Friday, January 28, 2022

Vi Diệu Pháp 14 - Ý Giới và Ý Thức Giới Tâm Vô Nhân (tiếp theo) - TT Sán Nhiên

Ý Giới và Ý Thức Giới - Tâm Vô Nhân (tiếp theo) - Vi Diệu Pháp 14 - TT Sán Nhiên

 Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 14" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh 

TT Sán Nhiên

Tâm Tiếp Thâu + Tâm Khai Ngũ Môn  nó thuộc về Ý Giới.

Ý Giới là bản chất nguyên thể, là khái niệm biết từ nơi ý thôi chứ chưa giải quyết được, chỉ mới thấy hiểu biết thôi chưa có nhận thức sâu sắc.

Ý Thức Giới là bản chất nguyên thể mà Ý đã được nhận thức sâu sắc  và biết được về đối tượng của nó,  gọi là Ý Thức Giới.

Tại nơi ý giới chưa đủ tạo ra nghiệp, nó đưa vô trong ý là một khái niệm và từ đó nó truyền trao lại ý thức giới mới tạo ra dòng nghiệp lực là tâm đổng lực.

 Giai đoạn khởi ra ý mà chưa qua thân và lời là ý giới. Khi qua ý mà tác động qua thân và lời là ý thức giới

Như vậy thì, khi qúi Phật tử ngồi pháp tê đến là ý giới nó đang báo cho qúi Phật tử, qúi Phật tử không nói được, cái ý giới bắt đầu đón nhận được liền chưa nói tới lời là qúi Phật tử đang là ý giới, nhưng khi qúi Phật tử nhấc cái chân lên là Ý Thức Giới tại chân qúi Phật tử hết tê là thân nghiệp là đang trả nghiệp cũ . 

Đang ở trong góc độ ý giới là đang hình thành có thể tạo ra một ý nghiệp, nhưng qua ý thức giới là đã tác tạo và hình thành ra; thân, lời và ý nghiệp, thân nghiệp, ngữ nghiệp và ý nghiệp.

Thí dụ, khi qúi Phật tử ngồi thiền; tê, nhức, mỏi, đau, và thân thức báo lên thì lúc đó qúi Phật tử có ý giới tiếp thâu và mở cửa của thân và ý đang nhìn xuống thấy là ý giới.

Còn qúi Phật tử đang khởi lên trạng thái ý thức xử lý của nó là qua ý thức Giới, qúi Phật tử chuyển nó ra xếp chân lại hay nhúc nhích con người qua mở lời nói ra "đau quá" mở mắt nhìn là qúi Phật tử qua góc độ ý thức giới, nghiệp báo. Qúi Phật tử không muốn như vậy thì qúi Phật tử ở trong trạng thái quyết định của mình, thì quyết định của mình lúc đó là ở trong trạng thái tác ý tạo ra nghiệp, thì lúc đó qúi Phật tử muốn chế ngự hay là muốn diệt trừ, có chế ngự thì mới diệt trừ được, còn nếu không chế ngự được thì không diệt trừ được.

Có chánh niệm thì lúc đó thấy được ý giới hay ý thức giới, đau là ý giới, còn nếu trong khi đó mình chưa biết ý giới mà nó góp ý thức giới là mình thất niệm trong ý giới rồi. Tâm Đoán Định nó qua một vòng Tâm Đổng Lực qua trạng thái qua lộ trình ý nữa mới ra được.

Tê lên ý mình biết được cái tê đang có trong thân mình đang hiện bày, lúc đó mà nghĩ là nhúc nhích cái chân là ý thức giới làm việc nhúc nhích cái chân. Còn nghe thấy mà cứ ngồi yên không nhúc nhích gì thì nó là thuần túy là ý giới. Khi tê lên mà nói "tê à tê à" đó là ý thức giới đang hoạt động còn thiện hay bất thiện chưa nói tới. 

Ý giới dừng lại, ý thức giới bước tiếp, ý giới là sắp sửa đi tới ý nghiệp, mà ý thức giới mà đang có rồi là có cả 3; thân, lời, ý.

-----------------------------

Phần trình pháp sau một giờ hành thiền

Qúi Phật tử ngồi thiền ý giới hay ý thức giới?

Thiền sinh: Con ngồi thiền con cố giữ tâm ở Ý Giới, nhưng rất khó vì nó chạy qua Ý Thức Giới rất nhanh.

TT trả lời: Thường thường qúi Phật tử kết hợp với góc độ mà tâm hiểu nhanh quá nó sanh diệt quá nhanh và không có một pháp nào để chúng ta so sánh được tốc độ nhanh của tâm thức, chính do đó thì khó kiểm soát nếu chúng ta thuần thục trong chánh niệm mà chúng ta có định, tức là chúng ta chú tâm với một tiết mục đó và không làm cho ta bị phóng tâm đi thì chúng ta mới giữ được góc độ tâm kiểm soát được nó. 

Vậy thì, khi giữa hai trạng thái phóng tâm, giữa trạng thái Ý Giới và Ý Thức Giới mà chúng ta giữ không được ở tốc độ Ý Giới mà nó chạy qua Ý Thức Giới tức là chúng ta đã đi nhanh quá và bị phóng tâm trong trạng thái thiếu chánh niệm chế ngự ta muốn giữ Ý Giới  mà nó qua Ý Thức Giới rồi, cái đó là chúng ta thấy rõ rồi. 

Vậy thì, khi đó là chúng ta sẽ dừng lại với trạng thái Ý Giới của một cái Ý Giới, tại Ý Thức Giới có 3 điều tạo ra là; thân, lời, và ý, là ta đã qua được cái Ý Giới và chúng ta có Ý Thức Giới thì lúc đó thân ta bắt đầu muốn cử động thì ý ta đang suy nghĩ quyết định làm hay không làm và, lúc đó lời ta có thể thốt ra nói lên một ý nghĩa mà chúng ta nghĩ trong đầu, nhưng chúng ta cố giữ Ý Giới lại như thế thì ta đang từ Ý Giới mà phóng dật qua Ý Thức Giới, từ Ý Thức Giới nó trở lại một Ý Giới, ta giữ lại Ý Giới.

Thiền sinh: Thưa Sư, khi cơn đau xảy ra mà mình nhận thức được rằng là có một tâm tham rồi thì như vậy có phải là mình đã qua ý thức giới rồi?

TT trả lời: đó là ái dục đang sanh lên (không phải là tâm tham)  muốn trình bày trạng thái đổi oai nghi hay là nhúc nhích cái thân thì đó là mình đã qua ý thức giới, lúc đó là ý đã tới qua ý thức giới rồi. Lúc đó qua ý thức giới đã hình thành bởi một ý nghiệp đang hình thành, và ý nghiệp đang muốn chuyển động qua thân nghiệp hay là qua ngữ nghiệp, lúc đó là đang từ ý giới qua ý thức giới hình thành ra một ý nghiệp, ý nghiệp rồi nó mới tác động tới thân nhúc nhích không, sửa oai nghi không hay là bỏ oai nghi ngồi đổi qua oai nghi đi, trạng thái đó là qua ý thức giới đang hình thành lên qua góc độ của ý nghiệp. Ý nghiệp mà mình muốn qua thân nghiệp nữa thì mình đi tiếp qua ý thức giới trong ý thức giới, lúc đó tâm trong tâm theo dõi tiếp qua ý thức giới, rồi cái ý thức giới dắt mình đi qua nữa là xả thiền hay là đổi oai nghi hay là nhúc nhích để mình sửa cái oai nghi đau, trạng thái đau, thì lúc đó ý thức giới tạo ra một cái nghiệp nữa, một là mình đang nuôi dưỡng cái tác ý nghiệp là trong đó mình chưa dừng lại trong chế ngự mà cũng chưa cắt đứt được nghiệp cũ đó mình chưa diệt trừ được kiết sử. 

Lúc đó là mình đang thu thúc ý căn và không hoạt động trong thân căn là thu thúc lục căn, ý căn và thân căn, còn chế ngự là không tham và mình chế ngự si là mình không có si mê tại nó lừa gạt mình, mình chế ngự được 3 thì trong đó 2 là tham và si, tiếp nữa là diệt trừ là mình không nuôi dưỡng thân kiến này "tôi ta" mình lo mình sợ đó là mình diệt được kiết sử.

Qúi Phật tử đi từng bước nắm từng bước mình thấy rõ ý mình chạy như thế nào là đủ để mình có giữ được chánh niệm hay là thất niệm, hai cái đó dằn co mình, giữ được chánh niệm rồi là mình đi tới giai đoạn tĩnh định trong cái định trong đề mục định, từ đó mình phát sanh lên cái sáng suốt mình có định ở đây mình thấy bản chất đó là tuệ sanh lên.

Thiền sinh: Khi xúc duyên cho thọ, cái thân đau nó đến thì không đi qua hành thì mình chỉ có cái thức mình quay trở lại là mình ở trong ý giới và ý thức giới?

TT trả lời: Ý giới đây là khi qúi Phật tử đi qua cửa ngõ của đội ngũ nên mới sài tâm tiếp thâu và tâm khai ngũ môn, còn nếu như qúi Phật tử đi vào trong lộ ý môn thì nó không sài tâm tiếp thâu, từ khai ngũ môn nó đi thẳng vô trong đổng lực. Lộ ý môn là nó không có Tâm Tiếp Thâu, Tâm Thẩm Tấn, Tâm Đoán Định mà ở đây qúi Phật tử đang đi từ trạng thái thân thọ khổ; tê, nhức, mỏi, đau, lúc đó qúi Phật tử mới đi qua trạng thái ý giới hay ý thức giới. Còn nếu như qúi Phật tử không có bị những tác động bởi những thân thức; tê, nhức, mỏi, đau, bởi lộ ngũ môn, lộ ý môn thì qúi Phật tử đang đi vào trong trạng thái tâm thì nó ở trong lộ ý môn mà lộ ý môn nếu như nó không có trạng thái bị phóng dật thì tâm đang có chánh niệm thì tâm đổng lực xuyên suốt trong đề mục đó nó không có bị phóng ra. Còn khi tâm ta không giữ chánh niệm ta phóng dật lo nghĩ là ta chạy đó đây những tư tưởng ta ra khỏi đề mục ta đang theo dõi, thì lúc đó qúi Phật tử đang ở trong trạng thái ý thức giới chớ không có ý giới, ý giới chỉ nằm ở trong lộ ngũ môn như nãy giờ Sư nhắc là ví dụ như thân bị tê nhức mỏi đau thì lúc đó ý giới hay là ý thức giới, còn nếu như tâm qúi Phật tử tham sân si phóng dật hôn trầm thụy miên buồn ngủ mê muội đó là ở trong lộ ý môn là ý thức giới chớ không có ý giới.

Trong một bản đồ hình vuông, có nhiều góc độ để đi ra con đường đạo duy nhất, Sư chỉ từng góc độ rồi qúi Phật tử tu tập tùy theo góc độ nào mình quen nhưng rồi cũng ra con đường đạo duy nhất. 

Lộ ngũ môn là tai nghe, mắt thấy, qúi Phật tử đứng lại tại đó hay là qua ý thức giới, nghe là ý giới, nghe mà còn qua trạng thái nghe để biết để làm gì thì đó là ý thức giới rồi, đó là lộ ngũ môn hình thành qua ý giới, còn nếu như mà lộ ý môn, chẳng hạn như qúi Phật tử đang ngồi mà qúi Phật tử bị ngũ triền cái ở trong góc độ thiền chỉ là bị hôn trầm hoài nghi hay là trạo cử phóng dật hối hận hay là sân là si, thì những lúc đó là những lúc chỉ ý thức giới nó làm việc nó không có ý giới, thí dụ như qúi Phật tử đang trong ý thức giới qúi Phật tử khắn khích với đề mục phân biệt được danh và sắc thấy rõ nhân quả của danh sắc thấy được sanh diệt của danh sắc qúi Phật tử đi tiếp thì đó là ý thức giới, chứ không phải ý thức giới trong góc độ là bất thiện mà nó có cả hai mặt thiện và bất thiện, tuy nhiên mình phải coi góc độ nào, lộ nào ý nghĩa đó, lộ đó ý nghĩa đó mình nắm bắt được tại đó trong giai đoạn đó là có chánh niệm hết.

Qúi Phật tử đang đi qua lộ ngũ, tai đang nghe, mắt thì nhắm, tai nghe có trạng thái người ta đi qua đi lại hay là người ta ho, qúi Phật tử nghe thì cắt liền ý giới, mà qúi Phật tử còn nghĩ "ai ho vậy ta, ho gì ho hoài" thì đó là ý thức giới. Nên qúi Phật tử đừng có nhầm mà Sư nói rõ chút chút vậy đó để mà nắm được.

Còn khi qúi Phật tử đang ngồi không có nghe, không có mở mắt thấy, mà không có mũi ngửi mùi, lưỡi không nếm vị, thân chỉ có cảm xúc vậy thôi mà thân an tịnh hết sức an vui, ý thức giới đang làm việc trong cái tâm thức đang diễn tiến của mình. Qúi Phật tử thấy được hơi thở vô hơi thở ra, hơi thở sâu hơi thở dài, hơi thở ngắn, trạng thái đó là qúi Phật tử đang làm trong lộ ý giới tìm thấy được ý tưởng mình đang chạy theo những gì đang bắt được đề mục đó là ý thức giới, còn thiện hay bất thiện thì tiếp nữa, "oh cái hơi thở kỳ này rõ hơn kỳ trước" thì đó là tham, "hơi thở kỳ này xấu hơn kỳ trước là sân", thì lúc đó tùy duyên nữa. 

Wednesday, January 19, 2022

Vi Diệu Pháp 14 Phần I I - Tâm Vô Nhân (tiếp theo) - TT Sán Nhiên

 Tâm Vô Nhân (tiếp theo) - Vi Diệu Pháp 14 Phần I I - TT Sán Nhiên

Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 14" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

TT Sán Nhiên: Những tâm Khai Ngũ Môn, Tâm Nhãn Thức, Tâm Tiếp Thâu, Tâm Thẩm Tấn, Tâm Đoán Định, đều là Tâm Vô Nhân làm việc theo mệnh lệnh máy móc truyền trao và không thụ lý cảnh.

Đến Tâm Đổng Lực là Tâm Hữu Nhân, mà suy tính không kỹ là tạo nghiệp.

Tâm Nhận Thức bắt cảnh sắc thì nó đưa qua Tâm Tiếp Thâu liền.

Tâm Nhĩ Thức bắt cảnh thình đưa qua Tâm Tiếp Thâu liền.

Tâm Tỷ Thức bắt cảnh khí đưa qua Tâm Tiếp Thâu liền.

Tâm Thiệt Thức bắt cảnh vị đưa qua Tâm Tiếp Thâu liền.

Tâm Thân Thức bắt cảnh xúc đưa qua Tâm Tiếp Thâu liền.

Rồi Tâm Tiếp Thâu bắt được thì nó đưa qua Tâm Thẩm Tấn.

Rồi Tâm Đoán Định là Tâm Khai Ý Môn.

Rồi tạo ra Tâm Đổng Lực thì một là bất thiện, hai là những tâm thiện.

Do những cái đó, qúi Phật tử sẽ thấy Tâm Thức mà Đức Phật Ngài nắm bắt được hết sức là chặt chẽ như vậy, Ngài mới đi vô chi tiết qúi Phật tử mới nắm bắt được từng giai đoạn diễn tiến của một tư tưởng. Mà mình không nắm bắt chặt chẽ thì tới đó thì thật sự mình rất là thất niệm. 

Khi mình nắm chặt chẽ từng tâm như vậy, mình theo rõi rõ ràng như vậy, gọi là "nhứt tâm chú niệm" vào trong sát na định ta bắt cảnh một cách chính xác là ta có chánh niệm của Minh Sát, có sự sáng suốt theo dõi của tâm. 

Giữa hai cái đó hoàn toàn khác biệt nhau, giữa người không biết từng các giai đoạn, từng sát na tâm kết chặt với nhau và trong một luồng tư tưởng hiện bày một cách quá mau lẹ, và người biết từng các giai đoạn, từng sát na tâm. Hai cái đó, chúng ta không bắt được, hay là bắt được, gọi là chánh niệm hay thất niệm.

Khi chúng ta qua giai đoạn nắm bắt được từng chi tiết như vậy thì gọi là sát na định, khi ta nắm bắt được từng chi tiết, từng một cái hiểu biết đó gọi là sát na định trong chánh niệm mà mình nhứt tâm chú niệm. Với 3 chức năng: Sát Na Định, Chánh Niệm và Nhứt Tâm Chú Niệm kết hợp lại gọi là Sát Na Định Minh Sát. Ba cái đó hợp lại thì ta có Tuệ Giác. Khi Tuệ Giác sanh lên là chúng ta cắt đi một cái kiết sử hay là một pháp hiệp thế. Tuệ giác là chúng ta giác ngộ không còn ở trong hiệp thế. Sát na định mỗi một sát na lên ta biết, ta có tâm nhận thức, ta có tâm tiếp thâu, ta có tâm thẩm tấn, ta có tâm đoán định thì ta có sát na định, từng sát na trong lúc đó ta có chánh niệm và như vậy nhức tâm chú niệm từng diễn tiến như vậy là lúc đó ta có sát na định minh sát của một tâm thức đã sanh khởi ta có tuệ giác. 

Tuệ Giác sanh lên ta cắt đi một kiết sử hay một pháp hiệp thế, tuệ giác là chúng ta giác ngộ không còn ở trong hiệp thế.

Tuệ Giác phát sanh hay còn gọi là Tuệ Quán sanh khởi.

Từ điểm đó qúi Phật tử sẽ thấy chính tại nơi đây sẽ có những xác định như vậy lúc đó qúi Phật tử phải thấy rõ. 

Tiếng Pali chữ Sát Na Định Minh Sát là Vipassanà Khanika Samàdhi.

Lúc đó mình định tâm từng mỗi sát na, mình định tâm và mình quán sát một cách chú tâm rõ ràng thì lúc bấy giờ có cái tuệ giác sanh lên một cách sáng tỏ rõ ràng.

Khi bị thất niệm là chúng ta không có sự ghi nhớ thì không thể nào có sự sáng suốt được bất cứ vấn đề nào. Khi ta có chánh niệm thì chúng ta không có trạng thái thất niệm. 

Có chánh niệm thì có Sát Na Định Minh Sát, có Sát Na Định thì có Minh Sát Tuệ được,  thì ba cái này cộng vô lại thì sẽ có Tuệ.
- Sát Na Định
- Chánh Niệm
- Nhất Tâm Chú Niệm 
= Sát Na Định Minh Sát Tuệ = Vipassanà Khanika Samàdhi.

Khi qúi Phật tử làm được đúng 3 cái này là qúi Phật tử được một pháp giác ngộ, và cắt được một pháp hiệp thế một kiết sử luân hồi.

Bây giờ chúng ta trở lại phần Tâm Vô Nhân.

Có 3 loại Tâm Vô Nhân:

1) Thứ nhất là Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân, có 7 tâm
2) Thứ hai là Tâm Quả Thiện Vô Nhân, có 8 tâm.
3) Thứ ba là Tâm Duy Tác Vô Nhân, có 3 tâm 

Cộng chung lại có 18 Tâm Vô Nhân.

Tuần trước chúng ta đã học qua 7 Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân, bây giờ chúng ta đi vào chi tiết.

Những Tâm Nhận Thức, Tâm Nhĩ Thức, Tâm Tỷ Thức, Tâm Thiệt Thức, những tâm này có nhân sanh ra nó, nhưng khi nó làm việc mang tánh chất máy móc, do đó nó không có những nhân tương ưng để nó hưởng lấy cảnh, mà nó chỉ làm việc truyền trao cho tâm kế tiếp bên chứ nó không đón biết được cảnh, mà nó có những tác nhân sanh ra nó, khi có những tác nhân sanh ra nó chính đó nó là những tâm quả.

Qua Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân chúng ta sẽ nói rõ từng ý nghĩa. 

1) Thứ nhất là Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân, có 7 tâm. Đây là Tâm Dị Thục Quả do bởi những tâm bất thiện đã tạo ra (gọi là nhân sanh) đón bắt cảnh một cách máy móc và nó không hưởng cảnh, do đó không có nhân tương ưng kết hợp nên được gọi là Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân. 

Sư muốn nhấn mạnh một điểm cho qúi Phật tử chú ý.

Tâm Bất Thiện có 12 tâm; 8 tâm tham, 2 tâm sân, 2 tâm si. Như vậy, ta làm tâm bất thiện bao nhiêu mà quả đến với ta chỉ có 7 tâm quả thôi. Chính điều này qúi Phật tử sẽ thấy một cách đặc biệt qua lời dạy của Đức Phật rất chính xác, Đức Phật nói: "Nếu người dốc tâm muốn tu tập cầu nguyện hay cầu mong sớm được giải thoát sanh tử luân hồi, hay cầu quả báo sinh nhân mà quả báo trổ sanh, mình chỉ cần làm một việc thiện nó sẽ rượt xa bỏ bất thiện xa rất là nhiều". Tại vì qúi Phật tử thấy điểm này là một điểm khích lệ, là mình tạo ra mà mình muốn chạy qua khỏi cái nghiệp mình tạo, mình phải làm được cái gì.

Tâm Bất Thiện có 12, mà nhìn suốt 121 tâm nó chỉ có 7 tâm quả mà thôi. Một tâm thiện mà qúi Phật tử làm ra nó có 8 tâm quả Thiện Vô Nhân và nó có 8 Tâm Đại Quả thành 16 Tâm Quả.

 Một tâm thiện có 16 tâm quả, cho dù qúi Phật tử làm 12 Tâm Bất Thiện cùng một lúc quả trổ sanh có 7, mà qúi Phật tử làm một tâm thiện thôi qúi Phật tử có 16 Tâm Quả là 8 Tâm Quả Thiện Vô Nhân và 8 Tâm Đại Quả trong một việc thiện.

Qúi Phật tử bố thí, trì giới, tham thiền v.v... là qúi Phật tử xa con đường bất thiện đuổi theo ta.

 Sư trình bày qúi Phật tử thấy, một chúng sanh làm việc ác rớt xuống địa ngục, rớt vào chảo dầu sôi, chân vừa đụng vô chảo dầu nóng mặt dầu là chết liền rồi lại nổi lên lại sống lại rồi lại rớt xuống đáy chảo lại chết, cứ một lần chết sống lại là một kiếp, do đó làm sao có thì giờ hưởng quả là nó truyền qua tâm đổng lực, ở địa ngục không có tuổi thọ, không đếm được tại vì mình cứ nuôi tâm sân đó hoài, do đó những cái đó rất là hiếm có những tâm bất thiện không có thì giờ để đón nhận để hưởng mà nó truyền trao lại tâm bất thiện để tạo nghiệp nữa, con gà mà thấy con trùn là nó mổ chứ nó không kêu con trùn đi đi, nó thấy là mổ, đó là tâm bất thiện. Nên Đức Phật nói chúng sanh làm tâm bất thiện không kịp hưởng quả báo là tiếp tục tạo nghiệp bất thiện, một con ngạ qủi với 3 đời Phật tới đời Đức Phật Thích Ca là bà con thân quyến của vua Bình Sa Vương ngạ quỷ mới hiển lộ ra, 3 đời Phật trải qua cho tới đời Đức Phật Thích Ca mới hết nghiệp ngã qủi của nó.

Nên nhìn cái này qúi Phật tử mới sợ khi ta làm nhân bất thiện chứ đừng sợ quả bất thiện nó đến rồi.

Khi qúi Phật tử khởi sân lên sẽ không có thì giờ hưởng quả, mà qúi Phật tử khởi sân nữa, khi qúi Phật tử khởi tâm tham qúi Phật tử không có thì giờ hưởng cái tham, khi qúi Phật tử khởi tâm si lên thì không có thì giờ hưởng cái si. Người mất trí như người si mê họ không có thì giờ để thưởng thức cái si mê đó, họ làm theo cái si nữa si nữa. Người làm nghiệp bất thiện không có thì giờ để thưởng thức, chỉ có làm nghiệp thiện mới có thì giờ thưởng thức, mà thưởng thức mình mới hưởng được chuyện lên làm và không nên làm. Có trí và không trí nữa, tâm bất thiện không có trí, tham không có trí, sân không có trí, si không có trí, tâm bất thiện không có trí để mà thưởng thức cái trạng thái nên làm hay không nên làm. 

Ngạ qủy gặp Đức Phật Kasyapa là vị Phật qúa khứ trước Đức Phật Thích Ca, Ngạ qủy xin Đức Phật Ca Diếp Kasyapa cứu, Đức Phật Kasyapa nói: "các ngươi chưa ra khỏi giai đoạn này, đợi tới Đức Phật Gotama ra đời mà thân bằng quyến thuộc của ngươi là vua Bình Sa Vương người đó mới giúp ngươi được, đó là thân bằng quyến thuộc của ngươi." Ngạ qủy đợi tới khi vua Bình Sa Vương ra đời và Đức Phật Gotama có mặt, nó lại lay động giường của vua Bình Sa Vương mách bảo cầu cứu, sáng vua Bình Sa Vương mới ra nói với Đức Phật chuyện hồi tối nằm mộng, thì Đức Phật nói: "Nó là thân quyến của Đại Vương cầu cứu Đại Vương cứu thoát ra khỏi cảnh khổ đó nó mới đủ để thoát ra được."

Vậy thì, khi thân bằng quyến thuộc của ta đã quá vãng không may rớt trong cảnh khổ, chỉ có 2 trường hợp mà người đó có thể được hưởng là:

1) Thứ nhất, tại thế thân bằng quyến thuộc của họ giống như mình, mình nghĩ tới người quá vãng của mình tuy đã quá vãng nhưng lúc nào cũng phải hồi hướng cho, lúc đó họ nằm trong trạng thái chờ đợi, khi nó trả nghiệp ra không kịp thì phải trả hoài trả hoài, khi mà có đến một mãnh lực tách ra được thì nó hốt một cái rồi nó ra luôn. Đó là thứ nhất ta còn sống đây phải hồi hướng hoài, không thể đợi đến ngày lễ giỗ mà mỗi sát na tâm lúc nào, điều kiện nào, việc thiện nào có, là phải làm hồi hướng liền: "phước báu này tôi đã làm ra xin hồi hướng cho cửu huyền thất tổ của tôi, ba mẹ tôi, hay là cô chú dượng dì của tôi đã quá vãng", hồi hướng liền, đó là thứ nhất.

2) Thứ hai, chúng sanh được hưởng khi trong cảnh khổ là ngạ quỷ, hạng ngã quỷ đó nó được nghe được biết việc thiện mà những hạng người ngạ quỷ này phải là hạng ngạ quỷ có chánh kiến chứ không phải là ngạ qủy tà kiến, thì lúc đó những hạng này mới nói được chữ "sadhu" lúc đó nó được đón nhận quả phước báu của thân bằng quyến thuộc hồi hướng cho nó rồi nó mới đi ra được là hạng ngạ quỷ sadhu, cho nên qúi Phật tử nên nhớ nói chữ "sadhu" đó là chủng tử thiện của qúi Phật tử.

Tâm Bất Thiện làm bao nhiêu việc nó chỉ có 7 Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân mà thôi: 

- Vừa thấy cảnh sắc xấu là tâm bất thiện khởi sanh lên là ta tạo nghiệp. 
- Vừa nghe âm thanh xấu tâm bất thiện khởi sanh lên liền là ta tạo nghiệp. 
-  Vừa ngửi mùi hôi là tâm bất thiện khởi sanh lên là ta tạo nghiệp.

 Chỉ trừ khi 3 điều là, có Sát Na Định, Chánh Niệm, Nhất Tâm Chú Niệm thì ta mới cắt được nó, theo dõi nó được, có tín nhiệm nó được và, chú tâm định nơi tâm tại đó, nhứt tâm chú niệm tại đó, mới ra khỏi được cái mãnh lực của Tâm Bất Thiện và quả Bất Thiện Vô Nhân.

Khi qúi Phật tử tu tập, có hai con đường đi, một là đường tu tập mình đang đi, một là con đường kiết sử nó rượt đuổi qúi Phật tử, một lúc nó bắt cầu qua bắt kịp qúi Phật tử, nhưng qúi Phật tử vượt qua giai đoạn này là qúi Phật tử có chánh niệm, mà qúi Phật tử không vượt qua được giai đoạn này là ngay tại đây qúi Phật tử đang thất niệm. 

Qúi Phật tử đang tu tập, con đường kiết sử nó song hành với qúi Phật tử, nó rượt đuổi theo qúi Phật tử mà qúi Phật tử vượt qua được những mắc đó, kiết sử có 10 mắc:

- 1) Thân kiến (Sakkāyadiṭṭhi).  Đầu tiên là rớt vào thân kiến, qúi Phật tử tu tập vượt qua được thân kiến là qúi Phật tử có chánh niệm vượt qua thì lúc đó thân kiến kiết sử nó rớt xuống, qúi Phật tử bắt được nó, 
- 2) Hoài nghi (Vicikicchā), , Kế đến là kiết sử hoài nghi qúi Phật tử tiếp tục có chánh niệm,
- 3) Giới cấm thủ (Sīlabbataparāmāsa)   Kế đến là giới cấm thủ bắt vào rồi mình có chánh niệm mình qua khỏi giới cấm thủ. Còn nếu không qua được nó sẽ giữ chân qúi Phật tử lại, qúi Phật tử bị thất niệm vì không biết nó đang kẹp chân mình và không đi được là qúi Phật tử đang bị cột trói, kiết sử là cột trói, còn qúi Phật tử qua khỏi sự cột trói là qúi Phật tử có sự tu tập, bị cột trói là đang ở trong trạng thái không có tu tập, mà không có tu tập là thất niệm.  
 - 4) Dục ái (Kāmarāga), tham muốn ngũ dục sắc, thinh, hương, vị, xúc.
- 5) Sân hận (Paṭigha), phẫn nộ, tức giận, hiềm hận, âu lo.
- 6) Sắc ái (Rūparāga), tham luyến trong cảnh thiền hữu sắc, ái tham cõi sắc giới.
- 7) Ái vô sắc (Arūparāga), tham luyến cảnh thiền vô sắc, ái tham cõi vô sắc.
- 8) Ngã mạn (Māna), kiêu hãnh cống cao.
- 9) Phóng dật (Uddhacca), tâm lao chao tán loạn.
- 10) Vô minh (Avijjā), sự si mê, thiếu hiểu biết, không biết cái đáng biết.

Do đó, khi biết thì tháo gỡ, không biết thì bị chúng cột trói.

Vậy thì, qúi Phật tử nói qúi Phật tử đang bị cột trói mà không gỡ ra thì lúc đó là qúi Phật tử đang sống trong tâm quả, qúi Phật tử đang sống trong tâm bất thiện thì tiếp tục có quả trổ ra nữa.

 Do đó, khi  nghe người ta hỏi qúi Phật tử có biết đang bị cột trói không, thì không trả lời làm như không nghe, thì đó là tâm vô nhân vì không cho ra quả nữa, còn trả lời là còn tạo nghiệp.

Những cái đó là thiết thực trong cuộc sống của mình mà luôn luôn con người mình bị chấp ngã, mình nói đang bị cột trói chứ thực ra là mình không biết mình đang gỡ mà mình đang bị cột trói và cũng không biết thế nào là mình đang có cách xử lý trong mỗi tình huống của nó đang có là mình kẹt hết.

Thiền sinh: Thưa Sư, mình muốn tỉnh giác thì mình phải làm sao? Con thường hay rung chân nhưng con tỉnh giác thì không rung chân nữa nhưng tay con lại gãi đầu, vậy con muốn tỉnh giác thì phải làm sao?

TT trả lời: Cái thói hư tật xấu hay thói quen mình đã tạo ra tập khí, thói hư tật xấu chỉ là danh từ, thói quen tập khí cũng chỉ là danh từ, cái quan trọng nhất là hành động, và quả báo hay kết quả của hành động. Đức Phật Ngài nói chỉ có hai loại, hành động và kết quả của hành động, còn qúi Phật tử nói thói quen, hay là tập khí, hay là những gì qúi Phật tử đang làm, thì hành động của, thân, lời và ý, thì có quả từ nơi thân, quả từ nơi lời, quả từ nơi ý. Thì nếu thân, lời, ý, tốt thì là thiện, còn nếu xấu thì là bất thiện, nó ra những trường hợp đó, qúi Phật tử muốn thiện và muốn tránh xa cái bất thiện thì gọi là chánh niệm hay là thất niệm mà thôi.

Thói quen tập khí, thói hư tật xấu nằm tại đó, hành động thân, lời, và ý, phải cẩn thận và luôn luôn ghi nhớ, cái đáng làm và cái không nên làm, qúi Phật tử chỉ cần nhớ như vậy là ra. Từ hành động này thì nó ra kết quả cho hành động đó và nó tương xứng với cái đó với những trạng thái của nó đã có do mình làm ra, có sự hiểu biết, có sự ghi nhớ, không có sự ghi nhớ. 

Vậy thì khi chân mình lắc thì mình coi tại sao chân mình lắc, mình coi cái nhân của nó, còn khi mình chế ngự không cho cái chân lắt, và tại sao cái tay mình muốn gãi đầu tìm ra cái nhân của nó hiểu biết tại đó là ta có chánh niệm, chánh niệm tại nơi đó, tỉnh táo tại đó, ngưng không tạo việc làm đó gọi là tỉnh giác.

Tỉnh giác có 4 loại tỉnh giác:
1) Thứ nhất là hữu lý tỉnh giác (nên làm hay không).
2) Thứ hai là thích nghi tỉnh giác (đáng làm hay không).
3) Thứ ba là thông hành tỉnh giác (thực hiện hay không).
4) Thứ tư là vô si tỉnh giác (có sự hiểu biết hay không).

Vậy thì khi một lần mà ta làm ta có chánh niệm và ta có tỉnh giác này thì chắc chắn việc làm đó ta chọn lọc được kết quả của nó. Còn khi làm mà ta không có chánh niệm là ta bị thất niệm thì chắc chắn ta không có những hành động của sự tỉnh giác.

Do đó, có những cái qúi Phật tử sẽ thấy mình tốt và có những cái mình làm không được tốt, qúi Phật tử chỉ nghe hợp lý mà thôi, nghe một câu chuyện nào đó, nghe hợp lý mà thôi, nhưng mà qúi Phật tử không có hiểu biết nên làm không nên làm, đó là không có vô si. Còn đáng thích hợp cho mình đáng làm được hay không đáng làm là thích nghi. và mình làm theo khả năng mình được hay không, là thông hành. Khi đó qúi Phật tử sẽ bị dính trong trạng thái có chánh niệm mà không có tỉnh giác. 

Người yếu đuối gặp một thùng sách nặng chúng ta không khiên lên nổi, cái đó không hợp lý mà chúng ta không thích nghi được để làm, và việc làm đó chúng ta không làm nổi và ta có sự suy nghĩ đó là ta có 4 sự tỉnh giác. Nhưng cái thùng sách quá nặng mà người mình quá yếu và mình vẫn quyết định làm thì mình không có tỉnh giác một trong 4 cái tỉnh giác. Qúi Phật tử chỉ có chánh niệm qúi Phật tử chưa có tỉnh giác, có sự ghi nhớ là cần phải khiên cái thùng này nhưng qúi Phật tử không có tỉnh giác để xử lý cái thùng này trong trạng thái hiểu biết việc làm này, do đó những cái đó phải cẩn thận. 

Thiền sinh: Thưa Sư, có nghĩa là một trong bốn cái mà hiểu rõ mình có thích nghi được hay không tức là mình có tỉnh giác rồi, tức là không cần biết mình có làm được hay không 

TT trả lời: mới có tỉnh giác thôi chưa đến hành động được là chưa có thông hành, có thể có vô si, nhưng có thể có thông hành làm một cái thích hợp và hợp lý trong việc làm này, nếu có thì phải đầy đủ 4 chi còn không thì có 2 chi thôi.

Qua phần Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân thì chúng ta thấy Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân này là tác nhân của nó tạo ra để hôm nay nó là quả nó là Tâm Bất Thiện, thì từ Tâm Bất Thiện nó làm ra và nó phải lấy kết quả đó nó hiện bày nó là một chức năng nghiệp quả.

 Do đó chúng ta đi qua chi tiết của nó qua từng phần như ta biết có 7 Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân.

1) Thứ nhất là Tâm Nhận Thức, bắt cảnh sắc.
2) Thứ hai là Tâm Nhĩ Thức, bắt cảnh thinh.
3) Thứ ba là Tâm Tỷ Thức, bắt cảnh khí.
4) Thứ tư là Tâm Thiệt Thức, bắt cảnh vị.
5) Thứ năm là Tâm Thân Thức, bắt cảnh xúc.
6) Thứ sáu là Tâm Tiếp Thâu, 5 cảnh nhãn nhĩ tỷ thiệt thân (sắc thinh khí vị xúc) nó thâu được hết
7) Thứ bảy là Tâm Thẩm Tấn 6 cảnh.

Những tâm đó đón nhận được  6 loại cảnh này, thì những cảnh này là những cảnh bất thiện, cảnh xấu không tốt. Như vậy thì Tâm Tiếp Thâu chức năng của nó thâu được 5 cảnh; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nó thâu được hết, sắc, thinh, khí, vị, xúc, nó thâu được luôn. Thì Tâm Tiếp Thâu, thâu được; sắc, thinh, khí, vị, xúc, nhưng tới Tâm Thẩm Tấn làm được, sắc, thinh, khí, vị, xúc, và pháp.

Mỗi chức năng có mỗi vị trí của nó, còn Tâm Nhận Thức thì biết cảnh sắc, Tâm Nhĩ Thức biết cảnh thinh, Tâm Tỳ Thức biết cảnh khí, Tâm Thiệt Thức biết cảnh vị, Tâm Thân Thức biết cảnh xúc và Tâm Tiếp Thâu biết 5 cảnh đó. Tâm Thẩm Tấn vừa biết 5 cảnh đó còn biết một cảnh pháp nữa, những loại này là loại cảnh quả bất thiện hiện bày tính chất xấu không tốt đẹp.

Vậy thì khi:

- Qúi Phật tử thấy cảnh sắc xấu là Tâm Nhận Thức quả bất thiện đang trổi sanh cho qúi Phật tử đón do tâm bất thiện quá khứ đang hiện bày ra. 

- Qúi Phật tử nghe một âm thanh không tốt là Tâm Nhĩ Thức đón cảnh thinh quả bất thiện do tâm bất thiện quá khứ tạo ra.

 - Qúi Phật tử ngửi một mùi không thích là quả dị thục của tâm bất thiện quá khứ tạo ra giờ qúi Phật tử đón nhận. 

- Qúi Phật tử niếm một vị mà không làm qúi Phật tử vừa lòng cay dắng chua mặn ngọt là qúi Phật tử đang đón nhận một quả đang trả quả của tâm bất thiện quá khứ để lại.

-  Qúi Phật tử nhận cái thân đau nhức thân xúc chạm với trạng thái bất thiện do bất thiện quá khứ tạo ra. Chưa nói là thích hay không thích, đồng ý hay không đồng ý, sau đó xử lý thêm cái đó nữa.

Như vậy thì từ đây về sau những cái này luôn luôn là một trạng thái nhắc nhở hay là một trạng thái ám ảnh, nó là nhắc nhở là qúi Phật tử có chánh niệm. Nếu nó là ám ảnh tạo tác thêm một nghiệp báo nữa là trạng thái thất niệm.

 Luôn luôn trong con người chúng ta có chánh niệm nó là một người bạn tốt cho ta tỉnh thức, còn thất niệm là kẻ thù nguy hiểm để nó làm chúng ta đau khổ tiếp tục nữa, không đổ thừa ai cả, không trách ai cả và cũng không nhìn ra bên ngoài nữa mà nhìn lại chính mình cho mình thức tỉnh có chánh niệm. Hay là một sự ám ảnh lo sợ đang thúc đẩy ta làm ra một nghiệp bất thiện nữa khi ta không biết dừng lại giống như trạng thái thất niệm của mình.

Như vậy thì, lúc nào qúi Phật tử cũng phải cẩn thận, phải luôn chánh niệm, và phải thu thúc các căn lại, và chế ngự tác ý trong lúc tạo tác tham, sân, si. 

Có 3 trường hợp chúng ta được học qua là: Thu, Chế, Diệt.

- Thu, đây là thu thúc các căn lại, chúng ta không dám nói là thu thúc tất cả lục căn một lúc, căn nào có chúng ta thu thúc ngay lúc đó, ta biết lúc đó, ta có chánh niệm và có tỉnh giác. Còn qúi Phật tử nói là qúi Phật tử thu thúc lục căn thì chưa chắc là có một lúc

 - Chế là chế ngự 3 cái tham, sân, si. thì 3 cái tham sân si này nó từ tác ý tạo ra nghiệp.

- Diệt là diệt trừ những lậu hoặc và kiết sử.

 Đó là là diệt trừ lậu hoặc, chế ngữ tham sân si và diệt trừ lậu hoặc các kiết sử, là ta đang cắt nghiệp quá khứ.

Tâm nhận thức hình thành bắt được cảnh sắc là do tác ý. Bởi tác ý ta mới hình thành ra Tâm Nhận Thức bắt cảnh sắc. Tác ý gì phải cẩn thận chế ngự nó. Tâm Nhận thức phan duyên cho cảnh sắc là một điều. Và phải chế ngự từ tác ý không cho Tâm Nhận Thức chạy theo cảnh sắc là điều thứ hai nữa.  Rồi qúi Phật tử phải diệt trừ những nghiệp cũ đang thúc đẩy qúi Phật tử phải tạo ra đó là sự cột trói, do đó ta luôn luôn phải có "Thu, Chế, Diệt".

Phải thu các căn lại, phải chế ngự tác ý mình lại, và coi cái nghiệp cũ đang bắt mình tạo ra nữa không, đó là mình đang ở trong pháp hành.

Thiền Sinh: Thưa Sư, để hành được 3 cái "Thu, Chế, Diệt" mình phải có Chánh Niệm trước phải không?

TT trả lời: Luôn luôn phải có Chánh Niệm và Tỉnh Giác  rồi thu thúc lục căn, chế ngự tác ý, rồi diệt trừ những lậu hoặc. Chánh Niệm và Tỉnh Giác là cửa ngõ cho thu thúc các căn lại và chế ngự các tác ý và ngăn chặn những nghiệp cũ thúc đẩy tạo lại các nghiệp báo. Chúng ta nhớ như vậy, còn không chúng ta bị rớt vào qũy đạo vòng tròn quay chúng ta quay cuồng và chúng ta bị rớt trong trạng thái không chủ động mà nó đang chủ động cho mình.

Tại vì ở đây qúi Phật tử nhớ khi ta nói Tâm Nhận Thức gặp cảnh sắc xấu, Tâm Nhĩ Thức là âm thanh nghe xấu, Tâm Tỷ Thức mùi hơi không thích hợp, Tâm Thiệt Thức vị không thích hợp, Tâm Thân Thức xúc không thích hợp mà Tâm Tiếp Thâu nằm trong  một trong năm cảnh ngũ đó không thích hợp và Tâm Thẩm Tấn nhìn xét được 6 loại cảnh, năm cảnh này và một cảnh pháp kếp hợp đẩy nó qua Tâm Đổng Lực quyết định tại nơi đó. Khi Tâm Tiếp Thâu qua Tâm Thẩm Tấn là 6 cảnh và khi vô tới Tâm Đổng Lực  là chỉ có cảnh pháp, tại vì nó đâu còn chức năng của; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nữa, nó chỉ còn là cảnh pháp và cảnh pháp nó quyết định theo cái tác ý của nó tạo ra nghiệp hay là bị nghiệp cũ nó tái tạo ra một nghiệp mới.

Vậy thì, khi qúi Phật tử ngồi thiền thân qúi Phật tử đau nhức, nhận thức tại nơi đó một cái cảm thọ khổ từ nơi thân thọ tâm thân thức biết tê, nhức, mỏi, đau, thì lúc đó Tâm Thân Thức báo động cho Tâm Tiếp Thâu, Tâm Tiếp Thâu đưa lên Tâm Thẩm Tấn, Tâm Thẩm Tấn báo cho Tâm Đoán Định và Tâm Đổng Lực giải quyết cái tê nhức mỏi đau của tâm thân thức.

Tâm Thân Thức nhận được cái tê nhức mỏi đau là khổ thọ thì nó đưa Tâm Đổng Lực giải quyết. Khi mà cái tê nhức mỏi đau nó đang cảm thấy cái thân thức đang bị đau thì Tâm Thân Thức đang đón nhận một cái tê nhức mỏi đau là cái khổ thọ nó đưa qua Tâm Tiếp Thâu, Tâm Thẩm Tấn, Tâm Đoán Định rồi  qua Tâm Đổng Lực giải quyết, mỗi cái Tâm Đổng Lực đó là một nghiệp báo, hiện báo nghiệp, hậu báo nghiệp, hậu hậu báo nghiệp. Mỗi một sát na tâm đổng lực là một nghiệp báo, một là nghiệp lực mới hay là hưởng một nghiệp quả tái tạo trở lại cái tâm đó đón nhận nữa, đón nhận nghiệp cũ hay là đang tạo nghiệp mới sanh lên là nghiệp cũ hay đang tạo nghiệp mới. 

Mỗi một sát na tâm đổng lực đón nhận từ tâm thân thức tê nhức mỏi đau là qúi Phật tử đang tạo nghiệp mới hay đang phải giải quyết nghiệp cũ. Vậy thì qúi Phật tử đang giải quyết một diệt trừ hay là đang chế ngự tác ý trong khi các căn đang có chánh niệm tỉnh giác báo động là có tuệ giác qúi Phật tử quyết định, hay là thói quen tập khí qúi Phật tử quyết định. 

Nghiệp báo, nghiệp quả hay nghiệp lực hay là cắt đứt nghiệp báo, nghiệp lực nghiệp quả. Tê nó đến thân thức không giải đáp mà tâm đổng lực giải đáp, mỗi sát na tâm đổng lực đang giải đáp tê đó dưới tác ý cái gì, dưới nghiệp lực gì.

Tu tập để diệt trừ nghiệp để cắt đứt nghiệp và không cho nghiệp sanh hay là tâm tu tập để mà chồng chất nghiệp và tái tạo nghiệp và nghiệp chồng chất lên nữa. Nhức, mỏi, đau là nghiệp cũ, một câu chuyện đã qua mà kể lại câu chuyện đó với tác ý gì đó là nghiệp cũ.

Hôm nay chúng ta học 5 tâm gọi là ngũ thức ta có các căn, và khi qúi Phật tử có Tâm Tiếp Thu và Tâm Thẩm Tấn là dòng tâm thức đang đưa qúi Phật tử trực chờ trước cửa nghiệp sắp sửa tạo ra, và phải nhìn coi trở lại những cái đó với những tâm đổng lực thụ lý cảnh đó với ý nghĩa gì.

Như vậy thì ta dùng 3 pháp; Sát Na Định, Chánh Niệm, Nhất Tâm Chú Niệm hồi nãy ta có Sát Na Định Minh Sát giải quyết được tại nơi đó là qúi Phật tử đang cắt bớt những pháp hiệp thế hay là những pháp kiết sử cột trói con đường luân hồi.

Ở đây  có 7 tâm, từ 1 đến bảy không có tạo ra nghiệp:

 1) Tâm Nhận Thức, bắt cảnh sắc.
2) Tâm Nhĩ Thức, bắt cảnh thinh.
3) Tâm Tỷ Thức, bắt cảnh khí.
4) Tâm Thiệt Thức, bắt cảnh vị.
5) Tâm Thân Thức, bắt cảnh xúc.
6) Tâm Tiếp Thâu, 5 cảnh nhãn nhĩ tỷ thiệt thân (sắc thinh khí vị xúc) nó thâu được hết
7) Tâm Thẩm Tấn 6 cảnh
7 Tâm trên không tạo ra nghiệp vì là Tâm Quả Dị Thục. Qúi Phật tử thấy từ Tâm Nhận Thức cho tới Tâm Thẩm Tấn không có tâm nào tạo ra nghiệp, thì đó là Tâm Quả Dị Thục. 

Thế thì, tại sao qúi Phật tử vui và buồn, thích và không thích với ngũ thức đón lấy ngũ căn ngũ cảnh đem vô trong người qúi Phật tử, tại vì qúi Phật tử không thu thúc căn.

Ngọc bất trác bất thành khí,
 Nhân bất học bất tri lý.

Ngọc không dũa không sáng,
Người không học không hiểu biết.

Giờ ta có hiểu biết ta nhận xét: Nnhững tâm nhận thức này không tạo nghiệp được vì là quả, Tâm Nhĩ Thức này không tạo nghiệp được vì nó là quả, những Tâm Tỷ Thức này không tạo nghiệp được vì nó là quả, thế thì tại sao khi ta thấy sắc, khi ta thấy thinh, thấy khí, thấy vị, thấy xúc mà ta vui buồn lẫn lộn?

-  Như vậy thì qúi Phật tử không phải lo Tâm Nhận Thức, không lo Tâm Nhãn Thức, không lo Tâm Tỷ Thức, không lo Tâm Thiệt Thức, không lo Tâm Thân Thức, mà qúi Phật tử phải lo Tâm với Tác Ý của mình không có chánh niệm để kiểm soát nó được.

Vậy thì, khi qúi Phật tử ngồi thiền, tê, nhức, mỏi, đau, qúi Phật tử giải quyết nó được không? Khi qúi Phật tử ra về từ đây về tới nhà qui Phật tử có giải quyết được tất cả các cảnh đến với qúi Phật tử không? Các cảnh nó đến với ta liên tục, qúi Phật tử phải cẩn thận, rồi vô tới nhà các cảnh trong nhà hiện bày ra qúi Phật tử giải quyết được không? phải cẩn thận. Qúi Phật tử phải nhắc liên tục như vậy mới được, còn không thì bổn cũ soạn lại tu tập bao nhiêu coi như là bỏ hết thời gian đó hay là công lực mình đã tạo ra bao nhiêu đó bỏ hết, uổng lắm phải cẩn thận.

Giữa ba cái; Thu, Chế, Diệt, thì sợ cái nào? không sợ thu chế diệt mà sợ mình thất niệm hay không có chánh niệm mà thôi. Qúi Phật tử phải biết cái nào yếu cái nào mạnh chứ không qúi Phật tử đánh ra là đánh trật. 

Căn nào có cảnh đó, chánh niệm tại nơi đó ta thu thúc các căn ta tại đó, ta chế ngự tác ý ta tại đó, ta diệt trừ nghiệp của ta được tại đó. Vậy chúng ta làm nhanh hay chúng ta làm chậm lại, chúng ta phải cẩn thận. Nhanh mà không cẩn thận thà ta làm chậm lại mà ta kiểm soát được nó tốt hơn. Qúi Phật tử phải cẩn thận tại vì sao ta không muốn nó trở lại, nó đã xấu rồi qúi Phật tử không sửa nó được, nó đã không tốt rồi qúi Phật tử không sửa nó được nữa, tại vì nó là quả nó đã đến rồi, vì tại đó qúi Phật tử không thể nào tạo nghiệp vì nó là quả mà qúi Phật tử tạo nghiệp là tại qúi Phật tử thiếu Chánh Niệm.

Sư mở cái cửa cho Tâm Khai Ngũ Môn trong lộ trình tâm mà chúng ta nghe qua, Sư mở một chút xíu đó nó là Tâm Duy Tác.

1) Tâm Khai Ngũ Môn: Là tâm làm việc mở cửa 1 trong 5 tâm thức của giác quan nhận thức.
Cũng vậy, nó là một tính chất Duy Tác: 
- Duy là duy nhất
- Tác là hành động

Vậy thì tâm Duy Tác là tâm chỉ có hành động và không chịu lãnh lấy quả của hành động nên ta gọi là Tâm Duy Tác. Vậy tâm chỉ có hành động và không chịu lấy quả của hành động gọi là tâm Duy Tác. 
Khai Ngũ Môn là tâm làm việc mở cửa một trong 5 tâm thức thuộc giác quan hay là của giác quan nhận thức từ nơi cảnh. 
-----------------------------
Còn tiếp: Ý Giới và Ý Thức Giới 

Monday, January 10, 2022

Vi Diệu Pháp 14 - Tâm Vô Nhân (tiếp theo) - TT Sán Nhiên

 Tâm Vô Nhân (tiếp theo) - Vi Diệu Pháp 14 - TT Sán Nhiên

Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 14" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

TT Sán Nhiên: Hôm nay trước khi học tiếp Tâm Vô Nhân, chúng ta ôn bài tuần trước học về Tâm Vô Nhân có những loại tâm phát sanh lên không có nhân tương ưng là những nhân kết hợp với tâm thức để biết cảnh, là trạng thái hiểu biết tâm thức đón nhận được, như tâm tham là tâm có nhân tham kết hợp với tâm được gọi tâm tham, là những tâm hữu nhân. 

"Tâm" tiếng Pali là "Citta", ngữ căn là "Cit" là trạng thái suy nghĩ hay những trạng thái tư tưởng nghĩ suy trong đầu óc sanh khởi lên. Thì từ ngữ căn là chữ "Cit" nếu dịch ra là "cái biết". 

Thì "Tâm" là cái biết, nguyên thủy của tâm giống như một ly nước trong, là một đơn vị thuần túy, đơn vị độc nhất không bỏ thêm gì vào. Rồi từ ly nước trong chúng ta phải bỏ cái gì vô thì nước đó được đổi tên, thí dụ như ta cắt miếng chanh vắt vào ly nước trong thì gọi là nước chanh, bỏ đá vô thì gọi là nước đá chanh, thêm đường vô thì gọi là nước đá chanh đường. Thì từ nguyên thủy nước đầu tiên chúng ta bỏ những gì vô thêm thì tên nước được gọi theo những gì bỏ vào gọi tên nó.

 Thì cũng vậy, tâm khi chúng ta bỏ cái gì thêm vô thì tên nó được gọi, như bỏ tham vô thì gọi là tâm tham, khi ta bỏ tánh chất giận dữ, sân hận, oán giận vô thì gọi là tâm sân. Ta bỏ vô cái gì không hiểu biết mê mờ tối tăm thì gọi là tâm si. 

Đầu tiên của tâm chỉ là một đơn vị độc nhất giống như ly nước trong, rồi khi bỏ tham, sân si vào thì gọi là thành phần sở hữu phụ thuộc của tâm còn gọi là tâm sở, tiếng Pali gọi là Cetasika. 

Khi nói đến tâm có đối tượng nó thích thì nó đeo dính gọi là tâm tham, thì đối tượng đó phải là dính mắc. Chữ tham là chữ dính mắc.

Khi nói trạng thái muốn tàn phá hủy diệt đối tượng, thì nó kết hợp với chữ sân, là tâm sở kết hợp với tâm sân hủy diệt đối tượng, tàn phá đối tượng, không muốn đối tượng đó còn tồn tại hiện hữu, nên lúc đó nó phá hủy.

Khi những cái mà nó mê mờ tối tăm không biết đối tượng, thì lúc đó nó có tên gọi là tâm si, nó mê mờ với đối tượng, không sáng suốt với đối tượng. 

Như vậy, tham, sân, si gọi là tâm sở, là những thành phần sở hữu của tâm, phụ thuộc của tâm, gắng bó với tâm như bóng với hình không rời xa gọi là tứ đồng.

- Đồng sanh với tâm.
- Đồng diệt với tâm.
- Đồng biết một cảnh với tâm.
- Đồng nương vào thần kinh với tâm.

Những tứ đồng này luôn luôn gắng bó với tâm. Khi tâm có thì phải có những loại tâm sở kết hợp. Những loại này gọi là những tâm hữu nhân, là vì có những nhân tương ưng với nó gọi là những nhân tương ưng hay gọi là tâm hữu nhân. Nhân đây gọi là nhân tương ưng có sự kết hợp với tâm, hoà trộn với tâm, tương hợp với tâm.

 Trong những tuần trước chúng ta đã học qua là tâm vô nhân là những tâm không có những nhân tương ưng này kết hợp với nó, nên gọi là tâm vô nhân.

Như trước đây ta học về 8 tâm tham, 2 tâm sân, 2 tâm si, những tâm đó gọi là tâm hữu nhân bất thiện, nó có những nhân bất thiện kết hợp với tâm để biết cảnh bất thiện hay cảnh xấu, cảnh không tốt.

Như vậy, chúng ta đã học có 2 loại tâm là Tâm Hữu Nhân và Tâm Vô Nhân. 

Những tâm hữu nhân là có những tâm sở kết hợp với tâm, nó tác động với tâm làm cho tâm tập hợp với những nhân tố đó để biết đối tượng cảnh theo tính chất của sự kết hợp với nhân tương ưng, như nhân tố tham kết hợp với tâm gọi là tâm tham, thì nhân tố này nó đến với tâm làm cho tâm dính mắc với đối tượng. 

Như nhân tố sân kết hợp với tâm ta có tâm sân làm cho tâm muốn hủy diệt đối tượng, tàn phá đối tượng, không muốn đối tượng đó. 
Và nhân tố si kết hợp với tâm gọi là tâm si hình thành ra tâm biết đối tượng là mê mờ không sáng suốt không rõ biết đối tượng.
 
Do đó những tâm này gọi là những tâm hữu nhân.

Kỳ trước đã học qua Tâm Vô Nhân, chúng ta có 18 tâm vô nhân, chia ra làm hai thể loại. 

Những tâm gọi là Tâm Vô Nhân là những tâm mang tính chất là Tâm Quả, một tâm nữa là Tâm Vô Ký hay còn gọi là Tâm Duy Tác, Vô Ký Quả, Vô Ký Duy Tác, những tâm đó ở góc độ không có nhân tương ưng.

Tuần trước chúng ta được học có 7 tâm quả bất thiện vô nhân và chúng ta có 8 tâm quả thiện và 3 tâm duy tác vô nhân cộng chung lại có 18 tâm vô nhân.

Hôm nay trước khi đi tiếp qua phần kế Sư ôn lại cho các Phật tử nắm bắt được biết tâm là một đơn vị độc nhất thuần túy chỉ có một mà thôi. Đơn vị độc nhất của nó nhưng nhiều tính chất của những tâm sở bỏ vô đó thì tên gọi của nó được theo những tính chất mà tâm sở bỏ vào. 

- Nếu ta nói đối tượng của nó là dính mắc thì tâm sở đó được bỏ vào trong trạng thái biết đối tượng đó là một đối tượng có nhân tố tham bỏ vô. 

- Như ta nói một đối tượng không hoan hỉ, ghét bỏ và muốn hủy diệt nó đi thì nhân tố đến với tâm sẽ hình thành như tính chất sân hủy diệt đối tượng, phá hủy đối tượng và, không cho đối tượng đó được tồn tại, thì lúc đó tên gọi của tâm là tâm sân biết đối tượng không hoan hỉ, tàn phá hủy diệt nó.

- Nếu như đối tượng làm cho tâm mê mờ không biết được, như qúi Phật tử thấy có vật thể nào tới mình không biết được nó là cái chi thì lúc đó qúi Phật tử đang ở trong trạng thái một tâm si mê không hiểu biết. 

Còn qúi Phật tử cầm vật thể nào mà biết liền thì tâm đó có trạng thái hiểu biết, hiểu biết góc độ nào, trạng thái có trí hay trạng thái có một kiến thức về vật thể đó nó có tính chất đó kết hợp vô, vậy thì khi những đối tượng đến thì những loại tâm sở của tâm nó đến đúng như tính chất của nó để cho tâm biết được đối tượng thích hợp vừa ý của nó.

Như một nhà sản xuất chế tạo xe, muốn chế tạo ra một chiếc xe thì những thành phần phụ tùng để  ra một chiếc xe phải phù hợp tương xứng với những tính chất của nó, phải kết hợp với nó mới ra được tính chất của chiếc xe. 

Thì những thành phần đó được gọi là những thành phần thuộc về tâm sở hữu thuộc của tâm. 

Thì chúng ta nói cái xe, ta nói những đồ phụ tùng của chiếc xe kết hợp nhau như vậy, chứ còn nếu nói ra thì chiếc xe là một thành phần tổng hợp kết hợp lại mới có, thì ta nói trạng thái biết được một đối tượng là một sự tổng hợp kết hợp lại của tâm và những thành phần tâm sở để biết được đối tượng đó một cách rõ ràng thêm theo khả năng của tâm sở nắm bắt được đối tượng đó.

vậy thì, khi ta nói một tâm sanh ra không thể nào nó có một mình nó được, mà khi nó có thì nó có những thành phần kết hợp với nó ta gọi là những tâm sở, nhưng ở đây có hai loại tâm là Hữu Nhân và Vô Nhân.

Hữu Nhân và Vô Nhân là những trạng thái tác động vô trong tâm để làm cho tâm tái tạo lại với đối tượng đó thì ta gọi là Tâm Hữu Nhân.
Còn những trạng thái chịu đựng đón nhận những gì là quả được sanh ra và chính nó không hưởng cảnh nó chỉ là một trạng thái trổ sanh ra quả. Như trái cây tự nó không hưởng được mà con người hưởng được trái cây, chứ trái cây chính nó là quả nó không hưởng được. 

Nói về tâm quả thì chính nó chỉ hiện bày ra do những hậu quả một tác nhân tạo nó ra thì nó có chính nó gọi là những trạng thái chỉ sinh ra mà nó không hưởng lấy trạng thái của nó nên gọi là Tâm Vô Nhân.

Có 4 loại nhân là: 

1) Hetu Hetu (Nhân Nhân) là những yếu tố hình thành ra tâm, làm cho tâm kết hợp được. Nhân nhân có 6 loại nhân, như vậy thì tại nơi đây nó kết hợp với nhân thì gọi là có 6 loại Nhân Tương Ưng, ta có tham, sân, si, vô tham, vô sân và vô si

2) Paccaya Hetu (Nhân Duyên) là yếu tố tứ đại là một nhân tố tạo ra sắc uẩn hay tất cả sắc pháp thì gọi là Nhân Duyên. Tứ đại là yếu tố hay là một tác nhân tạo ra tất cả sắc pháp trong đời này sắc uẩn hay là sắc pháp, sắc sinh mạng hay sắc phi sinh mạng đều là nhân duyên.

3) Uttama Hetu là Chí Thượng Nhân là nghiệp thiện và nghiệp bất thiện tạo tác ra nghiệp báo cho mọi chúng sanh trong đời này.

4) Sadhāraṇahetu là Phổ Thông Nhân là có mặt khắp mọi nơi ở đâu cũng có mặt. chính tác nhân là vô minh hiện bày ra tất cả chúng sanh có mặt trong đời.

Nhân gian VN thường hay nói "oh, chúng ta có nhân duyên gặp nhau". Chữ "nhân duyên" đó hơi lợi dụng, từ ngữ đó chúng ta chưa rõ. Chúng ta phải nói "mãnh lực nào", hay là, "tác nhân nào làm chúng ta hôm nay có mặt ở đây" chúng ta nói như thế thì rõ hơn, nhưng với những người không học những danh từ chuyên môn thuật ngữ hay họ không biết gì về Phật Pháp thì họ sẽ nói một cách đơn giản theo nhân gian nói sao cũng được. Do đó qúi Phật tử sẽ thấy chữ "nhân duyên" không đơn giản như vậy. 

Khi ta nói Hetu Paccaya ở trong thứ bảy của tạng Abhidhamma chương 1 chính xác "nhân duyên" rất quan trọng, chính tại đó Đức Phật Ngài đưa 24 duyên thì nhân duyên đầu để khai triển cho chúng ta học sẽ thấy rõ tính năng của nhân duyên là quan trọng, vậy thì khi chúng ta nói "nhân duyên nào mà hôm nay ta gặp đây" ta nói như vậy là không đúng, với những người có học thức về Phật Pháp họ ngần ngại trước lời nói đó tại vì khi nói mà không đúng là phạm vào vọng ngữ là nói dối, là nói không chân thực, do đó khi ta nói là "nhân duyên nào", đừng nói vậy mà chúng ta nên nói "tác nhân nào", thì lúc đó tác nhân mà qúi Phật tử sẽ thấy là  Hetu Hetu (Nhân Nhân) , chúng ta chưa nói "Nhân Duyên" được, "tác nhân nào mà chúng ta có mặt ở đây" làm qúi Phật tử sẽ đến đây, tác nhân đó là vô tham, vô sân, vô si, ta có mặt ở trong lớp học này, trong buổi học Phật Pháp này với 3 nhân đó thì ta nói là "Hetu Hetu (Nhân Nhân) làm cho chúng ta có mặt ở đây.

Cũng vậy, khi chúng ta sẽ nói là "nhân nào làm cho chúng ta có sắc thân này" thì qúi Phật tử sẽ nói "Duyên Nhân là tứ đại tạo ra sắc thân này" thì có ý nghĩa hơn.

Khi một hành động trộm cắp hiện bày, hay là một hành động đang trộm cắp sắp được hiện bày thì qúi Phật tử nói "nhân nào mà người đó làm trộm cắp lấy của người không cho" thì trả lời là "Chí Thượng Nhân".

Rồi trạng thái nào mà chúng ta còn bị sinh tử luân hồi mà chúng ta còn sanh sanh tử tử luân hồi mãi không chấm dứt cuộc đời chúng ta cứ lập đi lập lại một cái thói quen hay là chúng ta có trong đời này bao nhiêu cảnh khổ khiến ta nổi giận thì ta nói đó là Phổ Thông Nhân, nhân Phổ Thông ai cũng có không riêng ai khi nào ta còn là phàm, chỉ khi trở thành bậc Thánh nhân mới ra khỏi Phổ Thông Nhân được, mình có là do bởi vô minh. 

Những cái đó khi qúi Phật tử nói như vậy là chính xác là lời dạy của Đức Phật và chính xác lời nói của mình không sai trật, chính xác không phạm vô võng ngữ.

Đó cũng là yếu tố để chúng ta tạo ra nghiệp thiện, hay là con đường chúng ta đang sống cho được hoàn chỉnh không rớt vào những gì bất thiện để phải đón nhận khổ đau. 

Có những người nói "tôi đến chùa tu, tôi sống cuộc đời Phật Pháp trong chùa mà sao tôi khổ hoài", chính lúc đó họ hiểu sai trật nên họ không biết  từng việc nhỏ mà họ không nắm bắt được chính xác, do đó họ đang phạm giới, họ đang bị đứt giới, hay là họ chỉ có một pháp thiện mà lại có nhiều pháp bất thiện và những pháp đó tái tạo trở lại họ, quả báo sanh lên, thì lúc đó họ đón nhận cái khổ ở trên đời mà họ đang nói là họ làm việc thiện không hà, vì họ không nắm bắt được một căn bản nền tảng khi ta làm một cái gì trong đời sống hàng ngày qua, thân, lời và, ý, xuyên qua đó ta tạo ra cái nghiệp, chính cái nghiệp đó làm chúng ta đón nhận cái quả báo nên gọi là lý nhân quả. 
Khi nói lý nhân quả thì không thể nào nói một cách đơn giản được với những người mà chúng ta nói cái hột mít trồng xuống lên cây mít sẽ trổ hoa, thì cái đó đơn giản. 

Nhưng mà, khi ta biết nhân quả thì những lúc ta làm cái nhân nào để cho cái quả này thì ta phải thấy; "Nhân Nhân có, Chí Thượng Nhân có, Phổ Thông Nhân có, nó mới tạo ra Nhân Duyên có, hôm nay ta có mặt trên đời."

Chứ ta không nói đơn giản là nhân quả là hạt giống gieo thì có cây mọc lên rồi chính do đó có hoa quả có trái, không nói đơn giản như vậy. 

Nhân Nhân có, tạo ra Chí Thượng Nhân có là hành động, hành động dẫn đến trạng thái tái tạo lại trong sự luân hồi là Phổ Thông Nhân, Phổ Thông Nhân cho ta có mặt ở trên đời với sắc uẩn này là Nhân Duyên, cái đó ta mới nói là Nhân Quả. 

Còn không thì qúi Phật tử nói một cách hời hợt, nói cách đơn giản và nói một cách không chi tiết như vậy là chúng ta không nắm rõ được từng mỗi vấn đề, như vậy là chúng ta cũng có lúc ta làm lỗi trong lúc chúng ta hành động qúi Phật tử phải cẩn thận, càng biết nhiều chúng ta càng phải cẩn thận nhiều trong mỗi hành động của mình qua, thân, lời và, ý. 

Chúng ta không để bị trong trạng thái "không biết tại sao tôi bị cái này" lúc đó qúi Phật tử đang ở trong trạng thái Phổ Thông Nhân đang chụp lấy mình, qúi Phật tử nói "không biết tại sao ta ở trong cái này" đó là qúi Phật tử đang bị Phổ Thông Nhân chụp lấy qúi Phật tử mà mình nói là "không biết tại sao tôi phải chịu đựng cái này" là qúi Phật tử đang nói lời nói không trung thực ở trong cái Chí Thượng Nhân tái tạo qúi Phật tử mà qúi Phật tử muốn nói, tác ý muốn nói để cho mọi người đều biết là qúi Phật tử đang làm một cái nhân nhân của nó.

Khi ta biết nhiều qúi Phật tử càng phải dè dặn nhiều, bớt nói và, trong khi đó suy nghĩ cho chính xác để chúng ta thận trọng trong thân và lời của mình có thể xảy ra những sự sai trật vẫn có, phải hết sức cần thận.

Đầu tiên là Nhân Nhân đẩy qua Chí Thượng Nhân mà hiện bày được là Phổ Thông Nhân và con người ta có mặt trong đời này là Nhân Duyên. Lúc đầu là do mình tác ý (Nhân Nhân) rồi sanh ra hành động là (Chí Thượng Nhân) rồi hiện bày được là (Phổ Thông Nhân) rồi do Nhân Cuyên ta có mặt trên đời.

Như vậy, sau phần ôn bài, chúng ta học tiếp Tâm Vô Nhân. Nó không nằm trong góc độ của Nhân Nhân. Tâm Tham, Tâm Sân, Tâm Si thì 2 tâm bất thiện chúng ta đã học qua nó nằm trong loại Nhân Nhân, 8 tâm tham nằm trong Nhân Tham, 2 tâm sân nằm trong Nhân Sân, 2 tâm si nằm trong Nhân Si. 

Những phần tới là Tâm Thiện Dục Giới, như những Tâm Đại Thiện, Đại Quả, Đại Duy Tác, hay những Tâm Thiền Sắc Giới, Tâm Thiền Vô Sắc Giới, hay là Tâm Đạo, Tâm Quả, là những Tâm Hữu Nhân là những tâm vô tham vô sân vô si. Do đó, ta gọi những tâm đó là những tâm hữu nhân. 

 Tâm Vô Nhân là:

1 - Thứ nhất, là những tâm biết đối tượng (là cảnh) khi nó sanh ra bắt được cảnh đó nó không có nhân tương ưng kết hợp nên gọi là tâm vô nhân.

2. - Thứ hai, là những tâm thuộc về tính Vô Ký gồm có 2 là Vô Ký Quả, Vô Ký Duy Tác.

3 - Thứ ba, khi nó hiện bày mang đặc tính đón nhận hay thâu bắt đối tượng một cách máy móc, và nó không thụ hưởng đối tượng (cảnh) đó.

Khi tâm hiện bày ra bắt đối tượng hay đón bắt cảnh nó chỉ làm máy móc, nó không hưởng cảnh đó, bắt xong nó chuyền ra cho tâm kế tiếp nên gọi là tâm vô nhân.

Như máy chụp hình qúi Phật tử điều khiển máy chụp hình thâu bắt cảnh sắc, nó thâu bắt máy móc, còn hỏi nó thích cảnh đó không thì nó không thích được tại vì nó là máy, nó không biết gì cả nó chỉ thâu với chức năng của nó mà mình điều khiển nó và nó làm theo và nó thâu bắt gì mà chúng ta muốn. 

Tâm nhận thức thâu cảnh sắc. Bốn nhân sanh Tâm Nhận Thức"

1) Thứ nhất, phải có cảnh sắc
2) Thứ hai, có thần kinh nhãn.
3) Thứ ba, phải có tác ý.
4) Thứ tư, phải có ánh sáng

Trong 4 nhân này thì nhân "Phải có tác ý" là quan trọng nhất, có cảnh sắc, có thần kinh, có ánh sáng, mà mình không có tác ý thì mình không có nhận thức, như qúi Phật tử muốn nhìn thì nhìn còn qúi Phật tử không muốn nhìn cảnh ngay trước mặt cũng không nhìn, tại vì tác ý.

Vậy thì, Tâm Nhận Thức thâu bắt được cảnh sắc đó không phải là nó hưởng, nó không thưởng thức.

 Con mắt của ta khi mổ ra có những đường gân ở tròng con mắt, có gân xanh gân đỏ chùm con mắt mình, đó là thần kinh thân chứ không phải là thần kinh nhãn. Thần kinh nhãn khi mổ con mắt ra giữa ở mới là thần kinh nhãn, thì thần kinh nhãn mới thâu được cảnh sắc. Nếu hạt bụi rơi vô mắt mình thì thần kinh thân này bị nhột nhạt khó chịu làm đỏ mắt làm chảy nước mắt để đẩy hạt bụi ra chứ không ảnh hưởng  gì thần kinh nhãn. Nhưng thần kinh nhãn nằm bên trong, Đức Phật nói nó xuyên 7 lớp, nó nằm bên trong thì lúc đó tiết ra một ánh sáng hay là sự thâu nhận được thì tới lúc mà nó tác động mà thần kinh nhãn này làm việc kếp hợp với tác ý, muốn bắt được cảnh sắc đó, cảnh sắc và ánh sáng, nhưng 2 yếu tố; tác ý và thần kinh nhãn, phải hình thành vô đó nó mới ra được cảnh sắc được đón nhận vô. Khi qúi Phật tử thấy 2 yếu tố tác ý và thân kinh nhẫn vô được như vậy thì ta đón được một cảnh sắc.

Bốn yếu tố nhân sanh ra Tâm Nhận Thức, bây giờ chúng ta nói đến bởi duyên gì chúng ta thâu được cảnh sắc. 

- Đầu tiên chúng ta thấy thần kinh nhãn mà ta có được là bởi Duyên Nhân. 

- Rồi tác ý mà chúng ta muốn có là bởi Nhân Nhân.

-  Chí Thượng Nhân mà mình làm không hiểu biết là rớt vào Phổ Thông Nhân.

Như vậy, thần kinh nhãn là Nhân Duyên,  tác ý là 3 nhân còn lại Nhân Nhân, Phổ Thông Nhân, và Chí Thượng Nhân. Tác ý đẩy Tâm Nhận Thức ra, Thần Kinh Nhãn rung động lên bắt lấy cảnh sắc đón nhận vào, và đón nhận vào với một trạng thái một cách máy móc, với máy chụp hình thâu nhận cảnh sắc vô mà cái máy chụp hình đó không có sự rung động sở thích gì cả nó chỉ làm trạng thái thâu hình, sau khi qúi Phật tử bấm nút chụp hình xong rồi qúi Phật tử coi lại cái hình này chụp không đúng, thiếu cái chân, chụp nhanh quá chỉ có nửa người, những cái đó là mình đang thưởng thức chứ còn cái máy này nó không biết, nó đâu có la lên là nó chụp thiếu cái chân, những cái đó là trạng thái máy móc thâu hình và tác động bởi cái tác ý của con người quyết định tại nơi đó và máy thâu hình được thâu vô cảnh sắc đó đón nhận vô cho mình biết, thích hay không thích là sau đó, ta gọi là đón nhận một cách máy móc là một loại tâm vô nhân mà nó làm theo quy định mà nó làm ra, thì cái tác ý này là tác ý tạo ra nghiệp, còn nó làm cho nó có đó là quả, còn tác ý là tác nhân, Tâm Nhận Thức thâu cảnh sắc này với một trạng thái đón nhận vô mà thôi chứ không có chi cả, là quả, rồi nó thích hay không thích, nhân tương ưng nó không có tham sân si.

Tâm Nhận Thức biết cảnh sắc một cách máy móc, 

Tâm Nhĩ Thức biết cảnh thinh một cách máy móc,

 Tâm Tỷ Thức biết cảnh khí một cách máy móc.

Tâm Thiệt Thức biết cảnh vị một cách máy móc.

Tâm Thân Thức biết cảnh xúc một cách máy móc.

Không được hưởng cảnh, chính nó gọi là tâm vô nhân, không có nhân tương ưng. Sau đó là những tâm đổng lực mới thưởng thức những cảnh đó và nó niệm lấy cảnh đó theo chiều hướng tạo tác nghiệp hay là cắt đứt nghiệp, lúc đó Tâm Đổng Lực quyết định.
Tâm Nhận Thức muốn nhìn cảnh sắc là phải có tác ý, cái đó là một nhân tác động cho nó sinh ra. 

Tứ nhân sanh tâm:

1) Thứ nhất là, nghiệp quá khứ
2) Thứ hai, phải có tâm sở.
3) Thứ ba, phải có cảnh.
4) Thứ tư, phải có căn (căn gọi là thần kinh).

Đó là 4 nhân này sanh ra tâm. Tâm Vô Nhân là những nhân được sanh tất nhiên phải có tứ nhân sanh này tạo ra và nó không có được hưởng cảnh và nó chỉ làm trạng thái máy móc để mà đón nhận cảnh một cách máy móc nên nó gọi là Tâm Vô Nhân, nó không có nhân tương ưng nhưng có nhân sanh ra nó.

Con người sinh ra có mắt nhưng thần kinh nhãn bị chết thì họ không thấy cảnh sắc tại vì thần kinh nhãn của họ bị chết do đó họ mở mắt nhưng không nhìn thấy cảnh sắc, họ không hưởng được cảnh sắc đó vào, họ không thưởng thức được cảnh sắc đó nhưng có nhân sanh ra con người, phải có nhân sanh ra con người đó là mẹ là cha hay là nghiệp quá khứ tạo nó ra nên ta có mặt ở trong đời.

Thì Tâm Vô Nhân là có nhân sanh ra nó, nhưng khi nó đón bắt cảnh đó không có nhân tương ưng kết hợp với nó để nó thưởng thức cảnh nó hưởng thì đó là máy móc, nó không cho quả.

Tâm Vô Nhân là những tâm khi sanh ra có nhân sanh nhưng không có nhân tương ưng kết hợp với nó để đón bắt cảnh. 

Thiền sinh: Thưa Sư, vậy Tâm Vô Nhân không biết việc làm của nó?

TT trả lời: Tâm Vô Nhân có sự hiểu biết việc làm của nó nhưng nó không hưởng cảnh việc làm của nó.

Giống như người nấu bếp ở nhà hàng, thì người ghi nhận món ăn đem xuống bếp đưa cho người nấu bếp, người nấu bếp làm ra một thực phẩm theo lệnh của khách hàng đặt, chỉ làm món thực phẩm đó chứ họ không được ăn.

Do đó, trường hợp thí dụ Tâm Vô Nhân là nó ra lệnh ra để làm việc nhưng nó không thưởng thức được cái việc làm của nó vì nó chỉ là tánh chất máy móc. Thí dụ như ở trên có người sai khiến người làm bếp phải làm ra món ăn nhưng người đó không được ăn mà phải giao lại cho người tiếp khách để đem thức ăn đó ra cho khách, người làm bếp chỉ làm một cách máy móc mà thôi chứ không được ăn. Thì những tâm Vô Nhân này là những tâm như người làm món ăn theo lệnh của người đặt hàng làm món ăn đó mà người đó không được ăn, họ cũng thấy món ăn đó vì họ làm nhưng họ không được ăn. 

Tất cả những cái đó là Sư nói thí dụ để qúi Phật tử hình dung ra được tâm Vô Nhân như vậy.

Thiền sinh: Thưa Sư, trường hợp Tâm Vô Nhân thí dụ như chụp tấm hình, nghĩa là khi mình có tác ý muốn chụp tấm hình thì mới bấm nút, rồi khi thấy tấm hình đó có tư tưởng khác như là người này đáng ghét hay là tạo ra ý tưởng khác?

TT trả lời: Do đó, khi qúi Phật tử học tới lộ trình tâm thì mới thấy được vị trí của anh này ở đâu, như Sư trình bày tuần trước những tâm nối nhau mới thấy được nó ở vị trí nào có hưởng cảnh không.

Một cảnh sắc đến, thì tâm đầu tiên là Tâm Khai Ngũ Môn là tâm có năng lực mở cửa.

 Hình lô trình tâm.

Tâm đầu tiên là Tâm Nhãn Thức, kế đến là Tâm Tiếp Thâu rồi truyền trao lại cho Tâm Thẩm Tấn, kế đến là Tâm Đoán Định, rồi sau đó là 7 Tâm Đổng Lực là thọ hưởng cảnh. Lúc bấy giờ 7 Tâm Đổng Lực mới thụ hưởng cảnh và sau tâm đó nếu như cảnh không có gì hơn thì nó trở lại Tâm Ngũ Phần là  tâm không có cảnh đến. Như vậy thì qúi Phật tử thấy Tâm Nhận Thức nằm ở ngay đầu bìa không đón nhận được gì chỉ có 7 Tâm Đổng Lực mới thọ hưởng cảnh, thì tâm nhận thức đón cảnh sắc đến, kế đến tâm tiếp thâu, rồi trao lại cho tâm thẩm tấn, rồi trao lại cho tâm đoán định, rồi đoán định mới đưa vô tâm đổng lực để hưởng.

Trước đây Sư có cho một thí dụ là người đứng gác cửa ở một phòng khám bệnh của một bác sĩ, người gác cửa đó có thưởng thức bệnh nhân không, không, thấy người ta tới không biết là người bịnh hay là người đưa thơ hay là người tới cung cấp hàng hóa cho văn phòng bác sĩ đó, nhưng người tới thì mở cửa, thì người mở cửa là Khai Ngũ Môn, rồi đưa vào cô thơ ký hỏi bệnh gì là Tâm Tiếp Thâu, thì lúc đó đưa qua anh Thẩm Tấn sau khi làm hồ sơ bệnh lý xong đưa qua Tâm Đoán Định, Tâm Đoán Định sau khi biết bệnh thì đưa vô ông bác sĩ khám bệnh, thì những người đứng bên ngoài làm sổ sách giấy tờ họ không khám bệnh được, chỉ có bác sĩ mới là người khám bệnh mà thôi là Tâm Đổng Lực còn mấy anh kia làm một cách máy móc. Lịnh giao xuống anh cứ việc làm, tới khi bệnh nhân tới tay bác sĩ thì lúc đó bác sĩ là người hưởng cảnh.
--------------------------------
Còn tiếp phần I I