Friday, April 9, 2021

Trí Tuệ là gì? - Giảng Sư TT Sán Nhiên.

 Được nghe từ băng giảng "Nhân Sanh Trí Tuệ" do TT Sán Nhiên giảng, được Minh Hạnh ghi chép theo sự hiểu của chính mình, Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi bạn hữu thiện tri thức.

 Trí Tuệ - Giảng Sư TT Sán Nhiên.

TT Sán NhiênBắt đầu chúng ta nghiên cứu về trí tuệ. Hôm nay Sư đi chậm từng bước cho qúi Phật tử nghe. 

Trí tuệ, hay huệ, hay tuệ, tiếng Pali là pañña hay là Ñāṇa nghĩa như nhau, dù trí hay trí tuệ hay là huệ đều có chung một nghĩa, tuy dùng từ ngữ khác nhau.

Trí tuệ là sự hiểu biết rõ ràng, khi nào chúng ta có sự hiểu biết rõ ràng là chúng ta có trí tuệ. Khi nào chúng ta chưa có sự hiểu biết rõ ràng thì chúng ta chưa có trí, chưa thông suốt, tiếng Nho gọi là liễu tri hay là thấu triệt, tiếng VN nói là hiểu biết rõ ràng, tiếng Anh là wisdom. Chúng ta chưa hiểu biết thì ta chưa có trí, mà hiểu biết rồi mà chưa được rõ ràng cũng chưa gọi là có trí. 

Hiểu biết lờ mờ, hiểu biết chưa tường tận, hiểu biết chưa được thấu triệt, hiểu biết chưa được thông suốt, như vậy là chưa đủ trí, trí chưa đủ, do đó chúng ta phải làm sao biết cho rõ ràng, phải thấu triệt tức là xuyên suốt, không có gì ngăn cách hay cản trở chúng ta được, liễu tri tường tận, minh xét rõ ràng. Đó là ý nghĩa của trí tuệ.

Một pháp nào sanh lên ta phải có bốn yếu tố của nó;  

1 - Một là trạng thái, 

2 - Hai là phận sự, 

3 - Ba là sự thành tựu, 

4 - Bốn là nhân cần thiết. 

Bất cứ một pháp nào sanh lên, cũng phải có những yếu tố này để chúng ta nhận định được pháp đó.

1 - Trạng thái là gì? 

Là chúng ta phải biết đặc tánh của pháp đó để phân biệt được. Thí dụ, muốn nhận định một con người thì chúng ta nhận định anh này cao, ông kia thấp, bà này mập, người kia ốm, chúng ta mới nhận ra được con người đó, mà chúng ta không biết được người đó thì làm sao biết nhận định, ông này tóc đen, bà kia tóc vàng, ông kia tóc trắng, ông kia tóc nâu. Đó là chúng ta nhận định được trạng thái đặc tánh của con người đó ra sao. 

Thì trí tuệ, đặc tính của trí tuệ là gì? Là liễu tri, là thấu suốt, là mọi pháp thực tính. 

Tại sao gọi là pháp thực tính. Cái gì là những pháp thực tính? Là những pháp như thật của nó không thay đổi. 

Thí dụ, chúng ta nói khổ, thì bao nhiêu trạng thái khổ chúng ta được biết?, chúng ta không biết rõ được.

Trạng thái khổ của ta sẽ không giống như trạng thái khổ của người kia, trạng thái khổ của người cha sẽ không giống trạng thái khổ của người mẹ, trạng thái khổ của cha mẹ không giống như trạng thái khổ của người con, mỗi trạng thái khổ đều khác biệt nhau, làm sao chúng ta thấy được thế nào là khổ.

Thì thực tính khổ khác nhau của mỗi người. 

Như vậy, sanh ra là khổ, từ hồi trong bụng mẹ và đến lúc sanh ra là khổ. 

Già là khổ. Tại sao vì già là khổ? vì ta không muốn già. Không ai muốn già, vì ai cũng muốn trẻ mãi không già, do đó hiện tượng thay đổi như vậy nên làm cho ta khổ. Đức Phật nói đó là một thực tính, vì không thay đổi được, chúng ta muốn trẻ mãi mà không được, hiện tượng phải đi tới già. Khi hiểu rõ như vậy chúng ta có trí. 

Do đó, khi tuổi già đến ta không muốn mà ta không làm được gì khác hơn là phải tu tập.

Bệnh là khổ. Chúng ta  ai  ai đều muốn khỏe mãi, muốn trẻ mãi không già. Đó là pháp thực tính. Khi chúng ta thấy được điều đó thì gọi là liễu tri, thấu suốt. 

Pháp thực tính là gì? Là chúng ta không thay đổi được sự thật của nó gọi là thực tính, tiếng Pali là svabhāva dhamma. Thí dụ như cái chợ chúng ta lập ra mà ngày mơi không đồng ý chúng ta có thể đóng cửa chợ này, hay dời chợ qua bên kia, đó không phải là thực tính. 

Cái già cái bệnh cái chết chúng ta không thay đổi được, đó gọi là thực tính. Chúng ta không cần tốn nhiều trí tuệ lo những chuyện không phải thực tính trong đời này, đó là chuyện sanh diệt của chúng sanh và sự chế định của con người đặt ra làm sao thì làm nhưng chúng ta phải đối diện với cái gì thực tính, trong con người của ta, trong con đường tu tập của ta mới có trí tuệ, do đó trí tuệ rất cần thiết có giá trị và qúi báu chúng ta phải dùng trí làm những chuyện hữu ích và thiết thực,

 Do đó, trạng thái của trí tuệ là liễu tri thực tính. 

2 - Thứ hai là phận sự. 

Phật sự có 2 chức năng: thứ nhất là sát trừ, sát trừ là tính mạnh hơn trạng thái diệt trừ, dùng chữ sát trừ như sát trừ sự mê mờ, đó là đặc tính phận sự thứ hai của nó, trí tuệ nó sinh ra phải sát trừ sự mê mờ và phải thấu triệt đối tượng một cách rõ ràng, thấu triệt đối tượng hay là cảnh một cách rõ ràng, chứ không mê mờ nữa.

Khi qúi Phật tử học Pháp ở đây, qúi Phật tử thấu triệt một cách rõ ràng không. Khi học Pháp điều nào không hiểu thì phải hỏi để hiểu cho thấu triệt cho rõ ràng, do đó, hôm nay Sư muốn nói những phương pháp nào làm cho chúng ta nhân sanh trí tuệ, sư nhắc lại từng chút từng chút.

Phật sự của trí tuệ là sát trừ sự mê mờ, việc chưa rõ chưa thông suốt phải diệt trừ không cho phép để lại trong tâm trí ta nữa, học cũng vậy, hành cũng vậy, khi nào ta chưa thống nhất, chưa thấy rõ, phải diệt trừ liền, chúng ta phải thấu triệt bằng cách đó. Đó là phận sự của trí tuệ.

3 Thứ ba là, sự thành tựu.

Sự thành tựu của nó là gì? Là không còn sự mê mờ. Không còn sự mê mờ là một phần, phần thứ hai của trí tuệ là gì? không còn nhiễu đắm cảnh cảnh thế gian. Khi trí tuệ sanh lên chúng ta thấy rõ ràng, chúng ta không còn mê mờ nữa, đó là sự thành tựu của trí. Khi nào chúng ta chưa có trí chúng ta còn mê mờ còn lầm lạc và còn bị nhiễm đắm.

Đức Phật Ngài dạy rằng; tất cả pháp trên thế gian ở trong đời này đều luôn luôn bị chi phối bởi tam tướng; vô thường, khổ, vô ngã. Khi chúng ta không có trí, chúng ta không thấy được sự thật như vậy, chúng ta cứ nghĩ rằng các pháp này luôn là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Vô thường thì cho là thường hằng, khổ thì cho là lạc, Ngã thì cho là vô ngã, bất tịnh thì cho là tịnh.

Thường Lạc Ngã Tịnh qúi Phật tử có thấy đúng sự thực như vậy không, không có, nếu sự thực qúi Phật tử đưa con mắt nhìn qua từ trong thân thể của ta và, trong nhà ta thân bằng quyến thuộc ta, không thấy sự thường hằng đó tồn tại trong mỗi phút giây, qúi Phật tử ngồi tại đây mỗi phút giây đều có sự thay đổi, khi nãy ta trẻ hơn, giờ ta bắt đầu già hơn, hồi sáng ta khỏe hơn bây giờ ta ngồi nãy giờ hơi mệt rồi. Do đó mỗi phút giây đi qua chúng ta không lấy lại được. Đức Phật Ngài nói thời gian luôn trôi qua ngày đêm luôn di động, tuổi trẻ bỏ lại chúng ta tiến dần đến sự chết.

Do đó, chúng ta có trí, đừng có sự mê mờ và nhiễm đắm những gì ở trong đời của chúng ta nữa, tại vì chúng ta có nhiễm đắm đi nữa, có gìn giữ đi nữa nó cũng không được tồn tại theo ý của ta. Quí Phật tử muốn bám lấy sự sống được tồn tại, cho dù một trăm năm đi nữa qúi Phật tử cũng không giữ được nó, đó chỉ là sự tương đối sự mong cầu của ta thôi, nó từ từ bắt đầu buông ta, nó từ bỏ ta ra đi.

4 - Thứ tư, nhân cần thiết.

Đức Phật Ngài nói chúng ta phải có an tịnh mới nhân sanh trí tuệ được, chúng ta tán loạn lao chao, suy nghĩ nhiều quá, lo nghĩ nhiều quá, lo nghĩ chuyện này lo nghĩ chuyện kia, tán trí hết. Nhân sanh trí tuệ chúng ta là phải an tịnh, thứ hai chúng ta phải có như lý tác ý. 

Thì sự an tịnh đến với ta, qúi Phật tử có nhớ câu Thủy thái thanh tắc vô ngư, nhân đa sự tắc vô trí - nước trong quá không có cá ở, người lo nhiều việc trí bị tán, nhất là những người ở trong hoàn cảnh khốn khổ ở VN có nhiều người nhiều gia đình khổ vô cùng, vợ thì sinh nở, con thì đau ốm mà chồng thất nghiệp ba cái khổ trong cuộc đời, họ không còn cái gì để tỉnh táo sáng suốt được nữa, lo đời sống đầu tắt mặt tối đồng tiền kiếm để mưu sinh không còn thì giờ để tu tập trí tuệ không có được nữa 

Chúng ta ôm tồm nhiều sẽ không còn trí tuệ, học sinh lên trường học mà nhiều bài quá học cũng không vô nổi, mấy sư mấy phật tử học nhiều quá cũng hoảng loạn.

Tóm lại:

Phải an tịnh, tác ý khôn khéo, không nhiễm đắm cảnh thế gian, không có sự mê mờ, chúng ta cần có sự sáng suốt, phải thấu triệt cảnh một cách rõ ràng và, không có trạng thái lầm lạc sai lầm tất cả các pháp thực tính.

Còn tiếp


No comments:

Post a Comment