Wednesday, June 8, 2022

Vi Diệu Pháp 22 (tiếp theo)- Tâm Thiện Thiền (tiếp theo) - HT Sán Nhiên giảng

 Tâm Thiện Thiền  (tiếp theo) - Vi Diệu Pháp 22 - TT Sán Nhiên 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm gọn theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 22" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm t

Xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Sự khác biệt giữa các vị Phạm Thiên và các vị Bồ Tát là: 

- Đời sống của các vị Phạm Thiên là đời sống phạm hạnh, các Ngài luôn luôn vị tha, họ không sống cho họ, đời sống Phạm Thiên là cho chúng sanh, do đó họ có Tứ Vô Lượng Tâm, tâm của họ rộng lớn bao la, lúc nào cũng tràn đầy chứ không khiếm khuyết. Đời sống của vị Phạm Thiên không nghĩ về tôi về ta và không nghĩ về pháp mà nghĩ đến phạm hạnh Tứ Vô Lượng Tâm cho chúng sanh.

 Các vị Bồ Tát có 3 là: vị kỷ, vị tha, và vị pháp. 

- Vị Kỷ, là vị Bồ Tát phải lo cho ta trước. Ta đắc đạo quả xong ta đi độ chúng sanh là vị tha. Giữa ta và độ chúng sanh vì pháp chứ không nghĩ chúng sanh riêng tư. Luôn luôn đời sống của vị Bồ Tát là nhìn pháp chứ không phân biệt ta và người.

Đức Phật Ngài nói cha mẹ là vị Phạm Thiên, là bậc Vô Sinh Alahán, cha mẹ là vị thầy thì ta biết rồi. Vậy thì khi cha mẹ là một Phạm Thiên là thương con vô bờ bến, từ bi hỉ xả cho con vô bờ bến, cha mẹ lúc bấy giờ là vị Phạm Thiên, dạy bảo con khuyên bảo con chỉ dẫn con đường ngay đường tốt tránh xa điều xấu, cha mẹ lúc đó là bậc vô sinh. 

Giữa Phạm Thiên và Vô Sinh, khi cha mẹ đang sống đời sống phạm hạnh, khi cha mẹ phải sống đời sống vị pháp không vì con, vì con dạy không được xen tình cảm, nếu cha mẹ vì con là nó lọt vô vị tha của vị Phạm Thiên mềm mỏng dạy con không được, cha mẹ phải là bậc vô sinh chỉ dạy cho con vì pháp chỉ dạy cho con nên người.

Đời sống của một vị thiền sinh hay đời sống của vị hành giả, không đi vào con đường Phạm Thiên thì sẽ đi con đường Bồ Tát.

-  Đi con đường Phạm Thiên thì qúi Phật tử sẽ đi tu thiền với trạng thái Thiền Chỉ.

- Còn  đi con đường Bồ Tát thì phải đi con đường Thiền Quán.

Thì quả quyết câu trả lời nếu đi con đường làm Phạm Thiên để đi  con đường Thiền Chỉ này qúi Phật tử được đắc định được hiện bày thần thông được sanh về cõi trời Sắc Giới.

- Còn  đi con đường Bồ Tát thì đi con đường Thiền Quán để đắc được đạo quả và Niết-bàn.

Khi qúi Phật tử đã biết con đường mình đi như vậy là qúi Phật tử đi theo hạnh nguyện của mình.

Bây giờ Sư bỏ chi pháp vào. Khi đi đường Bồ Tát:

- Thì khi qúi Phật tử thương ai không bằng thương mình (vị kỷ) thì qúi Phật tử phải biết lo Vô Tham.

- Đối với chúng sanh qúi phật tử phải có Vô Sân.

- Đối với Pháp qúi Phật tử phải Vô Si.

- Đối với ta thì không tham, khi nào còn tham thì không tu được.

 Đối với chúng sanh không có trạng thái bất toại nguyện, phải hết lòng nhẫn nại, có tâm từ hoan hỉ với chúng sanh, nhìn chúng sanh với ta một trạng thái Pháp thôi là phải có trí tuệ xét soi.

Qúi Phật tử là Bồ Tát đối với ta không được tham, đối với người không được sân, nhìn Pháp người và ta hai cái đó chỉ có một trí tuệ (vô si) mà thôi không được phân biệt riêng tư. Như vậy chúng ta mới thành công. 

Đã là thiền sinh đã là hành giả thì chúng ta phải có pháp hành, khi nhìn pháp hành như vậy thì qúi Phật tử phải có con đường qúi Phật tử phải đi.

Nhìn đề mục, nhìn con người (ta), mục tiêu nhắm tới.

Khi hành giả đang đi pháp hành, nếu là Phạm Thiên thì đi con đường Thiền Chỉ. 

Hành giả đi pháp hành nếu là Bồ Tát thì đi con đường Thiền Quán thì phải có: nhìn đề mục, nhìn con người ta trong đề mục, và mục tiêu ta phải nhắm tới. 

Có nghĩa là:

- Nhìn đề mục, không ghét bỏ nó được, phải nhìn thấy một cách hoan hỉ, nhìn người thương người không sân (vô sân), nhìn người mà không thấy người và ta mà chỉ thấy Pháp.

- Nhìn con người ta trong đề mục. Thì nhìn mình thương mình nhưng không tham (vô tham).

- Và mục tiêu ta phải nhắm tới đúng một cách chính xác (vô si).

 Nhìn vô mình mà qúi Phật tử còn thương còn lo thì không đi tới được. Nhìn đề mục qúi Phật tử đem lòng nghĩ tới vị tha không còn gì để sân hay bực bội, và mục tiêu của ta nhắm tới phải trí tuệ sáng suốt để nhìn rõ con đường ta đi không lạc bước lầm đường hay không đạt được mục tiêu mà ta nhắm tới. Người sống không có mục tiêu người đó không thành đạt, mình phải đặt  mục tiêu rồi từ đó mình vẽ con đường mình mới đi được, còn nếu mình không đặt mục tiêu cho hàng đầu của mình thì mình đi muôn ngàn lối phí công uổng sức mình. Người học trò cũng vậy phải có mục tiêu mới nhắm tới đó do đó họ chỉ cần mua hạt giống thật nhiều.

Mục tiêu là Niết-bàn hay là các cõi trời.

Không thấy người và ta, chỉ thấy pháp mà thôi.

Con đường tu của ta cũng vậy. Con đường 2 ngã song hành là đời và đạo. Con đường Phạm Thiên là đời, con đường Bồ Tát là đạo. Hai ngã song hành, hướng nào ta cũng có trong pháp hành, thì khi từ đó ta có: đề mục, và ta, và mục tiêu ta chứng đắc. Đề mục ta có đừng có sân, ta đang có đừng có tham dính mắc và mục tiêu ta nhắm tới phải có trí tuệ (vô si) mới thành công.

Qúi Phật tử muốn làm Phạm Thiên thì trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm xuyên suốt. Nếu qúi Phật tử đi theo con đường Phạm Thiền, thì đối với Phạm Thiên chỉ có một lòng vị tha mà thôi, thì về ta không cần nói tới, ngồi tọa thiền là Từ Bi Hỉ Xả. Còn nếu qúi Phật tử đi từ Từ Bi Hỉ Xả mà đi hoài thì mục tiêu chắc chắn qúi Phật tử sẽ tới các cõi trời.

Còn nếu qúi Phật tử là người Bồ Tát qúi Phật tử sợ khổ trong đời, sợ sanh tử luân hồi tái tục sanh hoài không muốn, qúi Phật tử muốn trở thành con người giác ngộ giải thoát thì qúi Phật tử phải đi con đường Bồ Tát thì qúi Phật tử phải có ta, có đề mục (là đối tượng phải có) và mục tiêu.

Khi có đề mục đến, đề mục đó nó bên ngoài ta gọi là chế định, khi ta bắt được đề mục nó đến nó trở thành đối tượng của tâm thức của ta. Đề mục nó đến là chế định khi mà ta bắt được nó là đối tượng của tâm thức của ta nó trở thành là Siêu Lý.

 Đề mục đến là đối tượng của ta, nó trở thành Siêu Lý, Siêu Lý chỉ có tâm biết, không có con người. Còn đề mục có ta biết và có con người. Khi đề mục này nó đến với Phật tử bình yên, nó là đối tượng mình thích, khi đề mục này nó đến với trạng thái không bình yên (tê nhức) nó là đối tượng nhìn thấy mình biết như vậy thì ở đây đề mục (tê nhức) là hiện thân của ta soi gương thấy được.

Hiện thân của ta soi gương thấy được. Khi mà hiện thân của ta soi gương thấy được  không còn thấy đề mục, không còn thấy đối tượng, chỉ thấy kiết sử cột trói ta thôi. Ngày nào qúi Phật tử còn thấy đề mục là đối tượng, ngày nào qúi Phật tử còn thấy đối tượng không thấy soi gương là ta thì qúi Phật tử vẫn còn ở bên đề mục và đối tượng.

Nói lại nữa, đề mục mà ta biết được đó là chế định, khi mà đề mục đó vô với ta, ta hiểu được nó, nó là đối tượng, nó bình yên là đối tượng đang hiện bày, nó xáo trộn (tê, nhức, mỏi, đau) là đối tượng đang hiện bày, như vậy thì đề mục và đối tượng chính là hiện thân của ta soi gương thấy được.

Rồi khi ta biết được nó, không đề mục, không đối tượng, chỉ là kiết sử. 

Mà kiết sử là cản ngăn mục tiêu, ta phải diệt kiết sử mới đạt mục tiêu, mà muốn diệt kiết sử mà đạt mục tiêu, không có thể hiểu.
Ngày nào qúi Phật tử không ra được đối tượng là qúi Phật tử còn luẩn quẩn loanh quanh ở (tê nhức mỏi đau), ngày nào qúi Phật tử lọc được cái đề mục, qúi Phật tử rớt vô đối tượng rồi thì qúi Phật tử phải mau mau đối tượng đó là hiện thân soi gương ta thấy được.

Đi con đường Phạm Thiên dễ lắm, cứ đi nhập định, để hiện bày thần thông, về cõi trời Sắc Giới. Hành giả  phải luôn luôn có tâm Từ Bi Hỉ Xả, ngày nào không có Từ, Bi, Hỉ, Xả, ngày đó hành giả xa rời con đường trở thành Phạm Thiên.

Con đường Bồ Tát đi là vị kỷ, vị tha, vị pháp, qúi Phật tử phải có con đường vị tha khi qúi Phật tử đang tu thiền. Mà ngay ở chỗ chữ vị tha đó là qúi Phật tử phải có Tứ Vô Lượng Tâm.

Đó là cái vận mệnh, đó là con đường nằm trong tay qúi Phật tử, qúi Phật tử bước lên đi, không có con đường khác.

-------------------------------

Sau giờ hành thiền, thiền sinh hỏi pháp.

Lộ trình tâm đi qua hai cái: 

- Một là lộ trình tâm đi theo đề mục.

- Hai là lộ trình tâm đi theo cái thấy mình đang niệm đề mục hay không. 

Vậy thì khi mình nhìn thấy được cái đó thì mình bắt được hai, một là đề mục mình nhìn thấy, hai là đối tượng đang được biết. Một đề mục mình đang nhìn thấy và một đề mục chưa phải đối tượng, do đó dễ bị hôn trầm, thụy miên, ngã mạn, mạn nghi, tham, sân si. Còn nếu như đề mục mà mình có thấy được trạng thái mình biết đề mục đó là đối tượng đang có chánh niệm tỉnh giác.

Thì khi ta nhìn thấy nó ta nhìn thấy được ta, ta nhìn thấy được cái tâm ta đang có tại nơi đó là quán sát, quán sát nó mình thấy được thực tính bản chất nó hiện bày thì nơi đó ta mới thấy được cái này là pháp ta nhìn, hay là của ta đang có hay là đề mục đối tượng ta đang giữ. Pháp này ta đang tìm tới thì cái đó là mục tiêu ta đi tới còn nếu ta thấy nó là ta đang có, ta phải dìm kiết sử hay là đề mục đối tượng đó thì cái đó chỉ là bề ngoài cái chế định mà ta đang đi tới đi tìm thấy sự thực tính.

Thiền sinh: Thưa Sư, hôm trước dạy khóa thiền Sư nói Đức Phật thấy Thiên Nhãn Minh là Ngài thấy Sanh Tử Trí, xin Sư giảng lại.

HT trả lời: Có một vài nơi trong kinh điển có đề Thiên Nhãn Minh, Túc Mạng Minh, Lậu Tận Minh. 

Thì có một vài nơi viết, khi Đức Phật thấy Thiên Nhãn Minh tức là Ngài thấy Sanh Tử Trí, lúc đó là trạng thái sanh diệt của danh sắc, còn Ngài nhìn thấy  nghiệp bị cắt đứt, nghĩa là Túc Mạng Minh. 
Hai điều đó, có một số các vị ngồi đọc kinh thấy Đức Phật có  Thiên Nhãn Minh là Ngài thấy các cung trời. Hay là Ngài thấy Túc Mạng Minh là Ngài nhìn nhiều kiếp quá khứ của Ngài đã qua, không phải như vậy. 

Mà là, Ngài nhìn thấy Thiên Nhãn Minh là lúc đó Ngài thấy sự sanh diệt của danh và sắc. Thiên nhãn là thấy thù thắng cái sanh diệt đó là danh sắc Ngài nhìn thấy. Còn Túc Mạng Minh là Ngài đang diệt tất cả những danh sắc của Ngài đang có "tôi ta" tại nơi đó, lúc đó là Lậu Tận Minh cắt đứt mọi kiết sử lậu tận để Ngài đi đến Niết-bàn.

Cũng vậy, khi qúi Phật tử ngồi thiền, nhìn thấy được những sự sanh diệt của danh và sắc, những lúc danh đang sanh rồi diệt, sắc đang sanh rồi diệt, mình thấy được rõ ràng là mình có tuệ nhãn, ta có con mắt trí tuệ nhìn thấy chứ không phải phàm nhãn thấy được, đó gọi là Thiên Nhãn Minh. 

Rồi khi mình qua được từng giai đoạn, thí dụ như mình diệt được danh, diệt được sắc từng mỗi giai đoạn, có một phần là thánh, mình diệt được nó thì những cái đó là từng giai đoạn của kiếp sống của con người mình đang hành, mình duyệt qua, đó là Túc Mạng Minh.

 Còn mình cắt được kiết sử thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, gọi là Lậu Tận Minh, bắt được là sơ đạo sơ quả, chứ còn không mình cứ nói sai hoài.

Thiền sinh: Thưa Sư, thí dụ như Thiên Nhãn Minh như Sư giảng là mình  thấy nội trong thân mình là Thiên Nhãn Minh, phải không thưa Sư?

HT trả lời: Như Đức Phật Ngài nói tiểu thế giới và đại thế giới. Đại thế giới là bên ngoài ta, tiểu thế giới là chỉ cho sắc thân ngũ uẩn này mình nhắm mắt là mình nhìn thấy.


2 comments: