Sunday, February 28, 2021

Câu Hỏi: Nguồn gốc của ba pháp vô thường khổ não vô ngã là gì? - HT Chánh Minh giảng

 Câu Hỏi: Nguồn gốc của ba pháp vô thường khổ não vô ngã là gì?


Chánh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh: Nguồn gốc của ba pháp vô thường khổ vô ngã chính là nương sinh hay nói một cách khác là hiện tượng của pháp hữu vi. Pháp hữu vi nào cũng có hiện tượng luôn luôn sinh diệt. Một khi luôn sinh diệt như vậy, Phạn ngữ gọi là anicca là vô thường, không thường hằng, không phải là bất biến. Một khi sanh diệt sẽ dẫn đến cái khổ, cái sinh lên đã là khổ rồi đến cái diệt cũng khổ. Chính cái diệt là cái khổ.

Có đôi khi chúng ta đừng hiểu lầm diệt cái xấu là tốt, tức là cái đau khổ bị diệt đi là hạnh phúc, pháp hữu vi không baogiờ có chuyện như vậy. Chẳng qua chỉ có một cái khổ hiện bày một cách rõ rệt và có cái khổ tiềm ẩn bên trong. Có vị vẫn vui vẻ, vẫn thuyết Pháp, vẫn nói đạo bình thường ai biết được trong tâm người đó có những nổi buồn, cái khổ tiềm ẩn trong đó. Một pháp khác sanh lên đã có cái khổ tiềm ẩn trong đó, nó hiện bày ra lúc nó diệt. Người ta lầm lẫn ở chỗ này. Ví dụ nói bây giờ tôi đau khổ , khi cái đau khổ diệt, pháp khác sanh lên tức là sẽ được an lạc. Nhưng người đó không thấy được trong sự an lạc có cái khổ tiềm ẩn trong đó. Có sinh tức có diệt một khi sự an lạc đó diệt đi sẽ thấy khổ.Khổ diệt đi có an lạc, an lạc diệt đi sẽ có khổ. Người này phải thấy nhưvậy.

Đức Phật Ngài có dạy, “Cái gì vô thường dẫn đến khổ”. Mình muốn an lạc hoài không thể được, mình muốn chấm dứt khổ cũng không thể được. Bởi vì một khi quả của nghiệp đã trổ, thì ngay cả đức Phật cũng đành chịu.
Các nghiệp của dòng Thích-Ca trổ rồi, Đức Phật cũng chỉ ngăn được ba lần mà thôi.
Ác nghịêp ngày xưa Ngài vô tình bốc thuốc cho người ta mắc bệnh kiết lỵ , Ngài cũng bị kiết lỵ do ăn miếng thịt của ông thợ rèn Cunda. Không ai có quyền ngăn cản nghiệp quả khi nó đã trổ, người ta có thể cản,chận khi nó chưa trổ. Cũng giống như trái cây đã đến lúc chín muồi, không ai bảo được rằng trái cây này đừng chín nữa.

Người ta có thể làm cho cây không trổ quả bằng cách ngắt bỏ bông của nó. Chứ một khi kết trái và trái chín rồi thì không ai cản nổi. Chữ Vipaka có nghĩa là Dị thục, nghĩa là khác thời kỳ vẫn chín muồi. Chữ Thục có nghĩa là Chín muồi, Dị có nghĩa là Khác. Một khi Vipaka này chín muồi rồi không ai có thể cản trở nổi. Đức Phật Ngài dạy,
Cho dù bay vút lưng trời
Cho dù đáy biển trốn thời đặng đâu
Cho dù thăm thẳm hang sâu
Cũng không thoát khỏi quả sầu đã gieo.

Không cách nào thoát khỏi. Đây là lý vô ngã tức là không chịu sự điều khiển của ai hết, nó vận chuyển theo nguyên tắc của nó, vận hành của các pháp. Như vậy vô thường khổ vô ngã chính là tướng trạng của pháp hữu vi, vận hành của pháp hữu vi, chứ không là gì khác cả. Hãy có pháp hữu vi tức là phải có các tướng trạng này, ngoại trừ Niết-Bàn thoát khỏi cái vô thường, khổ nhưng chính Niết-Bàn cũng là vô ngã. Một tướng trạng trống rỗng không ai điều khiển được.

Xin trả lời như vậy,
Namo Buddhaya

Thursday, February 25, 2021

Câu hỏi: thế nào là tầm nhìn của một người trí - HT Bửu Chánh giảng

 Câu hỏi: thế nào là tầm nhìn của một người trí

Minh Hạnh chuyển biên

HT Bửu Chánh:Chúng sanh, trong vòng sanh tử luân hồi do duyên nghiệp tiền kiếp làm người, làm trời, hoặc quỉ a tu la, địa ngục v.v. Duyên nghiệp đó, tầm nhìn đó do nghiệp báo của chúng sanh đó quyết định. Cho nên khi tiếp xúc với bất cứ người nào trong cuộc sống dù họ là chồng, vợ, con cái, anh em, quyến thuộc chúng ta, chúng ta cũng phải biết mỗi chúng sanh có một cái nghiệp, có một tầm nhìn riêng biệt. Một người không có duyên lành với Phật pháp, một người không có niềm tin chánh pháp thì họ không thể nào giống chúng ta, có niềm tin trong sạch với Phật pháp. Một người không từng nghe pháp thì không thể nào có trí tuệ giống như người đã từng nghe pháp.

Người trí,  sống với hạnh không phóng dật. Người trí tuệ, giống như leo trên lầu cao. Người này không đau khổ nhìn chúng sanh không đau khổ. Ví như người đứng trên đỉnh núi thật cao nhìn những người đang ở dưới đất bằng. Chúng ta đi máy bay. Người nào thường bay sẽ thấy, nhìn xuống dưới là nhà cửa, xóm làng, đường xá, phố phường v.v. Chi chít những chúng sanh đang di chuyển từ đường này sang đường khác, từ chỗ này sang chỗ khác. Chúng sanh mà ta nhìn xuống cũng rất nhỏ bé. Một người không cùng ngồi máy bay thì họ không có cùng cảm gíac như vậy, tầm nhìn như vậy. 

Trong Kinh Tương Ưng, đức Phật dạy; Cha sầu vì con cái. Người chăn sầu vì bò. Người sầu vì sanh y. Không sanh y, không sầu. 

Trong khi đó ác ma đi đến đấng Thế Tôn nói lên bài kệ trước mặt đấng Thế Tôn: Cha sung sướng vì con. Người chăn sướng vì bò. Người sướng vì sanh y. Không sanh y không sướng. Có nghĩa là ác ma nghĩ rằng người cha có con thì sung sướng hạnh phúc vì con. Người có tài sản của cải thì sẽ hạnh phúc, sung sướng vì của cải. Người sanh tử luân hồi thì có hạnh phúc vì sanh tử luân hồi. 

Còn ngược lại đức Phật dạy: Cha sầu vì con cái. Người chăn sầu vì bò. người sầu vì sanh y. Không sanh y không sầu. Nghĩa là có con khổ vì con. Có chồng khổ vì chồng. Có vợ khổ vì vợ. Người có thân bằng quyến thuộc thì khổ vì thân bằng quyến thuộc. Có học trò đệ tử thì khổ vì học trò, đệ tử. Người có tài sản thì đau khổ vì tài sản. Người sanh tử luân hồi thì đau khổ vì sanh tử luân hồi. 

Đó là lời dạy của đức Phật. Tầm nhìn của đức Phật khác tầm nhìn của ác ma. Tầm nhìn của người nặng tham, sân, si thì khác với người từ bỏ tham, sân, si. Người có tu tập chánh niệm, người có trí tuệ, có tu thiền thì tầm nhìn của họ khác./.

Wednesday, February 24, 2021

Câu hỏi: ghê sợ khi quán tử thi so với sợ hãi bấn loạn do thấy cảnh chết chóc - HT Chánh Minh

 Câu Hỏi: Ghê sợ khi quán tưởng tử thi của một hành giả thì khác so với sợ hãi bấn loạn do thấy cảnh chết chóc của một người không tu tập có những tâm sở khác nào?

Minh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh: Điểm thứ nhất nỗi ghê khi quán tưởng một tử thi của một hành giả, tHhì người này thấy hình ảnh của một tử thi hay cảnh của một tử thi. Thì người này sẽ nghĩ rằng một ngày nào đó mình cũng sẽ như vậy và sự chết không từ chối một ai cả. Một tử thi chết như vậy, người này có thể quán xét rằng tử thi này nghĩ rằng mình chết mà không biết chết ở trên bờ, không biết chết ở dưới nước, không biết chết ban ngày hay ban đêm, không biết chết bằng bịnh chết hay là do tai nạn mà chết. Nếu người này quán như vậy thì bản thân của người hành giả hay là của ta cũng là như vậy, vậy thì trong thời gian này sự chết chưa đến, vô thường chưa hiện ta phải làm như thế nào để có những lương thực ở trong tương lai, tức là có những phước báu. Người này kinh sợ sự chết xảy ra cho bản thân mình nó sẽ là như vậy và sự chết trong vòng luân hồi nhiều nhiều như vậy, khác với một người bấn loạn khi thấy cảnh chết chóc như vậy. Có nghĩa rằng vị hành giả họ không còn bám víu vào danh sắc này nữa, tại họ thấy như vậy. Còn người không tu tập thì còn ái ngã bám víu vào danh sắc này, thân này. Đây là điểm khác biệt thứ nhất.

Bây giờ tâm sở của hành giả khi quán tưởng tử thi thì có hai tâm sở: tâm sở thứ nhất là do trí, tâm sở thứ hai là do tầm. Bởi vì họ chiêm nghiệm, họ tập. Nếu người hành thiền với đề mục thiền chỉ thì họ xử dụng tầm cực mạnh và tưởng. Còn người quán tưởng tử thi, quán tưởng về sự chết hay là tùy niệm về sự chết thì họ xử dụng trí và tưởng, đến một lúc nào đó tưởng không còn nữa, tức là nó chỉ có mà không hiển lộ được sức mạnh thì người này đưa tâm quán xét lại tam tướng về khổ của sự chết và chứng đắc được đạo quả Niết-bàn, chẳng hạn như vậy.

Còn sự sợ hãi cảnh chết chóc của người không tu tập tâm sở trước tiên nó phải là tâm sở tham, vì bám víu vào sự sống của bản thân mình, của một tự ngã, trước tiên là do tâm sở đó. Và sự sợ hãi đó vì bám víu vào đó mới duyên cho sự sân tức là sự thọ ưu (tâm sở sân hay tâm sở thọ ưu). Đó là những tâm sở đi chung với nhóm bất thiện, trước tiên phải là xuất phát từ gốc ái ngã. Vì bảo vệ ái ngã cho nên sợ mất ái ngã này nên dẫn đến tâm sân. Tâm sân này không phải là hùng hổ mà là kinh hoàng sợ sệt cũng là một loại tâm sân, chính là thọ ưu. Câu trả lời là như vậy./.

Namo Buddhaya

Tuesday, February 23, 2021

Câu hỏi. Bảy thứ tài sản người trí cần có - TT Giác Nguyên giảng

 Câu hỏi: Bảy thứ tài sản người trí cần có là gì?

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Nguyên: Thí dụ, như mình có kiến thức nhiều ai đó phủ nhận bài bác, khen chê dèm xiểm thị phi kiến thức của mình thì mình chịu không được. Bởi vì sao? Bởi vì lúc đó mình đã xem kiến thức của mình là, con của mình, tài sản của mình. Chúng ta vẫn thường nghe các văn nghệ sĩ nói sách vở thi ca văn học những tác phẩm của họ là đứa con tinh thần của họ, nếu một người tích lũy thủ đắc tài sản, họ xem tài sản đó là con cái của họ là, gia tài của họ, là máu xương của họ, thì họ vẫn cũng bị khổ trong đó. 

Cho nên trong kinh "Xà Dụ" Đức Phật Ngài dạy rằng; ngay cả đối với một người thủ đắc được kiến thức Phật Pháp, tức là Phật ngôn, mà họ không khéo thì cũng giống như một người vụng dại, không có kinh nghiệm khôn ngoan trong chuyện bắt rắn, họ nắm con rắn không đúng chỗ thì sẽ bị con rắn cắn lại, thì đối với một người đam mê danh lợi, bị khổ vì danh lợi đã đành rồi, mà với một người bị vướng mắc trong sở kiến Phật học của mình,  tri kiến trí tuệ của mình cũng là cái khổ.

Đức Phật Ngài còn dạy rằng trong giòng sanh tử luân hồi, một người hiền trí phải biết đầu tư trong bảy thứ tài sản đó là tín, thí, giới, văn, tàm, qúi, trí là như thế nào?

 Tín tức là niềm tin vào chánh pháp, niềm tin vào nghiệp lý nhân quả.

 Giới là giới của samôn hay là giới của cư sĩ.

Văn tức là sự học rộng nghe nhiều về kiến thức đời, kiến thức đạo. 

Ngài nói rằng một người mà chỉ biết kiến thức đời hay biết kiến thức đạo thì bị xem như là người chột, một người phải biết cả hai con đường lợi ích cho mình đời này và đời sau cho mình cho người, lợi ích cho cả hai lãnh vực đời đạo thì người đó mới gọi là người sáng mắt, cả hai con mắt đều đầy đủ. Đó là văn.

Tàm qúi tức là sự sợ hãi trong tội lỗi, sự hổ thẹn trong tội lỗi, sự biết liêm sỉ trong tội lỗi. Sợ hãi tội lỗi là gì, sợ hãi tội lỗi là chúng ta sợ hãi tội lỗi qua bốn khía cạnh:

Thứ nhất là sợ bị cắn rứt lương tâm nên không làm

Thứ hai là sợ dư luận của thế gian, sợ bị người đời chê trách nên không làm

Thứ ba sợ pháp luật trừng trị không nên làm

Thứ tư tức là sợ bị sa đoạ ác thú không nên làm

Có nhiều người bản thân họ thì không sợ cắn rứt lương tâm nhưng ít ra họ cũng sợ dư luận, mà nếu cũng bất chấp dư luận thì ít ra mình cũng còn sợ pháp luật trừng trị, mà nếu không sợ pháp luật, có một số tội lỗi không ảnh hưởng đến pháp luật thì ít ra mình cũng sợ bị sa đoạ, bởi vì có nhiều cái tội pháp luật không bắt chẹt mình được, mình không bị người ta bỏ tù nhưng mà với tội đó mình hoàn toàn có thể đi vào cõi sa đọa ác thú, ví dụ như là mình đi nói xấu người khác, ở Mỹ này mình đi nói xấu còn bị người ta kiện ra toà, còn ở Việt Nam mình ngôi lê đôi mách đầu đường xó chợ rồi mình đi nói người này người kia không ai bỏ tù mình, nhưng mà mình kéo dài cái khẩu nghiệp đó thì vẫn bị đi vào địa ngục, hoặc mình thường xuyên suy tư về người khác bằng tâm hận thù thì không có pháp luật nào bỏ tù mình được nhưng chính tâm tư đó, chính nội tâm đó sẽ đưa mình vào địa ngục. Với một người có tàm có qúi thì nhiều khi có những tội đủ khiến cho mình bị cắn rứt lương tâm thì mình sợ đã đành, nhưng có những tội không có đủ để cho mình cắn rứt lương tâm thì ít ra mình cũng sợ bị tiếng đời dị nghị, hoặc mình cũng sợ bị sa đọa thì trường hợp đó được xem là có tàm, hễ ở đâu có tàm trường hợp đó có qúi, qúi tức là sợ còn tàm tức là hổ thẹn, mà ở đâu có qúi thì ở đó có tàm, mà ở đâu có tàm thì ở đó có qúi.

Thì bảy tài sản thánh nhân, bảy tài sản của bậc hiền trí tín, thí, giới, văn, tàm qúi, trí.

Trí tức là trí tuệ, trí tuệ ở đây chúng ta có nhiều cách kể: trí tuệ về pháp học, trí tuệ về pháp hành cũng là trí tuệ, hoặc là trí văn, trí tư, trí tu cũng là trí tuệ. Trí tuệ về thế gian tức là thế học cũng là trí tuệ. Trí tuệ về Phật Pháp cũng là trí tuệ. Thì dầu là trí tuệ nào nếu chưa phải là thánh trí thì trí tuệ đó cũng chỉ là tài sản một thứ hành trang, một thứ thức ăn mà chúng ta mang theo trong đường sanh tử mà thôi, chúng ta không nên xem đó là cứu cánh rồi ôm ấp chấp thủ trong đó.

Nếu mình cứ khư khư chấp thủ tất cả thí dụ như bảy pháp mà chúng tôi vừa kể: Tín, thí, giới, văn, tàm, qúi, trí, mình sở đắc mình thủ đắc được bảy pháp này và xem đó là toàn bộ là những tài sản của mình, rồi đam mê chấp thủ trong đó, mình tự tán phỉ tha thì trong trường hợp đó cũng bị xem là mình ôm ấp tài sản. Thí dụ như nghĩ mình có nhiều trí tuệ, nghĩ rằng mình đa văn, nghĩ rằng mình có đức tin trong sạch rồi mình không đi xa hơn nữa thì trong trường hợp đó cũng có thể gọi là mình ôm ấp tài sản rồi. Khi chúng ta tu tập được bảy pháp này và chúng ta có được kết quả nào đó tốt đẹp trong giòng sanh tử luân hồi, thí dụ như người có đức tin nhiều thì họ cũng đều sanh vào thiện thú. Người đa văn hiểu biết Phật Pháp nhiều thì với quả phước sanh ra họ là người thông minh. Có tàm có qúi nhiều thì sanh ra chúng ta cũng có được quả báu liên quan, thí dụ như tàm qúi trong giới luật, tàm qúi ở trong tam nghiệp thì chắc chắn chúng ta cũng được sanh về thiện thú, nếu sanh về trong cảnh giới nhân gian này thì cũng sanh vào con nhà quyền qúi. Thì nếu nói rộng ra thì bảy tài sản này nó vừa là nhân và khi mà nó tạo ra quả thì nó cũng làm cho mình được an lạc thoải mái, và một người mà bây giờ trong đời sống này được giàu sang có trí tuệ, có nhan sắc, thì mình phải hiểu rằng tất cả những điều mình có đó nó từ bảy thứ tài sản kia nhưng mình phải tiếp tục tu học nữa chứ không phải chỉ ở chừng đó./.


Monday, February 22, 2021

Câu hỏi: Gặp nghịch cảnh khó khăn trong cuộc đời có nhất thiết là đều do nhân duyên trước đây mà có không?. HT Chánh Minh

 Câu Hỏi: Thưa Sư, tất cả những nghịch cảnh khó khăn chúng ta gặp trong cuộc đời có nhất thiết là đều do nhân duyên trước đây mà có không?. Có cái gì là nghiệp chướng để thử thách sự tu tập của ta không?

Minh Hanh chuyen bien

HT Chánh Minh: Xin thưa tất cả những nghịch cảnh khó khăn chúng ta gặp trong cuộc đời đều do nhân duyên - Đúng. Nhưng do nhân duyên trước đây - Không. Chữ nhân duyên tức là từ sự kiện này, từ điều kiện này, từ nguyên nhân này nảy sanh kết quả này, nhân duyên không hẳn chỉ do trong quá khứ mà ngay trong hiện tại cũng có, tất cả mọi pháp sanh lên đều do nhân duyên - Đúng. Nhưng bảo rằng tất cả các pháp của nghịch cảnh mà gặp trong cuộc đời này do nhân duyên quá khứ - Sai. Nó có quá khứ, cũng có, mà nó ở trong hiện tại, cũng có, và chính điều này Đức Phật bác bỏ lý thuyết của ngoại đạo Nigantha ở đây chúng ta dùng từ nhân duyên thì nằm trong những nhân duyên cũng nằm trong trường hợp đó là nghiệp báo, vì nghiệp báo cũng nằm trong nhân duyên, là một lãnh vực nhỏ của nhân duyên. Đức Phật bác bỏ trong bài kinh Thiên Tý (Devadaha) - Trung Bộ Kinh 3. Chủ thuyết của Nigantha Nàtaputta nói rằng phàm lạc khổ có hiện nay cũng do nghiệp quá khứ, Đức Phật Ngài bác bỏ điều này. Nếu do nghiệp quá khứ thì trước đây một người không tu tập họ không khổ, tức là họ không hành thiền họ không khổ rồi bây giờ họ hành thiền họ mới khổ, như vậy lạc khổ này do nghiệp của quá khứ, thì nghiệp quá khứ người này làm gì mà bây giờ hành thiền chi cho khổ vậy. Điều này sai lầm.

Hoặc giả thí dụ khác là chẳng lẽ cái gì xảy ra trong hiện tại này là do nhân duyên quá khứ hết thì qúi vị đi bố thí làm phước hay trì giới cũng do nhân duyên quá khứ hay nghiệp của quá khứ bắt qúi vị phải đi bố thí. Hay qúi vị sát sanh, trộm cắp, tà dâm chẳng hạn cũng do nhân duyên quá khứ sao? Những điều này cho chúng ta thấy chính là nhân duyên trong hiện tại, điều kiện trong hiện tại. Không phải cái gì cũng do quá khứ.

Thì những chướng ngại chúng ta có trong đời sống; có trong quá khứ, trong hiện tại cũng có. Không phải nhất thiết đều do quá khứ cả. Nếu không khéo hiểu thì cái gì cũng đổi thừa cho số mệnh, thiên mệnh hoặc nghiệp báo. Biến thuyết nghiệp báo của nhà Phật trở thành thuyết thiên mệnh hay định mệnh nào khác, điều này không đúng.

Đức Phật thuyết nguyên nhân sanh ái giữa người nam và người nữ có hai nguyên nhân: nguyên nhân thứ nhất trong quá khứ cũng đã từng là thân bằng quyến thuộc với nhau, đó là nhân duyên trong quá khứ. Nguyên nhân trong hiện tại là do thân cận lâu dài với nhau. Chúng ta thấy rằng anh công nhân thì tự nhiên kết với cô nữ công nhân, anh giáo viên thì kết với cô giáo viên, hoặc người bác sĩ thì kết với y tá. Đó là do nhân thân cận chứ không phải là do nhân duyên trong quá khứ.

Cho nên khi có nghiệp cảnh nào khó khăn thì chúng ta phải suy quán, do nhân gì do duyên gì trong hiện tại này khởi lên, bây giờ cho dù trong qúa khứ có tạo nghiệp đi chăng nữa mà trong hiện tại không có điều kiện thì nghiệp kia cũng không trổ. Nói về bịnh, không phải bịnh gì cũng do nghiệp quá khứ. Đức Phật Ngài bị nhức đầu cũng do trong tiền nghiệp quá khứ, nhưng duyên trong hiện tại là do Ngài đứng ngoài nắng cản vua Vidùdabha tiêu diệt giòng Thích Ca, do duyên thời tiết chứ không phải do duyên nào khác, vua Vidùdabha sát hại giòng Thích Ca đã đành rồi, nhưng sự chết của đoàn quân Lưu Ly Vương là do nước sông dâng lên, đó là duyên. Nhân là ác nghiệp, mà duyên là nước sông đó là trong hiện tại chứ không phải trong quá khứ nữa. Chẳng hạn vua Vidùdabha ( Lưu Ly Vương) giết giòng Thích Ca là giết trong hiện tại và trả nghiệp trong hiện tại, chướng ngại đó có trong hiện tại chứ không phải trong quá khứ mà có.

Do đó chúng ta thấy rằng khi gặp những nghịch cảnh khó khăn chúng ta suy quán là nhân duyên trong hiện tại trước đã, còn quá khứ thì không ai biết được. Nếu nói rằng là do quá khứ hết thì điều đó là sai lầm, sai lầm ở đâu thì dễ dàng dẫn đến tà kiến. Cái gì gọi là nghiệp chướng? nghiệp chướng do ai tạo? Không ai tạo nghiệp chướng mà chính do mình tạo nghiệp chướng, do đắm nhiễm, do tham sân si, nghiệp chướng của chúng ta là tham sân si. Nói rằng vì nghiệp chướng nên tu không được vì vậy phải hoàn tục. Xin thưa rằng vì bị cám dỗ bởi phiền não rồi không chống đỡ nổi nên phải hoàn tục, phiền não này không phải do quá khứ mà phiền não này là do hiện tại.

Xin trả lời gọn lại là những nghịch cảnh khó khăn mình gặp trong cuộc sống đều do nhân duyên - Đúng, mà nhân duyên cũng có trong quá khứ, trong hiện tại cũng có, không phải nhất thiết đều là của quá khứ. Và những nghiệp chướng chính là tâm lực của chúng ta yếu trong sự tu tập chứ không có nghiệp chướng gì trong quá khứ mà ngay trong hiện tại vậy. Xin trả lời là như vậy./.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Sunday, February 21, 2021

Câu hỏi: Tu tập như thế nào để tâm được an tịnh, an lạc? - TT Giác Nguyên

 Câu hỏi: Tu tập như thế nào để tâm được an tịnh, an lạc?

Minh hạnh chuyển biên

 TT Giác Nguyên:Hễ làm thiện thì tối mình ngủ yên, còn mình làm ác thì tối ngủ mình nghe chó sủa, nghe xe cảnh sát hoặc khi ra đường nghe tiếng còi thổi, tiếng chân người chạy huỳnh huỵch sau lưng mình cũng sợ. Điều này là điều hiển nhiên trong đời sống này rồi, tuy nhiên đôi khi trong đời này mình từ nhỏ đến lớn ở với cha mẹ, mình đi học rồi lớn lên mình có công ăn việc làm mình không làm gì tội lỗi nên không nhận ra chuyện đó, cái cảm giác dễ sợ này, hoặc mình cũng chưa làm chuyện phá gia cang ai, chưa đốt nhà cướp của giết người nên tạm thời mình không thấy cái tội khổ, tội quả âm thầm của tội lỗi ấy, chứ thực ra đối với những người làm những tội lỗi bậy bạ đó thì chuyện cắn rứt lương tâm nó theo họ đến mấy chục năm ở trong đời. Như câu chuyện tâm bệnh của một nhà triệu phú Nhật Bổn sau khi ông chiếm đọat số tiền đúc tượng của một nhà sư rồi giết nhà sư và ông trở về làm triêu phú. Sau đó ông có giàu có cách mấy đi chăng nữa thì ông cũng không an lạc. Mỗi lần ông nhắm mắt ông ngủ thì ông nhớ hình ảnh nhà sư bị ông xô xuống biển rồi lặn rồi hụp rồi dở sống dở chết ở trên biển, thì ông ngồi trên đống vàng ông cũng không an lạc. Người làm tội khổ như vậy không có an lạc.

Đối với một hành giả tu tập thiền tứ niệm xứ, vị này có thể sẽ gặp rất khó khăn trong việc duy trì chánh niệm tỉnh giác nếu như có một lỗi lầm nào đó mà mình chưa có sám hối, mình cứ tìm thấy được một suy tư để dứt khóat nó thì mình sẽ bị phân tâm. Ví dụ như mình đã lỡ nói một câu nào làm buồn lòng người bạn đồng tu trong thiền viện mà mình chưa kịp sám hối với người ta thì có thể đêm hôm mình ngồi sếp bằng hành thiền bị vọng động mà mình không biết. Mình chưa hành thiền tâm mình chưa có tịnh thì mình có làm bao nhiêu lỗi lầm đi nữa có khi mình không để ý, nhưng nếu mình giữ tâm tịnh rồi thì chỉ cần mình lỡ làm một điều bậy thì nó cũng để lại cho mình một sự xốn xang, một sự bứt rứt.

 Một trong những tác dụng của thiền định là giữ cho tâm được an tịnh. Một ví dụ mà chúng tôi rất tâm đắc là, một người không có tu thì tâm của họ như cái nền nhà bằng đất, có bao nhiêu bụi ở ngòai đường thổi vô mình cũng không phát hiện được. Vì sao? Vì bụi ở ngòai đường với cái nền nhà của mình là họ hàng bà con với nhau. Có gì đâu mà lạ? vì nền nhà của mình là nền nhà bằng đất, những ai sinh trưởng ở Hoa Kỳ thì chắc sẽ không biết nền nhà đất, chứ còn những ai sống ở nông thôn Việt Nam thì biết cái nền nhà đất nó như thế nào, tức là đất sét người ta tô, người ta đắp thành cái nền rồi dựng nhà trên đó, không có thêm miếng gạch, miếng xi măng nào lên đó hết thì được gọi là nền đất, thì nếu có bụi bặm ở ngòai đường tấp vô trong  nền nhà đó thì mình cũng không thể nhận ra được. Nhưng đối với một nền nhà gạch bông càng bóng càng loáng, được lát bằng đá marble của Ý, bằng đá granite chẳng hạn, thì khi có một chút xíu bụi bay tấp lên đó, khi mình đi mình nghe nhám nhám, rất là khó chịu. Không có gì khó chịu cho bằng mình đi chân không và mình cảm nhận rằng ở trên nền gạch của ngôi nhà này có bụi, cái cảm giác kỳ cục khó chịu. Nhưng vì sao mà mình nhận ra? Bởi vì bụi bặm ở ngòai đường nó không đồng tánh với nền gạch. Nền gạch là một cái gì đó khác biệt hẳn hòi với bụi cát ở bên ngoài, nên khi có một chút xíu bụi cát tắp vào trong nền nhà đó thì người ta lập tức thấy ngay.

Điều đó như thế nào thì tâm tánh, tâm tư của một hành giả tu tập tứ niệm xứ, thường xuyên chánh niệm tỉnh giác thì cũng giống như một nền nhà có lót gạch granite hay marble, tức là khi có một chút nào đó ác nghiệp về thân, về khẩu, về ý xuất hiện ở trong nội tâm thì hành giả dễ dàng nhận ra. Giống như một hồ nước càng trong trẻo yên ắng chừng nào thì có một chút xíu bụi, chút xíu rác hay lá nằm ở dưới đáy mình cũng thấy. Còn hồ nước đã đục, bị gợn sóng nữa thì chúng ta không thể nào thấy được những rác rưởi ở bên dưới. Điều đó như thế nào thì trong nội tâm của một người không có tu tập thì nhiều khi cả đời mình nói bậy nói bạ, làm bậy làm bạ, nghĩ bậy nghĩ bạ, mình không phát hiện, vì tâm mình đã đục như cái hồ nước rồi mình không thấy, hoặc giống như cái nền nhà bằng đất rồi thì nó đã đồng tính với bụi bặm ở ngoài đường thì làm sao chúng ta có thể nhận ra được, phát hiện ra được những bụi bặm phiền não vây phủ trên đó. 

Cho nên phải nói rằng sau khi mình làm một ác nghiệp rồi thì trước khi mình phải lãnh lấy cái quả khổ, nặng nhất là bị sa đọa thì bản thân người làm ác nghiệp cũng phải chịu sự đau khổ giằng xé đày đọa âm ỉ hết ngày này qua ngày khác. Điều thứ hai là sau khi họ bị sa đọa rồi càng đau khổ hơn.

Chỉ cần nghĩ đến ác nghiệp của mình là mình đã khổ tan nát ở trong đời này rồi, nó khó chịu dằn xé lắm. Nói thì nói chứ nếu như người làm ác không bị cắn rứt lương tâm thì không phải cắn rứt theo kiểu của người thiện, nhưng cũng có sự đau khổ của người ta. 

Khi người thiện làm điều xấu người ta cũng có sự đau khổ cắn rứt của người ta dằn xé người ta tiếc nuối tại sao mình làm điều đó làm chi. 

Đối với người ác, họ không có sự dằn xé mang tính cách đạo đức như vậy nhưng mà họ lại bị dằn xé theo cái hướng khác. Ví dụ như làm ác rồi thì họ có cái sự lo sợ, họ lo sợ người khác báo thù, lo sợ pháp luật phanh phui, lo sợ dư luận, cái đó cũng là cái đau khổ riêng tư của người không có tàm không có quý, thì họ cũng có cái lo sợ của họ.

Đối với người tu tập,  trước hết họ không đi tìm danh tìm lợi, nhưng khi có danh có lợi rồi thì họ sẽ tận dụng nó, khai thác nó triệt để, dùng nó làm một phương tiện lợi tha, lợi sinh. Như vậy trước hết họ không khổ về việc tìm danh tìm lợi, nhưng khi có danh có lợi rồi họ cũng chỉ dùng nó như một phương tiện để lợi sinh, lợi tha mà thôi.

 Như vậy họ càng không khổ, càng an lạc./.

Saturday, February 20, 2021

Câu Hỏi :1) Trong sự tu tập thì thiền chỉ cần tu tập trước hay tu tập thiền quán trước? - HT Liễu Tông

 Câu Hỏi :1) Trong sự tu tập thì thiền chỉ cần tu tập trước hay tu tập thiền quán trước?

2) Con tu thiền chỉ một thời gian rất lâu và con cứ loay hoay trong thiền chỉ mà không có cách nào con ra khỏi thiền chỉ để tu thiền quán. Trong sự hiểu biết của con thì phải tu thiền quán mới có thể giải thoát được. Kính xin Sư từ bi chỉ dạy.

Minh Hạnh chuyển biên

HT Liễu Tông: 1) Thứ nhất là mình muốn tập thiền chỉ thì mình tập thiền chỉ, mình muốn tập thiền quán thì mình tập thiền quán, không có gì quan trọng. Nhưng nếu nói về phương diện tu tập thì đi theo Balamật mình đã tạo trong kiếp quá khứ. Trong kiếp quá khứ mình đã tu thiền chỉ hay mình là phạm thiên hết phước rớt xuống cõi người thì kiếp này tu thiền chỉ dễ đắc hơn. 

Nhưng nếu kiếp trước mình từng tu thiền quán, mình lang thang ở cõi người và cõi trời dục giới gặp các bậc thiện trí rồi tu thiền quán thì kiếp này tu thiền quán trước tốt hơn.

 Thì điều đó không thể nào trả lời, mà tùy từng người. Bây giờ mình tới một trường thiền thì thường thường thiền sư cho vài đề mục, mà đề mục đó có thể hành thiền chỉ lẫn thiền quán để xem ấn chứng nó phát sanh cho mình, và khi mình trình pháp thì vị thiền sư đó sẽ biết người này nên hành thiền chỉ trước hay nên thiền quán. 

Chứ bây giờ hỏi chung chung như vậy thì không thể nào trả lời được. Qúi vị nào có thiền sư rồi thì hỏi họ thì họ sẽ cho đề mục nào đó, khi mình tu thiền thấy những pháp nào phát sanh thì lúc đó vị đó biết là mình thuộc loại nào nên tu thiền chỉ tốt hay nên tu thiền định tốt, còn bây giờ mình không có Thầy hướng dẫn thì mình có tu mình thiền chỉ trước một thời gian mà không thấy gì hết thì mình đổi qua thiền quán, nếu tu thiền quán một thời gian mà không thấy gì hết thì chắc là phải giải nghệ chứ không biết sao mà nói. Cần có thiền sư là như vậy

2) Trong đó vấn đề này có nói rõ ràng trong quyển Thanh Tịnh Đạo và chú giải quyển Thanh Tịnh Đạo nói rất rõ ràng, vị nào có căn cơ là thiền chỉ thì vị đó phải tu cho tới đắc thiền rồi từ đó mới đổi sang thiền quán được, nghĩa là phải đắc thiền. T

hì bây giờ trong trường hợp cũng giống như tín nữ mới hỏi thì ở đây chỉ là giả định thôi chứ không chắc. Giả định chúng ta là người nhị nhân thành ra chúng ta cứ loay hoay trong mấy bước đầu của thiền chỉ mà thôi chứ không thể nào qua tới đắc thiền, mà nếu loay hoay trong thiền chỉ thì rất là khó mà đổi qua thiền quán, bởi vì nếu thật sự mình là người đã từng tu thiền chỉ rồi hoặc mình đã từng đắc thiền rồi thì chắc chắn là mình khó mà đổi qua thiền quán, bởi vì thời gian trong quá khứ mình hành thiền đó, bây giờ nếu tiếp liền kiếp này thì những cái gọi là sanh báo nghiệp tức là những đổng tốc thứ nhất của lộ tâm thời gian hành thiền nó đang thời gian cho quả, thành ra mình không thể nào để ra khỏi sự thọ quả đó để mà mình hành thiền minh sát liền.

Thứ hai nữa là thiền Minh Sát đối tượng của nó là Paramitas thành người muốn đổi qua thiền Minh Sát phải có một sự hiểu biết về vấn đề danh và sắc rất là sâu xa chứ không phải là hiểu một cách sơ sơ mà có thể quán được. 

Thường thường một vài trường thiền bên Thái Lan, dạy về thiền Tứ Niệm Xứ thứ thiệt thì họ đòi hỏi điều kiện cần để cho người đó vô học, như trường thiền hồi xưa mà bần sư học họ bắt phải học hết Vi Diệu Pháp trung cấp họ mới nhận vô để cho mình học thiền Tứ Niệm Xứ. 

Thành ra có thể là mình học về vấn đề danh sắc, vấn đề danh pháp sắc pháp mình chưa có đủ khả năng khi mình muốn đổi qua mình cũng không biết đường đâu mà quán, quán riết nhiều khi nó thành quán cái gì chứ không phải quán danh sắc nữa. Thì đó là những trở ngại, mà trở ngại đó không phải một hai người mà rất nhiều người, lý do thật sự thì thiền sư và thiền sinh giống như người mù chỉ người mù đi mà thôi. 

Người thiền sư ngoại trừ những vị là Tam Tạng Pháp Sư hay đắc thiền hay là bậc thánh thì miễn bàn, còn thường thường những vị thiền Sư là phàm nhân thì họ cũng chỉ hơn thiền sinh những kinh nghiệm họ đã trải qua thôi chứ họ không có tha tâm thông để biết thiền sinh đó đang đứng ở chỗ nào trong thiền chỉ, và đang bước được bước nào trong thiền quán, thành ra biểu họ chỉ giống như các vị thiền sư thời xưa rất là khó. 

Thành ra, trong khi mình hành thiền thì mình phải tập nhìn xem những kinh nghiệm của mình xem nó có giúp đỡ mình được trong vấn đề tu thiền chỉ hay thiền quán không, rồi mình dùng cái đó để mình trình cho những vị thiền sư có kinh nghiệm thì người ta sẽ chỉ cho mình cách để mình đi tới, chứ còn nếu không thì mình trình những pháp mà thiền sư không đoán được mình ở bước nào thì họ rất khó khăn để chỉ cho mình đi tới nơi mà mình muốn tới được. 

Namo Buđdhaya


Friday, February 19, 2021

Câu hỏi: Câu nói “Chiếc áo không làm nên thầy tu” nghĩa như thế nào? - TT Giác Nguyên giảng.

 Câu hỏi: Câu nói “Chiếc áo không làm nên thầy tu” nghĩa như thế nào? - TT Giác Nguyên giảng. 

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Nguyên: Câu đó, nếu chỉ nghĩ theo nghĩa hạn hẹp là một vị tu sĩ có đời sống không thanh tịnh, không trong sạch thì không xứng đáng với lá y, thế thì cũng đúng thôi, không có gì là phải bàn cải, phàn nàn nữa hết. Tuy nhiên,  không riêng gì đối với chư tăng mà đối với người cư sĩ cũng vậy. Cho dù chúng ta có thụ giới, được qui y Tam Bảo trước mặt tăng chúng, có được gọi là Phật tử, có được trao pháp danh chữ Pali đi nữa, pháp danh ấy có hay cách mấy đi nữa mà nếu mình không phải là người Phật tử trong sạch, không làm tròn trách nhiệm của người Phật tử thì danh xưng Phật tử kia cũng không có nghĩa lý gì hết. Chúng tôi cũng có được biết một số Phật tử mỗi khi tiếp xúc với những vị trẻ, nhỏ như chúng tôi thì họ hay dùng chính sách gọi là thị uy. Họ nhát ma chúng tôi. Họ kể xa gần là ngày xưa là học trò của ngài Hộ Tông, học trò cùa ngài Giới Nghiêm hoặc là họ từng quy y với Hòa thượng này, Hòa thượng kia; thầy của họ từng đi du học nước ngòai, từng đi họp hội nghi quốc tế v.v. và v.v. Năm nay là họ đã quy y Tam Bảo được 40 năm rồi, 30, 20 năm rồi v.v và v.v. Có nhiều Phật tử họ rất lấy làm hãnh diện là họ đã biết Phật pháp lâu như vậy. Nhưng họ quên một chuyện là họ có thể là không xem hoặc là có xem mà không nhớ bài kệ này:

Ai mặc áo cà sa

Tâm không rời uế trược

Thì không xứng mặc áo cà sa

Đức Phật dạy rằng với người mà mang nội tâm không thanh tịnh, sống bằng một lý tưởng không lành mạnh, không trong sạch thì không xứng đáng với áo cà sa. Bởi vì chúng ta cũng được biết rằng lá y của chư tăng vốn đã được đức Phật chọn làm màu giáo phục cho tòan thể tăng già của ngài thì được xem là lá cờ của vị A la hán.

Lá y chư tăng cũng còn được gọi là phước điền. Sở dĩ quí vị thấy chư tăng đắp y mà trong lá y có nhiều miếng vải được ghép lại bởi nhiều miếng vải khác nhau chứ không phải là một miếng liền. Quí vị có dịp nhìn kỹ sẽ thấy lá y mà chúng tôi đắp lên người là có nhiều mảnh nhỏ ghép lại, từ chuyên môn gọi là điền, điền là những ô ruộng. Duyên sự nói rằng Đức Thế tôn có một lần duyên hóa ngang xứ Ma Kiệt Đà, đi ngang một cánh đồng thì ngài mới hỏi ngài Anan là có thấy cánh đồng này rất là đẹp mắt hay không, đã được những người nông dân phân ra thành từng ô ruộng rất đẹp mắt. Ngài A Nan nói

"Dạ thấy"

Thì đức Phật dạy rằng: "Lá y của tăng chúng nên đựơc may, được sắp xếp, được phân bố theo từng ô, từng điều như vậy đó, với ý nghĩa là lá y đó tượng trưng cho phước điền của chư thiên và nhân lọai."

Người mặc lá y đó, bản thân người đó phải là phước điền. Người đó phải trang nghiêm tam nghiệp của mình như thế nào để bản thân người đó được lợi lạc đã đành rồi, mà những ai nhìn ngắm người đó, cúng dường người đó cũng thu gặt được những quả báo lớn, vì mình càng trong sạch thì người làm phước sẽ được phước báo nhiều hơn. Cũng là một vị tỳ kheo, nhưng nếu vị ấy có giới hạnh trong sạch thì công đức cúng dường của Phật tử sẽ được tăng trưởng hơn là nếu vị đó có một đời sống bê bối, thì sự cúng dường kia sẽ có quả báo ít hơn. Cũng là một vị tỳ kheo trong sạch nhưng trong lúc thí chủ họ cúng dường thực phẩm chẳng hạn, hoặc là họ dâng cúng, họ đảnh lễ hoặc là họ cúng dường cái gì đó mà trong lúc đó nội tâm của vị tỳ kheo an trú bốn pháp vô lượng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả thì công đức của Phật tử càng tăng trưởng bội phần. Đó là lý do tại sao Đức Thế Tôn gọi tăng chúng đệ tử của ngài là phước điền của chư thiên và nhân lọai.

Điều đó đối với hàng xuất gia. Cho dù mình có nổi tiếng, có khóac lên mình lá y đẹp, lá y đắc tiền, vải tốt lắm, lắm lắm đi nữa, nhưng không có được một giá trị nội hàm, một giá trị nội tại thì coi như mình cũng như một pho tượng sơn phết đẹp đẽ mà thôi. Cái giá trị đó để cho người khác hưởng, thiên hạ hưởng, thuộc về thiên hạ thôi, chứ bản thân pho tượng ấy không được hưởng gì hết.

Thursday, February 18, 2021

Câu Hỏi: Cách tu tập tâm xả. Tâm xả có phải là buông xả không? - HT Chí Tâm

 Câu Hỏi: Cách tu tập tâm xả. Tâm xả có phải là buông xả không?

Minh Hạnh chuyển biên

HT Chí Tâm: Nếu chúng ta nói tâm xả trong "Từ Bi Hỷ Xả" tức là trong "Tứ vô lượng tâm" thì xả của tứ vô lượng tâm hơi nhẹ, xả này nếu chúng ta không được xả bỏ thì không thể nào đưa qua xả Upekkhā-pāramì, upekkha-Upapàramì, upekkha-Paramatthapàramì, có nghĩa là xả đến, bờ hạ, bờ trung và bờ cao thượng.

Vấn đề xả ở đây, nói chung là, có những pháp, thí dụ tâm từ, tâm bi, giữa từ và bi này chắc chắn là không đi song song với nhau.

Tại vì tâm từ chi pháp là vô sân.

Tâm bi là chi pháp là vô tham.

Tức là vì bi lụy và thương xót là chấp cứng. Nếu không tâm bi, có nghĩa là vô tham.

Còn tâm từ nếu từ là vô sân, còn nếu chúng ta không từ thì là sân hận.

Thì hai chi pháp này chắc chắn không đi đôi với nhau.

Về vấn đề tâm xả, Sư xin trình bày với qúi vị là, có một bà cụ tên là bà Ba Sang pháp danh là Tâm Hảo năm nay 93 tuổi sắp sửa 94 tuổi. Bà nói là về vấn đề hành pháp thì bà cũng hành rất nhiều, giữ giới cũng giữ được trong sạch, nhưng về tâm xả thì phải nói là nhiều khi khó xả bỏ. Tại vì chính bà là người chủ trong gia đình là, người mẹ, người bà, người cố, ở trong gia đình, thì từ chỗ đó bà có dính mắc, rồi những sự kiện khởi lên, bà có tâm sân hận, tại vì, chấp rằng bà là người lớn, là bà, là cố v.v... rồi từ chỗ đó xả không được. Thì Sư có nói với bà Ba rằng vì do nguyên nhân chấp mới không xả bỏ được, nếu chúng ta nhận thức được sự vô thường từ giây từ phút, từ ngày, từ tháng, từ năm,  chúng ta sẽ thấy được điều đó, và khi thấy được điều đó người Phật tử gấp rút để lo tu tập chính bản thân mình, bằng cách là phải xả bỏ những gì bên ngoài không cần thiết.

Thí dụ, tài sản không phải của ta , chúng ta cứ ôm ấp thì chắc chắn chúng ta phải bị khổ. Thân bằng quyến thuộc không phải của ta, chúng ta ôm ấp thì chắc chắn chúng ta phải bị khổ. Danh vọng sự nghiệp và kể cả bản thân này không phải của ta, ta ôm ấp chắc chắn ta sẽ bị đau khổ. Chúng ta phải biết rằng, có sắc thân này chúng ta phải có trách nhiệm bằng cách, đói thì phải ăn, khát thì phải uống, bịnh phải dùng thuốc. Và tất cả chúng ta phải hiểu rằng đó là vô thường, nhờ hiểu như vậy mới có sự xả bỏ một cách tốt đẹp, chứ nếu chúng ta không hiểu được điều này, chúng ta khó gọi là xả bỏ. Đó là xả bỏ thông thường trong bốn điều mà "Từ bi hỉ xả - tứ vô lượng tâm".

Nói về thiền thì có, sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, nếu nói theo tứ thiền, nói theo ngũ thiền, có thêm xả định, thì đưa qua vấn đề pháp độ Upekkhā-pāramì , upekkha Upapàramì, upekkha Paramatthapàramì, ở đây phải nói rất quan trọng, chúng ta phải có một tâm gọi là tâm mãnh lực để hướng đến sự giải thoát, chúng ta mới xả bỏ được, giống như tài sản chúng ta bố thí thì dễ, nhưng đến khi đụng đến những gì thương yêu nhứt mà người khác xin chúng ta xả bỏ được đó mới là quan trọng, hay là kể cả bản thân của chúng ta mà chúng ta xả bỏ được mới là quan trọng.

Có nhiều người họ cũng có tâm xả, họ hy sinh và sau khi thân hoại mạng chung họ hiến xác thân này cho nhà khoa học cần món gì đó để giúp cho những người còn thiếu, nhưng không biết lúc đó nhiều khi họ có hối hận hay không, những người nào tâm có sự giải thoát mạnh thì những người đó không hối tiếc, nhưng có nhiều người họ nghĩ rằng không biết có đau hay không, không biết sau khi thân hoại mạng chung rồi tái sanh vào cảnh giới khác có được lành lặn hay không, hay là bị mất mát một phần nào đó do mình hiến cho nhà khoa học. Thì thưa qúi vị có những tư tưởng như vậy là không nên, chúng ta hãy hoan hỷ với sự tu tập xả bỏ của chúng ta thì mới đem đến kết quả lớn.

Chúng tôi xin góp một ý nhỏ trong phần xả.


Namo Buddhaya

Wednesday, February 17, 2021

Câu Hỏi: Diệt trừ thân kiến - TT Pháp Chất giảng

 Câu Hỏi: Diệt trừ thân kiến

Minh Hạnh chuyển biên

TT Pháp Chất: Câu truyện bổn sanh: hồi xưa trong lúc Đức Phật đang thuyết pháp có một bà tỳ khưu ni ngồi khóc hụ hụ, thính chúng đang ngồi nghe pháp mà sao có bà ngồi khóc hù hụ, hỏi bà thì bà không nói gì hết, mới hỏi Đức Phật tại sao cô này ngồi khóc sướt mướt vậy, Đức Phật mới nói:

"Bà này tiền kiếp là vợ ta"

Qúi vị nên nhớ ngày nay chư tăng không dám nói câu này. Tại sao vậy? Tại chúng ta còn thân kiến, và chúng ta còn thân kiến thì tâm chúng ta còn động trong những lời nói này, chỉ có Đức Phật là bậc vô úy, Đức Phật mới vượt qua cái ải này.

Bởi vì sao vậy? Khi chư tăng tu tập thì cái tốt khoe ra cái xấu phải che lại, bởi chúng ta không dám phơi bày cái xấu, bởi cái xấu cái tốt này chúng ta còn bị cái ái dính vào đó, cái ái cái tốt người ta muốn khoe ra, chúng ta còn cái sân cũng phải che cái xấu, nói đến cái tốt thì tâm tham sẽ sanh khởi mà nói cái xấu thì sân sanh khởi. Chúng ta chưa có tự tại để vượt qua cái kiến điên đảo này, khi nào chúng ta vượt qua được cái kiến điên đảo này chúng ta mới không động về lời nói.

Đây là điểm đặc biệt, chúng tôi khi coi được câu chuyện này chúng tôi học tập rất là hoan hỉ. Đức Phật là bậc vô úy mới dám nói. Ngày nay chư tăng giả xử những vị có gia đình đi tu nữa cũng không dám chỉ mặt nói "bà này là vợ tôi." Nói vậy qúi vị có nắm được không? Nhưng tại sao Đức Phật chỉ và nói như vậy? Đức Phật nói như vậy không phải để khoe mà là nói để dạy pháp cho hàng thính chúng.

Đức Phật nói "Bà này tiền kiếp là vợ ta."

Nhưng vì bà suy nghĩ tới chỗ đã giết hại Đức Phật nên bà ngồi khóc, bà suy nghĩ "tại sao quá khứ mình si mê vô minh quá vậy." Bà ngồi nghe thuyết pháp, đây có lẽ nghe bằng tâm ái hay sao, nghĩ tới kiếp quá khứ có kiếp nào ta từng là vợ của Ngài không, có là diễm phúc làm vợ Ngài không?. Thì trong khi bà suy nghĩ bất chợt tự nhiên bà khỏi cần tu thiền tứ thiền bát định ngũ thông, giờ tự nhiên có trí nhớ tiền kiếp bà trong đời đó bà là con voi cái, mà là voi thứ phi chứ không phải là voi chánh hậu. Lúc bấy giờ con voi chúa đi xuống cái hồ để tắm, thì có lẽ là lúc xuống tắm hồ sen rồi ăn cái sen đó, và có lẽ con voi hậu nó được quyền hạn hơn phước hơn, hoặc là nó ở gần voi chúa, thì con voi chúa mới lấy bông sen đưa cho bà chánh hậu, con voi thứ phi nổi cơn ghen, nổi sự oán hận, nó không nói gì hết. Qúi vị thấy con voi nữ ghen ghê lắm. Không nói gì hết nhưng hôm sau trên đường đi gặp vị Độc Giác đi khất thực con voi cái lấy đồ cúng dường rồi nguyện sau này cho được sanh lại làm người được làm vợ của vua có đủ quyền hành để trả thù ông chồng, và quả thật bà nhờ phước đó đời sau sanh làm công chúa con một nước khác rồi được cưới về làm hoàng hậu. Khi làm hoàng hậu rồi bà nhớ tới hận năm xưa khi làm kiếp voi, bà bắt đầu tìm cách trả thù, bà tuyển thợ săn giỏi nhất nước, bà sai lên núi để giết con voi chúa rồi lấy ngà về cho bà. Người thợ săn này lên trên núp ở dưới cái hầm gần đó chờ con voi chúa xuống tắm xong thì bắt đầu giương cung bắn mũi tên tẩm thuốc độc bắn ngay con voi đó, con voi rống lên một tiếng bi thương và thảm thiết, giống như tiếng rống báo hiệu làm mấy con kia hoảng bỏ chạy hết, nó rống để đuổi mấy con kia đi, lúc đó nó mới hạ mình xuống ngoắc ông thợ săn ra.

"Ta với ngươi không có thù có oán mà ngươi lại rình hãm hại ta." Hoảng hồn hoảng vía bởi vì lúc đó sức của con voi mạnh lắm, có thể bứng tảng đá ra để giết hại người thợ săn được, mà nó không làm, nó hỏi lý do nào, người thợ săn trả lời.

" Tôi đây không thù oán gì ông hết, tại bà hoàng hậu sai tôi, nếu tôi không nghe lời thì bà giết tôi, bà đòi giết ông để lấy cặp ngà làm bằng chứng."

Lúc đó bắt đầu con voi phục xuống và nói "Ngươi lấy cặp ngà của ta đem về cho bà hoàng hậu đi." nói xong thì voi chúa chết. Người thợ săn lấy cặp ngà đem về cho bà hoàng hậu, bà vừa coi thì bà vừa hoan hỉ và vừa buồn khổ rồi bà cũng chết và cũng bị đọa, nhưng đến kiếp này làm tỳ khư ni bà nhớ đến giai đoạn đó thì bà cảm thấy bà xấu xa tội lỗi quá.

Chuyện này được kể trong Bổn Sanh, tiền kiếp con voi chúa tức là Đức Phật, còn tiền kiếp của bà tỳ khưu ni đó chính là con voi cái.

Thì đây chúng tôi muốn đem chuyện này nói để qúi vị thấy rõ rằng bây giờ trong vòng tâm thức chúng ta từ nhỏ đến lớn giữa cái điều tốt đẹp của chúng ta, cái điều thiện của chúng ta thì có những điều xấu xa và những cái bất thiện. Thì chúng ta thấy rõ ràng nếu chúng ta nhìn về quá khứ chúng ta vẫn còn xao động, nghĩa là chúng ta vẫn còn ái luyến nó, đây là nói theo cái tham của chúng ta còn dính mắc đối với những hình bóng cũ hay là có sân hận đối với hình bóng cũ. Hoặc là có thể chúng ta ngồi tưởng tượng những hình bóng trong tương lai, và trong hình bóng tương lai đó chúng ta có ái luyến có cái sân, thì chúng ta thấy thân kiến chúng ta cũng còn nằm đó. Thân kiến chúng ta nơi nào thì ái luyến nơi đó, qúi vị nên nhớ thân kiến tới chỗ nào là ái luyến nằm chỗ đó, hay ái luyến nơi nào thì thân kiến nằm ở đó.

Nhưng mà nói ái luyến nơi nào thì thân kiến nằm ở đó là đối với phàm nhân thôi chứ bậc thánh vẫn còn có ái nhưng không có tà kiến. Còn chúng ta có tà kiến. Do đó Đức Phật nói trong kinh "Phàm bất cứ sắc gì, thọ gì, tưởng gì, hành gì, thức gì, dù quá khứ hay dù vị lai, bên trong hay bên ngoài, hoặc thô hoặc tế, hoặc dài hoặc ngắn, tất cả đều gọi là sắc thọ tưởng hành thức thôi.

Hay là Đức Phật dạy Ngài Bakhaja "Trong cái thấy chỉ là cái thấy, nghe chỉ nghe, ngửi chỉ ngửi, nếm chỉ nếm hay suy nghĩ chỉ là suy nghĩ thôi, chứ không có người, thú, ta, tôi, gì nằm trong vấn đề này." Nếu chúng ta nắm được cái lý này rồi thì chúng ta sẽ không bị động trong thời quá khứ.

Đối với bậc thánh người ta chiến thắng được chỗ này nên quá khứ người ta nhìn giống như là cảnh mộng, cảnh nằm chiêm bao không dính dáng gì đến mình, nó không có ta. Còn bây giờ quá khứ chúng ta nếu mà vui thì không nói chi, mà quá khứ buồn xấu xa ai mà phát hiện cái bí mật từ trong thâm sâu tâm khảm của chúng ta mà đem cái đó ra mà nói thì tâm chúng ta động liền. Chúng ta chưa đủ sức chiến thắng được những điểm này là chúng ta biết cái thân kiến chúng ta còn, cái ái chấp thủ còn.

Thì nếu qúi vị mà nghiệm được chỗ này thì lần lượt quí vị sẽ biết được mở đầu mối của thân kiến thì qúi vị mới diệt từ từ. Tại sao mà còn cái này, tại chúng ta còn cái ái, chúng ta còn chấp nó chúng ta vẫn cho nó là ta là của ta. Qúi vị nên nhớ, giống như tấm hình, tấm hình qúi vị nói là của ta là cái hình bóng đó nó cũng đã diệt rồi, nó không còn nữa mà chúng ta vẫn cho nó là cái ta. Có thể chúng ta nói cái thân thể hiện tại mình đang có nói là ta thì điều đó miễn cưỡng cũng có thể chấp nhận được, nhưng tấm hình bóng cũ cũng là ta thì cũng như vọng tưởng trong tương lai nó cũng là cái ta.

Trong bài kinh "Nhất Dạ" Đức Phật nói "Quá khứ không truy tầm, tương lai không ướt vọng" Chỗ quá khứ không truy tầm là đây, không biết tìm kiếm gì mà phải suy nghĩ, quá khứ không bị ái luyến, không bị thân kiến, chấp kiến nằm ở nơi đó. Hoặc là tương lai không ướt vọng tức là nghĩ đến tương lai nữa nó cũng không bị cái ái đi vào trong tương lai.

Đó chỉ có "Tuệ quán chính là đây." Dùng tuệ để cho chúng ta thấy được vô thường, khổ não,vô ngã. Thì nếu mà thấy được như vậy thì gọi là Phật an tịnh. Chỉ cần một đêm thôi người ta có thể thành thánh được nếu ta nắm được lý này để diệt được thân kiến.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Tuesday, February 16, 2021

Câu hỏi: Thế nào là sống giữ chánh niệm hay có đầy đủ chánh niệm? - HT Bửu Chánh

 Câu hỏi: Thế nào là sống giữ chánh niệm hay có đầy đủ chánh niệm?

Minh Hạnh chuyển biên.

HT Bửu Chánh: Thế nào là sống giữ chánh niệm hay có đầy đủ chánh niệm?   – satimato. Satimatu, satimato tức là chánh niệm, ở trong Vi diệu pháp niệm hay chánh niệm là một tâm sở - Cetasikas . Tâm sở này cũng cùng đặc tính giống như tâm vương tức là biết. Tâm citta là tâm vương biết cảnh thì tâm sở - Cetasikas - cũng biết cảnh biết chánh niệm, khác với cái biết của tâm khác hay tâm sở khác. Biết chánh niệm là ghi nhớ, ghi nhận, biết ngay, biết cái tức khắc. Biết của chánh niệm thuộc về thiện, lành. Biết tham thuộc về bất thiện, biết chánh niệm thuộc về thiện.

 Trong Vi diệu pháp có đề cập tâm vương và tâm sở có bốn sự giống nhau đó là, đồng sanh, đồng diệt, đồng nương, và đồng biết. Đồng sanh tức là tâm vương sanh thì tâm sở cũng sanh. Chánh niệm ở đây là tâm sở cùng sanh tâm vương làm công việc là biết cảnh. Cảnh gì, đề mục gì. Cái gì liên hệ tới thân là hơi thở. Khi chúng ta biết chú tâm chánh niệm hơi thở thì lúc đó ta có chánh niệm. Khi hơi thở đi vô, chúng ta biết. Khi hơi thở đi ra, chúng ta biết thì lúc đó có chánh niệm. Chánh niệm chỉ xuất hiện trong tâm thiện. Chánh niệm cùng đi chung với nghiệp thiện

Thế nào là giữ chánh niệm tinh tấn, tinh cần ? giữ chánh niệm trên những đề mục. Niệm là niệm cái gì, biết thọ, biết tâm, biết pháp. Biết thân niệm thân, biết thọ niệm thọ, biết tâm niệm tâm, biết thọ niệm thọ, biết pháp niệm pháp. 

Biết thân là biết hơi thở. Chú tâm vào hơi thở, ghi nhận, ghi nhớ hơi thở, biết rõ ràng về hơi thở đi vô và đi ra gọi là chánh niệm.

 Biết về cảm thọ vui hoặc buồn hoặc biết về tâm khi tâm thiện sanh lên thì cũng biết rõ. 

Pháp phiền trược là năm triền cái, những phiền não và biết những gì về trước mắt mình thấy, nghe, ngửi, đụng, nghĩ mình phải biết. 

Đó là giữ được chánh niệm. Chúng ta giữ chánh niệm tức là có tâm thiện, tâm lành. Chánh niệm chỉ xuất hiện trong tâm thiện mà thôi. Chánh niệm cũng có xuất hiện trong tâm vô ký trong tâm duy tác. Tuy nhiên có chánh niệm của người phàm chúng ta thì chúng ta có tâm thiện. Người nào có chánh niệm thì tạo được nhân lành. Chánh niệm chỉ đi với nghiệp lành với tư tâm sở hay là nghiệp hay là tác ý thì đây là việc làm việc thiện. 

Do làm việc thiện là nhân lành sẽ cho quả lành. Nghiệp thì cho báo, nhân thì cho quả. Khi chánh niệm có mặt tức là khi chúng ta chú tâm vào chánh niệm, đề mục, cảnh là hơi thở hoặc đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. chúng ta có thêm nhân lành là vô tham, vô sân, có trí tuệ. Như vậy chúng ta có vô tham, vô sân và có trí tuệ là ba nhân lành gọi là giữ chánh niệm, được nghiệp lành.

Chúng tôi giải thích chữ chánh niệm và tại sao mình phải giữ chánh niệm. Có chánh niệm là có tất cả. Mất chánh niệm là mất tất cả. Có chánh niệm là có nghiệp lành là tư tâm sở. Niệm tâm sở xuất hiện thì tư tâm sở xuất hiện tức là nghiệp xuất hiện. “Này các tỳ kheo ta nói tư tâm sở tức là nghiệp". Có chỗ dịch là tác ý tức là nghiệp. Như vậy nghiệp lành xuất hiện tức là tư tâm sở xuất hiện khi có chánh niệm. Dễ nhất là chánh niệm trong hơi thở. Khi thở vô và khi thở ra.

chúng tôi xin giải thích thêm tức là sống đúng theo pháp, sống theo lời dạy của Phật, sống theo chánh pháp, sống theo các pháp lành, xa các pháp bất thiện. Và chúng ta có từ là không phóng dật, là chánh niệm, còn hiểu theo nghĩa là chuyên cần chú niệm. Sống có nỗ lực, giữ chánh niệm, chánh hạnh, tự điều sống theo pháp thì được quả lành, tiếng tốt ngày càng tăng trưởng .

 Người có chánh niệm sẽ có tất cả. Người chánh niệm có tinh tấn. Người chánh niệm sống theo pháp. Chánh niệm là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Chánh niệm tức là chú tâm vào hơi thở, thở vào, thở ra, khi đi, đứng, nằm, ngồi, biết rõ là đi, đứng, nằm, ngồi. Và chánh niệm là khi tâm khởi lên như tâm tham thì người đó cũng biết đây là tâm tham, tâm không tham thì người này cũng biết là tâm không tham, tâm sân thì vị này cũng biết đây là tâm sân, tâm si thì vị này cũng biết ngay là tâm si, tâm không sân cũng biết ngay là tâm không sân, tâm không si cũng biết ngay là tâm không si. Như vậy chánh niệm tức là giữ tâm và chúng ta cũng phải biết ghi nhận cảm thọ, vui, buồn, không vui, không buồn của mình. Người chánh niệm cũng phải biết các pháp sanh lên và diệt đi, còn hay mất, tồn tại hay phát triển.

Monday, February 15, 2021

Câu Hỏi: Tâm ở đâu? - HT Chánh Minh

 Câu Hỏi: Tâm ở đâu?

Minh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh: Chúng tôi có được nghe một bài pháp của một vị giảng sư hỏi tâm ở đâu? Vị ấy giảng là khi nào cảnh sanh lên thì tâm ở chỗ đó, trong góc độ nào đó chúng tôi không đồng ý. Là tại sao?

Tâm bắt cảnh, nhưng cảnh là khác và tâm là khác.

Vậy tâm ở đâu? Vấn đề chúng ta xác định tọa độ của tâm chứ không phải xác định ở cảnh, không phải cảnh sanh lên ở đâu là tâm ở đó. Mắt của tôi nhìn thấy ngọn núi xa thăm thẳm ngoài kia đó là cảnh sắc tôi bắt lấy tôi nhận thức lấy thì tâm tôi không lẽ ở đỉnh núi xa xôi thăm thẳm, chẳng qua nói là khi bắt mệnh đề tâm bắt cảnh thì cảnh ở đâu tâm ở đó. Xin thưa không đúng, cảnh có thể ở xa và tâm ở chỗ khác. Tôi ở trong nhà nhìn thấy bông hoa ngoài sân thì tôi không phải ở ngoài sân mà tôi đang ở trong nhà như thế nào cũng vậy.

Như vậy thì tâm ở đâu? Xin thưa tâm trú ở một thuật ngữ của đạo Phật gọi là vật (vatthu). Đức Phật dạy rằng mỗi chúng sanh nhất là cõi ngũ uẩn có sáu vật, trước tiên là năm sắc thần kinh gọi là: nhãn vật hay thần kinh nhãn, nhĩ vật là thần kinh nhĩ, tỷ vật là thần kinh mũi, thiệt vật là thần kinh lưỡi, thân vật là thần kinh thân. Thì năm vật này là nơi trú cho tâm nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức. Bởi vì thần kinh nhãn là nơi trú của nhãn thức, thần kinh nhĩ là nơi trú của nhĩ thức, thần kinh tỷ là nơi trú của tỷ thức, thần kinh thiệt là nơi trú của thiệt thức và thần kinh thân là nơi trú của thân thức.

Vậy hỏi tâm ở đâu thì tâm ở những nơi đó, nếu mắt nhìn thấy cảnh sắc thì hiểu biết rằng đang ở tâm khởi sanh nương trú ở thần kinh nhãn chứ không ở sắc.

Tai nghe âm thanh, thì tâm nghe được âm thanh đó trú trong thần kinh nhĩ chứ không phải ở cảnh âm thanh đó.

Bây giờ còn lại ngoài những ngũ song thức đó ra tức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, thì ý thức trú ở đâu? Ý thức được trú ở trong ý vật thuật ngữ gọi là (hadayavatthu) hay là sắc ý tim, theo Ngài Anuthadha thì đó là một số máu trong ngần ở chót trái tim. Nhưng Đức Phật Ngài không dạy như vậy, Ngài dạy rằng tâm trú ở chỗ nào chỗ đó là sắc ý pháp. Điển hình một người ngồi kiết già lưng thẳng đặt niệm trước mặt tu thiền, hơi thở vô trong mũi người đó biết rõ người đó hơi thở vô trong mũi, và hơi thở đi từ bụng ra khỏi mũi biết rõ hơi thở ra như vậy, thì bây giờ ở chỗ hơi thở vô ra biết ở chỗ đó thì tâm nằm ở đó, sắc ý vật nằm chỗ đó. Nếu người ngồi thiền nhắm mắt đưa tâm lên đỉnh trán thì tâm nằm ở đỉnh trán. Còn nếu người theo dõi được hơi thở chạy vô từ mũi lên đến lồng ngực hay ở bụng đơn điền biết rõ như vậy thì bấy giờ chỗ đó là tâm.

Cho nên xin trả lời là nhãn nhĩ tỷ thiệt thân thì ở cố định trong thần kinh nhãn, thần kinh nhĩ, thần kinh tỷ, thần kinh thiệt, thần kinh thân, riêng ý thức thì nương ở chỗ nào thì chỗ đó là nơi trú của nó và chính chỗ đó là tâm chứ không phải là cảnh. /.


Sunday, February 14, 2021

Hỏi: Làm thế nào để sống một cuộc đời đầy đủ để chuẩn bị cho cái chết mà không bỏ mất đi thời gian qúi báu TT Giác Nguyên

 Hỏi: Làm thế nào để sống một cuộc đời đầy đủ để chuẩn bị cho cái chết mà không bỏ mất đi thời gian qúi báu vì ta không thể có một ngày đến hai lần.

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Nguyên: Một cách duy nhất để tận dụng từng phút từng giây của đời sống này chính là sự tỉnh giác trong từng giây từng phút. Nói một cách chuyên môn hơn, đời sống của một hành giả Tứ Niệm Xứ chính là đời sống trọn vẹn nhất, tranh thủ từng phút từng giây. Mình khác xác chết ở một chỗ là mình có đi, có đứng, có nằm, có ngồi, nhưng nếu mình không có tỉnh thức thì mình sẽ giống xác chết ở chỗ đi đứng nằm ngồi mà không biết mình đi đứng nằm ngồi, như vậy, mình chỉ khác xác chết là mình có nhúc nhích, có cử động, có ăn, có uống trên hình thức nhưng về nội dung, mình không biết mình làm cái gì hết. Điều khác biệt giữa một Phật tử có tu tập thiền quán có tu tập chánh niệm, với một người không có tu tập ở chỗ là sống biết mình sống, hít thở biết mình hít thở tùy theo căn duyên mỗi người. Có người thích hợp với sự tỉnh giác trong hơi thở, có người thích hợp với sự tỉnh giác ở trong tâm trạng, có người thích hợp với sự tỉnh giác ở trong đời sống cảm thọ.

Đức Phật dạy mình bốn pháp niệm xứ tức là bốn căn bản để sống tỉnh thức.

Để trả lời câu hỏi này thì chúng tôi chỉ nói một cách vắn tắt là, theo lời dạy của Đức Phật, tất cả chúng sanh phải chịu sanh tử luân hồi chỉ một lý do duy nhất đó là nói mà không biết mình nói cái gì, làm mà không biết mình làm cái gì, suy nghĩ mà không biết mình suy nghĩ cái gì, không biết cái nghiệp đó, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp đó có hại cho mình, có hại cho người, có hại cho đời này, có hại cho đời sau hay không, mình không có biết. Chỉ vì cái không biết đó mà mình sanh tử luân hồi. Đó cũng là một cách nói không sai với Phật Pháp cho nên người mà sống trọn vẹn nhất đối với cuộc đời chính là người sống trong từng phút từng giây bằng sự tỉnh thức.

Chúng tôi nhắc lại sự tỉnh thức đó có thể là mình biết rõ, mình đang buồn vui như thế nào, mình theo dõi buồn vui đó thôi không nghĩ đến chuyện khác, đó cũng là tỉnh thức, mình biết rõ tâm của mình đang thiện hay đang ác, đó cũng là một cách tỉnh thức, mình biết rõ mình đang trong tư thế nào, đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, v.v.... mình biết rõ cũng là một cách tỉnh thức, mình biết rõ , đang thở ra, đang thở vào đó cũng là một cách tỉnh thức.

Cái gọi là đời sống thực ra chỉ là từng giây phút hiện tại mà thôi. Vì quá khứ là gì? Quá khứ là cái đã qua mà tương lai là cái chưa đến. Có một câu nói chúng tôi thường nhắc đi nhắc lại đó là người Tây Phương họ nói:

"Nếu một người trong từng giây phút không biết tự mỉm cười, không biết sống vui vẻ, thì suốt đời không bao giờ họ có thể sống vui vẻ được."

Bởi vì sao? Vì đời sống mang tiếng là sống 70 năm, 100 năm, thật ra nó chỉ là từng giây phút hiện tại ráp nối lên mà thôi. Chúng tôi thường nói giây phút đã qua rồi nó không trở lại, cho nên nếu ngay giây phút hiện tại mình sống không an lạc cho mình, không an lạc cho người, thì đời đời suốt kiếp này mình không có thể nào  sống an lạc được. Cho nên để sống trọn vẹn được đời sống này,ì chúng ta cần phải tỉnh thức trong từng giây từng phút và, cái tỉnh thức đó là tỉnh thức về cái gì thì chúng tôi cũng đã trình bày rồi. Tỉnh thức đối với từng cảm thọ với mình, tỉnh thức đối với từng tư thế lớn nhỏ của mình.

Người Tây Phương họ có một câu:

"Sống nhiều chưa hẳn là sống lâu, mà sống lâu chưa hẳn là sống nhiều."

Mình sống 100 tuổi đi nữa nhưng  sống không tỉnh thức  là sống lâu chứ không phải sống nhiều, còn nếu mình chỉ sống 20 tuổi hay 30 tuổi mà thôi, nhưng trong sự tỉnh thức luôn luôn biết rõ mình làm gì, nói gì và, những điều mình nói mình làm đó có lợi cho mình cho người, thì người đó cho dầu có 30, 40 tuổi thôi nhưng họ đã sống rất là nhiều, nhiều cho họ và cho người khác nữa, thì người như vậy được gọi là người sống tận dụng từng phút từng giây./.




Saturday, February 13, 2021

Hỏi: Nếu làm Phật sự mà bị phiền não, bỏ không làm và sống ẩn dật thì như vậy là trốn tránh phiền não, vậy điều đó có tội không?

 Hỏi: Nếu làm Phật sự mà bị phiền não, bỏ không làm và sống ẩn dật thì như vậy là trốn tránh phiền não, vậy điều đó có tội không, vì trong một câu Phật Ngôn Đức Phật dạy là "Từ bỏ một thiện pháp là bất thiện pháp". Con kính xin Sư từ bi chỉ dạy

Minh Hạnh chuyển biên

HT Liễu Tông: Ở đây chúng ta nên hiểu kham nhẫn và sự chiụ đựng khác nhau. Kham nhẫn tức là một hình thức mình diệt trừ phiền não, nhưng chịu đựng tức là mình vun bồi phiền não hay là mình huân tập ác pháp. Sự chịu đựng thì không thấy bậc thiện trí nào tán dương hết nhưng kham nhẫn thì bậc thiện trí rất tán dương. Trong ngày đại hội Thánh Tăng, Đức Phật đã dạy là "Kham nhẫn là pháp diệt trừ phiền não tối thượng." Thành ra chúng ta đừng có bao giờ nghĩ rằng mình chịu đựng tức là mình ngon. Không có đâu, nó thiêu đốt tâm khảm mình ghê lắm vì phiền não. Thành ra những nghịch duyên khi nó phát sanh chúng ta phải biết cách suy nghĩ, còn nếu chúng ta không biết cách suy nghĩ là chúng ta huân tập ác pháp chứ không có lợi gì hết.

Ngay cả chuyện mà mình làm Phật sự. Làm Phật sự là làm cái gì, nó là thiện pháp hay ác pháp? Nếu là thiện pháp mà mình từ bỏ thiện pháp đó là cơ hội để ác pháp phát sanh. Bởi vì ít nhất trong thời gian mình làm đây dầu ác pháp có phát sanh đi nữa nhưng bên cạnh đó nó có thiện pháp, chứ còn nếu mình ngồi nhà để tâm mình suy nghĩ, hết chuyện sân này nó sân chuyện kia, nó tham hết chuyện này nó tham đến chuyện kia, nó vô minh hết chuyện này vô minh đến chuyện kia, thì cái đó rất là nguy hiểm.

Thì bây giờ hỏi tội phước là như thế nào? Qúi vị nên hiểu tội là cái nhân cho quả xấu, thành ra mình làm hành động nào cho quả xấu thì cái đó theo thế gian đó là tội, làm hành động nào cho quả an vui thì thế gian gọi là hành động đó là phước. Thật sự nó không chính xác lắm. Bởi vì cái phước trong kinh điển Pali định nghĩa rất là đàng hoàng "Bất cứ thiện pháp nào làm cho tâm người đó được trong sáng, tâm người đó được thanh tịnh thì pháp đó gọi là phước." Thành ra khi việc gì thí dụ như mình từ bỏ việc đó mình không làm tâm mình có trong sáng hay không, tâm mình có an lành hay không, nếu nó không trong sáng không an lành thì đó không phải là phước nữa rồi, mình đang huân tập ác pháp.

Thì thường thường làm cách nào để suy nghĩ cho đúng theo quy trình của các bậc thiện trí dạy - nó không khó - cái đó là THIỀN. Bởi vì THIỀN là công việc của tâm, khi nào tâm có đối tượng cố gắng duy trì trong đối tượng đó thì người ta gọi là thiền, jhàna tức là thiêu đốt phiền não, bởi vì tâm có đối tượng giữ đừng cho ác pháp sanh thì rất qúi, còn nếu mình suy nghĩ thì cũng là công việc của tâm nhưng công việc đó là huân tập ác pháp chứ không phải làm cho thiện pháp phát sanh.

Mình hỏi vị thiền sư nào ở gần mình về những đề mục tốt với mình, thì thay vì mình ngồi mình chọc người đó thì mình dùng tâm mình để quan sát đối tượng đề mục thiền, thay vì mình ngồi mình nghĩ ngày mai mình gặp hắn mình sẽ nói cho hắn một câu hắn đau đầu để cho hắn biết mình là người có bản lãnh, thì mình đếm hơi thở vô ra nó cũng là một cái tốt, thay vì ngày mai đi làm mình sẽ dấu dao theo để cho nó biết mình là thứ thiệt chứ không phải thứ dởm, tốt hơn là mình lựa đề mục nào để cho tâm mình trú vô đó. Thành ra cách suy nghĩ hay nhất là lựa những đề mục trong 40 đề mục thiền định hay 72 đề mục trong thiền Minh Sát, mình dùng tâm mình dính vào đó, mình dán tâm mình vô đó, thì không có anh phiền não nào chun vô kiếm chuyện với mình được cả, mà cũng chẳng có chị phiền não nào vô dẫn mình đi làm tầm bậy được cả, trừ phi mình làm không được như vậy thì những anh phiền não những chị phiền não vô rủ mình đi, mà khi nó rủ mình đi rồi thì sự nguy hiểm đối với mình rất nhiều bởi vì khi tâm đi ra khỏi những đối tượng mà các bậc thiện trí tán dương thì chắc chắn là phải đối diện với phiền não, phiền não đó là tham sân si.

Mình nghe một câu người ta nói, thích thì tham phát sanh, không thích thì sân phát sanh, ngửi một cái mùi cũng vậy, không tham thì cũng sân. Tất cả những điều đó hàng ngày mình phải đối diện với một sự nguy hiểm rất lớn lao là cái nguy hiểm là năng lực làm cho phiền não phát sanh thì bây giờ chúng ta chỉ có 40 đề mục trong thiền định và 72 đề mục trong thiền minh sát mà thôi. Thì chúng ta suy nghĩ trong những đề mục đó thì không bao giờ phiền não phát sanh mà khi phiền não không phát sanh tức là chúng ta đã làm cho luân hồi dừng lại một khoảng. Khi nào phiền não phát sanh trở lại thì luân hồi dài thêm một khoản cho tới khi nào phiền não nó dừng từng lúc từng lúc như vậy cho tới khi nào nó dừng hẳn bao nhiêu kiếp tức là đạo quả, sơ quả phát sanh thì nó dừng rất là nhiều kiếp, chúng ta không hy vọng có thể đắc được đạo quả trong kiếp này nhưng ít nhất chúng ta phải tạo cái năng lực trong một vài kiếp sau chúng ta có hy vọng để làm được việc đó chứ còn nếu bây giờ chúng ta cứ nghĩ rằng mình làm theo xã hội dạy mình "Một câu nhịn, chín câu làm." thì chắc chắn sự luân hồi dài ra. "Một câu nhịn chín câu lành" thì luân hồi ngắn lại mà "Một câu nhịn, chín câu làm" thì nó phải dài ra, thì ít nhất qúi vị vô đây nghe Phật pháp cũng nhiều chắc cũng đủ trí tuệ để quan sát xem cái gì mình nên làm cái gì mình không nên làm. Namo Buddhaya./.


Friday, February 12, 2021

Hai Sự An Lạc - HT Chánh Minh giảng

Hai Sự An lạc  

Bài Pháp do HT Chánh Minh giảng trong rơom Phật Pháp Nhiệm Màu,

 Nhân dịp đầu năm mới, năm Tân Sửu, con vừa hoàn tất việc chuyển biên bài Pháp "Hai Sự An Lạc" do HT Chánh Minh giảng trong lớp Phật Pháp Nhiệm Màu, con xin cúng dường bài Pháp này đến Tam Bảo, Phật, Pháp, Tăng và Chư Thiên và Ông Bà, Cha Mẹ đã quá vãng, với tất cả sự thành kính.

Con xin chia phước đồng đều đến tất cả mọi người trong gia đình con và tất cả chúng sanh.

 Nguyện rằng đời này và những đời sau con có được chánh tín và chánh trí.

Minh Hạnh

HT Chánh Minh: Trong thời giảng hôm nay chúng tôi gửi đến qúi vị một đề tài 2 sự an lạc:

1- Sự an lạc do sắc, thinh, hương, vị, xúc

2. Sự an lạc do lìa bỏ sắc, thinh, hương, vị, xúc

Sự an lạc do, sắc, thinh, hương, vị, xúc. Tiếng Pali là sukhaṃ kāmaguṇa  an lạc từ ngũ trần, 

Sự an lạc do khước từ, sắc, thinh, hương, vị, xúc. Tiếng Pali là nekkhamma kāmaguṇa. Chữ nekkhamma nghĩa là từ bỏ, còn có nghĩa là xuất gia, xuất ly. Ý nghĩa này có nghĩa là an lạc do từ bỏ, khước từ sắc, thinh, hương, vị, xúc.

Chúng sanh trong đời luôn luôn bị ngũ trần chi phối, sắc, thinh, hương, vị, xúc, luôn luôn vây quanh. Nhưng không phải, sắc, thinh, hương, vị, xúc đều tốt. Khi nói tới; sắc, thinh, hương, vị, xúc, chúng ta phải hiểu có 2 mặt, có sắc đẹp và sắc xấu, âm thanh cũng vậy, có âm thanh tốt và có âm thanh xấu v.v... 

1. Sự an lạc do ngũ trần là.

 Một người có được, sắc đẹp, tiếng tốt, mùi hương, thọ dụng được những vị ngọt ngon. Nhưng một khi những điều này ngược lại như; sắc xấu, âm thanh không tốt, ngửi mùi hôi thối, thì chúng ta hiểu là do nghiệp của bất thiện sanh khởi.

 Người có ngũ trần tốt vây quanh người đó cảm thấy được sự an lạc, những người có sắc diện xinh đẹp họ rất hài lòng, người có sắc diện xấu cảm thấy đau khổ. Người có âm thanh du dương ngọt ngào truyền cảm thấy hài lòng, ngược lại người có tiếng nói không được êm dịu, người đó cảm thấy đau khổ. 

Muốn có được sắc đẹp, chúng ta phải tạo nhân, nó không bao giờ tự đến với chúng ta cả. Muốn có âm thanh tốt, âm thanh ngọt ngào chúng ta phải tạo nhân, không bao giờ nó tự đến với chúng ta cả.

Cho dù, sắc, thinh, hương, vị, xúc, như thế nào chăng nữa, xấu hay đẹp, luôn luôn có sự sinh diệt, nó sinh lên do một nhân và có nhiều duyên hội tụ lại rồi nó diệt khi nhân diệt, chúng ta phải nhớ điều đó.

Một người có sắc đẹp do người đó đã tạo những phước như cúng dường về những màu sắc, nhờ cúng dường những màu sắc người đó sẽ có sắc diện xinh đẹp và, tâm của người cúng dường phải có sự hoan hỉ, hoặc tối thiểu phải nghĩ tới quả phước của mình, hay tối thiểu nghĩ tới thiện nghiệp mình đang tạo. Nếu như, chúng ta không nghĩ tới những thiện nghiệp mình đang tạo thì việc làm đó chỉ có hình thức và, hình thức đó thì sắc đến sẽ bị khiếm khuyết.

Trong quá khứ cho chúng ta thấy rằng tiền kiếp của bà Uppalavaṇṇā cúng dường một đóa hoa sen tới Đức Phật Độc Giác, Ngài nhận đóa hoa sen đó không phải dùng để trang điểm hay làm gì, Ngài nhận với tâm tốt, với tâm tốt đó sẽ người cúng dường được nhận lại sự tốt đẹp đó.

 Có một số Phật tử nghĩ, mình không cần dâng cúng những vật không mang tới lợi ích gì cho vị sa môn, hiểu vậy cũng được. Nhưng trước mắt sẽ không có lợi ích cho người cúng dường bởi vì không có tạo nhân. Nhưng sự cúng dường đó chúng ta phải hiểu ý nghĩa như những kim thân Phật, khi chúng ta mang trái cây tới cúng kim thân Phật, thì tâm người cúng đó bị vướng vấp vào một mê chấp hoặc tà kiến, nếu nghĩ rằng mình cúng Phật để Phật thọ dụng. Kim thân Phật không thọ dụng những món trái cây đó, nhưng nếu người đó tác ý khi cúng dường những vật này dùng để trang điểm kim thân Phật. Kim thân Phật này biểu tượng cho ân đức Phật, sự cúng dường đó trở thành tốt đẹp. Đó là loại trừ si mê và tà kiến. 

Một số Phật tử khi đi vào chùa trên tay mang hương hoa và trái cây cúng dường lên lên kim thân Phật. 

- Hỏi mang trái cây đến làm gì.

- Trả lời con mang cúng Phật.

- Cúng Phật, vậy Phật có ăn không?

Thì, thật sự trong sự cúng dường chúng ta phải loại trừ si mê và tà kiến. 

Kim thân Phật, chúng ta trang điểm bằng cách trưng bày bông hoa quả thì sẽ có quả phước phát triển rất tốt. 

Thân của Đức Thế Tôn màu vàng đẹp óng ánh tựa như vàng được nấu nóng lên chảy ra óng ánh. Trong kiếp xưa Ngài đã từng cúng dường đến một kim thân Phật, kim thân Phật này bị do thời gian làm hao mòn hư hỏng ở một số nơi, Ngài dùng chất vàng nấu chảy ra để đắp vào chỗ bị hư làm kim thân Phật tốt lên, cho nên thân Ngài lúc nào cũng có màu vàng óng ánh là một.

Thứ 2, Ngài có hào quang ánh sáng màu vàng, màu vàng đó tượng trưng cho tâm từ bi của Ngài, luôn luôn muốn giúp chúng sanh khác thoát khỏi khổ. Màu vàng tượng trưng cho như vậy. 

Do cúng dường màu sắc nên nhận lại màu sắc tốt đẹp. Bà Uppalavaṇṇā trong tiền thân cúng dường bông sen với tâm tốt, mặc dù, Đức Phật Độc Giác không có thọ dụng, nhưng để làm cho tâm người cúng dường này hoan hỉ Ngài dùng cánh bông sen đó chà dưới chân và không phải một mình Ngài mà, 500 vị Độc Giác đều chà chân với đóa bông sen đó, từ đó trở đi màu da của bà Uppalavaṇṇā lúc nào cũng có màu hồng giống cánh bông sen. 

 Muốn có sắc đẹp thì phải tạo nhân.

Người có sắc đẹp là người có phước, phước đó xuất phát từ nhân thiện, nhưng không nên đắm nhiễm, không nên lợi dụng sắc đẹp, bởi vì mặt trái của sắc đẹp rất nguy hiểm.

Một số người lợi dụng sắc đẹp của mình phạm vào những giới tà hạnh, tức là tà dâm, do từ sắc đẹp đó. 

Trong kinh ghi rằng:

Ngày xưa kinh thành Vesāli, nổi tiếng trù phú nhờ cô kỹ nữ tên Ampapālī  rất xinh đẹp. Vua Bình Sa Vương nghĩ, sở dĩ kinh thành Vesāli này được trù phú thịnh vượng từ người có nhan sắc xinh đẹp của nàng Ampapālī, giờ ta phải làm sao cho kinh thành Vương Xá này cũng được trù phú, xinh đẹp, thịnh vượng như vậy, nên vua Bình Sa Vương tuyển chọn một người kỹ nữ thật xinh đẹp tên Salavati, nàng được huấn luyện những nghệ thuật và sau đó nàng Silavati trở thành kỹ nữ sang trọng cùng với nàng Ampapālī. 

Từ đó kinh thành Vương Xá trở nên thịnh vượng, cũng từ nàng Salavati lại dẫn ra một vị lương y được xem như thần y trong thời đó là Jīvaka, rồi cũng dẫn ra một nàng kỹ nữ thứ hai rất xinh đẹp và cũng được nhắc nhở trong Phật Giáo đó là nàng Sirimā, em của lương y Jīvaka. 

Thì rõ ràng chúng ta thấy, những nàng kỹ nữ như Ampapālī hay Salavati nếu không có nhan sắc xinh đẹp sẽ không được trọng dụng, nhờ có nhan sắc xinh đẹp cho nên được ưu ái trọng dụng. Cả kinh thành Vesāli hay kinh thành Vương Xá được hưng thịnh là nhờ sắc đẹp của các nàng kỹ nữ.

Nhiều người đắm nhiễm sắc đẹp của nàng Ampapālī, một đêm với nàng, thù lao phải 1000 đồng tiền vàng, nàng là kỹ nữ đệ nhất, nàng Salavati cũng vậy. Chính vì đắm nhiễm trong điều này là vi phạm vào giới tà hạnh, hoặc là tà dâm, dẫn tới kinh thành Vesāli một lần nọ bị hạn hán đến mức độ là 3 nạn bịnh dịch bịnh chết và đói khát, bởi vì nhân duyên xấu cho nên một khi quả xấu trổ. Chúng ta thấy những đất nước mặt dù trước mắt rất là phồn vinh, nhưng tai nạn cứ xảy ra đều đều. Thí dụ, nước Thái Lan có chương trình gọi là sex tour, mặc dù là nước Phật giáo là quốc giáo nhưng chỉ vì muốn theo cách của vua Bình Sa tạo ra nàng Salavati cho nên tai nạn cứ xảy ra cho nước Thái Lan. Nơi nào có những đắm nhiễm sắc nhiều thì nơi đó tai nạn nhiều. Nói chung chung, cứ cho chỗ đó là chỗ đắm nhiễm từ sắc đẹp, nếu không có sắc đẹp, người ta không đắm nhiễm, mà người có sắc đẹp thì tự hào thì người có sắc đẹp nếu không khéo sẽ đi vào tội lỗi, trước mắt thì an lạc nhưng sau đó nếu không khéo sẽ đi vào tội lỗi.

Muốn sắc đẹp thì phải tạo nhân, người có sắc đẹp biết mình đang hưởng quả phước ở kiếp nào đó, nhờ cúng dường sắc đến sa môn, cũng có cho pháp, cũng có cho chư tăng, hay là Đức Phật, chỉ một cánh bông thôi, người đó sẽ có một điều tốt đẹp. Trong kinh Pháp Cú nhắc tới hoàng hậu Anojā trong tiền kiếp cúng dường hoa anojā đến bảo tháp thờ xá lợi của Đức Phật Kassapa, bà cũng nguyện kiếp nào sanh lên cũng có màu da xinh đẹp giống như màu da như màu da anojā rất xinh đẹp.

 Thời nay, một số người có sắc đẹp lao theo vấn đề sắc đẹp, họ nghĩ rằng xinh đẹp là tốt, một số người đi thẩm mỹ, giai đoạn đầu có thể là tốt là hài lòng nhưng giai đoạn sau, sẽ có hệ phụ làm cho đau khổ sinh khởi lên từ việc mổ mắt, mổ má v.v... họ không thấy hệ quả của nó, người ta nói như vậy có phải là do phước không, không phải do phước, cái bản chất không phải là như vậy, chẳng qua là hình ảnh bên ngoài, giống như một thanh gỗ mục nhờ lớp sơn bên ngoài, màu sơn làm cho thanh gỗ bóng sáng lên tốt lên, thực tế thì thanh gỗ đó không tốt bởi nó đã mục, nó không thể thay đổi được tại vì gốc rễ của nó, bản chất của nó không phải là thanh gỗ rắn chắc xinh đẹp, dù có sơn cách nào thì nó cũng là thanh gỗ mục.

Nếu muốn có âm thanh tốt thì chúng ta phải tạo nhân.

 Âm thanh tốt có hai nghĩa:

1. Một là âm thanh du dương, người nghe thích thú hoan hỉ.

2. Hai là âm thanh có uy lực, người nghe không thể cưỡng lại được. 

Âm thanh tốt này là giọng du dương truyền cảm, êm dịu, người nghe thích thú hài lòng, muốn có được điều này thì phải tạo nhân. 

Trước tiên, đừng nói lời chia rẽ, nên nói lời có tính chất hoà hợp, nói điều hàn gắng lại.

Để cho âm thanh có uy lực vừa tốt đẹp, nhờ có uy lực ngọt ngào du dương truyền cảm giống như Đức Thế Tôn, âm thanh du dương dịu ngọt như tiếng chim ca lăng tần già, nhưng có uy lực tức là nói pháp.

Thứ hai, không nói lời vô ích.

Thứ ba, nói có mục đích làm tốt cho người khác, sự làm tốt đến người khác hoặc là chỉ trích nhưng không sân hận, hoặc là sách tấn tán thán điều đáng tán thán. Điều nào đáng tán thán mình tán thán, điều nào đáng chỉ trích mình chỉ trích, chỉ trích không phải để hạ nhục người khác, tức là tự thán hủy tha, tức là tự khen mình mà chê người, điều nào đúng pháp cần phải duy trì chúng ta nói, không nói lời vô ích, cho nên để có uy lực đó thì âm thanh chúng ta phải tạo nhân, mà nhân tức là trước tiên nói pháp chứ không nói vô ích.

Một người mặc dù không hiểu ý Đức Phật như thế nào, tức là bài kinh, hoặc câu kinh, hoặc là Phật ngôn, không nắm rõ hết nhưng lại tốt hơn người làm sai. Một người không nắm bắt hết nhưng lập lại đúng bài kinh, câu kinh vẫn tốt hơn người lập lại sai, 

Đức Thế Tôn dạy rằng: "Này các Tỳ Khưu, có hai điều được xem là phỉ báng Như Lai là: "điều Như Lai tuyên bố giảng dạy mà nói Như Lai không giảng dạy, đó là hủy báng Như Lai. Tức là lời Đức Phật Ngài thuyết bảo rằng Đức Phật không thuyết và, điều thứ hai là, điều Như Lai không tuyên thuyết lại bảo rằng Như Lai thuyết, đó là phỉ báng Như Lai, đó là vu khống."

Điều Đức Phật Ngài không có dạy lại bảo rằng Đức Phật Ngài dạy, cho nên có một số giảng sư tự đưa ý kiến của mình rồi nói là Đức Phật dạy, mà thật sự Đức Phật Ngài không dạy.

Lầm lẫn như vậy, tạo nên một ác nghiệp, là phỉ báng Như Lai, rất nguy hiểm.  Cho nên chúng tôi nói rằng bài kinh Đức Phật Ngài giảng như thế nào chúng ta không nắm bắt được ý nghĩa chúng ta lập lại bài đó không có tội, tuy rằng phước không được sâu thẳm.

 Còn hơn là bài kinh chúng ta lập lại mà lập sai, thứ nhất là phỉ báng Như Lai, thứ hai là phỉ báng Pháp, người nghe sẽ bị lệch lạc theo.

Trong một câu nói mà mất đi một từ, ý nghĩa sẽ khác. Thí dụ:

- Con sư tử và con sư tử con.

Chỉ thêm một từ thôi thì ý nghĩa khác:

- Con sư tử và con sư tử con.

Mất đi một từ ý nghĩa cũng khác. 

Cho nên tại sao các Ngài kết tập kinh Tạng, Các Ngài không giảm bỏ từ nào, cho dù từ đó như vậy, như vậy.v.v...

Cho nên khi tụng Pháp, tụng những bài kinh Pali:

- Thứ nhất, phát âm chuẩn, 

- Thứ hai là trọn vẹn từ đó.

- Thứ ba chúng ta tụng Pháp, dù chúng ta không hiểu, nhưng điều này đủ sức dẫn chúng ta sinh thiên.

Trong Kinh ghi rằng, năm trăm con dơi chỉ nghe các vị tỳ khưu tụng tạng Diệu Pháp, sau khi mệnh chung được tái sinh thiên, thì chúng ta cũng tụng pháp, điều đó tốt hơn.

Chúng tôi thấy có nhiều vị giảng sư nói theo ý kiến mình với quan điểm tôi hiểu như vậy thì không sao, nhưng, nói Đức Thế Tôn dạy như vậy mà tìm không thấy trong kinh Tạng. 

Rồi lại, nữa ca hát không phải là giảng Pháp mà là bất cung kỉnh Pháp, mà bất cung kỉnh Pháp thì đọa vào bốn khổ cảnh. Trong những điều luật để thuyết pháp thì vị giảng sư không nên thuyết pháp cho người ngồi cao hơn mình, không thuyết pháp đến người có gậy cầm tay, không thuyết pháp đến người mang khăn trùm đầu, tôn kính pháp như vậy. Không phải ca hát trên pháp tọa đó là bản thân mình không cung kính Pháp, đồng thời là tạo ác nghiệp phải rớt xuống khổ cảnh, không phải lợi dụng âm thanh để làm chuyện này, đó không phải là một tư cách của một sa môn giảng Pháp, còn thua người Phật tử ngồi tụng kinh Tam Bảo, trong tư cách rất trang nghiêm tôn kính Pháp, còn người giảng sư lợi dụng âm thanh trên pháp tọa ca hát thì chính bản thân ông sa môn này không bằng người Phật tử về góc độ cung kỉnh Pháp mà, chính âm thanh này muốn âm thanh tốt chúng ta phải tạo nhân và, âm thanh tốt khi nào chúng ta thực hiện điều lợi ích. 

Mặc dù âm thanh du dưa, mặc dù âm thanh truyền cảm, mặc dù âm thanh ngọt ngào nhưng chúng ta nói những điều thô xấu âm thanh đó trở thành thô xấu, không phải âm thanh ngọt ngào mà nói những điều thô xấu thì điều đó trở thành ngọt ngào tốt đẹp được. Một người có âm thanh ngọt ngào, một người có âm thanh du dương thì làm sao phát huy được cái tốt bằng cách nói những điều tốt, những điều có lợi, nói những điều đem tới sự an vui, an vui từ lời nói, an vui từ âm thanh.

Nói chung, chúng ta muốn có được an lạc xuất phát từ ngũ trần là, sắc, thinh, hương, vị, xúc, thì chúng ta hiểu rằng bản thân mình đạt được, sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon ngọt, hay thân đụng chạm thì, bản thân mình phải tạo nhân. 

Thứ hai, khi có được những điều đó, chuyển điều đó trở thành an lạc bằng cách không đắm nhiễm trong đó, không lợi dụng nó, có sắc đẹp thì dùng sắc đẹp này để làm gì, không phải để quyến rủ người khác, mà dùng sắc đẹp này đề quán tưởng, hoặc là, nói lên những cái nhìn sắc đẹp này để xem xét lại cái thể trược bên trong, tức là mình an tâm được mặt bên ngoài, mặt bên trong mình, âm thanh mình tốt, mình muốn tốt hơn thì bằng cách nói Pháp, bằng cách giảng Pháp, bằng cách nói những điều có lợi, không gây chia rẽ v.v...

Nếu muốn có mùi hương tốt thì chúng ta phải tạo nhân

Mùi hương mình tốt, thân thể người nào có mùi hương tốt đó là một sự an lạc tự có, an lạc do phước cúng dường những vật thơm hay vật thoa, có những người thấy người bịnh chẳng hạn, cúng dường những chai dầu, cho là bình thường nhưng thật sự đó là vật thí vật thoa. Hoặc, cúng dường những viên sà bông, mình cho là bình thường, thật ra đó là vật thoa cũng có mà vật mùi hương cũng có. Những người cúng dường đến kim thân Phật, ân đức Phật nhang hương trầm chẳng hạn, đó là tạo được nhân mà sau này có mùi hương. Nhưng đừng đắm nhiễm mà làm cho mùi hương này tốt hơn nữa. Tức là mình làm cho hương này người ta không ngửi thấy nhưng người ta lại thích thú, không phải chỉ là mùi hương thơm của những phù phiếm bên ngoài, hương này người ta sẽ không thấy, người ta không ngửi được nhưng người ta cảm nhận được đó là, hương của giới hạnh.

Tùy ý chúng ta, nhưng trước mắt chúng ta sẽ có 2 điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể xử dụng đó là cái sắc và thinh, hương, vị, xúc thì có thể tùy thời, nhưng mắt và tai lúc nào chúng ta cũng nghe và thấy, mà thấy thuộc về sắc đẹp, nghe thuộc về âm thanh thì, chúng ta thấy những sắc đẹp đó chúng ta chớ vội hoan hỉ, mà biết ngay là quả lành đang trổ, thấy sắc xấu chớ có vội bất bình khó chịu mà biết rằng quả xấu đang trổ.

Làm sao cho đừng thấy những sắc xấu đó, muốn không thấy sắc xấu thì phải tạo nhân, có chạy trốn cách nào cũng vậy cũng phải thấy nếu chúng ta đã tạo nhân xấu thì dù trốn ở đâu chăng nữa thì quả trổ chúng ta vẫn thấy. 

Đức Thế Tôn khi nào bất kỳ chúng sanh nào nằm trong tầm mắt của Ngài thì không bị cảnh khổ. Trong kinh điển ghi rằng, khi nàng Cincà Mànavikà  bỏ chạy xa khuất tầm mắt của Đức Thế Tôn, khi đó Đức Thế Tôn không nhìn thấy thì đất nứt ra rút nàng xuống dưới địa ngục a tỳ, hoặc trong kinh Hàng Ma (Màratajjanìya sutta) khi tiền thân của Ngài Mục Kiền Liên là ác ma Dusi ganh tị với Ngài Tôn giả Vidhura đệ tử của Đức Thế Tôn Kakusandha nhập vào đứa bé cầm đá chọi bể đầu thì, vừa khuất tầm mắt của Đức Thế Tôn Kakusandha ác ma Dusi bị rớt xuống địa ngục. Cho nên Đức Thế Tôn Ngài có phước là trong vòng tầm mắt của Ngài nhìn thấy thì không có sự đau khổ khởi lên, có 2 điều lý giải: 

1. Điều thứ nhất, do phước của Ngài nên Ngài không nhìn thấy sắc xấu.

2. Điều thứ hai, do nhân Ngài tạo ra chính là Ngài tu tập tâm bi. Thấy dấu hiệu nào chúng sanh đang đau khổ, một dấu hiệu xúc động tâm là tìm cách giúp đỡ chúng sanh đó, Ngài tu tập tâm trong quá khứ tâm bi, cho nên đại bi đại trí của Ngài cao nhất.

 Ngài có 6 loại trí không có một vị Phật Độc Giác nào hay đại đệ tử nào có được:

Thứ nhất là song thông trí, tức là trí có 2 thần thông xuất phát một lượt.

Thứ hai là đại bi đại trí, khi Ngài nhập vào đại bi định rồi thì Ngài rải ra khắp 10,000 thế giới, không có vị Thánh nào có thể rải được như vậy, dĩ nhiên là nhờ nhất thiết trí của Ngài ủng hộ, nhưng mà muốn vậy thì Ngài tu tập từ lâu rồi. Người nào tu tập tâm bi một cách tốt đẹp như thấy một dấu hiệu chúng sanh đau khổ Ngài xúc động, muốn chúng sanh đó thoát khỏi, khi thành tựu tâm bi rồi rải tâm bi khắp nơi thì người nào trong tầm mắt của vị đó sẽ không bao giờ thấy cảnh xấu, bởi vì không thấy cảnh đau khổ do nhân đó.

 Chúng ta thấy những cảnh xấu là chúng ta biết do quả của chúng ta xấu, quả bất thiện trổ thì không vội sân hận.

Nói chung, sắc, thinh, hương, vị, xúc tốt đó là một điều an lạc, xử dụng, sắc, thinh, hương, vị, xúc, tốt để tạo những thiện nghiệp đó là sự an lạc từ, sắc, thinh, hương, vị, xúc, có sắc đẹp cúng dường sắc đẹp, có âm thanh tốt cúng dường âm thanh tốt, có mùi hương tốt cúng dường mùi hương tốt, có những vị ngon ngọt cúng dường vị ngon ngọt, có sự xúc chạm êm ái cúng dường sự xúc chạm êm ái thì, sự an lạc càng tăng trưởng thêm.

Có sắc đẹp cúng dường sắc đẹp, đừng hiểu lầm, chúng ta có những màu sắc tốt, người ta tìm cái nào đó cúng dường đến ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng màu sắc đó sau này sẽ ảnh hưởng đến chúng ta về thân sắc mà nó ảnh hưởng đến đề mục thiền định. 

Những người thích màu vàng bởi kiếp xưa kia đã cúng dường màu vàng, và nếu người này hành thiền đề mục màu vàng thành tụ nhanh chóng. Người thích màu trắng kiếp xưa cũng đã từng cúng dường sắc trắng, và hành thiền màu trắng thì nhanh chóng hơn. 

Cúng dường âm thanh như, tụng kinh, nói Pháp, vừa tạo nhân mới mà vừa làm tăng trưởng phước cũ của mình, đó là hạnh phúc thứ nhất hay an lạc thứ nhất, xuất phát từ, sắc, thinh, hương, vị, xúc, đem, sắc, thinh, hương, vị, xúc, này tạo nhân mới, hoặc là, chúng ta đã có, sắc, thinh, hương, vị, xúc, bởi do phước thiện, còn người nào khiếm khuyết sắc không được đẹp, âm thanh không ngọt ngào truyền cảm, thân thể không có mùi hương tự nhiên phát ra, ăn những vị chất xấu xa đau khổ cho dù vị đó là tốt chăng nữa, nhưng nó đắng cay, cho dù vị đó tốt như thuốc, thì vị đó phải biết mình kiếp xưa đã tạo quả bất thiện nhiều quá.

Sự đụng chạm không được êm ái cũng biết phước mình không có tạo những nghiệp thiện.

2. An lạc thứ hai là an lạc do buông bỏ, nekkhamma kāmaguṇa.

Ngày xưa, những bậc hiền triết biết rằng, sắc, thinh, hương, vị, xúc, là một con dao hai lưỡi, nếu khéo xử dụng thì tốt đẹp, nhưng, nếu không khéo xử dụng thì nó sẽ quay lại hại chính người đó. Cho nên những bậc hiền triết ngày xưa ném con dao hai lưỡi đó đi, họ không dùng mặt lợi cũng không dùng mặt hại, ném con dao đó đi rồi thì sẽ không có cái tai hại, còn nếu còn cầm con dao đó thì phải xử dụng đúng cách, còn nếu không thì chính con dao đó sẽ quay lại hại người đó. 

Hạnh phúc bậc hiền trí ngày xưa thường chọn là ném bỏ con dao đó, một khi thành tựu rồi Ngài mới xử dụng lại. Điển hình, một vị ẩn sĩ ngày xưa tiền thân của cha Bồ Tát là một vị vua, sau khi có đứa con lớn tức là Bồ Tát chúng ta thì Ngài truyền ngôi vua lại cho con mình, Ngài xuất gia làm vị ẩn sĩ trong vườn ngự uyển, ông vua con này rất có hiếu với cha mình, một ngày tới viếng thăm 3 lần âm thanh làm ồn ào, vị ẩn sĩ này mới xuy nghĩ ta từ bỏ hết vương quyền, từ bỏ hết tài sản, từ bỏ luôn cả quốc độ, giao lại cho con mình, ta muốn tìm chỗ thanh tịnh tâm, nhưng bây giờ ông vua con này mỗi ngày ghé thăm ta 3 lần như vầy, hội chúng kéo theo ầm ĩ như vậy sao ta thanh tịnh tâm được, không thanh tịnh tâm được thì làm sao ta có thể chứng đắc được thiền định của thắng trí được. Cho nên vị ẩn sĩ bỏ đi ra biên địa nỗ lực tu tập thời gian sau chứng đắc được thiền định thắng trí, thì có một con long vương ở hồ Mucalinda thường lên đảnh lễ vị ẩn sĩ này và, vị ẩn sĩ này thuyết pháp cho long vương, vị ẩn sĩ là tiền thân Ngài Maha Kassapa.

Bỏ đi những, sắc, thinh, hương, vị, xúc, tốt đẹp để tìm sự an lạc của tâm, hễ buông bỏ được tâm mới được thanh tịnh, khi chưa lìa bỏ được, sắc, thinh, hương, vị, xúc, thì tâm chưa được thanh tịnh, an lạc của sự lìa bỏ đó xuất phát từ cái không có, mà không có cái đó tâm chúng ta không bị đắm nhiễm,  đừng nghĩ rằng dính mắc, sắc, thinh, hương, vị, xúc, đơn giản không có gì hết, không hại ai là tốt, xin thưa đừng nghĩ vậy. 

Tiền thân Ngài Angulimala là tên cướp giết người là kẻ ăn thịt người, nguyên nhân ăn thịt người. Ban đầu ông vua này cai trị đất nước rất là tốt và Ngài ra lệnh không sát sinh, nhưng có nhược điểm là ăn mà không có thịt là ăn không được, một lần nọ người đầu bếp không có thịt nên vô ngục tử tù cắt thịt đùi của người tử tù về tẩm gia vị rồi nướng, ông vua ăn thích thú, nghe nói ăn thịt người là ngán là sợ nhưng ông vua ăn miếng thịt người cảm thấy ngon chưa từng có, vì trong kiếp trước ông là con dạ xoa ăn thịt người quen mùi vị rồi bây giờ ăn thịt người thì cảm thấy như mùi vị này đã từng ăn hồi xa xưa. 

Câu chuyện, từ một ông vua hiền đức trở thành ông vua sát nhân nổi tiếng là ông vua ăn thịt người. Thì đừng cho là mình không hại ai, một khi nó phát lên rồi thì tự hại mình và hại người khác. 

Cho nên an lạc thứ hai là buông bỏ, hay là sự từ khước, mặc dầu chúng ta sống với, sắc, thinh, hương, vị, xúc, vây quanh bên ngoài nhưng trong tâm chúng ta luôn luôn có sự từ khước nó. 

Từ khước bằng cách nào. quán rằng, sắc này là vô  thường, âm thanh là vô thường, sắc thinh hương luôn luôn bị vô thường chi phối, âm thanh này, sắc, thinh, hương, vị, xúc, này luôn luôn có sự tai hại, thấy được sự tai hại của, sắc, thinh, hương, vị, xúc, thì chúng ta dễ dàng từ bỏ nó.

Để từ khước nó, nghĩ quán xét về, sắc, thinh, hương, vị, xúc, nhìn cho ra bản chất xấu của nó, gọi là thể trược. Tựa như viên kim cương, nhìn thoáng qua rất xinh đẹp, nhưng quan sát cho kỹ sẽ thấy viên kim cương đó bị nứt, hoặc bị bọt trong đó, khi quan sát được như vậy rồi thì viên kim cương đó không còn làm cho mình háo hức nữa, không còn trân trọng như xưa nữa, bởi vì nó trở thành viên kim cương thường, bởi nó không được hoàn mãn.

Thì ngay cả, sắc, thinh, hương, vị, xúc, có những thể trược trong đó. Bởi vậy, chúng ta quán là mình có âm thanh du dương ngọt ngào chăng nữa, nó xuất phát từ trong cổ họng ra mà, trong cổ họng đó chứa những ô nhiễm như, nào là máu, nước bọt, nào là đờm, âm thanh xuất phát từ cổ đi ra cho dù ngọt ngào du dương cách nào đi nữa, cũng xuất phát từ nơi thô xấu ra, chớ có đắm nhiễm trong đó, cũng không tự hào trong đó. Biết nó là như vậy để dễ dàng buông bỏ, không bị đắm nhiễm, không tự hào trong đó. Tự hào cái gì khi chúng ta có âm thanh thù diệu chúng ta tự hào, có giọng nói ngọt ngào, giọng nói ngọt ngào xuất phát từ chỗ không được tốt.

Khi đắm nhiễm âm thanh, thì xem xét lại, tự nhắc nhở rằng, ta là người có trí hay là người si mê, đó là cách thức chúng ta từ khước nó, không có nghĩa là chúng ta không dùng nó, cuộc sống này không thể không thọ dụng sắc, thinh, hương, vị, xúc, cho dù ở vùng núi cũng phải có sắc, thinh, hương, vị, xúc, cũng có màu xanh của rừng núi, cũng có những âm thanh gió mát, chẳng hạn của rừng núi có mùi hương của hoa rừng ngào ngạt, nhưng tâm của vị ẩn sĩ vẫn an tịnh được bởi do khước từ như vậy, khước từ bằng cách quán xét, chứ không phải khước từ là không thọ dụng, thọ dụng mà biết quán xét đó là cách khước từ.

Người ta nghĩ khước từ là buông bỏ, là dục bỏ. Đức Thế Tôn Ngài dạy rằng, này Chư Tỳ Khưu có nhiều khi Như Lai dùng cả 4 bát trong một lần, có khi Như Lai chỉ dùng một bát, cái dùng của Đức Như Lai là đã thành tựu." Nhưng Ngài dạy rằng, khi chúng ta dùng vật thực, hay y phục, hay là sàng tọa, hoặc là thuốc trị bịnh, phải quán tưởng, thọ dụng mà vẫn từ bỏ bằng cách quán xét nó, có như vậy rồi một lúc nào đó chúng ta sẽ  từ bỏ tất cả, bây giờ từ bỏ, sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, thật sự là không còn thọ dụng, sắc, thinh, hương, vị, xúc, thì lúc bấy giờ là viên tịch rồi, chính sự viên tịch của các vị Alahán là từ bỏ tất cả, từ bỏ những cái gì trong tam giới, cái an lạc nekkhamma kāmaguṇa do từ bỏ, đến bao giờ từ bỏ thật sự là không còn thọ dụng nữa thì bấy giờ chúng ta an lạc, còn thân ngũ uẩn thì còn thọ dụng, vị Alahán vẫn phải ăn phải mặc, khi bịnh cũng phải dùng thuốc trị bịnh, cũng phải ở những liêu cốc, nhưng các Ngài không dính mắc bởi các Ngài từ bỏ. Thì phàm nhân cũng vậy, phải xử dụng như vậy, nhưng phải từ bỏ khước từ bằng cách quán tưởng xem xét thể trược của chúng là luôn luôn bị chi phối, và làm những điều tốt đẹp để tâm an tịnh./.