Wednesday, June 1, 2022

Vi Diệu Pháp 22 - Tâm Thiện Thiền - HT Sán Nhiên giảng

   Tâm Thiện Thiền - Vi Diệu Pháp 22 - TT Sán Nhiên 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm gọn theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 22" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm t

Xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Hôm nay chúng ta học tiếp  Tâm Thiện Thiền 

1) Tâm Thiện Sơ Thiền câu hành; Tầm, Tứ, Hy, Lạc, Nhất Thống.
2) Tâm Thiện Nhị Thiền bỏ Tầm còn câu hành; Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Thống.
3) Tâm Thiện Tam Thiền bỏ Tầm bỏ Tứ, thì còn câu hành; Hỷ, Lạc, Nhất Thống.
4) Tâm Thiện Tứ Thiền câu hành Lạc và Nhất Thống.
5) Tâm Thiện Ngũ Thiền Câu Hành Xả và Nhất Thống.

Như vậy thì, ở đây Tâm Thiện là 5 tâm thiền này dành cho những người tu tập về Thiền Chỉ, tu tập ngay trong kiếp hiện tại này được quả phước báu là đắc thiền, nhập định và hiện bày thần thông, hiện bày ngũ thông: 

1) Thiên nhãn thông.
2) Thiên nhĩ thông.
3) Tha tâm thông.
4) Túc mạng thông.
5) Hành túc thông.

Người tu Thiền Chỉ đạt được hưởng quả phước báu đó, tuy nhiên ở giai đoạn hiện bày thần thông đa phần đến ngũ thiền họ mới có được, còn ở giai đoạn Sơ Nhị Tam Tứ thì không có. 

Như Ngài Đề Bà Đạt Đa thì có hành túc thông, ông hiện thành con rằn để cám dỗ vua A Xà Thế. 

ĐĐ Anuruddha cả một đời đắc quả A La Hán chỉ hiện bày được thiên nhãn thông, rồi sinh ra ngã mạn mà không đắc quả Alahán, Ngài Xá Lợi Phất nói vì ngã mạn mà không đắc quả Alahán do vậy ông diệt ngã mạn nên mới đắc quả Alahán. 

Nhưng trong kinh sách thì không nghe nói tới khả năng của ĐĐ Xá Lợi Phất về thần thông, chỉ nói Ngài về trí tuệ, không có vấn đề nào mà Ngài không giải đáp được khi có người đề cầu hỏi Ngài. Ngài có thể nhìn chúng sanh đó mà Ngài giải đáp được bởi do tha tâm thông. Ngài nhìn thấy con đường ĐĐ Anuruddha không đắc được quả Alahán, là do ĐĐ Xá Lợi Phất  có được túc mạng thông mới biết lý do.

Duy nhất ở trong đời có 2 người có thể hiện bày được lục thông là Đức Phật và Mục Kiền Liên. Lục thông là thêm thần thông thứ sáu là lậu tận thông, người đắc được lậu tận thông nhìn được chúng sanh khác biết họ còn lậu hoặc cái nào chỉ cái đó gọi là lậu tận thông, chính mình được diệt lậu tận và chỉ người khác diệt được lậu tận. 

 Trong hàng Chư Tăng không có ai thù thắng như ĐĐ Kasappa là ĐĐ Ca Diếp thù thắng về thần thông hiện bày về lửa, nhập định đề mục lửa chứ không nói đến ngũ thông này.

 ĐĐ Mục Kiền Liên hôm sáng ôm bát đi khất thực thì có một cô kỹ nữ đem lòng ái luyến thương tướng mạo của ĐĐ Mục Kiền Liên đi theo cô ta đang chải tóc trên lầu nhìn xuống thấy ĐĐ Mục Kiền Liên đang đi khất thực trên đường lộ thì cô ta quăng cái lượt chạy xuống theo để nhìn tướng ĐĐ Mục Kiền Liên. ĐĐ Mục Kiền Liên nhập định và nói: 

"Thân xác này chỉ do da thịt bọc bên trong chỉ là mủ máu tanh hôi, không gì thơm tho thích hợp hết".

Đó là ĐĐ Mục Kiền Liên nhập định với tha tâm thông đọc được tâm của cô kỹ nữ đó, lẹ như một người lực sĩ duỗi cánh tay, vừa biết có người di sau mình nhập định quay lại nói liền, thế là cô ta qùy xuống qui phục và xin quy y với Ngài.

ĐĐ Mục Kiền Liên đệ nhất thần thông hàng phục rồng chúa Nandopananda.

Con rồng thuộc loại Long Vương, là một trong cõi Tứ Thiên Vương, rồng là thuộc Tứ Thiên Vương. Do đó rồng có thể hiện thân ra làm người, cũng như sau khi ĐĐ Mục Kiền Liên hàng phục được rồng chúa  Nandopananda, rồng này là rồng tà kiến nó quay trở lại quy phục chánh kiến đến đảnh lễ Đức Phật hiện thân là người nam, nhưng mà thuộc Tứ Thiên Vương cai trị 4 châu thiên hạ thì trong đó Càn Thác Bà là vua các Chư Thiên Càn Thác Bà là các Chư Thiên đờn ca sướng hát cho Chư Thiên ở cung trời Đao Lợi các Vua Trời Đế Thích thì Càn Thác Bà Dạ Xoa Long Vương đều nằm dưới của Tứ Thiên Vương cai quản.

Do đó, thì rồng Long Vương là một trong 4 của Tứ Thiên Vương cai quản. Nhưng mà Chư Thiên đó là Chư Thiên bậc thấp chứ không phải là Chư Thiên bậc cao. Chư Thiên bậc thấp giống như ở trên núi đồi rừng ao hồ sông rạch hay là biển. 

Còn nếu như qua khỏi không gian này mà đi lên trên thì Chư Thiên đó gọi là Chư Thiên bậc cao, ở cõi trời cao, từ Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Xuất Đà, Quá Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại, là thiên dục giới, thì nơi đó là bậc cao ở cõi dục giới.

Câu chuyện ĐĐ Mục Kiền Liên hàng phục rồng chúa Nandopananda.

Trên đường Đức Phật Ngài đi về độ vua cha Tịnh Phạn còn có một tuần lễ thì băng hà, thì đi qua dãy núi có rồng chúa Nandopananda cản ngăn Đức Phật, Đức Phật Ngài mới đáp xuống dãy núi bên này vừa ngồi xuống cùng   nhiều vị Tỳ Khưu bạch rằng:

 "Bạch Đức Thế Tôn cho con qua con hàng phục con rồng chúa này." 

Đức Phật Ngài lặng thinh, với Đức Phật Ngài  cái gì mà không có hoan hỉ hay là Ngài không nhận lời, Ngài ngồi lặng thinh thì hết tuần tự tỳ khưu này đến tỳ khưu kia xin đi qua để hàng phục long vương rồng chúa tới, ĐĐ Mục Kiền Liên xin đi hàng phục con rồng chúa Nandopananda, Ngàii mở mắt ra nói:

- Này Mục Kiền Liên việc nên đi làm việc đó.

Thì trong kinh nói ĐĐ Mục Kiền Liên đi qua hai dãy núi, Ngài ngồi bên đây  con rồng chúa bao bọc bên kia,  nó ló đuôi lên cản con đường đi tới, bị cản lại thì tất cả Chư Tăng ngồi xuống bên đây thì ĐĐ Mục Kiền Liên vừa đi qua nhập vô ôm xiết cái con người của rồng chúa. Rồng chúa nói:

- "Đánh lén không anh hùng, đánh trước mặt ta nè"

ĐĐ Mục Kiền Liên nói:

- "Ta đi từ ngoài biển vô miệng ngươi"

Rồi Ngài dùng ngay thiền định về chất lửa đẩy lui lửa của Long vương mà còn làm cho Long vương bị nóng nảy không sao chịu nổi, xin hàng phục.

ĐĐ Mục Kiền Liên đem rồng chúa qùy dưới chân Đức Phật xin quy y:

- "Từ đây xin nguyện với Đức Phật là ai mà đi qua bên đây mà có gì cần giúp thì đệ tử của Đức Phật thì nói là tôi là đệ tử của Đức Phật thì rồng chúa Nandopanandas phục vụ lo lắng."

Thì đối với về thần thông có nhiều chương nhiều trang nhiều tiết mục, không có gì khác thường hết, qúi Phật tử hành thiền mà đắc thiền được thiền, không có khó. Nhưng có hai điều qúi Phật tử phải biết phải ngừa đừng có quên khi mình đi vào con đường này, được thì được hết mà mất thì mất hết, cái đó là quan trọng. Cái thứ hai là khi mình đi vào con đường này là phải nhớ nẻo về, đường đi nẻo về mình phải nhớ như con ong nó phải nhớ đường tìm về tổ của nó chứ không nó lạc là nó chết, mà khi qúi Phật tử đi thần túc thông là qúi Phật tử đi mây về gió đi lên mây hay đi lên mặt trời nhưng mà phải nhớ đường về.

Pathavi là đề mục địa hoàn tịnh kasina 

Hiện bày thần thông là qúi Phật tử phải đi đề mục địa hoàn tịnh Pathavi, còn hô phong hoán vũ, hô phong là thổi gió, hoán vũ là đổi mưa, cái đó qúi Phật tử phải đi qua đề mục Tejo là ngọn lửa, Apo là nước thì mới ra được.

Sư cam đoan với qúi Phật tử là không khó, 100% là dễ, con đường đắc đạo quả thì khó chứ con đường tu để hiện bày thần thông là dễ như trở bàn tay.

Sư đi qua Miến Điện ở Miến Điện có một vị Sư mà Chư Tăng người nào cũng nói vị đó là hiện bày thần thông tên là Wabu Sayadaw vị này là Chư Tăng ở trên núi Madalay, thì Chư Tăng ở trên núi không có điện nước thì tối Ngài hiện bày thần thông bay đi đốt tất cả đuốc ở trên ngọn đồi núi để Chư Tăng thấy đường đi hành đạo dễ dàng không bị té. Người thứ hai nổi tiếng hơn Ngài Mahasi là Ngài Mogok Sayadaw nếu như Ngài Mahasi năm nay trên thế giới có 511 chi nhánh kể luôn Tứ Phương Tăng Tự mình là 511 chi nhánh thì Ngài Mogok có hơn 1200 chi nhánh trên thế giới, hai vị này không ai thua kém ai, bên nữa cân người tám lạng.

Hai vị này Sư đi tìm hiểu ra thì Ngài đi thiền quán đắc đạo quả nhưng mà Ngài đó có thiền chỉ.

Quả phước báu của người tu thiền Chỉ được hưởng đắc thiền, nhập định, và hiện bày thần thông đến ngũ thông, không được lục thông, Alahán mới có lậu tận thông còn người phàm phu và ba quả thấp thì chỉ hiện bày ngũ thông mà thôi, không có được ngũ thông, diệt lậu hoặc, mới hiện bày thần thông được, có người có người không.

Đắc thiền và nhập định, hai cái có ý nghĩa. 

Người đắc thiền là mới vừa đắc định, lần thứ nhất. Sau đó họ tiến tu thì họ mới bắt đầu phát triền con đường nhập định thì lúc đó họ muốn nhập định một giờ, hai giờ, 3 giờ, một ngày, hai ngày v.v... thì họ mới vô định, hai cái nó khác nhau. Nó có hai giai đoạn.
Khi tu 5 chi thiền; Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất thống, đắc thiền lần thứ nhất họ định trong đó một sát na rồi trở ra lại trong ngũ thiền, thì lúc đây họ muốn trở vô nhập định thì họ phải vô đắc thiền họ đã có rồi họ mới nguyện xả ra, họ: "Nguyện cho tôi ngồi thiền được một tiếng, hai tiếng, ba tiếng, một ngày, hai ngày, ba ngày", thì lúc đó họ trở vô thiền cơ bản hay thiền nền tảng, lúc đó thiền này là nền tảng phải dựa trên nền tảng này họ phát nguyện rồi họ mới nhập định.

Đắc thiền chưa hẳn là nhập định, nhập định muốn được phải trở vô thiền nền tảng của họ đã chứng đắc đó rồi họ ra họ xả thiền ra họ mới nguyện: nguyện cho tôi được nhập định trong vòng một ngày trời 24 tiếng thì bắt đầu họ vô thiền cơ bản cái họ nhập định, từ đó họ ở trong đó sau khi đó họ xả thiền ra họ trở lại đời sống bình thường như chúng ta.

Đắc thiền, nhập định, hiện bày thần thông, không khó.

Đắc thiền mới là đắc định thôi chứ chưa nhập định. 

Còn nhập định là mình phải có phát nguyện hay là mình có chuẩn bị mình mới có nhập định được.

Nhập định xong mà muốn hiện bày thần thông thì cũng phải xả thiền ra rồi nguyện cho tôi hiện bày thần thông. Nguyện xong xuôi mình vô lại thiền cơ bản.

Muốn hiện bày thần thông là phải đắc ngũ thiền, đó là niêm luật, rồi từ chỗ tâm này đi Sơ, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Định, rồi xả ra nguyện: "Nguyện cho tôi hiện bày thần thông". 
Thần thông có hai dạng là; 

1) Thần thông thuần thục còn gọi là thần thông tinh thông là nhập định vô hiện bày liền nhập định vô hiện bày liền. 

2) Còn có loại là người lợi căn và người độn căn. Người độn căn thì phải chuẩn bị trở lại, nó có 2 sát na, loại có sát na chuẩn bị, loại không có sát na chuẩn bị. như ĐĐ Mục Kiền Liên là thần thông thuần thục là Ngài vô định liền ra hiện bày ra liền.

Có hai loại thiền là thiền ướt và thiền khô.

Loại thiền ướt là các vị đã đắc quả Alahán rồi phát tâm muốn nghiên cứu về các loại thiền chỉ họ đi vào con đường thiền chỉ họ đắc thiền và hiện bày thần thông, đó là thiền ướt.

Còn loại thiền khô là không qua con đường Thiền Chỉ, đắc quả Alahán nhưng không có tu Thiền Chỉ và không có thần thông. Những người nào đắc đạo quả mà không tu Thiền Chỉ không hiện bày được thần thông gọi là thiền khô.

Như Ngài Ananda khi đắc là đắc đạo quả Ngài không hành thiền Chỉ nhưng tới cuối đời Ngài mới vô Thiền Chỉ Ngài hiện bày được thần thông chia hai xá lợi cho hai bên nội bên ngoại, lúc đó Ngài thọ 120 tuổi thì Ngài chết, Ngài chia hai xá lợi cho hai bên nội ngoại lúc đó Ngài là thiền ướt. Còn các vị như là đắc quả Alahán mà không tu thiền chỉ thì chỉ là thiền khô chứng đắc đạo quả suông thôi. 

Sư nói lại, con đường tu thiền qúi Phật tử phải dùng 8 tâm đại thiện Dục Giới, nhưng rốt ráo để được đắc thiền thì lúc đó là qúi Phật tử chỉ còn có 4 tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí. Khi nhập định, ngay chỗ đắc thiền là tâm thiện thiền lên. Giai đoạn 4 tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí là tu tập, rồi qúi Phật tử dùng hết tâm lực từ 8 Đại Thiện gạn lọc chỉ lấy Trí Tuệ thôi, bỏ Bất Tương Ưng Trí ra còn 4 tâm Đại Thiện, tới đắc thiền thì qúi Phật tử có tâm thiện thiền đầu tiên chứng đắc Sơ, Nhị, Tam, Tứ.

Rồi nhập định thì tâm thiền đó trở lại. 

Còn chỗ giai đoạn phát nguyện hồi nãy là 4 Đại Nguyện Tương Ưng Trí trở lại. "Nguyện cho tôi" lúc đó Đại Thiện Tương Ưng Trí rồi nhập thiền lại nhập định.

  Qúi Phật tử muốn nhập định qúi Phật tử đắc thiền lần thứ nhất thành sơ thiền, rồi phát nguyện nhập định sơ thiền

- Nhập định nhị thiền. thứ hai rồi là qúi Phật tử trở thành là nhị thiền rồi

- Nhập định tam thiền

- Nhập định tứ thiền

- Đắc thiền lần thứ ba qúi Phật tử là người tam thiền, đắc thiền lần thứ tư qúi Phật tử trở thành là người tứ thiền, rồi xả thiền đó ra rồi phát nguyện rồi nhập định lại tầng thiền qúi Phật tử chứng đắc.

Lời nguyện của mỗi tầng thiền đều giống nhau cho mỗi lần nguyện.

Đắc thiền rồi xả thiền ra rồi nguyện như sau: 
- "Nguyện cho tôi nhập định của sơ thiền" 

Rồi lại đắc thiền rồi lại xả thiền rồi lại nguyện:
- "Nguyện cho tôi nhập định của nhị thiền" 

Rồi lại đắc thiền rồi lại xả thiền rồi lại nguyện: 
- "Nguyện cho tôi nhập định của tâm thiền." 

Rồi lại đắc thiền rồi lại xả thiền rồi lại nguyện:
- "Nguyện cho tôi nhập định của tứ thiền." 

Rồi lại đắc thiền rồi lại xả thiền rồi lại nguyện:
- "Nguyện cho tôi nhập định của ngũ thiền." v.v...

Qúi Phật tử muốn hiện bày thần thông là qúi Phật tử phải vô luôn một loạt các thiền này đắc sơ nhị tam tứ ngũ thiền xong rồi xả ra rồi nguyện xin được hiện bày thần thông rồi nhập định rồi hiện bày thần thông, đi như vậy thôi, hết sức đơn giản và dễ dàng.

Muốn hiện bày ngũ thông này là trí tuệ phải sáng suốt cùng tột mới được. Bao nhiêu cái tinh huyết về trí tuệ của mình tập trung lại sáng  suốt để làm thì điều đó mới được hiện bày còn nếu không không cách nào qúi Phật tử có hiện bày được thần thông.

Thí dụ.

Thiên nhãn thông. Trong phòng mình ngồi hành thiền nhắm mắt lại bắt đầu nhập định của tầng thiền thứ năm, thấy Chư Thiên đang đi trên cung trời Tứ Thiên Vương, các Chư Thiên này nói chuyện qua nói chuyện lại, qúi Phật tử thấy Chư Thiên ở Đao Lợi các Ngài đến đảnh lễ vua trời Đế Thích các Ngài cúng dường lễ vật cho vua trời Đế Thích, thấy một cách sáng suốt chứ không phải nằm mơ.

Thiên nhĩ thông, qúi Phật tử cũng nhắm mắt, qúi Phật tử nghe Chư Thiên nói chuyện với nhau bữa nay là ngày sinh nhật của vua trời Đế Thích ta phải đem lễ vật tới cúng dường cho ngài, nghe rõ, nhắm mắt mà nghe rõ, không phải nghe tiếng con chó sủa bên kia tường. 

Tới mức độ nữa là Sư đang ngồi nhắm mắt ở đây Sư nhớ mẹ của Sư, bây giờ Sư mới nhập định hiện bày thần thông muốn nghe ba sư với mẹ sư đang nói gì ở bên VN, ngồi đây Sư nghe hết nghe rõ ràng chứ không phải nằm mơ, không phải thần giao cách cảm 
Qúi Phật tử phải thấy là nghe vi tế nghe rõ ràng mạch lạc, gạn lọc hết những gì thô thiển ra hết, nghe suốt không cách ngăn.

Nghe thật sự như vậy mới gọi là thắng trí, trí tuệ đó thù thắng xuyên suốt. 

Tha tâm thông, là họ nhập định, họ cũng nhắm mắt nhập định, họ coi  tâm người đó đang khởi lên cái gì mà họ không cần mở mắt nhìn mà khi tâm người đó đang khởi lên cái gì là họ biết hết.

Túc mạng thông, có những vị tỳ khưu coi được 10 kiếp, có những vị tỳ khưu ngồi coi được 100 kiếp, như Đức Phật Ngài trong bài kinh Túc Sanh Truyện Ngài kể 500 kiếp quá khứ của Ngài. Nhưng mà không phải như vậy Ngài nhìn xa hơn nữa thời quá khứ, thời Phật Ca Diếp, thời Phật Câu Na Lưu Tôn, Câu Na Hàm hay thời Phật Di Lạc sắp tới Ngài nhìn biết chúng sanh nào chúng sanh nào, đó là túc mạng thông và thiên nhãn thông, Ngài nhìn thấy hai cái.

Chư Thiên đọc được tâm của chúng sanh là do năng lực của các ngài đó là nhìn thấy được tâm của chúng sanh chứ không phải là họ có Thiền Chỉ họ mới đọc được tâm của chúng sanh.

Khi đang ngồi Thiền Chỉ với đề mục về hơi thở Anapana Sati, theo dõi hơi thở vô ra, qúi Phật tử theo dõi trạng thái hơi thở làm sao không có tham, sân, si, thì  mới đắc định được.

Thì khi qúi Phật tử ngồi thiền hơi thở qúi Phật tử dính tham, chưa vừa lòng là sân, không hiểu biết là si, thì không đắc định, đó là điểm mấu chốt mà qúi Phật tử cần quan tâm, do đó khi qúi Phật tử muốn như vậy là qúi Phật tử phải luôn luôn cẩn thận, có 3 yếu tố; vô tham, vô sân, vô si là nhiên liệu đưa qúi Phật tử tới được đắc định, rồi đắc định khi đề mục và hành giả trở thành một chứ không có hai, gọi là nhất thống.

Chúng ta học tiếp qua phần thứ hai.

Thì phần thứ hai chúng ta chỉ đổi qua là: 

1) Tâm Dị Thục Quả Sơ Thiền Câu Hành Tầm Tứ Hỷ Lạc Nhất Thống
2) Tâm Dị Thục Quả Nhị Thiền Câu Hành Tứ Hỷ Lạc Nhất Thống
3) Tâm Dị Thục Quả Tam Thiền Câu Hành Hỷ Lạc Nhất Thống.
4) Tâm Dị Thục Quả Tứ Thiền Câu Hành Lạc Nhất Thống.
5) Tâm Dị Thục Quả Ngũ Thiền Câu Hành Nhất Thống.

Chỉ có sau khi chết mà không bị hoại thiền thì được sanh về cõi trời tương xứng với tầng thiền chứng đắc.

Như vậy, ở phần Tâm Dị Thục Quả chỉ có sau khi chết mới sanh được về đó chứ còn không thì không có xử dụng được. Như vậy thì khi còn ở cõi người  đắc thiền được thì qúi Phật tử sẽ dùng chỉ có tâm thiện Sơ, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ thiền này trong thời gian qúi Phật tử hiện bày đắc thiền nhập định hay hiện bày thần thông của qúi Phật tử thôi, chứ không sài tâm quả dị thục quả. 

Tâm Dị Thục Quả này chỉ vô được sau khi qúi Phật tử chết bỏ xác thân này mà không bị hoại thiền, trước khi chết mà không bị hoại thiền thì tâm Dị Thục Quả này làm cho qúi Phật tử tục sinh về cõi trời tương xứng với từng thiền qúi Phật tử đã chứng đắc. 

Thí dụ:

-  Như ta chứng tầng Sơ Thiền thì được sanh về cõi trời Phạm Thiên Sơ Thiền Sắc Giới. 

- Chứng đắc tầng thiền thứ hai được sanh về cõi Phạm Thiên Nhị Thiền Sắc Giới.

- Đắc thiền tầng thứ ba được sanh về cõi Phạm Thiên Tam Thiền Sắc Giới.

- Đắc thiền thứ tư được sanh về cõi Phạm Thiên Tứ Thiền Sắc Giới.

- Đắc thiền thứ năm được sanh về cõi Phạm Thiên Ngũ Thiền Sắc Giới.

Như vậy thì 5 tâm Dị Thục Quả này là những tâm hiện bày cho các vị thiền giả hay là các vị hành giả sau khi thân hoại mạng chung mà không có bị hoại thiền, cái đó là niêm luật, người mà hoại thiền như Đề Bà Đạt Đa không có cơ hội được về cõi trời.

 Người đắc đạo quả sơ thiền hay nhị thiền họ cũng còn sân si như chúng ta, trong khi họ ngồi thiền thì họ không tham, không sân, không si, nhưng xả thiền ra họ tham sân si như thường như ta vậy thôi không có khác biệt, trừ khi họ đắc quả thánh nhân họ diệt tham sân si kiết sử thì họ mới ra, còn người đắc thiền vẫn còn tham sân si như ta, nên đắc Thiền Chỉ, chỉ là đá đè cỏ dùng trong giai đoạn mình ngồi thiền thấy tâm mình an tịnh thôi, nhưng khi ra khỏi thiền định, ra khỏi thiền chỉ, ra khỏi tu tập thì tham sân si hiện bày đầy đủ giống như người phàm phu không khác gì chúng ta. 

Do đó, họ không có gì hơn mình chỉ là họ tu họ có thiền thôi chứ thật ra phàm phu tánh của họ vẫn như mình thôi.

Do đó, đây là tâm Dị Thục Quả.

Rồi mình qua tâm hàng thứ ba : 

1) Tâm Duy Tác Sơ Thiền Câu Hành Tầm Tứ Hỷ Lạc Nhất Thống
2.) Tâm Duy Tác Nhị Thiền Câu Hành Tứ Hỷ Lạc Nhất Thống
3) Tâm Duy Tác Tam Thiền Câu Hành Hỷ Lạc Nhất Thống
4) Tâm Duy Tác Tứ Thiền Câu Hành Lạc Nhất Thống
5) Tâm Duy Tác Ngũ Thiền Câu Hành Nhất Thống.

Thì những loại tâm này chỉ dành riêng cho các bậc Alahán có tu Thiền Chỉ họ mới có những loại tâm Duy Tác này, đó là những tâm dành cho các bậc Alahán có tu Thiền Chỉ họ mới có những tâm Duy Tác này họ hiện bày thần thông được. Như Đức Phật Ngài bay trở về độ vua Cha là Ngài sài tâm Duy Tác. ĐĐ Mục Kiền Liên độ rồng chúa Nandopanandas Ngài sài tâm Duy Tác, ĐĐ Ananda hiện bày thần thông chia hai xá lợi cho hai bên nội ngoại của gia đình Ngài, Ngài hiện bày tâm Duy Tác, mà qúi Phật tử còn biết được có một bà người nữ nổi tiếng có thần thông tên là Yasodhara hay còn gọi là Bimba, người trung hoa gọi là Da Du Đà La, bà là người đệ nhất thần thông, ngày bà chết lúc 78 tuổi bà đến xin đảnh lễ Đức Phật bà nói: 

- "Bạch Đức Thế Tôn hôm nay con xin được viên tịch Niết-bàn"

 Đức Phật nói: 

- "Bimba, hãy nên làm những điều gì nên làm." 

Rồi Ngài yên lặng. Thì Yasodhava này đắc quả Alahán mà đệ nhất thần thông, bà nhập định bà biến to lớn tất cả Kỳ Viên Tự ai cũng thấy hết rồi bà thu nhỏ lại, rồi bà ngồi trên hư không bà phân tách ra hàng ngàn người rồi bà gom lại làm một, rồi bà bung ra to lớn một lần nữa rồi thu nhỏ lại, rồi lửa đốt bà thành xá lợi. Bà Bimba Yasodhara trước khi bà chết bà hiện bày Liên Thông Niết-bàn. Từ khi bà xuất gia Đức Phật không gọi bà là Yasodhara nữa mà gọi là nàng Bimba, tỳ khưu ni Bimba là tên gia tộc bà là Bimba. Bà này viên tịch Niết-bàn Liên Thông Niết-bàn, bà hiện bày thần thông thù thắng giữa hội chúng, xong xuôi bà dùng lửa tam muội đốt cháy thi thể để lại xương cốt. Thì lúc đó bà muốn vô Liên Thông Niết-bàn bà phải vô tâm Alahán Duy Tác của bà trước và bà vô tầng thiền bà có hiện bày thần thông sau. Bà là Alahán bà sài tâm Duy Tác rồi bà mới nhập định theo tầng thiền ngũ thiền mà ta có rồi bà mới xả ra bà mới phát nguyện hiện bày thần thông xong rồi đốt cháy hoả thiêu xương cốt. Bà phải nhập định xong xuôi bà xả ra bà phát nguyện, phát nguyện xong bà hiện bày thần thông lửa bà mới dùng lửa tam muội đốt cháy xương cốt bà ra.

 Nếu ta nói Tâm Vô Ký là bao gồm cả hai, Tâm Duy Tác và Tâm Quả.

Vậy thì khi sài tâm thiền phải sài Duy Tác Sơ Thiền, Duy Tác Nhị Thiền, Duy Tác Tam Thiền, Duy Tác Tứ Thiền, Duy Tác Ngũ Thiền. Còn khi qúi Phật tử không có sài thì bậc Alahán không có sài thì Ngài sài Tâm Duy Tác Dục Giới. Như Đức Phật Ngài muốn nói pháp một bài pháp thoại cho tứ chúng nghe thì Ngài sài tâm Duy Tác Dục Giới. 

Vakkali là thanh niên mê say sắc đẹp của Đức Phật xin đi xuất gia không lo tu chỉ lo nhìn sắc đẹp Đức Phật, Đức Phật Ngài nói:  

 - "Đi về Vakkali đi về đi, không có tới đây nhìn Như Lai".

 Vakkali buồn đi về đi lên trên núi nhảy xuống tự vận chết thì lúc bấy giờ Đức Phật hiện bày thần thông là Ngài sài tâm Duy Tác ánh sáng Ngài bung chói sáng ra rồi Đức Phật Ngài mới thu lại rồi Ngài nói pháp cho Vakkali nghe.

Tâm bắt một cảnh, tâm không bắt hai cảnh, tâm đang hiện bày thần thông, tâm phải chăm chú trong đề mục đó. Tâm bắt một cảnh thôi, cảnh hiện bày thần thông thì tâm hiện bày thần thông rồi xả ra rồi dùng tâm của mình lại.

Tóm lại: 

Như vậy, hôm nay chúng ta học tâm sắc giới gồm có ba: Tâm Thiện, Tâm Dị Thục Quả, và Tâm Duy Tác.

Vậy thì chúng ta có tâm sắc giới có 15 tâm và nó chia làm 3 loại:

-  5 Tâm Thiện, 
- 5 tâm Dị Thục Quả 
- 5 Tâm Duy Tác.

Sư muốn nhắc qúi Phật tử là. Chữ Dị Thục Quả nghĩa là: Dị là khác biệt, thục là chín mùi, quả trổ sanh, quả chín mùi nó trổ sanh khác thời gian tạo nên gọi là Dị Thục Quả. Quả trổ sanh chín mùi trổ sanh khác thời gian tạo gọi là Dị Thục Quả.

Ta tạo hôm nay ngày mai quả trổ, vậy thì khi ta nói quả trổ ngày mai là Dị Thục Quả của ngày hôm nay. Nếu tạo ngày hôm nay quả trổ liền ngày hôm nay là quả liền sát na, đánh người ta hôm nay người ta đánh lại mình liền, đó là quả trổ liền, còn bữa nay đánh người ta năm sau tháng sau người ta mới đánh mình là Dị Thục Quả.

Vậy thì tại sao chỗ này gọi là Dị Thục Quả? Ta đắc thiền, ta hưởng được định trong thiền, ta hưởng thời gian định của thiền bao lâu cũng được trong đời này nhưng ta chưa về cõi trời được, đợi khi ta chết ta mới về cõi trời được ta mới sài tâm Dị Thục Quả.

Do đó, không bao giờ qúi Phật tử hưởng cái quả ngay trong hiện tại này về sự đắc thiền, không có, đắc thiền hưởng trong đó ta sài tâm thiện mà thôi, hiện bày thần thông, nhập định, toàn dùng tâm thiện thôi. Tâm Dị Thục Quả chỉ đi đến cho hành giả hay là thiền sinh sau khi chết được sanh về cõi trời của mình đi về đó.

Ở lớp khác Sư dạy Abhidhamma các vị đó hỏi Sư:

Câu hỏi: một bậc Thất Lai là bậc Sơ Quả, bậc Nhất Lai là bậc Nhị Quả họ còn được hưởng 7 lần người và trời, hay là bậc Nhất Lai được hưởng 1 lần người và trời mà họ được đi cho mãn chu kỳ của họ là từ cõi người lên cõi Tusita, trở lại người lên Tusita, rồi trở về người lên Tusita. Nếu mà họ đang tu đó mà họ đắc được Thiền Chỉ nữa các tầng thiền của họ đang có thì họ sẽ đi về con đường nào? 

- Thí dụ họ đắc được tầng thiền thứ tư, họ sanh về cõi trời Phạm Thiên Sắc Giới, nhưng họ là Nhất Lai là Tư Đà Hàm được sanh về cõi trời Tusita, ở đó họ bổ túc Balamật nữa, họ đi xuống đi lên một lần hay là họ đi về Tứ Thiền này?

 Qúi Phật tử thấy câu hỏi đó rất là vi tế mà có một kẽ hở để qúi Phật tử thấy được cái sinh hoạt của các Ngài thêm sự kiến thức nữa, đi đâu. Sư nói thêm một điểm nữa để qúi Phật tử nghe, cái người mà đắc thiền khi họ ở giai đoạn định có thiền họ nhập định có thiền và họ hưởng một giờ một ngày của thiền hay họ nhập định rồi đó họ là một đời sống của vị Phạm Thiên tại đó chứ không phải con người của mình nữa, tuy rằng họ chưa về cõi trời nhưng họ đã là vị Phạm Thiên tại đó rồi họ ngồi 1 giờ đồng hồ họ đang hưởng cõi trời Phạm Thiên của họ tại đó, họ xả thiền ra như mình thôi.

Rồi bây giờ đặt cái thứ hai, bây giờ họ là bậc Thất Lai là người đắc Tu Đà Hườn, Sơ Quả họ đắc thiền nữa là vừa Thất Lai Phạm Thiên họ có cả hai, cố hữu của họ là Thất Lai và họ nhập định của thiền Tứ Thiền họ chứng đắc thì họ là Tứ Thiền Phạm Thiên, Phạm Thiên Tứ Thiền Sắc Giới thì là họ có được hai cái đó, họ ngồi yên vậy đó, Thất Lai Phạm Thiên cũng họ luôn, thì lúc họ chết họ đi về đâu?

Sư đưa ra 2 cửa: 

1) Một là cửa Tusita là cõi Dục Giới để cho các bậc Thánh Nhân hay là vị Bồ Tát nguyện Balamật được về đây để mà trau dồi Balamật tiếp.

2) Hai là,  Rồi tầng thiền, thí dụ như Tứ Thiền Sắc Giới. Thì khi các vị này họ muốn đi ngày cận tử lâm chung tới, với những bậc như Tư Đà Hườn hay gọi là Thất Lai hay là bậc Nhất Lai. Thì lúc bấy giờ cận tử lâm chung mà họ nhập định trong thiền Sắc Giới mà họ đắc thì họ tự động đi về Tứ Thiền Sắc Giới tục sanh liền, nhưng lúc bấy giờ tâm họ không nghĩ tới thiền họ có mà tâm họ nghĩ tới Niết-bàn họ có họ về Tusita. 

Thí dụ như Sư. Thí dụ Sư nguyện làm Bồ Tát Chánh Đẳng Chánh Giác nhưng mà Sư đắc thiền Sắc Giới thì tới giờ cận tử Sư nói nếu ta muốn về cõi trời Sắc Giới để ta hưởng cõi trời Phạm Thiên đó thì nhập thiền định vô đó tới cận tử mạng sống dứt thì Sư đi về cõi trời Phạm Thiên. Nhưng mà lúc đó cái tâm Sư nghĩ đi trên đó cõi trời tuổi thọ lâu lắm không gặp được Phật ra đời không học được Phật Pháp nghe được mình mau đắc đạo quả thôi mình về Tusita lúc nào Đức Phật tới mình được nghe tiếp, thế là về cõi Tusita (Đâu suất) không được vô thiền lúc cận tử. Khi mà người cận tử mà còn muốn hay luyến tiếc, còn muốn phải vô cái thiền đó mà chết trong lúc đó mới đi. 

Do đó, người muốn về cõi trời Tứ Thiền thì ngày cận tử đó họ phải vô cái thiền họ có nhập định, đắc thiền, đắc định ở đó, giữ tâm đó rồi thân xác hoại rồi sanh về cõi trời Sắc Giới. Còn khi họ tới ngày cận tử họ không muốn về cõi trời sắc giới tuổi thọ lâu lắm họ muốn về Tusita để chờ Ngài Di Lạc ra đời xuống nghe pháp thì họ không được vô 5 tâm thiện phải cắt không nghĩ tới, chỉ nghĩ tới Niết-bàn chỉ nghĩ tới Balamật của mình thôi thì bắt đầu họ về cõi Tusita rồi tới thời của các vị Phật ra đời thì họ đi xuống lại Nhất Lai hay Thất Lai của họ.

Con đường vô sanh có hai: Nếu như Thất Lai và Nhất Lai thì có thể nếu họ không qua con đường Bất Lai mà họ đi thẳng tới vô sanh luôn thì cõi vô sanh này ở ngay tại cõi người, lên xuống 7 lần kiếp chót vô sanh Niết-bàn, lên xuống 1 lần kiếp chót họ là cõi người họ vô sanh Niết-bàn. 

Còn nếu họ lên xuống 7 lần mà họ đắc được Bất Lai ở giữa lên xuống lần thứ 3 đắc được Bất Lai thì khi họ chết ở cõi người họ sanh về cõi tịnh cư Thiền Sắc Giới họ không trở lại người nữa, Ngũ Tịnh Cư Thiên ở cõi trời sắc giới Tứ Thiền Sắc Giới ở đó họ tiến tu tới vô sanh luôn chứ họ không trở lại cõi người nữa, bỏ giai đoạn Bất Lai mà nếu  Nhất Lai và Thất Lai lên xuống thì họ không qua Bất Lai này thì sẽ được đắc quả vô sanh Niết-bàn ở cõi người lần chót.

Có người có khi họ đi hết chu kỳ 7 lần, nhưng có người tới kiếp thứ 2 làm người họ tiến tu vô sanh Niết-bàn luôn nếu họ đủ căn cơ đủ vô Balamật, còn không thì lên xuống 7 lần thì trong vòng 1 tới 4 năm thì đắc được Bất Lai rớt vô cõi  Ngũ Tịnh Cư Thiên (5 cõi trời tịnh cư) 

Còn họ đi hết chu kỳ 7 lần rồi đắc tầng thánh thứ hai là Nhất Lai rồi lên xuống một lần, rồi họ ở cõi người lại họ đắc tầng thánh thứ ba họ lên Bất Lai, họ lên xuống 5 lần  Ngũ Tịnh Cư Thiên (5 cõi trời tịnh cư) 1. Vô phiền Thiên. 2.  Vô nhiệt Thiên 3. Thiện hiện Thiên  4. Thiện kiến Thiên 5. Sắc cứu cánh Thiên. Họ đi lên 5 tầng đó theo Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ, rồi xong xuôi ở đó họ mới vô sanh Niết-bàn. Có nhiều người họ tuệ mạnh vô cái tuệ họ vô thẳng luôn tầng thứ 5, còn họ đi vô Bất Lai nhưng niềm tin của họ mạnh thì họ vô tầng thứ nhất họ là Bất Lai tầng thứ nhất, họ tiến tu ở tầng thứ nhất lên tầng thứ hai, họ tiến tu thứ 3 là Niệm, tiến tu thứ 4 là Định, họ lên tầng thứ tư thì Vô phiền Thiên, Vô nhiệt Thiên, Thiện hiện Thiên, Thiện kiến Thiên, Sắc Cứu Cánh Thiên.
Theo Sư thì qúi Phật tử nên đi hết chu kỳ thì kéo dài 1 tỷ năm.

Thiền sinh: Thưa Sư, các vị Thất Lai hoặc Bất Lai khi ở tầng Tusita khi thời Đức Phật nào xuống trần thì họ có năng lực gì hay khả năng gì mà họ quyết định được sự tái sanh của họ.

HT trả lời: Nguyện là được liền. Bồ Tát Chánh Đẳng Chánh Giác ở kiếp hiện tại này họ nói sống kiếp trăm năm khổ, cắt đứt liền, lúc đó họ nguyện đứt Balamật liền đánh đứt tuổi thọ liền. 

Có lần Sư nói: Một vị Bồ Tát sống 3 kiếp mỗi kiếp là 100 năm là 3 kiếp 100 năm, 
Có một vị Bồ Tát sống 3 kiếp là 57 năm, kiếp thứ 2 là 46 năm, kiếp thứ 3 là 28 năm, cái nào nhanh hơn. Người thứ hai đi nhanh hơn. Một chu kỳ 22 tăng kỳ kiếp 1.40.00
Đi cái nào cũng được 100 năm hay 57 năm cái nào cũng được nhưng đừng có đứt Balamật. Thì đi như vậy người thứ hai họ bắt đầu họ nghĩ đi 3 kiếp 300 năm trong khi đi như mình 3 kiếp cộng lại có 150 năm bằng nửa người kia thì cái này nhanh hơn, thì khi họ nghĩ tới đó họ dùng Balamật cắt tuổi thọ của họ bất kỳ lúc nào.

Như Sư bây giờ Sư nói không muốn giữ nữa tối nay nguyện cắt liền cái Balamật cắt tuổi thọ cái đi liền, đi bằng Balamật chứ không phải là giết mạng sống mình, Bồ Tát Chánh Đẳng Giác nào cũng có, nên Đức Phật Ngài nói tuổi thọ của một vị Chánh Đẳng Giác một kiếp trái đất Ngài không dùng Ngài đi xuống 80 tuổi thọ Ngài đi, Ananda nói: "Ngài nói với con một kiếp trái đất mà". Đức Phật Ngài nói: "Như Lai không dùng, Như Lai dùng cái 80 tuổi này đi." Thì lúc đó Ananda trở tay không kịp. Cái đó Balamật làm được.

Sư nhắc lại. Tâm Sắc Giới có 15 tâm: 5 tâm thiện, 5 tâm Dị Thục Quả, và 5 tâm Duy Tác. Ta có đủ 5 thứ mỗi một loại. 15 tâm ở Sắc Giới. Thứ 2, Tâm Sắc Giới sanh về cõi trời Sắc Giới ta gọi vị đó là Phạm Thiên, không gọi là Chư Thiên, đời sống của vị Chư Thiên này là sống trong phạm hạnh nên được gọi là Phạm Thiên. Mà ở đó sắc thân cũng giống như Chư Thiên nhưng họ chỉ sài hai thần kinh là thần kinh nhãn và thần kinh nhĩ, họ không sài thần kinh tỉ, thần kinh thiệt, thần kinh thân. Có thân, mũi có, lưỡi có nhưng không dùng, mũi để ngửi không có ngửi, thiệt không có dùng để nếm, thân không dùng để xúc chạm, 3 cái này không có, không bao giờ có đối với Phạm Thiên từ sơ thiền cho tới tứ thiền. Ngài chỉ có 2 là thần kinh nhãn và thần kinh nhĩ, thần kinh nhãn là để Ngài nhìn thấy các vị Phạm Thiên khác, thần kinh nhĩ để Ngài nghe pháp của Đức Phật thuyết giảng hay là vị Phạm Thiên nào nói pháp thì các Ngài nghe chứ không nghe âm thanh khác.

Đối với Phạm Thiên đời sống hàng ngày đặt hàng đầu là phạm hạnh do đó Ngài dùng 2 thần kinh nhãn và nhĩ trong phạm hạnh chứ không phải sống trong lục dục. Chư Thiên sống trong lục dục (sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp). Còn đối với Phạm Thiên chỉ sài thần kinh nhãn và thần kinh nhĩ, nhưng trong 2 thần kinh này Phạm Thiên sài là chỉ trong phạm hạnh, phạm hạnh chỉ có Tứ Vô Lượng Tâm Từ Bi Hỉ Xả, các Ngài sống trong đó, các Ngài Phạm Thiên luôn luôn sống an trú trong Từ Bi Hỉ Xả. 

Do đó, nên Bàlamôn giáo nhận lầm Phạm Thiên là đấng Thượng Đế là đấng cha lành thương chúng sanh như là Từ Bi Hỉ Xả.

Thiền sinh: Thưa Sư, các vị ở các cõi trời Sắc Giới họ có được tăng tuổi thọ không?

HT trả lời: Các vị Phạm Thiên Sắc Giới không tăng tuổi thọ. Chư Thiên dục giới còn muốn qúi Phật tử hồi hướng, nên qúi Phật tử nghe Sư hướng dẫn, tăng phúc tăng thọ, chư Thiên Dục Giới hoan hỉ lắm, từ Tứ Thiên Vương tới Tha Hóa Tự Tại đều hoan hỉ, nhưng các vị Chư Thiên Sắc Giới không cần qúi Phật tử hồi hướng. Chẳng hạn câu hồi hướng đó là đúng trong kinh sách ghi chép: "Xin hồi hướng quả phước báu này đến tất cả Chư Thiên" Chữ tất cả Chư Thiên có nghĩa là chỉ có Chư Thiên mà không có Phạm Thiên. Phạm Thiên không nhận lời phước báu của qúi Phật tử hồi hướng. Các vị Phạm Thiên sống trong Tứ Vô Lượng Tâm Từ Bi Hỉ Xả, các Ngài không sống trong tham dục, do đó các Ngài sống đủ tuổi thọ là đi.

2 comments:

  1. Em đã download và cất kỹ. Hihihi. Cảm ơn Chị. Giữ gìn sức khỏe nha Chị.

    ReplyDelete