Friday, February 5, 2021

Hỏi: Hứa mà không làm có phải là phạm giới nói dối không? - HT Chánh Minh giảng

 Hỏi:Trong dạo Phật con học về ngũ giới, có giới không được nói dối, tức là chữ tín rất quan trọng trong việc hành xử, nhưng rồi con lại nghe thuyết lý nhân duyên. Việc gì tới thì phải nhận là như vậy. Vậy thưa Sư, lý nhân duyên và giới nói dối sẽ bị đối nhau. Thí dụ mình dạy đứa con, rồi đứa con xin một việc gì, mình chấp nhận hứa cho, nhưng rồi có nhiều chuyện xảy ra nên không làm đúng lời hứa được, và cứ tiếp tục nhu vậy nhiều lần thành ra đứa con nghĩ rằng con nói dối, và hết tin tưởng nữa. dù con có đưa ra lý nhân duyên để nói là việc gì tới tì` phải chấp nhận như vậy, nhưng con vẫn thấy đó là lý thuyết đối nghich.

Minh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh giảng:Xin thưa ở đây, chúng ta thấy sự hiểu giới nói dối đó là chữ tín thì chúng ta xem lại thì nó chưa hẳn là như vậy, tại sao? Bởi vì chữ tín đối với người nghe mà thôi, còn bản thân người không nói dối tức là gìn giữ một sự thật không phải gìn giữ chữ tín.

Còn khi nào mình hứa với người ta điều gì đó mà mình không thực hiện thì đó là mình không có chữ tín, còn trái lại mình hứa với người ta điều gì đó mà mình thực hiện đó là chữ tín. Như vậy, chúng ta thấy giới nói dối không phải là chữ tín mà là gìn giữ một sự thật, đây là ý nghĩa thứ nhất để cho chúng ta nghiệm suy.

Khi nào mà Sư hứa với một người nào đó về việc gì đó mà Sư không thực hiện thi đó là Sư thất tín nhưng chưa hẳn là nói dối. Thí dụ là Sư hứa với một người ngày nào đó sẽ làm công việc đó nhưng nếu vì một lý do nào đó không làm được trong ngày đó thì xem như là thất tín nhưng công việc đó Sư sẽ làm trong một ngày khác, thì rõ ràng là không nói dối.

Cho nên không nói dối tức là gìn giữ một sự thật đó là nghĩa như vậy, còn không giữ gìn chữ tín có nghĩa là thất hứa, hoặc là tráo trở cũng là điều thất tín.

Bây giờ đối với lý duyên khởi, thập nhị nhân duyên thì không ai nói rằng là nếu hiểu bằng lý thập nhị nhân duyên là việc gì tới thì phải nhận.

Xin thưa rằng lý thập nhị nhân duyên có hai phần, một phần là thuộc về nhân, một phần thuộc về quả.

Phần thuộc về nhân tức là vô minh hành ái hữu thủ nó thuộc về nhân, còn phần thuộc về quả tức là thức danh sắc sáu xứ xúc và thọ thuộc về phần quả.

Phần nhân đã tạo rồi phần quả nó phải có, còn nếu phần nhân chưa tạo mà mình cứ chấp nhận nó như là việc gì tới thì nó phải tới và phải chấp nhận thì điều này là chúng ta hiểu sai lý duyên khởi.

Bởi vì chúng ta phân biệt được rằng có một phần nhân và một phần quả. Phần quả chúng ta đành chịu, nếu thức duyên cho sắc, sắc duyên cho xúc, xúc duyên cho sáu xứ, sáu xứ duyên cho thọ, những phần này nó trôi chảy như vậy, nhưng chúng ta vẫn có thể không để cho nó tới phải nhận mà chúng ta còn niệm trong đó nữa, chúng ta nhận thức được nó để chúng ta không còn tạo nhân cho sự trôi chảy đó nữa.

Thí dụ chúng ta biết thọ duyên cho ái, mà thọ đó là quả mà ái là nhân, nó nhân cho kiếp lai sinh, nó nhân cho kiếp luân hồi, phải niệm cho thọ như vậy lúc đó tạm thời chận đứng lại không cho cảm thọ cũ sanh lên, không cho cảm thọ mới sanh khởi lên nữa, như vậy duyên cho ái không có ở chỗ đó, nó đoạn nhân ở chỗ này chứ không phải để cho nó trôi chảy.

Nguyên nhân gây nên luân hồi là dậy thập nhị duyên khởi mà người không biết, người thiếu trí không có trí tuệ để phán xét cứ để cho thọ duyên cho ái, mà hễ có ái sanh khởi lên thủ hữu và sanh nó lại tiếp tục có. Cho nên khi hiểu được nhân quả chỗ này, thì không muốn cho có quả về sau thì trong nhân hiện tại này không có tạo nhân hiện tại, càng lúc mình càng quán xét, mình chận cản ngăn không cho nhân ái sanh khởi nhiều đến một lúc nào đó diệt được nhân ái thì bấy giờ chúng ta thọ quả .

Cho nên giữa hai cái này nó không mâu thuẫn với nhau, bởi vì không nói dối tức là gi`n giữ một sự thật mà lý thập nhị duyên khởi cũng là một sự thật bởi vì có nhân và có quả, nhân quá khứ cũng là vô minh hành thủ hữu cho nên cái quả hiện tại này là danh thức danh sắc, sáu xứ, xúc và thọ có mặt, rồi bây giờ cũng từ thức danh sắc sáu xứ, xúc và thọ có mặt nó lại làm duyên cho cái nhân hiện tại tức là ái thủ hữu vô minh và hành và làm tiếp để rồi cho kiếp sống vị lai về sau cho nên ở đây chận tại chỗ cái khoen không cho cái nhân trong hiện tại nó khởi sanh, lên bằng cách làm sao? Chúng ta biết thấy nguyên nhân khổ để đưa đến cái khổ sanh tử luân hồi, chúng ta từng bước hạn chế cái ái, ngăn chận không cho mảnh lực của ái tác oai tác quái thi` chúng ta sẽ bớt đi được những cái khổ của sinh tử luân hồi, tới lúc nào đó trí tuệ già dặn, trí tuệ mạnh thi` cắt đứt như vậy.

Như vây không nói dối là bảo vệ được sự thật và lý thập nhị nhân duyên cũng nói lên sự thật, nhưng không hề để cho nó trôi chảy mà nỗ lực tinh tấn phán xét để chận đứng như vậy, như vậy thi` chúng ta thấy không mâu thuẫn mà rõ ràng rất là phù hợp. Người muốn thoát khỏi sanh tử luân hồi người đó phải gi`n giữ một sự thật và đi đúng con đường sự thật, không nói dối chỉ biểu hiện qua ngũ hành mà thôi, mi`nh quen cũng là quen giữ gi`n một sự thật rồi, thi` hành động của chúng ta cũng là hành động theo sự thật, mà tâm y' chúng ta vi` quen không nói dối và giữ gìn sự thật thì tâm ý chúng ta cũng hướng về một sự thật và lý thập nhị duyên khởi cũng là một sự thật tức là nhân quả cho nên không có vấn đề mâu thuẫn với nhau.

Còn vấn đề thất tín là do chúng ta hứa mà chúng ta không làm, hoặc mặc dù chúng ta có làm chăng nữa mà làm chậm đi, thí dụ người B thiếu nợ một người A, người B không phải là muốn quịt số tiền đó và hẹn ngày mốt sẽ trả cho người A, nhưng vi` một ly' do nào đó ngày mốt tới không được vi` không có tiền trả, về sau cũng tới để trả vậy, chứ không phải là giựt, như vậy người này gọi là thất tín, lần sau mượn nữa thi` hơi e ngại chứ không phải là không giữ sự thật, co`n nói dối dĩ nhiên là bác bỏ một cái sai sự thật thi` nó dẫn tới một sự thất tín đó là điều hiển nhiên. Đó là Sư xin đóng góp một số y' như vậy. Mô Phật.


No comments:

Post a Comment