Monday, February 15, 2021

Câu Hỏi: Tâm ở đâu? - HT Chánh Minh

 Câu Hỏi: Tâm ở đâu?

Minh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh: Chúng tôi có được nghe một bài pháp của một vị giảng sư hỏi tâm ở đâu? Vị ấy giảng là khi nào cảnh sanh lên thì tâm ở chỗ đó, trong góc độ nào đó chúng tôi không đồng ý. Là tại sao?

Tâm bắt cảnh, nhưng cảnh là khác và tâm là khác.

Vậy tâm ở đâu? Vấn đề chúng ta xác định tọa độ của tâm chứ không phải xác định ở cảnh, không phải cảnh sanh lên ở đâu là tâm ở đó. Mắt của tôi nhìn thấy ngọn núi xa thăm thẳm ngoài kia đó là cảnh sắc tôi bắt lấy tôi nhận thức lấy thì tâm tôi không lẽ ở đỉnh núi xa xôi thăm thẳm, chẳng qua nói là khi bắt mệnh đề tâm bắt cảnh thì cảnh ở đâu tâm ở đó. Xin thưa không đúng, cảnh có thể ở xa và tâm ở chỗ khác. Tôi ở trong nhà nhìn thấy bông hoa ngoài sân thì tôi không phải ở ngoài sân mà tôi đang ở trong nhà như thế nào cũng vậy.

Như vậy thì tâm ở đâu? Xin thưa tâm trú ở một thuật ngữ của đạo Phật gọi là vật (vatthu). Đức Phật dạy rằng mỗi chúng sanh nhất là cõi ngũ uẩn có sáu vật, trước tiên là năm sắc thần kinh gọi là: nhãn vật hay thần kinh nhãn, nhĩ vật là thần kinh nhĩ, tỷ vật là thần kinh mũi, thiệt vật là thần kinh lưỡi, thân vật là thần kinh thân. Thì năm vật này là nơi trú cho tâm nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức. Bởi vì thần kinh nhãn là nơi trú của nhãn thức, thần kinh nhĩ là nơi trú của nhĩ thức, thần kinh tỷ là nơi trú của tỷ thức, thần kinh thiệt là nơi trú của thiệt thức và thần kinh thân là nơi trú của thân thức.

Vậy hỏi tâm ở đâu thì tâm ở những nơi đó, nếu mắt nhìn thấy cảnh sắc thì hiểu biết rằng đang ở tâm khởi sanh nương trú ở thần kinh nhãn chứ không ở sắc.

Tai nghe âm thanh, thì tâm nghe được âm thanh đó trú trong thần kinh nhĩ chứ không phải ở cảnh âm thanh đó.

Bây giờ còn lại ngoài những ngũ song thức đó ra tức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, thì ý thức trú ở đâu? Ý thức được trú ở trong ý vật thuật ngữ gọi là (hadayavatthu) hay là sắc ý tim, theo Ngài Anuthadha thì đó là một số máu trong ngần ở chót trái tim. Nhưng Đức Phật Ngài không dạy như vậy, Ngài dạy rằng tâm trú ở chỗ nào chỗ đó là sắc ý pháp. Điển hình một người ngồi kiết già lưng thẳng đặt niệm trước mặt tu thiền, hơi thở vô trong mũi người đó biết rõ người đó hơi thở vô trong mũi, và hơi thở đi từ bụng ra khỏi mũi biết rõ hơi thở ra như vậy, thì bây giờ ở chỗ hơi thở vô ra biết ở chỗ đó thì tâm nằm ở đó, sắc ý vật nằm chỗ đó. Nếu người ngồi thiền nhắm mắt đưa tâm lên đỉnh trán thì tâm nằm ở đỉnh trán. Còn nếu người theo dõi được hơi thở chạy vô từ mũi lên đến lồng ngực hay ở bụng đơn điền biết rõ như vậy thì bấy giờ chỗ đó là tâm.

Cho nên xin trả lời là nhãn nhĩ tỷ thiệt thân thì ở cố định trong thần kinh nhãn, thần kinh nhĩ, thần kinh tỷ, thần kinh thiệt, thần kinh thân, riêng ý thức thì nương ở chỗ nào thì chỗ đó là nơi trú của nó và chính chỗ đó là tâm chứ không phải là cảnh. /.


No comments:

Post a Comment