Thiền Vô Sắc Giới - Vi Diệu Pháp 23 - HT Sán Nhiên
Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm gọn theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 23" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ.
Xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.
Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.
Namo Buddhaya
Minh Hạnh
Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh
Hôm nay ta đã qua phần thiền Vô Sắc Giới.
Như chúng ta biết thiền có hai loại: Thiền Hiệp Thế và Thiền Siêu Thế. Người nào tu tập họ cũng đều phải nghiên cứu qua hai loại thiền.
Thiền Siêu thế có hai là Đạo và Quả.
Thiền Hiệp Thế chia làm hai là Thiền Sắc Giới và Thiền Vô Sắc Giới. Đức Phật dạy Thiền Sắc Giới có 36 đề mục + 4 đề mục Vô Sắc Giới, thì Thiền Hiệp Thế có tất cả là 40 đề mục.
Thiền Siêu Thế, con đường đi đến Đạo Quả có 4, là Tứ Niệm Xứ gồm: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Hay còn gọi Thiền Siêu Thế là Thiền Tứ Niệm Xứ, Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
Nói chung, chúng ta đi vào con đường Bát Chánh Đạo, đó là con đường của Thiền Siêu Thế phải đi. Ta đi con đường Thiền Siêu Thế nương vào phương tiện là Tứ Niệm Xứ trao dồi con đường Thân, Thọ, Tâm, Pháp, để chúng ta lấy Bát Chánh Đạo làm con đường đi tới đắc đạo quả giải thoát.
Trong khi ta nói Sắc Giới và Vô Sắc Giới thì chúng ta sẽ thấy, khi ta nói tới con đường họ chứng đắc họ được sanh về các cõi trời. Chúng ta có 31 cõi gồm:
- Dục Giới có 11 cõi, là cõi trời của Chư Thiên
- Sắc Giới có 16 cõi.
- Vô Sắc Giới có 4 cõi
Vậy thì khi ta nói tới các cõi đi về cõi trời Sắc Giới và Vô Sắc Giới có tất cả là 20 cõi và gọi là cõi Trời Phạm Thiên.
Tại sao gọi là Phạm Thiên? Tại vì các Chư Thiên sống đời phạm hạnh, luôn luôn an trú trong Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Cõi trời Dục Giới là cõi trời Chư Thiên.
Khi ta nói tới Từ, Bi, Hỷ, Xả, là chúng ta đi theo từng cấp tu tập, tu từ thấp lên cao, tu Từ trước kế đến Bi, kế đến Hỷ, Xả tu sau cùng là cao nhất, những người sống đời sống phạm hạnh họ phải tiến tu. Đối với tâm Từ là sơ cơ, là khởi đầu mà thôi, rồi sau đó họ tu chính chắn hơn nữa họ mới lên Bi, khá hơn nữa họ lên tới Hỷ, cuối cùng là họ hành Xả.
Hành Xả là một mức độ cao của đời sống phạm hạnh, khó tu tập nhất, vì ta phải chế ngự Bát Phong (tám ngọn gió đời) khi đối diện.
- Tâm Từ là thương tất cả chúng sanh.
- Bi là xót thương hay là cứu giúp tất cả chúng sanh.
- Hỷ là hoan hỉ với tất cả pháp, diệt lòng bỏn xẻn.
- Nhưng, đối với Xả thì khó hơn vì Bát Phong (8 ngọn gió đời) chúng ta phải vượt qua, chế ngự và không bị nó chinh phục. Do đó, nếu đời sống của một vị đời sống phạm hạnh họ phải thuần thục với góc độ Bát Phong, và 3 cái kia là Từ, Bi, Hỷ, họ phải trau dồi một cách rốt ráo, không đơn giản được.
Các vị Phạm Thiên ở các cõi trời Sắc Giới và Vô Sắc Giới, các vị Phạm Thiên sống luôn luôn an trú trong Từ Bi Hỷ Xả.
Đức Phật Ngài nói người mẹ và người cha là vị Phạm Thiên ở trong gia đình.
Người mẹ người cha khi la rầy con phải nhìn vào tâm của mình, nếu người mẹ người cha la rày con mà không an trú trong Từ Bi Hỷ Xả thì lúc bấy giờ đang tạo ra nghiệp oan trái, nghiệp mẹ và con, nghiệp cha và con, oan trái và tiếp tục chồng chất lên nữa, một sát na nói một câu chuyện kể ra là một oan trái là sẽ gây một nghiệp báo sau này khó mà được giải thoát được con người của mình, và , mình không ra nổi con đường giải thoát được.
Khi người mẹ người cha an trú trong Từ, Bi, Hỷ, Xả, đối xử với con là người mẹ người cha đang hưởng phước báu Phạm Thiên của cõi trời và không bị nghiệp oan trái với con của mình.
Do đó, người hiểu lời dạy của Đức Phật, hiểu Phật Pháp thì họ sợ nghiệp hơn là họ quên bổn phận, ta sợ nghiệp hơn bổn phận làm phạm hạnh, mình cứ nghĩ như vậy, nghĩ là ta là cha là mẹ giống như là thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi, xưa ông bà nói vậy nên không có an trú trong Từ, Bi, Hỷ, Xả, vẫn làm việc oan trái.
Thứ hai, Đức Phật nói người mẹ người cha là bậc Vô Sinh trong gia đình đối với con cái, nghĩa là người mẹ người cha sống xa rời Tứ Lậu Hoặc là 4 pháp trầm ngâm ở trong gia đình nếu như vậy thì người mẹ người cha mới là an trú như bậc Vô Sinh.
Tứ Lậu Hoặc là 4 pháp trầm ngâm ở trong gia đình là:
1) Không ở trong dục, Dục Lậu Hoặc.
2) Không ở trong hữu, Hữu Lậu Hoặc.
3) Không ở trong kiến, Kiến Lậu Hoặc.
4) Không ở trong vô minh, Vô Minh Lậu Hoặc.
Đối với con cái, thì lúc bấy giờ người mẹ người cha là bậc Vô Sinh.
Nhưng, đối với người mẹ người cha khi đối xử với con cái mà không tách ra khỏi 4 cái này thì đang làm một việc oan trái với con cái.
Từ phải đi với Xả, Bi phải đi với Hỷ, nếu không là không dùng được với đời sống phạm hạnh của mình.
Điều thứ nhất với tâm Từ mà quí Phật tử không có tâm Xả thì tâm Từ bị dính mắc, lôi cuốn mình trong trạng thái nhiễm đắm rồi rớt trong tình thương vị kỷ, nó không còn là tình thương rộng lớn bao la vô lượng của bậc phạm hạnh. Nếu qúi Phật tử có lòng Từ mà không có trí tuệ mà không biết dừng lại với cái Xả thì qúi Phật tử sẽ đi đắm sâu vô tâm Từ này mất đi vị trí ban đầu tình thương của mình trở thành tình thương ái luyến vị kỷ hay là tình thương riêng tư không trong sạch.
Tâm Từ phải có Xả để dừng lại ở mức độ nào đó chứ không để đi tới mức không hay biết nữa.
Tâm Bi phải có Hỷ, thấy cảnh đau khổ của chúng sanh qúi Phật tử không hoan hỉ được thì không có giúp người ta được, thấy người ta đau khổ mình phải bình tỉnh để giúp người ta. Mình phải biết hoan hỉ vui vẻ để đến với người ta với trạng thái vui vẻ. Những người làm nghề bác sĩ cũng như nghề y tá chăm sóc bệnh nhân là những người phải có tâm Bi và tâm Hỷ mới có thể hoàn thành trách nhiệm được.
Tâm Từ phải có tâm Hỷ kết hợp, tâm Bi phải kết hợp với tâm Xả mới hành động một cách vuông tròn được.
Như vậy, chúng ta nói tới Thiền-na có 2 loại là Thiền Hiệp Thế là con đường đưa chúng ta còn phải sanh tử luân hồi. Thiền Hiệp Thế là con đường đưa chúng ta được sanh về hai cõi trời Sắc Giới và Vô Sắc Giới là con đường còn luân hồi, chưa ra khỏi tam giới, rồi hết thời gian ở trong các cõi trời này lâu hơn cõi trời Dục Giới, cho dù ở lâu như thế nào khi hết tuổi thọ thì kiếp đi tục sinh kế tiếp, chưa quả quyết là ta được sanh trở lại làm người hay bốn đường ác đạo.
Nền tảng gốc của Thiền Hiệp Thế có hai chi là Niệm và Tưởng.
Nền tảng của Thiền Siêu Thế có hai chi chúng ta cần phải biết là Chánh Niệm và Tỉnh Giác.
Nếu chúng ta tìm ra được cái đó chúng ta thấy con đường đi rõ ràng.
Nếu ta đi thiền Hiệp Thế, ta chỉ cần có Chánh Niệm, và ta suy tưởng về Chánh Niệm đó với đề mục chúng ta tạo ra thì ta sẽ đi tới các tầng trời này.
Nhưng đối với Thiền Siêu Thế chúng ta có Chánh Niệm có sự ghi nhớ nhưng ta phải thức tỉnh, tỉnh giác luôn luôn mỗi sự diễn tiến xảy ra để chúng ta cắt trừ diệt tận thì chúng ta mới đi tới con đường Siêu Thế, chứ không có tưởng được, ở đây không có tưởng, ở đây qúi Phật tử mà tưởng, qúi Phật tử không có con đường đi ra giác ngộ và giải thoát.
Còn ở thiền Hiệp Thế chúng ta có thể ngồi suy tư và tưởng được.
Vậy thì, khi đi vào con đường Hiệp Thế chúng ta chỉ cần khai thác hai cái là Chánh Niệm và phải Suy Tưởng mạnh, nên người về thơ ca viết nhiều về thi ca người đó có cơ hội về Thiền Hiệp Thế dễ.
Do đó, ở đây qúi Phật tử nào đi con đường Siêu Thế thì không có tưởng, phải có Chánh Niệm và Tỉnh Giác phải theo dõi và biết rõ mọi diễn tiến xảy ra để cắt đứt và chặt, nếu không cắt đứt và chặt thì ta rớt trong con đường Àsava: lậu hoặc - trầm mịch - chìm ngâm, giống như bụi mà chúng ta để lâu ngày bụi lắng xuống đáy bình thì bụi đó gọi là àsava, tiếng Nho là trầm mịch, là chìm ngâm. Chúng sanh ở lâu ngày trong tam giới dục giới, sắc giới và vô sắc giới thì chúng sanh sẽ bị chìm đắm trong tam giới không ra được, không muốn đi ra.
Có lần Sư tới Oklahoma dạy một số Phật tử thì một bà Phật tử không thấy tới để học nữa, Sư hỏi thì các Phật tử khác nói người ta không muốn bỏ tài sản của người ta tới nghe Sư nói là cắt ái đi tu nên người ta không muốn tới gặp Sư nữa. Nghe thấm thía, tại vì tài sản người ta đang tạo ra người ta đâu bỏ mà đi tu được.
Người ta nói "cái răng cái tóc là gốc con người", trong khi Đức Phật Ngài nói gốc con người là trí tuệ, chính cái đó nó tạo ra con người mình đẹp hay xấu.
Sư trở lại về Thiền Hiệp Thế, qúi Phật tử cố gắng tu lên góc độ Vô Sắc Giới, qúi Phật tử phải suy tư rất nhiều tại lúc đó những đề mục này hoàn toàn không còn sắc pháp nên mới gọi là vô sắc, những đề mục này hoàn toàn là danh pháp và chúng ta phải tập trung tâm vào danh pháp phải nghĩ về danh pháp thiệt là nhiều lúc bấy giờ chúng ta mới phát triển con đường tu mới được. Còn nếu như qúi Phật tử còn đang tìm sắc pháp để làm đề mục để mình nhìn mình thấy thì lúc đó vẫn còn sắc giới mà chính cái đó là còn ở góc độ thấp, rồi còn phải 5 chi thiền; Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Thống (định). Nhưng đối với Vô Sắc Giới này không có.
Vô sắc pháp tiếng Pali là arupa tức là không còn sắc pháp, nó chỉ là danh pháp mà thôi.
Khi đi vào trong Vô Sắc Pháp (arùpa) hoàn toàn là Danh Pháp (Nāma Dhamma) mà thôi. Vậy thì khi qúi Phật tử đi vào trong danh pháp này là thuần túy tâm thức mình biết. Mà tâm thức mình biết lúc đó là tâm ý thức biết chứ nó không còn ở trong ngũ thức nữa, nó không còn nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân nữa, lúc bấy giờ tâm ý thức hoạt động bắt lấy cảnh pháp mà thôi.
Sư trở lại:
- Với nhãn thức chúng ta bắt cảnh sắc.
- Với nhĩ thức chúng ta bắt cảnh thinh.
- Với tỷ thức chúng ta bắt cảnh khí.
- Với thiệt thức chúng ta bắt cảnh vị.
- Với thân thức chúng ta bắt cảnh xúc.
Với ý thức chúng ta bắt cảnh pháp, cảnh pháp này không có hình tướng, sắc chúng ta còn thấy, sắc xa, sắc gần, sắc thô, sắc tế, chúng ta thấy, thinh chúng ta còn nghe được âm thanh. Còn cái này hoàn toàn trong danh pháp mình suy tư nghĩ tới thôi, đó là cảnh pháp.
Với nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ta còn nương vào thần kinh của ta đang có, thần kinh nhãn, thần kinh nhĩ, thần kinh tỷ là mũi, thần kinh thiệt là lưỡng của ta, thần kinh xúc là thân của ta có. Nhưng đối với Tâm Ý Thức thì cảnh pháp này là trái tim của chúng ta rúng động lên chúng ta biết được nó. Thần kinh của tâm Ý Thức là nương vào Danh.
Sắc Trái Tim tiếng Pali là Hadāya Vatthu.
Khi chúng ta cảm thấy hồi hộp trong lòng, thí dụ như người mẹ xa người con nhưng vẫn có trạng thái suy tưởng đến người con thì lúc đó ta có linh cảm, có những xúc động tim ta đập mạnh lên, ta nghĩ tới người con đó tim đập mạnh không biết con mình bị gì không, thì có tin con bị chết, thì cái đó là cái xúc động của trái tim nó truyền ra với tâm pháp của nó đang hiểu biết và nó không có một cảnh sắc nào để mà nó đo lường được, nó chỉ có trái tim rúng động lên và nó bám lấy cảnh pháp này tâm ý thức đưa về trái tim hiểu biết danh pháp này nó đang hiện bày trong đó.
Như vậy, ở đây chúng ta đi tới góc độ này là lúc bấy giờ những đề mục ta gọi là những đề mục đó hoàn toàn không có Sắc Pháp, hoàn toàn là Danh Pháp, và mình phải suy tư hay chúng ta phải tưởng nhớ thật mạnh.
Hai từ ngữ Suy Tư và Tưởng Nhớ cho ta thấy một là Sati, hai là Saññā, phải suy nghĩ thật nhiều Niệm và Tưởng, hai cái đó qúi Phật tử phải ghi nhận. Đó là Thiền Hiệp Thế, là con đường chúng ta đi tới 2 cõi trời Sắc Giới và Vô Sắc Giới, qúi Phật tử phải đi 2 cái đó. Qúi Phật tử không có 2 pháp môn bảo hộ này thì 2 con đường ta đi tới Sắc Giới và Vô Sắc Giới không làm được, cũng từ nơi tâm Ý Thức của ta làm ra, từ tâm ta làm ra nhưng tâm ta phải có 2 cái pháp này hổ trợ tâm ta mới bắt được thì ta mới hiểu biết được.
Đối với Thiền Siêu Thế ta phải tỉnh giác sáng suốt thấy rõ, và phải hiểu, phải cắt trừ diệt thì mới ra con đường Siêu Thế Đạo Quả Niết-bàn, phải đi con đường Bát Chánh Đạo.
Bây giờ ta nói qua Thiền Hiệp Thế. Từ đây về sau nghe một người nào đang học thiền qúi Phật tử phân biệt được thiền của họ đang hành là Thiền Hiệp Thế hay Thiền Siêu Thế.
Vậy thì khi chúng ta đi với những trường hợp ta tu tập thì chúng ta sẽ thấy những cái mà thường.
Trong tiếng Pali kasina là đề mục hoàn tịnh tức là đề mục này trong sạch. Nhưng nếu ta đi đề mục Asubha là đề mục bất tịnh, bất tịnh là quán các tử thi. Xưa kia Đức Phật Ngài cho Chư Tăng vào trong rừng già nhìn quán xác chết, người ta chết người ta quăng bỏ trong rừng, Chư Tăng đến nhìn các đề mục đó làm đề mục để mà họ quán sát để diệt dục, tức là lòng tham dục còn đang đắm say ở trong ngũ dục; sắc, thinh, khí, vị, xúc, thì họ tới nhìn vô xác tử thi bị thúi rữa bị những con thú ăn xé thịt vung vãi loang lỗ mùi hôi thúi bộc lên làm cho các vị Sư đó diệt dục. Những đề mục này là những đề mục ta còn thấy được, nghe được, ngửi được hay ta còn tiếp xúc được, những cái đó là những đề mục thuộc sắc giới.
Đề mục quán ô trược về vật thực, nhìn vật thực chúng ta cũng lấy đó làm đề mục tu thiền được. Có một vị tỳ khưu trước khi ăn không quán tưởng về vật, Đức Phật Ngài dạy bảo trước khi ông ăn, ông nên quán tưởng vật thực để biết sự nhàm chán đời sống này, thì vị tỳ khưu đó ngồi lại bắt đầu quán tưởng vật thực: "Vật thực nào ta chưa ăn nguyên chất chẳng là chi chi, vật thực nào ta chưa ăn nó là thanh tịnh chẳng uế dơ, vật thực nào ta chưa ăn, rồi ăn rồi nhìn vào uế dơ không trong sạch", do đó vị tỳ khưu đó phát triển lên, đó gọi là ô uế vật thực hay là vật thực đó không có thanh tịnh, thì lúc đó vị tỳ khưu đó đắc chứng đạo quả.
Những cái đó ngay cả vật thực họ cũng quán tưởng được và họ tiếp xúc được, họ tập trung chánh niệm tại đó, họ ghi nhận suy nghĩ họ đưa đến đạo quả được.
Những cái đó là ta còn thấy được là Sắc Pháp. Nhưng, chúng ta đã học qua phần Thiền Sắc Giới, tức là thiền này còn có sắc pháp.
Hôm nay chúng ta học qua thiền Vô Sắc Giới.
Thiền Vô Sắc Giới có 4 là:
1) Không Vô Biên Xứ.
2) Thức Vô Biên Xứ.
3) Vô Sở Hữu Xứ.
4) Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
1) Không Vô Biên Xứ.
Bốn đề mục này là 4 đề mục hoàn toàn thuộc về Danh Pháp do suy tưởng mà có và không có Sắc Pháp.
Danh từ Không Vô Biên nghĩa là: hư không vô cùng vô tận, không có biên giới rộng lớn bao la. Nhìn ra hư không, nhìn ra bầu trời thấy bao la không thể nào đi hết tận cùng của thế gian. Vị hành giả sau khi ngồi thiền họ quán sát thấy con đường ta tu vô cùng vô tận, họ quán như vậy gọi là không vô biên. Hành giả ngồi thiền này phải nhắm mắt, họ phải tưởng ra không gian lớn bao la vô cùng vô tận.
2) Thức Vô Biên Xứ.
Nhưng, khi họ chứng đắc được tầng thiền Không Vô Biên này, họ nói, nếu ta thấy được hư không là vô cùng vô tận, mà cái ta biết được đó cái đó mới là vô cùng vô tận, lúc bấy giờ họ nói Tâm Thức mới là vô cùng vô tận, chứ không phải là hư không. Tại vì tâm còn biết được hư không vô cùng vô tận thì tâm thức mới là vô cùng vô tận vô biên.
Nên đề mục thứ hai là đề mục Thức Vô Biên Xứ. Tâm người ta dễ sợ lắm cái gì cũng biết hết, vô cùng vô tận, không gian chỗ nào tâm ta cũng biết tới, đó là tâm thức của ta mới là vô cùng vô tận. Giống như nhà khoa học gia ngày hôm nay họ nhìn vô Thái Dương Hệ hay những hành tinh ở trên không gian này họ nhìn thấy họ nói ta sẽ đi tìm tới ta bắt được hết, ta đi khám phá được các vệ tinh này vệ tinh kia hay là hành tinh này hành tinh kia hay là những tinh tú này tinh tú kia, họ sẽ tìm ra con đường đi tới đó, thì con người của họ tâm thức của họ mới vô cùng vô tận, xa bao nhiêu xa họ cũng biết tới được, con người ta vậy đó.
Chính cái đó người hành thiền Vô Sắc Giới tới giai đoạn là họ thấy hành thiền Hư Không Vô Biên Xứ không bằng thiền tâm Thức Vô Biên Xứ, tâm thức mới đáng sợ.
3) Vô Sở Hữu Xứ.
Khi họ chứng đắc tầng thiền thứ hai gọi là Thức Vô Biên Vô Cùng Vô Tận thì họ mới nói có những cái mình giải đáp không được, chẳng hạn như con người từ đâu tới, không giải đáp được, tại sao con người nam người nữ, ai sinh ra người nam ai sinh ra người nữ, nếu trả lời là người mẹ người cha, như vậy thì không có phải, con người từ đâu tới, và sau khi con người chết thì người đó đi về đâu, họ không tìm ra được, cái này thật sự không giải đáp được có chi mà ta biết được hết, ta chỉ biết trong hạn chế của ta thôi. Do đó không có chi là của ta sở hữu cả, ta không giải đáp hết được, lãnh vực nào ta biết còn lãnh vực khác ta không biết thì lãnh vực đó là Vô Sở Hữu, không phải của ta, người bác sĩ chỉ biết ranh giới của người bác sĩ mà thôi, kỹ sư biết danh giới của kỹ sư thôi, học sinh biết ranh giới của học sinh thôi, và người ra trường đi làm biết ranh giới của người ra trường đi làm thôi, chứ không thể nào nói là vô cùng vô tận được, lúc đó họ nói không có chi là của ta sở hữu cả.
Thì khi họ đi đến giai đoạn này thì họ thấy tới đây cũng chưa đúng nữa, nếu như vậy thì con người mình không có ý nghĩa gì hết, vô dụng quá.
4) Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
Do đó đề mục thứ tư họ chia làm hai là Phi Tưởng và, Phi Phi Tưởng Xứ.
Phi Tưởng nghĩa là đừng có nghĩ như vậy. Phi Tưởng này là phá đề mục thứ ba họ đã chứng đắc, "đừng có nghĩ như vậy".
Phi Phi Tưởng Xứ nghĩa là chẳng phải nghĩ cho cái Phi Tưởng, cái Phi Phi Tưởng Xứ phá cái Phi Tưởng, và cái Phi Tưởng phá cái Vô Sở Hữu, nên gọi là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, nghĩa là:
Phi Tưởng nghĩa là "chẳng phải nghĩ như vậy" và
Phi Phi Tưởng nghĩa là "Chẳng phải chẳng phải nghĩ như vậy".
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ nghĩa là: Chẳng phải như vậy là bác bỏ cái vô sở hữu xứ và lấy phi phi tưởng bác bỏ cái phi tưởng trước.
Nên nó là một đề mục mà chia làm hai. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
Sư trở lại
- Àkasa = hư không
- Viññāṇa = tâm thức
- Natthi kiñci = Không có chi , chẳng có chi cả.
3 cái này Sư muốn mổ xẻ một chút cho qúi Phật tử tìm ra:
Người ta đi tới hư không, người hành giả ngồi thiền các đề mục này là hư không là đầu tiên họ còn dùng Sắc Giới và còn dùng Sắc Pháp.
1) Không Vô Biên Xứ.
Trong nhà qúi Phật tử có một cái cửa sổ, dùng giấy dán kín lại chỉ chừa một lỗ nhỏ thôi để chúng ta không bị phân tâm, qúi Phật tử ngồi nhìn qua lỗ nhỏ đó nhìn hư không bên ngoài và niệm "hư không vô cùng vô tận", cứ ngồi niệm hư không vô cùng vô tận, bắt đầu vô cũng dùng sắc giới rồi chúng ta mở mắt nhìn hư không vô cùng vô tận, ánh sáng lan tỏa rồi khi màn đêm tới vẫn nhìn qua lỗ nhỏ vẫn niệm "hư không vô cùng vô tận", rồi ban mai lại đến lại thấy ánh sáng và "hư không vô cùng vô tận".
Đó là người hành giả bắt đầu ngồi quán tưởng với không gian bên ngoài rộng lớn như vậy là "hư không vô cùng vô tận".
Phải dùng một sắc pháp đầu tiên với cái cửa sổ hay là qúi Phật tử dùng khe hở trên vách ván mà ở nhà quê người ta có người ta nhìn qua đó người ta thấy hư không bên ngoài rộng lớn như vậy.
Qúi Phật tử thấy chỗ đề mục thứ tư ta thấy rõ tính chất đề mục là Niệm và Tưởng.
Đó là chỗ mà chúng ta nói thiền Hiệp Thế, phải suy tưởng nhiều.
Để Sư quay trở lại từ một chút này để qúi Phật tử hiểu.
Khi qúi Phật tử ngồi thiền Vipassana niệm về Thiền Quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp, hay Tứ Niệm Xứ mà qúi Phật tử không thấy được đề mục, qúi Phật tử không thấy Thân, Thọ, Tâm, Pháp, đúng như nó đang hiện bày với thực tính của nó thì qúi Phật tử đang là tưởng trong đó, đó là thiền Chỉ của một loại thiền Hiệp Thế, phải thấy được thực tính của pháp, Thân, Thọ, Tâm, Pháp, thì lúc bấy giờ qúi Phật tử đang tưởng của một đề mục mà tâm thức ta đeo níu vào đó của Hiệp Thế chứ không phải là Thiền Siêu Thế.
Nó che đậy phần trên, nó che đậy phần giữa rồi cuối cùng nó mới lộ ra là tưởng mà thôi, không nhận ra được cái đó là mình luẩn quẩn loanh quanh không ra con đường Siêu Thế của mình.
Khi đã đi đến giai đoạn lấy hư không làm đề mục là qúi Phật tử phải ngồi tưởng hư không rộng lớn, ai là người bay hết hư không này để mà tìm thấy không gian rộng lớn bao giờ, không có một người nào mà bay hết cả hư không này để nói lên tiếng nói là hư không là vô cùng vô tận được, không có, nhưng mà có người vẫn lấy cái đó làm đề mục để mà ngồi thiền.
Qúi Phật tử sẽ thấy những cái đó làm cho con người mình tưởng nhiều hơn, càng tưởng nhiều chừng nào là mình càng thành công chừng nấy, còn qúi Phật tử không tưởng ra được thì qúi Phật tử không vẽ ra bức tranh được, càng tưởng nhiều càng thành công, tưởng nhiều một hồi qúi Phật tử thấy con người mình nhỏ lại mà thấy tất cả đều là lớn.
2) Thức Vô Biên Xứ.
Khi hành giả đi tới mức độ cao hơn hư không đắc định được hưởng hư không rồi, nhắm mắt lại rồi nói hư không đâu bằng tâm của ta, tâm ta mới ghê sợ, bắt đầu ngồi ngó tâm mình, lúc ngó tâm thì hành giả đứng ở tầng thiền thứ 2, họ thấy tâm phóng đi thật xa tới VN, rồi tới Châu Phi, một hồi nó đi tới Ấn Độ, ngồi nhìn tâm thấy tâm đi hết vũ trụ năm châu, nhìn thấy tâm mình đi vô cùng vô tận, đó là Tâm Thức Vô Biên Xứ. Ngồi một chỗ mà thấy tâm mình đi dễ sợ lắm.
Hành giả không có chặn, không giữ nó, để cho nó đi hết một giờ một ngày, cứ ngồi đó để tâm nó đi tới khi nào xả thiền ra, đó là Thức Vô Biên Xứ.
Do đó, Thức Vô Biên là như vậy, mình để tâm mình đi và không giữ nó, nó đi tới đâu nó đi, cái hay vậy nè, nó là hay tới mức Sư nói qúi Phật tử hoan hỉ hay tới mức độ nhìn cái tâm nó đi qúi Phật tử không cảm thấy tê nhức mỏi đau gì hết, nó dắt đi tới cảnh xưa hồi lúc còn nhỏ mình chơi với bạn, nó trở về đó mình cũng không cắt nữa, mình cắt là mình không thấy nó vô biên, cứ để nó dắt đi mà không thấy tê nhức mỏi đau, nó là mật ngọt, nó là thuốc phiện làm cho con người mình dính trong đó mình quên hết không gian thời gian, ngồi sáng suốt thấy tâm mình đi mà không phải là mình ngủ hay nằm mê, nó vô lượng vô biên, để tâm mình đi hoài không cắt, đi đúng đi sai đi mãi đi không có mục đích không có mục tiêu, đó là Thức Vô Lượng Vô Biên.
3) Vô Sở Hữu Xứ.
Tới trạng thái không có chi cả, có 2 sự tranh luận mà trong Phật Giáo có nói tới là:
- Thiền không (Sunnatà) - không có - hay còn gọi rỗng không, không có gì hết. Lúc bấy giờ người tới trình độ Vô Sở Hữu Xứ, những cái gì tâm khởi lên cắt bỏ liền, vô niệm, không ghi nhận, cắt bỏ để tâm trống, không cho sanh lên, nó vừa khởi lên là cắt liền, mà không nghĩ cái gì khác để tâm trống trơn, không có một tạp niệm, không có suy niệm, để tâm thức rỗng không, đó là không có chi cả.
Giống như mình mới mua một căn nhà, căn nhà còn trống không có đồ đạc, mình đi mua thật nhiều đồ mang về chất đầy nhà chất kín hết cái nhà thậm trí không có cả lối đi, không có cả chỗ nằm ngủ, đó là thí dụ cho Thức Vô Biên. Rồi mình không thích vì nhà qúa nhiều đồ, mình lại đem đồ ra ngoài vứt hết để nhà trống, đó là thí dụ cho Vô Sở Hữu Xứ.
Các nhà chú giải cho thấy rõ như vậy đó. Khi mình bỏ vô, bỏ bao nhiêu cũng không thấy đủ, đó là giai đoạn Hư Không Vô Cùng Vô Tận, thế gian này đồ đạc nhiều vô cùng vô tận, bỏ vô căn nhà này không đáng kể gì không nhằm nhò gì, vì lòng tham của con người quá lớn, lớn vô cùng vô tận, thấy hãi hùng rồi, cái bắt đầu dọn ra hết, kêu người đến mang đi hết.
Đến trạng thái rỗng không, không để tạp niệm, không để vọng niệm, thấy vọng là diệt là cắt liền là Sunnatà.
Mà không phải là Natthi kiñci. Natthi kiñci là bác bỏ cái hư không và qúi Phật tử bác bỏ cái tâm thức mình nghĩ về vô lượng vô biên của mình chứ không phải mình không nói tâm thức mình có, ở sunnatà - Natthi kiñci là không có gì cả, hai cái hoàn toàn khác biệt và hoàn toàn không có đi đúng chỗ Đức Phật Ngài muốn nói tới, qúi Phật tử phải thấy rõ mới được, nó khác nhau.
Natthi kiñci là chúng ta bác bỏ cái hư không vô cùng vô tận không đúng.
Cái thứ hai Natthi kiñci này là qúi Phật tử bác bỏ tâm thức vô cùng vô tận không đúng, để rồi thấy sự thật của nó là những gì nó có chỉ là cái có tương đối mà thôi, không có cái gì gọi là tuyệt đối, cái đó gọi là Vô Sở Hữu. Chứ không phải là không có cái gì cả ở trong tâm của mình, cái gì nghĩ lên cũng không được, ngó lên không được, khởi sanh không được. Vô Sở Hữu Xứ là có cái tương đối thôi chứ không có cái tuyệt đối.
"Người mẹ của tôi là tuyệt vời nhất trên thế gian này không ai hơn bằng" Không ai dám nói câu đó, không ai có thể nói một cách tuyệt đối như vậy, vì tất cả chỉ là tương đối thôi.
Một đứa bé sinh ra đời bị bỏ vô cô nhi viện, nó lớn lên bằng tình thương của xã hội, khi nó lớn lên ra đường nó nói tôi không có mẹ không có cha, đó là sunnatà.
Không có công đức người khác, không có ơn đức người khác, không có sự giúp đỡ của người khác, không có người khác ở trong đời này, chỉ mình có thôi sunnatà, thế gian này rỗng không, không có gì hết.
Còn cái tuyệt vời nhất trên đời này mình bác bỏ thì mới vô Vô Sở Hữu, mình bác bỏ đi nhưng vẫn còn có, mình không phủ nhận là không có mẹ được, nhưng đừng nói mẹ là tuyệt nhất trong đời, mẹ có mặt, mẹ sinh ra mình, mẹ nuôi mình được, nhưng mà mẹ không phải là tuyệt nhất trong đời, thì qúi Phật tử sẽ đi vào Vô Sở Hữu Xứ, còn nói không có mẹ là sunnatà.
Khi người ta nói người mẹ là tương đối không là tuyệt đối qúi Phật tử lọt vô cái Vô Sở Hữu Xứ, còn qúi Phật tử nói không có mẹ không có cha qúi Phật tử lọt vô Sunnatà. Khi qúi Phật tử nói người mẹ chỉ là tương đối thôi thì như vậy thì mình không thấy có khi người mẹ mình là người tuyệt đối thương yêu mình thì cái câu hỏi mình suy nghĩ như vậy không đúng thì lọt vô Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Toàn là suy tưởng không, ngồi nghĩ ra không, lật luận giải thích giải đáp những lập luận của mình suy luận của mình và mình tìm ra con đường mình đang có lấy đó làm đề mục suy niệm.
Người nào suy niệm nhiều suy tưởng nhiều suy nghĩ nhiều là họ đi con đường này dễ lắm.
Hai chi pháp ở Thiền Sắc Giới thì nó có 5 chi; Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Thống, tuy nhiên, ở Thiền Vô Sắc Giới chỉ có hai chi pháp duy nhất là Xả và Nhất Thống (định). Vậy thì ở đây góc độ mà ta phải niệm tới là hoàn toàn xa lià không hỷ không lạc.
Đối với Thiền Vô Sắc Giới chỉ có Xả và không Hỷ và không Lạc là Nhất Thống. Do đó, ở Thiền Vô Sắc Giới chỉ có hai chi thiền mà thôi'
Ngũ Thiền Sắc Giới bằng chi thiền của Vô Sắc Giới. Vậy thì nói tới Vô Sắc Giới là người phải chứng đắc từ ngũ thiền Sắc Giới họ mới tiến tu lên được ở tầng thiền Vô Sắc Giới. Nếu người nào chưa có tu về Thiền Sắc Giới thì họ không có khả năng tiến tu lên Thiền Vô Sắc Giới được, họ phải đi theo thứ tự từ sắc Giới lên tới Vô Sắc Giới, từ Sơ Nhị Tam Tứ rồi họ qua ngũ thiền họ mới tới được ngũ Thiền Vô Sắc Giới được.
Do đó ta thường hay gọi là 8 định bậc Chánh Đẳng Chánh Giác còn là Bồ Tát họ phải đắc chứng bát định: 4 thiền Sắc Giới và 4 thiền Vô Sắc Giới.
Khi họ đang đi tu tập còn là Bồ Tát thì họ còn phải có 8 định; 4 Thiền Sắc Giới và 4 Thiền Vô Sắc Giới, nếu họ không làm được thì không thành tựu con đường của Bồ Tát Chánh Đẳng Chánh Giác trong kiếp đó.
Như vậy thì ở đây, hôm nay chúng ta đang nghiên cứu Thiền Vô Sắc Giới tức là ta nói tầng thiền này là Ngũ Thiền hay là ta nói về kinh Tạng là Tứ Thiền họ mới có được.
Khi ta tu Sơ Thiền ta chưa lên Vô Sắc Giới, Nhị Thiền ta chưa lên Vô Sắc Giới được, Tam Thiền ta chưa lên Vô Sắc Giới được, Tứ Thiền mà ta còn Hỉ còn Lạc ta chưa lên Vô Sắc Giới được.
Giữa kinh Tạng và Abhidhamma Tạng có điểm khác biệt nhau .
Kinh Tạng: Có 4 nói theo cõi
- Sơ Thiền
- Nhị Thiền
- Tam Thiền
- Tứ Thiền
Vô Tỷ Pháp Tạng (Abhidhamma): thì có 5 nói theo chi thiền
- Sơ Thiền
- Nhị Thiền
- Tam Thiền
- Tứ Thiền
- Ngũ Thiền.
Nếu ta ráp lại Sơ Nhị của Abhidhamma mới bằng một tầng cõi sơ thiền bên kinh Tạng.
Tam Thiền của Abhidhamma vô Nhị Thiền của kinh Tạng.
Tứ Thiền của Abhidhamma vô Tam Thiền của kinh Tạng.
Ngũ Thiền của Abhidhamma vô Tứ Thiền của kinh Tạng.
Khi qúi Phật tử hành thiền mà Hỷ và Lạc có đắc chứng thiền được, qúi Phật tử không được vui, không được mừng, không được phấn khởi, không được hân hoan, giữ tâm bình thản nhẹ nhàng chỉ thấy pháp thôi như vậy mới đi tới được Xả thì mới đắc chứng được, còn không thì Hỷ và Lạc này thì không có đắc chứng được và tuyệt đối hơn nữa là không bao giờ được có ưu thọ, không buồn bực, không nóng nảy sân hận tức tối, người mà hành thiền có ưu thọ là không bao giờ có kết quả tuyệt đối.
Nếu như qúi Phật tử đắc thiền Sơ Nhị Tam Tứ rồi mà qúi Phật tử có thọ ưu sẽ có cơ hội bị hoại thiền. Như Đề Ba Đạt Đa đắc ngũ thiền và hiện bày thần thông chinh phục được vua A Xà Thế nhưng ông ưu thọ sân hận nổi lên bị hoại thiền, từ đó đến cuối đời ông không thiền được nữa và không còn hiện bày thần thông được nữa.
Vậy thì qúi Phật tử nhớ và không được quên là qúi Phật tử tu là không được có ưu, và qúi Phật tử muốn lên tầng thiền cao thì qúi Phật tử phải bỏ thọ Hỷ và thọ Lạc chỉ có thọ Xả mà thôi.
Trở lại với bảng đối chiếu.
Thiền Hiệp Thế đi từ con đường tu tập của Thiền Hiệp Thế
- Hỷ
- Lạc
- Xả
Chỉ có Hỷ, Lạc, Xả, từ thấp lên cao, không có Khổ, không có Ưu
với Thiền Siêu Thế có đủ 5 thọ và nhìn thọ không có tôi ta, nhìn thọ chỉ thấy là pháp để mà niệm với Thiền Siêu Thế.
Trong Thiền Siêu Thế không có tôi ta, có đủ 5 thọ và không loại trừ một thọ nào, nhưng mà nhìn thấy thọ là một pháp chứ không có tôi trong đó, không có buồn trong đó của tôi, không có vui trong đó của tôi, không có khổ trong đó của tôi, không có ưu trong đó của tôi.
Mà qúi Phật tử không cần phải diệt, nó tới nhìn nó là pháp, nhìn nó quán tưởng nó, diệt trừ tại đó.
Còn ở đây qúi Phật tử không được là Hiệp Thế là phải chuẩn bị tư tưởng là khi mình đang khổ đừng vô thiền, đang ưu tư đừng vô thiền, đang buồn phiền đừng vô thiền, đang bất toại nguyện đừng vô thiền. Thân tâm an vui mát mẻ bình an mới vô thiền. Rõ ràng như vậy, phải thanh lọc tâm mình trước, chuẩn bị tâm mình trước và phải củng cố tâm mình trước mới được vô thiền. Còn cái này đụng đâu giải quyết đó, nó cần có mặt để mình thấy rõ bản chất của pháp chứ mình không tránh né và không trốn chạy nó, càng tới càng niệm càng thấy không sợ.
Thiền sinh: Thưa Sư, nếu vậy thì khi mình thiền Siêu Thế mà mình quán tưởng được cái thọ nó lên cái pháp nó lên xong mình diệt nó xong rồi nó sẽ trở lại.
HT trả lời: Không có, nó không phải là đá đè cỏ. Thí dụ Sư nói Hỷ, Lạc, Khổ, Ưu, Xả, của tôi, và pháp hiện bày.
Hỷ này là của tôi, nó rớt vào kiết sử thân kiến.
Lạc này là của tôi, nó rớt vào kiết sử. Qúi Phật tử không diệt cái Lạc, mà qúi Phật tử diệt cái "tôi", mượn nó mình diệt nó thì mình ra được cái pháp.
Còn nếu qúi Phật tử nói diệt Hỷ, Lạc, v.v... là trong Hiệp Thế, qúi Phật tử đè ưu xuống, đè khổ xuống chứ không thấy thân kiến của mình đang lên.
Thiền Sinh: Thưa Sư, như vậy có nghĩa là khi mình thấy pháp thì mình cứ để tự nhiên?
HT trả lời: Mình phải diệt, nghĩa là khi mình thấy hỷ đang lên mình phải thấy được 2 cái là: hỷ là tôi, hỷ là pháp. Diệt tôi chứ không phải diệt Hỷ nhìn thấy pháp đang có. Nhìn cái pháp đang có pháp sanh diệt thay đổi là vô thường.
Thiền Sinh: Tức là cái tôi mình diệt, khi mình có Chánh Niệm tức là mình diệt.
HT trả lời: Là Tỉnh Giác chứ không phải là Chánh Niệm. Niệm tức là mình thấy Hỷ và Tỉnh Giác là không lầm giữa cái tôi và pháp, mình mới cắt được.
Tỉnh Giác là mình phải hiểu, còn niệm là mình thấy.
Do đó, không diệt Hỷ mà mình diệt cái tôi dính mắc trong Hỷ.
Đám mây mưa kéo tới trên bầu trời, mình buồn, mình diệt "cái buồn của tôi" chứ không diệt cái mưa đó, nhìn thấy cái tôi mình đang khởi lên buồn, cắt "cái buồn của tôi" liền, mưa là của mưa mình không diệt cái mưa, mình diệt "cái tôi đang buồn", đó là quán.
Với Thiền Hiệp Thế mưa buồn không có, tâm buồn không có, phải chuẩn bị vui vẻ, hai cái hoàn toàn khác, tâm lý khác và tri kiến khác và cái tỉnh giác tại nơi đó khác.
Đối với Hiệp Thế thì qúi Phật tử chỉ có 3 cái là Hỷ, Lạc, Xả này thôi, hai cái kia là Khổ và Ưu lên cắt liền. Hỷ, Lạc, Xả lên càng nhiều càng tốt, thân tâm phơi phới lên tốt, bắt đầu vào Lạc, rồi buông thả cho người nhẹ nhàng, không còn Hỷ Lạc, tới Xả tốt giữ lấy, tôi ta trong đây cũng không sao.
Người cha có đứa con đầu lòng thì muốn đem hết cả tình thương của người cha cho con, nhưng người cha mà có 16 đứa con rồi thì không còn muốn đem hết tình thương cho con mà chỉ có trạng thái giữ tâm bình thản.
Thiền Sinh: Thưa Sư, nếu mình diệt được cái tôi, tất cả 5 Hỷ, Lạc, Xả, Khổ, Ưu, thì tất cả 5 cái này mình diệt được cái tôi thì chứng được Sơ Thiền rồi, phải không?
HT trả lời: Phải, diệt được cái tôi qúi Phật tử đang diệt kiết sử, ngã mạn, hoài, nghi giới cấm thủ, là chứng đắc sơ đạo sơ quả của Thiền Siêu Thế, nhìn thấy pháp hiện bày chứ không nhìn thấy kiết sử đang cột trói ở dưới đề mục ta đang làm phương tiện để mà quán sát.
Còn Thiền Hiệp Thế không cần tôi ta, không sợ tôi ta, tăng thượng mạn, ngã mạn kiêu mạn như thế nào cũng không sao, miễn làm sao đắc chứng được thiền, ngồi lâu trong thiền là thành công.
Người đắc chứng được thiền, rồi người thầy giáo thọ hay là giám thị ngồi canh thiền biết không, mình ăn mình no, mình ngồi mình biết.
Tôi đau quá, pháp trong đó mà qúi Phật tử thấy tôi trong đó nên không thấy được pháp (pháp là đau) cái chỗ đó mà bao nhiêu lần qúi Phật tử đang đi hiệp thế, mà hiệp thế cũng không cho khổ, không cho ưu, thành ra qúi Phật tử không biết ở đâu, không biết đang ở quán hay là chỉ, đau quá đau .
Khi thọ lên qúi Phật tử nhìn cái pháp chứ không nhìn cái tôi, tôi có trong Hỷ là qúi Phật tử bị kẹt, tôi có trong Lạc là qúi Phật tử bị kẹt, tại vì nó sẽ thay đổi, mà qúi Phật tử không nhìn thấy sự thay đổi của nó, qúi Phật tử lại thắc mắc, sau một phút giây nó đau quá nó đổi nó mất tiêu, cái đó là đang lượm ra.
Qúi Phật tử ngồi Thiền Siêu Thế hay còn gọi là Thiền Tứ Niệm Xứ, Thân, Thọ, Tâm, Pháp, thì thọ nào qúi Phật tử cũng ngồi niệm được, mà niệm pháp thọ chứ không phải niệm tôi có trong thọ, mà qúi Phật tử ngồi niệm một hồi qúi Phật tử nói tôi có trong thọ, thọ này là của tôi đang có là qúi Phật tử qua Thiền Hiệp Thế, thọ tới, thọ loại nào, mình không muốn nó tới không, mình không muốn giữ nó không, và mình có giữ nó được hay không, và mình không muốn nó đi không, tất cả đều không phải của mình, nó đến lúc nào nó không cho mình biết, nó đi lúc nào nó cũng không cho mình hay, nó đến như thế nào nó cũng không cho mình biết nặng hay nhẹ, nặng hay nhẹ nó làm thế nào nó cũng không cho mình biết, cái đó không phải của mình, mà mình nói cái này của tôi.
Giữ cái đó là giữ cái tôi chứ không phải giữ cái pháp, do đó qúi Phật tử giữ cái đó qúi Phật tử không ra được cái cửa của đạo quả, đạo quả không có cái tôi trong đó, Niết-bàn, qúi Phật tử thấy Niết-bàn có chữ tôi nào trong đó, không có, chỉ có trạng thái an vui Niết-bàn.
Thành ra cái pháp không có cái tôi, qúi Phật tử ra khỏi cái tôi này thấy pháp.
Nếu như một trận chiến của anh em, người anh đánh người em, trận chiến đó phải dừng lại vì tình thương máu mủ anh em, nhưng mà nếu trận chiến này mà không có máu mủ ruột thịt, toàn là người dưng kẻ lạ, hai nước khác nhau hoàn toàn không có tình ruột thịt anh em, đánh nhau tơi tả phải chịu. Rồi qúi Phật tử nhìn thấy trận chiến đó đâu phải trận chiến mình muốn là được đâu, mình phải đối diện nó và mình phải giải quyết nó một thắng hai thua và mình chết với nó và nó chết với mình, chỉ thế thôi, thì cái này, qúi Phật tử muốn đâu có được, đây đâu phải tình anh em, nó đến như thế nào là nó như vậy.
Cuộc tu hành nào cũng vậy đưa đến đạo quả Niết-bàn không đường nào đơn giản giống như chuông lắc mấy cái, hay vò cái khăn là đắc đạo quả như người ta ngày xưa.
Qúi Phật tử đi tới giai đoạn ta nói tới thiền, cái đầu tiên mà không bao giờ được quên là qúi Phật tử phải nhớ giùm Sư là phải chăm chú theo dõi không thể nào quên được, qúi Phật tử không được phóng tâm, không được lo ra và không được quên cái việc mình đang làm, là qúi Phật tử phải làm việc này cho nó xong, (chăm chú theo dõi đối tượng), nếu Phật tử không làm được điều này coi như bỏ hết tất cả. Xỏ chỉ qua cây kim mà không chăm chú theo dõi sợi chỉ không qua cây kim được. Người thợ may cầm miếng vải còn tươi nguyên lấy phấn làm dấu gạch trên miếng vải rồi phải may ngay trên dấu gạch, còn nếu như may không ngay trên dấu gạch thì là hỏng miếng vải, đó là không chăm chú theo dõi. Vậy thì chữ thiền là chăm chú theo dõi đối tượng, không làm gì khác hơn.
Cơ hội qúi Phật tử đang có được khai thác được hưởng cái đó, ai mà đang có cái đó mà không hưởng cái đó đi làm cái khác, phí cái đó rồi tới khi mà tìm lại nó hay là muốn có lại nó không có. Thí dụ lát nữa 5 giờ chiều ta ngồi thiền, ta bỏ hết bao nhiêu công việc của ta và chỉ có một việc duy nhất là theo dõi mà qúi Phật tử không làm trong một tiếng đó qúi Phật tử phải bị phí. Mà trong khi ngồi chỉ theo dõi đề mục của mình thôi, hơi thở vô ra theo dõi thôi.
Tại sao ta gọi là Hiệp Thế, tiếng Pali là Lokiyadhamma là pháp duyên theo thế gian, loka là thế gian, lokiyadhamma là pháp hiệp theo thế gian, ta gọi là hiệp thế, lokiya hiệp theo thế gian, gọi tắt là hiệp thế. Những cái gì của thế gian chúng ta đi theo đó.
Siêu Thế, tiếng Pali là Lokuttaradhamma.
Từ ngữ Lokuttara cắt ra làm hai là loka + uttara = vượt thoát khỏi, vượt ra khỏi thế gian, hay còn gọi là Siêu Thế.
Những cái gì không trong thế gian ta bỏ, những cái gì ta còn dính mắc trong thế gian ta đừng theo, ta bỏ hết thì ta ra, còn những cái gì chúng ta còn giữ lấy cái đó là ta trong đời trong thế gian này.
Thế gian ở trong đời này là cái gì mà qúi Phật tử đang có, qúi Phật tử mới ra được thế gian này, nếu qúi Phật tử không ra khỏi thế gian này thì qúi Phật tử không có ra được Siêu xuất thế gian.
Thế gian có 8 ngọn gió: được lợi, mất lợi, được danh, mất danh, được khen, bị chỉ trích, hạnh phúc, khổ đau. Tám cái này hiện bày trên thế gian. Qúi Phật tử đi hết cả tam giới có 8 ngọn gió này không ra con đường nào khác, Đức Phật gọi là lokiyadhamma.
Qúi Phật tử ngồi thiền đắc được thiền qúi Phật tử được lợi, qúi Phật tử mất thiền thì mất lợi, người ta khen qúi Phật tử danh dự, còn khi bị hoại thiền bị chê mất danh dự, lúc qúi Phật tử đắc thiền người ta khen ngợi tán thán, qúi Phật tử hoại thiền người ta chỉ trích, chê bai.
Khi được khen ngợi được thương yêu qúi Phật tử hạnh phúc, người ta chê bai chỉ trích qúi Phật tử đau khổ, đó là thiền hiệp thế.
Khi qúi Phật tử ra khỏi 8 cái này, qúi Phật tử ngồi thiền cầu giải thoát tất cả mọi khổ vui trên đời thì lúc bấy giờ qúi Phật tử mới nhìn qua 8 ngọn gió đời qúi Phật tử mới dám đi, cầu giải thoát mọi khổ vui trong đời.
Qúi Phật tử ngồi thiền mà vui là hạnh phúc, khi vui rồi nó mất đi rồi nó trở lại khổ đau thì qúi Phật tử buồn.
Giữa hai cái được lợi và mất lợi, được danh dự và mất danh dự, được khen ngợi và bị chỉ trích, được hạnh phúc và khổ đau, không ai giữ được, không ai muốn được nó, muốn cũng không được.
Do đó, khi ta ngồi thiền Siêu Thế ta nhìn cái pháp vô thường và vô ngã chứ không nhìn 8 ngọn gió đời.
Em copy xuống rồi. Cảm ơn Chị nhiều.
ReplyDelete