Thursday, February 10, 2022

Vi Diệu Pháp 15 - Tâm Duy Tác - Tâm Vô Nhân (tiếp theo) - TT Sán Nhiên

 Tâm Duy Tác - Tâm Vô Nhân (tiếp theo) - Vi Diệu Pháp 15 - TT Sán Nhiên

Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 14" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

TT Sán NhiênBây giờ chúng ta qua 3 tâm còn lại của Tâm Vô Nhân, gọi là Tâm Duy Tác Vô Nhân.

1) Tâm Khai Ngũ Môn Duy Tác Vô Nhân

2) Tâm Khai Ý Môn Duy Tác Vô Nhân

3) Tâm Tiếu Sinh Duy Tác Vô Nhân

Chúng ta giải thích từng ý nghĩa của nó để nắm vững vấn đề những tâm thức này. Tâm Duy Tác tiếng Pali là Kiriya, tiếng Sanskrit là kriya,  tạo tác ra hành động nhưng không để lại hậu quả hay ảnh hưởng của những hành động đã tạo tác, tức là làm mà không chịu kết quả, nên gọi là Duy Tác. 

Với những tâm đó hạng người nào đó được xử dụng những tâm thức này thì chúng ta phải biết chứ không phải là ai cũng có những tâm Duy Tác này. 

Chữ Duy Tác được phân tích như sau: 

Duy là duy nhất, 

Tác là tạo tác và không có hậu quả. 

Duy Tác là duy nhất tạo tác ra và không để lại kết quả, do đó gọi là Duy Tác.

Thí dụ, một suy nghĩ bỗng phát sanh lên trong tâm thức qúi Phật tử mà không làm hại ai nhưng suy nghĩ đó lại làm mình buồn, làm mình không vui, làm mình khổ, làm bận tâm bận trí lo nghĩ hoài, mình không có thoải mái thì những suy nghĩ đó không được gọi là Duy Tác, những suy nghĩ đó có để lại hậu quả cho mình bị ảnh hưởng tác nhân từ cái suy nghĩ đó làm cho mình bị khổ tâm, dù là người mẹ thương đứa con với trạng thái cho mà không đón nhận lại nhưng cũng còn có hậu quả của nó, những cái kết quả như thường. 

Đối với những người ở thế gian này, người ta nói cha mẹ cho ra không cần mong đáp lại, họ là những bậc làm với tâm Duy Tác, không hẳn như vậy, mà họ vẫn còn có bổn phận của họ đã làm ra nó, họ đang trả lại những gì bổn phận của họ chứ chưa phải là họ không có kết quả của việc làm của họ. Còn đối với những người thế gian này họ làm ra cái gì luôn luôn họ có những sợi giây kết chặt với nó bởi những ít hay nhiều, Đức Phật gọi là những sợi giây phiền não do tâm sanh khởi. 

Những tâm Duy Tác là tâm khi sinh ra không có phiền não, không bị cột trói trong tham sân si, không bị cột trói trong vòng ngã mạn phiền não hay những tà kiến sai trái phiền não. Không để lại hậu quả tức là họ không có đón nhận quả báo, không có phiền não, những tâm chì làm và không để lại kết quả của hành động làm.

Có hai trường hợp: 

1) Hai Tâm, Khai Ngũ Môn Duy Tác Vô Nhân và Khai Ý Môn Duy Tác Vô Nhân dành cho hạng phàm phu và thánh nhân.

2) Nhưng đối với Tâm Tiếu Sinh Duy Tác dành riêng cho bậc vô sinh Alahán mà thôi

Tâm Khai Ngũ Môn Duy Tác và Tâm Khai Ý Môn Duy Tác là những loại tâm Duy Tác dành cho hai hạng người vừa phàm vừa thánh, còn Tâm Tiếu Sinh là Tâm Duy Tác Vô Nhân nhưng chỉ dành duy nhất bậc thánh mà không phải thánh thấp mà là thánh cao Alahán vô sinh mà thôi.

Như vậy, thì ta biết là 3 tâm Duy Tác nó chia làm hai thì hai Tâm Khai Ngũ Môn và Tâm Khai Ý Môn phàm và thánh có, còn Tâm Tiếu Sinh chỉ bậc Vô Sinh Alahán có, Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả không dùng được Tâm Tiếu Sinh.

Tâm Tiếu Sinh này là gì? là tâm làm nở nụ cười của bậc thánh của bậc vô sinh. Nhưng tâm làm nở nụ cười cho bậc thánh vô sinh này là trong trạng thái không có ý nghĩa, nụ cười này là một nụ cười suông. Như tất cả hội chúng đang bàn thảo một câu chuyện rất vui, có một vị Alahán tới vô hội chúng đó và ngồi xuống, thấy ai cũng cười vị đó cũng cười nhưng chưa hiểu ý nghĩa của câu chuyện đó đang bàn thảo chuyện gì mà mọi người vui và  cười thì, các vị đó đang cười nhưng người ta có hiểu nghĩa, còn vị này vô nghe chưa rõ đầu đuôi nhưng họ không thể ngồi yên, họ cũng nở nụ cười theo dù là lịch sự hay là xã giao thì đây là nụ cười suông của một bậc Alahán, lúc đó ngài đó sài tâm Tiếu Sinh. 

Còn đối với những bậc Alahán như Đức Phật bậc Chánh Đẳng Giác, bậc Độc Giác hay Thinh Văn Giác, họ nở nụ cười có sự hiểu biết đều là những tâm Duy Tác, đều là những tâm Đại Duy Tác Tương Ưng Trí chứ không sài tâm Tiếu Sinh. 

Đối với Đức Phật Ngài không bao giờ sài Tâm Tiếu Sinh, mỗi lần Ngài cười như vậy đó Ngài nhấc mép cười lên như vậy đều bao hàm một ý nghĩa sâu xa sâu sắc về cái pháp đang hiện bày Ngài nở nụ cười, chứ không phải nụ cười của Ngài vô lý không có ý nghĩa, đối với Ngài thì Ngài sài nụ cười của Ngài không bao giờ sài Tâm Tiếu Sinh, Ngài luôn luôn sài Tâm Đại Duy Tác Tương Ưng Trí Hỉ Thọ nắm bắt rõ ràng ý nghĩa sự kiện Ngài cười.

Có 6 loại cười, cười rung người, cười chảy nước mắt, cười lên tiếng, cười lăn lộn người, đó là cười của hạng phàm phu, cười với trạng thái vỗ tay hoan hỉ là hạng cười thứ hai cũng là hạng phàm phu, có những loại cười rung vai mà có thanh chứ không đến nỗi chảy nước mắt đó là hạng thứ ba, hạng thứ tư có phát âm thanh có thấy hàm răng nhưng không phát ra tiếng nhiều, đối với Đức Phật thì hàng thứ 5 hàng thứ 6 chỉ thấy chót răng trên của Ngài hai nữa là Ngài chỉ nhếch mép lên thôi gọi là mỉm cười, Ngài chỉ có 2 loại cười đó thôi chứ Ngài không có những nụ cười như chúng ta. 

Còn cười Tiếu Sinh này là nở nụ cười bậc Vô Sinh nhưng không bao hàm ý nghĩa, nó chỉ có ý nghĩa duy nhất là nở nụ cười suông trong cảnh vui của hội chúng họ nở nụ cười với nhau mà thôi thì đó là Tiếu Sinh.

Còn Tâm Khai Ngũ Môn làm một việc, chữ Khai Ngũ Môn được định nghĩa như sau, Khai là mở ra, Ngũ là 5, Môn là cửa nghĩa là tâm mở 5 cửa ra để đón đối tượng bên ngoài vào nên gọi là Tâm Khai Ngũ Môn là tâm làm việc mở ra 5 cửa để đón các đối tượng bên ngoài vào. Cảnh sắc không vô được con người ta, cảnh thinh không vô được con người ta, cảnh hơi không vô được con người ta, cảnh vị không vô được con người ta, cảnh xúc không vô được con người ta, mà phải do tâm Khai Ngũ Môn mở cửa thì các cảnh đó mới vô rồi tâm tương ưng với nó mới nắm bắt được, còn nếu tâm Khai Ngũ Môn này không mở thì các cảnh không vô được và tâm bên trong không bắt cảnh được, nội bất xuất, ngoại bất nhập, lúc đó ta gọi là thu thúc lục căn, là ta không mở các căn để cho các cảnh trần xâm nhập vào thì lúc bấy giờ là không đón tiếp được hai bên, bên ngoài không vô được bên trong không đón bắt được. 

Nhưng khi Khai Ngũ Môn này mở lên một cái thì đối tượng nào ở bên ngoài ở bên trong tương ứng với nó. Thí dụ qúi Phật tử nghe âm thanh mà còn đang nhắm mắt thì ngay khi qúi Phật tử nghe âm thanh là Tâm Khai Ngũ Môn đã mở để cho tâm Nhĩ Thức thâu âm thanh vào, đó là tâm Khai Ngũ Môn mở cửa cho Tâm Nhĩ Thức thâu bắt âm thanh đó vô. 

Qúi Phật tử nghĩ tới vật thực và nói xả thiền xong mình sẽ xuống ăn bữa cơm trưa  ngon miệng, thì lúc đó tâm qúi Phật tử đang khởi lên tâm đó, thì tâm qúi Phật tử đang nghĩ tới vật thực qúi Phật tử sẽ ăn món này món kia, lúc đó tâm ý thức biết cảnh pháp mà thôi, chứ không phải là tâm thiệt thức biết cảnh vị được vì lúc đó mình chưa có ăn, tâm ý thức nghĩ cảnh pháp, mình đang ngồi suy nghĩ đến vật thực mình sẽ được ăn lúc đó Tâm Khai Ngũ Môn chưa mở. 

Rồi khi xuống tới bàn nhận vật thực để trên bàn rồi thì tâm nào mạnh cảnh nào mạnh thì lúc đó tâm đó hiện bày.

Khi qúi Phật tử thấy con mắt mình nháy là thần kinh ý đang hoạt động, không phải là tự nhiên nó nháy mà nó có ý nghĩa của nó mình không giải đáp được cái thân nghiệp của mình. Qúi Phật tử rớt xuống dòng sông, hay là đang đi té xuống hố, hay là đang đi vấp cục đá bị té, miệng la liền "Á", miệng la "Á" để mà té xuống nói sao mà kịp ý mình được, đó là phản xạ tự nhiên, không thấy được một cái sát na mà ta làm ra, ngữ nghiệp nói được "Á" một cái là mình té rồi.

Do đó ở đây qúi Phật tử phải cẩn thận khi ta học tới Khai Ý Môn là cửa đoán định để cho mở cửa lộ đổng lực của lộ ngũ môn này là xong rồi. 

Thiền Sinh: Con hiểu vấn đề là nó nhanh, nhưng đến khi nào cái thân nghiệp, đến bao nhiêu sát na hay là đến bao nhiêu lần mấy triệu lần cái tâm của mình trước khi nó trở thành một cái hành động, tức là có một lý do gì để mà nó bắt qua cái đó hay không?

TT trả lời: Không, mà nó liên tục, tâm sanh diệt liên tục vô gián đoạn (vô gián duyên) trong bộ Phát Thú ghi là tâm sanh diệt từ khi khởi thủy tới khi nào tâm tử bậc Alahán chấm dứt đi tục sinh, tâm tử Alahán mới chấm dứt tâm thức, còn mình từ khi mới ra đời tâm không bao giờ dừng lại, từ kiếp sống này qua kiếp sống khác sinh diệt liên tục không ngừng, do đó qúi Phật tử cẩn thận, cái người nói triết lý về nghiệp thì không có chi bằng mình coi  tâm thức của mình, nghiệp gắng liền với tâm thức, tâm làm nghiệp bao nhiêu nghiệp hiện bày bấy nhiêu, qúi Phật tử càng sống trong đời này càng bị bụi bậm bấy nhiêu, đơn giản là qúi Phật tử càng sống trên đời này qúi Phật tử dính bụi bặm bấy nhiêu, tắm rửa rồi quay qua trở lại là dính bụi rồi, không thế nào hết bụi ở trên đời này, hết ý rồi tới thân, hết thân rồi tới lời, hết ý rồi tới lời rồi tới thân, chỉ khi nào qúi Phật tử hành thiền, chỉ khi nào có chánh niệm và tỉnh giác, chỉ khi nào qúi Phật tử thu thúc các căn, chỉ khi nào qúi Phật tử cắt đứt những phiền não cột trói những cái hiện bày những nghiệp báo thì lúc đó qúi Phật tử mới giảm bớt nghiệp lực chứ không phải là hết nghiệp lực, thí dụ như bây giờ mỗi ngày ăn ba bữa, giờ qúi Phật tử giảm xuống ngày hai bữa, ngày một bữa, đó là giảm bớt thôi chứ chưa phải là hết hẳn, chưa có người nào họ ý thức rồi mà họ không ăn nữa, cũng như vậy nghiệp báo trong đời này với tâm thức tạo ra thì họ chỉ biết giảm chứ họ không hề chấm dứt nghiệp báo, chỉ khi tâm thức họ cắt đứt thì không tạo ra nghiệp nữa.

Do đó, khi qúi Phật tử học tới đây Sư muốn nói qúi Phật tử phải cẩn thận, Khai Ngũ Môn là mở cửa lộ ngũ mà nó đoán định, lộ ngũ quyết định đi tới đổng lực của lộ ngũ thì ý nghiệp của mình đang tái tạo lại, không có cửa lộ ngũ nào ra mà không có ý tác động trước.

Thiền sinh: Thưa Sư, nếu chỉ ý thôi mà không có tác ý và mình nhận thức được việc đó thì sao?

TT trả lời: Khó lắm, chỉ có tâm Hữu Phần là khi nằm ngủ thôi, mở mắt là có tác ý.

Khi qúi Phật tử học về lộ trình tâm thì qua chương tư có nói tâm thức của chúng sanh. Qúi Phật tử thấy Đức Phật Ngài tuyệt vời lắm Ngài chia chẻ phân tách tâm thức của mình tinh tế lắm mà tới hôm nay tâm lý học hiện đại chưa giải đáp được sự chia chẻ từng sát na tâm như vậy, một hệ thống tư tưởng như vậy, một lộ trình tâm như vậy, thì qúi Phật tử sẽ thấy nó kỳ thú lạ lùng với tâm thức con người mình rất chính xác rất là hợp lý chứ không phải là một tính chất mơ ảo huyền thoại đâu, mà rõ ràng như vậy đó, không có cái gì mà qua được cái tâm của mình hết.

Thiền sinh: Thưa Sư, ngay cả mình có cái tác ý nhưng không hành động thì đâu có tạo nghiệp?

TT trả lời: Thì đó là ý giới thôi, chưa qua ý thức giới. Nhưng khó mà giữ được ở trong ý giới. Qúi Phật tử thấy nhà người ta xây không đúng ý mình thì mình nói "nhà gì mà thấy ghê" thì đó qua ý thức giới rồi. Trên đường xe đang chạy thấy xe trước mình chạy loạng quạng, qúi Phật tử nói "chạy xe thì thấy mà ghê" đó là ý thức giới, xe người ta chạy sao thây kệ người ta, mà mình phê bình là đã tạo nghiệp rồi, đó là ý thức giới rồi, nhưng ý nghĩ suy mà không nói ra lời thì chỉ là ý giới. Chỉ có chánh niệm tỉnh giác tu tập nhắm mắt thúc thủ lại mới được ý giới, nó rất là vi tế lắm mới đạt được chứ không phải ai cũng làm được.

Sư muốn nói qúi Phật tử, Sư chỉ mong qúi Phật tử càng nghe, càng học, càng hiểu nhiều, qúi Phật tử chỉ có một ý niệm duy nhất là cẩn thận hết sức cẩn thận, không nên khinh xuất phóng dật dễ dui, đó là mình muốn tu để giải thoát, còn mình không muốn tu giải thoát, còn muốn tu để gieo duyên kiếp này mình biết Phật Pháp nghe thôi rồi kiếp sau nghe nữa, giống như qúi Phật tử còn ở trong đời này còn bị ô uế cần tẩy xóa thì tâm thức mình cũng vậy.

Sư trở lại bài học, khi qúi Phật tử có thân này là tạo thân nghiệp rồi thì qúi Phật tử thấy cộng hai nghiệp khác là ý nghiệp và ngữ nghiệp, qúi Phật tử có.

Với lộ ngũ môn khi được hiện hành thường được tạo tác 1 hay 2 hay 3 nghiệp lực nghiệp báo

1) Ý nghiệp + Thân Nghiệp

2) Ý Nghiệp + Ngữ Nghiệp

3) Ý Nghiệp + Thân Nghiệp + Ngữ Nghiệp

Khi qúi Phật tử vừa có thân Nghiệp + ngữ nghiệp thì qúi Phật tử có 2 thành 3 vì có ý nghiệp trong đó, không thể nào nói: tôi không biết, tôi không ngờ, tôi không hiểu, tôi không biết sao, vì ý có rồi, đoán định rồi mới làm ra, mà đoán định rồi nó còn qua thẩm tấn nữa, hồi nãy thẩm tấn rồi xét soi rồi kiểm tra rồi đưa qua Đổng Lực quyết định để thực hiện, mà nói tôi không biết, càng nói tôi không biết thì qúi Phật tử tạo ngữ nghiệp, qúi Phật tử nói "tôi không biết" đó là ngữ nghiệp + ý nghiệp, càng dẫn chứng ra nữa ý nghiệp, đưa lời ra, là ý nghiệp + ngữ nghiệp + thân nghiệp. 

Qúi Phật tử thấy nguyên một rừng lưới nhện chụp con mồi trong đó không ra được. Qúi Phật tử thấy con nhện nhỏ, có những con nhện thiệt là to, thì mạng lưới nhện đi xa lắm, nó phun cái lưới đi thật xa, thân nó càng nhỏ lại. Ý nghiã là khi mình hoạt động nhiều nghiệp báo mình quên mình lại, mình thấy mình nhỏ xíu, khi mình thấy mình to thì lúc đó mình mới thu người lại, còn mình thấy mình nhỏ quá mình quên mình luôn, mình muốn làm hoài làm hoài không có ai kiểm soát khi mình nh xíu, con nhện to nó phun lưới thật là xa cho nó thành nhỏ xíu nằm trong lưới nhện thật là to thì không ai thấy nó, ý nghĩa là như vậy, mình cũng nghĩ như vậy đó, thấy hay không thấy đó là nghiệp báo của mình

Ở đây Sư nói trở lại, bài học hôm nay học 3 Tâm Duy Tác thì hai cái phàm phu sài được là Tâm Khai Ngũ Môn Duy Tác và Tâm Khai Ý Môn Duy Tác, còn tâm thứ 3 là Tâm Tiếu Sinh thì dành cho bậc Alahán, những Tâm Duy Tác đó không có phiền não, Khai Ngũ Môn và Tâm Khai Ý Môn không có phiền não, Tâm Tiếu Sinh không có phiền não mình phải nhớ rõ như vậy, ngoài ra những tâm khác đều dễ sanh lên phiền não sau khi tâm biết đón nhận đối tượng nó có phiền não tại đó, dính mắc tại đó hay là tạo tác quả báo đó.

Chúng ta học Tâm Duy Tác, qúi Phật tử muốn có tâm Duy Tác này thì chúng ta sẽ thấy có trường hợp nào có được tâm Duy Tác này, những tâm gọi là Duy Tác là những tâm chỉ tạo tác hành động mà không để lại hậu quả của hành động họ đã tạo.

Chúng ta làm sao để có được nó, qúi Phật tử phải thấy điều đó. 

Với những Tâm Duy Tác của bậc Thánh nhân gọi là bậc Vô Sinh mới có. Muốn có Tâm Duy Tác:

1) Đầu tiên chính họ phải diệt thân kiến, đạt được Sơ Quả

2) Thứ hai là phải diệt ngã mạn, đạt được Tứ Quả.

Hai cái này mạnh nhất, trong con người muốn làm mà không để lại kết quả. Khi họ muốn được diệt thân kiến và ngã mạn thì đầu tiên họ phải diệt trạng thái Vô Minh và Ái Dục, khi mình nói hai cái này lên tới Tứ Quả mới hết được. 

Vậy thì ở đây ta nói tới Thân Kiến diệt nhưng còn Vô Minh còn Ái Dục. Do đó, khi ta nói tới bậc Tâm Duy Tác Vô Sinh thì Thân Kiến và Ngã Mạn đã cắt, chính họ cũng cắt luôn Vô Minh và Ái Dục mới được. 

Trong đời sống hàng ngày ta làm được tâm Duy Tác hay không? Ta làm được, nếu ta tu tập Tâm

Khi ta tu tập thì mỗi một hành động của mình có hai ý nghĩa:

- Đầu tiên là chúng ta làm với trạng thái vô minh.

- Hay, chúng ta làm với trạng thái dính mắc.

Khi ta làm mỗi một hành động ta phải coi hai ý nghĩa đó. 

Vậy thì khi tâm ta tu tập, mà chúng ta làm bởi Vô Minh thì không có Duy Tác. Mà tâm ta tu tập mà ta làm bởi Ái Dục thì ta không có Duy Tác. 

Vậy thì muốn được có Tâm Duy Tác thì tu tập phải có tác ý khôn khéo mới ra được Duy Tác phàm phu. (Tâm Khai Ngũ Môn Duy Tác Vô Nhân,  Tâm Khai Ý Môn Duy Tác Vô Nhân)

Từng bước từng bước tác ý khôn khéo này là chúng ta đang tạo cái chủng tử của Duy Tác phàm phu để đi tới Thánh Nhân mới được.

Như vậy thì, khi ta có tác ý khôn khéo đó tác động tới ý nghiệp (1 - Ý nghiệp + Thân nghiệp), qúi Phật tử phải nhớ là không có sự thiếu suy nghĩ (vô minh), không có trạng thái "tôi" "ta" trong đó dính mắc (Ái dục), thì qúi Phật tử đang có Thánh Thiện của một phàm phu chưa đắc đạo quả Thánh, qúi Phật tử đang có trạng thái chủng tử của Duy Tác.

Qúi Phật tử làm được điều đó, qúi Phật tử có được chủng tử đó thì chủng tử đó nó không mất, từ đó nó hình thành lên hạt giống đó nó lớn dần lên, nhưng lớn dần mà nếu chúng ta không có để ý tới nó, mình không nuôi dưỡng nó thì hạt giống này nó sẽ tới khi bị ung thối hay bị mục hay không dùng tới nó mất, chúng ta phải tu tập ngày đêm, nuôi dưỡng hạt giống đó cho đến khi thành đạt. 

Tác ý khôn khéo này qúi Phật tử có rồi thì vô minh và ái dục phải có ý thức phải nhận thức (ý thức giới). Bên góc độ bên đây qúi Phật tử có tu tập, phải có tác ý khôn khéo để ta có Duy Tác Phàm Phu thì tránh xa Vô Minh và Ái Dục trong mọi hành động của mình đang làm ra. Thì ở đây, có ý thức giới trong dạng thức thấy cái này thì qúi Phật tử phải có cái Tỉnh Giác, mà cái Tỉnh Giác này là không đơn thuần, Tỉnh Giác này là Vô Si Tỉnh Giác.

- Ở đây mỗi một hành động mà qúi Phật tử còn để Hữu Lý Tỉnh Giác là qúi Phật tử mất cơ hội thoát khỏi vô minh, còn Hữu Lý Tỉnh Giác là còn thân kiến.

- Thích Nghi Tỉnh Giác là  qúi Phật tử còn ngã mạn.

- Thông Hành Tỉnh Giác là qúi Phật tử còn vô minh và ngã mạn.

- Chỉ có trạng thái Vô Si Tỉnh Giác mới ra khỏi vô minh và ái dục.

Tỉnh giác có 4 loại tỉnh giác:

1) Thứ nhất là hữu lý tỉnh giác (nên làm hay không), còn hữu lý tỉnh giác là con thân kiến.

2) Thứ hai là thích nghi tỉnh giác (đáng làm hay không), thích nghi tỉnh giác là còn ngã mạn .

3) Thứ ba là thông hành tỉnh giác (thực hiện hay không), thông hành tỉnh giác là còn vô mình và ngã mạn.

4) Thứ tư là vô si tỉnh giác (có sự hiểu biết hay không), vô si tỉnh giác là ra khỏi vô minh và ái dục.

 Đứng dưới góc độ đó qúi Phật tử mới tách ra được trạng thái Hữu Lý Tỉnh Giác "ơi tôi thấy cái này hợp lý tôi mới làm được", đó là thân kiến, tỉnh giác nhưng mà có cái này tôi thấy hợp lý tôi có thể làm được, dính vô thân kiến liền. 

Sư nói: "Sau khi học xong qúi Phật tử sắp xếp dọn dẹp nha"

Qúi Phật tử trả lời: "Dạ, làm được"  câu trả lời có thân kiến. 

Dọn cái bàn chỗ này, bàn chỗ kia là Thích Nghi Tỉnh Giác có ngã mạn,

 "tôi làm hết sức hay" là Thông Hành Tỉnh Giác còn vô minh và ngã mạn. 

Phải có Tỉnh Giác Vô Si với sự khôn khéo. 

Thiền sinh: Thưa Sư, Vô Si Tỉnh Giác nếu có nó cũng hiện bày ra 3 cái tỉnh giác kia. Tại sao nhìn 3 cái kia mà mình biết có nó, trong mỗi trường hợp những cái kia cũng hiện bày mà không thể nào tỉnh giác qua 3 cái kia không thôi, có vô si hay không?

TT trả lờiBa cái kia nó cột mình là: Hữu Lý Tỉnh Giác, Thích Nghi Tỉnh Giác, Thông Hành Tỉnh Giác, 3 cái này tạo ra thiện công đức. 

Còn Vô Si tạo ra Balamật cầu giải thoát.

Tức là làm dọn dẹp việc trong chùa với 3 cái này: Hữu Lý Tỉnh Giác, Thích Nghi Tỉnh Giác, Thông Hành Tỉnh Giác thì tạo ra thiện công đức.

 Còn nếu cũng làm việc chùa mà với trạng thái Vô Si Tỉnh Giác thì tạo ra Balamật công đức.

Lúc bấy giờ qúi Phật tử đang đi tới hành động diệt vô minh diệt ái dục, diệt thân kiến, diệt ngã mạn, chỉ làm vì Balamật, tác ý đó là tác ý khôn khéo của tâm đang tu tập, đang gieo chủng tử Duy Tác Phàm Phu.

Xưa nay qúi Phật tử có nhiều chủng tử, nếu qúi Phật tử không có gieo chủng tử Duy Tác Phàm Phu thì qúi Phật tử không có Duy Tác bậc thánh, không có giống không có hạt thì không gieo giống để lấy kết quả được. Qúi Phật tử phải làm với nền tảng đó mà nền tảng đó đưa qúi Phật tử đi tới tác ý khôn khéo này.

Tâm chúng ta đang tu tập - hành động là để diệt vô minh và ái dục, chứ không phải hành động là để đón nhận quả báu phước báu trong đời, ở lại thân kiến ngã mạn hay là ở trong trạng thái vô minh và ái dục trong mọi hành động chúng ta đang làm thân lời và ý.

Như vậy thì, qúi Phật tử thấy có cần để mà mỗi buổi ta học xong ta còn nhắc là qúi Phật tử ra về nhớ dọn dẹp bàn ghế lại, khi mà còn nhắc là qúi Phật tử chưa có chủng tử Duy Tác, khi mà qúi Phật tử biết việc nên làm nên làm thì qúi Phật tử chỉ làm với hành động Duy Tác chứ không cần nhắc.

Minh không có chủng tử Duy Tác Phàm Phu thì không có Duy Tác Thánh Nhân. Lúc nào mình cũng còn trạng thái Hữu Lý Tỉnh Giác, Thích Nghi Tỉnh Giác, Thông Hành Tỉnh Giác, rồi chúng ta mới có Vô Si Tỉnh Giác, còn nếu không chịu qua trạng thái đó thì không có con đường nào ra hết thì là do chúng ta không có chủng tử Duy Tác Phàm Phu, mà chúng ta nhờ chủng tử Duy Tác của người khác làm cho mình có mình theo đó mà hưởng thì đó chỉ là thiện công đức mà thôi.

Vậy thì khi chúng ta muốn có Duy Tác Phàm Phu thì chúng ta trở lại làm một cách máy móc, một cách mau lẹ, mình không có trạng thái nhận thức "tôi" "ta" trong đây, ở đây chúng ta làm theo Balamật làm theo hạnh giải thoát, không có trạng thái nghĩ suy suy nghĩ so sánh người ta làm nhiều mình làm ít. Thì lúc bấy giờ qúi Phật tử làm được cái này làm để mà có tác động hành động mà thôi chứ không để lại trong trạng thái được lời khen, điều hay, được hưởng quả phước, nhận được nhiều sự lợi lạc, ai cũng biết mình đang làm hết, ở nơi đây nhứt trong này không có ai hơn mình.

Qúi Phật tử phải cẩn thận, phải tạo chủng tử Duy Tác Phàm Phu thì mới qua Duy Tác Bậc Thánh, còn nếu không qúi Phật tử chỉ làm việc thiện thông thường công đức để hưởng nhân thiên.


No comments:

Post a Comment