Tâm Thông hướng dẫn vị sư đó bằng Túc Mạng Thông, mấy cái đó thuộc về Thiên Giác Trí hay Lậu Tận Thông. Mấy vị đó có khả năng đó, nhưng ít lắm, không có nhiều. Có những người có tu tập họ mới có về phần thiền pháp định tâm Samàdhi kammatthàna mới có, còn Lạc Quán Sukha-vipassakà họ không có duyên không có cơ hội, họ không có điều kiện để nhìn thấy, giống như chứng đắc xong họ đạo quả luôn, họ không có nhìn qua được con đường chúng sanh mà họ đi để mà độ. Có những người có tâm nguyện họ tự tu tự đắc tự độ rồi sau đó mới độ chúng sinh thì họ mới đi được. Còn người không đi con đường độ chúng sinh thì họ tự tu tự chứng đắc là họ tự độ thì họ giải thoát thôi, họ không có cơ duyên nào. Nhất là các vị Độc Giác Phật họ không có cơ duyên để độ chúng sinh, họ chỉ có thân giáo.

Phần Thắng Trí Abhiññā chỉ có những người tu Samàdhi mới có, còn Sukha -vipassakà không có. Người Thiền Khô không có cơ hội, còn người có Thiền Chỉ họ có cơ hội để phát triển.

Thiền sinh hỏi: Trong cuốn của Ngài Ledi Sayadaw có nói về Samàdhi Abhiññā là một với Dhammā Abhiññeyyā ?

HT trả lời: các từ ngữ do các Ngài nói thôi, đó là chế định Ngài nói Dhammā Abhiññeyyā là Pháp Thắng Trí hay là Pháp Thù Thắng, cái đó là qua con đường đến đạo quả, chứ qua Thiên Nhãn thì không có Dhammā Abhiññeyyā.

Thiền sinh: Nếu như vậy khi mà mình tu Thiền Vipassana khi thấy được Tứ Đế thì không phải là bậc phàm phu?

HT trả lời: Khi tu Thiền Vipassana khi thấy được Tứ Đế thì không phải là bậc phàm phu được mà phải là bậc Thánh. Người đi qua con đường Minh Sát họ trực chỉ vô Vipassana thôi, họ không qua con đường  Samàdha thì họ có thể vô Tứ Đế được.

Còn đi qua Samàdha họ đi qua Sắc Giới, Vô Sắc Giới đi các nơi thì phài đi Samàdhi, đi qua 5 thần thông thắng trí trước là họ phải qua Samàdhi mới có được, chứ đi Lạc Quán Sukha -vipassakà thì không được, họ không có Thiên Nhãn Thông, họ không có khả năng nhìn những chi tiết nhỏ ở các cõi trời hoặc nghe những tiếng nói nhỏ của các Chư Thiên đó không được, họ chỉ biết sự sinh diệt Tam Tướng Thực Tướng của họ thôi.

Do đó những người  có sở thích hay sở nguyện họ muốn đi thì họ đi thôi. Nên con đường đó gọi là Bát Định. Tứ Sắc Giới và Tứ Vô Sắc Giới gọi là Bát Định là con đường của Samàdhi hay là Samàdha họ mới có 5 loại Thắng Trí này. Còn con đường Lạc Quán Sukha -vipassakà không có

 Dhammā Abhiññeyyā là Pháp Thắng Trí của Ngài Ledi Sayadaw thuộc về Lậu Tận Thông. Các quí Ngài dùng cái Dhammā Abhiññeyyā là Pháp Thắng Trí này họ độ các lậu hoặc của các vị hành giả đang là đối tượng của họ.

Thiền sinh: Tức là một vị vô học thì có lậu tận không?

HT trả lời: Họ có lậu tận nếu họ có hành, chứ họ tự tu tự đắc thì họ không có lậu tận, giống như Đức Phật Độc Giác không có lậu tận, chỉ các vị Chánh Đẳng Giác hay Thinh Văn Giác mới có, nhưng họ phải phát triển về con đường hành thiền thì mới có.

Tức là họ đã diệt sạch Lậu Hoặc Asava họ không có lậu tận nhưng họ không thấy được lậu tận của người khác là tại họ không có cơ duyên hay không có duyên, họ không có phát nguyện. Như Ngài Độc Giác thì Ngài lậu tận āsavakkhayañāṇa tức là Ngài diệt trừ hết tất cả lậu hoặc nhưng Ngài không có cơ duyên để độ chúng sinh vì Ngài không có Lậu Thắng Trí, tự tu tự đắc rồi giải thoát, không độ chúng sinh, chỉ độ chúng sinh qua thân giáo, thì cũng không có hiệu quả trong vấn đề độ chúng sinh được

Nên khi đang trên đường Thinh Văn Giác và mình có phát nguyện là độ chúng sinh, mình phải có phát nguyện mới được. Khi nhìn lại người thân của mình không có cơ duyên để độ là mình hối hận lắm, mình phải ngừa cái đó trước mình phải cân nhắc:

- mình có độ chúng sinh không? không cần. 

- Minh có độ người thân không? Có. 

Mình phải cân nhắc, không độ chúng sinh không sao, không độ chúng sinh, con kiến con gà con vịt, nhưng người thân trong nhà mình thì mình độ, một phút giây nào đó mình cảm động hay mình suy nghĩ lại mình quay trở lại độ thì không có cơ hội, mình phải cẩn thận điều đó.

Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả. Mình phải ngừa phòng nhân trước còn không đợi tới khi mình sực nhớ lại mình muốn giúp thì không có cơ hội, rồi mình phải phát nguyện lại rồi mình phải tu tập gieo hạt giống lại mới có. Đối với Sư thì nguyện Chánh Đẳng Giác rồi thì cứ đắp bồi lên thôi, các quí cô còn đang là Thinh Văn Giác thì phải nhớ nguyện: "Tôi tự tu tự giải thoát và nguyện sẽ độ những chúng sinh nào hữu duyên với tôi", thì mới có được. Những chúng sinh hữu duyên với mình thôi, mình không có chọn lực hay là mình không có tuyển chọn, nhưng chúng sinh nào hữu duyên thì sẽ độ.

Đức Phật Ngài đi tới một cái làng một tuần lễ không có người cho Ngài một miếng bánh, nhưng Ngài Mục Kiền Liên vừa vô cái làng đó người ta cho từ đầu làng tới cuối làng rồi rủ nhau ra cho và qui y xuất gia rồi làm đệ tử đắc đạo quả. Chư Tăng mới nói sao Đức Phật Ngài đi khất thực trong làng đó không có người nào để bát cho Ngài mà ĐĐ Mục Kiền Liên vừa vô là mọi người rủ nhau cúng dường.

Đức Phật nói kiếp quá khứ ĐĐ Mục Kiền Liên là tiều phu, chặt một cây có tổ ong rớt xuống. Ngài nói: "ta không phá ổ của ngươi, nếu sau này ta đắc đạo quả ta sẽ độ các ngươi". Rồi đàn ong bây giờ sống thành cái làng, thì Đức Mục Kiền Liên đi khất thực tại làng đó họ rủ nhau cúng dường Ngài, thì có duyên vì Ngài nguyện độ hết bày ong.

Do đó, Sư có nghe, Sư có biết các quí thầy quí cô ni cho các con chim ăn con gà ăn họ nói: qui y đi mai mốt làm đệ tử.

Không phải thương mới là hữu duyên, mà oan trái cũng là hữu duyên, không phải chỉ có một chiều thuận mà có cả chiều nghịch nữa.

Người hữu duyên phải là mình coi nghiệp chủ Kammassakatā của nó thì mình mới biết được mình có duyên để mình Đại Thiện Tương Ưng Trí mới được và Chân Tri Chước Kiến. Có nhiều trường hợp vi tế lắm mình không thể giải thích dễ  dàng và ngắn gọn được. Nhưng phải nhìn cả 2 chiều, chiều thuận và chiều nghịch, có những cái tới rất suông sẻ vui vẻ, có những cái xáo trộn rắc rối và phiền não nhưng nó cũng là duyên.

Angulimala và Đức Phật không phải là thuận duyên. Angulimala là sát nhân dùng dao để chém Ngài, nhưng Ngài độ.

Cũng như con voi Nàlàginri vua A Xà Thế chuốc rượu rồi cho nó quật ngã Đức Phật trên đường Ngài đi bát, ĐĐ Ananda ra đứng trước để thuần hóa voi Nàlàginri, Đức Phật nói để Như Lai thuần hóa voi Nàlàginri. Thì Đức Phật rải tâm từ chuyển hóa voi Nàlàginri nằm xuống.

Nhưng, Chunda là tên đồ tể giết heo, 19 năm Đức Phật Ngài ở chùa Kỳ Viên mà ông không tới cho nên Ngài không độ được. Dù nghịch hay thuận cũng phải có cơ duyên.

Như Phạm Thiên Baka ở cõi trời Sắc Giới, Đức Phật Ngài với Phật nhãn Ngài đã lên độ, nhưng đâu phải là thuận, Phạm Thiên Baka cũng tranh cãi chống báng cũng hỏi tới hỏi lui với Đức Phật.

Nên mình muốn độ được chúng sanh có duyên hay không duyên mình phải có tài hơn họ và có đức hơn họ mình mới độ được họ.

Những cái này là tổng quát và mình đi vào chi tiết phần Thắng Trí, nhưng mình phải nắm được là phải đi Samàdhi hay là có phát nguyện mới đi được đường này. Còn không thì không làm được. Ở thời Đức Phật Ngài có biết bao nhiêu là đệ tử mà không phải là hết các đệ tử Ngài có Thắng Trí thần thông, có một số vừa vô là Alahan Lục Thần Thông liền.

Xuyên suốt trong cả Tam Tạng không hề nói tới Bồ Tát Metteyya (Đức Phật Di Lạc). Chỉ sau khi Đức Phật Ngài thọ ký lần dì mẫu Gotami dâng y cho Đức Phật và Chư Tăng, thì vị tỳ khưu mới tu nhận được bộ y của bà dì mẫu Gotami thì Đức Phật Ngài thọ ký Ngài nói đây là Bồ Tát  Metteyya là Phật tương lai, từ đó cho tới sau này không có kinh sách nào nói tới, Ngài lo tu và sau khi Ngài tịch Ngài lên cung trời Tusita.

Có những vị Bồ Tát đang đi trên con đường trau dồi Balamat họ sợ nên con đường độ nguyện họ lo hoàn chỉnh, do đó khi các quí cô hay các quí Phật tử chỉ có 2 điều đi dược: 

- Thứ nhất, nguyện Trí Tuệ Balamat, bắng mọi cách, bằng mọi phương tiện, bằng mọi cơ duyên thì mình độ được. Càng độ trí tuệ càng sắc bén, càng sáng suốt, càng tinh thông. Còn Chân Thật Balamat, Trí Nguyện Balamat, Trì Giới Balamat, hay là Xả Thí Balamat có khi khó.

- Thứ hai, phát nguyện.

Trí tuệ Balamat và phát nguyện. Cái phát nguyện nằm ở chú nguyện Parami, đó là chân thật chú nguyện.

Chính Đức Phật cũng vậy, Ngài không nguyện độ ổ ong do đó Ngài không độ được dân trong làng, sau đó Ngài Mục Kiền Liên đến làng và độ được.

Như rồng chúa Nandopananda rung cái đuôi cản Đức Phật và Chư Tăng đi ngang qua, thì Ngài và Chư Tăng phải xuống đồi bên đây, vì rồng chúa quấn cái đuôi vòng hết cái đồi bên đây rồi, Chư Tăng xin Đức Phật qua hàng phục rồng chúa Nandopananda. Đức Phật yên lặng, sự yên lặng của Đức Phật là một trí tuệ chứ không phải sự yên lặng của Ngài là Ngài không suy nghĩ ra. Các vị Chư Tăng xin hàng phục rồng chúa thì các vị là Thánh Tăng đều có thần thông, Ngài yên lặng, khi Ngài Mục Kiền Liên tới nói; Bạch Thế Tôn cho con qua hàng phục rồng chúa. 

Đức Phật mở mắt ra nói: "Này Mục Kiền Liên, ngươi nên làm những gi ngươi nên làm".

Sau đó Ngài Mục Kiền Liên độ được con rồng chúa Nandopananda.

Các vị Thánh Tăng khác không làm được tại vì không có cơ duyên.

Cũng như ông sadi Sukha là đệ tử Ngài Sariputa, một hôm thấy sư phụ bệnh, Sư phụ nằm trên giường trong tịnh thất, sadi Sukha vô thăm hỏi Sư phụ sao vậy,

- Nay ta không khỏe. Ngài Sariputa trả lời.

- Ngài cần gì con giúp.

- Khi ta bệnh ta cần phải uống nước suối, nhưng nay ta bệnh ta đi không được.

Sadi Sukha hỏi: con đi lấy nước được không?

Thì Ngài Sariputa nhập định liền và nói: Được, ngươi đi đi.

Có bao nhiêu vị sadi xin đi múc nước suối Ngài không cho nhưng sadi Sukha vô xin thì Ngài cho đi, ông sadi mới có 7 tuổi, lúc ngồi xuống múc nước suối có một con dạ xoa chụp ông sadi đè xuống, ông sadi nhập định rồi quay lại đè con dạ xoa lút xuống hồ. Con dạ xoa nói thả ta ra rồi con dạ xoa thoát ra trở thành một người nam đảnh lễ lạy sadi Sukha nói: Từ đây về sau Ngài chỉ đứng kêu tôi mang nước vô Ngài đừng đi tới, dạ xoa hàng phục sadi Sukha. Thi Sadi Sukha bắt đầu múc nước đem về cho sư phụ. 

Ngài Sariputa biết sadi Sukha độ được dạ xoa chứ còn mấy người khác đi vô là bị dạ xoa giết liền mà ông này độ được vì ông có cơ duyên.

Do đó mình phải có cơ duyên, và phải có thần thông thắng trí, phải có phát nguyện, hợp vô mới được. Chứ không độ nổi, nhiều khi mình chưa độ được thì nó đã độ mình rồi.

Nên việc độ ta hay độ chúng sinh là quí lắm nhưng phải tự lượng khả năng của mình và với trạng thái hết sức cẩn thận.

Không phải thuyết giảng giáo pháp đông đảo, tại vì khi mình nói ra người ta mà thọ ký hay thọ nhận lời của mình mà họ áp dụng vô không thành tựu tại vì cái nghiệp Kammassakatā là nghiệp sở hữu thì nó phản ngược lại thì mình dính vô ác thuyết liền, mà mình không hay thì cái đó gọi là Vô Minh duyên Hành. Chứ không có Đại Thiện Tương Ưng Trí. Mà nhìn qua Kammassakatā paññā là nghiệp sở hữu trí  hay là nghiệp chủ với cái Diṭṭhujukamma là Chân Tri Chước Kiến mình nhìn thấy được. 

Sư hoan hỉ với việc độ chúng sinh nhưng mình phải cẩn thận cân nhắc cho an toàn. Mình độ người ta phải độ cho hoàn hảo viên mãn cho có kết quả thành tựu. Còn không độ được thì mình phải thu thúc lại, vì nhiều khi nó tác hại cho mình nữa.

Như vậy thì những từ ngữ trong phần Thắng Trí này là mình phải có Bát Định hay là mình phải là Thánh nhân mới có khả năng này được, và mình phải có phát nguyện mới làm được.

Sư muốn nhắc quí Phật tử học Paṭṭhāṇa không có đơn giản. Các quí cô nhìn lại mình đã đi qua hơn 6 tháng rồi mà bây giờ là mùa an cư của Sư nên Sư bận rộn trong Phật Sự của Sư sau mùa an cư Sư còn phải đi các xứ Tích Lan Thái Lan mà bề trên giao phó cho Sư.

Việc học Paṭṭhāṇa Sư muốn nhắc đó là chỉ có những người có tâm huyết đi con đường cứu cánh giải thoát mới đi qua được Paṭṭhāṇa, không có tâm huyết thì khó đi. Nếu mình học để mở mang kiến thức thì không nên đi sâu vào. Kinh sách này càng ngày nhiều, chúng ta mới có quyển thứ hai mà còn 3 quyển nữa mà độ dày của nó rất dày, mới qua phần Paṭṭhāṇa rồi qua phần Chú Giải nữa thì nói chung là các quí cô sẽ tiếp tục nữa. Mà những từ phần này Sư dịch ra hay Sư viết ra những quyến này là Sư đã đọc hết rồi Sư mới viết ra hết từng từ từng câu từng cú rồi những chi pháp những số lượng thì các quí cô cũng phải đọc như vậy mới được, mà không có khả năng. Như cô Bẩy lò mò đọc mấy từ ngữ, thì như vậy cũng được, nhưng mà đọc hết thì không có khả năng.

Khi Sư nói chuyện với Ngài Yesagyo hai huynh đệ nói chuyện với nhau, Ngài nói chuyện với Sư Ngài dè dặt Ngài nói tôi mới viết có 2 quyển, Sư nói Sư viết xong 5 quyển rồi, Sư nói với Ngài một cách chân thật. Ngài phục lắm, Ngài phục nhất là người Việt Nam mình Paṭṭhāṇa cái chuyện đó là không có, thứ 3 nữa là nguyện Chánh Đẳng Giác mà nói ra lời một cách hoan hỉ, Ngài gọi Sư là Bodhisattva, chứ không gọi là Sayadaw. Nên các quí cô phải hiểu các quí Phật tử học được và đọc được Sư mừng lắm, nhưng Sư biết là được lúc nào hay lúc nấy, đi được đoạn đường nào hay đường nấy, chứ Sư nghĩ không đủ khả năng nhưng Sư cũng cố gắng chia sẻ với các quí Phật tử nắm bắt được lúc nào hay lúc đó.

Chúng ta bắt đầu học tiếp phần Dassanena ----> Kiến Giải có những chi tiết lúc nãy Sư nói nó cũng liên hệ qua phần kiến thị phần Chân Tri Chước Kiến Diṭṭhujukamma hay Kammassakatā paññā dịch tắt là Nghiệp chủ trí.

Trong quyển 

Biên Niên Sử Của Chư Phật - Chú Minh III

Trang 373 

Tất cả bậc hữu tình là chủ nhân của nghiệp lực Chủ Nhân của Nghiệp Lực (Nghiệp Chủ) có nghĩa là “tất cả chúng hữu tình có những tác hành, Nghiệp Lực (bởi do họ đã tạo tác) là tài sản của riêng họ”. 

1. Sabbe sattā kammassakā  - Tất cả Hữu Tình là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả chúng hữu tình có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ); 

2. Sabbe paṇā kammassakā  - Tất cả Chúng Sinh là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả chúng sinh hữu tình có Nghiệp Lực là tài sản của riêng ho); 

3. Sabbe bhūtā kammassakā  - Tất cả Hữu Sinh Mạng là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả sinh vật hiện hữu có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ);

4. Sabbe puggalā kammassakā  - Tất cả Nhân Loại là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả loài người hoặc những cá nhân có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ);

5. Sabbe attabhāvapariyāpannā kammassakā - Tất cả Hữu Mạng Ngã là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả những ai hiện hữu bản sắc cá biệt có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ);

6. Sabbe itthiyo kammassakā  - Tất cả Nữ Giới là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả người nữ, giống cái có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ);

7. Sabbe purisä kammassakā  - Tất cả Nam Giới là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả người nam, giống đực có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ); 

8. Sabbe ariyā kammassakā  - Tất cả Thánh Nhân là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả các bậc Thánh có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ); 

9. Sabbe anariya kammassakā  - Tất cả Phi Thánh Nhân là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả những người mà vẫn chưa đạt được trạng thái của các bậc Thánh có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ); 

10. Sabbe devā kammassakā  - Tất cả Chư Thiên là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả Thiên Chúng có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ);

 11. Sabbe manussā kammassakā  - Tất cả Nhân Loại là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả loài người có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ); 

12. Sabbe vinipātikā kammassakā  - Tất cả Các Thụ Khổ Nạn Giả Atula là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả Chúng Ngạ Quỷ đang thuộc những trạng thái khốn khổ có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ).

Khi mình nhìn thấy được Kammassakatā Chủ Nhân Nghiệp Lực của người này của chúng sinh kia tâm mình mới quân bình lại được, chứ còn mình không nhìn thấy Chủ Nhân Nghiệp Lực tâm mình nôn nóng lo lắng hồi hộp, nhất là những người thân của mình nhìn thấy họ khổ mà mình không biết làm sao cứu, nhưng thật ra họ đang gieo rồi bây giờ phải nhận. 

Như giòng họ Sākya đã gây ra một oan trái với vua Lưu Ly là Virūḍhaka con bà VāsabhakhattiyāVirūḍhaka qua để giết giòng họ Sākya. Tại vì  giòng tộc Sākya đã tạo ra oan trái là gả một người nô lệ cho vua Pasenadi để kết nghĩa sui gia, nhưng thật ra là giả, không phải trong giòng tộc mà đưa một người thủ đà la qua, bà này được đóng vai giòng tộc, bà không nói ra, nhưng khi con bà lớn lên tìm ra giòng ngoại của mình thì mới thấy là không có ai quan tâm tới mình hết. Giòng tộc Sākya của Đức Phật mà không ai hỏi tới mình , Virūḍhaka đi qua thăm thì mới biết rằng là cái đó là trò gạt lừa, Virūḍhaka mới nói lấy máu phải rửa bằng máu. Virūḍhaka đem binh qua để giết giòng họ Sākya của Đức Phật, thì Đức Phật Ngài độ, Ngài ngồi dưới gốc cây, đi giờ nào là Đức Phật có mặt giờ đó, tới gặp Đức Phật thì không dám bước qua lại đi về, Đức Phật nói Thái tử đi đâu? nói đi dạo. Không dám nói đi qua giết giòng tộc Sākya. Lần thứ ba Đức Phật nhập định mới thấy là giòng họ Sākya đã gây oan trái nên Ngài đã thu tâm độ của Ngài lại và Ngài hành xả Balamat.

Khi mình chưa nhìn được nghiệp chủ của chúng sinh đó mình nôn nóng, nếu mình có tâm muốn tế độ, có tâm thương chúng sinh tâm mình bị bấn loạn. Khi thấy Sabbe paṇā kammassakā  - Tất cả Chúng Sinh là Chủ Nhân của Nghiệp Lực thì mình giữ tâm mình được. Khi mình nhìn thấy thì cái này mới phát triển được mới hành xả Balamat được.

Trang 376

1. Chủ Nhân của Nghiệp Lực: có Nghiệp Lực là tài sản của mình,

2. Di Sản của Nghiệp Lực: có Nghiệp Lực là di sản của mình,

3. Sản Địa của Nghiệp Lực: có Nghiệp Lực là sản địa của mình,

4. Bằng Hữu của Nghiệp Lực: có Nghiệp Lực là bằng hữu của chính mình,

5. Tỷ Hộ của Nghiệp Lực: có Nghiệp Lực là nơi nương tựa của mình.

Câu cuối là 

Sabbe satta kammadāyādā

Sabbe sattā kammayoni

Sabbe sattā kammabandhu

Sabbe sattā kammapațissaranā

Tức là tất cả hữu tình là tài sản nghiệp lực, di sản Nghiệp Lực , là sản nghiệp của nghiệp lực,  bằng hữu nghiệp lực, tỷ hộ nghiệp lực. Mình quán tưởng cái đó mình mới hành xả được, chứ còn không mình làm không nổi, mình chỉ đi tới mình đứng lại liền, nhưng nếu mình nhìn qua được 4 điều kiện này thì mình hành xả Balamat không nổi vì mình sốt ruột 

Trang 378

Về vấn đề này thì điểm cần xem xét là như vầy: Thật rõ ràng Từ Ái là một Pháp Toàn Thiện phải được hoàn thành viên mãn vì phúc lợi của chúng hữu tình và như thế xứng đáng để được xem là một Pháp Toàn Thiện cao quý. Một mặt khác, cho dù Hành Xả là một Pháp Toàn Thiện phải được hoàn thành viên mãn, đó là một khí chất ở lãnh vực tinh thần có quan niệm rằng: “niềm hạnh phúc hoặc sự khổ đau là số phận của con người trong kiếp sống; nếu như người ta có được sở hữu những thiện hạnh cho quả an vui thì người ta sẽ được hạnh phúc; nếu như người ta bị ảnh hưởng bởi những bất thiện hạnh cho quả khổ đau thì người ta sẽ phải cảm thọ khổ. Ta chẳng thể nào làm được chi cả để thay đổi Nghiệp Lực của các tha nhân.” Như thế có quả là không khó chăng để gán cho đó là một thái độ cao quý ? Có sẽ là sai lầm chăng nếu như người ta nói rằng Hành Xả là một thái độ thuộc về tâm thức mà chẳng có quan tâm đến phúc lợi của chúng hữu tình và vẫn cứ mãi thờ ơ lãnh đạm với họ ? Vì lẽ ấy cần phải xem xét tại vì sao Hành Xả đã được xếp hạng như là một đức tính cao quý của Pháp Toàn Thiện.

Phải Kammassakatā Nghiệp Chủ mới được, chứ mình hành xả không được, nó sẽ rớt vô trạng thái lãnh đạm thờ ơ hay là mặc kệ nó. 

Nên mình đọc cái này hay mình coi phần hành xả này là  Kammassakatā Nghiệp Chủ. Quí cô biết trong Thập Phúc Hành Tông phần Chân Tri Chước Kiến Diṭṭhujukamma nó phải được phối hợp với Kammassakatā paññā Nghiệp chủ trí với Đại Thiện Tương Ưng Trí để mình tu tập, chỉ là tu tập chứ chưa nói là độ thì mới là Đại Thiện Tương Ưng Trí. Cái trí đó, cái paññā là phải Kammassakatā paññā, mình nhìn thấy được nghiệp lực của mình, chủ nhân của nghiệp lực của mình và mình mới nhìn nghiệp lực của chúng sinh, chủ nhân nghiệp lực của chúng sinh thì mình mới phối hợp nhau mới làm việc được.

Vậy thì khi mấy cô tu, giờ qua phần Dassanena ----> Kiến Giải.

Thí dụ, trong Kammassakatā Nghiệp Chủ của mình là người Nhị Nhân ở trong kiếp này thì khó có cơ hội để mình đi đến đạo quả, vì chỉ có người Tam Nhân mới đi đến đạo quả được.

Thứ hai nữa, quí cô phải tìm tới nữa. Khi Phật lịch qua tới 2000 năm tới giai đoạn 3000 năm thì người chứng đắc Vô Sinh Alahan hết cơ hội, chỉ còn có Tam Quả, Nhị Quả, và Sơ Quả, còn Alahan chỉ còn 1000 năm với 2000 năm lúc đầu thôi. Mình đây qua tới 2566 năm rồi.

Do đó, giai đoạn này cho tới 3000 năm tính ngã mạn khó mà độ được, ngay cả mình, ngay cả chúng sinh. Cái đó Kammassakatā paññā Nghiệp Chủ Trí. Mình ráng vô độ có khi mình gục ngã trong cái vô minh chứ không phải paññā trí.

Thứ hai, thí dụ như người này xưa họ bỏn xẻn keo kiệt, họ không từng bố thí xả thí cho cái gì hết, họ cứ tích lũy ôm ấp cất giữ, bây giờ mình thấy họ nghèo khổ mà lại là người thân của mình, mình đem tất cả tiền bạc của cải tới cho. Không thấm được.

Dẫn chứng một câu chuyện rất rõ ràng. Con ngạ quỉ bụng to như cái bùng binh mà cái miệng nhỏ như lỗ kim và nó đứng bên giòng sông mà nó không thấy, nó chỉ thấy đất khô cạn, nó đứng chỗ nào là đất khô cạn chỗ đó. Mà nó rất khát nước. Nó gặp 30 vị tỳ khưu trên đi bát, nó chạy ra cầu cứu xin nước. Các vị tỳ khưu nói bên kia là giòng sông ngươi không thấy sao?

Nó trả lời là: Không thấy sông, ta nhìn xuống là thấy sa mạc thấy đất nức nẻ khô cằn không có nước.

Thì đó là cái nghiệp của nó.

Các vị tỳ khưu nói: Thôi nhà ngươi nằm xuống ta múc nước cho ngươi uống.

Con ngã quỉ nằm xuống, 30 vị tỳ khưu thay phiên nhau múc nước đổ vô, người này người kia hỏi nó:

- Ngươi có nhận được nước ta đổ vô miệng ngươi không?

Con dạ xoa nói: Nếu ta nhận được giọt nước nào từ các ông thì ta đã giải thoát rồi. Sự thật nãy giờ nước chảy qua hai bên miệng của ta và không có giọt nước nào lọt vô trong miệng của ta hết.

Thì 30 vị tỳ khưu nói chúng ta phải đi bát và từ giả con ngạ quỉ đứng khóc la vì không có một giọt nước.

Vì trong quá khứ con ngã quỉ đập bể bát một vì Độc Giác Phật, cho nên bây giờ bị đói khát. Kammassakatā Nghiệp Chủ của nó, 30 vị tỳ khưu sốt ruột, bỏ hết thời gian đi bát để múc nước cho nó mà cứu nó không được.

Người Việt Nam không hiểu họ mới nói một câu định kiến hay một câu thành kiến là: "Cây khô tưới nước vẫn khô. Phận nghèo đi đến xứ mô cũng nghèo"

Câu đó là thành kiến là định kiến, không thay đổi được. Nhưng đứng dưới góc độ của Kammassakatā paññā Nghiệp Chủ Trí sẽ thấy được đó là do nghiệp báo hay là Chủ Nhân của Nghiệp Lực.

Vậy thì nhìn qua Dassanena Kiến Giải thì đầu tiên là phải có Chân Tri Chước Kiến Diṭṭhujukamma. Thứ hai là phải có Kammassakatā paññā Nghiệp Chủ Trí, thì mới nhìn qua Dassanena - Kiến Giải này với việc tu tập của mình được.

Bây giờ quí cô hỏi Sư là quí cô là Nhị Nhân hay Tam Nhân? Mình phải biết, mình không có than thở, không oán trách hay là không có đổi thừa, mình đã Dassanena - Kiến Giải, mình đã hiểu rồi, bắt đầu mình lo tu tập, lo trau dồi, lo chạy, đó là Dassanena - Kiến Giải.

Phải có:

1. Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước Kiến 

2. Kammassakatā paññā Nghiệp Chủ Trí

3. Rồi mới Dassanena Pahàtabba - Kiến giải đoạn trừ

Đọc qua phần tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí phát triển tới một trí tuệ gọi là Paññādasaka dịch là Thập Phần Trí Tuệ, hay là hoàn hảo vuông tròn đủ 10. dasa là bộ 10, dịch là thập phần nghĩa là hoàn hảo. 

Paññādasaka dịch là Thập Phần Trí Tuệ

Paññādasaka là ở trạng tuổi 50 tới 60 là giai đoạn chín mùi, không thiếu thứ gì, từ đó trở về sau giảm dần. 

Còn giai đoạn tuổi từ 40 đến 50 là giai đoạn bồi dưỡng.

Tuổi từ 20, 30, 40 là giai đoạn thuộc về sức khỏe, và trí tuệ đi đôi. Nhưng trong trạng thái vừa phát triển về sức khỏe và vừa phát triển về trí tuệ, do đó trí tuệ không ổn định mà còn hao hụt vì tầm cầu tìm kiếm. Nhưng tới giai đoạn 50 tới  60 là sức khỏe ổn định trí tuệ mới phát sáng lên.

Mình vuột tay khi mình biết rồi mình quay trở lại thì mình đã vượt qua phần Paññādasaka thập hoàn hảo rồi. Bắt đầu mình nhìn Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước Kiến, tức là mình phải bổ túc phần Thập Phúc Hành Tông thôi. Tại vì mình biết mình đã ở vị trí Kammassakatā paññā Nghiệp Chủ Trí và mình qua khỏi giai đoạn Paññādasaka thập hoàn hảo rồi, giờ mình chỉ lo phần Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến. Đi tới phần Dassanena Pahàtabba - Kiến giải đoạn trừ mình không có cơ hội, khó lắm.

Nếu như không có cơ hội mà mình muốn nữa và mình vẫn muốn là mình muốn giải thoát, chứ không muốn sinh tử luân hồi trôi lăn, thì mình phải nương vào trong bậc thiện trí.

Thì phần nhân sinh trí tuệ có 2 điểm chính, nó có 6 điều, Sư nhắc 2 điều chính là: 

1. Xa lánh người thiểu trí.

2. Kết giao với bậc hiền trí Paṇdita

Có 2 từ về hiền trí là: 

Paṇdita -= Hiền Trí và 

Sappurisa = Hiền Triết

Trong phần nhân sinh trí tuệ quí Phật tử phải nương vào bậc hiền trí Paṇdita. 

Khi mình biết được nghiệp lực chủ Kammassakatā paññā của mình rồi mình muốn Dassanena Pahàtabba - Kiến giải đoạn trừ.

Vậy thì đứng ở góc độ này tức là nhìn xuống cũng được mà nhìn lên cũng được, paññā trí tuệ giải quyết bằng Đại Thiện Tương Ưng Trí. Dassanena Pahàtabba - Kiến giải đoạn trừ làm chủ lực, nhìn thấy được, nhưng góc độ  paññā Kammassakatā nghiệp chủ làm được Dassanena Pahàtabba - Kiến giải đoạn trừ và Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến, nó ở trong giai đoạn Paññādasaka Thập Phần Trí Tuệ là toàn hảo rồi thì mình nhìn trở lại nghiệp lực chủ trí Kammassakatā paññā của mình

Cũng vậy, mình nhìn qua người mình muốn độ cũng vậy, nếu họ qua giai đoạn Paññādasaka Thập Phần Trí Tuệ thì bắt đầu mình phải khai thác Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến của mình cho họ làm Kāyavatthu Thân vật làm pháp nương đỗ.

  Lúc đó thì phải lấy pháp nương đỗ, chứ không có cách nào hơn, tức là mình phải xa lánh không nên gần người thiểu trí, vì có thể gây nguy hại cho mình tạo thêm nghiệp báo nữa. Người thiểu trí gây cho mình tạo thêm nghiệp báo làm cho mình trôi lăn nữa. Và nguyện của mình muốn phóng khí còn xa nữa.

Thứ hai nữa là mình gần bậc hiền trí, bậc hiền trí này là họ có đủ 3 ân đức là:- Giới đức sīlagunna, tịnh đức samādhigunna,  tuệ đức paññāgunna, Bậc hiền trí có 3 điều ân đức đó thì mình nương.

Còn Sappurisa = bậc Hiền Triết có 7 pháp là: tri nhân, tri quả, tri kỷ, tri bỉ, tri thời, tri hội, tri độ.

Như vậy thì khi gần các vị hiền trí có đủ 3 giới ân đức: giới đức sīlagunna, tịnh đức samādhigunna,  tuệ đức paññāgunna thì lúc đó mình có cơ hội để mình Dassanena Pahàtabba - Kiến giải đoạn trừ được. Vì khi mình ở gần người hiền trí nhắc mình về giới, nhắc mình tu thiền để tâm mình được an trú, nhắc về tuệ để mình diệt vô minh trong hành động: thân, ngữ, và ý. Do đó, mình phải nương vào bậc hiền trí.

Khi mình đi tới phần Dassanena Pahàtabba - Kiến giải đoạn trừ thì mình phải coi lại, mình Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến mình trước. Cũng như mình muốn đi Dassanena Pahàtabba - Kiến giải đoạn trừ tha nhân với một chúng sinh hữu duyên với mình thì mình cũng phải Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến rồi Kammassakatā paññā rồi mình có Dassanena Pahàtabba - Kiến giải đoạn trừ được. Đi từng bước như vậy.

Bây giờ con đường tu tập của mình tới đâu mình phải tư khảo thẩm sát mình trước. Khi nhìn vô Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến về nghiệp lực của mình qua phần Kammassakatā paññā thì thấy đường tu tập của mình thuận hay là nghịch, bắt đầu mình biết, khi nó nghịch mình ở trong nghịch đó mình có cơ hội để tạo pháp thuận không, tại vì Paṭṭhāṇa sẽ là cơ duyên đảo ngược lại được nếu mình biết áp dụng Paṭṭhāṇa, còn không thì trôi lăn.

Do đó, thì Pahàtabba này là mấy cô phải biết. Mình phải thẩm sát mình. Mình có phải là người Nhị Nhân không?  Mình không biết.  Mình có phải là người Tam Nhân không? Mình không biết. Mình có nghèo không? Mình không biết. Mình có điều kiện để tu không? Mình không biết. Nếu không được thì mình phải làm chim di chú bay theo con chim mạnh là bậc hiền trí.

Có đủ phương cách để bỏ con đường mình đi. Con đường tu tập phải có phương pháp hay con đường kim chỉ nam để mình đi. Mình đi độ người ta cũng vậy. Đầu tiên là phải có Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến về đối tượng đó, mình thấy đúng, hiểu biết đúng. Bắt đầu mình mở nhãn căn mình tiếp nữa. Lúc đó tâm mình không giao động, mình ở trong hành xả Balamat, chứ mình còn ở trong Từ Ái Mettā pāramī thì mình còn giao động, mình thương chúng sinh thì tâm mình còn rung động.

Ái có 3 là:

1. Tình ái là nam nữ.

2. Luyến ái là cha con hay mẹ con.

3. Từ ái là chúng sinh.

Mình không biết lọt trong ái nào 

Còn hành xả thì tâm mình quân bình.

Khi đọc phần Từ Ái Pāramī thì đầu tiên là mình phải biết có 3 loại ái là tình ái, luyến ái, từ ái. Và Từ ái là vô lượng vô biên Brahma Vihara là phạm hạnh của bậc phạm trú Brahma Vihara thì mình mới đi được, nhưng lúc đó chưa nhìn được Kammassakatā nghiệp hữu của người ta, chỉ phát lòng từ ra được nhưng không hấp thu vô được, nhiều khi còn bị nó dội ra. Từ ái của mình muốn đưa ra độ chúng sinh không đón nhận được vì nghiệp của họ, mà bị dội ra, lúc đó tâm mình bị giao động, mình sẽ không bình tỉnh được.

Như trường hợp anh Tâm Việt cô Diệu Giác, như bữa đó muốn đêm thằng Bo đi, nhưng Kammassakatā nghiệp hữu của nó nên ba nó giữ nó lại, mình rúng động, lúc đó mình có Từ Ái, mình chưa qua Hành Xả được. Nhìn qua cái nghiệp của nó trong kiếp quá khứ nó giữ cha nó bây giờ cha nó giữ nó lại. Vay trả, trả vay oan oan tương báo.

Nhìn vô cái đó mới thấy mình Hành Xả được, còn không tâm mình rúng động, tâm mình giao động buồn phiền lo lắng, mình muốn độ mà không độ được mình cũng buồn, nhất là gia đình mình hay người thân của mình. Nhưng thật ra mỗi chúng sinh có nghiệp riêng của họ, và có chủ nhân nghiệp lực của họ và nó tới giữ gìn cái nghiệp lực này nghiệp báo này. Nó là chủ nhân, nó tới giữ mình không có xâm phạm vô được, hay nó là sản địa sinh ra nghiệp lực của người này rồi, thì nó ở đó mình không có cách nào làm khác hơn.  Cái đó mình mới Hành Xả được, mình đi thử hai ba lần.

Đức Phật Ngài độ giòng họ Sākya,  Ngài cản 3 lần nhưng khi Ngài nhìn thấy là oan trái thì Ngài rút lui không đi tới nữa. vua Lưu Ly là Virūḍhaka giết hết giòng tộc Sākya của Ngài. Nhưng Ngài có độ, Ngài trở qua Ngài nói: Những cái gì mình vay mình trả đi, đừng có tạo nữa. Thì tất cả giòng tộc của Ngài lên ngựa áo mão cân đai mà đứng yên, bên kia vô chém giết hết. Rồi sau khi quân giặc say sưa hoan hỉ rồi trở về, trên đường về chưa tới biên giới đất nước của họ thì mệt quân lính ngừng nghỉ dựng lều bên bờ sông nghỉ ngơi đế sáng mai qua sông đi về đất nước của họ, thì trong đêm đó mưa xuống cuốn trôi hết cái làng và đoàn quân cũng bị cuốn trôi theo giòng nước đó. 

Thì Đức Phật nhìn thấy là giòng họ này, đoàn quân này trong một kiếp quá khứ đánh bắt hết các thủy tề của giòng sông thì bây giờ bị các thủy tề của giòng sông ăn thịt lại. Oan oan tương báo. Với trí tuệ  Kammassakatā paññā mới nhìn thấy được.

Khi mình hiểu được cái đó bằng Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến này thì phần Dassanena Pahàtabba - Kiến giải đoạn trừ mình mới bình tỉnh độ chúng sinh được.

Vậy thì khi mình độ chúng sinh với 2 con đường mình biết:

1. Kiết sử Saṃyojana, là con đường trôi lăn 

2. Lậu hoặc āsava là con đường chìm đắm

Kiết sử và lậu hoặc đi song song với nhau, song hành với nhau và rượt đuổi nhau và kết nối nhau, nó không có riêng rẽ và rời rạc. Như vậy thì khi mình nhìn được 2 loại này vừa kiết sử vừa lậu hoặc mình gỡ ra không nổi.

Khi mình tới giai đoạn này, Phật lịch này, mình viết mỗi Rằm tháng Tư là số phật lịch lên một số hiện nay là 2566. Thì khi qua khỏi 2500 thì cái giai đoạn mà 5 thượng phần Kiết Sử càng ngày càng bị hạn chế khó mà độ người ta, diệt màn vô minh khó lắm, mà muốn dẹp màn vô minh họ phải thấy Tứ Đế họ mới dẹp được vô minh. Thứ hai là diệt được ngã mạn của họ cũng khó. Thứ ba, diệt phóng dật của họ khó lắm. Phóng dật này không phải phóng dật triền cái, phóng dật này là phóng dật kiết sử. Với khoa học hiện tại ngày hôm nay thì con người ta phóng dật nhiều nữa. Với khoa học hiện đại ngày hôm nay con người cứ lao vô chơi game điện tử, tâm bị bắt vô mấy cảnh đó khó mà ra khỏi.

Và khi họ chấp nhận được khoa học này là một sự văn minh làm cho kiến thức của họ được an vui thích thú thì những phần tâm linh đưa vô trội ngược lại, nó sẽ phóng dật lại với cái sự đón nhận cần thiết của tâm linh càng bị dội ngược ra. Rồi mình nhìn tới cái đó mình mới thấy con cháu của mình Kammassakatā Nghiệp Chủ đi vào trong vòng phóng dật văn minh của khoa học. Thì phần mình đi mà đưa vô thì bắt đầu nó dạt ra và nó càng ngày nó càng lún sâu vô trong đó với hình thức của lậu hoặc gỡ không ra. 

Bây giờ con cháu của mình gỡ có ra không, nó chìm trong lậu hoặc rồi thì Kammassakatā này vô phương, mình kêu nó làm Thập Phúc Hành Tông, nó muốn làm thì nó làm nó không muốn làm thì thôi. 

Tại vì Phật lịch lên và khoa học hiện đại lên, rồi tới một giai đoạn những năm tới 2024, 2025 này họ tàn sát nhau, và 50 năm nữa lúc đó không còn chiến tranh thế giới an lạc lại không còn chiến tranh, nhưng trở lại không còn khoa học, không có binh sĩ, không có vũ khí, tới 50 năm nữa mới yên. Cái Kammassakatā Nghiệp Chủ sẽ đi tới cái đó nhìn thấy được. Lúc đó mình không còn nữa, mình ở trên nhìn xuống thấy chúng sinh an vui mình an tâm mình tu, còn bây giờ mình còn lo nên không tu được.

Ngày hôm nay nước Mỹ này thôi covid tấn công vô mấy đứa trẻ không đánh người lớn, mà đánh mấy người trẻ cha mẹ của nó là kiết sử phóng dật không yên tại vì không biết Kammassakatā Nghiệp Chủ, nên bị rớt vô hoảng hốt.

Do đó, mình mới thấy là Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến rất là khó cho mình và cho chúng sinh với 2 lãnh vực Kiết Sử và Lậu Hoặc. Thì những cái này là càng đi tới, tại vì con người ta tạo tác và người ta không có ở trong giới luật, tâm của họ không có yên nghĩ cái này nghĩ cái kia mưu cao tính kế, nghĩ những cái hơn người ta muốn lừa gạt người, trí tuệ của họ lu mờ dần, lúc bấy giờ các bậc hiền trí lánh xa. Ở ngoài thì nhiễu nhương. Đó là phần Dassanena Pahàtabba - Kiến giải đoạn trừ.

Khi mình thấy Dassanena  - Kiến giải rồi thì  Pahàtabba khó thực hiện được. Khi kiến giải rồi thì mình muốn phóng khí muốn đoạn trừ nó, muốn đoạn tận nó thì mình phải có phương pháp hay là mình phải có tài đức mình mới làm được cái điều đó. Khó lắm với thế hệ tới này. Giống như thời điểm này mình phải chạy đua với khoa học về mặt tâm linh mới làm được.

Nên Sư mới nói trong mùa an cư này Sư phải làm từ 4 giờ sáng cho tới 12 giờ khuya không nghỉ mà làm việc liên tục, ngày nghỉ 4 tiếng, Sư phải làm tất cả Pahàtabba - các đoạn trừ đưa qua Kammassakatā paññā nghiệp lực chủ trí mới Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến mới độ được chúng sinh. Không có phương cách nào. Với hạnh nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác họ phải làm điều đó cho chúng sinh vì họ đang làm hạnh nguyện Balamat của họ.

Những người không có giới đức họ sống buông thả, họ sống mưu mô tính toán mà tâm họ không định thì mình khó đi trong con đường độ sinh họ. Mà trong thời gian đó mình phải ẩn trú mình mới có nội lực được.

Không được nản, cái nghiệp chúng sinh tạo mà mình muốn độ thì 2 cái đó đi ngược nhau. Mình nhìn những người nhà của mình họ không ngừng, họ muốn nói thì nói, muốn ăn thì ăn, hay muốn hành động đều không nằm trong sự kiện kỷ luật nào hết hay trong khuôn khổ nào trong đó thì bắt đầu là kiết sử rồi, những sợi giây cột trói lại

 Mình xa lánh những người thiểu trí hay những người không có trí tuệ hay là người ngu thì quí cô không biết làm sao, nhất là người đó là người nhà người thương của mình mà họ lại là người thiểu trí thì mình vô phương rồi.

Như cô Mười đây có người con, giờ cô lo cho cô chưa xong, giờ cô kéo người con theo, nó kéo ngược cô lại cô chìm luôn. Thì tại sao nó kéo cô lại được? Là do ái luyến cô mất Tử Ái và mất Hành Xả, cô ái luyến nó cô phải đi theo nó. Vì mẹ với con mà, thì mình không qua được hành xả, dính vô từ ái, do từ ái mình đi độ nó bằng từ ái, chứ mình không độ nó bằng hành xả, nó kéo mình lại trong ái luyến rồi mình rớt trong ái dục này. Sư nhìn thấy cái đó là Kammassakatā là chủ nhân nghiệp nó kéo, mình tới độ nó, nó độ lại mình.

Vậy thì 2 Kiết sử và Lậu hoặc này, khi mình có dược 3 bước Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến, Kammassakatā paññā nghiệp lực chủ trí, Dassanena Pahàtabba - Kiến giải đoạn trừ, mình nhìn vô 2 bước Kiết Sử và Lậu Hoặc, bước nào mình giải quyết được thì 5 thượng phần kiết sử  mình không bàn tới nó. Tại vì nó ở đó hoài, bây giờ 3 thượng phần kiết sử đầu tiên mình phải làm điều đó trong Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến thì 3 thượng phần kiết sử đó mình phải làm và mình có kế hoạch.

Giờ mình đi qua kế hoạch đó.

10 Kiết Sử là:

1. Thân kiến - Sakkāyadiṭṭhi

2. Hoài Nghi - vicikicchā

3. Giới Cấm Thủ - sīlabbataparāmāso

4. Tham - kāmacchando

5. Sân -  byāpādo

6. Ái Sắc Giới - Rūparāgo

7. Ái Vô Sắc Giới - arūparāgo

8. Phóng Dật - uddhaccaṃ

9. Ngã Mạn - māno

10. Vô Minh - avijjā

 Bây giờ 5 Thượng Phần Kiết Sử từ số 6 tói số 10 không bàn tới.

6. Ái Sắc Giới - Rūparāgo

7. Ái Vô Sắc Giới - arūparāgo

8. Phóng Dật - uddhaccaṃ

9. Ngã Mạn - māno

10. Vô Minh - avijjā

5 Thượng phần kiết sử này tới Alahan.

Từ phần số 1 đến số 3 là hạ phần kiết sử

1. Thân kiến - Sakkāyadiṭṭhi

2. Hoài Nghi - vicikicchā

3. Giới Cấm Thủ - sīlabbataparāmāso

3 Hạ Phần Kiết Sử cho phần Thất Lai

Từ số 4 đến số 5 dành cho bậc Nhất Lai và Bất Lai

4. Tham - kāmacchando

5. Sân -  byāpādo

Bắt đầu mình có kế hoạch:

Tâm chỉ bắt một cảnh. Khi tâm bắt vô cảnh nào thì ở trong cảnh đó thôi, và cảnh đó sẽ là cảnh duyên hay nó sẽ là nhân duyên cho tâm mình đi tới đối tượng đó hay tới Thân, Ngữ, Ý của mình để hành động với cảnh duyên đó với Paṭṭhāṇa (vị trí) đó.

Bây giờ mình áp dụng với Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến.

Thập Phúc Hành Tông hay gọi là Phúc Nghiệp Sự gồm:

1. Xả Thí

2. Trì Giới 

3. Tu Tập

4. Cung Kỉnh

5. Phụng Hành

6. Thuyết Pháp

7. Thính Pháp

8. Tùy Hỷ Công Đức

9. Hồi Hướng

10. Chân Tri Chước Kiến.

Thì 3 hạ phần kiết sử:

 1. Thân kiến - Sakkāyadiṭṭhi, 

2. Hoài Nghi - vicikicchā, 

3. Giới Cấm Thủ - sīlabbataparāmāso

Ba cái này mình phải Pahàtabba đoạn trừ hay phóng khí nó. Rồi mình tách ra rồi mình Dassanena Kiến giải với Kammassakatā nghiệp lực chủ của mình 3 Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ của mình ở loại nào? 

Mình có ở trong Hoài nghi này không? Mình có trong Thân Kiến này không? Mình có trong Giới Cấm Thủ này không? Hay là có hết cả 3?

Bây giờ mình đi từng bước ngược lại.

Mình muốn  Pahàtabba đoạn trừ hay phóng khí nó thì mình phải nhìn vô Dassanena Kiến giải của mình ở trong Kammassakatā nghiệp lực chủ với paññā trí tuệ mình nhìn vô.

Dassanena Pahàtabba Kiến giải đoạn trừ mình nhìn vô Kammassakatā nghiệp lực chủ  với Trí Tuệ của mình Đại Thiện Tương Ưng Trí, thì mình mới Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến thì mình mới làm trong Thập Phúc Hành Tông này.

Mình muốn Pahàtabba đoạn trừ với 3 hạ phần kiết sử; Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ, thì mình phải coi Dassanena Kiến giải mình ở trong ba loại hạ phần kiết sử này mình có loại nào? Lúc bấy giờ mình Kammassakatā nghiệp lực chủ mình ở loại nào rồi dùng paññā trí tuệ mình nhìn vô Đại Thiện Tương Ưng Trí. Mình đi paññā nhìn vô Kammassakatā sau khi mình biết Dassanena Kiến giải ở trong phần kiết sử nào. Rồi bắt đầu mình mới đi Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến với Thập Phúc Hành Tông.

 Mình học phần nhân duyên Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, với 3 duyên, với 9 duyên, 6 duyên và 3 nhân, 3 duyên là một nhân, cái đó mình đi theo Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến này, rồi mình đi qua phần Thập Phúc Hành Tông, đi qua Thập Thiện Nghiệp Balamat mình đi thì kiết sử mới rớt. Không có cách nào lấy pháp gì để diệt hoài nghi, mà phải lấy pháp của Thập Phúc Hành Tông để diệt hoài nghi, lấy pháp Thập Thiện Nghiệp để diệt hoài nghi, lấy pháp Balamat để diệt hoài nghi. Chứ không phải nhìn vô hoài nghi để diệt nó.

Thí dụ, hoài nghi về ân đức Phật, hoài nghi ân đức Pháp, hoài nghi ân đức Tăng. Đầu tiên mình phải đi chính pháp thì mới phá hoài nghi của ân Đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng có hay không, đúng hay sai, Pahàtabba đoạn trừ.

Muốn phá hoài nghi thì phải đi chính pháp, mình đi chính pháp mình mới phá hoài nghi, còn không phải nữa, mình phá hoài nghi mình đi chính pháp xong, mình phải nói pháp nữa để mình diệt thân kiến này chứ còn không thì mình cũng còn trong góc độ đó.

Sư nhắc lại. 

Muốn Pahàtabba đoạn trừ kiết sử Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ thì mình phải Dassanena Kiến giải mình ở trong kiết sử nào. Rồi từ paññā trí tuệ Đại Thiện Tương Ưng Trí mới nhìn Kammassakatā nghiệp lực chủ của mình là loại nào thì mình mới Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến đi với Thập Phúc Hành Tông để diệt kiết sử, lấy pháp Thập Thiện Nghiệp để diệt kiết sử, lấy pháp Balamat để diệt kiết sử.

Từng bước mình đi có phương pháp mình mới lọc mới gỡ và mình mới phóng khí đoạn trừ.

Trong phần Phụng Hành có Chú Giải ghi là Nỗ Lực Biện Thành, tức là mình phải ra sức trong 2 pháp, Pháp Học và Pháp Hành với Phụng Hành. 

Mình Phụng Hành với các Pháp Học và Pháp Hành thì mới diệt được cái kiết sử mình được. Trước đây mình học là "cung kỉnh bất như phụng mệnh" người trưởng lão nói cái gì mình phải nghe hay là bậc thầy nói cái gì mình phải thực hành theo, nhưng người thầy hay người trưởng lão nói mình phải nghe mình phụng hành mình thực hành theo Pháp Học và Pháp Hành với Nỗ Lực Biện Thành thực hiện cho bằng được cho thành tựu nên gọi là Phụng Hành. Chứ không phải nói suông hay là nói cho có hình thức. Pháp Học và Pháp Hành phải đi đôi.

Thì khi mình nỗ lực trong Pháp Học Pháp Hành nỗ lực biện thành mình thực hiện theo giới cấm thủ là cái gì mình chấp vô mình giữ nó phá, cái thân kiến nó phá, cái hoài nghi nó phá, với một cái Phụng Hành thôi mình giải đáp được Dassanena Kiến Giải mình có Pahàtabba đoạn trừ 

Phụng Hành không phải là nghe lời của hiệp thế. Phụng Hành là thực hiện Pháp Học và Pháp Hành Nỗ Lực Biện Thành mình phải thực hành theo. Pháp nào mình học pháp đó phải hành, pháp nào mình hành pháp đó phải được học. 

Những đường mình đi như vậy là Dassanena Kiến Giải, là mình thấy có một tri kiến mà Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến để rạch đường mình đi.

Thiền sinh: Thưa Sư ngay chổ Kammassakatā paññā nghiệp lực chủ trí, thì paññā nếu mình bất tương ưng trí thì vô phương.

Thứ 2 là trong trường hợp này nó phải là vô dẫn, nếu trường hợp hữu dẫn thì nó ...

HT trả lời: Có 6 nguyên nhân cho hữu dẫn, 6 nguyên nhân cho vô dẫn. Mình chỉ có 2 đôi là đôi thứ nhất và đôi thứ 3 là đôi Đại Thiện Tương Ưng Trí đôi thứt 1 và đôi Đại Thiện Tương Ưng Trí đôi thứ 3. Còn đôi 2 và đôi 4 Bất Tương Ưng Trí là vô phương. Mà vô dẫn nó trổ quả nhiều hơn hữu dẫn thì năng lực nó lên nữa và quả phước báu nhiều lên nữa. Nếu nói tới người có tâm vô dẫn cái đầu tiên nhất phải nhớ là thân tâm phải kiện cường, nếu thân của họ yếu tâm của họ muội lượt họ không vô dẫn được.

Do đó, phần tâm vô dẫn đầu tiên là thân tâm phải cường tráng phải kiên cường, chứ thân yếu thì không được, thân mình yếu tâm mình yếu không đủ sức mở mang trí tuệ được.

8 Tâm Đại Thiện, qúi cô chỉ có đôi thứ nhất và đôi thứ 3 Tương Ưng Trí với đủ 3 Nhân

đôi thứ nhất

1) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

2) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ hai

3) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

4) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ ba

5) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

6) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng  Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ tư

7) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

8) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)


Thiền sinh: Thưa Sư vậy cái người vô dẫn họ có ở trong cái hỉ rồi mới xả?

HT trả lời: Chưa chắc, Đức Phật Ngài dùng tâm xả thọ, Ngài ít dùng tâm hỉ. Ngài thường xuyên dùng tâm xả thọ, ít khi nào Ngài dùng tâm hỉ. Ít khi nào Ngài cười, mà khi Ngài cười là có lý do, Ngài ít dùng tâm hỉ (Somanassavedanā) mà dùng tâm xả (Upekkhavedanā) thường hơn.

Khi mình hiểu được hai đôi tâm, đôi tâm 1, đôi tâm 3, thì hỉ thọ và xả thọ thì lại có cái lọc nữa là hữu dẫn và vô dẫn, thì cái vô dẫn nó mạnh hơn hữu dẫn, cái xả mạnh hơn hỉ.

Với tâm từ ái mình đi hỉ thọ, tâm từ ái đi xả thọ khó lắm, tâm mình phải hoan hỉ, nhưng phải quyết tâm với hành xả để vượt qua giai đoạn của từ ái Balamat thì mình phải có Kammassakatā paññā nghiệp lực chủ trí chính xác mới được. 

Những cái đó là những chi tiết Sư bổ túc cho các quí cô trong khi mình muốn tu tập mà mình muốn nguyện là giải thoát thì lúc bấy giờ mình áp dụng Paṭṭhāṇa vô mới được.

Giờ Sư áp dụng vô Paṭṭhāṇa.

 Paṭṭhāṇa đầu tiên là phần Nhân Duyên, Thiện làm duyên cho Thiện. Thế thì khi mình đi tới nhân thiện của nhân duyên này thì mình có Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, thì mình có 37 tâm thiện và 38 tâm sở.

Vậy thì khi mình có những yếu tố Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, thì bắt đầu mình Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến trong xả thí này mình sài bao nhiêu nhân của mãnh lực nhân duyên để làm việc thiện.

Trong xả thí áp dụng vô nhân duyên pháp Thiện làm duyên pháp Thiện mình phải biết. Xả thí có 2 vế là vật phẩm thí và người thọ thí. Mình áp dụng vật phẩm thí là mình mỗi một lần dâng cúng vật thực đến Chư Tăng: "những thực phẩm này con làm hợp theo lẽ đạo làm trong sạch", đó là hình thức bên ngoài, tức là bắng mô hôi nước mắt bằng đồng tiền trong sạch của mình làm ra. Đó là vật xả thí trong sạch. Nhưng trong góc độ vật phẩm thí này hiệp theo lẽ đạo là có nhân Vô Tham, Vô Sân, Vô Si bằng cách năng duyên mới làm vật phẩm thí này theo mãnh lực nhân duyên làm việc xả thí.

Bây giờ mấy cô làm hiệp theo lẽ đạo nhưng trong khi mấy cô làm xả thí với vật phẩm thí này mấy cô còn dính vô một cái tham hay là mấy cô còn dính vô thiếu cái vô si thì vật phẩm thí này nó không phải mãnh lực nhân duyên làm.

 Áp dụng vô Paṭṭhāṇa trong phần thiện làm duyên cho thiện, vật phẩm thí này làm theo mãnh lực nhân duyên là mình làm với vô tham vô sân vô si thì mới ra được phần Kammassakatā paññā nghiệp lực chủ trí Đại Thiện Tương Ưng Trí với phần xả thí. Đó là một vế về phần vật phẩm thí.

Tới phần người thọ thí là người đón nhận việc xả thí mình có vô tham vô sân vô si không mới gọi là mãnh lực nhân duyên trong việc xả thí. Mấy cô bị trịch một cái thôi mình bị lệch một cái Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến của mình mà không đúng Paṭṭhāṇa vô tham vô sân vô si của mãnh lực nhân duyên thiện làm duyên bất thiện này là rớt vô phần bất thiện mãnh lực duyên không thành tựu, người thọ thí này có tham, cái phần cá nhân tuyển thí hay là Tăng đoàn xả thí, Tăng đoàn tuyển thí hai cái đó thuộc người thọ thí có tham sân si với người đó không, hay là vô tham vô sân vô si với người đó không.

Do đó, lúc bấy giờ làm Đại Thiện Tương Ưng Trí với 2 đôi, đôi 1 và đôi 3 thì phải biết là người thọ thí này với mãnh lực nhân duyên: "tôi  làm với Vô Tham Vô Sân Vô Si xả thí này chứ tôi không có đặt vấn đề gì duyên với người thọ thí này, thì mấy cô mới hưởng được phước diệt được kiết sử đó chứ không phải là cho người thọ thí, mình mượn người thọ thí để làm cái kiết sử kia. Mấy cô không đặt vô người thọ thí mà cô làm người thọ thí này là phương tiện Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến để diệt kiết sử của mình với mãnh lực nhân duyên.

Từ đó mỗi một cái mình làm như vậy dưới một trạng thái Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến với một mãnh lực của nhân duyên, dưới mãnh lực của vô tham vô sân vô si và với đôi Đại Thiện Tương Ưng Trí thứ 1 và đôi Đại Thiện Tương Ưng Trí thứ 3 mình làm một cái xả thí và vật thẩm thí này Vô Tham Vô Sân Vô Si và người thọ thí này vô tham vô si để mình diệt kiết sử chứ không có phải cột vô 2 cái vế đó, gọi là Paṭṭhāṇa dựa vô phần Dassanena Pahàtabba Kiến Giải đoạn trừ.

Thiền sinh: Như vậy thì không phải riêng với người thọ thí mà ngay với vật phẩm thí cũng vô tham vô sân vô si mình đặt vô trong đó.

HT trả lời: Với vật phẩm thí mình quên, tại vì mình đang ở trong góc độ phóng dật chưa hết đối với bậc Thánh nhân và họ không có phóng dật thì họ làm ra thì là Duy Tác thôi. Còn mình đang làm mà phóng dật mình còn thì chỉ là thiện thôi, thiện có quả báo, còn Duy Tác thì không có quả báo, mà mình diệt được kiết sử; thân kiến; hoài nghi; và giới cấm thủ; thì coi như mình vượt qua 3 giai đoạn thiện thì mình mới đi tới phần Duy Tác thì mình mới là giải thoát Dassanena Pahàtabba Kiến Giải đoạn trừ. Còn cái kia mình đang làm với dạng còn quả báo dù là quả thiện

Tại vì trong phần Kammassakatā paññā nghiệp lực chủ trí nó có 10 điều mà đọc 10 điều này mới thấy sợ, tức là mỗi tác thiện tác ác, mỗi việc làm thiện mỗi việc làm ác đều có hệ quả hay quả báo, trừ khi mình qua Duy Tác thôi, thì cái đó mới là Kammassakatā mình nhìn mới thấy là chủ nhân của nghiệp lực, tức là làm việc thiện cũng có phước làm việc ác cũng có quả báo. 

Do đó mình mới bắt đầu làm Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến và mình làm việc với trạng thái mãnh lực nhân duyên để mình gieo, mình đang gieo nhân nào thì mình gặt hái quả đó thì lúc đó khi những kiết sử này cột trói mình bắt đầu giảm dần nó không thúc phược mình nữa, chứ còn mình không biết mình làm cái gì cũng thúc phược hết kiết sử hết làm sao mình giải thoát được nếu mình không biết nhìn cái Kammassakatā paññā nghiệp lực chủ trí để mình giải thoát ra, vậy thì Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến không có cơ hội nhìn vô Thập Phúc Hành Tông chưa nói tới Balamat.

Vậy thì muốn Pahàtabba đoạn trừ mình phải Dassanena. Mà muốn Dassanena mình phải có paññā trí tuệ mình nhìn Kammassakatā nghiệp lực chủ với đôi Đại Thiện thứ nhất và đôi Đại Thiện thứ ba và khi mình Kammassakatā nghiệp lực chủ rồi mình Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến thực hiện mỗi một cái Thập Phúc Hành Tông với mãnh lực nhân duyên với 3 nhân Vô Thâm, Vô Sân, Vô Si với vật phẩm thí ngay cả người thọ thí mình cũng áp dụng với Paṭṭhāṇa mới thành tựu được, chứ còn không mình bị kiết sử lại.

Mỗi ngày mấy cô đi bát, về mình phải quán tưởng lại, bữa nay mình làm một bước như sáng nay mình học xả thí mình ngồi thọ thí mình có Kammassakatā không, mình có Paṭṭhāṇa mình có nhân duyên không, hay mình có Diṭṭhujukamma Chân Tri Chước kiến. Mỗi ngày mình làm như vậy đó, mình có sự tu tập, trì giới cũng vậy, tu tập cũng vầy, mấy cô làm cái foundation nó chắc thì mấy cô mới làm cái bệ phóng nó qua khỏi cái kiết sử này được./.