Saturday, April 17, 2021

Thế nào là tâm tham? - HT Chánh Minh

 Thế nào là tâm tham?

Nghe và ghi chép lại để học từ băng giảng "Vi Diệu Pháp, Bài 4 - Tâm bất thiện" do HT Chánh Minh giảng, xin chia sẻ cùng qúi đạo hữu thiện tri thức. Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn nếu không được sự đồng ý của Minh Hạnh là bất hợp pháp, là phạm Giới lấy của không cho. Vv..

HT Chánh MinhKhi gọi tâm tham, tâm sân, tâm si, là mình gọi tên theo những tâm sở mạnh nhất đang có mặt ở trong tâm đạo.

 Vậy thế nào là tâm tham? Được gọi là tâm tham là khi dính mắc tới cảnh hay đối tượng. Điển hình, các Ngài ví dụ tâm tham giống như thỏi nam châm hút sắc, nam châm hút được sắc rồi thì không muốn buông thanh sắc đó ra.

Như thế nào cũng vậy, khi tâm đã nhận được cảnh rồi thì không muốn xa lìa cảnh đó. 

Thí dụ thứ nhất, như một người dùng thực phẩm hạp khẩu vị của một quán ăn nào đó ra về vẫn còn nhớ quán đó nhớ món ăn đó và, khi nhớ món đó vẫn còn cảm thấy muốn ăn nữa, trạng thái đó là dính mắc. 

Ví dụ thứ hai, một cậu nào đó sau khi tiếp xúc nói chuyện với một người nữ, sau khi trở về thì vương vấn, đó là tâm tham.

Trong tâm tham này các ngài ví dụ thỏi nam châm và thanh sắc theo hai cách; một như thanh sắt quá mạnh thì thỏi nam châm sẽ chạy tới thanh sắt đó, hoặc nếu thỏi nam châm có sức hút mạnh thì thanh sắc chạy tới dính vào thỏi nam châm.

Như thế nào cũng vậy, khi cảnh có lực mạnh thì tâm chạy dính vào cảnh, khi tâm có sức mạnh thì cảnh đến với tâm (các vị nên lưu ý điểm này) khi cảnh mạnh thì tâm sẽ chạy tới cảnh đó. 

Một thí dụ trong Trường Bộ kinh Đế Thích Sở Vấn Thiên Tử âm nhạc là Pancasikha vì thương yêu nàng Thiên nữ  tên là Bhaddà với biệt hiệu Suriya Vaccasà, đêm đêm chàng nhạc sĩ này mang cây  đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva của mình tới dưới chân lâu đài của nàng thiên nữ  tên là Bhaddà với biệt hiệu Suriya Vaccasà hát lên bài ca tỏ tình, thì nàng Thiên nữ  tên là Bhaddà với biệt hiệu Suriya Vaccasà là cảnh, cảnh này quá mạnh cho nên tâm của chàng nhạc sĩ Pancasikha này chạy tới đó để bày tỏ nỗi lòng.

Trường hợp thứ hai, tâm quá mạnh cho nên cảnh kia chạy tới, trường hợp này, ví như một người thương mến một người nào đó đi xa vạn dặm vẫn nhớ về người đó nên gửi thơ về người đó và nghĩ tới người đó, giờ tâm này quá mạnh nên cảnh kia đi tới, thí dụ như người này đi xa rồi bày tỏ nỗi lòng của mình tới người kia thì nỗi lòng mình chính là cảnh mà tâm này là tâm ái cho nên cảnh kia xuất hiện đó là hai trường hợp.

Nói cách khác, bao giờ còn dính mắc vào cảnh thì bấy giờ thuộc về tham, và trong tham này có hai loại, một loại hiển lộ rõ ràng và một loại vi tế. 

Loại hiển lộ rõ ràng thuộc về; sắc, thinh, hương, vị, xúc, khả ái khả lạc khả hỉ tức là; sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, thân đụng chạm xúc lạc, những cảnh đó thu hút tâm làm cho tâm tham thích thú không có thì đi tìm, có rồi thụ hưởng rồi vẫn còn nhung nhớ, không quên lãng, đó là sự hiển lộ.

Còn loại chìm ẩn, đó là những pháp liên hệ tới; sắc, thinh, hương, vị, xúc, mang tính chất tốt đẹp, thí dụ, người làm việc phước nghĩ tới kiếp sau mình sẽ có nhiều tài sản, có được danh tiếng, có được uy quyền, có được những an vui, thì cái tham này chìm ẩn trong đó. 

Đức Phật Ngài dạy chúng ta khi tham sanh lên biết tham sanh lên (trong bài kinh Tứ Niệm Xứ) nó không phải là; sắc, thinh, hương, vị, xúc, nữa nó là pháp khả lạc, khả hỉ, khả ái. Như khi chứng đắc những pháp thiền định mà thích thú với pháp thiền định thì là có tham trong đó, khi làm việc phước mà còn mơ ước trong tương lai được thọ hưởng quả phước thì đó là tâm tham, tham này là tham vi tế nhẹ nhàng hơn loại tham hiển lộ. Trong Tương Ung Kinh Đức Phật dạy rằng: "Này Chư Tỳ Khưu, ai mà hoan hỉ pháp nào thì bị ma trói buột".

Cho nên, chúng ta nắm bắt được ý nghĩa trạng thái tham dính vào đối tượng không thể buông ra, thì khi làm những việc phước chúng ta ngăn chặn không cho tham sanh khởi.

 Khi đã biết rõ nhân quả chắc chắn chúng ta hưởng không cần gì phải mơ ước, quả sẽ tới, tới như bóng không rời hình, bao giờ còn danh sắc này thì quả thiện sẽ theo sát danh sắc này như bóng không rời hình (Đức Phật dạy câu đó trong kệ Pháp Cú) không cần mơ ước là để ngăn chặn cái tham vi tế.


No comments:

Post a Comment