Monday, May 10, 2021

Pháp Học và Pháp Hành, Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp. - TT Sán Nhiên

 Pháp Học và Pháp hành, Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp.

Được nghe và ghi chép lại theo sự học và hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 01" do TT Sán Nhiên giảng, xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức

Minh Hạnh ghi chép, Phần I

TT Sán Nhiên: Bài học hôm nay là Abhidhammattha Saṅgaha được dịch là - Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp 

Trước hết, từ Abhidhammattha Saṅgaha  được chia ra như sau: 

Abhi nghĩa là vô tỷ, là thù thắng, là tối thượng.

Dhamma nghĩa là pháp

attha nghĩa là nội dung

Saṅgaha nghĩa là tổng hợp 

Vô Tỷ Pháp nghĩa nguyên gốc là Abhidhamma. 

Vậy thì môn học hôm nay chúng ta sắp học là Abhidhammattha Saṅgaha được dịch ra là Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp. 

Ngài Tịnh Sự dịch là Vi Diệu Pháp, nhưng đến cuối đời Ngài, trước khi Ngài mất thì Ngài xin đổi từ chữ Vi Diệu đổi thành Vô Tỷ, tại vì ý nghĩa của Vô Tỷ là Bất Tỷ Giảo là không so sánh được, không pháp nào so sánh bằng pháp này, do đó Ngài đổi qua là Vô Tỷ Pháp hay gọi là Bất Tỷ Giảo.

Ngài HT Minh Châu, viện trưởng viện Phật Học Vạn Hạnh ở Việt Nam, Ngài dịch bộ Abhidhammattha Saṅgaha là Thắng Pháp Tập Yếu Luận

Chữ Thắng Pháp là nghĩa của chữ Abhi là thù thắng, 

Pháp dịch từ chữ Dhamma. 

Luận thì không có nghĩa.

 Abhidhammattha Saṅgaha không phải là một luận giải, mà là bộ sách trình bày giáo pháp cao siêu do Đức Phật Ngài thuyết giảng trong Tạng Abhidhamma, cho nên Thắng Pháp Tập Yếu Luận là ý của Ngài HT Minh Châu nói về Saṅgaha là Tập Yếu, Attha là nội dung để luận giải ra nên đặt là Thắng Pháp Tập Yếu Luận.

Ngài Trưởng Lão Narada Ngài dịch là Vi Diệu Pháp Khái Lượt từ Abhidhammattha Saṅgaha. 

Xưa nữa, Ngài Tịnh Sự dịch là Siêu Lý Hợp Đồng. Do đó các sử liệu về Abhidhammattha Saṅgaha mà qúi Phật tử có đọc qua là từ Siêu Lý Hợp Đồng.

Có một vài nơi dịch là A Tỳ Đàm đó là người Trung Hoa âm từ chữ Abhidhamma, A Tỳ Đàm Tập Yếu Luận.

Còn một vài nơi nữa dịch là A Tỳ Đàm Giáo Tài Yếu Luận 

Có rất nhiều tên được đặt ra đôi khi có sự sai biệt, do đó chúng ta chỉ cần học nội dung là chính yếu, còn từ ngữ tùy theo người dịch mà có góc độ khác nhau.

Đến ngày hôm nay bộ môn Abhidhammattha Saṅgaha vẫn còn tồn tại trên thế gian này và các trường Phật học quốc giáo nổi tiếng trên thế giới như Campuchia, Thái Lan, Miến Điện đều lấy làm môn học giảng dạy tại các trường đại học Phật Giáo quốc tế, do đó giá trị của bộ môn học chúng ta đang học đây có chiều sâu và độ cao, qúi Phật tử cần nắm bắt được để được lợi ích cho việc tu tập của mình.

Vậy thì, nói tóm lại bộ môn chúng ta đang học là Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp (Bộ Abhidhammattha Saṅgaha) là bộ chú giải, bao gồm tất cả 9 chương, do một vị Tỳ Khưu người Ấn Độ tên là Anruddha biên soạn ra dựa theo 7 bộ Tạng Abhidhamma. (Vị Tỳ Khưu Anruddha này không phải là vị Thánh Tăng Alahán Anruddha thời Đức Phật còn tại thế.)

Xin nói rõ điều này, dựa trên 7 bộ Tạng Abhidhamma, khi Đức Phật Ngài còn tại thế Ngài không nói qua Tam Tạng. Trong 45 năm, Ngài thuyết  Dhamma  và Vinaya, tức là Ngài chỉ nói Pháp và Giới Luật mà thôi, sau khi Ngài viên tịch Niết-bàn các Tỳ kheo phân tách thành ba bộ gọi là Tam Tạng, lấy từ Dhamma, họ thấy căn cơ chúng sanh khó học khó hiểu nên các Ngài tách làm hai, đầu tiên cái gì dễ nghe dễ biết đặt ra là suttanta, cái gì khó nghe khó hiểu đặt ra là Abhidhamma. Suttanta dịch là Kinh, Abhi là Vô Tỷ, do đó các vị chú giải tách ra làm ba:

1. Đầu tiên là Vinỳa piṭaka - gọi là Luật Tạng

2. Thứ hai là Suttanta piṭaka - gọi là Kinh Tạng

3. Thứ ba là Abhidhamma piṭaka - gọi là Vô Tỷ Pháp Tạng.

Thì suốt 45 năm Đức Phật thuyết hai loại pháp là Dhamma và Vinaya gọi là Pháp và Luật gồm 84 ngàn pháp môn hay còn gọi là pháp uẩn, trong 84 ngàn pháp môn phân biệt ra thì Luật tạng có 21 ngàn, Vô Tỷ có 42 ngàn, Kinh Tạng có 21 ngàn, tổng cộng chúng ta có 84 ngàn pháp môn.

Trong phần chúng ta học ở đây qúi Phật tử sẽ được học qua bộ Abhidhammattha Saṅgaha dựa trên 7 bộ của Tạng Abhidhamma cần thiết  chúng ta nắm bắt được.

Tạng Abhidhamma là Tạng thứ ba có 7 bộ: Nếu chúng ta thực tế đi vào trong Chánh Tạng mà học thì không học nổi, chưa có người nào có khả năng đọc thẳng vô trong đó mà hiểu hết tất cả nội dung bộ Abhidhamma, ngày hôm nay tất cả các vị Chư Tăng, Cao Tăng, những vị Trưởng Lão học và nghiên cứu và viết ra gọi là chú giải mình mới hiểu được chứ không hiểu được. 

1. Bộ thứ nhất là bộ Pháp Tụ 

2. Bộ thứ hai là bộ Phân Tích

3. Bộ thứ ba là bộ Nguyên Chất Ngữ

4. Bộ thứ tư là Nhân Chế Định

5. Bộ thứ năm là bộ Ngữ Tông

6. Bộ thứ sáu là bộ Song Đối

7. Bộ thứ Bảy là bộ Phát Thú.

Tuần sau chúng ta bắt đầu sẽ có lớp học Phát Thú là bộ môn thứ 7. Hôm nay chúng ta học chú giải bộ Abhidhamma. Khi học Phát Thú là qúi Phật tử bắt đầu luận giải hết tất cả các pháp, không nói thông thường như bên Kinh Tạng được.

1) Bộ Pháp Tụ là, tất cả các pháp trên thế gian này trong tam giới tụ lại trong bộ Pháp Tụ này, Đức Phật Ngài gom hết tất cả vào, lúc đó qúi Phật tử học bộ môn Pháp Tụ này khi đó sắc giới, vô sắc giới, bất thiện, vô ký có trong bộ Pháp Tụ. Thí dụ, người ta đánh mình một cái vào vai mình thì đó là pháp bất thiện hay người ta chửi mình đó là pháp bất thiện, lúc đó qúi Phật tử không nhìn thấy người ta đánh mình mà chỉ nhìn thấy pháp mà thôi, người ta chửi mình không nhìn thấy người ta chửi mà chỉ nhìn thấy pháp mà thôi. Còn khi là Pháp bất thiện hay là pháp thiện, hay là pháp vô ký là pháp quả nó kết tụ vô cho mình thấy được là pháp hiện tại trong dục giới, hiện bày trong sắc giới nằm hết trong bộ Pháp Tụ, pháp hiệp thế, pháp siêu thế pháp đạo pháp quả pháp Niết-bàn đều nằm trong bộ Pháp Tụ, do đó nội học xong quyển Pháp Tụ là giải thoát đắc đạo quả rồi.

2) Bộ Phân Tích, bắt đầu chia sẽ ra. Thế thì khi pháp thiện, thiện hiệp thế, thiện siêu thế bắt đầu mổ xẻ ra. Người bố thí, để bát cho nhà sư hay là cúng dường in ấn tống sách, khi nói đến bố thí thì ở đây có hai loại trường hợp hay là không có hai loại trường hợp, qúi Phật tử thấy hành động người ta bố thí, ấn tống kinh sách gồm có mấy loại thiện trong đó, khi người ta bố thí, ấn tống kinh sách người ta làm trong tâm thiện nào? thì trong bộ Phân Tích đã phân tích ra là vì nhân sanh đến đạo quả Niết-bàn, vì phước báu sanh thiên, vì muốn có trí tuệ, vì có những tác ý đó thì họ làm thiện, còn mình đây thấy người ta làm mình làm theo thì việc thiện đó không có trí, hoặc người ta vui người ta làm, thì khi phân tích ra như vậy thì mình mới biết giá trị của việc làm thiện ở đó gặt hái được bao nhiêu. Thì bộ Phân Tích sẽ phân tích những điều đó, chia chẻ rõ ràng như vậy mới thấy rõ, tại sao hai người cùng làm việc chung nhau mà người này được hưởng phước báu nhiều hơn, người kia hưởng phước báu ít hơn là, từ nơi tác ý của họ hay là từ nơi tâm của họ khi làm việc thiện đó họ có sự tác ý chu đáo hơn hay chi tiết kỹ lưỡng hơn. Điều đó làm cho hai người khác biệt nhau. Thì khi chúng ta nắm được bộ Phân Tích này, học được sự phân tích này, hiểu được sự phân tích này, từ đây trở về sau người ta làm người ta biết con đường đạo quả của người ta nhanh hay chậm.

3) Bộ Nguyên Chất Ngữ, tất cả các pháp nó có bản thể của nó, hay là có nguồn gốc của nó, hay nó có tính cách của nó, thì chúng ta phải biết, dẫn chứng thí dụ cho chúng ta thấy, thí dụ một pháp thiện là pháp tốt là pháp không xấu. Khi nói đến pháp thiện mình phải tách làm hai pháp là: 

Pháp là = nguồn gốc, là khởi sanh, đưa tới, dẫn dắt. 

Thiện là = việc tốt, làm tốt, tạo tốt, được hưởng tốt

Như vậy, Pháp thiện là: nguồn gốc của việc tốt, khởi sanh của việc làm tốt, đưa tới việc tạo tốt, dẫn dắt tới việc hưởng tốt

Đó là pháp thiện theo Nguyên Chất Ngữ. Khi ta nói nguyên tắc nữa là giải đáp được vấn đề chứ còn không chúng ta không hiểu vì chỉ nói qua thôi.

4) Bộ Nhân Chế Định, người trời hay chúng sanh tất cả đều thuộc nơi đây, khi ta biết ta ở vị trí nào thì ta mới biết ta đang có sự sống tại đó, khi chúng ta không biết ta đang ở vị trí nào ta đang sống ở đâu thì chúng ta không hiểu được con người chúng ta.

Chúng ta là chúng sanh, có 12 hạng là : trời có hai là Chư Thiên dục giới và Phạm Thiên, thì Phạm Thiên có hai là sắc giới và vô sắc giới, người, súc sanh, atula, ngã quỉ, địa ngục. Chúng ta ở cõi người, chúng ta  ở giữa cỗi trời và cõi khổ (súc sanh, atula, ngã qủi, địa ngục) là có sự liên lạc với trời với cõi khổ. 

Vậy thì khi đang ở cõi người mà ta làm những hành động ở cõi khổ là ta có sự liên lạc với khổ thú. Và nếu ta đang ở cõi người mà làm những hành động như ở cõi trời thì ta có sự liên lạc với cõi trời Chư Thiên và Phạm Thiên.

5) Bộ Ngữ Tông là những điểm tranh luận, khi qúi Phật tử học đến bộ Ngữ Tông này có 500 câu hỏi và trả lời, 500 câu hỏi này tranh luận tất cả của các tông phái trên thế gian này về Phật giáo được ghi trong 500 câu hỏi này, tất cả các thắc mắc về Phật Giáo trên thế gian này được giải thích trong bộ Ngữ Tông.

6) Bộ Song Đối, rất hay, khi Phật tử học tới bộ Song Đối này thì tất cả các câu đối chiếu nhau từng câu, mỗi câu có câu hỏi và trả lời, hỏi một cách đối chiếu nhau về Uẩn, Xứ, Giới, Đế, tất cả có trong bộ Song Đối này.

7) Bộ Phát Thú là bộ phát xuất ra, phát thú là xuất phát ra chỗ nơi, còn gọi là trú xứ, tất cả pháp được xuất phát ra từ nơi nào, học bộ này qúi Phật tử sẽ thấy được Duyên Sinh, và Duyên Hệ. Học bộ thứ bảy này là chúng ta sẽ được học nơi trú xứ phát xuất ra tất cả mọi sự việc trên đời này qua duyên sinh duyên hệ, 

Vậy thì bộ môn chúng ta đang được học đây là bộ môn Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, là bộ chú giải gồm 9 chương được rút lại tất cả những nội dung chính yếu của 7 bộ thuộc Tạng Abhidhamma viết ra thành quyển sách này. 

Khi chúng ta học Abhidhamma sẽ giải đáp cho chúng ta biết 3 điều cần thiết

1. Cái chi ở trong ta

2. Cái chi ở ngoài ta

3. Cái chi ta muốn thành đạt 

Đối với chúng ta là người Phật tử đến với Phật Pháp qua lời dạy của Đức Phật, chúng ta có những gì thắc mắc, cái chi ở trong ta, ta cũng đều thắc mắc, cái chi ở ngoài ta, ta cũng đều thắc mắc, cái chi ta muốn thành đạt ta cũng đều thắc mắc, đó là những lời dạy của Đức Phật mà chúng ta thắc mắc.

Thí dụ, khi qúi Phật tử đến chùa, đến với Chư Tăng, đến với nhà Sư, qúi Phật tử đặt câu hỏi đầu tiên: "Tại sao con sống trên đời này khổ quá thưa Sư". Thì khi qúi Phật tử nghe một số Phật tử đến chùa họ nói "khổ quá", thì qúi Phật tử nghe tiếng "khổ quá" nghe quen. 

Trước khi học Phật Pháp thấy khổ ít , khi học Phật Pháp thấy khổ nhiều, học xong hết thì thấy quá khổ. 

Như vậy là, khi ít biết thì ít khổ, càng biết nhiều thì khổ nhiều, mình chưa được giải thoát mỗi cái mình đều sợ tội.

Khi không biết, làm điều gì cũng không sợ, nhưng khi biết rồi thì sợ tội. Thí dụ có một anh học về vi trùng học. Lúc anh học chưa biết anh sống thoải mái lắm, quần áo bê bối, nhưng khi học xong môn vi trùng học, khi ra đường không dám gặp ai hết vì chung quanh toàn là vi trùng thấy đâu cũng có vi trùng. Thì khi mình chưa biết thì mình thấy khổ ít thôi.

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta là chúng ta đang tạo thiện và đang tạo tội, nghĩ xấu, nói xấu, làm việc xấu, có hết, khi nào giải thoát thì mới không tạo tội. Đời khổ quá, tại sao ta biết như vậy mà chưa được giải thoát. Khi chưa biết thì làm việc bất thiện nhiều, khi biết rồi làm việc bất thiện ít hơn và nhiều thiện hơn, rồi hết bất thiện toàn là việc thiện, thì toàn thiện có hai là Hiệp Thế và Siêu Thế.

Do đó càng ít biết càng ít đòi hỏi để mau thoát khổ, còn biết nhiều càng đòi hỏi nhiều thì càng khổ nhiều.

Vậy thì. Học Abhidhamma để biết:

1) Cái gì trong ta. Ở trong ta có tâm, thân (danh và sắc)

2) Cái gì ngoài ta. Ở ngoài ta có cảnh: đối tượng của tâm và thân duyên vào

3) Cái gì ta muốn thành đạt. Ta muốn thành đạt giác ngộ.

1) Cái gì trong ta, đó là: khổ ít

Đức Phật nói Tâm nằm trong hang trú xứ của nó, không hiện bày ra bên ngoài cho ta thấy được nó, khi nó có đối tượng của nó (cảnh) nó mới hiện bày ra, lúc đó mình mới thấy Tâm, lúc đó mình mới hiểu được Tâm, mà đối tượng thay đổi luôn luôn.

Học Abhidhamma sẽ giải đáp được thân của mình, cái mà mình hoàn toàn chưa biết được thân mình, mình săn sóc nó mỗi ngày, săn sóc từng giai đoạn nhưng thân này thay đổi làm ta không biết được nó. Còn những thành phần suy nghĩ, những thành phần tạo tác bên trong là danh càng mù mịt hơn nữa và những gì sắc thay đổi từng mỗi chi tiết nhỏ chúng ta không hiểu được đâu, 

Có người dở chân lên nhẹ, có người dở chân lên mạnh. Có ba loại sắc trong người chúng ta mà mình không biết đó là, nhẹ, mềm, thanh thoát. Khi mình có đủ ba sắc pháp đó mình bước đi nhẹ nhàng mềm mại và thích hợp bước chân đi, còn khi ba pháp đó không có, nhẹ, mềm và thanh thoát thì khi bước chân đi nặng nề và không thích hợp. Do đó tại sao chúng ta thấy người già đi lụm khụm, đôi khi người trẻ cũng có người đi lụm khụm như vậy, không ai giải thích được điều đó, bước đi của mình mình không hiểu được, rồi mình không hiểu được giai đoạn này có, giai đoạn sau thì không có, qúi Phật tử ngồi thời gian lâu chân bị tê, ai cho qúi Phật tử biết hay là có thể nào qúi Phật tử biết giai đoạn nào chân bị tê, giai đoạn nào không bị tê chân, mình là chủ cái thân này mà mình không biết lúc nào chân bị tê. 

Khi mình bị tê mà mình biết mình bị tê rồi , khi đứng lên mình bị té xuống liền, khi đó mới thấy ta không làm chủ thân ta được. Thì đó là sắc thân mình, biết mình đang mang đây là một khối nặng trên vai mà mình mang hoài không buông xuống, không biết lúc nào mình buông khối nặng đó xuống, không ai biết được.

Do đó, học Abhidhamma giải đáp được cái gì ở trong ta mà chúng ta ưu tư suy nghĩ chưa giải quyết được.

2) Cái gì ngoài ta? đó là biết nhiều khổ nhiều

Cảnh của tâm, cảnh của thân hiện bày, nhưng do duyên đến, mình sẽ thấy một vật ưa thích, một đối tượng khó chịu không thích, những điều này trong cuộc sống hàng ngày mình không quyết định được, bởi những điều này do duyên đưa ra và duyên này mình không quyết định được. 

Chính do đó học Abhidhamma sẽ giải đáp được cái gì ngoài ta. 

Chính cái đó Abhidhamma sẽ giải đáp cho qúi Phật tử khi nào qúi Phật tử sẽ có vật ưa thích, mình muốn mà không được và sẽ được, khi nào qúi Phật tử muốn không gặp đối tượng khó chịu và không phải gặp, sẽ được giải quyết đối tượng khó chịu này như qúi Phật tử mong muốn được giải đáp hết.

Do đó Abhidhamma sẽ làm cho mọi thắc mắc những cái gì mà qúi Phật tử đặt nhiều câu hỏi, sẽ giải đáp tất cả trong Abhidhamma như qúi Phật tử muốn.

3) Cái chi ta muốn thành đạt  

Cái chi ta muốn thành đạt, quá nhiều khổ tại vì ta chưa giải thoát. Cho nên "cái chi ta muốn thành đạt" đó là, Giác Ngộ và Giải Thoát.

Khi nào qúi Phật tử được giác ngộ? đó là bỏ hết tham, sân, si và nhận biết được tâm của mình, không còn dính mắc.

Chúng ta muốn thành đạt là giác ngộ thì:

- Bỏ tham sân si.

- Không còn dính mắc.

- Nhận biết được tâm của mình. 

 1). bỏ tham sân si, cái gì ta muốn thành đạt là bỏ tham sân si, thì cách nào ta diệt được tham sân si, muốn bỏ tham sân si thì phải tu tập Giới, Định, Tuệ.

 2). Không dính mắc, ở trên đời này chúng ta có ba dính mắc, dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Ở trong đời chúng ta có ba dính mắc mà chúng ta tìm không ra.

 3). Nhận biết được tâm, khi chúng ta nhận biết được tâm, để tìm hiểu được nó là phải tìm được trú xứ của tâm.

Những cái này chúng ta tìm ra được mới gọi là giải thoát. Nếu như chúng ta chưa tìm ra được thì chúng ta chưa tìm ra được giải thoát. Vậy thì chúng ta muốn được giải thoát thì chúng ta phải hành đạo, chúng ta phải tu tập.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn nếu không được sự đồng ý của Minh Hạnh là bất hợp pháp, là phạm Giới lấy của không cho. Vv..

Còn tiếp

No comments:

Post a Comment