Câu Hỏi: Cách tu tập tâm xả. Tâm xả có phải là buông xả không?
Minh Hạnh chuyển biên
HT Chí Tâm: Nếu chúng ta nói tâm xả trong "Từ Bi Hỷ Xả" tức là trong "Tứ vô lượng tâm" thì xả của tứ vô lượng tâm hơi nhẹ, xả này nếu chúng ta không được xả bỏ thì không thể nào đưa qua xả Upekkhā-pāramì, upekkha-Upapàramì, upekkha-Paramatthapàramì, có nghĩa là xả đến, bờ hạ, bờ trung và bờ cao thượng.
Vấn đề xả ở đây, nói chung là, có những pháp, thí dụ tâm từ, tâm bi, giữa từ và bi này chắc chắn là không đi song song với nhau.
Tại vì tâm từ chi pháp là vô sân.
Tâm bi là chi pháp là vô tham.
Tức là vì bi lụy và thương xót là chấp cứng. Nếu không tâm bi, có nghĩa là vô tham.
Còn tâm từ nếu từ là vô sân, còn nếu chúng ta không từ thì là sân hận.
Thì hai chi pháp này chắc chắn không đi đôi với nhau.
Về vấn đề tâm xả, Sư xin trình bày với qúi vị là, có một bà cụ tên là bà Ba Sang pháp danh là Tâm Hảo năm nay 93 tuổi sắp sửa 94 tuổi. Bà nói là về vấn đề hành pháp thì bà cũng hành rất nhiều, giữ giới cũng giữ được trong sạch, nhưng về tâm xả thì phải nói là nhiều khi khó xả bỏ. Tại vì chính bà là người chủ trong gia đình là, người mẹ, người bà, người cố, ở trong gia đình, thì từ chỗ đó bà có dính mắc, rồi những sự kiện khởi lên, bà có tâm sân hận, tại vì, chấp rằng bà là người lớn, là bà, là cố v.v... rồi từ chỗ đó xả không được. Thì Sư có nói với bà Ba rằng vì do nguyên nhân chấp mới không xả bỏ được, nếu chúng ta nhận thức được sự vô thường từ giây từ phút, từ ngày, từ tháng, từ năm, chúng ta sẽ thấy được điều đó, và khi thấy được điều đó người Phật tử gấp rút để lo tu tập chính bản thân mình, bằng cách là phải xả bỏ những gì bên ngoài không cần thiết.
Thí dụ, tài sản không phải của ta , chúng ta cứ ôm ấp thì chắc chắn chúng ta phải bị khổ. Thân bằng quyến thuộc không phải của ta, chúng ta ôm ấp thì chắc chắn chúng ta phải bị khổ. Danh vọng sự nghiệp và kể cả bản thân này không phải của ta, ta ôm ấp chắc chắn ta sẽ bị đau khổ. Chúng ta phải biết rằng, có sắc thân này chúng ta phải có trách nhiệm bằng cách, đói thì phải ăn, khát thì phải uống, bịnh phải dùng thuốc. Và tất cả chúng ta phải hiểu rằng đó là vô thường, nhờ hiểu như vậy mới có sự xả bỏ một cách tốt đẹp, chứ nếu chúng ta không hiểu được điều này, chúng ta khó gọi là xả bỏ. Đó là xả bỏ thông thường trong bốn điều mà "Từ bi hỉ xả - tứ vô lượng tâm".
Nói về thiền thì có, sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, nếu nói theo tứ thiền, nói theo ngũ thiền, có thêm xả định, thì đưa qua vấn đề pháp độ Upekkhā-pāramì , upekkha Upapàramì, upekkha Paramatthapàramì, ở đây phải nói rất quan trọng, chúng ta phải có một tâm gọi là tâm mãnh lực để hướng đến sự giải thoát, chúng ta mới xả bỏ được, giống như tài sản chúng ta bố thí thì dễ, nhưng đến khi đụng đến những gì thương yêu nhứt mà người khác xin chúng ta xả bỏ được đó mới là quan trọng, hay là kể cả bản thân của chúng ta mà chúng ta xả bỏ được mới là quan trọng.
Có nhiều người họ cũng có tâm xả, họ hy sinh và sau khi thân hoại mạng chung họ hiến xác thân này cho nhà khoa học cần món gì đó để giúp cho những người còn thiếu, nhưng không biết lúc đó nhiều khi họ có hối hận hay không, những người nào tâm có sự giải thoát mạnh thì những người đó không hối tiếc, nhưng có nhiều người họ nghĩ rằng không biết có đau hay không, không biết sau khi thân hoại mạng chung rồi tái sanh vào cảnh giới khác có được lành lặn hay không, hay là bị mất mát một phần nào đó do mình hiến cho nhà khoa học. Thì thưa qúi vị có những tư tưởng như vậy là không nên, chúng ta hãy hoan hỷ với sự tu tập xả bỏ của chúng ta thì mới đem đến kết quả lớn.
Chúng tôi xin góp một ý nhỏ trong phần xả.
Namo Buddhaya
No comments:
Post a Comment