Thursday, April 22, 2021

Thế nào là chín con đường tạo ra trí tuệ? - TT Sán Nhiên

 Thế nào là chín con đường tạo ra trí tuệ?

Được nghe và ghi chép lại từ băng giảng "Nhân sanh trí tuệ" do TT Sán Nhiên giảng. 

Minh Hạnh ghi chép

Mọi sự copy, phát tán, in ấn nếu không được sự đồng ý của Minh Hạnh là bất hợp pháp, là phạm Giới lấy của không cho. Vv..

TT Sán NhiênCó 9 con đường tạo ra trí tuệ: 

1. Thứ nhất, thuyết pháp cho người ta nghe. Đức Phật Ngài nói thuyết pháp chơn chánh cho người ta nghe là nhân sanh trí tuệ, một vị pháp sư muốn thuyết pháp thì phải học nhiều hiểu nhiều các pháp cao siêu.

2. Thứ hai, dạy nghề vô tội là nhân sanh trí. Tại sao chúng ta dạy nghề vô tội mà là nhân sanh trí? Bởi vì qúi Phật tử làm gì có tội lương tâm sẽ cắn rứt trí tuệ bị tán hết, bị hồi hộp, ám ảnh, hối hận, lo lắng, suy nghĩ hoài. Do đó, dạy người làm lành lánh dữ, làm điều tốt, điều thiện. Cho dù là nhất nghệ tinh nhất thân vinh thì trong cái nghề vẫn có cái lắc léo, vì nghề là nghiệp, mà nghề đã có thì nghiệp tạo ra liền, do đó qúi Phật tử cho dù dạy người ta nghề gì cũng phải chân chánh.

Có một đoàn chư Tăng lên chiếc thuyền đi ra biển khơi, trên con đường trở về gặp Đức Phật đảnh lễ thì gặp con cá ông rất lớn thân mình vàng óng ánh chói sáng cả một vùng biển, nhưng khi nó hả hơi thở thì mùi thúi lan rộng một do tuần, là 16 cây số, Chư Tăng thấy hãi hùng, thân xác nó đẹp đẽ sao mà nó hả hơi thúi quá, đem câu chuyện đó trình lên khi gặp Đức Phật. Đức Phật nói đó là một vị tỳ khưu xưa kia thông suốt Tam Tạng nhưng phát sanh ngã mạn, phát sanh những tư tưởng sai trái, những lời Đức Phật nói thì sửa lại là Đức Phật không nói, những lời Đức Phật không nói sửa lại là Đức Phật có nói, khi chết đọa địa ngục trong hằng hà sa số kiếp, sau đó trở lại làm kiếp con cá thân xác màu vàng chói như y càsa của một nhà sư nhưng hơi thở từ miệng thì thúi vô cùng. 

Nhà Sư dạy nghề tu mà không đúng pháp thì dạy nghề tu đó có tội.

Do đó, trên con đường tu tập muốn tạo trí là đừng bao giờ để, bị ám ảnh, bị hối hận, bị cắn đứt lương tâm, trong con đường nào cũng vậy, còn qúi Phật tử mà dạy người ta mà không đúng lương tâm là có tội, dù người ta không biết nhưng qúi vị cũng bị tán trí vì hối hận.

3. Thứ ba, chúng ta phải tạo nghiệp vô tội, dạy là khác mà chính mình phải tạo nghiệp vô tội là nhân sanh trí. Con đường tạo nghiệp vô tội có vô số, khi qúi Phật tử đã biết lời dạy của Đức Phật rồi, nghề nghiệp nào qúi Phật tử có lương tâm thì tạo ra không có tội, ngay khi qúi Phật tử dạy nghề vô tội. 

Ngày xưa bên VN có câu: "thợ may ăn vải, thợ hồ ăn xi măng, thợ mộc ăn gỗ", làm những điều đó qúi Phật tử sẽ bị tán trí, bị không có trí. Qúi Phật tử phải tạo cái nghiệp vô tội, chúng ta phải biết làm việc chánh mạng, chánh nghiệp, không được sát sanh, không buôn bán vũ khí, không buôn bán chất độc. Tuy biết nhưng phải tạo cái nghiệp vô tội nữa, phải đúng lương tâm của mình, con người có lương tâm, biết sợ tội lỗi thì người đó không bị tán trí. Do đó, mỗi lần Sư hướng dẫn qúi Sư trong chùa nhắc nhở cẩn thận, nghe trực tiếp hiểu còn sai huống chi là tam sao thất bổn, do đó muốn có trí chúng ta phải tạo nghiệp vô tội.

4. Thứ tư, chúng ta phải biết kính trọng người dạy ta, kính trọng người thuyết pháp. Khi nào qúi Phật tử có lòng tôn kính, qúi Phật tử thấy là ai cũng là thầy của ta, Khổng Tử nói; "ba người đi chung với ta có thể là bạn ta có thể là thầy của ta".  Do đó, qúi Phật tử không cần đòi hỏi là vị pháp sư, người nào chỉ ta một lời hay, một lời tốt là, ta phải có lòng tôn kính. 

Xưa kia Đức Phật Ngài còn là vị Bồ Tát Ngài tha thiết đi tìm cầu pháp, Ngài tuyên bố: "Trong dân gian ai chỉ ta một câu Pháp mà ta giác ngộ được thì ta gieo mạng sống này cho người đó". Trên đường Ngài đi tìm mãi không có người nào chỉ cho Ngài nghe được Pháp thì có một vị Chư Thiên hóa thành con dạ xoa thử Ngài.

 Con dạ xoa nói thế này: "Ta sẽ chỉ người một Pháp nhưng ngươi có chắc là giao mạng sống của ngươi cho ta không? " 

Bồ Tát nói: "chắc chắn, ngươi chỉ cần có một câu Pháp thật sự cho ta nghe ta sẽ giao thân xác này cho ngươi, ngươi muốn ăn ta cũng được", 

Dạ xoa nói:

- "Được ta sẽ nói pháp cho ngươi nghe", 

Bồ Tát đó là bậc thiện trí, Ngài biết tôn kính Pháp, Ngài là bậc thiện trí, có trí nên Ngài muốn nghe Pháp một cách trọn vẹn, Ngài mới bày con dạ xoa:

- "Ngươi phải đứng dưới chân núi, còn ta ở trên núi cao gieo người xuống cho ngươi, ngươi nói Pháp cho ta nghe rồi ta mới giao ta cho ngươi."

Dạ xoa đồng ý. Ngài lên núi cao để khoản cách của Ngài với con dạ xoa Ngài nghe được Ngài học được Pháp của nó, thì con dạ xoa nói được ta sẵn sàng thì bắt đầu Ngài phóng xuống,

Con dạ xoa nói:

- Thế gian này vô thường.

 Ngài giác ngộ liền, lọt vào trong miệng nó liền, có một Pháp một mà Ngài giao xác thân Ngài cho nó. Ngài kính trọng Pháp như vậy đó, không ai dám làm điều đó. 

Do đó, không cần phải tìm một bậc pháp sư , người nào chỉ ta con đường một câu Pháp hay làm ta giác ngộ được, tin được, thì người đó chúng ta phải tôn kính, học được hạnh đó chúng ta mới có trí, không có điều gì xấu xa khi ta hỏi những người dưới điều chúng ta không biết, không có gì xấu xa khi chúng ta hạ mình xuống để nghe Pháp, vị Bồ Tát đó là một đại quan muốn nghe Pháp mà Ngài gieo mình xuống cho con dạ xoa, ngày hôm nay dễ quá, ta có Pháp có tất cả, ngồi ở nhà chỉ cần bấm máy là nghe được Pháp, vậy qúi Phật tử hãy tôn kính.  

5. Làm việc thiện nguyện sanh trí tuệ. Qúi Phật tử phải làm những việc thiện nguyện, những gì chúng ta cố gắng làm ra để phát sanh trí tuệ, thông thường chúng ta làm theo cá nhân ta, chúng ta sẽ lẻ loi. Hãy cùng các bạn thiện hữu làm thiện nguyện sanh trí tuệ, những thiện nguyện viên là những người có tâm thiện, đồng tâm đồng sức làm việc thiện chung nhau sanh trí tuệ nhiều.

6. Nhân sanh trí tuệ là chúng ta phải biết nguyên cứu, soạn dịch, những kinh pháp cao siêu.  Vậy thì qúi Phật tử thấy con đường tạo ra trí tuệ là soạn dịch những kinh pháp cao siêu để có trí tuệ, ấn tống kinh sách, nếu không thể soạn dịch những kinh pháp cao siêu thì có thể phụ giúp những ai đang soạn dịch kinh pháp cao siêu bằng cách phục vụ để có được pháp "tùy hỉ thành" trong việc soạn dịch kinh sách, ông thầy nào soạn dịch kinh sách mình chạy tới mình lo cơm nước thì được pháp "tùy hỉ thành".

7. Ưa vui thích, ưa thích bố thí chánh pháp. Thế nào là ưa vui thích bố thí chánh pháp?  Đức Phật nói thí pháp là thí tối thượng hơn các loại thí, không có loại thí nào cao bằng thí pháp, cho nhà, cho quần áo, cho vật thực, cho phương tiện, cho tất cả, nhưng cho một pháp cao siêu là cho pháp người ta thức tỉnh, cho pháp người ta tu tập, cho pháp người ta giác ngộ được là thù thắng hơn tất cả loại bố thí. Nhưng ở đây, tại sao chúng ta nói là ưa vui thích bố thí chánh pháp, tại sao đó là nghiệp trí, khi nói có chánh thì có tà, nếu tà pháp mà chúng ta vui chạy theo thì chúng ta có nghiệp báo của nó, do đó từ đây về sau phải thấy là trên con đường bố thí pháp phải có sự cân nhắc lựa chọn. Do đó bố thí chánh pháp nhân sanh trí tuệ nghĩa là qúi Phật tử gieo cho người khác có chánh pháp là con đường trở lại kiếp sau có chánh pháp có trí tuệ lại nữa.

8. Chúng ta phải biết yêu cầu hay thỉnh nguyện người nói pháp cho ta nghe. Qúi Phật tử ngồi thiền 15 phút, có vị ngồi thiền nửa tiếng, ta cần cầu pháp vị đó, tại sao ngồi được nửa tiếng, phải thỉnh nguyện người đó nói cho ta nghe như thế nào có thể ngồi giống người đó, đó là thỉnh nguyện người nói pháp. Ngày xưa Ngài Xá Lợi Phật là vị đệ nhất trí tuệ, nơi nào Chư Tăng và Đức Phật đàm luận pháp Ngài đều đến ngồi nghe. Ngài Tịnh Sự sang Thái Lan trễ, các Chư Tăng khác đã học trước Ngài 6 tháng, Ngài phải cố gắng học hỏi để bắt kịp. 

9. Pháp thứ 9 là cầu tài, cầu nghề, thực hành hay là trao dồi nghề cao siêu. Chúng ta phải cầu cái tài này, cầu cái nghề này, chúng ta phải hành cái nghề cao siêu. Như Ngài Tịnh Sự vào học Abhidhamma như là người đến sau Ngài phải vượt lên đứng đầu. Do đó trên con đường chúng ta phát sanh trí tuệ chúng ta phải cầu hết tất cả các pháp, chúng ta phải phát lên cho trí tuệ được cao siêu, pháp này cao chúng ta thấy rồi mà pháp kia cao hơn chúng ta phải học cao hơn nữa, không bao giờ biết dừng lại pháp nào thấy đủ phải, luôn trao dồi trí của qúi Phật tử hơn nữa. khi học Abhidhamma thấy cái gì khó cố gắng cầu học để vượt qua, đây là trí tuệ.

Đó là chín con đường tạo ra trí tuệ, qúi Phật tử cần tu tập./.


No comments:

Post a Comment