Sunday, December 18, 2022

012 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 7 tháng 5, 2022

 012 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 7 tháng 5, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "012- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Trước khi chúng ta đi vô phần học mới của ngày hôm nay, các qúi Phật tử có câu hỏi thắc mắc gì Sư sẽ giảng.

Trong khi chờ đời qúi Phật tử có thắc mắc gì thì Sư thông báo là trong tuần vừa rồi Sư có nhận được một số check của các quí Phật tử gửi về Tứ Phương Tăng Tự để cúng dường để gây qũy in ấn kinh sách. Thì Sư nhắc nhở qúi Phật tử. Các qúi Phật tử từ đây trở về sau những tịnh tài mà qúi Phật tử cúng dường cho Sư hay cúng dường in ấn Kinh Sách hay cúng dường Tam Bảo thì Sư đều đưa vào quĩ in ấn kinh sách. 

 Những phần qúi Phật tử cúng dường cho cá nhân Sư, hay cúng dường cho Tam Bảo, hay cúng dường in ấn kinh sách Sư đều gộp vô trong quyển in ấn kinh sách. Sư cúng dường cho Pháp Bảo. 

Thì qúi Phật tử coi trong danh sách phương danh thí chủ cúng dường, thứ nhất có tên mình và số tịnh tài sẽ hợp với số tịnh tài qúi Phật tử cúng dường.

Thứ hai,à Sư có chú thích xin phần hồi hướng cho người quá vãng Ông Bà Cửu Huyền Thất Tổ hai bên của qúi Phật tử.

Thứ ba, xin cầu an cho người còn đang tại tiền, thí dụ như là ông bà cha mẹ còn tại tiền. 

Qúi Phật tử viết gửi cho Sư, Sư để vô đây hết. Thì qúi Phật tử coi phần này. 

Tuy nhiên, ở trên phần phương danh thí chủ. Để Sư nhắc qúi Phật tử, khi Sư đến đất nước của Miến Điện, Chư Tăng qúi Ngài chỉ cho ta học pháp Nava Lokuttarakamma Dāna, bất cứ một tịnh tài nào mình cúng dường cho Thiền Viện Mahasi hay Thiền Viện Chanay các vị viện chủ hay các vị thiền sư đều buột mình viết cái này lên trên bao thơ hay trên cái bọc cái bao mà mình muốn cúng dường hàng chữ: 

Nava Lokuttarakamma Dāna

Nava =  nghĩa là 9

Lokuttara = là Siêu Thế

Kamm - là nghiệp lực

Dāna = là xả thí

Nava Lokuttarakamma Dāna dịch ra là: Cửu Thí Nghiệp Lực Siêu Thế - Nava Lokuttarakamma Dāna

Khi mình cúng dường một chút gì, một đồng xu, một đồng bạc, qúi Phật tử cúng dường vào thì các qúi Ngài muốn cho mình gieo hạt giống hay gieo  duyên đến con đường nghiệp lực siêu thế là:

 Cửu Thí Nghiệp Lực Siêu Thế là: 4 đạo + 4 Quả +Niết Bàn. 

Chúng ta phải nhớ như vậy

Thì Sư để đằng sau trong phần quyển sách qúi Phật tử cúng dường cho Sư, cúng dường cho Tam Bảo.

Sư đều ghi là:

 Nava Lokuttarakamma Dāna - Cửu Thí Nghiệp Lực Siêu Thế.

Qúi Phật tử nhớ, từ đây về sau chúng ta gieo hạt giống đó là chúng ta hưởng phước báu này. Mà hưởng phước báu này một người Phật tử hay một vị thầy, một vị tăng, một vị ni, cầm quyển sách này đọc thì phước của các Phật tử cúng dường đây rót vô cho ông bà cha mẹ cửu huyền ông bà quyến thuộc.

Thứ hai, bộ sách Tam Tạng Sư làm cho người VN, Sư chọn logo (biểu tượng) Tứ Phương Tăng Tự

hình logo



Logo vòng tròn là 24 duyên. Tất cả các trung tâm thiền ở Miến Điện từ Mahasi tới Chanmyay, Panditarama, tất cả các nơi đều trọn 24 duyên này làm logo. Ở ngoài bờ tường của ngôi chùa cũng như ở trong các thiền viện, ngay cả thiền viện Dhamma Nanda của Ngài U Silananda cũng lấy logo 24 duyên. 

Tuy nhiên ở đây, có điểm Sư chia sẻ với qúi Phật tử là khác với logo 24 duyên của các vị khác của Miến Điện là chúng ta có cái hoa sen, đây là ý kiến rất qúi của chú Đức và cô Thảo nói: mình là người VN mình để hoa sen vào mới có giá trị của người VN. Mình làm kinh sách Tam Tạng cho người VN mình học, cho người Việt của mình quê hương mình, đồng bào của mình thì mình để biểu tượng hoa sen vào trong logo này, Sư thấy rất là qúi, rất là hay, nên từ đó logo của mình khác với những logo của các thiền viện bên Miến Điện, họ không phải là người Việt nên không có hoa sen, họ chỉ có vòng tròn nhỏ thôi, còn mình thì có hoa sen, mình phải tự hào, mình phải hoan hỉ với vấn đề đó

Thứ hai, Chư Thiên đem giáo pháp đến cho mình, do đó mình phải biết tri ơn.

Thứ ba, Sư thông báo là những quyển sách này sau khi in ấn xong Sư sẽ có một ban tu thư gồm các qúi Phật tử mình đây cùng nhau đi tới Liberty Library là Thư Viện Quốc Hội mình hiến cúng vào Thư Viện Hoa Kỳ thì họ sẽ ghi vào sổ sách là Tam Tạng Kinh Điển của người Việt Nam vào trong Thư Viện Quốc Hội. 

Những tên qúi Phật tử cúng dường đây cũng đi vào trong Thư Viện Quốc Hội. Sư muốn dành phần công đức đó hết sức là cao qúi, trước nhất là cho người Việt Nam mình, cho dân tộc VN mình, cho Phật tử người VN mình được sánh vai với tất cả các giáo phái khác và nhất là Thư Viện Quốc Hội sẽ đón nhận sẽ ghi nhận hết Tam Tạng Kinh Điển của mình. Hiện nay Thư Viện Quốc Hội có hơn 2 triệu quyển sách, đủ các thể loại ở trong Thư Viện Quốc Hội ở Washington DC, thì những quyển kinh sách này sẽ lần lượt được đi vào trong tủ kinh sách của Thư Viện Quốc Hội, qúi Phật tử cũng sẽ được hưởng, cũng như Tam Bảo của mình VN mình sẽ được hưởng phước đó.

Sư nhận được rất nhiều từ các vị Phật tử hảo tâm cúng dường cho Sư, Sư muốn nhắc là các qúi Phật tử muốn gửi về hay đã hoan hi gửi về thì Sư nhắc là trên bao thơ ghi là:

 Nava Lokuttarakamma Dāna - Cửu Thí Nghiệp Lực Siêu Thế.

Cái bảo tháp đang được lưu trữ tại Việt Nam Quốc Tự trên đường Trần Quốc Toản ngày xưa. Bảo tháp có 9 tầng đặt trên trái tim của HT Thích Quảng Đức, thì 9 tầng đó nghĩa là Nava Lokuttarakamma Dāna - Cửu Thí Nghiệp Lực Siêu Thế. Nó không phải là tầng trời Chư Thiên là Lục Dục Thiên là 6 cõi trời Dục Giới, còn nếu nói Chư Thiên Sắc Giới là 15, nếu nói Vô Sắc Giới là 4. Thì 9 tầng bảo tháp đặt trên cái chén đựng trái tim của HT Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự, bây giờ là trụ sở của thành hội thành phố Hồ Chí Minh,  9 tầng đó là Cửu Nghiệp Lực Siêu Thế .

Nếu mình bố thí cho một người nghèo hay là xây một ngôi chùa còn hơn xây cửu trùng đài.

Qúi Phật tử cúng dường một cái gì với ngôi Tam Bảo thì qúi Phật tử phải nhớ là chúng ta đang làm Nghiệp Lực Siêu Thế. Đó là một

Thứ hai, Đức vua Pasenadi Kosala một hôm đến hỏi Đức Phật một câu hỏi: "Con cúng dường Đức Phật là con biết là con cúng dường Phật Bảo, con cúng dường Chư Tăng gồm Tăng đoàn 4 vị trở lên là một Tăng đoàn thì con biết là cúng dường cho Tăng bảo. Thế thì cúng dường Pháp bảo là cúng dường là cái chi?"

Đức Phật nói: "Cúng dường Pháp bảo là cúng dường cho người đang quản thủ hay là đang chuyển tải giáo pháp của Như Lai ra cho chúng sanh được thọ hưởng, Chư Thiên và nhân loại được hưởng những giáo pháp mà Như Lai đã tuyên thuyết, thì cái đó là cúng dường cho Pháp Bảo."

Nói xong thì Đức Phật Ngài vô Gandha Kūti - hương thất của Ngài, nơi Đức Phật ở gọi là Gandha Kūti 

Do phước của Ngài, nơi Ngài ở đều có tỏa ra hương thơm, lúc nào cũng tinh khiết và thanh tịnh nên gọi là hương thất. Còn Chư Tăng cho dù là cao tăng, trưởng lão bao nhiêu hạ cũng vậy, không được quyền gọi là Gandha Kūti

Câu trả lời của Đức Phật cô đọng quá nên đức vua Pasenadi Kosala chưa hiểu và đã hỏi Chư Tăng: "Đức Thế Tôn nói như vậy là ai là quản lý thừa hưởng giáo pháp của Như Lai?"

Thì Chư Tăng mới nói là: Đại Đức Ananda.

Đại Đức Ananda là người đang nắm hết tất cả những giáo pháp của Đức Thế Tôn và Ngài có khả năng để truyền tải ra. Kết tập Tam Tạng lần thứ nhất là Ngài Ananda trùng tuyên.

Ngày hôm nay trên thế giới này còn rất ít người thuộc được Tam Tạng để mà có thể trùng tuyên lại, còn dạy là vấn đề thứ hai, thì người Miến Điện có 13 vị. Nhưng hiện tại còn sáu vị, 7 vị kia đã viên tịch. Do đó, khi chúng ta cúng dường in ấn kinh sách là chúng ta đang cúng dường Pháp Bảo. Khi cúng dường Pháp Bảo này thì chúng ta gieo duyên với Nava Lokuttarakamma Dāna - Cửu Thí Nghiệp Lực Siêu Thế. (4 Đạo + 4 Quả + 1 Níp-bàn). Dù nhỏ, dù to, dù ít, dù nhiều, các qúi Phật tử nên có một tác ý nên gieo hạt giống này đừng có bỏ qua. Tại vì Sư biết người VN mình ít có dịp, hay ít có duyên được nghe, được thấy, được có người chỉ dẫn, từ Cam Bốt tới Thái Lan không có ai nói, nhưng tới Miến Điện qúi Sư kỹ lắm qúi Sư chỉ, bên Tích Lan cũng không có chỉ.

Cũng như Sư ngồi nói chuyện với ông hiệu trưởng Mahāmongkut ông 83 tuổi ngài hiểu trưởng chùa Mahathat, Sư hỏi Ngài có kinh Abhidhamma cho Sư nghiên cứu đọc thêm, Ngài nói không có ai làm.

Nên qúi Phật tử biết là có duyên học Phát Thú thì đó là phước báu hy hữu.

Tuần vừa rồi Sư cho in  hai quyển, mai mốt qúi Phật tử sẽ đi theo thứ tự, qúi Phật tử để trên kệ sách của mình, tuần sau Sư sẽ in tiếp 2 quyển nữa, tức là tuần rồi in 2 quyển mỗi quyển 800 trang, tuần sau Sư cho in 2 cuốn nữa cũng mỗi cuốn hơn 800 trang, thì cuối tháng sang tới tháng thứ hai là tháng Sáu. Tháng Năm Sư làm xong là 4 quyến, tháng Sáu in tiếp hai cuốn nữa, tiếp tục chúng ta có pháp bảo của người VN được lưu truyền cho người VN trên khắp thế giới này. Sư sẵn sàng chia sẻ hết tất cả các kinh sách cho qúi Phật tử, không phân biệt, và không ngại chỗ xa gần thì qúi Phật tử nên hoan hỉ coi trong danh sách những kinh sách được in ra ở phần sau mỗi quyển kinh. 

Thì quyển chót là "Đạo Hành Thực Tiễn Lai Đáo Niết-bàn" quyển đó nằm trong phần danh sách đã in ấn danh sách thì nằm ở trên, còn danh sách chưa in thì nằm ở dưới. Qúi Phật tử coi quyển nào mình chưa có thì cho Sư biết hay các Phật tử nào biết. 

Qúi Phật tử theo dõi phần chưa in ấn, tại vì danh sách này sẽ chuyển biến liên tục nó không đứng yên, nó chuyển khởi Pavatti chuyển khởi liên tục, từ đây nó sẽ nhảy qua phần đã in số khác sẽ đi lên liên tục.

Sư thành kính tri ơn tất cả qúi Phật tử ở trong lớp học đây cũng như qúi Phật tử ở các mọi nơi đã có lòng hảo tâm để hộ độ ủng hộ cho Pháp Bảo được tồn tại được lưu truyền.

Sư nói thật là mình có phước, ngày hôm nay dường như trong điều kiện in ấn kinh sách của Sư năm nay Sư không có gì trở ngại nữa, Tam Tạng Kinh Điển, sách giáo khoa, hay sách giáo án của các vị giáo thọ đi giảng dạy hay dạy học Sư có đủ hết, trong mấy năm qua Sư lặn lội đi mỗi năm Sư đi tích lũy hôm nay được đầy đủ.

Thứ hai, mình đây có đủ điều kiện về tài chánh hay về phương tiện để in ấn. Có lần Sư qua chùa Pakknam Bhasicharoen, Bangkok ở bên Thái Lan, ngôi chùa Ngài Tịnh Sự đã học Abhidhamma, Sư có gặp ông viện phó của chùa Pakknam Bhasicharoen, nhỏ hạ hơn Sư,  ông đang quản lý ban tu thư in ấn, ông nói rằng ông không đủ điều kiện về tài chính để in ấn, Sư nghe như vậy Sư phát tâm cúng dường ban tu thư đó để cho họ có phương tiện in ấn. Nên qúi Phật tử hoan hỉ là ngày hôm nay đi qua các nơi Sư biết như chùa Mahathat bây giờ cũng vậy, họ đang bị kẹt vấn đề tài chính, họ không có điều kiện. Thứ hai là họ không có đủ nhân lực để  làm.

Bây giờ chỉ còn mình đây là còn đầy đủ sung mãn sung sức. Sư bây giờ không những có một máy laptop, qúi Phật tử đưa Sư thêm một máy laptop thứ hai, nên Sư làm hai bàn, đánh máy bên đây rồi qua bên kia, Sư làm ngày đêm hoan hỉ lắm, Sư cố gắng làm. Ngày hôm nay các nơi họ đứng lại hết trơn rồi, từ Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan họ bị đứng lại hết, còn mình cứ làm lai rai một tháng cho ra chừng 4 cuốn thôi. Qúi Phật tử có sách để đọc.

Ngôi chùa nơi Ngài Tịnh Sự học ở đó, nơi đó kinh sách Abhidhamma mà Ngài Jotika là hiu trưởng, ở đó là cái nôi đầu tiên Wat Pakknam hổ trợ, thì mình cúng dường ở đó mình có phước nhiều, cúng dường ở đó là tất cả các Tăng trên thế giới tới học một quyển họ cầm lên đọc là mình có phước báu liền, mà là phước trí và mình cho kinh sách là vừa có phước trí và vừa có phước vật, trong đó mình có phước đức nữa, tại vì mình có Tam Tư nên qúi Phật tử có đủ tam phước mà phước trí là cùng tột, vì Abhidhamma là phước cao qúi nhất, chúng ta chia sẻ những điều này để hoan hỉ làm hành trang hay  tư lương trên đường mình đi tu tập để giải thoát.

Ngày hôm nay chúng ta không nói chuyện dông dài với những bài pháp để  kéo dài tuổi thọ mình được, vì tuổi thọ qúi Phật tử thuộc loại là "cận địa viễn thiên - gần đất xa trời", Sư đây cũng vậy, nên Sư cũng cố gắng lượm lặt những cái gì làm hành trang rốt ráo để cho con đường tu tập của mình học với hành phải song tu chứ không thể nào bỏ qua được .

Các qúi Phật tử phải ngồi thiền, dù là Thiền Chỉ (Samadhi), hay Thiền Quán (Vipassana) mỗi ngày. Cũng như Sư không bỏ qua phút giây nào, cho dù Sư có bận rộn mọi chuyện, cắt cỏ, làm vườn hay nấu cơm, rửa chén bát, thì Sư cũng phải dành thì giờ ngồi thiền. Do đó qúi Phật tử phải hoan hỉ. Đức Phật nói không thiền là không sanh trí tuệ. Qúi Phật tử phải gieo hạt giống. 

***

Bây giờ chúng ta đi vào phần học Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện.

Hôm nay chúng ta học Paṭṭhāṇa tập I, phần Nhân Duyên. 

Câu 1 - Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, theo mạnh lực của Nhân Duyên. Quyển kinh Phát Thú tập 1 trang A2. Qúi Phật tử nhìn thấy trong phần 9 Duyên Hiệp Lực.

Tuần vừa rồi Sư nói về vấn đề Mãnh Lực, Sư cũng nói về Mãnh Lực Thời Gian.

Tuần này Sư nói về vấn đề "Duyên".

Tuần sau sẽ nói về Tổng Hợp và Hiệp Lực, Sư đưa vào bảng đồ, các qúi Phật tử sẽ thấy tổng quát như Ngài Tịnh Sự đã làm, hay bản đồ chi tiết, nó có những phần phụ gia vào trong bản đồ chính. Sư sẽ hướng dẫn qúi Phật tử về Tấu Hợp Hiệp Lực.

Hôm nay chúng ta nói về Hiệp Lực.

Tuần vừa rồi chúng ta học qua phần Mãnh Lực tiếng Pali là Satti.

Có hai Mãnh Lực là: 

- Mãnh Lực Xuất Sinh ( (Janaka).

- Mãnh Lực Bảo Hộ  (Upathambhaka).

Với Mãnh Lực Thời Gian, chúng ta đã học Thời Gian Bình Nhật (Pavatti kāla) , hay là Thời Gian Chuyển Khởi.

Chúng ta biết Thời Gian Chuyển Khởi là thời gian chuyển động liên tục. Nếu nói theo thời gian theo Chế Định sẽ nói là quá khứ, hiện tại, và vị lai. 

Tuy nhiên nói về Thời Gian Chuyển Khởi phải nói theo sát na tâm. Sát na tâm ta chuyển khởi thì thời gian đó được vào đó. Sát na này qua sát na kia theo lộ trình tâm chúng ta đi chúng ta sẽ thấy tâm chúng ta chuyển khởi thì thời gian đó bắt đầu chuyển khởi rồi. Nếu người hành giả nhìn thấy được nó thì người đó mới thấy được tam tướng (Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã), chứ còn ngoài ra nói theo thời gian là Chế Định thì họ không thấy được.

Do đó chữ Pavatti kāla là Thời Gian Chuyển Khởi, và nó liên tục không đứng yên, không cố định, 

trái ngược lại với thời gian của chế định, thì chúng ta nói là quá khứ, hiện tại, vị lai, nó đứng yên.

Nhưng quá khứ thời gian chuyển khởi thay đổi từng sát na tâm ta thay đổi.

Những nhà triết gia Tây Phương theo chủ nghĩa thuyết hiện sinh như, triết gia René Descartes, triết gia Søren Kierkegaard , triết gia Gabriet Marcel, triết gia người Pháp Jean-Paul Sartre, triết gia Heidegger, triết gia Friedrich Nietzsche,  triết gia Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky người Nga.

Ông René Descartes người Pháp, ông vừa là nhà toán học và vừa là một triết gia, ông nói là:

 "Quand je pense, donc je suis, Quand je ne pense pas, je ne suis pas".

Nghĩa là:

"Khi tôi suy tư là tôi có hiện hữu. Khi tôi không có suy tư thì tôi không có hiện hữu."

Hai vế đó ta nhìn thấy. Thì khi "ta ngủ ta không hiện hữu". 

Thì qúi Phật tử mới thấy với Mãnh Lực Duyên thì khi nào "Quand je pense je suis"   

Tiếng Pháp "Quand" nghĩa là "khi" 

 "Quand je pense je suis" ta mới thấy là khi ta hiện hữu ở đây thì ta đã là Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên, 

còn khi " Quand je ne pense pas, je ne suis pas". 

Nghĩa là: "Tôi không có suy tư thì tôi không có hiện hữu"

Ta đặt vế negative (phủ định) thì chúng ta sẽ thấy Vô Hữu Duyên và Ly Khứ Duyên. Qúi Phật tử nhớ như vậy đó.

Thì ở đây ta học về Duyên đều có hết cả.

Chúng ta học về Phát Thú, chúng ta học 22 Tam Đề (mātikā) thì chúng ta sẽ thấy mỗi một Tam Đề có 3 câu.

Thí dụ như Tam Đề Thiện, thì mỗi một Tam Đề này có 3 câu. Thì trong Tam Đề Thiện có 3 câu là:

- Pháp Thiện.

- Pháp Bất Thiện.

- Pháp Vô Ký.

Như vậy mỗi cái đều có vấn đề. Chúng ta sẽ học là 22 Tam Đề (22 x 3) tức là 66 vấn đề trong đời chúng ta. Đức Phật Ngài nêu lên 66 vấn đề. Mỗi Tam Đề có 3 Pháp.

Như vậy, vấn đề Pháp Thiện là gì chúng ta sẽ học qua. Vấn đề Pháp Bất Thiện là gì, chúng ta sẽ học qua. Vấn đề của Pháp Vô Ký chúng ta sẽ học qua. 

Chưa kể 7 giai đoạn:

 1) Paticcavàra – Giai đoạn Liên Quan

2) Sahajàtavàra – Giai đoạn Câu Sanh, 

3) Paccayavàra – Giai đoạn Duyên Sinh, 

4) Nissayavàra – Giai đoạn Y Chỉ, 

5) Sansatthavàra – Giai đoạn Tương Tạp, hay là hỗn hòa, 

6) Sampayuttavàra – Giai đoạn Tương Ưng, 

7) Panhàvàra – Giai đoạn Vấn Đề.)  

Và trong đó mỗi vấn đề đều giải đáp, tại sao ta phiền não? Thọ của ta là thọ gì mà ta đang hiện bày? , và quả ta đang có quả nào, và ta gieo khi nào, và nghiệp lực nào mà chúng ta có. 

Thì ở đây Phát Thú sẽ giải thích hết. Nếu qúi Phật tử có thời gian đọc.

 Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện có 9 Duyên. 

Hôm nay chúng ta đang học về Hiệp Lực 

(Tuần sau Sư sẽ nói về Hiệp Lực và Tấu Hợp) có hai cách Tập Cách và Biệt Cách.

Cách tổng quát, cách chung chung là như vậy. Nhưng mà riêng lẽ từng mỗi duyên nó có một khả năng khác mà nó có cách giải quyết khác nữa, thì ta gọi là Tổng cách và biệt cách của tấu hợp này.

 Khi vào một vấn đề gì chúng ta sẽ nhìn cách tổng quát với cách trí tuệ Đức Phật Ngài đã chỉ dẫn chúng ta sẽ nhìn nắm bắt vấn đề đó một cách dễ dàng để chúng ta giải quyết vấn đề của ta đang xảy ra, không người nào có khả năng để giải đáp cho mình được hay xen vào được, vì mỗi chúng sinh có nghiệp riêng. Vấn đề của người mẹ sẽ có riêng với vấn đề của người con. Vấn đề của vợ của chồng mỗi người có vấn đề riêng, không ai giống ai hết. Nên gọi là Tổng Nghiệp hay Biệt Nghiệp.

Vậy thì chúng ta nhìn phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, qúi Phật tử nhìn hàng xanh trang A2 Phát Thú tập 1.

 Có 9 Duyên Hiệp Lực thì chúng ta chia làm 2:

- 6 Duyên có 3 nhân chia làm 3

- 3 Duyên có 1 nhân trí.

Nếu chúng ta không biết nhìn vấn đề này thì chúng ta cứ lò mò. Mình phải nhìn thấy liền, với 9 Duyên Hiệp Lực này chia làm 2: 6 Duyên có 3 nhân, mà trong 3 nhân này nó có 3 cách. Còn 3 Duyên có 1 nhân trí

Duyên gì? Chúng ta nhìn vô cái đó. Chúng ta sẽ học cách thức của Phát Thú 

Ta muốn làm việc thiện thì đầu tiên phải có nhân thiện. Phải có Tác Nhân, phải có mồi lửa làm cho phát sanh ra ngọn lửa này. Chúng ta phải tìm ra hay  chúng ta phải có ở trong tay.

Do đó nó có 9 Duyên nhưng chia làm 2: 6 Duyên có 3 nhân, và 3 Duyên có 1 nhân.

Thì 6 Duyên có 3 nhân thiện.

khi ta nói tới 3 nhân thiện thì chúng ta coi tới phần giải quyết vấn đề này. 

Trang 54 Phát Thú  Tập 1. 

 Nó chia theo 3 cách:

- Vô Tham

- Vô Sân

- Vô Si.

Rồi trong mỗi cách này nó lại chia ra nữa. 3 nhân thì mình có 3 cách.

Thế thì chúng ta sẽ thấy là 3 Nhân Thiện.

Ba Nhân Thiện nhưng có hai hạng người. Người Nhị Nhân và người Tam Nhân.

Thì người Nhị Nhân làm thiện có 3 cách

Người Tam Nhân làm thiện có 4 cách.

Mình thấy cách giải quyết vấn đề đó, bây giờ mình nhìn cho mình.

Thí dụ: 

- Xả thí của người Nhị Nhân (là người có 2 nhân: Vô Tham, Vô Sân), có 3 cách làm.

1. Thứ nhất, họ làm trong trạng thái Vô Tham, họ cho ra dễ dàng. Nhưng có khi họ cho ra với sự bực bội, bực tức, họ vẫn cho nhưng họ không vui, không hoan hỉ. Họ chỉ có trạng thái 1 nhân Vô Tham thôi.

2. Thứ hai, có người cho với tâm Vô Sân, tức là với tâm từ của họ cho ra, họ vì tâm từ, họ vì tình thương, hay hạnh nguyện của họ cho, chứ không phải là cho với nhân Vô Tham.

3. Thứ ba, có người cho với Vô Tham và Vô Sân, họ xả thí với tâm vui vẻ . Họ chỉ cho ra với hai tâm Vô Tham và Vô Sân, ngoài ra họ không biết gì về Nhân Quả của sự cho ra này. (Quả có hai loại là: Phala là Quả trổ sinh liền. Vipàka là Quả trổ khác thời gian là Dị Thục Quả). Những cái này là Nhân (Tác Nhân). 

Khi qúi Phật tử gieo nhân nào thì có quả nấy, dù là Phala hay Vipàka  chúng ta cũng đã biết rồi. Cái đầu tiên nếu chúng ta gieo nhân mà không có trí không có Tam Tư thì chúng ta có 8 quả suông. Nhưng có Nhân (Tác Nhân) và có Tam Tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu) thì chúng ta có 12 quả hay 16 quả.

Khi chúng ta làm cái nào là chúng ta phải biết cái đó. Qúi Phật tử không thể nào quên được. 

Nhưng ai cấm mình quên. Có khi ta làm một cách máy móc, một cách rất là tập khí, hay là theo thói quen của mình 

Do đó khi chúng ta cho một cách mau lẹ không có suy tư là ta cho bằng nhân Vô Tham với tâm của người Nhị Nhân.

Thế thì chúng ta qua phần người Tam Nhân. Là người có 3 nhân: Vô Tham, Vô Sân, Vô Si thì mới đến đạo quả được trong hiện tại này, trong kiếp này. Qúi Phật tử muốn đắc đạo quả trong kiếp chúng ta phải xét coi mình là người Tam Nhân hay là người Nhị Nhân.

Đầu tiên nhất có 7 pháp hay 5 pháp cho biết được là mình có thể đắc đạo quả trong kiếp này hay không, qúi Phật tử coi trong chương 5 Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp quyển 1 chương 5 thì có 7 pháp nói tới người đắc đạo quả ngay trong kiếp này. 

Tỳ Kheo Cùla Panthaka xuất gia với Đức Phật, ở bên Đức Phật 4 tháng  không thuộc một câu kệ 36 chữ, Cùla Panthaka  nghĩ tới hoàn tục để trở lại làm người cận sự nam hộ độ Tam Bảo tốt hơn đi xuất gia thọ của đàn na tín thí mà không làm lợi gì cho mình cho người thọ thí như vậy là mắc nợ. Anh của Ngài là Maha Panthaka đắc quả Alahán, Ngài Maha Panthaka xuất gia vừa nghe một pháp thoại Đức Phật thuyết giảng đắc quả Alahán liền. Tỳ Kheo Cùla Panthaka mới thưa với người anh muốn hoàn tục vì không thuộc kinh, người anh nói nếu em thấy không được thì đi ra. Tỳ kheo  Cùla Panthaka  nghĩ mình là người Nhị Nhân, ở bên Đức Phật mà không có trí, không lãnh hội được giáo pháp Đức Phật hay là lời dạy của Đức Phật.

 Nhưng khi tới gặp Đức Phật Ngài chỉ đưa cái khăn ra dùng miếng vải này lau qua lau lại và nói: Ðồ vật lau bụi, đồ vật lau bụi. cho đến khi miếng vải trở thành dơ bẩn.  Rồi Tỳ Kheo Cùla Panthaka  suy nghĩ: “Vừa rồi, tấm vải này rất là sạch sẽ. Nhưng nay vì bản thân ta, nó đã bỏ nguyên trạng của nó, và trở thành dơ bẩn. Thật sự các hành là vô thường”. Ngay khi Tỳ Kheo Cùla Panthaka  thông hiểu tính đoạn diệt, Thiền quán được tăng trưởng. Bậc Ðạo Sư biết tâm thiền quán của Tỳ Kheo Cùla Panthaka  đã đạt viên mãn, bèn nói với Tỳ Kheo Cùla Panthaka :

- Chớ để ý đến miếng vải này đã bị bụi làm bẩn. Nhưng trong con có bụi tham ... hãy tẩy trừ chúng. 

Cầm miếng vải trở thành bẩn. Vị ấy suy nghĩ: “Do thân này của ta, miếng vải đã bỏ nguyên trạng trong trắng và trở thành dơ bẩn. Thật sự các hành là vô thường”. Vị ấy nắm được tướng vô thường. 

 Tỳ Kheo Cùla Panthaka  chứng quả A-la-hán với Bốn Vô ngại giải, vị ấy thấu hiểu tất cả Tạng kinh điển. 

Thì từ Nhị Nhân qua Tam Nhân hay là Ngài đã là Tam Nhân sẵn. Nếu như người anh là Alahán là bậc Khināsava là bậc lậu tận có pháp lậu tận thông, các bậc Alahán đều có pháp lậu tận thông tức là Thắng Trí thì các Ngài có thể thấy lậu hoặc của chúng sanh, và gỡ lậu hoặc đó ra thì mầm mống sẽ phất lên liền. Nhưng người anh nói với người em là em cứ đi hoàn tục, nên người em mới sắp xếp đồ đạc để rời chùa. Khi Đức Phật chỉ cần đưa cái khăn cho Tỳ Kheo Cùla Panthaka  là Tỳ Kheo Cùla Panthaka  hiểu được sự vô thường và chứng đắc quả Alahán.

Cũng như Bà-la-môn Dhānañjāni. Bà-la-môn Dhānañjāni đã cho người mời Tôn giả Sāriputta đến thăm mình. Tại tư thất Bà-la-môn Dhānañjāni, Tôn giả Sāriputta trầm tư: Vị Bà-la-môn này rất luyến ái Phạm thiên giới. Vậy ta hãy thuyết giảng con đường cộng trú với Phạm-thiên, để ngay đó, Bà-la-môn Dhānañjāni đã mệnh chung và sanh lên Phạm thiên giới

 Đem kể lại cho Đức Phật, Đức Phật nói nếu Bà-la-môn Dhānañjāni gặp Như Lai, Như Lai sẽ đưa đến đạo quả chứ không có lên Phạm thiên giới.

Thì người Nhị Nhân và Tam Nhân trong tầm tay của Đức Phật.

Mình ngồi nghiệm bao nhiêu lần xả thí của mình, mình ở trong trường hợp nào. 

Với người Tam Nhân xả thí có 4 cách

-1. Có khi ta xả thí là Vô Tham. 

-2. Có khi ta xả thí là Vô Sân.

-3. Có khi ta xả thí vừa Vô Si.

-4. Có khi ta xả thí vừa Vô Tham, Vô Sân và Vô Si.

Đó là chỉ nói trong vấn đề Xả Thí, chứ chưa nói qua Thập Phúc Hành Tông.

Thì trong Thập Phúc Hành Tông có 10 phương pháp tạo ra phước báu. 

Thì người Nhị Nhân có 3 cách + người Tam Nhân 4 cách = 7 cách

Rồi trong Thập Phúc Hành Tông có 10 pháp là 1). Xả thí,.2). Trì giới.3) Tu thiền. 4) Cung kỉnh. 5) Phụng thị. 6) Thính pháp.7) Thuyết pháp.8) Hồi hướng. 9) Hoan hỉ theo.10)  - Chân trí trước kiến)

 thì 10 x 7 = thì sẽ hiện bày ra 70 pháp.

Như vậy chúng ta làm việc thiện có 70 cách cho hai hạng người. 

Với 70 cách x 9 Duyên Hiệp Lực = 280 

Như vậy thì khi ta nói đến Tấu Hợp và Hiệp Lực (Tổng Cách và Biệt Cách), chúng ta sẽ thấy.

Qua một câu chuyện trong Jātaka cho thấy Tấu Hợp và Hiệp Lực.

Một con chim mẹ có 4 con chim con nằm trong tổ, chim mẹ đem mồi về cho 4 con chim con. Có một con voi, con voi đó là tiền thân của Devadatta. Con voi này sân si hung dữ, con voi đi ăn cây khô, con chim mẹ nhìn thấy con voi đang từ đang xa đi tới tổ chim của con chim mẹ này. Con chim mẹ sợ con voi sẽ ăn cành cây nơi có tổ chim của mình. Con chim mẹ bay xuống chân con voi, nó xèo cánh ra van xin con voi đừng phá cành cây có tổ chim của nó. Con voi nói nó không biết, trên đường nó đi ăn thì gặp cái nào thì ăn cái đó, ta không cần biết, có hay không có, ta không cần biết. Con voi không nghe lời thỉnh cầu van xin của con chim mẹ.

Quả thật con voi đi tới nó quật cành cây khô, trên đó có tổ chim của con chim mẹ, nó đạp giẫm chết 4 con chim con. Con chim mẹ khóc la vang khắp cánh rừng, thì các con thú khác nghe tiếng khóc của con chim mẹ mới tới hỏi ngươi có cần giúp gì không, thì chim mẹ kể là con voi giẵm chết 4 con chim con của mình, thì mình phải Hiệp Lực để giết con voi này.

Con chim mẹ mới nói, nếu mình muốn trả thù con voi này thì ta cần có hai người bạn để Hiệp Lực để trả thù con voi. 

Các con thú hỏi: "Ngươi cần con nào? trong các loài thú này sẵn sàng giúp."

Con chim mẹ nói: "Ta cần con chim gõ kiến, và con ễnh ương."

Tại vì chim gõ kiến có mỏ dài và cứng, còn con ễnh ương chỗ nào có nước nó  kêu ộp ộp.

Các con thú nói sẵn sàng. Con chim gõ kiến nói "ta sẽ giúp ngươi", con ễnh ương nói: "Ta sẽ giúp người."

Bây giờ có 2 con thú rồi, mình mới Tấu Hợp làm câu chuyện này. Ta nhờ mũi nhọn của con chim gõ kiến mổ  lấy 2 con mắt của con voi ra."

Con chim gõ kiến bay đến con voi và mổ lấy hai con mắt của con voi ra. Khi con chim gõ kiến chịu cùng với con chim mẹ Tấu Hợp. Thì Tấu Hợp của con chim gõ kiến với cái mỏ của nó là nó có dụng cụ gì đó thì nó Tấu Hợp với con chim mẹ.

Con ễnh ương hỏi "còn ta thì sao?"

Chim mẹ nói: "Người lên đỉnh núi, ngươi kêu ộp ộp, con voi nghe tiếng kêu của ngươi nó sẽ mò lên đó vì tưởng ở đó có nước."

 Lúc bấy giờ con voi bị mù hai con mắt rồi nó khóc than, nó la một hồi nó khô cổ, nó khát nước. Nó nghe con ễnh ương kêu ở đâu thì ở đó có nước, lúc đó con voi bị mù vì bị con chim gõ kiến mổ lấy 2 con mắt rồi, nó bị mù rồi, nó đi theo tiếng kêu của con ễnh ương để kiếm nước uống, nó bị té xuống vực thẳm chết.

Câu chuyện trên cho thấy hai con chim gõ kiến và con ễnh ương đã Tấu Hợp và Hiệp Lực để trả thù con voi giùm cho con chim mẹ.

Do đó, ở đây những pháp Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, là Hiệp Lực cho việc Tấu Hợp việc Thiện làm duyên cho Thiện. Những nhân Thiện này, nó sẽ làm nhân Năng Duyên hỗ trợ cho Tâm Thiện và Tâm Sở Thiện phát sinh ra làm được việc Thiện.

Ba Nhân Thiện (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si)  là 3 nhân Năng Duyên và nó làm cho tất cả pháp thiện được hiện bày (Tứ Danh Uẩn Thiện - thọ, tưởng, hành, thức  hổ trợ lẫn nhau. ) pháp sinh lên việc Thiện (Thập Phúc Hành Tông 10 X 7 = 70 X 9).

Bốn danh uẩn là gì

Danh là chỉ cho 4 uẩn: Thọ, tưởng, hành và thức, còn gọi là Tứ Danh Uẩn.

Tứ danh uẩn (thọ, tưởng, hành, thức uẩn) hổ trợ lẫn nhau.

Danh (nàma) và Sắc (rùpa) là 2 thành phần riêng nhưng được sanh khởi do từ Thức. Danh, nói một cách tổng quát là Thọ, Tưởng, Hành đồng hiện khởi với Thức, do vậy, Thức có mặt thì Danh có mặt, 4 pháp nầy là 4 pháp bất khả phân ly còn được gọi là Tứ Danh Uẩn. Ở cõi Vô sắc thì Thức duyên Danh, cõi Vô Tưởng thì Thức duyên Sắc, cõi Sắc giới và Dục giới thì Thức duyên đủ cả Danh và Sắc.

 Học xong cái này chúng ta thấy khi nào làm duyên mà thiếu trí, khi nào làm duyên mà có trí, khi nào làm duyên có sân, mà không có sân, khi nào chúng ta làm duyên có tham, không có tham, chúng ta phải biết.

Khi chúng ta làm việc thiện thiếu nhân Vô Sân hay thiếu nhân Vô Si là chúng ta phải biết là chúng ta đầu tiên là gì.

Khi muốn làm việc xả thí, qúi Phật tử chỉ có nhân Vô Tham thôi, thiếu nhân Vô Si, thiếu nhân Vô Sân, không có Tam Tư, không hiểu biết nhân quả, làm việc thiện có nhân Vô Tham thôi.

Như vậy, khi chúng ta nghiệm lại thấy hồi nãy xả thí chỉ có nhân cho ra thôi, và thiếu nhân Vô Sân, thiếu nhân Vô Si, hay là thiếu một trong 3 nhân. Thì qúi Phật tử biết vì sao qúi Phật tử thiếu không? 

Mình làm một việc thiện nào trong Thập Phúc Hành Tông. Khi ta cung kỉnh hay ta phụng thị hay ta thuyết pháp, hay thính pháp, hay hồi hướng, hay tùy hỉ công đức, chúng ta có một nhân hay  thiếu  hai nhân, hay là chúng ta có hai nhân, không đủ 3 nhân, như không có trí, chỉ có Vô Tham, Vô Sân.

 Như vậy, qúi Phật tử là người Nhị Nhân hay là người Tam Nhân, tại sao thiếu. Do đó, khi chúng ta học về Duyên về Duyên sinh, duyên này có Duyên Hệ.

Duyên Sinh này là 9 Duyên, nhưng đằng sau Duyên Sinh nó sinh ra những Duyên Hệ của nó, là những chi tiết chúng ta sẽ thấy rõ với Mãnh Lực của Nhân Duyên này hành bày ra một hành động hay một pháp thiện.

Trong 7 cách này (người Nhị Nhân làm Thiện có 3 cách + người Tam Nhân làm Thiện 4 cách = 7 cách). Qúi Phật tử luôn luôn có 4 cách bên đây người Tam Nhân, hay là qúi Phật tử có cả 7 cách, hay là qúi Phật tử có 1 cách thôi. Một việc xả thí thôi thì qúi Phật tử làm 1 nhân hay 3 nhân.

Do đó, chúng ta phải coi lại.

Trang A2. Chúng ta sẽ giải đáp được Mãnh Lực Duyên trong Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện.

Như vậy, trong 4 Duyên đầu là Câu Sinh, Câu Sinh Y, Câu Sinh Hiện Hữu, Câu Sinh Bất Ly, chúng ta có 3 nhân Thiện. 

Thì 3 nhân thiện này gồm có 4 cách, là người Tam Nhân:

 -1. Có khi ta xả thí là Vô Tham. 

-2. Có khi ta xả thí là Vô Sân.

-3. Có khi ta xả thí vừa Vô Si.

-4. Có khi ta xả thí vừa Vô Tham, Vô Sân và Vô Si.

Còn nếu là người Nhị Nhân thì 3 nhân thiền thì gồm 3 cách:

-1.  Vô Tham.

-2.  Vô Sân.

-3. Vô Tham và Vô Sân.

Như vậy, Câu Sinh, Câu Sinh Y, Câu Sinh Hiện Hữu, Câu Sinh Bất Ly là chúng ta đồng cùng sinh với xả thí này, đồng cùng sinh với Vô Tham này để chúng ta có tâm thiện thực hiện việc xả thí này.

Sư viết ra đây để qúi Phật tử rõ ràng trong cuộc sống của mình.

- 3 Nhân Thiện làm Nhân Năng Duyên.

- Tâm Thiện và Tâm Sở Hợp Thiện Tương Ưng Nhân làm việc Thiện (hay gọi là Thiện Sự) ---> Theo Mãnh Lực của Nhân Duyên.

Bắt đầu chúng ta mổ xẻ:

Mãnh Lực của Nhân Duyên chúng ta bổ túc vô: Xuất Sinh và Bảo Hộ.

Như thế thì chúng ta đặt vô: 

Nếu ta là người Nhị Nhân, ta có 3 cách thực hiện với 6 Duyên Hiệp Lực với Nhân Năng Duyên.

Như vậy thì với 6 Duyên này có 4 chức năng: 

1. - Câu Sinh Duyên có 3 nhân Thiện 1.18.16, làm Năng Duyên với Nhân Duyên này. Câu Sinh là đồng cùng sinh, là sinh cùng lúc.

2. - Câu Sinh + Y (Câu Sinh + Y Chỉ) là có hai; nó vừa có Câu Sinh và vừa có Y Chỉ, là nó cùng sinh và nương vào, nó cậy vào cái đó. Câu Sinh Y là nó phải nương nhờ vào, nương đổ vào và nó cậy nhờ vào với 3 nhân thiện này để  nó làm cho tâm thiện phát sinh lên rồi nó bảo hộ cái phát sinh này, cái tâm thiện này hiện hữu tồn tại để thực hiện thiện sự được, nó không tắt liền. Thí dụ sinh lên mà tắt liền thì nó không làm được. Do đó nó phải có sự nương đổ nương nhờ.

3. - Câu Sinh + Hiện Hữu, tức là nó phải có 2 Duyên. Cái Hiện Hữu Duyên này nó còn phải tồn tại, nó không mất đi, nó còn đang có, nó còn đang hiện hữu, nó còn đang có mặt, nó chưa có mất là nó sinh lên rồi nó còn ở lại. Thí dụ như sinh ra con mà không nuôi, thì là xuất sinh thôi mà không có Bảo Hộ mà để cho người khác dưỡng nuôi nó thì nó mới sống được, thì lúc bấy giờ Hiện Hữu này sinh con ra rồi đem con cho đi thì nó trở thành Vô Hữu.

Nhưng mà Câu Sinh này nó Câu Sinh Hiện Hữu, qúi Phật tử thấy hai từ Câu Sinh Hiện Hữu nó là hai vô một: Câu Sinh + Hiện Hữu.

4. - Câu Sinh + Bất Ly là nó Câu Sinh ra nó còn Hiện Hữu nó còn ở đó chưa đi.

Như vậy, khi ta nói tới lộ trình tâm thì tâm thiện, với nhân thiện này nó phải đi song song với nhau, nó cùng sinh với nhau vừa năng với sở một lúc trong mỗi sát na Tâm Đổng Lực, và nó làm cho trọn vẹn pháp thiện này, nó làm trọn vẹn cái thiện sự này, làm cho xong cái thiện sự này thành tựu dứt điểm thì nó mới dứt phần này là do 4 chức năng này làm.

Thì khi làm một việc thiện mà muốn đầy đủ dù là qúi Phật tử ngồi thiền hay xả thí hay tri giới, qúi Phật tử cần có 4 Duyên (Chức năng) này thành 7 (là do chúng ta có thêm Y Chỉ, Hiện Hữu, Bất Ly. 

Thì 4 Duyên này nó hổ trợ với Năng Duyên trong Tác Nhân để làm việc thiện này. Vậy thì khi qúi Phật tử làm việc thiện mà không có 4 Duyên này hay là một thiện sự pháp thiện đang hiện bày mà không có 4 Duyên này hổ trợ thì việc thiện này không thành tựu. Thiện làm duyên cho Thiện này mới nằm trong ý chứ chưa ra ngoài hành động.

Như vậy thì khi ta làm việc Thiện mà nó không tròn như hột vịt lộn nó không nở ra vì nó không được ấp nó nở ra, còn con này nó chết nó dinh trong cái vỏ người ta mới loại nó ra.

Tại sao việc Thiện mình muốn làm nhưng mình làm không được, hay làm không xong, hay làm không có kết quả. 

Muốn làm việc Thiện phải có 9 Duyên, mà nó có 2 cách. Muốn làm việc Thiện từ trong ý đi tới hành động thân và lời.

 Thì phải có 9 Duyên hiệp lực với nó để làm, mà có 2 cách:

- 1. Một là 6 Duyên có 3 nhân thiện.

- 2. Và 3 Duyên chỉ có 1 Nhân Thiện (1 Nhân Trí).

Rồi giai đoạn nào chúng ta làm 6 Duyên.

Những cái đó chúng ta có công thức. Còn cái này là phương pháp Đức Phật Ngài đã vạch ra Ngài đã tìm ra Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện phải có 9 Duyên Hiệp Lực mới được. Rồi qua phần Hổ Tương, Tương Ưng ta sẽ thấy nó sâu sắc và chặc chẽ hơn.

Trong bài pháp thoại Paṭṭhāṇa tuần trước Sư nói đây là những công thức Đức Phật Ngài tìm ra trong thời gian Ngài tu tập. Nhưng tới khi Đức Phật Ngài nói với Ananda tại vườn Kusinara ở trên tảng đá trước khi Ngài viên tịch trong bài Kinh Mahāparinibbāṇa Đại Bát Niết Bàn.

Đại Đức Ananda hỏi Đức Phật: Sau khi Như Lai ra đi chúng con lấy pháp gì nương?

Đức Phật Ngài nói: 37 Đẳng Giác Phần, Bodhipakkhiya tức là 37 Phẩm Trợ Đạo.

Bài pháp đầu tiên là phải giữ Chánh Niệm hay giữ Niệm Lực.

khi qúi Phật tử muốn các Duyên (Câu Sinh duyên, Câu Sinh Y, Câu Sinh Hiện Hữu, Câu Sinh Bất Ly) hiệp lực với 3 Nhân Thiện, qúi Phật tử phải giữ Niệm Lực mới có kết quả.

Đức Phật Ngài nói nếu ta làm việc Thiện từ trong Tác Ý, từ trong Ý Niệm hiện bày một thiện sự, đây là một Thiện Nghiệp Lực, chúng ta phải có Niệm Lực để Tứ Chánh Cần và chúng ta Tứ Như Ý Túc mới thực hiện thiện sự  tới viên mãn. Nếu qúi Phật tử có cái này mà qúi Phật tử không tu, không có Chánh Niệm để hổ trợ cho việc thiện này thì coi như là ở bên ngoài.

Chúng ta trở lại. Khi nói tới Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, nó là 19 Tâm Sở Biến Hành. Một anh Vô Tham (một Tâm Sở Vô Tham) mà có, hay Tâm Sở Vô Sân mà có thì phải có Niệm, Tín trong 19 Tâm Sở này. Tuy nhiên, Tâm Sở Tuệ Quyền  (Paññindriya) nó đứng bên ngoài Tâm Sở Tịnh Hảo biến hành, do đó, chúng ta phải tu tập 3 cái Duyên mà chúng ta chỉ có 1 nhân, tại vì Trưởng Duyên Adhipatipaccayo , Quyền Duyên Indriyapaccayo và Bồ Đạo Duyên Maggapaccayo là chỉ tu tập mới có.

Để ý cái đó chúng ta mới thấy được là Mãnh Lực Duyên rõ ràng là chúng ta nếu biết nắm bắt với sự tu tập của ta thì chúng ta sẽ thực hiện được việc thiện sự một cách viên mãn và thành tựu được 16 tâm quả vuông tròn như ý túc.

Ác ma cai quản được tam giới, nhưng thua Bồ Tát rồi trở về cung trời của Ác Ma ngồi gạch 16 lằn gạch (10 Balamật và 6 pháp về trí tuệ). Sáu pháp trí tuệ nằm trong 3 Duyên 1 Nhân.

Tất cả Paṭṭhāṇa qúi Phật tử đọc cho kỹ mà thẩm thấu được thì tất cả Nikaya qúi Phật tử nhìn thấy rõ được chi pháp và thực hiện được với những thiện pháp đó được.

Vậy thì, khi chúng ta biết 3 nhân thiện làm Nhân Năng Duyên.

- 3 Nhân Thiện làm Nhân Năng Duyên. Là Tác Nhân

- Tâm Thiện và Tâm Sở Hợp Thiện Tương Ưng Nhân làm việc Thiện (hay gọi là Thiện Sự) ---> Theo Mãnh Lực của Nhân Duyên. - Là Nhân Sở Duyên, là Hệ Quả.

Khi ta nói Nhân và Quả trong một pháp thiện làm duyên cho pháp thiện theo Mãnh Lực của Nhân Duyên thì ta thấy rõ rồi. Nhưng ta biết tác nhân, ta biết hệ quả nó sẽ ra như thế: 

-  Có 3 nhân Thiện (làm Nhân Năng Duyên) này cộng với 4 Duyên (Câu Sinh Duyên, Câu Sinh Y, Câu Sinh Hiện Hữu, Câu Sinh Bất Ly) thì nó sẽ làm được Tâm Thiện, thực hiện được một thiện sự từ trong ý để thực hiện.

Chúng ta coi trở lại trong Thập Thiện Nghiệp:

- Chúng ta thấy trong Ý Nghiệp Lực chúng ta có 3 nhân Vô Tham, Vô Sân, Vô Tà Kiến (Vô Si), 

- 3 về Thân +4 về Lời + 3 về Ý.

- 3 về Ý có Vô Tham, Vô Sân, và không Tà Kiến.

Ở đây chúng ta sẽ thấy nó kết hợp với Ý Nghiệp Lực trong thiện sự này trong Thiện Nghiệp Lực này.

Như vậy thì ta nói qua. 

Khi ta nói xả thí (nói về người Nhị Nhân - Vô Tham và Vô Sân.).

Người Nhị Nhân bắt đầu bước qua lãnh vực Balamật.

Muốn tu tập Balamật, tại vì trong 7 pháp muốn đắc đạo quả ngay trong kiếp hiện tại này hay trong 5 pháp chúng ta kiểm tra lại xét thấu lại chúng ta phải đắc đạo quả trong kiếp này thì trong 7 pháp đó phải có 2 yếu tố là người Tam Nhân, và phải là người hoàn tất hoàn thành Balamật.

 5 pháp mà chúng ta kiểm tra lại xét thấu lại là chúng ta phải đắc đạo quả trong kiếp này là năm chi cần (Padhāniyaṅga)

1. Trọn niềm tin với thầy giáo thọ, 

2. phải có sức khỏe, 

3. Phải có trú xứ thích hợp và 

4. có sự kiên trì trong 

5. tu tập thiền chỉ và thiền quán. 

(Trích trong kho tàng pháp học)

Tức là năm chi cần (Padhāniyaṅga), năm chi phần trợ sự tinh tấn:

1. Có đức tin (Saddho), có niềm tin chắc chắn nơi tam bảo, tin lý nhân quả nghiệp báo.

2. Ít bệnh tật (Appābādho), thân khinh an, khỏe mạnh, dễ dàng trong bốn oai nghi.

3. Không gian trá (Asaṭho), tâm trung thực ngay thằng, không ươn hèn lừa lọc.

4. Siêng năng (Āraddhaviriyo), chăm chỉ năng động, không biếng nhác thụ động.

5. Có trí tuệ (Paññavā), sáng suốt hiểu biết trong mọi vấn đề.)

đó là 5 nhân.

Qúi Phật tử mở chương V Tổng Hợp Vô Tỷ Pháp ra sẽ thấy.

Thì khi chúng ta nói tới người Tam Nhân, 

Thứ hai là phải hoàn thành Balamật, 

Những điều đó làm cho chúng ta trăn trở, ta bắt đầu nghiệm. Đó là vấn đề

Qúi Phật tử mở Phát Thú phần 2. 

Phát Thú, Chánh Tạng (Quyển Xanh) Quyển 2, Tam Đề, Tam Đề thứ 8, Tam Đề thứ 9 – trang 366.(bắt đầu từ trang 339 tới trang 366 quyển 2) xem bài ghi chép bài giảng trong 007 Phát Thú

 Kiến Giải Đoạn Trừ (Dassanena) của vấn đề, ta có đắc đạo quả trong kiếp sống này không.

Dassanena Pahātabbā Tatika

Dassanena Pahātabbā hetuka

Chúng ta sẽ thấy giải đáp vấn đề 

Chúng ta có chứng đắc đạo quả trong kiếp này không, chúng ta mở ra 22 Tam Đề, ta mở ra coi có nói trong đó.

Con đường nào ta muốn đắc đạo quả, con đường thành tựu Balamật, con đường thành tựu Tam Nhân thì nó nằm trong 22 Tam Đề này có giải đáp.

Do đó, qúi Phật tử phải chạy thiệt nhanh trong thời gian này tuổi thọ mình ngắn quá rồi, tới thời gian như sáp đèn cầy bắt đầu rụng dần và tuổi thọ mình đang xuống mà đạo quả hay con đường mình tu tập còn xa chưa nắm bắt được mình bắt đầu lo thì vấn đề nào chúng ta phải gỡ ra từng cái.

Thì trong 7 nhân đưa đến đắc đạo quả trong kiếp hiện tại có những pháp Palibodha là những pháp ràng buột níu kéo mình phải được dứt bỏ. Palibodha có 10 pháp:

MƯỜI ÐIỀU QUYẾN LUYẾN - Palibodha có 10 pháp (trích trong PHÁP CHÁNH ÐỊNH và SƯU TẬP PHÁP Hòa thượng HỘ TÔNG

1.- Quyến luyến vì săn sóc chỗ ở (āvāsapalibodha);

2.- Quyến luyến vì buộc ràng theo thân quyến hoặc theo gia tộc của người hộ mình (kūlapalibodha); (Cha, mẹ, anh, em)

3.- Quyến luyến vì thọ lợi nghĩa là buộc ràng theo sự tụng kinh chú nguyện hoặc thuyết pháp cho thí chủ nghe (lābhapalibodha)

4.- Quyến luyến vì nghe người học kinh hoặc học Luận nghĩa là quyến luyến sự học (gangapalibodha);

5.- Quyến luyến vì công việc tự mình làm hoặc chỉ bảo người làm (kammapalibodha);

6.- Quyến luyến vì đường xa (addhanapalibodha);

7.- Quyến luyến vì nuôi bệnh người thân (như nuôi thầy Giáo thọ, Hòa thượng, hoặc nuôi cha mẹ (natipalibodha);

8.- Quyến luyến vì lo chữa bệnh cho mình (abādhapalibodha);

9.- Quyến luyến vì lo học Tam Tạng (gangthapalibodha);

10.- Quyến luyến vì lo gìn giữ thần thông (iddhipalibodha);

Mình phải tháo gỡ thì trong vấn đề nào nó có panha thì nó có Duyên Hệ (paccaya) trong đó.

Palibodha có Duyên Hệ để nó Duyên Sinh cột trói mình lại thì con đường tu tháo gỡ Palibodha nó cũng có Duyên Hệ và cũng có Duyên Sinh. Đối phó với Duyên Sinh, Duyên Hệ của Palibodha.

Nên chúng ta giải đáp được hết tất cả mỗi vấn đề mà trong đời sống hàng ngày của ta và con đường tu tập của ta về vấn đề đạo tâm của ta.

Người Nhị Nhân ta có 3 cách và 6 Duyên Hiệp Lực với Nhân Năng Duyên thì Câu Sinh, tức là chúng ta phải có cái Niệm với Vô Tham với trạng thái Câu Sinh. Khi tâm ta muốn xả thí thì Niệm của ta phải ăn khớp vô nhân, Vô Tham, ta muốn có tâm từ thì Niệm ta phải ăn khớp với Vô Sân này, rồi nó mới kết hợp ra một mối Duyên Hệ thì nó ra Duyên Sinh, Duyên Sinh này là Bảo Hộ cho tâm thiện với nhân tương ưng phối hợp nhau mới ra được pháp thiện.

Do đó, giữa hai vế thiện sự đang làm và Duyên đang có thì ở giữa ta phải có Niệm để kết nối.

Như vậy, bài Kinh Đại Niệm Xứ - Maha-Satipatthàna Sutta cho thấy chúng ta cần phải có Sati  chúng ta mới thấy việc tu này là một Thập Phúc Hành Tông hay là một phương pháp tu của Balamật thì lúc bấy giờ phải kết hợp những Duyên, Câu Sinh Duyên, Câu Sinh  Y, Câu Sinh Hiện Hữu, Câu Sinh Bất Ly. Nếu qúi Phật tử thiếu các Duyên này, qúi Phật tử không có những Duyên này Hiệp Lực với mình trong Niệm này, thì chúng ta không có kết nối được không thành tựu được.

Do đó, những khóa tu qúi Phật tử đã trải qua mà Sư theo dõi, qúi Phật tử thiếu cái gì. Những lúc qúi Phật tử đang ngồi tu qúi Phật tử thiếu cái gì qúi Phật tử biết không. Qúi Phật tử sẽ biết được là mình còn đang thiếu cái gì. Thứ nhất là qúi Phật tử thiếu Niệm. Và Niệm thiếu Lực. Vừa thiếu Niệm vừa thiếu Lực. Do đó thiếu Niệm Lực và qúi Phật tử không biết kết nối. Qúi Phật tử không có Câu Sinh mà có phóng dật. 

Do đó, chúng ta mới lượm lặt lại, chúng ta mới thấy, chúng ta làm nó hay là chúng ta đang tu tập nó với hành động đó và những lúc ta đang thực hiện nó, chúng ta là người Nhị Nhân hay là người Tam Nhân mà thiếu Niệm và có phóng dật, chúng ta ra được đáp số liền.

Sư biết được các hành giả trong khóa tu đó và Sư gỡ ra được. Nên mỗi buổi tối, sáng Sư gợi ý một bài, tối Sư giải đáp pháp hành của qúi Phật tử trong ngày. Luôn luôn là chúng ta hổ trợ nhau như vậy thì chúng ta sẽ thấy rằng là những cái đó là Sư đang bổ khuyết hay là Sư đang vun bồi cho các qúi Phật tử.

 Do đó, thì ở nơi đây ta sẽ thấy là 6 Duyên có 3 nhân, nhưng 3 nhân này làm được 7 cách. Với người Nhị Nhân làm 3 cách, với người Tam Nhân làm 4 cách.

Như vậy thì chúng ta coi lại vế thứ hai. 

Vế này có 3 Duyên chỉ có 1 nhân (trí). Chúng ta phải thấy nhân Vô Si, chúng ta thấy Câu Sinh Trưởng, Câu Sinh Quyền và Đồ Đạo Duyên. Như vậy, khi qúi Phật tử đang tu không thể nào có Vô Tham, Vô Sân được, chỉ có Trí (Vô Si) mới có thể làm được mãnh lực đó. Chỉ có Trí thôi, nếu qúi Phật tử có một tình cảm thì nó trở thành Câu Sinh Duyên. Nó khô khan nhưng sắc bén, chứ có tình cảm là nó luộm thuộm liền.

Khi tới Đồ Đạo rồi thì chỉ có Trí để dẹp Vô Minh, bây giờ nó không có Vô Tham, Vô Sân nữa, dứt khoát và rõ nét, đó là Câu Sinh Trưởng và nó trở thành Câu Sinh Quyền, nó trở thành một quyền lực. Nên thấy tâm sở này, qúi Phật tử đọc cái tên, trong bài học ta đọc tâm sở này không phải tâm sở trí tuệ mà là tâm sở Tuệ Quyền là quyền lực của nó ta mới hợp với Câu Sinh Quyền. Nếu qúi Phật tử đọc Tâm Sở Trí Tuệ là qúi Phật tử biết liền, không khai thác được chức năng của nó trọn vẹn.

 Khi ta nhìn vào pháp Thiện làm duyên cho pháp Thiện, ta nói tới 9 Duyên sẽ thấy nó chia làm 2 Duyên, chia hai hướng đi:

- Loại phổ thông có 6 Duyên

- Nếu rốt ráo thì còn 3 Duyên.

Trong rốt ráo 3 Duyên chỉ có một nhân Vô Si, Trí Tuệ là một điểm thôi, không có Vô Tham, Vô Sân.

Như vậy, khi qúi Phật tử xả thí, muốn có đủ 9 Duyên phải là người Tam Nhân. 

Người Nhị Nhân chỉ làm được 6 Duyên, trong 6 Duyên họ chỉ làm 2 cách hay 3 cách thôi. 

Khi chúng ta nghiệm được 9 Duyên Hiệp Lực, chúng ta mới thấy được hướng đi của ta.

Người xả thí hay người trì giới cũng vậy, người Nhị Nhân trì giới 3 cách của người Nhị Nhân. Nhưng người Tam Nhân trì giới 4 cách. Với người Nhị Nhân họ làm với 6 Duyên Hiệp Lực. Người Tam Nhân làm 9 Duyên hay họ làm 3 Duyên, với người quyết định rốt ráo thì họ làm 3 Duyên Hiệp Lực với 1 Nhân (Trí).

Nếu người Nhị Nhân đứng trong trạng thái mặc cảm tự ti, họ nghĩ "kiếp này mình chỉ gieo trồng thôi, kiếp sau ta mới hưởng được, chứ bây giờ trong kiếp này không có cơ hội, không có khả năng hay không có trường hợp để đưa đến đạo quả được." Thì cái đó thật sự không phải. Mình vẫn được làm được như tỳ kheo Cullapanthaka.

Khi ta học Paṭṭhāṇa này chúng ta có thể giải quyết được vấn đề, mà vấn đề này tất cả đều là thời Chuyển Khởi (Pavatti kāla) theo sát na tâm chúng ta thay đổi.

Giờ chúng ta đi qua phần này Sư muốn nói về Duyên. Qúi Phật tử coi phần Lộ Trình Tâm.

Hôm nay Sư nói phần Lộ Trình Tâm một chút. Tại vì trong tuần trước chúng ta thấy lộ trình tâm của chúng ta, chúng ta sẽ thấy nó khác, 

Lộ trình tâm hôm nay chúng ta đi sâu hơn một chút sẽ thấy việc Thiện làm duyên cho Thiện theo lộ trình tâm chúng ta nắm bắt được.

Vậy thì, khi chúng ta nói ở trong lộ trình tâm chúng ta sẽ thấy 4 hàng trắng dưới, hàng cuối cùng là:

- Nói theo lộ: Thì có Lộ Ngũ, Lộ Ý, Lộ Kiên Cố.

Như vậy, đi qua 5 cửa ngõ (ngũ môn) Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân.

Đi qua 1 cửa ngõ Ý Môn, đi qua Lộ Kiên Cố, chúng ta cũng nắm bắt được.

Tuần vừa rồi ta đã nói qua phần Lộ Trình Tâm.

Lộ Ngũ Môn, Lộ Ý Môn, Lộ Kiên Cố, không nói tới phần lộ Viên Tịch Niết Bàn. Ở trong đây Ngài Tịnh Sự trình bày 4 phần trong bản đồ Lộ Trình Tâm  là 455 lộ, Ngài Tịnh Sự trình bày với 4 phần của Lộ Trình Tâm chúng ta học trên danh pháp. Trong Lộ Ngũ Môn này xuyên qua 5 cửa: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân. Nhưng Lộ Ý Môn này xuyên qua một cửa thôi là cửa Ý nó không qua 5 cửa kia, Ý nằm trong tâm thức của mình, đang nằm ở trong suy tư nghĩ ngợi của mình. Rồi Lộ Kiên Cố là qua con đường tu tập. 

Thiền có 2: 

- 1. Thiền cho một quả và

- 2. Thiền cho nhiều quả.

Thiền cho một quả là Thiền Kiên Cố, cho những người đang tu tập họ chỉ có một thôi. Thiền Kiên Cố là thiện có thiền: 

- Thiền Sắc Giới, gọi là Đáo Đại

- Thiền Vô Sắc Giới, gọi là Đáo Đại.

- Thiền Siêu Thế.

Thiền cho nhiều quả là Thiện Dục Giới.

Thiền nào cho quả đó, Thiền Sắc Giới cho quả Sắc Giới. Thiền Siêu Thế cho quả Siêu Thế, Thiền Không Vô Biên Xứ cho quả Không Vô Biên Xứ.

Tám Tâm Đại Thiện (Mahà Kusala) là Thiền cho nhiều quả.

Thiền cho nhiều quả là Thiền Dục Giới. Là Tâm Đại Thiện cho 8 tâm quả và cho 8 tâm quả Vô Nhân, 8 tâm quả Hữu Nhân. Nó cho nhiều quả nên gọi là Đại Thiện

Cho những người đang tu tập họ chỉ có một 

Cho ta một suy nghĩ nữa. Chúng ta muốn thiền nhiều quả hay ta muốn thiền một quả thôi. Chúng ta ngồi suy nghĩ lại.

Qúi Phật tử nghiệm ra mới thấy trong phần Duyên, ta thấy Duyên mà nhiều, tác nhân nhiều cho ra quả nhiều.

Thí dụ như nhân Thiện cho quả Trời, người, Sắc Giới, Vô Sắc Giới chúng ta đi mênh mông. 

Còn nếu ta nói nhân quả Siêu Thế, nhân nào quả đó đạo và quả.

Tuy nhiên chức năng của Tâm Đại Thiện (Mahà Kusala) làm ra:

- Kusala Sắc Giới.

- Kusala Vô Sắc Giới

- Kusala Siêu Thế

Nên  gọi là Đại Thiện.

Con đường Thiền Sắc Giới, Thiền Vô Sắc Giới , Thiền Siêu Thế từ nơi Đại Thiện mới có, phải tu tập.

                   Tâm Đại Thiện (mahākusalacitta

(Những trích đoạn bài giảng về Tâm Đại Thiện)

Tứ Pháp Siêu Lý trang 17

12. Tâm Đại Thiện (Mahākusalacitta): Có nghĩa là Tâm không có tội lỗi và cho Quả an vui, vì thế được gọi là Thiện, và có khả năng sanh nhiều hơn tự bản thân. Tất cả đều là phần mở đầu của Thiền, Thắng Trí, Đạo Quả - như thế mới gọi là “Mahā–Đại”. Khi kết hợp cả hai từ ngữ này lại gọi là “Mahākusalacitta – Tâm Đại Thiện”.

Có 8 Tâm Đại Thiện phối hợp được với cả hai Ngăn Trừ Phần và Vô Lượng Phần (Tổng Hợp Vô Tỷ Pháp trang 53)

Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp trang 132

PHÂN TÍCH 38 TÂM SỞ THEO 24 TÂM DỤC GIỚI TINH HẢO (ATTHATIMSÀPI LABBHANTIKÀMÀVACARASOBHANE)

1. Hai Tâm Đại Thiện thứ nhất và thứ hai có 38 Tâm Sở phối hợp, là 13 Tâm Sở

Tợ Tha, 25 Tâm Sở Tịnh Hảo.

2. Hai Tâm Đại Thiện thứ ba và thứ tư có 37 Tâm Sở phối hợp, là 13 Tâm Sở Tợ Tha, 24 Tâm Sở Tịnh Hảo (trừ Tuệ Quyền).

3. Hai Tâm Đại Thiện thứ năm và thứ sáu có 37 Tâm Sở phối hợp, là 12 Tâm Sở Tợ Tha (trừ Hỷ), 25 Tâm Sở Tịnh Hảo.

4. Hai Tâm Đại Thiện thứ bảy và thứ tám có 36 Tâm Sở phối hợp, là 12 Tâm Sở Tợ Tha (trừ Hỷ), 24 Tâm Sở Tịnh Hảo (trừ Tuệ Quyền).

(dứt trích đoạn)


đôi thứ nhất

1) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

2) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ hai

3) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

4) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ ba

5) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

6) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng  Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ tư

7) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

8) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)

Trong 8 Tâm Đại Thiện nó cắt hai đôi, Vô Trí, Bất Tương Ưng Trí, đôi thứ hai và đôi thứ tư.

Ta chỉ còn sài 2 đôi là đôi thứ nhất và đôi thứ ba, là đôi Tương Ưng Trí, nó mới làm được Thiền Sắc Giới, Thiền Vô Sắc Giới, và Thiền Siêu Thế.

Chứ không phải là chúng ta làm hết.

Do đó, ta trở lại, nếu ta làm 8 Tâm Đại Thiện thì ta vừa có Nhị Nhân (Vô Tham, Vô Sân) vừa có Tam Nhân (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si). 

Nhưng đối với người Tam Nhân họ bắt đầu rút lại, họ chỉ có 2 đôi thôi là một đôi Tương Ưng Trí Hỉ Thọ, một đôi Tương Ưng Trí Xả Thọ đôi thứ nhất và đôi thứ ba. 

Thì lúc bấy giờ rút lại chỉ còn làm một Nhân Vô Si, Nhân Tuệ Quyền để  rốt ráo vô. 

Thì lúc đó các qúi Phật tử sẽ phải có Niệm Lực mới làm được điều đó.

Đầu tiên việc tu tập của qúi Phật tử là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. 

Rồi sau đó rút lại là Vô Tham, Vô Si, 

Rồi sau đó là Vô Sân, Vô Si,

Rồi sau đó rút lại là Vô Si.

Giống như một cái hỏa tiễn bắn lên cái đuôi nó từ từ rớt sau cùng chỉ còn cái đầu của nó thôi, nó bay vào trong không gian của qũy đạo nó đang đi.

Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy trong 4 pháp mà mỗi lần qúy Phật tử ngồi thiền, trong 4 pháp trước khi đi ngủ qúi Phật tử niệm. Đầu tiên là Quy Y, Tam Quy, Ngũ Giới, Rải tâm từ, Quán niệm sự chết. Tới khi cận tử, nếu không kịp được 3 cái đầu thì quán tử sự chết, qúi Phật tử nhìn thực tướng của nó, chứ qúi Phật tử còn nắm bắt cái trên thì không có đủ để mà làm lộ trình mình đi.

Như vậy thì 8 Tâm Đại Thiện làm được 7 cách cho hai hạng người: Người Nhị Nhân và người Tam Nhân.

Bắt đầu rút lại còn 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí ---> làm được 3 Duyên được 4 cách bên người Tam Nhân.

Chúng ta bắt đầu đi qua:

- Thứ nhất là Câu Sinh Trưởng Duyên. Có 2 Duyên là:

Vậy thì trong Câu Sinh Trưởng Duyên này có 2 Duyên là

 -->  Câu Sinh Duyên + với Trưởng Duyên.

--> Nó rút lại thành Câu Sinh Trưởng Duyên.

Nhưng chúng ta nói Câu Sinh (như 4 Duyên đầu là Câu Sinh Y, Câu Sinh Hiện Hữu, Câu Sinh Bất Ly) khi chúng ta nói 8 Tâm Đại Thiện, nhưng kết hợp với Trưởng Duyên thì còn 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí nó rút xuống chỉ còn Thẩm Trưởng thôi, nó chỉ còn 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí.

Qúi Phật tử phải hiểu, khi đi tới sự tu tập  chúng ta đi tới ráo rốt, chúng ta cô đọng lại và chúng ta phải chất lượng lại không có loãng nữa, và phải sắc bén lại.

Câu Sinh Duyên là 8 Tâm Đại Thiện, nhưng qua tới Trưởng Duyên kết hợp vô thành Câu Sinh Trưởng Duyên chỉ còn Thẩm Trưởng thôi.

Rồi khi tới Thẩm Trưởng. Tất nhiên trong tứ trưởng chúng ta có bốn là: Dục, Cần, Tâm, Thẩm. 4 cái này đều là Trưởng. Đi tới Thẩm Trưởng là điểm gốc, là sắc bén.

Qúi Phật tử thấy từ 8 Tâm Đại Thiện, rút xuống còn 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí.

Do đó, qúi Phật tử thấy từ cái này chúng ta mới nhận xét trong sự tu mà chúng ta bắt nhiều cảnh quá hay chúng ta nhiều việc quá chúng ta bị loãng đi, ta phải rút lại, cô đọng lại, hạn chế lại và thu hẹp lại và chúng ta sắc bén lại, chứ chúng ta không trải rộng ra được, trải rộng ra là hỏng hết hỏng thầy hỏng thợ.

Từ 8 Tâm Đại Thiện rút lại còn 4 Tâm Đại Thiện, mà 4 Tâm Đại Thiện này chỉ cần tu trí thôi tức là lấy trí làm đầu làm trưởng.

- Thứ hai là Câu Sinh Quyền Duyên.

Trong Câu Sinh Quyền, trong 22 Quyền Lực thì chúng ta lấy 4 Quyền cuối thôi, là từ Sơ Đạo đến Tứ Đạo thôi.

Trang 193 Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp - Tập IV: Chương thứ VI - VII

  Nhị Thập Nhị Quyền, đó là:

1. Nhãn Quyền (Cakkhundrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc nhìn thấy. Chi Pháp tức là Nhãn Thanh Triệt.

2. Nhĩ Quyền (Sotindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc lắng nghe. Chi Pháp tức là Nhĩ Thanh Triệt.

3. Tỷ Quyền (Ghànindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong ngửi khí hơi. Chi Pháp tức là Tỷ Thanh Triệt.

4. Thiệt Quyền (Jìvitindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc nếm mùi vị. Chi Pháp tức là Thiệt Thanh Triệt.

5. Thân Quyền (Kàyindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc xúc chạm. Chi Pháp tức là Thân Thanh Triệt.

6. Nữ Quyền (Itthindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong sự làm thành nữ nhân. Chi Pháp tức là Sắc Nữ Giới Tính.

7. Nam Quyền (Purisindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong sự làm thành nam nhân. Chi Pháp tức là Sắc Nam Giới Tính.

8. Mạng Quyền (Jìvitindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc bảo hộ Danh Pháp và Sắc Pháp. Chi Pháp tức là Sắc Mạng Quyền và Tâm Sở Mạng Quyền.

9. Ý Quyền (Manindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc tiếp thâu Cảnh. Chi Pháp tức là tất cả các Tâm.

10.Lạc Quyền (Sukhindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc thụ hưởng sự an lạc về Thân. Chi Pháp tức là Tâm Sở Thọ ở trong 1 Tâm Thân Thức Câu Hành Lạc.

11.Khổ Quyền (Dukkhindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc thụ hưởng sự khốn khổ về Thân. Chi Pháp tức là Tâm Sở Thọ ở trong Tâm Thân Thức Câu Hành Khổ.

12.Hỷ Quyền (Somanassindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc thụ hưởng sự an lạc Tâm. Chi Pháp tức là Tâm Sở Thọ ở trong 62 Tâm Câu Hành Hỷ.

13.Ưu Quyền (Domanassindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc thụ hưởng sự khốn khổ Tâm. Chi Pháp tức là Tâm Sở Thọ ở trong 2 Tâm căn Sân.

14.Xả Quyền (Upekkhindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc thụ hưởng Cảnh quân bình. Chi Pháp tức là Tâm Sở Thọ ở trong 55 Tâm Câu Hành Xả.

15.Tín Quyền (Saddhindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong sự sùng tín sự vật khả tín. Chi Pháp tức là Tâm Sở Tín ở trong 91 Tâm Tịnh Hảo.

16.Tấn Quyền (Vìriyindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong sự nỗ lực tinh cần. Chi Pháp tức là Tâm Sở Cần ở trong 105 Tâm Tương Ưng Cần (Vìriyasampayuttacitta).

17.Niệm Quyền (Satindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc chánh niệm. Chi Pháp tức là Tâm Sở Niệm ở trong 91 Tâm Tịnh Hảo.

18.Định Quyền (Samàdhindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc kiên trụ trong một Cảnh duy nhất. Chi Pháp tức là Tâm Sở Nhất Thống ở trong 72 Tâm (loại trừ 16 Tâm Vô Cần (Avìriyacitta), 1 Tâm Si Tương Ưng Hoài Nghi).

19.Tuệ Quyền (Paññindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri được Chân Lý. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 47 hoặc 79 Tâm Tương Ưng Trí.

20.Vị Tri Đương Tri Quyền (Anaññàtaññassàmitindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri tỏ tường Tứ Thánh Đế mà bản thân không từng liễu tri. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 1 Tâm Đạo Thất Lai. 

21. Dĩ Tri Quyền (Aññindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri tỏ tường Tứ Thánh Đế mà bản thân đã từng liễu tri. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 3 Tâm Đạo bậc thấp và 3 Tâm Quả bậc thấp.

22.Cụ Tri Quyền (Aññàtàvindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri tỏ tường tột cùng Tứ Thánh Đế. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 1 Tâm Quả Vô Sinh. 

Câu Sinh Duyên + Quyền Lực Duyên, có 4 pháp cuối của 22 Quyền Lực Duyên. Bốn pháp cuối của 22 Quyền Lực Duyên là:

19.Tuệ Quyền (Paññindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri được Chân Lý. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 47 hoặc 79 Tâm Tương Ưng Trí.

20.Vị Tri Đương Tri Quyền (Anaññàtaññassàmitindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri tỏ tường Tứ Thánh Đế mà bản thân không từng liễu tri. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 1 Tâm Đạo Thất Lai. 

21. Dĩ Tri Quyền (Aññindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri tỏ tường Tứ Thánh Đế mà bản thân đã từng liễu tri. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 3 Tâm Đạo bậc thấp và 3 Tâm Quả bậc thấp.

22.Cụ Tri Quyền (Aññàtàvindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri tỏ tường tột cùng Tứ Thánh Đế. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 1 Tâm Quả Vô Sinh. 

Lúc đó mới nắm bắt được là từ Sơ Đạo tới Tứ Đạo Tứ Quả.

Do đó, Câu Sinh Quyền tức là Câu Sinh Duyên kết hợp với Quyền Lực Duyên thành ra Câu Sinh Quyền

- Thứ ba là Đồ Đạo Duyên.

Chúng ta lấy 2 chi: 

- Chánh Kiến. Là tâm sở Tuệ Quyền

- Chánh Tư Duy. Là thuộc chi Tầm (Tâm Sở Tầm)

Hai chi đạo Chánh Kiến và Chánh Tư Duy, lấy hai cái đó làm Mãnh Lực Đồ Đạo Duyên.

Trong nhân Vô Si, Đồ Đạo Duyên là Trí chỉ có hai là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy. Chánh Tư Duy thuộc chi Tầm, do đó chúng ta chỉ có Chánh Kiến thôi.

Trong Đồ Đạo Duyên, trong Tuệ Đạo có 2 chi là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy. Chánh Tư Duy thuộc chi Tầm (Tâm Sở Tầm) 

Do đó Đồ Đạo Duyên ta chỉ lấy Chánh Kiến thôi.

Trong Đồ Đạo Duyên thì Tuệ Đạo, trong Đồ Đạo Duyên chi của nó là trí tuệ.

Đồ Đạo là Bát Chánh Đạo, chúng ta có Tuệ Đạo, Định Đạo, Giới Đạo (Tuệ, Giới, Định).

Phần Bát Chánh Đạo

Đồ Đạo  ==>  Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo có 3 là: Tuệ Đạo, Giới Đạo, Định Đạo

- Tuệ Đạo gồm có 2 là: Chánh Kiến và Chánh Tư Duy

 Chi pháp của Chánh Kiến là Tuệ Quyền Tâm Sở

 Chi của Chánh Tư Duy là Tâm Sở Tầm

- Giới Đạo gồm có Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng

- Định Đạo gồm có Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

Nhưng bây giờ mình nói Thiện làm duyên cho Thiện với Mãnh Lực của Đồ Đạo Duyên ta chỉ lấy trí thôi không lấy tầm, tức là Chánh Tư Duy chỉ lấy Chánh Kiến thôi.

Chánh Kiến làm đầu trong Đồ Đạo Duyên để thực hiện việc thiện này. 

Như vậy, khi qúi vị xả thí với Đồ Đạo Duyên tức là xả thí Balamật. Tức là khi ta xả thí Balamật là ta có Đồ Đạo Duyên. Ta đang tu tập ta muốn Balamật thì ta có Đồ Đạo Duyên làm chỉ đường, chứ ta không đi loạn nữa.

Đồ Đạo Duyên là Chánh Kiến, chúng ta phải nhớ lại liền Đồ Đạo Duyên này trong chi pháp là tâm sở Tuệ Quyền, nhưng lấy Tứ Đế làm lộ trình. 

Như vậy, khi chúng ta còn đang tu tập chúng ta có Nhị Đế: thứ nhất là Tập Đế, thứ hai là Khổ Đế. 

Những bậc giác hữu tình, người hành Balamật  gọi là bậc giác hữu tình, họ nhìn từ Tập Đế qua Khổ Đế.

Với hạng phàm phu họ nhìn Khổ Đế qua Tập Đế.

Qúi Phật tử phải biết 2 vế.

Với bậc giác hữu tình (Bodhisatta) họ nhìn Tập Đế để thấu triệt khổ đế.

Những người Putthujjana là người phàm phu Tam Nhân, là người có trí thì họ nhìn thấy Khổ Đế để mà liễu tri được Tập Đế.

Những bậc giác hữu tình là bậc đang hành Balamật nhìn từ trong ra ngoài. Những bậc phàm phu tam nhân nhìn từ ngoài vô trong, họ nhìn từ Khổ Đế mà họ hiểu được Tập Đế.

Còn bậc Giác Hữu Tình, bậc đang hành Balamật họ nhìn thấy Tập Đế rồi họ liễu tri được Khổ Đế.

Ta không nói tới 2 vế kia  Diệt Đế và Đạo Đế. Hôm nay ta chi nói tới Tập Đế (Nhân) và Khổ Đế (Quả).

Một người Tam Nhân nhìn thấy chúng sinh nghèo khổ. Họ nghĩ tới trong ta, nếu như ta không xả thí hôm nay thì ta kiếp sau ta bị sanh ra nghèo khổ như vậy.

Phải nhìn thấy người mà liên tưởng tới ta, ta phải xả thí mau mau, gieo nhân thiện để kiếp sau ta thoát cảnh nghèo khổ này chứ không gieo nhân lành để có cơ hội mà được quả lành.

Nhìn người ngoài mà nghiệm tới ta bên trong.

Với người Bồ Tát, với bậc đang hành Balamật, hay người có sự ý thức giác ngộ thì họ nhìn thấy là thân này là khổ do ái dục và vô minh. Do đó, nhìn thấy người ngoài hiện bày đó thì đó chỉ là quả khổ của người đang có mà mình tu tập, họ từ Tập Đế khởi lên từ bên trong của họ.

Do đó, khi Bồ Tát khi Ngài đi dạo 4 cửa thành, Ngài thấy bịnh, gìa, một tử thi, một sự xuất gia (Bịnh, Lão, Tử, Tăng) Ngài liên tưởng con đường xuất ly, ta phải diệt Tập Đế liền, chứ không đợi Khổ Đế lên rồi ta mới lo tu tập.

Do đó, với người đang hành đạo này, ta phải đi từ diệt ái dục (Tập Đế), ta nhìn trong thì sẽ thấy Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân (Dassanena Pahātabbā hetuka).

Vậy thì, trong khi con voi hùng mạnh, nhưng con chim mẹ nhỏ xíu, có câu: "Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu". Nó chỉ cần 2 con trong muôn thú sẵn sàng hổ trợ cho nó là chim gõ kiến và con ễnh ương. Chim gõ kiến là Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân phá cho con voi bị mù, ễnh ương chỉ là tư duy, con voi  suy nghĩ mà đi tìm nước

Trong phần Tuệ Đạo 2 chi: gõ kiến và ễnh ương - Chánh Kiến và Chánh Tư Duy hiệp lực lại.

Do đó, tất cả đều là pháp nằm trong Duyên, qúi Phật tử gặp được Duyên, qúi Phật tử thấy được pháp đó, qúi Phật tử hành động vô đó chỉ có thêm một cái Niệm của mình mà thôi, qúi Phật tử có thể con đường mà qúi Phật tử đi tới được cái mong cầu của mình.

Gõ Kiến là Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân.

 Ễnh ương chỉ là một cái tư duy, một cái suy tư, con voi nghĩ trên đó có nước vì nó bị mù không nhìn thấy được nữa.

Như vậy, khi qúi Phật tử còn có Lộ Ngũ Môn, còn có Ngũ Cảnh:

 nhãn -->sắc,

 nhĩ --> thinh, 

tỷ -- > khí, 

Thiệt --> vị

Thân --> xúc

Khi tâm mình còn bị giao động. 

Mình đóng 5 căn này lại chỉ có: Ý làm việc với Pháp, sanh diệt (Ý --> Pháp)

Khi qúi Phật tử còn tiếp xúc ngũ trần, ngũ môn tiếp xúc ngũ căn, rồi tiếp xúc ngũ trần thì tâm còn giao động, qúi Phật tử đóng lại chỉ còn Ý với Pháp thì lúc đó pháp hiện bày chỉ là Sanh và Diệt, qúi Phật tử không phân biệt đây là sắc, đây là thinh, khí, vị, nữa, mà đó chỉ là Pháp, mà Pháp chỉ có Sanh và Diệt (đây là nói tới Thiền).

Do đó, chúng ta trở lại. Pháp thì chúng ta biết rồi. Hôm nay chúng ta học về Paṭṭhāṇa về Duyên.

Qúi Phật tử thấy rõ, có 9 Duyên, mà chúng ta sài được hết, người Nhị Nhân cũng được, người Tam Nhân cũng được. Có những lúc ta là người Nhị Nhân. Cái đó là tập khí, nhưng khi ta tu tập thì ta chỉ tu tập Tam Nhân thôi, ta không giữ tập khí để tu thì cái tu đó ta mới thành công.

Như vậy thì, khi ta tu ta chỉ là người Tam Nhân (có trí tuệ) ta mới thấy tập khi ta mới diệt kiết sử, tại vì tu con đường đạo ta phải diệt kiết sử để thấy đạo quả. Khi ta tu ta chỉ là người Tam Nhân. Khi ta hành động ta hành động Tam Nhân thì ta mới thấy được tập khí Nhị Nhân của ta, ta diệt trừ. Đó gọi là tu diệt kiết sử.

Ngũ Môn với Ngũ Căn tiếp xúc Ngũ Trần, ta sẽ hiện bày tập khí với Ý và Pháp ta hiện bày với Thực Tính và Thực Tướng. Ta không hiện bày với Ngũ Trần theo tập khí kiết sử của mình.

Như vậy, khi ta đi tới phần Đồ Đạo (Bát Chánh Đạo), chi đầu tiên là Chánh Kiến, hay là Tuệ Đạo, trong đó có 2 chi là Chánh Kiến Chánh Tư Duy. 

Thì ở trong đây, Đức Phật Ngài dạy, nếu ta muốn làm việc thiện, tu tập việc thiện đi tới hành thiện cho 3 pháp thiện với Mãnh Lực của Đồ Đạo Duyên chỉ dùng Trí  thôi, không dùng Tư Duy. Ngài kêu dùng Trí thôi, không dùng Tư Duy. Tư Duy là Tầm, mà Tầm lại phải đi tìm nữa, tìm thì nó hiện bày kiết sử của mình nữa, tìm cái tập khí mình nữa, rồi mình phán xét theo tập khí hay tánh nết hay kiết sử của mình.

Còn Trí chỉ nhìn thấy pháp Thực Tính Thực Tướng thôi, chúng ta không đi qua cái gì khác.

Do đó, Mãnh Lực Duyên nói rõ và chúng ta thấy rõ vì nhân này Năng Duyên, nhân này Sở Duyên hai cái kết hợp nhau thì chúng ta mới thấy.

Chúng ta coi qua phần Sở Duyên, thì anh Sở Duyên của Đồ Đạo Duyên anh đi với tâm thiện Tam Nhân. Tâm Thiện Tam Nhân là 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí. Đi với những tâm thiện Tam Nhân tức là đi với những tâm thiện có Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. 

 Vậy thì, Đồ Đạo Duyên chỉ đi với 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng trí, dù hỉ hay xả, chúng ta chỉ đi 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng trí thôi. Lọc những cái gì mà Bất Tương Ưng Trí đi. Bất Tương Ưng trí này là do những tập khí thành nết nó hiện bày ra.

Do đó, khi chúng ta đi qua tới Mãnh Lực Duyên này chúng ta sẽ thấy rõ.

Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp - Tập IV: Chương thứ VI - VII trang 193 - 195

Hồi nãy Sư nói Câu Sinh Quyền thì trong Quyền Lực Duyên chúng ta lấy 4 pháp cuối của Nhị Thập Nhị Quyền, tức là pháp thứ 19, 20, 21, 22

19.Tuệ Quyền (Paññindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri được Chân Lý. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 47 hoặc 79 Tâm Tương Ưng Trí.

20.Vị Tri Đương Tri Quyền (Anaññàtaññassàmitindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri tỏ tường Tứ Thánh Đế mà bản thân không từng liễu tri. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 1 Tâm Đạo Thất Lai. 

21. Dĩ Tri Quyền (Aññindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri tỏ tường Tứ Thánh Đế mà bản thân đã từng liễu tri. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 3 Tâm Đạo bậc thấp và 3 Tâm Quả bậc thấp.

22.Cụ Tri Quyền (Aññàtàvindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri tỏ tường tột cùng Tứ Thánh Đế. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 1 Tâm Quả Vô Sinh. 

Thì quyền lực mới vô Câu Sinh mới là Câu Sinh Quyền.

Pháp thứ 20.Vị Tri Đương Tri Quyền (Anaññàtaññassàmitindrìya)  là lấy giáo pháp này là Sơ Đạo, là Tâm Sở Tuệ kết hợp với 1 Tâm Đạo Thất Lai. Tức là pháp thứ 20 là Sơ Đạo.

Pháp thứ 21. Dĩ Tri Quyền (Aññindrìya): là 3 tâm đạo

Như vậy, khi chúng ta đi tới phần Thiện làm duyên cho Thiện có 2 

Khi chúng ta xả thí. Xả thí có 2 loại: Tài Thí và Pháp Thí. 

- Tài Thí là xả thí về vật chất.  Nhưng ta có thể nói là Tài Thí là những pháp hiệp thế. Cho quả Nhân, Thiên

- Pháp Thí là nói đến Pháp Bảo (những pháp Balamật) đi tới pháp Siêu Thế mà chúng ta đang hành xả thí Balamật. Đi đến đạo quả Niết-Bàn

Nói tới phần Nhị Thập Nhị Quyền thì chúng ta coi tới phần Duyên. 

Đây là Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp. Khi học được cái này  chúng ta kết hợp với phần Paṭṭhāṇa thì Đức Phật Ngài nói muốn làm việc thiện làm duyên cho pháp thiện với mãnh lực Câu Sinh Quyền thì chúng ta nắm bắt phần trí tuệ của Câu Sinh Quyền

Chúng ta lấy 4 pháp cuối của Nhị Thập Nhị Quyền, từ pháp thứ 19 đến pháp thứ 22.

Từ pháp Quyền Lực đó từ pháp 19 cho tới pháp 22 là qua con đường Tứ Đế của Đồ Đạo Duyên.

Do đó, Đồ Đạo Duyên phối hợp với Quyền Lực Duyên để Câu Sinh trong việc làm thiện này mà ta tu tập pháp Balamật.

Khi nói tới Lộ Trình Tâm, Lộ Trình Kiên Cố.

Thì khi ta nói đến Đồ Đạo Duyên với Quyền Lực Duyên ta có đắc thiền, đắc sơ đạo, đắc 3 đạo sau, nhập thiền, hiện bày thần thông, nhập thiền quả, nhập thiền diệt. Tất cả những điều này là của kiên cố.

Sư trình bày về Lộ Trình Tâm qúi Phật tử sẽ thấy rõ. 

Rồi khi chúng ta nói qua phần Tấu Hợp Biệt Cách, chúng ta sẽ thấy nó từng chi tiết của các Mãnh Lực Duyên chứ không đi tóm tắt để đi đến tổng quát, chúng ta riêng biệt từng một cách chúng ta sẽ có phần chi tìết đó mà trong Mãnh Lực Duyên Paṭṭhāṇa giải đáp hết.

Do đó, các qúi Phật tử sẽ thấy rõ phương pháp  Paṭṭhāṇa.

Thì khi ta xả thí của Pháp Thí thôi. Khi ta bỏ ra một vật thực hay chúng ta bỏ ra một tài chánh, hay một số tịnh tài, hay ta bỏ một hộp thuốc hay hay một miếng vải Dâng Y, chúng ta nói :"Ta chỉ làm Pháp Thí thôi". Qúi Phật tử không đi qua nhãn với sắc,  nhĩ với thinh, tỷ với khí, Thiệt với vị, Thân với xúc. 

Mà qúi Phật tử đi với Ý với Pháp. Pháp này là Pháp Thí. Pháp này là Pháp Balamật. Pháp này là Pháp Siêu Thế. Là chúng ta đi con đường chỉ Ý với Pháp thôi. Chứ không đi con đường Ngũ Căn, Ngũ Trần.

Như vậy, khi ta là người Nhị Nhân hay người Tam Nhân, mình không bận tâm. Cái cửa đi qua con đường Tam Nhân phải là người Nhị Nhân. Người  hôm nay có trí là phải đi qua con đường người không có trí trước.

Vậy con đường nào để có trí? Cho dù ta là người Nhị Nhân thì có con đường đó có 3 cửa đi. Đó là:

- Văn. Như vậy muốn có trí thì mình phải là có Văn nhiều

- Tư. Muốn có trí thì mình phải Tư nhiều

- Tu. Muốn có trí mình phải Tu nhiều

Cho dù ngày hôm nay được sinh ra là người Tam Nhân thì họ cũng đã trưởng dưỡng trong nhiều đời quá khứ rồi. Mình học về nhân Duyên mình biết là có Nhân có Quả, không thể nào ngẫu nhiên hay tự nhiên được.

Như vậy thì, anh là người Tam Nhân, tôi Anumodanà với anh, nhưng tôi sẽ là người Tam Nhân nếu tôi đi con đường 3 cửa là Văn, Tư, Tu.

Ví dụ, bây giờ Sư trình bày pháp này tới pháp kia mạch lạc rõ ràng và  có thể bổ túc cho qúi Phật tử cái gì còn đang khiếm khuyết. Tuy nhiên, trong con đường đó Sư phải đi qua con đường Văn, Tư, Tu của Sư, rồi bắt đầu Sư mới chia sẻ những trải nghiệm rồi chúng ta nắm bắt lại.

Con đường nào Sư đi qua Sư chỉ lại trong sách đó, quyển đó qúi Phật tử phải nắm lấy để đi ra con đường đó. Tam Nhân nằm trong tay của mình, chỉ trừ khi mình không muốn thôi. Người Pháp nói là "vouloir c'est pouvoir" có nghĩa là " muốn là được" còn gọi là Tứ Như Ý Túc, mà Tứ Như Ý Túc thì ta có Thẩm Như Ý Túc.

Vậy thì, con đường của người hành đạo là phải nhìn từ trong ra ngoài, thân này khổ muốn thoát khổ là phải tu tập, còn người phàm Tam Nhân là nhìn ra ngoài mà thức tỉnh bên trong.

Khi Bồ Tát ở trong cung, phụ vương là vua Tịnh Phạn che lấp hết, không cho ngài thấy gì hết, nhưng khi ra ngoài thấy rồi bắt đầu Ngài suy nghĩ : "Người có ta có, chính ta có, ta khổ, nhìn thấy người khổ đó chỉ là cái gương cho ta soi rọi lại mình", Đó là Ngài thôi thúc Đồ Đạo Duyên của Ngài.

Do đó, trên con đường tu tập của ta, chúng ta thấy với hai pháp Năng Duyên với hai pháp Sở Duyên mà chúng ta học về phần nhân Nghiệp Lực này thôi, Sư chưa nói tới phần nhân Tấu Hợp. Thì qúi Phật tử sẽ thấy với 3 nhân, rút lại còn một nhân. Mà trong một nhân này chúng ta sẽ thấy 2 duyên tương ưng đứng đằng sau để hổ trợ cho duyên này đưa đến thành tựu thì chúng ta sẽ thấy là chúng ta sẽ thực hiện từ 37 tâm thiện xuống còn 33 Tâm Thiện Tam Nhân tức là loại trừ những tâm Bất Tương Ưng Trí.

Muốn làm điều đó chúng ta cần phải có sự tu tập chứ không phải ngẫu nhiên mà có.

Trưởng Duyên (Adhipatipaccaya) có 2: Cảnh Trưởng và Câu Sinh Trưởng 

1) Cảnh Trưởng, có hai là:

Tư Duy Duyệt Ý là Cảnh Trưởng, là mình thích cảnh đó 

Thực Tính Duyệt Ý, là pháp, là trí, làm cho mình thức tỉnh

2) Câu Sinh Trưởng có 4 là: Dục, Cần, Tâm, Thẩm

Cảnh Trưởng Duyên nó là Mãnh Lực Duyên Sinh Duyên Hệ, thì chúng ta thấy nó là cảnh Tư Duy Duyệt Ý

Sư giải thích về:

1. Cảnh Trưởng, có hai là:  Tư Duy Duyệt Ý là Cảnh Trưởng, là mình thích cảnh đó và  Thực Tính Duyệt Ý, là pháp, là trí, làm cho mình thức tỉnh

 Nói tới Tư Duy là nói tới Tầm. Mà có Tầm là có "Tôi, Ta" trong đó. Cái này thích, cái này không thích.

Còn Thực Tính là sự thật của nó, là bản chất của Pháp, làm cho mình thức tỉnh. Pháp Thực Tính có 3 là: Vô Thường, Khổ Bất Toại Nguyện, Vô Ngã.

Trong Cảnh Tư Duy Duyệt Ý là:  Minh Hiển là mình Duyệt Ý, Cực Đại là mình Duyệt Ý. Rõ và lớn thì mình mới vừa lòng.

Còn mờ, không rõ, không sáng tỏ, không hiểu thì mình không có Duyệt Ý. Duyệt Ý nghĩa là vừa lòng hài lòng.

Như vậy, cái này thuộc về tập khí hay tư kiến của con người. Một là Cảnh Tư Duy mà Duyệt Ý phải là cảnh minh hiển, cảnh rõ. Coi một cuốn phim mà mờ không rõ mình chán không coi nữa. Đó là tập khí của mình, chứ mình không thấy được sự vô thường trong đó. Cúp điện một cái là mình thấy Bất Tư Duy Duyệt Ý liền. Chứ mình không nhìn thấy đó là Vô Thường. Điện cũng Vô Thường, con người ta cũng Vô Thường. Có Sanh có Diệt. Nhưng không có mà mình cứ chạy theo Tư Duy của mình, theo Tầm của mình.

Chính do đó, trong Cảnh Trưởng này thì nó rớt vô trong giữa cái "Tôi, Ta" và cái Thực Tính Pháp cho ta thức tỉnh.

Như vậy, Cảnh Tư Duy Duyệt Ý này với những cái gì mình tìm kiếm trong trạng thái rõ sáng tỏ hay là lớn, cụ thể minh hiển và cực đại thì mình mới vừa lòng.

Pháp Thực Tính là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã làm cho mình thức tỉnh, nó cho mình một bài học cho mình thức tỉnh đừng mê lầm nữa, cái đó nó thuộc trong 22 Tam Đề, đó là cảnh thố ngộ tất định quả báo và tỉnh ngộ tất định quả báo, trong phần Tam Đề 89 chúng ta có trong 21 tam đề còn lại trong qúi Phật tử mở 

Tam Đề thứ 15 (Phát Thú quyển màu xanh) Tam Đề thứ 15, 22 trang  584 

(Phần trích đoạn)

15. TAM ĐỀ THỐ NGỘ TẤT HỮU QUẢ BÁO

 (MICCHATTANIYATATIKA)

I. GIAI ĐOẠN LIÊN QUAN (PATṬCCAVĀRA)

1. THUẬN TÙNG DUYÊN (PACCAYĀNULOMA) 

1. GIAI ĐOẠN PHÂN TÍCH (VIBHAÑGAVĀRA)

NHÂN DUYÊN (HETUPACCAYA)

[1] Pháp Thực Tính thố ngộ và tất hữu quả báo (Micchattaniyatā dhammã) nương nhờ Pháp Thực Tính thố ngộ và tất hữu quả báo khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn nương nhờ một Uẩn thố ngộ và tất hữu quả báo khởi sinh lên v.v. hai Uẩn...(1)

Pháp Thực Tính bất định ở cả hai tình huống (Aniyatā dhammã) nương nhờ Pháp Thực Tính thố ngộ và tất hữu quả báo khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ nương nhờ Uẩn thố ngộ và tất hữu quả báo khởi sinh lên. (2)

Pháp Thực Tính thố ngộ tất hữu quả báo và bất định ở cả hai tình huống nương nhờ Pháp Thực Tính thố ngộ và tất hữu quả báo khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn và Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ nương nhờ một Uẩn thố ngộ và tất hữu quả báo khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẩn v.v. (3)

[2] Pháp Thực Tính tỉnh ngộ và tất hữu quả báo (Sammattaniyatā dhammā) nương nhờ Pháp Thực Tính tỉnh ngộ và tất hữu quả báo khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên, có ba thời kỳ. 

[3] Pháp Thực Tính bất định ở cả hai tình huống nương nhờ Pháp Thực Tính bất định ở cả hai tình huống khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn và Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ nương nhờ một Uẩn bất định ở cả hai tình huống v.v. nương nhờ hai Uẩn v.v. Trong sát na Tái Tục, ba Uẩn và Sắc Tái Tục nương nhờ một Uẩn bất định ở cả hai tình huống khởi sinh lên...nương nhờ hai Uẩn v.v. Sắc Tâm Cơ nương nhờ Uẩn khởi sinh lên, Uẩn nương nhờ Sắc Tâm Cơ khởi sinh lên, ba Sắc Đại Hiển nương nhờ một Sắc Đại Hiển khởi sinh lên v.v. hai Sắc Đại Hiển...Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ và Sắc Tái Tục ở phần Sắc Y Sinh nương nhờ Sắc Đại Hiển khởi sinh lên. (1)

[4] Pháp Thực Tính bất định ở cả hai tình huống nương nhờ Pháp Thực Tính thố ngộ tất hữu quả báo và bất định ở cả hai tình huống khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ nương nhờ Uẩn thố ngộ tất hữu quả báo và nương nhờ Sắc Đại Hiển khởi sinh lên. (1)

Pháp Thực Tính bất định ở cả hai tình huống nương nhờ Pháp Thực Tính tỉnh ngộ tất hữu quả báo và bất định ở cả hai tình huống khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ nương nhờ Uẩn tỉnh ngộ tất hữu quả bo và nương nhờ Sắc Đại Hiển khởi sinh lên.

(hết phần trích đoạn)

Có 2 là Thố Ngộ Tất Hữu Quả Báo (Micchattanitatika) là hiểu lẩm hiểu sai cũng có quả báo

Tỉnh ngộ tất hữu quả báo (Sammattaniyatà dhammà) là tỉnh ngộ cũng có quả báo

Còn Bất định - giữa hai tình huống này  (Aniyatà dhammà) vừa tỉnh ngộ cũng không biết, vừa thố ngộ cũng không biết. Cái đó nằm trong Tam Đề thứ 15

Khi qúi Phật tử đứng giữa hai cái cảnh trưởng này (Cảnh Trưởng Tư Duy Duyệt Ý và Cảnh Trưởng Thực Tính Duyệt ý)  Tam Đề thứ 15 sẽ giải đáp cho qúi Phật tử trong cái Dĩ Tịnh Trí này

Mình thấy sai trong tư duy của mình mà mình tỉnh ngộ trong thực tính của pháp, cho mình thức tỉnh được.

Pháp Vô Thường mình nhìn thấy nó là thường, Pháp khổ đau mình nhìn thấy nó an vui, Pháp Vô Ngã mình nhìn thấy là Hữu Ngã.

 Tam Đề thứ 15 sẽ giải đáp cho mình tất cả những vấn đề đó. Thế nào là mình Thố Ngộ (Micchattaniyatā) là mình hiểu lầm.  Sammattaniyatā là mình tỉnh ngộ, mình thức tỉnh hay giác ngộ, và mình tỉnh giác được.

Khi qúi Phật tử thấy một sự Vô Thường đến qúi Phật tử không coi đó là Cảnh Trưởng, qúi Phật tử coi đó là Tư Duy Bất Duyệt Ý, nó thuộc về Tư Duy Duyệt Ý,  nó không phải là Thực Tính Duyệt Ý thì qúi Phật tử đang đi trong con đường hiểu sai chấp lầm.

Bà Hoàng Hậu không cho các cung nữ nói những sắc này là vô thường, nhưng một hôm bà tới Đức Phật, Đức Phật Ngài hiện thần thông cho 2 người nữ đứng quạt cho Ngài từ sắc đẹp cho tới già nua rồi chết rồi tan thành khói bay lên thì bà ta thức tỉnh. Thì bà ta đang từ Tư Duy Duyệt Ý bà đi qua tới Thực Tinh Duyệt Ý.

Con đường tu tập của ta cũng vậy. Nếu chúng ta không có cảnh trưởng chúng ta không đi tới phần Tư Duy Duyệt Ý mà ta không có thì chúng ta không có đi tới Thực Tính Duyệt Ý được.

Đầu tiên với 16 Tuệ Minh Sát Trí vipassanā paññā, thì:

Tuệ thứ I- Nàmarùpa paricchedanàna - Tuệ Phân Tách Danh Sắc. Đầu tiên chúng ta phải Danh và Sắc ta thấu rõ được Nhân Quả Danh và Sắc.

Tuệ thứ II - Paccayapariggalanàna - Tuệ Phân Tách Nhân Quả (Tuệ Phân Biện Nhân Duyên). Qua tuệ thứ hai chúng ta thấy rõ lắm. Đó mới là giai đoạn  Cảnh Tư Duy Duyệt Ý . 

Tuệ thứ III - Sammasananàna - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã. Nhưng qua tới Phổ Thông Tuệ tới minh sát trí tuệ thứ 3 mà thấy được Thực Tính Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, tuệ thứ 3 thì bắt đầu chúng ta đi qua Cảnh Tư Duy Thực Tính Duyệt Ý, chúng ta tỉnh ngộ.

Với Tuệ thứ nhất, Tuệ thứ hai là con đường đó chúng ta còn đang tu tập. 

Do đó trong 5 nhân đưa đến đạo quả trong kiếp hiện tại này là buột người hành giả phải đạt đến Sinh Diệt Trí qua 4 tuệ Minh Sát Trí thì họ mới có hi vọng, họ có niềm tin, và họ có kết quả đắc đạo quả trong kiếp hiện tại này ./.

Dưới đây là 16 cái tuệ của Thiền Minh-Sát (vipassanā paññā).

Tuệ thứ I- Nàmarùpa paricchedanàna - Tuệ Phân Tách Danh Sắc.

Tuệ thứ II - Paccayapariggalanàna - Tuệ Phân Tách Nhân Quả (Tuệ Phân Biện Nhân Duyên).

Tuệ thứ III - Sammasananàna - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã.

(Tuệ Thấu Ðạt)

Tuệ thứ IV - Udayabbayanàna - Tuệ thấy sự Sanh-Diệt của Danh Sắc.

Tuệ thứ V - Bhanganàna - Tuệ Diệt

Tuệ thứ VI - Bhayanàna - Tuệ Sợ

Tuệ thứ VII - Adinavanàna - Tuệ thấy Hiểm Nguy của Ngũ uẩn.

Tuệ thứ VIII - Nibbidanàna - Tuệ Chán nãn.

Tuệ thứ IX - Mũncitukamyatanàna - Tuệ muốn Giải thoát.

Tuệ thứ X - Patisankhanàna - Tuệ Suy Tư

Tuệ thứ XI - Sankharùpekkhanàna - Tuệ Xả Hành

Tuệ thứ XII - Anulomanàna - Tuệ Thuận-Thứ

Tuệ thứ XIII - Gotrabhunàna - Tuệ Chuyển Tánh, còn gọi là Tuệ "Cắt dòng phàm".

Tuệ thứ XIV - Magganàna - Ðạo-Tuệ

Tuệ thứ XV - Phalanàna - Quả-Tuệ

Tuệ thứ XVI - Pacechavkkhananàga - Tuệ Kiểm-soát Phiền-não và Tuệ Niết-Bàn.