Câu hỏi: Vì hoàn cảnh đã trộm cắp, sau đó ăn năn thì tâm đó là tâm gì?
Được nghe và ghi chép để học từ băng giảng "Bài 4 - Tâm Bất Thiện" HT Chánh Minh giảng, xin chia sẻ cùng qúi đạo hữu thiện tri thức
Minh Hạnh ghi chép
Mọi sự copy, phát tán, in ấn nếu không được sự đồng ý của Minh Hạnh là bất hợp pháp, là phạm Giới lấy của không cho. Vv..
HT Chánh Minh: Lấy vật của người khác là trộm cắp, đó là tâm tham, sau đó lại ăn năn là tâm sân, bởi vì nó ray rứt khó chịu. Vậy tốt nhất, cố gắng làm việc phước khác để ngăn chặn bớt quả xấu, chớ không nên ăn năn.
Ví dụ, bây giờ mình trộm cắp bởi vì mình thiếu thốn về vật chất, nhưng, việc phước đâu phải chỉ có bố thí, mình vẩn có thể vào chùa quét dọn, chẳng hạn như vậy, hoặc giả, có thể lau chùi chánh điện, hay giúp đỡ người khác bằng công sức của mình, không cần phải là vật chất, hoặc mình cung kỉnh những vị Sa-môn v.v.... mình làm những việc phước này để ngăn chặn bớt quả kia.
Chứ nếu mình đã trộm cắp là phạm tâm tham tà kiến, rồi còn ăn năn ray rứt nữa thì lại thêm một tâm sân nữa.
Sau này chúng ta sẽ học ở trong sở hữu sân phần có sở hữu hối, tức là ray rứt về việc thiện lỡ bỏ qua và ray rứt về việc ác ta làm. Ăn năn không phải là điều tốt, ở ngoài đời người ta nói người biết ăn năn là điều tốt, nhưng thật ra ăn năn ray rứt là tâm bất thiện.
Đức Phật Ngài dạy trong năm Pháp Cái có pháp là Trạo Hối Cái là phóng dật với hối hận ăn năn. Biết vậy, mình sẽ làm một việc phước khác để ngăn cản bớt ác quả đó, chúng tôi nói là ngăn cản bớt quả xấu, chứ không phải là xóa được quả xấu được.
Cũng ví như một người vì một hoàn cảnh nào đó phải bốc lửa, để cho hai ngón tay bớt phỏng thì người đó nhúng tay vào nước, chẳng hạn vậy. Chưa hẳn đã là không bị phỏng, nhưng vết phỏng sẽ bị nhẹ hơn so với để tay trần. Thế nào cũng vậy, vì hoàn cảnh vật chất mà phải rơi vào việc trộm cắp thì mình tạo việc phước khác không liên quan đến vật chất mà liên quan đến công sức của mình, như tu thiền, phục vụ, cung kỉnh, tụng kinh v.v... để ngăn cản bớt ác quả, chứ hối hận cũng không làm được gì mà lại thêm một bất thiện pháp nữa.
No comments:
Post a Comment