Hai Sự An lạc
Bài Pháp do HT Chánh Minh giảng trong rơom Phật Pháp Nhiệm Màu,
Nhân dịp đầu năm mới, năm Tân Sửu, con vừa hoàn tất việc chuyển biên bài Pháp "Hai Sự An Lạc" do HT Chánh Minh giảng trong lớp Phật Pháp Nhiệm Màu, con xin cúng dường bài Pháp này đến Tam Bảo, Phật, Pháp, Tăng và Chư Thiên và Ông Bà, Cha Mẹ đã quá vãng, với tất cả sự thành kính.
Con xin chia phước đồng đều đến tất cả mọi người trong gia đình con và tất cả chúng sanh.
Nguyện rằng đời này và những đời sau con có được chánh tín và chánh trí.
Minh Hạnh
HT Chánh Minh: Trong thời giảng hôm nay chúng tôi gửi đến qúi vị một đề tài 2 sự an lạc:
1- Sự an lạc do sắc, thinh, hương, vị, xúc
2. Sự an lạc do lìa bỏ sắc, thinh, hương, vị, xúc
Sự an lạc do, sắc, thinh, hương, vị, xúc. Tiếng Pali là sukhaṃ kāmaguṇa an lạc từ ngũ trần,
Sự an lạc do khước từ, sắc, thinh, hương, vị, xúc. Tiếng Pali là nekkhamma kāmaguṇa. Chữ nekkhamma nghĩa là từ bỏ, còn có nghĩa là xuất gia, xuất ly. Ý nghĩa này có nghĩa là an lạc do từ bỏ, khước từ sắc, thinh, hương, vị, xúc.
Chúng sanh trong đời luôn luôn bị ngũ trần chi phối, sắc, thinh, hương, vị, xúc, luôn luôn vây quanh. Nhưng không phải, sắc, thinh, hương, vị, xúc đều tốt. Khi nói tới; sắc, thinh, hương, vị, xúc, chúng ta phải hiểu có 2 mặt, có sắc đẹp và sắc xấu, âm thanh cũng vậy, có âm thanh tốt và có âm thanh xấu v.v...
1. Sự an lạc do ngũ trần là.
Một người có được, sắc đẹp, tiếng tốt, mùi hương, thọ dụng được những vị ngọt ngon. Nhưng một khi những điều này ngược lại như; sắc xấu, âm thanh không tốt, ngửi mùi hôi thối, thì chúng ta hiểu là do nghiệp của bất thiện sanh khởi.
Người có ngũ trần tốt vây quanh người đó cảm thấy được sự an lạc, những người có sắc diện xinh đẹp họ rất hài lòng, người có sắc diện xấu cảm thấy đau khổ. Người có âm thanh du dương ngọt ngào truyền cảm thấy hài lòng, ngược lại người có tiếng nói không được êm dịu, người đó cảm thấy đau khổ.
Muốn có được sắc đẹp, chúng ta phải tạo nhân, nó không bao giờ tự đến với chúng ta cả. Muốn có âm thanh tốt, âm thanh ngọt ngào chúng ta phải tạo nhân, không bao giờ nó tự đến với chúng ta cả.
Cho dù, sắc, thinh, hương, vị, xúc, như thế nào chăng nữa, xấu hay đẹp, luôn luôn có sự sinh diệt, nó sinh lên do một nhân và có nhiều duyên hội tụ lại rồi nó diệt khi nhân diệt, chúng ta phải nhớ điều đó.
Một người có sắc đẹp do người đó đã tạo những phước như cúng dường về những màu sắc, nhờ cúng dường những màu sắc người đó sẽ có sắc diện xinh đẹp và, tâm của người cúng dường phải có sự hoan hỉ, hoặc tối thiểu phải nghĩ tới quả phước của mình, hay tối thiểu nghĩ tới thiện nghiệp mình đang tạo. Nếu như, chúng ta không nghĩ tới những thiện nghiệp mình đang tạo thì việc làm đó chỉ có hình thức và, hình thức đó thì sắc đến sẽ bị khiếm khuyết.
Trong quá khứ cho chúng ta thấy rằng tiền kiếp của bà Uppalavaṇṇā cúng dường một đóa hoa sen tới Đức Phật Độc Giác, Ngài nhận đóa hoa sen đó không phải dùng để trang điểm hay làm gì, Ngài nhận với tâm tốt, với tâm tốt đó sẽ người cúng dường được nhận lại sự tốt đẹp đó.
Có một số Phật tử nghĩ, mình không cần dâng cúng những vật không mang tới lợi ích gì cho vị sa môn, hiểu vậy cũng được. Nhưng trước mắt sẽ không có lợi ích cho người cúng dường bởi vì không có tạo nhân. Nhưng sự cúng dường đó chúng ta phải hiểu ý nghĩa như những kim thân Phật, khi chúng ta mang trái cây tới cúng kim thân Phật, thì tâm người cúng đó bị vướng vấp vào một mê chấp hoặc tà kiến, nếu nghĩ rằng mình cúng Phật để Phật thọ dụng. Kim thân Phật không thọ dụng những món trái cây đó, nhưng nếu người đó tác ý khi cúng dường những vật này dùng để trang điểm kim thân Phật. Kim thân Phật này biểu tượng cho ân đức Phật, sự cúng dường đó trở thành tốt đẹp. Đó là loại trừ si mê và tà kiến.
Một số Phật tử khi đi vào chùa trên tay mang hương hoa và trái cây cúng dường lên lên kim thân Phật.
- Hỏi mang trái cây đến làm gì.
- Trả lời con mang cúng Phật.
- Cúng Phật, vậy Phật có ăn không?
Thì, thật sự trong sự cúng dường chúng ta phải loại trừ si mê và tà kiến.
Kim thân Phật, chúng ta trang điểm bằng cách trưng bày bông hoa quả thì sẽ có quả phước phát triển rất tốt.
Thân của Đức Thế Tôn màu vàng đẹp óng ánh tựa như vàng được nấu nóng lên chảy ra óng ánh. Trong kiếp xưa Ngài đã từng cúng dường đến một kim thân Phật, kim thân Phật này bị do thời gian làm hao mòn hư hỏng ở một số nơi, Ngài dùng chất vàng nấu chảy ra để đắp vào chỗ bị hư làm kim thân Phật tốt lên, cho nên thân Ngài lúc nào cũng có màu vàng óng ánh là một.
Thứ 2, Ngài có hào quang ánh sáng màu vàng, màu vàng đó tượng trưng cho tâm từ bi của Ngài, luôn luôn muốn giúp chúng sanh khác thoát khỏi khổ. Màu vàng tượng trưng cho như vậy.
Do cúng dường màu sắc nên nhận lại màu sắc tốt đẹp. Bà Uppalavaṇṇā trong tiền thân cúng dường bông sen với tâm tốt, mặc dù, Đức Phật Độc Giác không có thọ dụng, nhưng để làm cho tâm người cúng dường này hoan hỉ Ngài dùng cánh bông sen đó chà dưới chân và không phải một mình Ngài mà, 500 vị Độc Giác đều chà chân với đóa bông sen đó, từ đó trở đi màu da của bà Uppalavaṇṇā lúc nào cũng có màu hồng giống cánh bông sen.
Muốn có sắc đẹp thì phải tạo nhân.
Người có sắc đẹp là người có phước, phước đó xuất phát từ nhân thiện, nhưng không nên đắm nhiễm, không nên lợi dụng sắc đẹp, bởi vì mặt trái của sắc đẹp rất nguy hiểm.
Một số người lợi dụng sắc đẹp của mình phạm vào những giới tà hạnh, tức là tà dâm, do từ sắc đẹp đó.
Trong kinh ghi rằng:
Ngày xưa kinh thành Vesāli, nổi tiếng trù phú nhờ cô kỹ nữ tên Ampapālī rất xinh đẹp. Vua Bình Sa Vương nghĩ, sở dĩ kinh thành Vesāli này được trù phú thịnh vượng từ người có nhan sắc xinh đẹp của nàng Ampapālī, giờ ta phải làm sao cho kinh thành Vương Xá này cũng được trù phú, xinh đẹp, thịnh vượng như vậy, nên vua Bình Sa Vương tuyển chọn một người kỹ nữ thật xinh đẹp tên Salavati, nàng được huấn luyện những nghệ thuật và sau đó nàng Silavati trở thành kỹ nữ sang trọng cùng với nàng Ampapālī.
Từ đó kinh thành Vương Xá trở nên thịnh vượng, cũng từ nàng Salavati lại dẫn ra một vị lương y được xem như thần y trong thời đó là Jīvaka, rồi cũng dẫn ra một nàng kỹ nữ thứ hai rất xinh đẹp và cũng được nhắc nhở trong Phật Giáo đó là nàng Sirimā, em của lương y Jīvaka.
Thì rõ ràng chúng ta thấy, những nàng kỹ nữ như Ampapālī hay Salavati nếu không có nhan sắc xinh đẹp sẽ không được trọng dụng, nhờ có nhan sắc xinh đẹp cho nên được ưu ái trọng dụng. Cả kinh thành Vesāli hay kinh thành Vương Xá được hưng thịnh là nhờ sắc đẹp của các nàng kỹ nữ.
Nhiều người đắm nhiễm sắc đẹp của nàng Ampapālī, một đêm với nàng, thù lao phải 1000 đồng tiền vàng, nàng là kỹ nữ đệ nhất, nàng Salavati cũng vậy. Chính vì đắm nhiễm trong điều này là vi phạm vào giới tà hạnh, hoặc là tà dâm, dẫn tới kinh thành Vesāli một lần nọ bị hạn hán đến mức độ là 3 nạn bịnh dịch bịnh chết và đói khát, bởi vì nhân duyên xấu cho nên một khi quả xấu trổ. Chúng ta thấy những đất nước mặt dù trước mắt rất là phồn vinh, nhưng tai nạn cứ xảy ra đều đều. Thí dụ, nước Thái Lan có chương trình gọi là sex tour, mặc dù là nước Phật giáo là quốc giáo nhưng chỉ vì muốn theo cách của vua Bình Sa tạo ra nàng Salavati cho nên tai nạn cứ xảy ra cho nước Thái Lan. Nơi nào có những đắm nhiễm sắc nhiều thì nơi đó tai nạn nhiều. Nói chung chung, cứ cho chỗ đó là chỗ đắm nhiễm từ sắc đẹp, nếu không có sắc đẹp, người ta không đắm nhiễm, mà người có sắc đẹp thì tự hào thì người có sắc đẹp nếu không khéo sẽ đi vào tội lỗi, trước mắt thì an lạc nhưng sau đó nếu không khéo sẽ đi vào tội lỗi.
Muốn sắc đẹp thì phải tạo nhân, người có sắc đẹp biết mình đang hưởng quả phước ở kiếp nào đó, nhờ cúng dường sắc đến sa môn, cũng có cho pháp, cũng có cho chư tăng, hay là Đức Phật, chỉ một cánh bông thôi, người đó sẽ có một điều tốt đẹp. Trong kinh Pháp Cú nhắc tới hoàng hậu Anojā trong tiền kiếp cúng dường hoa anojā đến bảo tháp thờ xá lợi của Đức Phật Kassapa, bà cũng nguyện kiếp nào sanh lên cũng có màu da xinh đẹp giống như màu da như màu da anojā rất xinh đẹp.
Thời nay, một số người có sắc đẹp lao theo vấn đề sắc đẹp, họ nghĩ rằng xinh đẹp là tốt, một số người đi thẩm mỹ, giai đoạn đầu có thể là tốt là hài lòng nhưng giai đoạn sau, sẽ có hệ phụ làm cho đau khổ sinh khởi lên từ việc mổ mắt, mổ má v.v... họ không thấy hệ quả của nó, người ta nói như vậy có phải là do phước không, không phải do phước, cái bản chất không phải là như vậy, chẳng qua là hình ảnh bên ngoài, giống như một thanh gỗ mục nhờ lớp sơn bên ngoài, màu sơn làm cho thanh gỗ bóng sáng lên tốt lên, thực tế thì thanh gỗ đó không tốt bởi nó đã mục, nó không thể thay đổi được tại vì gốc rễ của nó, bản chất của nó không phải là thanh gỗ rắn chắc xinh đẹp, dù có sơn cách nào thì nó cũng là thanh gỗ mục.
Nếu muốn có âm thanh tốt thì chúng ta phải tạo nhân.
Âm thanh tốt có hai nghĩa:
1. Một là âm thanh du dương, người nghe thích thú hoan hỉ.
2. Hai là âm thanh có uy lực, người nghe không thể cưỡng lại được.
Âm thanh tốt này là giọng du dương truyền cảm, êm dịu, người nghe thích thú hài lòng, muốn có được điều này thì phải tạo nhân.
Trước tiên, đừng nói lời chia rẽ, nên nói lời có tính chất hoà hợp, nói điều hàn gắng lại.
Để cho âm thanh có uy lực vừa tốt đẹp, nhờ có uy lực ngọt ngào du dương truyền cảm giống như Đức Thế Tôn, âm thanh du dương dịu ngọt như tiếng chim ca lăng tần già, nhưng có uy lực tức là nói pháp.
Thứ hai, không nói lời vô ích.
Thứ ba, nói có mục đích làm tốt cho người khác, sự làm tốt đến người khác hoặc là chỉ trích nhưng không sân hận, hoặc là sách tấn tán thán điều đáng tán thán. Điều nào đáng tán thán mình tán thán, điều nào đáng chỉ trích mình chỉ trích, chỉ trích không phải để hạ nhục người khác, tức là tự thán hủy tha, tức là tự khen mình mà chê người, điều nào đúng pháp cần phải duy trì chúng ta nói, không nói lời vô ích, cho nên để có uy lực đó thì âm thanh chúng ta phải tạo nhân, mà nhân tức là trước tiên nói pháp chứ không nói vô ích.
Một người mặc dù không hiểu ý Đức Phật như thế nào, tức là bài kinh, hoặc câu kinh, hoặc là Phật ngôn, không nắm rõ hết nhưng lại tốt hơn người làm sai. Một người không nắm bắt hết nhưng lập lại đúng bài kinh, câu kinh vẫn tốt hơn người lập lại sai,
Đức Thế Tôn dạy rằng: "Này các Tỳ Khưu, có hai điều được xem là phỉ báng Như Lai là: "điều Như Lai tuyên bố giảng dạy mà nói Như Lai không giảng dạy, đó là hủy báng Như Lai. Tức là lời Đức Phật Ngài thuyết bảo rằng Đức Phật không thuyết và, điều thứ hai là, điều Như Lai không tuyên thuyết lại bảo rằng Như Lai thuyết, đó là phỉ báng Như Lai, đó là vu khống."
Điều Đức Phật Ngài không có dạy lại bảo rằng Đức Phật Ngài dạy, cho nên có một số giảng sư tự đưa ý kiến của mình rồi nói là Đức Phật dạy, mà thật sự Đức Phật Ngài không dạy.
Lầm lẫn như vậy, tạo nên một ác nghiệp, là phỉ báng Như Lai, rất nguy hiểm. Cho nên chúng tôi nói rằng bài kinh Đức Phật Ngài giảng như thế nào chúng ta không nắm bắt được ý nghĩa chúng ta lập lại bài đó không có tội, tuy rằng phước không được sâu thẳm.
Còn hơn là bài kinh chúng ta lập lại mà lập sai, thứ nhất là phỉ báng Như Lai, thứ hai là phỉ báng Pháp, người nghe sẽ bị lệch lạc theo.
Trong một câu nói mà mất đi một từ, ý nghĩa sẽ khác. Thí dụ:
- Con sư tử và con sư tử con.
Chỉ thêm một từ thôi thì ý nghĩa khác:
- Con sư tử và con sư tử con.
Mất đi một từ ý nghĩa cũng khác.
Cho nên tại sao các Ngài kết tập kinh Tạng, Các Ngài không giảm bỏ từ nào, cho dù từ đó như vậy, như vậy.v.v...
Cho nên khi tụng Pháp, tụng những bài kinh Pali:
- Thứ nhất, phát âm chuẩn,
- Thứ hai là trọn vẹn từ đó.
- Thứ ba chúng ta tụng Pháp, dù chúng ta không hiểu, nhưng điều này đủ sức dẫn chúng ta sinh thiên.
Trong Kinh ghi rằng, năm trăm con dơi chỉ nghe các vị tỳ khưu tụng tạng Diệu Pháp, sau khi mệnh chung được tái sinh thiên, thì chúng ta cũng tụng pháp, điều đó tốt hơn.
Chúng tôi thấy có nhiều vị giảng sư nói theo ý kiến mình với quan điểm tôi hiểu như vậy thì không sao, nhưng, nói Đức Thế Tôn dạy như vậy mà tìm không thấy trong kinh Tạng.
Rồi lại, nữa ca hát không phải là giảng Pháp mà là bất cung kỉnh Pháp, mà bất cung kỉnh Pháp thì đọa vào bốn khổ cảnh. Trong những điều luật để thuyết pháp thì vị giảng sư không nên thuyết pháp cho người ngồi cao hơn mình, không thuyết pháp đến người có gậy cầm tay, không thuyết pháp đến người mang khăn trùm đầu, tôn kính pháp như vậy. Không phải ca hát trên pháp tọa đó là bản thân mình không cung kính Pháp, đồng thời là tạo ác nghiệp phải rớt xuống khổ cảnh, không phải lợi dụng âm thanh để làm chuyện này, đó không phải là một tư cách của một sa môn giảng Pháp, còn thua người Phật tử ngồi tụng kinh Tam Bảo, trong tư cách rất trang nghiêm tôn kính Pháp, còn người giảng sư lợi dụng âm thanh trên pháp tọa ca hát thì chính bản thân ông sa môn này không bằng người Phật tử về góc độ cung kỉnh Pháp mà, chính âm thanh này muốn âm thanh tốt chúng ta phải tạo nhân và, âm thanh tốt khi nào chúng ta thực hiện điều lợi ích.
Mặc dù âm thanh du dưa, mặc dù âm thanh truyền cảm, mặc dù âm thanh ngọt ngào nhưng chúng ta nói những điều thô xấu âm thanh đó trở thành thô xấu, không phải âm thanh ngọt ngào mà nói những điều thô xấu thì điều đó trở thành ngọt ngào tốt đẹp được. Một người có âm thanh ngọt ngào, một người có âm thanh du dương thì làm sao phát huy được cái tốt bằng cách nói những điều tốt, những điều có lợi, nói những điều đem tới sự an vui, an vui từ lời nói, an vui từ âm thanh.
Nói chung, chúng ta muốn có được an lạc xuất phát từ ngũ trần là, sắc, thinh, hương, vị, xúc, thì chúng ta hiểu rằng bản thân mình đạt được, sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon ngọt, hay thân đụng chạm thì, bản thân mình phải tạo nhân.
Thứ hai, khi có được những điều đó, chuyển điều đó trở thành an lạc bằng cách không đắm nhiễm trong đó, không lợi dụng nó, có sắc đẹp thì dùng sắc đẹp này để làm gì, không phải để quyến rủ người khác, mà dùng sắc đẹp này đề quán tưởng, hoặc là, nói lên những cái nhìn sắc đẹp này để xem xét lại cái thể trược bên trong, tức là mình an tâm được mặt bên ngoài, mặt bên trong mình, âm thanh mình tốt, mình muốn tốt hơn thì bằng cách nói Pháp, bằng cách giảng Pháp, bằng cách nói những điều có lợi, không gây chia rẽ v.v...
Nếu muốn có mùi hương tốt thì chúng ta phải tạo nhân
Mùi hương mình tốt, thân thể người nào có mùi hương tốt đó là một sự an lạc tự có, an lạc do phước cúng dường những vật thơm hay vật thoa, có những người thấy người bịnh chẳng hạn, cúng dường những chai dầu, cho là bình thường nhưng thật sự đó là vật thí vật thoa. Hoặc, cúng dường những viên sà bông, mình cho là bình thường, thật ra đó là vật thoa cũng có mà vật mùi hương cũng có. Những người cúng dường đến kim thân Phật, ân đức Phật nhang hương trầm chẳng hạn, đó là tạo được nhân mà sau này có mùi hương. Nhưng đừng đắm nhiễm mà làm cho mùi hương này tốt hơn nữa. Tức là mình làm cho hương này người ta không ngửi thấy nhưng người ta lại thích thú, không phải chỉ là mùi hương thơm của những phù phiếm bên ngoài, hương này người ta sẽ không thấy, người ta không ngửi được nhưng người ta cảm nhận được đó là, hương của giới hạnh.
Tùy ý chúng ta, nhưng trước mắt chúng ta sẽ có 2 điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể xử dụng đó là cái sắc và thinh, hương, vị, xúc thì có thể tùy thời, nhưng mắt và tai lúc nào chúng ta cũng nghe và thấy, mà thấy thuộc về sắc đẹp, nghe thuộc về âm thanh thì, chúng ta thấy những sắc đẹp đó chúng ta chớ vội hoan hỉ, mà biết ngay là quả lành đang trổ, thấy sắc xấu chớ có vội bất bình khó chịu mà biết rằng quả xấu đang trổ.
Làm sao cho đừng thấy những sắc xấu đó, muốn không thấy sắc xấu thì phải tạo nhân, có chạy trốn cách nào cũng vậy cũng phải thấy nếu chúng ta đã tạo nhân xấu thì dù trốn ở đâu chăng nữa thì quả trổ chúng ta vẫn thấy.
Đức Thế Tôn khi nào bất kỳ chúng sanh nào nằm trong tầm mắt của Ngài thì không bị cảnh khổ. Trong kinh điển ghi rằng, khi nàng Cincà Mànavikà bỏ chạy xa khuất tầm mắt của Đức Thế Tôn, khi đó Đức Thế Tôn không nhìn thấy thì đất nứt ra rút nàng xuống dưới địa ngục a tỳ, hoặc trong kinh Hàng Ma (Màratajjanìya sutta) khi tiền thân của Ngài Mục Kiền Liên là ác ma Dusi ganh tị với Ngài Tôn giả Vidhura đệ tử của Đức Thế Tôn Kakusandha nhập vào đứa bé cầm đá chọi bể đầu thì, vừa khuất tầm mắt của Đức Thế Tôn Kakusandha ác ma Dusi bị rớt xuống địa ngục. Cho nên Đức Thế Tôn Ngài có phước là trong vòng tầm mắt của Ngài nhìn thấy thì không có sự đau khổ khởi lên, có 2 điều lý giải:
1. Điều thứ nhất, do phước của Ngài nên Ngài không nhìn thấy sắc xấu.
2. Điều thứ hai, do nhân Ngài tạo ra chính là Ngài tu tập tâm bi. Thấy dấu hiệu nào chúng sanh đang đau khổ, một dấu hiệu xúc động tâm là tìm cách giúp đỡ chúng sanh đó, Ngài tu tập tâm trong quá khứ tâm bi, cho nên đại bi đại trí của Ngài cao nhất.
Ngài có 6 loại trí không có một vị Phật Độc Giác nào hay đại đệ tử nào có được:
Thứ nhất là song thông trí, tức là trí có 2 thần thông xuất phát một lượt.
Thứ hai là đại bi đại trí, khi Ngài nhập vào đại bi định rồi thì Ngài rải ra khắp 10,000 thế giới, không có vị Thánh nào có thể rải được như vậy, dĩ nhiên là nhờ nhất thiết trí của Ngài ủng hộ, nhưng mà muốn vậy thì Ngài tu tập từ lâu rồi. Người nào tu tập tâm bi một cách tốt đẹp như thấy một dấu hiệu chúng sanh đau khổ Ngài xúc động, muốn chúng sanh đó thoát khỏi, khi thành tựu tâm bi rồi rải tâm bi khắp nơi thì người nào trong tầm mắt của vị đó sẽ không bao giờ thấy cảnh xấu, bởi vì không thấy cảnh đau khổ do nhân đó.
Chúng ta thấy những cảnh xấu là chúng ta biết do quả của chúng ta xấu, quả bất thiện trổ thì không vội sân hận.
Nói chung, sắc, thinh, hương, vị, xúc tốt đó là một điều an lạc, xử dụng, sắc, thinh, hương, vị, xúc, tốt để tạo những thiện nghiệp đó là sự an lạc từ, sắc, thinh, hương, vị, xúc, có sắc đẹp cúng dường sắc đẹp, có âm thanh tốt cúng dường âm thanh tốt, có mùi hương tốt cúng dường mùi hương tốt, có những vị ngon ngọt cúng dường vị ngon ngọt, có sự xúc chạm êm ái cúng dường sự xúc chạm êm ái thì, sự an lạc càng tăng trưởng thêm.
Có sắc đẹp cúng dường sắc đẹp, đừng hiểu lầm, chúng ta có những màu sắc tốt, người ta tìm cái nào đó cúng dường đến ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng màu sắc đó sau này sẽ ảnh hưởng đến chúng ta về thân sắc mà nó ảnh hưởng đến đề mục thiền định.
Những người thích màu vàng bởi kiếp xưa kia đã cúng dường màu vàng, và nếu người này hành thiền đề mục màu vàng thành tụ nhanh chóng. Người thích màu trắng kiếp xưa cũng đã từng cúng dường sắc trắng, và hành thiền màu trắng thì nhanh chóng hơn.
Cúng dường âm thanh như, tụng kinh, nói Pháp, vừa tạo nhân mới mà vừa làm tăng trưởng phước cũ của mình, đó là hạnh phúc thứ nhất hay an lạc thứ nhất, xuất phát từ, sắc, thinh, hương, vị, xúc, đem, sắc, thinh, hương, vị, xúc, này tạo nhân mới, hoặc là, chúng ta đã có, sắc, thinh, hương, vị, xúc, bởi do phước thiện, còn người nào khiếm khuyết sắc không được đẹp, âm thanh không ngọt ngào truyền cảm, thân thể không có mùi hương tự nhiên phát ra, ăn những vị chất xấu xa đau khổ cho dù vị đó là tốt chăng nữa, nhưng nó đắng cay, cho dù vị đó tốt như thuốc, thì vị đó phải biết mình kiếp xưa đã tạo quả bất thiện nhiều quá.
Sự đụng chạm không được êm ái cũng biết phước mình không có tạo những nghiệp thiện.
2. An lạc thứ hai là an lạc do buông bỏ, nekkhamma kāmaguṇa.
Ngày xưa, những bậc hiền triết biết rằng, sắc, thinh, hương, vị, xúc, là một con dao hai lưỡi, nếu khéo xử dụng thì tốt đẹp, nhưng, nếu không khéo xử dụng thì nó sẽ quay lại hại chính người đó. Cho nên những bậc hiền triết ngày xưa ném con dao hai lưỡi đó đi, họ không dùng mặt lợi cũng không dùng mặt hại, ném con dao đó đi rồi thì sẽ không có cái tai hại, còn nếu còn cầm con dao đó thì phải xử dụng đúng cách, còn nếu không thì chính con dao đó sẽ quay lại hại người đó.
Hạnh phúc bậc hiền trí ngày xưa thường chọn là ném bỏ con dao đó, một khi thành tựu rồi Ngài mới xử dụng lại. Điển hình, một vị ẩn sĩ ngày xưa tiền thân của cha Bồ Tát là một vị vua, sau khi có đứa con lớn tức là Bồ Tát chúng ta thì Ngài truyền ngôi vua lại cho con mình, Ngài xuất gia làm vị ẩn sĩ trong vườn ngự uyển, ông vua con này rất có hiếu với cha mình, một ngày tới viếng thăm 3 lần âm thanh làm ồn ào, vị ẩn sĩ này mới xuy nghĩ ta từ bỏ hết vương quyền, từ bỏ hết tài sản, từ bỏ luôn cả quốc độ, giao lại cho con mình, ta muốn tìm chỗ thanh tịnh tâm, nhưng bây giờ ông vua con này mỗi ngày ghé thăm ta 3 lần như vầy, hội chúng kéo theo ầm ĩ như vậy sao ta thanh tịnh tâm được, không thanh tịnh tâm được thì làm sao ta có thể chứng đắc được thiền định của thắng trí được. Cho nên vị ẩn sĩ bỏ đi ra biên địa nỗ lực tu tập thời gian sau chứng đắc được thiền định thắng trí, thì có một con long vương ở hồ Mucalinda thường lên đảnh lễ vị ẩn sĩ này và, vị ẩn sĩ này thuyết pháp cho long vương, vị ẩn sĩ là tiền thân Ngài Maha Kassapa.
Bỏ đi những, sắc, thinh, hương, vị, xúc, tốt đẹp để tìm sự an lạc của tâm, hễ buông bỏ được tâm mới được thanh tịnh, khi chưa lìa bỏ được, sắc, thinh, hương, vị, xúc, thì tâm chưa được thanh tịnh, an lạc của sự lìa bỏ đó xuất phát từ cái không có, mà không có cái đó tâm chúng ta không bị đắm nhiễm, đừng nghĩ rằng dính mắc, sắc, thinh, hương, vị, xúc, đơn giản không có gì hết, không hại ai là tốt, xin thưa đừng nghĩ vậy.
Tiền thân Ngài Angulimala là tên cướp giết người là kẻ ăn thịt người, nguyên nhân ăn thịt người. Ban đầu ông vua này cai trị đất nước rất là tốt và Ngài ra lệnh không sát sinh, nhưng có nhược điểm là ăn mà không có thịt là ăn không được, một lần nọ người đầu bếp không có thịt nên vô ngục tử tù cắt thịt đùi của người tử tù về tẩm gia vị rồi nướng, ông vua ăn thích thú, nghe nói ăn thịt người là ngán là sợ nhưng ông vua ăn miếng thịt người cảm thấy ngon chưa từng có, vì trong kiếp trước ông là con dạ xoa ăn thịt người quen mùi vị rồi bây giờ ăn thịt người thì cảm thấy như mùi vị này đã từng ăn hồi xa xưa.
Câu chuyện, từ một ông vua hiền đức trở thành ông vua sát nhân nổi tiếng là ông vua ăn thịt người. Thì đừng cho là mình không hại ai, một khi nó phát lên rồi thì tự hại mình và hại người khác.
Cho nên an lạc thứ hai là buông bỏ, hay là sự từ khước, mặc dầu chúng ta sống với, sắc, thinh, hương, vị, xúc, vây quanh bên ngoài nhưng trong tâm chúng ta luôn luôn có sự từ khước nó.
Từ khước bằng cách nào. quán rằng, sắc này là vô thường, âm thanh là vô thường, sắc thinh hương luôn luôn bị vô thường chi phối, âm thanh này, sắc, thinh, hương, vị, xúc, này luôn luôn có sự tai hại, thấy được sự tai hại của, sắc, thinh, hương, vị, xúc, thì chúng ta dễ dàng từ bỏ nó.
Để từ khước nó, nghĩ quán xét về, sắc, thinh, hương, vị, xúc, nhìn cho ra bản chất xấu của nó, gọi là thể trược. Tựa như viên kim cương, nhìn thoáng qua rất xinh đẹp, nhưng quan sát cho kỹ sẽ thấy viên kim cương đó bị nứt, hoặc bị bọt trong đó, khi quan sát được như vậy rồi thì viên kim cương đó không còn làm cho mình háo hức nữa, không còn trân trọng như xưa nữa, bởi vì nó trở thành viên kim cương thường, bởi nó không được hoàn mãn.
Thì ngay cả, sắc, thinh, hương, vị, xúc, có những thể trược trong đó. Bởi vậy, chúng ta quán là mình có âm thanh du dương ngọt ngào chăng nữa, nó xuất phát từ trong cổ họng ra mà, trong cổ họng đó chứa những ô nhiễm như, nào là máu, nước bọt, nào là đờm, âm thanh xuất phát từ cổ đi ra cho dù ngọt ngào du dương cách nào đi nữa, cũng xuất phát từ nơi thô xấu ra, chớ có đắm nhiễm trong đó, cũng không tự hào trong đó. Biết nó là như vậy để dễ dàng buông bỏ, không bị đắm nhiễm, không tự hào trong đó. Tự hào cái gì khi chúng ta có âm thanh thù diệu chúng ta tự hào, có giọng nói ngọt ngào, giọng nói ngọt ngào xuất phát từ chỗ không được tốt.
Khi đắm nhiễm âm thanh, thì xem xét lại, tự nhắc nhở rằng, ta là người có trí hay là người si mê, đó là cách thức chúng ta từ khước nó, không có nghĩa là chúng ta không dùng nó, cuộc sống này không thể không thọ dụng sắc, thinh, hương, vị, xúc, cho dù ở vùng núi cũng phải có sắc, thinh, hương, vị, xúc, cũng có màu xanh của rừng núi, cũng có những âm thanh gió mát, chẳng hạn của rừng núi có mùi hương của hoa rừng ngào ngạt, nhưng tâm của vị ẩn sĩ vẫn an tịnh được bởi do khước từ như vậy, khước từ bằng cách quán xét, chứ không phải khước từ là không thọ dụng, thọ dụng mà biết quán xét đó là cách khước từ.
Người ta nghĩ khước từ là buông bỏ, là dục bỏ. Đức Thế Tôn Ngài dạy rằng, này Chư Tỳ Khưu có nhiều khi Như Lai dùng cả 4 bát trong một lần, có khi Như Lai chỉ dùng một bát, cái dùng của Đức Như Lai là đã thành tựu." Nhưng Ngài dạy rằng, khi chúng ta dùng vật thực, hay y phục, hay là sàng tọa, hoặc là thuốc trị bịnh, phải quán tưởng, thọ dụng mà vẫn từ bỏ bằng cách quán xét nó, có như vậy rồi một lúc nào đó chúng ta sẽ từ bỏ tất cả, bây giờ từ bỏ, sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, thật sự là không còn thọ dụng, sắc, thinh, hương, vị, xúc, thì lúc bấy giờ là viên tịch rồi, chính sự viên tịch của các vị Alahán là từ bỏ tất cả, từ bỏ những cái gì trong tam giới, cái an lạc nekkhamma kāmaguṇa do từ bỏ, đến bao giờ từ bỏ thật sự là không còn thọ dụng nữa thì bấy giờ chúng ta an lạc, còn thân ngũ uẩn thì còn thọ dụng, vị Alahán vẫn phải ăn phải mặc, khi bịnh cũng phải dùng thuốc trị bịnh, cũng phải ở những liêu cốc, nhưng các Ngài không dính mắc bởi các Ngài từ bỏ. Thì phàm nhân cũng vậy, phải xử dụng như vậy, nhưng phải từ bỏ khước từ bằng cách quán tưởng xem xét thể trược của chúng là luôn luôn bị chi phối, và làm những điều tốt đẹp để tâm an tịnh./.
No comments:
Post a Comment