Nghe từ băng giảng "Nhân Sanh Trí Tuệ" do TT Sán Nhiên giảng, được Minh Hạnh ghi chép theo sự hiểu của chính mình, Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi bạn hữu thiện tri thức.
Nhân sanh trí tuệ - Tám sức mạnh cần biết - TT Sán Nhiên
Đức Phật Ngài dạy trong kinh Tám Chi, tám sức mạnh chúng ta cần phải biết.
1. Sức mạnh của trẻ thơ.
2. Sức mạnh của người phụ nữ.
3. Sức mạnh của kẻ cướp.
4. Sức mạnh của nhà vua.
5. Sức mạnh của kẻ ngu.
6. Sức mạnh của bậc hiền trí.
7. Sức mạnh của bậc đa văn quảng kiến, nghe nhiều học rộng.
8. Sức mạnh của bậc sa môn (của vị xuất gia).
Trong tám sức mạnh này, chúng ta ở trong sức mạnh nào?
1 - Sức mạnh của trẻ thơ là gì?
Ai cũng biết trẻ thơ mới mở mắt ra chào đời, lúc bấy giờ trẻ thơ có một sức mạnh phi thường làm rúng động tất cả mọi người lớn, không người nào mà không rúng động với nó, sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc.
2. Sức mạnh của người phụ nữ là gì?
Có câu "Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách, sắc bất ba đào dị nịch nhân" mưa không kiềm toả mà có thể kiềm lưu giữ khách lại, sắc của người phụ nữ không phải như sóng vỗ đánh vào bờ mà lại có thể làm đắm chìm bao chàng trai.
Nhưng, đó không phải là lời dạy của Đức Phật mà, sức mạnh của người nữ là hay hờn dỗi. Người nam nào mà hay hờn hay giận như người nữ thì kiếp sau tái sanh làm người nữ.
3. Sức mạnh của kẻ cướp là gì?
Là vũ khí, kẻ cướp nào cũng có vũ khí tấn công người gia chủ.
4. Sức mạnh của nhà vua là gì?
Là quyền lực hay là uy quyền.
5. Sức mạnh của kẻ ngu là gì?
Là áp đảo không chịu sửa sai, áp đảo người khác, người ta xây dựng mình thì lại nói "kệ tui, kệ tui" không cho người khác xây dựng mình.
6. Sức mạnh của bậc hiền triết là gì?
Là cảm hoá. Đối với bậc hiền triết họ mang tâm tư rộng lớn, họ muốn đến với tất cả chúng sanh là cảm hóa độ chúng sanh. Vì tình thương và trí tuệ họ đi đến với tất cả chúng sanh, họ đi tới đâu đem tình thương và trí tuệ ban cho mọi người được sự an vui và trí tuệ. Do đó sức mạnh của bậc hiền triết là cảm hóa.
7. Sức mạnh của bậc đa văn quảng kiến là gì?
Là người nghe nhiều học rộng, có sự thẩm sát, sự xét đoán, sự suy nghĩ, sự suy tư, sự động não.
Sư nói điều này, mỗi khi mình nghe, Thầy kia nói điều gì mình nghe, mình bắt đầu có sự thẩm sát, sự phán đoán xét soi lại. Như chúng ta thấy ở môi trường hôm nay có trăm hoa đua nở, Sư nào cũng thuyết pháp, kinh sách nào cũng có in ra, khi chúng ta có sự đa văn quảng kiến là bắt đầu ta phải có sự thẩm sát rút tỉa những gì cần thiết nhất, đúng nhất, và hiệu quả nhất, hoặc lợi ích nhất, chúng ta mới đem về cho mình sự lợi ích.
Do vậy sức mạnh của bậc đa văn quảng kiến là sự thẩm sát.
8. Sức mạnh của bậc Sa-môn là gì?
Đối với bậc Sa-môn, Sư muốn nói không phải là dành riêng cho người xuất gia mà ngay cả các vị cư sĩ tu tại gia cũng là sa-môn nếu người đó tu tâm và trì giới.
Đức Phật nói Samana, từ ngữ Samana người VN âm là Sa-môn.
Ý nghĩa từ Sa-môn này có ba nghĩa:
- Tu sĩ.
- Khất sĩ.
- Ẩn sĩ.
Một vị đệ tử của Đức Phật luôn luôn gọi là bậc Sa-môn, lúc nào họ cũng mang trong người của họ ba nhiệm vụ hay ba đường lối tu tập mới trở thành một bậc Sa-môn. Qúi vị đọc một quyển sách có đề là Sa-môn bắt đầu bằng chữ Thích, thì qúi vị nói vị này là Sa-môn là vị tu sĩ, là vị khất sĩ, là ẩn sĩ, nên qúi Phật tử cho rằng chữ Sa-môn dành cho người xuất gia, vậy thì từ Sa-môn chỉ dành riêng cho bậc xuất gia.
Xin thưa, không phải vậy. Qúi Phật tử cũng là bậc tu sĩ tu tâm, còn qúi Sư vị nào chỉ mặc y nhưng không tu tâm thì chỉ là tu tướng.
Trong kinh, trong tạng Luật nói rõ những vị Sư xuất gia mà chỉ có tướng không có tu tâm được ví như cái sào phơi y, qúi Phật tử không cần đảnh lễ vị đó bởi vị họ chỉ là cái sào phơi y, chừng nào người thực có giới, thực có đức hạnh thiệt chúng ta mới đảnh lễ vị đó thôi, do đó khi nào họ không có giới mà chỉ tu tướng họ duy trì cái y họ thôi thì họ chỉ là cái sào phơi y thôi không phải là người có giới đức không phải là người tu sĩ. Nhưng, qúi Phật tử là người tu sĩ bởi vì qúi Phật tử có trì năm giới là đáng được kính trọng rồi. Đức Phật Ngài nói đảnh lễ người đáng đảnh lễ, cúng dường bậc đáng cúng dường, cung kính bậc đáng cung kính nhất là bậc trì giới, còn những bậc không trì giới thì không đáng chúng ta đảnh lễ, như vậy qúi Phật tử là tu sĩ.
Còn khất sĩ thì qúi Phật tử không có. Một hôm Đức Phật Ngài đi bát bị ma vương án che không cho người dân cúng dường, nên Đức Phật không đi bát được, Ngài ra gốc cây ngồi thì ma vương hỏi:
- Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay Đức Thế Tôn đi bát có được an vui không?
Đức Phật trả lời:
- Hôm nay Như Lai đi bát rất hoan hỉ, rất an vui.
- Tâm của Đức Thế Tôn ra sao?
- Dù không vật thực tâm, Như Lai vẫn như cõi trời Quang Âm Thiên.
Từ tích này, qúi Sư ngày nay đi bát khất thực khi nào không có, thường thường đi bát là có vật thực, nhưng qúi Sư phải học thuộc câu này: "Hóa duyên phận sự phải hành, dù không vật thực tâm lành vẫn vui."
Hóa duyên là việc đi khất thực này không phải là đi để lượm vật thực về ăn cho bổ xác thân này, con đường đi khất thực của qúi Sư là bổn phận Đức Phật Ngài giao là độ chúng sanh hạnh bố thí, không bỏn xẻn keo kiệt nữa, thấy ông sư đi khất thực thì mau mau dẹp lòng bỏn xẻn không dính mắc của cải. Do đó dù không có vật thực nhà Sư vẫn phải đi bát, đó là phận sự của một nhà sư.
Qúi Phật tử không có hạnh nguyện đi khất thực, nhưng qúi Phật tử có hạnh nguyện ẩn sĩ, giờ không còn bận rộn nữa mà sống trong sự riêng tư của mình để tu tâm thì đó là ẩn sĩ.
Vậy sức mạnh của bậc sa môn là nhẫn nại. Con đường tu tập của ta là phải nhẫn nại, kiên trì. Người tu hành thì phải nhẫn nại, kham nhẫn, kiên trì.
Khi chúng ta thấy tám loại sức mạnh này thì chỗ nào chúng ta cần phải có trí tuệ. Sư đưa cái này lên cho qúi Phật tử có sự suy luận như là:
- Chúng ta không còn là trẻ thơ để dùng tiếng khóc áp đảo người khác.
- Chúng ta không phải là người phụ nữ để đem sự hờn dỗi áp đảo người nam rúng động để làm vui lòng ta.
- Chúng ta không phải là kẻ cướp dùng vũ khí để đe dọa người khác.
- Chúng ta không phải là một nhà vua để dùng uy quyền quyết định này quyết định kia.
- Chúng ta không phải là một kẻ ngu khó dạy khó sửa mà áp đảo người khác.
- Mà, chúng ta là bậc hiền trí là lấy trí tuệ để cảm hóa những chúng sanh còn lầm lạc mê mờ.
Thế thì, tám sức mạnh hôm nay, được đọc, được nghe, được hiểu biết, chúng ta mau mau làm chút vốn liềng như thế chúng ta mới cảm hoá được chúng sanh, chúng ta phải có là sức mạnh của bậc hiền trí.
Và hoá độ chúng sanh đây là hóa độ chính là mình, thiên tử Rohitassa hỏi Đức Phật:
"Con đường nào đến giải thoát?"
Đức Phật trả lời: "Chính ta, chứ không phải thế gian bên ngoài"
(Nhưng này Hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới, về thế giới tập khởi, về thế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt - Kinh Rohitassa - Tăng Chi Bộ)
Sư dùng danh từ là muốn cảm hoá "một chúng sanh" và, chính mình là chúng sanh, chúng ta là bậc hiền triết là tấm gương soi rọi cho chúng sanh bên ngoài.
Do đó, muốn trở thành bậc hiền triết chúng ta phải là bậc đa văn, muốn được đa văn chúng ta phải suy xét cạn nguồn với tất cả Pháp, cái nào đúng cái nào sai, Thầy này nói, Sư kia nói, sách này kinh kia, chúng ta phải thẩm sát lại, suy xét phán đoán lại, gạn lọc lại, chứ không phải thâu tóm hết những gì nghe, những gì đọc, cái đầu của chúng ta bùng nổ, bộ não rốt cuộc không nhận được gì hết, chúng ta phải dùng trí tuệ để thẩm tra, và con đường tu tập biết nhu vậy, con đường cảm hóa, muốn độ chúng sanh chính mình và độ chúng sanh cho người, chúng ta phải có pháp nhẫn nại.
Và có pháp nhẫn nại chúng ta trở thành một người tu, và người tu cho chính mình và độ hoá chúng sanh. Một bậc hiền trí luôn luôn tâm tư muốn độ chúng sanh, thì phải suy tư tất cả những pháp đang tu tập để trở thành bậc sa-môn hành pháp nhẫn nại đi vào con đường phục vụ chúng sanh.
Đó là sức mạnh của bậc hiền trí./.
Còn tiếp
No comments:
Post a Comment