Wednesday, April 28, 2021

Tại sao các tâm bất thiện là tâm tham có 8, nhiều hơn so với tâm si, nhưng sở hữu về tham lại ít so với sở hữu sân và sở hữu si? - HT Chánh Minh

Câu hỏi: Tại sao các tâm bất thiện là tâm tham có 8, nhiều hơn so với tâm si, nhưng sở hữu về tham lại ít so với sở hữu sân và sở hữu si?

Được nghe và ghi chép lại từ băng giảng "Bài 4 - Tâm Bất Thiện" do HT Chánh Minh giảng.

Minh Hạnh ghi chép và xin chia sẻ

Mọi sự copy, phát tán, in ấn nếu không được sự đồng ý của Minh Hạnh là bất hợp pháp, là phạm Giới lấy của không cho. Vv..

HT Chánh Minh: Xin thưa, sở dĩ tâm tham có 8, nhiều hơn so với tâm sân tâm si, do bởi tâm sân và tâm si chỉ có một loại thọ trong khi tâm tham có 2 loại thọ. 

Điểm thứ hai, là tâm tham có sự dính mắc còn tâm sân có trạng thái hủy diệt. Mà dính mắc thì dính mắc với tà kiến, còn hủy diệt thì cái gì nó cũng đốt bỏ hết, vì tâm tham có thêm tà kiến nên nó vượt hơn tâm sân, tâm sân chỉ có một loại thọ và chỉ có hữu trợ và vô trợ mà thôi chứ không có tà kiến trong đó, chẳng những một loại thọ mà lại không có tà kiến xen vào, bởi tà kiến là sự dính mắc với một chủ thuyết sai lệch đó chính là tà kiến, mà dính mắc với chủ thuyết sai lệch đó chính là tâm tham. Tâm tham là trạng thái dính mắc khắn khích với một chủ thuyết sai lệch thì đó là dính mắc với tà kiến là hợp tà, tâm sân thì có trạng thái hủy diệt, do đó tâm sân chỉ có hai hữu trợ và vô trợ.

 Còn tâm si là trạng thái mê muội, nó chỉ có thọ xả là một, mà mê muội thì cũng không phân biệt là tốt hay xấu cho nên nó không có tà kiến trong đó. Khi nhận thức điều tốt cho là xấu, điều xấu cho là tốt, điều chân lý cho là phi chân lý, điều phi chân lý cho là chân lý, đó là tà kiến, như Đức Phật Ngài dạy trong câu kệ ngôn Pháp Cú: 

Không chân, tưởng chân thật, chân thật, thấy không chân:

chúng không đạt chân thật, do tà tư, tà hạnh

 Chân thật, biết chân thật,Không chân, biết không chân: 

Người nào nhận thức được như vậy sẽ đến nơi an lạc

Cốt lõi cho là cốt lõi, không cốt lõi cho là không cốt lõi, đó là chánh kiến, còn cốt lõi cho là không cốt lõi, không cốt lõi cho là cốt lõi, đó là tà kiến.

Tâm si thì mê muội không hiểu tốt xấu thì tâm si chỉ có hai, một là nghi hoặc hai là tán loạn tâm gọi là phóng dật.

Do đó tâm tham vượt trội hai chi là một chi về thọ và một chi về tà kiến.

Nên tâm tham có 8, tâm si có 2 và tâm sân có 2.


Sunday, April 25, 2021

Câu hỏi: Vì hoàn cảnh đã trộm cắp, sau đó ăn năn thì tâm đó là tâm gì? - HT Chánh Minh

 Câu hỏi: Vì hoàn cảnh đã trộm cắp, sau đó ăn năn thì tâm đó là tâm gì?

Được nghe và ghi chép để học từ băng giảng "Bài 4 - Tâm Bất Thiện" HT Chánh Minh giảng, xin chia sẻ cùng qúi đạo hữu thiện tri thức

Minh Hạnh ghi chép

Mọi sự copy, phát tán, in ấn nếu không được sự đồng ý của Minh Hạnh là bất hợp pháp, là phạm Giới lấy của không cho. Vv..

HT Chánh Minh: Lấy vật của người khác là trộm cắp, đó là tâm tham, sau đó lại ăn năn là tâm sân, bởi vì nó ray rứt khó chịu. Vậy tốt nhất, cố gắng làm việc phước khác để ngăn chặn bớt quả xấu, chớ không nên ăn năn.

Ví dụ, bây giờ mình trộm cắp bởi vì mình thiếu thốn về vật chất, nhưng, việc phước đâu phải chỉ có bố thí, mình vẩn có thể vào chùa quét dọn, chẳng hạn như vậy, hoặc giả, có thể lau chùi chánh điện, hay giúp đỡ người khác bằng công sức của mình, không cần phải là vật chất, hoặc mình cung kỉnh những vị Sa-môn v.v.... mình làm những việc phước này để ngăn chặn bớt quả kia. 

Chứ nếu mình đã trộm cắp là phạm tâm tham tà kiến, rồi còn ăn năn ray rứt nữa thì lại thêm một tâm sân nữa. 

Sau này chúng ta sẽ học ở trong sở hữu sân phần có sở hữu hối, tức là ray rứt về việc thiện lỡ bỏ qua và ray rứt về việc ác ta làm. Ăn năn không phải là điều tốt, ở ngoài đời người ta nói người biết ăn năn là điều tốt, nhưng thật ra ăn năn ray rứt là tâm bất thiện. 

Đức Phật Ngài dạy trong năm Pháp Cái có pháp là Trạo Hối Cái là phóng dật với hối hận ăn năn. Biết vậy, mình sẽ làm một việc phước khác để ngăn cản bớt ác quả đó, chúng tôi nói là ngăn cản bớt quả xấu, chứ không phải là xóa được quả xấu được. 

Cũng ví như một người vì một hoàn cảnh nào đó phải bốc lửa, để cho hai ngón tay bớt phỏng thì người đó nhúng tay vào nước, chẳng hạn vậy. Chưa hẳn đã là không bị phỏng, nhưng vết phỏng sẽ bị nhẹ hơn so với để tay trần. Thế nào cũng vậy, vì hoàn cảnh vật chất mà phải rơi vào việc trộm cắp thì mình tạo việc phước khác không liên quan đến vật chất mà liên quan đến công sức của mình, như tu thiền, phục vụ, cung kỉnh, tụng kinh v.v... để ngăn cản bớt ác quả, chứ hối hận cũng không làm được gì mà lại thêm một bất thiện pháp nữa. 


Thursday, April 22, 2021

Thế nào là chín con đường tạo ra trí tuệ? - TT Sán Nhiên

 Thế nào là chín con đường tạo ra trí tuệ?

Được nghe và ghi chép lại từ băng giảng "Nhân sanh trí tuệ" do TT Sán Nhiên giảng. 

Minh Hạnh ghi chép

Mọi sự copy, phát tán, in ấn nếu không được sự đồng ý của Minh Hạnh là bất hợp pháp, là phạm Giới lấy của không cho. Vv..

TT Sán NhiênCó 9 con đường tạo ra trí tuệ: 

1. Thứ nhất, thuyết pháp cho người ta nghe. Đức Phật Ngài nói thuyết pháp chơn chánh cho người ta nghe là nhân sanh trí tuệ, một vị pháp sư muốn thuyết pháp thì phải học nhiều hiểu nhiều các pháp cao siêu.

2. Thứ hai, dạy nghề vô tội là nhân sanh trí. Tại sao chúng ta dạy nghề vô tội mà là nhân sanh trí? Bởi vì qúi Phật tử làm gì có tội lương tâm sẽ cắn rứt trí tuệ bị tán hết, bị hồi hộp, ám ảnh, hối hận, lo lắng, suy nghĩ hoài. Do đó, dạy người làm lành lánh dữ, làm điều tốt, điều thiện. Cho dù là nhất nghệ tinh nhất thân vinh thì trong cái nghề vẫn có cái lắc léo, vì nghề là nghiệp, mà nghề đã có thì nghiệp tạo ra liền, do đó qúi Phật tử cho dù dạy người ta nghề gì cũng phải chân chánh.

Có một đoàn chư Tăng lên chiếc thuyền đi ra biển khơi, trên con đường trở về gặp Đức Phật đảnh lễ thì gặp con cá ông rất lớn thân mình vàng óng ánh chói sáng cả một vùng biển, nhưng khi nó hả hơi thở thì mùi thúi lan rộng một do tuần, là 16 cây số, Chư Tăng thấy hãi hùng, thân xác nó đẹp đẽ sao mà nó hả hơi thúi quá, đem câu chuyện đó trình lên khi gặp Đức Phật. Đức Phật nói đó là một vị tỳ khưu xưa kia thông suốt Tam Tạng nhưng phát sanh ngã mạn, phát sanh những tư tưởng sai trái, những lời Đức Phật nói thì sửa lại là Đức Phật không nói, những lời Đức Phật không nói sửa lại là Đức Phật có nói, khi chết đọa địa ngục trong hằng hà sa số kiếp, sau đó trở lại làm kiếp con cá thân xác màu vàng chói như y càsa của một nhà sư nhưng hơi thở từ miệng thì thúi vô cùng. 

Nhà Sư dạy nghề tu mà không đúng pháp thì dạy nghề tu đó có tội.

Do đó, trên con đường tu tập muốn tạo trí là đừng bao giờ để, bị ám ảnh, bị hối hận, bị cắn đứt lương tâm, trong con đường nào cũng vậy, còn qúi Phật tử mà dạy người ta mà không đúng lương tâm là có tội, dù người ta không biết nhưng qúi vị cũng bị tán trí vì hối hận.

3. Thứ ba, chúng ta phải tạo nghiệp vô tội, dạy là khác mà chính mình phải tạo nghiệp vô tội là nhân sanh trí. Con đường tạo nghiệp vô tội có vô số, khi qúi Phật tử đã biết lời dạy của Đức Phật rồi, nghề nghiệp nào qúi Phật tử có lương tâm thì tạo ra không có tội, ngay khi qúi Phật tử dạy nghề vô tội. 

Ngày xưa bên VN có câu: "thợ may ăn vải, thợ hồ ăn xi măng, thợ mộc ăn gỗ", làm những điều đó qúi Phật tử sẽ bị tán trí, bị không có trí. Qúi Phật tử phải tạo cái nghiệp vô tội, chúng ta phải biết làm việc chánh mạng, chánh nghiệp, không được sát sanh, không buôn bán vũ khí, không buôn bán chất độc. Tuy biết nhưng phải tạo cái nghiệp vô tội nữa, phải đúng lương tâm của mình, con người có lương tâm, biết sợ tội lỗi thì người đó không bị tán trí. Do đó, mỗi lần Sư hướng dẫn qúi Sư trong chùa nhắc nhở cẩn thận, nghe trực tiếp hiểu còn sai huống chi là tam sao thất bổn, do đó muốn có trí chúng ta phải tạo nghiệp vô tội.

4. Thứ tư, chúng ta phải biết kính trọng người dạy ta, kính trọng người thuyết pháp. Khi nào qúi Phật tử có lòng tôn kính, qúi Phật tử thấy là ai cũng là thầy của ta, Khổng Tử nói; "ba người đi chung với ta có thể là bạn ta có thể là thầy của ta".  Do đó, qúi Phật tử không cần đòi hỏi là vị pháp sư, người nào chỉ ta một lời hay, một lời tốt là, ta phải có lòng tôn kính. 

Xưa kia Đức Phật Ngài còn là vị Bồ Tát Ngài tha thiết đi tìm cầu pháp, Ngài tuyên bố: "Trong dân gian ai chỉ ta một câu Pháp mà ta giác ngộ được thì ta gieo mạng sống này cho người đó". Trên đường Ngài đi tìm mãi không có người nào chỉ cho Ngài nghe được Pháp thì có một vị Chư Thiên hóa thành con dạ xoa thử Ngài.

 Con dạ xoa nói thế này: "Ta sẽ chỉ người một Pháp nhưng ngươi có chắc là giao mạng sống của ngươi cho ta không? " 

Bồ Tát nói: "chắc chắn, ngươi chỉ cần có một câu Pháp thật sự cho ta nghe ta sẽ giao thân xác này cho ngươi, ngươi muốn ăn ta cũng được", 

Dạ xoa nói:

- "Được ta sẽ nói pháp cho ngươi nghe", 

Bồ Tát đó là bậc thiện trí, Ngài biết tôn kính Pháp, Ngài là bậc thiện trí, có trí nên Ngài muốn nghe Pháp một cách trọn vẹn, Ngài mới bày con dạ xoa:

- "Ngươi phải đứng dưới chân núi, còn ta ở trên núi cao gieo người xuống cho ngươi, ngươi nói Pháp cho ta nghe rồi ta mới giao ta cho ngươi."

Dạ xoa đồng ý. Ngài lên núi cao để khoản cách của Ngài với con dạ xoa Ngài nghe được Ngài học được Pháp của nó, thì con dạ xoa nói được ta sẵn sàng thì bắt đầu Ngài phóng xuống,

Con dạ xoa nói:

- Thế gian này vô thường.

 Ngài giác ngộ liền, lọt vào trong miệng nó liền, có một Pháp một mà Ngài giao xác thân Ngài cho nó. Ngài kính trọng Pháp như vậy đó, không ai dám làm điều đó. 

Do đó, không cần phải tìm một bậc pháp sư , người nào chỉ ta con đường một câu Pháp hay làm ta giác ngộ được, tin được, thì người đó chúng ta phải tôn kính, học được hạnh đó chúng ta mới có trí, không có điều gì xấu xa khi ta hỏi những người dưới điều chúng ta không biết, không có gì xấu xa khi chúng ta hạ mình xuống để nghe Pháp, vị Bồ Tát đó là một đại quan muốn nghe Pháp mà Ngài gieo mình xuống cho con dạ xoa, ngày hôm nay dễ quá, ta có Pháp có tất cả, ngồi ở nhà chỉ cần bấm máy là nghe được Pháp, vậy qúi Phật tử hãy tôn kính.  

5. Làm việc thiện nguyện sanh trí tuệ. Qúi Phật tử phải làm những việc thiện nguyện, những gì chúng ta cố gắng làm ra để phát sanh trí tuệ, thông thường chúng ta làm theo cá nhân ta, chúng ta sẽ lẻ loi. Hãy cùng các bạn thiện hữu làm thiện nguyện sanh trí tuệ, những thiện nguyện viên là những người có tâm thiện, đồng tâm đồng sức làm việc thiện chung nhau sanh trí tuệ nhiều.

6. Nhân sanh trí tuệ là chúng ta phải biết nguyên cứu, soạn dịch, những kinh pháp cao siêu.  Vậy thì qúi Phật tử thấy con đường tạo ra trí tuệ là soạn dịch những kinh pháp cao siêu để có trí tuệ, ấn tống kinh sách, nếu không thể soạn dịch những kinh pháp cao siêu thì có thể phụ giúp những ai đang soạn dịch kinh pháp cao siêu bằng cách phục vụ để có được pháp "tùy hỉ thành" trong việc soạn dịch kinh sách, ông thầy nào soạn dịch kinh sách mình chạy tới mình lo cơm nước thì được pháp "tùy hỉ thành".

7. Ưa vui thích, ưa thích bố thí chánh pháp. Thế nào là ưa vui thích bố thí chánh pháp?  Đức Phật nói thí pháp là thí tối thượng hơn các loại thí, không có loại thí nào cao bằng thí pháp, cho nhà, cho quần áo, cho vật thực, cho phương tiện, cho tất cả, nhưng cho một pháp cao siêu là cho pháp người ta thức tỉnh, cho pháp người ta tu tập, cho pháp người ta giác ngộ được là thù thắng hơn tất cả loại bố thí. Nhưng ở đây, tại sao chúng ta nói là ưa vui thích bố thí chánh pháp, tại sao đó là nghiệp trí, khi nói có chánh thì có tà, nếu tà pháp mà chúng ta vui chạy theo thì chúng ta có nghiệp báo của nó, do đó từ đây về sau phải thấy là trên con đường bố thí pháp phải có sự cân nhắc lựa chọn. Do đó bố thí chánh pháp nhân sanh trí tuệ nghĩa là qúi Phật tử gieo cho người khác có chánh pháp là con đường trở lại kiếp sau có chánh pháp có trí tuệ lại nữa.

8. Chúng ta phải biết yêu cầu hay thỉnh nguyện người nói pháp cho ta nghe. Qúi Phật tử ngồi thiền 15 phút, có vị ngồi thiền nửa tiếng, ta cần cầu pháp vị đó, tại sao ngồi được nửa tiếng, phải thỉnh nguyện người đó nói cho ta nghe như thế nào có thể ngồi giống người đó, đó là thỉnh nguyện người nói pháp. Ngày xưa Ngài Xá Lợi Phật là vị đệ nhất trí tuệ, nơi nào Chư Tăng và Đức Phật đàm luận pháp Ngài đều đến ngồi nghe. Ngài Tịnh Sự sang Thái Lan trễ, các Chư Tăng khác đã học trước Ngài 6 tháng, Ngài phải cố gắng học hỏi để bắt kịp. 

9. Pháp thứ 9 là cầu tài, cầu nghề, thực hành hay là trao dồi nghề cao siêu. Chúng ta phải cầu cái tài này, cầu cái nghề này, chúng ta phải hành cái nghề cao siêu. Như Ngài Tịnh Sự vào học Abhidhamma như là người đến sau Ngài phải vượt lên đứng đầu. Do đó trên con đường chúng ta phát sanh trí tuệ chúng ta phải cầu hết tất cả các pháp, chúng ta phải phát lên cho trí tuệ được cao siêu, pháp này cao chúng ta thấy rồi mà pháp kia cao hơn chúng ta phải học cao hơn nữa, không bao giờ biết dừng lại pháp nào thấy đủ phải, luôn trao dồi trí của qúi Phật tử hơn nữa. khi học Abhidhamma thấy cái gì khó cố gắng cầu học để vượt qua, đây là trí tuệ.

Đó là chín con đường tạo ra trí tuệ, qúi Phật tử cần tu tập./.


Saturday, April 17, 2021

Thế nào là tâm tham? - HT Chánh Minh

 Thế nào là tâm tham?

Nghe và ghi chép lại để học từ băng giảng "Vi Diệu Pháp, Bài 4 - Tâm bất thiện" do HT Chánh Minh giảng, xin chia sẻ cùng qúi đạo hữu thiện tri thức. Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn nếu không được sự đồng ý của Minh Hạnh là bất hợp pháp, là phạm Giới lấy của không cho. Vv..

HT Chánh MinhKhi gọi tâm tham, tâm sân, tâm si, là mình gọi tên theo những tâm sở mạnh nhất đang có mặt ở trong tâm đạo.

 Vậy thế nào là tâm tham? Được gọi là tâm tham là khi dính mắc tới cảnh hay đối tượng. Điển hình, các Ngài ví dụ tâm tham giống như thỏi nam châm hút sắc, nam châm hút được sắc rồi thì không muốn buông thanh sắc đó ra.

Như thế nào cũng vậy, khi tâm đã nhận được cảnh rồi thì không muốn xa lìa cảnh đó. 

Thí dụ thứ nhất, như một người dùng thực phẩm hạp khẩu vị của một quán ăn nào đó ra về vẫn còn nhớ quán đó nhớ món ăn đó và, khi nhớ món đó vẫn còn cảm thấy muốn ăn nữa, trạng thái đó là dính mắc. 

Ví dụ thứ hai, một cậu nào đó sau khi tiếp xúc nói chuyện với một người nữ, sau khi trở về thì vương vấn, đó là tâm tham.

Trong tâm tham này các ngài ví dụ thỏi nam châm và thanh sắc theo hai cách; một như thanh sắt quá mạnh thì thỏi nam châm sẽ chạy tới thanh sắt đó, hoặc nếu thỏi nam châm có sức hút mạnh thì thanh sắc chạy tới dính vào thỏi nam châm.

Như thế nào cũng vậy, khi cảnh có lực mạnh thì tâm chạy dính vào cảnh, khi tâm có sức mạnh thì cảnh đến với tâm (các vị nên lưu ý điểm này) khi cảnh mạnh thì tâm sẽ chạy tới cảnh đó. 

Một thí dụ trong Trường Bộ kinh Đế Thích Sở Vấn Thiên Tử âm nhạc là Pancasikha vì thương yêu nàng Thiên nữ  tên là Bhaddà với biệt hiệu Suriya Vaccasà, đêm đêm chàng nhạc sĩ này mang cây  đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva của mình tới dưới chân lâu đài của nàng thiên nữ  tên là Bhaddà với biệt hiệu Suriya Vaccasà hát lên bài ca tỏ tình, thì nàng Thiên nữ  tên là Bhaddà với biệt hiệu Suriya Vaccasà là cảnh, cảnh này quá mạnh cho nên tâm của chàng nhạc sĩ Pancasikha này chạy tới đó để bày tỏ nỗi lòng.

Trường hợp thứ hai, tâm quá mạnh cho nên cảnh kia chạy tới, trường hợp này, ví như một người thương mến một người nào đó đi xa vạn dặm vẫn nhớ về người đó nên gửi thơ về người đó và nghĩ tới người đó, giờ tâm này quá mạnh nên cảnh kia đi tới, thí dụ như người này đi xa rồi bày tỏ nỗi lòng của mình tới người kia thì nỗi lòng mình chính là cảnh mà tâm này là tâm ái cho nên cảnh kia xuất hiện đó là hai trường hợp.

Nói cách khác, bao giờ còn dính mắc vào cảnh thì bấy giờ thuộc về tham, và trong tham này có hai loại, một loại hiển lộ rõ ràng và một loại vi tế. 

Loại hiển lộ rõ ràng thuộc về; sắc, thinh, hương, vị, xúc, khả ái khả lạc khả hỉ tức là; sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, thân đụng chạm xúc lạc, những cảnh đó thu hút tâm làm cho tâm tham thích thú không có thì đi tìm, có rồi thụ hưởng rồi vẫn còn nhung nhớ, không quên lãng, đó là sự hiển lộ.

Còn loại chìm ẩn, đó là những pháp liên hệ tới; sắc, thinh, hương, vị, xúc, mang tính chất tốt đẹp, thí dụ, người làm việc phước nghĩ tới kiếp sau mình sẽ có nhiều tài sản, có được danh tiếng, có được uy quyền, có được những an vui, thì cái tham này chìm ẩn trong đó. 

Đức Phật Ngài dạy chúng ta khi tham sanh lên biết tham sanh lên (trong bài kinh Tứ Niệm Xứ) nó không phải là; sắc, thinh, hương, vị, xúc, nữa nó là pháp khả lạc, khả hỉ, khả ái. Như khi chứng đắc những pháp thiền định mà thích thú với pháp thiền định thì là có tham trong đó, khi làm việc phước mà còn mơ ước trong tương lai được thọ hưởng quả phước thì đó là tâm tham, tham này là tham vi tế nhẹ nhàng hơn loại tham hiển lộ. Trong Tương Ung Kinh Đức Phật dạy rằng: "Này Chư Tỳ Khưu, ai mà hoan hỉ pháp nào thì bị ma trói buột".

Cho nên, chúng ta nắm bắt được ý nghĩa trạng thái tham dính vào đối tượng không thể buông ra, thì khi làm những việc phước chúng ta ngăn chặn không cho tham sanh khởi.

 Khi đã biết rõ nhân quả chắc chắn chúng ta hưởng không cần gì phải mơ ước, quả sẽ tới, tới như bóng không rời hình, bao giờ còn danh sắc này thì quả thiện sẽ theo sát danh sắc này như bóng không rời hình (Đức Phật dạy câu đó trong kệ Pháp Cú) không cần mơ ước là để ngăn chặn cái tham vi tế.


Thursday, April 15, 2021

Chư Thiên ngự trên hư không có hình thức không? có tưởng uẩn không? hay là họ có mặt bằng tâm thức? - HT Liễu Tông

 Câu Hỏi:Con biết rằng chỉ có những ngã qủi, Chư Thiên với nhiều phước duyên lành mới hưởng được sự phước báo của mình hồi hướng đến họ. Vậy ở đây con muốn biết là họ trở về thế giới loài người bằng hình thức gì? có thể tưởng không? Hay bằng tâm thức của họ chăng? Như trong kinh Hồi Hướng Đến Chư Thiên có câu "Chư Thiên ngự trên hư không v.v..." Vậy Chư Thiên ngự trên hư không có hình thức không? có tưởng uẩn không? hay là họ có mặt bằng tâm thức?

Minh Hạnh chuyển biên 

Mọi sự copy, phát tán, in ấn nếu không được sự đồng ý của Minh Hạnh là bất hợp pháp, là phạm Giới lấy của không cho. Vv..

TT Liễu Tông: Thật sự tất cả chúng sanh trong các cõi đều có sắc uẩn chứ không phải không có, họ về đứng đó mình không thấy tại vì sắc của họ thuộc về sắc vi tế, con mắt mình là con mắt thường không có thần thông, chỉ khi nào chúng ta có luyện thần thông như thiên nhãn thông thì sẽ thấy họ.

Còn chuyện mình hồi hướng, không phải là mình làm cái gì rồi mình hồi hướng để họ nhận được rất là khó bởi vì trong bài kinh qúi vị thấy muốn hồi hướng các hạng ngã qủi nhận được phải là phước hồi hướng đến Tăng, chứ không phải là hồi hướng một hai cái gì đó rồi mình nghĩ rằng họ có thể họ nhận được. Trừ khi những người nào mà nghiệp họ rất nhẹ thì họ mới nhận được. Còn nghiệp họ nặng họ sanh làm ngã qủi nhưng mà họ có nhận đi nữa thì họ cũng không thể siêu, họ cũng không thể sanh về cảnh giới mới. Bởi vậy cái phước mà muốn làm cái đó thì cái phước phải lớn ghê lắm, có nhiều oai lực dữ lắm chứ không phải giống như mình tưởng tượng được.

Thêm nữa là tại sao phải hồi hướng đến Chư Thiên, Chư Thiên thì họ không có nhận được phước báu trực tiếp giống như ngã qủi, nhưng cũng giống như một người khi thấy người ta nhắc tới mình có tâm hoan hỷ, thì tất cả các hạng Chư Thiên tùy hỉ phước báu, thấy những người ở dưới này có chánh kiến biết làm phước, biết hồi hướng phước, họ hoan hỉ phước báu người đó làm thì thiện pháp phát sanh trong lộ tâm của họ, tức là một hình thức tuỳ hỉ phước báu đối với mình mà thôi.

Còn hỏi họ tới như thế nào thì cũng giống như mình tới chứ không có gì khác, nhưng có điều là sắc của họ rất vi tế mình không nhận được mà thôi trừ trường hợp nếu họ muốn cho mình thấy được. Có nhiều hạng ngã qủi hay a tu la có năng lực chút tức là có thần thông do nghiệp lực của họ thì họ có thể hiện cho chúng sanh thấy được, nhưng trường hợp đó rất hiếm, những chúng sanh nào có cộng nghiệp với họ hay thân tha thiết lắm mới thấy. Chúng sanh thường ở cõi ngã qủi hay cõi A Tu La là chúng sanh rất sợ hãi ánh sáng, sợ hãi những cái gì khác, sợ hãi con người chẳng hạn, thành ra họ tới họ chỉ đứng bên vách là tại họ sợ, hay đứng ở ngã tư vì họ sợ không dám vô nhà, chứ không phải là giống như mình tới đâu cũng nghêng ngang đi vô, xin được đóng góp như vậy.


Wednesday, April 14, 2021

Trí tuệ có mấy chức năng? - Nhân sanh trí tuệ - TT Sán Nhiên

 Trí tuệ có mấy chức năng? 

Minh Hạnh nghe và ghi chép từ băng giảng "Nhân sanh trí tuệ" do TT Sán Nhiên giảng. 

***

Trí tuệ có bốn chức năng là: phải biết pháp chưa từng biết, phải hiểu pháp chưa từng hiểu, phải thấy pháp chưa từng th"ấy, phải chứng đạt pháp chưa từng chứng đạt, trí tuệ chúng ta phải như vậy.

Phải biết pháp chưa từng biết. Muốn có trí tuệ chúng ta phải liễu tri những pháp chúng ta thấy mà chưa từng biết, chưa từng nghe, chưa từng học, chưa từng hiểu và chưa từng chứng đạt. 

Qúi Phật tử ngay khi nào nghe ở trong đời này có pháp thế gian nào qúi Phật tử chưa từng biết không? câu trả lời là không cần biết, tại vì chúng ta chỉ cần biết những pháp thực tính thôi chứ ta không cần biết pháp thế gian. Tất cả pháp thế gian chúng ta không cần biết, đó là trí tuệ.

Trong các pháp thế gian quí Phật tử không cần hiểu, các chuyện trên trời dưới đất không cần hiểu, chuyện nắng mưa không cần hiểu, cái gì không cần thiết không cần đem vô não, bộ não ta có bao nhiêu mà chứa, chúng ta đem vô hết. 

Vậy, Pháp nào chưa chứng đạt, chúng ta cần phải chứng đạt, Pháp nào chưa nắm bắt được chúng ta cần nắm bắt được, chính đó là trí tuệ. Còn các pháp thuộc về thế gian không cần thiết tìm hiểu.

Thì Pháp nào chúng ta chưa từng đạt chúng ta phải đạt, chưa từng học chúng ta cần phải học, chưa nắm bắt được thì chúng ta cần nắm bắt được. 

Vậy thì trên con đường ta tu tập muốn tới Niết-bàn giải thoát, trên con đường muốn chứng đạt Pháp chúng ta cần phải có trí tuệ thì trong Abhidhamma, bà Rhys David một nhà triết học bà nói: 

- Học Abhidhamma để biết những gì trong ta, để biết cái gì ngoài ta, và cái gì chung quanh ta  và, cái gì ta muốn thành đạt.

Như vậy, trên con đường tu tập muốn có trí tuệ, muốn chứng đạt được pháp chúng ta cần phải liễu tri, đầu tiên là biết trong ta đó là chúng ta cần phải biết; tham, sân, si.

 Đầu tiên chúng ta phải biết con người chúng ta còn có thập bát pháp bất thiện là, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối v.v..., con đường tu tập chúng ta phải xa lánh tham sân si, cần phải chứng đạt cái gì có thể diệt trừ tham sân si trong ta.

Đầu tiên chúng ta phải tu tập Chỉ, Quán để thấy, Vô Thường, Khổ, Vô Ngã tiến tới chứng đắc Niết-bàn. 

Qúi Phật tử cần biết ta còn tham, còn sân, còn si, hiện bày trong 10 pháp bất thiện, chúng ta phải ráng lo tu tập thiền Chỉ và Quán để thấu triệt được Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, chứng đắc Niết-bàn. Trên con đường tu tập chúng ta xuyên qua con đường tam học; Giới, Định, Tuệ để diệt trừ tham, sân, si. Như vậy chúng ta cần có trí tuệ

Chúng ta phải làm sao có trí tuệ được lâu dài mãi mãi không bị phai lạt đó là, phải nuôi dưỡng trí tuệ.

Những pháp nào cần để nuôi dưỡng trí tuệ:

1 - Trước nhất, không thân cận người có tà kiến làm chúng ta mất trí tuệ, những người chấp sai chấp lầm, ta thân cận họ làm tác động tâm tư làm cho ta sai lạc mất trí tuệ. 

2 - Phải thân cận bậc hiền triết, cung kính, học hỏi bậc hiền triết, trên con đường tu tập chúng ta không bao giờ thấy đủ, không ngừng lại trong sự tu tập, không ngừng trong sự học hỏi, do đó học hoài không bao giờ thấy đủ, phải luôn cung kính những bậc hiền triết, những bậc thiện tri thức. 

Bậc tri thức là những người học cao hiểu rộng, nhưng họ không làm việc thiện, không cần họ chỉ giáo cho mình. Còn những bậc thiện tri thức là những người biết làm việc thiện, họ biết cứu nhân độ thế, họ biết cứu người giúp người đó là bậc thiện. 

Trên con đường tu tập gặp bậc tri thức thì chúng ta hoan hỉ nhưng không thân cận, đôi khi những người trí thức đó có tà kiến thì không nên thân cận. Nhưng, bậc thiện tri thức chúng ta nên thân cận, tại vì họ đang làm việc thiện chúng ta cần phải biết những việc thiện họ đang làm cần thiết cho ta tu tập.

Từ thiện trí thức Đức Phật Ngài đưa lên một góc độ là bậc hiền trí, bậc hiền trí gần gủi với bậc thánh nhân.

3. Thứ ba, thường xuyên quán xét Pháp cao siêu thậm thâm vi diệu đó là, Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Đức Phật dạy:  "Cho dù Chư Phật, quá khứ, hiện tại, vị lai, cả ba đời Chư Phật có hiện hữu trong đời này thì ba pháp; Vô Thường, Khổ, Vô Ngãy, luôn luôn hiệu hữu trong đời, mà đa phần chúng sanh trong đời, không thấy, không nghe, không tìm, không hiểu, không học, do đó trôi lăn trong sinh tử luân hồi.

Vậy thì trên con đường tu tập chúng ta cần thấy Pháp Vi Diệu là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Trông con đường tu tập Thiền Quán  (vipassana)  Mỗi ngày qúi Phật tử cố gắng bỏ ra một ít thời giờ tu tập Thiền Quán  (vipassana), thời gian không cần nhiều, thí dụ, ngày hôm nay qúi Phật tử bỏ ra 5 phút, ngày hôm sau 10 phút, ngày hôm sau nửa tiếng, cố gắng tu tập gieo duyên mỗi ngày thì qúi Phật tử sẽ thấy pháp cao siêu vi diệu, tu tập thiền thấy trong ta những sự sanh diệt, chúng ta thấy rõ ràng sự Vô Thường, Khổ, Vô Ngã.


Tuesday, April 13, 2021

Những gì chúng ta mang theo khi cuối đời? - TT Giác Nguyên

 Những gì chúng ta mang theo khi cuối đời?

Minh Hạnh ghi chép

TT Giác NguyênGiá trị tu học nằm trong phần nội hàm chứ không phải ở hình thức, tu tâm không phải là tu tướng.

Vì cái ta mang đi theo sau khi tắt thở không phải là những hình thức mà chính là, những giá trị nội tại, nội hàm, nội dung. Những giá trị tinh thần chúng ta có được dù ít, dù nhiều, dù sâu, dù cạn, dù rộng, dù hẹp, chúng ta đã hàm dưỡng, đã huân tập trong thuở bình sinh của mình. Bây giờ mình còn khỏe, còn trẻ,  còn giàu có,  còn xinh đẹp,  còn có địa vị thì mình chưa thấy ra điều đó. Nhưng một ngày nào đó, một ngày gần hay xa, chứ mình chưa biết rõ là khi nào đâu. Bây giờ nói theo Việt Nam là tai biến mạch máu não, còn nói theo Mỹ là stroke thì mau lắm. Nháy mắt cái là mình xụi một bên, không đi đứng được phải ngồi xe lăn. Một khi mình ngồi xe lăn thì chức vụ đang giữ đâu có tiếp tục giữ nữa. Rồi những tình cảm nam nữ, khả năng thu nhập của mình v.v , những thứ đó có thể đi theo chiếc xe lăn của mình luôn, chứ đừng nghĩ rằngchỉ ngồi xe lăn còn mỗi thứ vẫn giữ nguyên. Không hẳn đâu.

Được biết bên Mỹ này có nhiều lắm, có chừng năm bảy người sau khi ngồi xe lăn rồi mất nhiều thứ. Chúng tôi còn biết bên Mỹ này, chúng tôi không nói rõ tiểu bang, bởi vì nói ra có thể người trong cuộc họ biết, họ buồn, không nên. Đại khái là có những người là bác sĩ là luật sư khi họ bị hôn mê (coma) rồi thì họ bị mất hết, mất sạch. Mất từ cả tình cảm, vợ chồng rồi tiền bạc. Lúc đó họ trở thành gánh nặng cho chính phủ. Người nhà bỏ mặc họ cho chính phủ. Chứ người nhà khi thấy mình coma rồi thì cũng khóc cũng thương nhưng nhiều lắm thì vài tháng rồi họ cũng buông.

Chư tăng thì có những vị được xem là nổi tiếng nhứt ở Thái Lan, như là ngài Buddhadasa, hay là Ngài Ajahn Chah những vị này có lượng sách vở được dịch ra các ngôn ngữ tây phương như là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha nhiều nhứt, và được giới nghiên cứu phương Tây họ viết lách, báo chí đăng tải nhiều nhứt trong đó là ngài Ajahn Chah. Ngài Buddhadasa, khi ngài mất lúc 83 tuổi. Trong ngày sinh nhật của ngài, ngài chuẩn bị lên thuyết pháp, thì đột nhiên ngài bị sốc, ngài bị tim, ngài bị heartattack rồi gục xuống và mất. Còn ngài Ajahn Chah thì bị tiểu đường. Sau một thời gian dằn co thì cuối cùng ngài bị coma. Các đệ tử tây phương của ngài, người Anh, người Mỹ, người Đức vì thương kính ngài quá nên họ không để cho ngài ra đi. Họ dùng đến phương tiện y học hiện đại can thiệp bằng cách làm cho ngài sống trong tình trạng coma, tình trạng người thực vật. Chích thuốc, chích thuốc, chích thuốc. Nuôi bằng ống hơi oxygen. Lây lất, lây lất 10 năm như vậy thì cuối cùng ngài cũng ra đi mà thôi. Cũng may ngài là một vị thiền sư trong sáng. Cũng may, cả đời của ngài đến lúc ngài ra đi thì ngài được xem là một vị danh tăng đến cả quốc vương của Thái Lan, Adulyadej, cũng rất quí trọng ngài. Thậm chí đám tang ngài được xem là quốc táng. Mỗi năm đến ngày giỗ của ngài được xem là ngày giỗ chung cho nhiều tự viện. Nói chung cho cả Phật giáo Thái Lan. Ngày giỗ ngài năm nào cũng làm. Nhưng mà sao. Mình cũng hơi chạnh lòng nếu như trước đây ngài không phải là một thiền sư mà chỉ là một quí Ngài chạy đôn, chạy đáo lo danh lo lợi thì có lẽ bây giờ ngài không có gì để mang theo đâu. Cũng may ngài là vị thiền sư ngài có cái để ngài mang theo. Còn mình đâu có được như ngài.

Còn trường hợp như ngài Buddhadasa, được người ta biết đến nhiều như vậy nhưng đến giờ cuối ngài ra đi rất đột ngột. Bao nhiêu giấc mộng đời thì cũng để lại hết ngần đó, và chúng ta cũng không biết chúng ta sống được bao lâu cho nên phải lo tu tập để chuẩn bị hành lương mang theo cuối đời.

Trước hết chúng ta phải biết  rằng giá trị tu học nằm trong phần nội hàm chứ không phải ở hình thức, tu tâm không phải là tu tướng. Dù cho rằng chúng ta có tiếng tăm là một Phật tử, nổi tiếng là ngoan đạo đứng đầu trong các sổ vàng, sổ công đức cũng không nghĩa lý gì. Điều quan trọng là trong lúc mình làm phước mình làm với nội tâm như thế nào. Cái đó mới quan trọng. Lúc mình thọ giới, lúc mình nghe pháp, lúc mình ký tên trong sổ vàng công đức mình ký bằng cái tâm gì, cái đó mới quan trọng chứ còn số tiền bỏ ra không quan trọng mặc dù nó có giá trị hành chánh, xã hội.

Nếu nói rằng số tiền bỏ ra không quan trọng cũng không đúng. Giá trị nó cũng quan trọng nhưng quan trọng đối với người khác, chứ đối với mình thì nó không quan trọng lắm đâu. Ví dụ quí vị cúng có năm, ba đồng thôi nhưng bằng tất cả tấm lòng trong sạch thì các vị sẽ được vô lượng công đức. Còn quí vị cúng năm, ba trăm ngàn nhưng mà với nội tâm là mong mỏi thiên hạ biết đến mình thì công đức không có nhiều. Dĩ nhiên năm, ba trăm ngàn đó đối với người nhận, với ngôi chùa, cá nhân nào mà nhận thì năm, ba trăm ngàn đó sẽ lớn hơn là nam, ba đồng kia. Cho nên khi mình bỏ ra năm, ba trăm ngàn bằng một nội tâm cầu danh cầu lợi thì năm ba trăm ngàn đó chỉ có giá trị với người khác chứ nó không giá trị gì với mình. Còn khi mình bỏ ra năm, ba đồng bằng nội tâm trong sạch,bất vụ lợi thì lúc bấy giờ mình được hưởng trọn vẹn năm ba đồng đó. Điều đó đối với hàng xuất gia cũng vậy. Cho dù mình có nổi tiếng, có khóat lên mình lá y đẹp, lá y đắc tiền, vải tốt lắm, lắm lắm đi nữa, nhưng không có được một giá trị nội hàm, một giá trị nội tại thì coi như mình cũng như là một pho tượng sơn phết đẹp đẽ mà thôi. Cái giá trị đó để cho người khác hưởng, thiên hạ hưởng, thuộc về thiên hạ thôi, chứ bản thân pho tượng ấy không được hưởng gì hết.

Chúng tôi xin dứt lời ở đây cho câu hỏi này.

Saturday, April 10, 2021

Tám sức mạnh cần biết - TT Sán Nhiên

 Nghe từ băng giảng "Nhân Sanh Trí Tuệ" do TT Sán Nhiên giảng, được Minh Hạnh ghi chép theo sự hiểu của chính mình, Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi bạn hữu thiện tri thức.

Nhân sanh trí tuệ - Tám sức mạnh cần biết - TT Sán Nhiên

Đức Phật Ngài dạy trong kinh Tám Chi, tám sức mạnh chúng ta cần phải biết.

1. Sức mạnh của trẻ thơ.

2. Sức mạnh của người phụ nữ.

3. Sức mạnh của kẻ cướp.

4. Sức mạnh của nhà vua.

5. Sức mạnh của kẻ ngu.

6. Sức mạnh của bậc hiền trí.

7. Sức mạnh của bậc đa văn quảng kiến, nghe nhiều học rộng.

8. Sức mạnh của bậc sa môn (của vị xuất gia).

Trong tám sức mạnh này, chúng ta ở trong sức mạnh nào?

1 - Sức mạnh của trẻ thơ là gì?

 Ai cũng biết trẻ thơ mới mở mắt ra chào đời, lúc bấy giờ trẻ thơ có một sức mạnh phi thường làm rúng động tất cả mọi người lớn, không người nào mà không rúng động với nó, sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc.

2. Sức mạnh của người phụ nữ là gì?

Có câu "Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách, sắc bất ba đào dị nịch nhân" mưa không kiềm toả mà có thể kiềm lưu giữ khách lại, sắc của người phụ nữ không phải như sóng vỗ đánh vào bờ mà lại có thể làm đắm chìm bao chàng trai. 

Nhưng, đó không phải là lời dạy của Đức Phật mà, sức mạnh của người nữ là hay hờn dỗi. Người nam nào mà hay hờn hay giận như người nữ thì kiếp sau tái sanh làm người nữ. 

3. Sức mạnh của kẻ cướp là gì? 

Là vũ khí, kẻ cướp nào cũng có vũ khí tấn công người gia chủ.

4. Sức mạnh của nhà vua là gì? 

Là quyền lực hay là uy quyền.

5. Sức mạnh của kẻ ngu là gì?

 Là áp đảo không chịu sửa sai, áp đảo người khác, người ta xây dựng mình thì lại nói "kệ tui, kệ tui" không cho người khác xây dựng mình.

6. Sức mạnh của bậc hiền triết là gì? 

Là cảm hoá. Đối với bậc hiền triết họ mang tâm tư rộng lớn, họ muốn đến với tất cả chúng sanh là cảm hóa độ chúng sanh. Vì tình thương và trí tuệ họ đi đến với tất cả chúng sanh, họ đi tới đâu đem tình thương và trí tuệ ban cho mọi người được sự an vui và trí tuệ. Do đó sức mạnh của bậc hiền triết là cảm hóa.

7. Sức mạnh của bậc đa văn quảng kiến là gì? 

Là người nghe nhiều học rộng, có sự thẩm sát, sự xét đoán, sự suy nghĩ, sự suy tư, sự động não. 

Sư nói điều này, mỗi khi mình nghe, Thầy kia nói điều gì mình nghe, mình bắt đầu có sự thẩm sát, sự phán đoán xét soi lại. Như chúng ta thấy ở môi trường hôm nay có trăm hoa đua nở, Sư nào cũng thuyết pháp, kinh sách nào cũng có in ra, khi chúng ta có sự đa văn quảng kiến là bắt đầu ta phải có sự thẩm sát rút tỉa những gì cần thiết nhất, đúng nhất, và hiệu quả nhất, hoặc lợi ích nhất, chúng ta mới đem về cho mình sự lợi ích.

 Do vậy sức mạnh của bậc đa văn quảng kiến là sự thẩm sát.

8. Sức mạnh của bậc Sa-môn là gì?

 Đối với bậc Sa-môn, Sư muốn nói không phải là dành riêng cho người xuất gia mà ngay cả các vị cư sĩ tu tại gia cũng là sa-môn nếu người đó tu tâm và trì giới. 

Đức Phật nói Samana, từ ngữ Samana người VN âm là Sa-môn. 

Ý nghĩa từ Sa-môn này có ba nghĩa: 

- Tu sĩ.

- Khất sĩ.

- Ẩn sĩ. 

Một vị đệ tử của Đức Phật luôn luôn gọi là bậc Sa-môn, lúc nào họ cũng mang trong người của họ ba nhiệm vụ hay ba đường lối tu tập  mới trở thành một bậc Sa-môn. Qúi vị đọc một quyển sách có đề là Sa-môn bắt đầu bằng chữ Thích, thì qúi vị nói vị này là Sa-môn là vị tu sĩ, là vị khất sĩ, là ẩn sĩ, nên qúi Phật tử cho rằng chữ Sa-môn dành cho người xuất gia, vậy thì từ Sa-môn chỉ dành riêng cho bậc xuất gia.

Xin thưa, không phải vậy. Qúi Phật tử cũng là bậc tu sĩ tu tâm, còn qúi Sư vị nào chỉ mặc y nhưng không tu tâm thì chỉ là tu tướng.

Trong kinh, trong tạng Luật nói rõ những vị Sư xuất gia mà chỉ có tướng không có tu tâm được ví như cái sào phơi y, qúi Phật tử không cần đảnh lễ vị đó bởi vị họ chỉ là cái sào phơi y, chừng nào người thực có giới, thực có đức hạnh thiệt chúng ta mới đảnh lễ vị đó thôi, do đó khi nào họ không có giới mà chỉ tu tướng họ duy trì cái y họ thôi thì họ chỉ là cái sào phơi y thôi không phải là người có giới đức không phải là người tu sĩ. Nhưng, qúi Phật tử là người tu sĩ bởi vì qúi Phật tử có trì năm giới là đáng được kính trọng rồi. Đức Phật Ngài nói đảnh lễ người đáng đảnh lễ, cúng dường bậc đáng cúng dường, cung kính bậc đáng cung kính nhất là bậc trì giới, còn những bậc không trì giới thì không đáng chúng ta đảnh lễ, như vậy qúi Phật tử là tu sĩ. 

 Còn khất sĩ thì qúi Phật tử không có. Một hôm Đức Phật Ngài đi bát bị ma vương án che không cho người dân cúng dường, nên Đức Phật không đi bát được, Ngài ra gốc cây ngồi thì ma vương hỏi:

- Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay Đức Thế Tôn đi bát có được an vui không?

Đức Phật trả lời:

- Hôm nay Như Lai đi bát rất hoan hỉ, rất an vui.

- Tâm của Đức Thế Tôn ra sao?

- Dù không vật thực tâm, Như Lai vẫn như cõi trời Quang Âm Thiên.

Từ tích này, qúi Sư ngày nay đi bát khất thực khi nào không có, thường thường đi bát là có vật thực, nhưng qúi Sư phải học thuộc câu này: "Hóa duyên phận sự phải hành, dù không vật thực tâm lành vẫn vui."

Hóa duyên là việc đi khất thực này không phải là đi để lượm vật thực về ăn cho bổ xác thân này, con đường đi khất thực của qúi Sư là bổn phận Đức Phật Ngài giao là độ chúng sanh hạnh bố thí, không bỏn xẻn keo kiệt nữa, thấy ông sư đi khất thực thì mau mau dẹp lòng bỏn xẻn không dính mắc của cải. Do đó dù không có vật thực nhà Sư vẫn phải đi bát, đó là phận sự của một nhà sư.

Qúi Phật tử không có hạnh nguyện đi khất thực, nhưng qúi Phật tử có hạnh nguyện ẩn sĩ, giờ không còn bận rộn nữa mà sống trong sự riêng tư của mình để tu tâm thì đó là ẩn sĩ. 

Vậy sức mạnh của bậc sa môn là nhẫn nại. Con đường tu tập của ta là phải nhẫn nại, kiên trì. Người tu hành thì phải nhẫn nại, kham nhẫn, kiên trì.

Khi chúng ta thấy tám loại sức mạnh này thì chỗ nào chúng ta cần phải có trí tuệ. Sư đưa cái này lên cho qúi Phật tử có sự suy luận như là:

- Chúng ta không còn là trẻ thơ để dùng tiếng khóc áp đảo người khác.

- Chúng ta không phải là người phụ nữ để đem sự hờn dỗi áp đảo người nam rúng động để làm vui lòng ta.

- Chúng ta không phải là kẻ cướp dùng vũ khí để đe dọa người khác.

- Chúng ta không phải là một nhà vua để dùng uy quyền quyết định này quyết định kia.

- Chúng ta không phải là một kẻ ngu khó dạy khó sửa mà áp đảo người khác.

- Mà, chúng ta là bậc hiền trí là lấy trí tuệ để cảm hóa những chúng sanh còn lầm lạc mê mờ.

Thế thì, tám sức mạnh hôm nay, được đọc, được nghe, được hiểu biết, chúng ta mau mau làm chút vốn liềng như thế chúng ta mới cảm hoá được chúng sanh, chúng ta phải có là sức mạnh của bậc hiền trí. 

Và hoá độ chúng sanh đây là hóa độ chính là mình, thiên tử Rohitassa hỏi Đức Phật:

 "Con đường nào đến giải thoát?"

 Đức Phật trả lời: "Chính ta, chứ không phải thế gian bên ngoài

(Nhưng này Hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới, về thế giới tập khởi, về thế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt - Kinh Rohitassa - Tăng Chi Bộ)

Sư dùng danh từ là muốn cảm hoá "một chúng sanh" và, chính mình là chúng sanh, chúng ta là bậc hiền triết là tấm gương soi rọi cho chúng sanh bên ngoài.

Do đó, muốn trở thành bậc hiền triết chúng ta phải là bậc đa văn, muốn được đa văn chúng ta phải suy xét cạn nguồn với tất cả Pháp, cái nào đúng cái nào sai, Thầy này nói, Sư kia nói, sách này kinh kia, chúng ta phải thẩm sát lại, suy xét phán đoán lại, gạn lọc lại, chứ không phải thâu tóm hết những gì nghe, những gì đọc, cái đầu của chúng ta bùng nổ, bộ não rốt cuộc không nhận được gì hết, chúng ta phải dùng trí tuệ để thẩm tra, và con đường tu tập  biết nhu vậy, con đường cảm hóa, muốn độ chúng sanh chính mình và độ chúng sanh cho người, chúng ta phải có pháp nhẫn nại.

Và có pháp nhẫn nại chúng ta trở thành một người tu, và người tu cho chính mình và độ hoá chúng sanh. Một bậc hiền trí luôn luôn tâm tư muốn độ chúng sanh, thì phải suy tư tất cả những pháp đang tu tập để trở thành bậc sa-môn hành pháp nhẫn nại đi vào con đường phục vụ chúng sanh.

Đó là sức mạnh của bậc hiền trí./.

Còn tiếp


Friday, April 9, 2021

Trí Tuệ là gì? - Giảng Sư TT Sán Nhiên.

 Được nghe từ băng giảng "Nhân Sanh Trí Tuệ" do TT Sán Nhiên giảng, được Minh Hạnh ghi chép theo sự hiểu của chính mình, Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi bạn hữu thiện tri thức.

 Trí Tuệ - Giảng Sư TT Sán Nhiên.

TT Sán NhiênBắt đầu chúng ta nghiên cứu về trí tuệ. Hôm nay Sư đi chậm từng bước cho qúi Phật tử nghe. 

Trí tuệ, hay huệ, hay tuệ, tiếng Pali là pañña hay là Ñāṇa nghĩa như nhau, dù trí hay trí tuệ hay là huệ đều có chung một nghĩa, tuy dùng từ ngữ khác nhau.

Trí tuệ là sự hiểu biết rõ ràng, khi nào chúng ta có sự hiểu biết rõ ràng là chúng ta có trí tuệ. Khi nào chúng ta chưa có sự hiểu biết rõ ràng thì chúng ta chưa có trí, chưa thông suốt, tiếng Nho gọi là liễu tri hay là thấu triệt, tiếng VN nói là hiểu biết rõ ràng, tiếng Anh là wisdom. Chúng ta chưa hiểu biết thì ta chưa có trí, mà hiểu biết rồi mà chưa được rõ ràng cũng chưa gọi là có trí. 

Hiểu biết lờ mờ, hiểu biết chưa tường tận, hiểu biết chưa được thấu triệt, hiểu biết chưa được thông suốt, như vậy là chưa đủ trí, trí chưa đủ, do đó chúng ta phải làm sao biết cho rõ ràng, phải thấu triệt tức là xuyên suốt, không có gì ngăn cách hay cản trở chúng ta được, liễu tri tường tận, minh xét rõ ràng. Đó là ý nghĩa của trí tuệ.

Một pháp nào sanh lên ta phải có bốn yếu tố của nó;  

1 - Một là trạng thái, 

2 - Hai là phận sự, 

3 - Ba là sự thành tựu, 

4 - Bốn là nhân cần thiết. 

Bất cứ một pháp nào sanh lên, cũng phải có những yếu tố này để chúng ta nhận định được pháp đó.

1 - Trạng thái là gì? 

Là chúng ta phải biết đặc tánh của pháp đó để phân biệt được. Thí dụ, muốn nhận định một con người thì chúng ta nhận định anh này cao, ông kia thấp, bà này mập, người kia ốm, chúng ta mới nhận ra được con người đó, mà chúng ta không biết được người đó thì làm sao biết nhận định, ông này tóc đen, bà kia tóc vàng, ông kia tóc trắng, ông kia tóc nâu. Đó là chúng ta nhận định được trạng thái đặc tánh của con người đó ra sao. 

Thì trí tuệ, đặc tính của trí tuệ là gì? Là liễu tri, là thấu suốt, là mọi pháp thực tính. 

Tại sao gọi là pháp thực tính. Cái gì là những pháp thực tính? Là những pháp như thật của nó không thay đổi. 

Thí dụ, chúng ta nói khổ, thì bao nhiêu trạng thái khổ chúng ta được biết?, chúng ta không biết rõ được.

Trạng thái khổ của ta sẽ không giống như trạng thái khổ của người kia, trạng thái khổ của người cha sẽ không giống trạng thái khổ của người mẹ, trạng thái khổ của cha mẹ không giống như trạng thái khổ của người con, mỗi trạng thái khổ đều khác biệt nhau, làm sao chúng ta thấy được thế nào là khổ.

Thì thực tính khổ khác nhau của mỗi người. 

Như vậy, sanh ra là khổ, từ hồi trong bụng mẹ và đến lúc sanh ra là khổ. 

Già là khổ. Tại sao vì già là khổ? vì ta không muốn già. Không ai muốn già, vì ai cũng muốn trẻ mãi không già, do đó hiện tượng thay đổi như vậy nên làm cho ta khổ. Đức Phật nói đó là một thực tính, vì không thay đổi được, chúng ta muốn trẻ mãi mà không được, hiện tượng phải đi tới già. Khi hiểu rõ như vậy chúng ta có trí. 

Do đó, khi tuổi già đến ta không muốn mà ta không làm được gì khác hơn là phải tu tập.

Bệnh là khổ. Chúng ta  ai  ai đều muốn khỏe mãi, muốn trẻ mãi không già. Đó là pháp thực tính. Khi chúng ta thấy được điều đó thì gọi là liễu tri, thấu suốt. 

Pháp thực tính là gì? Là chúng ta không thay đổi được sự thật của nó gọi là thực tính, tiếng Pali là svabhāva dhamma. Thí dụ như cái chợ chúng ta lập ra mà ngày mơi không đồng ý chúng ta có thể đóng cửa chợ này, hay dời chợ qua bên kia, đó không phải là thực tính. 

Cái già cái bệnh cái chết chúng ta không thay đổi được, đó gọi là thực tính. Chúng ta không cần tốn nhiều trí tuệ lo những chuyện không phải thực tính trong đời này, đó là chuyện sanh diệt của chúng sanh và sự chế định của con người đặt ra làm sao thì làm nhưng chúng ta phải đối diện với cái gì thực tính, trong con người của ta, trong con đường tu tập của ta mới có trí tuệ, do đó trí tuệ rất cần thiết có giá trị và qúi báu chúng ta phải dùng trí làm những chuyện hữu ích và thiết thực,

 Do đó, trạng thái của trí tuệ là liễu tri thực tính. 

2 - Thứ hai là phận sự. 

Phật sự có 2 chức năng: thứ nhất là sát trừ, sát trừ là tính mạnh hơn trạng thái diệt trừ, dùng chữ sát trừ như sát trừ sự mê mờ, đó là đặc tính phận sự thứ hai của nó, trí tuệ nó sinh ra phải sát trừ sự mê mờ và phải thấu triệt đối tượng một cách rõ ràng, thấu triệt đối tượng hay là cảnh một cách rõ ràng, chứ không mê mờ nữa.

Khi qúi Phật tử học Pháp ở đây, qúi Phật tử thấu triệt một cách rõ ràng không. Khi học Pháp điều nào không hiểu thì phải hỏi để hiểu cho thấu triệt cho rõ ràng, do đó, hôm nay Sư muốn nói những phương pháp nào làm cho chúng ta nhân sanh trí tuệ, sư nhắc lại từng chút từng chút.

Phật sự của trí tuệ là sát trừ sự mê mờ, việc chưa rõ chưa thông suốt phải diệt trừ không cho phép để lại trong tâm trí ta nữa, học cũng vậy, hành cũng vậy, khi nào ta chưa thống nhất, chưa thấy rõ, phải diệt trừ liền, chúng ta phải thấu triệt bằng cách đó. Đó là phận sự của trí tuệ.

3 Thứ ba là, sự thành tựu.

Sự thành tựu của nó là gì? Là không còn sự mê mờ. Không còn sự mê mờ là một phần, phần thứ hai của trí tuệ là gì? không còn nhiễu đắm cảnh cảnh thế gian. Khi trí tuệ sanh lên chúng ta thấy rõ ràng, chúng ta không còn mê mờ nữa, đó là sự thành tựu của trí. Khi nào chúng ta chưa có trí chúng ta còn mê mờ còn lầm lạc và còn bị nhiễm đắm.

Đức Phật Ngài dạy rằng; tất cả pháp trên thế gian ở trong đời này đều luôn luôn bị chi phối bởi tam tướng; vô thường, khổ, vô ngã. Khi chúng ta không có trí, chúng ta không thấy được sự thật như vậy, chúng ta cứ nghĩ rằng các pháp này luôn là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Vô thường thì cho là thường hằng, khổ thì cho là lạc, Ngã thì cho là vô ngã, bất tịnh thì cho là tịnh.

Thường Lạc Ngã Tịnh qúi Phật tử có thấy đúng sự thực như vậy không, không có, nếu sự thực qúi Phật tử đưa con mắt nhìn qua từ trong thân thể của ta và, trong nhà ta thân bằng quyến thuộc ta, không thấy sự thường hằng đó tồn tại trong mỗi phút giây, qúi Phật tử ngồi tại đây mỗi phút giây đều có sự thay đổi, khi nãy ta trẻ hơn, giờ ta bắt đầu già hơn, hồi sáng ta khỏe hơn bây giờ ta ngồi nãy giờ hơi mệt rồi. Do đó mỗi phút giây đi qua chúng ta không lấy lại được. Đức Phật Ngài nói thời gian luôn trôi qua ngày đêm luôn di động, tuổi trẻ bỏ lại chúng ta tiến dần đến sự chết.

Do đó, chúng ta có trí, đừng có sự mê mờ và nhiễm đắm những gì ở trong đời của chúng ta nữa, tại vì chúng ta có nhiễm đắm đi nữa, có gìn giữ đi nữa nó cũng không được tồn tại theo ý của ta. Quí Phật tử muốn bám lấy sự sống được tồn tại, cho dù một trăm năm đi nữa qúi Phật tử cũng không giữ được nó, đó chỉ là sự tương đối sự mong cầu của ta thôi, nó từ từ bắt đầu buông ta, nó từ bỏ ta ra đi.

4 - Thứ tư, nhân cần thiết.

Đức Phật Ngài nói chúng ta phải có an tịnh mới nhân sanh trí tuệ được, chúng ta tán loạn lao chao, suy nghĩ nhiều quá, lo nghĩ nhiều quá, lo nghĩ chuyện này lo nghĩ chuyện kia, tán trí hết. Nhân sanh trí tuệ chúng ta là phải an tịnh, thứ hai chúng ta phải có như lý tác ý. 

Thì sự an tịnh đến với ta, qúi Phật tử có nhớ câu Thủy thái thanh tắc vô ngư, nhân đa sự tắc vô trí - nước trong quá không có cá ở, người lo nhiều việc trí bị tán, nhất là những người ở trong hoàn cảnh khốn khổ ở VN có nhiều người nhiều gia đình khổ vô cùng, vợ thì sinh nở, con thì đau ốm mà chồng thất nghiệp ba cái khổ trong cuộc đời, họ không còn cái gì để tỉnh táo sáng suốt được nữa, lo đời sống đầu tắt mặt tối đồng tiền kiếm để mưu sinh không còn thì giờ để tu tập trí tuệ không có được nữa 

Chúng ta ôm tồm nhiều sẽ không còn trí tuệ, học sinh lên trường học mà nhiều bài quá học cũng không vô nổi, mấy sư mấy phật tử học nhiều quá cũng hoảng loạn.

Tóm lại:

Phải an tịnh, tác ý khôn khéo, không nhiễm đắm cảnh thế gian, không có sự mê mờ, chúng ta cần có sự sáng suốt, phải thấu triệt cảnh một cách rõ ràng và, không có trạng thái lầm lạc sai lầm tất cả các pháp thực tính.

Còn tiếp


Thursday, April 8, 2021

Ẩn dụ hai con chuột đen và trắng cắn sợi giây, ý nghĩa trong Phật Pháp như thế nào?

 Ẩn dụ hai con chuột đen và trắng cắn sợi giây, ý nghĩa trong Phật Pháp như thế nào?

Minh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh: Một người không tin nhân quả, không thấy được nhân quả, chỉ thấy lợi trước mắt quên cái hại trong tương lai, chính hình ảnh này Đức Phật Ngài đưa ra một ví dụ:

Có một người bị 6 tên cướp rượt chạy, người đó rớt xuống hố, tình cờ chụp được sợi giây leo người đó bám vào sợ giây leo, nhìn xuống phía dưới thấy những con rồng lửa đang phun lửa lên, ở trên thì 6 tên cướp đang rượt người này chỉ còn bám vào sợ giây leo đó để tạm thời lánh nạn, thì chợt có hai con chuột đen và trắng từ trong hang chạy ra ngặm sợi giây đó, người này kinh hoàng, và khi sợi giây rung lên làm lay động tổ ong ở cành cây trên đầu người đó và, bấy giờ những giọt mật từ trong tổ ong đó nhỏ xuống, người này nếm được những giọt mật từ tổ ong đó thích thú say mê và, chờ đợi những giọt mật rớt xuống mà quên hai con chuột đen và trắng đang cắn sợi giây. 

Ý nghĩa này được giải thích như sau:

Sáu tên cướp ví như là lục trần; mắt, tai, lưỡi, thân, và ý + với sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, rượt đuổi người này, rượt đuổi những chúng sanh muốn thoát ra khỏi khổ. 

Người này rớt xuống hố, nhìn xuống dưới là những con rồng đang phun lửa chỉ cho tam giới này như hỏa trạch, hoặc là ví như những khổ cảnh trong tương lai. 

Hai con chuột đen và trắng ví như ngày và đêm. 

Sợi giây người đó bám vô, ví như tuổi thọ. Hai con chuột đen trắng là ngày và đêm đang nuốt dần sợi giây tuổi thọ.

Nhưng người này lại thích thú những giọt mật quên đi hiểm họa tuổi thọ sắp chấm dứt.

Đức Phật Ngài đưa ra hình ảnh đó cho chúng ta thấy; vì không khôn khéo cho nên con người rơi vào bất thiện hay những tâm bất thiện bị si mê bị muội lượt, chỉ thấy lợi trước mắt quên hậu quả trong tương lai.


Wednesday, April 7, 2021

Sự xuất gia mang đến phước báu như thế nào? - TT Sán Nhiên

Câu hỏi: Sự xuất gia mang đến phước báu như thế nào?

Trích đoạn trong buổi giảng "Nhân sanh trí tuệ" do TT Sán Nhiên giảng

Minh Hạnh chuyển biên

TT Sán Nhiên: Theo truyền thống các quốc gia Phật Giáo quốc tế như; Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, ở làng nào, thành phố nào, tỉnh nào có người xuất gia thì qúi Phật tử tới tham dự buổi lễ rất đông, tùy duyên, người thì mang một miếng kẹo, một miếng bánh hay một cành hoa, họ tới dự lễ để có phước.

Buổi lễ xuất gia thường bắt đầu từ 9 giờ sáng, Phật tử vân tập tới thì làm lễ Tam Bảo, thọ giới, rồi lễ xuất gia, lúc đó có nhiều vị Sư đến làm lễ với nghi thức xuất gia, lấy y khoát lên đầu vị giới tử. Tại sao có nghi thức lấy y càsa trùm người giới tử, ngày xưa thời Đức Phật, khi quán tưởng về thể trược, tóc,  móng, lông, da, có một vị giới tử xúc động phỉ lạc quá nên thân họ bay bổng lên, Đức Phật và Chư Tăng phải kềm vị đó lại, tại vì sự phỉ lạc hoan hi làm họ khinh thân hỉ lạc, họ có thể nhẹ người bay bổng lên được, nên bây giờ truyền thống đó vẫn được duy trì.

Hồi xưa Sư xuất gia cũng vậy, Sư phụ sư cũng chụp sư lại sợ sư bay, đó là truyền thống.

Thì qúi Phật tử tham dự được coi lại truyền thống xuất gia nguyên thủy 2500 năm về trước tiếp tục được duy trì mãi tới ngày hôm nay và, còn tiếp tục cho nhiều thế hệ nữa. Do đó nếu mình có duyên mình nên dự lễ sẽ hoan hỉ thấy được truyền thống xuất gia như thế nào.

Ở Thái Lan, một giới tử xuất gia được cưỡi voi, rồi kèn, chuông, trống, đánh vang cả một vùng, mọi người đi theo người giới tử đó, cảnh tượng rất quan trọng lớn lao, như rước vua về làng. Khi vị giới tử đó rời voi bước xuống thì rắc bông hoa lên người vị đó, vị đó từ từ đi trên miếng thảm màu đỏ tiến vào trong chùa, rồi giới tử làm lễ với Thầy Tổ, với Chư Tăng, rồi bắt đầu xin giới, rồi Chư Tăng truyền giới, rồi vị giới tử được khoát y áo casa.

Đó là nghi thức truyền giới từ xưa, khi Sư qua Thái Lan lần đầu Sư thấy trong làng nhà nào dân chúng cũng treo bông treo hoa, hỏi các vị Sư trong chùa thì được biết hôm đó có 2 vị giới tử xuất gia, một hồi thấy hai con voi trên đó có hai vị giới tử ngồi, gia đình đi theo chung quanh con voi. 

Có câu "Nhất thân hành đạo cửu huyền thăng" nghĩa là một người xuất gia là cả dòng họ thân bằng quyến thuộc chín đời được xiêu thoát được an lạc, nếu còn trong cảnh đau khổ, cảnh địa ngục, người đó xuất gia thì cả dòng họ thoát khỏi cảnh đau khổ, nếu như còn đang tại tiền thì tăng phúc tăng thọ tai qua nạn khỏi, do đó một người xuất gia phước của người xuất gia làm cho thân bằng quyến thuộc đầy đủ phước báu.

Tại vì xuất gia người đó trở thành con của Đức Phật, mà con của Đức Phật hưởng tài sản của Đức Phật thì Chư Thiên sẽ gia hộ, tại vì Chư Thiên hoan hỉ khi  có người kế thừa tài sản giáo pháp của Đức Phật.

 Do đó, ý nghĩa xuất gia quan trọng và có nhiều phước báu đến gia đình quyến thuộc của người xuất gia./. 


Tuesday, April 6, 2021

Quán Niệm cái Chết: Thiền Minh Sát - Ajaan Lee Dhammadharo

 Quán Niệm cái Chết: Thiền Minh Sát  

Trích đoạn trong bài Các chủ đề thiền định căn bản của Ngài Ajaan Lee Dhammadharo

Thủy Tú Việt dịch

Tức là, giữ cái chết trong tâm. Đây là nơi tâm tiến tới sự phát triễn tuệ giác giải thoát, lấy cái chết làm chủ đề của nó. "Chết" ở đây đề cập đến cái chết xảy ra trong hiện tại — những cảm giác thể chất sinh và diệt, những hành động tinh thần sinh và diệt, tất cả đều trong một khoảnh khắc của nhận thức. Chỉ khi bạn nhận thức được ở mức độ này thì bạn mới có thể được xếp loại là quán niệm về cái chết.

Bây giờ chúng ta đã đề cập đến chủ đề về cái chết, chúng ta phải quán chiếu về sinh ra, xem có bao nhiêu cách cảm giác được sinh ra và bao nhiêu cách hoạt động tinh thần được sinh ra. Đây là điều mà một người với tâm tĩnh lặng có thể biết.

A. Cảm giác có đến năm mức độ tinh tế:

1. Hina-rupa: cảm giác thô thiển, cảm giác khó chịu, nhức mỏi và đau đớn. Khi những cảm giác này phát sinh, tập trung vào những gì gây ra chúng cho đến khi chúng biến mất.

2. Panita-rupa: cảm giác tinh tế làm cho thân cảm thấy dễ chịu, nhẹ nhàng, và tinh tế. Tập trung vào những gì gây ra chúng cho đến khi chúng biến mất...

3. Sukhumala-rupa: cảm giác tinh tế, dịu dàng, năng suất, và lanh lẹ. Khi chúng phát sinh, tập trung vào những gì gây ra chúng cho đến khi chúng biến mất.

4. Olarika-rupa: cảm giác thể chất mang lại cảm giác tráng lệ, hăng hái, tươi sáng, và vui sướng: "Mukhavanno vipassidati." Khi chúng phát sinh, tập trung tìm hiểu nguyên nhân gây ra chúng cho đến khi chúng biến mất...

Cả bốn cảm giác này sinh ra và biến mất bởi bản tánh của chúng; và có thể tìm thấy nơi chúng xuất hiện lúc ban đầu.

5. "Mano-bhava": những trạng huống tưởng tượng xuất hiện qua năng lực của tâm. Khi chúng phát sinh, tập trung theo dõi chúng cho đến khi chúng biến mất. Một khi bạn có thể biết theo cách này, bạn bước vào lĩnh vực của quán niệm thật sự về cái chết.

Giải thích về loại cảm giác này: Khi tâm yên tĩnh và tập trung đều đặn, nó có sức mạnh tạo ra hình ảnh trong trí tưởng tượng (cảm giác bên trong, hay cảm giác trong cảm giác). Bất cứ hình ảnh nào nó nghĩ đến sẽ xuất hiện theo ý nó; và một khi chúng xuất hiện, tâm có khuynh hướng bước vào chúng và ở đó. (Nó có thể đi rất xa). Nếu tâm bám vào những cảm giác này, nó được cho là có sinh — chỉ vì nó không có cảm giác về cái chết.

Những cảm giác này có thể xuất hiện theo một trong năm cách:

a. phát sinh từ tư thế của thân thể, biến mất khi tư thế thay đổi;

b. phát sinh từ những suy nghĩ nhiễm tham, sân, hay si — phát sinh, thể hiện lập trường, rồi tan rã;

c. phát sinh với hơi thở vào và tan rã với hơi thở ra;

d. phát sinh từ việc làm sạch máu trong phổi — xuất hiện và biến mất trong một khoảnh khắc;

e. phát sinh từ việc tim bơm máu vào các bộ phận khác nhau của thân thể, áp suất của máu gây ra các cảm giác phát sinh tương ứng với hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, và cảm giác xúc giác. Những cảm giác kiểu này phát sinh và tan rã trong từng khoảnh khắc.

Một loại cảm giác khác được gọi là "gocara-rupa" — những cảm giác luân lưu trong thân thể. Có năm loại — ánh sáng, âm thanh, mùi, vị và cảm giác xúc giác — mỗi loại có năm mức độ. Ví dụ, ánh sáng thông thường truyền chậm; trong chớp mắt nó chạy được vài dặm rồi biến mất. Mức độ thứ nhì, ánh sáng tinh tế, đi xa hơn; và mức độ thứ ba còn xa hơn nữa. Mức độ thứ tư và năm có thể du hành toàn bộ vũ trụ. Điều này cũng đúng đối với âm thanh, mùi, vị, và cảm giác xúc giác. Mối quan hệ giữa tất cả những tiềm năng trong vũ trụ tương tác ở mọi khoảnh khắc, chỉ khác biệt ở chỗ liệu chúng nhanh hay chậm. Đây là sự không đồng đều được gọi là "anicca-lakkhana" — tính hay thay đổi cố hữu. Ai thiếu hiểu biết hẳn sẽ nghĩ rằng tất cả những điều này là không thể, nhưng thật ra đây là cách mọi thứ vốn đã là do bản chất của chúng. Chúng ta sẽ biết điều này qua vijja — kỹ năng nhận thức — không phải qua các nhãn hiệu và khái niệm thông thường. Đây gọi là biết đúng, mà các thiền giả phát triễn con mắt nội tâm sẽ tự mình nhận ra: biết sự phát sinh của những cảm giác này, sự kiên trì của chúng và sự tan rã của chúng, về những phẩm chất chủ yếu của chúng và tính thường xuyên căn bản của chúng.

Biết thật tánh của vạn vật.

Giải thoát, thanh tịnh, bình tĩnh, tan rã;

Nibbanam paramam sukham:

Niết bàn là sự bình an tối thượng.

B. Đối với các hành động tinh thần phát sinh và tan rã, thời gian của chúng nhanh hơn gấp ngàn lần so với thời gian của cảm giác. Để có thể theo dõi sự phát sinh và tan rã của chúng, nhận thức của chúng ta phải tĩnh lặng. Có bốn loại hành động tinh thần:

— Vedana: kinh nghiệm của tâm về cảm giác vui sướng, đau đớn, và thờ ơ.

— Sañña: nhận biết và đặt tên các đối tượng của tâm.

— Sankhara: tâm ngụy tạo hay cấu thành tốt và xấu.

— Viññana: ý thức rõ ràng hay hiểu biết các đối tượng.

Một loại của những hành động tinh thần này ở tại chỗ, phát sinh và tan rã liên quan đến hiện tại trước mắt. Một loại khác được gọi là "gocara vedana" "gocara sañña,", v.v., đi ra ngoài để tham khảo thế giới. Mỗi loại có năm mức độ, khác nhau về việc liệu chúng thông thường, khôn khéo, hay tinh tế, chậm hay nhanh. Năm mức độ này liên kết với nhau, chạy ra theo từng giai đoạn, và sau đó quay trở lại điểm xuất phát của chúng, tan rã và rồi phát sinh lại — tất cả đều không có kết thúc.

Khi chúng ta không có kỹ năng để phân biệt các cảm giác chủ yếu và hành động tinh thần ở tại chỗ, chúng ta không thể nhìn vào các cảm giác "gocara" và các hành động tinh thần đang diễn ra xung quanh. Đây gọi là "avijja - vô minh," sự thiếu hiểu biết mở đường cho việc kết nối ý thức (patisandhi viññana), dẫn đến hành vi cấu thành (sankhara - hành uẩn), vốn là cốt lõi của kamma - nghiệp. Điều này mang lại kết quả như là cảm giác và cảm xúc theo sau bởi ham muốn, và sau đó là hành động đặt tên, dẫn đến một mức độ khác của ý thức — các đối tượng giác quan — và rồi chu kỳ tiếp tục luân hồi. Đây gọi là "khanda-vatta," chu kỳ của các uẩn, luân hồi và thay đổi không đồng đều và không tương xứng. Việc nhìn thấy điều này được gọi là aniccanupassana-ñana, kiến thức theo dõi tính hay thay đổi (vô thường) khi nó xảy ra. Điều này được biết qua con mắt nội tâm, tức là, kỹ năng phân biệt chính xác.

Vì vậy, những ai thực hành tu tập thiền minh sát nên sử dụng sự nhạy cảm và thận trọng của họ trọn vẹn nếu họ hy vọng được giải thoát khỏi sự thiếu hiểu biết. Hành vi cấu thành, trong bối cảnh này, giống như những làn sóng trên biển. Nếu chúng ta ở trong một chiếc thuyền trên biển khi sóng lớn, tầm nhìn của chúng ta bị hạn chế. Các giác quan thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, và thức giác của chúng ta đều bị hạn chế. Chúng ta sẽ không thể nhận thức được ở khoảng cách xa. Điều này có nghĩa là khi tâm chúng ta bị đắm chìm trong các Chướng ngại, chúng ta sẽ không thể nhận thức được cái chết. Nhưng một khi chúng ta có thể khống chế Chướng ngại, nó giống như đi thuyền trên biển khi không có sóng. Chúng ta sẽ có thể nhìn thấy cảnh vật ở rất xa. Mắt chúng ta sẽ nhìn rõ, tai chúng ta sẽ nghe rõ, khứu giác, vị giác, xúc giác và thức giác của chúng ta sẽ rộng mở. Nước sẽ trong, và ánh sáng rực rỡ. Chúng ta sẽ có thể biết tất cả xung quanh chúng ta.

Tương tự như vậy, những ai muốn biết rõ cái chết thì phải bắt đầu bằng cách thực hành thiền định như một nền tảng cho việc phát triễn tuệ giác giải thoát. Năm loại cảm giác đề cập ở trên phát sinh như thế nào? Nguyên nhân của chúng là gì? Chúng biến mất như thế nào? Những cảm giác thể chất và tinh thần phát sinh như thế nào? Chúng biến mất như thế nào? Nguyên nhân của chúng là gì? Nhãn hiệu và khái niệm phát sinh như thế nào? Nguyên nhân của chúng là gì? Chúng biến mất như thế nào? Những sự cấu thành tinh thần phát sinh như thế nào? Nguyên nhân của chúng là gì? Chúng biến mất như thế nào? Ý thức phát sinh qua cách của thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, và thức giác như thế nào? Nguyên nhân của nó là gì? Nó biến mất như thế nào?

Nói chung có bốn mức độ cho mỗi một trong năm uẩn (khandhas): bên ngoài và bên trong, ở tại chỗ và truyền ra ngoài. Những điều này có thể biết được vào mọi lúc, nhưng chỉ những người có tuệ phân biệt đến từ việc rèn luyện tâm trong sự tĩnh lặng và thiền minh sát mới có thể biết cái chết ở mức độ này.

Tuệ phân biệt phát sinh theo cách này được gọi là pubbenivasanussati-ñana, tức là, hiểu biết các cảm giác trong quá khứ, cảm giác trong tương lai và cảm giác trong hiện tại. Những cảm giác này khác nhau về cách chúng phát sinh và biến mất. Để biết điều này là đã tinh thông kỹ năng nhận thức.

Cutupapata-ñana: Với tuệ phân biệt kiểu này, chúng ta có thể theo dõi các trạng thái của tâm chúng ta khi chúng phát sinh và biến mất, đôi khi tốt khi chúng phát sinh và tốt khi chúng biến mất, đôi khi xấu khi chúng phát sinh và xấu khi chúng biến mất, đôi khi tốt khi chúng phát sinh và xấu khi chúng biến mất, đôi khi xấu khi chúng phát sinh và tốt khi chúng biến mất. Để có thể theo dõi bằng cách này là để biết các trạng thái của sự hiện hữu và sinh ra.

Asavakkhaya-ñana: Khi tuệ phân biệt kiểu này phát sinh, nó dẫn đến tỉnh ngộ với cách cảm giác và hành động tinh thần phát sinh và biến mất rồi lại phát sinh, chỉ đơn giản quay vòng: cảm giác thô hơn trải qua chu kỳ chậm, cảm giác tinh tế hơn thì đi nhanh; hành động tinh thần thô thì đi chậm, hành động tinh thần tinh tế hơn thì đi nhanh. Khi bạn có thể theo dõi điều này, bạn biết một dạng căng thẳng. Bây giờ tập trung sự chú ý trở lại tâm của bạn để xem liệu nó có trung tính vào thời điểm đó hay không. Nếu tâm chấp nhận kiến thức của nó hay những thứ nó biết, đó là kamasukhallikanuyoga — mê đắm trong niềm vui. Nếu tâm không chấp nhận kiến thức của nó hay những thứ nó biết, đó là attakilamathanuyoga, mê đắm trong việc tự hành hạ. Một khi bạn nhìn thấy điều này, làm tâm trung tính với bất cứ thứ gì nó có thể biết: Khoảnh khắc nhận thức đó là trạng thái tâm linh hình thành Đạo. Khi Đạo phát sinh, những nguyên nhân của căng thẳng tan rã. Cố gắng hết sức để duy trì trạng thái tâm linh đó. Dõi theo chuỗi nhận thức đó nhiều nhất có thể. Tâm khi ở trạng thái đó được cho là đang phát triễn Đạo — và bất cứ lúc nào Đạo đứng vững, sự tan rã và từ bỏ xảy ra.

Khi bạn có thể làm điều này, bạn đạt đến mức mà bạn biết rõ cái chết. Người biết cái chết theo cách này thì có thể giảm thiểu số lần chết của họ. Một số bậc Thánh hiền có bảy lần chết nữa trong tương lai, một số chỉ có một lần, các vị khác vượt qua cái chết hoàn toàn. Các bậc Thánh hiền này là người thông hiểu sinh và tử, và vì lý do này họ chỉ còn lại một vài lần chết. Hiếm thấy người bình thường hiểu rõ sinh và tử của chính họ ở mức độ này. Nói chung, sinh và tử bình thường thì không đặc biệt cần thiết; nhưng người không hiểu Pháp phải chấp nhận sinh và tử như một lẽ thường tình.

Vì vậy, bất cứ ai muốn hiểu cái chết ở mức độ này sẽ phải phát triễn kỹ năng nhận thức đến từ việc rèn luyện tâm. Kỹ năng, ở đây, là biết mối bận tâm nào là ở quá khứ, mối nào là ở tương lai, mối nào là ở hiện tại. Đây là kỹ năng nhận thức (vijja). Buông bỏ quá khứ, buông bỏ tương lai, buông bỏ hiện tại, không bám vào bất cứ điều gì cả: Đây là sự thanh tịnh và giải thoát.

Còn đối với sự thiếu hiểu biết thì hoàn toàn ngược lại, tức là, không biết cái gì là quá khứ, không biết cái gì là tương lai, không biết cái gì là hiện tại — nghĩa là, sự sinh và diệt của cảm giác và hành động tinh thần, hay thân và tâm — hay nhiều nhất là chỉ biết ở mức độ đặt nhãn hiệu và khái niệm nhớ được từ những gì người khác đã nói, không biết ở mức độ nhận thức mà chúng ta đã phát triễn cho riêng mình. Tất cả điều này được xếp loại là avijja - vô minh, hay thiếu hiểu biết.

Cho dù chúng ta có thể sử dụng những từ khôn ngoan và sáng suốt đến mức nào, nó vẫn không giúp chúng ta được giải thoát. Ví dụ, chúng ta có thể biết rằng vạn vật vô thường, nhưng chúng ta vẫn yêu thích những thứ vô thường. Chúng ta có thể biết những thứ gây căng thẳng, nhưng chúng ta vẫn yêu thích chúng. Chúng ta có thể biết rằng vạn vật vô ngã, nhưng chúng ta vẫn yêu thích những thứ vô ngã. Kiến thức của chúng ta về vô thường, căng thẳng, và vô ngã là không thật. Vậy thì những thứ này thật sự được biết như thế nào? Như thế này:

Biết cả hai phía,

Buông cả hai cách

Bỏ rơi mọi thứ.

"Biết cả hai phía" nghĩa là biết những gì thường hằng và những gì vô thường, những gì căng thẳng và những gì dễ chịu, những gì vô ngã và những gì có tự ngã. "Buông cả hai cách" nghĩa là không bám vào những thứ thường hằng hay vô thường, không bám vào căng thẳng hay dễ chịu, không bám vào tự ngã hay vô ngã. "Bỏ rơi mọi thứ" nghĩa là không bám vào quá khứ, hiện tại, hay tương lai: Nhận thức không hướng về phía trước hay phía sau, thế nhưng bạn không thể nói rằng nó thể hiện lập trường.

Yavadeva ñanamattaya patissatimattaya

anissito ca viharati

na ca kiñci loke upadiyati.

"Chỉ cần chánh niệm và nhận thức, tâm vẫn độc lập, không bám vào bất cứ thứ gì trên đời."

Monday, April 5, 2021

Phương Pháp Cân Bằng - The Balanced Way - By Bhikkhu Bodhi

  Phương Pháp Cân Bằng - The Balanced Way

 By Bhikkhu Bodhi - 1998

Việt dịch - Minh Hạnh  

Giống như loài chim bay xa nhờ vào hai cánh của chúng, sự thực hành Giáo Pháp giữ vững được do hai định tính tương phản mà sự phát triển cân bằng là chủ yếu cho sự chân thật và phát triển vững chắc . Hai phẩm chất này là sự quên mình và lòng từ bi. Trong khi lý thuyết xuất gia Phật Pháp chỉ ra con đường dẫn tới sự giải thoát là một tiến trình rèn luyện bản thân tập trung vào việc kiểm soát từ từ và khắc phục tham vọng, nguyên nhân của đau khổ . Trong khi lời giảng dạy về lòng từ bi, Phật Pháp đề nghị chúng ta tránh làm tổn hại người khác, hành xử vì hạnh phúc của họ, và thực hiện được quyết định tuyệt vời của Đức Phật để cống hiến cho thế giới con đường đến sự bất tử.

Được xem xét trong sự đơn điệu, sự quên mình và lòng từ bi có những lôgic nghịch đảo mà dường như chỉ chúng ta theo những hướng trái ngược nhau. Một hướng dẫn chúng ta tới mức độ tĩnh mịch nhằm thanh tịnh bản thân, và hướng kia nhằm tăng trưởng sự tham dự với những hướng khác trong hành động lợi ích cho chúng sanh. Tuy nhiên, không kể sự khác biệt của chúng, sự quên mình và lòng bi mẫn hỗ trợ nhau trong năng nổ tác động lẫn nhau suốt quá trình tu tập, từ những bước cơ bản đạo đức đến đỉnh cao của sự giải thoát trí tuệ. Sự kết hợp của hai, sự liên kết cân bằng của chúng, được thể hiện một cách hoàn hảo nhất qua hình ảnh của Đấng Toàn Giác, người hiện thân của sự quên mình hoàn toàn và của lòng bi mẫn.

Cả hai sự quên mình và lòng bi mẫn đều dự phần vào cội nguồn thông thường gặp phải với khổ đau. Điều này tương ứng với phản ứng của chúng ta đối với đau khổ phải đối mặt qua kinh nghiệm cá nhân của chúng ta, hoặc phản ứng của chúng ta đối với đau khổ được chứng kiến trong cuộc sống của người khác. Tuy nhiên, các phản ứng tự phát của chúng ta chỉ là những hạt giống của những phẩm chất cao hơn điều này, chứ không phải thực chất của chúng.Để đạt được năng lực để duy trì việc thực hành Pháp của chúng ta, sự quên mình và lòng bi mẫn phải được trau dồi một cách có phương pháp, và điều này đòi hỏi một quá trình quán tưởng liên tục làm biến đổi những sự kích động ban đầu của chúng ta thành những đức tính tinh thần trọn vẹn.

Trong cấu trúc sự quán tưởng này để rèn luyện là giáo lý Tứ Diệu Ðế điều mà cung cấp khuôn khổ học thuyết chung cho sự quên mình và lòng bi mẫn. Sự quên mình được phát triển do từ sự thúc đẩy bẩm sinh của chúng ta để tránh phiền não và khổ đau. Nhưng trái lại sự thúc đẩy này, trước khi suy nghĩ, dẫn đến loại bỏ sự lo lắng từ những tình huống đặc biệt được coi là đe dọa cá nhân, sự suy ngẫm cho thấy mối nguy căn bản nằm trong tình huống hiện tại của tự nó --- Bị ràng buộc bởi vô minh và tham dục trong một thế giới vốn đã đáng sợ, đầy dãy sự lừa dối và không đáng tin cậy. Từ đó, động cơ chủ yếu đằng sau hành động quên mình là ước mong tự do tâm linh, cùng với sự công nhận rằng sự thanh tịnh hóa bản thân mình là một nhiệm vụ bên trong dễ thực hiện nhất khi chúng ta xa rời khỏi những hoàn cảnh bên ngoài từ nuôi dưỡng khuynh hướng không lành mạnh của chúng ta.

Sự phát triển lòng bi mẫn phát ra từ những cảm giác đồng cảm của chúng ta với người khác. Tuy nhiên, như một đức tính từ bi tinh thần không thể được đặt ngang hàng với một cảm tính tình cảm , cũng không nhất thiết ngụ ý một lời tuyên bố để làm hại mình trong hoạt động vị tha. Mặc dù lòng bi mẫn rõ ràng bao gồm sự cảm thông xúc cảm và thường thể hiện trong hành động, nó chỉ trưởng thành hoàn toàn khi được hướng dẫn bởi trí tuệ và bình tỉnh do sự buông bỏ. Trí tuệ tạo điều kiện cho chúng ta vượt qua những sự rủi ro bất định mà chúng sinh có thể tạm thời bị ảnh hưởng đến chiều sâu và những yếu tố khổ đau tiềm ẩn không thể tách rời khỏi điều kiện hiện hữu.Như là một sự hiểu biết hoàn toàn và bao hàm toàn diện về Tứ Diệu Ðế, trí huệ đã mở ra cho chúng ta phạm vi rộng lớn, mức độ đa dạng, và nguồn gốc sâu xa của những đau khổ mà bất cứ sinh linh nào trong chúng ta cũng phải gánh chịu, cũng như các phương tiện để dẫn họ thoát khỏi khổ đau.Từ đó các dấu hiệu về sự thương cảm tự phát và lòng bi mẫn chín chắn thường mâu thuẫn,và chỉ những điều sau là hoàn toàn đáng tin cậy như những hướng dẫn của hành động ích lợi có hiệu quả tuyệt cao .Mặc dù thường xuyên thận trọng rèn luyện lòng bi mẫn sẽ đòi hỏi chúng ta phải hành động hoặc nói ra, đôi khi việc này có thể khuyên chúng ta phải yên lặng tĩnh tâm và cô lập như là tiến trình có lợi nhất cho những lợi ích lâu dài của người khác cũng như của chính chúng ta.

Trong sự cố gắng đi theo giáo Pháp, một trong hai công đức chủ yếu này phải được chú ý đặc biệt, tùy thuộc vào tính khí và hoàn cảnh của chúng ta. Tuy nhiên, đối với tu sĩ và cũng như cư sĩ tại gia, sự thành công trong việc phát triển con đường tu tập đòi hỏi cả hai phải quan tâm thích đáng và những thiếu sót trong từng bước phải được khắc phục. Theo thời gian chúng ta sẽ thấy rằng hai điều sự quên mình và lòng bi mẫn, mặc dù nhắm tới hướng khác nhau, cuối cùng là tăng thêm sức mạnh lẫn nhau. Lòng bi mẫn thúc đẩy chúng ta hướng tới sự quên mình lớn hơn, như chúng ta biết sự tham lam và luyến ái làm cho chúng ta trở nên nguy hiểm cho người khác.Và sự quên mình thúc đẩy chúng ta hướng tới sự bi tâm lớn hơn, vì việc từ bỏ ái dục giúp chúng ta chuyển đổi những quan điểm hẹp của cái tôi cho những quan điểm rộng lớn hơn của một tâm thông cảm vô bờ bến. kết hợp cùng nhau trong sự hỗ tương làm tăng thêm sự vững chắc, sự quên mình và lòng từ bi góp phần vào sự cân bằng trọn vẹn của con đường tu tập Phật giáo và mang đến sự hoàn thiện của kết quả cuối cùng của nó.

Sunday, April 4, 2021

Phật giáo tóm gọn trong: Bốn Pháp Ấn - Rinpoche Dzongsar Khyentse

 Phật giáo tóm gọn trong: Bốn Pháp Ấn

by Ngài Rinpoche Dzongsar Khyentse

Nguyễn Văn Hoà Việt dịch

“Phật giáo được được chú ý bởi bốn đặc điểm, hoặc ‘bốn Pháp Ấn’ Nếu tất cả bốn pháp ấn này được tìm thấy trong đường đạo hay trong triết thuyết, nó có thể được coi là con đường của Đức Phật." Người ta thường hỏi tôi: "Nói vắn tắt Phật giáo là gì?" Hoặc họ hỏi, "quan điểm cụ thể của Phật giáo hoặc triết lý Phật giáo là gì?"

Thật không may, ở phương Tây Phật giáo dường như được đặt vào nhóm các tôn giáo, thậm chí còn được đặt vào nhóm tự lập hoặc tự cải thiện, và rỏ ràng nhất Phật giáo còn được đặt vào nhóm thiền học theo trào lưu hiện nay. Tôi xin được thách thức để làm sáng tỏ định nghĩa phổ quát của thiền Phật giáo.

Nhiều người nghỉ rằng hành thiền có một thứ gì liên hệ với thư giản, với xem cảnh hoàng hôn, hay với việc ngắm nhìn những đợt sóng trên bãi biển. Những từ ngữ hấp dẫn như "buông xả" và "không lo lắng" đến trong tâm. Theo quan điểm của Phật giáo, ý nghĩa của thiền có một chút gì nhiều hơn thế nữa.

Trước tiên, tôi nghỉ rằng chúng ta cần phải nói về một bối cảnh thực sự của thiền Phật giáo. Điều này được gọi là quan điểm, thiền quán, và hành động; đứng chung với nhau, những thứ này thật khéo léo tạo thành một phương cách để hiểu biết đường đạo. Dù chúng ta không dùng những từ ngữ này trong đời sống hàng ngày, nếu chúng ta nghỉ về nó, chúng ta luôn luôn hành xử đúng theo một quan điểm, một thiền quán, và một hành động nhất định nào đó.

Ví dụ, nếu chúng ta muốn mua một chiếc xe, chúng ta chọn một cái mà chúng ta nghĩ là tốt nhất, đáng tin cậy nhất v.v... Vì vậy, "quan điểm", trong trường hợp này, là ý tưởng hay niềm tin mà chúng ta có, đó là, cho rằng chiếc xe này là tốt nhất. Sau đó, "thiền" là quán xét hay biết rỏ về ý tưởng đó, và "hành động" thực sự là mua xe, lái xe và sử dụng nó. Quá trình này không nhất thiết phải là một cái gì đó liên hệ tới Phật giáo, nó là một cái gì mà chúng ta luôn luôn làm. Bạn không cần phải gọi nó là quan điểm, thiền định và hành động. Bạn có thể nghĩ về nó như là "ý tưởng", "sự quen thuộc," và "việc hành xử."

Vì vậy, quan điểm cụ thể mà Phật tử cố gắng để quen thuộc là gì? Phật giáo được phân biệt do bốn đặc điểm, hoặc "bốn pháp ấn" Trên thực tế, nếu tất cả bốn pháp ấn được tìm thấy trong đường đạo hoặc trong triết lý, thì không có gì quan trọng cho dù bạn gọi nó Phật giáo hay không. Bạn có thể gọi nó là gì tùy bạn muốn, những từ vựng "Phật tử" hay "Phật giáo" không có gì quan trọng. Vấn đề là nếu đường đạo này có chứa bốn pháp ấn đó, nó có thể được coi là đường đạo của Đức Phật.

Do đó, bốn đặc điểm này được gọi là "Bốn dấu ấn của Pháp." chúng là:

- 1. Tất cả các pháp là vô thường.

- 2. Tất cả những cảm xúc đều là đau đớn. Đây là một cái mà chỉ có Phật giáo mới nói đến. Nhiều tôn giáo tôn thờ những thứ như tình yêu với hội hè và ca nhạc. Phật giáo nghĩ rằng, "Tất cả đều là đau khổ."

- 3. Tất cả các hiện tượng đều là vô ngã, chúng không có sự tồn tại vĩnh viễn. Đây thực sự là quan điểm cuối cùng của Phật giáo, hai pháp kia là căn bản của pháp ấn thứ ba này.

- 4. Pháp ấn thứ tư là Niết-bàn là Tịch Tịnh.

Nếu không có bốn pháp ấn này, con đường đạo của Phật giáo sẽ trở thành hữu thần, tín điều tôn giáo, và toàn bộ mục đích của Phật giáo sẽ biến mất. Mặt khác, bạn có thể gặp một người trượt nước dạy bạn về cách ngồi trên bãi biển để ngắm hoàng hôn: nếu những gì ông ta nói chứa đựng tất cả bốn pháp ấn này thì đó là Phật giáo. Người Tây Tạng, người Trung Quốc, hoặc người Nhật Bản có thể không thích điều này, nhưng việc giảng dạy không cần phải nằm trong một hình thức "cổ xưa". Bốn pháp ấn tương quan nhau rất mật thiết, như bạn sẽ thấy.

Pháp ấn đầu tiên: Tất cả mọi vật được hình thành đều là vô thường.

Mỗi một hiện tượng mà chúng ta nghỉ đến đều được tạo thành, và do đó đều phải chịu vô thường. Vài trạng thái của sự vô thường như sự thay đổi của thời tiết, chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận, nhưng cũng có những thay đổi hiển nhiên mà chúng ta không thể chấp nhận được.

Ví dụ, cơ thể của chúng ta hiển nhiên là vô thường và càng ngày càng trở nên già đi, nhưng đây là một việc mà chúng ta không muốn chấp nhận. Một số các tạp chí nổi tiếng biết lợi dụng xu hướng này để khai thác tuổi trẻ và sắc đẹp. Trên phương diện quan điểm, thiền định, và hành động, độc giả của họ có thể có quan điểm -- nghỉ về việc không trở nên già hoặc làm sao để thoát ra khỏi tiến trình lão hóa. Họ suy tưởng về quan niệm trường cửu này, và hành động kết cuộc của họ là đi đến những trung tâm thể dục và chấp nhận giải phẩu thẩm mỹ và mọi chuyện phức tạp khác.

Những người giác ngộ sẽ nghỉ rằng việc làm đó thật nực cười và đã dựa trên một quan điểm sai lầm. Về các hiện trạng khác nhau của vô thường, trở nên già và chết đi, sự thay đổi của thời tiết, v/v... Phật giáo có một câu được gọi là pháp ấn đầu tiên: mọi hiện tượng đều vô thường vì chúng đều được tạo thành. Tất cả mọi thứ được kết hợp lại, sớm muộn gì cũng sẽ tan rã.

Khi chúng ta nói "sự kết hợp", bao gồm kích thước của không gian và thời gian. Thời gian được kết hợp và do đó vô thường: không có quá khứ và tương lai, thì sẽ không có gì được gọi là hiện tại. Nếu thời điểm hiện tại là vĩnh viễn, thì sẽ không có tương lai, vì hiện tại sẽ luôn luôn hiện hữu. Mọi hành động bạn làm - chẳng hạn như, trồng một bông hoa hoặc hát một bài nhạc - đều có sự khởi đầu, có đoạn giữa và có đọan kết. Nếu, trong sự ca hát một bài nhạc, mà đoạn đầu, đoạn giữa hoặc đoạn cuối bị thiếu xót, thì sẽ không có điều gọi là ca một bài nhạc, có đúng vậy không? Điều đó có nghĩa là hát một bài nhạc là một cái gì được kết hợp lại.

"Như vậy là gì" chúng ta hỏi. "Tại sao chúng ta phải bận tâm về điều đó? Điều đó có quan trọng không? Nó có đoạn đầu, đoạn giữa, và đoạn kết - vậy thì sao?" không phải Phật giáo thực sự bận tâm về những đoạn đầu, đoạn giữa hoặc đoạn kết, đó không phải là vấn đề? Vấn đề là khi có kết hợp và vô thường, cũng như với những thứ tạm thời và vật chất, thì sẽ có sự biến chuyển và đau đớn.

Một số người nghĩ rằng Phật giáo có cái nhìn bi quan, luôn luôn nói về vô thường, chết chóc và lão hóa. Nhưng đó không nhất thiết là đúng sự thật. Vô thường là một sự thay đổi! Tôi không có chiếc BMW ngày hôm nay và cám ơn cho sự vô thường, nhờ có vô thường mà vào một ngày mai tôi có thể có. Nếu không có vô thường, tôi s ẽ không bao giờ sở hữu một chiếc xe BMW. Tôi có thể cảm thấy u buồn ngày hôm nay và, cám ơn sự vô thường, tôi có thể cảm thấy sảng khoái vào ngày mai. Vô thường là không nhất thiết phải là tin xấu, nó phụ thuộc vào cách bạn hiểu nó. Thậm chí nếu ngày hôm nay chiếc xe BMW của bạn bị kẻ phá hoại là m trầy, hoặc người bạn tốt của bạn xử tệ với bạn, nếu bạn có một cái nhìn vô thường, bạn sẽ không quá lo buồn.

Ảo tưởng phát sinh khi chúng ta không thừa nhận rằng tất cả mọi vật được tạo thành đều là vô thường. Nhưng khi chúng ta nhận ra sự thật này, hiểu thấu đáo chớ không chỉ hiểu theo lý trí, đó là những gì chúng ta gọi là giải thoát: vĩnh viễn tách ra khỏi tín điều hạn hẹp, một chiều này. Tất cả mọi thứ, cho dù bạn thích nó hay không - ngay cả những con đường, con đường Phật giáo quý giá - đều được tạo thành. Nó có một khởi đầu, nó có một đoạn giữa và nó có một kết thúc.

Khi bạn hiểu rằng "vạn pháp là vô thường", bạn đang chuẩn bị để chấp nhận các kinh nghiệm của sự mất mát. Kể từ khi tất cả mọi thứ là vô thường, điều này là được mong đợi.

Pháp ấn Thứ hai: Tất cả các cảm xúc là khổ đau

Trong từ vựng Tây Tạng chỉ sự cảm xúc trong bối cảnh này là "zagche", có nghĩa là "ô nhiễm" hay "vết dơ" trong cảm giác bị tràn ngập bởi sự nhầm lẫn hoặc tính hai mặt.

Cảm xúc nào đó, chẳng hạn như sự công kích hay ganh tị, tự nhiên chúng ta cảm thấy tức tối. Nhưng những gì về tình yêu và cảm xúc, tình cảm và lòng tận tụy, những điều đó, những cảm xúc tốt đẹp, ánh sáng và đáng yêu? Chúng ta không nghĩ về chúng như là đau khổ, tuy nhiên, chúng có hàm ý hai mặt, và điều này có nghĩa là, cuối cùng, chúng là một nguồn gốc của đau khổ.

* Tâm nhị nguyên bao gồm hầu hết những ý tưởng của chúng ta. Tại sao chuyện này lại đau đớn? Bởi vì đó là một sự sai lầm. Mỗi một tâm nhị nguyên là một tâm sai lầm, một tâm không hiểu được bản chất của sự vật. Vậy làm cách nào chúng ta hiểu được sự nhị tâm. Đó là chủ đề và đối tượng: một mặt đó là bản thân chúng ta, mặt khác đó là kinh nghiệm của chúng ta. Loại nhận thức nhị nguyên này là một sai lầm, như chúng ta có thể thấy trong trường hợp những cá nhân khác nhau có cảm nhận khác nhau khi cùng nhìn vào một đối tượng. Một thanh niên có thể nghỉ rằng một thiếu nữ nào đó thật đẹp, và đó là cái nhìn trung thực của anh ta. Nhưng nếu cái đẹp đó đúng là tuyệt đối, và cái nhìn trung thực đó đúng là khách quan, thì tất cả mọi người khác đều sẽ thấy cô ta thật là đẹp. Rỏ ràng, đây không phải là một sự thật độc lập đối với mọi thứ khác. Mà nó tùy thuộc vào tâm trí của bạn; nó là cái nhìn của riêng bạn.

Tâm nhị nguyên tạo ra rất nhiều kỳ vọng - nhiều hy vọng, nhiều sợ hãi - Bất cứ khi nào có tâm nhị nguyên, thì đều có hy vọng và sợ hãi. Hy vọng là nổi đau hoàn hảo, có hệ thống. Chúng ta có khuynh hướng nghỉ rằng không có gì đau khổ, nhưng đó mới chính thật là nổi đau to lớn. Còn về nổi đau do sợ hải, không có gì chúng ta cần phải giải thích.

*(giáo lý nhị nguyên - thì cho rằng hễ có cái này thì có cái kia, có cái khổ thì có cái vui)

Đức Phật nói: “Hiểu về đau khổ” đó là chân lý thứ nhất. Nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn đau khổ với vui sướng - niềm vui mà bây giờ chúng ta có thật sự là nguyên nhân chính yếu của nổi đau mà chúng ta sẽ nhận được sớm hay muộn. Theo Phật giáo một cách khác để giải thích việc này là nói rằng khi nổi đau lớn trở thành nhỏ hơn, chúng ta gọi đó là niềm vui. Đó là cái mà chúng ta gọi là hạnh phúc.

Hơn nữa, trong một số loại cảm xúc không có sự tồn tại thực sự. Khi khát người ta dù chỉ nhìn thấy một ảo ảnh của nước, họ có một cảm giác nhẹ nhõm: "Tốt quá, ở đó có nước!" Nhưng khi họ đến gần, thì ảo ảnh của nước biến mất. Đó là một khía cạnh quan trọng của cảm xúc: cảm xúc là một cái gì đó mà không có một sự tồn tại độc lập.

Đây là lý do tại sao Phật Giáo kết luận rằng tất cả những cảm xúc là đau khổ. Đó là bởi vì chúng là vô thường và nhị nguyên mà những xúc cảm này đều mơ hồ và luôn luôn đi chung với hy vọng và sợ hãi. Nhưng cuối cùng, chúng không có, và không bao giờ có, một bản chất tồn tại, vì vậy, trong một ý nghĩa khác, chúng không đáng giá. Tất cả những gì được tạo ra do cảm xúc của chúng ta, cuối cùng, cũng toàn là vô ích và đau khổ. Đây là lý do tại sao Phật Giáo tu tập Thiền Chỉ (samatha) và Thiền Quán (Vipassana), việc tu tập này sẽ giúp nới lỏng những níu kéo, mà cảm xúc đang dằn vặt chúng ta, và giúp thả lỏng những ám ảnh do sự níu kéo tạo ra trong chúng ta.

Câu hỏi: lòng từ bi có phải là một cảm xúc?

Rinpoche:Chúng ta những người phàm phu thì có lòng từ bi nhị nguyên, trong khi Đức Phật lòng từ bi của Ngài không có chủ đề và đối tượng. Từ quan điểm của một vị Phật lòng từ bi, không bao giờ có thể chú tâm đến chủ đề và đối tượng. Đây là những gì được gọi là lòng đại bi (maha-karuna).

Câu hỏi: Tôi đang gặp khó khăn trong việc chấp nhận tất cả các cảm xúc là đau khổ.

Rinpoche: Được rồi, nếu bạn muốn có một biểu hiện triết học hơn, bạn có thể bỏ từ vựng "cảm xúc" và chỉ đơn giản là nói, "Tất cả những gì là nhị nguyên* thì là đau đớn." Tuy nhiên tôi thích sử dụng từ vựng "cảm xúc" bởi vì nó kích động chúng ta.

*(giáo lý nhị nguyên - thì cho rằng hễ có cái này thì có cái kia, có cái khổ thì có cái vui)

Câu Hỏi: Có phải nỗi đau là vô thường?

Rinpoche: Đúng vậy! Nếu bạn biết điều này, thì sẽ được bạn an lạc. Đó là bởi vì chúng ta không biết điều này nên chúng ta tạo ra rất nhiều phức tạp vì sự cố gắng để giải quyết vấn đề của chúng ta. Và đó là vấn đề lớn thứ hai chúng ta - đã cố gắng để giải quyết vấn đề của chúng ta.

Pháp Ấn thứ ba: Tất cả các hiện tượng là vô ngã; Chúng thì không có sự tồn tại cố hữu

Là Phật tử chúng ta tu tập lòng từ bi, nhưng nếu chúng ta thiếu một sự hiểu biết của pháp ấn thứ ba - đó là tất cả các hiện tượng là vô ngã - thì lòng từ bi của chúng ta có thể bị phản tác dụng. Nếu bạn dính mắc vào các mục tiêu của lòng từ bi khi cố gắng giải quyết một vấn đề, bạn có thể không nhận thấy rằng ý tưởng của giải pháp là hoàn toàn dựa trên giải thích cá nhân của riêng bạn. Và bạn có thể kết thúc như là một nạn nhân của hy vọng và sợ hãi, và hậu quả của thất vọng.

Bạn khởi đầu bằng cách trở thành một "học viên Đại thừa tốt, và, một lần hoặc hai lần, bạn cố gắng để giúp đỡ chúng sinh. Nhưng nếu bạn không có sự hiểu biết về pháp ấn thứ ba, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và bỏ việc giúp đỡ chúng sinh.

Vẫn còn một trở ngại khác sinh ra do thiếu hiểu biết về vô ngã. Trở ngại thường xảy ra với những Phật tử hời hợt và ngay cả với những Phật tử không tin tấn. Vì một lý do gì đó, trong vòng giáo hữu Phật giáo, nếu bạn không chấp nhận tánh không, bạn sẽ không được nể trọng. Vì vậy, chúng ta làm như chúng ta coi trọng tánh không và làm như chúng ta thiền để đạt đến cõi trống không. Nhưng nếu chúng ta không hiểu vô mgã một cách chính xác, thì một chướng ngại tồi tệ hơn lại có thể xảy ra. Rất có thể chúng ta sẽ nói, “Ồ, mọi thứ đều là vô ngã. Như vậy tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi thích.”

Do vậy, chúng tôi làm ngơ và tạo ra các nghiệp, và phải chịu trách nhiệm cho hành động của chúng ta. Chúng ta trở nên "thiếu thanh nhã," và thêm vào đó là chúng ta làm nản lòng những người khác. Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói về sự suy sụp này do không hiểu tánh vô ngã. Một sự hiểu biết đúng về vô ngã dẫn chúng ta biết làm thế nào những điều có liên quan, và chúng ta chịu trách nhiệm như thế nào cho thế giới của chúng ta.

Bạn có thể đọc hàng triệu bài viết về chủ đề này. Vị luận sư Long Thọ đã viết năm bài chú giải khác nhau về điều này, và tiếp theo sau đó có những bài chú giải của những người đệ tử của ông. Có những giáo lý vô tận về việc thành lập điểm này. Trong các ngôi chùa Đại thừa hoặc các tu viện các Phật tử thường tụng bài kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh- đây cũng là một bài kinh giảng dạy về pháp ấn thứ ba.

Triết học và thần học có thể nói, “Mọi vật đều là ảo tưởng, thế giới cũng là ảo tưởng.” nhưng luôn luôn có một hai điều bị bỏ quên mà điều đó được coi là tồn tại thật sự: Điều đó là Thượng đế, là sức mạnh của vủ trụ, hay là một thứ gì đó. Trong Phật giáo, việc này không xảy ra. Mọi thứ trong sinh tử và trong Niết bàn - từ thân xác của Đức Phật cho tới một mẫu bánh vụn - mọi thứ đều là không. Không có vật gì mà không bao gồm trong chân lý tối thượng này.

Câu hỏi: Nếu chúng ta là giáo lý nhị nguyên, chúng ta có thể bao giờ hiểu được tánh Không (vô ngã), đó là một cái gì đó vượt ra ngoài sự mô tả?

Rinpoche: những người Phật tử rất là khó nắm bắt. Bạn nói đúng. Bạn không bao giờ có thể nói về sự trống rỗng tuyệt đối, nhưng bạn có thể nói về một "hình ảnh" của sự trống rỗng - một cái gì đó mà bạn có thể đánh giá và chiêm ngưỡng như vậy, cuối cùng, bạn có thể nhận được sự trống rỗng ấy thực sự. Bạn có thể nói. "Ah, điều đó là quá dễ dàng; đó chỉ là đồ bỏ. " Tuy nhiên, đối với việc đó thì các Phật tử cho rằng, "tệ quá, đó là cách thức làm việc ". Nếu cần gặp một ai đó mà bạn đã chưa bao giờ gặp mặt, tôi có thể mô tả anh ta cho bạn hoặc cho bạn thấy một bức ảnh của anh ta. Và với sự giúp đỡ của hình ảnh đó, bạn có thể đi tìm và tìm thấy người thực sự.

Cuối cùng, con đường là không hợp lý, nhưng nói tương đối, nó rất hợp lý bởi vì nó sử dụng các công ước tương đối của thế giới của chúng ta. Khi tôi đang nói về tánh Không, tất cả mọi thứ mà tôi nói với sự trống rỗng "hình ảnh". Tôi không thể nói cho bạn thực sự trống rỗng nhưng tôi có thể cho bạn biết lý do tại sao mọi thứ vốn không tồn tại.

Hỏi: Trong Phật giáo có rất nhiều tôn tượng mà Ngài có thể nghĩ rằng đó là đối tượng của thiền định hoặc là đối tượng để thờ phượng. Tuy nhiên, từ giảng dạy của Ngài, tôi hiểu rằng tất cả không tồn tại?

Rinpoche: Khi bạn đi đến một ngôi chùa, bạn sẽ thấy nhiều tôn tượng đẹp, màu sắc và các biểu tượng. Đó là những gì quan trọng cho con đường đạo. Tất cả thuộc về những gì chúng ta gọi là "hình ảnh trí tuệ," "những hình ảnh trống rỗng" Tuy nhiên, trong khi chúng ta đi theo con đường đạo và áp dụng các phương pháp của con đường, thì điều này là quan trọng để biết rằng chính con đường đạo cuối cùng là một ảo ảnh. Trên thực tế, chỉ cho tới lúc đó chúng ta mới có thể hài lòng một cách thích hợp.

Pháp Ấn Thứ tư: Niết Bàn là Tịch Tịnh

Tôi đã giải thích về vô ngã, tôi cảm thấy rằng pháp ấn thứ tư, "Niết Bàn là tối thượng," cũng đã được giải thích rõ ràng. Nhưng nói một cách vắn tắt, pháp ấn cuối cùng này cũng là một điều đặc thù của Phật giáo. Trong đa số những triết thuyết hoặc giáo thuyết, mục tiêu cuối cùng là một thứ gì mà bạn có thể nắm vững và giữ lại. Mục tiêu cuối cùng là điều duy nhất thực sự tồn tại. Nhưng Niết Bàn không phải là vật được tạo ra, vì vậy Niết-bàn không phải là một thứ gì để bám víu vào. Nó được gọi là "Tịch Tịnh."

Chúng ta bằng cách nào đó nghĩ rằng chúng ta có thể đi một nơi nào đó mà chúng ta sẽ có ghế sofa, một hệ thống tắm tốt hơn, một hệ thống thoát nước tốt hơn, Niết-bàn nơi mà bạn thậm chí không có một sự điều khiển từ xa, khi mọi thứ đều ở đó ngay trong lúc mà bạn nghĩ về nó. Nhưng như tôi đã nói trước đó, Niết-bàn không phải là chúng ta có thêm một cái gì đó mới mà trước đây không có. Niết Bàn có thể đạt được khi bạn loại bỏ tất cả mọi thứ giả tạo và mờ mịt.

Thật sự không quan trọng cho dù bạn là một tăng sĩ hay một nữ tu là người đã từ bỏ đời sống trần tục, hoặc bạn là một hành giả tu tập theo phương pháp mật tông huyền bí. Nếu, khi bạn cố gắng để từ bỏ hoặc chuyển đổi mớ hành trang tư tưởng thu thập được trong cuộc sống riêng tư của bạn, nếu bạn không hiểu gì về bốn pháp ấn này, cuối cùng bạn sẽ thấy những tư tưởng trong tâm trí bạn như là những biểu hiện của một cái gì tồi tệ, độc ác và xấu xa. Nếu đó là những gì bạn làm, bạn đã đi quá xa sự thật. Và trọng điểm của Phật giáo là làm cho bạn hiểu được sự thật. Nếu đã có một vĩnh cửu thực sự nào trong các hiện tượng được tạo lập, nếu đã có một niềm vui thật sự nào trong những cảm xúc, thì Đức Phật đã là người đầu tiên nói lên những chuyện này, nói rằng, “Hãy lưu giữ và trân quí những thứ này,” Nhưng chúng ta nên thành kính đảnh lễ cho lòng từ bi vĩ đại của Ngài, Ngài đã không nói vậy, vì Ngài muốn chúng sanh có được cái đúng, cái thật.

Khi bạn hiểu biết rõ ràng về bốn pháp ấn được coi là nền tảng của việc tu tập, bạn sẽ cảm thấy thanh thản dù có bất cứ vấn đề gì xảy ra với bạn. Khi bạn tiếp tục dùng bốn pháp ấn này làm quan điểm của bạn, thì không gì có thể sai xót. Bất cứ ai giữ bốn pháp ấn này, trong tâm, hoặc trong trí, và chiêm ngưỡng chúng, đều là một Phật tử. Thậm chí cũng không cần phải gọi người đó là một Phật tử. Theo định nghĩa thì người này (anh ta hoặc chị ta) là đệ tử của Đức Phật.