Trí tuệ có mấy chức năng?
Minh Hạnh nghe và ghi chép từ băng giảng "Nhân sanh trí tuệ" do TT Sán Nhiên giảng.
***
Trí tuệ có bốn chức năng là: phải biết pháp chưa từng biết, phải hiểu pháp chưa từng hiểu, phải thấy pháp chưa từng th"ấy, phải chứng đạt pháp chưa từng chứng đạt, trí tuệ chúng ta phải như vậy.
Phải biết pháp chưa từng biết. Muốn có trí tuệ chúng ta phải liễu tri những pháp chúng ta thấy mà chưa từng biết, chưa từng nghe, chưa từng học, chưa từng hiểu và chưa từng chứng đạt.
Qúi Phật tử ngay khi nào nghe ở trong đời này có pháp thế gian nào qúi Phật tử chưa từng biết không? câu trả lời là không cần biết, tại vì chúng ta chỉ cần biết những pháp thực tính thôi chứ ta không cần biết pháp thế gian. Tất cả pháp thế gian chúng ta không cần biết, đó là trí tuệ.
Trong các pháp thế gian quí Phật tử không cần hiểu, các chuyện trên trời dưới đất không cần hiểu, chuyện nắng mưa không cần hiểu, cái gì không cần thiết không cần đem vô não, bộ não ta có bao nhiêu mà chứa, chúng ta đem vô hết.
Vậy, Pháp nào chưa chứng đạt, chúng ta cần phải chứng đạt, Pháp nào chưa nắm bắt được chúng ta cần nắm bắt được, chính đó là trí tuệ. Còn các pháp thuộc về thế gian không cần thiết tìm hiểu.
Thì Pháp nào chúng ta chưa từng đạt chúng ta phải đạt, chưa từng học chúng ta cần phải học, chưa nắm bắt được thì chúng ta cần nắm bắt được.
Vậy thì trên con đường ta tu tập muốn tới Niết-bàn giải thoát, trên con đường muốn chứng đạt Pháp chúng ta cần phải có trí tuệ thì trong Abhidhamma, bà Rhys David một nhà triết học bà nói:
- Học Abhidhamma để biết những gì trong ta, để biết cái gì ngoài ta, và cái gì chung quanh ta và, cái gì ta muốn thành đạt.
Như vậy, trên con đường tu tập muốn có trí tuệ, muốn chứng đạt được pháp chúng ta cần phải liễu tri, đầu tiên là biết trong ta đó là chúng ta cần phải biết; tham, sân, si.
Đầu tiên chúng ta phải biết con người chúng ta còn có thập bát pháp bất thiện là, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối v.v..., con đường tu tập chúng ta phải xa lánh tham sân si, cần phải chứng đạt cái gì có thể diệt trừ tham sân si trong ta.
Đầu tiên chúng ta phải tu tập Chỉ, Quán để thấy, Vô Thường, Khổ, Vô Ngã tiến tới chứng đắc Niết-bàn.
Qúi Phật tử cần biết ta còn tham, còn sân, còn si, hiện bày trong 10 pháp bất thiện, chúng ta phải ráng lo tu tập thiền Chỉ và Quán để thấu triệt được Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, chứng đắc Niết-bàn. Trên con đường tu tập chúng ta xuyên qua con đường tam học; Giới, Định, Tuệ để diệt trừ tham, sân, si. Như vậy chúng ta cần có trí tuệ
Chúng ta phải làm sao có trí tuệ được lâu dài mãi mãi không bị phai lạt đó là, phải nuôi dưỡng trí tuệ.
Những pháp nào cần để nuôi dưỡng trí tuệ:
1 - Trước nhất, không thân cận người có tà kiến làm chúng ta mất trí tuệ, những người chấp sai chấp lầm, ta thân cận họ làm tác động tâm tư làm cho ta sai lạc mất trí tuệ.
2 - Phải thân cận bậc hiền triết, cung kính, học hỏi bậc hiền triết, trên con đường tu tập chúng ta không bao giờ thấy đủ, không ngừng lại trong sự tu tập, không ngừng trong sự học hỏi, do đó học hoài không bao giờ thấy đủ, phải luôn cung kính những bậc hiền triết, những bậc thiện tri thức.
Bậc tri thức là những người học cao hiểu rộng, nhưng họ không làm việc thiện, không cần họ chỉ giáo cho mình. Còn những bậc thiện tri thức là những người biết làm việc thiện, họ biết cứu nhân độ thế, họ biết cứu người giúp người đó là bậc thiện.
Trên con đường tu tập gặp bậc tri thức thì chúng ta hoan hỉ nhưng không thân cận, đôi khi những người trí thức đó có tà kiến thì không nên thân cận. Nhưng, bậc thiện tri thức chúng ta nên thân cận, tại vì họ đang làm việc thiện chúng ta cần phải biết những việc thiện họ đang làm cần thiết cho ta tu tập.
Từ thiện trí thức Đức Phật Ngài đưa lên một góc độ là bậc hiền trí, bậc hiền trí gần gủi với bậc thánh nhân.
3. Thứ ba, thường xuyên quán xét Pháp cao siêu thậm thâm vi diệu đó là, Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Đức Phật dạy: "Cho dù Chư Phật, quá khứ, hiện tại, vị lai, cả ba đời Chư Phật có hiện hữu trong đời này thì ba pháp; Vô Thường, Khổ, Vô Ngãy, luôn luôn hiệu hữu trong đời, mà đa phần chúng sanh trong đời, không thấy, không nghe, không tìm, không hiểu, không học, do đó trôi lăn trong sinh tử luân hồi.
Vậy thì trên con đường tu tập chúng ta cần thấy Pháp Vi Diệu là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Trông con đường tu tập Thiền Quán (vipassana) Mỗi ngày qúi Phật tử cố gắng bỏ ra một ít thời giờ tu tập Thiền Quán (vipassana), thời gian không cần nhiều, thí dụ, ngày hôm nay qúi Phật tử bỏ ra 5 phút, ngày hôm sau 10 phút, ngày hôm sau nửa tiếng, cố gắng tu tập gieo duyên mỗi ngày thì qúi Phật tử sẽ thấy pháp cao siêu vi diệu, tu tập thiền thấy trong ta những sự sanh diệt, chúng ta thấy rõ ràng sự Vô Thường, Khổ, Vô Ngã.
No comments:
Post a Comment