Hỏi:Ý nghĩa câu "Tùy sở sanh sở hệ, đáp đổi nghĩa vô thường"
Minh Hạnh chuyển biên
TT Uyên Minh giảng:Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tăng, kính thưa đại chúng, chúng tôi không giỏi chữ Hán, và chúng tôi không giỏi Phật Pháp. Nhưng chúng tôi có hai điều muốn trình bày ở đây, đó là nếu căn cứ vào trong chữ Hán mà chúng tôi trình bày thì câu này không có gì là khó, nhưng chúng tôi nghi ngờ đây là câu ghép vá chắp nối, nó là hai câu thơ ngụ ngôn của ai đó làm, chúng tôi nghi ngờ đây là một câu thơ. Chúng tôi không phải là nhà thơ,tuy chúng tôi có làm thơ nhưng chúng tôi cũng có ý riêng của chúng tôi, nên nhiều khi đọc trên mặt chữ thì có thể hiểu chúng tôi là đa tình, mộng mị, uỷ mị lung tung,nhưng thật sự chúng tôi không có ý đó. Nhiều khi người viết hai câu này có ý của họ, có liên hệ tới Kim Cang, tới Bát Nhã, tới Đại Thừa chăng, rồi mình giảng cho đã rồi họ nói không phải, ý tôi không phải như vậy.
Như chúng ta biết ông Phạm Thiên Thư có hai câu:
"Rằng xưa có ngã từ quan,
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say"
Nhà sách văn chương in thơ của ông Phạm Thiên Thư thì hầu hết toàn bộ những nhân danh địa danh trong sách của Phạm Thiên Thư, như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du họ không viết hoa, họ không in chữ hoa cho nên chữ từ quan, họ cũng viết xuông viết chữ thường thôi, cho nên ai muốn hiểu sao đó thì hiểu, tức là có người hiểu rằng ngày xưa có ngã từ quan tức là có một người họ Từ mà tên Quan lên non tìm động hoa vàng ngủ say. Có người họ nói từ quan nghĩa là không làm quan nữa, tức là về hưu, ngày xưa có một ông quan retire (về hưu) ông già về hưu rồi bỏ lên núi nên non tìm động hoa vàng ngủ say. Chắc là núi đồi này ở trên Đà Lạt, hoa vàng ở đây có thể là hoa mimosa chẳng hạn. Chúng ta bàn cãi cho đã rồi đem đến ông Phạm Thiên Thư, ông Phạm Thiên Thư nói cái chữ từ quan đó hiểu sao mà thấy hay thì hiểu.
Còn động hoa vàng ở đây là tìm động hoa vàng ngủ say, vàng ở đây tượng trưng cho màu của đạo Phật, còn ngủ say là tượng trưng cho tâm muội nhập đại định, tức là từ bỏ danh. Rồi nếu hiểu theo nghĩa là về hưu đó là buông hết danh lợi để mà về núi để tu tập, tu thiền thì cái này ai muốn hiểu sao thì hiểu. Cho nên chúng tôi cũng ớn ngôn ngữ của thơ ca lắm.
Ví dụ như có một số người hiểu lầm chúng tôi trong bài thơ “One way ticket” chúng tôi viết là
“Tay cầm chiếc vé one way,
Theo em mấy buổi lội về tả chân,
Tình trôi về phố mù tăm,
Trái tim lạnh giá đêm nằm phát run,
làm thơ gởi cõi vô cùng,
em vô trụ xứ tình không chốn về”.
Câu đó họ thấy chữ em, họ tưởng như là chúng tôi thất tình, xin thưa là không có, chúng tôi không phải thất tình ai hết, qúi vị để one way có nghĩa là một chiều. Ở Mỹ mình mua vé one way, tức là chỉ có khứ mà không có hồi, hoặc chỉ có hồi mà không có khứ thì người ta gọi là one way. Co`n mình đi mua vé khứ hồi round trip, one way là thật tình cuộc đời này người ta biết rằng làm gì có round trip, cuộc đời này chỉ có one way,
Người có học A Tỳ Đàm thấy cuộc đời này chỉ có đi mà không có lại, như hôm trước chúng tôi có nói rồi, trong Vi Diệu Pháp không có chữ tái ngộ, tức là một sát na của danh hay sắc mà nó đã sanh diệt, nó đã sanh lên rồi nó diệt rồi nó đi luôn, rồi một sát na mới xuất hiện. Cho nên thí dụ như hôm nay mình có tâm thiện thì tâm thiện của ngày hôm nay không phải tâm thiện của ngày hôm qua, bởi vì một lần thôi.
Sẵn đây chúng tôi cũng xin nói thêm, ví dụ như câu khi chúng tôi giải thích câu
“Pari có gì lạ không em,
Mai ta về em có còn ngoan”
Chúng tôi trình bày theo giáo lý A Tỳ Đàm “Mùa xuân hoa lá giăng đầy ngõ,
Em có tìm tôi trong bóng chim”
Đó là tôi có trích dẫn một câu thơ của Nguyên Sa , còn câu của tôi là:
“Đêm tịch mặc ta làm con ếch nhỏ,
Ngó bóng mình vời vợi ánh trăng khuya,
Nghe sinh tử đi qua từng hơi thở,
Một lần đi sẽ mãi mãi không về,
Bởi khi ngồi thiền tướng tôi nhỏ con như con ếch vậy, tức là hơi thở của mình, tức là tâm thiện tâm ác của mình một lần suy nghĩ rồi nó đi luôn không trở lại nữa,
Có nhiều khi rõ ràng là thơ của người ta là thơ tình nhưng mà qua cách hiểu của tôi là tu sĩ thì tôi lại hiểu theo cách của tôi cho nên chúng tôi không dám định nghĩa hai câu trên, vì sợ không đúng ý của tác giả. Những thơ tình của người tôi đều hiểu theo nghĩa A Ty` Đàm thì nó có lợi lạc cho tôi, cho nên nhờ mình mang mắt kiến A Tỳ Đàm, mang mắt kiếng của Phật Pháp đi vào cuộc đời sẽ được an lạc. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
No comments:
Post a Comment