Friday, January 28, 2022

Vi Diệu Pháp 14 - Ý Giới và Ý Thức Giới Tâm Vô Nhân (tiếp theo) - TT Sán Nhiên

Ý Giới và Ý Thức Giới - Tâm Vô Nhân (tiếp theo) - Vi Diệu Pháp 14 - TT Sán Nhiên

 Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 14" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh 

TT Sán Nhiên

Tâm Tiếp Thâu + Tâm Khai Ngũ Môn  nó thuộc về Ý Giới.

Ý Giới là bản chất nguyên thể, là khái niệm biết từ nơi ý thôi chứ chưa giải quyết được, chỉ mới thấy hiểu biết thôi chưa có nhận thức sâu sắc.

Ý Thức Giới là bản chất nguyên thể mà Ý đã được nhận thức sâu sắc  và biết được về đối tượng của nó,  gọi là Ý Thức Giới.

Tại nơi ý giới chưa đủ tạo ra nghiệp, nó đưa vô trong ý là một khái niệm và từ đó nó truyền trao lại ý thức giới mới tạo ra dòng nghiệp lực là tâm đổng lực.

 Giai đoạn khởi ra ý mà chưa qua thân và lời là ý giới. Khi qua ý mà tác động qua thân và lời là ý thức giới

Như vậy thì, khi qúi Phật tử ngồi pháp tê đến là ý giới nó đang báo cho qúi Phật tử, qúi Phật tử không nói được, cái ý giới bắt đầu đón nhận được liền chưa nói tới lời là qúi Phật tử đang là ý giới, nhưng khi qúi Phật tử nhấc cái chân lên là Ý Thức Giới tại chân qúi Phật tử hết tê là thân nghiệp là đang trả nghiệp cũ . 

Đang ở trong góc độ ý giới là đang hình thành có thể tạo ra một ý nghiệp, nhưng qua ý thức giới là đã tác tạo và hình thành ra; thân, lời và ý nghiệp, thân nghiệp, ngữ nghiệp và ý nghiệp.

Thí dụ, khi qúi Phật tử ngồi thiền; tê, nhức, mỏi, đau, và thân thức báo lên thì lúc đó qúi Phật tử có ý giới tiếp thâu và mở cửa của thân và ý đang nhìn xuống thấy là ý giới.

Còn qúi Phật tử đang khởi lên trạng thái ý thức xử lý của nó là qua ý thức Giới, qúi Phật tử chuyển nó ra xếp chân lại hay nhúc nhích con người qua mở lời nói ra "đau quá" mở mắt nhìn là qúi Phật tử qua góc độ ý thức giới, nghiệp báo. Qúi Phật tử không muốn như vậy thì qúi Phật tử ở trong trạng thái quyết định của mình, thì quyết định của mình lúc đó là ở trong trạng thái tác ý tạo ra nghiệp, thì lúc đó qúi Phật tử muốn chế ngự hay là muốn diệt trừ, có chế ngự thì mới diệt trừ được, còn nếu không chế ngự được thì không diệt trừ được.

Có chánh niệm thì lúc đó thấy được ý giới hay ý thức giới, đau là ý giới, còn nếu trong khi đó mình chưa biết ý giới mà nó góp ý thức giới là mình thất niệm trong ý giới rồi. Tâm Đoán Định nó qua một vòng Tâm Đổng Lực qua trạng thái qua lộ trình ý nữa mới ra được.

Tê lên ý mình biết được cái tê đang có trong thân mình đang hiện bày, lúc đó mà nghĩ là nhúc nhích cái chân là ý thức giới làm việc nhúc nhích cái chân. Còn nghe thấy mà cứ ngồi yên không nhúc nhích gì thì nó là thuần túy là ý giới. Khi tê lên mà nói "tê à tê à" đó là ý thức giới đang hoạt động còn thiện hay bất thiện chưa nói tới. 

Ý giới dừng lại, ý thức giới bước tiếp, ý giới là sắp sửa đi tới ý nghiệp, mà ý thức giới mà đang có rồi là có cả 3; thân, lời, ý.

-----------------------------

Phần trình pháp sau một giờ hành thiền

Qúi Phật tử ngồi thiền ý giới hay ý thức giới?

Thiền sinh: Con ngồi thiền con cố giữ tâm ở Ý Giới, nhưng rất khó vì nó chạy qua Ý Thức Giới rất nhanh.

TT trả lời: Thường thường qúi Phật tử kết hợp với góc độ mà tâm hiểu nhanh quá nó sanh diệt quá nhanh và không có một pháp nào để chúng ta so sánh được tốc độ nhanh của tâm thức, chính do đó thì khó kiểm soát nếu chúng ta thuần thục trong chánh niệm mà chúng ta có định, tức là chúng ta chú tâm với một tiết mục đó và không làm cho ta bị phóng tâm đi thì chúng ta mới giữ được góc độ tâm kiểm soát được nó. 

Vậy thì, khi giữa hai trạng thái phóng tâm, giữa trạng thái Ý Giới và Ý Thức Giới mà chúng ta giữ không được ở tốc độ Ý Giới mà nó chạy qua Ý Thức Giới tức là chúng ta đã đi nhanh quá và bị phóng tâm trong trạng thái thiếu chánh niệm chế ngự ta muốn giữ Ý Giới  mà nó qua Ý Thức Giới rồi, cái đó là chúng ta thấy rõ rồi. 

Vậy thì, khi đó là chúng ta sẽ dừng lại với trạng thái Ý Giới của một cái Ý Giới, tại Ý Thức Giới có 3 điều tạo ra là; thân, lời, và ý, là ta đã qua được cái Ý Giới và chúng ta có Ý Thức Giới thì lúc đó thân ta bắt đầu muốn cử động thì ý ta đang suy nghĩ quyết định làm hay không làm và, lúc đó lời ta có thể thốt ra nói lên một ý nghĩa mà chúng ta nghĩ trong đầu, nhưng chúng ta cố giữ Ý Giới lại như thế thì ta đang từ Ý Giới mà phóng dật qua Ý Thức Giới, từ Ý Thức Giới nó trở lại một Ý Giới, ta giữ lại Ý Giới.

Thiền sinh: Thưa Sư, khi cơn đau xảy ra mà mình nhận thức được rằng là có một tâm tham rồi thì như vậy có phải là mình đã qua ý thức giới rồi?

TT trả lời: đó là ái dục đang sanh lên (không phải là tâm tham)  muốn trình bày trạng thái đổi oai nghi hay là nhúc nhích cái thân thì đó là mình đã qua ý thức giới, lúc đó là ý đã tới qua ý thức giới rồi. Lúc đó qua ý thức giới đã hình thành bởi một ý nghiệp đang hình thành, và ý nghiệp đang muốn chuyển động qua thân nghiệp hay là qua ngữ nghiệp, lúc đó là đang từ ý giới qua ý thức giới hình thành ra một ý nghiệp, ý nghiệp rồi nó mới tác động tới thân nhúc nhích không, sửa oai nghi không hay là bỏ oai nghi ngồi đổi qua oai nghi đi, trạng thái đó là qua ý thức giới đang hình thành lên qua góc độ của ý nghiệp. Ý nghiệp mà mình muốn qua thân nghiệp nữa thì mình đi tiếp qua ý thức giới trong ý thức giới, lúc đó tâm trong tâm theo dõi tiếp qua ý thức giới, rồi cái ý thức giới dắt mình đi qua nữa là xả thiền hay là đổi oai nghi hay là nhúc nhích để mình sửa cái oai nghi đau, trạng thái đau, thì lúc đó ý thức giới tạo ra một cái nghiệp nữa, một là mình đang nuôi dưỡng cái tác ý nghiệp là trong đó mình chưa dừng lại trong chế ngự mà cũng chưa cắt đứt được nghiệp cũ đó mình chưa diệt trừ được kiết sử. 

Lúc đó là mình đang thu thúc ý căn và không hoạt động trong thân căn là thu thúc lục căn, ý căn và thân căn, còn chế ngự là không tham và mình chế ngự si là mình không có si mê tại nó lừa gạt mình, mình chế ngự được 3 thì trong đó 2 là tham và si, tiếp nữa là diệt trừ là mình không nuôi dưỡng thân kiến này "tôi ta" mình lo mình sợ đó là mình diệt được kiết sử.

Qúi Phật tử đi từng bước nắm từng bước mình thấy rõ ý mình chạy như thế nào là đủ để mình có giữ được chánh niệm hay là thất niệm, hai cái đó dằn co mình, giữ được chánh niệm rồi là mình đi tới giai đoạn tĩnh định trong cái định trong đề mục định, từ đó mình phát sanh lên cái sáng suốt mình có định ở đây mình thấy bản chất đó là tuệ sanh lên.

Thiền sinh: Khi xúc duyên cho thọ, cái thân đau nó đến thì không đi qua hành thì mình chỉ có cái thức mình quay trở lại là mình ở trong ý giới và ý thức giới?

TT trả lời: Ý giới đây là khi qúi Phật tử đi qua cửa ngõ của đội ngũ nên mới sài tâm tiếp thâu và tâm khai ngũ môn, còn nếu như qúi Phật tử đi vào trong lộ ý môn thì nó không sài tâm tiếp thâu, từ khai ngũ môn nó đi thẳng vô trong đổng lực. Lộ ý môn là nó không có Tâm Tiếp Thâu, Tâm Thẩm Tấn, Tâm Đoán Định mà ở đây qúi Phật tử đang đi từ trạng thái thân thọ khổ; tê, nhức, mỏi, đau, lúc đó qúi Phật tử mới đi qua trạng thái ý giới hay ý thức giới. Còn nếu như qúi Phật tử không có bị những tác động bởi những thân thức; tê, nhức, mỏi, đau, bởi lộ ngũ môn, lộ ý môn thì qúi Phật tử đang đi vào trong trạng thái tâm thì nó ở trong lộ ý môn mà lộ ý môn nếu như nó không có trạng thái bị phóng dật thì tâm đang có chánh niệm thì tâm đổng lực xuyên suốt trong đề mục đó nó không có bị phóng ra. Còn khi tâm ta không giữ chánh niệm ta phóng dật lo nghĩ là ta chạy đó đây những tư tưởng ta ra khỏi đề mục ta đang theo dõi, thì lúc đó qúi Phật tử đang ở trong trạng thái ý thức giới chớ không có ý giới, ý giới chỉ nằm ở trong lộ ngũ môn như nãy giờ Sư nhắc là ví dụ như thân bị tê nhức mỏi đau thì lúc đó ý giới hay là ý thức giới, còn nếu như tâm qúi Phật tử tham sân si phóng dật hôn trầm thụy miên buồn ngủ mê muội đó là ở trong lộ ý môn là ý thức giới chớ không có ý giới.

Trong một bản đồ hình vuông, có nhiều góc độ để đi ra con đường đạo duy nhất, Sư chỉ từng góc độ rồi qúi Phật tử tu tập tùy theo góc độ nào mình quen nhưng rồi cũng ra con đường đạo duy nhất. 

Lộ ngũ môn là tai nghe, mắt thấy, qúi Phật tử đứng lại tại đó hay là qua ý thức giới, nghe là ý giới, nghe mà còn qua trạng thái nghe để biết để làm gì thì đó là ý thức giới rồi, đó là lộ ngũ môn hình thành qua ý giới, còn nếu như mà lộ ý môn, chẳng hạn như qúi Phật tử đang ngồi mà qúi Phật tử bị ngũ triền cái ở trong góc độ thiền chỉ là bị hôn trầm hoài nghi hay là trạo cử phóng dật hối hận hay là sân là si, thì những lúc đó là những lúc chỉ ý thức giới nó làm việc nó không có ý giới, thí dụ như qúi Phật tử đang trong ý thức giới qúi Phật tử khắn khích với đề mục phân biệt được danh và sắc thấy rõ nhân quả của danh sắc thấy được sanh diệt của danh sắc qúi Phật tử đi tiếp thì đó là ý thức giới, chứ không phải ý thức giới trong góc độ là bất thiện mà nó có cả hai mặt thiện và bất thiện, tuy nhiên mình phải coi góc độ nào, lộ nào ý nghĩa đó, lộ đó ý nghĩa đó mình nắm bắt được tại đó trong giai đoạn đó là có chánh niệm hết.

Qúi Phật tử đang đi qua lộ ngũ, tai đang nghe, mắt thì nhắm, tai nghe có trạng thái người ta đi qua đi lại hay là người ta ho, qúi Phật tử nghe thì cắt liền ý giới, mà qúi Phật tử còn nghĩ "ai ho vậy ta, ho gì ho hoài" thì đó là ý thức giới. Nên qúi Phật tử đừng có nhầm mà Sư nói rõ chút chút vậy đó để mà nắm được.

Còn khi qúi Phật tử đang ngồi không có nghe, không có mở mắt thấy, mà không có mũi ngửi mùi, lưỡi không nếm vị, thân chỉ có cảm xúc vậy thôi mà thân an tịnh hết sức an vui, ý thức giới đang làm việc trong cái tâm thức đang diễn tiến của mình. Qúi Phật tử thấy được hơi thở vô hơi thở ra, hơi thở sâu hơi thở dài, hơi thở ngắn, trạng thái đó là qúi Phật tử đang làm trong lộ ý giới tìm thấy được ý tưởng mình đang chạy theo những gì đang bắt được đề mục đó là ý thức giới, còn thiện hay bất thiện thì tiếp nữa, "oh cái hơi thở kỳ này rõ hơn kỳ trước" thì đó là tham, "hơi thở kỳ này xấu hơn kỳ trước là sân", thì lúc đó tùy duyên nữa. 

No comments:

Post a Comment