Wednesday, November 15, 2023

034 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 08 tháng 10, 2022

 034 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 08 tháng 10, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "034 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Tà kiến (Micchādiṭṭhi) trái ngược với Chánh Kiến (Sammādiṭṭhi), chúng đối nghịch nhau.

Chữ Sammā là Chánh và chữ Micchā là Tà, 2 chữ đối nghịch nhau.

Còn chữ diṭṭhi là kiến, chỉ nghĩa là thấy.

Tà Kiến Micchādiṭṭhi căn gốc của nó là Tham Phần (tham, tà kiến, ngã mạn). 

Tà kiến nằm trong tham phần, căn gốc của nó là tham phần. Mà tham phần nằm trong bất thiện biến hành là si phần.

Mình đi theo thứ lớp, trực tiếp vô Micchādiṭṭhi này thuộc về tham phần.

Vì tham mà thấy sai chấp lầm.

Còn nếu không tham thì thấy đúng và không có lầm sai. Cái gốc của nó là Micchādiṭṭhi này thuộc tham phần, mà dưới bọn tham phần này có bọn si phần là bất thiện biến hành (si, vô tàm, vô quí, trạo cử).

Mình đi vô từng chi pháp, mình thấy ra được sự tu tập của mình.

Thấy sai chấp lầm là vì tham, mà tham gốc là si, si là chủ mọi bất thiện. Si là bất thiện biến hành, nằm trong phần bất thiện biến hành. Chính đó, thì si làm mê mờ che hết.

Chánh Kiến (Sammādiṭṭhi) gốc thuộc về Tuệ Đạo, là 2 chi của Bát Chánh Đạo; Chánh Kiến, Chánh Tư Duy.

Si và Tuệ, trái ngược nhau.

Sammādiṭṭhi với Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thuộc Tuệ Đạo.

Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng thuộc về Giới Đạo.

Chánh Tinh Tấn, Chánh Định thuộc về Định Đạo. 

Thì Chánh Kiến thuộc Tuệ Đạo, thuộc về trí tuệ. Trí tuệ ngược với si. Trí tuệ là vô si.

Viết chi pháp ra mình sẽ thấy.

Tà Kiến có 2: 

1. Thường Kiến là chấp có

2. Đoạn Kiến là chấp không.

Bây giờ mình nhìn trở lại. 

Chánh Kiến (Sammādiṭṭhi) thuộc về tuệ có 2: 

1. Vô Thường = là Vô Tướng

2. Vô Ngã = là Rỗng Không

Chánh Kiến, Sư không nói khổ đau. Trong Chánh Kiến, mình nhìn thấy với trạng thái Vô Thường và Vô Ngã, người có tuệ họ nhìn thấy. Còn phàm phu nhìn thấy trên khổ đau. Do đó, 2 cái đối nhau.

Người tà kiến chấp tất cả thường tồn chấp có. Cần nhớ, gốc đầu tiên để trị thân kiến kāyadiṭṭh là không phải chấp có, chấp tôi, chấp ngã, chấp có linh hồn. Chấp thường linh hồn, sau khi mình bỏ xác thân này, linh hồn tiếp tục đi nữa, và linh hồn bất hoại, nó đi qua và nó sống theo trạng thái của nó. Đức Phật Ngài không nhìn nhận điều đó.

Đức Phật Ngài nói không có linh hồn, Đức Phật Ngài nói chỉ có tâm thức thôi. Mà tâm thức này chỉ có 2 chức năng thôi là tục sinh và tử, nó không có chức năng khác.

Khi tâm tử thì tâm tái sinh. Ngày xưa Ngài Tịnh Sự gọi là tục sinh, nhưng sau này Sư coi trong tự điển thì không có chữ tục sinh, chỉ có chữ tái sinh, là tái tục nó đi tiếp tục kiếp sống mới.

Thì giữa Tâm Tử và Tâm Tái Sinh nó là Paṭisandhi citta mà ông Phạm Kim Khánh dịch là Kiết Sinh Thức.

Paṭisandhi = Kiết Sinh, là cấu kết nhau giữa đời sống này với đời sống kia, đời sống cũ đời sống mới

citta = Thức

Paṭisandhi citta là Kiết Sinh Thức, ngày hôm nay mình dùng là Tái Sinh Tâm, hay là Tâm Tái Sinh.

 Paṭisandhi citta tức là sau khi chết thì tái sinh liền theo kiếp sống nối tiếp, không có khoảng trống của tâm Tử và Tâm Tái Sinh, nghĩa là Tâm Tử thì Tâm Tái Sinh lên liền không có khoảng trống.

Vậy thì khi mình Tử Tâm nào thì mình tái sinh Tâm Đó 

Thí dụ:

Khi tử với tâm tham, thì mình tục sinh với tâm tham.

Khi tử với tâm sân, thì mình tục sinh với tâm sân.

Khi chết mình tham tài sản, tham của cải, tham thân bằng quyến thuộc, mình quyến luyến thì mình tục sinh trở lại làm chó, heo, bò, gà, người thân, ở gần đó. Tử tâm nào tái sinh tâm đó.

Còn tâm sân, mình tử tâm sân, mình giận con, giận của, giận tài sản, giận người nào làm cho mình giận, nhất là mấy người sinh con đầu lòng, mà gọi là sản hậu. Sản hậu tức là khi mới sinh ra máu huyết chưa thông còn ứ phải một thời gian ra hết thì mới sạch, thì một người nào đến nói một câu chọc tức, thì máu sản hậu dồn lên đứng tim, chết vì sân, cái đó nặng lắm, nhất là người nữ sinh con đầu lòng mà bị sản hậu mà người chồng hay người mẹ chồng nói đứa nhỏ này không phải con tôi, tức giận sản hậu lên. Thì đó là sân sẽ rớt xuống địa ngục, cảnh địa ngục là cảnh sân.

Nên các quí Phật tử phải biết tâm tử là cái nền cái móc nên gọi là kiết là kết, nó cấu kết lại cho một kiếp sống mới. Do đó, nếu người khôn người trí mình làm cái tốt thì mới câu sinh qua cái tốt. Còn người ngu hay là người vô minh phàm phu làm việc xấu thì câu sinh qua cái xấu. Mình làm chứ không ai làm hết. Mà nếu như có một ngoại nhân, người thứ hai người thứ ba tác động tâm mình mà mình không tu thì mình chịu, chứ mình không đổ thừa họ được, có khi những người đó là cái nghiệp của họ đổ ra cho có người tới phá, mình không có đổ thừa, và mình không có sai lầm, mình chỉ có ráng lo tu.

Do đó, khi tâm tử với tâm sinh, thì người tà kiến nói linh hồn là bất biến. Thí dụ là người thì mình chết lại sinh ra làm người nữa. Đức Phật Ngài nói không phải.

Nếu hồn có linh, thì nó không đi làm sai được. Linh hồn, nghĩa là cái hồn nó linh, nó khôn ngoan sáng suốt thì nó không làm chuyện sai. 

Nhưng Đức Phật nói chỉ có tâm thức làm cho người đó đi thôi, chứ không có cái nào mà làm được hết.

Câu 'khôn 3 năm dại 1 giờ', mình tu cả đời mà phút chót, giờ cận tử mà mình chỉ một phút phóng dật, sân nổi lên, bị thất niệm, phóng dật, mình đi tục sinh liền với tâm tính của mình, chứ không đổ thừa ai.

Người tà kiến chấp thường hằng là người chủ quan, người đó nói không cần tu, 100 % mình là người thì sau khi chết mình được sinh trở lại cõi người, không bao giờ rớt vô cõi thú, chỉ loài thú chết thì tái sinh làm loài thú. Họ nghĩ vậy đó, họ nghĩ họ đi theo linh hồn của họ. Đó là chấp thường chấp có.

Chấp đoạn là chấp không, một số người họ cũng thờ Đức Phật, họ chấp sau khi chết đi không trở về báo cho thân bằng quyến thuộc họ biết, họ nghĩ là chết là hết, họ không về báo cho thân bằng quyến thuộc là họ đi đâu để người nhà biết mà chuẩn bị. Do đó, họ thấy sai chấp lầm, chấp đoạn là chấp ngắn, hay họ chấp không, họ nói không có sự tục sinh, không có sự luân hồi, không có nhân quả, không có phước tội, tất cả đều chấp không, làm cái gì gói gọn trong kiếp này, không có trả quả báu hay có phước báu gì.

Thì ở bên Chánh Kiến nhìn vô góc độ chấp không là họ nhìn vô chi pháp là hợp thành và tan rã với trạng thái vô ngã. 

Sự hợp thành này gồm có 2 thành phần là Danh và Sắc.

Sắc có 2 thành phần là sắc Đại Hiển và sắc Y Sinh. Sắc Đại Hiển và Sắc Y Sinh hợp thành Sắc.

Danh gồm 2 thành phần là Tâm và Tâm Sở. Tâm và Tâm Sở hợp thành Danh. 

Những yếu tố sinh ra tâm, những yếu tố sinh ra tâm sở, những yếu tố sinh ra sắc Đại Hiển, những yếu tố sinh ra sắc Y Sinh, đều có nguyên nhân sinh ra. Khi nào nhân này mất, nhân này hoại thì vô ngã, nó rã liền.

Giống như chiếc xe là sự hợp thành, được ráp từ phần này và phần kia ráp lại. Khi mình tháo ra từng con ốc, cái vè, bánh xe, tháo ra từng cái chiếc xe trở thành rỗng không.

Tâm có nguyên nhân sinh ra nó, tâm sở có nguyên nhân sinh ra nó. Sắc Đại Hiển có nguyên nhân sinh ra nó, Sắc Y Sinh có nguyên nhân sinh ra nó. Mấy yếu tố này đều có nguyên nhân hay có tác nhân sinh ra nó. Mà những tác nhân này hoại thì những cái này hoại.

Với người trí nhìn thấy góc độ này họ nhận thức được, họ không có chấp sai chấp lầm cái này.

Còn người mà vô văn phàm phu không trí họ theo cách họ nghĩ biết thôi. Ngay cả những người trí thức mà không hiểu lời dạy của Đức Phật, người đứng ngoài tôn giáo họ cũng không biết.

Thí dụ như những người có đức tin với các tôn giáo khác họ cho rằng là thần linh hay Thượng Đế của họ, đấng Sáng Chủ tạo ra họ áp đặt ra họ, họ sống theo đó, sau khi chết họ trở về cõi vĩnh hằng của họ.

Nhưng thật ra Đức Phật Ngài không nói như vậy. Người nhìn thấy được Vô Thường và Rỗng Không, Đức Phật gọi là người có Chánh Kiến, là người thấy đúng. Còn người không thấy được những yếu tố này thì Đức Phật nói là người tà kiến, người thấy sai.

Người tà kiến, thấy sai chấp lầm gốc là tham. 

Người không có tham, họ thấy sinh diệt, thấy có thay đổi. Còn người tham, họ thấy cái gì cũng thường tồn hằng hữu, ngay cả cuộc sống mình thấy nó thay đổi. Nhưng người tham họ không thấy họ thay đổi, họ không thấy họ già, không thấy bịnh hay là họ không thấy mất sức khỏe hay họ không thấy tuổi thọ họ cắt giảm dần dần, người nào tới nói 'hôm nay trông thấy chị già, thấy anh già', lúc đó họ mới giật mình. Chứ bình thường họ không thấy.

Đánh răng, súc miệng, đứng trước kiếng hàng ngày mình không nhận ra. Nhưng nó thay đổi từng sát na, thay đổi từng phút giây, Sắc thay đổi, Danh thay đổi mà không thấy.

Nên Đức Phật nói vì tham, vì mình tham sinh quí tử, mình mê trên đời này, mình không thấy cái gì thay đổi, không thấy gì hoại diệt. Nhưng khi mình thức tỉnh được và bắt đầu biết thì lúc đó Đức Phật Ngài nói mình có Chánh Kiến rồi, mình mới thấy có sự thay đổi, thấy sự biến hoại, thấy sự hư hỏng, thấy sự tan rã, mình mới thức tỉnh.

Bà hoàng hậu Malika không cho các cung nữ trong hoàng cung nói với bà tiếng vô thường. Mấy cô cung nữ đi nghe Đức Phật thuyết về hoàng cung bàn tán nhau lời Đức Phật dạy Vô Thường. Bà hoàng hầu Malika cấm không cho nói. Một lần bà có duyên tới nghe Đức Phật thuyết pháp, Đức Phật cho hai người con gái đẹp trẻ đứng hầu quạt Ngài. Bà nói Đức Phật nói sắc là vô thường sao có hai người con gái đẹp đứng hầu quạt, bà hiếu kỳ đến gần. Lúc đó Đức Phật đang độ bà, Ngài dùng thần thông làm 2 người con gái đang từ 18 tuổi trở thành 25, 30, rồi tới già, bắt đầu sụm xuống rồi thành tử thi tan rã, bà mới giật mình. Đức Phật Ngài độ được bà.

Nhưng thật ra sắc pháp mình hoại diệt như vậy, nhanh lắm, nhưng con người mình không chịu nhìn thấy. Lúc mình làm việc hay là mình sống mình bắt nhiều cảnh, mình chạy theo những sự lôi cuốn trong dục trần nên mình không thấy, tới lúc mình ngồi lại, thí dụ, tối ngồi niệm Phật hay ngồi thiền hay tu tập mình mới thấy mình yếu vì sức khỏe của mình, mình mới giật mình. Nhưng ban ngày mình không thấy, như các cô trẻ làm việc cần lực như đô vật (dollar vật) nên quên, về tới nhà lúc đó là hoảng kinh hết, hay là nhìn qua các quí cụ đây già quá vậy, còn mấy cô đang già mà không thấy, thật ra nó đang hoại diệt.

Nên người chấp thường đồng nghĩa là chấp có. Thường là dài. Tức là liên tục không gì thay đổi hết, kiếp này qua kiếp kia không thay đổi. Giống như VN có câu 'con vua được làm vua, đệ tử ở chùa thì quét lá đa', đó là chấp thường, không có gì thay đổi,  như câu 'số nghèo đi đến xứ mô cũng nghèo, cây khô tưới nước vẫn khô', đó là chấp thường.

Còn người chấp đoạn đồng nghĩa với chấp không. Đoạn là ngắn. Chấp không là, chết là hết, không có phước không có tội, không có quả báo, không có nhân quả, đó là chấp không.

Tà Kiến có 2 là Chấp Thường và Chấp Đoạn

Chánh Kiến có 2 là: Vô Thường (Vô Tướng) và Vô Ngã (Rỗng Không)

 Thì trong pháp tu của mình Đức Phật Ngài dạy có 2 pháp: Vô Thường và Vô Ngã.

Tới phần tà kiến có 3:

1. Vô Nhân Kiến là không có tác nhân, không có nhân quả

2. Vô Hành Kiến là không có vận hành, không có hiện bày

3. Vô Hữu Kiến là không có gì cả, rỗng không, không có gì hết.

Người tà kiến chấp 3 như sau:

Người chấp Vô Nhân (không có tác nhân -->  không có hệ quả - không nhân không quả là vô nhân)

2. Vô Hành (không có vận hành --> không có hiện hành - không tạo tác)

3. Vô Hữu (rỗng không -> không có)  không có người mẹ, không có người cha không có tội, không có phước.

Trong 3 phần này thì ở 

Người có Chánh Kiến có 3:  

1. Vô Tướng --> Chứng đắc trên sự về Vô Thường

2. Vô Nguyện --> Chứng đắc trên sự Khổ Đau

3. Rỗng Không --> Chứng đắc trên sự Vô Ngã Người có Chánh Kiến đi tới trạng thái nhìn thấy Tam Tướng hay 3 Thực Tướng (Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã) này hiện hữu trong các Pháp Hữu Vi. Trong mọi pháp hữu vi có 3 thực tướng là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

 Như vậy thì trong 3 cái Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, cái nào là chính cái nào là phụ, mình phải biết, trong 3 tướng nó xuất hiện như chiếc bánh ú 3 mặt mình phải biết cái nào chính cái nào phụ. 

Vô Thường nó thay đổi hoài, nó không hiện hữu một bản ngã nào. 

Khổ Đau nó hiện bày hoài. Khổ đau có 3 là; khổ khổ, hành khổ, hoại khổ, nó thay đổi hoài, nó không có một bản ngã nào. Mình vừa thấy khổ đây thì nó hành khổ rồi, vừa thấy hành khổ thì nó hoại khổ, nó bắt đầu ra cái khổ khác.

Khổ khổ, hành khổ, hoại khổ, trong 3 cái khổ này thì hành khổ là phá nhất, hoại khổ thì nó diệt rồi, còn cái khổ khổ là cái đã có rồi. Thì Khổ là cái quả, cái Hoại là cái mất, cái Hành là tác nhân, nó không đứng yên, nó vận hành luôn luôn nên mình mới khổ, mình khổ trong trạng thái đó.

Do đó, trong 3 cái Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, 3 thực tướng này cái nào là chính, cái nào là phu., cái nào là lớn cái nào là nhỏ?

Mình nói chính yếu của nó là Vô Ngã. Vì Vô Ngã mình mới thấy Vô Thường. Vì Vô Ngã mình mới thấy Khổ Đau.

Trong 3 cái này, trong Tam Tướng, tà kiến này thì Vô Hữu là chính, Vô Hành, Vô Nhân nằm trong Vô Hữu.

Vô Nhân là mình tin không có. Vô Nhân là Vô Hữu, không có tác nhân, không có hệ quả. 

Vô Hành là không có vận hành gì hết, tức là không có sự vận hành là Vô Hữu.

Vô Thường là Vô Ngã, Khổ Đau là Vô Ngã. Vô Ngã là nó là Vô Ngã.

Chính người tu họ có trí sẽ nhìn dưới góc độ của Vô Ngã nó hiện bày ra các pháp vô thường là khổ đau. Còn người không tu, họ đụng vô khổ, họ bám níu cái khổ đau này, họ bị đau khổ nhưng họ vẫn bám, họ phải sống, họ phải đấu tranh vật lộn với căn bịnh họ đang có, họ không chịu buông, họ tạ ơn Trời Phật, tạ ơn Chúa cho họ sự sống này.

Khi người không có tu khi khổ đau tới họ bám níu chứ không phải họ thức tỉnh.

Còn người trí đệ tử Đức Phật khi khổ đau tới họ thức tỉnh liền, họ mới không có bám nữa, họ buông, do đó họ mới gọi là giải thoát.

Nên khi mỗi trường hợp nào, người Phật tử cũng vậy, người xuất gia cũng vậy, họ muốn cầu sự giải thoát nhưng trong tâm của họ đang bám níu thì chữ cầu giải thoát này không thấy và họ không thấy và họ cũng không biết nữa.

Rohitassa một vị Thiên Tử, ông này trẻ, một đêm xuống gặp Đức Phật nói: 'Con muốn được giải thoát. Bạch Đức Thế Tôn, con có khả năng bay từ quả địa cầu này tới quả địa cầu khác, từ chân trời này qua chân trời kia, bay khắp nơi chỉ một tích tắc'.

Đức Phật nói: 'Giải thoát trong thân này chứ đâu giải thoát trong thế gian'.

Thì quí Phật tử muốn cầu giải thoát ra khỏi thế gian này, nhưng tâm đang dính mắc vô cái thân này, thì sự giải thoát này không có.

Nên khi Đức Phật nói trong sải tay này, đây là Khổ, đây là Tập, đây là Diệt, đây là Đạo, trong xác thân này, một sải tay này, chứ không đi cả thế gian này tìm ra sự giải thoát.

Như vậy thì, khi quí Phật tử nhận được thỉnh cầu, hay sự cầu cứu: "Con muốn cầu được giải thoát." "Con muốn được giải thoát."  Thì chính họ đang bám, họ không có buông, ngay cả khổ của họ, họ cũng đang bám, chứ họ không thức tỉnh cái rỗng không của cái khổ, và chính họ cũng rỗng không chứ không có gì để họ bám, để họ ra khỏi cái khổ, họ không nhận ra được

Ngay khi Ngài Ananda đi kinh hành suốt đêm, Ngài bám vào pháp của Đức Phật dạy, 84,000 pháp môn Ngài Ananda nắm hết trong tâm nên không ra được, tới khi Ananda buông hết, về tới phòng chạm tới gối là đắc đạo quả liền, là do ông buông.

Nên chữ giải thoát là trong ý thức hệ hay do trí tuệ của một Chánh Kiến mới giải thoát được, chứ không thể bởi một tà kiến hay sự bám níu giữ lấy để mà giải thoát được.

Thì khi thấy Vô Nhân là Vô Hữu, Vô Hành là Vô Hữu. Vô Hữu là gốc, nó ra trạng thái không có tác nhân, không có hệ quả từ gốc của nó là Vô Hữu, mọi cái đều vô hữu hết, bác hết, mọi thứ đều không có.

Đó là Sư nói phần Chánh Kiến chia theo tà kiến có 3 loại. Thì mình phải biết cái nào là gốc. Với người bình thường họ trực nhận cái khổ đau. Người có sự tri thức họ trực nhận cái vô thường, nhưng bậc trí thấy được vô ngã, họ đứng rõ ràng thấy không có chi là làm chủ, ta không làm chủ được cái gì hết trước mọi pháp hữu vi không có gì mình chủ hết, đều có hành vi tạo tác của yếu tố Nhân hết.

Do đó, những cái này là quí Phật tử đi trên trạng thái Chánh Kiến này

Chánh Kiến có 3:  

1. Vô Tướng --> Chứng đắc trên sự về Vô Thường

2. Vô Nguyện --> Chứng đắc trên sự Khổ Đau

3. Rỗng Không --> Chứng đắc trên sự Vô Ngã 

Vô Thường này là tại vì mình không làm chủ được nó, nó muốn đổi thay là của nó.

Khổ Đau này mình không làm chủ được nó vì nó có mãnh lực của sự tạo tác của nó ra.

Vô Ngã này chính nó không hiện hữu được.

 Do đó trong 3 cái này; Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, mỗi tốc độ nhận thức và người liễu tri chứng đắc họ khác biệt với nhau.

Như vậy thì, trong đời sống hàng ngày quí Phật tử thấy cái gì tác động mạnh nhất trong sự nhận thức của mình?

Trong đời sống hàng ngày quí Phật tử thường nói Vô Thường, chứ không bao giờ nói không ai làm chủ ai được hết, trạng thái đó mình mới thấy người mà không có ai làm chủ mình được, họ thấy bởi bậc trí.

Do đó, chỗ Thân Kiến. Chấp vô thân này một cách sai lầm, là vì sao? Họ không thấy được tướng Vô Ngã chứ không phải chấp vô Vô Thường, Khổ Đau, không thấy được tướng Vô Ngã 

Sakkāyadiṭṭhi = Hữu Thân Kiến

Sa + kāya + diṭṭhi

dịch nghĩa:

 Sa là hữu

kāya là thân

diṭṭhi là kiến

Bây giờ nói về chi pháp.

Sa --> Hữu --> Pháp

kāya -->  thân -->  gồm có 2 là Danh Pháp / Sắc Pháp

diṭṭhi là kiến ---> Pháp

Như vậy, khi ta nói tới diṭṭhi là kiến ---> Pháp --> nó thuộc về Danh Pháp.

Tà Kiến thuộc về Danh Pháp. (không sắc pháp)

Còn chấp về cái thân này; sắc, thọ, tưởng, hành, thức thuộc về Danh Pháp

Vậy thì, bước đầu tiên tới Sơ Đạo, Sơ Quả mình diệt thân kiến thì tâm của người đó với trí tuệ của người đó, tuệ đạo của họ, họ phải sài Danh Pháp, họ thấy Danh Pháp chớ không thấy Sắc Pháp. 

Tuệ Đạo, tuệ thứ nhất diệt thân kiến là chỉ thấy Danh Pháp thôi chứ không thấy sắc pháp.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, tức là tri kiến của họ là Danh Pháp, nhưng Danh Pháp đó họ thấy Danh Sắc một sắc pháp, tại vì thân kiến là 2 cái thấy là Danh và Sắc? Thì Tuệ Đạo, tuệ thứ nhất là thay đổi kiến là có Chánh Kiến, không có tà kiến vô trong thân mạng.....

HT trả lời: Thấy Danh Pháp thôi, không thấy Sắc Pháp. Nếu thấy Sắc Pháp là ở trong kiết sử. 

Sư có nói lúc nãy, Tà Kiến Micchādiṭṭhi gốc của nó là tham, tham là Danh là tâm pháp danh, mình bám níu tâm của mình. 

Vậy thì, bám níu tâm của mình, hay bám níu Danh này, hay bám níu Sắc này?  Bám níu tâm mình không chịu thay đổi. 

Do đó, Tuệ Đạo vô là Danh Pháp thôi chứ không bắt được sắc pháp, mà không bắt sắc pháp, không nhìn thấy sắc pháp. Tâm bám víu, cắt cái tâm bám víu, cắt cái danh pháp này, mới thoát ly được. Mình cứ bám vào không chịu thay đổi. Tất cả thuộc về Danh Pháp, không có cái nào thuộc về Sắc Pháp. Trong ý thức hệ của mình, trong ý thức giới của mình, trong ý nghĩ của mình, trong tri kiến của mình.

Tuệ Đạo đánh bể Danh Pháp chứ không đánh vô sắc pháp, không cần Sắc Pháp.

Tiến trình tiến tu đến Tuệ Đạo thứ nhất là tới tuệ thứ tư, tuệ thứ 5 là mất hết Sắc Pháp, chỉ còn Danh Pháp.

Anuloma là thuận tùng, tới là chuyển tộc. Tâm Thuận Tùng, Tâm Chuyển Tộc thuộc Danh Pháp. Nếu nói chi pháp là Đại Thiện Tương Ưng Trí. Tà Kiến là Bất Thiện Tương Ưng Si, nó thuộc si phần. Hai cái nghịch nhau.

Do đó, khi đi tới Đại Thiện Tương Ưng Trí mà tới tâm Thuận Tùng qua Chuyển Tộc nó thuộc về Danh Pháp, không bận tâm lo gì đến Sắc Pháp, nó đi rất nhanh từng sát na, 4 sát na là vô tới Đạo, Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc. 

Vậy thì sau khi mình tìm ra được Sakkāyadiṭṭhi = Hữu Thân Kiến trên một trạng thái Tuệ Đạo thứ nhất mà nó liễu tri diệt được kiết sử này đầu tiên là trên Danh Pháp phá chấp cái bám giữ của cái thấy sai chấp lầm, Tuệ Đạo phá chấp cái đó. 

Nếu không phá thấy sai chấp lầm này từ cơ bản lên tới định cao chịu không nổi.

Tà kiến gốc là tham, tham thuộc si bất thiện biến hành. 

Qua đến Tuệ Đạo thứ 2 không diệt tà kiến, mà diệt tham thô.

Đến Tuệ Đạo thứ 3 diệt tham tế.

Giai đoạn đầu, tuệ thứ Nhất diệt tà kiến, thấy sai chấp lầm. Lên tuệ thứ 2 diệt tham. Tuệ thứ 3 diệt hết tham không còn dư xót.

Bây giờ chi pháp vào:

Chánh Kiến có 3:  

1. Vô Tướng --> Chứng đắc trên sự về Vô Thường, chi pháp là Vô Tham

2. Vô Nguyện --> Chứng đắc trên sự Khổ Đau, chi pháp là Vô Sân

3. Rỗng Không --> Chứng đắc trên sự Vô Ngã, chi pháp là Vô Si.

Vô Ngã chi pháp là Vô Si

Vô Nguyện là Khổ Đau, chi pháp là Vô Sân

Vô Tướng là Vô Thường, chi pháp là Vô Tham.

Người đi từ Đại Thiện Tương Ưng Trí, Thuận Tùng đi qua Chuyển Tộc, Cận Hành, Chuyển Tộc, Đạo. Người đó sẽ chứng đắc một trong Tam Tướng này: Vô Ngã là Vô Si, Vô Nguyện là Vô Sân, Vô Tướng là Vô Tham.

Như vậy thì khi thân này hiện bày Danh và Sắc: thì: Danh khổ hay Sắc Khổ ?

-  Danh --> Khổ ?

hay

-  Sắc --> Khổ ?

Ngay giữa trạng thái thân này (kāya) gồm 2 thành phần: danh và sắc, thể xác và tinh thần, xác thân này đau khổ hay là tinh thần đau khổ.

Do đó, quí Phật tử cứ đặt câu hỏi xuống.

Khi xác thân này nó hiện bày ra một khổ đau, hay hiện bày một vô thường nào, hay là một rỗng không nào thì Danh hay Sắc khổ ?  Là Danh Khổ.

Lúc đó, mình đang phóng dật, không phải bị si mê hay lầm lạc, nhưng mình phóng dật, mình quên, mình để tâm chạy theo kiết sử của mình, cái thói quen, cái tập khí của mình, chứ thật ra mọi chuyện gì xảy ra là Danh, không là Sắc, sắc không có gì, nhưng mình có hệ lụy, máu chảy ruột mềm, mình đau lòng với cái sắc này và tâm của mình bị giao động, chứ thật ra mình có ý thức được thì không có cái gì để mình bị giao động hết, thì mình thấy nó hiện bày, cái mình đi tới.

Do đó, tại sao gọi là Thuận Tùng, là nó suôi theo pháp chứ không phải suôi theo kiết sử của mình. Còn mình không đi được Thuận Tùng này là kiết sử nó lôi mình ngã theo nó chứ mình không vượt qua được kiết sử này, mình ngã theo nó.

Thí dụ như người quen ăn 3 bữa một ngày, tới ngày thọ Bát Quan, sáng, trưa, tới chiều mình không được ăn, đó là luật, được uống sữa hay nước ngọt, nhưng không được ăn. Nếu mà mình Thuận Tùng thì mình qua được ngày Bát Quan đó dễ lắm.

Nhưng kiết sử, tập khí, thói quen, nó dằn co, tới đó mình bị gục ngã, mình không qua được trạng thái Thuận Tùng của giới, thì mình ngã theo kiết sử là mình phải ăn.

Mấy cô nhớ lần trên đường đi cô Hai Bài thấy trái nho cô nói: "cái này ngọt lắm chị hai" bà bức một trái bỏ vào miệng, Sư nói đừng có ăn vì đã 2 giờ rồi, bà vội nhổ ra, bà nói chút nữa Sư cho con xin giới lại. Đó là kiết sử rồi, đâu có thuận tùng được nữa, đi ngược trở lại.

Cho nên cái Thuận Tùng này là mình đi tới, kiết sử nó kéo mình lui lại với tập khí thói quen. Mà tập khí thói quen nó kéo mình ngược trở lại chi pháp của nó là tham, tà kiến, hay là phóng dật hay là trạng thái thất niệm. Còn nếu là Thuận Tùng là mình không phóng dật, mình có trạng thái trí tuệ mình suôi theo pháp.

Do đó, tà kiến gốc là tham. Rồi khi đi tới Danh Pháp thì lúc đó không có đặt vô Sắc được, mà chỉ có Danh thôi, mà tham này nó chen vô cái danh này với cái lôi kéo của kiết sử của thói quen này thì mình rời khỏi con đường đạo quả của mình.

Thí dụ, mình ngồi thiền tọa, 1 giờ ngồi, 1 giờ đi, nhưng tới 50 phút rồi 55 phút, còn suýt soát 5 phút mà đau quá chịu không nổi, mình bỏ ngồi và đứng lên thì mình không có thuận tùng. Nếu mình ngồi qua luôn 1 giờ thì là Thuận Tùng cái giới cái nguyện của mình. Cái giới mình nguyện ngồi 1 giờ, 1 giờ đi, thì mình thuận tùng nó là mình đã giữ được giới nguyện. Mình bẻ gãy nó, chỉ còn 5 phút mình chịu không nổi, vì đau quá, không có thuận tùng nữa, mà  ngừng không ngồi hay không đi nữa. Trong lúc đó Sắc làm hay Danh làm? Tâm quyết định hay là Sắc này quyết định ? Lúc đó Sắc kêu ngừng hay Tâm kêu ngừng, không ngồi nữa vì đau quá?. Tâm kêu ngừng, chứ sắc không làm gì hết.

Thiền sinh: Thưa Sư, khi mình nói tà kiến nguồi gốc là tham, cho nên mặc dù mình nói tà kiến có 3, thì dụ nói tà kiến có 2 là thường và đoạn, mà cái thường đoạn đó gốc vẫn là do cái tham đó, thì người ta mới bám dính vô đó nên mới có cái thường kiến, người bám chắc vô đó mới có đoạn kiến, hoặc nó vô nhân, vô hữu, vô hành, nó cũng là bám dính, mà nó vô nhân mà bám víu nó mới vô hành 

HT trả lời: si mới có tham, tại tham mới có tà kiến. Tà kiến gốc là tham, mà gốc tà kiến là si, nếu diệt trừ si thì mình không tham, mà trừ tham thì mình không có tà kiến, nó đi giây truyền.

Bây giờ mình nói, thế thì anh tham mà không có chánh kiến được mà có tà kiến, gốc của si là chỗ nào, là Bát Bất Tri (8 cái không biết), mà nếu như mình đang tu, mình đang niệm mà vẫn còn tham, vẫn còn tà kiến, vậy gốc của nó là phóng dật.

Hai cái gốc; si và phóng dật là thượng phần kiết sử. Si là vô minh, phóng dật là thượng phần kiết sử tới Alahan mới hết.

Phóng dật có 2 loại; phóng dật thông thường và phóng dật kiết sử. Phóng dật thông thường là chi mất niệm mất tỉnh giác. Nhưng thói quen lập đi lập lại hoài là phóng dật kiết sử thuộc thượng phần lên tới Alahan mới hết.

Do đó, thí dụ như mình học mình tu mình biết hết rồi, nhưng một chút phóng dật thôi là mình mất chánh niệm, mất phần sáng suốt, thì mình bắt đầu tham sân si, mình trở lại kiết sử đó liền, nó có sẵn.

Nên Đức Phật Ngài nói con người tu như người canh gác cửa bất cẩn một chút là kẻ gian hay là kẻ xấu nhập vô liền, nên phải cảnh phòng.   

Do đó, khi bị tà kiến là mình phải nói phóng dật rồi. Người Phật tử tại gia hay người xuất gia cũng vậy, mình đang tu, mình có tham, thấy sai chấp lầm thì mình chỉ nói họ là anh phóng dật rồi, chứ anh có chánh niệm không có phóng dật thì đâu có tham, anh không có tà kiến, không thấy sai chấp lầm, anh tỉnh giác anh biết, anh canh phòng. Không có trạng thái nó đột nhập vô được.

Nên Đức Phật nói người Chánh Niệm Tỉnh Giác canh phòng 6 căn ngày đêm thúc liễm chứ không để sơ hở, không để phóng dật thì mới được, sơ hở là nó đột nhập, nó ngủ ngầm trong tâm mình chứ không phải ở bên ngoài.

Mới nói như vầy, khi mình còn sống mình gìn giữ được sắc thân này, các căn này giữ được. Khi mình chết ở ngoài chưa nhập vô trong sình thúi ra rồi, nó thúi từ trong ra, chứ không phải ở ngoài nhập vào làm thân mình sình thúi.

Khi mình đang tu tập mình phải thấy Danh làm hết, Sắc không làm gì hết. Anh phóng dật, do đó mình đừng có nói người ta si, mình nói người ta si là mình nói sai, người ta chỉ phóng dật thôi.

Phóng dật có 2: Phóng dật thông thường, phóng dật kiết sử.

Phóng dật thông thường là thiếu Chánh Niệm (phóng dật triền cái).

Phóng dật kiết sử là thói quen tập khí, nó lập đi lập lại hoài.

Như vậy thì khi đang ngồi thiền, hay là trong đời sống hàng ngày mà mới để cái mũ xuống quay lại bị quên không biết để cái mũ ở đâu, mới để xâu chìa khóa xuống, chút nữa trở lại tìm xâu chìa khóa không biết để đâu, không nhớ, thì đó chỉ là triền cái phóng dật thông thường thôi. Nhưng mà quên.

Người tu, xuất gia hay tại gia cũng vậy phóng dật mà kiết sử, một thời gian sướng quá, vui quá, thích quá, quên con đường giải thoát, đó là phóng dật kiết sử. Người VN thấy cái đó mà không hiểu, ở bên VN họ khổ ghê lắm, họ khấn vái xin cho thoát ra khỏi nước này qua bên đây tôi tu tôi không ham làm, nhưng qua tới, khoan tu phải lo giấy tờ đã, phải lo sự sống đã, không nói tới chuyện tu chuyện vô chùa sống cô đơn, đó là mình đang bị phóng dật trước cảnh ngũ trần ngũ dục nó lôi kéo bắt đầu mình đi theo.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, thí dụ mình bị phóng dật như mình hay quên, mà nó cứ xảy ra hoài thì nó trở thành kiết sử không?

HT trả lời: Nó trở thành kiết sử.

Người tu của mình chỉ bị cám dỗ thôi, Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, nó cám dỗ, mình lạc hướng tu, lạc hướng nguyện của mình là cầu giải thoát, chấm dứt khổ đau, không sinh tử, không luân hồi, không oan trái, không có kiết sử, nhưng một hồi mình bị nó cho mấy vị ngọt mà mình không có xuất ly, mình thấy khổ mà mình không có xuất ly thì mình đang bị phóng dật. Khổ thì mình nguyện tu, nhưng mà thấy sướng thì bắt đầu quên tu, ngừng lại, tạm ngừng tu, đó nó sẽ là kiết sử.

Thí dụ, như đang ngồi thiền nghe tiếng động, mình rời khỏi đề mục thiền để nghe tiếng động, mình chạy ra coi tiếng động gì, rồi mình nhớ lại là mình đang ngồi thiền mình lại chạy vô ngồi thiền lại, đó là phóng dật triền cái phóng dật thông thường thôi. Mình không bỏ cái niệm của mình, không bỏ đường tu của mình, không bỏ công phu của mình, không bỏ sự tu tập của mình thì đó là triền cái thôi.

Nhưng không tu nữa, bỏ không tu để lo cuộc sống thì bắt đầu trôi lăn, là phóng dật kiết sử. Mà khi đã phóng dật đi tới kiết sử là bọn si phần làm chủ hết.

Còn phóng dật triền cái, phóng dật thông thường, nó chỉ là bọn tham phần làm chủ thôi, tham làm chủ phút giây đó thôi. Mình tham, mình muốn nghe, muốn biết cái đó, cái tham làm chủ chứ mình không bị si làm chủ.

Nên phóng dật thông thường,  phóng dật triền cái tham làm chủ là nhẹ.

Phóng dật kiết sử si làm chủ là nặng.

Khi tới kiết sử rồi, anh si làm chủ rồi không có lay chuyển họ được. Còn anh tham mình lay chuyển được. 

Do đó, tham phần của bọn thân kiến tà kiến nó sơ đạo sơ quả, mà lên tới phóng dật kiết sử là thượng phần kiết sử phải diệt vô minh mới diệt được phóng dật, chưa diệt được vô minh phóng dật chưa hết được nó vẫn còn. 

Năm thượng phần kiết sử; ái sắc, ái vô sắc, phóng dật, ngã mạn và vô minh.

Thì trường hợp đó phải cẩn thận.

Vậy thì, 5 thượng phần kiết sử:

1. Ái sắc,

2. Ái vô sắc

3. Ngã mạn

4. Phóng dật

5. Vô minh

Phải lưu ý:

Ngã mạn thuộc tham phần

Phóng dật thuộc si phần

Vô minh thuộc si.

Vậy thì tham tế, tham thô, tà kiến, tại sao còn có ngã mạn này. Sơ đạo, nhị đạo, tam đạo tham thô, tham tế hết, đến tam quả bất lai là hết tham rồi.

Ngã mạn thuộc thượng phần kiết sử, thuộc về tham phần, đến Bất Lai là hết tham, vậy tại sao ngã mạn còn ở tứ phần Alahan.

Anuruddha đắc được tam quả Bất Lai đến hỏi Đức Sariputta tại sao tôi không đắc được Alahan. Ngài Sariputta nói: "vì ngã mạn mà hiền giả không đắc đạo quả Alahan được." Ngã mạn này thuộc thượng phần kiết sử. 

Thì khi nói tới thượng phần kiết sử này thì Ngài Anuruddha về diệt ngã mạn này. Diệt bằng cách nào, trong khi Bất Lai họ đã chấm dứt hết tham rồi, mà tham thuộc bọn tham phần là tham, tà kiến, ngã mạn.

Như vậy thì Ngài chỉ diệt tham với tà kiến thôi sao? Bọn tham phần còn sót lại ngã mạn này. Mình nói về chi pháp nó trồng tréo nhau, Bất Lai coi như không còn tham, ngã mạn còn tham, mà nó thuộc Alahan mới diệt được. Minh học mình phải suy luận, phải suy nghĩ và phải động não phải trí tuệ thấy được cái này.

Bây giờ mình diệt ngã mạn cách nào?

Ngã mạn (Māna) có 9:

1. Hơn ỷ hơn (Seyyassa seyyo' hamasmī' ti māno).

2. Hơn ỷ bằng (Seyyassa s-diso' hamasmī' ti māno).

3. Hơn ỷ thua (Seyyassa hīno' hamasmī' ti māno).

4. Bằng ỷ hơn (Sadisassa seyyo' hamasmī' ti māno).

5. Bằng ỷ bằng (Sadisassa sadiso' hamasmī' ti māno).

6. Bằng ỷ thua (Sadisassa hīno' hamasmī' ti māno).

7. Thua ỷ hơn (Hīnassa seyyo' hamasmī' ti māno).

8. Thua ỷ bằng (Hīnassa sadiso' hamasmī' ti māno).

9. Thua ỷ thua (Hīnassa hīno' hamasmī' ti māno).

Trong các ngôn từ đều là chế định, ngôn tử giả định, các cô dùng từ ngữ nào kiếm cái ngã, cho tới người xuất gia họ không xưng "tôi", họ xưng "Sư" hay xưng "bần đạo" đi nữa họ cũng có cái ngã trong đó.

Đức Phật Ngài không dùng tử "tôi" "ta", Ngài dùng là "Như Lai", Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, các vị tới như thế rồi ra đi như thế, trong đó Ngài diệt bản ngã chưa hay bản ngã của Ngài đã hết chưa. Chính điểm này làm nhức đầu nhức óc trong sự tu tập của mình bị mâu thuẫn và mình không có giải đáp được bản ngã này và cái này gọi là ngã mạn thuộc thượng phần kiết sử bậc Alahan mới có mới diệt được.

Như vậy thì cái nào là tham thô mà Nhất Lai diệt được. Cái nào là tham tế bậc Bất Lai diệt tận gốc không còn tham tế, thô và tế hết. Thế thì cái nào còn dư xót, đến Alahan còn ngã mạn kiết sử này hiện hữu để họ diệt được. Điều này nằm trong Yamaka bộ Song Đối, bộ thứ 6 của Abhidhamma.

Như vậy thì đây là một nan giải cho sự tu tập của mình. Như vậy thì trong đời sống hàng ngày các quí Phật tử chỉ nằm trong thân kiến hay nằm cả hai vừa thân kiến vừa ngã mạn trong đời sống hàng ngày của chúng ta, người xuất gia người tại gia vừa thân kiến, vừa tà kiến, vừa ngã mạn.

Ngã mạn nào cũng có, có nhiều người nói tôi hết ngã mạn rồi, họ đang ỷ thua, hơn ỷ hơn, hơn ỷ bằng, hơn ỷ thua, bằng ỷ hơn, bằng ỷ bằng, bằng ỷ thua, thua ỷ hơn, thua ỷ bằng, thua ỷ thua, họ lúc nào cũng lọt trong 9 cái ngã mạn này hết. 

Trong khi tu làm sao quí Phật tử diệt được cái ngã mạn này. Trong khi tu mà muốn diệt được cái ngã mạn này? Chỉ có Vô Ngã mới diệt được cái ngã mạn này.

Phải biết Bát Bất Tri mới ra được, chứ không lấy chi pháp si mà đối diện với  pháp Vô Ngã được.

Biết Bát Bất Tri diệt được vô minh. Vô minh diệt ngã diệt./.

----------------------------------------

Vô Minh Avijjā có 8, còn gọi là bát bất tri là 8 điều mình không biết. Là bốn bất tri Tứ Đế + với bốn bất tri quá khứ, hiện tại, tương lai, và liên quan tương sinh:

1. Bất tri khổ (Dukkhe aññāṇaṃ), không thông hiểu về sự khổ ngũ thủ uẩn.

2. Bất tri khổ tập (Dukkhasamudaye aññāṇaṃ), không thông hiểu tập khởi của khổ.

3. Bất tri khổ diệt (Dukkhanirodhe aññāṇaṃ), không thông hiểu sự diệt khổ.

4. Bất tri đạo lộ khổ diệt (Dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya aññāṇaṃ), không thông hiểu con đường đưa đến diệt khổ.

5. Bất tri quá khứ (Pubbante aññāṇaṃ), không biết rằng mình đã từng hiện hữu ở quá khứ, có kiếp sống quá khứ.

6. Bất tri vị lai (Aparante aññāṇaṃ), không biết rằng mình sẽ có mặt trong tương lai, có kiếp sống sau.

7. Bất tri quá khứ vị lai (Pubbantāparante aññā-ṇaṃ), không biết có đời sống quá khứ và vị lai, tức là đời sống vui khổ hiện tại bị chi phối bởi quá khứ, và sở hành hiện tại ảnh hưởng vị lai.

8. Bất tri pháp liên quan tương sinh (Idappaccayatāpaṭiccasamuppannesu dhammesu aññāṇaṃ), không biết duyên khởi các pháp, sanh do nhân quả liên quan, như do vô minh có hành, do hành có thức v.v...


Wednesday, November 1, 2023

033 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 01 tháng 10, 2022

 033 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 01 tháng 10, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "033- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, khi mình ngồi thiền quán sự sinh diệt trong thân mình thấy cái đau khởi lên rồi cái đau thay đổi như lúc nước nguội cho tới sôi, cho tới đoạn cuối khi mà cái đau nó lên tới tột độ tự nhiên lúc đó nó rã tan ra, thì lúc đó có phải là Vô Ngã không?

HT trả lời: Không phải, mình không được nói cái đó, khi nói cái đó là đi qua chế định (paññati), không phải siêu lý (Paramattha). Người đi tới đó họ chứng nghiệm bởi trí tuệ của họ, không phải xác định được đó là vô ngã, vô thường, hay khổ đau được.

Thí dụ, như Sư tới giai đoạn đó, Sư chứng tri được cái đó, Sư thấy được đó là vô ngã, nhưng một hành giả khác họ thấy được cái đó là vô thường, hay là họ thấy được sự khổ đau của một Tập Đế. Nên các quí Phật tử mình không có nói được. Đức Phật Ngài nói: 'ekàyana magga' là độc đạo, mà độc hành, mà độc chứng, tức là có hai người song hành tu, mỗi người đi một hướng, mỗi người tự chứng đắc, nhưng tự họ chứng nghiệm với thực tướng đó với trí tuệ của họ tu tập, chứ không giống nhau.

Khi nhìn thấy nồi nước sôi nó cạn vì bốc hơi hết thì người thấy vô ngã, người thấy vô thường, người thấy khổ đau, đó là một điều phải xác định, không nói thêm bớt được và không nói vô ra được. Đó là thứ nhất.

Thứ hai, khi người sống với trí tuệ nhiều, người sống không bị khổ đau. Chẳng hạn như người sống trong sự sung sướng giàu có, sống trong nhung lụa như Ngài Upatissa sinh ra trong một gia đình giàu có, mẹ Ngài có 90 triệu đồng tiền vàng, bà là người Bà la môn, không phải là người Phật Giáo, không phải là đệ tử của Đức Phật, bên Phật Giáo có bà trưởng giả giàu có là bà Visākhā, thì mẹ của Ngài Upatissa giàu hơn nữa, nhưng bà bên Bà la môn nên mình không liệt kê bà là đại thí chủ của Đức Phật được. Đại thí chủ của Đức Phật chỉ có ông Anāthapiṇṇika, bà Visākhā, Ngài Asoka, Ngài Jotika, thuở đó Ngài Jotika giàu đến nỗi vua A Xà Thế đem binh đến muốn đoạt tài sản nhưng không được, Ngài Jotika đeo vàng 10 ngón tay mà Ngài A Xà Thế tới đòi lấy, Ngài Jotika nói 'tôi không cho Ngài lấy không được đâu, tôi đưa 10 ngón tay ông vuột nó đi, vuột cái nào tôi cho cái đó', nhưng vua A Xà Thế vuột không được. Thì lúc đó vua A Xà Thế rúng động rồi, hỏi sao vậy thì Ngài Jotika nói "tôi không cho thì ông không lấy được". Ngài Jotika chỉ là một thương gia thôi, ông là đệ tử của Đức Phật, rất giàu, cái dinh thự của ông Jotika có 7 tầng cửa, mà mỗi tầng cửa là một dạ xoa canh chứng, vua A Xà Thế đi qua 7 tầng cửa là nổi da gà sởn óc, nhưng con chó nằm trên tấm thảm hơn tấm thảm long xà của ông vua ở. Thì ông Jotika đưa tay trên tấm thảm và nói tôi cho ông nè, thì những nhẫn vàng rớt xuống tấm thảm dễ dàng, trong khi hồi nãy vua A Xà Thế vuột mà không rớt ra một chiếc nhẫn nào hết. Nhưng giàu có như vậy vẫn thua mẹ của Ngài Upatissa (Ngài Sariputta Xá Lợi Phất), 

Do đó, cuộc sống của Ngài sung sướng trong sự trưởng giả giàu có của người mẹ, Lúc đó Ngài Upatissa chưa tu mà đang đi tìm đạo, Ngài tới gặp ĐĐ Assaji khi Ngài nghe  "một pháp sinh lên bởi duyên, chính duyên sinh lên hiện bày các pháp" Ngài chứng đắc trên vô ngã, Ngài không chứng đắc trên khổ đau, không chứng đắc trên vô thường.

Da số các đệ tử Đức Phật hàng Thinh Văn Giác như Ananda, Anuruddha, Ngài Maha Kassapa chứng đắc trên vô thường không trên khổ đau. Người trải qua trên sự khổ đau là họ phải đối diện với Tập Đế là đau khổ của Ái, thí dụ như mình có người thân mất, mình chứng nhận trên khổ đau của Ái Tập Đế thì mình mới liễu tri được Niết-bàn trên vô thường trên khổ đau tướng mới có, Ngài Sariputta không có, Ngài kể lại Ngài Kolita (Ngài Mục Kiền Liên) là người bạn nối khổ anh em thân nhau, tức là Ngài Upatissa (Xá Lợi Phất) và Ngài Mục Kiền Liên. Ngài Kolita cũng giàu, Ngài chỉ nghe trùng tuyên lại của người bạn Upatissa nói thì Ngài cũng đắc sơ đạo sơ quả luôn, cũng trên vô ngã, không đắc trên khổ đế.

Khi ái luyến mất hay ái luyến bể tan ra thì mình mới rớt vô chân không của khổ đế thì mới ra được Niết-bàn của Khổ Đế Vô Nguyện, chứ trên sự chứng đắc khổ đau này mà không qua cửa ái dục thì không thể nào vô Nibbāna được. Mình phải qua cửa đó, đa số Đức Phật Ngài đều nói chúng sinh trải qua con đường khổ chứ không qua con đường vô thường.

 Còn người đắc chứng qua đường vô thường, vô ngã là người đó họ phải nói họ có phước sẵn. Tại vì họ giàu có mà họ mất trạng thái đang giàu có chứ không phải họ đau khổ gì.

Nên mỗi người hành giả chứng đắc có một khía cạnh riêng mà chỉ có Sabbaññutañāṇa là Toàn Giác Trí mới nhìn được, Ngài Chánh Đẳng Giác với hàng Thinh Văn Giác của Ngài chứng đắc loại nào Ngài nhìn thấy được. Còn chính mình thì mình chỉ biết mình thôi, hàng Savaka Thinh Văn Giác chỉ biết mình thôi chứ họ không nhìn chung quanh được, nhưng bậc Toàn Giác Sabbaññuta Ngài nhìn xuống Ngài biết được ai chứng khổ đau mà đa số sát xuất coi như  90%, còn vô ngã vô thường chỉ 10% thôi, ít lắm, điều đó rất hy hữu vì họ ở trong trạng thái sung sướng  mà họ chứng đắc.

Chư Thiên ở trên cung trời Đao Lợi lúc Đức Phật lên thuyết Abhidhamma, Ngài thuyết Mātikā Mẫu Đề không thuyết chi tiết từng câu, từng câu từng chữ như trong Phát Thú quyển xanh quyển đỏ là của Ngài Sariputta giảng ra từ Mātikā Mẫu Đề Đức Phật đưa ra, chứ không phải do Đức Phật làm, Ngài chỉ nói Pháp Thiện (Kusalà   dhammà),  Pháp Bất Thiện (Akusalà   dhammà), Pháp Vô Ký (Abyàkatàdhammà) Ngài chỉ nói vậy thôi, rồi Ngài qua Mẫu Đề khác. Nhưng Ngài Sariputta giảng rộng ra (2 uẩn làm duyên cho một uẩn, 3 uẩn làm duyên cho một uẩn), do đó mình mới hiểu.

Khi Đức Phật Ngài lên cung trời Đao Lợi Ngài thuyết pháp để trả ơn cho mẹ, sau khi hoàng hậu Maya băng hà ở cõi nhân loại bà lên cung trời Tusita hưởng phước Balamat của người mẹ kiếp chót đã nuôi dưỡng sinh ra vị Bồ Tát kiếp chót, Mẹ Ngài lúc đó là thiên nam tên  Santussita. Khi Đức Phật thuyết Abidhamma các quí Ngài chứng trên vô ngã, không có gì khổ đau hết, không có gì là vô thường hết, chỉ vô ngã thôi.

Tại sao chỉ là vô ngã? Tại vì, Chư Thiên ở trên cõi trời từ Tứ Thiên Vương lên tới Đao Lợi, đời sống sung sướng, không có cái gì phải lo, tuổi thọ dài đăng đẳng, không thấy cái chết. Còn tuổi thọ của mình sống nay mai chết, kiếp sống ngắn ngủi, mình thấy hoài. Còn Chư Thiên không nghe tiếng chết, và không thấy gì là khổ. Nhưng khi ngồi bó gối nghe Đức Phật Ngài thuyết  3 tháng của nhân loại chứ không phải 3 tháng của Chư thiên. 3 tháng cõi nhân loại nó trong tích tắc đối với cõi trời, một ngày một đêm ở cõi trời là 100 năm ở cõi nhân loại, mà Ngài thuyết 3 tháng chỉ là 1/4 của một năm của cõi nhân loại, mà Chư Thiên nói ngồi nghe mất đi cái làm chủ của Chư Thiên vì  còn đi chơi, nên các Chư Thiên chứng trên cái vô ngã của mình, ngồi nghe đâu còn gì để mà ta tôi với Đức Phật. Vô Đức Phật thuyết liền, bắt đầu ngồi đó nghe, nghe trong trạng thái chứng tri đắc sơ đạo trong vô ngã chứ không đắc trong vô thường, không đắc trong khổ đau. 

Còn minh đây đắc trên khổ đau, đắc trên vô thường, sinh tử biệt ly, chứ vô ngã ít khi thấy, không ai nhìn thấy bản ngã tôi ta của mình. Mình nhìn bản ngã người này người kia, anh ngã mạn quá, anh phách lối quá, mình chê bai chỉ trích người ta, phê bình người ta chứ mình không thấy mình. Như La Fontaine gánh hai cái giỏ, giỏ trước lỗi của người, giỏ sau lỗi của mình thì đâu có thấy mình. Nhưng khổ đau thì có thấy, thấy vô thường thì mình có thấy.

Do đó, mình phải hiểu, từ đó mình phải chuẩn bị con đường mình tu, phải thấy cái yếu của mình là cái nào, cái mạnh của mình là cái nào.

Cái yếu của mình là trí tuệ, là thiếu trí. Cái mạnh là cái đoán cái tưởng của mình nhiều. Cái đó mình phải hiểu.

Minh thiếu trí, mình nhiều tưởng. Do đó mình không có kết quả. Minh phải tìm, tìm trên cái nào mình dễ thấy nhất để mình không có tưởng, thì cái trí của mình mới soi xét thấy được. Cái đó là tu.

Chứ còn mình đi tìm cái khó. rồi ngồi đoán thì không có kết quả. Đoán không đúng, đoán không được. Cái đó là tưởng (Sanna) thôi, tưởng một hồi thành tưởng con voi, là tưởng tượng, thành con voi, vẽ ra con voi người ta gọi là "manh nhân mô tường" là người mù rờ voi.

 Do đó, mình phải tìm cái yếu của mình? là cái trí. Cái mạnh của mình là cái tưởng. Hai cái đó mình phải đi chung với cái tu của mình, tìm cái cảnh nào, đối tượng nào, cái pháp nào thấy rõ nhất. Thì mình không đi tìm trên cái khổ đau, tìm trên cái khổ đau là dại, tại vì nó không có hiện bày ra. 

Nhưng tìm trên ái dục hay tham muốn của mình, mình mới thấy rõ, ăn, mặc, ngủ, nghỉ, cái ái của mình nhiều, lúc đó tìm mới ra, bây giờ những cái ái đó chỉ có 2 điều thôi là "thỏa mãn" và "không thỏa mãn". 

Thí dụ như ăn, mình ăn được thỏa mãn, ngủ mình thỏa mãn, thì nó tăng cái dục mình lên, tăng cái ái mình lên, thì lúc bấy giờ mình mới thấy. Bây giờ mình tập, tu là tập, mình tập không cho nó thỏa mãn, nó không đủ thì bắt đầu nó công kích nó đánh mình, thì mình tìm ra được bằng trí của mình sự thật chứ không có tưởng nữa, ra cái sự thật rồi.

Thí dụ, bây giờ mỗi ngày mình quen ăn quen ngủ, bây giờ bữa nay không ăn, không ngủ, bắt đầu mệt, bắt đầu hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, ráng không gạu gọ với những người chung quanh giống người điên, bữa nay mình tu.

Do đó, mình phải đi tìm cái mạnh cái yếu của mình. Và cái cảnh, cái đối tượng của mình phải rõ nhất, chứ không dùng cái tưởng của mình, mình cứ khai thác cái tưởng của mình hoài là dại, làm cho con người tu của mình khó và không có kết quả.

Mình học phải hiểu cách tu của mình, chứ không thể nào mà mình làm đại, người ta nói 'mạnh dùng sức, yếu dùng mưu'. Sư ở với Ngài Tịnh Sự, Ngài dạy phải dùng trí không dùng tưởng, Sư bắt đầu học từ Ngài như thế. Mà muốn dùng trí phải biết sự thật, phải dùng trên sự thật cái trí của mình mới thấy, còn không trên sự thật thì mình đoán thôi chứ không phải trí. Mình phải biết; mình mạnh cái nào, mình yếu cái nào, dở cái nào mình phải biết.

Giống như ở trong rừng Phật Pháp, mình không biết hướng nào đi hết là chết, mình phải tìm. Trước tiên Abhidhamma; "dạy cái gì trong ta, cái gì ngoài ta và cái gì ta mong cầu đạt đến", chỉ có 3 cái đó thôi.

- Cái gì trong ta là những cái gì thuộc nội thân. 

- Cái gì ngoài ta là cái gì ngoại thân. 

- Cái gì ta muốn đạt tới, thì phải đặt ra, rồi ghi xuống. Cơ bản là vậy đó.

Cái gì trong ta, thì trong ta có 6 căn. 

Cái gì ngoài ta, thì có 6 trần. 

Cái gì ta muốn đạt đến, cái ta muốn đạt đến là Tam Tướng.

Trong ta là 6 căn, ngoài ta 6 trần, cái ta muốn đạt tới là Tam Tướng.

Bây giờ trong ta 6 căn này có tam tướng không, hay là phải nhìn ra ngoài 6 trần mới có tam tướng?

Sáu căn bên trong không thấy vô thường thì mình thấy 6 trần mới thấy vô thường thì mình tìm ra nó, nếu không có mình không cần tìm ra ngoài, tìm trong mình thôi.

Sáu căn là: thần kinh nhãn là tâm nhận thức.

Sáu trần là cảnh sắc. 

Hai cái đó trên cơ sở đó mình mới tìm ra Tam Tướng.

để hình 033 - 25.17



Mình vẽ và viết ra và đi tìm căn có Tam Tướng không, cảnh có Tam Tướng không

Thần kinh nhãn có tam tướng không

Tâm nhận thức có tam tướng không

Cảnh sắc có tam tướng không

Minh đi tìm. 

Bên Căn là nội thân là trong ta. 

Bên Trần là ngoại thân là ngoài ta.

Mình đi tìm cái trong ta, cái ngoài ta. Ở nơi nào thấy Tam Tướng là mình tìm cái đó. Mình tu mình đi tìm cái sự thật.

Thế thì ở trong thần kinh nhãn có tam tướng không? Nếu mà nói thần kinh nhãn không có tam tướng thì mình cho qua.

Tâm nhận thức này có tam tướng không? Nếu không có tam tướng thì mình mới đi ra ngoài ta có cái gì.

Mình coi trong ta trước rồi xét bên ngoài sau, xét nội thân trước sau xét ngoại thân. Nhìn cảnh sắc này có tam tướng không, nó có vô thường, khổ, vô ngã không. Bây giờ mình ngồi nghiệm, mình tu mà.

Thần kinh nhãn có tam tướng không? Tâm nhận thức có tam tướng không? Cảnh sắc có tam tướng không? 

Thần kinh nhãn khó thấy tam tướng, tuy nó là sắc pháp nó có tính chất hoại diệt mình không có thể nào nhìn thấy được sự hoại diệt của thần kinh nhãn này hết, trừ khi bị bệnh, mà bị bệnh thì chỉ nói theo y khoa theo bệnh lý chứ mình không thấy sự hoại diệt của sắc pháp, do đó mình phải xác định điều đó. Như về tâm nhận thức, con mắt mình nhìn thấy cảnh sắc, mình có thay đổi không, có vô thường khổ đau, vô ngã không, lúc đó mình phải tính được tâm nhận thức mình có tam tướng không, thần kinh nhãn có tam tướng không, hay cảnh sắc có tam tướng không.

Thí dụ như cảnh sắc mình nhìn thấy nó như vậy không thay đổi. Thí dụ như nhìn bức tranh hay nhìn bảng nêu, tuần trước mình nhìn thấy bản nêu này, tuần này nhìn cũng bảng nêu này, về tới nhà mình nhớ bảng nêu này, mà ngồi đây mình thấy bảng nêu này, không có gì thay đổi dù nó là cảnh sắc. Sự thật chỉ có như thế thôi.

Thế thì khi mình ở trong trạng thái Niệm và Tỉnh Giác mình có trí hay không có trí là mình chỉ niệm suông thôi thì lúc đó mình có cái tu. 

Sư đưa một thí dụ; căn với trần, một bên là nội thân là thần kinh nhãn, tâm nhận thức, một bên là ngoại thân là cảnh sắc, 3 yếu tố hình thành ra một cái xuất phát thì mình coi nó có Tam Tướng không, mỗi một cái mình đặt trong Tam Tướng thì mới liễu tri được  Thực Tướng này thì lúc đó mình mới ra được Thực Tướng, chứ còn ngoài ra đoán là không được, tu không cho đoán, dùng trí mới thấy, dùng trí mà liễu tri.

Thiền sinh hỏi: Bạch Sư, khi mình có Thần kinh nhãn, Tâm nhận thức, Cảnh sắc, thì có  xúc, bây giờ mình chưa đi vô mổ xẻ 3 cái này thì có một cái xúc, một cái xúc có Tam Tướng.

HT trả lời: Một cái Xúc là một cái Niệm ghi nhận nó, chưa nói Tam Tướng. Ghi nhận cái Xúc đó mình mới Tỉnh Tiác được, cái Xúc này nó như thế nào thì bắt đầu nó ra Pháp, từ Pháp đó, trí mình mới thấy Tam Tướng đó.

Xúc ----> Niệm -----> Pháp, mình Tỉnh Giác ----->Tuệ

Khi có một cái Xúc thì ra một cái Niệm. Rồi cái Niệm ra một cái Pháp, Pháp này là Tỉnh Giác thì Tuệ sinh lên. 

Mình đi như vậy mới được, chứ không có nói suông ngang.

Khi mình có một cái Xúc, 3 cái; Thần kinh nhãn, Tâm nhận thức, Cảnh sắc, hợp vô thành một cái Xúc, thì mình chỉ có một cái Niệm thôi.

Thì Niệm có 2 loại là Chế Định và Siêu Lý. 

Thì Niệm đang có sự hình thành cái Pháp ra cái Thực Tính.

Rồi Tỉnh Giác sinh ra Tuệ, rồi Tuệ nhìn thấy Thực Tướng.

Thiền sinh hỏi: khi căn tiếp xúc có thọ lên mới có 

HT trả lời: không, mới có 7 Tâm sở biến hành; Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất Thống, Mạng quyền,  Tác ý.

Qua Xúc mà qua Thọ là đi nhanh rồi. 

Như lúc ông bāhiya bị con bò húc, ông chỉ Xúc thôi không nói Thọ được, ông thấy Thực Tướng liền. Ông Xúc ra Niệm, Niệm ra Tỉnh Giác, ra Tuệ, ra Thực Tướng, ông chết mà không kịp qua tới Thọ.

Còn mình còn có thì giờ qua được cái Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất Thống, Mạng quyền, Tác ý liền. Đó là qua 7 Tâm Sở Biến Hành.

33.32 Sư muốn cho mình một cái Xúc, rồi mình ra cái Niệm, mình ra Pháp, ra Tuệ. 

Thì cái Xúc mà theo về chế định là mỗi người có ý nghĩ riêng. Danh từ chế định, mình nói: đụng, chạm, va v.v...

Nhưng khi đi vô tới Siêu Lý thì trong Tứ Đại thì cái Xúc nếu như mình thấy đau nhiều như cái Thọ. Như cái Xúc mà thấy cứng nhiều là địa nhiều. Nếu đụng vô mà thấy nóng là hỏa nhiều. Cái đó gọi là Siêu Lý.

Thí dụ, bị đụng cục đá thì nó cứng nhiều, nhưng đụng vô lửa cũng là xúc thì nóng nhiều, đụng vô tảng đá lạnh thì thấy lạnh nhiều. Nhưng mà thấy một con chó chạy ngang qua mình và mình thấy sức gió nhiều. 

Vậy thì Siêu Lý là qua phần Tứ Đại, và sẽ niệm được cái đó mới ra được cái Pháp.

Trong Tứ Đại ra Pháp liền. 

Pháp có 2 là: Thực Tính Pháp Dĩ Nguyện, Thực Tính Nhân Dĩ Nguyện. Nhân theo kiết sử. Pháp theo thực tính.

 Lúc đó khi vô Dĩ Nhân Di Bổn 

Puggalādhiṭṭhāna Dĩ Nhân Như Nguyện, hay là Dĩ Nhân Vi Bổn, theo mỗi người một ý, nó là kiết sử. Cái anh đi theo dĩ nhân này, thí dụ như họ nói nóng quá, lạnh quá, sợ quá, cứng quá, đau quá, đó là kiết sử. Nhưng khi đi qua Dĩ Pháp, lúc bấy giờ họ thấy là mình không có vô ngã, vô thường, khổ đau, bắt đầu qua được cái tuệ.

Thiền sinh hỏi: khi mà nói nóng quá, lạnh quá, cứng quá là qua cái thọ rồi?

HT trả lời: Không qua. Khi nói: Nóng, Lạnh là (hỏa), Cứng (đất), Mạnh (gió). Những cái này thuộc Tứ Đại, mình không qua thọ. 

Một tâm có 7 Tâm Sở Biến Hành; Xúc, Thọ Tưởng, Tư, Nhất Thống, Mạng quyền, Tác ý liền, đúng.

Xúc có Thọ, Thọ có Tưởng, Tưởng qua Tư.v.v... Nó đi một đường dài. Sư muốn quí Phật tử đừng đi đường đó, đó là đường sở trường của mình, mình không đi con đường đó. Mình đi con đường dĩ nhân, dĩ nguyện của mình. Xúc mình bắt vô Trí, mình tìm ra được Pháp Thực Tướng nó liền, chỉ một sát na thôi, thì ra được.

Còn nếu Xúc rồi qua Thọ, làm sao qua được  Tưởng, làm sao qua được Tư.

Nếu đi theo đường Xúc rồi tới Thọ, Thọ có Tưởng, Tư, Nhất Thống, Mạng quyền, Tác Ý liền, nó đi một loạt luôn 7 cái, nó ra cái Tác Ý là ra kết quả.

Còn mình đi Xúc với Trí Tuệ sinh lên, có Tỉnh Giác, không nói Niệm. Xúc vô thấy liền thì ra, không qua Thọ.

Trong cái email họ viết cho Sư dài nửa tiếng không hết, tại Sư đọc thì họ có dẫn chứng là Ngài Goenka nói họ hành thiền theo Ngài Goenka, là Sư biết họ đi qua Thọ, họ viết ra hết kể ra những trăn trở của họ tu, Sư biết, nhưng không nên. Quí cô biết là không có con đường nào qua được Abhidhamma của Đức Phật, Thiền Sư Goenka không đi qua Abhidhamma của Đức Phật mà qua đường thực hành Tứ Niệm Xứ thôi.

 Do đó, mình có cái phước mình học được Abhidhamma, Abhidhammattha Sangaha (Vi Diệu Pháp toát yếu) rồi Abhidhamma Pitaka là Thắng Pháp Tạng, còn gọi là Vi Diệu Pháp hay Luận Tạng, có đủ hết, thì mình biết đi con đường nào thực tế nhất.

Bây giờ Sư nói trở lại:

Khi đi qua phần Pháp (Xúc ----> Niệm -----> Pháp),  

khi đi tới Tứ Đại thấy được Pháp, Tuệ sinh lên, thì thấy được Tam Tướng (Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã). Thấy vô đường nào do chính mình.

Khi Xúc đến, con người khi sung sướng quá họ sẽ thấy tướng, trí tuệ của họ thấy, không có tưởng được, xúc vô rồi. 'Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột' đứt tay có chút xíu mà la bể làng luôn, tại giàu quá, đau khổ chút xíu là cả thế giới đều biết. Còn nhà nghèo thì nín, chịu đựng không dám la nên người ta không biết.

Bây giờ Xúc đến quí Phật tử thấy cái gì, mỗi người một cảm giác, mình có tuệ tri mình biết. Khi Xúc đến mấy cô thấy Tam Tướng nào?

Một thiền sinh trả lời: Thưa Sư, con cắt trúng ngón tay chảy máu, con thấy sự Vô Thường, rồi đau quá con thấy sự Khổ Đau, rồi con băng nó lại nhưng máu cứ phun ra hoài, con thấy sự Vô Ngã.

HT trả lời: Không phải vậy, cô đừng diễn tả như vậy. Chỉ một sát na thôi, đụng vô "bốp" một cái là thấy Tam Tướng liền.

Sư chia sẻ cho mấy cô; Tứ Đại --> Xúc

Nóng là hỏa

Lạnh là hỏa

Cứng là đất

Mạnh là sức gió

Nó vẫn thuộc về Siêu Lý, cái biết Nóng, Lạnh, Cứng, Mạnh thuộc về Chế Định. Còn cái biết Siêu Lý chỉ là Xúc thôi, nó không phân biệt.

Thí dụ, Đề Bà Đạt Đa lăn tảng đá trúng chân Đức Phật, trong khoản khắc tảng đá đụng chân Đức Phật, Chư Tăng hỏi: "Cảm thọ gì Đức Thế Tôn, cảm thọ gì khi tảng đá đụng trúng chân Đức Thể Tôn?".

Hỏi cảm thọ gì chứ không hỏi xúc.

Hỏi cảm thọ gì Đức Thế Tôn?

Đức Phật trả lời: Khổ thọ

Ngài không nói gì khác, Chư Tăng hỏi Ngài cảm thọ gì, bạch Đức Thế Tôn?

Đức Phật nói cảm thọ khổ. Thứ hai nữa, buồi chiều Như Lai tới gặp lương y Jīvaka là thầy thuốc của Đức Phật để băng bó. 

Cái đó gọi là Thọ, nhưng khi Chư Tăng hỏi Xúc gì Đức Thế Tôn đang có, thì Ngài nói Xúc đó, Ngài sẽ nói ra.

Do đó, khi mình tập Pháp, mình hay có cái Dĩ Nhân của mình bộc lên, mình vô Xúc nóng, lạnh, mình có cái đó liền, chứ mình không nói cái pháp. Và trong các kinh Nikaya không nói tới Pháp, chỉ có Abhidhamma mới nói tới Pháp thôi. 

Nên mình phải tập Niệm và Tỉnh Giác. Niệm mình nhìn thấy Xúc, Tỉnh Giác mình nhìn thấy Pháp, với trí tuệ mình phân biệt được. Đó là rốt ráo.

Niệm là mình có Xúc, Tỉnh Giác mình có Pháp, Tuệ mình thấy Thực Tướng. Cái đó là mình phải biết như vậy, không nói khác được.

Như vậy, khi Xúc một cái thì mới thấy được Pháp hiện bày.

Người sống trong phước, Sư không nói giàu nghèo nữa, mà Sư nói người có phước hay không có phước. Người có phước là người sống trong trạng thái đầy đủ, trong sung sướng đó họ sống hưởng phước đó từ cái thiện họ đã làm ra nên ngày hôm nay họ có phước được hưởng.  Còn sống trong cái khổ là họ sống trong tình trạng không có phước, họ sống trong bất thiện.

Thì khi người ta có một cái Xúc bất toại nguyện, dù giàu hay dù nghèo, dù phước hay không phước ở trong cái bất toại nguyện đó họ cảm thọ khổ đau Pháp thực tính này.

Khổ đau ---> Pháp Quả Bất Thiện

Pháp Thực Tính là Quả Bất Thiện.

Ngay Xúc đó là quả bất thiện, không có "Tôi" "Ta". Đây là quả bất thiện đang trổ. Thực tướng vô nếu là trí 'cái này là vô ngã' Kammassakatā dị thời nghiệp (Kammassakatā là Nghiệp Lực Chủ Nhân), không qua thọ. 

Cái khổ này là quả bất thiện nó tạo ra, mà cái này ngoài sự mà ta biết Kammassakatā dị thời nghiệp nó thuộc là thực tướng của thực tính. 

Nếu mình sung sướng, bây giờ mình đón nhận nghịch cảnh, cái này là quả bất thiện, không thể là quả thiện được.

Còn ví dụ như Xúc mình đang tìm là quả bất thiện, mà quả bất thiện mất thì là quả thiện. 

Pháp quả thiện người ta không vun trồng thì mất đi.: Vô Thường ---> Pháp quả thiện, Kammassakatā.

Khi mình đón nhận khổ đau là mình thấy quả bất thiện. Như vậy thì đi ngược chiều lại, khi mình đón nhận cái Xúc mà quả bất thiện này thì cô thấy được Thực Tướng.

Khổ đau ----> Pháp quả bất thiện, 

khi đi ngược lại thì khi nhận cái xúc Pháp quả bất thiện thì thấy khổ đau (thực tướng)

 Khổ đau <------- Pháp quả bất thiện.

Như khi thấy quả thiện mất thì cô thấy được vô thường (thực tướng) 

Vô thường <------ Pháp quả thiện

Do đó, người tỉnh giác mà đụng một cái xúc mà họ chịu đựng thì họ nói đây là quả bất thiện thì họ chứng thực tướng trên cái khổ đau: "Đây là quả bất thiện nó tới ta", chứng nhận trên cái khổ đau. 

Mà quả thiện mình đang hưởng nó mất thì chứng nhận trên vô thường.

Thì cái gì mà mình xúc (chạm, va, đụng) vô cái quả thiện mà mình không vớt tới, không chụp được, không đón nhận được thì mình đang đón nhận cái Vô Thường.

Như vậy thì câu Ngài Assaji nói với Ngài Upatissa (Ngài Xá Lợi Phất)  "một Pháp lên bởi duyên, chính duyên hiện bày các Pháp", Ngài đâu thấy gì là khổ đau, Ngài đâu có gì mất, Ngài chỉ thấy hợp và tan, cái duyên nó có, Ngài chứng được Vô Ngã. Ngài chứng đắc trên pháp Vô Ký. Ngài Upatissa (Ngài Xá Lợi Phất)  chứng đắc trên pháp Vô Ký, do đó Ngài mới ra được của ngõ Vô Ngã.

Vô Ngã <---- Pháp Vô Ký

Như thế thì chỉ một cái Xúc thôi nhưng mình Niệm được, mình Tỉnh Giác được, mình thấy được thì mình ra được, không có đoán. Và người trí hay là   Samatājñāna người toàn giác trí , nhìn thấy trên cái gì đó, nhìn thấy cái gì đó, họ chứng đắc trên quả bất thiện thì họ đang chứng đắc thực tướng khổ đau. Họ chứng đắc trên quả thiện mà họ vuột mất, họ chứng đắc trên vô thường, họ thấy hợp và tan rã không đụng gì của họ thì là pháp Vô Ký, mà trong đó là Vô Ngã. 

Từ đó mình nhìn ra các hành giả khác họ tu tập không qua dĩ nhân, chỉ là dĩ pháp di bổn thôi, tính chất của pháp hiện bày ra trên người đó và họ trên cái pháp đó.

Mình phải biết quả bất thiện, quả thiện, pháp vô ký.

Bốn pháp nói về cảnh:

1. Cảnh ngũ là qua 5 cửa thì có 4 là:

         a.  Cực Kỳ  Cự Đại

         b. Cự Đại

         c. Hy Thiểu (nhỏ)

        d.  Cực Kỳ Hy Thiểu (cực nhỏ)

Thì khi nó đi vô một trong các căn: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân

2. Cảnh Ý có 4 là:

        a. Cực Kỳ Minh Hiển

        b. Minh Hiển

        c. Bất Minh Hiển

        d. Cực Kỳ Bất Minh Hiển

Cảnh Ý thì đi qua cửa Ý.

Nó có 4 đối tượng hiện bày.

Từ cảnh Hy Thiểu trở xuống cảnh Cực Kỳ Hy Thiểu, tức là cảnh nhỏ mà vô cùng nhỏ luôn. Thí dụ, người kia đứng bên kia sông, mình đứng bên này sông, họ ngoắc tay, mà mình nhin thấy được, thì cảnh đó là Minh Hiển. Còn mình không thấy được mình đoán hình sắc hay âm thanh, thí dụ người ta vừa ngoắc vừa kêu ơi ới, thì lúc bấy giờ những cảnh này chưa vô được lộ trình tâm của mình để hiện bày ra tâm thức để mình đón nhận nó thì nó rớt vô Lộ Ý. Cảnh ngũ mà không rõ, không lớn đủ để mình thấy được thì nó rớt vô Lộ Ý rồi, lúc bấy giờ ở trong cảnh nào.

Nếu cảnh ngũ mà qua ý thì nó rõ và không rõ thì bắt đầu mình qua đoán hay là tưởng, xử lý cảnh, Đổng Lực. Nếu mà không rõ thì mình qua đoán, tưởng, 2 cái này nằm trong cái tưởng của mình, nó không có ra được xử lý cảnh được, mình đoán hay là mình tưởng thôi, nó không nằm trong lộ ngũ.

Mình trở lại, khi xúc đến với mình trong cảnh Cự Đại thì mình xử lý nó được, mà không có được thì bắt đầu mình qua tưởng và đoán, nó nằm trong lộ ý của mình, mà trong lộ ý của mình mà mình không ra được thì lúc bấy giờ kiết sử của mình cái thói quen xử lý cảnh đó liền.

 Mình nói trở lại Xúc.

Xúc này đủ để cho mình hiểu thì mình xử lý nó được, mà không đủ cho mình hiểu thì mình phải đoán hay tưởng để mình xử lý cái biết của mình.

Nếu rõ thì mình xử lý cảnh được. Còn không rõ thì mình đoán hay là mình tưởng.

Nhưng cảnh ngũ đến rõ ràng từ Cực Cự Đại trở lên mình xử lý nó được, kêu thì mình trả lời, ngoắc thì mình đi tới, cái đó mình xử lý cảnh được rồi. Nhưng nếu không rõ thì mình đoán "có phải kêu tôi không?" hay là "phải ngoắc tôi không?" Mình không thấy rõ thì mình đoán hay mình tưởng hay mình mơ hồ. 

Thì lúc bấy giờ Ý có 2:

 Nếu mình xử lý đúng Pháp thì mình giải được, Cái này phải dùng trí, mà muốn dùng trí mình phải tỉnh giác, chặn kiết sử lại không cho nó sinh lên trước dẫn mình đi thì trí mới xen lên mới ra được Pháp.

 Còn nếu không thì kiết xử giải đáp, cái "tôi" "ta" mình giải đáp. Thì ở trong kiết xử không cần trí, bản năng nó trình bày theo tính nó. 

Cái kiết sử này không cần tìm, bản năng nó sinh ra. Còn nếu như dùng  Pháp thì phải lấy trí chặn kiết sử lại không cho nó sinh lên thì trí mới nhìn được Pháp, mới giải quyết được vấn đề.

Do đó, giữa 2 cái đó, nếu không có Tỉnh Giác, không có sự sắc bén tu tập thì mình hay đi theo kiết sử dắt đi, theo tập khí, theo thói quen mà đi.

Sư chỉ nói giai đoạn Xúc mà dưới mấy cảnh thấy đủ để mình giải quyết vấn đề. Chưa tới mấy phần sau. Xúc vô một cái mà không biết rõ là cô đi theo kiết sử hay theo trí, đa phần là đi theo kiết sử, dùng trí rất khó, mình phải tu, phải suy nghĩ cân nhắc đắng đo.

Nói thì nói Pháp, hành thì hành kiết sử, hành kiết sử thì dễ không cần tu, bạ đâu nói đó, nghĩ đâu làm đó, hay mình làm không cần suy nghĩ, đó là người không có trí. Còn người có trí thì đắn đo suy nghĩ. Tại vì mấy cô quên đó là mỗi Pháp sinh lên đều có nhân có quả và nó để lại nghiệp báo, do đó mình sợ, mình cân nhắc, người trí cân nhắc, chặn kiết sử liền, để sống theo trí, trí nó dắt qua Pháp thì bắt đầu trí dắt đi mình đi theo, trí không tạo tác.

 Quí Phật tử phải cẩn thận. Mình không tạo tác, kiết sử tạo tác. Kiết sử có sẵn rồi nó dễ tạo tác.

Sư thí dụ. 

Ông bà của mình nói thí dụ con chó nó có 2: chó mà sủa là không cắn, và chó không sủa thì cắn.

Thí dụ như người ta nói, "ông mà đánh tôi, tôi dùng vũ khí tôi đánh ông". Thì người đó nói chỉ nói thôi. Hoặc "bước đường cùng tôi xử dụng cái này xử dụng cái kia", người đó chỉ nói thôi.

Thì con chó sủa thì không cắn, con chó không sủa thì cắn. Cơ sở nào nói như vậy? Câu nói này nói trong trí hay trong tưởng của mình?

Một thiền sinh trả lời: Tâm bắt một cảnh, con chó mà cái tâm của nó để ý sủa thì làm sao mà nó cắn được, do đó khi nó sủa thì nó không cắn.

HT trả lời: Phân tích như vậy không được, phải nói đúng theo Pháp. Pháp này dù ông bà mình có nói đi nữa vẫn không đúng. Đức Phật nói luôn luôn có 4 Pháp: Pháp thuận, pháp nghịch, pháp thuận nghịch, pháp nghịch thuận.

Sư thí dụ. Trời mưa có 4 Pháp: 

  1.  Trời gầm và Trời mưa

  2.  Không gầm và Trời mua

  3. Trời gầm và không mưa

  4. Không gầm và không mưa

Thí dụ Trời mưa chỉ cho người có tâm sân.

Cũng vậy, có 4: người Sân, nổi nóng là Sân, bực tức là Sân, có người không bực tức ngồi im ru ru vậy mà nổi sân. 

Do đó, pháp con chó sủa thì không cắn, con chó không sủa thì cắn, chưa đủ để xác định.

Và nếu không xác định được thì mình không nắm được 4 pháp này với một logic mà Đức Phật Ngài dạy thì bắt đầu mình suy tưởng, mình nghĩ tưởng ra.

Thí dụ, bây giờ nghe những tin tức người ta sẽ đánh chỗ này chỗ kia, dùng vũ khí này vũ khí kia, mình nói "nói không chứ không có, vì chó sủa chó không cắn, đừng có tin."  Nhưng mình nói như vậy là mình dùng trí hay dùng tưởng, hay dùng kiết sử. mình đoán.

Rồi bây giờ người không biết nữa nhảy vô nói: "Coi chừng thiệt đó, cái này tôi nghe tin tình báo nói." 

Do đó đừng tranh lý luận "con chó sủa thì không cắn, con chó không sủa thì cắn". Đừng sống theo lý luận này, đừng sống theo tư tưởng này, vì nó không đúng. Có khi con chó sủa nó cũng cắn chứ không phải không cắn, có khi chó không sủa cũng không cắn luôn.

Đập con chó đã chết thì có tội không? Không có tội vì nó đã chết rồi mình mới đập.

Đập con chó sống làm nó chết thì có tội, mà đập con chó đã chết rồi thì không có tội

Phải nói đúng cái trí chứ không nói theo kiết sử của mình. Có một số người hỏi Sư có dám làm không, Sư chưa dám nói, chó sủa oang oang đâu có cắn, chưa chắc, mình nhìn có một vế chứ đâu nhìn được 2 vế. Sống mình phải cẩn thận, nếu như không thấy đúng pháp thì kiết sử của mình dẫn mình đi.

Thế thì làm sao có pháp được, mình phải tu và có trí mình mới nhìn được pháp đè kiết sử mình lại không cho nó xen lên dắt mình đi, thì lúc đó mình phải đi trên con đường thấy pháp một cách chân lý được thấy một sự thật. Còn không là mình sai lầm hết.

Anurudha đắc tam quả, đắc thiên nhãn thông, Ngài nhìn thấy được các cõi trời vi diệu, nhưng không đắc được Alahan, tới hỏi Ngài Sariputta sao chưa đắc được Alahan, thì Ngài Sariputta nói; "vì ngã mạn của ngươi".

Thì cái ngã mạn của Ngài Anurudha là một kiết sử nó án che pháp của Ngài, Ngài không tới vô sinh được, không tới Alahan được.

Thì khi mình nhìn vô đó, mình lên tới tầng Thánh rồi. Phải nhớ khi tới tầng Thánh rồi mà qua tới tầng Sơ Đạo Sơ Quả bỏ kiến chấp, bỏ  tà kiến Micchādiṭṭhi, Sơ Đạo Sơ Quả là dẹp được thân kiến thì mình sống từ Nhị Quả, Tam Quả, Tứ Quả, toàn là ngã mạn, từ ngã mạn này qua ngã mạn kia.

Thế thì, người ta nói: "không, tôi không có ngã mạn". Nhưng còn ngã mạn ỷ thua. Mình cứ nghĩ rằng ngã mạn là "cống cao ngã mạn". Nhưng ngã mạn ỷ thua, mình thu thúc lại, mình khiêm tốn lại trong cái ỷ thua, đó cũng là ngã mạn. Do đó, mình nhìn góc độ ngã mạn khía cạnh của kiết sử của mình, chứ không phải nhìn thấy pháp.

Cũng như Sư muốn nhắc là các vị xuất gia thời Đức Phật cho tới ngày hôm nay, các vị xuất gia phải dừng lại, phải nghĩ lại mình không phải Thinh Văn Giác, mình đang tu, như Sư cũng đang tu, nếu như Sư là Thinh Văn Giác mà đắc đạo quả, còn đang tu là chưa đúng chưa sai, mình đang tu. Do đó, các quí thầy không thể nào phán quyết được một pháp nào nếu đang tu. 

Mình chưa là Thinh Văn Giác. Thinh Văn Giác phải là Alahan mà được bậc Chánh Đẳng Giác độ cho. Còn mình đang học tu. Mình không học hết Tam Tạng, không đọc hết Chú Giải, mà mình đi giảng đi dạy mình nói ra là tôi đúng hết. Cái đó là sai.

Cũng như vậy, khi ông bà mình nói: chó sủa  không cắn, và chó không sủa thì cắn. Mình chỉ nhìn khía cạnh này thôi, chứ không nhìn khía cạnh: Trời gầm và Trời mưa,  Không gầm và Trời mua,  Trời gầm và không mưa,  Không gầm và không mưa. Thì không ai xác định được: chó sủa  không cắn, chỉ một vài khía cạnh mà họ thấy thôi, chứ không xác định hết. Còn chó không sủa là chó cắn, cũng không phải như vậy. Do đó, mình phải cẩn thận.

Các quí Sư quí Thầy, Sư cũng nhắc hoài, mình chưa phải là Thinh Văn Giác, mình đang là học tu, các quí Sư là đang học tu, chưa phải là Thinh Văn Giác. Thinh Văn Giác là thời Đức Phật là Alahan, là sekha những bậc hữu học hay là asekha bậc vô học, hạng Thinh văn Đệ tử Đức Phật được bậc Chánh Đẳng Giác tế độ. 

Còn mình đang là những người tu, đang học từng Tạng, từng Pháp, rồi mình hành đúng theo Pháp, khi lọt vô kiết sử mình sử lý pháp hay kiết sử, mình đâu có phải đủ hết. Do đó, phải nhìn thấy góc độ đó.

Vậy thì, khi nhìn qua pháp cảnh Ngũ và cảnh Ý. Nếu mà cảnh nhãn, cảnh nhĩ, cảnh tỷ, cảnh thiệt, mà ở khía cạnh cực rõ, không cần phải đoán thì lúc đó xử lý nó đúng theo Pháp không?, Chưa chắc, nó có kiết sử chen vô. Thấy rõ rồi đó, nhưng có cái thiên vị vô, là kiết sử.

Chữ thiên vị, mà Đức Phật nói 4 pháp thiên vị đi địa ngục. 

Thiên vị có 4 là: 

1. Vì thương, vì thương là mình mờ hết lý trí, mình nghiêng ngã theo không còn công bằng nữa.

2. Vì ghét'

3. Vì sợ

4. Vì si

Trong 4 pháp thiên vị đó, quí Phật tử ở trong pháp nào?

Thực tế là không có biết, đừng có nói trước, bước không tới. Bây giờ đang học Pháp Đức Phật thì nói không có thiên vị vì thương vì ghét gì hết, mình công bằng, nhưng vô sự tình kiết sử lên lúc đó thiên vị mà mình không hay.

Thế thì khi đứng trước cảnh nội cảnh ngoại, đối với con là cảnh ngoại, đối với mình là cảnh nội, mình có thương không, có ghét không, có si không, với cảnh của mình chứ đừng nói cảnh ngoại của người, cái đó mới là tu. Kiết sử trong mình chứ không phải kiết sử trong người ta.

Khi mình ngồi thiền, cảnh đau đến mình phải vượt qua, không được ngừng ngồi thiền, nếu mà ngừng là vì thương, phải vượt qua cái đau. Ta lập nguyện ta phải đi tới. Nếu ngừng là vì thương, là thiên vị ta rồi.

Ta không vì sợ, ta không vì ghét, ta không vì si với người. Nhung đối với mình thì thiên vị, không có diệt nó, nó ngầm ngầm Anusaya, nó ngủ ngầm tùy miên. 

Kiết sử nằm trong ta chứ không nằm trong người, mình không có vì thương vì ghét vì sợ bên ngoại, nhưng trong mình, kiết sử nổi lên lúc đó nó dắt mình đi theo đường thiên vị, trí không đi đường trí tuệ, không sáng suốt để giải quyết.

Chính cái đó Sư muốn nói cho quí Phật tử phải tỉnh giác, vì không có Sư không ai nhắc, lúc đó đứng trước hoàn cảnh đó thân nhân không giải quyết được, pháp thiên vị của kiết sử lên bảo vệ cho mình. Bồ Tát nhiều phen đã gục ngã bỏ cuộc, nhưng trí tuệ của Ngài và các vị Chư Thiên, mẹ của Ngài đến sách tấn Ngài chứ còn không Ngài bỏ cuộc. Không phải người ta tu mà miên mật miên trường đâu, khi đứng trước một nghịch cảnh quá lớn có khi bỏ cuộc, có khi nổi sân lên vì không chịu nổi nữa. Phải cẩn thận.

Mình nói về mình, kiết sử là loại ngủ ngầm trong ta, chưa gặp hoàn cảnh, khi gặp cảnh nó đánh mình quên luôn pháp, không có trí tuệ mình nhìn thấy được nó. Phải cẩn thận.

Khi ngồi thiền hay khi đi thiền hành, loại nào mà mình thích là đang bị thiên vị, mình phải đi nghịch lại, đạo là đi nghịch lại với đời, cái nào mình thích, chặn kiết sử lại, không cho thiên vị, mình phải đi đúng pháp. Mà pháp nghịch là gì? Pháp đó mới là thực tướng.

Nên trong 7 Pháp tu tập. Đức Phật Ngài dạy 7 Pháp tu tập: Ông thầy khó là Pháp, phải gặp ông thầy khó. Cái pháp ông thầy khó không thiên vị, ông quyết định mình phải làm để vượt qua, lúc đó mình mới vượt qua được. Còn không Anusaya ngủ ngầm thùy miên thiên vị làm mình bỏ cuộc, làm mình lui sụt, Anusaya ngủ ngầm thùy miên rất tinh vi và đánh đúng tâm lý của mình mà mình rớt vô thiên vị mà không hay. 

Nó đâu có hại mình đâu, mà mình tự hại mình.

Nên 4 pháp: vì thương, vì ghét', vì sợ, vì si, mình có rõ ràng, mình còn cho chính mình chứ không cho ai hết. Sáng mình ngồi dạy không nổi, mình đang thiên vị, thức ăn ngon mình ăn nhiều, mình đang thiên vị.

Trong 4 pháp: 1. Trời gầm và Trời mưa,   2. Không gầm và Trời mua,  3. Trời gầm và không mưa,  4. Không gầm và không mưa. Thì một trong 4 pháp đều đúng, nhưng chỉ đúng một khía cạnh thôi chứ không đúng hết. Nên mình học Pháp Thú (Paṭṭhāṇa) mình mới thấy được 4 pháp, có khi là thuận cũng là pháp, nghịch cũng là pháp, thuận nghịch đi đôi cũng là pháp, mà nghịch thuận đi đôi cũng là pháp. Do đó mình không nói một chiều, một khía, mà mình nhìn không toàn diện thì mình bị khiếm khuyết. Phải cẩn thận. Khi mình nói ra mình phạm vào ngữ nghiệp, mà nghĩ thành ý nghiệp, mình phải thấy rõ.

Đức Phật Ngài ngự phòng, Ngài ngăn ngừa hết, để cho mình đừng có tạo ra.

Bây giờ cảnh ngũ mà nó là Hy Thiểu, cảnh Cực Kỳ Hy Thiểu, mình không biết bắt đầu mình đi ra đoán với tưởng, mình không có ngừng, mà mình đi qua đoán qua tưởng, mình nghĩ mà mình cho là đúng, nhưng thật ra sai.

Do đó, người ta tỉnh giác khi thấy pháp thì mình mới ra tuệ, mới ra được liễu tri, còn không mình ra pháp tưởng của mình, mà tưởng còn gây ra bao nhiêu chuyện sai lầm, rồi mình ôm cái đó mình nghĩ là mình có trí mình giải quyết  vấn đề, ai nói vô mình không nghe, cái đó hại mình. Do đó, không nói được.

Khi mình còn đang tu, mình chưa phài Thanh Văn Giác, chưa đắc quả Thánh thì mình chưa có quả quyết được, và mình không tuyên bố được.

Các quí Phật tử phải nhớ là xưa nay Sư nói quí Phật tử ráng tu, mình có cái phước là mình có Chánh Pháp mình tu được, chứ còn người ta không có Chánh Pháp họ không tu mà họ còn nói nữa là họ sai. Các quí thầy không nói được, cái quí thầy chưa đắc quả Thánh, các quí thầy đang tu mà chưa có Tam Tạng đủ mà nói khẳng định thấy cái này biết, cái đó nguy hiểm lắm.

Sư cũng vậy, Bồ Tát nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác, chứ Sư chưa phải là Chánh Đẳng Giác, Sư đang tu, từ cái nguyện trong tâm rồi nói ra lời, Sư phải tỉnh giác, phải ngăn ngừa, phải trí tuệ, phải tạo tác trong sự cân nhắc hiểu biết, chứ không có khinh suất được. 

Như vậy thì hỏi quí Phật tử còn pháp thiên vị không? Kiết sử là trong mình chứ không phải trong người, đừng nhìn qua người ta, đừng bao giờ nhìn người khác, chỉ nhìn vào mình, mình đang gột rửa, đang tu tập, đang sửa đổi, mình chưa là Thinh Văn Giác, mình còn phải tu. 

Mình nhìn người khác là sai lầm. Trong khi mình nhìn người khác là mình không có tu cho mình, và mình đi theo cảnh đó là mình đang phóng dật, tạo tác ra những điều sai sót. Do đó, phải cẩn thận.

Trong cái 4 pháp làm cho một vị tỳ khưu trong sạch, không phải chỉ có biệt biệt giải thoát giới. Một vị tỳ khưu có tứ thanh tịnh giới:

1) Biệt biệt giải thoát cảnh giới. Không có samvarasila là cảnh giới, là cảnh báo. Luôn luôn là cảnh giới, tức là đề cao cảnh giác, là ngăn ngừa và gìn giữ 

2) Căn phòng luật nghi. Căn là indriya là các căn mình cẩn phòng giới theo luật và nghi thức đầy đủ. Là Ngài không cho mình để các căn phóng dật, nhãn phóng dật theo cảnh sắc, nhĩ phóng dật theo cảnh thinh.

3) Sinh kế cảnh giới. Tức là giới nuôi mạng chân chánh, tức là mình không sống tà mạng.

4) Khảo sát tất nhu cảnh giới. Quán tưởng tứ vật dụng, tức là sau khi thọ; y áo, thuốc men, trú xứ, vật thực. Tứ vật dụng của người xuất gia. Tất là tất yếu nhu yếu phẩm.

Do đó 4 thanh tịnh giới là mình phải có. Thì 4 pháp này là Thanh Tịnh Giới của một người xuất gia cũng như người tại gia nếu các quí Phật tử sống với cái này là đang sống trong sự thanh tịnh trong sạch.

1) Người cư sĩ không có giới thứ nhất, Biệt biệt giải thoát cảnh giới, thì mình có ngũ giới, hay bát giới, hay thập giới, đó cũng là cảnh giới của người cư sĩ.

2) Thu thúc các căn cũng là pháp của người tại gia để không bị phóng dật, không để cho mắt nhìn cảnh sắc chạy theo cảnh sắc bên ngoài

3) Sinh kế của người tại gia phải có chánh mạng. Người xuất gia chánh mạng trong giới luật. Người tại gia chánh mạng trong sự kiếm sống một cách trong sạch, mình không làm điều gì sai.

Trong 3 pháp ngăn trừ phần; Sinh kế cảnh giới nuôi mạng chân chánh. Căn phòng luật nghi là thu thúc các căn. Biệt biệt giải thoát cảnh giới là ngũ giới, bát giới, thập giới, mình phải giữ cho trong sạch. Khảo sát tứ vật dụng trong dời sống của mình.

Chánh ngữ có 4: vọng ngữ, ly gián ngữ, thô ác ngữ, hồ ngôn loạn ngữ.

Chánh nghiệp có 3: 

Chánh mạng có 7: 4 + 3 = 7

Thì số 7 là có: 4 vọng ngữ, ly gián ngữ, thô ác ngữ, hồ ngôn loạn ngữ + 3 sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Cộng lại là Chánh Mạng, là nuôi mạng mình phải chân chánh.

Thí dụ, mình đang là người buôn bán là nghề nuôi mạng mình, nuôi chính mình và nuôi gia đình mình. Khi nói là 'sinh kế cảnh giới' chỉ dành cho người xuất gia, người tại gia không có, nếu người xuất gia không có 'sinh kế cảnh giới'  thì người đó đang sống trong tà mạng. Thí dụ như buôn sinh bán tử là phạm giới rồi, mà để nuôi mạng mình thì đó là tà mạng. Nuôi con gà sống đem ra chợ bán để kiếm tiền thì đó là sống trong trạng thái tà mạng. Do sát sinh để nuôi mạng mình, chỉ trừ khi làm bánh bán để kiếm tiền thì đó là nuôi mạng chân chánh.

 Do đó, Chánh Mạng là mình không phạm vào 7 pháp này: Chánh ngữ có 4: vọng ngữ, ly gián ngữ, thô ác ngữ, hồ ngôn loạn ngữ.

Chánh nghiệp có 3: 

Chánh mạng có 7: 4 + 3 = 7

Thì số 7 là có: 4 vọng ngữ, ly gián ngữ, thô ác ngữ, hồ ngôn loạn ngữ + 3 sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Cộng lại là Chánh Mạng, là nuôi mạng mình phải chân chánh.

Còn Chánh Mạng của người xuất gia là 21 pháp tà mạng, chẳng hạn như; cấm coi bói, cấm coi chỉ tay, cấm coi sao trời, cấm coi tử vi, cấm coi phong thủy .v.v... những cái đó là nuôi mạng không chân chánh của người xuất gia. Người xuất gia không được coi phong thủy.

Khi họ nói với tâm từ để sửa cuộc sống cho một người thì không phạm.

Còn người vì mưu sinh và là nghề của họ như vậy, vượt ngoài chức năng Tam Tạng và Chú Giải, họ làm nghề đó để nuôi mạng thì người đó không phạm cảnh giới.

Còn tứ nhu yếu phẩm là phải quán tưởng trước khi dùng, ngay khi dùng, sau khi dùng, để cho cuộc sống mình trong sạch.

Sư từng nói; 'chén cơm nào mà ta ăn chưa chan đủ mùi nước mắt và máu, chưa gọi chén cơm ngon'. 

Quí Phật tử nghĩ đi, chén cơm mình ăn, nó phải chan bằng nước mắt và máu của mình đang chảy ra để mà có được chén cơm này thì chén cơm đó trong sạch, còn người làm chuyện phi pháp bất nghĩa để có được chén cơm thì ăn không có ngon miệng, cái đó không có phước. Mồ hôi nước mắt mình làm ra mới có, chứ không phải mình có với trạng thái là; 'con ơi nhớ lấy câu này, một đêm ăn trộm bằng ba năm làm'.

Do đó, người xuất gia hay người tại gia mình cũng có cái này. Nhưng đúng với pháp, nếu không có giới thì vô ngồi định không nổi.

Đức Phật nói: 'Giới năng sinh định.'

Giới không có thì Định lung lay. Người ăn cắp, khi ngồi thiền nghe tiếng động là giật mình, không yên, vì sợ.

Ngay cả Ngài Mục Kiền Liên Moggallàna 3 lần tên cướp đến, lần thứ nhất Ngài trốn, lần thứ II Ngài trốn, lần thứ III Ngài ở lại. Ngài là đệ nhất thần thông, lần thứ nhất Ngài đang ngồi thiền trong tịnh thất, 500 tên cướp bao vây tình thất của Ngài, Ngài nghe tiếng động Ngài trổ nóc nhà đi trốn, bọn cướp xông vào không thấy Ngài. Lần thứ hai bọn cướp đến bao vây tịnh thất Ngài lần nữa, Ngài nghe tiếng động, Ngài chui ổ khóa Ngài đi. Lần thứ 3, Ngài tự hỏi tại sao bọn cướp đến kiếm ta hoài vậy, ta có oan trái gì với bọn họ không? Thì Ngài nhớ lại là Ngài không có đụng vô 500 tên cướp này. Nhưng, pháp quả bất thiện của Ngài xuất hiện, Ngài thấy trong một kiếp quá khứ Ngài vì thương người vợ mà Ngài đánh đập cha mẹ tử vong thì hôm nay quả nó đến, Ngài không đi nữa, bọn cướp xông vô giết Ngài và bằm Ngài tan nát.

Ngay khi Mục Kiền Liên ở trong trạng thái giới của Ngài là Alahan nhưng Ngài nhớ lại nghiệp quá khứ Ngài đã làm ra với cha mẹ Ngài, Định Ngài vô không nổi, lúc đó Ngài không vô định, lúc đó Ngài quán thấy xong Ngài mới trở vô cái định của Ngài chớ Ngài không nghĩ tới 500 tên cướp đó nữa, cảnh đó là cảnh ngoại rồi. Ngài trở vô cảnh nội của Ngài mới định được.

 Chứ còn khi mình ngồi thiền, không những là cảnh ngoại mà cảnh nội 2 cái tấn công mình  nếu như mình không có giới.

Nếu không có giới thì vừa nội tấn công và vừa ngoại nó chi phối mình không có định nếu không có 3 ngăn trừ phần; Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng.

Lúc đó mình ngồi thiền, ở ngoài tấn công, ở trong nội tấn công, 2 bên tấn công không cách nào mình ngồi thiền mà vào định được.

Do đó, khi các quí Ngài, như Ngài Pandita, Ngài Janaka, Jatila, tất cả quí Ngài kêu là mình phải sám hối trước khi vô ngồi thiền. Để phần quá khứ mình có tạo ra, mình sám hối là ngay lúc sám hối là mình có giới, ngay mốc thời gian mà sau khi sám hối mình xin giới lại xong thì vô định thì lấy cái định, không nhìn lui vế quá khứ, thì mới qua được định mới qua tuệ. Phải cẩn thận.

Như vậy thì, khi mình đi qua tới phần với pháp mình muốn tu tập cảnh ngũ mà mình không muốn đoán không tưởng, thì mình phải có trạng thái định trong giới mới an toàn.

Như vậy thì, kiết sử này không có giới, Pháp hiện bày tới mà có kiết sử sinh lên là mình đang không có giới. Khi mà Pháp tới, thí dụ như lộ ngũ nó không có ra mà qua lộ ý kiết sử sinh lên mình không có giới. 

Khi ngồi không vô định được, thì mình phải xét lại, nhân sinh định là giới, giới năng sinh định mà giờ không có thì coi lại giới. Giới của mình coi từng bước, ngũ giới, bát giới, thập giới có an toàn không. Giới này là giới nguyện, giới ngăn ngừa, thân, ngữ, ý.

Mình đang nguyện giới mà không biết có an toàn không, thì phải coi lại thân, ngữ, ý của mình có ngăn ngừa không, hay là mình chỉ nguyện suông thôi, "con xin vâng giữ điều học là tránh xa sự sát sinh, con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa trộm cắp", mình chỉ nguyện suông thôi. Nhưng trong cái nguyện đó mình chỉ nguyện thân ngữ ý mình có ngăn ngừa không.

Rồi mình bắt đầu sát trừ tiền khiên tật thân, hay kiết sử, mình có sát trừ nó không. Đó mới là giữ giới an toàn.

Trong Chánh Ngữ, ngoài giờ ngồi thiền, ngoài giờ thiền hành, ngoài giờ thiền tọa, ngoài giờ thiền ngọa, ngoài giờ thiền trụ, 4 oai nghi đó, ở trong thiền đường. Rời khỏi 4 oai nghi đó, rời khỏi thiền đường đó, mình trở về trú xứ phòng của mình, mình có giữ được giới về Chánh Ngữ không? Hay là mình đã buông, mình chỉ thu thúc ở trong khuôn khổ của thiền đường thôi, rời khỏi thiền đường ra bước ra khỏi hành lang thôi thì Chánh Ngữ, Chánh Mạng, Chánh Nghiệp là bắt đầu chạy.

Do đó, những giới nguyện phải luôn luôn có Niệm và Tỉnh Giác thì mới có định được. Muốn giới được an toàn thì Niệm và Tỉnh Giác mình phải giữ cẩn thận miên mật, thì mới có định được. Tại các thiền đường họ cẩn thận, các vị thiền sư cho các vị giám thị canh gác mình từ ở trong ra ngoài, về tới phòng các vị giám thị theo dõi mình, nhắc mình để cho mình ở trong Niệm và Tỉnh Giác để đừng phóng dật, giữ mình trong Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. 

Mình không có cẩn thận thì khó có định, định của mình giống như bánh xe có nhiều lỗ muội làm bánh xe bị xì hơi, thì lúc bấy giờ mình khó có tuệ. 

Như vậy thì giữa cảnh Ngũ (qua 5 cửa: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) và cảnh Ý, cảnh nào cần tu? 

- Nhãn bắt cảnh sắc cần tu. 

- Nhĩ bắt cảnh thinh cần tu. 

- Tỷ bắt cảnh khí cần tu.

- Thiệt bắt cảnh vị cần tu.

- Thân bắt cảnh xúc cần tu.

Hay là Ý bắt cảnh pháp cần tu, Nhãn thu thúc khi nhìn cảnh sắc,  Nhĩ thu thúc khi bắt cảnh thinh, hay là Ý không bắt cảnh pháp?

Nhãn cứ nhìn cảnh sắc, nhưng Ý không bắt cảnh pháp.

Nhĩ cứ bắt cảnh thinh, nhưng Ý không bắt cảnh pháp

Tỷ cứ bắt cảnh khí, nhưng Ý không bắt cảnh pháp

Bây giờ giữa cảnh Ngũ và cảnh Ý. Trong đời sống hàng ngày, mình sống nhiều trong cảnh Ngũ hay là sống nhiều trong cảnh Ý. Trong đời sống tu tập mình sống nhiều trong cảnh Ý nhiều hơn cảnh Ngũ. Mình phải tìm ra mình sống với cảnh nào nhiều nhất.

Quí Phật tử phải hiểu khi người ta hỏi câu đó mình phải suy nghĩ giữa cảnh Ngũ và cảnh Ý mình tu cái nào. 

Quí Phật tử phải nhớ, tất cả các con đường nào đến Ngũ có đều phài do Ý. Do đó, mình phải tu Ý.

Nhãn muốn bắt cảnh sắc phải do Ý dẫn dắt, nó làm chủ. Mình phóng dật từ Ý mắt bắt cảnh sắc liền.

Bây giờ Thinh tới mà mình không có Ý thì Nhĩ bắt thinh liền, rất nhanh, không chậm trễ, vừa thấy là bắt, Ý mình không làm chủ được, nó chạy theo cảnh.

Trong 2 cảnh Ngũ (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) mà chỉ có một Ý, Ý làm chủ, Ý dẫn đầu các Pháp. Bây giờ có người hỏi cảnh Ý mình phải tu cái nào, mình phải tu cảnh Ý, chứ không tu cảnh Ngũ. 

Ngay khi Ý mà xúc một cái là mình thấy tướng nó không để mình chạy qua Nhãn để bắt cảnh sắc. Ý có cái xúc thì bắt đầu nó thấy rồi, nó bắt liền, chứ đừng để cho tới Nhĩ, Nhãn, Tỷ, Thiệt, Thân.

Upatissa vừa nghe thì Ý ông xúc vô một cái là ông bắt được tướng của pháp chứ không cần phải qua Nhĩ, cảnh thình, rồi qua Ý giải đáp được cái đó.

Do đó, cái Ý mà xúc vô một cái là bắt đầu qua tỉnh giác lấy thực tướng liền chứ đừng có chạy nữa. Đừng chạy, đừng có chỉ, đừng điều khiển, mình phải tỉnh giác, mình thu thúc nó lại. 

Do đó, đầu buổi vô Sư nói là khi Ý vừa vô xúc một cái là bắt đầu lấy Tỉnh Giác lấy Trí lấy được Thực Tướng ra, chứ đừng để chạy vô nữa.

Giữa cảnh Ngũ và cảnh Ý có cảnh ngoại và cảnh nội, thì khi ngoại tấn công vô, Ý mình xúc vô một cái là lấy thực tướng liền, chứ đừng có chạy ra ngoài để lấy cảnh ở ngoài nữa, thì mới có tu, còn nếu chạy nữa không kiểm soát được kiết sử dẫn dắt, lúc đó  rớt luôn con đường trí tuệ.

Như vậy thì, khi cảnh ngoại tới Ý biết thì Xúc vô bắt lấy thực tướng chứ nó không giải đáp cảnh ngoại, cắt kiết sử ngay trong đó, kiết sử nằm trong mình chứ không ở bên ngoài. Mà nếu mình dắt đi thì kiết sử dắt đi chứ không phải pháp dắt đi, không có trí.

Vậy thì khi cảnh Ngũ với cảnh Ý tới thì mình lo tu cảnh Ý.

Do đó, mình không có đi ra ngoài, Nhãn tới, Nhĩ tới, Tỷ tới, Thiệt tới, Thân tới, Ý vừa xúc là Ý biết là mình tu, tu tại Ý, chứ không có đi ra ngoài, không có giải đáp.

Ví dụ. Người ta nói xấu mình, thì cái Ý của mình là Tu hay Ý mình là giải đáp? 

- Nếu mình giải đáp thì mình ra ngoài.

- Nếu mình tu thì mình cắt kiết sử của mình. Cắt liền ngay Ý và mình diệt liền đừng cho nó khởi sinh lên. Đó mới là tu.

Như vậy thì các quí thầy đụng chuyện vô là xử lý, mấy thầy không tu, mấy thầy phán quyết phải như vầy như vầy, bắt các Phật tử phài nghe, không phải như vậy, mấy thầy phải tu trước.

Mình phải tu trước, rồi mình mới nói cái gì sau, thì mới ra được, chứ mình cứ đoán hay mình tưởng, mình sống không có thật, sống không có trí, mình sống thiên vị cho mình thôi, và mình sống không có giới, thì mình không có định, không có trí, không có tuệ.

Sư hỏi thêm. Giữa cảnh Ngũ và cảnh Ý với lộ Ngũ và lộ Ý, tu lộ nào?

Thì Ý xúc vô là mình tu chứ không kể Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân. Quí Phật tử mà ra Nhãn, Tỷ, Thiệt, Thân, là tài lắm.

Không tu kiểu thu thúc lục căn, mà chỉ tu cái Ý thôi, chỉ giữ cái Ý, tôi không có thì giờ lo các căn, các căn có phận sự của nó, Ý của tôi giữ không xong thì làm sao tôi giải quyết được kiết sử của các căn, lo tu Ý thôi. Không có đụng ai hết, mà không đối ngoại, mình không có xử lý gì hết, lo tu cái Ý của mình với cái Pháp với kiết sử của mình ở trong nội thân của mình là an toàn. 

An toàn trong cái giới trong cảnh giới mình đang phòng hộ, chứ không khinh xuất. 

Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, là mình đang tiếp xúc bên ngoài là mình đang phóng dật.

Làm sao biết cảnh sắc đó nó không có hiện bày kiết sử của nó. Cái Ý mình cũng chưa nắm được cái pháp của mình vì Ý chưa có, chưa tu xong thì làm sao giải quyết được 5 căn kia./.