Tuesday, August 15, 2023

028 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 27 tháng 8, 2022

 028 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 27 tháng 8, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "028- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Thiền sinh hỏi: Vô Minh duyên hành ở bên phía thiện hành do mãnh lực của Thường Cận Y Duyên, mà hành theo phía bất thiện hành thì mãnh lực của Câu Sinh Duyên. Hai cái đó như thế nào mà nó đi hướng này thì mãnh lực này đi hướng kia thì mãnh lực khác?

HT trả lời: Vô Minh nói theo chi pháp ra được cái Duyên.

Vô Minh có 8:

1. Bất Tri Khổ Đế

2. Bất Tri Tập Đế 

3. Bất Tri Diệt Đế

4. Bất Tri Đạo Đế

5. Bất Tri Nhân Quả đã qua

6. Bất Tri Nhân Quả hiện tại

7. Bất Tri Nhân Quả liên quan

8. Bất Tri Liên Quan Tương Sinh

Hành có 6:

1. Thân Hành

2. Ngữ Hành

3. Phúc Hành (Thiện)

4. Phi Phúc Hành (Bất Thiện)

5. Bất Động Hành (Vô Ký)

6. Ý Hành

 Phần Hành của Thân, Ngữ, Ý là của Thân, Ngữ, Ý

Còn Phúc Hành, Phi Phúc Hành, Bất Động Hành - thì qua Câu Sinh.

Sư giải thích:

Thân, Ngữ, Ý, thuộc về Thường Cận Y Duyên, là do tập khí.

Thiền sinh hỏi: Nhưng Thân, Ngữ, Ý, Thường Cận Y Duyên có khi đi hai chiều, Thiện và Bất Thiện.

HT trả lời: Đúng vậy, Duyên là chung, Duyên có 2 chiều, đó là phần chi tiết của nó.

Còn phần Thiện là Phúc, Phi Phúc Hành là Bất Thiện, Bất Động Hành là Vô Ký, 

- Về chi pháp Thiện là Tâm và Tâm Sở Thiện, Tâm và Tâm Sở Bất Thiện, Tâm và Tâm Sở Duy Tác và Vô Ký và Quả, thì thuộc về Câu Sinh Duyên

Vô chi tiết thì thiện với bất thiện lại khác. 

Do đó, đứng về góc độ khi mình làm trong phạm vi Thân, Ngữ, Ý, thì mình bị mãnh lực của Thường Cận Y. Khi đứng về góc độ làm việc về tâm thì thuộc về mãnh lực của Câu Sinh, tại vì Tâm với Tâm Sở luôn luôn đồng sinh đồng diệt với nhau.

Hai cái đó mình viết chi pháp ra là mình thấy rõ.

Như đứng về góc độ Lộ Ngũ Môn với Lộ Ý Môn.

Lộ Ngũ Môn thuộc Dị Thục Quả.

Lộ Ý Môn thuộc Thiện, Bất Thiện, ý mình thiện hay ý mình bất thiện.

 Lộ Ngũ Môn gồm nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, thuộc về Dị Thục Quả.

Lộ Ngũ Môn gồm 5 đôi, nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, thuộc về Dị Thục Quả.

Thiện với Bất Thiện thuộc phần Ý Môn, nó nằm trong ý của mình nó không cho Dị Thục Quả.

Do đó, mình phải hiểu chi pháp, khi nắm được chi pháp thì ra được mãnh lực duyên, hay mình học mãnh lực duyên mình hiểu được chi pháp thì mình hiểu được vận hành của nó hiểu được mãnh lực của nó tạo tác như thế nào.

Do đó, Thân, Ngữ, Ý, của con người, hay của chúng sinh đều là Thường Cận Y, trong Thường Cận Y này luôn luôn có Dị Thời Nghiệp, có nghiệp quá khứ kết hợp nhau.

Còn Câu Sinh Duyên có Câu Sinh Nghiệp Lực Duyên là phần tạo tác bởi nghiệp lực.

Khi nói tới phần Câu Sinh Nghiệp Lực thì chia ra, Câu Sinh Nghiệp có Dị Thời Nghiệp. Khi mình nói tới phần chi pháp mình mới ra được. Nên tại sao đi về Thân, Ngữ, Ý là Thường Cận Y có Dị Thời Nghiệp. Nếu đi về Thiện với Bất Thiện nó thuộc về Tâm và Tâm Sở, nó thuộc giống Câu Sinh Duyên. 

Mình đi vô chi tiết có một cái duyên nữa 2 duyên nữa, thí dụ như Tương Ưng Duyên toàn là Danh Pháp, không có Sắc Pháp, tại vì Sắc Pháp không có Tương Ung, chỉ có Bất Tương Ưng.

 Thứ hai nữa đi thêm tiếp nữa là Vô Gián chỉ là Tâm với Tâm Sở nó vô gián nó  đi liên tục cho tới Tâm Tử vô Alahan.

Hồi đó Sư học Paṭṭhāṇa học về Duyên, Sư phải nắm chi pháp. Sư tính sau khi làm xong bộ Paṭṭhāṇa về 100 Nhị Đề thì Sư ra một quyển tổng hợp lại 22 Tam Đề và 100 Nhị Đề toàn bộ chi pháp Năng Sở Định. Quyển đó nắm bắt được Duyên một cách cụ thể hơn.

Khi nói tới Lộ Ý Môn trong đầu của mình nó không bắt cảnh ở ngoài, nó bắt cảnh ở trong nội tâm của mình, bắt cảnh thiện với bất thiện, nó không có Dị Thục Quả.

Còn Lộ Ngũ Môn, nhãn bắt cảnh, nhĩ bắt cảnh v.v... thì cái đó thuộc Dị Thục Quả.

Dị Thục Quả có 2 loại: Dị Thục Quả của Dị Thời Nghiệp, Dị Thục Quả của Tiền Sinh Nghiệp. Nó có phần tiền sinh nữa, cái trước sinh khỏi tác động cho hiện tại đang bị chi phối. Những cái đó đi vô phần chi tiết mình mới thấy.

Khi nói tới Lộ Ý Môn là trong tâm tư mình suy nghĩ. Lộ Ý Môn có 2 điểm chính là:

1. Thứ nhất nó có Tâm Hữu Phần. Là khi không có cảnh, nó ở lại phần nuôi dưỡng danh pháp. Thì Tâm Hữu Phần có 3 cảnh: Cảnh Nghiệp, Cảnh Nghiệp Tướng, Cảnh Thú Tướng. Ba cảnh này thuộc về quá khứ.

2. Thứ hai nó có Tâm Đổng Lực thuộc về hiện tại tạo tác. Do đó khi mình không có Đổng Lực phần ý môn của mình, chẳng hạn, nó có 3 điều xảy ra:

1. Thứ nhất là mình đang ngủ.

2. Thứ hai là mình đang thức mà mình nghĩ không ra, nghĩ câu chuyện không ra, hay là câu chuyện đó mình nhớ lại không được. Thí dụ một học sinh, học toán, học văn, học sử địa, trường hợp như một học sinh trong năm học hết rồi, cuối năm đi thi ra trường hay thi lên lớp, bài thi đó nghĩ không ra bài học đã học để giải bài thi này, cái đó cũng thuộc Lộ Ý Môn, người học sinh nghĩ không ra bài học đã học mà không nhớ được, thuộc về Hữu Phần.

 Nghĩ không ra, hoặc không nghĩ được, một là mình đang ngủ, mình không giải đáp được, thì tâm Hữu Phần sinh lên, thứ hai đang thức nhưng nghĩ không ra, cảnh đó mình không nhớ được, thì thuộc về Nghiệp, Nghiệp Tướng. Thuộc Lộ Trình Chiêm Bao, thuộc về cảnh bất minh hiển, cảnh không rõ. 

Thì một là đang ngủ say. 

Chiêm bao chỉ có khi người đó đang ngủ chập chờn không toàn giấc cứ mơ mơ tỉnh tỉnh, thì mới có Lộ Chiêm Bao. Còn nếu mà ngủ sâu, ngủ thiếp, ngủ say sưa thì không có chiêm bao.

Thì một là đang ngủ say, 2 là nghĩ không ra, 3 là không nhớ ra được điều mình muốn nhớ, thì Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng nhảy vào chiếm Lộ Ý Môn của mình đang bỏ trống.

Còn nếu như nghĩ ra rồi thì Tâm Đổng Lực hiện lên cắt đứt phần Hữu Phần này, cắt đứt dòng tư tưởng nuôi dưỡng 3 cảnh nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng cắt đứt liền.

Thế thì khi mình đang ở trong trạng thái. Để Sư nhắc chỗ này là điểm tu. Khi mình đang ngồi thiền, hay mình đang đọc kinh sách, hay đang ngồi suy nghĩ, thì nếu như mình ngồi thiền mà mình không sáng suốt với đề mục đó, không liễu tri đề mục đó, cái diễn tiến của đề mục đó, cái sinh diệt của đề mục đó, hay là pháp đang chuyển xoay của đề mục đó thì tâm tư của mình trong cảnh Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng của "tôi" "ta" kiết sử. Còn nếu mình thấy đề mục minh bạch rõ ràng, thí dụ mình biết danh, sắc đang sinh diệt mình thấy rõ thì tâm đó là Tâm Đổng Lực không có cảnh Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng của mình chen vô.

Vậy thì mình đang ngồi thiền, cũng như người đang ngồi đọc sách, thí dụ như mình đọc đoạn kinh đó không hiểu, thì mình có ý kiến của mình vô liền, hay là tư kiến của mình chen vô liền, mình nghĩ như vầy, mình chắc là như vầy thì cái đó là Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng của quá khứ nó chen vô nó không phải thiệt.

Trường hợp tại sao người ta nhiều chuyện, người ta nhiều chuyện là tại vì người ta không nắm được câu chuyện, phải có nhiều chuyện vô để biết là người ta là giỏi là hay. Chữ nhiều chuyện là người ta bỏ nhiều chuyện vô, chứ chuyện đó chỉ có một, bỏ nhiều chuyện là cái Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng của người ta bỏ vô trong câu chuyện đó cho nhiều, họ không sài Tâm Đổng Lực mà sài tâm Hữu Phần quá khứ bỏ vô, nó làm loãng sự thật câu chuyện của chất lượng đó.

Chính mình cũng vậy, mình đang tu mà mình không nắm được pháp mà mình đang hành thì bắt đầu mình bỏ kiết sử mình vô, rồi mình tưởng và mình chấp lầm. Minh ôm cứng nó, chứ thật ra pháp đi trật rồi, đã đi sai rồi, mà mình cứ nghĩ là mình nắm bắt đúng.

Mình nghĩ không ra, nhớ không được thì cảnh Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng nhảy vô, rồi nó giải đáp cho mình hết, mà cái giải đáp của nó là sai, cái đó thuộc quá khứ rồi, mà câu chuyện nào nó ra câu chuyện đó, chứ không phải mình lấy câu chuyện này đắp vô mà mình không hiểu và mình cứ để nó trôi đi.

Nên tu tập không phải Nệm là hay, mà Tỉnh Giác mới là đúng. Tu tập không phải là Niệm. Niệm chỉ là phần đầu thôi, chỉ là tiền đề thôi, là khởi mào thôi, Tỉnh Giác mới là chính là tu tập mới thành tựu được, lúc nào cũng phải Tỉnh Giác chứ không có trạng thái ngủ say, không trạng thái nghĩ không ra, nhớ không được. Tỉnh Giác là mình nhớ ra được, mình nghĩ ra được, mình không có ngủ, mình đang tỉnh.

Thiện và Bất Thiện đều có Tâm Hữu Phần và Tâm Đổng Lực.

Khi mình không nắm bắt được, mình ở một trong 3 cái; ngủ say, không nghĩ ra, không nhớ là mình sài tâm Hữu Phần, sài một trong 3 cái Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng, nó lôi kéo mình đi rồi đưa ra kiết sử mình ở trong đó không ra, cái đó gọi là lậu hoặc, nhiều khi biết mà không sửa, tâm của mình biết hết nhưng không sửa.

Đức Phật hiện hữu, luận sư ngoại đạo biết con đường giải thoát, con đường giác ngộ, con đường Alahan, nhưng luận sư ngoại đạo không sửa, Đức Phật Ngài tới tế độ nhưng không chịu sửa, cho tới bây giờ bao nhiêu triệu kiếp rồi, bao nhiêu luân hồi rồi mà họ không chịu sửa. 

Chuẩn xác tà kiến nặng hơn ngũ nghịch đại tội. Ngũ nghịch đại tội trả hết nợ thì mình giải thoát, chuẩn xác tà kiến không bao giờ thoát ra được, gọi là kiến hữu, nằm trong kiến chấp, làm khổ mình thôi.

Mình ở trong 3 cái; ngủ say, không nghĩ ra, không nhớ ra, những trường hợp đó sài Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng, trong đời sống bình nhật của mình.

Thường Cận Y nhiều hơn là Câu Sinh. Câu Sinh chỉ có một là hiện tại thôi, Thường Cận Y là có nhiều ở quá khứ, hiện tại, vị lai, nó làm đủ thứ.

Thường Cận Y là quả của tâm Đổng Lực Câu Sinh, nó là quả của tâm Đổng Lực từ sát na  2 đến sát na 6 ( 2 - 6) nó ra Thường Cận Y Dị Thời Nghiệp. Một cái câu sinh chỉ có tâm Đổng Lực một, nó hiện báo nghiệp, còn Đổng Lực 7 nó qua Dị Thời Nghiệp của thời vị lai.

Trong 7 sát na tâm Đổng Lực, thì sát na thứ nhất là Hiện, sát na thứ 7 là Hậu, còn 5 sát na giữa là Hậu Hậu.

Thì  Hiện Báo Nghiệp (cái thứ nhất) là Câu Sinh nó chỉ có một, còn 5 cái giữa là Hậu Hậu Báo Nghiệp Quá Khứ  là Dị Thời Nghiệp Quá Khứ, còn cái thứ 7 là Hậu Báo Nghiệp là Dị Thời Nghiệp Vị Lai.

Hiện Báo Nghiệp (cái thứ nhất) có 1 trên 7, mà cái 2 với 6 (Hậu Hậu Báo Nghiệp) là Lộ Trình Tâm nào cũng có. Do đó, khi thân, ngữ ý mình làm một chuyện thôi mà 2 với 6 này quá khứ hiện tại nó trồng nó trổi ra, nên Sư nói khi mình trả quả mình trả từ sát na tâm.

 Khi mình hiểu được mãnh lực của nó và chức năng của nó mà nó tạo tác ra mình kinh khiếp quá mình không dám khinh suất dễ dui. Phải cẩn thận, tại vì tâm Đổng Lực thứ nhất chỉ có hiện báo nghiệp ngay hiện tại, trong kiếp này, trong thời điểm này chỉ có một. 

Còn 2 với 6 nó đều gieo trồng cho tới kiếp thứ 3 nó mới ra. Còn cái thứ 7 là kiếp thứ 2 sau kiếp này nó mới ra. Hai cái cộng lại nó bứt cái thứ nhất dễ như không. Chưa kể Lộ Trình Tâm trước là 2 - 6 nhập vô nữa.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, cái Hiện Báo Nghiệp nó có một, nhưng còn cái 2 - 6 nó nhiều nó sẽ trổ kiếp thứ ba đi luôn, nhưng mà cái Hiện Báo Nghiệp hiện tại, thí dụ như là một người đang tu để tạo việc thiện, một tâm bất thiện chỉ có 12 tâm sở bất thiện nó phụ nhau thì nó trổ quả ít hơn là một tâm đại thiện 

HT trả lời:

Một trong 12 tâm bất thiện nó trổ có 7 quả bất thiện thôi. Còn một trong 8 tâm đại thiện nó trổ quả từ 8  cho tới 16 quả, ba hạng 8, 12, 16. Nhưng không phải vậy. 

Cái tính của người trí không tính cái đó, cái đó chỉ là Niệm thôi.

Cái Tỉnh Giác là không nghĩ tới quá khứ.

Cái cửa ngõ, ngủ say, cái chữ Hán nó hay lắm, cái Lộ Chiêm Bao giờ Sư mới coi chữ Hán chữ ngủ say gọi là thụy tưởng, mà nếu như nằm mộng mà thấy cái gì thì gọi là mộng ảo, mà cảnh hiện bày trong giấc mộng thì gọi là mộng cảnh. Nhưng đối nghịch với nó lúc mình thức gọi là giác tỉnh.

Nếu mình đang ngủ say gọi là thụy tưởng.

Nhưng có giấc mộng thì gọi là thụy mộng.

Những cảnh mộng gọi là mộng ảo hay là mộng cảnh, nhưng thức tỉnh mình bị kêu thức dậy, hay là mình hết ngủ mình thức dậy thì gọi là giác tỉnh. Giác tỉnh nghịch lại với giấc ngủ.

Thì tiếng Nho gọi là Giác Tỉnh, tiếng Việt gọi là Tỉnh Giác.

Thì không bao giờ để cho cái không nghĩ ra, không nhớ lại được mà phải là luôn luôn Tỉnh Giác.

Vậy thì phải từ đầu tới nay mấy bài học qua rồi, Sư muốn nhắc 2 điều là không chạy quay đầu lại mà cứ đi tới, không nhìn lại quá khứ thì không biết 12 tâm bất thiện có bao nhiêu tâm quả của tâm bất thiện. Chỉ biết làm sao ta làm được tối đa các quả của thiện. Không thể mình làm cái quả là 8 được, mà muốn 12 nữa, phải là 16. Cái suy nghĩ của mình chỉ ở cái đó thôi, tâm bắt một cảnh thôi, thì cái đó mới chồng lên thì cái kia không chen vô được. Đó là Tỉnh Giác, chứ không phải mình đối phó với cái quả bất thiện.

Từ buổi đầu của lớp zoom Sư không nói tới bất thiện, Sư chỉ nói pháp thiện thôi.

Khi ta làm nếu không có trí mà không có Tỉnh Giác thì tập khí nó xen vô mình chỉ có 8 hay 12 thôi, do đó mình phải biết tích lũy, tập trung, phải là 16, 16, 16.

Khi độ chín muồi trong thân ngự ý của mình là trong giai đoạn 2 tới 6, cái đầu chưa đủ, và cái cuối không có, nhưng nó lại không trổ ngay trong hiện tại mà nó trổ ở kiếp thứ 3.

Do đó, 2 - 6 ngay khi đang làm là cái đó là cái già dặn nhất trong điều thiện của mình làm, mà nó lại không trổ ngay trong hiện tại được. Khi mình chớm lên bắt đầu làm thì chưa đủ năng lực mà chưa đủ kết quả cho mình để mình gặt hái mình đón nhận thì mình phải trải qua 2 - 6. 

Cái đầu mình chưa có được cái gì, chẳng hạn như mùa an cư của Chư Tăng, tháng đầu chưa có chi hết, là sát na đầu, nhưng từ Rằm tháng Bảy cho tới 30 tháng Tám chốt lên mới tạo ra được. Thì cái tạo ra được phước đầy đủ nhất của Chư Tăng trong giai đoạn từ Rằm tháng Bảy cho tới 30 tháng Tám là cho Ông Bà Cửu Huyền Thất Tổ của mình là quá khứ. 

 Thế thì mình ở đâu?

Thì bây giờ trong mùa an cư này là tất cả những việc thiện nào mình có làm Giới Định Tuệ hay là Thập Phúc Hành Tông, mình làm ra đều tập trung hồi hướng cho Cửu Huyền, thế thì mình ở đâu?

 Mấy cô đặt câu hỏi đó đi. Bây giờ mình có bao nhiêu phước mình cho hết Cửu Huyền, đó là quá khứ, thì cái của mình ở đâu, khi mà hết rồi, có cái hậu để lại cho mình có một chút xíu ở sát na thứ 1 và thứ 7 là cho mình, còn 2 - 6 cho Cửu Huyền. Cái tu của mình là vậy đó, cách sống của mình là vậy đó, và tác ý của mình là vậy đó, và mình phải gieo trồng như thế nào mình phải biết cách làm cho được.

Khúc đầu và khúc cuối cho mình, còn khúc giữa cho Cửu Huyền. Đoạn đầu mấy cô cúng dường Chư Tăng, chứ đâu cho Cửu Huyền, mấy cô gieo cho quí Sư, để quí Sư có đủ điều kiện quí Sư tu, rồi tới Rằm tháng Bảy tới 30 tháng Tám mình làm phước cho Cửu Huyền của mình, tới mùng 1 tháng Chín tới 15 tháng Chín mình lo sắm sửa để cúng dường Chư Tăng để ra An Cư.

Thì  2 - 6 là chín muồi nhất trong một lộ trình Đổng Lực, cái 1 là cái mới thì yếu  và 7 là cái cuối là cái tàn thì yếu, 2 - 6 nó thuần thục, già dặn đầy đủ, mà 2 - 6 lại là kiếp thứ 3 mới trổ ra, còn cái thứ 1 và thứ 7 thì chỉ có cái 1 là mình hưởng, còn cái thứ 7 đến kiếp thứ 2 mình mới hưởng.

 Trong hàng ngày trong mỗi thứ Bảy quí Phật tử đến chùa học tu, mấy cô cúng dường nào là phước vật. phước trí, mấy cô làm tam phước mỗi thứ Bảy, ở nhà cũng vậy mấy cô làm tam phước; phước vật, phước đức, phước trí mỗi ngày, mấy cô phải nhớ lúc nào làm việc phải đủ tam tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu) và đủ tam phước (phước vật, phước đức, phước trí) mỗi ngày, mỗi lúc. 

Nhưng khi tác ý mình làm trong 7 sát na tâm Đổng Lực này thì mình chỉ được cái thứ nhất thôi, 7 tâm Đổng Lực mình chỉ được có 1 là Hiện Báo Nghiệp, tất cả những cái gì mỗi ngày mình làm từ đây cho tới ngày nhắm mắt, từ cái biết Phật Pháp, từ việc làm việc thiện tạo ra phước báu thì mình chỉ được có 1 sát na thứ nhất, 2 - 7 mình để ống để dành thôi.

(Một thiền sinh nói đập ống ra lấy phước trong đó, một thiền sinh nói đòi phước lại.)

Quí cô vô nhà băng mua CD ( Certificate of Deposit) thì họ có terms 12 tháng, hoặc 3 tháng hay 3 năm, thì đâu đập bể ống được, hay là mua 4.1 k để dành về hưu hưởng mà chưa tới hạn kỳ lấy ra bị phạt. Những gì mấy cô nói nãy giờ là mấy cô rơi vào trường hợp; nghĩ không ra, nhớ không được. Mấy cô liền bỏ vô cái Nghiệp, Nghiệp Tướng của mấy cô vào.

Và câu trả lời là

Thế thì hôm nay ta làm việc thiện này, đồng ý là ta chỉ được 1 (cái thứ nhất), nhưng trong sát na 2 - 6 của ta trong quá khứ (trổ trong kiếp thứ 3) là nó trổ cho ta hôm nay. Mình chỉ sống có 1 nhưng có phước báu từ  2 - 6 từ kiếp quá khứ thứ 3 trước kia nó trổ ra cho mình, hôm nay mình mới có thân hình này, mình có cuộc sống này, mình có nghiệp báo này. Nhưng mình không chịu Tỉnh Giác, do đó mình lại phóng trở lại Nghiệp Tướng của mình khi mình nghĩ không ra, mình lại không nhớ điều này điều kia thì bắt đầu trả lời theo Thường Cận Y (đập ống) và Dị Thời Nghiệp (cho mà đòi lại) mà không sống trong Tỉnh Giác của Câu Sinh Nghiệp, mình phải bình tỉnh, mình vẫn có 2 - 6 của quá khứ, hôm nay mình sống đây có 1, nhưng vẫn còn 2 - 6 quá khứ, nó vẫn là của mình không ai lấy nó hết.

Chính cái đó là bài học của mình, mà bài học đó vừa mới test mấy cô lọt vô liền. Minh phải tỉnh giác, chứ đừng sống theo trạng thái nghĩ không ra bỏ nghiệp của mình vô lại, mình tạo tác nữa, cái đó là sai ghê lắm. Cái đó, mấy cô phải nhớ bài, phải bình tỉnh, mình phải tỉnh giác, và mình sống trong trạng thái trí tuệ, không phải 12 mà có 7, không phải có 8 mà có 12, 16 nhưng phải trong Tỉnh Giác, cho dù là công thức có hay là pháp hiện bày như vậy có, nhưng mình phải sống trong Tỉnh Giác, mình phải biết là:

-  ta đi với nghiệp của ta, bữa nay ta tạo ra việc thiện này, nhưng ta còn bị ảnh hưởng của nghiệp quá khứ của ta nữa, chưa chắc hình thành cho ta theo ý của ta, nó còn lèo lái dẫn dắt mình đi nữa. Nếu không có Tỉnh Giác thì mình đi theo trạng thái như là một người thụ động, mình sống trong sự thụ động.

Dị Thời Nghiệp + Thường Cận Y, thân, ngữ, ý, chạy theo nghiệp, và nghiệp tướng.

Do đó, khi mình ngồi thiền cũng vậy, mình nghĩ không ra bắt đầu mình bỏ cái nghiệp mình vô, mình không bao giờ bỏ trống, và không bao giờ mình muốn làm người bỏ cuộc, do đó mình phải đắp vá vô, những cái đó có trạng thái không thành, không có kết quả, đó là không đúng.

 Cách sống của mình thiếu Tỉnh Giác, Sư không nói cái Niệm, cái Niệm là mình biết hết, nhưng mình không có Tỉnh Giác, cái Niệm sẽ trở thành cái thụ động của mình và nó sẽ dắt mình đi trong trạng thái con rối, nó làm cho mình một cách vô ích.  Cho nên mình sống phải cẩn thận.

Do đó, đời sống của mình phải cẩn thận, mình Câu Sinh nhiều hơn hay là Dị Thời Nghiệp, Thường Cận Y nhiều hơn. Minh phải biết không cái nào nhiều hơn cái nào ít hơn, mà chỉ có trạng thái thiếu Tỉnh Giác hay có Tỉnh Giác thôi, thì có quân bình, nếu có Tỉnh Giác mình có quân bình, cho dù 1 và 7 của hiện tại, nhưng mà mình biết Tỉnh Giác thì mình có 2 - 6 của quá khứ cộng lại thì cũng bằng với cái mình đang làm thiện, còn không thì thấy không công bằng. Bảy cái mà sài có một, còn 6 cái kia là của quá khứ vị lai thì mình sợ rồi, mình không chịu, nhưng mà thực ra nếu mình Tỉnh Giác mình lấy được cái 2 - 6 với cái 7 của quá khứ mình cộng lại được.

Do đó, khi nói tới Cửu Huyền, có 2 Cửu Huyền 7 và cửu huyền 2 - 6. Cửu Huyền 7 là mới, ông bà cha mẹ của mình mới, thì cái đó, khi làm việc phước mà mình hồi hướng mình hồi hướng đến Cửu Huyền 7 chứ mình không hồi hướng đến Cửu Huyền 2 - 6 vì mình không biết những ông bà cha mẹ đó.

Mình hồi hướng là hồi hướng cho số 7.

Mình việc thiện nào đúng thì mình mới có phước vả người đón nhận việc hồi hướng mới có hiệu quả được, chứ còn không chung chung thì không được.

Mỗi một vấn đề có 7 giai đoạn

1) Paticcavàra – Giai đoạn Liên Quan

2) Sahajàtavàra – Giai đoạn Câu Sanh, 

3) Paccayavàra – Giai đoạn Duyên Sinh, 

4) Nissayavàra – Giai đoạn Y Chỉ, 

5) Sansatthavàra – Giai đoạn Tương Tạp, hay là hỗn hòa, 

6) Sampayuttavàra – Giai đoạn Tương Ưng, 

7) Panhàvàra – Giai đoạn Vấn Đề.  

Giai đoạn liên quan, giai đoạn y chỉ, rồi giai đoạn hỗn hòa rồi mới đến giai đoạn vấn đề. Mình phải dùng trí, chứ mình không thể trả lời kiểu không nhớ, không nghỉ ra được.

Mấy cô làm phước hồi hướng chỉ số 7 thôi, chứ không có 2 - 6 .

Khi mình hồi hướng từ số 7 trước rồi đến số 6 - 5 - 4 - 3 - 2. Mình hồi hướng từ gần nhất của mình là 7 rồi tới 6 - 5 - 4 - 3 - 2 rồi mới tới 1. Người kế bên mình là số 7 là ông bà cha mẹ của mình rồi tới ông cố, ông sơ sau đó.

7 ->    / 6 - 5 - 4 - 3 - 2 /   - 1

Do đó, khi không biết công thức đó thì sẽ không làm được kết quả cho ông bà cha mẹ của mình về lễ báo hiếu này, và không có hiệu quả và không có kết quả và mình làm hoài sai, truớc xưa nay không có ai nói hết và họ không có học pháp của Đức Phật họ không biết cách dùng, Vu Lan chỉ là hình thức thôi chứ nó không có thực tiễn nếu mà không biết cách dùng, bữa nay Sư nói và mấy cô phải làm đúng mới được.

Trong 45 ngày đó Đức Phật Ngài cho phép chỉ dành cho Chư Tăng trong mùa An Cư thúc liễm mình mới làm cái đó, thì mình hồi hướng cho Cửu Huyền là ở số 7, và cái 6 - 2 mới bắt đầu trổ qua cho mình để mình hồi hướng cho Cửu Huyền Thất Tổ của mình.

để hình 1.07.22

Cửu huyền từ 2 - 6 nó trở lại mình chỉ làm ra số 7 cho ông bà cha mẹ, còn 2 - 6 là họ trở lại độ mình, chứ họ không đón nhận của mình. Tâm Đổng Lực của mình 2 - 6 trở lại mình độ lại mình, mình hưởng số 1 với số 7 trong hiện tại này, còn 2 - 6 của quá khứ nó trổ sinh lên cho mình để mình hưởng và mình làm số 1 và số 7.

Nên Cửu Huyền Thất Tổ họ không phải là người đón nhận của mình không, mà họ trở lại độ lại mình, mình chỉ làm được cái số 7 thôi, vì sao? cái số 7 họ còn non yếu, họ còn chưa đủ để độ cho mình, nhưng tới khi họ qua số 2 - 6 rồi họ trở lại độ cho con cháu. Còn số 7 này là họ đón nhận của mình, chứ mình không có làm được 2 - 6.

Đức Phật Ngài chỉ độ được Hoàng Hậu Maya chứ Ngài không độ được 2 - 6. Rồi trong cái 2 - 6 đó là 8 trăm triệu Chư Thiên, rồi trong 2 - 6 đó là chúng sinh hiện hữu Đức Phật đi tới.

Do đó mấy cô phải hiểu rằng là trong đời sống hàng ngày mình chỉ sống được cái số 1 mà 2 - 6 phải trộ giúp mình, và mình tạo tác cho số 7 sinh ra cho mình hưởng và 2 - 6 của quá khứ tiếp tục trổ lại cho mình. Mình chỉ trả cho số 7 thôi, chứ không trả cho 2 - 6, mà 2 - 6 trở lại độ mình, nếu mình làm tròn số 7.

2 - 6 nó trổ lại cho mình chứ không mất, nếu mình không hiểu thì mình sẽ sống theo những cái Nghiệp và Nghiệp Tướng. Giờ mình tạo tác ra hướng đi sai và không đi đúng của 2 - 6 mà mình đã tạo trong quá khứ thì mình lạc đường.

Do đó, 500 tích chuyện bổn sinh jātaka của Đức Phật là 2 - 6  do đó bây giờ Ngài mới hưởng được, nên Ngài nói 4 A Tăng Kỳ Đức Phật thọ ký ta, 23 A Tăng Kỳ ta tu tập là 2 - 6  nó mới trổ sinh cho Ngài, Ngài mới hưởng được cái 1 và 7 để giải thoát, đắc đạo là số 1 và số 7 là giải thoát và không còn sinh tử nữa.

Do đó phải hiểu công thức đó, 2 - 6 sẽ trở lại độ mình, mình chỉ trả được  số 7 và mình gieo lại cho mình số 1 để mình có tương đương. Nếu 2 - 6 mà không biết mà đang độ mình mà mình coi lại kỹ, thì mình đang sống với cái "không biết, nghĩ không ra" thì mình trở lại Nghiệp Tướng của mình.

Đức Phật Ngài chỉ độ được Hoàng Hậu Maya, còn Cửu Huyền Thất Tổ Ngài không có mà Ngài có chúng sinh 2 - 6.

Trở qua trường hợp của Bình Sa vương. 

Thế thì khi cha của bà Gia-du-đà-la là vua Thiện Giác bị đọa vô gián địa ngục là nghiệp quả đưa đi do Vua Thiện Giác cũng dòng họ Thích, vua không bằng lòng Đức Phật vì Ngài đã bỏ con gái ông đi tu. Rồi con trai ông được nhận vào Tăng đoàn khiến ông hận thù thêm. Ông rắp tâm ngăn cản Đức Phật đi đến nơi mời Đức Phật thọ thực, ông ngồi giữa đường, uống rượu mạnh, đón Phật để cản đường. và ông bị đất hút xuống lòng đất . Ông bị đọa Địa Ngục Vô Gián ngay sau đó.

Ngài Ananda hỏi Đức Phật tại sao không độ, Đức Phật nói đó là nghiệp quả của họ, ngoài tầm rồi, mà không đón nhận được phước của Đức Phật, mà Đức Phật Ngài không làm 2 - 6 và Ngài cũng không làm số 7 nghiệp quả,  đó là nghiệp quả của họ

Do đó, Bình Sa Vương nghe lời Đức Phật làm được 2 - 6 cho 3 đời Phật Cửu Huyền của Ngài mà tới nay cái đó là nghiệp quả tới chứ không phải là thiện phước mà họ hưởng.

1) Phước báu đến Cửu Huyền Thất Tổ hạng (7) (Cha mẹ, Ông Bà)

2) Phước báu của hạng 2 - 6 là Ông Bà của mình từ thứ 2 cho đến thứ 6 trở lên trở lại độ cho mình để mình tạo phước (1 + 7) (1 là cho mình, 7 là cho Cửu Huyền hiện tại)

3) Đức Phật độ được Mẹ là Maya (thứ 7) trong Thiện Phước. (Thiện Phước khác với nghiệp quả bất thiện). Đối với vua Thiện Giác là nghiệp quả bất thiện phải đi theo nghiệp của mình, ngoài tầm phước của Đức Phật không giúp được

4) Ngoài Mẹ, Ngài còn độ Chúng sinh --> Chư Thiên, các bậc hữu tình khác là Cửu Huyền Thất Tổ của Đức Phật là trong 800 triệu Chư Thiên mà Ngài nói là những chúng sinh hữu tình hữu duyên với Ngài mà Ngài độ là thân bằng quyến thuộc của Ngài trong đời sống hiện tại là 2 - 6.

Còn Thiện Phước, vua Thiện Giác là nghiệp quả bất thiện phải đi theo nghiệp của mình, ngoài tầm phước của Đức Phật không giúp được

Nên Bình Sa Vương làm không được mà phải nhờ Đức Phật và Chư Tăng chuyển phước đó đi, bởi vì bà con quyến thuội của Bình Sa Vương là đi theo nghiệp quả.

Chính do đó những cái gì là Cửu Huyền của mình vả Ông Bà của mình là phải đi chung một đường thiện phước với mình thì mình đón nhận được, còn nếu họ đi qua nghịch thì họ đi con đường của họ, mà mình muốn chuyển mình phải nhờ cái lực khác chứ không phải lực của mình được.

Thì 2 - 6 trở lại độ cho mình, chính cái đó mình làm hữu duyên cho chúng sinh.

Như bây giờ mình nhìn thấy là thân bằng quyến thuộc mình 2 - 6, còn bên ngoài là nghiệp quả, càng ngày càng đi xa 

Thí dụ, trong đời này mình không thích người  thân bằng quyến thuộc của mình uống rượu, hút thuốc, thì kiếp sau họ không đi chung với mình nữa, nó tách  ra liền, không đi chung đường nữa, và mình muốn cũng không được nữa, họ có đường đi của họ, đó là nghiệp quả tách đi. Bây giờ mình muốn độ thì cái nghiệp của nó phải có một người khác độ mà mình cầu họ độ giùm, đi gián tiếp mới độ được, chứ không đi trực tiếp.

Bây giờ cùng một đường cùng một hướng thì nó sát nhập vô đi tiếp tục đi trên con đường thiện phước quả trổ sinh.

Có 4 điều hồi hướng cho người quá vãng không thành, trong kinh Kiết Tường:

1)  nếu như thân bằng quyến thuộc tà kiến nặng hồi hướng phước không nhận được giống như dội nước lên tường nước chảy xuống, nó không thấm vô được.

2) Nghiệp nặng, phước hồi hướng đến không nhận được .

3) Nếu như thân bằng quyến thuộc không hoan hỉ thì không nhận được phước báu mình hồi hướng.

4) Không đón nhận phước báu do mình hồi hướng.

Nhất là người tà kiến nặng mình hồi hướng họ không nhận được, họ không đi chung con đường với mình 

Có 4 điều, nghiệp nặng, tà kiến, không hoan hỉ, họ không bao giờ đón nhận được phước mình hồi hướng, nó trở thành cái nghiệp quả bất thiện dẫn họ đi, họ sẽ trở thành không phải là Cửu Huyền.

Còn họ hàng của Bình Sa Vương họ còn biết quay trở về, tại vì hồi trước là do cái nghiệp của họ là họ cúng dường cho Phật cho Chư Tăng, nhưng mà là họ ăn trước nên họ phải trả, giờ họ biết rồi, cái đó là cái tội, cái sai của họ thì bây giờ họ sám hối ăn năn thì cái phước của Chư Tăng và Phật độ lại thì họ mới thoát. Chứ còn họ không biết đó là tội mà họ còn cố chấp nữa thì họ không bao giờ gặp được Phật và Chư Tăng, mà họ đang trả cái quả của họ, không có cửa đi tới và họ đi tuốt xa luôn.

Do đó, mình biết được thân bằng quyến thuộc của mình mà còn tới mình là họ còn có cửa trong thiện phước mới tới được, còn họ không tới được là họ đang bị cái nghiệp quả bất thiện chận họ, họ ở trong cảnh giới trả quả bất thiện của họ, không có cơ hội để đón nhận quả phước do mình hồi hướng. 

Vậy thì khi nằm ngủ mà thấy Cửu Huyền vế hay là Ông Bà mình về là họ còn có cửa đến trong thiện phước của mình, đừng sợ và mình hồi hướng cho phước cho họ. Tại vì mình sống trong phước thiện chứ mình không sống trong bất thiện hay nghiệp quả bất thiện nào.

Còn nếu họ sống trong bất thiện và trong nghiệp quả bất thiện họ phải trả thì không có cửa nào để tới gặp mình được. Nên người tới với mình trong giấc mơ báo cho mình biết hay nhắc cho mình biết hay cầu cứu mình cứu giúp thì họ còn có cửa để đến với mình. Thì mình phải làm việc hồi hướng phước cho họ.

Trong bài kinh hồi hướng, mình hồi hướng đến Cửu Huyền, hồi hướng cho thân bằng quyến thuộc hiện tại, rồi cuối cùng là cho tất cả chúng sinh trong 3 giới, 4 loài  (số 7 và 2 - 6) và cho chúng con là số 1, mình hưởng cái đó cộng lại, đều nhau cả thảy. Đó mới là thành tựu được phước và hồi hướng mới có ý nghĩa được.

 Thiền sinh hỏi: Con không có nằm mộng nhưng gần đây tới phần hồi hướng là tự nhiên mấy tên của người bạn con hiện ra, như vậy là sao?

HT trả lời: Không có tự nhiên đâu, mà là những chúng sinh hữu duyên họ cần phước hồi hướng của cô cho họ, và cô phải mở cửa đón và hồi hướng cho họ. Và những người đó cô biết nên mới đọc tên được.

Cửu Huyền của vua Bình Sa Vương tới, vua không biết vì thấy toàn là ngã quỉ, sáng thức dạy lên hỏi Đức Phật đó là điềm gì. Đức Phật nói đó là Cửu Huyền của đại vương đó, bị khổ 3 đời Phật rồi tới dời Phật này là thứ 4, mà cơ hội này là thiện phước của đại vương mới làm được, và Chư Tăng hiện tại này độ mới được, trả hết 3 đời Phật cái nghiệp quả đời này rồi  phước đó đã gieo trồng trong nhiều đời Phật quá khứ mới trổ sanh lên (là 2 - 6) thì họ mới dược đón nhận như vua Bình Sa Vương được đó nhận Phật với Chư Tăng độ họ mới ra khỏi.

Còn cái người mà đến với cô bây giờ là cô biết tên biết người, cái đó là số 7 của cô thì cô phải hồi hướng cho họ. 

Do đó khi người nào đến gõ cửa mình là thiện phước của họ còn, vì mình làm việc thiện, mình sống trong thiện, phước báu mình có họ mới tới với mình, cửa thiện phước của họ còn họ mới tới, còn nghiệp quả của họ trả không ra thì không tới gần mình được. Người nào tới với mình là họ có cửa để tới với mình, còn họ không tới với mình, một là họ siêu rồi họ không cần tới mình, họ ra 7 rồi ra 2 - 6 họ đi theo cái nghiệp phước báu của họ rồi, thứ hai là nghiệp quả của họ đang trả, bất thiện của họ chưa hết.

Nghĩ tới chúng sinh thì phải nghĩ tới mình. ngày mình lâm chung mình là 7 của thân bằng quyến thuộc của mình, rồi mình trở thành 2 - 6 của Cửu Huyền và của mình trong kiếp thứ 3. Do đó, bây giờ mình phải tạo ra thì khi mình tới số 7 thì mình mới có người hiện tại này mới làm cho mình được.

Như cô Tịnh Nhân mà mất thì cô là số 7 của con cô, thì con của cô phải biết làm cho cổ, và cổ sẽ trở lại thành 2 - 6 của ông bà của mình, cô đi qua giai đoạn đó.

Do đó mình phải biết mình không có làm những nấc thang thì nó gãy ngang đó là mình không có cầu cho mình đi.

Con cháu của mình, ở VN khác với bên Mỹ. Nếu như bên Mỹ này hồi còn nhỏ đi đâu không rủ nó đi tới khi nó lớn rủ nó đi nó không đi, nó không đi với mình, mình phải tạo cho nó, thứ Bảy Chủ Nhật mình rủ nó đi thì mai mốt nó đi nó rủ mình đi, con cháu ở đây như vậy đó, không tập cho nó sống với mình đi với mình sinh hoạt với mình, mai mốt nó sống một mình nó. Con cháu ở VN khác, ở Mỹ khác.

Thế thì, cũng vậy, khi mấy cô không làm cho con cháu mình ngay bây giờ thì tới khi mình là số 7 của nó thì nó không có cầu cho mình, mình bắt đầu đi theo nghiệp của ta.

 Mình phải sống trong cái Tỉnh Giác chứ mình không sống trong cái Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng tâm Hữu Phần, mình sống trong Đổng Lực.

Hữu Phần chỉ ngoại lộ, nó không nằm trong lộ, Hữu Phần sống trong trạng thái chưa có cảnh và nó đang ở trong cảnh quá khứ khó mà tụ cho Đổng Lực mà mình sống cái đó là người ta nói là sống trong mơ chứ không phải sống trong tỉnh. Mình đang sống ở đây, đang thức ở đây, đang làm việc ở đây, đang sinh hoạt ở đây mà mình sống trong mơ.

Thiền sinh: Thưa Sư, thí dụ như bà dì của con năm nay 92 tuổi, bà không còn nhớ gì hết, con hỏi bà có nhớ con không thì bà chỉ cười thôi. Thì như vậy bà đang sống trong mơ không?

HT trả lời: Bà đang sống trong cái nghiệp quả của bà, họ không sống trong thiện phước của họ, là họ không có kết nối, tại vì họ không có tạo kết nối trong thời gian trước, tới bây giờ là họ đang ở trong nghiệp quả của họ rồi.

Mình thấy rồi đó, bây giờ mình phải sửa, mình biết rồi, mình không buông tay, mình mới sửa bà dì. Khi bà dì không còn biết mình thì mình không lùi bước trong việc giúp bà, mình tạo thêm cho bà đi vô thêm con đường nghiệp quả của bà nữa, mình phải tạo cho họ. Như Bình Sa Vương không làm được  phải đến Đức Phật. Ngay khi đó bà dì của mình không biết mình là do bà không kết nối được, không có liên quan với mình trong thiện phước này thì phải nhờ Đức Phật, thi mấy cô phải đem hình Phật, Kinh Sách tới trang trí trong nhà bà dì, bà không nhớ cô nhưng bà nhìn hình ảnh Đức Phật, nhìn thấy Kinh Sách thì Đức Phật độ bà.

Mình nhờ tỉnh giác, sáng suốt mình mới làm được việc chứ mình không sống theo cái nghiệp và nghiệp thú tướng của mình được, mình phải sống trong Câu Sinh Nghiệp với cái trí tỉnh giác của mình mới làm việc được cho mình và cho chúng sinh được.

Do đó, không khi nào mà Sư tới một chúng sinh nào cũng vậy Sư đi tới tay không, mà Sư mang hình Phật, Kinh Sách.

Con cháu mình bây giờ cũng vậy, mình nói không nghe, mình sống trong hình ảnh Đức Phật, kinh sách, bắt đầu nó tới nó thấy kinh sách nó lượm cửa đó rồi nó thông qua bên mình và mình từ cửa đó thông qua con cháu, không có cửa nào khác hết. Cửa đó là cửa Tỉnh Giác, cửa đó là cửa trí tuệ, đó là Câu Sinh Nghiệp, chứ mình không sống trong Dị Thời Nghiệp.

Thành ra lễ báo hiểu này phải làm cho đúng chứ không phải mình làm theo hình thức, làm trong trạng thái của cảnh Nghiệp, Nghiệp Tướng, Thú Tướng của tâm Hữu Phần được, mình phải đi với Câu Sinh Duyên, Câu Sinh Nghiệp Duyên với tâm Đổng Lực, với sự chủ động, với sự tỉnh giác, với trí tuệ của mình, chứ không phải mình sống theo tập khí Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y của mình.

Mấy cô phải sống trong tỉnh giác, họ đi theo nghiệp của họ, mà mình đòi hỏi họ thì mình với họ không có kết nối không có liên lạc với nhau. Đó là  trí tuệ.

Đức Phật Ngài cũng vậy.

Nandopananda là con rồng chúa có tà kiến, trên con đường Đức Phật với Chư Thánh Tăng đi thần thông về để độ vua cha Tịnh Phạn 600 do tuần phải về để độ vua cha trong vòng 7 ngày, đang đi thì rồng chúa Nandopananda đưa cái đuôi lên chận. Đức Phật và Chư Thánh Tăng xuống chân núi bên kia, Đức Phật ngồi và chung quanh là Chư Thánh Tăng Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Ananada, các Chư Thánh Tăng xin Đức Phật cho đi độ rồng chúa Nandopananda, Ngài không thấy đủ duyên, tới khi Ngài Mục Kiền Liên xin đi độ rồng chúa Nandopananda, Đức Phật Ngài cho phép và Ngài nói: "Mục Kiền Liên hãy làm những gì nên làm." Mục Kiền Liên bay qua độ rồng chúa Nandopananda.

Đó là cửa ngõ của rồng chúa Nandopananda với Mục Kiền Liên, không phải của Đức Phật và các Chư Thánh Tăng khác cho nên không vô được. Đó gọi là hữu duyên.

 Thế thì khi mình không làm được cho Cửu Huyền của mình 2 - 6 mà trở thành chúng sinh hữu duyên với mình thì lúc đó họ trở thành Chư Thiên độ mình hay là những người hữu duyên với mình.

Cái này vi tế lắm, giờ mình nghiệm ra. Mình sống có 1, và 2 - 6 - 7 này mình không có sống, và mình quên luôn 2 - 6 - 7 của mình ở quá khứ, mình chỉ biết mình bây giờ. Chính cái đó mình gọi là tỉnh giác ngay hiện tại. Còn cái gì trổ sinh lên đừng có phóng dật để mình nghĩ ra cái nghiệp, nghiệp tướng của mình mà mình chỉ làm Câu Sinh, Câu Sinh Nghiệp thì mình mới an toàn.

Trong thiện phước thì mình là người tạo tác, còn nếu mình không trong thiện phước thì mình đang là người bị tạo tác bởi vì quả của mình. Không trở về hữu phần, mình sống trở lại hữu phần là kẹt. Minh sống trong Đổng Lực với hiện tại và mình tỉnh giác, mình biết trong thiện phước là vậy còn nghiệp quả nó đến mình biết vậy thôi. Những cái đó mình bình tỉnh đi trong tỉnh giác.

Do đó, mình phải hiểu mình sống trong thiện phước thôi thì nó tới mình phải biết để mình có tỉnh giác, chứ đừng có phản ứng của mình là Thường Cận Y, phản ứng của mình là trong  kiết sử trong  tập khí của mình, mình thiếu tỉnh giác thì mình trở lại tập khí và kiết sử của mình nghĩ cái này nghĩ cái kia thì mình tạo tác thêm nữa.

Thí dụ, nếu mấy cô ở trong vị trí dịch kinh, câu kinh đó cô đọc không được, đọc không hiểu, thì không có dịch câu kinh đó, không hiểu mà cứ dịch là dịch sai.

Thì cũng vậy, cuộc sống của mình mà mình không biết làm mà mình không đứng lại mà mình còn làm thì là "vô minh duyên hành". Dịch Kinh không được thì ngừng không dịch theo mình, mà tìm kiếm, nghĩ suy, bắt đầu cầu cứu thì 2 - 6 tới với mình.

Cửu Huyền của mình cũng vậy, mà mùa báo hiếu của mình phải vậy, và Cửu Huyền Ông Bà Cha Mẹ của mình cũng vậy, mình cứ làm theo số 7, mình làm đúng số 7 Ông Bà của mình thì số 7 biến số 2 - 6 của họ, rồi cái số 7 này nó mới nối  2 - 6  của mình.

Cái số 7 biết cái 6, cái 6 biết cái 5, chứ không phải mình biết 6 - 5, mà mình làm ẩu thì số 7 nói sai. Mình cứ đưa số 7, rồi số 7 đưa số 6, số 6 đưa số 5, quay trở lại cho mình. 

Mình làm cho đúng thì pháp thành, gọi là Dhammaniyảma = Pháp Ấn. Nó đi theo đúng cái đó, mình không có cộng vô, pháp là vậy đó, mình thêm vô là của mình tạo tác, đúng với Pháp, sống trong Pháp, mình an trú trong Pháp, mà Pháp Ấn nó có.

Thì mình làm đúng với số 7, số 7 biết số 6, số 6 biết số 5, số 5 biết số 4, v.v... Mình làm đúng cái đó, mình không có làm sai, cái phước của mình sẽ thành.

Đức Phật Ngài lên  cung trời Đao Lợi độ cho Mẹ là Hoàng Hậu Maya, vua trời Đế Thích biết lên thỉnh Hoàng Hậu Maya xuống, thân bằng quyến thuộc 800 triệu Chư Thiên đi theo. Gọi là hữu duyên. Hoàng Hậu Maya gọi số 7, số 7 gọi số 6, rồi số 6 gọi số 5, đó là hữu duyên.

 Mình sống trong Đổng Lực và Tỉnh Giác của mình trong Đổng Lực này. Trong Đổng Lực này mình có Tỉnh Giác. Mình tạo tác trong Tỉnh Giác với Đổng Lực này thì mình thành tựu ước nguyện của mình phước báu mới vun tròn.

Bây giờ mình muốn biết về Ông Cố của mình, mình hỏi Cha Mẹ Ông Bà mình, rồi Ông Bà Cha Mẹ mình kể mình nghe. Mà Đức Phật nói Cửu Huyền Thất Tổ, 7 đời Ông Tổ mà có 9 giòng, thật ra mình chỉ có số 7 với số 1, mình là 1, mình chỉ biết 7 thôi, còn 2 - 6 là 7 trở lại 2 - 6.

Nên cái làm của mình đây chính là cái thân, ngự, ý mà câu cô Diệu Giác hỏi trong cái vô minh duyên hành thì mấy cô phải biết sống trong cái tỉnh giác để mà tạo tác ra các kết quả thành tựu chứ không phải thiếu tỉnh giác, mình sống trong vô minh và trong Thường Cận Y Duyên tạo tác chứ không phải là Câu Sinh Duyên tạo tác. Không có làm cái đó, làm cái đó là mình cụng nữa, mấy cô phải vay trả trả vay cho hành động của mình.

Hổ Tương với Tương Ưng, 2 cái này chi pháp của nó cũng giống như Câu Sinh, nó thuộc về Danh Pháp. Thì Danh Pháp chỉ có 2 thôi là Tâm và Tâm Sở lúc nào cũng đồng sinh, đồng diệt, đồng nương một cảnh, đồng nương một căn, là tứ đồng.

Thí dụ, người ta làm trong Nhân Duyên, trong 7 giai đoạn với một nhân duyên thôi thì Hổ Tương Tương Ung nó đi chung và trong cái tu tập đó thì mình chỉ lo đầu đạo, hay là lo cái thiền na, những đường mình đang tu tập mình đi tới. 

Cũng như trong cái 10 Balamat hành cái đó luôn luôn là trí tuệ Balamat trong mọi vấn đề gì mà mấy cô sống trong thiện phước, trong tam vô lậu hoặc với Định và Tuệ thì lấy trí tuệ Balamat làm lúc nào cũng có ly dục và chú nguyện. Trí Tuệ Balamat là Câu Sinh Nhân Duyên

Cái ly dục này nó là Hổ Tương 

Chú nguyện là Tương Uung Duyên.

Nếu mấy cô làm trong Trí Tuệ Balamat mà mấy cô không nghĩ là có Ly Dục và Chú Nguyện, giống như mình lái xe là mình cầm cái tay lái nhưng trong đó phải có 2 cái cầu trước cầu sau đi luôn với tay lái điều khiển bánh xe di chuyển. Thì trong Trí Tuệ Balamat mà nếu không có Ly Dục và Chú Nguyện thì trí tuệ Balamật này không phải là Balamật.

Thí dụ, việc xả thí thiện và xả thí thiện Balamật thông thường thì nó có quả, Nhân, Thiên.

Nếu như xả thí thiện có Balamật trong đó có ly dục + Chú Nguyện thì mới đưa tới Niết-bàn, chứ không có Nhân, Thiên.

Do đó, mình phải biết liền trong khi xả thí, xả thí này là xả thí thiện thông thường hay là xả thí thiện Balamật, mình thiếu Tỉnh Giác. Thì xả thí thiện này rớt trong Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng, mình trở lại thói quen hay tập khí kiết sử của mình đang làm xả thí thiện này. Thì quả nó trở lại mình không ngạc nhiên được, tại vì mình sống trong sự thiếu Tỉnh Giác, mình làm thêm một tập khí nữa, nghiệp dẫn đi, nghiệp tướng tạo ra thì thú tướng có ra thì không có gì là ngạc nhiên. Nhưng tới khi xả thí thiện này mà mình làm có Chú Nguyện với một trạng thái không vọng móng mong cầu ly dục thì đó mới là giải thoát nó không trở lại quả này để cho mình có thú tướng của Nghiệp.

Cái Nghiệp và Nghiệp Tướng là mình tạo tác, Thú Tướng là cái quả của Nghiệp và Nghiệp Tướng này. 

Do đó, Hổ Tương và Tương Ưng nó đi với Nhân Duyên. Hổ Tương và Tương Ưng đi với Câu Sinh mới đẩy mãnh lực duyên năng duyên sở duyên nó mới đến ý nguyện của mình hay là tác ý của mình.

Xả thí thiện là tập khí là kiết sử thói quen và xả thí thiện này Balamật là Tỉnh Giác. Mấy đứa bé làm việc thiện bỏ trái chuối cho ông sư để bát là xả thí thiện. Thiếu Tỉnh Giác là mình rớt vào xả thí thiện thông thường./.


Tuesday, August 1, 2023

027 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 20 tháng 8, 2022

 027 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 20 tháng 8, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "027- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Tám tâm Đại Thiện vô tham, vô sân, đi với vô si là khi nào mình làm đại thiện Tương Ưng Trí thì có đủ 3 nhân. Nhưng nếu Đại Thiện bất Tương Ưng Trí thì chỉ có 2 nhân là Vô Tham, Vô Sân là đôi thứ 2 và đôi thứ 4

đôi thứ hai

3) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

4) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ tư

7) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

8) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)

Thí dụ, như bé Vi và bé Diệu Tường mẹ kêu ra bỏ bát cho ông Sư thì nó nghe lời mẹ mà không biết việc làm này có phước, nó ra bỏ bát xong trở vô, nó đang làm với trạng thái; nếu như làm với trạng thái hoan hỉ vì ông Sư đó nó quen, hay ông Sư đó cười với nó thì nó sài tâm hỉ thọ, còn ông Sư không quen hay là ông Sư không cười với nó, nó ra quăng vật thực vào bát xong đi vô thì nó sài xả thọ.

Còn trạng thái tách riêng chỉ khi nào họ chuyên về phần đề mục thiền Sắc Giới mới tách ra, chẳng hạn như khi Vô tâm Từ, có 2 nhóm ý kiến từ một số nhà Chú Giải:

1) Liên Hợp Kiến, Nhất Trí Kiến (Samānavāda)

2) Nhất Hệ Kiến (Kecivāda)

Nhóm thứ nhất, Samānavāda Nhất Trí Kiến Sư là dạng Giáo Thọ bảo thủ riêng, và một số Chú Giải Sư Kecivāda Nhất Hệ Kiến. 

Nhưng có một số lớn các vị Chú Giải thì nói là không tách riêng được; Vô Tham Vô Sân luôn đi đôi với nhau tại vì nó biến hành. 

Nhưng các vị nói rằng; "có khi sài tâm từ, có khi tôi không sài tâm bi", khi đó họ nói là họ phát triển về Tứ Vô Lượng Tâm, Từ, Bi, Hỉ, Xả, thì họ làm. Còn cái này tôi không có xả thí thì họ rải tâm Từ.

Còn các  Samānavāda  Nhất Trí Kiến, có số lượng lớn các vị giáo thọ, họ nói: 

-  "Khi bạn rải tâm từ cho chúng sinh, bạn có tâm xả thí rồi, với tâm Từ ban ra rồi".

Nhưng cái này không, nó chỉ chuyên về Từ thôi nên nó không Vô Tham, có khi nó đi chung, có khi đi riêng. Nên tâm có khi là 20 tâm sở có khi là 28 tâm sở. Đó là trường hợp tranh luận ở trong phần Tứ Vô Lượng Tâm. 

Còn ở ngoài phổ thông đa phần không biết, khi thí cho người ta mình cứ nghĩ là xả thí là vô tham thôi, không có tâm từ. Đó là do mình không có tâm từ. 

Thí dụ, mình thấy người ta cần thì mình cho chứ mình không có tâm từ ái trong khi mình cho mà cũng không có từ ái với người nhận nữa, do đó nó gọi là như vậy.

Nhưng tính về chi pháp nó là biến hành không có tách rời được, khi nó có nó có một lượt 19 tâm sở này luôn một lúc, do đó, 2 cái đó vẫn còn tranh cãi nhau.

Thí dụ, khi mình xả thí có khi có từ ái, có khi không từ ái: Cách cho, và người nhận.

Xả thí có 2 là: cách cho

-  cách cho là mình cho:  Mình cho với trạng thái từ ái 

                                      Hay mình cho với trạng thái không từ ái

- Người nhận: Mình cho với trạng thái mình có từ ái với người nhận.

                      Hay mình cho với trạng thái không từ ái với người nhận.

Hai cái này vẫn còn tranh cãi.

Trong chi pháp là Vô Tham và Vô Sân, nó là biến hành tịnh hảo, thì nó luôn luôn có một lượt có cùng chung, nhưng họ vẫn tách ra mấy cái đó

Chữ xả thí với từ ái không dính nhau, họ nói vậy đó.

Gốc xả thí là Vô Tham mà có Từ Ái là Vô Sân, mà hai cái này có khi không chịu cho đi chung, họ còn quẹo qua phần hành Brahmavihāra Tứ Phạm Trú thì họ chỉ có Tâm Từ với Tâm Từ thôi chứ không có Vô Tham trong đó, họ đi trong góc độ Từ, Bi, Hỉ, Xả, thì pháp đầu tiên.

1) Từ Ái Phạm Trú. Họ nói trong Từ Ái không có Vô Tham, chỉ có Vô Sân thôi. Nhưng, Vô Sân là chủ vị là chủ yếu, trong chủ yếu này đã có Biến Hành Tịnh Hảo vô chung rồi. 

Nhưng họ không chịu, họ nói Từ Ái là Vô Sân rồi, Từ Ái đâu có Vô Tham, cái đó mình sài tâm Đại Thiện. Mình chỉ có tranh cãi biện luận là trạng thái Tương Ưng Trí hay Bất Tương Ưng Trí thôi. Chứ không thể nào nói ra Vô Tham, Vô Sân. Vậy mà cái đó thành ra một bộ tranh luận.

10.21 Trong quyển I Sư bổ túc lại có tất cả  800 trang thì phần sau có phần lợi ích cho người hành giả tu tập Vipassana Minh Sát Tuệ, Sư viết khoảng 2 tới 4 trang đầy đủ trong đó.

Trong chương II Tổng Hợp về Tâm Sở Cetasikasaṅgaha (trang 192) Sư có giải thích lại phần Tứ Vô Lượng Tâm có 2 nhóm tranh luận là Nhất Ban Kiến Sư và Tổng Hợp Kiến Sư, các vị Giáo Thọ Sư tranh luận với nhau

Có 2 nhóm là:

Nhóm Samānavāda = Ý Kiến Chung, là tổng quát, tổng hợp

Nhóm Kecivāda - Ý Kiến Riêng, nhóm Niết bàn

Nhóm của Ngài Anuruddhā các vị nhìn về chi pháp. 

Nhóm Kecivāda đi riêng, không đi chung.

Do đó có sự tranh luận cho tới ngày hôm nay họ cũng vẫn lập luận như vậy.

Không thể nào giải tỏa được kiến chấp của con người. Chẳng hạn như, khi nói tới Thọ không thể nào có riêng được, tại vì Thọ là Biến Hành, nó có trong các tâm, do đó trong các phần Thọ Niệm Xứ không thể nào giải riêng được, khi nói tới Thọ nó phải nằm trong Tâm Thức. Nhưng ngày hôm nay trên thể giới hay nói chung trên các trường thiền lớn một số vị Giáo Thọ dạy, họ không thể chỉ dẫn được con đường tu tập đi tới kết quả được, nhưng họ vẫn diễn giải về Thọ không, chỉ Niệm về Thọ. 

Thế thì cái gì Niệm được Thọ, cái gì Nhận Thức được Thọ, phải do cái tâm, mà tâm thì có mặt hết trong các Thọ, Thọ có mặt trong hết trong 121 tâm không tách rời ra được, nó đứng đầu, đồng sinh, đồng diệt, đồng căn, đồng biết một cảnh. Bây giờ họ vẫn đưa ra thuyết là Thọ Niệm Xứ thôi, không dạy cái gì khác, do đó trở ngại ghê lắm.

Lớp học của mình đây là Sư chỉ gói ghém trong nội bộ mình thôi chứ Sư không thể nào mà đưa ra phổ biến được. Trường hợp anh Tâm Nhị đưa lên Youtube, số Phật tử họ hay các vị ở ngoài nghiên cứu chuyện đó mình hoan hỉ, tuy nhiên dưới góc độ của Sư là chỉ biết nội bộ thôi, mình học với nhau có gì thắc mắc thì cùng nhau giải đáp được. Chứ còn nếu đưa ra bên ngoài thì họ có ý kiến, rồi tranh luận hơn thua sai trật, đối với Sư ngày hôm nay Sư không có một tâm huyết để mà Sư chỉ dạy. Ở bên ngoài có đủ hết các minh Sư các vị cao tăng lỗi lạc thì các vị đó nhận trách nhiệm vấn đề mà xiển dương Phật Pháp thì Anumodanà với các vị, chứ Sư thì Sư chỉ có trong khuôn khổ nhỏ bé này thôi.

Quí Phật tử cố gắng trao đổi nhau những kiến thức mà Sư biết hay là Sư chia xẻ thì chúng ta cùng nhau trao đổi, còn ngoài ra Sư không có, nên từ trước đến nay cái lớp học của mình đây mang tính chất như trong nội bộ, do đó, mình cười, mình vui, giỡn hay là mình giải thích được hay là có sự tranh luận nhau một cách rất thoải mái, nhưng bên ngoài họ phê bình là không nghiêm túc hay là gì đó, thì chuyện đó là tại họ, tại vì mình đâu có truyền ra ngoài, nhưng bây giờ có truyền ra ngoài thì Sư cũng hoan hỉ thôi.

Do đó, mình chỉ cố gắng học cho trí thức mình đủ là được, còn bên ngoài trúng sai hay dở cao thấp hay cái gì đó mình cũng hoàn toàn không nên để tâm tới.

Cho tới ngày hôm nay vấn đề Xả Thí Vô Tham là tranh luận lớn, và chia làm 2 nhóm SamānavādaKecivāda chưa có thống nhất, chưa có ngã ngũ, chưa có ai đồng ý, bên Kecivāda vẫn bảo thủ là họ đúng, bên Samānavāda họ cũng bảo là họ đúng. Nhưng đứng ở góc độ của Samānavāda số lượng lớn các vị Giáo Thọ. Còn Kecivāda chỉ một vài cá nhân thôi, họ hành thiền, họ tu về pháp môn Brahmavihāra Tứ Vô Lượng Tâm, họ tranh luận, họ giải thích trong góc độ nhận thức được khi họ tu. Nhưng về kiến thức, về pháp học (Pariyatti), 2 cái đó phải phối hợp nhau để có kết quả thì họ không chịu. Có những người đi về pháp hành (Patipatti) thôi, họ không đi pháp học, một đời của họ không đụng vô pháp học, và họ không có bài bản của pháp học, họ phải học từng lớp từng lớp, qua từng pháp từng pháp, họ chỉ đi về pháp hành (Patipatti), họ thực hành ngang, rồi tu lâu năm thành trưởng lão thôi, do đó họ có những ấn chứng hay họ có những trải nghiệm thì họ giữ lấy cái đó, và khi đụng vô thì họ chưng bày ra, nhưng không có trên cơ sở nào để mình tôn trọng với nhau thì nó chỉ đưa đến "Tôi đúng, anh sai" thôi.

Do đó, ngày hôm nay thì Sư khuyên lớp học của chúng ta đứng ngoài vấn đề đó, không đứng trong vấn đề tranh luận đó, cho sự tu tập được an lạc. Sư nghĩ thời buổi bây giờ khổ quá rồi mà mình còn chuốc thêm cái khổ nữa không nên.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, trong Paṭṭhāṇa khi nói 7 giai đoạn của một vấn đề, khi nói tới giai đoạn Tương Ưng, khi tới hành xả trí thì mới Tương Ung được?

HT trả lời. Có khi, có trường hợp có một vấn đề có khi có người phụ giúp mình, có người tương ưng với mình, có người phối hợp với mình thì mình có giai đoạn tương ưng. Nhưng có những vấn đề chỉ một mình làm mà không ai giải quyết với mình hết, không ai phụ với mình, không ai kết hợp với mình, thì mình phải làm sao? 

Khi gặp một vấn đề gì hay làm một việc gì thì mình phải phân tích theo 7 giai đoạn của Paṭṭhāṇa :

 1) Paticcavàra – Giai đoạn Liên Quan

2) Sahajàtavàra – Giai đoạn Câu Sanh, 

3) Paccayavàra – Giai đoạn Duyên Sinh, 

4) Nissayavàra – Giai đoạn Y Chỉ, 

5) Sansatthavàra – Giai đoạn Tương Tạp, hay là hỗn hòa, 

6) Sampayuttavàra – Giai đoạn Tương Ưng, 

7) Panhàvàra – Giai đoạn Vấn Đề.  

Bẩy giai đoạn đó tiêu chuần đi như vậy, nhưng mình nhìn lại nghiệp của chúng sinh có riêng biệt, có người có phước thì có tập thể, người không có phước thì cá nhân, lúc họ làm việc thiện họ không có rủ ai hết thì họ không có Tương Ưng. Còn giai đoạn Hỗn Hòa. Rồi giai đoạn Y Chỉ nữa, Nương Đổ nhau nữa.

Như vậy 7 giai đoạn của vấn đề là tiêu chuẩn. Có người đầy đủ 7 giai đoạn từ giai đoạn 1 là giai đoạn liên quan đến cuối là giai đoạn thứ 7 là giai đoạn giải quyết dứt điểm vấn đề này thì đó là lý tưởng.

 Nhưng có khi không đủ, có khi có 5, có khi có 3, có khi có 1. Mình phải coi mình trong cái pháp đó, mỗi một giai đoạn nào, vấn đề nào của mình, mình có đủ không cái mình mới biết cái tu tập của mình và cái phước của mình, nghiệp quá khứ và hiện tại, 2 cái mình đối chiếu nhau bắt đầu mình bổ túc, đó là người trí, mình có sáng trí cho việc tu tập của mình, chứ còn không mình đọc suông qua rồi bỏ đi không áp dụng không suy nghiệm thì không có kết quả. 

Sư lúc nào cũng vậy. Thí dụ như về vấn đề dịch thuật kinh điển, Sư không có đủ 7 giai đoạn. Nếu nói về 7 giai đoạn thì Sư chỉ có về mặt tinh thần, chứ về vật chất Sư không có, tức là không có người, về mặt tinh thần Sư có đủ hết, sách vở kinh điển gì Sư có hết, nhưng về người hổ trợ không có đủ, thì Sư nghĩ mình thiếu, thì khi biết mình thiếu thì Sư nhìn người nào không đủ thì mình có trải nghiệm rồi thì mình nhắc nhở họ được. Thí dụ như mình thấy có người làm mà không đủ người, bữa nay làm giỗ mình không đủ người, tại vì mình đã có trải qua, cái đó là sự thật vậy đó, không phải là mình đoán hay là mình nghĩ mà là mình có trải qua, có khi mình cũng thiếu người, hụt trước hụt sau và mình cũng đắp vá mình phải làm cho xong, thì cái đó mình phải coi lại. Giai đoạn Tương Ưng là cái phước kết hợp nhau mới được. Còn giai đoạn Y Chỉ là cái đức mình có mình mới có Y Chỉ. Mấy cái đó không phải đơn giản, mỗi cái có phần chi tiết. 

Đọc lại bộ Paṭṭhāṇa khi mà đưa đến giai đoạn vấn đề, Đức Phật Ngài dạy giai đoạn Liên Quan, giai đoạn Y Chỉ, giai đoạn Tương Ung, giai đoạn Hỗn Hòa, những giai đoạn đó, duyên có bao nhiêu, có giai đoạn vấn đề đủ trong đó, do đó, mình phải coi cái đó. 

Trong Paṭṭhāṇa trình bày hết 7 giai đoạn, một Tam Đề nào cũng có 7 giai đoạn, phải coi rồi lượt ra Giai Đoạn Liên Quan này nó thiếu cái gì và nó đủ cái gì là của Giai Đoạn Vấn Đề, mình lấy Giai Đoạn Vấn Đề là giai đoạn hoàn mỹ, nơi đây mình phải đo lại xem Giai Đoạn Liên Quan thiếu cái gì bắt đầu mình so và ghi ra. Rồi giai đoạn Tương Ưng thiếu cái gì với giai đoạn Vấn Đề, mình ghi ra. Rồi giai đoạn Y Chỉ thiếu cái gì mình ghi ra, giữa giai đoạn này với giai đoạn này thiếu cái gì, không giống nhau cái gì, và giống nhau cái gì, mình có sự nhận xét. Rồi từ đó con đường tu tập của mình diễn tiến.

Đó là trải nghiệm một cuộc đời của mình trong mỗi sự việc xảy ra vấn đề gì mình có khi làm đủ hết 7 giai đoạn, có khi mình làm thiếu giai đoạn, và có khi mình không biết mình đã làm bao nhiêu giai đoạn trong một vấn đề, điều đó quan trọng lắm, nên Paṭṭhāṇa này là một kim chỉ nam, là một cách thức sống chỉ dạy cho con người mình biết cách sống, chứ không phải qua kinh điển, không có một kinh văn nào trình bày như vậy. 

Do đó Sư muốn đưa Paṭṭhāṇa này cho các quí Phật tử, đó là yếu tố quan trọng nhất, mà chính đó Đức Phật Ngài hoan hỉ, Ngài thanh tịnh, Ngài Nhất Thiết Chủng Trí tỏa hào quang 6 màu Ngài thuyết Paṭṭhāṇa này.

Sư cũng vậy, khi đọc hết kinh Nikaya, như ngày hôm nay Sư có đủ bộ chú giải và giáo khoa thư và giáo trình giáo án của 5 bộ Nikaya Ngài Thītasīla đưa hết cho Sư, bộ kinh của tôn giáo Miến Điện Ngài trao lại cho Sư, Sư có đủ hết bằng tiếng Anh, Sư coi rồi Sư gác để trên kệ, Sư đọc Paṭṭhāṇa tại vì trong Nikaya không có giải thích như Paṭṭhāṇa.

Cũng vậy, khi qua bộ Bộ Pháp Tụ (Dhammasangani), Bộ Phân Tích (Vibhanga), Bộ Chất Ngữ (Dhatukatha), Bộ Nhân Chế Định (Puggalapannatti), Bộ Ngữ Tông (Kathavatthu), Bộ Song Đối (Yamaka), 6 bộ trước không hoàn thiện như bộ Paṭṭhāṇa 

Do đó, 13 điều mà chúng ta giải quyết được 7 giai đoạn chúng ta cần phải nắm bắt, những cái đó trong Paṭṭhāṇa mới trình bày, 13 điều trước vừa Siêu Lý vừa Chế Định, giữa bản ngã với không bản ngã, bản nguyện qua 7 giai đoạn không có trong 6 bộ trước không có nói mà chỉ có Paṭṭhāṇa có thôi. Bộ Paṭṭhāṇa này là hoàn bảo, sung mãn đầy đủ.

Tất cả câu chuyện khi các Phật tử nêu lên Sư nghiệm về vấn đề trước rồi Sư mới đi qua 6 giai đoạn của vấn đề đó rồi Sư mới giải đáp được vấn đề. Cũng như Sư nói 7 bộ Paṭṭhāṇa thì mình thuyết pháp hay nói pháp thì phải đi tuần tự, bắt đầu vô phải đi Pháp Tụ, rồi Phân Tích, rồi Nguyên Chất Ngữ, rồi Chế Định, bắt đầu ra một bài pháp là phải qua 7 bước đi như vậy mới có, thì 7 giai đoạn này cũng vậy.

Học Paṭṭhāṇa này một học một gấp 10 học Nikaya, học một mình nắm được hết mấy bộ kia, không thể nào thiếu được. Mình coi lại mấy bộ kia với góc độ đầy đủ là giải đáp được mấy bộ kia dễ dàng.

Bộ chú giải, chánh tạng có 24 Duyên, mà qua chú giải có 47 đến 52, bắt đầu có sự kết nối hay có sự bổ túc vô. Tuy nhiên ở trong bộ Chánh Tạng phần đó có giải thích, nhưng nó giải thích trong phần hạn chế rồi qua nhà Chú Giải mới viết ra thêm, thành ra những bộ Tiền Sinh Duyên, Hậu Sinh Duyên, hay Hiện Hữu Duyên, Bất Ly Duyên, Bất Tương Ung Duyên, mấy cái đó họ có thêm. Sư có dịch ra mấy phần đó, tuy nhiên không có rõ cho bộ chú giải khi người ta nhớ bộ chú giải này mà người ta học người ta đọc lại bộ chánh tạng người ta thắc mắc.

Tại vì, Khi Đức Phật Ngài thuyết pháp Abhidhamma cho mẹ của Ngài ở trên cung trời Đao Lợi và Chư Thiên nghe, thì Ngài chỉ khẩu thuyết, đọc quyển xanh (Chánh Tạng) thì thấy rằng Đức Phật Ngài nói với Chư Thiên trên trời như vậy đó, nhưng quyển đỏ có khác một chút, bộ đó là bộ chú giải.

Thứ hai nữa khi Ngài gặp Ngài Xá Lợi Phất khi Ngài đi bát bên Bắc-cưu-lưu-châu (Uttarakurudīpa) rồi vòng qua Nam Thiện Bộ Châu - cõi người (Jambūdīpa), Ngài trùng tuyên cho Ngài Xá Lợi Phất, Ngài chỉ nói Matika  những tựa đề thôi tức là các duyên thôi, rồi Ngài Xá Lợi Phất viết ra, xong rồi các nhà Chú Giải viết lại với sự hiểu của mình cho tới ngày hôm nay. 

Thì qua 3 giai đoạn của các nhà chú giải. Hồi xưa người đầu tiên Chú Giải mấy bộ kinh Phật là Ngài Buddhaghosa người Ấn Độ, sau tới Ngài Anuruddhā bộ Abhidhammattha Sangaha là Ngài Anuruddhā viết, sau đó là Ngài Ledi Sayadaw thuộc nhóm Samānavāda, rồi sau đó có thêm các nhà Chú Giải cùng thời với Ngài Ledi Sayadaw, như Ngài Nyanaponika là những nhà Chú Giải nhỏ thuộc nhóm Kecivāda. 

Thì mình chia làm 3 giai đoạn của các nhà chú giải 

Ngài Buddhaghosa 

Ngài Anuruddhā 

Ngài Ledi Sayadaw viết toàn bộ. Số sách ngày hôm nay không đủ, cùng thời có Ngài NyamaponikaNyamatilola thuộc thiểu số viết ra những quyển sách nhỏ

Riêng bộ Paṭṭhāṇa có Ngài Nārada Sayadaw người Miến Điện,  Ngài chuyên về bộ Paṭṭhāṇa Ngài viết ra được 2 tập. Ngài  Nārada Paṭṭhāṇa Sayadaw của Miến Điện Ngài chuyên về Paṭṭhāṇa, và chính là Ngài viết bộ Paṭṭhāṇa,  Ngài  Nārada Paṭṭhāṇa Sayadaw của Miến Điện Ngài viết một số chú giải, còn Ngài Mahāthera Nārada là người Tích Lan.

Ngài Buddhaghosa chủ yếu là cuốn Visuddhimagga (Thanh Tịnh đạo) trong bộ này Ngài nói Tam Tạng chỉ có 3 thôi là Giới, Định, Tuệ. Ngài nói  Giới Thanh Tịnh Đạo là nằm trong Tạng Luật, Định nằm trong mấy bộ Nikaya. Ngài  Buddhaghosa gom Tam Tạng vào trong Thanh Tịnh Đạo, do đó, Ngài viết ra 2 quyển. Thì bộ thứ 3 Abhidhamma nói về Tuệ nói về pháp hành Vipassana.

Khi Ngài viết như vậy Ngài nói về Giới Thanh Tịnh Đạo. Ngài có viết một bộ trác tuyệt của Ngài rất nổi tiếng là bộ Aṭṭhasālinī Chú Giải Bộ Pháp Tụ này là bộ chú giải, do Ngài Buddhaghosa viết bộ chú giải đó. Nhưng thật ra nó nằm trong bộ Dhammasangani Bộ Pháp Tụ là bộ thứ nhất của Abhidhamma. Tất cả các pháp, Pháp Thiện, Pháp bất thiện, Pháp Vô Ký, Ngài Buddhaghosa viết trong bộ Aṭṭhasālinī Chú Giải Bộ Pháp Tụ.

Thì bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh đạo) ngày hôm nay trong hàng Phật tử xuất gia cũng như tại gia có 3 bộ được giải thích của bộ gốc của Ngài Buddhaghosa thì Sư có hết. Và bộ cuối cùng là bộ thứ tư là Vipassanājuni  là qua khỏi bộ Visuddhimagga này, bộ đó của Ngài Mahasi viết khi Ngài mất thì hàng hậu bối của Ngài viết lại, thì người viết lại là Ngài U Silananda viết tập I. Qua tới Thái Lan họ làm hoàn bị luôn 3 tập.

Ngài Anuruddhā viết hết 7 bộ Abhidhamma, 9 chương 

Ngài Ledi viết những bộ The  Manual of the Dhamma

Còn các Ngài NyanaponikaNyanatillola viết những bộ sớ giải những bộ tiểu giải nhỏ thôi.

Khi nói tới Duyên mà có những sai biệt giữa bộ Chú Giải với Kinh Tạng thời nguyên thủy Đức Phật nói với Chư Thiên, thì Ngài nói như vậy đó, nhưng ngày hôm nay các Ngài nói như vậy là không đủ, tại vì trong bộ Chánh Tạng có chẻ ra, nhưng mà chẻ ra tới mức 47 Duyên rồi tới Ngài Tịnh Sự mới ra 52 Duyên (27 + 25 = 52).

Thì đó là những bộ Chú Giải.

Thí dụ mình nói Giống Vô Gián có 28: Vô Gián Duyên, Đẳng Vô Gián Duyên. Nhưng ở trong Chánh Tạng không nói Vô Gián Cận Y. Nhưng Vô Gián Cận Y chia làm 2 là Vô Gián và Cận Y. Mà trong Cận Y này thì ở trong Chánh Tạng thì nói Cảnh Cận Y và Thường Cận Y, chứ không nói Vô Gián Cận Y. Do đó, giống Vô Gián này nằm giữa hai loại giống, giống Vô Gián và giống Cận Y. Mà giống Vô Gián Cận Y này chỉ dành cho đạo quả Alahán Vô Sinh thôi.

Khi người tiến tu qua 3 trường hợp Vô Gián Duyên, Đẳng Vô Gián Duyên, Vô Gián Cận Y, thì giống Vô Gián có thêm Trùng Dụng Duyên.

Thì phần Vô Gián Cận Y này các vị Chú Giải nói, nhưng nó cũng nằm trong bộ giống Vô Gián, nằm trong phần Vô Gián Cận Y, nằm trong phần Thường Cận Y, nhưng không có đào sâu vô.

Vô Gián Duyên có Hiệp Thế và Siêu Thế 

Đẳng Vô Gián Duyên có Hiệp Thế và Siêu Thế

Vô Gián Cận Y chỉ có Siêu Thế. (Vô Gián Cận Y là được đạo quả Alahan).

Bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh đạo) là bộ Chú Giải Ngài Buddhaghosa viết rất hay, nên thời gian hồi xưa đi học Sư nghiên cứu Phật Pháp, có 2 loại Chánh Tạng - chỉ có Tam Tạng, và Tục Tạng (Chú Giải và phụ Chú Giải).

Chánh Tạng là Tam Tạng có Tạng Luật (quí Phật tử không được nói Kinh, Luật, Luận), đó là nói sai, khi người ta kết tập Tam Tạng lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ tư, lần thứ năm, là người ta đưa Tạng Luật Vinaya Pitaka lên hàng đầu, sau đó tới Tạng Kinh Sutta Pitaka, rồi sau tới Tạng Vô Tỷ Pháp Abhidhamma Pitaka

Không có gọi là Luận Tạng. Luận Tạng thuộc về Lục Tạng gồm có Duy Thức Luận, Câu Xá Luận thuộc Luận Tạng của các Ngài Thế Thân, Ngài Vô Trước, các vị Luận Sư. 

Vô Tỷ Pháp Abhidhamma chỉ do Đức Phật Ngài thuyết.

Ở VN cứ nói Kinh, Luật, Luận, là sai với truyền thống của Tam Tạng. Từ sau 100 ngày sau khi Đức Phật Ngài viên tịch, kỳ Kết Tập Tam Tạng lần thứ nhất trong 3 tháng Ngài U Ba Ly trùng tuyên Tạng Luật. AbhidhammaDhamma thì Ngài Ananda trùng tuyên, người vấn hỏi là Ngài Kassapa. Nhưng tới thời Ngài Mahasi Mingun một mình Ngài Mingun Ngài bao trùm luôn 3 Tạng, Ngài thuộc lòng 6,000 ngàn trang, sau này Ngài dạy Chư Tăng về Tam Tạng là học thuộc lòng chứ không dạy như Sư cắt nghỉa từng câu từng chữ đó là dạy, còn Ngài chỉ cho học thuộc lòng thôi. 

Những bộ sau như Visuddhimagga (Thanh Tịnh đạo) hay là Vipassanādīpanī, Vipassanājuni mấy bộ này là Tục Tạng.

Bộ Milindapañha Mi Tiên Vấn Đáp, vua Milinda hỏi và Ngài Nagasena, còn được gọ là Milinda Sở Vấn Kinh người đáp là Ngài Nagasena. Bộ này thuộc về Tục Tạng.

Chánh Tạng là những gì Đức Phật nói hay Ngài thuyết.

Tục Tạng là các vị Chú Giải, những nhà Sớ Giải hay những nhà Luận Sư, những nhà Giáo Thọ sau này viết ra.

Như kinh Kiết Tường là Chánh Tạng, tại vì Chư Thiên đến vấn hỏi Đức Phật, Ngài mới nói 38 điều Kiết Tường đó là nhân sinh ra phước báu, thì nằm trong Nikaya, chứ không phải là Tục Tạng.

Những bộ sau như Visuddhimagga (Thanh Tịnh đạo) hay là Vipassanādīpanī, Vipassanājuni  bộ Milindapañha Mi Tiên Vấn Đáp là sau thời Đức Phật.

Như vậy thì những Tục Tạng  là sau thời Đức Phật mà những nhà Chú Giải, Sớ Giải viết ra theo sự học hỏi hay kiến thức của họ viết ra thì những bộ đó thuộc về Tục Tạng chứ không phải là Chánh Tạng. Và có những bổ túc. 

 Ngay cả Chánh Tạng mà không có những bộ Chú Giải mình cũng không học nổi. Do đó, mình học phải cho đúng.

Thì ở đây, ở trong chùa của mình có đủ hết những bộ này. Nhưng ngày hôm nay chủ trương của Sư chủ yếu của Sư là Sư phải làm bằng mọi cách bằng mọi công lực với sức lực của Sư là phải làm cho xong bộ Abhidhamma nhất là bộ Paṭṭhāṇa. Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác đến với thế gian này thì họ phải để lại, thí dụ như các Ngài còn là Bồ Tát đang tu Balamật Ngài phải để lại giáo pháp, mà giáo pháp họ thừa hưởng của các vị Phật mà họ đã trải qua. Thí dụ như Sư nguyện Chánh Đẳng Giác, Sư thừa hưởng giáo pháp của Đức Phật Gotama do đó Sư phải để lại giáo pháp, đó là cái gạch nối cho Sư tiếp tục giáo pháp cho tới khi nào Sư hoàn thành nguyện Chánh Đẳng Giác tới ngày Sư đắc chứng đạo quả, thì Sư phải để lại phần quan trọng nhất, phước báu nhiều nhất là bộ Abhidamma, rồi sau đó Sư mới ra mấy bộ Nikaya. Sư có đủ hết, bây giờ Sư có giáo án của Nikaya và luôn cả những phần Chánh Tạng, Tục Tạng, Sư phải tạm gác lại để lo cho xong bộ Abhidamma. Như trong năm nay Sư phải tiếp tục những bộ Paṭṭhāṇa cho hoàn tất, rồi mới đi qua mấy bộ kia.

Do đó, các Phật tử có yêu cầu cho họ học tiếp qua bộ Buddhavamsa Chủng Tộc Chư Phật. Buddhavamsa là Chánh Tạng nằm trong Nikaya mà thuộc Tiểu Bộ Kinh - Khuddaka Nikaya có 2 quyển Chú Giải là Mahā BuddhavamsaCula Buddhavamsa thì ở trong chùa mình có đủ 2 quyển Chú Giải này.

Bây giờ có một số Phật tử yêu cầu vì họ đọc xong bộ Buddhavamsa quyển đỏ và 3 quyển chú minh 1, 2. 3. Họ muốn đọc tiếp, Sư nói không được vì Sư chưa làm xong bộ Paṭṭhāṇa 

Có một số Phật tử yêu cầu Sư cho đọc quyển Milindapañha Ngài Giới Nghiêm có dịch 2 tập với tựa đề Na Tiên Vấn Đáp là Ngài dịch nghĩa theo tên Ngài Nagasena,  Milinda là Mi Tiên, ông vua Mi Tiên, Ngài HT Giới Nghiêm dịch 2 tập, sau Sư Giới Đức là Minh Đức Triều Tâm Ảnh ở ngoài Huế hiệu đính lại những văn tự cú pháp quyển Na Tiên Vấn Đáp của Ngài Giới Nghiêm, bây giờ ở VN có 2 quyển đó. Sư cũng có, nhưng Sư không đụng vô bộ này, tại vì chương trình của Sư là Sư phải đi song ngữ chứ không đi một Việt ngữ, những bộ Tục Tạng này Sư đi song ngữ. Chí đến VipassanājuniVipassanādīpanī Sư cũng đi song ngữ. Hiện thời có một số Phật tử yêu cầu Sư cho học Milindapañha nhưng Sư không làm vì không muốn sao lãng chương trình của Sư đang làm, các quí Phật tử nhẫn nại chờ.

Sau khi Sư làm xong bộ Abhidhamma Sư sẽ trở qua những bộ quí Phật tử yêu cầu, có thể 400 năm hay 600 năm sau Sư trở lại với bộ Milindapañha.

Chánh Tạng chỉ có 3 Tạng do Đức Phật Ngài thuyết bằng khẩu truyền, còn ngoài ra là Tục Tạng hết.

 Nghiệp lực chia làm 3:

1. Câu Sinh Nghiệp.

2. Dị Thời Nghiệp.

3. Dị Thời Nghiệp + Thường Cận Y. Bộ này là bộ Chú Giải. Thuộc giống Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y hai cái kết hợp nhau. 

Như vậy thì những cái gì mình đang làm đây có 2 loại:

 1) Câu Sinh Nghiệp. Cái gì mình tạo tác ngay hiện tại này là Câu Sinh Nghiệp Lực (hiện tại và vị lai). Tạo tác hôm nay có thể trổ quả hôm nay, có thể trổ quả trong vị lai, nó thuộc loại Giống là Câu Sinh Nghiệp. Tạo tác hôm nay cho quả hiện tại và có thể cho quả vị lai. Thuộc về Câu Sinh Nghiệp.

2) Dị Thời Nghiệp. Còn những cái gì mình đang thọ hưởng đây, vui, buồn, sướng, khổ, đẹp, xấu, hay giàu, nghèo, là mình hưởng của Dị Thời Nghiệp, là quá khứ và hiện tại. Dị Thời Nghiệp thuộc về Kiết Sử, Lậu Hoặc, và Triền Cái. Có những cái mà không biết tại sao lúc đó tôi làm, tôi không hiểu được tại sao tôi làm. Nó có một mãnh lực làm cho con người đó họ làm nhưng khi họ bình tỉnh lại hay là có những lời khuyên giải hay người ta giải thích họ mới giật mình, lúc làm họ không nghĩ ra, họ thừa hưởng cái quá khứ và cái thói quen của họ hay thường quen của họ hay là cái thường quen họ làm.

Do đó, Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y cộng lại làm một và có Mãnh Lực Duyên nữa. Mãnh Lực Duyên rất mạnh, nó thuộc Lậu Hoặc, thuộc Kiết Sử và Triền Cái, trong đời tu tập của mình bẻ gãy không nổi, nó chỉ thua Vô Gián Cận Y thôi.

Mình sợ Mãnh Lực Duyên của  Dị Thời Nghiệp + Thường Cận Y. Nhưng, mình phải tu Vô Gián Nghiệp Lực. Vì lý do đó, Sư không muốn đụng chạm tới Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y làm quí Phật tử lo. Mà Sư muốn thúc đẩy Vô Gián Cận Y, Vô Gián Nghiệp Lực thôi, mình phải liên tục không gián đoạn, thì mới ra được Thường Cận Y với nghiệp của mình đeo đuổi mình như bóng với hình. 

Khi nói tới Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y thì có 2 lãnh vực mình cần để ý là Sắc và Danh,  tài sản của cải vật chất thuộc về sắc, có khi có, có khi không, nhưng nó có ảnh hưởng trong Dị Thời của mình, đó là đời quá khứ mình có xả thí bây giờ mình mới có tài sản của cải vật chất. Nhưng cái Danh, nghĩ tối, nghĩ xấu, thiện, bất thiện, an vui, không an vui, đau khổ, nó đeo ta như bóng với hình.

Sắc (của cải, tài sản) có khi có có khi không, không sao.

Nhưng, Danh luôn luôn có. Do đó, phải sợ cái Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y.

Chính cái đó thì khi mình biết Dị Thời Nghiệp Duyên và Thường Cận Y Duyên kết hợp nhau thành một Mãnh Lực Duyên thì Vô Gián Nghiệp với Vô Gián Cận Y nó phải liên tục mới bẻ gãy được Danh (suy nghĩ xấu, tốt, thiện, bất thiện)

Là một Mãnh Lực Duyên đặc biệt. Đức Phật Ngài có nói nhưng mọi người nghe không lọc ra được, nên các Chú Giải mới lọc ra để nhắc nhở cho mình biết con đường tu tập mình cần phải biết. Và Mãnh Lực này phải biết dụng công tu tập.

Dị Thởi Nghiệp là nghiệp lực quá khứ gọi là nghiệp báo (báo đen, xấu) và nó đẩy cho mình thói quen (Thường Cận Y), 2 cái nó kiết sử cột lại.

Nghiệp báo này thuộc Lậu Hoặc chìm trong con người của mình bao nhiêu kiếp rồi nên cứ tiếp tục như vậy và không ngừng tạo tác, rồi mãnh lực tạo tác để lại hậu quả không ngừng trổ sinh.

Bốn A Tăng Kỳ, Đề Bà Đạt Đa đến với Đức Phật Ngài trong thời gian Ngài còn là Bồ Tát là đi theo Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y, đi theo để mà báo oán báo thù, chứ không có một cái gì là bạn hết. Học với Đức Phật từ hồi thời còn là Bồ Tát, cái gì cũng học, cái gì cũng nhờ, cái gì cũng xin hết. Đức Phật Ngài đều dạy hết, cho tới kiếp chót Bồ Tát thành Phật, Đề Bà Đạt Đa xin làm đệ tử. Nếu như Đức Phật nhìn lại 4 A Tăng Kỳ là Ngài biết ra rõ được, nhưng mà Ngài vẫn cho mà Ngài không sửa được cái nghiệp, mà vô vẫn báo oán nữa, với thói quen ông đã đeo đuổi Lậu Hoặc  hại Đức Phật nữa. Đức Phật vẫn từ bi độ, và khi kết quả chịu không nổi tới khi chín muồi rớt xuống thảm hại, rớt vô gián địa ngục.

Nên chữ Vô Gián Địa Ngục, chỗ đó Đức Phật Ngài nói phải là Vô Gián Cận Y tu tập, Vô Gián Nghiệp Lực tu tập mới vượt qua được Vô Gián Địa Ngục. 

Tính ngược trở lại trong thời quá khứ Ngài là Bồ Tát, Ngài tu 2, 3 tăng kỳ với Dị Thời Nghiệp của Ngài tích lũy Balamật và Thường Cận Y lên thấy tứ tướng - lão, bệnh, tử, tăng, là Ngài bắt đầu đi. Đó là Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y, với mãnh lực tu tập của mình mới có Vô Gián Nghiệp Lực. Do đó, mình phải cẩn thận mãnh lực này, nó là con dao 2 lưỡi.

Như vậy thì, sau khi mình nắm được phần duyên này, mình đang học pháp thiện làm duyên cho pháp vô ký, bây giờ nói tới Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y là quá sớm.

Mình ngồi coi lại nghiệp báo quá khứ mình là gì, thiện bao nhiêu, bất thiện bao nhiêu, an vui bao nhiêu, khổ đau bao nhiêu, viết ra 2 tờ giấy, mình khổ cái nào, mình an vui cái nào, mình duyệt ra, mình mới thấy rằng là cái này có phải là thói quen không  rồi mình tu sửa, nếu là nghiệp báo của mình thì mình nhờ bậc hiền trí hay bậc cao nhân chỉ dẫn.   

Như hồi nãy mấy cháu nhỏ chơi với nhau rồi nói "mày, tao", Sư nói đừng có nói chữ "mày" đừng nói chữ "nó", thì cháu trả lời: "nó nói thì con cũng nói lại". Cái đó là thói quen. Mà khi người ta nói vậy mà mình học lại đó là mình học cái sai của họ, mình không chịu thay đổi thì trở thành thói quen, mà tạo thành thói quen này với một mãnh lực của quá khứ cho tới ngày hôm nay vẫn chưa thay đổi thì là Dị Thời Nghiệp, rồi tới khi nó trổ quả chạy không kịp, tới lúc đó nói: "sao má không nói cho con biết để con sửa". Nãy nói sửa mà không chịu sửa. Mình đây mình phải tu, tu là sửa, mà không chịu sửa, "nó sao con vậy", cái đó mình là bản copy rồi.

Mình nhìn cái đó, cái đó là Dị Thời Nghiệp với Thường Cận Y. Phải cận thận. Những cái đó là bài học hay là cái gương.

Trong kinh Kiết Tường Đức Phật dạy; xa lánh người xấu ác, thân cận người hiền trí, ở nơi chỗ đáng ở, Cúng dường bậc tôn đức.

Ngài đưa 4 điềm lành (kiết tường) đó đầu tiên để dạy cho mình xa lánh người xấu ác trước, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Đó không phải là ngẫu nhiên, không phải là tự nhiên, mà có Dị Thời Nghiệp, mình có gieo trồng mới có hạt giống này, mới có liên hệ với nhau. Mình nói "nồi nào úp vung nấy".

Do đó, mình phải nguyện: "Tôi nguyện Dị Thời Nghiệp của tôi không phải là nghiệp báo đen, phải là nghiệp báo thiện hay là nghiệp báo trắng, cho  Thường Cận Y của tôi cho ra thói quen trong điều kiện tốt thì mới không có trong cảnh xấu bất thiện." Chứ còn không nó đi theo thói quen này rồi tạo tác ra nghiệp báo này rồi chồng chất mình lên.

Có một vị tỳ khưu cứ đi qua vũng nước là ông nhảy, các chư tỳ khưu đi mét với Đức Phật là vị tỳ khưu này cứ đi qua vũng nước là ông nhảy qua, ông không giữ Ưng Học Pháp, Ưng Học Pháp là phải đi từ từ, còn ông thì cứ qua vũng nước thì ông nhảy. Đức Phật nói, 500 kiếp vị tỳ khưu này là con khỉ nên gặp nước là ông nhảy, giờ tiền khiên tật thân ông còn quen chưa sửa được.

Ngài Hộ Tông, trong phần Ứng Cúng Arahan của Đức Phật, Ngài dịch "tiền khiên tật thân ngài đã diệt trừ" tức là thói quen trong quá khứ nhiều đời của Đức Phật đã diệt trừ, tức là Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y trong phần nghiệp báo đen (bất thiện), nó làm khổ mình, mình không sửa được thì mình trôi nữa, mà trôi nặng lắm, tại vì nếu có phước gặp người minh trí sửa cho mình mà mình không chịu, trôi ra một cái không gặp lại người minh trí là 2 lần (cộng với của mình + với của người minh trí = 2 lần). 

Đề Bà Đạt Đa mà trôi ra xuống vô gián địa ngục, trở lên là cái thời không có giáo pháp Đức Phật mới ra Độc Giác.

 Thời có giáo pháp Đức Phật chỉ có 2 thời thôi là Chánh Đẳng Giác và Thinh Văn Giác. Cái thời không có giáo pháp Đức Phật là thời Độc Giác. 

Bây giờ mình còn 2400 năm nữa, coi như thời này là thời Thinh Văn Giác, tại vì thời Chánh Đẳng Giác đi rồi, thời gian này là Thinh Văn Giác, mình mà không tu sửa rớt đến thời Độc Giác sẽ trôi lăn tại vì thời Phật Độc Giác không ai dạy, chỉ có thân giáo thôi, mình bắt chước theo thôi, mình noi theo thân giáo của Ngài thôi.

Như ngày hôm nay tới giai đoạn của Sư cũng không muốn dạy nữa. Bây giờ mình lo tu, mình có phước là mình có chánh pháp, mình có trú xứ, có thầy hay bạn giỏi, có môi trường tu, lo tu đi, tuổi thọ mình đã hết rồi, mình không còn kịp nữa.

 Dị Thời Nghiệp báo đen (nghiệp xấu) và Thường Cận Y thói quen xấu 2 cái cộng lại khó sửa lắm. Phải cẩn thận với mãnh lực duyên này. Sư mà kể từng câu chuyện của Đức Phật từ Kinh Nikaya áp dụng trong đời sống hàng ngày, khủng khiếp lắm. Câu truyên 500 kiếp Túc Sinh truyện (Jàkata) với mãnh lực duyên Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y giữa Đức Phật với Đề Bà Đạt Đa mình xem mình trong góc độ nào, có khi mình lọt vô góc cạnh Đề Bà Đạt Đa mình không hay, ngay cả người xuất gia cũng vậy, Đề Bà Đạt Đa là người xuất gia tu với Đức Phật, thời Đức Phật là thời có phước, thời Balamat mà còn rớt huống chi thời Thinh Văn Giác bây giờ, tới thời Độc Giác còn khổ nữa.

Phải cẩn thận với mãnh lực của Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y. Muốn ra khỏi Vô Gián Địa Ngục phải có Vô Gián Cận Y với Vô Gián Nghiệp Lực với mãnh lực của tu tập Alahan chứ 3 quả thấp cũng chưa đủ, Vô Sinh mới ra bậc lậu tận - Khināsava, 

Vô Sinh bậc Khināsava là bậc Lậu Tận là họ diệt tất cả các lậu hoặc, các thói quen và Dị Thời Nghiệp tiền khiên tật thân của họ, họ diệt hết mới là Alahan. Đọc quyển Ân Đức Phật, Ngài Hộ Tông viết "tiền khiên tật thân Ngài đã diệt trừ".

Muốn ra khỏi Vô Gián Địa Ngục thì chỉ có Vô Gián Cận Y với hạnh Balamat Vô Gián. Còn không khó qua khỏi con đường mãnh lực duyên của Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y.

Tùy Tùng Lộ Trình Parivāravithī có 2: 

1. Parikamma là Chuẩn Bị

2. Paccavekkhati là Khảo Sát, ngày xưa Ngài Tịnh Sự dịch là Phản Khán. Nhưng bây giờ Sư coi lại bộ Chú Giải và bộ Tự Điển thì dịch là Khảo Sát hay Thẩm Thị hay Thẩm Sát, quan sát, xét coi.

 Thì 2 lộ trình này nằm ở giữa là Đạo Quả, muốn tới Đạo thì có Parikamma, sau khi Đạo Quả xong rồi thì có Paccavekkhati nên nó là Lộ Trình Tùy Tùng

Sư không dịch là Tùy Tùng nữa, Sư dịch là Vi Nhiễu tức là bao xung quanh. Sư đổi chữ Tùy Tùng lại, Tùy Tùng là đi theo, còn bao xung quanh nó là có đầu có đuôi nó bao lại, gọi là Vi Nhiễu, bao tròn, Đạo Quả nằm ở giữa 

 Parivāravithī gồm có 2 lộ trình tâm là Chuẩn Bị (Parikamma) và Khảo Sát (Paccavekkhati) Muốn đi vô Đạo Quả phải có Lộ Chuẩn Bị , sau khi Đạo Quả xong phải có Lộ Khảo Sát, xem xét, coi lại, thì cái Đạo Quả được bao tròn 2 đầu trước sau nên gọi là Vi Nhiễu.

Giống như cái bánh tét bao chung quanh cái nhân. Cái Vi Nhiễu bọc đầu bọc đuôi, do đó sửa chữ Parivāravithī là có chuẩn bị và có sự Khảo Sát.

Trong cái tu của mình bất cứ cái gì cũng vậy, khi An Chỉ hay Minh Sát, khi Samadhi hay Vipassana thì mình phải có Parivāravithī mình phải có Chuẩn Bị và có Khảo Sát, mình suy tư xét soi, mình cân nhắc lo tu tập, nên phần này cũng quan trọng, chứ không thể nói Tùy Tùng được.

Chữ Tùy Tùng chỉ có một khía, là đi sau lưng mình. Chữ Vi Nhiễu là bao bọc mình ở trong.

Nên con đường tu tập của mình phải có Vi Nhiễu, có sự bao bọc mới an toàn hay là có kết quả tốt được. Nếu không có phần trước mà chỉ có phần sau thì chưa đủ.

Chữ Thuận Tùng và Chữ Tùy Tùng. Chữ Thuận Tùng là theo thứ tự, còn Tùy Tùng thì không theo thứ tự, nó cứ đi theo sau thôi. 

Còn chữ Thuận Tự là thứ tự mà theo lớp lang, còn Thứ Tự là 1, 2, 3, 4, 5. mà không theo lớp lang, có thể là lộ trình này bắt qua lộ trình kia thì chỉ là theo thứ tự thôi. Còn Thuận Tự là theo niêm luật, không có sự nhảy xổ hay nhảy rào được.

Trong phần tu tập, nhà Chú Giải nói, Lộ Trình Nhập Thiền Diệt Nirodhajhānavithī

 Nirodhajhānavithī - Nirodha là Diệt Tắt, jhāna là Thiền, vithī là Lộ Trình

Nirodhajhānavithī dịch Lộ Trình Nhập Thiền Diệt

Hồi xưa HT Minh Châu dịch là Diệt Thọ Tưởng Định

Nirodha là diệt tắt tâm và tâm sở, nó không còn sinh. Thì tâm và tâm sở không sinh nhưng sắc pháp còn để nuôi mạng mình 7 ngày và hơn nữa.

 Hồi xưa chữ Pubbakicca dịch là Tiền Sự nhập Thiền Diệt. Bây giờ Sư không dịch là Tiền Sự (những việc làm trước) bây giờ chữ  Pubbakicca dịch là Thủ Tiên Yếu Tố là những yếu tố đầu tiên chúng ta cần phải làm trước khi ta Nhập Thiền Diệt này.

Trong phần Nhập Thiền Diệt này Đức Phật Ngài không có nói nhưng các Ngài Chú Giải có nói; có 4 điều chúng ta cần phải có (Pubbakicca Thủ Tiên Yếu Tố):

Trong phần Nhập Thiền Diệt có 4 điều (Pubbakicca Thủ Tiên Yếu Tố): cần phải có là:

1. Các vật phẩm không bị tiêu hủy. Các vật phẩm là Tứ Vật Dụng, như; y áo, mùng mền, thuốc men, dày dép, mình gửi người khác giữ để cho mình không bận tâm lo lắng, mình vô định không được, gửi ở xa không phải ở trong tịnh thất của mình. 

 2. Bổn Sư Triệu Tập. Là Đức Phật Ngài Bổn Sư của mình, Ngài cần có sự minh chứng, hay là sự chứng minh của mình là một minh chứng, có người lại mét người ta thưa, mà ai là người nhân chứng câu chuyện này là đúng hay sai thì đều là mình, thì Ngài gọi một cái thì mình đang nhập Thiền Diệt mình xin xả thiền liền.

Nhập Thiền Diệt  là 2 bậc; bậc Bất Lai và Vô Sinh. Thất lai và Nhất lai không vô được. Nhập Thiền Diệt này tiêu chuẩn của người đó phải là đắc chứng tám định hay ngũ định. Bát định là người lợi căn, người độn căn là ngũ định.

Có 5 chi thiền cho người độn căn, người lợi căn thì 4 tầng thiền không cần qua phần chuẩn bị do đó họ vô liền thì họ có 4 tầng thiền thôi. Nên trong pháp thiền Samadha có Bát Định và Ngũ Định.

8 định là: 4 Sắc Giới và 4 Vô Sắc Giới. 

Nirodhajhāna có 2 tiêu chuẩn, phải là bậc Bất Lai và bậc Vô Sinh mới vô được, mà Bất Lai và Vô Sinh phải là những người có Bát Định hay Ngũ Định, Sơ Thiền Nhị Thiền không vô nổi. Nhưng khi họ Vô Bát Định Ngũ Định họ phải vô thiền cơ bản của họ cái nền gốc của họ đắc chứng định họ mới giữ tâm mình ở đó, rồi khi họ vô thiền định của Nhập Thiền Diệt này là họ phải tới Phi Tưởng Xứ, tại vì họ mới cắt đứt tâm họ không sinh lên, lúc đó tâm cắt đứt liền, cắt 7 ngày luôn, 7 ngày đó họ ngồi không sinh tâm nào, tâm họ trống chơn. Chính do đó một số các vị Thiền Sư mà họ hành thiền Samadha họ nói là "Tâm Không". 

Thứ nhất, "Tâm Không" sẽ lộn với 2 từ ngữ Tâm Không là không phải Nirodha.  

Thứ hai, Ākiñcaññā là tầng thiền thứ 3 của Vô Sắc Giới. Tầng thiền thứ nhất là Không Vô Biên Xứ (Akāsānañcāyatana), tầng thiền thứ hai là Thức Vô Biên Xứ (Vinnànancàyatana), tầng thiền thứ ba là Vô Sở Hữu Xứ (ākiñcaññāyatana) là không có tâm, họ không có một đề mục nào hết, thì gọi là Thiền Không, Natthi kiñci = không có chi, họ để tâm trống thì bị lầm với Nirodhajhāna

1. Thiền Diệt Nirodhajhāna là sau Phi Phi Tưởng Xứ là bậc Bất Lai Vô Sinh.

2. Vô Sở Hữu Ākiñcaññā, tầng thiền thứ 3 Vô Sắc Giới là tâm không bắt một đề mục nào hết, có đề mục nào khởi lên họ bỏ, họ chỉ giữ tâm yên không bắt đề mục, lúc đó là Natthi kiñci = không có chi. Khác với suññatā - rỗng không.

Thì khi muốn làm được cái đó thì phải có 8 định và 5 định. Muốn vô Thiền Diệt phải có 2 yếu tố:  Bất Lai Vô Sinh, và Bát Định hoặc Ngũ Định. 

Sắc Giới có 2 loại: 5 tầng và 4 tầng, người lợi căn tứ thiền, người độn căn 5 thiền vì có chuẩn bị trước do đó thành 9 thiền.

Mình đang nói về thiền An Chỉ.

Nirodhajhāna là Diệt Thọ Tưởng Định hay là nhập Thiền Diệt, dành cho hai bậc là Bất Lai và Vô Sinh, điều kiện là Bát Định hay Ngũ Định An Chỉ Samadha. Trước khi vô Thiền Diệt là tầng cuối cùng là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là họ đi vô tâm này, Bất Lai thì vô tâm thiện, còn Vô Sinh đi vô tâm Duy Tác Phi Phi Tưởng Xứ, còn Bất Lai thì Thiện Phi Phi Tưởng Xứ. Thì khi không vô 2 tâm đó thì phải là 4 điều kiện đầu tiên họ phải việc thiện (4 Thủ Tiên Yếu Tố).

Nhưng ngày nay còn 3 điều thôi, thì trong Bổn Sư Triệu Tập là Đức Phật cần gặp mình thì mình phải xuất thiền ra, không có chậm trễ. Mà Đức Phật ngồi ở đâu cũng vậy, Ngài nói "Sariputta, Như Lai cần." Thì Ngài Sariputta xả thiền và bay tới Ngài. Đức Phật chỉ nói ngay tại giảng đường của Ngài ở chùa Kỳ Viên. Ngài nói: Sariputta, Như Lai cần." Là xả thiền ra liền, cái đó là tiên quyết. Họ phải lập tâm kỳ nguyện.

Đó là điều thứ 2, Bổn Sư Triệu Tập.

Điều thứ 3 là 3. Tăng Chúng Kỳ Vọng: Là Chư Tăng họ cần gặp mình 

4. Viễn Trình Kỳ Hạn là không quá 7 ngày, tuổi thọ của họ dưới 7 ngày thì không vô, trên 7 ngày thì họ vô, Bất Lai, Vô Sinh cũng vậy.

Khi một vị đó là Bất Lai hay Vô Sinh, 3 điều này: (1. Vật phẩm không bị tiêu hủy, 2. Bổn Sư triệu tập, 3 Tăng chúng kỳ vọng), họ vượt qua hết, họ nguyện rằng:  nếu như Phật cần gặp ta xin cho được xuất ra, nếu Tăng cần gặp ta xin cho được xuất ra, nếu vật phẩm của ta bị hư hoại xin cho được xuất ra tới bảo vệ nó. Họ nguyện xong rồi.

Nhưng tới Viễn Trình Kỳ Hạn này là xét vô liền, họ biết, tức là tuổi thọ từ đây tới tuần sau họ còn hay không thì họ biết là họ hết rồi, họ còn 4 ngày, còn một ngày nữa, cái đó là cái năng lực Balamat của họ biết. 

Thì lúc bấy giờ thay vì họ vô nhập Thiền Diệt họ đi tiến tu Vipassana tới Đạo Quả luôn dành cho người Bất Lai. Khi họ biết họ không quá 7 ngày thì họ đi Vipassana chứ không đi Nirodhajhāna nhập Thiền Diệt.

Trường hợp người Vô Sinh mà họ biết họ không quá được 7 ngày thì họ nguyện xin cho họ ra, họ nói lời từ giả pháp hữu của họ các bạn đạo của họ xong họ ra đi, để đi Vipassana. Thì ở đây, Vipassana được nhắc đến. 

Sư nhắc quí Phật tử nhớ khi khỏe mình hành Balamat, khi  yếu  mình hành Vipassana mình thấy rõ pháp tướng hơn.

Vì thế, Vipassana phải được để ý tới khi mình có những điều kiện mà mình cần lưu ý, thí dụ như mình không khỏe, bữa nay trong người mình không an thì mình đi Vipassana.

Cái chỗ này, Vipassana khi mình yếu, mình bịnh mình đi Vipassana, lúc đó mình thấy được tam tướng (Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã) dễ, cái đó mới là thực tướng, còn khi khỏe mà đi Vipassana có khi nó không ra thực tướng mà nó ra ảo tướng, nó ảo theo tư tưởng mình nghĩ ra chứ không phải là thực. Vô thường mình không thấy được khi mình khỏe, khi mình bịnh hay mình yếu thì mình mới thấy Vô Thường, mình còn khỏe mình nghĩ là mình thấy Vô Thường thì chuyện đó không có mà là do mình nghĩ thôi.

Viễn Trình Kỳ Hạn là có lời khuyên của các nhà Chú Giải là khi mà không đủ tuổi thọ 7 ngày cho lộ trình nhập Thiền Diệt thì nên đi Vipassana tốt hơn là đi Thiền Diệt.

Như vậy mình đúc kết:

Khi mình đến tuổi thọ của mình gần thì mình đi Vipassana, như khi nào bị bệnh hay đang bị nằm trong nhà thương hay trong trạng thái khổ đau mình đi thiền Chỉ không được thì mình đi thiền Vipassana liền, đi Minh Sát Tuệ mình bắt Tam Tướng dễ, nhất là tướng Khổ dễ hơn hay là tướng Vô Ngã thấy dễ hơn trong thiền Chỉ tâm mình không an không trụ được.

Trong đời sống hàng ngày khi khỏe thì hành Balamat, trong cái hành Balamật thì mình xen kẽ Vipassana được. Bổ túc Balamật trong Vipassana.

Trong các khóa tu, sáng trưa đi Balamật, tới chiều đi Vipassana đi Minh Sát Tuệ rốt ráo cho Balamật của mình, cái đó xen kẽ nó đan vô mới có kết quả.

Vậy thì cũng vậy, buổi tối sau khi đi làm về mệt mỏi thì thiền Vipassana.

Vị Bất Lai hay vị Vô Sinh, trước khi vô Thiền Diệt  kéo dài 7 ngày, sau khi họ biết 4 điều Thủ Tiên Yếu tố thì họ biết họ không có đủ 7 ngày để vô trong Thiền Diệt thì không vô Thiền Diệt mà đi Vipassana. Họ phải biết trước 4 Thủ Tiên Yếu Tố (1 là Vật Phẩm không tiêu hủy, 2 là Bổn Sư triệu tập, 3 là Tăng chúng kỳ vọng, 4 là Viễn Trình Kỳ Hạn) họ phải biết trước, trong thời gian họ nguyện họ phải biết. Hai điều họ phải biết trước là Viễn Trình Kỳ Hạn là thứ nhất, thứ hai là Vật Thực Không Tiêu Hủy, cái đó là cá nhân của họ, còn 2 điều Bổn Sư Triệu Tập và Tăng Chúng Kỳ Vòng là yếu tố khách quan.

Sư nói lại. Bậc Bất Lai khi họ quán sát 4 điều Thủ Tiên Yếu Tố trước, 4 điều đầu tiên để họ thực hiện phải đi qua 4 bước này để đi tới, thì tới bước thứ 4 Viễn Trình Kỳ Hạn họ xét lại họ không đủ 7 ngày thì họ không đi vô Thiền Diệt mà họ đi qua Vipassana. Họ không đi vô Thiền Diệt vì không có kết quả.

Trong Lộ Trình Tâm Viên Tịch Niết-bàn mà là đạo quả đặc biệt. Có nhiều yếu tố chúng ta cần lưu ý. Thì yếu tố Đắc Đạo Tuyệt Mệnh, tức là những người đắc đạo xong thì họ chết Ngài Tịnh Sự dịch là Đắc Đạo tột Mạng, chữ tột nghĩa là tột cùng thi không đúng với chữ tuyệt mệnh.

Đắc Đạo Tuyệt Mệnh có 3 yếu tố căn bản, hay là 3 trường hợp xảy ra: 

1. Có người hãm hại mình, tha nhân hãm hại mình.

2. Tự mình hủy diệt mình.

3. Tử vong thông thường

Ông Bàhiya ông muốn đi xuất gia, tới Đức Phật Ngài độ xong rồi Đức Phật nói đi lấy y bát rồi trở lại Như Lai cho xuất gia, trên đường đi bị bò húc ngã xuống chết, đó là bị hãm hại nhưng ông đắc Đạo Quả Alahan ngay khi bị bò húc và ông giải thoát luôn.

Thứ hai là tự hủy diệt tức là họ muốn giải thoát. Trong thời khủng hoảng thì có một số Chư Tăng thời Đức Phật sau khi được nghe thế gian này là vô ngã, thì họ không nghĩ bản ngã này nữa, họ tự sát, họ nhờ người khác sát hại họ, người bạn dùng con dao cạo tóc cắt đứt mạng sống giùm người bạn mình. Đó là trường hợp thứ hai tự hủy diệt.

 Nhưng quí Phật tử nhớ là tự hủy diệt là phạm giới sát sinh, khó mà đắc đạo quả vì phạm giới, có khi còn bị đọa sau khi chết. 

Thứ ba là tử vong thông thường là hết tuổi thọ, vừa hết tuổi thọ họ đắc đạo quả luôn, có trường hợp như vậy. Tức là người hành giả này họ giữ niệm sát sao liên tục cho tới ngày họ nhắm mắt, tới hơi thở cuối cùng họ bắt được quả vô sinh họ tuyệt mệnh luôn. Đó là tử vong thông thường.

Những trường hợp này, Đắc Đạo Tuyệt Mệnh này có 3 yếu tố căn bản hay là 3 trường hợp xảy ra thường có. Thứ nhất là bị người ta hãm hại hay bị chúng sinh hãm hại mình, họ đắc đạo quả ngay khi lúc đó. Trong khi đó họ phải nhìn Tam Tướng; Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Và mình không có quyền được nói rằng một tướng nào hết, họ biết chứ mình không nói được. 

Nhìn góc độ họ bị bò húc thì mình nói họ bị chính cái khổ đau họ đắc đạo quả, không có, có khi họ nói Vô Ngã, có khi họ thấy Vô Thường.

Do đó, con đường Đạo Quả này mình không đoán được.

Thứ hai nữa là họ đắc Đạo Quả họ tuyệt mệnh luôn, họ đâu có kể cho mình biết là họ đắc được Vô Ngã rồi họ mới đi.

Câu hỏi: Tự Hủy Diệt thì làm sao đắc đạo được?

Tâm họ mạnh lắm, họ tự hủy diệt này mình trên góc độ nhìn thấy họ diệt mạng sống, nhưng thật ra họ đang tự hủy diệt ái dục của họ, họ dùng cái tâm để diệt ái dục hết mạng sống họ đi.

Mình phải nhớ công thức đi tục sinh vì Ái Dục, mầm móng đi tục sinh gọi là Tập Đế sinh ra Khổ Đế là bởi Ái Dục. 

"Chúng sinh già chết khổ sầu bởi do pháp dục dẫn đầu vô minh."

Do Ái Dục dẫn đi, do đó khi tự hủy diệt trên góc độ mà nhìn họ diệt Ái Dục chứ không phải họ diệt mạng sống.

Thí dụ, họ nghĩ khi ta ăn là ta cần nuôi dưỡng mạng sống này, nhưng ta ăn ta cần tăng trưởng cái Ái Dục của ta lên, khi ta ăn cái Ái Dục càng đòi hỏi thêm, do đó họ nhịn ăn, họ không giết, họ không đụng tới xác thân họ, nhưng họ không cho thực phẩm vô nữa, giống như cái xe mình không có đổ xăng nữa, cái xe tự ngưng. Do đó, góc độ tự hủy diệt này là họ diệt Ái Dục để ngưng mầm sống hay là mầm sinh, cái đó vẫn có trường hợp đó, vẫn đắc đạo tuyệt mệnh. Chứ không phải mình nói rằng tự hủy diệt mình là phạm giới sát sinh thì không đắc đạo quả được trong trường hợp này. Mình tìm cái lý về chi pháp thì mình ra được cái pháp đúng. Thời Đức Phật họ diệt Ái Dục dữ. Ái Dục là yếu tố dẫn đi tục sinh, họ nhắm vô cái đó nhiều chứ họ không nhắm vô cái vô thường.

Nên khi mình nói Đắc Đạo Tuyệt Mệnh có 3 yếu tố này thì phải nhớ chữ có người ta hãm hại mình, đó là Dị Thời Nghiệp. 

Rồi cái Tự Hủy Diệt là Thường Cận Y. 

Cái Tử Vong Thông Thường là Dị Thời Nghiệp và Thường Cận Y.

 Thiền sinh hỏi: Tự hủy diệt có khi nào là họ diệt cái bản ngã không?

HT trả lời. Không, diệt bản ngã là họ kẹt, họ dính vô cái ngã của họ 

Vật Phẩm Tiêu Hủy là những tư cụ là những vật cá nhân, những vật riêng tư của mình như y áo, bình bát, dép, mùng hay là những dụng cụ lọc nước mình phải gửi người khác mình không có mang theo./.