Monday, July 4, 2022

001 Paṭṭhāna - Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện - HT Sán Nhiên giảng ngày 12 tháng 2, 2022

 001 Paṭṭhāna

Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện - HT Sán Nhiên giảng ngày 12 tháng 2, 2022

Patthana là bộ kinh được HT Sán Nhiên giảng phối hợp với Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp. Do đó, Minh Hạnh sẽ ngưng học kinh Vi Diệu Pháp mà sẽ học qua bộ Patthana này,  và, xin ghi chép tóm gọn lại từ video giảng "001 Patthana" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Nếu có gì sơ sót xin qúi Ngài từ bi chỉ dạy, xin chân thành cám ơn.

Xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Lớp học này Sư muốn chia sẻ hết tất cả qúi Phật tử hoan hỉ là:

Thứ nhất. Bộ môn Phát Thú này (Patthana) là bộ thứ 7 của Tạng Abhidhamma (Tạng Vô Tỷ Pháp). Sư muốn trình bày với qúi Phật tử đầy đủ từng chi tiết với bộ môn này. 

Đức Phật Ngài khi còn tại thế Ngài để lại giáo pháp 84 ngàn pháp uẩn, trong 84 ngàn pháp uẩn thực ra:

-  42 ngàn pháp uẩn là Ngài thuyết giảng cho con người; 

- 21 ngàn pháp uẩn cho Tạng Luật, 

- 21 ngàn pháp uẩn cho Tạng Kinh.

 cộng chung lại nếu Đức Phật Ngài thuyết cho con người có tất cả 42 ngàn pháp uẩn.

Còn pháp thuần túy Ngài không tiếp xúc với con người tất cả là 42 ngàn pháp uẩn. 

Nên khi Ngài thuyết pháp Ngài nghĩ tới Pháp có tất cả 42 ngàn pháp uẩn dành riêng cho pháp trong thời gian Ngài ngồi suy nghiệm về pháp có tất cả là 42 ngàn pháp hôm nay được gộp trong bộ Abhidhamma.

Còn nếu như Pháp chỉ dành nói với Ngài Xá Lợi Phất Ngài Mục Kiền Liên hay đối với tất cả cư sĩ thì nằm trong Tạng Kinh, hay Tạng Luật. 

Đối với Chư Tăng thì Ngài có những bộ Tạng Luật đặt ra những giới luật cho Chư Tăng hành theo.

Đối với con người thì Ngài có những bộ kinh chúng ta được học qua là Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh v.v... Những bộ kinh đó coi như là Ngài thuyết cho con người và tiếp xúc với con người trong thời gian Ngài hiện hữu hoằng pháp 45 năm.

Còn riêng Tạng Abhidhamma Ngài không thuyết cho con người, Ngài suy niệm về pháp này và Ngài tìm cầu được pháp này và Ngài chứng đắc, pháp này tột cùng có tất cả là 42 ngàn pháp môn này thì bộ Abhidhamma là bộ tận cùng.

Hôm nay Sư muốn chia sẻ với qúi Phật tử bộ Patthanna này Đức Phật Ngài suy niệm về pháp Nhân Duyên hay Duyên Sinh Duyên Hệ.

Thứ nhất, qúi Phật tử tập trung nghe bộ Patthanna nói tới Duyên Sinh Duyên Hệ, tất cả về Nhân Duyên, tất cả những gì cấu trúc hình thành các pháp, qúi Phật tử cố gắng vì phần này có sự cấu trúc chặc chẽ và nhiều chi tiết.

Thứ hai, chúng ta biết trong thời Đức Phật hiện hữu trong đời này có hai lần Ngài xuất hào quang trên thân của Ngài, lần thứ nhất là Ngài suy niệm về pháp Duyên Sinh Duyên Hệ (Patthanna) này thì Ngài phóng hào quang, hào quang tỏa khắp tam giới, lần thứ hai là khi Ngài sắp sửa viên tịch Niết-bàn tại vườn Kusinara khi ĐĐ Ananda đắp y Tăng gìa lê cho Đức Phật Ngài nằm trên tảng đá giữa hai tàng cây Long Thọ.

Do đó, khi nghiên cứu phần Patthana Sư biết qúi Phật tử khó khăn vấn đề lãnh hội về cách dùng danh từ cũng như về pháp lý, Sư sẽ đi  chậm từng chi tiết để qúi Phật tử biết thêm. Tuy nhiên, điều Sư cầu là qúi Phật tử phải biết khi nói tới học lớp này qúi Phật tử cần phải có một số tài liệu kinh sách phải có trong tay để khi Sư giới thiệu Sư nói qúi Phật tử phải biết nó nằm ở đâu và khi chúng ta học ở tại nhà mình nghiên cứu thêm thì mình mở sách ra trang đó chương đó và tập đó qúi Phật tử sẽ dễ lãnh hội cho xác thực hơn. Còn khi chúng ta nghe suông như vậy đó ghi chép như vậy đó tuy nhiên nếu không có sách để hỗ trợ những lúc mà không có những buổi giảng này tại nhà mà cần nghiên cứu hay đọc lại qúi Phật tử sẽ gặp trở ngại trong lãnh vực đó.

 Do đó, qúi Phật tử khi mình học về môn này là phải đi song đôi với Sư là phần học ở đây qúi Phật tử phải có tài liệu 

Khi ta nói Patthanna, Đức Phật Ngài không nói tới con người mà nội dung trong Phát Thú toàn là pháp, pháp có tất cả 22 tam đề, tam đề đầu tiên là Phát Thú tam đề. Trong tam đề đầu tiên là tam đề thiện thì có  pháp thiện, pháp bất thiện, và pháp vô ký, 3 câu mẫu đầu để chúng ta sẽ liên lạc với nhau nắm bắt được thì điều đó mới vô được nội dung của từng các pháp thiện làm duyên cho pháp thiện, hay là pháp bất thiện làm duyên cho pháp bất thiện, hay là pháp vô ký làm duyên cho pháp vô ký. 

 Khi chúng ta đi vào pháp thiện, qúi Phật tử cần biết thế nào gọi là thiện rồi mình mới biết được pháp thiện, khi nói tới pháp thiện thì có 5 ý nghĩa là: 

1. khôn khéo, 

2. mạnh khỏe.

3. Tốt đẹp.

4. Lợi ích.

5. Cho quả an vui.

Năm nghĩa này nằm ở trang 41 tập 1 Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, qúi Phật tử sau buổi học này muốn nghiên cứu thêm thì vào trang 41 đó có trình bày 5 ý nghĩa của pháp thiện.

Ngược lại với thiện là bất thiện:

1. Vụng về.

2. Bệnh hoạn.

3. Xấu xa.

4. Không lợi ích.

5. Cho quả khổ đau

Coi trang 23 tập 1 của Tổng Hợp Nội Dung Tỷ Pháp chúng ta sẽ thấy được phần trình bày đó.

 Ý nghĩa của Pháp thiện gọi là khôn khéo.

Ba yếu tố để hình thành ra pháp bất thiện là tham, sân, si, 3 nhân tố đó hình thành ra pháp bất thiện. Còn khi nói tới pháp thiện thì 3 yếu tố hình thành ra pháp thiện là vô tham, vô sân, vô si. 

Vậy thì, khi ta học Phát Thú có điều lợi ích thiết thực là chúng ta coi lại trong ta có những gì thiện ta biết, coi trong ta thấy những gì bất thiện mà ta biết, ta quán chiếu, ta xét soi và ta kiểm nghiệm lại và chúng ta có thể mới tu tập được. 

Nhiều khi ta cứ nghĩ rằng trong Kinh Tạng như Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi Bộ khi Đức Phật Ngài nói tới người này, người kia, trong môi trường này, trong địa điểm nọ, mà Ngài giảng pháp thì Ngài nói pháp đó là Ngài nói đối với đối tượng đó.

Do đó, qúi Phật tử để ý khi Sư hướng dẫn cho qúi Phật tử hồi xưa mấy năm trước Sư giảng Trường Bộ, Trung Bộ thì Sư nói bài kinh này bài kinh kia, Đức Phật nói người này nói người kia, nhưng mà tất cả qúi Phật tử để ý là Sư đều dùng phần Abhidhamma hay là Phát Thú để giải thích hay là chú giải trong từng câu chuyện, không có khi nào Sư nói theo tư kiến mình được, nếu như qúi Phật tử không có cuốn Phát Thú hay không có cuốn Abidhamma thì không giải thích được những câu nói bằng cách tổng quát hay nói một cách chi tiết về đối tượng đó mà Đức Phật muốn nói tới.

Chẳng hạn như của du sĩ Vacchagotta đến hỏi Đức Phật: "Có tự ngã phải không, thưa ngài Gotama?”. Đức Phật giữ im lặng. Vacchagotta hỏi lại một lần nữa: “Như vậy thì không có tự ngã phải không?”. Đức Phật vẫn giữ im lặng.

 Do đó thì khi Đức Phật Ngài nói trong Kinh Tạng Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi, Tương Ưng khi qúi Phật tử đọc, qúi Phật tử không giải thích được ý nghĩa của Đức Phật Ngài nói Ngã hay là vô ngã hay trạng thái làm thinh của Ngài không trả lời cho người du sĩ Vacchagotta là ngã hay vô ngã thì mình không lý giải được. Tuy nhiên với trong pháp của Đức Phật thì trong Abhidhamma cũng như trong phần Phát Thú chúng ta lý giải ra được hết, giải thích ra được hết mỗi phần đó, đó là lợi ích.

Điều thứ hai, khi ta đi về pháp hành, tại vì lớp học này không phải Sư chỉ trình bày về Phát Thú, không phải Sư chỉ trình bày về Duyên Sinh Duyên Hệ liên quan đến Thập Nhị Nhân Duyên hay Liên Quan Duyên Sinh, Vô Minh Duyên Hành, Hành Duyên Thức, Thức Duyên Danh Sắc, Danh Sắc Duyên Lục Nhập, không phải, đó là đơn thuần thôi, cái đó là tất nhiên chúng ta sẽ đi qua. Tuy nhiên khi chúng ta đi vào Pháp Hành, Pháp Học phải có Pháp Hành, do đó, lãnh vực về Pháp Hành (Bhàvanà) chúng ta tu tập thì chúng ta sẽ thấy rằng lãnh vực đó phải cần có Phát Thú, cần có Abidhamma thì mới giải thích được.

Sư dịch những tác phẩm của các Ngài Đại Trưởng Lão, Ngài Jalaka, Ngài Panita, Ngài Jatila, Ngài Mahashi, Ngài Kundala, Ngài Ledi Sayadaw, các vị chuyên viết về pháp hành Vipassana, các Ngài đều dùng pháp của Abidhamma hay các Ngài đều dùng pháp của Phát Thú, chứ các Ngài không có dẫn chứng câu chuyện của Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi. 

Hôm qua Sư gửi bài hiệu đính tập kinh của Ngài Panita viết cho cô Diệu Giác để cô lo chuẩn bị in để phát ra cho qúi Phật tử nghiên cứu về pháp hành. Cũng như bộ Vipassanā Dīpanī của Ngài Ledi Sayādaw trong đó 2/3 phần sau thì Ngài Ledi Sayādaw nói về duyên, phần đầu thì Ngài nói pháp của Abhidhamma ở chương thứ 7 và chương thứ 8 của Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp. 

Chính do đó, khi qúi Phật tử không có tài liệu để ôn tập lại ở nhà trong những buổi giảng của Sư xong thì qúi Phật tử sẽ gặp trở ngại khi không có kinh sách để mình nghiên cứu thêm.

Thứ hai nữa, về phần nghe giảng ở đây chúng ta chưa đủ, chúng ta cần phải có những quyển sách để ghi chú lại hay ghi note hay là chúng ta đánh dấu nó để chúng ta học hỏi thêm trong những lúc chúng ta cần phải nghiên cứu thêm ở bên ngoài lớp học.

Do đó, khi chúng ta đi pháp hành, qúi Ngài Trưởng Lão ngày hôm nay từ Ngài Mahashi cho tới Ngài Pannita cho tới các vị Trưởng Lão sau này đều lấy Abhidhamma và nói tới Phát Thú để giải thích những pháp hành mà chúng ta bị tắt nghẽn hay chúng ta không thông, khi chúng ta không thông thì chúng ta có trở ngại trong việc tu tập của chúng ta rất nhiều nên các qúi Phật tử cần phải có, cần phải biết thì qúi Phật tử mới giải thích được giải đáp được cho sự tu tập của mình qúi Phật tử cần phải có những điều kiện đó.

Hôm nay Sư đi tiếp qua phần Phát Thú này.

Khi ta nói tới Phát Thú trong tập 1,  từ trang 12, 13, 14 có hướng dẫn cho cách học và nghiên cứu tạng Phát Thú Abhidhamma nên qúi Phật tử cần phải có và Sư cũng theo hướng dẫn này của các vị Giáo Thọ ở trên quốc tế ngày hôm nay hướng dẫn về Phát Thú họ trình bày thì chúng ta mới lấy cái đó làm cái kim chỉ nam để tu tập bộ Phát Thú này.

Khi ta học về pháp hành, thí dụ như khi hít thở hay đi, đứng, nằm, ngồi, trong bốn oai nghi, mãnh lực nào làm ta dở chân lên, mãnh lực nào làm ta ngồi xuống, mãnh lực nào làm ta đứng lại, mãnh lực nào làm ta hít vào, mãnh lực nào làm ta thở ra, nó có duyên hết chứ không phải ngẫu nhiên được. Khi học được điều đó ta mới thấy rõ được sự thật chúng ta giải đáp được thì ta lý giải được nó, ta không còn thắc mắc và ta không thấy sai chấp lầm tà kiến hay chúng ta chấp lầm trong s vô minh được.

Do đó, bà Rhys David là hội trưởng của hội Pali Text Society , bà nghiên cứu về Phật Giáo hơn 20 năm, bà nghiên cứu Tạng Abidhamma 20 năm, bà nói Abhidhamma trình bày cái gì trong ta, cái gì ngoài ta, và cái gì chúng ta muốn có. Thì khi bà nói Abidhamma giải đáp cái gì trong ta thì cái đó chúng ta sẽ thấy ở đây sẽ được giải đáp (nhân duyên). Cái gì ở ngoài ta thì ở trong Phát Thú sẽ giải đáp (cảnh duyên), nếu như cái gì ta muốn thành đạt tới Phát Thú sẽ giải đáp (Trưởng duyên).

Qúi Phật tử thấy rõ như vậy.

Cũng như khi Bồ Tát lúc hàng ngày còn ở trong hoàng cung Ngài đi dạo 4 cửa thành Ngài thấy:

- Hiện tượng một người già, thì Abidhamma Phát Thú giải thích cái đó là Vô Thường. 

- Ngài thấy một người bịnh, thì Abhidhamma giải thích thực tính là Khổ Đau. 

- Ngài thấy một xác chết thì Abhidhamma giải thích đó là Vô Ngã. Ở đây gọi là thực tướng.

Khi ta nói tới một người già thì trong Kinh Tạng; Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi nói chung chung là một người lớn tuổi cao niên sức khỏe yếu. 

Nhưng trong Abhidhamma Phát Thú không nói một cách chung chung như vậy được, nói có 9 pháp của người già, mà 9 pháp đó có hiển hiện có ẩn tàng, có lộ ra ngoài, có chìm, ở bên trong của một hiện tượng già mà chúng ta chưa thấy được, do đó, những cái đó thì chúng ta sẽ thấy. 

Abhidhamma khi nói người già thì nói tới trạng thái Vô Thường, đó là một thực tướng bất di bất dịch.

Khi Đức Phật Ngài còn là Bồ Tát Ngài nhìn thấy 4 hiện tượng già bịnh và chết sau đó thì Ngài thấy một vị đạo sĩ lúc bấy giờ Ngài giải đáp được những gì trong tâm ta, ngoài ta, và cái chúng ta đạt đến được.

Thì trong ta, nói tới phần nhân duyên qúi Phật tử sẽ thấy:

- Cái gì trong ta có, tham, sân, si, rồi chúng ta có, vô tham, vô sân, vô si.

- Cái gì ngoài ta: Cảnh Duyên, ở trong cảnh chúng ta có cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh nội, cảnh ngoại, cảnh hiệp thế, cảnh siêu thế, tác động vô ta bằng cảnh duyên đó.

- Cái gì chúng ta muốn đạt đến, chúng ta có cảnh Trưởng Duyên là cảnh Đức Phật, cảnh các vị Thánh Alahán hiện hữu trong đời này làm cho ta một cảnh trưởng thôi thúc kích thích chúng ta trên con đường tu tập.

Hay ở trong nội tâm của chúng ta có Câu Sinh Trưởng Duyên để chúng ta mong đạt đến dục trần thăm thẳm.

 Mấy điều này ở trong phần Kinh Tạng không giải đáp, ở trong Tạng Abhidhamma mới giải đáp hay là ở trong phần Phát Thú mới giải đáp được. Do đó, khi ta học tới Phát Thú này có nhiều điều chúng ta cần phải biết, và Sư cũng chia sẻ các Phật tử là khi ta học hoặc nghiên cứu chúng ta phải có nhiều thắc mắc chứ không thể nào không thắc mắc được, đó là điều mà Sư muốn chia sẽ với qúi Phật tử là như vậy, chứ chúng ta không thắc mắc chúng ta sẽ bị hạn chế trong sự nghiên cứu.

Do đó, khi chúng ta nghiên cứu phần Phát Thú này thì Sư sẽ bổ túc phần Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp trở lại cho qúi Phật tử nếu không qúi Phật tử sẽ không nắm bắt được. 

Có nhiều danh từ cần phải hiểu chứ không phải tại vì môn này là môn mới lạ, môn này ngày hôm nay trên thế giới này thật sự là khó có người chia sẻ hay trình bày hay giới thiệu và giảng cho qúi Phật tử vấn đề Phát Thú này. Ở bên Tích Lan coi như hoàn toàn không có, Sư có qua bên Tích Lan các pháp sư không biết về Patthana, cũng như nói tới bộ Abhidhamma thì các vị pháp sư bên Tích Lan không biết nhiều đó là điều trở ngại lớn trong sự tu tập của qúi Chư Tăng.

Ở bên Miến Điện người hiểu biết về Abhidhamma này rất hạn chế, có 13 vị mà thuộc lòng Tam Tạng hôm nay Sư nhận được tin của cô Công Tằng Hoa từ VN cho Sư biết thì vị thứ 12 còn trẻ nhỏ tuổi hơn Sư 20 tuổi mới vừa mất tuổi khoản ngoài 40, bị ung thư máu mà chết. Còn nếu nói về Patthana thì Ngài Tăng Thống Pomon viết về Patthana mới quyển 2 thôi, ngoài ra không còn ai viết nữa. Nên qúi Phật tử có phước báu là đủ duyên để chúng ta tiếp tục học hay nghiên cứu Pháp Thú này trọn vẹn hơn ở trên thế giới ngày hôm nay.

 Ở bên Thái Lan không có người dạy về Patthana này.

Bộ Phát Thú chúng ta cần nắm bắt ở đây là bộ thứ 7 trong Tạng Abidhamma và nó còn có tất cả là 5 phần, trong 5 bộ đó có 22 tam đề và 100 nhị đề, nó gồm có 4 chi tiết là; pháp thuận, pháp nghịch, pháp nghịch, và thuận, chúng ta chia sẻ trong 7 giai đoạn người Phật tử chúng ta cần phải nắm bắt được.

Sư cố gắng đi từng bước, tuy nhiên chúng ta phải nỗ lực tại nhà khi chúng ta có điều kiện. Khi học ở đại học bên Mỹ một giờ ở trong lớp thì phải có 3 giờ home work ở nhà, đó là điều quan trọng. Cũng như Sư khi Sư buông ra tất cả những gì giảng dạy ở chùa hay về tới phòng là Sư chỉ có kinh sách thôi.

Và tối trước khi ngủ Sư cũng phải đọc một quyển kinh sách nào đó, và đọc trong mấy bộ Sư đang nghiên cứu để Sư văn ôn võ luyện để Sư nghiên cứu tiếp nữa chứ không buông, thành ra Qúi Phật tử cũng cố gắng để phải nỗ lực như vậy mới được. 

Khi chúng ta mong cầu đạt được thì sẽ có được kết quả như ý muốn của mình có được.

Trở lại như bà Rhys Davids nói cái gì trong ta thì chúng ta có Nhân Duyên, cái gì ngoài ta thì ta có Cảnh Duyên, cái gì ta muốn đạt đến thì chúng ta có Trưởng Duyên. 

Thế thì trong Trưởng Duyên này chúng ta sẽ thấy cái gì ta muốn đạt đến. Người tu học với Đức Phật đến với giáo pháp của ngài thì chúng ta muốn cái gì để đạt đến được, sự thật chúng ta chỉ có hai lãnh vực, lãnh vực đầu tiên là đạt được sự giải thoát khổ đau, giải thoát khổ đau này khi chúng ta đạt được thì chúng ta sẽ bớt đi sự lo ở trong tâm của chúng ta vì nỗi đau khổ dằn vặt. Chúng ta vượt qua bằng cách chúng ta vượt qua được nghiệp lực của mình. 

Điều đầu tiên chúng ta muốn đạt đến là giải thoát ra khỏi khổ đau của ta qua mãnh lực nghiệp chúng ta đã tạo ra trong quá khứ, điều đó chúng ta phải có chứ chúng ta chưa vội nói tới là chúng ta muốn đạt đến sự giải thoát Niết-bàn hay chấm dứt sanh tử, cái đó là bước thứ hai hay bước thứ ba tùy theo căn cơ chúng sanh. Sư muốn chia sẻ với qúi Phật tử phải từng bước thì mới được.

Đầu tiên chúng ta làm sao để đạt đến sự qua khỏi khổ đau do nghiệp lực ta đã tạo tác, vì vô minh trong quá khứ, hay vì thiếu sự hiểu biết, hay chúng ta không có duyên gặp Phật Pháp mà chúng ta đã tạo tác. Qúi Phật tử thấy là trong đời sống hàng ngày dù có Phật Pháp hay không có Phật Pháp qúi Phật tử vẫn sống, vẫn nói, vẫn suy nghĩ, vẫn hành động. Nếu chúng ta ngồi nghiệm lại ta giựt mình, nếu bây giờ ta biết được Phật Pháp rồi ta giựt mình, ta đã làm những gì ta có biết có nhớ không, hay chúng ta có làm ra không, hay chúng ta có quên không, hay chúng ta có hiểu và chúng ta làm những điều đó không, chúng ta không giải đáp được.

Cái thứ hai nữa, bây giờ làm sao? Chúng ta đã gieo đã tạo và chúng ta đã có, thế thì khi quả đến với ta, ta phải làm sao? Những nỗi lo đó ta đang khổ đau trong tâm ý chúng ta rồi.

Do đó khi chúng ta đến với giáo pháp Đức Phật cũng như những lời dạy của Đức Phật mà chúng ta gác bên ngoài tai những phần Kinh Tạng, tại vì khi Bồ Tát ở trong rừng già đi tìm đạo 6 năm trường khổ hạnh Ngài chỉ có Pháp thôi, những pháp gì Ngài đã tu tập trong 23 tăng kỳ làm Chánh Đẳng Chánh Giác của Ngài tích tụ lại, Ngài ôn lại và Ngài ghi nhớ và Ngài cố gắng hành lại, có khi được có khi không mà Ngài trải qua 6 năm, chắc chúng ta cũng phải thấy như vậy, chứ lúc bấy giờ Ngài không gặp ông Cấp Cô Độc hay gặp bà  Visàkhà, Ngài cũng không gặp Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên.

Qúi Phật tử nhớ bài pháp thoại đầu tiên Ngài thuyết Kinh Chuyển Pháp Luân tại vườn Lộc Giả gặp 5 thầy Kiều Trần Như, đó là bài pháp đầu tiên ở trong đời của Đức Phật Ngài bắt đầu thuyết pháp cho con người nghe. Nhưng khi Ngài ở trong rừng già đi tìm đạo tìm pháp thì Ngài chỉ có pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký, pháp vô sanh, những cái đó là của Ngài.

Chúng ta hôm nay cũng vậy, khi ở trong phòng một mình chúng ta không có pháp của; Cấp Cô Độc, của bà Visàkhà, của Ngài Xá Lợi Phất, của Ngài Mục Kiền Liên, mà chúng ta chỉ có pháp Nhân Duyên, Cảnh Duyên, Trưởng Duyên, Câu Sanh Duyên, Tương Ưng Duyên, hay pháp thiện, pháp bất thiện, pháp quả, pháp duy tác chúng ta đang sống và đang vật lộn và chúng ta đang câu hành với nó hay chúng ta đang đấu tranh với nó chứ không có cái gì khác hết, cái đó qúi Phật tử cần phải lấy pháp.

Nên khi Đức Phật Ngài thuyết bài pháp cuối cùng trong đời của Ngày 45 năm Ngài hoằng pháp độ chúng sanh, bài pháp cuối cùng của Ngài là Maha-parinibbàna Sutta - Kinh Đại Bát Niết Bàn. 

Lúc đó ĐĐ Ananda hỏi Đức Phật khi Đức Phật ra đi chúng con lấy gì để nương, Đức Phật không kêu nương theo Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên, Ngài nói lấy giáo pháp làm thầy, y chỉ vào giáo pháp, tự thắp đuối lên mà đi, tự xây mình là hòn đảo, tự chính mình giải thoát, thế gian này vô thường chớ dễ dui.

Đức Phật nói pháp đó là 37 phẩm Đẳng Giác Phần hay là Bồ Đề phần, hoặc 37 Phẩm Trợ Đạo. Qúi Phật tử hay các đệ tử của Ngài sau khi Ngài ra đi nương tựa nơi đó thôi không nương tựa vào ai cả.

Thế nào là 37 phẩm Đẳng Giác Phần, bắt đầu là Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Thất Giác Chi, Ngũ Quyền, Ngũ Lực, và Bát Chánh Đạo.

Trong bài kinh thứ 10 của Trung Bộ Kinh Satipatthana Sutta - Kinh Niệm Xứ, cũng như bài kinh 22 Trường Bộ Kinh Kinh Đại Niệm Xứ - Maha-Satipatthàna Sutta. Đức Phật Ngài dạy rõ bốn pháp niệm xứ, bốn pháp này là Thân, Thọ, Tâm, Pháp, cũng như chúng ta ở trong phòng có 4 bức tường Thân, Thọ, Tâm, Pháp rõ ràng như vậy. Tuy nhiên ngày hôm nay ở một vài nơi, một vài trung tâm thiền chỉ dạy về thọ, ta nghe thấy hay tại vì người hành thiền dù là thiền chỉ samadhi hay là Thiền Quán Vipassana họ đều đối diện cái thọ là lớn nhất, cái đau cái nhức cái mỏi cái khó chịu cái thân này khi họ ngồi thiền họ không chịu nổi cái thọ này nên khi họ nghe trung tâm thiền đó dạy về thọ đó, họ tới ghi danh học, nhưng thật ra nếu ta không học Abhidhamma và chúng ta không học về Phát Thú thì cái thọ này nó chỉ thuộc về tâm sở thôi (cetasika) chứ nó không phải là tâm, mà tâm mới là điểm chính, cái đó thì họ đi qua một góc độ biên kiến thôi, hay có một vài nơi trung tâm thiền chỉ dạy về "tâm" thôi mà họ bỏ 3 phần kia, h bỏ phần Thân, Thọ hay là Pháp, thế thì khi thọ đi vào tâm đó thì nhân sanh tâm có 4, khi ta học Abhidhamma thì ta biết là nhân sanh ra tâm có 4; nghiệp quá khứ, tâm sở, cảnh, thần kinh. Thì 4 cái đó chúng ta nghiệm lại nó thuộc từ Thân thuộc về cảnh Pháp, thần kinh thuộc về cảnh pháp hay là về pháp mà chúng ta cần thấy, nghiệp quá khứ thuộc về pháp niệm xứ. Cái đó khi ta đi về góc độ Tâm Niệm Xứ mà chúng ta ghé qua 3 lãnh vực đó chúng ta bị khó xử hay chúng ta bị hạn chế trong đường tu tập chúng ta đi. 

Do đó, khi ta đi vào trong lãnh vực nghiên cứu Abhidhamma cũng như lãnh vực nghiên cứu về Patthana hỗ trợ chúng ta rất nhiều trên con đường tu tập, chúng ta không mất thời gian và không hao tổn công sức bỏ ra mà không gặt hái được bao nhiêu trong sự tu tập của mình. 

Do đó các qúi Phật tử phải hiểu biết là sau khi Sư đi nghiên cứu Sư trao đổi thì Sư chia sẻ với các qúi Ngài, cũng như Ngài Jatila, Ngài là viện chủ viện Mahashi Ngài nói chuyện với Sư: "Sự thật qúi Chư Tăng gặp nhau nói những lời chân thật, họ nói: Sự thật tôi nghiên cứu Abhidhammattha Sangaha thôi, tôi nghiên cứu có 9 chương của Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp thôi, chứ tôi chưa đi sâu vào trong lãnh vực 7 tạng:

 1) Dhammasangani - Pháp Tụ , 

2) Vibhanga - Phân Tích, 

3) Dhatukatha - Nguyên Chất Ngữ, 

4) Puggalapannatti - Nhân Chế Định, 

5) Kathavatthu - Ngữ  Tông, 

6) Yamaka - Song Đối, 

7) Patthana - Vị Trí - Phát Thú,

 Vì chưa đủ duyên. 

Khi  Ngài nắm những cái đó là những bộ chú giải, ít hay nhiều là có phần xa rời với Chánh Tạng. Do đó, khi chúng ta đi vào trong lãnh vực nghiên cứu về Kinh Tạng sẽ bị hạn chế khi chúng ta có một khía cạnh riêng với chú giải mà thôi. 

Cũng như Ngài hiệu trưởng trường Phật Giáo  Mahamakut . Sư nói với Ngài về ban biên tập của Ngài dịch ra một bộ Chánh Tạng và có chú giải, những quyển này có những xáo trộn về việc xắp xếp trang giấy bài vở và in ấn không có trật tự và không đúng thứ lớp của quyển kinh, qúi Ngài nhìn nhận Sư nói đúng, Ngài cũng ngạc nhiên, Ngài nói, làm sao mà ông biết, Sư nói là Sư có đọc và Sư có dịch qua.

Sư thấy rằng là có những khuyết điểm và sai sót, đúng, tất cả chúng ta làm việc chi cũng vậy, trong đường tu tập của ta cũng như trong sự nghiên cứu của ta không khi nào hoàn bị hết, mỗi ngày mỗi chút chúng ta phải bổ túc và mỗi ngày một chút chúng ta đi tới hoàn chỉnh và đi tới cái đó thì mới hoàn hảo được, thì qúi Phật tử phải nắm bắt như vậy.

Như trong Kinh Tạng, bài kinh Niệm Xứ không nói 3 bước, Đức Phật chỉ trình bày cho người dân xứ Kuru 4 pháp; Thân Niệm Sứ, Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ và Pháp Niệm Xứ. 

Nhưng, trong Abhidhamma khi nói Thân Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ và Pháp Niệm Xứ chúng ta cần phải có 3 pháp hỗ trợ, trong mỗi pháp đó thành ra 3 x 4 =  12.

Ba pháp là : Niệm, Định, Tuệ. Ba pháp này sẽ hổ trợ:

Thân Niệm Xứ phải có Niệm, Định, Tuệ

Thọ Niệm Xứ phải có Niệm, Định, Tuệ. 

Tâm Niệm Xứ phải có Niệm, Định, Tuệ. 

Pháp Niệm Xứ phải có Niệm, Định, Tuệ.

Trong mỗi ba pháp này có phần phụ thuộc:

- Niệm nhiều sanh Niệm Lực. 

- Niệm Lực sanh ra Định. 

- Định nhiều mới sanh Định Lực.

- Rồi Định Lực mới ra tuệ.

Tuệ mới ra minh sát trí và trên con đường đi tới 16 tầng minh sát tuệ. Ta mới có được từng giai đoạn, chứ không thể nào nói suông được, chúng ta phải toàn tâm toàn trí mới có được.

Chúng ta niệm mà chúng ta không biết những bước đi đó thì không có kết quả được, chúng ta dao động, thắc mắc hay hoang mang hay xuống tinh thần, tại vì tu càng ngày càng khó.

Cũng như khi chúng ta gặp cơn đau đến với ta thì cơn đau đó trong kinh tạng không giải đáp mà trong Tạng Abhidhamma giải đáp thế nào là cơn đau.

Thế thì, khi qúi Phật tử học về Abhidhamma cũng như học Patthana Sư muốn giới thiệu cho qúi Phật tử nghe, trong con người chúng ta gọi là tứ đại thật sự là mâu thuẫn, qúi Phật tử nghĩ coi, tại sao chúng ta lại có đất nước gió lửa, tứ đại này, đất nước gió lửa, đã có nước mà lại có lửa, mà cái khối này mà Đức Phật nói có tứ đại này là nó không thể nào tách riêng được, không thể nào đi riêng được, không thể riêng rẽ mỗi một phần được, nó là chung, nó cùng sanh cùng diệt cùng một lúc mà nó lại đi chung, đó là sắc tứ đại, là sắc hình thành ra sắc pháp này của ta đây, là chúng ta thấy có đất, có nước, có gió, có lửa, đã có lửa lại có nước, đã có nước lại có lửa. 

Chúng ta học về phong thủy, về xây dựng nhà cửa không khi nào chúng ta lập cái bếp nấu của ta bên bồn rửa chén được, tại vì bếp là lửa mà  bồn rửa chén của ta là nước, thì như vậy không có đúng kết quả. Do đó, một là phải để lửa bếp ở đây và bồn rửa chén ở đằng kia chứ không để chung nhau được. Nhưng, trong con người ta đây nó đi như bóng với hình, nước với lửa đi chung nhau và không rời. 

Nếu như, chúng ta không học Abhidhamma, thì khi học Patthana chúng ta sẽ thấy: Câu Sanh Bất Tương Ưng, nó cùng sanh ra nhưng nó bất tương ưng, nó không hoà trộn chung trong một khối, nó có sự riêng cá nhân của nó, nó mâu thuẫn như vậy đó, nó ở trong ta. 

Thế thì chúng ta trách ai, trách mẹ ta, trách cha ta sanh ra ta cái thân này làm chúng ta phải đau khổ như thế này, chúng ta ngồi thiền hay trong đời sống hàng ngày ốm đau bệnh hoạn. Nhưng khi chúng ta tươi tắn khỏe khoắn thì không có tư tưởng đó. Nhưng khi còn nhỏ có gì xáo trộn trái ý ta thì ta trách cha mẹ. Cũng như khi ta lớn lên đi xuất gia hay trong cuộc sống hàng ngày có những xáo trộn về sức khỏe thì ta trách thân này có những xáo trộn này, nhưng ta không hiểu không lý giải được tại vì sao.

Do đó, học  Abhidhamma như bà Rhys Davids nói để biết gì trong ta, trong ta có gì?

Chúng ta phải biết, có hai thành phần; Danh và Sắc, hay là Tinh Thần và Vật Chất (thể xác). Hai cái đó nó theo ta như bóng với hình, đó là nghiệp duyên. Thì trong nghiệp duyên đó thì Patthana có nói.

Patthana giải thích nghiệp có hai:

1) Một là khi nghiệp hiện bày hàng ngày, đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, hay sinh hoạt, ăn uống, thì nghiệp đó là Câu Sanh Nghiệp, nó đến với chúng ta hàng ngày, nó hiện hữu với chúng ta hàng ngày, nó đi với chúng ta như bóng với hình hàng ngày. 

2) Nhưng có nghiệp chúng ta không có tạo ra mà nó vẫn trổ sanh ra thì gọi là Dị Thời Nghiệp. Nó thuộc từ quá khứ chúng ta tạo ra bây giờ chín muồi hay đủ năng lực nó trổ sanh ra.

Trong đời sống hàng ngày chúng ta không ngừng tạo nghiệp, rồi trong ngày có thêm nghiệp quá khứ không ngừng rượt đuổi theo ta, thì cái đó làm cho chúng ta thấy bị chi phối.

Thì trong Patthana, mãnh lực sanh kammapaccaya (Nghiệp Duyên) hay là Kammapaccayo là Nghiệp Tập Duyên giải đáp điều đó, các Phật tử sẽ học thêm phần đó. 

 Nhưng, nói tới Nghiệp, không phải là 16 loại nghiệp trong chương 5 của Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp giải thích. Cũng như trong Kinh Tạng như là, biệt nghiệp, tổng nghiệp, tiểu nghiệp, đại phân biệt nghiệp, hay là những bài kinh chúng ta đọc trong Trung Bộ Kinh, không phải như vậy. 

Học Patthana, chúng ta sẽ thấy mỗi tam đề đều có nghiệp duyên trong đó, đó là ta muốn nói tới nghiệp bất khả tư nghì (Acinteyya) nghiệp không giải đáp được thì, ta phải giải đáp được nghiệp đó. 

Nếu như Sư ngồi xuống viết ra hết mãnh lực nghiệp từ tam đề một, tam đề thiện cho đến tam đề kiến mà kiến chấp trong tam đề thứ 22 thì Sư viết ra được 22 mãnh lực nghiệp của 22 tam đề đó một cách riêng rẽ, mà trong mỗi một tam đề có ba câu Sư viết ra là 33 mãnh lực nghiệp.

Trong kinh Pháp Cú Đức Phật nói: 

"Cho dù bay vút lên trời, 

cho dù lặng xuống biển xâu,

 chạy vô rừng già trốn nghiệp, 

không ai trốn thoát được"

Câu kinh đó mình phải suy nghĩ, phải thức tỉnh. Nhiều khi nghiệp làm, có loại nghiệp hiện tại, có loại nghiệp quá khứ, làm sao chúng ta lưỡng đầu thọ địch, đằng trước ta có nghiệp hiện tại, sau lưng ta có nghiệp quá khứ rượt đuổi, làm sao tránh được.

Thì khi chúng ta đứng trong lưỡng đầu thọ địch, đứng trước vấn đề nan giải khó khăn này thì chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta không giải đáp được sự sống này của chúng ta.

Khi ta đi vào trong lãnh vực của Patthana, chúng ta sẽ đi từng bước. Đầu tiên Đức Phật Ngài nói trong phần duyên đầu tiên, trong tam đề đầu tiên là "Tam đề thiện". 

Trong tam đề thiện có 3, chúng ta biết 3 đó là; Thiện, Bất Thiện và Vô Ký. 

Khi Đức Phật Ngài nói đến Tam Đề Thiện, Ngài lấy thiện làm mẫu đề cho tam đề này, chứ Ngài không lấy tam đề bất thiện và tam đề vô ký là mẫu đề của tam đề này. Chúng ta đặt câu hỏi tại sao Đức Phật không lấy tam đề bất thiện?

Đức Phật trong câu đầu tiên, trong 7 câu của phần nhân duyên thì có tam đề thiện, pháp thiện làm duyên cho pháp thiện, rồi đằng sau Đức Phật mới có tam đề.

Kusalo dhammo kusalassa dhammassa hetu paccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Nhân duyên

  Đức Phật Ngài đi tới chứ Ngài không đứng lại, Ngài không lui lại, Ngài không quay đầu lại. Trong giới luật của vị tỳ khưu Pātimokkha có 227 giới, trong phần 75 Ưng Học Pháp luật tỳ khưu là không quay đầu lại khi có người đằng sau gọi mình. Thí dụ, ở Thái Lan, sáng sớm vào 4:30 sáng là Sư ôm bình bát đi với Chư Tăng trì bình khất thực ở ngoài đường phố, Sư đi qua cái làng đó đi qua khỏi cái nhà đó rồi mà đằng sau Sư nghe "xin thỉnh Ngài lại" Sư không quay đầu lại, nếu Sư quay đầu lại là Sư phạm giới, Đức Phật nói cái đó là mất tư cách, Ưng Học Pháp không cho vị tỳ khưu quay đầu lại,  mà phải đứng lại và xoay toàn thân lại để nhìn người kêu mình chứ không quay đầu, đó là luật Đức Phật Ngài dạy cho các vị tỳ khưu, một bước đi, một hành động Ngài cũng dạy kỹ từng chi tiết như vậy.

Chúng ta theo thói quen khi nghe ai kêu hay một tiếng động sau lưng ta là ta quay đầu lại liền chứ không quay hết người ta, có khi ta làm biếng hay là chúng ta làm theo thói quen máy móc quay đầu lại.

Ưng học, nghĩa là cần phải học, học cho được điều này để tánh hạnh mình tốt. Thì trong đời sống của Đức Phật Ngài dạy cho người Phật tử cũng như người xuất gia hay người tại gia là đối với Ngài là phải đi tới không đi lui và không dừng lại, do đó Ngài đặt ra pháp thiện.

Pháp thiện là tất cả những gì chúng ta đã có hay không có, biết có hay không có trong quá khứ, chúng ta không quay đầu lại tìm, pháp thiện là pháp thiện cứ làm tiếp, cứ mở mắt ra là làm việc thiện, pháp thiện này tới pháp thiện kia, chúng ta không quay đầu lại và ta không ngồi nhớ lại những gì chúng ta đã làm ngày hôm qua, tuần trước hay tháng trước hay năm ngoái, không có nhớ lại, đối với Đức Phật là đi tới. Từ khi Ngài đắc đạo tại Bodhgaya Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài đi về Kusinara Ngài không đi lui mà Ngài chỉ đi tới.

 Sư hỏi Ngài Tịnh Sự: 

- "Tại sao Đức Phật Ngài dạy pháp thiện làm duyên cho pháp thiện làm đầu, cũng như tam đề này Ngài đặt tên là tam đề thiện, sao Ngài không đặt là tam đề bất thiện, sao Ngài không dạy pháp bất thiện làm duyên cho pháp bất thiện trước, mà Ngài dạy pháp thiện làm duyên cho pháp thiện trước, pháp bất thiện làm duyên cho pháp bất thiện sau?"

Thì Ngài Tịnh Sự dạy, Đức Phật kêu mình đi tới, Ngài không kêu mình đi lui.

Khi biết được Phật Pháp, học được Phật Pháp, thì qúi Phật tử bắt đầu là mình làm việc thiện, còn chuyện bất thiện quá khứ thuộc về quá khứ mình làm gì đừng có ôn lại, đừng quay đầu lại nhìn, mình cứ đi tới đi tới.

Qúi Phật tử nắm bắt cái đó, tác ý đó là tác ý khôn khéo.

Do đó, khi qúi Phật tử đứng lại hay ngồi quay đầu nhìn lại, hay chúng ta xoay lại, đó là chúng ta nuôi dưỡng tập khí thói quen của ta, nuôi dưỡng ôm ấp quá khứ, những quá khứ đó đã cũ đã qua nó đã sai lầm khi chúng ta chưa biết Phật Pháp mà chúng ta ôn lại thì nó sẽ trở thành một Câu Sanh Nghiệp mới cho hiện tại bây giờ, vì thường nghiệp là rượt đuổi, mà rượt đuổi chưa chắc nó bắt được ta, nhưng  khi ta đứng lại hoặc ta quay đầu lại nhìn nó thì nó bắt được ta liền.  Nên các Phật tử phải hiểu. 

Chúng ta phải đi tới không có đi lui, không quay đầu lại, không ôn lại những chuyện quá khứ.

Hôm nay chúng ta biết pháp thiện của Đức Phật.

 Pháp thiện đầu tiên là phải khôn khéo, mình có khôn thì phải có khéo, chứ khôn mà không có khéo thì không được, có khéo thì phải có khôn, cả hai đó tách ra từng pháp thì mình mới thấy có giá trị. 

Còn mình khôn mà không khéo thì có khi mình làm không vuông tròn không hoàn mỹ. Có khéo mà không khôn thì làm không đạt được kết quả. Do đó, hai cái đó phải hộ trợ nhau.

Tâm chúng ta từ trong ý hiện bày ra lời hay từ trong ý hiện bày ra thân hành động thì ta phải có khôn khéo, cái đó là thiện, cái thiện ý nghĩa đầu tiên là phải khôn khéo.

Thiện nghiệp có ba là: thân, lời, ý.

Thiện nghiệp thuộc về ý là; ý không tham, ý không sân, ý không có tà kiến thấy sai chấp lầm. 

Thiện nghiệp về thân là: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.

Thiện nghiệp về lời có 4 là; không nói dối, không nói lời đâm thọc chia rẽ, và chúng ta không nói lời ác ngữ hay lời vô ích phi thời, hay là không có giá trị.

Đó là nghiệp thôi, nhưng khi chúng ta muốn làm việc thiện này để tạo phước thì chúng ta có Thập Phúc Hành Tông.

Thập Phúc Hành Tông là: 

- Xả thí. Khi xả thí, xưa nay người Việt Nam thường hay dùng chữ bố thí, chữ bố thí không đúng khi chúng ta cho một người. Có mấy người Phật tử của Sư họ ra ngoài đường thấy mấy người homeless đứng ngoài ngã tư đường xin tiền hay xin vật thực hay xin sự cứu giúp, thì mấy người Phật tử của Sư cho 1$, 2$ tùy theo khả năng hay tùy duyên họ cho, chiều về gặp Sư nói với Sư, "Thưa Sư, sáng nay con vừa bố thí cho một người ăn xin $2." Sư nói không dùng chữ bố thí, mình chỉ dùng chữ bố thí là khi nào từ 2 người trở lên thì mới gọi là bố, bố là nhiều, nếu cho một người chúng ta không nói bố thí, vì đó là nói sai nói vọng ngữ, chỉ được nói là xả thí, cho ra, qúi Phật tử phải nhớ như vậy.

Trong kinh Tạng có từ Pali "dāna" nghĩa là xả thí, là cho ra, dâng hiến

1) Khôn khéo. Đức Phật Ngài dạy của cho không qúi bằng cách cho, đó là khôn khéo. Có khi chúng ta cho mà ta cho ném, vứt, liệng, hay là cho những cái cũ cái thừa hay cái hư, cái gì mình không thích thì mình cho được, còn cái gì mình thích mình ưa thì mình không cho, như vậy không phải, rồi tới khi mình cho tại vì mình sợ gần họ vì họ hôi hay họ không tốt mình sợ, mình đứng xa mình liệng. Những cái đó Đức Phật Ngài nói chưa gọi là thiện, cái thiện là phải khôn khéo.

Cũng vậy, thí dụ như lời nói có câu: "lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Có những lời nói đúng và có giá trị nhưng chúng ta nói ở địa điểm chưa đúng mà chúng ta nói ra để làm cho người nghe mích lòng hay buồn giận, thì đó là không khôn khéo. 

Người ta không bố thí, không xả thí, không cho ra, người ta nắm bắt trong tay, họ tu thiền được, họ giữ giới được nhưng nói tới xả thí họ không cho ra, có nhiều người Phật tử họ sợ cho ra, nhưng thật ra Đức Phật nói chữ cho mà xả thí ra là chúng ta diệt lòng bỏn xẻn của chúng ta thôi.

Hạnh bố thí hạnh xả thí, mỗi lần làm như vậy chúng ta có tác ý khôn khéo là diệt lòng bỏn xẻn này, diệt lòng dính mắc, diệt lòng keo kiệt mà cho. Không phải là ưa, vì thương, vì thích hay vì hoan hỉ mà ta cho, cái đó không phải là khôn khéo.

Đó là ý nghĩa của thiện là phải khôn khéo. Chúng ta phải có tác ý và có trí tuệ mới làm được điều này chứ còn không thì chúng ta sẽ làm theo trạng khái tập khí thói quen, theo sự nghĩ suy cá nhân của mình mà xưa nay truyền thống hay là theo sự học hỏi hiểu biết của mình, mà làm thì chưa chắc làm trọn vẹn đầy đủ hay là có kết quả.

Do đó, thiện là khôn khéo.

2) Thứ hai là mạnh khỏe. Khi ta làm một việc thiện chúng ta không giựt mình, không hồi hộp, người ăn trộm ăn cắp là việc bất thiện họ sợ họ thường giựt mình, nhưng còn cái này ta xả thí mình cho ra, mình rất là mạnh khỏe, mình cho ra rất vui vẻ làm.

Khi qúi Phật tử vô cúng dường cho Chư Tăng qúi Phật tử tác bạch: Những vật thực này con làm là hợp lẽ đạo, được cúng dường hợp theo lẽ đạo." Tức là những vật thực này họ đem vô đây họ không ăn cắp, không lấy của người khác mà đem vô cúng để lấy quả phước này, họ nói cúng hợp theo lẽ đạo là do mồ hôi nước mắt họ làm ra hay công sức của họ làm ra, tiền bạc của cải họ bỏ ra họ mới làm ra được phần vật thực này, thì vật thực này là hợp theo lẽ đạo đó là có giá trị.

Do đó chúng ta làm thiện, ý nghĩa của thiện là mạnh khỏe, thân ta khỏe, tâm ta khỏe an vui chúng ta tự tại, không có trạng thái rụt rè sợ sệt nhút nhác hồi hộp lo âu, trong thân tâm ta lúc nào cũng mạnh khỏe an vui.

3) Thứ ba cái thiện này là tốt đẹp, tại vì khi ta làm những việc thiện những việc tốt này vừa tốt đẹp cho mình vừa tốt đẹp cho người, tốt đẹp cho đời, tốt đẹp cho đạo, tốt đẹp cho mọi người, tốt đẹp cho cả hai mình và người, cái đó gọi là tốt đẹp. Chứ không làm điều gì mà xấu xa tội lỗi cả, cái đó khi ta làm việc thiện này là không tham không sân không si thì lúc đó ta có cái tâm cái hành động của ta là hành động tốt đẹp mà cái tâm ta là tốt đẹp.

 4) Lợi ích. Khi việc thiện có ý nghĩa là lợi ích, lợi ích là đem lại cho ta những lợi ích, tại vì khi chúng ta làm thiện trong Thập Thiện Phúc Hành Tông, 10 tông chỉ tạo ra phước báu này làm lợi ích cho mình, làm lợi ích cho người, làm lợi ích cho xã hội, làm lợi ích cho tất cả mọi nơi đem lại cho ta lợi ích.

5) Sự an vui. Và kết quả là cho ta quả an vui đời này và đời sau.

Đức Phật Ngài nói trong kinh Pháp Cú, người làm việc thiện an vui đời này, an vui đời sau, nghĩ tới việc thiện họ an vui hưởng được hai đời.

Trong Phát Thú, pháp đầu tiên ta đang học chúng ta sẽ được học là Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, chúng ta phải nắm được năm ý nghĩa của thiện.

Năm điều ngược lại là phần bất thiện:

1) Vụng về, người có tham, có sân, có si, họ làm cái gì cũng vậy, ý của họ cũng vậy, thân của họ cũng vậy, lời của họ có nói cũng vậy, họ có tính cách vụng về, ấp a ấp úng, rụt rè sợ sệt, không bình tỉnh, không tự nhiên, họ có sự lén lút, cái đó có sự bất thiện ở trong đó.

Khi nào qúi Phật tử tới chánh điện trên chùa làm lễ, những người ngồi hàng đầu là người người thiện, còn người ngồi đằng sau, ngồi dãy cuối hay núp đằng sau cái cột thì đó là bất thiện, đầu tiên là rình không ai để ý là ngủ. Do đó, bây giờ mình biết mình vô là dành ghế đầu  ngồi thì mình là thiện.

Con ông Cấp Cô Độc được ông Cấp Cô Độc mướn để vô chùa nghe pháp, nhưng không có vô nghe pháp mà ngồi cuối dãy ở chánh điện ngủ, cái đó là vụng về là bệnh hoạn.

Mấy người tâm sân, khi tâm sân khởi lên tâm họ bệnh hoạn, khi họ có tâm tham tâm của họ bệnh hoạn lắm, họ làm không có chuyện gì trong sạch hết. 

2) Thân tâm của họ là bệnh hoạn. Từ thân của họ bệnh hoạn mà tâm của họ cũng bệnh hoạn, tư tưởng của họ không có lành mạnh được, cái người tham sân si là như vậy.

3) Xấu xa. Là họ chỉ nghĩ chuyện xấu xa. họ nghĩ điều xấu, họ nghĩ đến chuyện lấy của người ta hay hãm hại người ta, hay họ làm những chuyện sai trật. 

4) Họ không làm điều gì lợi ích cho người, tham che lấp đi, sân che lấp đi, si mờ ám đi. Do đó họ không làm điều gì lợi ích cho họ. 

5) Kết quả của những người làm việc bất thiện thì sau này quả khổ đau cho hiện tại và ngày vị lai là cho quả khổ đau. 

Ngay khi hiện tại chúng ta làm một điều gì sai vì tham sân si chúng ta tạo tác ra từ Thân, Ngữ, Ý, các bất thiện thì quả khổ đau đầu tiên là trong lương tâm của ta cắt rứt, dằn vặt lương tâm của ta.

Rồi quả báu kéo dài ngày này qua ngày kia tới ngày ta lâm chung thì nó dẫn dắt ta đi vào cảnh khổ đau trong bốn đường ác đạo.

Như vậy thì khi ta đi vô trong lãnh vực Phát thú này, trong pháp thiện đầu tiên sẽ đọc qua là Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, qúi Phật tử phải biết 5 điều ý nghĩa của việc thiện là chúng ta sẽ thấy. 

1) Thứ nhất là pháp khôn khéo làm việc cho khôn khéo 

2) Thứ hai, pháp mạnh khỏe làm việc cho pháp mạnh khỏe.

3) Thứ ba, pháp lợi ích làm việc cho lợi ích.

4) Thứ tư, pháp tốt đẹp làm việc cho pháp tốt đẹp.

5) Thứ năm, quả an vui cho quả an vui.

Chúng ta phải nắm bắt được cái đó trước.

Khi làm được những điều đó, qúi Phật tử nắm được điều đó thì trong một ngày sinh hoạt của mình khi đi đứng nói năng, tiếp xúc người hay ở trong phòng một mình, thì mình cứ kiểm tra trạng thái đó chúng ta sẽ thấy mình càng ngày mình càng lành mạnh hơn.

Trong pháp hành cũng vậy, qúi Phật tử ngồi thiền hay đi thiền hành hay khi về giường ngoạ thiền (thiền nằm), khi đứng trụ thiền thì chúng ta phải kiểm tra theo dõi  pháp thiền này.

Như Đức Phật hàng ngày dạy chúng ta đừng để tâm quay trở lại, chúng ta cứ đi tới.

Tới phần Pháp Bất Thiện làm duyên cho Pháp Bất Thiện qúi Phật tử sẽ thấy rằng là tại sao Đức Phật Ngài đề cập tới phần pháp bất thiện làm việc cho pháp bất thiện. 

Đức Phật Ngài dạy chúng ta đầu tiên là Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, Ngài muốn chúng ta cố gắng làm việc thiện trước, mình phải chạy thật nhanh để không bị dị thời nghiệp trong nghiệp quá khứ rượt đuổi ta và trong hiện tại chúng ta không tạo tác thêm những nghiệp mới mà đời sống hàng ngày vì vô minh trước đây ta không biết đã tạo tác ra, thì chúng ta phải chạy cho nhanh làm việc thiện nhiều. 

Qúi Phật tử phải nắm bắt được tác ý này trong phần Phát Thú, câu 1 Pháp Thiện làm duyên cho pháp thiện chúng ta phải nắm cho thật kỹ.

Như vậy, khi ở trong đời sống hàng ngày chúng ta đi tới phần làm thập thiện nghiệp là chúng ta đang làm với mãnh lực nhân duyên trong đó vô tham, vô sân, vô si, 

Khi ta làm Thập Phúc Hành Tông trong đó ta làm với mãnh lực của cảnh duyên.

Khi ta làm với thập ba la mật hay thập toàn thiện thì chúng ta làm với trạng thái Trưởng Duyên.

Chúng ta phải nắm bắt như vậy mới được. Nếu không chúng ta không biết.

Vậy thì khi ta làm với thập thiện nghiệp, sắp sửa tạo tác ra những nghiệp về Thân Lời và Ý, chúng ta phải dùng nhân duyên để phối hợp với nó để vô tham, vô sân, vô si,  nghiệp này chúng ta mới ra được thiện nghiệp nhân duyên.

Nếu như, chúng ta không có biết vận dụng Phát Thú với Nhân Duyên, chúng ta ứng dụng trong 3 nhân Tương Ưng Vô Tham, Vô Sân, Vô Si thì trong khi chúng ta làm ra những hành động từ thân, lời, và ý, khó mà chúng ta có thiện nghiệp. Đó là điều chúng ta cần để ý.

Tuy nhiên khi tới phần Thập Phúc Hành Tông là những phương pháp những tông chỉ làm ra phước báu chúng ta phải làm cảnh duyên. Cảnh Duyên đây chúng ta cần phải để ý tới, nếu chúng ta tiếp xúc với cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, vị, xúc, hay cảnh sắc cảnh người chúng ta tiếp xúc với Cảnh Duyên, thì khi chúng ta tiếp xúc cảnh duyên này là chúng ta cần phải có biết những đối tượng là cảnh nào, cảnh thiện hay cảnh bất thiện, hay chúng ta cũng phải biết cảnh đó là cảnh gì, cảnh đó là hiệp thế nó còn đưa tới luân hồi hay chúng ta biết được cảnh đó là cảnh siêu thế đưa chúng ta giải thoát, chúng ta cần phải biết.

Do đó, khi chúng ta nói tới lãnh vực Thập Phúc Hành Tông thì tới lãnh vực của cảnh duyên, chúng ta sẽ thấy rõ phần cảnh duyên này gồm 21 cảnh, chúng ta sẽ được chia sẻ và giải thích rõ ràng, trong phần kinh tạng không nói điều này.

Còn phần Thập Toàn Thiện hay còn gọi là Thập Balamật (Trưởng Duyên) thì chúng ta phải làm việc với Balamật.  Bữa nay Sư chia sẻ với qúi Phật tử  biết v câu sanh trưởng duyên.

Balamật chúng ta sẽ học qua phần Câu Sinh Trưởng Duyên có: Dục, Cần, Tâm, Thẩm (là trí tuệ). Thì khi đi Balamật chúng ta biết là có 10 pháp Balamật là: Xả thí, trì giới, ly dục, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, chí nguyện,  từ ái, hành xả. Trong tất cả các pháp khi ta tiếp xúc với con người thì tùy duyên, đó là Câu Sinh Trưởng hay là Cảnh Trưởng chúng ta vận dụng pháp Balamật ứng dụng. 

Chẳng hạn như đối với con người khổ đau cần mình giúp đỡ thì chúng ta nỗ lực với trạng thái chí nguyện, nhẫn nại, chân thật, từ ái, chúng ta giúp người khổ đau này với chí nguyện balamật, nhẫn nại balamật hay là tinh tấn balamật để giúp cho họ qua khỏi cơn khổ đau này. 

Tuy nhiên, khi chúng ta muốn làm được điều đó thì trong nội tâm của ta là chúng ta phải có một nền tảng là Trí Tuệ Balamật. 

Khi làm với một trạng thái với pháp balamật này thì chúng ta đi qua phần Câu Sinh Trưởng Duyên này với pháp Balamật này chúng ta mới làm được với Thẩm Trưởng, rồi trong khi Thẩm Trưởng (Trí tuệ) có rồi thì chúng ta mới tinh tấn Balamật, chúng ta có Cần, rồi chúng ta với trạng thái Dục Balamật, chúng ta mới có Chân Thật Balamật hay Chí Nguyện Balamật hay ly dục Balamật rồi chúng ta làm nên được Balamật này.

Khi ta làm được Balamật này với Cảnh Trưởng với Câu Sanh Trưởng này, không có tôi ta thì trong phần Thập Toàn Thiện chúng ta phải khôn khéo mới qua được trường hợp đó còn không thì sẽ không có trường hợp đi qua được.

Do đó, khi đi vào trong lãnh vực Patthana Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, chúng ta sẽ thấy cần phải nắm rõ về thiện mà thiện này chúng ta phải biết 5 ý nghĩa, qúi Phật tử mà chưa biết thì cần cố gắng để ý lại.

Trí tuệ của bậc Chánh Đẳng Giác trong khi Ngài ngồi một mình độc cư thiền tịnh hay ở trên vách núi Ngài ngồi suy nghiệm về pháp Nhân Duyên hay suy niệm về pháp Duyên Sinh Duyên Hệ.

Khi nắm bắt được Phát Thú này chúng ta sẽ đi qua được một số điều lợi ích , chúng ta không tiêu phí thời gian bỏ trống.

Một người tỉnh thức có trí tuệ hay có được sự nhắc nhở chúng ta mới biết rằng mỗi một phút giây chúng ta gieo trồng hay là gặt hái, thế thì chúng ta chọn một là chúng ta gặt hái rồi chúng ta đón nhận những gì của quá khứ nó trổ ra, nếu ta thụ động để chịu gặt hái, thay vì thời gian chúng ta ngồi gặt hái đó thì chúng ta gieo trồng hạt giống lành hay hạt giống thiện, điều đó chúng ta quyết định,  đó là khôn khéo.

Tu cũng vậy, mỗi một phút giây chúng ta phải tu tập, hay là một phút giây chúng ta ngồi than thở. Nếu chúng ta thấy, phút giây than thở thì chúng ta cứ để cho nó than thở, mà khi than thở nó không có ngừng, còn phút giây chúng ta tu tập thì chúng ta sẽ thấy tu tập này nó không có ngừng, nếu mà chúng ta tu tập chễnh mãng thì phút giây đó gặt hái nó sẽ xen kẽ vô cho chúng ta để chúng ta đón nhận cái gì chúng ta đang gieo trồng, các qúi Phật tử phải nhớ nhắc nhở như vậy để qua được cảnh giải thoát.

Có nhiều Phật tử đến với Sư nói thế này, họ muốn được giải thoát, không muốn sống ở trong đời này khổ đau. Sư nói tốt, lời nói đó, ý nghĩ suy đó cao qúi cao thượng lắm, nhưng chúng ta đặt câu hỏi phải làm cái chi? thì chúng ta không biết gì cả, không biết gì trong ta, không biết gì chúng ta đạt đến, thì chúng ta không có nói tiếng là chúng ta muốn giải thoát cái khổ đau này.

Bây giờ trong ta có cái gì?

 Muốn giải thoát, cũng như chúng ta muốn đi một chuyến du hành xa thì chúng ta phải có trang bị tư lương mới đi được. Là như vậy, trong suốt 10 năm qua từ năm 2010 Sư từ California qua Virginia Sư đi suốt, năm nào Sư cũng đi lượm lặt những cái gì Sư chưa có chẳng hạn như là kinh tạng tự điển hay là những phương pháp chỉ dạy của các vị Trưởng Lão Cao Tăng mà họ đã trải nghiệm qua, Sư phải nghiên cứu trao đổi.

Thì qúi Phật tử biết là Sư mới trải qua được những thời gian mà chúng ta bỏ qua. Đức Phật nói "khó thay được sinh làm người, khó thay mà được tu tập, khó thay mà gặp giáo pháp, khó thay mà gặp Đức Phật ra đời".

Chúng ta nơi đây có 4 điều thì chúng ta có 3 điều, chỉ có điều thứ 4 là không có gặp Phật thôi. Chúng ta được sinh làm người, chúng ta gặp được Phật Pháp, chúng ta có điều kiện để tu tập, gặp thầy hay bạn giỏi gặp môi trường tu tập được thì chúng ta nỗ lực tu tập đừng bỏ qua.

 Bây giờ chỉ còn cái bổ túc kiến thức chúng ta thôi. "Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý".  Do đó, chúng ta biết khi  đi trên đường tu tập, trên đường mong cầu được giải thoát là chúng ta sẽ có lập nguyện.

 Bây giờ chúng ta đi vào thực hành.

Pháp thiện làm duyên cho pháp thiện.

Xả thí là chúng ta tạo phước, nghiệp này là thiện nghiệp, thì ý của ta tạo ra  ý không tham của thiện nghiệp. 

Nhìn tới nữa có balamật là toàn thiện thì chúng ta có xả thí balamật. 

Như vậy, khi chúng ta từ Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện là xả thí là việc tạo phước cho ta quả an vui người và trời. Nhưng, khi ý không tham vậy quả an vui người và trời này thì chúng ta đi nghiêng qua phần khôn khéo xả thí balamật thì cho chúng ta quả giải thoát. Với xả thí này phần xả thí  chúng ta làm suốt đây là không có mượn chúng sanh làm đối tượng, nhưng toàn thiện balamật là chúng ta phải mượn chúng sanh làm đối tượng. 

Thì việc chúng ta mượn chúng sanh làm đối tượng này thì bây giờ mình mượn ai, trong khi chúng ta đi mượn người ta, người ta có cho mình mượn không, mình phải hỏi, thí dụ như gặp ông này bà kia nói với họ là tôi đang hành xả thí balamật ông có cho tôi mượn để tôi hành không? Người ta trả lời qúi Phật tử được được ông mượn tui đi, tui cho ông mượn đó. Nhưng mà thật ra không có, cái đó ta làm mơ thôi. 

Thế thì đối tượng nào mà chúng ta mượn?

Chính ta đây là đối tượng. Khi qúi Phật tử đi vào hành thiền Vipassana đi qua 4 giai đoạn, tê, nhức, mỏi, đau, thì lúc đó các Ngài Thiền Sư dặn chúng ta hành xả thí balamật đi, thì mình nói xả thí balamật thì phải mượn đối tượng mà bây giờ qúi Ngài nói là xả thí balamật đi, cơn đau, tê, nhức, mỏi các Ngài không có nói là tinh tấn balamật, các Ngài không nói là nhẫn nại balamật mà các Ngài nói xả thí balamật. 

Thì lúc đó mình nói "bạch Ngài, con muốn xả thí balamật khi con tê nhức mỏi đau thì con mượn Ngài làm đối tượng được không?" 

Không phải là mượn ngài mà chính là lấy ta làm đối tượng cho ta, ta phải ly tham ái cái tê nhức mỏi đau này.

Hồi nhỏ, khi Sư đi với mẹ Sư về quê, Sư nói với mẹ Sư: "má con muốn" thì Sư nói cái muốn này thì người cậu của Sư hỏi: "cháu nó muốn cái gì?" Thì mẹ Sư nói " Nó muốn mà nó thích là cái muốn đó bị tác". 

muốn (dục) = thích (ái)

muốn (dục) = tác

mà muốn có ghê = muống là rau muống ở dưới nước thì nó mọc tràn lan (là ái dục), mà ở rẫy thì nó mọc lên rồi rớt hạt xuống (là tham ái)

Khi chúng ta sống ở trong đời không có pháp thì chúng ta có 2 loại muốn đó, muốn mà muốn thích thì coi chừng bị tác, còn muống nước thì nó tràn lan mọc hoài nước đi tới đâu thì rau muống mọc tới đó, còn muống rãy thì nó mọc lên hạt rớt xuống thành ra nó mọc hoài. 

Do đó, với cuộc sống này nếu chúng ta không biết về cái gì trong ta và cái gì ngoài ta và cái gì ta muốn đạt đến thì chúng ta sẽ là một rừng hoang rãy hoang hay là một rừng nước mà rau muống mọc tràn lan và không bao giờ ngừng lại được.

Khi chúng ta đi vào trong lãnh vực học về pháp thiện chúng ta cần phải nắm bắt được pháp thiện này và pháp thiện này thì khi chúng ta nắm bắt thì chúng ta mới thấy.

Chúng ta đi tiếp phần pháp thiện. Pháp thiện này có 3 yếu tố: Thân thiện, ngữ thiện, ý thiện. Khi chúng ta muốn nắm bắt được pháp thiện này thì chúng ta phải nắm được 3 yếu tố này, 3 yếu tố này chúng ta coi ta có cái nào ở trong 3 cái này, cái nào thường xuyên. 

Có nhiều người họ không nghĩ trong thiện mà họ thích nói trong thiện. Có những người họ không nghĩ trong thiện họ muốn làm trong thiện. Có người có cả 3, ý, ngữ và thân thiện, thì chúng ta phải nghĩ tới, khi nói tới pháp thiện thì phải có 3 điều này: thân thiện, ngữ thiện và ý thiện. 

Có người chỉ có ý thiện, họ có ý tốt lắm nhưng họ không làm, thí dụ thấy người ta xả thí họ hoan hỉ lắm, nhưng họ chỉ nói anumodana thôi, chỉ có ý thiện thôi.  Có khi họ nói ra lời xin hoan hỉ với bạn thì họ muốn hưởng phước báu. Còn có người muốn làm họ nói: "cho tôi cùng làm với" thì người này có luôn cả 3 yếu tố; ý, thân, ngữ. 

Với những người có tu tập thì cả 3 yếu tố; thân thiện, ngữ thiện, ý thiện luôn hiện bày. 

Người với tập khí thì làm ý thiện, ngữ thiện, thân thiện riêng rẽ và họ không làm đủ cả 3.

Vậy thì khi mình nhìn lại những trường hợp này thì biết chúng ta có kết quả bao nhiêu.

Do đó, khi các vị Thiền Sư nói xả thí Balamật đi thì qúi Phật tử biết người hành giả được vị Thiền Sư kêu mình xả thí Balamật thì bắt đầu mình sống trong pháp chứ không sống theo tập khí thói quen thường tình của mình thì bắt đầu xả thí là mình buông bỏ.

Đầu tiên là buông bỏ ý tư niệm của mình, bấy lâu mình cứ chấp vô bây giờ mình bắt đầu buông bỏ. Xả thí đó là xả thí từ ý thiện thì sau đó khi mình làm thiện mình không nói thì bắt đầu là mình không có ngữ, thân mình bắt đầu không ôm ấp nó mà mình giữ kín nó là mình xả thí, buông cho nó ra.

Khi mình đi qua phần các vị Thiền Sư kêu mình xả thí đi, xả thí Balamật đi thì bắt đầu mình đi vô trong phần hành balamật của mình trong pháp, trong pháp thôi.

Thì khi ta đi vào trong hành pháp thì chúng ta sẽ thấy Pháp Thú cho chúng ta là khi chúng ta đi 

- Pháp thiện nó có thực tính với 5 ý nghĩa: 1) Khôn khéo, 2) mạnh khỏe, 3) tốt đẹp, 4) Lợi ích, 5) Cho quả an vui

- Pháp thiện có thực tướng có 3 là vô thường, khổ đau, vô ngã.

Như vậy thì khi người hành pháp thiện làm duyên cho pháp thiện mà họ sống trong pháp thì đầu tiên họ sống trong thực tính sống đầy đủ trong 5 ý nghĩa.

Rồi tới khi họ đang ở trong đó với một sự ghi nhận một cách đầy đủ là, tôi đang làm việc thiện, tôi đang làm việc khôn khéo, tôi đang làm việc một cách rất là hoan hỉ, tôi đang làm những điều lợi ích thì pháp thiện này nó luôn luôn không đứng yên, nó sẽ thay đổi theo thực tướng của nó là vô thường, khổ đau, vô ngã.

Thì lúc bấy giờ người Niệm pháp thiện (thực tính với 5 ý nghĩa) thì họ có sự ghi nhớ, nhưng khi họ có sự ghi nhớ xong (Định) họ ở trong đó, họ ở trong trạng thái concentrate (tập trung) thì bắt đầu họ mới thấy ra được trạng thái không đứng yên (impermanence) nó sẽ cho ra hiện tượng vô thường. Do đó, họ mới từ pháp thiện làm duyên cho pháp thiện, từ pháp thực tính này nó làm ra pháp thực tướng này cho họ một sự giác ngộ.

 Khi người hành giả được vị Thiền Sư cho một cái ý kiến Xả thí balamật thì lúc đó mình không mượn ai làm đối tượng hết mà mình lấy mình làm đối tượng thì mình niệm trong thực tính này rất là an trú một cách tập trung, rồi sau đó mình thấy pháp đó sanh diệt thì mình mới thấy là không có cái tôi cái ta làm chủ nữa, nó biến hoại đi. Đó là những cái gì chúng ta khi đi vào pháp học pháp thiện làm duyên cho pháp thiện này chúng ta mới tu tập được.

Do đó, khi chúng ta đi vào trong pháp thiện làm duyên cho pháp thiện này tức là nhân duyên không đủ, do đó khi chúng ta đi vào trong phần Phối Hợp Duyên thì chúng ta sẽ thấy nó có câu sanh duyên, câu y duyên, câu sanh thiện hữu, câu sanh bất ly, câu sanh trưởng.

Lúc đó mình mới thấy đó là tâm thức, khi ta làm một việc gì chúng ta phải có một công thức và chúng ta có phương pháp và chúng ta có kỹ thuật chúng ta làm việc thiện đó rất là chặc chẽ, sống trong pháp, làm theo pháp, và học không có tôi ta tư kiến riêng tư của mình.

Vậy thì khi chúng ta đi vào trong Pháp thiện, khi pháp thiện này mà mình sống trong pháp thiện này thì mình Câu Sinh với Pháp Thiện.  

Câu sinh với pháp thiện nghĩa là: Câu Sinh  tiếng Nho nghĩa trong tiếng Việt là Đồng Sinh cùng sinh với pháp thiện.

Thì Câu Sinh của nó là Ý Tư Thiện kết hợp vói pháp thiện là xả thí là mình đang câu sinh với nó. Ý Tư Thiện của mình, tâm tư của mình nghĩ tới việc xả thí này thôi, không nghĩ tới khen hay là chê, tiết kiệm hay là tiếc nuối hay là sợ hãi vì cho ra là mất, không phải như vậy, đây là ý tư thiện là thiện nghiệp nó câu sanh (cùng sanh) với việc xả thí này thôi và lúc đó có thêm pháp thứ hai là mình Câu Sinh Y với Pháp Thiện nếu chúng ta đi tới phần Câu Sinh Y. 

Y = nghĩa là nương nhờ, nương độ.

Thì khi ta đang làm việc thiện này ý của ta nương nhờ vô trong việc xả thí  mà chúng ta làm. Rồi chúng ta thực hiện cho được không rời ý nghĩ thực hiện Ý Tư Thiện tới hành động. Thì lúc bấy giờ thì chúng ta pháp thiện làm duyên cho pháp thiện bởi Câu Sanh Y. Tức là chúng ta nương vào pháp thiện Ý Tư Thiện này nó là hành động thực hiện được việc thiện này. Do đó chúng ta làm pháp thiện làm duyên cho pháp thiện được.

Rồi kế nữa là cái gì là Câu Sinh Hiện Hữu tức là mình không có phóng dật với pháp thiện, tức là lúc bấy giờ qúi Phật tử sẽ thấy là mình không có phóng dật, không có lo ra, không có để tâm chỗ khác, mà để tâm tập trung vào việc thiện này. Cái đó là chúng ta Câu Sinh Hiện Hữu. Cái việc làm chúng ta đang xả thí, Ý Tư Thiện chúng ta để trong việc xả thí này, tập trung vào một điểm một, một việc làm này một, lúc đó ta có Câu Sinh Hiện Hữu với pháp thiện làm duyên cho pháp thiện bởi Câu Sinh Hiện Hữu Duyên.

Còn nếu như chúng ta phóng dật chúng ta không có pháp Câu Sinh Hiện Hữu này hay là chúng ta không có nương độ (Câu Sinh Y) vào pháp thiện mà chúng ta nương vào cái khác ta cầu nguyện  "Tôi cầu nguyện kiếp sau tôi sanh ra được đầy đủ tài sản" thì mình không Câu Sinh Y với pháp thiện mà mình lại vọng bóng, mình không nương độ vào pháp thiện này mình không nương độ vào việc xả thí này thì lúc bấy giờ mình không có pháp thiện này làm Câu Sinh Y.

Do đó, khi đi vào trong pháp thiện này thì qúi Phật tử phải có một sự chú ý và tập trung. Thì pháp thiện làm duyên cho pháp thiện này nó mới khắn khích nó mới hiện hữu được, và pháp thiện  nó mới tồn tại được, và nó mới làm được vun tròn được và nó không bị đứt đoạn hay bị sứt mẻ hay là bị mất kết quả của việc mình làm.

 Hôm nay Sư chỉ mới trình bày thôi, Sư chưa trình bày vô chi tiết được là tại vì đi vô chi tiết là phải có sự phối hợp với tài liệu sách chúng ta có thì Sư sẽ đi vô chi tiết, qúi Phật tử có trong tay đối diện mới là cặn kẽ thiết thực. Thứ hai nữa là khi chúng ta đi vào trong chi tiết này được rồi mà qúi Phật tử nắm kỹ thì khi đi vào pháp hành ở nhà qúi Phật tử làm chứ không có điều kiện nào chúng ta để mà tới đây để mà cùng chia sẻ nhau được nếu chúng ta chưa đủ duyên, thì chúng ta làm được rồi chúng ta gặp nhau lại trong những buổi học kế tiếp nêu câu thắc mắc Sư sẽ đáp theo những câu thắc mắc đó.

Chúng ta phải đi đôi như vậy mới được, hôm nay thì Sư muốn trình bày với qúi Phật tử đó là. 

Khi chúng ta nói tới pháp thiện làm duyên cho pháp thiện này thì phải có những Mãnh Lực Duyên, mãnh lực duyên này nó sẽ hổ trợ cho qúi Phật tử thì trong phần chi tiết.

 Chúng ta đi tới, không đi lui, không quắy đầu lại và chúng ta phải khôn khéo, ta phải làm điều lợi ích cho ta và chúng ta sống trong sự an vui của Phật Pháp chứ chúng ta không sống theo tập khí thói quen hun đúc bấy lâu nay nữa, ta sai lầm rồi, bấy lâu nay thói quen trong ta rồi, trước kia ta tạo thói quen, sau thói quen tạo cho ta quen, bây giờ ta biết rồi ta không thụt lùi, chúng ta không có đánh mất nó nữa.

  Bây giờ chúng ta lấy cái phao là pháp ở giữa biển khơi, chúng ta bám lấy pháp ta đi thôi chứ ta không giữ thói quen, ở giữa biển khơi mà qúi Phật tử có miếng ván qúi Phật tử không nói với miếng ván làm theo ý mình được mà qúi Phật tử phải ôm miếng ván đó để vượt qua biển khơi, đó là sự khôn khéo của mình.

Qúi Phật tử không có sự lựa chọn nữa, mà ở giữa biển khơi này mà qúi Phật tử còn nuôi cái tập khí của mình thì cái đó là mình dại, mà cái muốn này là muốn có g, đó là muống nước hay muống rẫy. Hồi xưa mẹ của Sư nói muốn mà ái là muốn bị tác, mà Sư đâu có muốn ái (mà muốn đi nhà vệ sinh thôi). Qúi Phật tử nói pháp mà vận động lên mà qúi Phật tử muốn cái gì qúi Phật tử coi chừng bị cái tác, ai tác mình, nghiệp tác mình đó, do đó mình phải luôn luôn ngày đêm phải canh phòng và tỉnh giác.

Như vậy thì, thân, ngữ, ý, của mình mà nếu chúng ta không sống trong pháp thì, thân, ngữ, ý, của ta đây sống theo kiết sử, mà nếu chúng ta sống trong pháp thiện mà trong thân, ngữ, ý, của ta sống trong pháp thiện này thì ta phải sống đủ 5 nghĩa của pháp thiện chứ ta không có bóp méo hay ta thêm bớt, chúng ta phải sống đủ 5 pháp thiện, 5 ý nghĩa này vừa khôn khéo, vừa lợi ích, vừa mạnh khỏe, vừa an vui, vừa cho ta quả an lành, được lợi ích thì chúng ta phải luôn sống.

Sư chia sẽ các qúi Phật tử phải cẩn thận. Đức Phật Ngài nói đêm dài cho kẻ thức đường dài cho kẻ mỏi mệt, luân hồi dài cho người không hiểu được chân diệu pháp.

Do đó, trong cuộc sống của chúng ta đã trôi lăn, mà chúng ta trôi lăn thì chúng ta đếm được bao nhiêu lần trôi. Đi vào trong cái thực tế chúng ta sẽ thấy rằng là chúng ta làm mất thời gian. Đời sống chúng ta tu hay không tu mà ngày đêm vẫn đi qua thời gian vẫn lăn trôi nó không đứng lại. Do đó, chúng ta sẽ thấy rằng khi sống trong pháp này mà chúng ta chỉ cần sơ hở một chút phóng dật là bắt đầu là chúng ta rời khỏi pháp là chúng ta thiếu sự khôn khéo. Nếu chúng ta sống trong pháp mà không làm đủ 5 ý nghĩa pháp thì chúng ta sống trong cái bất thiện của nó liền.

Đức Phật Ngài nói trong câu kinh: "nếu chúng ta không làm việc thiện tâm ta nghĩ tới bất thiện liền", qúi Phật tử phải nhớ, ở trong câu Đức Phật nói nếu chúng ta sống không trong thiện thì tâm ta nghĩ về bất thiện, tại vì ta được sinh ra từ nơi vô minh và ái dục, không phải do người mẹ người cha, người mẹ người cha chỉ là phương tiện nhưng do vô minh và ái dục, vô minh duyên hành, hành duyên thức, đã tạo ra ta ngày hôm nay mà chúng ta có cái phước chúng ta được gặp pháp là chúng ta cần phải tu tập nhiều. Trong khi sự tu tập đây chúng ta phải tập trung, cái giá trị chỗ tập trung này là chúng ta phải có Niệm, Niệm phải có Lực, Định chúng ta phải có được, và Trí Tuệ chúng ta phải có Minh Sát phải theo dõi cho thật chặt chẽ.

 Do đó, khi chúng ta đang đi vào trong sự tu tập đây với pháp thiện làm duyên cho pháp thiện theo nhân duyên đây là chúng ta chỉ biết trong ta thôi, chúng ta chưa nói tới cảnh bên ngoài.

  Từ pháp thiện tới pháp Thiện, và từ pháp bất thiện tới pháp bất thiện, chúng ta có chúng ta phải lọc nó đi là chúng ta sẽ thấy là những quả báo nó trổ sanh và, những quả báu trổ sanh từ thiện và quả báo trổ sanh từ bất thiện nó sẽ kết hợp một cách rất tinh vi và ngoài sức chúng ta nghĩ. Khi quả trổ sanh ra chúng ta không thể nào nghĩ ra được là chúng ta sẽ thấy là kết quả của nó, vì sao, chúng ta không hiểu được thực tính của nó.

 Do đó, khi chúng ta sẽ thấy rằng bao nhiêu và bao nhiêu nữa chúng ta sẽ tu tập, bao nhiêu pháp nữa chúng ta cần phải có trong trạng thái đó chúng ta đang ở trong trạng thái lo lắng.

Nhưng sự thật khi chúng ta đi vào trong thực tế thì chúng ta sẽ thấy là không có điều lo lắng của tập khí, mà chúng ta sẽ giữ pháp thiện mà chúng ta đang có trong Thập Phúc Hành Tông hay trong Thập Nghiệp Thiện hay trong Thập Balamật Thiện chúng ta đang tu tập đây sẽ đem lại chúng ta những kết qua được lợi ích và những kết quả đầy đủ phước báu hơn./.


2 comments:

  1. Em đã download cất kỹ rồi chị. Hihihi. Chị giữ gìn sức khỏe nha.
    À, trên máy em vẫn còn những tư liệu trang dieuphap.com từ 2003,2004 gì đó. Thỉnh thoảng em vẫn click vào ngó. Có bài của ĐĐ Lá Bối giảng. Lá Bối là ai hở chị?

    ReplyDelete
  2. Cám ơn em. ĐĐ Lá Bối là Sư Pháp Nhiên, em Sư Giác Đẳng đó em

    ReplyDelete