Friday, February 5, 2021

Hỏi: Pháp đối trị với triền cái trạo hối. - HT Chánh Minh giảng

Hỏi: Pháp đối trị với triền cái trạo hối.

Minh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh: Pháp đối trị với triền cái trạo hối.  Trạo hối gồm có hai danh từ: thứ nhất là trạo và thứ hai là hối, tức là trạo cử do một danh từ tục ngữ ám chỉ sự phóng dật, tâm hoang mang phóng dật.  Còn hối là tiếc rẻ một việc thiện mà mình không làm hoặc là mình cảm thấy áy náy hoặc khó chịu cho một việc thiện, việc bất thiện mà mình đã làm, tức là phóng dật là tâm miên mang suy nghĩ từ cảnh này qua cảnh kia, nó cũng giống như ngọn lửa để trước gió leo lét bên đây ngã bên kia nó trao bên nọ v.v…

Hối hận là mình ăn năn một việc ác đã làm hoặc là tiếc rẻ băng khoăn một việc thiện đã không làm, cả hai trường hợp này được gọi là hối hận.  Như vậy pháp đối trị của trạo tức là phóng dật là mình tìm một đề mục nào đó để mà định tâm lại.  Cũng giống như khi con trâu đi ăn lang, đi ăn chỗ này chỗ kia, người giữ trâu khéo léo có một cái cọc cột dây trong mũi trâu rồi buột trong cái cọc đó, dù con trâu đi đâu chăng nữa cũng chỉ chung quanh đó và cũng phải trở về cọc đó, nó không phải đi xa nữa, chứ không nó đi qua ruộng của người khác và ăn cỏ của ruộng khác và mang hại tới cho người chủ.

Như thế nào cũng vậy, khi muốn đối trị với phóng dật, chúng ta phải có đề mục ghi nhận, đề mục về thiền chỉ cũng được hoặc thiền quán cũng được, cũng giống như cái cọc, tâm mình có lang thang chút xíu rồi chợt nhớ đến đề mục đó quay trở lại, nếu ở trong đề mục đó càng lâu càng tốt, đây là cách đối trị với sự phóng dật.

Đối trị với sự hối hận là biết việc chúng ta đã làm thì nguyện với tâm là đừng làm việc ác nữa.  Việc thiện đã lỡ bỏ qua không làm, biết được điều thiện đó thì hướng tâm tới những việc thiện chúng ta đã làm, bởi vì những việc ác đã làm rồi, có hối hận, có ăn năn có ray rứt chăng nữa cũng đã làm rồi dù có ăn năn có khóc lóc nó cũng không trở lại như cũ.  Ngay trong việc thiện cũng vậy, đã bỏ qua rồi nếu còn than van khóc lóc hối tiếc, ưu tư sầu muộn chăng nữa việc thiện đó cũng không trở lại nữa, mà tất cả chỉ làm cho tâm trở nên khó chịu bẩn trật ray rứt, những điều đó là những trạng thái bất thiện. 

 Hiểu biết như vậy, những việc ác đã làm thì nguyện từ nay sẽ không làm nữa, việc thiện đã bỏ qua và biết thì sau này nguyện với lòng mình sau này gặp lại việc thiện đó sẽ làm vì đã có chủ ý trước, cũng như việc ác mà đã có chủ ý trước là từ bỏ không làm. 

 Đó là hai phương pháp đối trị với trạo hối, xin trả lời là như vậy.

No comments:

Post a Comment