Wednesday, February 24, 2021

Câu hỏi: ghê sợ khi quán tử thi so với sợ hãi bấn loạn do thấy cảnh chết chóc - HT Chánh Minh

 Câu Hỏi: Ghê sợ khi quán tưởng tử thi của một hành giả thì khác so với sợ hãi bấn loạn do thấy cảnh chết chóc của một người không tu tập có những tâm sở khác nào?

Minh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh: Điểm thứ nhất nỗi ghê khi quán tưởng một tử thi của một hành giả, tHhì người này thấy hình ảnh của một tử thi hay cảnh của một tử thi. Thì người này sẽ nghĩ rằng một ngày nào đó mình cũng sẽ như vậy và sự chết không từ chối một ai cả. Một tử thi chết như vậy, người này có thể quán xét rằng tử thi này nghĩ rằng mình chết mà không biết chết ở trên bờ, không biết chết ở dưới nước, không biết chết ban ngày hay ban đêm, không biết chết bằng bịnh chết hay là do tai nạn mà chết. Nếu người này quán như vậy thì bản thân của người hành giả hay là của ta cũng là như vậy, vậy thì trong thời gian này sự chết chưa đến, vô thường chưa hiện ta phải làm như thế nào để có những lương thực ở trong tương lai, tức là có những phước báu. Người này kinh sợ sự chết xảy ra cho bản thân mình nó sẽ là như vậy và sự chết trong vòng luân hồi nhiều nhiều như vậy, khác với một người bấn loạn khi thấy cảnh chết chóc như vậy. Có nghĩa rằng vị hành giả họ không còn bám víu vào danh sắc này nữa, tại họ thấy như vậy. Còn người không tu tập thì còn ái ngã bám víu vào danh sắc này, thân này. Đây là điểm khác biệt thứ nhất.

Bây giờ tâm sở của hành giả khi quán tưởng tử thi thì có hai tâm sở: tâm sở thứ nhất là do trí, tâm sở thứ hai là do tầm. Bởi vì họ chiêm nghiệm, họ tập. Nếu người hành thiền với đề mục thiền chỉ thì họ xử dụng tầm cực mạnh và tưởng. Còn người quán tưởng tử thi, quán tưởng về sự chết hay là tùy niệm về sự chết thì họ xử dụng trí và tưởng, đến một lúc nào đó tưởng không còn nữa, tức là nó chỉ có mà không hiển lộ được sức mạnh thì người này đưa tâm quán xét lại tam tướng về khổ của sự chết và chứng đắc được đạo quả Niết-bàn, chẳng hạn như vậy.

Còn sự sợ hãi cảnh chết chóc của người không tu tập tâm sở trước tiên nó phải là tâm sở tham, vì bám víu vào sự sống của bản thân mình, của một tự ngã, trước tiên là do tâm sở đó. Và sự sợ hãi đó vì bám víu vào đó mới duyên cho sự sân tức là sự thọ ưu (tâm sở sân hay tâm sở thọ ưu). Đó là những tâm sở đi chung với nhóm bất thiện, trước tiên phải là xuất phát từ gốc ái ngã. Vì bảo vệ ái ngã cho nên sợ mất ái ngã này nên dẫn đến tâm sân. Tâm sân này không phải là hùng hổ mà là kinh hoàng sợ sệt cũng là một loại tâm sân, chính là thọ ưu. Câu trả lời là như vậy./.

Namo Buddhaya

No comments:

Post a Comment