Saturday, June 25, 2022

Vi Diệu Pháp 23 (tiếp theo) - Thiền Vô Sắc Giới - HT Sán Nhiên giảng

 

Thiền Vô Sắc Giới (tiếp theo) - Vi Diệu Pháp 23 - HT Sán Nhiên 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm gọn theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 23" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm t

Xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Qúi Phật tử nghe về Hiệp Thế và Siêu Thế của thiền để chúng ta dễ dàng nhận định được, rồi sau này các qúi Phật tử ngồi thiền qúi Phật tử không bị lầm vô cái đó hay là qúi Phật tử không bị nghĩa là mình đang làm cái điều đó mình phải có thiền quán hay thiền chỉ.

Cái bình nước ở nhà hay ở chùa có hai loại nước nóng và nước lạnh, xử dụng khi bình hết nước thì châm vô, qúi Phật tử sài nước nóng nước lạnh, khi mùa đông thì sài nước nóng, mùa hè thì sài nước lạnh, khi hết thì châm nước vô. 

Còn qúi Phật tử giữ cái bình người ta lại xin không cho, tại vì cái bình qúi Phật tử đang cần có, không cho cái bình chỉ cho người ta uống nước thôi.

Nhưng mà tới khi hai cái loại này nó hư một lần, hai lần thì qúi Phật tử sẽ thấy là phải sửa, nhưng mà nếu hư nhiều quá, sửa tới sửa lui tính giá thành mua cái mới thì bỏ không sửa nữa.

Thì khi qúi Phật tử thấy nó bị hư không sài được mới đem bỏ, đó là lợi lộc và mất lợi lộc.

Rồi cái bình nước chưa hư nhưng giặc đến không đem bình nước đi được là bỏ của chạy lấy người, giặc đến thì danh thơm tiếng tốt bỏ lại hết.

Đó là thứ nhất, thứ hai Sư muốn trình bày qúi Phật tử thấy một điểm nữa

Hiệp Thế có:

Tầm là tìm tới đề mục

Tứ là quán sát đề mục

Hỷ là hoan hỉ với đề mục 

Lạc là thoả thích với đề mục

Nhất Thống (định) là nhất tâm với đề mục, là đắc Sơ Thiền
ở bên Siêu Thế có 3 chi thôi  là: Niệm, Định, Tuệ.

Khi mà qúi Phật tử đem tâm đến với đề mục là qúi Phật tử đang ghi nhớ, quán sát đề mục là có sự ghi nhớ, hoan hỉ với đề mục đang có là đang có sự ghi nhớ. Có sự thoả thích với đề mục mình đang tu mình có công lực thì mình có sự ghi nhớ. Lúc đó tâm với mình khắn khích với đề mục và không rời thì bên thiền Hiệp Thế là Nhất Thống thì bên Siêu Thế là Định của thiền Quán. Vậy thì Tuệ nằm, Niệm Định và Tuệ của Thiền Siêu Thế hay là Thiền Quán Vipassana, qúi Phật tử đặt đúng cái tuệ đó là không bị rớt trong Thiền Chỉ mà không bị lệch trong thiền quán, nắm bắt được Siêu Thế và không kẹt trong hiệp thế.

Tìm được Tuệ nằm ở đâu là ra được con đường Siêu Thế không là Hiệp Thế, thiền Quán không phải là Thiền Chỉ con đường đạo quả chứ không phải con đường tam giới 

Tuệ sáng suốt để tâm nhìn về cảnh, tuệ sáng suốt để tâm tìm về cảnh, tuệ sáng suốt hoan hỉ với cảnh đang có, tuệ phải sáng suốt để tâm thoả thích với cảnh đang được quán sát, tuệ phải sáng suốt để nhất tâm với đề mục, tuệ luôn luôn có sự ghi nhớ mọi diễn tiến của pháp, tuệ luôn luôn tập trung với mọi diễn tiến của pháp.

Chánh niệm là có tuệ, tỉnh giác phải có tuệ, có niệm là có tuệ, có định là có tuệ, không phải tu tập có niệm có định rồi mới có tuệ, như vậy không làm được, mà có niệm là có tuệ, có định là có tuệ. Cũng như có Tầm là có tuệ, có Tứ là có tuệ, có Hỷ là có tuệ, có Lạc là có tuệ, có Định là có tuệ


Mỗi phút giây có niệm là phải có sự sáng suốt hiểu biết của mình là tuệ, mỗi phút giây tập trung theo dõi được đề mục là có sự sáng suốt có tuệ ở trong định.

Qúi Phật tử nói tôi niệm xong tôi có định rồi tôi phát sanh tuệ, như vậy là không đúng.

Mà Tuệ quán trong lúc Niệm và Tuệ quán trong lúc đang Định mới thấy được. Qúi Phật tử đặt đúng mới ra được, chứ không thể nào qúi Phật tử nói: Niệm xong rồi đến Định, Định xong rồi mới đến Tuệ, như vậy là không đúng.

Thiền Chỉ qúi Phật tử đi 5 bước không được vậy, nhưng mà trong khi qúi Phật tử muốn đi giữa hai cái này không lẫn lộn thì trong từng mỗi một bước đi đều phải có trí tuệ lập đầu dẫn dắt trong tất cả mọi việc làm của mình 


Thì việc đó với một cái bình nước bị hư nước nóng hay nước lạnh thì qúi Phật tử có trí tuệ qúi Phật có thể quyết định, không có một cảm giác của mình để mình quyết định được nó.

Ở đây khi qúi Phật tử đi đến trạng thái đem tâm đến với cảnh gọi là Tầm, khi qúi Phật tử đem tâm đến với cảnh mà lọt vô 8 ngọn gió đời (bát phong) đó là Thiền Chỉ, đó là kiết sử, tôi làm được bữa nay rồi đó, tâm tôi không phóng dật, tâm tôi lúc này ngồi xuống là bắt được đề mục liền, đó là Thiền Chỉ, đó là Kiết Sử.

Đối với người Thiền Quán, đang đi họ biết mình đang đi, mà họ té họ cũng biết, họ biết cái té là pháp, họ biết cái biết khi họ té là pháp (biết) 

Do đó đối với Thiền Chỉ, không cho té, đi là phải đi cẩn thận, luôn luôn theo dõi. Nhưng đối với Thiền Quán té để biết thấy pháp chứ không phải của tôi.

 Đi ta biết đi, té ta biết té, đó là quán để thấy được pháp, mỗi pháp đều có pháp, mỗi cái hiện bày đều có pháp, pháp nó đang hiện bày.

Nhưng mà qúi Phật tử đi thì biết đi, qúi Phật tử không muốn té là qúi Phật tử đang gò bó theo cái mình có, như vậy không thấy được pháp, không thấy được thực tướng. Mới vừa ngồi tê chút xíu là sửa, không chịu nhìn cái tê, như vậy là không thấy pháp.

Tuệ là phải được thấy pháp đang có chứ không phải tránh né và không muốn nhìn thấy nó. Học sinh giỏi là không được biết đề thi trước, đề thi cho ra cách nào ngồi xuống giải đáp được hết đó là giỏi có trí tuệ, còn tất cả đề thi được cho biết trước và kết quả đáp số cũng được biết trước học sinh làm đúng, như vậy học sinh đó không có trí tuệ, cái đó là sự sắp đặt sẵn rồi để tìm được danh thơm tiếng tốt mà thôi chứ không có trí tuệ.

Qúi Phật tử có trí tuệ thì cái gì cũng giữ được, còn qúi Phật tử không có trí tuệ qúi Phật tử có cũng giữ không được.

Một đứa con giàu có không có trí tuệ cha mẹ để lại tài sản cho nó giữ không được, một đứa con nghèo khó mà nó có trí tuệ nó làm ra tài sản nó giữ được.

Thì tất cả đều là do nơi con người của mình cả, do tâm của mình quyết định cả.

Bây giờ Sư nói thế này, qúi Phật tử đem tâm đến cảnh (cảnh đây là Sư nói hơi thở) Sư nói cái này để qúi Phật tử mổ xẻ ra tìm. Hơi thở dài ngắn, nặng nhẹ, chậm và mau, có và mất , đây là pháp thế gian, ta không giữ cái đó.

Ví dụ cái bình nấu nước

Thân mình ví như cái bình nước, bình nước đặt trên bếp để đun nước, nước bắt đầu sôi bốc khói ra từ cái vòi, khói bốc ra bao nhiêu thì nước cạn xuống bấy nhiêu, rồi khi nó xuống hết nước, lúc bấy giờ qúi Phật tử thấy nước sôi cạn xuống qúi Phật tử châm thêm nước vô thì bình còn giữ lâu, còn nếu nước cạn hết mà không châm thêm nước thì bình sẽ bị hư mau, và cái bình sẽ bị vất đi vì không dùng được nữa. 

Cuộc đời mình khổ bao nhiêu chúng ta lấy niềm vui bên ngoài ta bỏ vô thì cuộc đời ta giữ hoài ta không muốn bỏ. Còn không châm nữa, nó đổ bao nhiêu nỗi khổ vào trong người ta nhận lấy nó bốc đi bốc đi hết, bốc hơi đi ra hết là Lokuttara là bốc hơi đi ra không ở trong bình nữa, Lokuttara siêu xuất ra khỏi cái bình này. Còn cái bình mà cứ châm hoài trong đời thế gian này sẽ còn hoài pháp thế gian, theo năm tháng cái bình cũng bị hủy hoại bởi cái vô thường tuổi thọ của nó.

Cái bình ví cho thân mạng mình, qúi Phật tử châm thêm nước cho nó, qúi Phật tử uống, cạn thì châm thêm nước, nhưng theo năm tháng tuổi thọ cũng làm nó hư đi. Thì thân mạng qúi Phật tử cũng vậy, cái khổ nhiều quá, qúi Phật tử châm thêm niềm vui vào, rồi năm tháng tuổi thọ của qúi Phật tử hết qúi Phật tử cũng phải chết, Lokuttara (vượt ra khỏi thế gian), chứ đừng có chờ cái bình nó cháy đen khét mà tìm cái chân lý của nó.

Do đó, qúi Phật tử thấy, nó hết thì ta đi, hay ta châm nó, ta ngồi đó giữ cái bình đó ta không đi, ta ngồi châm cái bình đó ta không đi, giặc đến đánh đùng đùng vẫn ngồi đó giữ cái bình, tại cái bình cả cuộc đời tài sản có nhiêu đó.

 Nước bốc hơi ra khỏi cái bình là Lokuttara là Siêu xuất ra khỏi, còn qúi Phật tử châm vô thêm để nó còn nguyên gọi là Lokiya (Lokiyadhamma là pháp thế gian) nó còn nguyên, còn nếu hơi bốc ra bao nhiêu là thoát ra bấy nhiêu, nó ra nhanh bao nhiêu thì bình cạn bấy nhiêu.

Hơi thở của mình dài là mình khỏe, hơi thở ngắn là mình bắt đầu mệt. Hơi thở mình nặng là mình thấy mình già rồi, hơi thở nhẹ là còn trẻ. Hơi thở chậm là mình yếu rồi, hơi thở mau là còn khỏe. Hơi thở có là còn sống, hơi thở mất là chết rồi.

Do đó, khi ngồi thiền, nó y chang thế gian này, được khen và bị chê, có tài sản mất tài sản, có danh dự và mất danh dự, khổ đau và hạnh phúc, hơi thở y chang như vậy, đó là thế gian, mà tất cả những cái này không có ai quyết định nó được nó hết và chính nó cũng không biết nó quyết định được.

 Ta tách ra con người có 2 thành phần Danh và Sắc. Thì cái gọi là Danh, cái gọi là Sắc nó có nguyên nhân của nó mà ra.

 Sắc do nghiệp làm ra, Sắc do tâm làm ra, Sắc do bởi vật thực làm ra, Sắc do thời tiết (qúy tiết) làm ra. Như vậy Sắc được tạo thành do bởi nghiệp, bởi tâm, bởi vật thực, bởi thời tiết.

Sắc do Danh mà có là:

- do nghiệp quá khứ làm ra

- Do có thành phần phụ thuộc (tâm sở) của nó làm ra.

- Do cảnh.

- Do có thần kinh làm ra.

Không có con người nào trong đây cả, 4 nguyên nhân sanh ra. Qúi Phật tử nhìn vô đây không có con người mình, không có người mẹ người cha sinh ra mình. Bốn cái này:

- Nghiệp tạo ra con người, người đẹp, người xấu là nghiệp. Sinh ra đầy đủ căn hoặc thiếu căn là nghiệp. Sinh ra bị mù mắt là do nghiệp chứ không phải tại người mẹ người cha.

Nhưng người đó không nhìn thấy cái nghiệp của mình mà tạo ra sắc nàyl thì lúc bấy giờ người đó không biết do nghiệp quá khứ mà ra, thì người đó lại tiếp tục oan trái cho một chúng sanh khác. 

 Tê, nhức, mỏi, đau. Tâm qúi Phật tử có không muốn cái mỏi đau này, vật thực qúi Phật tử ăn uống không làm cho sắc thân này bị tê nhức mỏi đau. Thời tiết không làm cho qúi Phật tử tê nhức mỏi đau. Thì lúc bấy giờ qúi Phật tử có cái nghiệp, nhìn thấy nó là nghiệp quá khứ ta đã tạo ra, hiểu biết được như vậy ta mới không oan trái, còn không qúi Phật tử nhìn cái tê nhức mỏi đau này không phải là một sắc nghiệp của mình có do nghiệp tạo ra sắc pháp này có thì qúi Phật tử có cái nghiệp quá khứ. Có cái nghiệp hiện tại và có oan trái lúc bấy giờ tại đó lúc ta đang ngồi thiền tại đó.

Nhìn tại đây qúi Phật tử thấy tất cả những cái này đâu ai quyết định, đó là sắc pháp và chính nó cũng không quyết định được nó, nó cũng phải lệ thuộc 4 yếu tố hình thành ra sắc pháp (nghiệp, bởi tâm, bởi vật thực, bởi thời tiết). 

Nếu nói nó là Danh pháp thì chính danh pháp này cũng không quyết định được tại vì 4 yếu tố (nghiệp quá khứ, thành phần phụ thuộc (tâm sở), do cảnh, do có thần kinh làm ra) làm ra.

Tê nhức mỏi đau hay hơi thở nhanh chậm yếu khỏe này qúi Phật tử phải có thần kinh thân, phải có cảnh xúc, và có tâm ghi nhớ và lúc đó có hành động qúi Phật tử đang làm ra, là nghiệp quá khứ, chứ không phải do mình quyết định.

Do đó, không ai quyết định. Chỉ có Danh và Sắc, yếu tố của sắc làm ra, yếu tố của danh làm ra, chính nó đang có của nó chứ không phải một người nào quyết định được.
 
Phật tử ngồi thiền xong hỏi đạo.

Thiền sinh: Thưa Sư, khi con ngồi thiền chân con đau quá con gồng lên, thì như vậy có được không?

HT trả lời: Không được, khi mà quí Phật tử nói khi những bắp thịt của mình căng lên rồi mình nghĩ là tôi ta rồi mình xả ra thì mình thấy nó nhẹ đi mình không nghĩ nó tôi ta, nhưng mà trong khi mình nghĩ không có nghĩ tôi ta chính là đang nghĩ tôi ta, tại vì mình còn lo cái đó, mình còn nghĩ tới nó, mình làm cho nó nhẹ bớt đi, nhẹ hơn mình làm cách nào nhẹ hơn, mình nhích ra một chút cho nó nhẹ hay là mình không có gồng nữa để cho nó thư giãn thì gọi là nhẹ. 

Thì khi mình muốn nó như vậy, còn cái muốn trong trạng thái mình đang có chứ không phải mình đang niệm, mình phải thấy hết, mình đang quán tại đó thấy được trạng thái thực tính của nó, mình coi lại tâm của mình rồi mình hiểu được thực tướng của nó thì nó ra được vấn đề là không có tôi ta trong trạng thái không để ý tới quán sát cái pháp nó đang hiện bày. Còn cái này mình vẫn theo dõi nó và mình đang chìm trong đó hay là mình đang nghĩ tới nó và mình không muốn nghĩ tới nó, những cái đó luẩn quẩn không phải là mình thấy pháp mình chỉ thấy nó đang dẫn dắt mình thôi, mắt cũng vậy, mặt cũng vậy, cái mặt mình thấy bắp thịt gồng lên cũng vậy, mình muốn để ý tới nó, mình không muốn để ý tới nó, không phải nó theo pháp, pháp để thấy tâm của mình đang có, đó là thực tính và hiện tượng của nó đang thay đổi không được yên là thực tướng, bắt được cái đó mới là pháp.

 Chân mình đang ngồi là qúi Phật tử chặn con đường máu lưu thông, máu không chạy được, nó bị nghẹn lại, thì dưới đây bị máu không nuôi được sẽ bị tê. Qúi Phật tử đi châm cứu, chấm cái kim xuống một chút xíu cái điểm đầu kim nó đỏ hồng lên là vì máu của mình muốn đẩy vật lạ đang xâm nhập vào cơ thể của mình, nó cố đẩy ra, đẩy hoài không được thì máu tụ lại làm đỏ hồng lên, chút xíu rút kim ra thì máu tan ra. Máu của mình có khả năng tống đẩy tất cả những vật lạ xâm nhập vào cơ thể của ta mà nó đẩy không được thì nó giao chiến nó xưng mủ lên ở đó hay là nó bể ra.

Do đó, khi mình ngồi đây mà hồi nào chân mình quen thong thả máu lưu thông dễ dàng ở ngón chân mình, giờ mình ngồi chặn nó lại thì nó bắt đầu phá thành trì này để cho nó chạy xuống lại, nó đâu muốn chết tế bào dưới đây, nó muốn giữ sự sống dưới chân này.

Chân mình ngồi thì bắp thịt bị co lại và xương cũng co lại theo bắp thịt thì bắt đầu xương bị mỏi, bắp thịt bị ép lại làm nhức, sau đó hiện bày đau, nhìn thấy đó, mình coi lại cái tâm của mình bực, khó chịu là bất thiện rồi, không hoan hỉ rồi, cái đó là tâm bất thiện, mình nhìn thấy tâm đó bất thiện chứ không phải mình nhìn thấy tê nhức mỏi đau, vì tê nhức mỏi đau là bắt buộc hiện bày ra.

Mình thấy nó rồi mình quay trở lại nhìn xuống thấy nó nữa thấy nó đang thay đổi, vô thường về sắc, thấy khổ về tâm, danh và sắc, thay đổi qua lại.

Mình nhìn thấy pháp hiện bày, mình theo dõi, mình biết lý trí, cái trí tuệ ở giữa gọi là quán mình thấy./. 

2 comments: