Friday, April 2, 2021

Câu hỏi. Tâm Dục-giới thường bắt cảnh gì?

 Câu hỏi. Tâm Dục-giới thường bắt cảnh gì?

Câu hỏi trong bài Thắng Pháp 3, HT Chánh Minh giảng, Minh Hạnh chuyển biên

HT Chánh Minh: Tâm Dục-giới thường bắt cảnh; sắc, thinh, hương, vị, xúc. Nhưng cũng có trường hợp, do tu tập, do ngoại lệ, những tâm này có thể bắt không phải là cảnh; sắc, thinh, hương, vị, xúc.

Thí dụ, một người tu tập đề mục Sắc-giới; đất, nước, lửa, gió, khi ấn tướng lên rồi nó từ parikamma-nimitta tức là chuẩn bị tướng, rồi tới upācāra nimitta là giữ tướng hay là tùy tướng, sau này phát triển ấn tướng trọn vẹn rồi nó trở thành (paṭibhāga nimitta) gọi là tịnh tướng hay là quang tướng. Nhưng ở trong trường hợp này người hành giả khi tịnh tướng hay quang tướng (paṭibhāga nimitta) sanh lên nó ở trong trạng thái tốt đẹp không giống như tướng ban đầu nữa. 

Thí dụ, tướng ban đầu là chuẩn bị tướng (parikamanikata), một người hành đề mục đất, họ lấy đất sét làm một kasiṇa tròn sơn màu hồng của mặt trời mới vừa lố dạng để trước mặt mình không xa quá, không cao quá, không thấp quá, rồi nhìn ấn tướng đó và niệm đất đất đất.... Một chập sau nhắm mắt lại thấy hình ảnh ban đầu là chuẩn bị tướng (parikamanikata) xuất hiện trong tâm mình, rồi mở mắt ra nhìn lại ấn tướng đó rồi bắt đầu niệm đất đất đất, rồi nhắm mắt lại, rồi thấy lại hình ảnh của kasiṇa hình ảnh ban đầu có thể là bị do lâu ngày nó bị khô bị nức nẻ nên gọi là parikamanikata. Nhưng nó chợt mất chợt còn như vậy trong giai đoạn đầu, giai đoạn sau mở mắt ra nhìn rồi nhắm lại rất lâu, có thể trước đây mở mắt nhìn nó rồi nhắm mắt lại thì khoản một phút sau nó mất đi, nhưng thời gian do rèn luyện do nỗ lực tu tập thì nhìn nó rồi nhắm mắt lại có thể là 2 phút, 3 phút, 4 phút nó vẫn còn thì lúc đó gọi là upācāra nimitta tùy tướng, cái tướng được giữ lại, rồi một thời gian giữ lại đó người này mới chăm chú trong cái tùy tướng đó nó mới bắt đầu hoàn thiện tất cả những khuyết điểm của nó ban đầu những vết nức nẻ, rồi từ trong ấn tướng đó nó phát sanh ánh sáng thì được gọi là paṭibhāga nimitta tịnh tướng hay là quang tướng, giống như viên ngọc đỏ ở giữa hư không. Nhưng ở trong giai đoạn này chỉ là cận định thôi, chưa đắc định, cận định (upacārasamādhi) là ở gần chứ chưa được định.

Thì tâm Dục-giới sanh lên là những tâm thiện có trí, nó sanh lên cũng bắt được cảnh đó, đó là ấn tướng thiền, chúng tôi nói rằng thường là bắt cảnh; sắc, thinh, hương, vị, xúc, nhưng cũng có trường hợp đặc biệt do tu tập thì những tâm Dục-giới thiện có trí này sẽ bắt lấy cảnh ấn tướng đó, mà cảnh ấn tướng đó là không phải là; sắc, thinh, hương, vị, xúc, nữa mà nó là do tưởng và niệm tức là ghi nhớ và tưởng ra trong tâm mình nên gọi là niệm tưởng. Đây là trường hợp thứ nhất.

Trường hợp thứ hai, với một người hành Tứ Niệm Xứ, quán thọ trong thọ, quán tâm trong tâm, tâm tham sanh khởi lên biết tâm có tham, tâm không tham biết tâm không tham. Hay là thọ Tứ Niệm Xứ, thọ vui, thọ khổ, thọ lạc, mà thọ vui, thọ khổ, thọ lạc, hay thọ xả, hay tâm tham, tâm thiện, hay tâm không bất thiện, thuộc về danh pháp, không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, trong đó.

Trường hợp thứ ba, với một người thực hành Bát Chánh Đạo, phát triển tam tướng thấy được tam tướng là; tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã, những tướng đó rất cực kỳ vi tế, nó không còn là; sắc, thinh, hương, vị, xúc nữa, đây là trường hợp thứ ba.

Trường hợp thứ tư, với một người thực hành Bát Chánh Đạo một cách nghiêm túc và tốt đẹp, phát triển một trong tam tướng tới mức cực thịnh để xuyên xuốt tam tướng chứng đắc Niết-bàn trước khi tam đạo xuất hiện, thì có những tâm Dục-giới xuất hiện theo, và một trong những tâm Dục-giới xuất hiện theo có một tâm được gọi là cắt đứt dòng phàm (Gottarabhu). Thì chính tâm này bắt cảnh Niết-bàn nhưng chưa sát trừ phiền não, khác với tâm đạo bắt lấy cảnh Niết-bàn nhưng sát trừ phiền não. 

Trường hợp này được ví dụ như sau, Ngài Buddhaghosa trong sách Thanh Tịnh Đạo Ngài có ví dụ như vầy, ví như một người nông dân muốn gặp đức vua để trình bày công việc của mình, người này từ bỏ quê nhà lên đường, trên đường đi đã gặp đức vua đang đi di hành nhưng anh không có cách nào chưa có thể trình bày việc của mình, sau đó anh phải quay về, người bạn hỏi anh đã gặp đức vua chưa, anh nói chưa, nếu gặp đức vua rồi phải trình bày mục đích của mình mà anh gặp rồi nhưng chưa có cơ hội để trình bày mục đích của mình, cho nên phải trả lời chưa. Như thế nào cũng vậy thì cái tâm cắt đứt dòng phàm  Gottarabhu này thấy được Niết-bàn nhưng chưa sát trừ được phiền não, cũng như anh chàng nông dân thấy được đức vua mà chưa trình bày được công việc của mình. Đây là trường hợp thứ tư.

Cho nên có những trường hợp mà tâm Dục-giới thường bắt cảnh; sắc, thinh, hương, vị, xúc, nhưng cũng có trường hợp đặc biệt do nỗ lực tu tập có thể bắt được cảnh khác là như vậy, xin trả lời .


No comments:

Post a Comment