Tuesday, February 16, 2021

Câu hỏi: Thế nào là sống giữ chánh niệm hay có đầy đủ chánh niệm? - HT Bửu Chánh

 Câu hỏi: Thế nào là sống giữ chánh niệm hay có đầy đủ chánh niệm?

Minh Hạnh chuyển biên.

HT Bửu Chánh: Thế nào là sống giữ chánh niệm hay có đầy đủ chánh niệm?   – satimato. Satimatu, satimato tức là chánh niệm, ở trong Vi diệu pháp niệm hay chánh niệm là một tâm sở - Cetasikas . Tâm sở này cũng cùng đặc tính giống như tâm vương tức là biết. Tâm citta là tâm vương biết cảnh thì tâm sở - Cetasikas - cũng biết cảnh biết chánh niệm, khác với cái biết của tâm khác hay tâm sở khác. Biết chánh niệm là ghi nhớ, ghi nhận, biết ngay, biết cái tức khắc. Biết của chánh niệm thuộc về thiện, lành. Biết tham thuộc về bất thiện, biết chánh niệm thuộc về thiện.

 Trong Vi diệu pháp có đề cập tâm vương và tâm sở có bốn sự giống nhau đó là, đồng sanh, đồng diệt, đồng nương, và đồng biết. Đồng sanh tức là tâm vương sanh thì tâm sở cũng sanh. Chánh niệm ở đây là tâm sở cùng sanh tâm vương làm công việc là biết cảnh. Cảnh gì, đề mục gì. Cái gì liên hệ tới thân là hơi thở. Khi chúng ta biết chú tâm chánh niệm hơi thở thì lúc đó ta có chánh niệm. Khi hơi thở đi vô, chúng ta biết. Khi hơi thở đi ra, chúng ta biết thì lúc đó có chánh niệm. Chánh niệm chỉ xuất hiện trong tâm thiện. Chánh niệm cùng đi chung với nghiệp thiện

Thế nào là giữ chánh niệm tinh tấn, tinh cần ? giữ chánh niệm trên những đề mục. Niệm là niệm cái gì, biết thọ, biết tâm, biết pháp. Biết thân niệm thân, biết thọ niệm thọ, biết tâm niệm tâm, biết thọ niệm thọ, biết pháp niệm pháp. 

Biết thân là biết hơi thở. Chú tâm vào hơi thở, ghi nhận, ghi nhớ hơi thở, biết rõ ràng về hơi thở đi vô và đi ra gọi là chánh niệm.

 Biết về cảm thọ vui hoặc buồn hoặc biết về tâm khi tâm thiện sanh lên thì cũng biết rõ. 

Pháp phiền trược là năm triền cái, những phiền não và biết những gì về trước mắt mình thấy, nghe, ngửi, đụng, nghĩ mình phải biết. 

Đó là giữ được chánh niệm. Chúng ta giữ chánh niệm tức là có tâm thiện, tâm lành. Chánh niệm chỉ xuất hiện trong tâm thiện mà thôi. Chánh niệm cũng có xuất hiện trong tâm vô ký trong tâm duy tác. Tuy nhiên có chánh niệm của người phàm chúng ta thì chúng ta có tâm thiện. Người nào có chánh niệm thì tạo được nhân lành. Chánh niệm chỉ đi với nghiệp lành với tư tâm sở hay là nghiệp hay là tác ý thì đây là việc làm việc thiện. 

Do làm việc thiện là nhân lành sẽ cho quả lành. Nghiệp thì cho báo, nhân thì cho quả. Khi chánh niệm có mặt tức là khi chúng ta chú tâm vào chánh niệm, đề mục, cảnh là hơi thở hoặc đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. chúng ta có thêm nhân lành là vô tham, vô sân, có trí tuệ. Như vậy chúng ta có vô tham, vô sân và có trí tuệ là ba nhân lành gọi là giữ chánh niệm, được nghiệp lành.

Chúng tôi giải thích chữ chánh niệm và tại sao mình phải giữ chánh niệm. Có chánh niệm là có tất cả. Mất chánh niệm là mất tất cả. Có chánh niệm là có nghiệp lành là tư tâm sở. Niệm tâm sở xuất hiện thì tư tâm sở xuất hiện tức là nghiệp xuất hiện. “Này các tỳ kheo ta nói tư tâm sở tức là nghiệp". Có chỗ dịch là tác ý tức là nghiệp. Như vậy nghiệp lành xuất hiện tức là tư tâm sở xuất hiện khi có chánh niệm. Dễ nhất là chánh niệm trong hơi thở. Khi thở vô và khi thở ra.

chúng tôi xin giải thích thêm tức là sống đúng theo pháp, sống theo lời dạy của Phật, sống theo chánh pháp, sống theo các pháp lành, xa các pháp bất thiện. Và chúng ta có từ là không phóng dật, là chánh niệm, còn hiểu theo nghĩa là chuyên cần chú niệm. Sống có nỗ lực, giữ chánh niệm, chánh hạnh, tự điều sống theo pháp thì được quả lành, tiếng tốt ngày càng tăng trưởng .

 Người có chánh niệm sẽ có tất cả. Người chánh niệm có tinh tấn. Người chánh niệm sống theo pháp. Chánh niệm là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Chánh niệm tức là chú tâm vào hơi thở, thở vào, thở ra, khi đi, đứng, nằm, ngồi, biết rõ là đi, đứng, nằm, ngồi. Và chánh niệm là khi tâm khởi lên như tâm tham thì người đó cũng biết đây là tâm tham, tâm không tham thì người này cũng biết là tâm không tham, tâm sân thì vị này cũng biết đây là tâm sân, tâm si thì vị này cũng biết ngay là tâm si, tâm không sân cũng biết ngay là tâm không sân, tâm không si cũng biết ngay là tâm không si. Như vậy chánh niệm tức là giữ tâm và chúng ta cũng phải biết ghi nhận cảm thọ, vui, buồn, không vui, không buồn của mình. Người chánh niệm cũng phải biết các pháp sanh lên và diệt đi, còn hay mất, tồn tại hay phát triển.

No comments:

Post a Comment