Sunday, March 14, 2021

Câu hỏi: Tâm, ý và thức có khả năng cho quả không? - HT Chánh Minh giảng

 Câu hỏi: Tâm, ý và thức có khả năng cho quả không?

Câu hỏi trong bài giảng Thắng Pháp - Bài 2 - Bốn Pháp Siêu Lý, HT Chánh Minh giảng, 

Minh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh: xin thưa; tâm, thức, và ý, đều có khả năng cho quả. Nhưng  khi nói xử lý cảnh thì Đức Phật Ngài dùng chữ ý bởi vì nó cho kết quả. 

Nói cách khác dễ hiểu hơn, tâm là một đại tập hợp, thức gần giống như tâm cũng là đại tập hợp, còn ý là tiểu tập hợp ở trong đó.

Chúng ta hình dung một vòng tròn lớn trong đó chứa một vòng tròn nhỏ, cho nên khi nói về nhóm hiểu biết cảnh thì Đức Phật Ngài dùng chữ thức uẩn  (Vijnãnaskandha) thì thức này bao gồm sự biết cảnh.

 Nhưng nói về một tính chất đa dạng biết nhiều cảnh, biết cảnh một cách chung chung nhưng nó biết nhiều cảnh, để chỉ ra một khía cạnh biết nhiều loại cảnh như vậy Đức Phật Ngài dùng chữ citta. 

Rồi nói cách xử lý cảnh đặc biệt, chỉ có loại tâm này mới xử lý cảnh thôi thì Đức Phật Ngài dùng chữ ý và, nếu như chúng ta hiểu rộng là thì dù cho tâm hay thức thì ý đều có khả năng cho kết quả, nhưng khi dùng một từ nào đó chúng ta hiểu thêm một khía cạnh khác biệt giữa các từ. 

Khi chúng ta nói tới ý là dứt khoát là hiểu ngay là nó xử lý cảnh.

Còn tâm đôi khi nó xử lý cảnh cũng có đôi khi nó không xử lý cảnh cũng có.

Thức cũng vậy. Nói tới thức thì nói nôm na là chỉ biết cảnh mà thôi.

 Nhưng  khi nói tới tâm thì nhấn mạnh là tâm này biết nhiều cảnh, đó là tính chất nói để nêu ra một khía cạnh khác biệt, chứ còn tâm, thức, hay ý, đều có khả năng tạo tác để cho quả, đó là nét chung.

 Và khi nói cái tạo tác, Đức Phật Ngài chỉ ra một cách nhất định rằng; ý nó tạo ra kết quả. 

Còn tâm, có nhiều tâm không tạo ra kết quả, nó không cho quả thiện quả bất thiện. Có 121 tâm, thí dụ tâm nhãn thức thọ xả quả thiện, mắt thấy cảnh sắc tốt, nhưng nó thấy rồi thôi, hưởng quả rồi thôi, không cho kết quả nữa và, ngay cả tâm nhãn thức hoặc nhãn thức không thôi chúng ta thấy có chữ thức trong đó, hoặc giả chúng ta có một tâm khác thí dụ như là tâm hướng ngũ môn (Pañcadvārāvajjana) cũng là tâm nhưng loại này cũng không cho kết quả.

Nhưng khi nói tâm tham, tâm này cho kết quả nó tạo tác cho quả bất thiện. Tâm thiện cho quả thiện. 

Cho nên khi nói như vậy để nhấn mạnh một khía cạnh khác biệt thôi, chứ còn, tâm, thức, hay ý, thì đều có khả năng tạo tác để cho quả trong tương lai. 

Nhưng mà nói mãnh lực xử lý cảnh thì dùng chữ ý, nói tới ý nghĩa biết cảnh thì dùng chữ thức, nếu biết cảnh nhiều đa dạng thì dùng chữ tâm. Phải nắm bắt chỗ này qúi vị sẽ không còn thắc mắc nữa.

Cho nên tất cả những danh từ đó để chỉ ra những nét khác biệt mà thôi, còn nhìn tụ chung cả ba tâm, thức, ý, đều có khả năng tạo tác và cho kết quả nhưng khi nói tạo tác thì chỉ rõ ra ý.

Tâm là nói chung. Tâm hay là thức là đại tập hợp. Còn ý là tiểu tập hợp nằm trong đó mà công năng của nó là chỉ tạo tác ra hay xử lý cảnh. Sau này sẽ học tới phần tâm lộ thì ý nằm trong lộ gọi là Javana citta là tâm đổng lực, nằm ở trong 7 sát na đó hay là nằm trong lộ đó được gọi là ý ngoài ra là thức hoặc là tâm, và ý nằm trong lộ đổng lực cũng là tâm cũng là thức ./.


No comments:

Post a Comment